Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Thế giới nhân vật trong truyện của l n tônxtôi (giai đoạn 1881 1910)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (681.19 KB, 79 trang )

SV: NGUYỄN THỊ HUỆ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA: NGỮ VĂN
***************

NGUYỄN THỊ HUỆ

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG
TRUYỆN CỦA L.N.TÔNXTÔI
(Giai đoạn 1881 - 1910)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

HÀ NỘI - 2011

TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2

1

KHOA NGỮ VĂN


SV: NGUYỄN THỊ HUỆ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2


KHOA: NGỮ VĂN
***************

NGUYỄN THỊ HUỆ

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG
TRUYỆN CỦA L.N.TÔNXTÔI
(Giai đoạn 1881 - 1910)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài
Người hướng dẫn khoa học
Th.s. LÊ THỊ THU HIỀN

HÀ NỘI - 2011

TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2

2

KHOA NGỮ VĂN


SV: NGUYỄN THỊ HUỆ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn Th.S Lê Thị Thu Hiền - người đã tận tình

giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này.
Đồng thời, em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ
văn học nước ngoài, khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, tạo
điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2011
Sinh viên

Nguyễn Thị Huệ

TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2

3

KHOA NGỮ VĂN


SV: NGUYỄN THỊ HUỆ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung mà tôi đã trình bày trong khoá luận
tốt nghiệp này là kết quả quá trình nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự
hướng dẫn của các thầy cô giáo. Những nội dung này không hề trùng với kết
quả nghiên cứu của các tác giả khác.

Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2011
Sinh viên


Nguyễn Thị Huệ

TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2

4

KHOA NGỮ VĂN


SV: NGUYỄN THỊ HUỆ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài....................................................................................... .6
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................................ .8
3. Mục đích nghiên cứu.............................................................................11
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................11
5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................12
6. Cấu trúc khóa luận...............................................................................12
Chương 1. Thế giới nhân vật
1.1. Khái niệm nhân vật...........................................................................13
1.2. Thế giới nhân vật ..............................................................................13
1.2.1. Nhân vật quý tộc sám hối..............................................................14
1.2.2. Những người nông dân bình dị........................................................19
1.2.3. Nhân vật bừng ngộ.........................................................................25
Chương 2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
2.1. Nghệ thuật xây dựng qua biện pháp tả .............................................34

2.1.1. Chân dung, ngoại hình ...................................................................34
2.1.2. Thế giới đồ vật............................................................................... 42
2.2. Đối thoại............................................................................................49
2.3. Độc thoại nội tâm............................................................................. 61
Kết luận .....................................................................................................75
Tài liệu tham khảo...................................................................................78

TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2

5

KHOA NGỮ VĂN


SV: NGUYỄN THỊ HUỆ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Lep Nhikôlaiêvích Tônxtôi (1828 - 1910), nhà văn Nga thiên tài “Ngôi
sao sáng tiêu biểu cho văn học hiện thực Nga thế kỷ XIX”. Với kinh nghiệm
sống phong phú, sự hiểu biết sâu sắc tâm lí con người cùng với sức sáng tạo
tuyệt vời, trong hơn 60 năm cầm bút, L.Tônxtôi đã có được một khối lượng
tác phẩm đồ sộ: 3 tiểu thuyết kiệt tác, một số vở kịch, những bài văn chính
luận, hàng trăm truyện ngắn và hàng chục truyện vừa. Các sáng tác đó đã
phần nào phản ánh được một thời đại quan trọng trong lịch sử phát triển nước
Nga vào giai đoạn của cuộc cải cách nông nô 1861 đến cách mạng năm 1905.
Bản thân Lep Tônxtôi là một khối mâu thuẫn lớn. M.Gorki từng nhận
định: “L.Tônxtôi là con người phức tạp nhất trong số các danh nhân chủ yếu

của thế kỷ XIX”. Vào đầu những năm 80 của thế kỷ XIX, trong thế giới quan
của nhà văn đã xảy ra một bước ngoặt lớn, từ một quý tộc đại địa chủ
L.Tôxtôi chuyển sang lập trường nông dân gia trưởng. Trong tác phẩm Tự thú
ông viết: “Một bước ngoặt đã được chuẩn bị từ lâu và luôn tiềm ẩn trong tôi
đã xảy ra. Đó là cuộc sống quanh tôi - những người giàu có học… không chỉ
đối lập với tôi mà còn làm mất ý nghĩa của nó. Nhân dân lao động, những
người sáng tạo ra cuộc sống, việc làm của họ là sự nghiệp chân chính nhất
đối với tôi” (dẫn theo [12, 40]). Qua những tác phẩm giai đoạn từ sau năm
1881, L.Tônxtôi đã phản ánh sâu sắc, rộng rãi những căn bệnh xã hội hiện
hành và truyền bá thuyết đạo đức tôn giáo mà ông từng cho rằng đó là giải
pháp đúng đắn cho những vấn đề xã hội.
Trong giai đoạn 1881 - 1910, L.Tônxtôi sáng tác khá nhiều, ngoài bộ
tiểu thuyết lừng danh Phục sinh ông còn để lại hàng loạt các truyện ngắn,
truyện vừa. Những truyện này đã được các nhà nghiên cứu cũng như bạn đọc
đánh giá rất cao. R.Rôlăng khi nhận xét truyện Cái chết của Ivan Ilich đã cho

TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2

6

KHOA NGỮ VĂN


SV: NGUYỄN THỊ HUỆ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

rằng: “Đây là một trong những tác phẩm văn học Nga làm công chúng Pháp
xúc động hơn cả”. Môpátxăng thì cao hứng muốn đánh đổi cả đời văn của
mình để lấy tác phẩm này. Khi nói về truyện Cái chết của Ivan Ilich,

V.B.Burênhin cho rằng: “Đây là truyện có ý nghĩa giáo huấn nhất trong tất
cả các tác phẩm được viết - một tác phẩm gây xúc động nhất. Tônxtôi đã đưa
ra một mẫu mực nhỏ của chủ nghĩa hiện thực sâu sắc, của sự thật sâu sắc
không tô vẽ mà chúng ta hiếm thấy ở những nghệ sĩ vĩ đại của ngôn từ”.
M.Gorki khi đọc truyện Đức cha Xerghi lại “choáng váng vì vẻ đẹp của sự
trình bày, vì sự giản dị, và vì tin tưởng”. Qua những nhận xét trên, chúng ta
có thể thấy tầm ảnh hưởng cũng như giá trị của các truyện của L.Tônxtôi giai
đoạn này.
Nhân vật là một trong những phương thức thể hiện tư tưởng của nhà văn.
Trong tác phẩm tự sự, nhân vật giữ một vai trò quan trọng. Nó chính là mắt
xích cơ bản kết dính các biến cố, các sự kiện, đóng vai trò quan trọng với sự
vận hành của cốt truyện. Nhân vật còn là nơi chủ yếu để nhà văn gửi gắm tư
tưởng của mình. Với chức năng tổ chức khái quát những quy luật của cuộc
sống con người, một tác phẩm văn học không thể thiếu nhân vật.
Là một đỉnh cao của văn học Nga, tác phẩm của Tônxtôi đã được đưa
vào giảng dạy trong trường phổ thông cũng như đại học của Việt Nam. Lựa
chọn đề tài Thế giới nhân vật trong truyện của L.Tônxtôi giai đoạn 1881 1910 chúng tôi mong muốn chỉ ra được thế giới quan mới lạ đồng thời góp
thêm một cách đọc, tìm hiểu một số truyện cuối đời của nhà văn.

TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2

7

KHOA NGỮ VĂN


SV: NGUYỄN THỊ HUỆ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ngay từ trước cách mạng tháng Tám, độc giả Việt Nam đã tiếp xúc với
các tác phẩm của L.Tônxtôi, song những tác phẩm lúc ấy chỉ được dịch qua
ngôn ngữ trung gian là tiếng Pháp. Cho tới những năm 60 của thế kỷ 20, ba
bộ tiểu thuyết mới được dịch và xuất bản trọn vẹn: Chiến tranh và hoà bình,
Anna Karênina, Phục sinh, cùng một số truyện ngắn được dịch, giới thiệu với
đông đảo bạn đọc. Những tác phẩm này cũng đã được đưa vào nhà trường
làm tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy và học tập ở các bậc học trong nhà
trường Việt Nam.
L.Tônxtôi là một nhà văn lớn không chỉ của văn học Nga, mà còn toàn
thế giới. Các tác phẩm của ông đã được nghiên cứu sâu rộng, đặc biệt là bốn
truyện mà khoá luận này khảo sát: Cái chết của Ivan Ilich, Đức cha Xerghi,
Khatgi - Murat, Sau đêm vũ hội.
Năm 1972, Tạp chí Văn học số 5 in bài của Nguyễn Hải Hà: “Hồ Chủ
Tịch và một số tác phẩm Văn học Nga - Xô viết”. Tác giả bài viết đã phân
tích sự am hiểu và đánh giá sâu sắc của Bác Hồ khi Người đọc và dịch các tác
phẩm văn học Nga - Xô viết. Trong phần Hồ Chủ Tịch nói về một truyện ngắn
của Tônxtôi, Nguyễn Hải Hà đã đề cập đến một số vấn đề về quan niệm sáng
tác của Tônxtôi mà Hồ Chủ Tịch đã nêu ra trong bài viết nhân kỷ niệm 50
năm ngày mất của nhà văn. Từ đó, tác giả cũng chỉ ra một số nét đặc sắc về
nội dung và nghệ thuật trong truyện Đức cha Xerghi.
Năm 1978, Nhà xuất bản Văn hoá đã xuất bản hai tập Lep Tônxtôi của V.
Sclốpxki do Hoàng Oanh dịch từ tiếng Nga. Có thể coi đây là công trình viết
tiểu sử về cuộc đời của Tônxtôi và quá trình sáng tác của ông tương đối dày
dặn và công phu. Cuốn sách trình bày tương đối tự do nhưng dựa trên những
sự việc có thật xảy ra với Tônxtôi. Nội dung của cuốn sách rất phong phú,

TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2

8


KHOA NGỮ VĂN


SV: NGUYỄN THỊ HUỆ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

trong đó có đề cập đến sự hình thành dự đồ và quá trình sáng tác hai tác phẩm
Cái chết của Ivan Ilich và Đức cha Xerghi.
Trong lời giới thiệu cho tập truyện Xêvaxtôphôn của Tônxtôi (nhà xuất
bản Văn học Hà Nội in năm 1984 theo bản dịch từ tiếng Nga của Nguyễn Hải
Hà), tác giả Nguyễn Hải Hà đã giới thiệu cho độc giả một số truyện vừa và
truyện ngắn xuất sắc của Tônxtôi, đồng thời cũng phân tích khái quát nội
dung tư tưởng chính của những tác phẩm này. Nói về những truyện viết sau
chuyển biến tư tưởng của Tônxtôi, tác giả đánh giá rất cao những truyện này
và coi đây là những viên ngọc quý của nền văn chương thế giới. Nguyễn Hải
Hà nhận xét, điểm chung lớn nhất của bốn truyện đó là “sức tố cáo mãnh liệt”
và kĩ xảo điêu luyện “thể hiện tư tưởng” không dùng bạo lực chống lại điều
ác, chủ trương tu nhân tích đức của L.Tônxtôi.
Trong cuốn Lý luận văn học của tác giả Hà Minh Đức, L.Tônxtôi được
nhắc đến nhiều lần với tư cách là nhà văn tâm lý bậc thầy thế giới và được đặt
ngang hàng với những thiên tài bất hủ như: W.Shakespeare, J.W.Goethe...
Năm 1999, Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc đã xuất bản cuốn “Suy tư sống
động của Lep Tônxtôi” của S.Zweig (theo bản dịch của Nguyễn Dương Khư).
Trong cuốn sách tác giả cùng một lúc thực hiện hai việc: giới thiệu và dịch
một số truyện ngắn được coi là tinh hoa trong sáng tác của Tônxtôi. Đặc biệt
S.Zweig đã phân tích sâu sắc tư tưởng của Tônxtôi trong những truyện đó,
nhất là những suy tư sau chuyển biến tư tưởng của nhà văn.
Năm 2001, cuốn Chân dung văn học (tập ba) đã giới thiệu tiểu sử, cuộc

đời, tư tưởng sáng tác của một số nhà văn, nhà thơ lớn trên thế giới. Người
viết Đỗ Hải Phong đã khái quát những nét chính trong từng giai đoạn sáng tác
của Tônxtôi. Về những tác phẩm cuối đời của ông, tác giả bài viết đã phân
tích những nét tư tưởng chính của truyện Cái chết của Ivan Ilich, đồng thời

TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2

9

KHOA NGỮ VĂN


SV: NGUYỄN THỊ HUỆ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

đưa ra nhận xét rằng Tônxtôi viết truyện này với một văn phong mới, giản dị
và rạch ròi: “nhiều mối quan hệ mới được đơn giản đi, phân rõ trắng đen”.
Trong cuốn Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học
của viện sĩ M.B.Khrapchenkô theo bản dịch từ tiếng Nga của Lê Sơn và
Nguyễn Minh, có đánh giá về truyện Cái chết của Ivan Ilich: “Phong cách
truyện vừa Cái chết của Ivan Ilich hoàn toàn khác nhau về cơ bản, cũng như
chúng khác với những đặc điểm về phong cách của những tiểu thuyết và
truyện ngắn của chính nhà văn đó vào thời kỳ những năm 50 - 70 [14, 145].
Tuy nhiên, M.B.Khrapchenkô vẫn chưa đưa ra những lời phân tích cho nhận
định này.
Tác giả Hà Thị Hòa trong cuốn Văn học Nga trong nhà trường đã giới
thiệu ngắn gọn về cuộc đời và sự nghiệp của một số nhà văn Nga trong đó có
tác giả Tônxtôi. Người viết cũng đã nhận xét về truyện Cái chết của Ivan
Ilich: “Tác phẩm phản ánh những cái đáng sợ trong cuộc sống hàng ngày,

khám phá bản chất những mối quan hệ con người và mở ra bí ẩn của tâm hồn
họ. Tônxtôi đã chỉ ra cái quá trình hiện thực lịch sử mà Gorki gọi là sự phá
sản của cá nhân trong những điều kiện tư sản” [12, 41].
Trong luận văn Nghệ thuật tự sự trong một số tác phẩm cuối đời của
Tônxtôi của tác giả Lê Thị Thu Hiền, luận văn đã chỉ ra những nét đặc sắc
trong nghệ thuật tự sự trong bốn truyện: Cái chết của Ivan Ilich, Đức cha
Xerghi, Sau đêm vũ hội, Khatgi - Murat. Đây cũng là đối tượng mà chúng tôi
đang khảo sát, tuy nhiên ở đây chúng tôi khảo sát trên phương diện nhân vật.
Tônxtôi là nhà văn lớn, cũng bởi khi sáng tác ông hết sức nghiêm khắc
với bản thân và không bao giờ thoả mãn với chính mình. Trong bốn truyện
mà luận văn này nghiên cứu, chỉ có truyện Cái chết của Ivan Ilich được in khi
nhà văn còn sống, còn lại đều được in khi nhà văn đã qua đời. Truyện Khatgi

TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2

10

KHOA NGỮ VĂN


SV: NGUYỄN THỊ HUỆ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

- Murat được nhà văn ấp ủ hơn 50 năm trời, sửa đi, sửa lại tới hàng chục lần
nhưng ông vẫn không hài lòng với văn bản cuối cùng.
Trong thư từ trao đổi với Tônxtôi, nhà nghiên cứu V.V.Xtaxốp đã nhận
xét về Cái chết của Ivan Ilich: “rốt cuộc thì đây là nghệ thuật chân chính, sự
thật và cuộc sống chân chính”. Nhạc sĩ thiên tài Traicốpxki trong bức thư gửi
một người bạn đã khẳng định: “Tôi đã đọc Cái chết của Ivan Ilich, hơn lúc

nào hết, tôi tin rằng, L.Tônxtôi là người vĩ đại nhất trong số các nhà văn nghệ
sĩ từng tồn tại trên đời này”.
Gần một thế kỉ đã trôi qua, nhưng những tác phẩm của Tônxtôi vẫn thu
hút được sự quan tâm chú ý của các nhà nghiên cứu, lí luận phê bình văn học.
Bốn truyện mà khoá luận khảo sát cũng đã được giới nghiên cứu đề cập đến
trong các công trình của mình. Đó là những tư liệu quý giá để chúng tôi tiếp
thu trong quá trình thực hiện đề tài này.
3. Mục đích nghiên cứu
L.Tônxtôi được coi như cây đại thụ của nền văn học Nga. Những sáng
tác của ông đã được giới nghiên cứu, phê bình đánh giá rất cao, và được
nghiên cứu một cách có hệ thống. Tuy vậy, các sáng tác này chủ yếu là những
cuốn tiểu thuyết kinh điển như: Chiến tranh và hoà bình, Phục sinh,
Karênina. Trước năm 1881, Tônxtôi sáng tác truyện ngắn không nhiều. Tới
giai đoạn sau, ông đã sáng tác hàng loạt các truyện ngắn. Mạnh dạn lựa chọn
đề tài thế giới nhân vật trong truyện L.Tônxtôi (giai đoạn 1881 - 1910 ) chúng
tôi muốn làm sáng tỏ hệ thống nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật
trong các truyện trên.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Do khuôn khổ của khoá luận cũng như khả năng hạn hẹp của người viết,
chúng tôi nghiên cứu, khảo sát thế giới nhân vật trong bốn truyện của
L.Tônxtôi đã được dịch sang tiếng Việt gồm:

TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2

11

KHOA NGỮ VĂN


SV: NGUYỄN THỊ HUỆ


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Cái chết của Ivan Ilich (1884 - 1886)
Đức cha Xerghi (1890 - 1891 - 1895 - 1898)
Sau đêm vũ hội (1903)
Khatgi - Murat (7/1896 - 1897 - 1901 - 1902 - 1904)
Văn bản chúng tôi sử dụng để trích dẫn là: Lep Tônxtôi - Truyện chọn
lọc, Nhà xuất bản Cầu Vồng - Matxcơva in năm 1986 theo bản dịch của Nhà
xuất bản Văn học - Hà Nội, người dịch Nguyễn Hải Hà - Thuý Toàn.
Qua khoá luận này, chúng tôi sẽ làm rõ thế giới nhân vật và nghệ thuật
xây dựng nhân vật trong bốn truyện giai đoạn 1881 - 1910 của L.Tônxtôi.
5. Phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu sử dụng những phương pháp sau:
Phương pháp tiếp cận hệ thống
Phương pháp nghiên cứu thi pháp học
Phương pháp khảo sát thống kê
Phương pháp so sánh
6. Cấu trúc khoá luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung khóa luận tốt nghiệp này
được triển khai theo hai chương:
Chương 1: Thế giới nhân vật
Chương 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật
Cuối cùng là danh mục tài liệu tham khảo.

TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2

12

KHOA NGỮ VĂN



SV: NGUYỄN THỊ HUỆ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 1
THẾ GIỚI NHÂN VẬT
1.1. Khái niệm nhân vật
Về khái niệm nhân vật có rất nhiều quan niệm khác nhau:
Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn
Khắc Phi đồng chủ biên, nhân vật văn học là “con người cụ thể được miêu tả
trong tác phẩm văn học” [10, 235].
Còn Từ điển văn học của Lại Nguyên Ân định nghĩa: “Nhân vật là yếu
tố quan trọng nhất trong tác phẩm và đến lượt mình nó lại được các yếu tố có
tính chất hình thức của tác phẩm tập trung khắc hoạ. Nhân vật do đó là nơi
tập trung giá trị tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm văn học” [1, 186].
Nhân vật văn học có thể có hoặc không có tên riêng. Nhân vật văn học
có khi là những con vât trong truyện cổ tích, đồng thoại, bao gồm thần linh,
ma quỷ… Khái niệm nhân vật văn học có khi được sử dụng như một ẩn dụ,
không chỉ một con người cụ thể nào cả, mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó
trong tác phẩm. Chẳng hạn có thể nói, nhân dân là nhân vật chính trong tác
phẩm Đất nước đứng lên của nhà văn Nguyên Ngọc. Trong phạm vi khóa
luận này, chúng tôi khảo sát các nhân vật là con người cụ thể.
1.2. Thế giới nhân vật
Qua khảo sát bốn tác phẩm, chúng tôi nhận thấy L.Tônxtôi đã xây dựng
thế giới nhân vật khá phong phú mà mỗi nhân vật là đại diện cho tầng lớp của
mình, xuất hiện đủ loại tầng lớp, có giai cấp quý tộc, tăng lữ, nông dân, binh
lính….
Dựa vào định nghĩa nhân vật đã nêu ở trên, qua việc thống kê bốn truyện

ngắn, chúng tôi thấy có ba kiểu nhân vật như sau:

TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2

13

KHOA NGỮ VĂN


SV: NGUYỄN THỊ HUỆ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Số
STT

Tên tác phẩm

lượng
nhân

Nhân vật chính

Kiểu nhân vật chính

Ivan Ilich

Quý tộc sám hối,

vật

1

Cái chết của Ivan 39
Ilich

những người nông
dân bình dị

2

Đức cha Xerghi

31

Đức cha Xerghi

Nhân vật bừng ngộ

3

Sau đêm vũ hội

21

Ivan Vaxiliêvích

Nhân vật bừng ngộ

4


Khatgi - Murat

286

Khatgi - Murat

Nhân vật bừng ngộ,
những người nông
dân bình dị

1.2.1 Nhân vật quý tộc sám hối
Truyện Cái chết của Ivan Ilich được viết do trường hợp một người quen
của tác giả là viên biện lý của toà án vùng Tula Ivan Ilich Metsnhikốp chết vì
bệnh ung thư. Khi đọc những trang truyện đầu tiên của truyện Cái chết của
Ivan Ilich, độc giả dường như không có hứng thú bởi ta biết nhân vật chính
Ivan Ilich đã chết. Ông ta chết trước khi chúng ta biết ông ta là ai, ông ta là
người như thế nào? Nhưng, truyện không kể về sự khủng khiếp của cái chết
mà là sự khủng khiếp của cuộc đời Ivan Ilich trước khi chết. Câu chuyện về

TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2

14

KHOA NGỮ VĂN


SV: NGUYỄN THỊ HUỆ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP


cuộc đời đã qua của Ivan Ilich là “câu chuyện đơn giản, bình thường nhất và
khủng khiếp nhất” [9, 247].
Mở đầu câu chuyện là hình ảnh một xác chết: “Người chết nằm như mọi
người chết thường nằm, đặc biệt nặng nề lạnh ngắt, chân tay lạnh cứng, chìm
lút trong nệm quan tài, đầu ngả vĩnh viễn trên gối và phơi ra vầng trán vàng
như sáp ong với hai bên thái dương hói và lõm, chiếc mũ nhô ra như đè lên
môi trên” [9, 241]. Bộ mặt mang hàm ý nhắc nhở, một lời trách móc với
người còn sống. Khi nhận được tin “Ivan Ilich đã từ trần” đám đồng sự không
thương xót mà trái lại còn thích thú, hí hửng với ý nghĩ “hắn ta chết chứ
không phải mình”. Mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng, cái chết của Ivan
Ilich là dịp để họ có được ít lợi lộc nào đó, có thể là sự thay đổi địa vị, hoặc
của mình hoặc của người thân. Trong lễ cầu hồn của Ivan Ilich, bản chất của
họ lại được thể hiện rõ ràng hơn. Dáng đứng của Xvátxơ “choãi hai chân, hai
tay quặt ra sau lưng, nghịch nghịch chiếc mũ lễ” được miêu tả chẳng hợp tí gì
với buổi lễ cầu hồn. Piốt Ivanôvích dù là bạn đồng học với Ivan Ilich ở trường
tư pháp và tự coi mình là người chịu ơn bạn, nhưng ông ta cũng có thái độ
khó chịu song vẫn cố thực hiện phép xã giao mà ông cho là “rất đáng ngán”.
Cả hai trao đổi với nhau bằng ánh mắt, và vẫn sẽ tham gia chơi bài dường như
đã được ấn định và không thể phá bỏ dù cho đã có người chết là bạn của họ.
Bà quả phụ Praxkôvia Phêđôrốpna trong lễ cầu hồn cũng biết “bắt đầu khóc”
hay thôi khóc làm sao cho đúng lúc, cho hợp cảnh. Bà cũng không thôi dò hỏi
Piốt Ivanôvích xem mình được bao nhiêu tiền trợ cấp khi chồng chết, và “làm
thế nào để rút được nhiều hơn thế nữa không?”. Nghĩa tử là nghĩa tận, nhưng
trước cái chết của Ivan Ilich, những con người quý tộc kia đã bộc lộ bản chất
của những kẻ giả dối, ích kỷ, sống vì quyền lợi của cá nhân. Đó là bộ mặt thật
của tầng lớp quý tộc đương thời mà ngòi bút hiện thực của L.Tônxtôi đã phản
ánh rõ nét.

TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2


15

KHOA NGỮ VĂN


SV: NGUYỄN THỊ HUỆ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Chất hiện thực còn được phản ánh sâu sắc qua hình tượng Ivan Ilích. Nhà
văn kể lại cho bạn đọc những năm tháng tuổi trẻ của nhân vật chỉ trong chín
trang giấy nhưng rất ấn tượng: “Tại tỉnh lị, nhà tư pháp ăn diện bảnh bao
cũng có gian díu với một phu nhân. Cũng có một cô chuyên may trang phục
nữ, có những bữa chè chén với các sĩ quan phụ tá ngự tiền tới công cán và
những chuyến xuống xóm “chị em” sau bữa ăn tối, có việc quỵ luỵ quan thầy,
thậm chí quỵ luỵ cả bà vợ ông ta” [9, 249].
Ivan Ilich có một cuộc sống sinh hoạt luôn lặp lại ngày qua ngày. Ông
dậy lúc chín giờ, uống cà phê và tới toà án. Vào giờ nghỉ giữa chừng ông hút
thuốc lá và trò truyện phiếm. Thời giờ còn lại ông đánh bài uyn - tơ hoặc
khiêu vũ với đám quý tộc cũng rảnh rỗi như ông ta. Còn công việc, ông không
ưa thích cũng chẳng buồn chán. Cái công việc của Ivan Ilich cũng được so
sánh khá thú vị với công việc của vị bác sỹ: “Nào cảnh đợi chờ, nào vẻ bệ vệ
giả tạo của bác sỹ, vẻ bệ vệ quen thuộc mà ông từng thấy của mình ở toà án,
nào gõ gõ nghe nghe, nào những câu hỏi yêu cầu những câu trả lời định sẵn
và hiển nhiên là không cần thiết... Mọi việc đã diễn ra đúng y như ở toà án. Ở
toà án ông giữ bộ mặt như thế nào với các bị cáo thì ở đây, các bác sỹ nổi
tiếng giữ vẻ mặt như vậy đối với ông” [9, 265]. Đó là cách làm việc chung của
giới công chức đương thời mà Tônxtôi đã khái quát qua hình tượng Ivan Ilich.
Cả những sở thích của Ivan Ilich cũng rất tẻ nhạt: “Những kẻ không giàu
lắm cứ học đòi bắt chước những người giàu có và bởi thế những kẻ học đòi

