Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Nghiên cứu chế tạo vật liệu cao su blend trên cơ sở cao su tái sinh và polyetylen tỷ trọng thấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 48 trang )

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp Đại học

LỜI CẢM ƠN
Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với PGS.TS Đỗ
Quang Kháng đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Em xin trân trọng cảm ơn phòng công nghệ vật liệu polyme - Viện hóa
học - Viện khoa học và công nghệ Việt Nam, khoa Hóa học trường Đại học
Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em học tập và nghiên
cứu.
Cuối cùng, em xin được bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, thầy cô và
bạn bè đã động viên và giúp đỡ em trong thời gian qua.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2013
Sinh viên
Đỗ Thị Yến

Đỗ Thị Yến


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp Đại học

MỤC LỤC
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .......................................................................... 3
1.1. Vật liệu polyme blend .............................................................................. 3


1.1.1. Giới thiệu chung về vật liệu polyme blend ............................................ 3
1.1.2. Phân loại polyme blend .......................................................................... 4
1.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến tính chất của vật liệu polyme blend ........ 5
1.1.4. Các phương pháp xác định sự tương hợp của polyme blend ................. 6
1.1.5. Những biện pháp tăng cường tính tương hợp của các polyme ............... 7
1.1.6. Các phương pháp chế tạo vật liệu polyme blend ................................. 10
1.1.7.Ưu điểm của polyme blend ................................................................... 11
1.1.8.Cấu trúc hình thái và sự tạo thành cấu trúc trong polyme blend .......... 12
1.1.9.Tính chất của vật liệu polyme blend ..................................................... 13
1.2.Cao su tái sinh .......................................................................................... 14
1.2.1. Các biện pháp xử lý tận dụng cao su phế thải ...................................... 14
1.2.2. Biện pháp chế tạo cao su tái sinh .......................................................... 16
1.2.3. Các ưu điểm khi sử dụng cao su tái sinh ............................................. 19
1.2.4. Các ứng dụng của cao su tái sinh ......................................................... 19
1.3. Polyetylen tỉ trọng thấp ........................................................................... 20
1.3.1. Các tính chất đặc trưng của PE ............................................................ 21
1.3.2. Phân loại PE .......................................................................................... 22
CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU, CHƯƠNG TRÌNH VẬT LIỆU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 24
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 24
Đỗ Thị Yến


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp Đại học

2.2. Chương trình nghiên cứu ........................................................................ 24
2.3. Vật liệu nghiên cứu ................................................................................. 24
2.4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 25

2.4.1. Thành phần mẫu nghiên cứu ................................................................ 25
2.4.2. Chế tạo mẫu nghiên cứu ....................................................................... 25
2.5. Khảo sát tính chất của vật liệu ................................................................ 26
2.5.1. Tính chất cơ lí ...................................................................................... 26
2.5.2. Đánh giá độ bền nhiệt của vật liệu bằng phương pháp phân tích
nhiệt trọng lượng (TGA) ................................................................................ 27
2.6. Phân tích cấu trúc hình thái của vật liệu ................................................. 27
2.7. Đánh giá độ bền môi trường của vật liệu ................................................. 28
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................... 29
3.1. Ảnh hưởng của hàm lượng LDPE tới tính chất cơ học của vật liệu ................ 29
3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ trộn tới tính chất cơ học của vật liệu ................ 32
3.3. Ảnh hưởng của chất làm tương hợp tới cấu trúc, tính chất của vật
liệu ................................................................................................................... 33
3.3.1. Ảnh hưởng của chất tương hợp tới tính chất cơ học của vật liệu ......... 33
3.3.2. Ảnh hưởng của chất làm tương hợp tới cấu trúc hình thái của vật
liệu ................................................................................................................... 34
3.3.3. Ảnh hưởng của chất làm tương hợp tới độ bền nhiệt của vật liệu ....... 35
3.3.4. Ảnh hưởng của quá trình biến tính tới độ bền môi trường của vật
liệu ................................................................................................................... 37
KẾT LUẬN .................................................................................................... 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 39

Đỗ Thị Yến


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp Đại học

CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CPE

Polyetylen Clo hóa

CSPT

Cao su phế thải

CSTS

Cao su tái sinh

ENR

Cao su thiên nhiên epoxy hóa

ESBS

Styren butadien epoxy hóa - styren triblock copolyme

HDPE

Polyetylen tỷ trọng cao

LDPE

Polyetylen tỷ trọng thấp

LLDE


Polyetylen tỷ trọng thấp mạch thẳng

PE

Polyetylen

SBR

Cao su styren - butadien

SEM

Kính hiển vi điện tử quét

TGA

Phương pháp phân tích nhiệt trọng lượng

UHMWPE

Polyetylen khối lượng phân tử rất cao

Đỗ Thị Yến


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp Đại học


DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG

Hình 1: Phân bố pha trong tổ hợp polyme không tương hợp ........................... 4
Hình 2: Sơ đồ hình thành và phân loại vật liệu polyme blend .......................... 5
Hình 3: Ảnh hưởng của hàm lượng LDPE tới độ bền kéo đứt của vật liệu.... 29
Hình 4: Ảnh hưởng của hàm lượng LDPE tới độ dãn dài khi đứt của vật
liệu ................................................................................................................... 30
Hình 5: Ảnh hưởng của hàm lượng LDPE tới độ dãn dư của vật liệu............ 30
Hình 6: Ảnh hưởng của hàm lượng LDPE tới độ cứng của vật liệu .............. 31
Hình 7: Ảnh hưởng của nhiệt độ trộn tới tính chất của vật liệu blend............ 32
Hình 8: Ảnh SEM bề mặt cắt mẫu vật liệu blend CSPT/LDPE (80/20)......... 34
Hình 9: Ảnh SEM bề mặt cắt mẫu vật liệu blend CSPT/LDPE (80/20)
có 2% VLP ..................................................................................................... 34
Hình 10: Biểu đồ phân tích nhiệt trọng lượng của vật liệu blend trên cơ sở
CSPT/ LDPE (80/20) ..................................................................................... 35
Hình 11: Biểu đồ phân tích nhiệt trọng lượng của vật liệu blend trên cơ sở
CSPT/ LDPE (80/ 20) và có 2% VLP ............................................................. 36
Bảng 1: Tính chất cách điện của PE ............................................................... 22
Bảng 2: Ảnh hưởng của chất tương hợp tới tính chất cơ học của vật liệu...... 33
Bảng 3: Ảnh hưởng của quá trình biến tính tới tính chất nhiệt của vật liệu ... 36
Bảng 4: Hệ số già hóa của vật liệu ở 700C trong thời gian 96 giờ.................. 37

