Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Thực trạng phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ em mẫu giáo ở một số trường mầm non thành phố vĩnh yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.18 KB, 47 trang )

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được công trình nghiên cứu này, em xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc tới thầy giáo, Th.S. Đỗ Xuân Đức, thầy đã tận tình hướng
dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian nghiên cứu, ngay từ khi mới bắt đầu
hình thành ý tưởng cho tới khi hoàn thành công trình của mình.
Em xin gửi lời cảm ơn trân thành tới các thầy cô giáo trường Đại học
Sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô Khoa Giáo dục Tiểu học, đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường để
em có cơ hội nghiên cứu công trình này.
Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới bạn bè, người thân đã luôn ở
bên, động viên tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề
tài.
Cuối cùng, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, các cô giáo và
phụ huynh của hai trường mầm non Ngô Quyền, trường mầm non Hoa Sen,
Thành phố Vĩnh Yên đã nhiệt tình đóng góp ý kiến giúp cho công trình của
tôi được hoàn thiện.
Dù đã hết sức cố gắng, song công trình còn nhiều thiếu sót, mong ý kiến
đóng góp của các thầy cô và bạn đọc để công trình được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân thành cảm ơn!

Hà Nội ngày

tháng 5 năm 2010.

Sinh viên

Vũ Thị Thu Hằng
1



LỜI CAM ĐOAN

Đề tài “Thực trạng phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc
chăm sóc, giáo dục trẻ em mẫu giáo ở một số trường mầm non Thành phố
Vĩnh Yên” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của thầy
giáo, Th.S. Đỗ Xuân Đức không trùng với một nghiên cứu nào khác.
Các số liệu, kết quả thu thập được trong khoá luận là trung thực, chính xác,
chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội ngày

tháng 5 năm 2010.

Sinh viên

Vũ Thị Thu Hằng

2


PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Gia đình là một thiết chế cơ bản của xã hội, là tế bào của xã hội, là nhóm
xã hội đầu tiên và đây cũng là trường học đầu tiên của mỗi con người. Gia đình
là nơi trẻ được yêu thương, được chăm sóc và dạy dỗ bằng chính tình yêu
thương của ông, bà, cha, mẹ, anh, chị... với trẻ mầm non, sự phát triển về thể
chất và nhân cách phụ thuộc rất nhiều vào chế độ chăm sóc và nề nếp gia phong,
truyền thống văn hoá của gia đình mình. Có thể nói, với độ tuổi này, giáo dục ở
gia đình giữ vai trò chủ đạo.

Để thể chất và nhân cách của mỗi trẻ được phát triển toàn diện và đúng
hướng thì nhà trường mầm non là nơi góp phàn quyết định không nhỏ. Trường
mầm non là môi trường giáo dục toàn diện nhất, là cơ quan thực hiện chức năng
giáo dục có hiệu quả nhất, hội tụ đủ những yếu tố cần thiết để có thể huy động
sức mạnh giáo dục từ phía gia đình và xã hội.
Nếu gia đình là trường học đầu tiên, chăm sóc và giáo dục trẻ bằng tình
yêu thương thì trường mầm non là nơi chăm sóc và giáo dục trẻ có định hướng
và chuyên nghiệp, giúp trẻ làm quen với môi trường xã hội rộng hơn môi trường
gia đình.
Nếu chỉ có sự giáo dục của gia đình mà thiếu đi sự giáo dục của nhà trường
thì định hướng chăm sóc giáo dục sẽ khó khăn hơn, trẻ sẽ khó hoà nhập với cuộc
sống xã hội hơn. Nhưng nếu chỉ có nhà trường tham gia vào việc chăm sóc, giáo
dục trẻ và gia đình lại không quan tâm thì giáo dục cũng khó đi đúng hướng.
Những năm đầu của thập kỷ 80, Đảng và nhà nước thực hiện chiến lược
con người, chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào thế kỷ XXI. Việc chuẩn bị đó phải
được bắt đầu từ trẻ lọt lòng, vì thế Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo lúc đó là
đồng chí Nguyễn Thị Bình đã ký quyết định thành lập khoa mẫu giáo (nay là
kho giáo dục mầm non) và đạt ngày tạo trường Đại học Sư phạm Hà Nội I. Một
trong những trường có lịch sử lâu đời nhất trong chế độ ta và cũng là trường
trọng điểm của ngành sư phạm trong cả nước.
3


Ngay từ những năm đầu mới thành lập ngành giáo dục Mầm non, vấn đề
phối hợp giữa nhà trường và gia đình đã được quan tâm và đề cập. Trong “Tập san
Mẫu giáo số 2/1980” có đăng tải “Điều lệ trường Mẫu giáo theo Quyết định số
435/QĐ - BGDĐT ngày 29/3/1980 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn
Thị Bình ký” tại Chương 5, Điều 26 ghi rõ “Nhà trường và gia đình có trách nhiệm
cộng tác với nhau để thống nhất mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục trẻ ở
gia đình và nhà trường. Một năm nhà trường họp với gia đình trẻ 3 lần”.

Trong một quãng thời gian dài vừa xây dựng, vừa phát triển, ngành giáo
dục mầm non đã tiến những bước dài và chiếm được vị trí trong nền giáo dục
quốc dân và đạt được những thành công nhất định. Công tác phối hợp giữa nhà
trường và gia đình trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ vẫn được quan tâm. Tại
Nghị quyết hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt
Nam khoá VIII về định hướng chiến lược phát triển giáo dục trong thời kỳ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đã nêu rõ mục tiêu của giáo dục mầm non đến năm
2020 là “Xây dựng hoàn chỉnh và phát triển bậc học mầm non cho hầu hết trẻ
em trong độ tuổi phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các gia đình”.
Năm 2006, Tạp chí Giáo dục Mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo số
3/2006. Trong Quyết định phê duyệt đề án “Phát triển giáo dục mầm non giai
đoạn 2006 - 2015, của Thủ tướng Chính phủ số 149/2006/QĐ - TTg”, tại Điều 1,
Phần I, Mục 3 nêu rõ: “Việc chăm sóc giáo dục trẻ mầm non phải thực hiện với
sự phối hợp gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội coi trọng nâng
cao hiệu quả công tác tuyên truyền, bậc phụ huynh, cha mẹ của trẻ nhằm thực
hiện đa dạng hoá phương thức chăm sóc, giáo dục trẻ em”.
Trong thực tiễn, ở mỗi trường mầm non, sự phối hợp giữa nhà trường và
gia đình trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ là rất cần thiết và hiện nay
cũng đã đạt được những kết quả nhất định. Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này trong
việc chăm sóc và giáo dục trẻ em mẫu giáo hiện nay, tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài “Thực trạng phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc chăm sóc giáo
dục trẻ em mẫu giáo ở một số trường mầm non thành phố Vĩnh Yên”.

4


II. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Ngay từ khi thành lập ngành giáo dục mầm non, công tác phối hợp giữa
nhà trường và gia đình trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ em dã luôn được coi
trọng và đề cao.

