Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Đề thi thử THPTQG môn Văn THPT Nguyễn Quang Diêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.38 KB, 15 trang )

Đề thi thử THPTQG môn Văn THPT Nguyễn Quang Diêu lần 1 năm 2016

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
(1) Nếu bạn có khát vọng và niềm tin vào sự thành công là bạn đã đạt được 50%
của thành công, 50% còn lại phụ thuộc vào những gì bạn tích góp được trên đường
đời”. Đó là câu nói đầy bản lĩnh và tự tin của Đặng Lê Nguyên Vũ –Tổng Giám
đốc Tập đoàn cà phê Trung Nguyên trong những ngày đầu phôi thai nên một trong
những thương hiệu cà phê nổi tiếng không chỉ Việt Nam mà còn trên thế giới. Hãy
xem những bí quyết thành công của Đặng Lê Nguyên Vũ khởi nghiệp từ chiếc xe
đạp cọc cạch cộng niềm tin và ý chí mãnh liệt của tuổi trẻ với quyết tâm xây dựng
một thương hiệu cà phê Việt lan tỏa khắp năm châu như thế nào.
(2) Trung Nguyên đã xây dựng một thương hiệu cao cấp trong thị trường đang phát
triển. Vào những năm 90, thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam mới chỉ 250
USD (số thống kê vào năm 2011 là 1.200 USD), nhưng Trung Nguyên đã chọn
chiến lược phát triển thương hiệu cao cấp với mong muốn thu hút thị trường trong
nước cũng như xuất khẩu. Để làm được điều này, trước tiên Trung Nguyên cần
phải thuyết phục người tiêu dùng nội địa sử dụng sản phẩm cao cấp, cũng như
thuyết phục thị trường quốc tế rằng Việt Nam có thể sản xuất những loại cà phê
cao cấp và chất lượng không thua kém “các tay chơi lớn”. Đặng Lê Nguyên Vũ tin
rằng, người Việt có thể sản xuất được những loại cà phê sành điệu, chất lượng cao
và giá cả hợp lý. Thế là vào những năm 1990, nhãn hiệu Trung Nguyên ra đời với
một nhà máy và một chuỗi quán cà phê. Đưa ngành cà phê Việt Nam vượt ra khỏi
mặc cảm là cà phê chất lượng thấp, giá rẻ.
(3) Kế hoạch xây dựng thương hiệu cũng đã được chuẩn bị chu đáo. Cạnh tranh
trực tiếp với các nhãn hiệu đa quốc gia như Nescafe, và định vị nhãn hiệu như một
phần văn hóa truyền thống của Việt Nam. Ngày nay, có rất nhiều quán cà phê sành


điệu tại thị trường Việt Nam, nhưng ai cũng nhớ hình ảnh người tiên phong này.
Nếu bạn hỏi “Thương hiệu cà phê nào gắn liền với hai chữ “khác biệt”? Câu trả lời


dễ dàng nhận được là “Trung Nguyên”. Trung Nguyên đã thành công khi đưa giá
trị và văn hóa quốc gia vào sản phẩm, vào thương hiệu. Trung Nguyên đã thật sự
thu hút tầng lớp trung lưu, và thay đổi thị trường cà phê Việt Nam.” (Trích Bí
quyết thành công của ông chủ Trung Nguyên Diễn đàn Ý tưởng làm giàu – Báo Vietnet, 19/5/2014)
Câu 1: Hãy cho biết đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
(0,25 đ)
Câu 2: Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên. (0,5 điểm)
Câu 3: Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,25 điểm)
Câu 4: Anh/chị hãy nêu ít nhất 02 yếu tố làm nên sự thành công của cá nhân theo
quan điểm riêng của mình. Trả lời trong khoảng 5- 7 dòng. (0,5 điểm)
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
“ Mẹ ta không có yếm đào
nón mê thay nón quai thao đội đầu
rối ren tay bí tay bầu
váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa

Cái cò... sung chát đào chua...
câu ca mẹ hát gió đưa về trời
ta đi trọn kiếp con người
cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”
(Thơ Nguyễn Duy, Trần Đăng Khoa tuyển chọn,
NXB Giáodục,
1998)


Câu 5: Trong 4 câu thơ đầu, hình ảnh người mẹ được gợi lên qua những chi tiết
nào? (0,25)
Câu 6: Nghĩa của chữ đi trong các dòng thơ: “ta đi trọn kiếp con người / cũng
không đi hết mấy lời mẹ ru” là gì? (0,5đ)
Câu 7: . Trong đoạn thơ trên, có những câu thơ tác giả sử dụng chất liệu ca dao.

