Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Xây dựng quy trình tiết học ngoài trời trong dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.81 KB, 58 trang )

Khúa lun tt nghip

Trng HSP H Ni 2

mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
Đất nước ta đang từng bước mạnh mẽ chuyển sang thời kỳ công nghiệp
hoá, hiện đại và hội nhập Quốc tế. Để đáp ứng được sự nghịêp cao cả đó đòi
hỏi ngành giáo dục phải đào tạo ra những con người phát triển toàn diện, có tư
duy sáng tạo, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức, kỷ luật và có sức
khoẻ tốt để thực hiện công tác giáo dục. Trước yêu cầu đó Bộ giáo dục và đào
tạo đã triển khai xong việc đổi mới toàn diện và đồng bộ giáo dục - đào tạo
trong đó có đổi mới chương trình Tiểu học. Trong chương trình Sách giáo khoa
mới các lớp 1, 2, 3 phải dạy đủ 6 môn: Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên và Xã hội,
Đạo đức, Nghệ thuật, Thể dục.
Tự nhiên và Xã hội là một môn học có thể nói cung cấp, trang bị cho
học sinh những kiến thức về Tự nhiên và Xã hội trong cuộc sống hàng ngày
xảy ra xung quanh các em. Các em là chủ thể nhận thức, vậy nên khi giảng
dạy giáo viên tích cực đổi mới phơng pháp dạy học cho phù hợp với đặc điểm
nhận thức của lứa tuổi học sinh, để có những hoạt động tích cực đến quá trình
lĩnh hội tri thức của trẻ. Người giáo viên phải thường xuyên có biện pháp tâm
lí, kích thích học sinh học tập như: khen ngợi tuyên dương, tạo hứng thú cho
học sinh. Vì thế giáo viên cần thay đổi hình thức tổ chức hoạt động làm phong
phú các hoạt động học tập, tăng cường phương pháp phát triển khả năng quan
sát tri giác của học sinh để giúp các em chủ động tiếp thu tri thức, hiểu bài
nhanh, khắc sâu và nhớ lâu kiến thức bài học. Vậy thực tế hình thức tổ chức
dạy học một giờ học Tự nhiên và Xã hội ở lớp 3 được tổ chức ra sao?
Cho dù giáo viên tích cực trong việc tổ chức dạy học thì một giờ Tự
nhiên và Xã hội vẫn diễn ra tẻ nhạt trầm lắng với các hoạt động khó khổ cho

Trn Th Hi Yn



1

Lp K34B - GDTH


Khúa lun tt nghip

Trng HSP H Ni 2

học sinh: đó là quan sát, đàm thoại, tổng hợp. Với rất nhiều tranh ảnh đẹp giàu
màu sắc. Các em được lôi kéo vào xem một cách rất hồn nhiên. Nhưng yêu cầu
quan sát tập trung đưa ra một vấn đề trọng tâm nhằm đạt được mục tiêu của
bài học thì các em rất dễ nản. Nếu tiết Tự nhiên và Xã hội nào cũng lặp lại các
lệnh: quan sát, đàm thoại, mô tả...thì rất dễ làm các em mệt mỏi. Điều đó đòi
hỏi giáo viên cần có sự thay đổi linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học.
Đối với học sinh lớp 3, ở lứa tuổi này các em còn mang đậm bản sắc hồn
nhiên, sự chú ý chưa cao. Bên cạnh hoạt động học là chủ đạo thì nhu cầu chơi,
giao tiếp với bạn bè vẫn tồn tại, cần được thoả mãn. Nếu người giáo viên biết
tổ chức các tiết học một cách đa dạng, phong phú về hình thức thì chúng sẽ
hăng hái say mê học tập và tất yếu kết quả của việc dạy học cũng đạt tới điểm
đỉnh.
Có thể nói rằng, nâng cao hiểu biết về tự nhiên, xã hội thông qua tiết học
ngoài trời chính là biện pháp hiệu quả nhất để tăng cường khả năng thực hành
kiến thức của bài học, kích thích nghiên cứu, quan sát, phân tích, suy luận và
đánh giá có phê phán để hình thành khả năng tiếp nhận thông tin và thu thập
bằng chứng, phát huy hứng thú, tạo thói quen độc lập, giải quyết vấn đề theo
hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên, những tài liệu
nghiên cứu về cách thức tổ chức các tiết học ngoài trời còn chưa nhiều, các
mẫu thiết kế các hoạt động phần lớn mới chỉ dừng lại ở mô hình lí thuyết,

chung chung, gây khó khăn cho giáo viên trong quá trình tổ chức các hoạt
động.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề
tài: Xây dựng quy trình tiết học ngoài trời trong dạy học môn Tự nhiên và Xã
hội lớp 3.

Trn Th Hi Yn

2

Lp K34B - GDTH


Khúa lun tt nghip

Trng HSP H Ni 2

2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng quy trình tiết học ngoài trời trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội
lớp 3 để góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học của giáo viên và học sinh.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu của đề tài
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học môn tự nhiên và Xã hội lớp 3.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Xây dựng quy trình tiết học ngoài trời trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội
lớp 3.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Vấn đề xây dựng quy trình tiết học ngoài trời trong dạy học môn Tự nhiên và
Xã hội lớp 3.
5. Giả thiết khoa học

Nếu xây dựng quy trình tiết học ngoài trời trong day học môn Tự nhiên và Xã
hội lớp 3 phù hợp sẽ nâng cao được chất lượng dạy học cho học sinh .
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề xây dựng quy trình
tiết học ngoài trời và trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 3.
- Đề xuất quy trình dạy học tiết học ngoài trời trong dạy học môn Tự
nhiên và Xã hội lớp 3.
- Thực nghiệm quy trình tiết học ngoài trời để đánh giá tính khả thi, hiệu
quả của các hình thức tổ chức dạy học tiết học ngoài trời.
7. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Để hoàn thành các nhiệm vụ trên của đề tài, chúng tôi đã sử dụng kết
hợp các phương pháp sau:

Trn Th Hi Yn

3

Lp K34B - GDTH


Khúa lun tt nghip

Trng HSP H Ni 2

7.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu các tài liệu về giáo dục học, các tài liệu
về tâm lí học và các tài liệu bàn về vấn đề tổ chức các hình thức dạy học. Việc
nghiên cứu cơ sở lí luận này giúp chúng tôi có căn cứ để xác định được các
khả năng, tiêu chí lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học tiết học ngoài trời
trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3.

