Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần kim loại nhóm IA,IIA, IIIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (784.07 KB, 96 trang )

Khóa luận tốt nghiệp - 2011

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA HÓA HỌC
----- &  &-----

TRẦN THỊ HẰNG

XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
PHẦN KIM LOẠI NHÓM IA, IIA, IIIA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Vô cơ – Đại cương

Người hướng dẫn khoa học
GV. NGUYỄN VĂN QUANG

HÀ NỘI – 2011

Trần Thị Hằng – K33A – Khoa hóa học


Khóa luận tốt nghiệp - 2011
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài này là sự nỗ nực và cố gắng của bản thân, cùng
sự giúp đỡ tận tình của thầy Nguyễn Văn Quang.
Kết quả nghiên cứu đề tài là trung thực, không trùng lặp với kết quả
nghiên cứu nào khác và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên
cứu nào.


Nếu kết quả cam đoan trên là sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Trần Thị Hằng – K33A – Khoa hóa học

ii


Khóa luận tốt nghiệp - 2011
LỜI CẢM ƠN

Luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc
nghiệm khách quan phần kim loại nhóm IA, IIA, IIIA” đã được hoàn thành tại
trường ĐHSP Hà Nội 2. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn
Văn Quang, người đã tận tình chu đáo hướng dẫn em hoàn thành khóa luận.
Em xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Hóa học trường ĐHSP Hà
Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khóa luận.
Đồng thời em xin cảm ơn các thầy cô giáo trong ban giám hiệu, các
thầy cô giáo và các em học sinh trường THPT Văn Giang – Hưng Yên đã tạo
điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt đề tài này.
Em xin cảm ơn bạn bè, người thân, gia đình đã động viên, giúp đỡ em
trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Mặc dù đã cố gắng nỗ nực nhưng bài khóa luận không tránh khỏi
những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các
bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 4 năm 2011
Sinh viên
Trần Thị Hằng


Trần Thị Hằng – K33A – Khoa hóa học

iii


Khóa luận tốt nghiệp - 2011

Mục lục
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục viết tắt
PHẦN A. MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1.Lý do chọn đề tài .......................................................................................................... 1
2.Mục đích, nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu của đề tài............................................. 2
2.1. Mục đích ngiên cứu........................................................................................... 2
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu. ........................................................................................ 3
2.3. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................ 3
3. Giả thuyết khoa học..................................................................................................... 3
4.Phương pháp nghiên cứu. ............................................................................................ 4
4.1. Nghiên cứu lý luận ............................................................................................ 4
4.2.Điều tra cơ bản................................................................................................... 4
4.3.Thực nghiệm sư phạm ....................................................................................... 4
PHẦN B. NỘI DUNG...................................................................................................... 4
Chương 1. Trắc nghiện khách quan trong kiểm tra đánh giá ....................................... 5
kết quả học tập của học sinh ........................................................................................... 5
1.Vài nét về lịch sử phát triển của phương pháp trắc nghiệm ............................... 5
1.1. Tình hình sử dụng trắc nghiệm vào quá trình dạy học của các nước trên
thế giới. ................................................................................................................. 5
1.2.Tình hình sử dụng trắc nghiệm ở Việt Nam.................................................. 6
2. Phương pháp TNKQ............................................................................................ 7

2.1. Khái niệm ...................................................................................................... 7
2.2. Chức năng ..................................................................................................... 7
2.3. Phân loại ........................................................................................................ 8
2.4. Câu hỏi nhiều lựa chọn. ................................................................................ 8
2.4.1. Cấu trúc .................................................................................................. 8
2.4.2. Ưu, nhược điểm. ..................................................................................... 8
2.4.3. Đánh giá chất lượng câu hỏi trắc nghiệm............................................ 10
Chương 2: Xây dựng hệ thông câu hỏi trắc nghiệm khách quan .............................. 13
1. BÀI TẬP NHÓM IA .......................................................................................... 13
2. BÀI TẬP NHÓM IIA......................................................................................... 20
3. BÀI TẬP NHÓM IIIA ....................................................................................... 27
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm .............................................................................. 34
1. Mục đích thực nghiệm ....................................................................................... 34
2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm................................................................. 34
3. Phương pháp thực nghiệm ................................................................................ 34
4. Kết quả thực nghiệm ......................................................................................... 35
4.1. Kết quả thực nghiệm đánh giá chất lượng câu hỏi trắc nghiệm dựa vào độ khó
và độ phân biệt được phản ánh qua bảng sau........................................................ 35
4.2. Đánh giá chất lượng câu hỏi trắc nghiệm qua việc phân tích kết quả ............. 40
NHẬN XÉT VÀ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP CỦA GIÁO VIÊN THPT .............................. 46
PHẦN C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................... 47
PHỤ LỤC....................................................................................................................... 48

Trần Thị Hằng – K33A – Khoa hóa học

iv


Khóa luận tốt nghiệp - 2011
DANH MỤC VIẾT TẮT


ĐHSP:

Đại học sư phạm

ĐH – CĐ:

Đại học – cao đẳng

GV:

Giáo viên

HS:

Học sinh

KT – ĐG:

Kiểm tra – đánh giá

THPT:

Trung học phổ thông

TNKQ:

Trắc nghiệm khách quan

Trần Thị Hằng – K33A – Khoa hóa học


v


Khóa luận tốt nghiệp - 2011
PHẦN A. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Thế kỉ XXI là thế kỉ của khoa học công nghệ, thế kỉ của nền kinh tế tri
thức. Trong thế kỉ này, sự cách biệt về giàu nghèo giữa các quốc gia thực chất
là sự cách biệt về trình độ nhận thức, trình độ khoa học kỹ thuật. Trong bối
cảnh đó, sự phát triển của mỗi quốc gia phụ thuộc tiềm năng tri thức của quốc
gia đó, thực chất là nhân tố con người. Vấn đề con người xét cho cùng chính
là sản phẩm quan trọng nhất của giáo dục đào tạo.
Các nhà UNESSCO nhận định rằng: “Một quốc gia muốn phát triển cần
phải đầu tư đúng đắn cho giáo dục”. Chủ trương của Đảng và chính sách của
Nhà nước ta đã nêu: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”.
Vì vậy để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực thì nền giáo dục nói
chung, nhà trường phổ thông nói riêng phải đào tạo ra những con người có
năng lực, có tri thức phù hợp với mục đích, yêu cầu của xã hội, tiếp cận được
nền kinh tế tri thức.
Do đó để đạt được mục đích nâng cao chất lượng giáo dục thì việc cải
tiến nội dung, phương pháp giáo dục, trong đó cải tiến phương pháp KT - ĐG
kết quả học tập của học sinh là hết sức cần thiết.
Các phương pháp KT-ĐG kết quả học tập rất đa dạng, phong phú. Mỗi
phương pháp đều có ưu nhược điểm nhất định. Nhưng các phương pháp đó
đều nhằm mục đích củng cố đào sâu, chính xác hóa nội dung đã học, phục vụ
cho sự chuẩn bị tiếp thu kiến thức mới. Vì vậy KT-ĐG là một khâu có ý nghĩa
quan trọng trong quá trình dạy học, giúp GV có được các tín hiệu ngược từ
phía HS, tạo cơ hội cho GV xem xét tình hình tiếp thu kiến thức, trình độ, khả

năng của HS, đồng thời qua đó xem xét hiệu quả của những cải tiến nội dung,
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.
Hiện nay, các trường trung học phổ thông, cao đẳng, đại học chủ yếu sử
dụng các phương pháp kiểm tra truyền thống như: kiểm tra miệng, kiểm tra
viết…Những phương pháp này giúp GV đánh giá được vai trò chủ động,

Trần Thị Hằng – K33A – Khoa hóa học

1


Khóa luận tốt nghiệp - 2011
sáng tạo, mức độ tiếp thu kiến thức, chất lượng học tập của HS. Song các
phương pháp này tốn nhiều thời gian, kiểm tra được lượng kiến thức nhỏ, mà
trong khi khoa học kỹ thuật đang phát triển ngày càng mạnh mẽ do đó phương
pháp kiểm tra truyền thống không đáp ứng được yêu cầu của việc KT-ĐG
chất lượng tiếp thu kiến thức của HS. Do vậy trong những năm gần đây, Bộ
giáo dục liên tục chỉ đạo việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học. Gần
đây người ta đã đi vào nghiên cứu theo phương pháp trắc nghiệm khách quan.
Phương pháp nạy có độ tin cậy cao, kiểm tra được lượng kiến thức lớn, chấm
nhanh, đảm bảo khách quan kết quả học tập của học sinh.
Nhận thức được tầm quan trọng của phương pháp TNKQ trong xu thế
phát triển chung của nền giáo dục Việt Nam và thế giới. Trong chương trình
hóa học nói chung và chương trình hóa học 12 nói riêng xây dựng với lượng
kiến thức lớn hết sức phong phú đa dạng. Vì vậy việc xây dựng hệ thống câu
hỏi TNKQ là phù hợp và cần thiết. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Xây
dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần kim loại nhóm IA, IIA,
IIIA” với hi vọng sẽ được góp phần nào đó nhằm nâng cao chất lượng dạy
học hóa học và đổi mới phương pháp KT-ĐG khách quan, chính xác trong
dạy học hóa học.

2. Mục đích, nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích ngiên cứu
Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả dạy học hóa học trong
trường THPT.
Giúp cho việc đánh giá chất lượng tiếp thu kiến thức hóa học trong thời
gian ngắn.
Thăm dò khả năng tiếp thu kiến thức về bộ môn và một số đặc điểm
thuộc năng lực của học sinh: khả năng chú ý, tưởng tượng, tư duy, trí nhớ…
Nghiên cứu phương pháp kiểm tra đánh giá để từ đó lựa chọn phương
pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường THPT một cách khách
quan, chính xác, công bằng, tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh
có thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập toàn diện, khoa học. Hơn

Trần Thị Hằng – K33A – Khoa hóa học

2


Khóa luận tốt nghiệp - 2011
nữa nó còn tạo điều kiện tốt nhất cho việc điều chỉnh hợp lý công tác giảng
dạy của giáo viên, làm cho phương pháp kiểm tra trắc nghiệm hợp thành một
thể thống nhất với quá trình dạy học ở trường THPT. Vì vậy sử dụng phương
pháp trắc nghiệm trong hóa học sẽ có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự đổi
mới phương pháp giảng dạy.
Có thể sử dụng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra kiến thức
qua nhiều phương tiện hiện đại. Vì vậy xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm
khách quan cho việc kiểm tra đánh giá kiến thức phần kim loại nhóm IA, IIA,
IIIA góp phần đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác hơn, góp phần
nâng cao hiệu quả dạy học.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.

Nghiên cứu các phương pháp KT-ĐG kết quả học tập của học sinh.
Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về bản chất và phân loại câu hỏi trắc
nghiệm.
Nghiên cứu cấu trúc, mục tiêu, nội dung chương trình hóa học phổ
thông, đặc biệt nghiên cứu kĩ phần kim loại nhóm IA, IIA, IIIA.
Dựa theo cơ sở lý luận đã nghiên cứu để xây dựng hệ thống bài tập
TNKQ của các chương trong phần kim loại nhóm IA, IIA, IIIA hóa học 12
dùng để KT-ĐG.
Thực nghiệm sư phạm để đánh giá chất lượng của hệ thống bài tập trắc
nghiệm đã soạn.
2.3. Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu việc sử dụng phương pháp TN-KQ nhằm KT-ĐG kiến
thức, kĩ năng, sự nắm vững kiến thức hóa học của HS, đặc biệt phần kim loại
nhóm IA, IIA, IIIA lớp 12.
3. Giả thuyết khoa học
Việc cải tiến hình thức KT-ĐG kết quả học tập của HS đóng vai trò hết
sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THPT.
Để đạt kết quả trong kiểm tra TNKQ thì việc đầu tiên phải làm là xây
dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm có chất lượng cao.