Anh/chị hãy chỉ ra những câu thơ sử dụng chất liệu ca dao và ghi lại câu ca dao tác
giả đã sử dụng làm chất liệu cho câu thơ đó. (0,25 điểm)
Câu 8: Anh/chị hãy nhận xét quan niệm của tác giả thể hiện trong hai dòng thơ: “ta
đi trọn kiếp con người /cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”. Trả lời trong khoảng 5-7
dòng. (0,5)
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
Hãy bày tỏ quan điểm của anh /chị về ý kiến sau: Gập máy tính lại, tắt điện thoại
đi. Hãy giao tiếp nhiều hơn với xã hội và tận hưởng cuộc sống thực tại
Câu 2. (4,0 điểm)
Vẻ đẹp ngôn ngữ thơ qua đoạn thơ sau:
“Sông Mã xa rổi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời


Chiều chiều oai linh thác gẩm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
(Tây Tiến – Quang Dũng, Theo sách Ngữ văn 12, tập 1- NXB Giáo dục, 2008)

Đáp án đề thi thử THPTQG môn Văn THPT Nguyễn Quang Diêu lần 1 năm

2016
Phần I.

Hướng dẫn chấm

Điểm

Trả lời đúng theo một trong các cách: Phong cách ngôn
ngữ chính luận/ Phong cách chính luận/ chính luận.

0,25

Đọc hiểu
(3,0 điểm)
Câu 1
(0,25)

Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 2
(0,5)

Câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích: “Nếu bạn
có khát vọng và niềm tin vào sự thành công là bạn đã
được 50% của thành công, 50% còn lại phụ thuộc vào
những gì bạn tích cóp được trên đường đời”.
Ghi câu khác hoặc không trả lời.

Cẩu 3
(0,25)


Trả lời đúng theo một trong các cách: Thao tác lập luận
chứng minh/ lập luận chứng minh/ thao tác chứng minh/
chứng minh
Trả lời sai hoặc không trả lời.

0
0,5

0
0,25

0


Câu 4
(0,5)

-Nêu ít nhất 02 yếu tố làm nên sự thành công của cá
nhân theo quan điểm riêng của bản thân, không lặp lại y
nguyên ý của tác giả trong đoạn trích đã cho. (có thể
là: ý chí, nghị lực, sự kiên định thực hiện mục tiêu, có
tài năng, có năng lực, tự tin, bản lĩnh trước mọi thử
thách, sáng tạo, năng động, nhạy bén, biết thích ứng,
…). Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.

0,5

-Nêu được 01 yếu tố làm nên sự thành công của cá nhân
theo quan điểm riêng của bản thân, không lặp lại y


0,25

nguyên ý của tác giả trong đoạn trích đã cho
-Với những trường hợp sau:

0

+ Nêu 02 yếu tố làm nên sự thành công nhưng
không phải là quan điểm riêng của bản thân mà lặp lại y
nguyên ý của tác giả trong đoạn trích đã cho.
+ Nêu 02 yếu tố làm nên sự thành công theo quan điểm
riêng nhưng không hợp lí, không thuyết phục.
+ Câu trả lời chung chung, không rõ ý, không
thuyết phục.
+ Không có câu trả lời.
Câu 5
(0,25)

Trả lời đúng theo :Hình ảnh người mẹ được gợi lên qua
các chi tiết: yếm đào, nón mê, nón quai thao, váy nhuộm
bùn, áo nhuộm nâu, tay bí tay bầu/.
Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 6

Nghĩa của chữ đi trong các dòng thơ: “ta đi trọn kiếp
con người / cũng không đi hết mấy lời mẹ ru” :

0,25


0


(0,5)

Trả lời đúng: Chữ “đi” trong câu thơ thứ nhất có
nghĩa là sống, là trải qua trọn kiếp người

0,25

- Chữ “đi” câu thơ thứ hai nghĩa là thấu hiểu và cảm
nhận.

0,25

Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 7
(0,25)

Trả lời đúng:

0
0,25

1 - “Cái cò … sung chát đào chua…”
à. Câu ca dao đã sử dụng làm chất liệu cho câu thơ này
là:
Cái cò đậu cọc cầu ao
Ăn sung sung chát, ăn đào đào chua.
2- “câu ca mẹ hát gió đưa về trời”.


