Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Nghiên cứu các khuyết tật thường gặp khi tráng men, nung gốm và cách khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 81 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA HÓA HỌC
----------

NGUYỄN THỊ HƯỜNG

NGHIÊN CỨU CÁC KHUYẾT TẬT
THƯỜNG GẶP KHI TRÁNG MEN,
NUNG GỐM VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Hóa công nghệ - môi trường

Người hướng dẫn khoa học
Thạc sĩ: LÊ CAO KHẢI

Hà Nội, 2011


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài này, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình
của các thầy cô và các bạn. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến:
Giảng viên: Lê Cao Khải – người đã trực tiếp khuyến khích, động viên và
hướng dẫn em để thực hiện, hoàn thành đề tài bằng tất cả sự tận tình và trách
nhiệm.
Quý thầy cô trong khoa Hóa học đã quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện cho
em trong thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Các bạn sinh viên khoa Hóa học đã giúp tôi trong suốt thời gian học tập


cũng như trong thời gian hoàn thành khóa luận.

Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2011
Sinh viên
Nguyễn Thị Hường

SVTH: Nguyễn Thị Hường

ii

GVHD: Lê Cao Khải


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nghiên cứu, mọi hình ảnh trong khóa luận là hoàn toàn trung thực và không
trùng với kết quả của tác giả khác.
Tác giả
Nguyễn Thị Hường

SVTH: Nguyễn Thị Hường

iii

GVHD: Lê Cao Khải



Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH
Hình 2.1. Các đường cong sấy
Hình 2.2. Quá trình kết khối các hạt tròn Al2O3 khi nung ở nhiệt độ 175018400C (phóng đại 1500 lần)
Hình 3.1. Khuyết tật nứt ở giai đoạn nâng nhiệt
Hình 3.2. Khuyết tật nứt ở giai đoạn hạ nhiệt
Hình 3.3. Hình ảnh sau khi vứt nứt đã được gắn hồ
Hình 3.4. Khuyết tật biến dạng hình dạng sản phẩm
Hình 3.5. Khuyết tật lõi đen trong lòng viên gạch gốm
Hình 3.6. Đồ thị biểu diễn cân bằng

CO2

+

C

CO

Hình 3.7. Khuyết tật màu sắc kém
Hình 3.8..Khuyết tật bọt khí trên bề mặt của một bình hoa (sần dạng vỏ trứng)
Hình 3.9. Khuyết tật bọt khí (dạng lỗ chân kim)
Hình 3.10. Khuyết tật bọt khí (dạng lỗ chân lông)
Hình 3.11. Khuyết tật cuốn men trên sản phẩm gốm
Hình 3.12. Minh họa cách xác định hiện tượng thấm ướt của men
Hình 3.13. Khuyết tật nứt men với những kích cỡ khác nhau trên bề mặt sản

phẩm
Hình 3.14. Men nứt do con người tạo ra để trang trí
Hình 3.15. Khuyết tật men không bám trên sản phẩm gốm
Hình 3.16. Khuyết tật rạn mặt men (dạnh chân chim)
Hình 3.17. Men rạn do con người tạo ra để trang trí
Hình 3.18. Khuyết tật phồng men
Hình 3.19. Men kết tinh được dùng với mục đích trang trí

SVTH: Nguyễn Thị Hường

iv

GVHD: Lê Cao Khải


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 3
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 3
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 5
3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...............................................................................6
1.1.

Gốm và một số vấn đề liên quan ............................................................6

1.2.


Phân loại gốm .........................................................................................7

1.2.1. Phân loại theo tính chất và độ nung của xương gốm......................... 8
1.2.2. Phân loại theo cấu trúc của xương..................................................... 10
1.2.3. Phân loại theo tính chất của xương.................................................... 10
1.2.4. Phân loại theo lĩnh vực sử dụng sản phẩm ........................................ 10
1.3. Lịch sử phát triển và xu hướng phát triển vật liệu gốm sứ ...................... 11
1.3.1. Lịch sử đồ gốm trên thế giới.............................................................. 11
1.3.2. Lịch sử đồ gốm tại Việt Nam ............................................................ 14
1.3.3. Xu hướng phát triển của ngành công nghiệp gốm sứ hiện nay ......... 16
1.4. Các làng gốm cổ ở Việt Nam................................................................... 18
1.4.1. Gốm Chu Đậu (Hải Dương) .............................................................. 19
1.4.2. Gốm Bát Tràng (Hà Nội)................................................................... 20
1.4.3. Gốm Phù Lãng (Bắc Ninh) ................................................................ 23
1.4.4. Gốm Thổ Hà (Bắc Giang).................................................................. 24
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN...................................................................... 27
2.1. Sơ đồ công nghệ chung ............................................................................ 27
2.2. Quy trình sản xuất đồ gốm....................................................................... 27
2.2.1. Gia công và chuẩn bị phối liệu .......................................................... 28

SVTH: Nguyễn Thị Hường

v

GVHD: Lê Cao Khải


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

2.2.2. Tạo hình ............................................................................................. 29
2.2.3. Phơi sấy và sửa hàng mộc.................................................................. 31
a/ Phơi sấy................................................................................................. 31
b/ Sửa hàng mộc ....................................................................................... 34
2.2.4. Trang trí hoa văn và tráng men.......................................................... 35
2.2.5. Nung sản phẩm .................................................................................. 36
2.2.5.1. Cơ sở lý thuyết............................................................................. 37
2.2.5.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nung và chất lượng sản
phẩm ......................................................................................................... 42
2.2.6. Hoàn thiện và phân loại sản phẩm..................................................... 44
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 45
3.1. Nứt sản phẩm ........................................................................................... 45
3.1.1. Nứt tế vi ............................................................................................. 45
3.1.2. Nứt thô dại ......................................................................................... 46
3.1.2.1. Nứt ở giai đoạn nâng nhiệt .......................................................... 46
3.1.2.2. Nứt ở giai đoạn hạ nhiệt .............................................................. 50
3.2. Biến dạng sản phẩm ................................................................................. 52
3.3. Khuyết tật lõi đen..................................................................................... 56
3.4. Khuyết tật men ......................................................................................... 59
3.4.1. Màu sắc kém ...................................................................................... 59
3.4.2. Hiện tượng bọt khí ............................................................................. 61
3.4.3. Cuốn men........................................................................................... 64
3.4.4. Nứt men ............................................................................................. 67
3.4.5. Men không bám ................................................................................. 69
3.4.6. Rạn mặt men ...................................................................................... 70

SVTH: Nguyễn Thị Hường


vi

GVHD: Lê Cao Khải


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

3.4.7. Phồng men ......................................................................................... 71
3.3.8. Men bị kết tinh................................................................................... 72
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 76

SVTH: Nguyễn Thị Hường

vii

GVHD: Lê Cao Khải


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Tôi chưa bao giờ quy những di vật này ra giá trị vật chất. Đối với tôi,
chúng chỉ có giá trị tinh thần. Đó là những tinh túy về nghề mà ông cha chúng
tôi để lại cho con cháu muôn đời sau. Chúng tôi phải có trách nhiệm gìn giữ nó.