Trần Thị Hằng – K33A – Khoa hóa học

3


Khóa luận tốt nghiệp - 2011
Mỗi phương pháp KT-ĐG đều có ưu nhược điểm nhất định nên phải
phối hợp nhiều phương pháp để nâng cao chất lượng dạy học ở trường phổ
thông.
4. Phương pháp nghiên cứu.

4.1. Nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu các tài liệu khoa học có liên quan đến đề tài.
Nghiên cứu kĩ những cơ sở trắc nghiệm, nhất là trắc nghiệm khách
quan trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Nghiên cứu mục tiêu, nội dung chương trình hóa học 12 đặc biệt là
phần kim loại nhóm IA,IIA,IIIA
Căn cứ vào nhiệm vụ của đề tài, nội dung chương trình hóa học 12
phần kim loại nhóm IA,IIA,IIIA, lý thuyết về câu hỏi trắc nghiệm để xây
dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan trong chương trình hóa học 12
phần kim loại nhóm IA,IIA,IIIA
4.2. Điều tra cơ bản
Truyện trò để thăm dò và trao đổi ý kiến với giáo viên và học sinh
THPT
4.3. Thực nghiệm sư phạm
Sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan đã soạn thảo để xây
dựng thành đề kiểm tra một tiết. Thông qua đó đánh giá chất lượng hệ thống
bài tập
Xử lý số liệu

PHẦN B. NỘI DUNG

Trần Thị Hằng – K33A – Khoa hóa học

4


Khóa luận tốt nghiệp - 2011
Chương 1. Trắc nghiện khách quan trong kiểm tra đánh giá
kết quả học tập của học sinh
1. Vài nét về lịch sử phát triển của phương pháp trắc nghiệm

Hiện nay, khó có thể nói một cách chính xác thời điểm ra đời của
phương pháp trắc nghiệm.
Ở thế kỉ XIX, Phương pháp trắc nghiệm xuất hiện cùng tên tuổi của
J.M.Cattell (Mỹ) đã sử dụng trắc nghiệm về trí tuệ trong lĩnh vực tâm lý học.
Đến thế kỉ XX, E.Toocđaica là người đầu tiên sử dụng phương pháp
trắc nghiệm để đo trình độ HS với bộ môn số học và một số loại kiến thức
khác.
Năm 1904, Alfred Binet dùng phương pháp trắc nghiệm để khảo sát trẻ
chậm phát triển trí tuệ.
Năm 1928, Meili dùng phương pháp trắc nghiệm để nghiên cứu trí tuệ,
phục vụ tư vấn nghề nghiệp và giáo dục.
Năm 1930, Phương pháp trắc nghiệm nhiều lần bị phê phán và ở một
số nước không còn sử dụng.
Năm 1937, ở Mỹ lại sử dụng trắc nghiệm một cách rộng rãi trong nhiều
lĩnh vực.
1.1. Tình hình sử dụng trắc nghiệm vào quá trình dạy học của các
nước trên thế giới.
Ở Mỹ, đầu thế kỉ XX, phương pháp trắc nghiệm bắt dầu được sử dụng
trong giảng dạy. Đến năm 1940 đã có rất nhiều hệ thống trắc nghiệm kiểm tra
đánh giá kết quả học tập của HS và đến năm 1963, đã sử dụng máy tính điện
tử “thăm dò bằng trắc nghiệm trên diện rộng”.
Ở Anh, cũng năm 1963 đã có Hội đồng Hoàng gia hàng năm quyết
định các trắc nghiệm chuẩn cho trường trung học.
Ở Liên Xô cũ những năm đầu thế kỉ XX phương pháp trắc nghiệm bị
phản đối mạnh mẽ và gặp nhiều khó khăn do sự áp dụng thiếu chọn lọc. Tới
năm 1926 phục hồi khả năng sử dụng trắc nghiệm. Viện hàn lâm sư phạm

Trần Thị Hằng – K33A – Khoa hóa học

5



Khóa luận tốt nghiệp - 2011
Liên Xô đã có đề tài lớn mang tên: “Trình độ kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của
học sinh và các phương pháp khắc phục, ngăn ngừa tình trạng học không tiến
và lưu ban” do viện sĩ Eimonezen chủ trì.
Ở Trung Quốc, trắc nghiệm khách quan được áp dụng vào kì thi tuyển
sinh đại học trên toàn quốc từ năm 1989.
Những năm gần đây, hầu hết các nước trên thế giới đều sử dụng
phương pháp trắc nghiệm một cách rộng rãi và phổ biến trong quá trình giảng
dạy ở phổ thông cũng như đại học.
1.2. Tình hình sử dụng trắc nghiệm ở Việt Nam.
Ở nước ta cũng đã có không ít tác giả sử dụng trắc nghiệm trong nhiều
lĩnh vực:
Tác giả Trần Bá Hoành năm 1971 đã thực hiện công trình : “Thử dùng
phương pháp trắc nghiệm để điều tra tình hình nhận thức của học sinh về một
số khái niệm trong chương trình sinh vật học đại cương lớp 9,10”.
Tác giả Nguyễn Như An năm 1976 đã dùng trắc nghiệm để thực hiện
đề tài: “bước đầu nghiên cứu nhận thức tâm lý của học sinh, sinh viên đại học
sư phạm” và năm 1978 với đề tài: “Vận dụng phương pháp test và phương
pháp kiểm tra truyền thống trong dạy học tâm lý học”.
Tác giả Nguyễn hữu Long, cán bộ giảng dạy khoa tâm lý với đề tài “
test trong dạy học”.
Năm 1993, tại Đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức cuộc hội thảo khoa
học “ Kỹ thuật test và ứng dụng ở Đại học”.
Năm 1994, Vụ Đại học cho in cuốn “những cơ sở của kỹ thuật trắc
nghiệm khách quan” của tác giả Lâm Quang Thiệp.
Tháng 7/1996, thí điểm tuyển sinh Đại học bằng phương pháp trắc
nghiệm đã được tổ chức thành công lần đầu tiên ở trường Đại học Đà Lạt.
Tháng 7/2006, trong kì thi tuyển sinh ĐH-CĐ toàn quốc môn ngoại

ngữ đã được thi theo hình thức trắc nghiệm.