Trong quá trình phát triển ngành, vấn đề này cũng luôn được các cấp lãnh
đạo, các nhà giáo dục quan tâm. Đã có nhiều ý kiến, nhiều bài viết đề cập đến
tầm quan trọng của công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong trường
mầm non như bài: “Tuyên truyền giáo dục các bậc cha mẹ trong giáo dục mầm
non” của Thạc sĩ Ngô Thị Hợp – phó vụ trưởng vụ giáo dục mầm non, đăng trên
Tạp chí Giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo số 2/2009 cũng đã đề cập đến vấn
đề làm thế nào để mọi gia đình có trẻ em đến trường mầm non đều hiểu được ý
nghĩa của việc phối hợp với nhà trường mầm non trong chăm sóc và giáo dục
con cái mình, và biện pháp được phó vụ trưởng đề cập trong bài viết là công tác
tuyên truyền về ý nghĩa của hoạt động này trong những buổi họp phụ huynh toàn
trường, phó vụ trưởng cũng nêu lên một số nguyên nhân khiến cho công tác phối
hợp giữa nhà trường và gia đình hiện nay vẫn chưa đạt được nhiều kết quả đáng
kể, một trong những nguyên nhân đó là: hoạt động phối hợp trong các trường
mầm non mới chỉ mang tính hình thức.
Những bài viết, hay những ý kiến nêu ra từ trước đến nay cũng chỉ dừng
lại ở việc đề cập đến vấn đề này như là những nhận xét về thực trạng phối hợp
giữa trường mầm non và gia đình mà chưa đi vào nghiên cứu về ý nghĩa thiết
thực và sâu xa của hoạt động đó đối với việc chăm sóc và giáo dục trẻ em mẫu
giáo, cũng chưa có một nghiên cứu nào tìm hiểu về thực trạng phối hợp giữa nhà
trường và gia đình trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ em mẫu giáo ở một số
trường mầm non tại thành phố Vĩnh Yên
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Tìm hiểu thực trạng phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm
sóc và giáo dục trẻ em mẫu giáo ở một số trường mầm non tại thành phố Vĩnh
Yên và nguyên nhân của thực trạng đó. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cần

5


thiết để nâng cao chất lượng phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc

chăm sóc và giáo dục cho trẻ mầm non.
IV. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Vấn đề phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc và giáo
dục cho trẻ mầm non.
V. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Thực trạng phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc chăm sóc và
giáo dục trẻ em mẫu giáo ở trường mầm non Ngô Quyền và trường mầm non
Hoa Sen tại thành phố Vĩnh Yên.
VI. MỨC ĐỘ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Mức độ nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc chăm
sóc và giáo dục cho trẻ mầm non.
2. Phạm vi nghiên cứu
Trường mầm non Ngô Quyền và trường mầm non Hoa Sen, thành phố
Vĩnh Yên.
VII. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Thực trạng việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc chăm sóc
- giáo dục trẻ em mẫu giáo ở trường mầm non Ngô Quyền và trường mầm non
Hoa Sen chưa thực sự đạt hiệu quả tối đa.
VIII. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Tìm hiểu cơ sở lý luận
2. Tìm hiểu thực trạng phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc
chăm sóc và giáo dục trẻ em mẫu giáo tại trường mầm non Ngô Quyền và
trường mầm non Hoa Sen - Thành phố Vĩnh Yên
3. Nguyên nhân của thực trạng và đề xuất một số giải pháp cần thiết đảm
bảo sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc chăm sóc và giáo dục
trẻ em Mẫu giáo ở các trường Mầm non.
IX. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp đọc sách.
6



- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp trò chuyện.
- Phương pháp thống kê toán học.

X. DỰ KIẾN NỘI DUNG CÔNG TRÌNH
Phần I: Mở đầu.
Phần II: Nội dung.
Chương 1: Tìm hiểu cơ sở lí luận.
1.1: Khái niệm gia đình.
1.2: Vai trò của gia đình trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ.
1.3: Vai trò của nhà trường Mầm non trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ.
1.4: Ý nghĩa của công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc
chăm sóc và giáo dục trẻ em mẫu giáo.
1.5: Nội dung phối hợp giữa trường mầm non với gia đình.
1.6: Các hình thức phối hợp của nhà trường với gia đình.
Chương 2: Thực trạng phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong
việc chăm sóc và giáo dục trẻ em mẫu giáo ở một số trường mầm non
Thành phố Vĩnh Yên.
2.1: Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc phối hợp với gia đình trẻ
để chăm sóc và giáo dục trẻ em mẫu giáo.
2.2: Thực trạng nhận thức của phụ huynh về việc phối hợp với giáo viên
trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ em mẫu giáo.
2.3: Thực trạng phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc chăm sóc
và giáo dục trẻ em mẫu giáo ở một số trường mầm non Thành phố Vĩnh Yên.
Chương 3: Nguyên nhân của thực trạng và các đề xuất về một số giải
pháp cần thiết để công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc
chăm sóc và giáo dục trẻ ở các trường mầm non đạt hiệu quả cao.
3.1: Nguyên nhân của thực trạng.

3.2: Đề xuất một số giải pháp cần thiết để công tác phối hợp giữa nhà
trường và gia đình trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ ở các trường Mầm non
đạt hiệu quả.
7


Phần III: kết luận và kiến nghị
1. Kết luận kết quả của công trình nghiên cứu.
2. Kiến nghị.
XI. DỰ KIẾN KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU.
-

Từ tháng 11/2009 - tháng 12/2009: Nhận đề tài và hoàn thành đề

cương.
-

Từ tháng 12/2009 - tháng 01/2010: Tìm hiểu cơ sở lí luận.

-

Tháng 3/2010: Tìm hiểu thực trạng.

-

Tháng 4/2010: Hoàn thành đề tài nghiên cứu.

-

Tháng 5/2010: Bảo vệ.


8


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TÌM HIỂU CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Khái niệm gia đình
Có rất nhiều quan niệm về gia đình, mỗi quan niệm đều được xây dựng từ
những khái niệm đơn giản. Theo đó, gia đình có thể được hiểu theo rất nhiều
cách khác nhau. Song, xét tổng quát gia đình có thể hiểu là một nhóm xã hội,
các thành viên trong nhóm có quan hệ gắn bó với nhau qua hôn nhân, huyết
thống, tâm sinh lý, có chung giá trị vật chất, tinh thần tương đối ổn định trong
các giai đoạn phát triển lịch sử xã hội.
* Các loại gia đình: [4. tr.11 đến tr.15]
Hiện nay có nhiều cách phân loại gia đình. Căn cứ vào các mục đích
nghiên cứu khác nhau, người ta xây dựng các tiêu chí phân loại khác nhau.
- Nếu lấy hôn nhân làm chuẩn thì có hai loại:
+ Gia đình đơn hôn – gia đình có một vợ một chồng.
+ Gia đình đa hôn – gia đình có một chồng nhiều vợ hoặc gia đình có một
vợ nhiều chồng.
- Nếu lấy số lượng thế hệ đang sống chung trong một gia đình thì có hai loại:
+ Gia đình hạt nhân – gia đình có hai thế hệ: Cha mẹ và các con sống
chung với nhau dưới một mái nhà. Trong xã hội hiện đại, gia đình hạt nhân là
loại gia đình có điều kiện phát triển tốt nhất, loại gia đình có nhiều ưu thế khi
thực hiện các chức năng của gia đình (theo Tony Bilton, Kenvin Bonnett... trong
“nhập môn xã hội học” – Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993).
+ Gia đình mở rộng – gia đình có từ ba thế hệ trở lên đang chung sống với
nhau dưới một mái nhà (ông, bà, cha, mẹ, con cái...(cháu)). Gia đình mở rộng
ngày càng thu hẹp trong xã hội hiện đại, do kinh tế xã hội phát triển, chất lượng
cuộc sống ngày càng được nâng cao nên ông bà thường được tách thành các hộ