Nếu tôi bán những cổ vật này đi thì tôi sẽ có tội rất lớn với tổ tiên và con cháu,
và tôi đã bán đi những gì có thể giúp cho thế hệ trẻ Kim Lan hôm nay nhận ra
nguồn gốc của mình”. Đó là những lời tâm sự chân tình của ông Hồng – một
người sưu tập những mảnh gốm. Đúng vậy là mảnh gốm chứ không phải đồ
gốm. Đọc bài báo này trên báo Văn Hóa ra thứ 2/14/05/2007 tôi đã tự hỏi những
mảnh gốm được nhặt từ đáy sông lên thì có gì đáng giá trị để ông Hồng phải coi
trọng đến vậy. Chính thắc mắc đó đã đưa một người, có thể nói là không biết
nhiều về gốm sứ như tôi phải tìm hiểu, để rồi phải gắn bó và say mê đến kỳ lạ.
Vâng! Những đồ vật tưởng chừng như phế thải kia lại chứa đựng cả một kho
tàng, không những có giá trị lớn về vật chất mà cả về tinh thần. Những làng gốm
cổ chính là nơi nuôi dưỡng mạch ngầm văn hóa, nơi sáng tạo và chuyển giao di
sản văn hóa của dân tộc. Gốm sứ - một loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc.
Sản phẩm gốm sứ ngày nay có mặt trong nhiều lĩnh vực của đời sống con
người, từ đồ gia dụng như nồi bằng gốm; chén, bát, đĩa bằng sành sứ; gốm sứ mỹ
nghệ; gốm xây dựng như gạch xây, ngói lợp, gạch ốp tường, sứ vệ sinh… đến
các loại gốm kỹ thuật như gốm cách điện dùng trong kỹ thuật điện và điện tử,
chế tạo máy, công nghiệp dệt, gốm cách nhiệt, gốm làm bột mài, gốm chịu nhiệt
độ cao như lớp vỏ chịu nhiệt, chịu ma sát ở bên ngoài con tàu vũ trụ. Như vậy
gốm sứ được coi là loại vật liệu nhân tạo đầu tiên do con người chế tạo ra, đến
nay vẫn đóng một vai trò quan trọng trong nhiều mặt của đời sống con người.

SVTH: Nguyễn Thị Hường

3

GVHD: Lê Cao Khải


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Thủa xa xưa gốm được làm bằng tay với kỹ thuật thô sơ, theo thời gian
cách thức sản xuất gốm ngày càng được cải tiến trở nên đa dạng và phong phú.
Ngày nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học - kỹ thuật, công
nghiệp sản xuất gốm sứ có nhiều thay đổi, những công nghệ tiên tiến nhất trên
những dây chuyền, hệ thống tự động đã được áp dụng vào sản xuất. Nhưng dù
làm bằng tay hay bằng máy, dùng công nghệ thô sơ hay hiện đại, với bất cứ cách
thức nào thì yêu cầu cuối cùng và quan trọng nhất vẫn là chất lượng sản phẩm
tạo ra. Để tạo ra được một sản phẩm gốm hoàn thiện, không có một khuyết tật
nào, đảm bảo những tính chất, yêu cầu của vật liệu, bảo toàn hình dạng và sự
nguyên vẹn của sản phẩm trong quá trình chế tác và nung luyện, người ta phải
nghiên cứu rất kỹ về ảnh hưởng của nguyên liệu và các công đoạn công nghệ lên
vi cấu trúc và tính chất của sản phẩm gốm sứ.
Tuy nhiên, các sản phẩm gốm sứ của nước ta hiện nay chủ yếu chỉ phục
vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân và sản xuất cũng chỉ mới dừng lại ở sản
xuất vừa và nhỏ. Trong khi đó, để đưa sản phẩm gốm sứ của Việt Nam thâm
nhập vào thị trường quốc tế thì ngoài các yếu tố về ngoại cảnh, mẫu mã thì chất
lượng sản phẩm là điều đáng quan tâm nhất. Tất cả các khâu trong quá trình sản
xuất gốm đều có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, đặc biệt là công
đoạn tráng men, nung gốm. Công đoạn này không những có thể gây ra những
khuyết tật không thể sửa chữa được mà còn có khả năng bộc lộ những khuyết tật
của các khâu trước đó.
Là một sinh viên của ngành Hóa học, em rất mong được đóng góp những
nghiên cứu, nhận định của mình và đưa ra một số giải pháp để nâng cao chất
lượng gốm sứ, nhằm tạo ra những sản phẩm không có một khuyết tật nào, đáp
ứng được tất cả các tiêu chuẩn về chất lượng và mẫu mã của sản phẩm kể cả để

SVTH: Nguyễn Thị Hường


4

GVHD: Lê Cao Khải


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

sử dụng hay trang trí. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài “Nghiên cứu các khuyết
tật thường gặp khi tráng men, nung gốm và cách khắc phục ”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu tổng quan về gốm sứ ở Việt Nam và trên Thế giới.
- Tìm hiểu công nghệ sản xuất gốm sứ.
- Nghiên cứu, phân tích, tìm hiểu các khuyết tật thường gặp khi tráng men,
nung gốm, nguyên nhân cũng như cách khắc phục các khuyết tật đó.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: thu thập và xử lý những tài liệu liên
quan đến gốm sứ và công nghệ sản xuất gốm sứ.
- Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp: tìm hiểu những vấn đề liên
quan đến gốm sứ trong lý thuyết và trên thực tế, tìm hiểu về các làng gốm cổ của
Việt Nam…. Từ đó sử dụng phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp đưa
đến kết luận.
- Phương pháp điều tra: Tiến hành đến một số địa phương sản xuất gốm thu
thập thông tin, tài liệu và hình ảnh các mẫu gốm được sản xuất tại các làng nghề
ở miền Bắc nước ta.