Đỗ Thị Yến


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp Đại học

MỞ ĐẦU

Trên thế giới, mỗi năm có tới hàng trăm triệu tấn vật liệu polyme các
loại được sản xuất và gia công thành các sản phẩm dùng trong khắp các lĩnh
vực kinh tế, kỹ thuật cũng như dân dụng,… [1,2]. Như vậy, hàng năm cũng
một khối lượng gần như tương ứng các sản phẩm này không còn sử dụng
được nữa phải thải ra ngoài môi trường [1,3]. Ở nước ta, với sự phát triển của
kinh tế, xã hội trong những năm qua, sản lượng vật liệu polyme sử dụng cũng
tăng lên liên tục. Theo con số thống kê của Hiệp hội nhựa Việt Nam, sản
lượng nhựa sử dụng ở Việt Nam tăng rất nhanh trong những năm qua. Nếu
như năm 1995 mới chỉ trên dưới 400.000 tấn/năm thì năm 2000 đã là 950.000
tấn/năm và đến năm 2010 là 3.800.000 tấn/năm (chưa kể đến sản phẩm cao su
các loại). Tương ứng với con số trên, mỗi năm ở Việt Nam cũng thải ra hàng
ngàn tấn vật liệu polyme phế thải (bao gồm các sản phẩm từ cao su, nhựa).
Theo thống kê của Viện Khoa học Công nghệ Môi trường (ĐHBK Hà Nội),
chỉ riêng Hà Nội, năm 2002 cũng thải ra 74.647 tấn vật liệu polyme phế thải
các loại [4]. Như vậy ước tính về lượng polyme phế thải trên toàn quốc mỗi
năm có thể tới hàng trăm ngàn tấn.
Những loại polyme phế thải này không tự phân hủy được nếu như
không được xử lý tận dụng sẽ trở thành thảm họa đối với môi trường mà một
trong ba nhóm vật liệu chủ yếu là cao su [1,3]. Chính vì vậy, ở các nước tiên
tiến người ta dùng nhiều biện pháp để tận dụng các sản phẩm phế thải này
như tái sinh lại làm nguyên liệu, nhiệt phân để thu hồi nguyên nhiên liệu, làm
nhiên liệu cho công nghiệp xi măng, sản xuất năng lượng và chỉ còn một
lượng nhỏ đem chôn lấp [3,5], (riêng ở CHLB Đức năm 1994 đã có 267 cơ sở
chuyên nghiên cứu, xử lý và tận dụng vật liệu polyme phế thải thì trong đó có
tới 60 cơ sở chuyên nghiên cứu xử lý tận dụng các loại cao su phế thải [6]).
Đỗ Thị Yến

1

K35C-Hóa



Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Từ những thông tin thu thập qua các tài liệu và thực tế cho thấy rằng,
một trong những biện pháp có hiệu quả cao để có thể tái sử dụng các loại
polyme phế thải nói chung và cao su phế thải nói riêng là tạo các loại polyme
blend của các vật liệu phế thải (cao su, nhựa nhiệt dẻo) với các vật liệu
nguyên sinh. Thông qua đó, tạo ra vật liệu có tính năng cơ lý, kỹ thuật đáp
ứng yêu cầu sử dụng.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế, chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu chế tạo
vật liệu cao su blend trên cơ sở cao su tái sinh và polyetylen tỷ trọng thấp” cho
khóa luận tốt nghiệp của mình.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: “Chế tạo ra được vật liệu cao su blend
trên cơ sở cao su tái sinh và LDPE có tính năng cơ lý, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu sử
dụng trong thực tế”.
Để thực hiện mục tiêu trên, chúng tôi thực hiện các nội dung nghiên cứu
sau:
- Chế tạo vật liệu cao su blend trên cơ sở cao su tái sinh và LDPE bằng
phương pháp trộn kín.
- Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng LDPE đến tính năng cơ lý của vật
liệu.
- Khảo sát ảnh hưởng của chất biến đổi cấu trúc tới cấu trúc hình thái
và tính chất cơ lý của vật liệu.
- Nghiên cứu độ bền nhiệt của vật liệu bằng phương pháp phân tích
nhiệt trọng lượng (TGA).
- Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình biến tính tới độ bền môi trường
của vật liệu.


Đỗ Thị Yến

2

K35C-Hóa


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp Đại học

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1. Vật liệu polyme blend
1.1.1. Giới thiệu chung về vật liệu polyme blend
Vật liệu cao su blend là vật liệu có tính chất được cấu thành từ hai hoặc
nhiều cao su hoặc cao su với nhựa nhiệt dẻo. Thông qua đó có thể tối ưu hóa
về mặt tính năng cơ lí và giá thành cho mục đích sử dụng nhất định.
Mục đích của việc nghiên cứu chế tạo vật liệu polyme blend (vật liệu tổ
hợp polyme ) là tạo ra vật liệu mới có tính chất mong muốn, giá thành hạ và
dễ gia công [3, 6, 13, 14].
Trong nghiên cứu vật liệu cao su blend trước hết cần hiểu rõ những
khái niệmngười ta cần quan tâm tới những khái niệm sau:
- Cấu trúc hình thái: Là hình ảnh thể hiện cấu trúc trên phân tử của
polyme blend hay cao su blend và chất rắn nói chung.
- Sự tương hợp trong cao su blend: Mô tả sự tạo thành một pha tổ hợp ổn
định và đồng thể từ hai hay nhiều loại cao su, nhựa thành phần.
- Khả năng trộn hợp: Nói lên khả năng những cao su (nhựa) thành phần
dưới những điều liện nhất định có thể hòa trộn vào nhau tạo thành

những tổ hợp vật liệu đồng thể hay dị thể.
Ở một số loại polyme blend, các cấu tử có thể tự hòa trộn vào nhau tới
mức độ phân tử và cấu trúc này tồn tại ở trạng thái cân bằng, người ta gọi
những hệ này là những hệ tương hợp về mặt nhiệt động học. Cũng có những
hệ khác mà trong đó tính tương hợp được tạo thành nhờ những biện pháp gia
công nhất định, chúng được gọi là những hệ tương hợp về mặt kỹ thuật.
Những tổ hợp polyme trong đó tồn tại những pha khác nhau dù rất nhỏ
(micro) gọi là tổ hợp không tương hợp.