7.2. Phương pháp điều tra, khảo sát
Chúng tôi tiến hành dự giờ, lập các phiếu điều tra thực trạng nhận thức
của giáo viên và học sinh về vấn đề dạy học tit học ngoài trời, tìm hiểu thực
trạng vấn đề tổ chức các tiết học ngoài trời trong nhà trường tiểu học nhằm tìm
ra những khó khăn, hạn chế của giáo viên khi tiến hành các tiết học ngoài trời.
Đây chính là cơ sở thực tiễn cho việc thiết kế hình thức tổ chức dạy học tiết
học ngoài trời phù hợp với trình độ, năng lực của giáo viên cũng như của học
sinh.
7.3. Phương pháp thực nghiệm
Đây là phương pháp được sử dụng để kiểm tra tính đúng đắn của mục đích đã
đề ra, kiểm định tính khả thi và hiệu quả của hình thức dạy học ngoài trời.
7.4. Phương pháp thống kê toán học
Được dùng để phân tích và xử lí các kết quả thu được qua điều tra và
thực nghiệm.
8. Dự kiến cấu trúc của đề tài
M u
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng quy trình tiết học
ngoài trời trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3
Chương 2: Xây dựng quy trình tiết học ngoài trời trong dạy học môn Tự
nhiên và Xã hội lớp 3
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Kết luận và kiến nghị

Trn Th Hi Yn

4

Lp K34B - GDTH



Khúa lun tt nghip

Trng HSP H Ni 2

nội dung
Chương 1: cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc
xây dựng quy trình tiết học ngoài trời trong dạy
học môn tự nhiên và xã hội lớp 3
1. Cơ sở lí luận
1.1. Hình thức tổ chức dạy học
1.1.1. Khái niệm hình thức tổ chức dạy học
Có rất nhiều tác giả đã đưa ra khái niệm về HTTC DH. Một số khái
niệm như:
Có tác giả định nghĩa HTTC DH: HTTC DH là hoạt động được tổ chức
đặc biệt của giáo viên và học sinh được tiến hành theo một trật tự nhất định
trong một chế độ nhất định[8].
Còn tác giả Nguyễn Thị Thanh Hồng đã đưa ra khái niệm HTTC DH
như sau: HTTC DH là hình thức vận động của nội dung dạy học cụ thể trong
không gian, địa điểm và những điều kiện xác định nhằm thực hiện nhiệm vụ và
mục tiêu dạy học.
Trong các khái niệm trên thì khái niệm: HTTC DH là hình thức vận
động của nội dung dạy học cụ thể trong không gian, địa điểm và những điều
kiện xác định nhằm thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu dạy học là khái niệm
phản ánh những thuộc tính chung và bản chất của HTTC DH bởi mỗi HTTC
DH lại được xác định tuỳ thuộc vào: chế độ làm việc, thành phần học sinh,
thời gian và địa điểm học tập, dạng hoạt động của giáo viên và phương pháp
chỉ đạo của giáo viên.
Khái niệm HTTC DH trên được hiểu là hình thức vận động của từng nội
dung dạy học cụ thể, nó phản ánh quy mô, địa điểm và thành phần của học


Trn Th Hi Yn

5

Lp K34B - GDTH


Khúa lun tt nghip

Trng HSP H Ni 2

sinh tham gia vào đơn vị nội dung dạy học đó. httc dh khác nhau chủ yếu
tuỳ theo mối quan hệ giữa việc dạy học có tính tập thể hay tính cá nhân, vào
mức độ tính tự lực nhận thức của học sinh, sự chỉ đạo chuyên biệt của giáo
viên,chế độ làm việc, thành phần học sinh, địa điểm và thời gian học tập. Và
nó có quan hệ chặt chẽ với các thành tố khác của quá trình dạy học, nó hình
thành và phát triển cùng với sự thay đổi các điều kiện về văn hoá, khoa học và
công nghệ.
1.1.2. Phân loại
Sự phân loại HTTC DH dựa trên 2 tiêu chí, đó là: Căn cứ vào địa điểm
diễn ra quá trình dạy học và căn cứ vào sự chỉ đạo của giáo viên đối với toàn
lớp hay với nhóm học sinh trong lớp.
* Thứ nhất: Căn cứ vào địa điểm diễn ra quá trình dạy học, có htTC
dh trên lớp và HTTC DH ngoài lớp
1.1.2.1. HtTC dh trên lớp
HTTC DH trên lớp là httc dh mà thời gian học tập được quy định
một cách xác định và ở một địa điểm riêng biệt, giáo viên chỉ đạo hoạt đng
nhận thức có tính chất tập thể ổn định, có thành phần không đổi, đồng thời chú
ý đến những đặc điểm của từng học sinh để sử dụng các phương pháp và
phương tiện dạy học nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh nắm vững tài

liệu học tập một cách trực tiếp cũng như làm phát triển năng lực nhận thức và
giáo dục học sinh tại lớp.
Với HTTC DH trên lớp thì lớp học có thành phần không đổi trong mỗi
giai đoạn của quá trình dạy học. Giáo viên chỉ đạo hoạt động nhận thức của cả
lớp, đồng thời chú ý đến những đặc điểm của từng học sinh. Còn học sinh nắm
tài liệu một cách trực tiếp tại lớp.