SVTH: Nguyễn Thị Hường

5


GVHD: Lê Cao Khải


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN
1.1.

Gốm và một số vấn đề liên quan
Cho đến thời điểm hiện nay việc định nghĩa gốm dường như vẫn chưa

được thống nhất. Có nhiều quan điểm khác nhau về gốm sứ, điều đó có phần trở
ngại trong việc tìm hiểu, phân loại, giới thiệu các loại gốm.
Từ trước tới nay, thuật ngữ “đồ gốm” được đa số chúng ta hiểu một cách
đơn giản nhất là “tên gọi chung các sản phẩm làm từ đất sét, sau được nung qua
lửa”. Còn theo từ điển tiếng việt của Hoàng Phê: “Gốm là tên gọi chung cho tất
cả các sản phẩm chế từ đất sét và hỗn hợp đất sét nung như đồ đất nung, sành,
sứ…”.
Trước đây, danh từ gốm dùng để chỉ tất cả những sản phẩm mà trong
thành phần của chúng đều chứa silic oxit. Hiện nay, theo sự phát triển của khoa
học kỹ thuật gốm sứ (ceramic) là các vật liệu rắn vô cơ với cấu trúc dị thể, thành
phần khoáng và hóa khác nhau. Thành phần pha của vật liệu gốm sứ gồm pha đa
tinh thể, pha thủy tinh và có thể có pha khí. Các sản phẩm gốm sứ được sản xuất
từ những nguyên liệu dạng bột mịn, tạo hình rồi đem nung đến kết khối ở nhiệt
độ cao.

Khái niệm gốm sứ có thể hiểu theo nghĩa rộng hơn là những sản phẩm
được tạo hình từ các nguyên liệu dạng hạt phân tán khi nung ở nhiệt độ cao
chúng có trạng thái rắn với nhiều tính chất kỹ thuật mong muốn như có một độ
bền cơ, bền nhiệt, bền hóa và những tính chất kỹ thuật quý khác.
Gốm truyền thống: là loại vật liệu vô cơ không kim loại có cấu trúc đa tinh
thể với một lượng pha thủy tinh nhất định. Sản phẩm được tạo hình từ nguyên
liệu dạng bột mịn, chủ yếu là đất sét, cao lanh, sau đó được thiêu kết ở nhiệt độ

SVTH: Nguyễn Thị Hường

6

GVHD: Lê Cao Khải


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

cao (đa phần trên 9000C) để kết khối, có được vi cấu trúc mới và các tính chất
hóa lý đạt yêu cầu sử dụng.
Nếu như gốm truyền thống được hiểu là loại gốm mà nguyên liệu sản xuất
gồm một phần hay tất cả là đất sét, cao lanh thì gốm đặc biệt không hề dùng đất
sét hay cao lanh trong phối liệu mà nguyên liệu là cacbua, nitrua, các oxit không
phải silic….
Thông thường sản phẩm gốm gồm xương gốm và men gốm.
Xương gốm là thành phần chính của sản phẩm phía ngoài có thể được
tráng một lớp men. Ngoài ra có thể có một lớp màu trang trí dưới men, trên men
hay trong men.
Men gốm là một lớp thủy tinh có chiều dày 0.15 – 0.4 mm phủ lên bề mặt

xương. Lớp thủy tinh này hình thành trong quá trình nung và có tác dụng làm
cho bề mặt sản phẩm trở nên sít đặc, nhẵn bóng, làm tăng tính thẩm mỹ và cải
thiện các tính chất kỹ thuật cho sản phẩm.
Nguyên liệu chủ yếu để làm đồ gốm là đất sét và cao lanh
Đất sét là sản phẩm phân hủy của các silicat thiên nhiên dưới tác dụng của
những tác nhân khi quyển, chủ yếu là nước và khí cacbonic (CO2). Nó gồm chủ
yếu các khoáng sét như Caolinit (Al2O3.2SiO2.2H2O), Montmorilonit
(AlSi2O5(OH).xH2O) và Galoazit (Al2O3.2SiO2.4H2O) và các tạp chất khí, cát,
oxit sắt….
Cao lanh gồm chủ yếu caolinit và được tạo nên do quá trình phong hóa
của fenpat orthoclazơ:
2K[AlSi3O8] + 2 H2O + CO2
1.2.



Al2O3.2SiO2.2H2O + 4SiO2 + K2CO3

Phân loại gốm

SVTH: Nguyễn Thị Hường

7

GVHD: Lê Cao Khải


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp


So với nhiều loại hình nghệ thuật và nhiều loại hình sản phẩm đã từng tồn
tại, gốm/ đồ gốm có một niên đại sớm (thậm chí rất sớm) với một chặng đường
phát triển khá dài và hầu như không đứt đoạn. Mỗi một giai đoạn phát triển trong
lịch sử, chúng đều có một dấu ấn riêng và có thể định vị một tên gọi riêng. Sự
phong phú, đa dạng các loại hình trong lịch sử phát triển chính là nguyên nhân
(và là điều không thể tránh khỏi) dẫn đến sự “chưa thể thống nhất ” những thuật
ngữ xung quanh “họ nhà gốm”. Cho đến thời điểm hiện nay, việc phân loại và
sắp xếp toàn bộ lịch trình phát triển của nghệ thuật gốm Việt Nam còn nhiều
tranh luận. Tuy nhiên, có thể dựa trên các tiêu chí nhất định để phân loại gốm
như sau:
1.2.1. Phân loại theo chất liệu và độ nung của xương gốm
Đây là cách phân loại thông dụng nhất. Theo tiêu chí này người ta đã chia
“họ nhà gốm” thành 3 loại chính: gốm đất nung, sành và sứ.
Gốm đất nung (pottery): được làm từ đất sét thường (đất thó), nhiệt độ
trung bình khoảng 600 – 7000C, cao nhất là 9000C. Nó có niên đại khoảng gần
một vạn năm.
Sành (stone ware): Niên đại khoảng gần hai ngàn năm. Là loại vật liệu
cứng, thép không vạch được nó, thường có màu xám, vàng hoặc nâu. Sành gõ
kêu và rất bền với hóa chất. Sành có thể được làm từ loại đất sét thường (sành
nâu), hoặc từ đất sét trắng (cho loại sành trắng hoặc sành xốp), nhiệt độ trung
bình đạt từ 1000 – 11000C, thậm chí 12500C tùy theo cấu tạo của lò nung và
thành phần của xương đất chịu được lửa cao hay thấp. Mặt ngoài của sành là lớp
men muối mỏng tạo nên do muối ăn được ném vào lò trong khi nung đồ sành.
Sành được chia thành hai dạng: sành cứng (còn gọi là sành mịn) và sành mềm
(còn gọi là sành xốp hay là “đồ đàn” theo cách gọi dân gian). Gọi là sành cứng

