Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong thánh tông di thảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.11 KB, 54 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Triệu Thị Hòa

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngữ Văn – Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành khóa
luận này. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. Nguyễn Thị
Việt Hằng, người đã giúp đỡ, chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình triển
khai nghiên cứu đề tài để khóa luận đạt hiệu quả.
Do thời gian nghiên cứu và đây là bước đầu làm quen với công tác
nghiên cứu khoa học nên khóa luận cuả tôi không tránh khỏi thiếu xót. Vì
vậy, tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo và các bạn sinh viên để
khóa luận tốt nghiệp của tôi thêm chất lượng và hữu ích.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2011

Sinh viên

Triệu Thị Hòa

Trường ĐHSP Hà Nội 2

3

K33A - SP Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp



Triệu Thị Hòa

LỜI CAM ĐOAN

Dưới sự chỉ bảo tận tình của ThS. Nguyễn Thị Việt Hằng và kế thừa kết
quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, tôi đã hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp của mình. Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu
của tôi, không trùng lặp với kết quả của các tác giả khác.

Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2011
Sinh viên

Triệu Thị Hòa

Trường ĐHSP Hà Nội 2

4

K33A - SP Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

Triệu Thị Hòa

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................... 6

1. Lí do chọn đề tài............................................................................... 6

2. Lịch sử vấn đề .............................................................................. 7
3. Mục đích nghiên cứu ........................................................................ 9
4. Đối tượng nghiên cứu....................................................................... 9
5. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 9
6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 10
7. Cấu trúc của khóa luận ..................................................................... 10
NỘI DUNG ............................................................................................ 11
Chương 1: Những vấn đề chung........................................................ 11
1.1. Tác giả....................................................................................... 11
1.2. Tác phẩm................................................................................... 15
Chương 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Thánh Tông di thảo
............................................................................................................. 21
2.1. Nhân vật và vai trò của nhân vật trong văn học ......................... 21
2.1.1. Khái niệm nhân vật................................................................. 21
2.1.2. Vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học .......................... 22
2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Thánh Tông di thảo .......... 23
2.2.1. Không gian nghệ thuật để nhân vật hoạt động ........................ 23
2.2.2. Thời gian nghệ thuật để nhân vật tồn tại ................................. 30
2.2.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ................................................ 34
2.2.3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua ngoại hình............ 34
2.2.3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua hành động............ 38
2.2.3.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua ngôn ngữ ............. 41
2.2.3.3.1. Ngôn ngữ đối thoại ........................................................... 41
2.2.3.3.2. Ngôn ngữ tự thoại ............................................................. 46
KẾT LUẬN............................................................................................ 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 54
PHỤ LỤC .............................................................................................. 56

Trường ĐHSP Hà Nội 2


5

K33A - SP Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

Triệu Thị Hòa

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Truyện truyền kì là một thể loại tự sự ngắn bắt nguồn từ Trung Quốc,
khi “di thực” vào Việt Nam đã nhanh chóng được tiếp thu và đạt được nhiều
thành tựu. Các truyện truyền kì như Thánh Tông di thảo của Lê Thánh Tông,
Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ, đã đánh dấu sự chín muồi của nghệ thuật
tự sự Việt Nam. Trong đó Thánh Tông di thảo được coi là tác phẩm tiên
phong, khẳng định sự chủ động của người cầm bút, khẳng định bước tiến dài
trên cả hai phương diện nội dung và hình thức của truyện truyền kì Việt Nam.
Nghệ thuật xây dựng nhân vật là một trong những thành công nổi bật của
tác phẩm.
Trước Thánh Tông di thảo, trong nền văn học dân gian và trung đại,
nhân vật chỉ mang tính chất chức năng, là phương tiện để khẳng định lòng tự
hào dân tộc, thể hiện ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn của nhân dân, bởi
vậy rất hiếm có những nét tính cách riêng. Tới Thánh Tông di thảo, đã có sự
chuyển biến từ nhân vật chức năng sang nhân vật hiện thực nghệ thuật. Nhân
vật trong Thánh Tông di thảo bước đầu đã có một vài nét tâm lí, tính cách
riêng độc đáo.
Nghiên cứu “Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Thánh Tông di
thảo” người viết mong muốn được góp phần hiểu biết của mình về một trong

những giá trị nghệ thuật của tác phẩm, đồng thời cũng chính là để tìm hiểu
thêm một phương diện, một khía cạnh thành công của tác phẩm.
Hơn nữa, trong những năm gần đây Thánh Tông di thảo mặc dù được
nhiều nhà khoa học chú ý tìm hiểu nhưng “Nghệ thuật xây dựng nhân vật
trong Thánh Tông di thảo” vẫn là một vấn đề chưa được nghiên cứu một
cách toàn diện, bởi vậy đã dành khoảng trống cho chúng tôi tiếp tục khai thác.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

6

K33A - SP Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

Triệu Thị Hòa

Mặt khác, là một giáo viên dạy Ngữ văn tương lai, việc nghiên cứu
“Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Thánh Tông di thảo” là một công
việc rất cần thiết. Bởi nó giúp chúng tôi phân tích tốt hơn, hiểu sâu sắc và
toàn diện hơn tác phẩm. Đồng thời đó còn là cơ sở quan trọng để chúng tôi
tiếp cận các tác phẩm khác trong kho tàng truyện truyền kì Việt Nam, đặc biệt
là những tác phẩm được giảng dạy trong nhà trường.
2. Lịch sử vấn đề
Mặc dù ra đời sớm nhưng Thánh Tông di thảo đến với người đọc hiện
đại muộn hơn so với các tác phẩm truyền kì khác. Hơn thế, vấn đề tác giả của
Thánh Tông di thảo còn nhiều phức tạp nên các nhà nghiên cứu luôn khá thận
trọng trong việc đánh giá và nghiên cứu tác phẩm.
Năm 1958 nhà nghiên cứu Nguyễn Đổng Chi trong cuốn Sơ khảo lịch

sử văn học – quyển 2, đã đánh giá rất cao về giá trị nội dung và nghệ thuật
của Thánh Tông di thảo. Ông cho rằng Thánh Tông di thảo đã “mở đầu cho
lối văn tiểu thuyết trong văn học Việt Nam nói chung và văn học chữ Hán nói
riêng” [1, tr.165].
Năm 1979 trong cuốn Văn học Việt Nam (thế kỉ X - nửa đầu thế kỉ
XVIII) do Đinh Gia Khánh chủ biên, khi nghiên cứu về phần văn tự sự, truyện
kí thế kỉ XV, các tác giả của cuốn này đã rất chú trọng nghiên cứu về Thánh
Tông di thảo. Tuy nhiên họ chỉ dừng lại ở việc chỉ ra sự phức tạp về nội dung
của tác phẩm mà chưa đi sâu vào những thành công về nghệ thuật đặc biệt là
nghệ thuật xây dựng nhân vật. Và, các tác giả đã đi đến nhận định: “Những
truyện trong Thánh Tông di thảo… có thể được coi như một bước tiến từ Lĩnh
Nam chích quái sang Truyền kì mạn lục, nếu xem xét sự phát triển của thể
loại tự sự từ những sự tích cũ phóng tác ra những truyện mới” [7, tr.352].
Năm 1984, Bùi Duy Tân trong Từ điển văn học, tập 2, đánh giá:
“Thánh Tông di thảo là tập truyện kí văn học không phải nhằm ghi lại những