Trần Thị Hằng – K33A – Khoa hóa học

6


Khóa luận tốt nghiệp - 2011
Từ năm 2007, Bộ đã bắt đầu áp dụng thi trắc nghiệm với các môn:
ngoại ngữ, hóa học, sinh học, vật lý trong kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ trong cả
nước.
Ở trường phổ thông cũng đã sử dụng phương pháp trắc nghiệm chủ yếu
ở môn ngoại ngữ và các môn khoa học tự nhiên.
Ngoài ra, trắc nghiệm đã và đang được sử dụng rộng rãi trên các
phương tiện thông tin đại chúng.
Hiện nay,với trình độ phát triển của công nghệ thông tin phương pháp
trắc nghiệm được hỗ trợ bởi các thiết bị tin học ngày càng được sử dụng dễ
dàng và rộng rãi.
2. Phương pháp TNKQ.
2.1. Khái niệm
Trắc nghiệm là một bài tập nhỏ hoặc câu hỏi có kèm theo câu trả lời
sẵn yêu cầu HS suy nghĩ rồi dùng một kí hiệu đơn giản đã qui ước để trả lời.
TNKQ là phương pháp KT - ĐG kết quả học tập của HS bằng hệ thống
câu TNKQ. Trắc nghiệm được gọi là khách quan vì cách cho điểm là khách
quan không phụ thuộc vào người chấm.
2.2. Chức năng
Nhiều tác giả đã đề cập tới chức năng của TNKQ, với đề tài này tôi chỉ
tập trung tới chức năng của TNKQ đối với dạy học.
Với người dạy, sử dụng TNKQ nhằm cung cấp thông tin ngược chiều
để điều chỉnh phương pháp nội dung cho phù hợp, nắm bắt được trình độ

người học và quyết định nên bắt đầu từ đâu, tìm ra khó khăn để giúp đỡ người
học, tổng kết để thấy đạt mục tiêu chưa, có nên cải tiến phương pháp hay
không và cải tiến theo hướng nào, TNKQ nâng cao được hiệu quả giảng dạy.
Với người học, sử dụng TNKQ có thể giúp tự KT - ĐG kiến thức kỹ
năng, phát hiện năng lực tiềm ẩn của mình. Sử dụng TNKQ giúp cho quá
trình tự học có hiệu quả hơn. Mặt khác, sử dụng TNKQ giúp người học phát
hiện năng lực tư duy sáng tạo, linh hoạt vận dụng kiến thức đã học để giải
quyết các tình huống nảy sinh trong thực tiễn.

Trần Thị Hằng – K33A – Khoa hóa học

7


Khóa luận tốt nghiệp - 2011
2.3. Phân loại
Câu hỏi trắc nghiệm gồm 4 loại:
- Loại câu hỏi “ Đúng – Sai”.
- Loại câu hỏi ghép đôi.
- Loại câu điền khuyết.
- Loại câu hỏi nhiều lựa chọn.
Sau nhiều cuộc thử nghiệm người ta đã chọn được loại câu hỏi TNKQ
tối ưu nhất mà hiện nay Bộ đang sử dụng trong các kỳ thi tuyển sinh. Do đó
trong đề tài này tôi chỉ đi sâu nghiên cứu loại câu hỏi nhiều lựa chọn và áp
dụng cho nhóm IA, IIA, IIIA.
2.4. Câu hỏi nhiều lựa chọn.
2.4.1. Cấu trúc
Đây là loại câu được ưa chuộng nhất và có hiệu quả nhất.
Một câu hỏi loại này thường gồm 2 phần: phần gốc và phần lựa
chọn.

Phần gốc là phần phát biểu chính, thường gọi câu dẫn hay câu hỏi
được viết dưới dạng câu hỏi đầy đủ hoặc câu bỏ lửng.
Phần lựa chọn gồm bốn, năm phương án trả lời cho sẵn để học sinh
tìm ra câu trả lời đúng nhất trong nhiều phương án trả lời có sẵn. Ngoài
câu đúng, các câu trả lời khác đều có vẻ hợp lý (hay còn gọi là các câu
nhiễu).
VD. Phản ứng nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt
nhôm?
A. Al tác dụng với Fe3O4 nung nóng.
B.Al tác dụng với CuO nung nóng.
C.Al tác dụng với Fe2O3 nung nóng.
*D. Al tác dụng với H2 SO4 đặc, nóng.
2.4.2. Ưu, nhược điểm.
* Ưu điểm.

Trần Thị Hằng – K33A – Khoa hóa học

8


Khóa luận tốt nghiệp - 2011
Giáo viên có thể dùng loại câu hỏi này để KT-ĐG những mục tiêu dạy
học khác nhau.
Kiểm tra được khối lượng kiến thức lớn, phạm vi rộng của nội dung.
Các câu hỏi có tính tổng hợp, khái quát cao nên hạn chế được tình
trạng học tủ, học lệch, quay cóp của HS.
Mất ít thời gian cho việc kiểm tra và chấm bài.
Có thể phát hiện được độ đồng đều trong kết quả kiểm tra của từng lớp
cũng như đánh giá được tính hợp lý của đề kiểm tra.
Độ tin cậy cao hơn, khả năng đoán mò hay may rủi ít hơn so với các

loại câu hỏi TNKQ khác khi số phương án lựa chọn tăng lên, học sinh buộc
phải xét đoán, phân biệt rõ ràng trước khi trả lời câu hỏi.
Tính giá trị tốt hơn. Với bài trắc nghiệm có nhiều câu trả lời có độ giá
trị cao hơn nhờ tính chất có thể dùng đo những mức tư duy khác nhau như:
khả
năng nhớ, áp dụng các nguyên lý, định luật, suy diễn, …, tổng quát hoá, … rất
hữu hiệu.
Tính khách quan khi chấm bài. Điểm số bài TNKQ không phụ thuộc
vào các yếu tố như phẩm chất của chữ viết, khả năng diễn đạt tư tưởng của
học sinh hoặc chủ quan của người chấm
.

