Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Nghiên cứu xử lý đất ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật khó phân hủy (POPs) bằng phương pháp chiết nước có phụ gia QH3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 59 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Phạm Thị Lân

Tr-êng ®¹i häc s- ph¹m hµ néi 2
KHOA hãa häc
---------------------

PHẠM THỊ LÂN

NGHIÊN CỨU XỬ LÝ ĐẤT Ô NHIỄM
THUỐC VẢO VỆ THỰC VẬT
KHÓ PHÂN HỦY (POPS)
BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾT NƯỚC
VỚI PHỤ GIA QH3

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Hóa Hữu cơ

Hµ Néi – 2013
K35A – Hóa học

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Phạm Thị Lân

Tr-êng ®¹i häc s- ph¹m hµ néi 2
KHOA hãa häc


---------------------

PHẠM THỊ LÂN

NGHIÊN CỨU XỬ LÝ ĐẤT Ô NHIỄM
THUỐC VẢO VỆ THỰC VẬT
KHÓ PHÂN HỦY (POPS)
BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾT NƯỚC
VỚI PHỤ GIA QH3

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Hóa Hữu cơ

Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. Lê Xuân Quế

K35A – Hóa học

Hµ Néi – 2013

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Phạm Thị Lân

LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn chân thành, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo
PGS. TS. Lê Xuân Quế đã định hướng và hướng dẫn tôi tận tình trong suốt quá trình

nghiên cứu để tôi hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Quang Hợp đã tạo điều kiện giúp đỡ
tôi được nghiên cứu, học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, Ban chủ
nhiệm và các thầy cô trong khoa Hóa học đã hết lòng quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian 4 năm học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè và người thân đã luôn tạo điều kiện và động
viên, khuyến khích tôi học tập đến đích cuối cùng.

Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2013
Sinh viên
Phạm Thị Lân

K35A – Hóa học

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Phạm Thị Lân

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

K35A – Hóa học

Chữ viết đầy đủ

HĐBM


Hoạt động bề mặt

BVTV

Bảo vệ thực vật

DDD

1,1-diclo-2,2-bis(4-clophenyl)etan

DDE

1,1-diclo-2,2-bis(4-clophenyl)eten

PCB

Polychlorinated Biphenyl

HCB

Hexachlorobenzen

TN &MT

Tài nguyên và môi trường

VN

Việt Nam


666

C6H6Cl6

PCBs

Polychlorinated Biphenyls

POPs

Persistent organic pollutans

NN-CNTP

Nông nghiệp-Công nghệ thực phẩm

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Phạm Thị Lân

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Các loại thuốc BVTV theo mục đích sử dụng ................................................. 4
Bảng 1.2: Các chất thuộc nhóm hữu cơ khó khó phân hủy POP tìm thấy ở VN ........... 7
Bảng 2.1: Phân loại các phương pháp sắc kí cột............................................................ 20
Bảng 2.2: Kết quả thu được trong quá trình làm thực nghiệm ...................................... 30
Bảng 3.1: Kết quả phân tích độ ẩm và hàm lượng POP tổng trong mẫu đất nghiên cứu,

mg/100g .......................................................................................................................... 31
Bảng 3.2: Một số chất POP trong quá trình nghiên cứu ............................................... 32
Bảng 3.4: Hàm lượng DDT thu được sau lần chiết 1 ở các nồng độ khác nhau ............ 35
Bảng 3.5: Hàm lượng DDT thu được sau lần chiết 2 ở các nồng độ khác nhau ............ 36
Bảng 3.6: Hàm lượng DDT thu được sau lần chiết 3 ở các nồng độ khác nhau ............ 37
Bảng 3.7: Hợp phần DDE trong cả quá trình chiết ở các điều kiện khác nhau ............. 38
Bảng 3.8: Hợp phần DDD trong cả quá trình chiết ở các điều kiện khác nhau ............. 39
Bảng 3.9: Hợp phần op-DDT trong cả quá trình chiết ở các điều kiện khác nhau ........ 39
Bảng 3.10: Hợp phần DDE thu được khi thay đổi nồng độ chất HĐBM ...................... 40
ở các lần chiết khác nhau ............................................................................................... 40
Bảng 3.11: Hợp phần DDD thu được khi thay đổi nồng độ chất HĐBM ...................... 41
ở các lần chiết khác nhau ............................................................................................... 41
Bảng 3.12: Hợp phần op-DDT thu được khi thay đổi nồng độ chất HĐBM ................. 42
ở các lần chiết khác nhau ............................................................................................... 42
Bảng 3.13: Hàm lượng DDT tổng cộng thu được khi thay đổi nồng độ chất HĐBM ở
các lần chiết khác nhau .................................................................................................. 43
Bảng 3.14: Hàm lượng các chất DDT thu được ở nồng độ 2.5% QH3 ......................... 43
Bảng 3.15: Hàm lượng các chất DDT thu được ở nồng độ 10% QH3 .......................... 44
Bảng 3.16: Hàm lượng các chất DDT thu được ở nồng độ 15% QH3 .......................... 45
Bảng 3.17: Hàm lượng DDT tổng cộng thu được trong cả quá trình chiết ................... 46
Bảng 3.18: Kết quả phân tích mẫu đất sau khi chiết rửa bằng dung môi E1.1, qui ra
mg/kg (ppm) ................................................................................................................... 47
Bảng 3.19: Hiệu suất chiết rửa DDT cho cả quá trình ................................................... 47
K35A – Hóa học