Trường ĐHSP Hà Nội 2

7

K33A - SP Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

Triệu Thị Hòa

sự tích có sẵn như Lĩnh Nam chích quái, Thiên Nam vân lục… mà là một
sáng tác, trong đó có phóng tác, có tái tạo và có hư cấu. Nhiều truyện kí được
viết với bút pháp vững vàng, hình tượng sinh động, lời văn trau chuốt, súc

tích… có nhiều truyện kí viết hay, đọc rất hấp dẫn” [17, tr.353].
Năm 1989, Bùi Văn Nguyên trong Văn học Việt Nam (từ thế kỉ X – nửa
đầu thế kỉ XVIII) cho rằng những nhận định trong Thánh Tông di thảo đã “mở
đầu cho lối viết truyện, lời văn nhiều đoạn khá nhuần nhuyễn, dáng dấp văn
truyền kì” [14, tr.173].
Năm 1997, Nguyễn Đăng Na trong Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung
đại - tập 1 đánh giá cao về Thánh Tông di thảo bên cạnh Truyền kì mạn lục
của Nguyễn Dữ. Ông cho rằng: “Lê Thánh Tông và Nguyễn Dữ đã phóng
thành công con tàu văn xuôi tự sự vào quỹ đạo nghệ thuật: văn học lấy con
người làm đối tượng và trung tâm phản ánh” [13, tr.24]. Đồng thời ông còn
khẳng định nét tiến bộ trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Thánh Tông di
thảo là lấy con người làm trung tâm và đề cao con người.
Năm 2005, trong Thi pháp văn học trung đại Việt Nam nhà nghiên cứu
Trần Đình Sử khi viết về đặc trưng của thể loại truyền kì đã nhận xét:
“Truyện truyền kì Việt Nam như Thánh Tông di thảo của Lê Thánh Tông,
Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ, Truyền kì tân phả của Đoàn Thị Điểm
đánh dấu sự chín muồi của nghệ thuật tự sự Việt Nam” [16, tr.294]… “Khác
với các tập truyện thần linh, ma quái, anh tú nêu trên, nhân vật ở đây chủ yếu
là nhân vật lịch sử, nhân vật của Thánh Tông di thảo và của Truyền kì mạn
lục đều là những người rất đỗi bình thường”. Tác giả đã đi vào nghiên cứu cốt
truyện, nhân vật của Thánh Tông di thảo trên cơ sở của sự so sánh với Truyền
kì mạn lục của Nguyễn Dữ.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của các tác giả về Thánh Tông
di thảo đều đưa ra được những nhận định đúng đắn về giá trị của tác phẩm và

Trường ĐHSP Hà Nội 2

8

K33A - SP Ngữ Văn



Khóa luận tốt nghiệp

Triệu Thị Hòa

nếu có bàn đến phương diện nghệ thuật thì đều cho rằng Lê Thánh Tông đã
thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật. Tuy nhiên, họ vẫn chỉ dừng
lại ở mức độ khái quát nhất, chưa thành hệ thống, chưa có công trình nghiên
cứu nào bàn rõ, đầy đủ về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Thánh Tông di
thảo. Bởi vậy, người viết tiếp tục kế thừa những thành tựu của những người đi
trước, tiếp tục nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện đề tài Nghệ thuật xây dựng
nhân vật trong Thánh Tông di thảo.
3. Mục đích nghiên cứu
- Đi sâu nghiên cứu và phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật trong
Thánh Tông di thảo.
- Chỉ ra những nét độc đáo, tiến bộ trong nghệ thuật xây dựng nhân vật
của Thánh Tông di thảo. Qua đó thấy được tài năng của tác giả.
4. Đối tượng nghiên cứu
Khi đi sâu nghiên cứu đề tài Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong
Thánh Tông di thảo, đối tượng nghiên cứu của luận văn chính là tác phẩm
Thánh Tông di thảo gồm 19 thiên truyện và những lời bình của Sơn Nam
Thúc ở cuối mỗi truyện.
Do văn học trung đại có tính dị bản, để thuận lợi cho quá trình triển
khai đề tài, tôi chọn văn bản Thánh Tông di thảo do Nguyễn Bích Ngô dịch
và chú thích, nhà xuất bản văn hóa – viện văn học Việt Nam phát hành năm
1963. Đây cũng là văn bản được nhiều người biết đến và được đa số các nhà
nghiên cứu có uy tín sử dụng.
5. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong

Thánh tông di thảo.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát thống kê.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

9

K33A - SP Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

Triệu Thị Hòa

- Phương pháp phân tích tác phẩm văn học.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp tổng hợp.
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khóa luận gồm 2 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung.
Chương 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Thánh Tông di thảo.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