Trn Th Hi Yn

6

Lp K34B - GDTH


Khúa lun tt nghip

Trng HSP H Ni 2

1.1.2.2. HtTC dh ngoài lớp
HTTC DH ngoài lớp là httc dh trong đó giáo viên tổ chức, chỉ đạo
hoạt động học tập của học sinh ở địa điểm ngoài lớp nhằm tạo điều kiện thuận
lợi cho học sinh nắm vững, mở rộng kiến thức thông qua các hoạt động và các
mối quan hệ đa dạng từ môi trường học tập.
httc dh ngoài lớp có các đặc điểm: Là httc dh linh hoạt, cho phép
kiến tạo các môi trường học tập đa dạng, kích thích được hứng thú học tập của
học sinh. Không những thế HTTC DH này còn làm cho việc học tập trong nhà
trường gần hơn với thực tiễn cuộc sống, giúp học sinh có điều kiện trải nghiệm
và thực hiện phương thức học tập bằng chia sẻ có hiệu quả bởi học sinh được
quan sát, được tiếp xúc trực tiếp với đối tượng.
* Thứ hai: Căn cứ vào sự chỉ đạo của giáo viên đối với toàn lớp hay với

nhóm học sinh trong lớp có httc dh toàn lớp, HTC DH theo nhóm và HTTC
DH cá nhân
1.1.2.3. httc dh toàn lớp:
HTTC DH toàn lớp là httc dh trong đó giáo viên lãnh đạo đồng thời
hoạt động của tất cả học sinh, tích cực điều khiển việc lĩnh hội tri thức, việc ôn
tập và củng cố tri thức, rèn luyện kĩ năng chung cho cả lớp và mỗi học sinh,
đồng thời hoàn thành nhiệm vụ học tập chung.
1.1.2.4. httc dh theo nhóm
HTTC DH theo nhóm là httc dh có sự kết hợp tính tập thể và tính cá
nhân, trong đó học sinh từng nhóm dưới sự chỉ đạo của giáo viên trao đổi
những ý tưởng, nguồn kiến thức với nhau, giúp đỡ, hợp tác với nhau trong việc
nắm vững tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo. Đặc trưng của httc dh theo

Trn Th Hi Yn

7

Lp K34B - GDTH


Khúa lun tt nghip

Trng HSP H Ni 2

nhóm là sự tác động trực tiếp giữa học sinh với nhau, sự cùng phối hợp hoạt
động của họ.
HTTC DH theo nhóm có hai hình thức đó là hình thức học tập theo
nhóm thống nhất và hình thức học tập theo nhóm phân hoá.
Hình thức học tập theo nhóm thống nhất là hình thức học tập trong đó
tất cả học sinh trong lớp thực hiện những nhiệm vụ giống nhau.

Hình thức học tập theo nhóm phân hoá là hình thức học tập trong đó
mỗi nhóm khác nhau thực hiện những nhiệm vụ khác nhau trong khuôn khổ
chung của cả lớp.
1.1.2.5. httc dh cá nhân
HTTC DH cá nhân là httc dh, trong đó dưới sự tổ chức, điều khiển
của giáo viên, mỗi học sinh độc lập thực hiện những nhiệm vụ học tập của
mình theo nhịp độ riêng để đạy đến mục tiêu dạy học chung.
Tất cả các httc dh trên có quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ lẫn
nhau. Mỗi httc dh có chức năng và vai trò nhất định trong nhà trường.
1.1.3. Httc dh ngoài trời
1.1.3.1. Khái niệm
HTTC DH ngoài trời là httc dh trong đó giáo viên tổ chức, chỉ đạo
hoạt động học tập của học sinh ở địa điểm ngoài lớp nhằm tạo điều kiện thuận
lợi cho học sinh nắm vững, mở rộng kiến thức thông qua các hoạt động và các
mối quan hệ đa dạng từ môi trường học tập.
Theo chúng tôi thì HTTC DH ngoài trời là hình thức tổ chức học tập
ngoài lớp có tổ chức, có kế hoạch có phương hướng xác định, thực hiện theo
chương trình kế hoạch dạy học, được học sinh tiến hành dưới sự chỉ đạo,
hướng dẫn của giáo viên nhằm nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh.

Trn Th Hi Yn

8

Lp K34B - GDTH


Khúa lun tt nghip

Trng HSP H Ni 2


Với cách hiểu như trên thì HTTC DH ngoài trời được xem là một hình
thức tổ chức dạy học quan trọng, là một trong những con đường để thực hiện
đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng: phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lứa tuổi, môn học; bồi
dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đó vào thực
tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học
sinh(Điều 24.2, Luật giáo dục).
1.1.3.2. Đặc điểm của httc dh ngoài trời
HTTC DH ngoài trời mang nhiều đặc điểm tối ưu như: đây là httc dh
linh hoạt, cho phép kiến tạo các môi trường học tập đa dạng, kích thích được
hứng thú học tập của học sinh. HTTC DH này làm cho việc học tập trong nhà
trường gần hơn với thực tiễn cuộc sống, giúp học sinh có điều kiện trải nghiệm
và thực hiện phương thức học tập bằng chia sẻ có hiệu quả.
Ngoài ra HTTC DH ngoài trời còn có các ưu điểm như: Thích hợp với
việc sử dụng các phương pháp dạy học như phương pháp dạy học theo nhóm
hoặc phương pháp trò chơi bởi không gian sử dụng rất rộng tạo điều kiện thuận
lợi cho giáo viên trong việc sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học. Còn
đối với học sinh: Khi học sinh được học ngoài trời thì đối tượng học sịnh được
học là vật thật vì thế gây hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em không cảm thấy
nhàm chán, mệt mỏi vì phải gò bó bởi những tiết học trên lớp; tạo cho học sinh niềm
tin khoa học, dễ tiếp thu kiến thức, tạo cơ hội cho học sinh bộc lộ cá tính, năng
khiếu; tạo điều kiện cho học sinh tìm hiểu, khám phá về môi trường xung quanh.
Tuy nhiên HTTC DH này cũng còn tồn tại một số hạn chế như: giáo viên
khó quản lí học sinh, môi trường có thể tác động đến sức khoẻ và kết quả học
tập của học sinh (như ốm hoặc yếu tố ngoại cảnh làm phân tán sự chú ý của
học sinh).