SVTH: Nguyễn Thị Hường

8


GVHD: Lê Cao Khải


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

hay sành mịn là do xương đất khi nung ở nhiệt độ cao đã bắt đầu nóng chảy
(thiêu kết), tạo kết dính hạt mịn và rắn chắc như đá, không còn bị ngấm nước.
Còn sành xốp, do xương đất mới kết dính nhưng chưa thật chín nên “bở”, “xốp”
và vẫn bị ngấm nước. Loại sành cứng còn có thể chia thành sành nâu (do xương
gốm làm tự loại đất sét thường) và sành trắng (do xương gốm làm từ loại đất sét
trắng).
Sứ (porcelain, china): cũng là vật liệu cứng, xốp, có màu trắng, gõ kêu và
bền với hóa chất. Nguyên liệu để làm sứ ngoài đất sét trắng phải cố thêm cao
lanh, thạch anh, phenpat. Nhiệt độ lò sứ thường đạt từ 1280 – 13500C, thậm chí
14000C. Những đồ bằng sứ sau khi đã được tạo hình và sấy khô thường được
nung hai lần, lần 1 ở nhiệt độ 10000C rồi tráng men và trang trí (khi cần), lần thứ
2 nung kĩ trong lò ở nhiệt độ 1400 – 14500C.
Thực tế cho thấy, giữa sành trắng và sứ không chênh lệnh nhau nhiều về
độ lửa (trong lò nung) mà khác nhau chủ yếu về độ trong. Mặc dù cùng được làm
từ nguyên liệu là đất sét trắng (là chủ yếu) nhưng sành trắng và sứ khác nhau ở
chỗ xương đất sứ đã hoàn toàn kết tinh, soi lên ánh sáng thấy dấu tay cầm (thấu
quang). Tuy nhiên, phải có cao lanh, tràng thạch và nung ở nhiệt độ trên 13000C
mới thành sứ thấu quang được, nung chưa đến độ lửa vẫn còn là sành; hoặc sành
nung ngang độ lửa của sứ vẫn chỉ là sành do thành phần xương không có cao
lanh, thạch anh, phenpat.
Như vậy, gốm là tên gọi chung của mấy loại trên. Nhưng trên thị trường,
người ta thường muốn tách sứ ra khỏi gốm, bởi cái dạng bóng bẩy của nó khác

các loại trên không ít. Một phần còn do nguyên nhân lịch sử, sứ ra đời rất muộn
so với họ nhà gốm đã ổn định từ lâu. Nếu ở Việt Nam thường gọi gốm và sứ, ở

SVTH: Nguyễn Thị Hường

9

GVHD: Lê Cao Khải


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

châu Âu thường gọi ceramique and Pocelaine là đều do thói quen hoặc có dụng
ý, hoặc vô tình. Nhưng về mặt khoa học, sứ trước sau chỉ là một loại của gốm.
1.2.2. Phân loại theo cấu trúc xương
Gốm thô (heavy): Xương sản phẩm có cấu trúc hạt thô, bề mặt vết vỡ gồ
ghề như gạch, ngói, ống sành thoát nước….
Gốm tinh (gốm mịn) (fine): Xương sản phẩm có cấu trúc mịn, bề mặt vết
vỡ tương đối phẳng như sứ dân dụng, sứ vệ sinh, các loại gốm kỹ thuật….
1.2.3. Phân loại theo tính chất của xương
Gốm xương xốp: Sản phẩm xốp, gõ vào sản phẩm có tiếng kêu đục, bề
mặt vết vỡ gồ ghề và không ánh thủy tinh. Độ hút nước của sản phẩm cao. Nhóm
sản phẩm xốp có hai loại, loại tráng men như sứ gia dụng, gạch ốp ceramic và
loại không tráng men như gạch đỏ, ngói, gốm lọc nước….
Gốm xương sít đặc: Sản phẩm dạng đá có độ kết khối cao, gõ vào sản
phẩm có tiếng kêu thanh, bề mặt vết nứt tương đối phẳng và có ánh thủy tinh.
Sản phẩm có độ hút nước nhỏ và nước không thể thấm qua. Nhóm sản phẩm này
có hai loại, loại kết khối tráng men như sứ gia dụng, sứ vệ sinh và loại không

tráng men như gạch clinke lát vỉa hè, chum vại sành….
1.2.4. Phân loại theo lĩnh vực sử dụng sản phẩm
Tiêu chí này cho ta biết vị trí và vai trò của ngành kỹ thuật gốm trong nền
kinh tế quốc dân cũng như trong đời sống hàng ngày. Theo tiêu chí này gốm
được phân loại như sau:
Gốm xây dựng: gạch đỏ, ngói, gạch ốp lát, sứ vệ sinh, ống sành thoát
nước….
Gốm gia dụng: bát, tách đĩa, bộ đồ trà….
Gốm mỹ nghệ: đôn, độc bình, tượng….