10

K33A - SP Ngữ Văn



Khóa luận tốt nghiệp

Triệu Thị Hòa

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1. Tác giả
Cho đến nay, vấn đề tác giả cũng như năm ra đời của tác phẩm Thánh
Tông di thảo vẫn còn nhiều điểm nghi vấn.
Năm 1963, trong lời giới thiệu văn bản Thánh tông di thảo do Nguyễn
Bích Ngô dịch, hai nhà nghiên cứu Lê Sỹ Thắng và Hà Thúc Minh đã tổng
hợp được ba loại ý kiến xung quanh vấn đề tác giả và năm ra đời tác
phẩm này:
Ý kiến thứ nhất là của một số nhà nghiên cứu căn cứ vào lối xưng hô
trong sách (dùng đại từ nhân xưng “dư”: tôi). Họ cho rằng cách gọi này phù
hợp với lối tự xưng của Lê Thánh Tông trong Thiên Nam dư hạ. Tác phẩm
Thiên nam dư hạ đã được xác định của Lê Thánh Tông, nên Thánh tông di
thảo cũng phải là của Lê Thánh Tông.
Ý kiến thứ hai là của một số nhà nghiên cứu dựa vào tên đất như địa
danh “Hà Nội” xuất hiện trong truyện Duyên lạ nước hoa, sự kiện lịch sử như
nạn lụt năm Quý Tỵ trong truyện Bài kí hai phật cãi nhau, hoặc các danh từ
chỉ học vị Phó bảng, Cử nhân trong truyện Người trần ở thủy phủ đi đến kết
luận rằng tác phẩm này không phải của Lê Thánh Tông và không phải được
sáng tác vào giai đoạn cực thịnh của nhà Lê mà có thể xuất hiện vào cuối đời
Nguyễn, có khả năng sau năm Quý Ngọ.
Ý kiến thứ ba là của những nhà nghiên cứu dựa vào văn phong một số
truyện mang khẩu khí thiên tử hoặc nội dung tư tưởng phản ánh sự thịnh trị
thời Lê sơ bên cạnh một số truyện khác có nội dung tư tưởng xa lạ với tư
tưởng của Lê Thánh Tông đã đi đến kết luận: Trong Thánh tông di thảo có


Trường ĐHSP Hà Nội 2

11

K33A - SP Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

Triệu Thị Hòa

một số truyện của Lê Thánh Tông, có một số truyện của người đời sau (từ thế
kỷ XVI - thế kỉ XIX).
Bàn về tác giả của Thánh Tông di thảo Giáo sư Trần Văn Giáp và Bùi
Duy Tân đã đưa ra những ý kiến trái ngược nhau:
Trong Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, Giáo sư Trần Văn Giáp cho rằng:
“Thánh Tông di thảo, có thể cho phép ta hiểu rộng rãi là tác phẩm của Trần
Thánh Tông, Lý Thánh Tông hay Lê Thánh Tông đều được. Nhưng vì Lê
Thánh Tông là “ông vua văn học” và vì trong tập có chỗ chép nhiều sự việc
về thời Hồng Đức (niên hiệu Lê Thánh Tông: 1470 - 1497), nên một số người
đã khẳng định sách ấy là của ông vua này... Thực ra, nếu chú ý đến tên đất,
tên người và nội dung từng truyện, thì tên sách Thánh Tông di thảo chỉ là một
tên sách giả mạo, chẳng những không phải là tác phẩm của Lê Thánh Tông,
mà cũng không phải là sách làm từ thời Lê Thánh Tông. Nó chỉ có thể vào
khoảng thế kỷ XIX và XX gần đây, có thể là sau năm Quý Tỵ niên hiệu
Thành Thái (1893)” [4, tr1074].
GS Bùi Duy Tân trong Từ điển văn học Việt Nam (bộ mới) lại cho
rằng: “... Không thể chỉ căn cứ vào một vài địa danh (Hà Nội, Đoái Hồ,...)
hoặc thuật ngữ (Phó bảng, Cử nhân,...) đến thời Nguyễn mới có... để kết luận

đây là một tác phẩm giả mạo. Vì những danh từ ấy có thể do người sau sửa
lại…”. Sau khi dẫn giải, giáo sư kết luận: Có thể xem Thánh Tông di thảo là
một tập sách, trong đó có những bài do Lê Thánh Tông viết, người đời sau
sữa chữa; có những bài do người đời sau viết thêm. Chính vì về thế mà nội
dung và tính chất của tác phẩm khá phức tạp, nhiều truyện có quan điểm trái
ngược nhau” [17, tr.1636].
Đồng quan điểm với Giáo sư Bùi Duy Tân các tác giả trong cuốn Văn
học Việt Nam (thế kỉ X - nửa đầu thế kỉ XVIII) (Đinh Gia Khánh chủ biên)
cũng nhận định lời tương truyền rằng tác giả Thánh Tông di thảo là Lê Thánh

Trường ĐHSP Hà Nội 2

12

K33A - SP Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

Triệu Thị Hòa

Tông không phải là hoàn toàn vô căn cứ. Bởi trong tác phẩm, một số truyện
sử dụng rất nhiều điển cố uyên bác và hay mượn lời, mượn ý trong kho tư liệu
Hán học. Đó là một nét rất đậm trong phong cách của Lê Thánh Tông. Hơn
nữa ở một số truyện tác giả lại nói đến bản thân ở địa vị hoành tử và làm vua
một nước.
Như vậy, vấn đề xác định tác giả cũng như năm ra đời của Thánh Tông
di thảo vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Với tình hình tư liệu hiện nay, trong khi
chờ đợi một bằng chứng khoa học chắc chắn, người viết xin được coi tác
phẩm Thánh Tông di thảo là của Lê Thánh Tông, được sáng tác trong những

năm ông trị vì đất nước. Với giả thiết đó, người viết sẽ trình bày một số nét cơ
bản về cuộc đời và sự nghiệp của Lê Thánh Tông.
Lê Thánh Tông là miếu hiệu của Lê Tư Thành, con thứ tư, cũng là con
út của vua Lê Thái Tông. Ông còn có tên là Hạo, hiệu là Thiên Nam Động
chủ, sinh ngày 25 tháng 7 năm 1442, tại nhà ông ngoại ở mạn tây nam Quốc
Tử Giám, nay là khu đất chùa Huy Văn, Hà Nội. Sau khi Nhân Tông bị hãm
hại rồi Nghi Dân bị lật đổ, ông được lên ngôi lúc mới 18 tuổi. Lê Thánh Tông
làm vua 38 năm với hai niên hiệu Quang Thuận (1460 - 1469) và Hồng Đức
(1470 - 1497).
Là người yêu dân, yêu nước thiết tha, khi ở ngôi, Lê Thánh Tông tỏ ra
là nhà tổ chức vô cùng tài giỏi, có tinh thần cải cách táo bạo và một ý chí tự
cường dân tộc hết sức mạnh mẽ. Trong Đại Việt sử kí toàn thư Lê Thánh
Tông được coi là “bậc anh hùng tài lược, dù Vũ Đế nhà Hán, Thái Tông nhà
Đường cũng không hơn được”. Ông luôn chăm lo đến đời sống của dân, ưu ái
kẻ sĩ. Vì vậy, dưới triều đại ông có tới 501 người đỗ Tiến sĩ. Với bản thân
Lê Thánh Tông luôn nghiêm khắc tự rèn luyện mình, với con cái thì dạy dỗ
chu đáo.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

13

K33A - SP Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

Triệu Thị Hòa

Lê Thánh Tông là người học rộng, có vốn hiểu biết phong phú.