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp


Phạm Thị Lân

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Sơ đồ nguyên tắc a) sắc kí cột b) sắc kí bản mỏng ........................................ 21
Hình 2.2. Quá trình tách sắc kí trên cột của hai chất A và B ......................................... 22
Hình 2.3: Cột sắc ký dùng để tách chiết trong thực nghiệm .......................................... 29
Hình 3.1: Giản đồ sắc kí mẫu dịch chiết sau khi rửa đất ............................................... 33
Hình 3.2. Sự phụ thuộc hàm lượng POP chiết được vào nồng độ chất thêm, ............... 35
lần chiết 1 (100 ml dung môi đầu tiên) .......................................................................... 35
Hình 3.3: Sự phụ thuộc hàm lượng POP chiết được vào nồng độ chất thêm, ............... 36
lần chiết 2 (100 ml dung môi thứ hai) ............................................................................ 36
Hình 3.4: Sự phụ thuộc hàm lượng POP chiết được vào nồng độ chất thêm, ............... 37
lần chiết 3 (100 ml dung môi thứ 3) ............................................................................... 37
Hình 3.5: Hợp phần DDE trong cả quá trình chiết ở các điều kiện khác nhau .............. 38
Hình 3.6: Hợp phần DDD trong cả quá trình chiết ở các điều kiện khác nhau ............. 39
Hình 3.7: Hợp phần op-DDT trong cả quá trình chiết ở các điều kiện khác nhau ........ 40
Hình 3.8: Hợp phần DDE thu được khi thay đổi nồng độ chất HĐBM ........................ 41
ở các lần chiết khác nhau ............................................................................................... 41
Hình 3.9: Hợp phần DDD thu được khi thay đổi nồng độ chất HĐBM ........................ 41
ở các lần chiết khác nhau ............................................................................................... 41
Hình 3.10: Hợp phần op-DDT thu được khi thay đổi nồng độ chất HĐBM ................. 42
ở các lần chiết khác nhau ............................................................................................... 42
Hình 3.11: Hàm lượng DDT tổng cộng thu được khi thay đổi nồng độ chất HĐBM ở
các lần chiết khác nhau .................................................................................................. 43
Hình 3.12: Ảnh hưởng của chất HĐBM có 2.5% QH3 với các dạng DDT................... 44
Hình 3.13: Ảnh hưởng của chất HĐBM có 10% QH3 với các dạng DDT .................... 44
Hình 3.14: Ảnh hưởng của chất HĐBM có 15% QH3 với các dạng DDT.................... 45
Hình 3.15: Hàm lượng DDT tổng cộng trong cả quá trình chiết ................................... 46
Hình 3.16: Hiệu suất chiết rửa DDT cho cả quá trình ................................................... 47


K35A – Hóa học

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Phạm Thị Lân

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................... 1
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................... 2
4. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................... 2
5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .......................................................................................... 3
1.1. Giới thiệu chung thuốc BVTV .............................................................................. 3
1.1.1. Định nghĩa thuốc bảo vệ thực vật ................................................................... 3
1.1.2. Phân loại thuốc bảo vệ thực vật ...................................................................... 4
1.1.3. Khái niệm các hợp chất hữu cơ khó phân hủy POP ....................................... 6
1.1.4. Một số hợp chất POP tiêu biểu ....................................................................... 6
1.1.5. Đặc điểm hóa học của POP ............................................................................ 8
1.2. Tình trạng đất ô nhiễm POP ở nước ta .................................................................. 9
1.3. Tác hại của ô nhiễm POP .................................................................................... 11
1.3.1. Ảnh hưởng đến môi trường đất .................................................................... 11
1.3.2. Ảnh hưởng đến môi trường nước ................................................................. 12
1.3.3. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người ............................................................. 13
1.4. Phương pháp xử lý đất ô nhiễm thuốc BVTV khó phân hủy (POP) ................... 14
1.5. Mối quan tâm xử lý POP trên thế giới và Việt Nam ........................................... 15

1.5.1. Công ước Stockhlom về POP ....................................................................... 15
1.5.2. Một số chính sách trong nước ....................................................................... 16
1.5.3. Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng
ở Việt Nam .............................................................................................................. 17
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM .................................................. 19
2.1. Phương pháp chiết rửa ......................................................................................... 19
2.1.1. Nguyên lý làm sạch chất hữu cơ ................................................................... 19
2.2. Phương pháp tách chiết rắn - lỏng ....................................................................... 22
2.2.1. Nguyên tắc .................................................................................................... 22
K35A – Hóa học

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Phạm Thị Lân

2.2.2. Điều kiện chiết .............................................................................................. 23
2.2.3. Kỹ thuật chiết ................................................................................................ 24
2.3.4. Ưu - nhược điểm của chiết rắn - lỏng ........................................................... 25
2.3. Chất hoạt động bề mặt (HĐBM) ......................................................................... 25
2.3.1. Khái niệm ...................................................................................................... 25
2.3.2. Các tính chất cơ bản...................................................................................... 26
2.3.3. Phân loại ....................................................................................................... 27
2.4. Hóa chất và dụng cụ ............................................................................................ 28
2.4.1. Hóa chất ........................................................................................................ 28
2.2.2. Dụng cụ ......................................................................................................... 28
2.5. Các bước tiến hành thực nghiệm ......................................................................... 28
2.5.1. Tiến hành với dung môi nước không có chất hoạt động bề mặt (HĐBM) ... 28

2.5.2. Tiến hành với dung môi nước có chất hoạt động bề mặt (HĐBM) .............. 28
2.5.3. Kết quả thu được các mẫu ............................................................................ 30
CHƯƠNG 3 . KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 31
3.1. Phân tích hàm lượng POPs tổng trong mẫu đất .................................................. 31
3.2. Chiết rửa bằng dung môi nước với phụ gia QH3 ................................................ 33
3.2.1. Số lần chiết và tỉ lệ phụ gia QH3 .................................................................. 35
3.2.2. Các hợp phần chiết được và ảnh hưởng của điều kiện rửa ........................... 38
3.3. Hiệu suất chiết rửa đất ......................................................................................... 47
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 49

K35A – Hóa học

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Phạm Thị Lân

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thuốc bảo vệ thực vật đóng vai trò quan trọng trong nền sản xuất nông nghiệp ở
nước ta và các nước trên thế giới, nhất là trong trồng cây lương thực, rau màu… để
phòng trừ các loại sâu bệnh, chuột, cỏ dại… nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế góp phần
tăng năng suất, tăng mùa vụ, thay đổi cơ cấu cây trồng…
Tuy nhiên, nếu con người thiếu những hiểu biết về việc sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật thì nó sẽ để lại tác dụng phụ ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, sản phẩm
nông nghiệp, đặc biệt là ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Hiện nay, ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới tình trạng ô nhiễm thuốc

bảo vệ thực vật xảy ra trên diện rộng do lượng dư thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử
dụng vẫn còn tồn dư ngấm sâu trong đất, di chuyển sang nguồn nước và phát tán ra môi
trường xung quanh. Đặc biệt là loại khó phân hủy (Persistent Organic Pollutant –
POP), có tác dụng cực kì nguy hiểm, nó không những gây ra nhiều bệnh ung thư mà
còn có thể tạo ra biến đổi gen di truyền gây dị tật bẩm sinh cho thế hệ sau, tương tự
như dioxin – chất độc màu da cam mà quân đội Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh ở
nước ta.
Chính vì những lí do trên nên tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu xử lý đất ô nhiễm
thuốc BVTV khó phân hủy (POPs) bằng phương pháp chiết nước với phụ gia QH3”
làm nội dung nghiên cứu khóa luận của mình với mục đích tìm hiểu, nghiên cứu cách
xử lý ô nhiễm, khắc phục tình trạng trên trả lại môi trường tự nhiên cho sinh hoạt và
các hoạt động sản xuất nông nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
- Xác định mức độ ô nhiễm dư lượng thuốc BVTV khó phân hủy (POPs) trong
đất tại các khu vực có kho chứa thuốc BVTV.
- Làm sạch đất ô nhiễm thuốc BVTV khó phân hủy (POPs).