Đỗ Thị Yến

3

K35C-Hóa


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp Đại học

1.1.2. Phân loại polyme blend
Polyme blend có thể chia làm 3 loại theo sự tương hợp của các polyme
thành phần [3, 14]:
- Polyme blend trộn lẫn và tương hợp hoàn toàn: có entanpi nhỏ hơn
không do có các tương tác đặc biệt và sự đồng nhất được quan sát ở mức độ
phân tử. Đặc trưng của hệ này là chỉ có một giá trị nhiệt độ hóa thủy tinh (Tg)
nằm ở khoảng giữa Tg của hai pha thành phần.
- Polyme blend trộn lẫn và tương hợp một phần: một phần polyme này
tan trong polyme kia, ranh giới phân chia pha không rõ ràng. Cả hai pha
polyme (một pha giàu polyme 1, một pha giàu polyme 2) là đồng thể và có

hai giá trị Tg. Cả hai giá trị Tg chuyển dịch từ giá trị Tg của polyme thành
phần ban đầu về phía polyme kia.
- Polyme blend không trộn lẫn và không tương hợp: hình thái pha rất
thô, không mịn, ranh giới phân chia pha rõ ràng, bám dính bề mặt hai pha rất
tồi, có hai giá trị Tg riêng biệt ứng với giá trị Tg của polyme ban đầu.
Các polyme không tương hợp tồn tại ở các pha dưới 3 dạng như ở hình 1

Hình 1: Phân bố pha trong tổ hợp polyme không tương hợp:
1.a. Một pha liên tục và một pha phân tán.
1.b. Hai pha liên tục.
1.c. Hai pha phân tán.

Đỗ Thị Yến

4

K35C-Hóa


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp Đại học

POLYME

COPOLYME

(Polymers)

(Copolymers)


POLYME BLEND (Polymer Blends)
TƯƠNG HỢP
KHÔNG TƯƠNG HỢP
Đồng thể

Dị thể
Làm tương hợp
Polyme blend dị thể
(Polymer Alloys)

Hình 2. Sơ đồ hình thành và phân loại vật liệu polyme blend.
1.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến tính chất của vật liệu polyme blend
Tính chất của vật liệu polyme blend được quyết định bởi sự tương hợp
của các polyme trong tổ hợp. Từ những kết quả nghiên cứu người ta chỉ ra
rằng sự tương hợp của các polyme phụ thuộc vào các yếu tố sau [6]:
- Bản chất hóa học và cấu trúc phân tử của các polyme
- Khối lượng phân tử và sự phân bố của khối lượng phân tử
- Tỷ lệ các cấu tử trong tổ hợp
- Năng lượng bám dính ngoại phân tử
- Nhiệt độ.
Tính chất các tổ hợp không tương hợp phụ thuộc:
- Sự phân bố pha

Đỗ Thị Yến

5

K35C-Hóa



Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp Đại học

- Kích thước hạt
- Loại bám dính pha.
Những yếu tố này bị chi phối bởi điều kiện chuẩn bị và gia công của
vật liệu [6].
Trong thực tế để tăng độ tương hợp cũng như khả năng trộn hợp của
các polyme người ta dùng các chất làm tăng khả năng tương hợp như các
copolyme, chất hoạt tính bề mặt bên cạnh việc chọn chế độ chuẩn bị và gia
công thích hợp cho từng loại tổ hợp thông qua việc khảo sát tính lưu biến của
tổ hợp vật liệu.
Từ kinh nghiệm thực tế cho thấy rằng, các polyme có bản chất hóa học
giống nhau sẽ dễ phối hợp với nhau, những polyme khác nhau về cấu tạo hóa
học hoặc độ phân cực sẽ khó trộn hợp với nhau. Trong những trường hợp này
ta phải dùng các chất làm chất tương hợp (trợ tương hợp).
Trong tất cả các trường hợp, thời gian trộn, nhiệt độ, và tốc độ trộn có ảnh
hưởng quyết định tới cấu trúc cũng như tính chất của vật liệu. Vì thế, với mỗi hệ
cụ thể, căn cứ vào tính chất của các polyme ban đầu cũng như đặc tính lưu biến
của tổ hợp để chọn chế độ chuẩn bị (tạo blend) và gia công thích hợp.
1.1.4. Các phương pháp xác định sự tương hợp của polyme blend [3, 14]
- Hòa tan các polyme trong cùng một dung môi: nếu xảy ra sự tách pha
thì các polyme không tương hợp với nhau.
- Tạo màng mỏng từ dung dịch loãng của hỗn hợp polyme: nếu màng
thu được mờ và dễ vỡ vụn thì các polyme không tương hợp.
- Quan sát bề mặt và hình dạng bên ngoài của sản phẩm polyme blend
thu được ở trạng thái nóng chảy: nếu các tấm mỏng thu được bị mờ thì các
polyme không tương hợp. Nếu tấm mỏng thu được trong suốt thì các polyme