Trn Th Hi Yn


9

Lp K34B - GDTH


Khúa lun tt nghip

Trng HSP H Ni 2

Hình thức dạy học ngoài trời không chỉ được sử dụng để dạy các bài học
trong chương trình mà nó còn có thể được sử dụng trong các hoạt động giao
lưu, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động sinh hoạt ngoài trời, bởi
dạy học ngoài trời giúp học sinh có thể tiếp xúc trực tiếp với các sự vật hiện
tượng ngoài thiên nhiên, được tham gia vào các hoạt động một cách thoải mái
nhất mà không bị gò bó trong một môi trường bó hẹp.
Để việc tổ chức dạy học ngoài trời được thực hiện thì phải kể đến vai trò
của người giáo viên. Người giáo viên có vai trò vô cùng quan trọng trong việc
xây dựng kế hoạch bài dạy, trong việc chọn địa điểm để học sinh học tập một
cách hợp lí nhất. Không chỉ thế trong suốt quá trình dạy học giáo viên còn có
vai trò không nhỏ trong việc tổ chức hướng dẫn cũng như quản lí học sinh
trong một môi trường rộng. Vì thế người giáo viên cần phải có kiến thức
chuyên môn vững chắc và luôn không ngừng tìm tòi, bổ sung để có thể tổ chức
dạy học ngoài trời một cách hiệu quả nhất, hiệu quả không chỉ đối với bản
thân người giáo viên mà còn hiệu quả đối với học sinh.
1.2. Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3
1.2.1. Mục tiêu của môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3
Mục tiêu của môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 gồm có các mục tiêu về
kiến thức, về kĩ năng và về thái độ
Về kiến thức: Sau khi học xong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3, học sinh
sẽ:

Biết tên, chức năng và biết giữ vệ sinh các cơ quan hô hấp, tuần hoàn,
bài tiết nước tiểu và thần kinh. Biết tên và cách phòng tránh một số bệnh
thường gặp ở cơ quan hô hấp, tuần hoàn và bài tiết nước tiểu.
Biết mối quan hệ họ hàng nội ngoại. Biết phòng tránh cháy khi ở nhà.
Biết được những hoạt động chủ yếu của nhà trường và giữ an toàn khi ở

Trn Th Hi Yn

10

Lp K34B - GDTH


Khúa lun tt nghip

Trng HSP H Ni 2

trường. Biết tên một số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế và một số
hoạt động thông tin liên lạc, nông nghiệp, công nghiệp, thương mại ở tỉnh
(thành phố) nơi học sinh ở. Biết một số quy tắc đối với người đi xe đạp. Biết về
cuộc sống trước kia và hiện nay ở địa phương và giữ vệ sinh môi trường.
Học sinh còn biết được sự đa dạng, phong phú của thực vật và động vật;
chức năng của thân, rễ, lá, hoa, quả đối với đời sống của cây và ích lợi đối với
con người. Biết vai trò của Mặt Trời đối với Trái Đất và đời sống con người; vị
trí và sự chuyển động của Trái Đất trong hệ Mặt Trời; sự chuyển động của Mặt
Trăng quanh Trái Đất; hình dạng và đặc điểm bề mặt Trái Đất; biết ngày đêm,
năm tháng, các mùa[2].
Về kĩ năng môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 giúp các em có kĩ năng biết tự
chăm sóc bản thân, phòng chống một số bệnh tật và tai nạn; biết giữ vệ sinh ở
nhà, trường học, giữ an toàn ở nhà, ở trường và khi đi trên đường; biết quan sát

nhận xét, nêu thắc mắc của mình về sự vật, hiện tượng trong tự nhiên xã hội.
Về thái độ và hành vi, môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 giáo dục học sinh
có ý thức thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và
cộng đồng; yêu thiên nhiên, gia đình, trường học và quê hương[2].
Với mục tiêu giáo dục như trên, ta nhận thấy môn Tự nhiên và Xã hội,
đặc biệt là môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 là môn học có rất nhiều nội dung gắn
liền với tự nhiên và xã hội. Có thể hiểu các em được học môn Tự nhiên và Xã
hội chính là được học về tự nhiên, học về cuộc sống đang hàng ngày, hàng giờ
diễn ra xung quanh các em. Những bài học trên lớp sẽ hình thành chủ yếu cho
học sinh kiến thức về tự nhiên (sự đa dạng của tự nhiên), về cuộc sống xung
quanh các em, về cách giữ gìn và bảo vệ môi trường, còn hoạt động ngoại
khoá sẽ đưa các em tiếp cận chính cuộc sống tự nhiên đó. ở đó, các em được
vui chơi, được tìm hiểu và khám phá những điều mới lạ. Điều đó không chỉ

Trn Th Hi Yn

11

Lp K34B - GDTH


Khúa lun tt nghip

Trng HSP H Ni 2

giúp củng cố, mở rộng kiến thức về tự nhiên, về cuộc sống, mà còn giúp hình
thành ở học sinh tình yêu, sự gắn bó với thiên nhiên, biết yêu cái đẹp, bảo vệ
cái đẹp và hơn thế nữa, nó giúp hình thành ở các em những kĩ năng và hành vi
bảo vệ tự nhiên hay chính là bảo vệ cuộc sống của chính các em - một mục
tiêu mà những buổi học trên lớp không thể đạt được.

Như vậy, để đạt được mục tiêu dạy học môn Tự nhiên và Xã hội cho học
sinh lớp 3, việc dạy học bằng việc tổ chức nhiều hình thức dạy học khác nhau,
trong đó việc dạy học bằng hình thức dạy học ngoài trời là hết sức hiệu quả và
thực sự cần thiết nhằm phát huy được hết những ưu điểm của nội dung chương
trình và đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra.
1.2.2. Nội dung chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3
Về nội dung, môn Tự nhiên và Xã hội cung cấp cho học sinh những hiểu
biết cơ bản và ban đầu về các sự vật, sự kiện, hiện tượng và mối quan hệ giữa
chúng trong tự nhiên, con người và xã hội; về cách vận dụng kiến thức đó
trong đời sống và sản xuất. Nội dung này rất phù hợp cho việc xây dựng và tổ chức
các tiết học ngoài trời để các em có thể học giữa thiên nhiên, tìm hiểu thiên nhiên và
hoà nhập cùng thiên nhiên nhằm đạt được mục tiêu giáo dục tốt nhất.
Nội dung môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 được chia thành 3 nội dung
tương đương với 3 chủ đề đó là: Con người và sức khoẻ, Xã hội, Tự nhiên.
* ở mảng kiến thức Con người và sức khoẻ, học sinh được học các nội
dung cơ bản là tìm hiểu về các cơ quan: vận động, tuần hoàn, hô hấp, thần
kinh... cách vệ sinh phòng trừ các bệnh liên quan tới các cơ quan đó.
* ở mảng kiến thức xã hội, học sinh được tìm hiểu thêm, sâu hơn về gia
đình và các thế hệ trong gia đình, một số hoạt động ở trường. Đặc biệt học sinh
được khám phá các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông
tin liên lạc trong tỉnh và các nước. Ngoài ra học sinh còn được học về làng quê
và đô thị...