K35A – Hóa học

1

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Phạm Thị Lân

3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu tình hình đất ô nhiễm tại các kho có chứa thuốc BVTV khó phân

hủy (POPs).
- Nghiên cứu phương pháp tách chiết thuốc BVTV khó phân hủy (POPs) trong đất.
- Nghiêm cứu cách xử lý đất.
- Xử lý đất ô nhiễm thuốc BVTV khó phân hủy (POPs) bằng phụ gia QH3.
- Thực nghiệm đánh giá kết quả và hiệu quả các đề xuất.
4. Đối tượng nghiên cứu
- Mẫu đất tại các khu vực ô nhiễm BVTV khó phân hủy (POPs).
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành nhiệm vụ của đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Ngoài thiên nhiên: lấy mẫu đất tại các khu vực ô nhiễm.
- Các phương pháp chiết tách.
- Các phương pháp phân tích định lượng.
- Tính toán hiệu quả.

K35A – Hóa học

2

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Phạm Thị Lân

CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu chung thuốc BVTV
1.1.1. Định nghĩa thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc bảo vệ thực vật là những hợp chất hóa học (vô cơ, hữu cơ ), những chế

phẩm sinh học (chất kháng sinh, vi khuẩn, nấm, siêu vi trùng, tuyến trùng, …), những
chất có nguồn gốc thực vật, động vật, được sử dụng để bảo vệ cây trồng và nông sản,
chống lại sự phá hại của những sinh vật gây hại (côn trùng, nhện, tuyến trùng, chuột,
thú rừng, nấm, vi khuẩn, rong rêu, cỏ dại…).
Theo qui định tại Điều 1, Chương 1, Điều lệ quản lý thuốc BVTV (ban hành
kèm theo Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ), ngoài tác dụng
phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, thuốc BVTV còn bao gồm cả những chế
phẩm có tác dụng điều hòa sinh trưởng thực vật, các chất làm rụng lá, làm khô cây, giúp
cho việc thu hoạch mùa màng bằng cơ giới được thuận tiện (thu hoạch bông vải, khoai
tây bằng máy móc,…). Những chế phẩm có tác dụng xua đuổi hoặc thu hút các loài
sinh vật gây hại tài nguyên thực vật đến để tiêu diệt.
Ở nhiều nước trên thế giới thuốc BVTV có tên gọi là thuốc trừ dịch hại, sở dĩ
gọi là thuốc trừ dịch hại là những sinh vật gây hại cho cây trồng và nông sản (côn trùng,
nhện, tuyến trùng, chuột, nấm, vi khuẩn, cỏ dại, …) có một tên chung là những dịch
hại, do vậy những chất dùng để diệt trừ chúng được gọi là thuốc trừ dịch hại.

K35A – Hóa học

3

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Phạm Thị Lân

1.1.2. Phân loại thuốc bảo vệ thực vật
1.1.2.1. Phân loại theo mục đích sử dụng
Bảng 1.1: Các loại thuốc BVTV theo mục đích sử dụng

Loại thuốc bảo vệ thực vật

Mục đích sử dụng

1. Insecticides

- Diệt côn trùng và các loài chân đốt.

2. Herbicides

- Diệt cỏ dại và các loài phát triển không mong
muốn.

3. Fungicides

- Diệt nấm (bao gồm nấm mốc làm rụi cây, nấm
móc sương, nấm gỉ, nấm meo).

4. Acaricides

- Diệt loài bộ ve bọ, nhện.

5. Rodenticides

- Diệt chuột và các lòi gặm nhấm.

6. Nematicides

- Diệt các loài tuyến trùng.


7. Molluscicides

- Diệt các loài sên, ốc.

8. Algicide

- Kiểm soát tảo trong hồ, kênh mương

9. Biocides

- Diệt vi sinh vật.

10. Ocvicides

- Diệt trứng sâu bọ, ve bét.

11. Disinfectants and santittizers

- Hóa chất diệt trùng, khử hoạt tính vi sinh vật
gây bệnh.

12. Attractants

- Thuốc thu hút côn trùng, loài gặm nhấm vào
bẫy.

13. Repellents

- Thuốc xua đuổi sinh vật, nhất là muỗi và chim.


14. Pheromones

- Hóa chất sinh học phá vỡ hoạt động giao phối
tự nhiên của côn trùng.

15. Defoliants

- Hóa chất lầm rụng lá. Thường để thuận tiện thu
hoạch.

16. Descants

- Hóa chất làm khô mô tế bào thực vật, thường để
diệt cỏ.

17. Insect growth regulators

- Hóa chất phá vỡ quá trình sinh trưởng, các quá
trình sống khác của côn trùng.

18. Plant growth regulators

- Hóa chất thúc đẩy quá trình phát triển, ra hoa,
nảy mầm, rau quả của thực vật.