SVTH: Nguyễn Thị Hường

10

GVHD: Lê Cao Khải


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Gốm kỹ thuật: các loại gốm dùng trong kỹ thuật điện, điện tử, gốm sử
dụng ở nhiệt độ cao, gốm bền cơ, bền nhiệt cao….
Gốm y sinh: gốm hydroxyapatite….
1.3. Lịch sử và xu hướng phát triển vật liệu gốm sứ
1.3.1. Lịch sử đồ gốm trên thế giới
Gốm ra đời cùng với thời kỳ đồ đá mới. Từ đó, gốm là người làm chứng
đáng tin cậy cho mỗi thời kỳ văn hóa, cho mỗi tầng văn hóa khảo cổ. Cho đến
nay, gốm vẫn phát triển mạnh. Chính những điều đó đã làm cho sự hiểu biết của
con người đối với gốm qua nhiều loại, nhiều thời kỳ, nhiều xuất xứ khác nhau,

quả là vô cùng khó khăn, phức tạp, và cũng đầy hấp dẫn.
Xét về lịch sử phát triển đồ gốm thì gốm đất nung có trước tiên, phổ biến
từ thời đại đồ đá mới, muộn hơn là sứ.
Có thể nói lịch sử đồ gốm gắn liền với lịch sử xã hội loài người. Dựa theo
chất liệu, hình dáng và kỹ thuật trang trí đồ gốm có thể xác định trình độ phát
triển của một cộng đồng dân cư vào một thời kỳ nào đó trong lịch sử. Lần theo
dấu vết đất nung cổ đại, người ta đã phát hiện bàn tay người phụ nữ in hằn trên
hiện vật xưa nhất. Chứng tỏ, trong bước đầu xây dựng xã hội cộng đồng vai trò
của người phụ nữ rất quan trọng, kể cả đối với nghề gốm.
Người ta tin rằng những đồ gốm đầu tiên được tạo ra bằng cách đắp đất
mỏng bên trong cái giỏ đan rồi đem nung. Giỏ đan bằng nan cây bị cháy, còn lại
hình đất bên trong đã được nung chín. Đất sét luyện với cát, đá mạt, vỏ nghiền
nát được nung trong đám cháy trong khu vực nhiệt độ 9000C. Như vậy, nghệ
thuật gốm sứ đi từ đơn giản tiến dần đến phức tạp.
Có thuyết cho rằng nghệ thuật gốm đi từ phức tạp đến đơn giản. Vì thật
khó mà biết được loài người sử dụng đất sét từ bao giờ. Nhưng khi con người ở

SVTH: Nguyễn Thị Hường

11

GVHD: Lê Cao Khải


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

thời đại thơ ấu vốn hay bắt trước tự nhiên với sự vụng về của mình. Qua những
cuộc khai quật ở Hissarlik (thuộc vùng tiểu Á Châu), ở Mehico, Yucatan (Châu

Mỹ - nền văn minh May-a), người ta thấy những hình thù gốm xưa nhất nặn
bằng tay phức tạp, bắt chước hình dáng loài vật, con người. Chỉ khi người ta phát
chế ra bàn xoay thì chính đồ gốm mới đi từ phức tạp đến đơn giản.
Bàn xoay cách đây 5000 năm đã thấy ở Ai Cập; cách đây 4500 năm đã
thấy ở Tiểu Á Châu. Ở Trung Quốc, đời Ân Thương cách đây 4000 năm đã biết
sử dụng bàn xoay rất thành thạo. Ở Việt Nam, đồ gốm di chỉ Phùng Nguyên cách
đây 4000 năm đến 5000 năm, cũng đã chứng minh việc sử dụng bàn xoay quen
thuộc. Nhưng có điều lạ là không phải bàn xoay trở nên phổ biến khắp nơi. Gốm
châu Mỹ chưa hề làm bằng bàn xoay trước cuối thế kỷ 15. Ở Việt Nam, đồng
bào Chăm thuộc vùng Phan Rang, đến nay vẫn chưa sử dụng bàn xoay để sản
xuất gốm. Phát minh ra bàn xoay là một tiến bộ kỹ thuật cách mạng trong tạo
hình đồ gốm, tạo điều kiện cho sự phát triển phong phú về hình dáng sản phẩm
cũng như các kỹ thuật trang trí khác nhau.
Một bước tiến lớn về phía trước là việc phát minh ra thủy tinh khoảng
2000 – 1000 năm TCN, tạo điều kiện để phát minh ra men gốm mà nổi tiếng
nhất là hỗn hợp Ai Cập, đó là hỗn hợp của đất sét, cát và tro gỗ làm vai trò chất
trợ dung và các oxit đồng hay mangan để tạo màu. Sau khi nung, nó làm cho bề
mặt gốm có một lớp nhẵn bóng và có màu. Gạch ốp lát tráng men màu xuất hiện
ở Trung Đông vào khoảng 2000 năm TCN. Khoảng 5000 năm TCN, các nhà thờ
và cung điện vùng Trung Đông đã được lát bằng loại gạch đến nay vẫn còn làm
người ta khâm phục. Theo bước chân những người Ả Rập, kỹ thuật sản xuất
gạch ốp lát tráng men đã phát triển sang tận Tây Ban Nha.

SVTH: Nguyễn Thị Hường

12

GVHD: Lê Cao Khải



Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Ở Trung Hoa, đồ gốm xuất hiện vào khoảng 6000 năm TCN, muộn hơn so
với ở vùng Trung Đông. Về sứ, theo công trình nghiên cứu, khảo sát của Trung
Quốc gần đây, thì sứ Trung Quốc có từ thời Tam Quốc, với những hiện vật bằng
sứ xanh. Nhưng một số nhà nghiên cứu khác của Trung Quốc cho rằng sứ đã có
từ thời Ân Thương. Tuy bấy giờ do trình độ nung lửa còn thấp, nên hiện vật sứ
chưa hề “thấu quang”, theo thời gian chất lượng của nó đã được nâng lên trong
quá trình sản xuất. Đến đời nhà Đường (960 - 1127) có sứ Ding-Jao (Bạch
Định), nhất là sứ xương trắng ngần được trang trí hoa văn bằng cách đóng dấu và
tráng men trong. Đến triều Minh (1368 - 1644) đã sản xuất ra sứ chất lượng
tương đương sứ Châu Âu ngày nay, đồng thời kỹ thuật tạo hình và trang trí đồ
gốm tiếp tục được hoàn thiện. Nhưng đỉnh cao của nghệ thuật gốm sứ phải kể
đến sứ của đời nhà Thanh. Sứ sản xuất ra có chất lượng tốt, trình độ kỹ thuật và
mỹ thuật cao, xuất khẩu đi khắp nơi trên thế giới.
Ở Châu Âu, biết đến sứ, trước tiên là do đồ sứ Trung Quốc mang sang, do
vậy nó rất quý và hiếm. Bộ đồ ăn sang trọng bằng sứ trong cung đình Châu Âu
thế kỷ 17, 18 nhập từ Trung Hoa có giá đắt ngang vàng, vì vậy người Châu Âu
đã cố gắng bắt trước sản xuất sứ Châu Á. Nhà luyện kim Ý Maxtơrô Antôniô
học được phương pháp làm sứ năm 1470. Nhưng mãi đến năm 1704, Bốt-gie,
người Đức mới thí nghiệm thành công sứ, và đến năm 1710, mới lập xưởng sứ
Đre-xđen, đầu tiên ở Châu Âu. Trong khi đó, ở Ai Cập và Irắc đã làm được đồ
sứ từ các vương triều Fatimites 640 - 1171.
Trong quá trình tìm tòi, trước khi tìm ra cách sản xuất đồ sứ, người Châu
Âu đã sáng tạo ra các loại sành majolica và faience .
Theo thời gian, bằng việc đưa vào sản xuất công nghiệp, áp dụng những
sáng kiến, phát minh mới, thiết bị mới ngành công nghiệp gốm sứ ngày càng