Trn Th Hi Yn

12

Lp K34B - GDTH



Khúa lun tt nghip

Trng HSP H Ni 2

* ở mảng kiến thức về Tự nhiên - Xã hội, học sinh được tìm hiểu về
thực vật, động vật học đến chi tiết các bộ phận của cây, rễ, hoa, quả, lá. Học
sinh được học về Mặt trời, Mặt trăng và các hành tinh trong hệ mặt trời song
tất cả mới chỉ dừng lại ở kiến thức sơ đẳng, ở mảng này có một số bài rất gần
gũi thực tế với học sinh như: Tôm, cua, cá, chim, thú... Bên cạnh đó Tự nhiên
và Xã hội lớp 3 còn cung cấp cho học sinh về năm, tháng, mùa, các đới khí
hậu và bề mặt của Lục địa...
Với nội dung như trên thì việc tổ chức cho học sinh học tiết học ngoài
trời là rất cần thiết và quan trọng.
1.2.3. Đặc điểm chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3
Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 được xây dựng dựa trên
quan điểm tích hợp được thể hiện như sau: Các chương trình xem xét tự nhiên,
con người, xã hội trong một thể thống nhất và có quan hệ qua lại, tác động lẫn
nhau. Không chỉ thế kiến thức trong chương trình là kết quả của việc tích hợp
các kiến thức của nhiều ngành khoa học như: sinh học, vật lí, hoá học, địa lí,
lịch sử, dân số, môi trường. Và tùy theo trình độ nhận thức của học sinh ở từng
giai đoạn mà chương trình có cấu trúc phù hợp.
Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 được cấu trúc đồng tâm từ
theo 3 chủ đề lớn: Con người và sức khoẻ, Xã hội, Tự nhiên. Các chủ đề này
được mở rộng và nâng cao theo nguyên tắc từ gần đến xa, từ đơn giản đến
phức tạp giúp học sinh có cách nhìn về con người, thiên nhiên và cuộc sống
xung quang dưới dạng tổng thể đơn giản.
Một đặc điểm nữa quan trọng của chương trình môn Tự nhiên và Xã hội
lớp 3 đó là chương trình chú ý tới vốn sống, vốn hiểu biết của học sinh trong
việc tham gia xây dựng các bài học.


Trn Th Hi Yn

13

Lp K34B - GDTH


Khúa lun tt nghip

Trng HSP H Ni 2

Như vậy, qua việc phân tích đặc điểm chương trình môn T nhiên và Xã
hội, tôi thấy việc nghiên cứu và tổ chức tiết học ngoài trời cho học sinh trong
dạy học môn Tự nhiên và Xã hội là hết sức cần thiết và hiệu quả.
1.3. Đặc điểm tâm lí và trình độ nhận thức của học sinh lớp 3
Trẻ ở tuổi tiểu học là một thực thể, một chỉnh thể trọn vẹn nhưng chưa
hoàn thiện mà các em đang tiếp tục lớn lên, đang phát triển không chỉ về thể
xác mà cả về trí tuệ. Trong mỗi em, mỗi bộ phận, mỗi cơ quan của cơ thể với
chức năng riêng cũng phát triển không đồng đều. Về mặt tâm lí cũng vậy, các
quá trình và các thuộc tính tâm lí cũng phát triển chưa đều. Vì vậy, tất cả
những sự kiện, hiện tượng gì xảy ra trong thời điểm này cũng có thể gây ấn
tượng mạnh mẽ và sâu sắc cho các em.
Với học sinh tiểu học, nhất là với học sinh lớp 3 đang chuẩn bị chuyển
sang giai đoạn 2 về mặt tâm lí và nhận thức thì tri giác góp phần quan trọng
vào việc thu nhận kiến thức. Nhờ trực giác, học sinh cảm nhận được tức thì
mọi sự vật, mọi hiện tượng. Bước đầu các em đã biết đi sâu vào tìm hiểu bản
chất sự vật, biết phân tích, suy luận mỗi khi tri giác, biết đi vào cấu tạo bên
trong của sự vật. Các em đã bước đầu nắm được mục đích quan sát, phát biểu
được mục đích quan sát một cách gẫy gọn, rõ ràng. Sau khi quan sát các sự
vật, hiện tượng với các chi tiết riêng lẻ, các em đã có năng lực tổng hợp các chi

tiết đó ở mức độ đơn giản. Từ các đặc điểm tri giác trên cho thấy, việc tổ chức
cho học sinh học tiết học ngoài trời là phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của
các em. Qua đó ta cũng thấy được vai trò rất lớn của người giáo viên trong việc
gợi mở và định hướng cho tri giác của trẻ đi đúng hướng, đúng mục đích đã
đặt ra, hướng dẫn các em xem xét và biết phát hiện những dấu hiệu thuộc tính,
bản chất của sự vật, hiện tượng.

Trn Th Hi Yn

14

Lp K34B - GDTH


Khúa lun tt nghip

Trng HSP H Ni 2

Một đặc điểm tâm lí rất quan trọng đối với học sinh tiểu học, đó là sức
tập trung và độ bền vững về chú ý của các em phụ thuộc vào đối tượng chú ý,
mức độ hoạt động của sự vật, sức chú ý của các em chỉ kéo dài trong một
thời gian nhất định[5] và sức chú ý đối với những hiện tượng bên ngoài
thường bền vững hơn sự chú ý đối với việc thực hiện các hoạt động trí tuệ[6].
Vì vậy, cho các em được tiếp xúc trực tiếp với đối tượng thực tế, được học mà
vui, vui mà học trong môi trường thiên nhiên là điều kiện tốt để gây hứng thú
học tập cho các em và việc học tập của các em đạt hiệu quả.
Đặc điểm về trí nhớ của các em thời kì này là trí nhớ trực quan hình
tượng, các em có khả năng nhớ được nhiều điều, thậm trí cả những điều mà
các em không hiểu. ở lớp đầu bậc tiểu học, đặc biệt là lớp 1,, ghi nhớ của các
em chủ yếu vẫn là ghi nhớ không chủ định, nghĩa là các em chỉ ghi nhớ những