độc lập.
- Nếu lấy các quan hệ giữa các thành viên trong gia đình thì A.E.Litrcô
chia gia đình thành 4 loại sau:
9


+ Gia đình đầy đủ (gia đình có cả cha lẫn mẹ).
+ Gia đình không đầy đủ ( thiếu cha hoặc mẹ).
+ Gia đình mở rộng (có những người họ hàng ruột thịt khác hoặc con
nuôi, cha mẹ nuôi...).
+ Gia đình biến dạng (có bố dượng hoặc mẹ kế).
Theo PGS. TS. Ngô Công Hoàn, ông đã dựa theo quan điểm giáo dục học,
dựa vào quan hệ vợ chồng (cha mẹ) là chủ yếu vì cho rằng cha mẹ là những
người phải chịu trách nhiệm trước xã hội về sự phát triển thể chất và tâm lí của
con cái mình.
Cấu trúc hộ gia đình, nói một cách khác, các quan hệ trong gia đình có tác
động trực tiếp đến việc chăm sóc sức khoẻ thể chất và tâm lí cho trẻ em. Nhiều
công trình khoa học đã chứng minh: chăm sóc sức khoẻ là một nhu cầu cơ bản
của con người, là một mục tiêu lâu dài của sự phát triển xã hội. Sức khoẻ thể
chất và tinh thần (tâm lí) của trẻ em có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phat triển của
mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, đối với sự thịnh vượng, phồn vinh của các cộng đồng
xã hội. Với ý nghĩa này, ông chia gia đình làm 3 loại sau:
- Gia đình có đầy đủ cả cha lẫn mẹ (gia đình có đủ quan hệ cơ bản: Cha mẹ - con).
Trong gia đình có đầy đủ cả cha lẫn mẹ, đứa trẻ sẽ được quan tâm chăm
sóc chu đáo cả về thể chất lẫn tinh thần. Vì đây là điều kiện thuận lợi cho sự
phân công lao động trong gia đình: Thường thì người mẹ dành nhiều thời gian
để chăm sóc sức khoẻ thể chất và tinh thần cho trẻ; người cha thường lo làm ăn
kinh tế để xây dựng gia đình, là chỗ dựa tinh thần cho mẹ và các con. Các hành
vi giới tính của mẹ và cha là điều kiện thuận lợi cho trẻ em lĩnh hội, học hỏi các
hành vi giới tính khác nhau, nhờ đó mà khả năng cân bằng hành vi giới diễn ra

thuận lợi ở trẻ. Đây là tiền đề hình thành các hành vi giao tiếp với những người
khác giới ở mỗi cá nhân này.
Gia đình có đầy đủ cả cha lẫn mẹ là điều kiện tiên quyết để tạo ra một bầu
không khí tâm lí hài hoà, có ý nghĩa quan trọng đối với trẻ em đang còn nương
tựa vào gia đình. Vì trẻ cần sự bao bọc, che chở và cần thoả mãn các nhu cầu vật
10


chất ăn, ở, mặc, đi lại, phòng chống các loại bệnh tật và những đáp ứng kịp thời
về tình cảm, tinh thần, an toàn cho sự phat triển toàn diện ở trẻ.
Gia đình có đầy đủ cả cha lẫn mẹ nằm trong loại gia đình mở rộng (có
thêm ông, bà hoặc thêm cô, dì, chú, bác... những người ruột thịt). Loại gia đình
này còn đang phổ biến ở nông thôn Việt Nam. Gia đình truyền thống có tác
động mạnh đến sự chăm sóc sức khoẻ thể chất và tâm lí cho trẻ.
Theo nghiên cứu của Đặng Nguyên Anh về “Cấu trúc hộ gia đình và sức
khoẻ trẻ em: Những phát hiện qua khảo sát nhân khẩu học và sức khoẻ 1997”
cho thấy: Loại gia đình mở rộng có đầy đủ cha mẹ, có thêm ông bà là một thuận
lợi đối với việc nuôi dạy, chăm sóc trẻ em. Theo tác giả, “các bậc ông bà với bề
dày kinh nghiệm của mình đã giúp sức tích cực cho việc tiêm phòng, hỗ trợ tốt
cho chăm sóc sức khoẻ trẻ em”.
Nghiên cứu còn phát hiện gia đình có nhiều nam giới là một bất lợi đối
với việc chăm sóc trẻ. Gia đình Việt Nam ngày càng có xu hướng chuyển đổi từ
cấu trúc mở rộng sang loại hình gia đình hạt nhân hai thế hệ.
- Gia đình thiếu hụt cha hoặc mẹ (gia đình khuyếm khuyết mẹ hoặc cha).
Loại gia đình này thể hiện trong thực tiễn rất đa dạng:
+ Gia đình có cha mẹ li dị, con ở với mẹ hoặc cha, đứa trẻ không được
hưởng sự chăm sóc đầy đủ của cha và mẹ.
+ Gia đình có cha hoặc mẹ đã qua đời, con chỉ được sự chăm sóc của cha
hoặc mẹ.
Những đứa trẻ trong các gia đình này chỉ được hưởng sự chăm sóc của

cha hoặc mẹ. Do vậy, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ không được đáp ứng đầy đủ,
ăn uống thất thường và còn thiếu cả sự động viên, khích lệ, âu yếm, yêu thương
từ nơi cha và mẹ. Sự bất hạnh này thường tạo ra những cảm xúc u buồn, tự ti rõ
rệt ở trẻ. Những trẻ ở những gia đình như thế này thường có tính cách lạnh nhạt,
đơn độc, thêm vào đó, do thiếu sự giáo dục của cha và mẹ, đứa trẻ thường không
cân bằng những nét tính cách, dễ bị kích động, hung tính hoặc chai lì... Tỉ lệ trẻ
tự kỉ ở các gia đình thiếu hụt cha hoặc mẹ cao hơn ở gia đình đứa trẻ được chăm
sóc yêu thương của cả cha lẫn mẹ. Theo điều tra của các nhà tâm lí ở Thượng
11