K35A – Hóa học

4

Trường ĐHSP Hà Nội 2



Khóa luận tốt nghiệp

Phạm Thị Lân

1.1.2.2. Phân loại theo gốc hóa học
- Nhóm thuốc thảo mộc: có độ độc cấp tính cao nhưng mau phân hủy trong môi trường.
- Nhóm clo hữu cơ: DDT, 666,.. nhóm này có độ độc cấp tính tương đối thấp
nhưng tồn lưu lâu trong cơ thể người, động vật và môi trường, gây độc mãn tính nên
nhiều sản phẩm bị cấm hoặc hạn chế sử dụng.
- Nhóm lân hữu cơ: Wofatox Bi-58,... độ độc cấp tính của các loại thuốc thuộc
nhóm này tương đối cao nhưng mau phân hủy trong cơ thể người và môi trường hơn so
với nhóm clo hữu cơ.
- Nhóm carbamate: Mipcin, Bassa, Sevin,… đây là thuốc được dùng rộng rãi bởi
vì thuốc tương đối rẻ tiền, hiệu lực cao, độ độc cấp tính tương đối cao, khả năng phân
hủy tương tự nhóm lân hữu cơ.
- Nhóm Pyrethoide (Cúc tổng hợp): Decis, Sherpa, Sumicidine, nhóm này dễ bay
hơi và tương đối mau phân hủy trong môi trường và cơ thể người.
- Các hợp chất pheromone: Là những hóa chất đặc biệt do sinh vật tiết ra để kích
thích hành vi của những sinh vật khác cùng loài. Các chất điều hòa sinh trưởng côn
trùng (Nomolt, Applaud,…): là những chất được dùng để biến đổi sự phát triển của côn
trùng. Chúng ngăn cản côn trùng biến thái từ tuổi nhỏ sang tuổi lới hoặc ép buộc chúng
phải trưởng thành từ rất sớm: Rất ít độc với người và môi trường.
- Nhóm thuốc trừ sâu vi sinh (Dipel, Thuricide, Xentari, NPV,....): Rất ít độc với
người và các sinh vật không phải là dịch hại.
- Ngoài ra còn có nhiều chất có nguồn gốc hóa học khác, một số sản phẩm từ dầu
mỏ được dùng làm thuốc trừ sâu.
Trong loại thuốc BVTV trên đây được sử dụng phổ biến hơn cả là thuốc trừ sâu,
thuốc trừ bệnh và thuốc trừ cỏ dại. Tuy nhiên, các loại thuốc BVTV khó phân hủy

(POP) là gây nguy hiểm cho môi trường và sức khỏe cho con người nhất. Hầu hết các
loại thuốc BVTV nhóm POP đã bị cấm sử dụng như DDT, 666, aldrin, endrin… và tình
trạng ô nhiễm POP ở nước ta hiện nay lên đến hàng trăm điểm, điển hình như Vĩnh
Phúc, Nghệ An, Hà Nội…
K35A – Hóa học

5

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Phạm Thị Lân

1.1.3. Khái niệm các hợp chất hữu cơ khó phân hủy POP
Các hợp chất hữu cơ khó phân hủy – POPs ( persistent organic pollutans) là các
hợp chất hữu cơ biến đổi theo từng bậc chịu tác động của ánh sáng, hóa học và sinh
học. POPs thường là các hợp chất của benzen và có đặc điểm ít tan trong nước và hòa
tan trong dung môi hữu cơ rất cao, thường tích tụ trong các mô mỡ động vật, có thể bay
hơi và có khả năng phát tán rất xa trong không khí trước khi xảy ra lắng đọng. (PGS.TS
Nguyễn Trung Việt – Phòng Quản lý chất thải rắn TP. HCM)
Mức độ nguy hiểm, độc hại của từng chất POPs là khác nhau, nhưng đều có một
số đặc điểm chung sau:
- Có độc tính cao
- Khó phân hủy, có thể tồn tại nhiều năm thậm chí hàng chục năm trước khi
phân hủy thành dạng ít độc hơn.
- Có thể bay hơi và phát tán đi xa theo không khí hoặc nước.
1.1.4. Một số hợp chất POP tiêu biểu
Thống kê cho thấy ở nước ta có tới 13 chất thuộc loại nhóm hữu cơ khó phân

hủy POPs, gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người.
Chordane - được sử dụng rộng rãi để diệt mối và là thuốc trừ sâu diện rộng
trong nông nghiệp.
DDT – chất POP được biết đến nhiều nhất, được sử dụng rộng rãi trong chiến
tranh thế giới thứ II để bảo vệ binh lính và ngưới dân khỏi sốt rét, sốt phát ban và nhiều
bệnh dịch khác lây truyền bởi côn trùng. Chất này liên tục được dùng để chống muỗi
tại một số nước nhằm hạn chế sốt rét.
Dieldrin – được sử dụng chủ yếu để diệt mối và các loại sâu hại vải, kiểm soát các
bệnh dịch lây lan do côn trùng và diệt các loại côn trùng sống trong đất nông nghiệp.
Đioxin – hóa chất này được tạo ra một cách vô tình do sự đốt cháy không
hoàn toàn, cũng như trong quá trình sản xuất một số loại thuốc trừ sâu và các hóa chất
khác. Ngoài ra, một số kiểu tái chế kim loại, nghiền và tẩy trắng giấy cũng có thể sản
sinh ra đioxin. Đioxin còn có trong khí thải động cơ, khói thuốc lá và khói than gỗ.
K35A – Hóa học

6

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Phạm Thị Lân

Bảng 1.2: Các chất thuộc nhóm hữu cơ khó khó phân hủy POP tìm thấy ở VN
STT
1

2


Tên chất
Thuốc diệt cỏ
2,4 D
Aldrin

Công thức

STT

Tên chất
Hexachloro-

8

benzene

9 Mirex

Polychlorinated

3 Chlordane

10

4 DDT

11

5 Dieldrin


12 Toxaphene

6

7

Endrin

Công thức

13

biphenyls (PCBs)
Polychlorinated
dibenzo-p-dioxins

Polychlorinated
dibenzo furans

Heptachlor

Endrin – đây là loại thuốc trừ các loại gặm nhấm, trừ sâu được phun trên những
cánh đồng bông và ngũ cốc. Chất này còn được sử dụng để diệt các loại chuột nhà,
chuột đồng...
Furan – các chất này được sản sinh không chú ý từ cùng những quá trình phát
thải đioxin, đồng thời còn có trong các hợp chất PCB dành cho thương mại.