Ông quan tâm đến nhiều lĩnh vực và lĩnh vực nào cũng tỏ ra xuất sắc. Thời
kỳ Lê Thánh Tông trị vì, xã hội phát triển mọi mặt, đất nước đạt tới đỉnh cao
cường thịnh, để lại một dấu ấn đậm nét trong lịch sử dân tộc với những giá trị
văn hóa xã hội vô cùng lớn: Hồng Đức thiên hạ bản đồ, Hồng Đức hình luật,
Thiên Nam dư hạ tập, Hồng Đức quốc âm thi tập... Một việc có ý nghĩa lịch
sử, ông làm năm 1464, là rửa oan cho Nguyễn Trãi, cho sưu tầm thơ văn
Nguyễn Trãi để lưu lại hậu thế. Lê Thánh Tông như đã tạc bia cho Nguyễn
Trãi bằng câu thơ: “Ức Trai tâm thượng quang khê tảo” (Tâm hồn Ức Trai
rực rỡ văn chương). Có thể nói, Thánh Tông đã có công lao tạo lập cho thời
đại ông một nền văn hóa với diện mạo riêng, khẳng định bước phát triển mới
của lịch sử văn hóa dân tộc. Nền giáo dục khoa cử nước ta thịnh đạt đặc biệt
và vai trò của trí thức được đề cao chưa có thời nào được như thời Lê Thánh
Tông. Ngoài Hàn Lâm viện, Quốc Sử viện, Nhà Thái học, Quốc Tử Giám là
các cơ quan văn hóa giáo dục lớn của đất nước, Thánh Tông còn cho xây Kho
bí thư để chứa sách, và lập Hội Tao đàn do ông làm Tao Đàn nguyên súy, vừa
sáng tác văn thơ, vừa nghiên cứu, phê bình. Những trước tác của Hội Tao đàn
được ghi chép trong bộ sách đồ sộ Thiên Nam dư hạp tập và trong các sách
Quỳnh uyển cửu ca, Minh lương cẩm tú, Văn minh cổ xúy, Chinh tây kì hành
viết bằng chữ Hán và Hồng Đức quốc âm thi tập, Thập giới cô hồn quốc ngữ
văn được viết bằng chữ Nôm. Trong đó, không chỉ ghi chép thơ văn, mà còn
ghi chép về lý luận phê bình văn học, về lịch sử, kinh tế, quan chế, địa lý...
Thánh Tông là người dẫn đầu phong trào lạ lùng cả về nghệ thuật thể hiện, cả
về tư tưởng triết học.
Về thơ, Lê Thánh Tông là một thi sĩ mang tầm vóc thời đại. Thơ ông là
tiếng nói của một nhân cách lớn, một nhà tư tưởng lớn, một trái tim chứa
đựng bát ngát núi sông và tràn đầy tự hào dân tộc. Ông để lại hàng chục bài

Trường ĐHSP Hà Nội 2

14


K33A - SP Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

Triệu Thị Hòa

thơ đề vịnh phong cảnh thiên nhiên trên vách núi, rải rác khắp nơi từ Quảng
Ninh tới Thanh Hóa.
Cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Lê Thánh Tông chứng tỏ ông là
một trong những nhân vật vĩ đại nhất lịch sử phong kiến nước ta. Đánh giá về
cuộc đời, tài năng của ông, Nhân Thân Trung viết: “Đức thịnh công lớn siêu
việt hơn hết đời trước. Huống hồ thánh học uyên nguyên, rừng sách, bể
truyện, không đâu là không kê cứu. Thánh văn rực rỡ cùng ánh sao khuê, vẻ
mây đua sức sáng ngời. Tinh thần tâm thuật đã hiện rõ, đạo đức sự nghiệp đã
phát huy… Mọi lời anh quân chế tác, hồng nho trứ thuật, chưa thấy lời ai
uyên bác và điêu luyện đến thế” (Văn bia Chiêu Lăng).
Trần Trọng Kim trong cuốn Việt Nam sử lược cũng đã đánh giá:
“Thánh Tông là một ông vua thông minh, thờ mẹ rất có hiếu, ở với bề tôi đãi
lấy lòng thành. Ngài trị vì được 38 năm, sửa sang được nhiều việc chính trị,
mở mang sự học hành, chỉnh đốn các việc vũ bị, đánh dẹp nước Chiêm, nước
Lào, mở thêm bờ cõi, khiến cho nước Nam… lúc bấy giờ được văn minh
thêm ra và lại lẫy lừng một phương, kể từ xưa đến nay chưa bao giờ cường
thịnh như vậy” [9, tr.229].
Qua những hiểu biết cơ bản trên về tác giả sẽ là cơ sở để người viết tiếp
cận tác phẩm một cách chính xác và sâu sắc.
1.2. Tác phẩm
Thánh Tông di thảo là tác phẩm thuộc thể loại truyền kì. Đây là một thể
loại văn học ra đời từ đất nước Trung Quốc, khi vào Việt Nam thì nhanh

chóng được tiếp thu và đạt được nhiều thành tựu.
Theo cuốn Từ điển văn học - tập 2 truyện truyền kì là: “Một hình thức
văn xuôi tự sự cổ điển Trung Quốc, bắt nguồn từ truyện cổ dân gian sau được
các nhà văn nâng lên thành văn chương bác học, sử dụng mô típ kì quái,
hoang đường lồng trong một cốt truyện trần thế; phần lớn các truyện truyền kì

Trường ĐHSP Hà Nội 2

15

K33A - SP Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

Triệu Thị Hòa

đều ngắn, có khi là từng truyện riêng rẽ, có khi tập hợp nhiều truyện thành
một tập và chủ đề cũng không nhất thiết gắn bó chặt chẽ với nhau. Sự tham
gia của yếu tố kì ảo vào câu truyện không phải là do những nhân vật có phép
lạ như kiểu Trời - Bụt - Thần - Tiên như trong truyện cổ tích thần kì mà phần
lớn ở ngay hình thức phi nhân của nhân vật (ma, quỷ, hồ li hóa người…). Tuy
nhiên trong truyện bao giờ cũng có nhân vật là người thật và chính nhân vật
hình thức phi nhân thì cũng là sự cách điệu, phóng đại của tâm lí, tính cách
một loại người nào đấy, vì thế truyện truyền kì vẫn mang đậm yếu tố nhân
bản, có giá trị nhân văn sâu sắc” [17, tr.447].
Ở Việt Nam, truyện truyền kì vừa tiếp thu tinh hoa của các nước lân
cận, vừa kế thừa truyền thống của văn học dân tộc, khẳng định được vị trí
riêng của mình trong lịch sử văn học dân tộc. Theo Nguyễn Đăng Na, thể loại
truyền kì là thành tựu nổi bật của một trong ba giai đoạn phát triển của văn

xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại. Ông khẳng định: “Thế kỉ XV – XVI là thế
kỉ của truyện truyền kì” [13, tr.24].
Thánh Tông di thảo là dấu mốc quan trọng, ghi nhận bước trưởng thành
của truyện truyền kỳ nước ta viết bằng chữ Hán.
Thánh Tông di thảo là tên do người đời sau đặt, được hiểu là những bản
thảo của Lê Thánh Tông truyền lại. Tác phẩm gồm 19 thiên truyện. Đến nay,
bản gốc đã thất lạc, hiện chỉ còn lưu giữ bản chép tay gồm 2 quyển do người
thời Nguyễn sửa chữa và viết thêm mang kí hiệu A.202 tại Thư viện Khoa
học xã hội (Hà Nội)
Quyển Thượng có 13 truyện:
1. Mai Châu yêu nữ truyện (Truyện yêu nữ Châu Mai).
2. Thiềm thừ miêu duệ kí (Bài kí dòng dõi con thiềm thừ).
3. Lưỡng Phật đấu thuyết kí (Bài kí hai Phật cãi nhau).
4. Phú cái truyện (Truyện người hành khất giàu).

Trường ĐHSP Hà Nội 2

16

K33A - SP Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

Triệu Thị Hòa

5. Nhị nữ thần truyện (Truyện hai gái thần).
6. Sơn quân phả (Phả kí Sơn quân).
7. Mấn thư lục (Bức thư của con muỗi).
8. Hoa quốc kì duyên (Duyên lạ nước Hoa).

9. Vũ Môn tùng tiếu (Trận cười ở núi Vũ Môn).
10. Ngư gia chí dị (Truyện lạ nhà thuyền chài).
11. Lũng cổ phán từ (Lời phân xử cho anh điếc và anh mù).
12. Ngọc Nữ quy chân chủ (Ngọc nữ về với chân chủ).
13. Hiếu đễ nhị thần truyện (Truyện hai thần hiếu đễ).
Quyển Hạ có 6 truyện:
1. Dương phu truyện (Truyện chồng dê).
2. Trần nhân cư thủy phủ (Người trần ở thủy phủ).
3. Lãng Bạc phùng tiên (Gặp tiên ở Hồ Tây hồ Lãng Bạc).
4. Mộng kí (Truyện kí về một giấc mộng).
5. Thử tinh truyện (Truyện tinh chuột).
6. Nhất thư thủ thần nữ (Một dòng chữ lấy được gái thần). (1)
Ở phần đầu tác phẩm xuất hiện lời tựa: “Khổng Tử không bao giờ nói
những chuyện quái dị, thần kì vì những chuyện ấy mắt không trông thấy, mọi
người sinh ra ngờ vực. Nhưng thử nghĩ xem: trong bốn bể biết bao núi thẳm,
đầm to thì những chuyện quái dị, thần kì kể sao hết được?... Những chuyện ta
chép ra đây… đều là những chuyện có kê cứu, không giống như những loại
chuyện Tề Hài. Những người chấp nhất cho những chuyện ấy là có sự việc
mà không có lí, hoặc có lí mà không có sự việc. Đó chỉ là kiến thức của bọn
người ngồi đáy giếng, không đủ bàn đến những sự vật trong bầu trời rộng lớn.
Nay tựa”. Người viết lời tựa với tư cách là tác giả nhưng không xưng danh,
(1): để thuận lợi cho việc nghiên cứu chúng tôi xin được sử dụng tên dịch của các tác phẩm trong luận văn

Trường ĐHSP Hà Nội 2

17

K33A - SP Ngữ Văn



Khóa luận tốt nghiệp

Triệu Thị Hòa

không đề năm biên soạn. Lời tựa đã định hướng cho nội dung được phản ánh
trong tác phẩm, khẳng định độ tin cậy cũng như giá trị của tác phẩm. Những
truyện trong Thánh Tông di thảo không đơn thuần chỉ là viết lại, kể lại theo
một mô típ cũ nào đó mà “đều là những chuyện có kê cứu”, có căn cứ.
Trong tác phẩm Thánh Tông di thảo, cơ bản có ba dạng truyện: những
truyện kì ảo, những truyện đời thường và những truyện có tính chất ngụ ngôn.
Phần lớn các truyện đều tuân theo đặc trưng của thể loại. Mở đầu là giới thiệu
danh tính, gốc gác của nhân vật; tiếp theo là những diễn biến li kì có liên quan
đến nhân vật và kết thúc là số phận của nhân vật. Với các truyện có tính chất
ngụ ngôn thì kết thúc theo hướng gợi những bài học về lối sống, đạo đức mà
con người cần học tập, rút kinh nghiệm.
Lời trần thuật của tác giả được phân làm hai loại: lời trần thuật miêu tả
câu chuyện và lời bàn (bình). Với lời trần thuật miêu tả câu chuyện, tác giả
thường sử dụng kiểu trần thuật khách quan (một người kể chuyện khách quan
“biết hết”, “biết trước” câu chuyện kể lại). Tuy nhiên ở một số truyện lại sử
dụng kiểu trần thuật theo ngôi thứ nhất do một nhân vật trong tác phẩm trực
tiếp tham gia vào câu chuyện kể lại, làm tăng tính chân thực, khách quan cho
câu chuyện được kể. Cuối mỗi truyện có lời bàn của Sơn Nam Thúc nhưng
Sơn Nam Thúc là ai thì vẫn chưa thể khẳng định được. Đó có thể là một
người được “hư cấu” ra hoặc là một bút danh khác của tác giả. Trong lời bàn,
Sơn Nam Thúc đã bày tỏ thái độ đồng tình với vấn đề được đặt ra, đồng thời
hướng người đọc đến nội dung cơ bản của tác phẩm, hiểu sâu hơn giá trị của
mỗi truyện, mỗi bài học được nói tới. Như vậy ý thức văn học và ý thức phê
bình vốn không xa rời nhau. Nhà văn chưa tách sự phê bình ra khỏi sáng tác
nhưng cũng không bao hàm lời phê bình vào lời trần thuật.
Tác phẩm không thuần nhất về thể loại. 19 thiên truyện có thể xếp vào