Hải (Trung Quốc) thì những đứa trẻ ở các gia đình này dễ bắt chước, tiêm nhiễm
những ảnh hưởng xấu từ xã hội, thậm chí dễ đi vào con đường vi phạm pháp
luật, phạm tội, trở thành những đứa trẻ hư so với những đứa trẻ đồng trang lứa.
Những đứa trẻ sống trong các gia đình này, từ nhỏ đã thiếu vắng các mẫu
hành vi giới của cha hoặc mẹ, lớn lên trẻ lúng túng, khó thích ứng, khó hợp tác
với những người xung quanh, tự ti, nhút nhát, rụt rè khi phải giao tiếp, hợp tác
với những người khác giới, hoặc đồng giới.
- Gia đình đặc biệt.
Gia đình đặc biệt không bao gồm những gia đình đã phân tích trên, đó là
những gia đình:
+ Có mẹ và bố dượng - Sau khi li hôn, hoặc mất bố, mẹ đi lấy chồng, con
theo mẹ.
+ Có cha và mẹ kế - Sau khi li hôn, hoặc mất mẹ, bố đi lấy vợ, con
theo bố.
+ Có cha nuôi, mẹ nuôi - Đứa trẻ vì nhiều lí do khác nhau không ở với
cha mẹ mình (chiến tranh li tán, đói nghèo, vì đi làm ăn xa... hoặc cha mẹ đẻ đã
mất vì bệnh tạt, tai nạn...).
+ Gia đình chỉ có mẹ (con ngoài giá thú).
+ Hiện nay ở Việt Nam xuất hiện loại gia đình: bố mẹ đi lao động hoặc

học tập, công tác ở nước ngoài, con gửi cho ông bà nội, ông bà ngoại, hoặc cô
dì,chú bác nuôi - nghĩa là đứa trẻ sống thiếu sự chăm sóc của cả cha và mẹ.
Hầu hết những đứa trẻ ở gia đình đặc biệt, không được hưởng sự chăm
sóc đầy đủ từ cha hoặc mẹ... đặc biệt về mặt tâm lí, số đông trẻ ở các gia đình
này có sự mặc cảm mình thiếu cha che chở, vắng mẹ chăm sóc, hoặc do thiếu cả
hai, nên lúc nào cũng cho rằng mình thiếu thốn tình cảm. Mặc cảm này được
biểu hiện ở các phản ứng hành vi buồn rầu, e ngại, thụ động, nhút nhát... Trường
hợp ngược lại, do quá thiếu thốn các đối tượng thoả mãn nhu cầu (ăn đói, mặc
rách) hoặc bị hành hạ về thân xác hoặc tinh thần thì những đứa trẻ này dễ có tâm
lí bất cần, dễ bị cám dỗ vào các tệ nạn xã hội. Theo đó, không ít người lớn xung

12


quanh nhìn trẻ bằng con mắt thiếu đồng cảm, hoặc miệt thị, khinh bỉ nếu không
may trẻ phạm lỗi.
Đứa trẻ sống trong các gia đình đặc biệt dễ gặp phải các trường hợp sau:
+ Loại cha, mẹ, người đỡ đầu, nuôi dưỡng... quá yêu chiều trẻ thường cho
rằng trẻ thiếu thốn tình cảm... nên họ cố gắng bù đắp cho trẻ, không dám nặng
lời trách phạt trẻ khi trẻ phạm lỗi, luôn chiều theo mọi yêu cầu của trẻ. Cách
chăm sóc này dẫn đến hình thành ở trẻ tính ỷ lại, kiêu ngạo, ương bướng, tự cho
mình là trung tâm... nếu các nhu cầu của trẻ không được thoả mãn thì trẻ sẽ sinh
ra các hành động chống đối. Những trẻ này khi ra ngoài xã hội thường nhút nhát,
khó thích ứng.
+ Loại mẹ kế, bố dượng, người nuôi dưỡng... thiếu tình cảm, yêu thương,
họ xem thường hoặc cự tuyệt những nhu cầu hợp lí chính đáng của trẻ, thậm chí
các ông bố, bà mẹ trước mặt vợ kế, bố dượng muốn chứng tỏ mình nghiêm khắc,
không muốn chiều con, đánh đập hoặc có thái độ lãnh đạm, khắc nghiệt đối với
con cái. Trong những trường hợp này, trẻ em dễ hình thành tâm lí không lành
mạnh, đố kị, thù hằn đối với mọi người, luôn xét nét và để ý, dễ có hành vi xấu

như trốn học, nói dối, trộm cắp, phá hoại để “trả đũa” cha mẹ, thậm chí trút giận
hờn, bực dọc bằng cách đánh đập, tấn công những đứa trẻ khác để tìm sự thoả
mãn, vui vẻ.
Tóm lại, sự hoà thuận, cân bằng mối quan hệ cha mẹ trong gia đình là môi
trường thuận lợi để nảy nở tình yêu thương chăm sóc giữa cha - mẹ và giữa cha
mẹ - con. Chỉ có tình yêu thương đích thực của cha mẹ mới có thể che chở cho
con cái, chỉ có sự trìu mến thân thương của mẹ, cha mới tạo cho trẻ được cảm
giác an toàn, mới hình thành và phát triển ở trẻ những trạng thái tâm lí tích cực,
những thói quen, hành vi tốt, lành mạnh, làm cơ sở cho sự hình thành và phát
triển nhân cách phù hợp với chuẩn mực xã hội.
1.2 Vai trò của gia đình trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ em mẫu
giáo

13


Mỗi con người để được sinh ra trong một gia đình. Ngay từ khi thai
nhi được hình thành trong bụng mẹ đã được chăm sóc và nuôi dưỡng hợp lý
để hình thành nên một con người nhỏ bé nhưng khoẻ mạnh.
Mỗi trẻ ngay từ khi lọt lòng mẹ đã được quan tâm, yêu thương bởi cha
mẹ, anh chị và những người thân. Chế độ nuôi dưỡng trẻ phức tạp dần tuỳ
thuộc vào phong tục tập quán, truyền thống của gia đình và sự hiểu biết của
cha mẹ.
Sống trong gia đình, trẻ được cha mẹ và người thân yêu thương, chăm
sóc từ thể chất đến tinh thần. Trẻ không những được chăm lo về chế độ dinh
dưỡng hàng ngày mà còn luôn được yêu thương, dỗ dành. Những yếu tố này
sẽ tác động đến sự phát triển từng ngày của đứa trẻ.
Tóm lại, nuôi dưỡng con người được diễn ra sớm nhất, lâu dài nhất từ
gia đình. Nuôi dưỡng không chỉ là cung cấp các dưỡng chất thuộc lương thực,
thực phẩm để cơ thể tăng trưởng, mà nuôi dưỡng còn là sự chăm sóc, cung