có thể tương hợp.
- Phương pháp cơ nhiệt động

Đỗ Thị Yến

6

K35C-Hóa


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp Đại học

- Dựa vào nhiệt độ thủy tinh hóa: nếu polyme blend thu được giữ
nguyên nhiệt độ nóng chảy của các polyme thành phần thì các polyme này
không tương hợp. Nếu polyme blend thu được có nhiệt độ nóng chảy chuyển
dịch so với các nhiệt độ nóng chảy của các polyme ban đầu thì sự tương hợp
không hoàn toàn. Nếu polyme blend chỉ có một nhiệt độ nóng chảy nhất định
là sự tương hợp hoàn toàn.
- Phương pháp chụp ảnh hiển vi điện tử quét (SEM): chụp ảnh hiển vi
của bề mặt cắt hoặc gẫy của polyme blend có thể quan sát thấy tính đồng nhất
hoặc không đồng nhất, đồng thể hay dị thể của polyme blend.
- Phương pháp tán xạ tia X góc hẹp.
- Phương pháp đo độ nhớt của dung dịch polyme blend: khi trộn lẫn hai
polyme cùng hòa tan tốt trong một dung môi, nếu hai polyme tương hợp thì
độ nhớt của hỗn hợp tăng và ngược lại.
1.1.5. Những biện pháp tăng cường tính tương hợp của các polyme
1.1.5.1. Đưa thêm vào hệ các chất tương hợp
 Sử dụng các chất tương hợp là các copolyme nhánh hoặc khối

Để làm chất tương hợp, các copolyme khối hoặc nhánh phải có một
khối hoặc một nhánh có khả năng tương hợp tốt với một polyme, và nhánh
hoặc khối kia phải có khả năng tương hợp tốt với polyme còn lại trong hệ.
Các copolyme ở đây thường có hai khối, mỗi khối bao gồm monome của mỗi
polyme thành phần. Như vậy, khối có cùng monome với polyme thành phần
nào sẽ có cùng bản chất và cấu tạo hóa học tương tự như polyme đó, do vậy
chúng có khả năng trộn hợp, liên kết chặt chẽ với nhau. Kết quả là hai polyme
thành phần của hệ sẽ được liên kết với nhau, trong đó copolyme khối đóng vai
trò như một chất kết dính [8].
 Sử dụng chất tương hợp là các polyme có khả năng phản ứng với
các polyme thành phần của hệ

Đỗ Thị Yến

7

K35C-Hóa


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Đưa một polyme C có khả năng phản ứng vào polyme blend A/B, trong
đó polyme này có khả năng tương hợp với một trong hai polyme thành phần
của hệ còn polyme không tương hợp với polyme C thì phải chứa nhóm chức
có khả năng phản ứng với polyme C. Nếu cả hai polyme A và B đều không
chứa nhóm chức có khả năng phản ứng với polyme C thì có thể đưa thêm vào
một polyme D nữa, với điều kiện polyme C và D có khả năng phản ứng được
với nhau và mỗi polyme này có khả năng tương hợp với một polyme chính

của hệ (polyme A hoặc B).
 Chất tương hợp là các tác nhân có hai nhóm chức
Nhờ có hai nhóm chức nên các hợp chất này có thể tương tác với các
nhóm chức trên mạch phân tử của hai polyme thành phần để tạo thành
copolyme khối.
1.1.5.2. Đưa vào hệ các peroxit
Dưới tác dụng của nhiệt, peoxit bị phân hủy tạo gốc tương tác với các
polyme thành phần tạo copolyme nhánh của các polyme thành phần ban đầu.
1.1.5.3. Đưa vào hỗn hợp của peoxit và hợp chất đa chức
Phương pháp này kết hợp cả vai trò của peoxit và hợp chất đa chức
nên có khả năng tăng cường tốt hơn cho sự tương hợp của các polyme. Trong
đó, peoxit hoạt hóa phản ứng giữa một polyme và ít nhất với một nhóm chức
của hợp chất đa chức. Sau đó sẽ xảy ra phản ứng giữa nhóm chức còn lại với
polyme thứ hai và tạo thành copolyme ghép.
1.1.5.4. Chế tạo các blend trên cơ sở các polyme có khả năng tham gia phản
ứng trao đổi
Khi hai hay nhiều polyme trùng ngưng được trộn hợp với nhau ở trạng
thái nóng chảy, nhiều phản ứng trao đổi có thể xảy ra. Các phản ứng trao đổi
dẫn tới việc tạo thành các copolyme là chất tương hợp của các polyme trong
blend.

Đỗ Thị Yến

8

K35C-Hóa


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

1.1.5.5. Đưa vào hệ các chất hoạt động bề mặt
Các chất hoạt động bề mặt sẽ tập trung trên bề mặt phân pha, có vai trò
như chiếc cầu nối giữa hai pha, làm giảm sức căng bề mặt phân pha và do đó
tạo điều kiện cho các pha phân tán tốt vào nhau trong quá trình chế tạo blend.
Tuy nhiên cần lưu ý, chất hoạt động bề mặt thường có khối lượng phân tử
thấp do vậy hàm lượng sử dụng tối ưu thường không cao. Qua các kết quả
nghiên cứu cho thấy rằng, khi sử dụng các chất hoạt động bề mặt có khối
lượng phân tử thấp (dưới đơn vị nghìn) hàm lượng tối ưu chỉ khoảng 1% so
với cấu tử có hàm lượng thấp.
1.1.5.6. Đưa vào hệ các chất độn hoạt tính
Một số chất độn hoạt tính có tác dụng nâng cao khả năng tương hợp
của các polyme. Trong những trường hợp này, chất độn được phân bố một
cách chọn lọc tại bề mặt phân cách pha giữa hai pha polyme, có tác dụng như
các chất tương hợp ở trên. Đối với các hệ này, mức độ khả năng tương hợp
của các cấu tử phụ thuộc vào tương tác giữa chất độn với các polyme thành
phần. Nếu tương tác càng mạnh, mức độ tăng tương hợp càng cao.
1.1.5.7.Sử dụng phương pháp cơ nhiệt
Khi gia công trong điều kiện ứng suất và nhiệt độ cao có thể xảy ra quá
trình phân hủy của polyme, trong đó có phản ứng đứt mạch tạo thành gốc tự
do. Các gốc tự do này cũng có thể được tạo thành dưới tác dụng của nhiệt
hoặc của đồng thời của hai yếu tố cơ và nhiệt. Phản ứng tạo thành gốc tự do
có thể xảy ra cả trong điều kiện có và không có mặt oxi. Sau đó gốc tự do của
các phân tử khác nhau kết hợp lại với nhau hoặc tác dụng với nối đôi có trong
các phân tử polyme trong hệ. Khi gốc tự do của hai mạch polyme khác loại
kết hợp với nhau sẽ tạo thành copolyme khối hay ghép tại bề mặt phân cách
pha. Chính các liên kết này có tác dụng nâng cao khả năng tương hợp của hai
polyme thành phần.