SVTH: Nguyễn Thị Hường

13

GVHD: Lê Cao Khải


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp trong suốt thế kỷ 19
đã đưa ngành công nghiệp này lên một tầm cao mới, cơ khí hóa từng bước các
công đoạn sản xuất. Các máy đập nghiền, nghiền bánh xe, nghiền bi cỡ lớn, ép
lọc khung bản và các thiết bị sàng được đưa vào sử dụng trong công đoạn gia
công và chuẩn bị phối liệu. Lò nung được thiết kế tốt hơn than đá, khí ga, thiết bị
điện được đưa vào sử dụng làm nhiên liệu, vận hành máy móc…. Các công nghệ
mới được đưa vào áp dụng như dùng khuôn thạch cao thay cho khuôn gốm trong
tạo hình đổ rót, dùng kỹ thuật in litô thay cho vẽ bằng tay….
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, ngành công nghiệp gốm sứ lại có một
bước phát triển mới nhờ quá trình chuyển đổi từ cơ khí hóa sang tự động hóa.
Gốm sứ được sản xuất theo dây truyền hàng loạt. Tuy nhiên, bên cạnh đó, sản
xuất thủ công bằng tay với những dòng sản phẩm truyền thống độc đáo của mỗi
nước vẫn phát triển tốt, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng của con người trong
cuộc sống hiện đại.
1.3.2. Lịch sử đồ gốm sứ tại Việt Nam
Xuất hiện ở Việt Nam đã hàng ngàn năm nay, gốm được người ta tìm thấy
trong nhiều di chỉ văn hóa như Hòa Bình, Bắc Sơn, Hạ Long cho đến hậu thời kỳ
đồ đá mới Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun.... Nhiều năm qua, Việt Nam
được thế giới biết đến như một đất nước có một nền văn hóa độc đáo, đa dạng và

không thể không nhắc tới gốm với những đóng góp về phương diện loại hình
nghệ thuật dân gian đặc sắc. Ông cha ta đã sản xuất được đồ gốm từ thời thượng
cổ cách đây khoảng 6000 năm. Đến thời vua Hùng, chúng ta đã có gốm Phùng
Nguyên, gốm Gò Mun (Vĩnh Phú – nay thuộc Tỉnh Phú Thọ) nung ở nhiệt độ
800 – 9000C, xương gốm bắt đầu được tinh luyện.

SVTH: Nguyễn Thị Hường

14

GVHD: Lê Cao Khải


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Từ thế kỉ 11, chúng ta đã sản xuất được gốm men Đại Việt nổi tiếng với
các trung tâm Hà Bắc, Thanh Hóa, Thăng Long, Quảng Nam. Gốm men Đại Việt
thời kỳ này khá nổi tiếng, bằng chứng là các sản phẩm gốm và gạch ngói xây
dựng chùa Phật Tích (Bắc Ninh), Quốc Tử Giám (Hà Nội), Tháp Chàm (Quảng
Nam).
Thời nhà Trần có gốm Thiên Trường (Nam Định) với sản phẩm bát đĩa,
bình lọ phủ men ngọc, men nâu. Trung tâm gốm Chu Đậu là nơi sản xuất gốm
lớn trong suốt 3 thế kỷ 14 - 17, nổi tiếng làm gốm hoa lam cực kỳ tinh xảo. Đặc
biệt, vào cuối thời trần, thế kỷ 15, ở nước ta đã bắt đầu hình thành làng gốm nổi
tiếng Bát Tràng (Hà Nội). Bát Tràng nổi tiếng với các sản phẩm gốm men ngọc,
men rạn (thời Lê – Trịnh), gốm hoa lam (cuối thời Lê đầu thời Nguyễn). Qua
nhiều thăng trầm, làng gốm Bát Tràng vẫn tồn tại đến ngày nay, thích ứng với cơ
chế thị trường, phát triển mạnh mẽ, phồn thịnh và trở thành trung tâm gốm cổ

truyền lớn nhất nước ta. Sản phẩm gốm Bát Tràng không chỉ tiêu thụ trong nước
mà còn xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.
Ở miền Nam có gốm Cây Mai ở Sài Gòn – Chợ Lớn, nổi tiếng với gốm
sành tráng men màu với các sản phẩm trang trí rất mỹ thuật như lọ hoa, chậu,
đôn…. Hiện nay, tại miền Nam có hai trung tâm gốm lớn là Biên Hòa (Đồng
Nai) và Bình Dương, nối tiếp truyền thống của gốm mỹ nghệ Cây Mai trước đây.
Lò nung gốm cũng được những người thợ Việt Nam cải tiến không ngừng.
Từ lò ếch, lò đàn ngày xưa đến lò bầu (lò rồng có nhiều bầu), lò hộp (lò đứng).
Và ngày nay, đã tiếp thu kỹ thuật của lò buồng gián đoạn hiện đại lò con thoi
(hay lò gas), lò tuynen (lò hầm, lò liên tục), đốt bằng nhiên liệu khí, tường và
vòm lò lát bông gốm chịu nhiệt.