cấp các dưỡng chất thuộc tinh thần, tâm lý đảm bảo sự phát triển khoẻ mạnh
về thể chất và tâm lý. Đó là sự nuôi dưỡng chăm sóc toàn diện cả về vật chất
và tinh thần cho con cái, là một chức năng quan trọng của gia đình.
Ngay từ khi mới sinh ra, trẻ đã được học cách làm người. Có thể nói
giáo dục gia đình là khởi đầu sớm nhất của quá trình giáo dục và giáo dục gia
đình sẽ thông qua quá trình thoả mãn những nhu cầu cơ bản nhất. Dù muốn
hay không, trẻ vẫn bị tác động bởi những hành vi của bố mẹ và những người
gần gũi với mình. Do vậy, bố mẹ chính là người thầy đầu tiên của trẻ.
Nhiều hành vi xã hội bắt đầu được hình thành trong quá trình thoả mãn
ở gia đình như nhu cầu ăn: Trẻ được dạy cách ăn (Cách cầm thìa, cách xúc
cơm, trước khi ăn phải mời những người xung quanh...), cách nói (lễ phép với
người lớn, phải biết vâng dạ, phải biết cảm ơn...) hay ngay trong chính những
nhu cầu sinh hoạt hàng ngày: Rửa mặt, rửa tay chân, vệ sinh cá nhân... trẻ
cũng được bố mẹ, người thân dạy dỗ từ rất sớm. Có thể thấy, trong gia đình,
giáo dục diễn ra thường xuyên liên tục, mọi lúc mọi nơi. Theo đó, giáo dục
gia đình làm hình thành những đặc trưng xã hội của con người, nền tảng các
14


năng lực và hành vi kiểu người. và đó cũng là nền tảng cơ bản của giáo dục
trẻ em trong gia đình bắt đầu từ hành vi.
Giáo dục gia đình không những diễn ra sớm nhất mà còn được diễn ra
lâu dài nhất.Trẻ được học làm người ngay từ khi mới sinh ra, bắt đầu từ những
hành vi kiểu người cho đến giáo dục suốt đời, học cách lập gia đình, học cách
làm cha, làm mẹ... để thực hiện các vai trò khác nhau trong gia đình. Không
những thế, giáo dục gia đình là thân mật nhất, bằng tình cảm ruột thịt và huyết
thống, giáo dục trong gia đình diễn ra bằng trách nhiệm và niềm yêu thương
của những bậc sinh thành, luôn muốn mang lại những điều tốt đẹp nhất cho con
cái. Vì thế giáo dục trong môi trường gia đình có ý nghĩa rất đặc biệt đối với
mỗi con người.

1.3. Vai trò của nhà trường Mầm non trong việc chăm sóc và giáo
dục trẻ em mẫu giáo.
Nhà trường là môi trường giáo dục toàn diện nhất, là cơ quan nhà nước
thực hện chức năng giáo dục chuyên nghiệp nhất, nên nhà trường là lực lượng
giáo dục có hiệu quả nhất.
Nếu một đứa trẻ không được khuyến khích để khai thác tiềm năng phát
triển một cách đúng đắn, nó sẽ gặp khó khăn trong quá trình phát triển ở giai
đoạn tiếp theo. Nhà trường lại là nơi thực hiện chức năng diáo dục chuyên
nghiệp nhất, vì thế ngay từ bậc học mầm non, trẻ cần được đến trường để được
học tập và phát huy khả năng một cách đúng đắn, đúng hướng và đạt hiệu quả
cao nhất cho sự phát triển toàn diện một con người.
Giáo dục mầm non có vị trí là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục
quốc dân. Khác với Giáo dục phổ thông, giáo dục mầm non lấy việc phát triển
trẻ em làm mục đích, còn việc trang bị tri thức cho trẻ làm phương tiện.
Trường mầm non thực hiện đồng thời hai vai trò: chăm sóc và giáo dục trẻ.
Trẻ em khi được đến trường mầm non sẽ hoạt động theo các chế độ sinh
hoạt hàng ngày vào những múi giờ nhất định. Việc này giúp hình thành cho trẻ
thói quen sinh hoạt (ăn, ngủ, nghỉ) theo nề nếp hợp lí.

15


Để việc chăm sóc trẻ đạt hiệu quả và đi đúng hướng, trong mỗi trường
mầm non đều có đội ngũ giáo viên mầm non được đào tạo chuyên biệt cho
công việc này. Trẻ đến trường không chỉ để học mà còn được đảm bảo chế độ
dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp sao cho trẻ được khoẻ mạnh về thể chất cũng
như tinh thần.
Nhiệm vụ của trường mầm non là thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc,
giáo dục trẻ từ 3 tuổi đến 5 tuổi. Vì vậy, trẻ được đến trường sẽ được chăm sóc
như ở chính gia đình mình. Trẻ cũng sẽ được các cô giáo chăm sóc, dỗ dành.

Các cô giáo sẽ dạy trẻ những qui phạm đạo đức phù hợp với chuẩn mực của
hành vi xã hội. Trẻ được ăn uống đảm bảo đủ chất cho sự phát triển về thể hình
và được vui chơi, ngủ nghỉ với chế độ đảm bảo cho sự phát triển về tâm lí. Trẻ
khoẻ mạnh và vui chơi thoải mái ở lớp học dưới sự giám sát của cô giáo. Vì
thế, bất cứ sự sai lệch nào trong quá trình chăm sóc cũng sẽ được giáo viên
phát hiện rồi điều chỉnh cho hợp lí và đúng hướng.
Trong báo cáo giám sát toàn cấu về giáo dục cho mọi người năm 2005,
UNESCO có đánh giá: “Những năm đầu của cuộc sống là giai đoạn chủ yếu
của sự phát triển trí tuệ, nhân cách và hành vi”. Lịch sử giáo dục mầm non
cũng ghi nhận: Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên của quá trình đào tạo nhân
cách con người mới Việt Nam.
Trường mẫu giáo là đơn vị cơ sở thuộc hệ thống Giáo dục Quốc dân của
nước ta, không những đảm nhiệm nhiệm vụ chăm sóc mà còn có nhiệm vụ giáo
dục trẻ từ 3 - 5 tuổi nhằm mục đích giáo dục toàn diện, chuẩn bị cho trẻ vào
nhà trường phổ thông.
Việc giáo dục trẻ ở giai đoạn này bắt đầu từ việc dạy trẻ các chuẩn mực
xã hội như: Cách sử dụng đồ dùng sinh hoạt; cách ứng xử, hành vi có văn
hoá... đến dạy trẻ khám phá xã hội; dạy trẻ tìm hiểu môi tường xung quanh
nhằm khơi gợi trong trẻ niềm đam mê khám phá và tìm tòi, cùng với đó, đảm
bảo việc hình thành nên nhân cách toàn diện cho trẻ.
Hệ thống tri thức được sắp xếp theo trình tự và đảm bảo qui luật từ dễ
đến khó, từ đơn giản dến phức tạp, từ ít đến nhiều phù hợp với sự phát triển
16