Đỗ Thị Yến

9

K35C-Hóa


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp Đại học

1.1.5.8. Sử dụng phương pháp lưu hóa động
Đây là phương pháp thường được sử dụng để tăng khả năng tương hợp
của các polyme trong blend có cao su với nhựa nhiệt dẻo. Khi lượng cao su
lớn, đồng thời độ nhớt của hai polyme tương đương nhau ở nhiệt độ gia công,
nếu không được khâu mạch, thì blend tạo thành có cấu trúc gồm pha nhựa
phân tán trong pha liên tục cao su. Trong điều kiện có tác nhân khâu mạch, độ
nhớt của pha cao su tăng lên, và đến một mức độ nào đó sẽ có sự chuyển pha
xảy ra. Kết quả là pha nhựa nhiệt dẻo tái hợp lại tạo thành pha liên tục có cấu
trúc mỏng, bao quanh các vùng thuộc pha phân tán cao su. Trong trường hợp
này, pha nhựa nhiệt dẻo đóng vai trò như lớp chất kết dính các vùng cao su đã
khâu mạch với nhau. Hệ vật liệu được lưu hóa động tạo thành có tính chất
giữa nhựa nhiệt dẻo và cao su.
1.1.6. Các phương pháp chế tạo vật liệu polyme blend
Điều quan trọng đầu tiên trong công nghệ chế tạo vật liệu polyme là
chọn ra những polyme phối hợp được với nhau và đưa lại hiệu quả cao.
Những căn cứ để lựa chọn:
- Yêu cầu kĩ thuật của vật liệu cần có
- Bản chất và cấu tạo hóa học của polyme ban đầu
- Giá thành.

Để tạo vật liệu polyme, người ta có thể tiến hành trực tiếp trong các
máy trộn các polyme còn ở dạng huyền phù hoặc nhũ tương. Đối với các
polyme thông thường người ta phối trộn trong các máy ép đùn một trục hoặc
hai trục.
1.1.6.1. Chế tạo polyme blend từ các dung dịch polyme blend
Yêu cầu của phương pháp này là các polyme thành phần phải hòa tan
tốt với nhau trong cùng một dung môi hoặc trong các dung môi có khả năng
trộn lẫn với nhau. Có thể kèm theo quá trình khuấy ở nhiệt độ cao và gia nhiệt

Đỗ Thị Yến

10

K35C-Hóa


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp Đại học

trong thời gian dài để tạo điều kiện cho các polyme phân tán vào nhau tốt
hơn. Sau khi thu được màng polyme blend cần phải đuổi hết dung môi bằng
các phương pháp khác nhau (sấy ở nhiệt độ thấp và áp suất thấp) tránh để
màng bị rạn nứt, bị phân hủy nhiệt hay phân hủy oxi hóa nhiệt [3].
1.1.6.2. Chế tạo polyme blend từ hỗn hợp các latex polyme
Phần lớn các sản phẩm polyme trùng hợp trong nhũ tương tồn tại dưới
dạng latex có môi trường phân tán là nước. Quá trình trộn các latex dễ dàng
và polyme thu được có hạt phân tán đều vào nhau.
Nhược điểm của phương pháp này: khó tách hết các chất nhũ hóa, các
phụ gia như nước ra khỏi polyme blend. Vì vậy các tính chất cơ, lý, hóa,

nhiệt, điện của polyme blend giảm đi.
1.1.6.3. Chế tạo polyme blend ở trạng thái nóng chảy
Phương pháp này kết hợp các yếu tố cơ - nhiệt, cơ - hóa và tác động
cưỡng bức lên các polyme thành phần, phụ gia,... Trên máy gia công nhựa
dẻo để trộn hợp chúng với nhau (máy ép đùn, máy ép phun).
1.1.7. Ưu điểm của polyme blend
- Vật liệu polyme blend ra đời đã lấp được khoảng trống về tính chất
công nghệ và giá thành giữa các loại cao su và polyme thành phần. Qua đó
người ta có thể tối ưu hóa về mặt giá thành và tính chất của vật liệu sử dụng.
- Vật liệu polyme blend tạo khả năng phối hợp tính chất mà những loại
vật liệu khác khó có thể đạt được từ các tính chất quý của các vật liệu thành
phần. Do vậy, đáp ứng những yêu cầu cao của hầu hết các lĩnh vực kỹ thuật.
- Quá trình nghiên cứu chế tạo sản phẩm trên cơ sở cao su blend (hoặc
polyme blend nói chung) thường nhanh hơn nhiều so với nghiên cứu chế tạo
sản phẩm từ vật liệu mới khác vì người ta có thể sử dụng những vật liệu với
những tính chất đã biết và công nghệ sẵn có [3, 14].

Đỗ Thị Yến

11

K35C-Hóa


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp Đại học

1.1.8.