* Nhược điểm
Đòi hỏi giáo viên phải soạn bài công phu và tốn nhiều thời gian.
Hạn chế tư duy, sáng tạo của những học sinh có óc sáng tạo, khả năng

tư duy tốt. HS đó có thể tìm ra những câu trả lời hay hơn đáp án đã cho, nên
họ không thoả mãn hoặc thấy khó chịu.
Có thể không đo được khả năng phán đoán tinh vi và khả năng giải
quyết vấn đề khéo léo, sáng tạo của HS. Kết quả trắc nghiệm chỉ cho ta biết
kết quả suy nghĩ của HS chứ không biết được quá trình suy nghĩ.
Tốn kém giấy mực để in và mất nhiều thời gian để học sinh đọc nội
dung câu hỏi.

Trần Thị Hằng – K33A – Khoa hóa học

9


Khóa luận tốt nghiệp - 2011

Tuy có những nhược điểm nhất định song trắc nghiệm vẫn là phương
pháp thuận lợi và tôi ưu nhất trong việc KT-ĐG.
2.4.3. Đánh giá chất lượng câu hỏi trắc nghiệm.
a. Dựa vào độ khó và độ phân biệt.
Để xác định thống kê độ khó, độ phân biệt ta tiến hành như sau:
Chia mẫu HS làm 3 nhóm bài kiểm tra:
- Nhóm giỏi(H): gồm 27% số HS có điểm cao nhất
- Nhóm kém(L): Gồm 27% số HS có điểm thấp nhất
- Nhóm trung bình(M): Gồm 46% số HS còn lại.
Nếu gọi :N là tổng số HS tham gia làm bài kiểm tra.
- NH là số HS nhóm giỏi chọn câu hỏi đúng.
- NM là số HS nhóm trung bình chọn câu hỏi đúng.
- NL là số HS nhóm kém chọn câu hỏi đúng.
* Độ khó (K)của câu hỏi được tính bằng công thức:
K 

NH  NM  NL
(%)
N

(0  K  1 hay 0%  K  100%)
Thang phân loại độ khó được qui ước như sau:
- 0  K  0,2 :là câu hỏi rất khó.
- 0,2  K  0,4 :là câu hỏi khó.
- 0,4  K  0,6 :là câu hỏi trung bình.
- 0,6  K  0,8 :là câu hỏi dễ.
- 0,8  K  1 :là câu hỏi rất dễ.
Nếu:
K từ 0,25-0,75 dùng bình thường
K từ 0,1-0,25và 0,75-0,9 cẩn trọng khi dùng

K < 0,1 và K > 0,9 không dùng
* Độ phân biệt (p) của một câu hỏi được tính bằng công thức:

P

N H  NL
( NH  NL )max

Trần Thị Hằng – K33A – Khoa hóa học

(-1  P  1)
10


Khóa luận tốt nghiệp - 2011
(NH - NL )max Là hiệu số khi nếu một câu hỏi chỉ có toàn học sinh nhóm
giỏi trả lời đúng mà không có học sinh nào của nhóm kém trả lời đúng.
Thang phân loại độ phân biệt được qui ước như sau:
- Tỉ lệ HS nhóm giỏi và nhóm kém là đúng như nhau thì độ phân
biệt bằng 0.
- Tỉ lệ HS nhóm giỏi làm đúng nhiều hơn nhóm kém thì độ phân
biệt là dương (độ phân biệt dương nằm trong khoảng từ 0 - 1).
- Tỉ lệ HS nhóm giỏi làm đúng ít hơn nhóm kém thì độ phân biệt là
âm.
Cụ thể như sau:
0 < P < 0,2: Độ phân biệt rất thấp giữa HS giỏi và HS kém.
0,2 < P < 0,4: Độ phân biệt thấp giữa HS giỏi và HS kém.
0,4 < P < 0,6: Độ phân biệt trung bình giữa HS giỏi và HS kém.
0,6 < P < 0,8: Độ phân biệt cao giữa HS giỏi và HS kém.
0,8 < P < 1: Độ phân biệt rất cao giữa HS giỏi và HS kém.

Nếu
P > 0,32: Dùng được
P từ 0,22 - 0,31: Nên thận trọng khi dùng.
P < 0,22: Không dùng được.
=>Tiêu chuẩn chọn câu hay:
Độ khó

0,4 < K < 0,6:

Độ phân biệt

P > 0,32

b. Đánh giá một bài trắc nghiệm.
- Xây dựng đáp án.
- Chấm từng bài kiểm tra.
- Ghi lại những câu hỏi HS không làm được.
- Biểu thị kết quả kiểm tra trên đồ thị.
- Gạch bỏ những câu bị loại.
- Cho đề kiểm tra.

Trần Thị Hằng – K33A – Khoa hóa học

11


Khóa luận tốt nghiệp - 2011
- Sau khi loại bỏ những câu đáng ngờ, ta chỉ chấm từng bài trên tổng
số các câu còn lại. Mỗi bài kiểm tra được chấm theo thang điểm %: 0-100%,
Điểm mỗi câu được tính trung bình bằng 100% chia cho tổng số câu còn lại

của mỗi đề.
Sau khi chấm và cho điểm từng bài kiểm tra xong, ta nghiên cứu điểm
kiểm tra để xác định mức độ khó dễ của mỗi bài. Có thể dựa vào điểm kiểm
tra trung bình.
Tổng điểm số % các bài
Điểm kiểm tra trung bình=
Tổng số bài
Phân tích điểm trung bình:
 80% :Tương đối dễ.

60-80%: Bình thường.
 60% : Khó.
 40% : Rất khó.