này lại đâm ra giống nhau: nào vải bọc lót đồ gỗ, đồ đạc bằng gỗ mun, hoa
hoét nào thảm, nào đồ trang trí, thứ mà tất cả những người thuộc hạng nào
đó cố bày ra cho giống với tất cả những người thuộc hạng mình. Ngôi nhà
của Ivan Ilich cũng được bài trí giống như thế, khiến cho người ta thậm chí
không hề chú ý tới, nhưng ông ta cứ tưởng ngôi nhà của mình đặc biệt lắm!”
[9, 259 - 260]. Cuộc sống gia đình đối với Ivan Ilich chủ yếu là làm sao để có

TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2

16

KHOA NGỮ VĂN


SV: NGUYỄN THỊ HUỆ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

“đủ tiện nghi về việc ăn uống, có đủ giường chiếu và có những người trông
nom nhà cửa” [9, 254]. Cuộc đời ông trôi đi trong những cuộc trò chuyện
phiếm với bạn bè, những bữa ăn và những ván bài uyn - tơ. Ông coi đó là
“ánh sáng của ngọn nến” cuộc đời mình, là cuộc sống như mong ước: “thoải
mái dễ chịu và lịch sự”. Cuộc sống dễ chịu, lịch thiệp ấy chỉ bao gồm những
niềm vui tầm thường, vô nghĩa trong cuộc sống thường ngày của ông. Tất cả
những việc làm, sở thích, hành động của Ivan Ilich cũng là của một bộ phận
trí thức quý tộc Nga đương thời. Qua hình tượng Ivan Ilich, nhà văn đã vạch
trần bộ mặt giả dối của cuộc sống quý tộc Nga. Với Tônxtôi, cuộc sống của
giới trí thức, giàu sang không những ghê tởm mà còn mất hết ý nghĩa của
cuộc sống.
Cái chết của Ivan Ilich gây hứng thú cho bạn đọc không chỉ bởi “sự thật

sâu sắc” mà còn bởi tính giáo huấn cao của nó nữa. Vậy, cuộc sống của Ivan
Ilich trước khi chết liệu có thể thay đổi, liệu Ivan Ilich có thể nhận cuộc sống
trước kia của mình đầy những giả dối hay y cứ mãi đắm chìm trong cuộc sống
không ra sống của y? Một biến cố đã xảy ra trong cuộc đời ông. Khi Ivan
Ilich sắp xếp cuộc sống tốt đẹp thuê nhà, treo rèm cửa sổ bằng dạ, một bất
ngờ khiến ông bị bệnh. Chính trong khoảng thời gian này, Ivan Ilich có điều
kiện suy ngẫm lại cuộc sống trước kia của mình. Ông đi ngược trở lại những
vết chân của mình, đi tìm vật đã mất, đi tìm cuộc đời bị đánh rơi. Ông hồi
tưởng lại cuộc sống thời niên thiếu của mình, lúc là sinh viên trường tư pháp
cho tới khi trở thành tay biện lý già có trong tay tất cả: tiền bạc, địa vị và gia
đình yên ấm (theo như ông nghĩ). Không phải đó là những điều ông mong
muốn sao? Nhưng tới lúc bị bệnh, ông chợt nhận ra một điều. Cái cuộc đời
mà ông kiếm tìm, vun đắp suốt mấy mươi năm qua có cái gì đó “không ổn”.
Khi ông có địa vị trong xã hội, tiền bạc, thì bạn bè đồng nghiệp của ông tỏ ra
kính trọng cho rằng ông là người hạnh phúc. Vợ con ông cũng vì thế mà tự

TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2

17

KHOA NGỮ VĂN


SV: NGUYỄN THỊ HUỆ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

hào về ông. Nhưng sau khi lâm bệnh thì tất cả đều thờ ơ, lạnh nhạt và dần xa
lánh ông. Ivan Ilich cảm thấy mình “Cô độc giữa một thành phố đông người,
giữa vô vàn người quen biết và gia đình mình”[9, 294]. Ông luôn bị giằng xé,

giày vò bởi cuộc sống giả dối, vô nghĩa đã qua của mình. Ivan Ilich chỉ nhận
ra bản chất của họ, và của chính bản thân mình trước khi chết có vài ngày:
“Cả bà vợ, cả con gái và con trai ông, cả gia nhân và những người quen
thuộc, lẫn các bác sỹ, và chủ yếu là bản thân ông, đều biết rằng mọi người
chỉ quan tâm tới chỗ rốt cuộc liệu ông có nhanh chóng nhường chỗ, giải thoát
người sống khỏi sự vướng víu do việc có mặt của ông gây ra, và tự giải thoát
khỏi những đau khổ của mình hay không” [9, 279]. Những cái mà trước kia
ông luôn hăm hở, hài lòng với nó: tiền bạc, danh vọng, nhà cửa, đồ đạc sang
trọng, những ván bài uyn - tơ… giờ đây không còn ý nghĩa với ông nữa. Ông
nhận ra cuộc sống giả dối, sự vô nghĩa của nó: “Không có lẽ nào cuộc sống
lại vô nghĩa, xấu xa như thế?”. Ivan luôn trăn trở “Sống ư? Sống như thế
nào? Sống như anh sống ở toà án, khi viên lục sự sướng lên: Toà ra… ” [9,
293]. Ông không đón nhận cái chết trong thanh thản, mà trong sự giày vò, đau
đớn khi nhận ra ý nghĩa của cuộc sống bên bờ vực của cái chết. Khi chịu sự
giày vò bản thân, Ivan Ilich cũng có những phút thanh thản khi có anh hầu
Ghêraxim bên cạnh: “Sức khoẻ, sức lực, sức sống trong mọi người khác làm
cho Ivan mất lòng, chỉ có sức lực và sức sống của Ghêraxim là không làm
ông phiền lòng, mà còn xoa dịu ông” [9, 282]. Nhìn khuôn mặt Ghêraxim,
ông tự hỏi mình: “Có lẽ mình đã sống không ra sống chăng?”. Trong thời
gian bị bệnh, suy nghĩ về cuộc sống đã qua, từ lúc còn bé, khi đi học, lấy vợ,
đi làm... Ivan Ilich đã biết được mình đã sống vô nghĩa: “ Không ổn. Tất cả
những gì mình đang sống là dối trá, lập luận, nó che lấp khiến mình không
thể thấy sự sống và cái chết” [9, 298]. Ông hối hận về cuộc sống đã qua. Và
trong lúc hấp hối, ông nghĩ: “Phải mình giày vò họ, họ đáng thương nhưng

TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2

18

KHOA NGỮ VĂN



SV: NGUYỄN THỊ HUỆ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

khi mình chết họ sẽ dễ chịu hơn”. Ông muốn giải thoát cho người thân và giải
thoát cho chính bản thân mình bằng việc chấp nhận cái chết. Thực sự lúc đó
ông nghĩ: “Cái chết ở đâu? Cái chết là như thế nào? Chẳng có nỗi sợ nào cả,
vì ngay cả cái chết cũng chẳng có” [9, 301]. Cái chết thực ra không đáng sợ
và ông đã chấp nhận chết. Còn gì đáng sợ hơn cái chết? Đó chính là cuộc
sống không ra sống của Ivan Ilich trước kia.
Trước khi chết, Ivan Ilich đã thức tỉnh, và sám hối cho phần đời trước kia
ông đã sống. Viết truyện Cái chết của Ivan Ilich, Tônxtôi không hề gieo vào
lòng người đọc tâm trạng lo âu, bất ổn trước cái chết, mà trái lại ông đã cổ vũ
con người tìm ra ý nghĩa đích thực cuộc sống của mình.
1.2.2. Những người nông dân bình dị
Văn học hiện thực Nga thế kỷ XIX đã phản ánh những mối xung đột của
đời sống xã hội một cách chân thực và sâu sắc. Tônxtôi đã kế thừa thành tựu
của các tác giả Puskin, Tuốcghênhep… Ông không chỉ miêu tả, phản ánh
những xung đột của cá nhân và xã hội, mà tập trung miêu tả những xung đột
hết sức căng thẳng quyết liệt giữa chế độ tàn bạo của Nga hoàng Nhikôlai I và
đời sống nhân dân lao động.
Tuy L.Tônxtôi xuất thân từ tầng lớp quý tộc, song cuộc đời ông lại gắn
bó với làng quê. Chính những năm tháng sống ở trại ấp quê nhà ấy, cùng việc
thay đổi tư tưởng, chuyển sang chế độ nông nô gia trưởng, khiến ông có thể
quan sát, miêu tả nông dân một cách sâu sắc. Nhà văn đã khẳng định: “Sức
mạnh là ở trong nhân dân chứ không phải ở trong chúng ta”. Tư tưởng đó
của Tônxtôi từng xuất hiện trong tác phẩm Anna Karênina qua hình tượng
nhân vật Kônxtantin Lêvin. Lêvin là một ông chủ trại ấp giàu có, quản lí toàn

bộ gia sản đồ sộ ba ngàn mẫu ruộng của bố mẹ để lại. Anh say mê, hoà vào
cảnh lao động cùng bà con nông dân: “vừa kính trọng, vừa yêu thương những

TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2

19

KHOA NGỮ VĂN


SV: NGUYỄN THỊ HUỆ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

người mugic với mối tình mà chàng hấp thụ cùng với dòng sữa của người vú
nuôi nông dân”. Lêvin coi nông dân là “giai cấp ưu tú nhất của nước Nga”.
Qua khảo sát chúng tôi thấy trong bốn truyện những người nông dân đều
xuất hiện. Tônxtôi đã chỉ rõ những mặt mạnh, mặt yếu của họ. Ngay trong
truyện Khatgi - Murat, nhân vật Akxinia, vợ của anh lính Ápđêép đã ngoại
tình và khi nghe tin chồng chết, bên ngoài ả “gào rú” thương tiếc chồng,
nhưng “trong thâm tâm lại vui mừng trước cái chết của Piốt”. Tuy vậy, trong
các tác phẩm của mình, người nông dân đã được L.Tônxtôi khám phá ra “cái
gốc tốt đẹp” trong bản chất của họ. Đó là sự chân thật, cần cù, thiện lương…
và cả tinh thần chính nghĩa, muốn chống lại cái ác trong xã hội.
Trong truyện Cái chết của Ivan Ilich, chính anh hầu Ghêraxim đã giúp
Ivan Ilich trong những ngày cuối đời có được sự thanh thản trong tâm hồn.
Anh đã giúp Ivan biết được rằng trên đời này vẫn luôn có sự quan tâm giữa
người với người, bên cạnh sự lừa lọc và giả dối. “Ghêraxim làm việc đó một
cách nhẹ nhõm, tự nguyện, giản dị và đôn hậu, khiến Ivan Ilich hết sức cảm
động” [9, 281]. Trong khi hoài nghi tất cả mọi người, Ivan vẫn luôn tin tưởng

Ghêraxim, luôn tìm cách giữ Ghêraxim bên mình. Trong chuỗi dài đau khổ
của cuộc đời mình, Ghêraxim như là một sự an ủi cho Ivan Ilich. Anh có suy
nghĩ khá giản đơn: “Tất cả chúng ta rồi sẽ chết. Tại sao lại không chịu khó
làm lụng?” [9, 283]. Bởi vậy anh làm việc mà không thấy nặng nề, hy vọng
rồi cũng có người chịu khó giúp anh khi anh lâm vào cảnh đó. Nét khoẻ
khoắn, sự chân thành giản dị của Ghêraxim đã giúp Ivan Ilich nhận ra mặt tốt
đẹp của cuộc sống này. Cái chết của Ivan Ilich đã thể hiện thái độ phủ nhận
cuộc sống của giai cấp quý tộc một cách quyết liệt và bày tỏ niềm tin mãnh
liệt vào cuộc sống tốt đẹp ở tương lai qua hình ảnh anh nông dân Ghêraxim
của Tônxtôi.

TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2

20

KHOA NGỮ VĂN


SV: NGUYỄN THỊ HUỆ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Trong truyện Đức cha Xerghi xuất hiện hai người phụ nữ thuộc hai giai
cấp và hai tính cách trái ngược khác nhau. Makốpkina, một người thuộc giai
cấp quý tộc đầy ích kỷ và người đàn bà nghèo khổ nhưng có trái tim nhân hậu
lương thiện, Praxkôvia Mikhailốpna. Bà khi còn thơ ấu vẫn là một cô bé đáng
yêu dù hơi nhút nhát. Lúc trưởng thành bà lại chịu nhiều bất hạnh. Một người
phụ nữ mà trước đó từng có một trang trại giờ trở thành người phụ nữ “già
nua, héo hắt, da nhăn nheo”. Khi lấy chồng, bà bị hành hạ dã man, một đứa
con bị ốm chết. Nhưng bà vẫn giành tình yêu thương cho chồng con. Bà

không đổ lỗi cho chồng, mà cho rằng kết quả của mọi chuyện là do “tôi đã
giày vò nhà tôi bởi cái máu ghen mà tôi không thể nào chế ngự được” [9,
348]. Tới lúc con gái lấy chồng, bà vẫn quan tâm phải chăm sóc cho con
cháu. Một mình bà đã nuôi 5 đứa cháu, nuôi cả con gái, con rể đau ốm vì
bệnh loạn thần kinh. Bà kiếm sống bằng việc dạy âm nhạc cho cô gái các nhà
lái buôn. Dù nghèo khó, bà vẫn giành tình thương cho những cô bé kia, chỉ
tiếc là bà nghèo quá, không giúp được gì họ. Hãy nhìn hành động của bà với
cha Xerghi mà bà nghĩ là người hành hương xem? Lúc định cho ông bánh mì,
bà đỏ mặt khi thấy mình tiếc của. Bà đã đem cho ông một khoanh bánh mì và
mười kô - pếch, trong khi mỗi giờ bà dạy chỉ được năm mươi kô - pếch. Bà
“không cảm thấy hãnh diện vì sự hào phóng của mình, mà ngược lại bà cảm
thấy hổ thẹn vì mình cho quá ít” [9, 345]. Praxkôvia Mikhailốpna còn có một
tâm hồn hướng thiện “bà không thể chịu đựng được về mặt thể chất những
quan hệ không tốt đẹp giữa người với người... Bà chỉ cảm thấy đau khổ trước
cảnh thù hằn, giống như bà khổ sở trước mùi hôi, âm thanh chói tai, hoặc
những đòn đánh vào con người” [9, 345].
Praxkôvia đã sống trong nghèo khổ, vất vả. Nhưng, cuộc sống đó lại rất
có ý nghĩa, bởi bà đã sống và hi sinh vì người khác. Bà không thường xuyên
đi cầu nguyện ở nhà thờ, nhưng trái tim bà vẫn hướng về Chúa. Trong 23 năm

TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2

21

KHOA NGỮ VĂN


SV: NGUYỄN THỊ HUỆ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP


tu hành, cha Xerghi đã được các tín đồ coi như một vị thánh, nhưng ông đã
không có niềm tin vào đức Chúa. Chỉ khi trở về với cuộc sống của người lao
động, hoà mình vào dòng người hành hương, cha Xerghi mới tìm thấy chỗ
dựa thực sự trong Chúa. Việc gặp người đàn bà nghèo khổ khiến Cha Xerghi
“bừng ngộ”. Ông nhận ra: “Đấy giấc mộng của ta như vậy đấy. Praxkôva
chính là mẫu người mà ta phải đạt tới và ta không đạt tới được. Ta sống vì
người đời, lấy cớ sống vì Chúa, bà sống vì Chúa nhưng lại tưởng tượng mình
sống vì người đời” [9, 352].
Trong truyện Sau đêm vũ hội, nhân vật Ivan Vaxiliêvích “bừng ngộ” khi
bắt gặp cảnh đại tá Piốt đánh đập người lính bỏ trốn. Cảnh tượng đó đã phản
ánh chế độ phong kiến bạo tàn Nga, bộc lộ sâu sắc xung đột giữa những
người lao động nghèo khổ với bộ máy chính quyền tàn bạo của Nga hoàng.
Hình ảnh “cây gậy” vung lên nện vào cái lưng “loang lổ, ướt nhoẹt, đỏ lòm”
của người lính đã ám chỉ điều này, bởi “cây gậy” đã trở thành câu cửa miệng
của những người lính Nga thời bấy giờ để ám chỉ Nhikôlai I.
Theo dõi bốn truyện giai đoạn 1881 - 1910 của Tônxtôi, chúng tôi nhận
thấy kiểu nhân vật những người nông dân bình dị xuất hiện với số lượng
nhiều nhất trong truyện Khatgi - Murat. Đó có thể là những người lính Nga,
những người lính Kô - dăc xuất thân nông dân, là những người dân làng
Tsetsen, những nông dân Nga. Khatgi - Murat viết về đề tài chiến tranh,
nhưng đó không phải là cuộc đấu tranh giữa những người Nga và những
người dân tộc trong vùng Kapkadơ, mà là cuộc chiến tranh giữa chính nghĩa
và phi nghĩa. Kết quả của cuộc chiến ấy là những tổn thất nặng nề của cả hai
bên, trước hết là những người trực tiếp tham gia chiến tranh đã phải hi sinh
cả tính mạng của mình, và cả cuộc sống khốn khó của những người lao động
chân đất.

TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2


22

KHOA NGỮ VĂN


SV: NGUYỄN THỊ HUỆ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Có thể kể tới trong truyện đầu tiên là Ápđêép, một người lính Nga có
xuất thân nông dân, mang đặc tính cách của một mugic: “nhanh nhẹn, khéo
léo, dẻo dai và cái chính là cần cù” [9, 408]. Anh đi lính thay cho anh trai
mình và cuối cùng phải chết “Khuôn mặt có gò má cao, tái nhợt và nghiêm
nghị”. Người cha của anh đã khái quát số phận của những người lính: “Đi lính
thì cũng cầm bằng như chết. Người lính cũng như một mẩu bánh mì cắt rời ra
và cũng chẳng nên nhắc nhở anh ta làm gì cho não lòng não ruột” [9, 408].
Những người lính Kô - dăc khác như Nararốp còn phải nuôi nấng bà mẹ già
với ba con gái và hai em trai, Igơnaốp đã hết hạn tại ngũ, là một người đứng
tuổi, một mugic khoẻ mạnh, Pêtơraốp, con trai độc nhất của một bà mẹ goá…
Họ đều phải chịu chung một kết cục là cái chết: “Petơrakốp nằm ngửa, bụng
bị chém, khuôn mặt trẻ trung của anh hướng lên trời, anh ngoi ngóp như con
cá, hấp hối” [9, 497]. “Con ngựa của Igơnatốp quỵ xuống, đè lên chân anh.
Hai người miền núi tuốt gươm, không xuống ngựa, bổ xuống đỉnh đầu và tay
anh” [9, 496]… Chiến tranh cũng khiến những người lao động chịu những
tổn thất nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần: “Hai xác chết nữa được đưa tới
bãi làng, ở đó cũng như trong khắp mọi nhà vang lên tiếng gào khóc của phụ
nữ. Lũ trẻ nhỏ oà khóc cùng với các bà mẹ. Gia súc đói, không có gì cho
chúng ăn, cũng rống lên. Đám trẻ lớn không nô đùa, nhìn người lớn bằng cặp
mắt sợ hãi” [9, 458]. Cậu bé từng đưa cặp mắt long lanh phấn khởi nhìn
Khatgi - Murat đã chết bởi “một nhát lê đâm suốt lưng”, còn bà mẹ của cậu