Cấu

trúc

hình thái và sự tạo thành cấu trúc trong polyme blend
Đối với hệ cao su blend tương hợp về mặt nhiệt động thì cấu trúc hình
thái của nó là một pha đồng nhất. Song trong thực tế, đa phần các polyme
không tương hợp về mặt nhiệt động, chính vì vậy cấu trúc hình thái của nó sẽ
gồm hai hay nhiều pha. Như vậy, về cơ bản cấu trúc hình thái của cao su
blend thông thường gồm ít nhất một pha liên tục (pha nền), các pha khác được
phân tán trong pha nền hoặc đồng liên tục với nó.
Đối với hệ có khả năng trộn hợp, xu thế trộn lẫn với nhau giữa các
phân tử polyme khác loại là xu thế có ưu thế về mặt nhiệt động nên cấu trúc
hình thái học của các blend này ít chịu ảnh hưởng bởi quá trình động học.
Blend trên cơ sở các polyme có khả năng trộn hợp được chế tạo bằng dung
môi có cấu trúc tinh, trong suốt, không phụ thuộc vào bản chất của hệ dung
môi và điều kiện chế tạo. Đối với polyme chế tạo bằng phương pháp nóng
chảy, các quá trình polyme chuyển dần từ trạng thái rắn về trạng thái nóng
chảy, và từ mức độ nóng chảy ở mức độ phân tán thô chuyển dần về trạng
thái trộn lẫn, cân bằng nhiệt động đều chịu ảnh hưởng động học, tức là ảnh
hưởng của các điều kiện công nghệ. Nói chung, tốc độ trộn càng cao, độ
nhớt của các polyme và chênh lệch độ nhớt giữa chúng càng thấp, thì quá
trình khuếch tán xảy ra càng nhanh, thời gian để hệ đạt trạng thái cân bằng
nhiệt động càng ngắn.
Cấu trúc hình thái học của blend trên cơ sở các polyme không có khả
năng trộn hợp, được chế tạo bằng phương pháp dung môi phụ thuộc nhiều vào
hệ dung môi sử dụng, tức là vào mức độ tương tác hay thông số hòa tan của
các thành phần thuộc hệ. Bởi vậy, một polyme bend với thành phần xác định
có thể có cấu trúc hình thái học khác nhau, khi được chế tạo bằng các hệ dung
môi khác nhau. Đối với hệ có một polyme A phân tán trong pha liên tục của


Đỗ Thị Yến

12

K35C-Hóa


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp Đại học

polyme B, thì mức độ phân tán tuân theo quy luật sau: nếu gọi δA, δB, δD1 và
δD2 là thông số hòa tan của polyme A, B và của các dung môi D1, D2 tương
ứng, khi:
| | δA - δD1 | - | δB - δD1 | | < |δA - δD2 | - | δB - δD2 | |
Thì dung môi D1 cho blend có pha phân tán tinh hơn so với dung môi D2.
1.1.9.

Tính

chất

của vật liệu cao su blend
Nhìn chung, các tính chất của vật liệu polyme blend không tương hợp
phụ thuộc mức độ không tương hợp cũng như sự phân bố của các cấu tử, cấu
trúc và sự dãn nở của bề mặt phân pha. Những thông số cấu trúc này phụ
thuộc vào điều kiện phối trộn và gia công của vật liệu.
1.1.9.1.


Tính

chất

quang học của cao su blend
Do khả năng phân bố tinh của các pha trong pha nền, nên các sản phẩm
chế tạo từ blend của các polyme có khả năng tương hợp thường trong suốt và
có tính chất cơ lý tốt. Trong khi đó, các sản phẩm này, nếu được chế tạo từ
blend trên cơ sở các polyme không có khả năng tương hợp, thường không
trong suốt trở nên đục. Qua các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, chỉ cần
thêm một lượng nhỏ polyme không có khả năng tương hợp khác là đủ để làm
polyme trong suốt trở nên đục.
1.1.9.2.

Nhiệt

độ

thủy tinh hóa của cao su blend
Nhiệt độ thủy tinh hóa (Tg) của polyme blend nói chung hay cao su
blend nói riêng tạo thành từ các polyme có khả năng tương hợp về mặt nhiệt
động thường chỉ có một điểm thủy tinh hóa. Nhiệt độ này nằm trong khoảng
Tg của hai polyme thành phần. Trường hợp, khi polyme blend tách thành hai

Đỗ Thị Yến

13

K35C-Hóa



Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp Đại học

pha đơn riêng biệt, thì sẽ tồn tại hai Tg nằm trong khoảng Tg của hai polyme
thành phần. Khoảng cách giữa chúng tùy thuộc mức độ tương hợp của hai
polyme thành phần. Nếu hai polyme thành phần hoàn toàn không có tương tác
gì với nhau thì hai Tg này trùng với Tg của các cấu tử thành phần.

Đỗ Thị Yến

14

K35C-Hóa


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp Đại học

1.1.9.3. Tính chất cơ học của cao su blend
Blend trên cơ sở các polyme có khả năng tương hợp có tính chất cơ lí
tốt. Các tính chất này phụ thuộc vào tỷ lệ các thành phần theo giá trị trung
bình khối lượng của hai polyme. Trong một số trường hợp, các tính chất có
giá trị lệch dương, lệch âm và có hiệu ứng cộng hợp trong khoảng thành phần
nhất định.
Ở các blend trên cơ sở các polyme không có khả năng tương hợp, tính
chất cơ học của nó phụ thuộc chủ yếu vào tính chất bề mặt phân cách giữa các
pha và do đó phụ thuộc vào tính chất nhiệt động và tính lưu biến của hệ. Khi

tương tác giữa các phân tử khác loại là yếu thì năng lượng bề nặt phân cách
pha lớn, khả năng kết dính giữa các pha kém, tính chất cơ học của hệ lệch âm
và trong nhiều trường hợp có giá trị cộng hợp âm theo sự phụ thuộc vào tỷ lệ
các thành phần.
1.2. Cao su tái sinh
1.2.1. Các biện pháp xử lý, tận dụng cao su phế thải
Cao su tái sinh là vật liệu được chế tạo từ cao su phế thải.
Để xử lý tận dụng các loại cao su phế thải, ngay từ khi nền công nghiệp
cao su ra đời, người ta đã nghĩ tới việc tận dụng lại cao su phế thải làm
nguyên liệu. Năm 1858 ra đời patăng đầu tiên của Hall [7], trong đó tác giả
đưa ra biện pháp sơ chế bằng hơi nước, qua đó cao su được hóa dẻo và có thể
sử dụng lại. Đến khoảng những năm 1960 người ta sử dụng cao su phế thải
chủ yếu làm vật liệu cao su tái sinh và sơ chế thành dạng hạt và bột. Tỷ lệ
nguyên liệu tái sinh có thể dùng tới 20

30% lượng nguyên liệu cần thiết [8].