Biểu thị sự phân bố điểm kiểm tra trên đồ thị:
Để trực quan hóa kết quả kiểm tra, ta đánh dấu điểm số của từng HS
trên đồ thị và để đơn giản hóa có thể làm tròn từng điểm số theo bội số gần
nhất của 5
Phân tích sự phân bố điểm kiểm tra:
Sự phân bố kết quả kiểm tra có thể cho ta thông tin về HS và đề kiểm
tra. Nếu thấy điểm của học sinh phân bố bình thường thì bài kiểm tra đạt yêu
cầu. Nếu điểm của HS phân bố không đều thì bài kiểm tra chưa đạt.
Hoàn thiện các bài kiểm tra: Sau khi xem xét cẩn thận các câu hỏi, các
bài kiểm tra có vấn đề cần phải bỏ và sửa lại rồi tiến hành kiểm tra lần hai.
Bài kiểm tra lần hai phải có điểm trung bình kiểm tra của các bài phân bố
bình thường, điểm trung bình 60-80%.

Trần Thị Hằng – K33A – Khoa hóa học

12



Khóa luận tốt nghiệp - 2011
Chương 2: Xây dựng hệ thông câu hỏi trắc nghiệm khách quan
phần kim loại nhóm IA, IIA, IIIA

1. BÀI TẬP NHÓM IA

Câu 1: Điện phân dd NaOH ta thu được:
A. Na, O2, H2 .

B. Na, O2, H2O .

C. H2, O2 .

D. Na2O, H2 .

Câu 2: Đốt hợp chất Natri, ngọn lửa sẽ có màu:
A. Đỏ

B. vàng

C. xanh

D. Tím

Câu 3: Để khử ion Na+ thành Na, ta có thể:
A. Cho K tác dụng với NaCl

B. Điện phân NaOH nóng chảy


C. Điện phân dd NaCl

D. Điện phân dd NaOH

Câu 4: Cho Na vào dung dịch FeCl3. Các sản phẩm của phản ứng là:
A. NaCl và Fe

B. NaOH, H2 và Fe

C. NaOH, NaCl và Fe

D. NaCl, Fe(OH)3, H2

Câu 5: Điện phân dung dịch NaCl trong bình điện phân có vách ngăn, sản
phẩm là:
A. Na, Cl2, H2O

B. Na, Cl2, HCl

C. NaOH, H2, Cl2

D. NaOH, HCl

Câu 6: Cl2 + KOH ở 1000C, sản phẩm là:
A. KCl, H2O

B. KClO3, H2O

C. KCl, KClO, H2O


D. KCl, KClO3, H2O

Câu 7: Muối NaHCO3 có tính :
A. Axit

B. Kiềm

C. Trung tính

D.Lưỡng tính

Câu 8: Hiện tượng nào đã xảy ra khi cho Na kim loại vào dung dịch CuSO4
A. Sủi bọt khí không màu và có kết tủa màu xanh
B. Bề mặt kim loại có màu đỏ, dung dịch nhạt màu
C. Sủi bọt khí không màu và có kết tủa màu đỏ

Trần Thị Hằng – K33A – Khoa hóa học

13


Khóa luận tốt nghiệp - 2011
D. Bề mặt kim loại có màu đỏ và có kết tủa màu xanh
Câu 9: Để bảo quản các kim loại kiềm cần
A. Ngâm chúng vào nước
B. Giữ chúng trong lọ có đậy nắp kín
C. Ngâm chúng trong rượu nguyên chất
D. Ngâm chúng trong dầu hoả
Câu 10: M là kim loại phân nhóm chính nhóm I; X là clo hoặc brom. Nguyên

liệu để điều chế kim loại nhóm I là:
A. MX

B. MOH

C. MX hoặc MOH

D. MCl

Câu 11:. Hoà tan hoàn toàn 5,75 gam một kim loại M vào nước thu được 2,8
lít khí ở đktc. Vậy M là
A. Na.

B. K.

C. Ba.

D. Ca

Câu 12. Điện phân nóng chảy muối clorua kim loại kiềm thu được 0,896 lít
khí (đktc) ở anot và 3,12 gam kim loại ở catot. Vậy kim loại kiềm là
A. Li.

B. Na.

C. K.

D. Rb.

Câu 13: Sục 2,24 lít CO2 (đktc) vào 150 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi

phản ứng hoàn toàn trong dung dịch có
A. Na2CO3 và NaHCO3.

B. Na2CO3.

C. NaHCO3.

D. Na2CO3 và NaOH.

Câu 14: Cho 0,02 mol Na2CO3 tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thể
tích khí CO2 thoát ra (ở đktc) là
A. 0,672 lít.

B. 0,224 lít.

C. 0,336 lít.

D. 0,448 lít.

Câu 15: Trung hoà V ml dung dịch NaOH 1M bằng 100 ml dung dịch HCl
1M. Giá trị của V là
A. 400.

B. 200.

C. 100.

D. 300.

Câu 16: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (ở đktc) vào dung dịch chứa 8

gam NaOH, thu được dung dịch X. Khối lượng muối tan có trong dung dịch
X là
A. 10,6 gam.

B. 5,3 gam.

Trần Thị Hằng – K33A – Khoa hóa học

C. 21,2 gam.

D. 15,9 gam.
14


Khóa luận tốt nghiệp - 2011
Câu 17: Điện phân muối clorua kim loại kiềm nóng chảy thu được 1,792 lít
khí (đktc) ở anot và 6,24 gam kim loại ở catot. Công thức hoá học của muối
đem điện phân là
A. LiCl.

B. NaCl.

C. KCl.

D. RbCl.

Câu 18: Cho 0,69 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước (dư) thu được
0,336 lít khí hiđro (ở đktc). Kim loại kiềm là
A. Rb.


B. Li.

C. Na.

D. K.

Câu 19: Để tác dụng hết với dung dịch chứa 0,01 mol KCl và 0,02 mol NaCl
thì thể tích dung dịch AgNO3 1M cần dùng là
A. 40 ml.

B. 20 ml.

C. 10 ml.

D. 30 ml.

Câu 20: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí SO2 (ở đktc) vào dung dịch chứa 16
gam NaOH thu được dung dịch X. Khối lượng muối tan thu được trong dung
dịch X là
A. 20,8 gam.