K35A – Hóa học

7


Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Phạm Thị Lân

Heptachlor – được dùng chủ yếu để diệt các loài côn trùng và mối trong đất,
đồng thời còn được dùng để diệt các loài côn trùng hại bông, châu chấu, các loài gây
hại cho nông nghiệp khác và muỗi truyền bệnh sốt rét.
Hexachlorobenzen (HCB) – được sử dụng để diệt nấm hại cây lương thực. Đây
cũng là một phụ phẩm trong việc sản xuất một số loại hóa chất nhất định và là kết quả
của những quá trình phát thải ra đioxin và furan.
Mirex – một loại thuốc trừ sâu sử dụng chủ yếu để diệt kiến lửa và các loại kiến và
mối khác. Mirex còn được dùng làm chất làm chậm lửa trong chất dẻo, cao su và đồ điện.
Polychlorinated Biphenyl (PCB) – hợp chất này được dùng trong công nghiệp
làm chất lưu chuyển nhiệt, trong các máy biến thế điện và tụ điện, làm chất phụ gia
trong sơn, giấy copy không cacbon, chất bịt kín và chất dẻo.
Toxaphene – còn được gọi là camphechlor, một loại thuốc trừ sâu dùng trong
ngành trồng bông, ngũ cốc , hoa quả, hạt và rau xanh. Chất này còn được dùng để diệt
các loại ve, chấy kí sinh vật nuôi.
1.1.5. Đặc điểm hóa học của POP
POPs, theo định nghĩa, các hợp chất hữu cơ bền có khả năng chống phân hủy
sinh học, quang hóa hoặc bằng hóa chất. POPs thường là các dẫn xuất halogen, nhất là
dẫn xuất clo. Các liên kết cacbon - clo rất bền và ổn định đối với thủy phân phân hủy
sinh học và quang hóa. Dẫn xuất clo – nhân thơm (benzen) còn bền và ổn định hơn.
Các chất POP có độ tan trong nước rất thấp, độ hòa tan trong dầu mỡ cao, dẫn
đến xu hướng của họ để vượt qua dễ dàng màng sinh học thấm vào tế bào, tích lũy
trong mỡ.

Các chất bảo vệ thực vật thuộc nhóm khó phân hủy nguy hiểm POP điển hình
được ghi trong bảng 1.2. Hầu hết, các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy ở nước ta có
nguồn gốc gần như hoàn toàn từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ thường là hợp chất dễ bay hơi, phát tán
vào không khí, có thể được phân tán xa nguồn ô nhiễm trên một khoảng cách lớn trong

K35A – Hóa học

8

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Phạm Thị Lân

khí quyển. Bay hơi có thể xảy ra từ bề mặt lá cây và đất sau khi áp dụng các chất ô
nhiễm hữu cơ khó phân hủy được sử dụng làm thuốc trừ sâu.
Do độ bền hóa cao nên POP có khả năng chống lại các quá trình phân hủy hóa lý - sinh, do đó tế bào hay cơ thể nhiễm POP rất khó bài tiết những chất gây ô nhiễm
này do đó có xu hướng tích lũy trong các sinh vật.
Đường ô nhiễm đối với sinh vật có thể do tiếp xúc, do nước uống, không khí,
đặc biệt có thể thông qua chuỗi dinh dưỡng - thức ăn.
1.2. Tình trạng đất ô nhiễm POP ở nước ta
Thuốc BVTV bắt đầu sử dụng ở miền Bắc vào những năm 1955 và cho đến
nay việc sử dụng thuốc BVTV ở nước ta tăng nhanh. Theo cục BVTV, trong giai đoạn
1981-1986, số lượng thuốc sử dụng là 6,5-9 nghìn tấn thương phẩm, tăng lên 20-30
nghìn tấn trong giai đoạn 1991-2000 và từ 36-75,8 nghìn tấn trong giai đoạn 20012010. Lượng hoạt chất tính theo đầu diện tích canh tác (kg/ha) cũng tăng từ 0,3 kg
(1981-1986) và lên 1,24-2,54kg (2001-2010). Chính việc sử dụng thuốc BVTV tăng
nhanh là nguyên nhân gây lên ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường đất ở nước ta.

Theo thống kê, hiện nay nước ta có khoảng trên 1153 khu vực ô nhiễm nặng thuốc bảo
vệ thực vật dạng POP.
Theo khảo sát cho thấy tại tỉnh Nghệ An có hàng trăm điểm bị nhiễm, điển
hình là Hòn Trơ, Diễn Châu, Kim Liên, Nam Đàn. Đặc biệt là kho thuốc bảo vệ thực
vật tại xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu và địa điểm Hòn Trơ là một trong 913 điểm tồn
lưu thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh tồn tại hàng chục năm nay, kho thuốc đã gây
ra tình trạng ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đời sống dân sinh của người dân.
Theo nghiên cứu của Vũ Đức Thảo và các cộng sự - Trung tâm công nghệ xử
lý môi trường, thuộc Bộ Tư Lệnh Hóa học, hàm lượng DDT trong đất tại Hà Nội các
năm 1992 ( 4 mẫu đất), năm 1995 (8 mẫu đất), năm 1998 (8 mẫu đất) và năm 2001 (8
mẫu đất) lần lượt nằm trong khoảng từ 59,7 – 970,6 ng/g (trung bình 268,27), từ 159,7940,5 ng/g (trung bình 182,56ng/g), từ 49,7- 870,5 (trung bình 120,36 ng/g) và từ 51,7850,5 (trung bình 103,23ng/g). Các số liệu trên đã chứng tỏ có sự tồn dư hàm lượng
K35A – Hóa học

9

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Phạm Thị Lân

DDT đáng kể trong đất mà giá trị cho phép của DDT trong đất theo tiêu chuẩn TCVN
5941-1995 (nồng độ DDT < 100ng/g) và các chất biến đổi từ DDT (DDE và DDD).
DDE (1,1-diclo-2,2-bis(4-clophenyl)eten) và DDD (1,1-diclo-2,2-bis(4-clophenyl)etan)
là các sản phẩm biến đổi có khả năng độc hơn và thường đi kèm với DDT trong các
thành phần của môi trường đất.
Qua nghiên cứu được tiến hành vào năm 2006 (Vũ Đức Toàn thuộc Khoa Môi
trường – Trường Đại học Thủy Lợi), với 60 mẫu tại các xã thị trấn, thuộc 5 huyện
ngoại thành Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Từ Liêm, Thanh Trì và nội thành Hà Nội.