của trẻ ở từng giai đoạn cụ thể, và cách sắp xếp hợp lí chỉ được đảm bảo ở mỗi
nhà trường. sự sắp xếp hợp lí và phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho trẻ phát triển toàn diện về nhân cách và trí tuệ. Như
vậy, vai trò Giáo dục của nhà trường có ý nhĩa quyết định đối với việc hình
thành thái độ cư xử, thái độ tích cực trong hoạt động khám phá xã hội của trẻ,

tạo tâm thế cho trẻ bước vào bậc học phổ thông.
1.4. Ý nghiã của công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình
trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ em mẫu giáo.
Đối với bậc học Mầm non, công tác phối hợp giữa nhà trường và gia
đình là một nhiệm vụ thiết thực, sẽ tạo được sự liên kết và thống nhất giữa
trường mầm non và cha mẹ trẻ về nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức
chăm sóc và giáo dục trẻ ở lớp học cũng như ở gia đình, tạo điều kiện thuận lợi
cho sự phát triển của trẻ về các mặt: thể chất, tinh thần, nhận thức, ngôn ngữ,
giao tiếp, ứng xử... góp phần thực hiện tốt mục tiêu chăm sóc và giáo dục trẻ.
Nếu gia đình là trường học đầu tiên của mỗi con người thì nhà trường
mầm non thực sự là gia đình thứ hai của trẻ. Trong gia đình trẻ được hưởng sự
yêu thương của cha mẹ; khi đến trường, trẻ được dỗ dành, chăm sóc tận tình
bởi cô giáo.Với trẻ mầm non, thời gian ở trường hầu như cả ngày, từ sáng tới
chiều tối. Trẻ đến trường sẽ bắt đầu sinh hoạt theo một khuôn khổ nhất định.
Mọi hoạt động của trẻ được diễn ra theo trình tự hợp lí: Chơi - học – chơi – ăn
- ngủ - nghỉ - chơi. Trình tự này diễn ra với mục đích hình thành thói quen sinh
hoạt và học tập hằng ngày cho trẻ. Sau cả ngày sinh hoạt ở trường trẻ lại trở về
với mái ấm gia đình của mình và thực hiện các chế độ sinh hoạt trong gia đình
mình.
Kết quả của quá trình chăm sóc và giáo dục sẽ dựa vào việc thống nhất
phương pháp chăm sóc giáo dục giữa nhà trường và gia đình. Sau một ngày trẻ
sinh hoạt theo thói quen, nề nếp ở trường, khi về nhà trẻ sẽ chuyển sang sinh
hoạt theo thói quen, nề nếp của gia đình mình. Nếu phải hoạt động ở hai môi
trường sinh hoạt khác nhau quá nhiều trong một ngày, sẽ không thể mang lại
kết quả giáo dục nào, thậm chí có thể khiến cho nhân cách của trẻ bị phát triển
17


theo chiều hướng xấu đi dẫn đến phản giáo dục. Mặt khác, nếu nề nếp sinh
hoạt trong ngày cứ diễn ra liên tục, thống nhất ở cả hai môi trường mà trẻ sinh

sống thì việc hình thành nhân cách của trẻ sẽ diễn ra thuận lợi, đứa trẻ sẽ có
những nhân cách mà người lớn muốn phát triển ở chúng.
Để việc hình thành nhân cách cho trẻ diễn ra thuận lợi thì cần phải có sự
thống nhất về phương pháp chăm sóc và giáo dục giữa hai môi trường sinh
hoạt gần gũi nhất với với trẻ, đó là trường mầm non và gia đình của trẻ. Điều
này khẳng định tầm quan trọng của công tác phối hợp giữa nhà trường và gia
đình trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non, sẽ tạo nên mối liên kết giữa
nhà trường mầm non và gia đình trẻ trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ để
hướng tới mục tiêu chung cao nhất đó là: phát triển toàn diện nhân cách và trí
tuệ cho trẻ. Trong hoạt động phối hợp đó, nhà trường có trách nhiệm chủ động
tìm ra cách thức phối hợp với gia đình hiệu quả nhất để thực hiện mục tiêu giáo
dục đã đề ra.
1.5. Nội dung phối hợp giữa trường mầm non với gia đình.[2. tr.238 tr.242]
Nhà trường và nhóm/lớp cần tạo điều kiện để gia đình có thể tham gia
vào nhiều hoạt động khác nhau.
a)Phối hợp thực hiện chương trình chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ trẻ.
- Tham gia tổ chức khám sức khoẻ, theo dõi sức khoẻ của trẻ theo định
kì.
- Giáo viên và cha mẹ cùng chia sẻ, trao đổi kiến thức chăm sóc sức
khoẻ cho trẻ.
- Phòng suy dinh dưỡng và béo phì cho trẻ, có kế hoạch và biện pháp
chăm sóc đối với trẻ suy dinh dưỡng và trẻ có khiếm khuyết.
- Đóng góp tiền ăn, các hiện vật theo yêu cầu của nhà trường.
b)Phối hợp thực hiện chương trình giáo dục trẻ.
- Tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường, của nhóm/ lớp.
- Cha mẹ tham gia vào các hoạt động thực hiện các nội dung giáo dục trẻ
phù hợp với chương trình, cụ thể là:
18



+ Tạo điều kiện giúp trẻ được tự do tìm tòi, khám phá trong môi trường
an toàn theo khả năng và sở thích của mình để trở thành đứa trẻ tò mò, sáng
tạo.
+ Chú ý lôi cuốn các thành viên trong gia đình, đặc biệt là nam giới tham
gia vào việc chăm sóc và giáo dục trẻ.
+ Coi trọng giáo dục giới tính cho trẻ.
+ Coi trọng việc phát hiện, can thiệp sớm và giáo dục hoà nhập trẻ
khuyết tật.
+ Phối hợp với nhà trưòng trong việc tổ chức ngày lễ, ngày hội, tổ chức
ngày sinh nhật cho trẻ.
+ Tạo môi trường an toàn về tình cảm cho trẻ.
- Đối với trẻ 5 tuổi, nhà trường cần tư vấn để bố mẹ trẻ và các thành viên
trong gia đình có thể chuẩn bị cho trẻ các kĩ năng đọc viết, tâm thế sẵn sàng đi
học tiểu học.
- Tạo môi trường an toàn về tình cảm cho trẻ khi ở lớp cũng như lúc về
nhà.
c) Phối hợp kiểm tra đánh giá công tác chăm sóc và giáo dục trẻ của
trường lớp mầm non.
- Cùng với Ban giám hiệu tham gia kiểm tra, đánh giá chất lượng chăm
sóc - giáo dục.
+ Theo dõi, phát hiện những thay đổi, những bất thường hay những
tiến bộ... của trẻ diễn ra hằng ngày, trao đổi kịp thời để giáo viên có sự điều
chỉnh trong nội dung và phương pháp chăm sóc và giáo dục trẻ.
+ Tham gia đóng góp ý kiến với nhà trường về chương trình và phương
pháp chăm sóc và giáo dục trẻ. Đề xuất nhà trường hướng dẫn các bậc cha mẹ
thực hiện việc chăm sóc và giáo dục trẻ ở gia đình có hiệu quả hơn.
- Đóng góp ý kiến về các mặt như: môi trường trường học, cơ sở vật
chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi... của nhóm/ lớp, thái độ, tác phong, hành
vi ứng xử... của giáo viên và nhân viên trong trường với trẻ và phụ huynh.
d) Tham gia xây dựng cơ sở vật chất.