Nguyên liệu tái sinh đưa vào làm giảm giá thành đồng thời tạo điều kiện
thuận lợi cho quá trình gia công như thoát khí tốt hơn khi chế tạo săm lốp.
Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, giá nguyên liệu giảm
mạnh nên việc tận dụng cao su phế thải làm nguyên liệu không còn kinh tế

Đỗ Thị Yến

15

K35C-Hóa


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

nữa mà người ta nghĩ tới các giải pháp như làm nguyên liệu, tận dụng làm vật
liệu bảo vệ bờ biển, đắp lại lốp,… Những năm gần đây, đa phần các nghiên
cứu trong việc tận dụng lại cao su phế thải tập trung vào các vấn đề sau
[5,9,10]:
- Sử dụng lại trực tiếp các sản phẩm: Đắp lại lốp khoảng 15% lốp xe
con (trước đây 25%), 50% lốp xe tải trong đó phần lớn được đắp lại 2 3 lần.
Như vậy tổng số một chiếc lốp có thể chạy tới 500.000 km. Riêng lốp máy
bay có thể đắp lại tới lần thứ 20; Làm vật liệu gia cố bờ biển để chống xói lở,
ăn mòn.
- Sử dụng làm nguyên liệu: nghiền hoặc mài tạo bột để làm nguyên liệu
chế tạo vật liệu polyme blend với các loại cao su nguyên sinh hoặc nhựa nhiệt
dẻo, đây là hướng nghiên cứu chủ đạo trong những năm gần đây trên thế giới
bởi tính hiệu quả cao của nó [11-14]. Mặt khác, các tác giả nghiên cứu sử
dụng loại bột cao su phế thải này làm độn trong bêtông để tăng khả năng
chống thấm nước [15] hoặc làm vật liệu xốp [16],…
- Sơ chế bằng nhiệt: Để cắt cầu nối và ngắt mạch tạo ra vật liệu tái sinh:
Nhiệt phân để thu hồi kim loại, tro và hydro cacbon [5,9,…]. Để thu hồi các
loại nhiên liệu lỏng hoặc khí, người ta sơ chế cao su phế thải ở dạng bột rồi
nhiệt phân ở nhiệt độ 3500C - 9000C [17].
- Sử dụng trực tiếp làm nhiên liệu: cho công nghiệp xi măng, gốm, sứ;
Sản xuất năng lượng.
Công nghệ tái sinh cao su hiện nay, trên thế giới người ta vẫn tiếp tục
nghiên cứu các biện pháp xử lý tận dụng các loại cao su phế thải. Ở các hội
thảo hằng năm của phân hội cao su (Rubber Division) thuộc hội Hóa học Mỹ
(American Chemical Society) vẫn có hàng chục công trình nghiên cứu xử lý,
tận dụng cao su phế thải của các tác giả từ nhiều nước trên thế giới được công
bố [18].


Đỗ Thị Yến

16

K35C-Hóa


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp Đại học

1.2.2. Biện pháp chế tạo cao su tái sinh
Nguyên lý của việc chế tạo cao su tái sinh là người ta cắt các cầu nối
không gian giữa các đại phân tử cao su đã lưu hóa tạo ra cao su chưa khâu
mạch. Vật liệu cao su phế thải (cao su đã khâu mạch) sau khi xử lý cắt cầu nối
trở thành cao su tái sinh.
Khi mạng lưới không gian ba chiều của cao su lưu hóa bị phá vỡ thì thu
vật liệu tái sinh qua việc chế biến: được gọi là quá trình tái sinh. Trong quá
trình này, hoặc là liên kết của lưu huỳnh với chuỗi polyme hoặc liên kết
cacbon - cacbon trong polyme bị phá vỡ. Cơ chế đầu tiên được ưu tiên là
mạch của polyme vẫn còn nguyên vẹn. Sự cắt liên kết có thể thu được bởi các
phản ứng nhiệt, cơ học hoặc hóa chất. Về cơ bản, quy trình phá vỡ các mạch
lưới cao su hoặc sự cắt mạch chính chuỗi polyme có thể được phân loại thành
năm phương pháp chính:
 Tái sinh bằng nhiệt;
 Tái sinh bằng cơ nhiệt;
 Tái sinh bằng cơ học và hóa chất;
 Tái sinh bằng bức xạ;
 Tái sinh bằng vi khuẩn;

+ Tái sinh cao su bằng nhiệt: được thực hiện rất sớm năm 1858 bởi
Hall, cao su được xử lý với nước ở áp suất cao và trung bình, nhiệt độ từ 170 2000C, phương pháp này cho thấy thời gian thu hồi lâu, khả năng tái sinh
đồng nhất thấp. Ngoài ra, người ta tái sinh cao su bằng nóng hoặc chảo trong
một nồi hấp, có thiết bị khuấy ở 180 - 2100C. Điều quan trọng nhất bất lợi của
phương pháp này là gây ô nhiễm tạo ra bởi các hóa chất, còn nếu để giảm
thiểu ô nhiễm thì thời gian phản ứng tăng.
+ Tái sinh bằng cơ - nhiệt: là phương pháp sử dụng lực cắt xé để dẻo
hóa cao su. Năng lượng được đưa vào các vật liệu, làm gia tăng nhiệt độ đáng
Đỗ Thị Yến