Các mẫu được lấy ở những khu vực nông nghiệp đồng thời được lấy ngẫu nhiên tại các
khu vực có hoạt động đô thị và hoạt động công nghiệp. Kết quả phân tích cho thấy
DDT tổng nằm trong khoảng từ ND đến 171,83ng/g (trung bình 56,68 ng/g). Tuy
nhiên, vẫn còn một số mẫu có DDT tổng vượt quá ngưỡng trên. Kết quả phân tích cho
thấy trong 8 mẫu thuộc khu vực có hoạt động nông nghiệp của huyện Sóc Sơn, Từ
Liêm và Thanh Trì, hàm lượng DDT tổng lần lượt là 161,84; 163,75; 102,25; 106,76;
164,27, 164,38 và 171,83ng/g. Tại các khu vực khác như khu công nghiệp, trung tâm
Hà Nội và các khu trung tâm của năm huyện ngoại thành, DDT tổng cũng được tìm
thấy và nằm trong khoảng từ ND đến 67,82 ng/g (trung bình 21,22 ng/g). Như vậy, tồn
dư của DDT trong đất vẫn ở mức độ đáng kể, ngoài ra DDT còn được phát hiện thấy
tại mặt nước một số hồ, kênh và tại bệnh viện hoặc khu vực dân cư trong nội thành Hà
Nội là khá cao cụ thể là theo kết quả phân tích năm 1997 của Đặng Đức Nhận và các
cộng sự, hàm lượng DDT tổng trong trầm tích tại các kênh trong khu vực trung tâm và
ngoại thành Hà Nội vào mùa khô, nằm trong khoảng từ 7- 80 ng/g. Đến năm 2000, tiếp
tục xác định được tổng hàm lượng POP trung bình trong các mẫu bùn ở Hà Nội vào
mùa mưa là 583 ng/g và giảm đi một nửa vào mùa khô. Đặc biệt hàm lượng trung bình
của DDT tổng của các mẫu bùn lấy từ kênh rạch gần khu bệnh viện Bạch Mai và Đại
La có giá trị 1.300 ng/g.
Tại Vĩnh Phúc, theo kết quả nghiên cứu thống kê đã công bố, tình trạng ô nhiễm
thuốc bảo vệ thực vật xảy ra khá phức tạp ở nhiều vùng trong tỉnh. Kết quả phân tích cho
K35A – Hóa học

10

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Phạm Thị Lân


thấy: trong đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói chung đều dư lượng thuốc BVTV vượt quá
mức cho phép từ 10-15%; trong đó huyện Mê Linh vượt trên 18%, Yên Lạc, Vĩnh Tường
vượt trên 20% đặc biệt là thuốc BVTV họ clo là loại thuốc khó phân hủy, tồn tại rất lâu
trong môi trường đất nhưng đã phát hiện có trong 10 mẫu, chiếm 23,03%...
Như vậy tình trạng đất ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật nói chung và thuốc BVTV
khó phân hủy nói riêng ngày càng là một vấn đề cấp bách ở nước ta. Nó ảnh hưởng và
tác động nghiêm trọng đến việc sản xuất nông nghiệp cũng như môi trường và sức
khỏe con người.
1.3. Tác hại của ô nhiễm POP
1.3.1. Ảnh hưởng đến môi trường đất
Đất là nơi tập trung nhiều dư lượng thuốc BVTV. Đất nhận thuốc bảo vệ thực
vật từ các nguồn khác nhau tồn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong đất đã để lại các
tác hại đáng kể trong môi trường như làm ảnh hưởng tới các sinh vật trong đất, làm đất
trở nên chai cứng đi sau nhiều năm đất sẽ trở thành đất trơ và khó canh tác. Thuốc
BVTV đi vào trong đất do các nguồn như phun xử lý đất, các hạt thuốc BVTV rơi vào
đất, ngoài ra còn có một số thuốc rải trực tiếp vào đất. Theo kết quả nghiên cứu thì
phun thuốc cho cây trồng có tới 50% số thuốc rơi xuống đất. Khi vào trong đất một
phần thuốc trong đất được cây hấp thụ, phần còn lại thuốc được keo đất giữ lại, thuốc
tồn tại trong đất dần dần được phân giải qua hoạt động sinh học của đất và qua các tác
động của các yếu tố lý hóa. Tuy nhiên, tốc độ phân giải chậm nếu thuốc tồn tại trong
môi trường đất với lượng lớn, nhất là trong đất có hoạt tính sinh học kém.
Thời gian tồn tại của thuốc trong đất dài hay ngắn tùy thuộc vào nhiều yếu tố
môi trường. Tuy nhiên, một chỉ tiêu thường dùng để đánh giá khả năng tồn tại trong đất
của thuốc là “thời gian bán phân hủy”, tính từ khi thuốc được đưa vào đất cho tới khi
một nửa lượng thuốc bị phân hủy và được biểu thị bằng DT50, người ta còn dùng các
trị số DT75, DT90 là thời gian để 75% và 90% lượng thuốc bị phân hủy trong đất.
Các hợp chất hữu cơ có thời gian bán phân hủy dài nhất trong các loại thuốc trừ
sâu hữu cơ tổng hợp thông dụng (DDT có thể tồn tại gần 3 năm). Lượng thuốc BVTV,
K35A – Hóa học


11

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Phạm Thị Lân

đặc biệt là nhóm clo tồn tại quá lớn trong đất mà lại khó phân hủy nên chúng có thế tồn
tại trong đất gây hại cho thực vật trong nhiều năm. Sau một khoảng thời gian nó sinh ra
một hợp chất mới, thường có tính độc cao hơn bản thân nó.
Ví dụ: Sản phẩm tồn lưu của DDT trong đất là DDE cũng có tác dụng như thuốc trừ
sâu gây tác hại đối với sự phát triển của phôi bào trứng chim độc hơn DDT từ 2-3 lần.
Loại thuốc aldrin cũng đồng thời với DDT, có khả năng tồn lưu trong môi trường sinh thái
đất và cũng tạo thành sản phẩm “Dieldrin” mà độc tính của nó cao hơn aldrin nhiều lần.
Thuốc diệt cỏ 2,4-D tồn lưu trong môi trường sinh thái đất và cũng có khả năng tích lũy
trong quả hạt cây trồng, các thuốc trừ sâu dẫn xuất từ EDBC (acid etylen bis
dithoacarbamic) như maned, propioned không có độc tính cao đối với động vật máu nóng
và không tồn tại lâu trong môi trường nhưng dư lượng của chúng tồn tại trên nông sản như
khoai tây, cà rốt,... dưới tác dụng của nhiệt độ có thể tạo thành ETV (etylenthioure), mà
ETV, qua nghiên cứu cho chuột ăn gây ưng thư và đẻ ra chuột quái thai.
1.3.2. Ảnh hưởng đến môi trường nước
Theo chu trình tuần hoàn của hóa chất BVTV, thuốc tồn tại trong môi trường
đất sẽ rò rỉ ra sông ngồi theo các mạch nước ngầm hay do quá trình rửa trôi, xói mòn
khiến đất bị nhiễm thuốc trừ sâu. Mặt khác, khi sử dụng thuốc BVTV, nước có thể bị
nhiễm thuốc trừ sâu nặng nề do nông dân đổ háo chất dư thừa, chai lọ chứa hóa chất,
nước súc rửa,... điều này có ý nghĩa đặc biệt nghiêm trọng khi các nông trường, vườn
tược lớn nằm kề sông bị xịt thuốc xuống ao hồ.