19


- Tham gia lao động, vệ sinh trường lớp, trồng cây xanh, làm đồ dùng,
đồ chơi cho trẻ.
- Đóng góp xây dựng, cải tạo trường/ lớp, công trình vệ sinh... theo qui
định và theo thoả thuận.
- Đóng góp những hiện vật cho nhóm/ lớp hoặc trường mầm non như:
bàn, ghế, thang leo, cầu trượt,các vật liệu cho trẻ thực hành.
1.6. Các hình thức phối hợp ở trường mầm non
* Phối hợp thường xuyên:
- Phối hợp trực tiếp thông qua sự trao đổi thường xuyên, hằng ngày
trong các giờ đón và trả trẻ giũa phụ huynh và giáo viên.
- Phối hợp gián tiếp:
+ Thông qua bảng thông báo, góc “tuyên truyền cho cho mẹ” của nhà
trường hoặc tại mỗi nhóm lớp: Thông tin tuyên truyền tới phụ huynh là các
kiến thức chăm sóc và giáo dục trẻ hoặc thông báo về nội dung hoạt động; các
yêu cầu của nhà trường đối với gia đình; hoặc những nội dung mà gia đình
cần phối hợp với cô giáo trong việc thực hiện chương trình chăm sóc và giáo
dục trẻ.
+ Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (đài truyền hình,
truyền thanh, báo chí...)
* Phối hợp định kì:
+ Tổ chức họp phụ huynh định kì (3 lần/1 năm): Thông báo cho giáo
dục công việc, thảo luận về các hình thức phối hợp giữa nhà trường và gia
đình (họp đầu năm) kết hợp phổ biến kiến thức chăm sóc và giáo dục trẻ cho
cha mẹ.
+ Thông qua các đợt kiểm tra sức khoẻ định kì cho trẻ.
+ Thông qua các hội thi, hoạt động văn hoá văn nghệ.
+ Cán bộ, giáo viên đến thăm trẻ tại nhà.

+ Hòm thư cha mẹ.
+ Phụ huynh tham quan các hoạt động của trường mầm non.

20


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA
ĐÌNH TRONG VIỆC CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM MẪU GIÁO Ở
MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ VĨNH YÊN.

* Thực trạng đội ngũ giáo viên mẫu giáo:
Giáo viên là đại diện của nhà trường trong công tác phối hợp giữa nhà
trường và gia đình đối với việc chăm sóc và giáo dục trẻ.Vì giáo viên là
những người trực tiếp tham gia vào quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ ở
trường mầm non. Và giáo viên cũng là người trực tiếp trao đổi với phụ
huynh về mọi vấn đề liên quan đến trẻ khi ở trường cũng như ở nhà. Vì thế,
công tác phối hợp đạt kết quả ở mức độ nào phụ thuộc vào nhận thức của
giáo viên mầm non đối với vấn đề này.
Tại Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, Giáo dục mầm non đã và
đang được quan tâm, phát triển. Cùng với đó, công tác phối hợp giữa nhà
trường và gia đình trong chăm sóc và giáo dục trẻ đã và đang được triển
khai thực hiện trong các trường mầm non tại địa phương này. Trong hệ
thống các trường mầm non của Thành phố thì có hai trường mầm non tiêu
biểu đang được quan tâm xây dựng cơ sở vật chất, cũng như hoàn thiện chất
lượng đội ngũ giáo viên.
Qua quan sát và lấy số liệu thực tế tại hai trường này, có thể biết được
số lượng giáo viên ở cả hai trường là 45 giáo viên. Trong đó, số lượng giáo
viên lớp mẫu giáo là 28 giáo viên ( trường mầm non Hoa Sen có 16 giáo
viên/8 lớp mẫu giáo; trường mầm non Ngô Quyền có 12/6 lớp mẫu giáo),
chiếm 62,22%. Số lượng giáo viên nhà trẻ là 11 giáo viên, chiếm 24,44%.

Còn lại là cán bộ quản lí có 6 người, chiếm 13,33%. Số lượng trẻ khá đông ở
cả hai trường: Ở trường mầm non Ngô Quyền có 382 trẻ, trong đó trẻ ở độ
tuổi mẫu giáo có 299 trẻ/6 lớp, chiếm 78,27%. Ở trường mầm non Hoa Sen
có 523 trẻ, trong đó trẻ ở độ tuổi mẫu giáo có 403 trẻ/8 lớp, chiếm 77,05%.
Có thể thấy số lượng trẻ mẫu giáo ở cả hai trường đều vượt quá số trẻ
qui định trong 1 lớp mẫu giáo (30 – 35 trẻ/ lớp), trung bình mỗi lớp có từ 45
21


– 60 trẻ, vượt quá qui định 15 – 25 trẻ. Điều có thể dễ dàng quan sát đựơc là
số lượng trẻ quá đông so với số lượng giáo viên. Do điều kiện trường lớp
đang trong quá trình xây dựng mà có lớp, số trẻ luôn trên 60 như lớp 4 tuổi
B ở trường mầm non Ngô Quyền, có ngày số trẻ lên tới 70 trẻ ở lớp này. Và
các lớp mẫu giáo ở trường mầm non Hoa Sen luôn có số trẻ trên dưới 60
cháu/1 lớp.Việc số lượng trẻ quá đông như vậy cũng có ảnh hưởng rất lớn
tới quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ. Ảnh hưởng thấy rõ rệt nhất đó là các
giáo viên sẽ phải tốn sức nhiều hơn rất nhiều để chăm sóc các cháu cũng
như dạy dỗ trẻ, điều này sẽ hạn chế khả năng bao quát trẻ của các giáo viên,
sau một ngày mệt mỏi với việc chăm sóc và dạy dỗ trẻ, các giáo viên sẽ
không còn hứng thú với những hoạt động khác nữa, và điều dễ thấy ở các
trường này đó là công tác phối hợp diễn ra chưa thật sự sôi nổi và có hiệu
quả.
2.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc phối hợp với gia
đình trẻ để chăm sóc và giáo dục trẻ em mẫu giáo.
Để tìm hiểu về nhận thức của các giáo viên mầm non ở hai trường trên
về công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc chăm sóc và
giáo dục trẻ em mẫu giáo ở hai trường này tôi tiến hành điều tra bằng phiếu
từ ngày 15/3/2010 đến ngày 26/3/2010, thu lại được đủ số phiếu phát đi là
28 phiếu.sau khi xử lí ý kiến trong các phiếu thu được kết quả như sau: trình
độ học vấn của các giáo viên mẫu giáo ở hai trường như sau: số giáo viên