0,25

à Câu ca dao đã sử dụng làm chất liệu cho câu thơ này
là:
- Gió đưa cây cải về trời
Rau răm ở lại chịu lời đắng cay
-Với những trường hợp:

0

+ Trả lời sai hoặc chung chung, không rõ ý.
+ Không trả lời
Câu 8
(0,5)

-Trả lời đúng về quan niệm của tác giả: Tình mẹ thật
bao la, sâu sắc. Trải qua trọn kiếp con người cũng
không sao thấu hiểu hết tấm lòng của mẹ qua những
lời ru
.(Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, có

0,5


sức thuyết phục).
-Từ đó, nhận xét về quan niệm của tác giả: (đúng hay
sai, phù hợp hay không phù hợp,.. như thế nào? Có ý
nghĩa đối với tâm hồn, nhân cách con người ra sao?).
-Với những trường hợp:


0,25

+ Nêu đầy đủ quan niệm của tác giả hoặc nhận xét
theo hướng trên.
+ Hoặc nêu chưa đầy đủ quan niệm của tác giả theo
hướng trên nhưng nhận xét có sức thuyết phục.
-Với những trường hợp:

0

+ Chỉ nêu được quan niệm của tác giả nhưng không
nhận xét hoặc ngược lại;
+ Nêu không đúng quan niệm của tác giả và không
nhận xét hoặc nhận xét không có sức thuyết phục;
+ Câu trả lời chung chung, không rõ ý;
+ Không có câu trả lời.
II. Làm Hãy bày tỏ quan điểm của anh /chị về ý kiến
văn. 7,0 sau: Gập máy tính lại, tắt điện thoại đi. Hãy giao tiếp
điểm nhiều hơn với xã hội và tận hưởng cuộc sống thực tại
Câu 1
(3,0 đ)

a. 0,5 đ

Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ
năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản.
Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm
xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không
mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Trình bày đầy đủ các

0,5


phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn
dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ
chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau
cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được
vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.
- Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận,
nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như
trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn
- Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn
văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.
b. 0,5 đ - Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Ý kiến có liên
quan đến hiện tượng sống ảo trong thế giới số - internet

c. (1,0)

0,25

0

0,5

- Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung
chung.

0,25


- Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc đề.

0

- Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù
hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí,
có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận
để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác
giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu
lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn
đời sống, cụ thể và sinh động.

1,0

- Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định
hướng sau:
- Làm rõ thực trạng.


+ Con người trong thời đại ngày nay đang sống trong
một thế giới số, nơi mọi hoạt động từ những sinh hoạt
thường ngày đến những sự kiện đặc biệt, từ công việc
đến vui chơi giải trí, chúng ta đều tự gắn chặt với thế
giới số.F.A (Forever Alone)- Mạng xã hội đã trở thành
một phần của đời sống hiện đại, nhất là giới trẻ.
+ Con người do đó gắn chặt cuộc sống với môi trường
“ảo” internet, không quan tâm tới thế giới thực tại quanh
mình. Cuộc sống của họ diễn ra trên Facebook, Twitter,
Youtube…họ tự cô lập mình với thế giới thực

-Bàn luận:
+ Cuộc sống ảo luôn chứa đựng nhiều điều bất ngờ, thú
vị nên con người dễ bị cuốn hút về phía ấy.
+ Nhưng hãy nhớ rằng cuộc sống thực tế sinh động,
hấp dẫn hơn thế giới ảo, đừng quên những giá trị hiện
hữu quanh ta làm cho cuộc sống con người thực sự có ý
nghĩa.
+ Xã hội hiện đại không thể thiếu công nghệ. Phát
minh công nghệ nâng cao chất lượng sống. Thời đại
càng văn minh, con người càng không thể xa rời máy
tính, điện thoại và internet. Cuộc sống hiện đại cần
công nghệ nhưng không nên lạm dụng mà cần có thời
gian và cách thức sử dụng hợp lí, hài hòa
è Lập luận phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.
+ Bình luận để rút ra bài học cho bản thân và những
người xung quanh
- Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong
các luận điểm (giải thích, chứng minh, bình luận) còn

0,75


chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ.
- Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên

0,5

- Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên

0,25


- Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu
cầu trên
d. 0,5 đ - Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo
(viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu

0

0,5

cảm,...); thể hiện được dấu ấn cá nhân, quan điểm và
thái độ riêng, sâu sắc, thể hiện ý phản biện nhưng không
trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

e. 0,5 đ

Câu 2
(4,0 đ)

- Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện
được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với
chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

0,25

- Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có
quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái
với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

0


-Không sai Chính tả, dùng từ, đặt câu ( Hoặc có 1 vài
lỗi nhỏ, không đáng kể)

0,5

- Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

0,25

- Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

0

* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ
năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản.
Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm
xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi


chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ
ngữ, ngữ pháp.
a. 0,5

b. 0,5

- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Trình bày đầy đủ các
phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn
dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ
chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau

cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được
vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của
cá nhân.