SVTH: Nguyễn Thị Hường

15

GVHD: Lê Cao Khải


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

54 dân tộc anh em quần tụ với nhau tạo thành dân tộc Việt Nam vững
chắc, đó là nơi tập trung của nhiều vùng miền văn hóa khác nhau vô cùng sống
động. Gốm Việt Nam nói chung cũng vậy, tuy nhiên với mỗi trung tâm làm gốm
thì những sản phẩm gốm lại mang những giá trị khác nhau đặc trưng cho văn hóa
của mỗi vùng đất sản sinh ra gốm. Nghề gốm ở Việt Nam trải khắp trên mọi
miền đất nước, với những cái tên như: Bát Tràng (Hà Nội); Thổ Hà, Phù Lãng
(Bắc Ninh); Hương Canh (Vĩnh Phúc); Chum Thanh (Thanh Hóa)… từ đó hình

thành nên những trung tâm gốm sứ phát triển hưng thịnh. Điều đáng nói là cùng
với thời gian nghề gốm ở những trung tâm này không hề bị mai một mà ngày
càng phát triển hưng thịnh hơn ngoại trừ gốm Hương Canh. Một đặc điểm rõ nét
của nghề gốm là đều phát triển dọc triền sông, bởi lẽ ngoài việc tiện đường
chuyên chở thì đất sét dọc các triền sông là loại nguyên liệu quý để sản xuất
gốm.
1.3.3. Xu hướng phát triển của ngành công nghiệp gốm sứ hiện nay
Lịch sử loài người gắn liền với lịch sử phát minh và sử dụng của từng loại
vật liệu chính. Nói về các thời đại trước, người ta thường phân chia ra thành: thời
đại đồ đá, thời đại đồ đồng và thời đại sắt thép. Từ thế kỷ thứ 20 đến nay, sự xuất
hiện của nhiều loại vật liệu khác nhau có các đặc tính vượt cả sắt, thép và đang
thay thế dần sắt, thép trong nhiều lĩnh vực.
Gốm là loại vật liệu có vị trí đặc biệt đối với lịch sử loài người cổ đại, cận
đại, đương đại và chắc chắn là trong thế kỷ thứ 21, vật liệu gốm còn đưa lại
nhiều điều kỳ diệu nữa đối với khoa học kỹ thuật.
Khi nhắc đến đồ gốm sứ, chúng ta có thể nghĩ ngay đến hình ảnh một khối
đất sét được đặt trên chiếc bàn xoay và người nghệ nhân sẽ dùng đôi bàn tay tạo
hình, trang trí rồi đưa vào lò nung thành phẩm. Nhưng trên thực tế, đồ gốm sứ

SVTH: Nguyễn Thị Hường

16

GVHD: Lê Cao Khải


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp


còn có thể sản xuất từ rất nhiều vật liệu khác nhau và hình dạng của chúng cũng
rất phức tạp.
Sản xuất gốm sứ truyền thống đòi hỏi phải tốn rất nhiều nhiệt và gây rất
nhiều khói bụi cho môi trường. Ngày nay, trên thế giới có xu hướng nghiên cứu
những công nghệ sản xuất gốm sứ tiết kiệm hơn và đặc biệt hạn chế độc hại cho
môi trường. Tiết kiệm năng lượng và nguyên vật liệu trong sản xuất theo hướng:
cố gắng cải tiến tối ưu công nghệ hiện có, phát triển các bài phối liệu mới tiêu
tốn ít năng lượng hơn, số lần nung ít hơn, nhiệt độ nung thấp, thời gian nung
ngắn hơn…. Năm 2010, các nhà nghiên cứu thuộc đại học Bắc Carolina, Hoa Kì
đã phát hiện một phương pháp tạo hình đồ gốm sứ vừa tiết kiệm được năng
lượng sử dụng sản xuất, vừa giảm được giá thành và cũng rất thân thiện với môi
trường. Có rất nhiều phương pháp tạo hình cho gốm sứ nhưng nhìn chung đều
theo xu hướng sử dụng rất nhiều nhiệt. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu đã tìm ra
cách chế tác không dùng đến nhiệt mà thay vào đó là một dòng điện. Họ đã lợi
dụng một khiếm khuyết về cấu trúc gọi là biên hạt – nơi những tinh thể với các
nguyên tử được sắp xếp thành hàng theo nhiều hướng khác nhau bên trong vật
liệu. Các biên hạt này đều có điện tích, nếu đưa một điện trường vào vật liệu, nó
sẽ tương tác với điện tích tại biên hạt và khiến các tinh thể trượt đối chiều nhau
dọc theo biên. Từ đây, việc thay đổi hình dạng của gốm sứ sẽ trở nên dễ dàng
hơn cũng như các ứng lực cần thiết để tạo hình cho sản phẩm sẽ xấp xỉ bằng
không.
Công nghệ hiện đại đòi hỏi những loại vật liệu có các tính chất đặc biệt
như: độ rắn cao, chịu mài mòn va đập, nhẹ, bền nhiệt, bền đối với mọi môi
trường ăn mòn khắc nhiệt…. Vì vậy, nghiên cứu ứng dụng và nâng cao tính
chất vật liệu gốm sứ truyền thống, các loại vật liệu gốm sứ mới có tính năng kỹ

SVTH: Nguyễn Thị Hường

17


GVHD: Lê Cao Khải


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

thuật mới là một trong những xu hướng phát triển của ngành công nghiệp gốm
sứ. Từ đó, mở ra xu hướng mới cho ngành công nghiệp gốm sứ là thâm nhập vào
nhiều ngành công nghiệp khác: Công nghiệp quốc phòng, Giao thông vận tải,
Công nghệ xây dựng, Y học, Công nghệ sản xuất các dụng cụ sinh hoạt….
Bên cạnh các làng nghề truyền thống, còn có các công ty sứ gốm được
đầu tư với quy mô lớn, nhỏ khác nhau, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng,
luôn tác động qua lại lẫn nhau, vừa hợp tác vừa cạnh tranh. Chính xu hướng
phát triển đó sẽ thúc đẩy sự phát triển của các công ty, xí nghiệp, các làng nghề,
có thể huy động được mọi nguồn lực nội tại cũng như tranh thủ được các nguồn
lực bên ngoài.
Bất kỳ ngành sản xuất nào cũng liên tục có những công nghệ mới và hiệu
quả hơn trước. Bất kỳ ngành công nghiệp nào cũng có sự cạnh tranh và hợp tác.
Để có được vị trí vững chắc trên thị trường, ngành công nghiệp gốm sứ không có
cách nào khác là đầu tư mạnh mẽ cho khoa học công nghệ chuyên ngành vật liệu
gốm sứ, phát triển sản phẩm; tạo điều kiện gắn nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ với hoạt động sản xuất, kinh doanh và đào tạo nhân lực cho các doanh
nghiệp, để thúc đẩy sự phát triển chung của toàn ngành gốm sứ.
1.4. Các làng gốm cổ ở Việt Nam
Làng quê Việt Nam còn lưu lại nhiều làng nghề đặc sắc, góp phần điểm tô
cho sự đa dạng phong phú của nền văn hóa nước ta. Làng nghề Việt Nam mang
tính tập tục truyền thống, đặc sắc, có tính kinh tế bền vững, mang đến nhu cầu
việc làm tại chỗ và những lợi ích thiết thực cho các cộng đồng cư dân nhỏ lẻ trên
mọi miền đất nước (chủ yếu ở các vùng ngoại vi thành phố và nông thôn Việt