gì các em thích. Những điều gì gây ấn tượng mạnh mẽ, gây được cảm xúc thì
các em dễ nhớ và có thể nhớ lâu[7]. Chính vì thế, các em sẽ thấy khó khăn
khi phải ghi nhớ, học thuộc rồi vận dụng các kiến thức khô khan trong sách vở
vào cuộc sống. Đưa các em trực tiếp tham gia hoạt động, được tiếp xúc và cảm
nhận trực tiếp những vấn đề thực tế đang diễn ra ngay xung quanh các em sẽ là
những bài học bổ ích và thiết thực nhất để giáo dục ý thức, hành vi và hình
thành thói quen tốt cho các em. Từ đó cũng đặt ra thách thức cho người giáo
viên là phải có kiến thức vững vàng, có khả năng tổ chức các hoạt động ngoại
khoá hấp dẫn, phong phú, lôi cuốn học sinh cùng tham gia, cùng hành động.
Về tưởng tượng và tư duy, với học sinh lớp 3, hình ảnh của tưởng tượng
hình thành trong tư duy của các em còn đơn giản và chưa bền vững, hoạt động
phân tích, tổng hợp về hình thức và nội dung rất đơn giản. Khi tiến hành phân
tích, tổng hợp, các em thường căn cứ vào những đặc điểm bên ngoài, cụ thể và
trực quan. Chính vì vậy, để tổ chức cho các em một tiết học hiệu quả nhất chỉ

Trn Th Hi Yn

15

Lp K34B - GDTH


Khúa lun tt nghip

Trng HSP H Ni 2

có thể thông qua chính đồ dùng trực quan là cảnh vật, cuộc sống xung quanh
các em.
Qua việc phân tích những khía cạnh tâm lí, trình độ nhận thức của học
sinh tiểu học, cho thấy các em học sinh lớp 3 bước đầu đã có khả năng tìm tòi

để phát hiện tri thức ở mức độ nhất định. Như thế, việc tổ chức tiết học ngoài
trời trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 cho học sinh là hoàn toàn cần
thiết và có tính khả thi.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Mục đích của việc khảo sát thực trạng
- Tìm hiểu thực trạng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3.
- Tìm hiểu thực trạng hình thức sử dụng hình thức dạy học ngoài trời.
- Tìm hiểu nhận thức của giáo viên và quan sát thực tế sử dụng hình thức
dạy học hiện nay của giáo viên tại các trường Tiểu học.
2.2. Nội dung của việc khảo sát thực trạng
- Thực trạng của việc dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 ở trường
Tiểu học.
- Thực trạng sử dụng hình thức dạy học ngoài trời trong dạy học môn Tự
nhiên và Xã hội lớp 3.
2.3. Phạm vi khảo sát
Tiến hành điều tra, khảo sát
Phạm vi khảo sát: trường Tiểu học Trưng Nhị - Phúc Yên - Vĩnh Phúc.
2.4. Kết quả khảo sát
2.4.1. Thực trạng của việc dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3
2.4.1.1. Thực trạng của việc sử dụng các phương pháp dạy học
Môn Tự nhiên và Xã hội là môn học về môi trường, tự nhiên và xã hội
gần gũi bao quanh học sinh. Do đó, trong quá trình giảng dạy giáo viên cần

Trn Th Hi Yn

16

Lp K34B - GDTH



Khúa lun tt nghip

Trng HSP H Ni 2

chú trọng hướng dẫn học sinh biết cách quan sát, nêu thắc mắc, tìm tòi, phát
hiện ra những kiến thức mới về tự nhiên và xã hội phù hợp với lứa tuổi của các
em. Đối tượng quan sát là tranh, ảnh, sơ đồ, vật mẫu, mô hình là khung cảnh
gia đình, lớp học, cuộc sống ở địa phương, là cây cối, con vật và một số hiện
tượng thời tiết diễn ra hàng ngày.
Giáo viên cũng cần tổ chức các hoạt động thực hành thông qua các
phương pháp dạy học để học sinh biết cách thực hiện những hành vi có lợi cho
sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng động.
Chúng tôi đã tiến hành điều tra tìm hiểu thực trạng của việc sử dạng
phương pháp dạy học trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 trong nhà
trường tiểu học thông qua phiếu trưng cầu ý kiến đối với 13 giáo viên tiểu học
tại trường tiểu học Trưng Nhị - Phúc Yên - Vĩnh Phúc (xem Phụ lục 1). Sau
quá trình tổng hợp và đánh giá kết quả điều tra, chúng tôi thu được kết quả như
sau:
Với câu hỏi 1 về mức độ sử dụng các phương pháp dạy học trong dạy
học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 về lựa chọn mức độ thường xuyên sử
dụng của giáo viên thì phương pháp quan sát có đến 100%, phương pháp thảo
luận có 84,62%, phương pháp hỏi đáp là 76,92% và phương pháp trò chơi là
46,15%. Về lựa chọn mức độ thỉnh thoảng thì phương pháp quan không có giáo
viên nào lựa chọn, phương pháp trò chơi là 53,85%, phương pháp hỏi đáp là 23,08%
còn phương pháp thảo luận là 15,38%. Đối với mức độ chưa bao giờ sử dụng thì ở
tất cả các phương pháp đều không có giáo viên nào lựa chọn.

Trn Th Hi Yn

17


Lp K34B - GDTH


Khúa lun tt nghip

Trng HSP H Ni 2

Bảng thống kê kết quả điều tra về mức độ sử dụng phương pháp dạy học

Phương pháp
dạy học

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Chưa bao giờ

SL

TL(%)

SL

TL(%)

SL

TL(%)


1. Quan sát

13

100

0

0

0

0

2. Hỏi đáp

10

76,92

3

23,08

0

0

3. Thảo luận


11

84,62

2

15,38

0

0

4. Trò chơi

6

46,15

7

53,85

0

0

Tóm lại, qua câu hỏi điều tra cho chúng tôi thấy rằng đa số giáo viên
tiểu học thường sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống vào dạy học
môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3, mà phương pháp được sử dụng nhiều nhất là

phương pháp quan sát, có thể nói đây là phương pháp đặc trưng của môn Tự
nhiên và Xã hội. Điều này cũng chứng tỏ rằng hầu hết giáo viên đã biết lựa
chọn phương pháp phù hợp nhất để dạy học môn Tự nhiên và Xã hội vì môn
học Tự nhiên và Xã hội là môn học bao gồm các kiến thức về môi trường tự
nhiên và xã hội và để tiếp thu được các kiến thức đó thì cần có sự quan sát trực
tiếp hoặc gián tiếp.