các nhóm thể loại riêng: Lời phân xử cho anh điếc và anh mù thuộc thể loại

Trường ĐHSP Hà Nội 2

18

K33A - SP Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

Triệu Thị Hòa

từ; Bức thư của con muỗi thuộc thể loại lục; Bài kí một giấc mộng, Bài kí
dòng dõi con thiềm thừ, Bài kí hai Phật cãi nhau, Truyện kí về một giấc mộng
thuộc thể loại kí; Truyện yêu nữ Châu Mai. Truyện người hành khất giàu,
Truyện hai gái thần, Truyện lạ nhà thuyền chài, Truyện hai thần hiếu đễ,
Truyện chồng dê, Truyện tinh chuột… thuộc thể loại truyện; Phả kí sơn quân
thuộc thể loại phả… Dù không thống nhất về thể loại nhưng Thánh Tông di
thảo vẫn được đa số các nhà nghiên cứu coi là tác phẩm truyền kì, bởi trong
các thiên truyện hầu hêt sử dụng yếu tố kì ảo - điều kiện cốt yếu để xác định
thể loại truyền kì.
Không chỉ không thuần nhất về thể loại Thánh Tông di thảo còn khá
phức tạp về nội dung. Không như Lĩnh Nam chích quái, Thiên Nam vân lục,...
thường ghi lại những tích có sẵn; Trong số 19 truyện của Thánh Tông di thảo
thì có đến 8 truyện liên quan đến các sự kiện lịch sử thời chống Minh hoặc
liên quan đến Lê Thánh Tông (Truyện yêu nữ Châu Mai, Bài kí hai phật cãi
nhau, Truyện hai gái thần…). Lại có những truyện ít nhiều dựa và truyện cổ
dân gian (Ngọc nữ về tay chân chủ, Trận cười ở núi Vũ Môn, Truyện chồng
dê). Có những truyện có tính chất ngụ ngôn (Phả kí sơn quân, Người hành

khất giàu, Bức thư của con muỗi, Lời phân xử cho anh điếc và anh mù). Có
truyện thì lại kèm với nhiều bài thơ không gắn chặt gì với kết cấu của truyện
(Người trần ở thủy phủ, Truyện hai thần hiếu đễ). Vì vậy có thể nói Thánh
Tông di thảo là một sáng tác phẩm, trong đó có phóng tác, có tái tạo và có cả
hư cấu. Quan điểm trong một số truyện còn rất trái ngược nhau làm cho nội
dung của tác phẩm phức tạp, nhưng lại chính vì thế mà rất phong phú.
Trong Thánh Tông di thảo có truyện phản ảnh tâm lí căm ghét quân
Minh của nhân dân, có truyện đả kích rất mạnh giới sư sãi vô dụng, có truyện
đề cập đến tình yêu lứa đôi với những nhân vật nữ nết na, đức hạnh và chung
thủy,... Nhìn chung, nhiều truyện rất hấp dẫn, bút pháp vững vàng, hình tượng

Trường ĐHSP Hà Nội 2

19

K33A - SP Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

Triệu Thị Hòa

sinh động, lời văn trau chuốt. Ngoài ra, ở đây tiếng cười trào phúng đầy chất
trí tuệ cũng là một đặc điểm khá nổi bật. Tác phẩm này là một cột mốc đánh
dấu bước tiến của văn tự sự, từ chỗ nặng về ghi chép sự tích cũ đến chỗ sáng
tạo những truyện mới.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

20


K33A - SP Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

Triệu Thị Hòa

CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT
TRONG THÁNH TÔNG DI THẢO

2.1. Nhân vật và vai trò của nhân vật trong văn học
2.1.1. Khái niệm nhân vật
Nhân vật trong tiếng Latinh là “Perona” nghĩa là cái mặt nạ, về sau
được dùng để chỉ con người trong tác phẩm văn học. Hiện nay đã tồn tại
nhiều khái niệm về nhân vật:
Theo cuốn Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên)), nhân vật văn học là “con người cụ thể
được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng
(Tấm, Cám, chị Dậu, anh Pha), cũng có thể không có tên riêng như thằng bán
tơ, một mụ nào trong Truyện Kiều. Trong truyện cổ tích, ngụ ngôn, đồng
thoại, thần được đưa ra để nói chuyện con người. Khái niệm nhân vật văn học
có khi được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào cả,
mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm” [5, tr.235].
Theo cuốn Từ điển văn học: “Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ
thuật được mang tính ước lệ, không thể bị đồng nhất với con người có thật,
ngay khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét rất gần với nguyên mẫu có
thật. Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về
con người; nó có thể được xây dựng chỉ dựa trên cơ sở quan niệm ấy”
[6,tr.1254]

Giáo trình Lí luận văn học của Hà Minh Đức đưa ra khái niệm: “Nhân
vật văn học là một đối tượng trong tác phẩm văn học được miêu tả một cách
tập trung đến mức nó có một sức sống riêng nào đó ở bên trong theo nhiệm vụ
nghệ thuật mà tác giả trao cho nó”.[3, tr.126]

Trường ĐHSP Hà Nội 2

21

K33A - SP Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

Triệu Thị Hòa

Khái niệm này được coi là hợp lí hơn cả bởi nó không thu hẹp ở phạm
vi con người mà mở rộng ra thành đối tượng bao gồm cả những nhân vật
không phải là người như loài vật, thiên nhiên, thần linh… nhưng đều đặt trong
mối quan hệ với con người. Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó
mang tính chất ước lệ, không thể đồng nhất với con người có thật, ngay khi
tác giả xây dựng nhân vật với những nét rất gần với nguyên mẫu có thật.
Nhân vật văn học là sự thể nghiệm nghệ thuật của nhà văn về con người, nó
có thể được xây dựng chỉ dựa trên cơ sở quan niệm ấy. Ý nghĩa của nhân vật
văn học chỉ có được trong hệ thống một số tác phẩm cụ thể.
Số lượng nhân vật trong tác phẩm không giới hạn, có thể chỉ vài nhân
vật nhưng cũng có thể là vài trăm nhân vật. Sự phân loại nhân vật cũng hết
sức phức tạp dựa trên các tiêu chí khác nhau: tính cách, vai trò của nhân vật
trong tác phẩm, cấu trúc hình tượng… người ta chia nhân vật thành nhiều loại
khác nhau.