Thuốc bảo vệ thực vật tan trong nước có thể tồn tại bền vững và duy trì được đặc
tính lý hóa của chúng. Trong khi di chuyển, phân bố các chất bền vững có thể tích tụ
trong môi trường nước đến mức gây độc.
Thuốc BVTV khi xâm nhập vào môi trường nước chúng phân bố rất nhanh theo
gió và nước. Ngoài nguyên nhân kể trên do thiên nhiên và ý thức cũng như hiểu biết
của người dân, một trong các nguyên nhân mà thuốc BVTV có thể xâm nhập thẳng vào
môi trường nước đó là sự rửa trôi các cánh đồng do hoạt động nông nghiệp .

K35A – Hóa học

12

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Phạm Thị Lân

Các kết quả điều tra cho thấy rối loạn miễn dịch do ô nhiễm tích lũy thuốc bảo vệ
thực vật POP là một nguyên nhân chính làm tăng tỷ lệ tử vong nhiều loài động vật biển
và cũng đã chứng minh rằng chế độ ăn uống nhiễm POP có thể dẫn đến thiếu hụt
vitamin, biến dạng tuyến giáp, làm cho cơ thể mẫn cảm với vi sinh và đặc biệt dẫn đến
rối loạn sinh sản. Nhiều loài động vật hoang dã nhiễm POP, như chlordane, toxaphene
và DDT, 666, trong đó có một số loài động vật có vú sống ở biển như cá heo, cá heo
mũi chai và cá voi đã có biểu hiện suy giảm sinh sản.
1.3.3. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Hiện nay, mặc dù chưa xác định được cơ chế tương tác trực tiếp gây bệnh chết
người và di chứng sinh sản của ô nhiễm POP từ từ kéo dài đối với con người, nhưng
kết quả nghiên cứu trong nhiều năm cho thấy rằng nghề nghiệp và tiếp xúc (vô tình hay

ngẫu nhiên) ở mức cao với POP là nguyên nhân cho cả hai loại bệnh do ô nhiễm bệnh
cấp và bệnh mãn.
Ở các nước đang phát triển việc sử dụng các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy
POP cho nông nghiệp nhiệt đới đã dẫn đến một số lượng người nhiễm độc và rất nhiều
ca tử vong hoặc để lại di chứng.
Ngoài các đường tiếp xúc thông thường, công nhân tiếp xúc với các chất ô nhiễm
hữu cơ khó phân hủy trong quá trình quản lý chất thải là một nguồn quan trọng của rủi ro
nghề nghiệp ở nhiều quốc gia. Tiếp xúc với nồng độ cao các chất ô nhiễm hữu cơ khó
phân hủy dù chỉ ở mức độ ngắn hạn nhưng vẫn dẫn đến bệnh tật và cái chết.
Việc sử dụng trực tiếp do nghề nghiệp hay bị tiếp xúc với hóa chất độc hại do
môi trường bị ô nhiễm thường rất khó hạn chế ở các nước đang phát triển. Những khó
khăn trong quản lý, điều kiện làm việc, thiếu hiểu biết do không được đào tạo vì nghèo
đói, thiếu thiết bị an toàn, không đạt tiêu chuẩn lưu kho vận chuyển và bảo quản… là
những nguyên nhân khó tránh dẫn đến nhiễm độc POP ở các nước này.
Các tác động của phơi nhiễm POP có thể bao gồm rối loạn chức năng miễn
dịch, thần kinh, dị thường sinh sản, rối loạn hành vi, hàng loạt các loại bệnh về tiêu hóa

K35A – Hóa học

13

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Phạm Thị Lân

khác và cuối cùng là gây ưng thư, đẻ non thai sảy thai, sinh con dị dạng, thiểu năng trí
tuệ, trầm cảm…

Nhiều bằng chứng khoa học chứng minh rằng trẻ em có chế độ ăn uống nhiều
clo hữu cơ có thể nhiễm độc cao khoảng 10-15 lần so với trẻ em tiêu thụ clo hữu cơ
thấp sự phát triển thai nhi và trẻ sơ sinh đặc biệt nhạy cảm với POP và dễ bị tổn thương
do tiếp xúc với các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy.
1.4. Phương pháp xử lý đất ô nhiễm thuốc BVTV khó phân hủy (POP)
Hiện nay trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều biện pháp khác nhau được
nghiên cứu và sử dụng để xử lý các đối tượng ô nhiễm hóa chất BVTV cũng như tiêu
hủy chúng và những biện pháp được sử dụng chủ yếu là:
1) Phá hủy bằng tia cực tím (hoặc bằng ánh sáng mặt trời)
2) Phá hủy bằng vi sóng Plasma
3) Oxy hóa bằng không khí ướt
4) Oxy hóa bằng nhiệt độ cao (thiêu đốt, nung chảy, lò nung chảy)
5) Phân hủy bằng công nghệ sinh học
6) Khử bằng hóa chất pha hơi
7) Khử bằng chất xúc tác, kiềm, oxi hóa điện hóa trung gian
8) Oxy hóa muối nóng chảy
9) Oxy hóa siêu tới hạn và plasma
10) Sử dụng lò đốt đặc chủng
11) Lò đốt xi măng
Cho đến nay, nước ta chưa có công nghệ xử lý triệt để đất có tồn dư thuốc bảo
vệ thực vật thuộc nhóm khó phân hủy và vẫn sử dụng các công nghệ: sử dụng lò thiêu
đốt nhiệt độ thấp (Trung tâm công nghệ xử lý môi trường – Bộ tư lệnh Hóa học), sử
dụng lò đốt xi măng nhiệt độ cao ( Công ty Holchim thí điểm tại Hòn Chông), sử dụng
lò đốt 2 cấp có can thiệp làm lạnh cưỡng bức (Công ty Môi Trường Xanh thực hiện tại
các khu công nghiệp) và Công nghệ phân hủy sinh học (Viện Công nghệ Sinh học phối
hợp một số đơn vị khác thực hiện). Tuy nhiên các phương pháp trên có nhiều hạn chế:
K35A – Hóa học