B. 23,0 gam.

C. 25,2 gam.

D. 18,9 gam.

Câu 21: Cho 6,08 gam hỗn hợp NaOH và KOH tác dụng hết với dung dịch
HCl tạo ra 8,30 gam hỗn hợp muối clorua. Số gam mỗi hidroxit trong hỗn hợp
lần lượt là:

A. 2,4 gam và 3,68 gam.

B. 1,6 gam và 4,48 gam.

C. 3,2 gam và 2,88 gam.

D. 0,8 gam và 5,28 gam.

Câu 22: Cho 100 gam CaCO3 tác dụng với axit HCl dư. Khí thoát ra hấp thụ
bằng 200 gam dung dịch NaOH 30%. Lượng muối Natri trong dung dịch thu
được là
A. 10,6 gam Na2CO3

B. 53 gam Na2CO3 và 42 gam NaHCO3

C. 16,8 gam NaHCO3

D.79,5 gam Na2CO3 và 21 gam NaHCO3

Câu 23: Cho 6 lít hỗn hợp CO2 và N2 (đktc) đi qua dung dịch KOH tạo ra
2,07 gam K2CO3 và 6 gam KHCO3. Thành phần % thể tích của CO2 trong hỗn
hợp là
A. 42%.

B. 56%.

C. 28%.

D. 50%.


Câu 24: Thêm từ từ từng giọt dung dịch chứa 0,07 mol HCl vào dung dịch
chứa 0,06 mol Na2CO3. Thể tích khí CO2 (đktc) thu được bằng:

Trần Thị Hằng – K33A – Khoa hóa học

15


Khóa luận tốt nghiệp - 2011
A. 0,784 lít.

B. 0,560 lít.

C. 0,224 lít.

D. 1,344 lít.

Câu 25: Cho hỗn hợp các kim loại kiềm Na, K hòa tan hết vào nước được
dung dịch A và 0,672 lít khí H2 (đktc). Thể tích dung dịch HCl 0,1M cần để
trung hòa hết một phần ba dung dịch A là
A. 100 ml.

B. 200 ml.

C. 300 ml.

D. 600 ml.

Câu 26: Thêm từ từ đến hết dung dịch chứa 0,02 mol K2CO3 vào dung dịch
chứa 0,03 mol HCl. Lượng khí CO2 thu được (đktc) bằng:

A. 0,448 lít

B. 0,224 lít.

C. 0,336 lít.

D. 0,112 lít.

Câu 27: Dẫn khí CO2 điều chế được bằng cách cho 10 gam CaCO3 tác dụng
với dung dịch HCl dư đi vào dung dịch có chứa 8 gam NaOH. Khối lượng
muối Natri điều chế được
A. 5,3 gam.

B. 9,5 gam.

C. 10,6 gam.

D. 8,4 gam.

Câu 28: Cho 1,15 gam một kim loại kiềm X tan hết vào nước. Để trung hoà
dung dịch thu được cần 50 gam dung dịch HCl 3,65%. X là kim loại nào sau
đây?
A. K.

B. Na.

C. Cs.

D. Li.


Câu 29: Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được khi cho 3,9 gam Kali tác
dụng với 108,2 gam H2O là
A. 5,00%

B. 6,00%

C. 4,99%.

D. 4,00%

Câu 30: Hoà tan m gam Na kim loại vào nước thu được dung dịch X. Trung
hoà dung dịch X cần 100ml dung dịch H2SO4 1M. Giá trị m đã dùng là
A. 6,9 gam.

B. 4,6 gam.

C. 9,2 gam.

D. 2,3 gam.

Câu 31: Cho 5,6 lít CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 1 lít dung dịch NaOH
0,6M. Số mol các chất trong dung dịch sau phản ứng là
A. 0,25 mol Na2CO3; 0,1 mol NaHCO3.
B. 0,25 mol Na2CO3; 0,1 mol NaOH.
C. 0,5 mol Na2CO3 ; 0,1 mol NaOH.
D. 0,5 mol Na2CO3 ; 0,5 mol NaHCO3.

Trần Thị Hằng – K33A – Khoa hóa học

16



Khóa luận tốt nghiệp - 2011
Câu 32: Nung 13,4 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hóa trị II,
thu được 6,8 gam chất rắn và khí X. Lượng khí X sinh ra cho hấp thụ vào 75
ml dung dịch NaOH 1M, khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là
A. 5,8 gam.

B. 6,5 gam.

C. 4,2 gam.

D. 6,3 gam.

Câu 33: Một loại xút có lẫn tạp chất là NaCl. Lấy 2g loại xút nói trên hòa tan
vào nước, sau đó trung hòa dd này bằng HNO3, thêm tiếp AgNO3 dư vào thu
được 0,287g kết tủa. Hàm lượng của NaOH trong loại xút nói trên là
A. 90%

B. 91,45%

C. 94,15%

D. 95%

Câu 34: Cho 9,1 gam hỗn hợp hai muối cacbonat trung hòa của 2 kim loại
kiềm ở 2 chu kì liên tiếp tan hoàn toàn trong dd HCl dư thu được 2,24 lít CO2
(đktc). Hai kim loại đó là
A. Li, Na


B. Na, K

C. K, Rb

D. Na, Rb

Câu 35: Lấy 197g hỗn hợp gồm KClO3 và KCl, thêm vào 3g MnO2 làm xúc
tác, trộn kĩ và nung nóng hỗn hợp đến phản ứng hoàn toàn thu được bã rắn
cân nặng 152,5g. % khối lượng KClO3 trong hỗn hợp ban đầu.
A. 50%

B. 70%

C. 62,18%

D. 68,12%

Câu 36: Hòa tan hoàn toàn 6,9g Na vào 200ml dung dịch HCl 1M. Cô cạn
dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị m là:
A. 15,7

B. 14

C. 17,5

D. 17,55

Câu 37: Hòa tan mẫu hợp kim Ba-Na vào nước được dung dịch A và có 6,72
lít khí H2 (đktc) bay ra. Cần dùng bao nhiêu ml dung dịch HCl 1M để trung
hòa hoàn toàn 1/10 dung dịch A?