Nhân vật văn học là vấn đề phức tạp nhưng lại rất thú vị bởi nó là
những sáng tạo độc đáo không lặp lại.
2.1.2. Vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học
Là một trong những yếu tố cơ bản cấu thành lên tác phẩm văn học,
nhân vật có một vai trò, vị trí hết sức quan trọng.
Trước tiên nhân vật văn học là một đơn vị cơ bản, là phương tiện quan
trọng nhất giúp nhà văn phản ánh một cách chân thực cuộc sống bằng sự suy
ngẫm, chiêm nghiệm. Bằng những tìm tòi, khám phá, nhà văn xây dựng lên
nhân vật và hệ thống nhân vật để từ đó khái quát các tính cách xã hội và mang
đời sống gắn liền với nó.
Tính cách là sự thể hiện các phẩm chất xã hội, lịch sử của con người
qua các đặc điểm cá nhân, gắn liền với đặc điểm tâm sinh lí của họ. Ở mỗi
thời đại, do yêu cầu lịch sử, con người lại xuất hiện những tính cách tiêu biểu,

Trường ĐHSP Hà Nội 2

22

K33A - SP Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

Triệu Thị Hòa

điển hình khác nhau. Vì tính cách là kết tinh của môi trường, cho nên nhân
vật văn học không chỉ được xây dựng lên những tính cách mà còn dẫn dắt
người đọc vào thế giới đời sống. Nhân vật được xem như là một công cụ để
nhà văn khám phá và biểu hiện đời sống.
Mỗi tính cách nhân vật thường gắn liền với những khía cạnh, vấn đề

mà nhà văn muốn đề cập đến trong tác phẩm. Sự thấu hiểu thực sự chức năng
phản ánh, khái quát nhân vật không chỉ dừng lại ở việc phát hiện ra các đặc
điểm, các nét tính cách của nhân vật mà còn phải thấy được những vấn đề xã
hội đằng sau những tính cách đó.
Bên cạnh việc phản ánh, khái quát hiện thực cuộc sống với những
mảng đời sống xã hội gắn liền với nó, nhân vật còn có chức năng thể hiện
quan niệm nghệ thuật và lí tưởng thẩm mỹ của nhà văn về con, về cuộc đời.
Văn học phản ánh thế giới bằng hình tượng, song điều đó không có nghĩa là
nhà văn sao chụp lại, bê nguyên xi hiện thực cuộc sống vào trong tác phẩm
mà luôn có sự sáng tạo của bản thân.
Tóm lại, nhân vật có một vai trò hết sức quan trọng trong tác phẩm của
mỗi nhà văn. Nó là hình thức, là phương tiện để nhà văn khái quát hiện thực
cuộc sống, thể hiện quan niệm, tư tưởng của bản thân. Nhân vật văn học được
sáng tạo, hư cấu để khái quát và biểu hiện tư tưởng, thái độ đối với cuộc sống.
Ca ngợi nhân vật là ca ngợi cuộc đời, lên án nhân vật là lên án cuộc đời, xót
xa cho nhân vật là xót xa cho đời. Do vậy tìm hiểu nhân vật là tìm cách hiểu
về cuộc sống của tác giả đối với con người.
2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Thánh Tông di thảo
2.2.1. Không gian nghệ thuật để nhân vật hoạt động
Theo Lê Bá Hán trong Từ điển thuật ngữ văn học: “Không gian nghệ
thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể
của nó” [5, tr.162].

Trường ĐHSP Hà Nội 2

23

K33A - SP Ngữ Văn



Khóa luận tốt nghiệp

Triệu Thị Hòa

Trần Đình Sử lí giải thêm: “Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại
cùng thế giới nghệ thuật” [5, tr.88]. Ông còn khẳng định một cách hết sức
chắc chắn: “không có hình tượng nghệ thuật nào không có không gian, không
có một nhân vật nào không nào không có một nền cảnh nào đó”, và “không
gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người
và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống” [5, tr.88]. Như vậy, không
gian nghệ thuật là phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật.
Không gian nghệ thuật trở thành phương tiện chiếm lĩnh đời sống, “mang ý
nghĩa biểu tượng nghệ thuật”. Và, sự miêu tả, trần thuật bên trong tác phẩm
văn học bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, ta xác định được vị trí của
chủ thể trong không gian, thời gian, thể hiện ở phương hướng nhìn, diễn ra
trong một trường nhìn nhất định. Căn cứ vào điểm nhìn mà xác định được vị
trí của chủ thể trong không gian, thời gian, thể hiện ở phương hướng nhìn,
khoảng cách nhìn, ở đặc điểm của khách thể được nhìn. Điểm nhìn không
gian được thể hiện qua các từ chỉ phương vị (phương hướng, vị trí), để tạo
thành “viễn cảnh nghệ thuật”.
Tóm lại, không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của hình tượng nghệ
thuật. Không gian nghệ không những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm
văn học, các ngôn ngữ tượng trưng, mà còn cho thấy những quan niệm về thế
giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay một giai đoạn văn học. Nó cung cấp
cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu loại hình
của các hình tượng nghệ thuật. Vì vậy không thể tách hình tượng ra khỏi
không gian mà nó tồn tại.
Trong Thánh Tông di thảo tồn tại hai kiểu không gian chủ yếu là không
gian thực và không gian ảo.
Không gian thực là không gian trần thế mà con người tồn tại, sinh sống,

lao động. Đó là không gian xã hội tồn tại những nhà hát nuôi những ca nhi, vũ

Trường ĐHSP Hà Nội 2

24

K33A - SP Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

Triệu Thị Hòa

nữ để tiếp khách (Truyện yêu nữ Châu Mai), những con người giàu có nhưng
vẫn sống cuộc đời hành khất nghèo khó (Truyện người hành khất giàu), cảnh
chợ búa nơi kinh thành phồn hoa đô hội (Truyện hai thần nữ); đó còn là
không gian lao động của vợ chồng thuyền chài miền biển Đông (Truyện lạ
nhà thuyền chài); không gian sinh hoạt gia đình (Truyện chồng dê, Truyện
tinh chuột).
Trong 19 thiên truyện, kiểu không gian thực chiếm 32%. Đây là kiểu
không gian tác giả sử dụng khá nhiều nhằm phản ánh hiện thực cuộc sống mà
nhân vật tồn tại. Đặc biệt, qua không gian thực trong Truyện người hành khất
giàu, tác giả phản ánh một lối sống thiếu tình thương của con người trong xã
hội. Mụ ăn mày ở Tam Thanh đầu đầy tóc tuyết, mặt điểm đầy sương, sống đã
ngoài bảy mươi tuổi, lúc sống thì không người giúp đỡ, khi chết chẳng có
cháu con, tích được rất nhiều của cải nhưng vẫn làm nghề ăn mày. Đến khi
chết vẫn là người ăn mày, đem cả của cải mà mình suốt đời phải chắp tay,
cúi đầu, ăn trộm, lấy cắp, phó cho lũ người không mảy may giúp đỡ mình.
Còn lũ người làng, khi mụ còn sống thì khinh bỉ, xua đuổi. Đến khi mụ chết
thì lại rủ nhau đến chia của. Sơn Nam Thúc đã bình rằng họ “thật là vô sỉ