14


Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Phạm Thị Lân

+ Phải đào xúc vận chuyển khối lượng lớn đất tồn dư
+ Việc bao gói đóng thùng, chuyên chở có nhiều nguy cơ tiềm ẩn
+ Việc nung đốt trong lò xi măng chưa khẳng định đã phân hủy hoàn toàn chất
độc hại mà không phát sinh dioxin thải ra môi trường
+ Chi phí đốt quá lớn
Yêu cầu công nghệ phù hợp cho việc xử lý các chất POP tại Việt Nam vừa có thể
triển khai rộng, phù hợp với điều kiện kinh tế, kĩ thuật và trình độ kỹ thuật và quản lý ở
trong nước, mà vẫn giữ được yêu cầu tối quan trọng là không gây phát tán chất độc,
không phát sinh chất độc thứ cấp như dioxin, furan hay các chất độc hại khác, ra môi
trường. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có phương pháp xử lý công nghệ nào đáp ứng
được yêu cầu thực tế.
1.5. Mối quan tâm xử lý POP trên thế giới và Việt Nam
1.5.1. Công ước Stockhlom về POP
Mục tiêu:
- Bảo vệ sức khỏe con người và môi trường trước các hóa chất tồn tại lâu dài
trong môi trường, phân tán trên phạm vi địa lí rộng và tích lũy trong mỡ của con người
và động vật hoang dã
- Là một công cụ pháp lý quốc tế về quản lí hóa chất và chất thải gây hại.
- Có 169 thành viên là các quốc gia hoặc tổ chức kinh tế.
- Có hiệu lực từ ngày 17 tháng 4 năm 2004.
- Việt Nam là thành viên thứ 14 của công ước Stockholm
Danh sách POP cần loại bỏ: Aldrin, chlordane, dieldrin, endrin, heptachlor,
hexachlorbenzene, mirex, toxanphene, polychlorinnated biphenyls.

Hạn chế sử dụng: DDT
POP độc hại khó phân hủy: Dioxin, furan, PCB, HCB.
Danh sách mở rộng: short - chained chlorinated paraffins, endosulfan,
hexabromcychlododecane.

K35A – Hóa học

15

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Phạm Thị Lân

Quyết định 184/2006/QĐ- TTg: KHQG về POP
- Ban hành Kế hoạch quốc gia thực hiện công ước Stockhlom về các chất POP
- Kiểm kê đánh giá ban đầu về hiện trạng các chất POP và công tác quản lí
chất POP tại Việt Nam.
- Xác định 15 Đề án, tương ứng với 15 lĩnh vực ưu tiên liên quan đến quản lí
an toàn các chất POP tại Việt Nam.
- Giao trách nhiệm thực hiện công ước Stockholm cho từng Bộ, ngành và địa
phương
- Cơ quan đầu mối quốc gia: Tổng cục Môi trường, Bộ TN &MT
- Cơ quan liên lạc quốc gia: cục kiểm soát ô nhiễm
1.5.2. Một số chính sách trong nước
Đề án hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý an toàn các chất ô
nhiễm hữu cơ khó phân huỷ (Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì);
Đề án quản lý an toàn, tiêu huỷ và loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật dạng các chất ô

nhiễm hữu cơ khó phân huỷ tồn lưu (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì);
Đề án xử lý triệt để các khu vực bị ô nhiễm Dioxin từ các chất độc hoá học do
Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam (Bộ Quốc phòng chủ trì);
Đề án quản lý chất thải y tế để giảm thiểu lượng phát thải các chất ô nhiễm hữu
cơ khó phân hủy và một số chất độc hại khác (Bộ Y tế chủ trì);
Đề án xử lý triệt để các khu vực bị ô nhiễm môi trường do các chất ô nhiễm hữu
cơ khó phân huỷ là thuốc bảo vệ thực vật và PCB gây ra (Bộ Tài nguyên và Môi
trường chủ trì);
Đề án quản lý an toàn hoá chất, loại bỏ sử dụng và tiêu huỷ đối với PCB, các sản
phẩm chứa PCB trong ngành điện và các sản phẩm công nghiệp (Bộ Công nghiệp chủ trì)
Đề án xây dựng, phát triển năng lực kỹ thuật cho các cơ sở quan trắc và phân
tích kết quả quan trắc các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ; thiết lập mạng lưới
phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn để phân tích, đánh giá mức độ ô nhiễm và tác động
xấu của các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ đối với sức khỏe con người, đa dạng
sinh học và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì);

K35A – Hóa học

16

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Phạm Thị Lân

Đề án khuyến khích, hỗ trợ việc áp dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại, công
nghệ sạch, thân thiện với môi trường, kinh nghiệm bảo vệ môi trường tốt nhất hiện có
để giảm thiểu và loại trừ phát thải các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ hình thành

không chủ định do các hoạt động sản xuất công nghiệp, sinh hoạt và xử lý chất thải gây
ra (Bộ Công nghiệp chủ trì);
Đề án điều tra và nghiên cứu tác động xấu của môi trường bị ô nhiễm do các chất
ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ đối với sức khỏe cộng đồng (Bộ Y tế chủ trì);
Đề án tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về tác hại của các chất ô nhiễm
hữu cơ khó phân huỷ (Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì);
Đề án tăng cường nguồn lực hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho các hoạt động triển
khai thực hiện Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ tại Việt
Nam (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì);
Đề án nâng cao năng lực quản lý, kiểm soát việc sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu,
sử dụng, lưu giữ, vận chuyển các hóa chất đã bị cấm sử dụng tại Việt Nam (Bộ
Thương mại chủ trì);
Đề án nghiên cứu, xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn phát thải, tiêu chuẩn công
nghệ liên quan đến các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ đáp ứng yêu cầu phát triển
và hội nhập (Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì);
Đề án xây dựng hệ thống thông tin quốc gia về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân
huỷ, tăng cường sự tham gia của các bên có liên quan, cộng đồng dân cư và mọi người
dân trong quản lý an toàn đối với các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ (Bộ Tài
nguyên và Môi trường chủ trì);
Đề án điều tra và đánh giá tình hình quản lý các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân
hủy trên phạm vi toàn quốc (Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì).
1.5.3. Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng
ở Việt Nam
1.5.3.1. Danh mục thuốc BVTV bị cấm sử dụng ở Việt Nam
Những loại thuốc có độ độc cấp tính quá cao, hoặc có khả năng gây ưng thư, gây
quái thai, sẩy thai hay tồn lưu lâu trong môi trường, gây nguy hiểm lớn cho môi sinh,
môi trường sẽ không được đăng kí, không được nhập, không được buôn bán và không
K35A – Hóa học

17


Trường ĐHSP Hà Nội 2


×