Trn Th Hi Yn

18

Lp K34B - GDTH


Khúa lun tt nghip

Trng HSP H Ni 2

2.4.1.2. Thực trạng của việc sử dụng hình thức dạy học
Để tìm hiểu thực trạng của việc sử dụng các hình thức dạy học trong dạy
học môn tự nhiên và Xã hội lớp 3. Chúng tôi đã đưa ra câu hỏi với 13 giáo viên
của trường tiểu học Trưng Nhị - Phúc Yên - Vĩnh Phúc (xem Phụ lục 1).
Sau khi tổng kết số liệu, với câu hỏi số 2 về việc thường sử dụng hình
thức dạy học nào trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 có đến 69,23%
giáo viên chọn hình thức dạy học trên lớp; 30,77% giáo viên lựa chọn hình
thức trò chơi học tập ; và không có giáo viên nào lựa chọn hình thức dạy học
ngoài lớp và hình thức tham quan học tập.
Còn với câu hỏi số 3 về mức độ sử dụng các hình thức dạy học trong dạy
học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 thì có đến 100% giáo viên lựa chọn thường
xuyên sử dụng hình thức dạy học trên lớp. Với hình thức trò chơi học tập thì có

đến 76,92% giáo viên chọn thường xuyên sử dụng và chỉ có 23,08% giáo viên
chọn thỉnh thoảng sử dụng. Với hình thức tham quan học tập thì 100% giáo
viên chọn chưa bao giờ sử dụng. Còn với hình thức dạy học ngoài trời thì
không có giáo viên nào lựa chọn thường xuyên sử dụng, nhưng có đến 69,23%
giáo viên chọn chưa bao giờ sử dụng, và chỉ có 30,77% giáo viên chọn thỉnh
thoảng sử dụng.

Trn Th Hi Yn

19

Lp K34B - GDTH


Khúa lun tt nghip

Trng HSP H Ni 2

Mức độ sử dụng các hình thức dạy học
Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Chưa bao giờ

Các hình thức
tổ chức dạy học

SL


TL(%)

SL

TL(%)

SL

TL(%)

13

100

0

0

0

0

0

0

4

30,77


9

69,23

0

0

0

0

13

100

10

76,92

3

23,08

0

0

1. Hình thức dạy
học trên lớp

2. Hình thức dạy
học ngoài trời
3. Hình thức tham
quan học tập
4. Hình thức trò
chơi học tập

Qua số liệu trên ta có thể thấy rằng hình thức dạy học ngoài trời được sử
dụng rất ít trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3, ngay cả hình thức
tham quan học tập đa số giáo viên chưa sử dụng bao giờ mà chủ yếu giáo viên
sử dụng hình thức dạy học trên lớp và trò chơi học tập. Có thể thấy rằng
nguyên nhân là do đa số giáo viên ngại tổ chức dạy học bằng hình thức dạy
học ngoài trời bởi mất nhiều thời gian và một điều nữa đó là chưa có một quy
trình cụ thể nào về tiết học ngoài trời để giáo viên có thể áp dụng vào việc dạy
học cho học sinh bằng hình thức này. Và cũng qua các số liệu trên có thể nói
rằng, trong các tiết học của môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 việc sử dụng đa
dạng các hình thức dạy học là rất thấp.
Cuối cùng là với câu hỏi về hiệu quả của các hình thức dạy học trong
dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 (câu hỏi số 4) thì đa số giáo viên là hiệu
quả của hình thức dạy học trên lớp chưa cao bởi với môn Tự nhiên và Xã hội

Trn Th Hi Yn

20

Lp K34B - GDTH


Khúa lun tt nghip


Trng HSP H Ni 2

chủ yếu là các kiến thức về tự nhiên, xã hội, môi trường xung quanh các em
nên các em cần được trực quan đối tượng học tập một cách thực tế. Trong khi
đó hình thức dạy học trên lớp chưa đáp ứng được việc cho các em học sinh tiếp
xúc với các sự vật, hiện tượng của môi trường xung quanh các em mà chỉ bó
hẹp các em trong phạm vi sách giáo khoa, tiếp thu bài học thông qua việc quan
sát qua tranh ảnh. Vì vậy khiến các em dễ nhàm chán và mệt mỏi trong tiết
học. Còn đối với các hình thức dạy học khác như: ngoài trời, tham quan học
tập thì có hiệu quả cao vì khi sử dụng các hình thức dạy học này học sinh sẽ
được tiếp xúc trực tiếp với đối tượng thật là các sự vật hiện tượng xung quanh
các em vì thế sẽ gây được hứng thú học tập đối với các em, giúp các em tiếp
thu bài nhanh hơn và sẽ yêu thích môn học hơn. Tuy nhiên thì đa số giáo viên
không có điều kiện để thực hiện các hình thức dạy học này và khi sử dụng các
hình thức dạy học ny rất mất thời gian.
Như vậy có thể thấy rằng thực trạng của việc sử dụng các hình thức dạy
học hiện nay ở trường tiểu học đó là đa số giáo viên sử dụng hình thức dạy học
trên lớp mặc dù hiệu quả dạy học của hình thức này không cao, còn rất ít giáo
viên sử dụng hình thức dạy học có liên quan đến môi trường thực tế như ngoài
trời, tham quan học tập mặc dù hiệu quả dạy học của chúng rất cao. Điều này
cũng là cơ sở để chúng tôi đi đến việc nghiên cứu xây dựng quy trình tiết học
ngoài trời trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3.
2.4.1.3. Thực trạng của việc sử dụng phương tiện dạy học
Phương tiện dạy học là tập hợp những đối tượng vật chất được người
dạy sử dụng với tư cách là những phương tiện tổ chức, điều khiển hoạt động
nhận thức của người học, là phương tiện nhận thức của người học, thông qua
đó mà thực hiện những nhiệm vụ dạy học.