trong đám vô sỉ, ăn mày trong đám ăn mày”. Tác giả muốn đề cập đến vấn đề
tình người trong xã hội. Nếu như có những có những con người coi tình
thương làm lẽ sống thì cũng có không ít kẻ vô tâm, trục lợi trên nỗi thống khổ
của người khác.
Bên cạnh không gian thực, tác giả còn xây dựng thành công một kiểu
không gian phổ biến trong truyện truyền kỳ đó là không gian kì ảo. Nếu trong
Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, nhân vật hoạt động trong hai kiểu không
gian kì ảo chủ yếu là không gian tiên cảnh và không gian âm phủ thì trong
Thánh Tông di thảo không gian kì ảo để nhân vật hoạt động lại rất phong phú:
không gian thiên đình, không gian thủy phủ, không gian mộng,… Trong

Trường ĐHSP Hà Nội 2

25

K33A - SP Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

Triệu Thị Hòa

những không gian kì ảo đó cũng tồn tại mô hình của xã hội loài người. Ở đó
có lâu đài, có người làm chủ, có quân lính… và các nhân vật trong không gian
này đều có thể đi lại, nói năng, suy nghĩ, hành động như con người bình
thường. Bởi vậy, thế giới kì ảo này không gây cảm giác xa lạ, quái dị mà luôn
gần gũi, thân thuộc đối với người đọc.
Không gian thiên đình là một kiểu không gian quen thuộc thường gặp
trong các truyện cổ tích. Trong quan niệm dân gian, đó là không gian sáng lập
ra vũ trụ. Đứng đầu thiên đình là Ngọc Hoàng thượng đế. Đây là người có

quyền lực tối cao, sáng lập ra vũ trụ và muôn vật thậm chí cả con người. Kế
thừa quan niệm đó, không gian thiên đình trong Thánh Tông di thảo cũng
được xây dựng là chốn tôn nghiêm. Ngọc Hoàng vừa là người quản lí mọi
việc, vừa là trọng tài cho các cuộc thi. Đó là một vị “thẩm phán” tối cao và
anh minh, xử án có tình có lí, thưởng phạt công bằng: trong truyện Trận cười
ở núi Vũ Môn, Người chỉ tuyển những người vượt được Vũ Môn để trở thành
rồng; trong Phả kí sơn quân Người đã phong cho loài hổ làm Sơn Quân và
thần gió làm bầy tôi của nó vì thấy được khả năng, sức mạnh cũng như công
lao của hổ hơn hẳn so với muôn loài; trong Ngọc nữ về tay chân chủ, Ngọc
Hoàng đã rất anh minh khi chọn con người làm hiền tế mà không phải là Sơn
thần và Thủy thần có chút thực tài thì luôn khoe khoang. Ngọc Hoàng còn là
một người thấu tình đạt lí khi nhìn nhận mọi việc. Người thấy được công lao
của tổ tiên “chồng dê” nên đã sớm tha tội cho chàng. Người hiểu tấm lòng trí
trung của người ông anh học trò miền núi Vũ Ninh nên dù người ông đã từng
theo Vương Thông nhưng khi chết đi vẫn cho phục chức cũ. Đây không
những là nơi ở của Ngọc Hoàng mà còn là nơi các thần trổ tài biến hóa, các
loài vật tranh tài hơn thua. Không gian thiên đình không giống với không gian
trần thế mà nó được mở rộng cả về chiều cao và bề rộng khiến các thần khi

Trường ĐHSP Hà Nội 2

26

K33A - SP Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

Triệu Thị Hòa


lên thiên đình phải “cưỡi xe hươu trắng”, “cưỡi ngựa vẫy vùng rẽ nước” mấy
lên được
Không gian thủy cung cũng hiện lên đầy sinh động và kì lạ. Trong
Truyện lạ nhà thuyền chài, không gian thủy cung được mô tả theo mô hình xã
hội loài người qua cái nhìn của đôi vợ chồng nhà thuyền chài: trông xa thì
thấy “đèn lửa… tựa như có người ở” nhưng đến nơi thì thấy khung cảnh rất
bình thường. Yếu tố kì ảo không thể hiện qua không gian mà thể hiện qua
hành động của nhân vật ở không gian đó. Chủ nhà là một ông già có hai râu
dưới cằm rất dài. Thức ăn để đãi khách quý toàn là những vật đang bơi nhảy
nhưng “khi cầm đũa gắp thì đều là vật chín, ngon tuyệt phẩm, thơm ngon lạ
thường”. Còn thủy phủ trong mắt của anh học trò trong Người trần ở thủy phủ
là nơi “cung điện lộng lẫy” có “rượu vàng” để anh uống hoàn hồn. Sinh sống
nơi thủy cung không chỉ có những người đứng đầu mà còn có các loài thủy
tộc, thậm chí những thủy quái có hình dạng kì dị như hai gã bán kinh trong
Truyện lạ nhà thuyền chài, những tên lính quỷ đứa cụt chân, đứa mất đầu,
hình thù đáng sợ trong Người trần ở thủy phủ.
Trong Thánh Tông di thảo tác giả còn xây dựng khá thành công không
gian mộng. Đó là sự chuyển hóa từ không gian quảng tính và không gian phi
quảng tính, là không gian thuộc một chiều thứ tư nào đó mà con người không
thể nắm bắt được, nằm ngay trong không gian ba chiều mà con người có thể
nhìn thấy được. Cũng giống như các truyện truyền kì khác, không gian mộng
trong Thánh Tông di thảo là một không gian thật đẹp “cung điện san sát có vẻ
giống nơi vua ở… những lối ngoắt ngoéo tiến vào, đi qua nhiều lầu nọ gác
kia, không sao tả được. Một lát đến một tòa điện vàng, cột sơn, xà chạm, sân
lát pha lê, vách phượng thềm rồng, mái lợp ngói bạc. Gian giữa có rủ một bức
mành trân châu” (Duyên lạ nước Hoa). Ở đó con người có khả năng mà ở thế
giới trần tục không thể có: nhà vua có thể gặp tiên, có thể giải được nỗi oan

Trường ĐHSP Hà Nội 2


27

K33A - SP Ngữ Văn


×