Nam), đồng thời góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của toàn xã hội. Các
làng nghề thủ công, làng nghề truyền thống, hay làng nghề cổ truyền... có mặt

SVTH: Nguyễn Thị Hường

18

GVHD: Lê Cao Khải


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

khắp nơi trên đất nước Việt Nam. Cùng với thời gian, nhiều làng nghề đã biến
mất nhưng cũng có nhiều làng nghề lại phát triển mạnh mẽ. Thống kê cho thấy ở
Việt Nam hiện nay có gần 2000 làng nghề thuộc một số nhóm nghề chính trong
đó phải kể đến gốm sứ với các làng nghề nổi tiếng như: Bát Tràng, Chu Đậu,
Phù Lãng, Thổ Hà….
1.4.1. Gốm Chu Đậu (Hải Dương)
Gốm Chu Đậu - Mỹ Xá, còn được biết đến là gốm Chu Đậu, được xác
định là một dòng gốm quý và thuộc dòng gốm cổ xưa nhất của Việt Nam và thế
giới.
Vị trí địa lý
Gốm Chu Đậu được sản xuất tại làng Chu Đậu và làng Mỹ Xá, thuộc các
Xã Minh Tân và Thái Tân, Huyện Nam Sách, Tỉnh Hải Dương.
Sơ lược
Gốm Chu Đậu có lịch sử phát triển từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 18, lần đầu
khai quật các di chỉ lò gốm thuộc làng Chu Đậu, nên gọi gốm Chu Đậu làm danh
từ chung, dù quanh vùng còn lại rất nhiều các di tích khác thuộc làng Mỹ Xá, xã

Minh Tân và Thái Tân. Đầu những năm 80, việc khai quật các di chỉ lò tại Chu
Đậu được phát lộ, các nhà khảo cổ đã tìm thấy rất nhiều các hiện vật bát đĩa, lọ,
ấm, chén, bình vôi.... Nhưng cái tên gốm Chu Đậu vẫn chỉ là tên gọi của giới
khảo cổ, nghiên cứu, chưa phổ biến rộng rãi trong giới sưu tầm. Thông qua nhiều
cuộc nghiên cứu, thống kê hiện vật, rất nhiều các bảo tàng trên thế giới như ở
Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines, Nhật Bản, Hà Lan, Luxembourg,
Thụy Điển, Pháp, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Canada... đều có sưu tập gốm Chu
Đậu. Chứng tỏ, thời kỳ hoàng kim của gốm Chu Đậu phải có con đường giao
thương buôn bán không chỉ trong khu vực mà còn vươn ra với thế giới.

SVTH: Nguyễn Thị Hường

19

GVHD: Lê Cao Khải


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Đặc điểm
Gốm Chu Đậu được coi là gốm Đạo, gốm bác học, gốm thấm đẫm chất
văn hoá tâm linh thuần Việt, in đậm dấu ấn lịch sử những giá trị nhân văn của
quốc đạo phật giáo, đạo giáo, đạo nho. Gốm Chu Đậu được giới chuyên môn
đánh giá cao, đó là một loại gốm "mỏng như giấy, trong như ngọc, trắng như
ngà, kêu như chuông". Từ dáng vẻ, chất men, họa tiết, hoa văn trang trí... tất cả
đều đẹp hoàn hảo. Gốm Chu Đậu được thể hiện dưới nhiều hình thức như vẽ,
khắc, họa, đắp nổi đều phóng khoáng, trữ tình, hài hòa, tinh xảo.
Gốm Chu Đậu mang một phong cách gốm thuần chất Việt, với những nét

bút tài hoa đã phản ánh trung thực nền văn minh của Châu thổ sông Hồng. Với
kiểu dáng tự nhiên gam màu sáng nhẹ, không quá nổi bật như gốm sứ khác, lại
mang nét tạo hình chắc chắn, lối vẽ khi thì phóng khoáng, khi tỉ mỉ với những bố
cục về nội dung, hoa văn cùng các hoạ tiết, đề tài trên gốm rất hài hoà, chặt chẽ,
cộng với sự phối hợp những màu sắc của dòng men tam thái tạo cho từng hiện
vật gốm Chu Đậu có một vẻ đẹp tinh tế, riêng biệt, độc đáo, không pha lẫn với
những dòng gốm khác. Chính nét trầm mà phóng khoáng, trong vẻ cổ xưa lại
phảng phất nét hiện đại nên rất dễ trưng bày, dù kết hợp với không gian xưa hay
không gian hiện đại, gốm cổ Chu Đậu vẫn uy nghi trong vị trí của mình.
1.4.2. Gốm Bát Tràng (Hà Nội)
Gốm Bát Tràng là tên gọi chung cho các loại đồ gốm được sản xuất tại
làng Bát Tràng, một làng gốm cổ truyền và nổi tiếng của Việt Nam.
Vị trí địa lý
Bát Tràng là một xã gồm hai thôn đó là thôn Bát Tràng và thôn Giang
Cao. Bát Tràng ngày nay thuộc Huyện Gia Lâm, Thủ đô Hà Nội. Vị trí địa lý của
Bát Tràng nằm bên tả ngạn sông Hồng, phía bắc giáp xã Đông Dư, phía đông

SVTH: Nguyễn Thị Hường

20

GVHD: Lê Cao Khải


×