0,5

Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận,
nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên;
phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.

0,25

Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn
hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.

0

- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp ngôn ngữ
thơ Quang Dũng qua đoạn thơ :“Sông Mã xa rổi Tây
Tiến ơi!/ …gầm lên khúc độc hành”

0,5

-Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung
chung (không tập trung vào đoạn thơ/vẻ đẹp ngôn ngữ)

0,25

-Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc đề.
c. 2,0


- Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù
hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí,
có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập
luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao
tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và
đưa dẫn chứng

0
2,0


- Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định
hướng sau:
1. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
2. Giải thích: “Vẻ đẹp ngôn ngữ thơ”: à vẻ đẹp của
ngôn ngữ thơ là vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật nhưng
hình thức nghệ thuật ấy chỉ đẹp khi được nhà thơ sáng
tạo để chuyển tải một nội dung tư tưởng sâu sắc.
-Ngôn ngữ thơ cần phải được hiểu theo nghĩa rộng,
đó là (toàn bộ hình thức nghệ thuật biểu đạt của thơ:
nhịp điệu, từ ngữ, hình ảnh thơ, BPTT, thanh, vần,…
3. Bàn luận về vẻ đẹp ngôn ngữ thơ Quang Dũng
qua đoạn thơ
a- Vẻ đẹp của từ ngữ, hình ảnh thơ:
Hệ thống từ chỉ địa danh đắc đia: Sài Khao/
Mường Lát, Mường Hịch, Pha Luông, Mai Châu,…
Các sử dụng từ láy giàu sức gợi: chơi vơi, khúc
khuỷu, , thăm thẳm, heo hút…có giá trị đặc tả địa thế
hiểm trở của những dốc, đèo, núi…

Những hình ảnh thơ đầy sáng tạo qua những cấu
trúc ngôn từ mới lạ; đêm hơi, mưa xa khơi, hoa về, mùa
em, cơm lên khói,
b- Vẻ đẹp của cách phối thanh, hiệp vần, ngắt
nhịp:
Những cấu trúc âm thanh đầy ám ảnh:
thác gầm thét – hiệp âm đầu và thanh trắc gợi âm thanh


hung hãn dữ dội của thác
Mường Hịch…cọp - hiệp thanh trắc – thanh nặng
gợi bước chân rình rập của thú dữ
Có câu thơ chủ yếu là thanh trắc hoặc toàn thanh
bằng : Dốc – khúc khuỷu, dốc…thẳm // Nhà ai Pha
Luông mưa xa khơi mang lại hiệu quả nghệ thuật trong
gợi ấn tượng về cái hùng vĩ, dữ dội của núi rừng Tây
Bắc
c- Vẻ đẹp của các biện pháp tu từ
Điệp từ “nhớ” với nhiều biến thể: nhớ về, nhớ
chơi vơi, nhớ ôi,…tô đậm cảm xúc chủ đạo của bài thơ.
Hoán dụ, nhân hóa: súng ngửi trời… vừa gợi tư
thế hào hùng của người lính chinh phục những độ cao đi
tới vừa gợi cái tếu táo, nghịch ngợm của những người
lính trẻ
Nói giảm, nói tránh: không bước nữa, bỏ quên
đời, …diễn tả sư thanh thản, nhẹ nhàng của những
người lính trong hi sinh
4. Đánh giá
-Vẻ đẹp ngôn ngữ thơ góp phần biểu đạt sâu sắc vẻ đẹp
nội dung tư tưởng của bài thơ, đoạn thơ: vẻ đẹp kiêu

hùng của người lính trên cái nền thiên nhiên hùng vĩ dữ
dội mà thơ mộng của núi rừng Tây Bắc.
- Vẻ đẹp ngôn ngữ thơ trong Tây Tiến, trong đoạn thơ
in dấu một thi tài: một cây bút tài hoa, một hồn thơ lãng


mạn, yêu tha thiết, gắn bó sâu nặng với rừng núi, quê
hương.
- Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong
các luận điểm (giải thích, chứng minh, bình luận) còn
chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ.
- Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
- Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên

1,5 –
1,75

1,0- 1,25
0,5 –
0,75

d. 0,5

e. 0,5

-Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu
cầu trên.

0


- Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo
(viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu
cảm,...) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm
thụ văn học tốt; có liên hệ so sánh trong quá trình phân
tích, có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không
trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

0,5

- Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện
được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với
chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

0,25

- Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có
quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái
với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

0

-Không sai Chính tả, dùng từ, đặt câu ( Hoặc có 1 vài
lỗi nhỏ, không đáng kể)

0,5


- Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

0,25


- Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

0



×