“tươi tắn từng phục dịch lúc Khatgi - Murat tới thăm, bây giờ mặc chiếc áo
sơ mi bị toạc, phơi ra bộ ngực già nua thõng thẹo, tóc xổ tung” [9, 458]. Viết
truyện Khatgi - Murat, nhà văn không chỉ ghi lại câu chuyện về cuộc chiến
tranh ở Kapkadơ ông từng tham gia mà còn miêu tả nó, giúp ngươi đọc hình
dung cuộc chiến đó diễn ra như thế nào. Những hình ảnh đau thương của

TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2

23

KHOA NGỮ VĂN


SV: NGUYỄN THỊ HUỆ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

những người nông dân trong truyện khiến bạn đọc hiểu rõ tính chất của cuộc
chiến phi nghĩa, cũng như bản chất tàn bạo của giai cấp thống trị đương thời.
Nếu trong truyện Khatgi - Murat, người phụ nữ quý tộc Maria
Vaxiliépna đẹp nhưng thủ đoạn và âm mưu, thì Maria Đmitơriépna cũng đẹp,
nhưng lại là một người nông dân rất thiện lương. Chị đã che chở cho viên sĩ
quan Butle khi anh ta đánh bạc thua. Maria có sức lôi cuốn đặc biệt, bởi vậy
Butle yêu thích chị và cả Khatgi - Murat cũng ưa mến chị. Ông “ưa vẻ đẹp
giản dị, vẻ đẹp đặc biệt của một người khác dân tộc của ông” [9, 463]. Ngay
khi nhìn thấy cái đầu của Khatgi - Murat, chị đã “bỏ đi, tránh cái đầu lâu bị
băm vằm ấy, tránh khỏi cái dấu hiệu của chiến tranh”. Chị rất tức giận và
quát lớn: “Tất cả bọn các anh là quân ăn tươi nuốt sống… Chiến tranh!
Chiến tranh nào? Quân ăn tươi nuốt sống các người, có thế thôi. Phải đem
chôn xác chết xuống đất, ấy thế mà người ta lại đem nó ra giễu cợt. Quân ăn

tươi nuốt sống người” [9, 493]. Là nạn nhân của chiến tranh, vậy nên tiếng
nói phản đối chiến tranh của những người nông dân có ý nghĩa rất lớn.
Tônxtôi đã để một người phụ nữ lên tiếng chống lại cuộc chiến tranh phi
nghĩa. Qua đó, nhà văn thể hiện niềm mong ước về một cuộc sống hoà bình,
những người nông dân được sống tự do, có ước mơ và có cả hi vọng. Tiếng
nói chống chiến tranh của Maria, cũng là tư tưởng của L.Tônxtôi, của những
người tiến bộ, chủ trương không dùng bạo lực chống lại điều ác, mà phải
dùng đạo đức.
1.2.3. Nhân vật bừng ngộ
Nhiều người trong giới nghiên cứu Nga cho rằng, thế giới quan của
Tônxtôi vào những năm tám mươi hình thành khuynh hướng nổi loạn tự phát,
tạo ra “chân lý” của Tônxtôi. Chính ánh sáng chân lý này đã chia đôi sự
nghiệp sáng tác văn học của ông. Nó quyết định những tư tưởng trong tác
phẩm viết về sau của ông. Vì vậy, khi xây dựng nhân vật, ông luôn chú ý quá

TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2

24

KHOA NGỮ VĂN


SV: NGUYỄN THỊ HUỆ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

trình “bừng ngộ” của họ. Trong bốn truyện đã khảo sát, chúng tôi nhận thấy
kiểu nhân vật này xuất hiện trong ba tác phẩm: Đức cha Xerghi, Sau đêm vũ
hội và Khatgi - Murat.
Khi đọc truyện Đức cha Xerghi, độc giả tưởng rằng nhà văn có ý định

nhấn mạnh việc đè nén tình dục, nhưng không phải. Tônxtôi khẳng định: “đấu
tranh với tình dục chỉ là phiến đoạn, cuộc đấu tranh chính diễn ra với cái
khác, với tiếng tăm của người đời”. Tác giả viết truyện này lấy nguyên mẫu
từ Uraxốp, người từng là một sĩ quan dũng cảm có trang trại ở gần Matxcơva
và từng sống ở Xpatxcôiê. Khi nhà văn còn sống, truyện này còn chưa được
xuất bản. Truyện kể lại cuộc sống của cha Xerghi từ khi còn nhỏ, cha mất,
vào học trường tư pháp, học hành giỏi giang, đính hôn, rồi đi tu khi biết được
mối quan hệ của vợ chưa cưới và Nga hoàng… Cho tới khi kết thúc truyện thì
cha vẫn còn sống, tự lao động và dạy trẻ học. Nhưng tác giả không kể lại tất
cả quãng thời gian đó mà chỉ tập trung miêu tả 23 năm tu hành của đức cha.
Ngay từ khi còn thơ ấu cho tới lúc trở thành một sĩ quan ngự lâm,
trong lòng của Kaxatxki luôn diễn ra một cuộc đấu tranh phức tạp và căng
thẳng: “Trong mọi công việc mà anh gặp trên đường đời, phải đạt tới sự hoàn
thiện và thành công khiến mọi người khác ngạc nhiên và ca ngợi”. Đạt được
một vị trí trong xã hội thượng lưu là một đích của anh lúc này. Muốn vậy, anh
đã cầu hôn nữ bá tước xinh đẹp Kôrốtkôvia. Kaxatxki coi nàng là một thiên
thần, nhưng thiên thần ấy đã phản bội anh, trở thành nhân tình của Nga hoàng
Nhikôlai I. Lúc này đây, lòng kiêu hãnh và thói hão danh trong anh đang xen
lẫn với đức tin mà anh dành cho Chúa. Nỗi chán chường khiến anh quyết định
đi tu. Từ bỏ hôn ước với người vợ chưa cưới, từ bỏ cuộc sống quý tộc giàu
sang, danh giá, quay lưng lại với xã hội thượng lưu giả dối bệnh hoạn,
Kaxatxki bước vào cuộc đời tu hành để tìm kiếm chân lí, tìm kiếm ý nghĩa
cuộc đời và tìm kiếm Chúa. Trên con đường đó, nhân vật chính cha Xerghi

TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2

25

KHOA NGỮ VĂN



×