A. 40 ml

B. 600ml

C. 750ml

D. 60ml

Câu 38: Hỗn hợp X gồm 2 muối clorua của 2 kim loại hóa trị II, điện phân
nóng chảy hết 15,05 g hỗn hợp X thu được 3,36 lít khí ở anot (đktc) và m gam
kim loại ở catot. Giá trị m là
A. 2,2

B. 4,4

C. 6,6

D. 8,8

Câu 39 Hỗn hợp X gồm 1 kim loại kiềm và 1 kim loại kiềm thổ tan hết trong
nước được dung dịch Y và thoát ra 0,12 mol khí H2. Tìm V (ml) dung dịch
H2SO4 0,5M cần trung hòa dung dịch Y. V là

Trần Thị Hằng – K33A – Khoa hóa học

17


Khóa luận tốt nghiệp - 2011
A. 60


B. 120

C. 240

D. kết quả khác

Câu 40: Cho 100ml dd hh CuSO4 1M và Al2(SO4)3 1M tác dụng với dd
NaOH dư, lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được chất
rắn có khối lượng là
A. 4g

B. 8g

C. 9,8g

D. 18,2g

Câu 41: Hòa tan a gam hh gồm Mg, Al bằng dd HCl thu được 8,96 lít khí
(đktc). Còn nếu hòa tan lượng hh trên bằng dung dịch NaOH dư thì thu được
6,72 lít khí (đktc). Giá trị của a là
A. 11g

B. 15,6g

C. 22g

D. 7,8g

Câu 42: Cho 6,2 g hỗn hợp 2 kim loại kiềm tác dụng hết với H2O thấy có

2,24 lít H2 ( đktc) bay ra. Cô cạn dung dịch thì khối lượng chất rắn khan thu
được là :
A. 9,4 g

B. 9,5 g.

C. 9,6 g.

D. 9,7 g

Câu 43: Hoà tan hoàn toàn 5,2 g hai kim loại kiềm ở hai chu kỳ liên tiếp vào
nước thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Hai kim loại đó là :
A. Li và Na.

B. Na và K.

C. K và Rb.

D. Rb và Cs.

Câu 44: Khi hòa tan 39 g kali vào 362 g nước, dung dịch thu được có nồng
độ % là bao nhiêu?
A. 15,47%.

B. 13,97%.

C. 14%.

D. 14,04%.


Câu 45: Cho 3 g hỗn hợp gồm Na và kim loại kiềm M tác dụng với nước.
Để trung hòa dung dịch thu được cần 800 ml dung dịch HCl 0,25M. Kim loại
M là :
A. Li.

B. Cs.

C. K.

D. Rb.

Câu 46: Cho 6,2 g hỗn hợp 2 kim loại kiềm tác dụng hết với nước thấy có
1,12 lít H2 (đktc) bay ra. Cô cạn dung dịch thì khối lượng chất rắn khan thu
được là :
A. 7,1 g.

B. 7,9 g.

C. 15,2 g.

D. 8,0 g.

Câu 47: Cho 2,3g Na tác dụng với m(g) H2O thu được dung dịch 4%. Giá trị
của m là :
A. 120g

B. 110g

Trần Thị Hằng – K33A – Khoa hóa học


C. 210g

D. 97,8g
18


Khóa luận tốt nghiệp - 2011
Câu 48: Hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm A, B thuộc 2 chu kỳ kế tiếp của
bảng tuần hoàn. Lấy 3,1 (g) X hòa tan hoàn toàn vào nước thu được 1,12 lít
H2 (đktc). A, B là 2 kim loại:
A. Li, Na

B. Na, K

C. K, Rb

D. Rb, Cs

Câu 49: 4,41g hỗn hợp KNO3, NaNO3 tỉ lệ mol 1 : 4. Nhiệt phân hoàn toàn
thu được khí có số mol:
A. 0,025

B. 0,0275

C. 0,3

D. 0,315

Câu 50: Cho 1,5g hỗn hợp Na và kim loại kiềm A tác dụng với H2O thu được
1,12 lít H2 (đktc). A là:

A. Li

B. Na

Trần Thị Hằng – K33A – Khoa hóa học

C. K

D. Rb

19


Khóa luận tốt nghiệp - 2011
2. BÀI TẬP NHÓM IIA

Câu 51: Có thể loại trừ độ cứng tạm thời của nước bằng cách đun sôi vì:
A. Nước sôi ở 100 0C.
B. Khi đun sôi làm tăng độ tan các chất kết tủa.
C. Khi đun sôi các chất khí bay ra.
D. Cation Ca2+ và Mg2+ kết tủa dưới dạng hợp chất không tan
Câu 52: Phản ứng nào sau đây dùng để giải thích hiện tượng tạo thành thạch
nhũ trong các hang động tự nhiên?
A. C O 2  C a (O H ) 2  C aC O 3  H 2 O
B. C aO  C O 2  C aC O 3 
o

t
C. Ca(HCO 3 ) 2 
 CaCO 3   CO 2   H 2 O


D.CaCO3 + CO2 + H2O

Ca(HCO3)2

Câu 53: Có thể phânbiệt 3 chất rắn trong 3 lọ mất nhãn: CaO, MgO, Al2O3
bằng hoá chất nào sau đây?
A. Dung dịch HCl.

B. Dung dịch HNO3 đặc.

C. H2O.

D. Dung dịch NaOH.

Câu 54: Chất nào sau đây dùng để đúc tượng
A. Thạch cao sống CaSO4.2H2O
B. Thạch cao nung CaSO4.H2O
C. Thạch cao khan CaSO4
D. Đá vôi.
Câu 55: Khi cho dd Ca(OH)2 vào dd Ca(HCO3)2 thì:
A. Có kết tủa trắng và bọt khí

B. Có kết tủa trắng

C. Có bọt khí thoát ra

D. Không có hiện tượng gì

Câu 56: Thành phần chính của quặng photphorit là

A. Ca3(PO4)2

B. NH4H2PO4

C. Ca(H2PO4)2

D. CaHPO4

Câu 57: Để làm mất tính cứng của nước có thể dùng

Trần Thị Hằng – K33A – Khoa hóa học

20


×