có trình độ Đại học ở cả hai trường là 7 giáo viên (trong đó trường mầm non
Ngô Quyền có 3 giáo viên, trường mầm non Hoa Sen có 4 giáo viên), chiếm
25%; số giáo viên có trình độ Cao Đẳng là 9 người (trường mầm non Ngô
Quyền có 4 người, trường mầm non Hoa Sen có 5 người), chiếm 32,14%; số
giáo viên có trình độ trung cấp là 12 người (trường mầm non Ngô Quyền có
6 người, trường mầm non Hoa Sen có 6 người), chiếm 42,85%. Đội ngũ giáo
viên đã được trang bị kiến thức cơ bản về các kĩ năng chăm sóc và giáo dục
trẻ, hầu hết các giáo viên có kinh nghiệm trong việc chăm sóc và giáo dục
trẻ. Để tìm hiểu rõ hơn về nhận thức của các giáo viên mẫu giáo ở cả hai
22


trường đối với công tác chăm sóc và giáo dục trẻ nói chung và trong công
tác phối hợp với gia đình trẻ để cùng chăm sóc và giáo dục trẻ mẫu giáo nói
riêng, tôi đã tiến hành điều tra bằng phiếu đối với những giáo viên lớp mẫu
giáo bằng các câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Theo thầy (cô), có cần thiết phải phối hợp với gia đình trẻ
trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ hay không?
A: Có.
B: Không.
C: Ý kiến khác (nêu rõ ý kiến).
Kết quả thu được như sau:
Bảng 1: Đánh giá của giáo viên về sự cần thiết của công tác phối hợp giữa
nhà trường và gia đình trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ mẫu giáo
tổng số phiếu

A

B


C

28

28/28 (100%)

0 (0%)

0 (0%)

Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của công tác phối hợp giữa
nhà trường và gia đình trong chăm sóc và giáo dục trẻ em mẫu giáo là rất
quan trọng, bởi vì, khi thấy công tác này là quan trọng và cần thiết, thì
người ta sẽ thấy đó là trách nhiệm để từ đó chủ động thực hiện nó.
Qua kết quả thu được, có thể thấy 100% giáo viên được điều tra đều
quan tâm và nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác phối hợp giữa nhà
truờng và gia đình trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ em mẫu giáo. Tất cả
giáo viên đều đánh giá cần phải có sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình
để chăm sóc và giáo dục trẻ mẫu giáo.
Để tìm hiểu nhận thức của các giáo viên về các nội dung phối hợp
giữa nhà trường và gia đình, tôi đã đưa ra các câu hỏi sau:
Câu 3: Thầy (cô) đã phối hợp với gia đình trẻ như thế nào đối với
những nội dung sau:

23


3.1. Trong việc phối hợp thực hiện chương trình chăm sóc, bảo vệ sức
khoẻ cho trẻ
A: Mời phụ huynh cùng tham gia những buổi khám sức khoẻ định kì.

B: Trao đổi với phụ huynh về kiến thức chăm sóc sức khoẻ cho trẻ.
C: Trao đổi về kế hoạch, biện pháp chăm sóc trẻ đặc biệt.
Kết quả thu được như sau:
Bảng 2:Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc phối hợp thực hiện
chương trình chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho trẻ.
tổng số phiếu

A

B

C

28

0/28 (0%)

16/28 (57,14%)

12/28 (42,86%)

Qua kết quả thu được, có thể thấy rằng các giáo viên đã có nhũng nhìn
nhận khác nhau về nội dung nêu ra, song hầu hết giáo viên đều cho rằng chỉ
cần trao đổi với phụ huynh về kiến thức chăm sóc sức khoẻ cho trẻ hay chỉ
cần trao đổi về kế hoạch, biện pháp chăm sóc trẻ đặc biệt, nhưng chưa có ý
kiến nào cho rằng nên mời phụ huynh cùng tham gia những buổi khám sức
khoẻ định kì cho trẻ, điều này chứng tỏ rằng nhận thức của giáo viên trong
việc phối hợp thực hiện chương trình chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho trẻ là
chưa đầy đủ.
Có thể dễ dàng quan sát thấy được ở hai trường trên các giáo viên đều

có ý thức trao đổi với phụ huynh về kiến thức chăm sóc sức khoẻ cho trẻ
song chỉ dừng lại ở mức độ trao đổi thông tin sinh hoạt của trẻ hằng ngày ở
nhà hay ở trường, hoặc chỉ trao đổi với phụ huynh về những trẻ đang trong
tình trạng sức khoẻ không bình thường, còn với những trẻ khoẻ mạnh bình
thường thì ít khi có sự giao lưu giữa giáo viên và phụ huynh về kế hoạch
chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cho trẻ. Còn trong những buổi khám sức khoẻ
định kì cho trẻ thì chưa có sự thông báo với phụ huynh nên trong những hoạt
động này chưa có sự tham gia của phụ huynh. Điều này có thể nói lên mức
độ nhận biết của giáo viên về các mặt phối hợp giữa nhà trường và gia đình
24


trong việc thực hiện chương trình chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho trẻ còn
nhiều thiếu sót.
3.1. Trong việc phối hợp thực hiện chương trình giáo dục trẻ.
A: Thông báo về chương trình học của trẻ trong tuần.
B: Trao đổi với phụ huynh về kế hoạch dạy học và lôi cuốn phụ huynh
cùng tham gia.
C: Trao đổi với phụ huynh về phương pháp giáo dục giới tính cho trẻ.
Kết quả thu được như sau:
Bảng 3:Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc phối hợp thực hiện
chương trình giáo dục trẻ.
tổng số phiếu

A

B

C


28

28/28 (100%)

0/28 (100%)

0/28 (0%)

Qua kết quả tổng kết lại, có thể thấy, các giáo viên đều có chung một
nhận thức về nội dung này đó là: Thông báo về chương trình học của trẻ
trong tuần. Chỉ riêng điều này thôi thì chưa thể đảm bảo đầy đủ nội dung
phối hợp, trong nội dung phối hợp thực hiện chương trình giáo dục trẻ còn
hai nội dung nữa nhưng cũng chưa được sự quan tâm của các cô giáo. Điều
này chứng tỏ rằng nhận thức của giáo viên về các mặt của nội dung này là
chưa đầy đủ.
Qua quan sát thực tế thấy rằng việc phối hợp thực hiện chương trình
giáo dục trong nhà trường chưa được thực hiện thường xuyên. Các giáo viên
chưa có sự chủ động và tích cực thông báo hay trao đổi với phụ huynh về kế
hoạch học của trẻ trong tuần, và việc giáo dục giới tính cho trẻ cung chưa
được quan tâm. Điều này chứng tỏ ý thức chủ động phối hợp với phụ huynh
trẻ của các giáo viên là chưa cao.
3.3 Trong việc phối hợp kiểm tra, đánh giá công tác chăm sóc và
giáo dục trẻ.

25


×