Trn Th Hi Yn


21

Lp K34B - GDTH


Khúa lun tt nghip

Trng HSP H Ni 2

Để tìm hiểu thực trạng của việc sử dụng phương tiện dạy học trong dạy
học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 chúng tôi tiến hành điều tra thông qua phiếu
trưng cầu ý kiến với 13 giáo viên tiểu học tại trường tiểu học Trưng Nhị - Phúc
Yên - Vĩnh Phúc (xem Phụ lục 1).
Sau quá trình tổng hợp và đánh giá kết quả điều tra, chúng tôi thu được
kết quả như sau:
Với câu hỏi số 5 về mức độ sử dụng phương tiện dạy học trong dạy học
môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 đại đa số giáo viên 69,23% lựa chọn thường
xuyên sử dụng, 30,77% giáo viên lựa chọn thỉnh thoảng sử dụng và không
có giáo viên nào lựa chọn không sử dụng bao giờ. Đây cũng là con số đáng
mừng vì qua số liệu trên chúng ta có thể thấy rằng sự chuẩn bị của giáo viên
cho mỗi tiết là công phu và kĩ lưỡng.
Với câu hỏi số 6 về tác dụng của việc sử dụng phương tiện dạy học trong
dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 thì có 46,15% giáo viên lựa chọn gây
hứng thú học tập cho học sinh; 30,77% giúp giáo viên truyền đạt kiến thức
bài học đến học sinh dễ dàng và hiệu quả hơn; 23,08% giáo viên lựa chọn
nâng cao ý thức độc lập, tự lực trong học tập của học sinh; và không có giáo
viên nào chọn gây khó khăn cho việc dạy học của giáo viên.

Trn Th Hi Yn


22

Lp K34B - GDTH


Khúa lun tt nghip

Trng HSP H Ni 2

Bảng thống kê kết quả điều tra hiểu biết của giáo viên về tác dụng của phương
tiện dạy học
Tỉ lệ
Tác dụng của phương tiện dạy học

SL

(%)

1. Gây hứng thú học tập cho học sinh

6

46,15

3

23,08

4


30,77

0

0

2. Nâng cao ý thức độc lập, tự lực trong học tập
của học sinh
3. Giúp giáo viên truyền đạt kiến thức bài học đến
học sinh dễ dàng và hiệu quả hơn
4. Gây khó khăn cho việc dạy học của giáo viên

Với số liệu này chúng ta thấy rằng đa số giáo viên đã nhận thức được tác
dụng của phương tiện dạy học đem lại.
Còn với câu hỏi số 7 về việc thường sử dụng phương tiện dạy học nào
trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 thì có 46,15% giáo viên chọn đồ
dùng dạy học trực quan: tranh, ảnh do công ty thiết bị trường học cung cấp và
cũng có 30,77% giáo viên chọn sách giáo khoa, các sự vật hiện tượng xung
quanh có 15,38% giáo viên lựa chọn và chỉ có 7,7% giáo viên chọn đồ dùng
dạy học tự làm.

Trn Th Hi Yn

23

Lp K34B - GDTH


Khúa lun tt nghip


Trng HSP H Ni 2

Bảng thống kê kết quả điều tra về mức độ sử dụng các phương tiện dạy học
Tỉ lệ
Các phương tiện dạy học

SL

(%)

6

46,15

2. Sách giáo khoa

4

0,77

3. Các sự vật hiện tượng xung quanh

2

5,38

4. Đồ dùng dạy học tự làm

1


7,7

1. Đồ dùng dạy học trực quan: tranh, ảnh do công ty thiết
bị trường học cung cấp

ở đây đa số giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học trực quan có sẵn và sách
giáo khoa còn việc giáo viên dạy học sử dụng các sự vật hiện tượng xung
quanh là chưa cao, điều này khiến cho học sinh ít được tiếp xúc với đối tượng
thực tế mà trong nội dung chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 lại chủ
yếu là các vấn đề liên quan đến môi trường, tự nhiên và xã hội, cái nữa đặc
điểm tâm lí của học sinh lớp 3 là tư duy cụ thể và tư duy trực quan do vậy học
sinh cần được tiếp xúc với đối tượng thực tế. Và một tiết học hiệu quả nhất là
thông qua chính đồ dùng trực quan là cảnh vật và cuộc sống xung quanh các
em.
Tóm lại, qua các câu hỏi điều tra chúng tôi thấy rằng phần lớn giáo viên
đã ý thức được sự cần thiết của việc sử dụng phương tiện dạy học trong dạy
học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3. Tuy nhiên việc sử dụng đồ dùng trực quan
thực tế là các sự vật hiện tượng xung quanh của giáo viên còn chưa cao. Đây
cũng là điều mà chúng tôi trăn trở và nó đã tạo cơ sở cho chúng tôi tìm hiểu
vấn đề sử dụng hình thức dạy học ngoài trời trong dạy học môn Tự nhiên và
Xã hội lớp 3.

Trn Th Hi Yn

24

Lp K34B - GDTH


Khúa lun tt nghip


Trng HSP H Ni 2

2.4.2. Thực trạng sử dụng hình thức dạy học ngoài trời trong dạy học môn
Tự nhiên và Xã hội lớp 3
Chúng tôi tiến hành điều tra, tìm hiểu thực trạng tổ chức hình thức dạy
học ngoài trời trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội trong nhà trường tiểu
học qua phiếu trưng cầu ý kiến cũng với 13 giáo viên tiểu học tại trường tiểu
học Trưng Nhị - Phúc Yên - Vĩnh Phúc (xem Phụ lục 1).
Sau quá trình tổng hợp và đánh giá kết quả điều tra, chúng tôi thu được
kết quả như sau:
Với câu hỏi số 8 tìm hiểu về nhận thức của giáo viên về tác dụng tiết
học ngoài trời thì phần lớn giáo viên 38,46% lựa chọn tạo cho học sinh hứng
thú học tập; 23,08% chọn ý Nâng cao ý thức chủ động, tự lực, sáng tạo, tích
cực trong học tập cho học sinh và 15,38% lựa chọn Giúp học sinh thêm gần
gũi, thân thuộc với môi trường xung quanh. Và cũng có 15,38% giáo viên lựa
chọn tiết học ngoài trời có tác dụng mở rộng kiến thức về tự nhiên và xã hội
cho học sinh. Chỉ có 7,7% giáo viên lựa chọn Tiết học ngoài trời có tác dụng
hình thành cho học sinh kĩ năng và hành vi tích cực về tự nhiên và xã hội.

Trn Th Hi Yn

25

Lp K34B - GDTH


×