17

K35C-Hóa


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp Đại học

kể, đủ cao để gây sự phân hủy nhiệt. Quá trình Lancaster - Banbury là một
trong những quá trình lâu đời nhất. Cao su phế liệu sợi thô được trộn với các
tác nhân tái chế và bị cắt ở một tốc độ rất cao, áp suất cao bên trong máy trộn.
Bước đầu tiên trong quá trình tái sinh liên tục gọi là quá trình reclaimator.
Điều này về cơ bản là một máy đùn đơn trục có thể đáp ứng cao su phế thải
trong thời gian phun rất ngắn. Phương pháp Toyota [19,21] là một sự phát
triển của phương pháp cơ nhiệt. Trong quá trình này, một hỗn hợp cao su phế
thải, cao su sống, cao su dầu và chất trợ khử lưu được trộn trên máy cán hai
trục hoặc trong máy đùn. Toyota đã phát triển một quá trình khử liên tục kết
hợp sự nghiền, tái sinh và khử mùi [22,23]. Kích thước hạt cao su phế thải
được làm nhỏ hơn 5mm trước khi đưa vào máy đùn có một bộ phận nghiền và

một bộ phận phản ứng. Nhiệt độ hoạt động trong phạm vi 100 - 3000C và tốc
độ trục vít là 100 - 900 vòng/ phút.
+ Tái sinh bằng cơ học và hóa chất: trộn bột cao su phế thải với tác
nhân peptit hóa (hóa chất được sử dụng để làm giảm độ nhớt) và tác nhân khử
lưu trước khi phá vỡ cơ học nhằm cải thiện quá trình tái sinh. Chất trợ khử
lưu phải được lựa chọn để phá vỡ cầu nối lưu huỳnh trong mạng cao su. Hóa
chất này được kết hợp năng lượng nhiệt và /hoặc cơ học, như tốc độ của quá
trình này là đủ cao, chỉ ở nhiệt độ cao. Chất trợ khử lưu phổ biến nhất là họ
disulfit, ví dụ như disulfit aryl hoặc sulfua diphenyl, thiophenols và các muối
kẽm và mercaptane. Các hợp chất hóa học này phản ứng với các gốc tự do
được tạo ra bởi chuỗi hoặc sự cắt đầu nối và ngăn chặn sự tái tổ hợp của các
phân tử [24], cơ chế như sau:

Đỗ Thị Yến

18

K35C-Hóa


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

S

S

Khóa luận tốt nghiệp Đại học

+


Sx
Sy

Sx+1

Sx
Sy

Sy+1

S S

Nồng độ của các tác nhân tái sinh là 0,5 - 4% khối lượng. Tác nhân
peptit hóa phù hợp là các loại dầu thơm và naphthenic với một điểm sôi cao.
Các hóa chất khác có thể chọn lọc phá vỡ cầu nối mono-, di- và polysulfit là:
2- propanetiol kết hợp với piperidine, và triphenylphotphin để phá vỡ liên kết
polysunfit; 1 - hexanethiol và piperidine, liti - phenyl và natri dibutylphotphit
để phá vỡ liên kết poly- và disulphit; và metyl iodua và phá vỡ liên kết
monosulfua.
+ Tái sinh bằng bức xạ: là dùng năng lượng lò vi sóng hoặc siêu âm.
Công nghệ của lò vi sóng cũng đã được giới thiệu để khử lưu cao su phế thải.
Quá trình này áp dụng năng lượng nhiệt rất nhanh chóng và cao su phế thải
thu được tương đối đồng đều. Tuy nhiên, cao su lưu hóa được sử dụng trong
quá trình lò vi sóng phải có cấu trúc phân cực để sao cho năng lượng vi sóng
có thể được hấp thụ ở một tốc độ đủ lớn để tạo ra nhiệt cần thiết cho qua trình
khử lưu. Công nghệ khử lưu bằng siêu âm có công nghệ rất giống nhau liên
quan đến thiết bị đùn lạnh và chỉ khác nhau cách sắp xếp thiết bị siêu âm.
Hiện nay, cơ chế xử lý tái sinh cao su bằng siêu âm không rõ ràng, như cơ chế
chuyển đổi năng lượng cơ học siêu âm thành năng lượng hóa học chưa được
làm rõ.

Đỗ Thị Yến

19

K35C-Hóa


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp Đại học

+ Tái sinh bằng vi khuẩn: được thực hiện bằng cách trộn cao su nghiền
mịn với môi trường có chứa vi khuẩn thích hợp trong một lò phản ứng sinh
học có kiểm soát nhiệt độ, sau đó duy trì ở nhiệt độ quy định và áp suất trong
suốt thời gian xử lý. Thời gian tiếp xúc sinh học trong khoảng từ mười đến
vài trăm ngày. Sau khi xử lý, cao su khử lưu được rửa và lọc để loại bỏ các vi
sinh vật, sau đó sấy khô để bán. Một thực tế quan trọng lưu ý rằng công nghệ
này đòi hỏi nguyên liệu rất mịn để đạt được mức độ hữu ích của sự khử lưu.
1.2.3. Các ưu điểm khi sử dụng cao su tái sinh
Cao su tái sinh được sử dụng với các tỉ lệ khác nhau để sản xuất các sản
phẩm cao su. Các sản phẩm có thể dùng cao su tái sinh là: săm lốp ôtô, xe
máy, đế giày, băng tải, cao su tấm, chất kết dính, gioăng đệm,… Việc sử dụng
cao su tái sinh có những thuận lợi sau:
- Năng lượng tiêu thụ trong quá trình trộn thấp, do trong quá trình sản
xuất cao su tái sinh đóng vai trò như chất hóa dẻo.
- Nhiệt độ cán trộn thấp.
- Vật liệu trộn đồng đều nhanh.
- Cải thiện sự thâm nhập của vải.
- Giảm thiểu phồng rộp trong quá trình gia công sản phẩm.
- Khả năng nhiệt dẻo thấp, do cấu trúc liên kết chéo của cao su tái

sinh, hợp chất của nó là ít nhiệt dẻo hơn so với các hợp chất của cao
su nguyên sinh và do đó sự co ngót hình dạng thấp hơn.
- Giảm giá thành cho sản phẩm.
1.2.4. Các ứng dụng của cao su tái sinh
Với ngành công nghiệp của cao su phát triển nhanh chóng, thì lượng
gia tăng của cao su phế thải cũng tăng lên. Tuy nhiên, các ngành công nghiệp
cao su đã tìm thấy nhiều cách để tái sinh cao su và sử dụng chúng trong nhiều
ứng dụng. Cao su tái sinh được tái chế từ nhiều sản phẩm cao su phế thải như

Đỗ Thị Yến

20

K35C-Hóa


×