Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

HƯỚNG dẫn đồ án môn học kỹ THUẬT và tổ CHỨC xây DỰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.24 KB, 10 trang )

HƯỚNG DẪN ĐỒ ÁN MÔN HỌC KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC XÂY DỰNG

ĐỀ BÀI:
-

Các thông tin về số liệu đề bài, thông tin về công trình.

-

Những yêu cầu của đề bài.

TỔ CHỨC THI CÔNG
1.

Tính khối lượng và dự trù vật liệu

1.1. Lập bảng tính khối lượng
Bảng 1 .1: Bảng tính khối lượng
Mác BT
100

Số

Hạng mục

TT
1

2

Bê tông lót móng


(Hình vẽ)
Bê tông lót sân thưọng
lưu

Đơn
vị

B (m)

H
(m)

Số
L(m)

kết
cấu

m3
0,5
0,723
11,55

0,1
0,1
0,1

10
10
10


2
2
1

m3

200/250

1


lượng
A
0,5
0,7
11,55
B

(Hình vẽ)
Tổng khối lượng BT
100
Bê tông bản đáy
(Hình vẽ)

Khối

A+B
m3
m3












1.2. Dự trù vật liệu
Tra định mức vật tư hoặc Định mức DTXD công trình 1776/2007 QĐ/BXD – Bộ
xây dựng (chú ý khối lượng vữa bê tông và bê tông thành khí)

Bảng 1.2: Bảng dự trù vật liệu
STT

Mác BT

Khối
lượng

Định mức

Dự trù


Cát
1

2

2.

M100
M200/250

Đá

Xi
măng

Cát

Xi

Đá

măng




Phân khoảnh, đợt đổ bê tông

2.1. Khái niệm khoảnh đổ, đợt đổ
2.1.1.

Khoảnh đổ


Khoảnh đổ bê tông là vị trí đổ bê tông tại đó có cốt thép và ván khuôn đã lắp
dựng. Kích thước khoảnh đổ được giới hạn bởi các khe thi công và khe kết cấu.
2.1.2.

Đợt đổ

Đợt đổ bê tông là khối lượng bê tông được đổ liên tục trong một khoảng thời
gian nhất định. Một đợt đổ có thể đổ 1 hay một số khoảnh đổ.
2.2. Nguyên tắc phân đợt đổ
-

Cường độ thi công các đợt gần giống nhau để phát huy khả năng làm việc của
máy và đội thi công.

-

Tiện cho việc bố trí thi công (các khoảnh trong đợt không quá xa nhau).

-

Theo trình tự trước sau.

-

Tiện cho bố trí trạm trộn và vận chuyển.

-

Tiện cho việc thi công các khe, khớp nối (2 khoảnh đổ sát nhau cần bố trí 2
đợt khác nhau).


2.3. Lập bảng dự kiến phân đợt đổ
Bảng 2.1: Bảng dự kiến phân chia đợt đổ bê tông

Đợt
I

Các khoảnh
của đợt

Khối lượng

Khối lượng

Thời

Cường độ

BT thành

vữa BT

gian đổ

đổ bê tông

khí (m3)

(m3)


(giờ)

(m3/giờ)

I1, I2 …

Khối lượng vữa bê tông cho từng đợt đổ:

Viv = 1,025 . Vithànhkhi
Cường độ đổ bê tông từng đợt:

Ghi chú


Viv
Qi =
Ti
Trong đó :
Qi- cường độ đổ bê tông (m3/giờ).

Viv - khối lượng vữa bê tông (m3).
Ti- thời gian đổ bê tông (giờ)

Vithànhkhi - thể tích bê tông đã hoàn thành theo thiết kế (m3)
Tính cường độ đổ bêtông phải căn cứ vào khả năng thi công dây chuyền, điều
kiện khống chế nhiệt... để lựa chọn thời gian đổ bêtông. Cường độ thi công phải đảm
bảo thỏa mãn điều kiện khống chế không phát sinh khe lạnh khi thi công các khoảnh
đổ đó.
Thời gian đổ bê tông nên quá 24 giờ, trừ trường hợp đặc biệt phải đổ kết cấu bê
tông liền khối không thể chia cắt thành các khoảnh đổ nhỏ hơn (VD: đổ bê tông bản

đáy...).
2.4. Xác định cường độ đổ bê tông thiết kế (QTK)
Từ bảng 2.1 tính được cường độ đổ bê tông theo đợt và vẽ biểu đồ cường độ đổ
bê tông theo đợt
Chọn cường độ đổ bê tông thiết kế:
Có thể chọn QTK = Qmax (Sẽ chọn được thiết bị thỏa mãn cho tất cả các đợt)
Có thể chọn

Q TK = Q max (Những đợt có Q > Q max huy động thêm máy trộn dự

trữ)
3.

Tính toán chọn máy trộn

3.1. Chọn loại máy trộn
Việc chọn máy trộn phải dựa trên các căn cứ :
-

Đường kính max của cốt liệu đá (sỏi)

-

Cường độ bê tông thiết kế

-

Điều kiện cung cấp thiết bị

-


Lựa chọn loại máy trộn (thường là máy trộn tuần hoàn rơi tự do) có thể tra
cứu sổ tay máy thi công.


3.2. Xác định năng suất thực tế của máy trộn
-

Năng suất thực tế của máy trộn được tính theo công thức:
N MT
= 3,6.
tt

Vtt .f
.K B
t1 + t 2 + t 3 + t 4

Trong đó:
KB: Hệ số sử dụng thời gian. KB = 0,85 ÷ 0,95
NMTtt: Năng suất thực tế của máy trộn (m3/h)
Vtt: Thể tích thực tế của vật liệu đổ vào máy trộn (lít)
f: Hệ số xuất liệu. f = 0,65 ÷ 0,7
t1 :Thời gian trộn bê tông: t1 = 180 (s)
t2 : Thời gian đổ vật liệu vào : t2 = 30 (s)
t3 : Thời gian trút vữa bê tông ra : t3 = 30 (s)
t4 : Thời gian giãn cách : t4 = 10 (s)
-

Năng suất thực tế của máy trộn cũng có thể được tính theo công thức:
N MT

=
tt

Vtt .f .n
.K B
1000

Trong đó:
n: Số cối trộn trong 1 giờ
3.3. Cách xác định Vtt ứng với số bao xi măng cho mỗi mẻ trộn
Xác định thể tích của vật liệu đổ cần pha trộn ứng với 1 bao xi măng (lít):
V1 =

50 C1 Đ1
+
+
γ ox γ oc γ ođ

Số bao xi măng dùng cho 1 cối trộn: x =VCT/V1 (Chọn xn nguyên)
Dung tích thực tế của thùng trộn ứng với xn bao ximăng: Vtt = xn. V1 (lít)
(Hợp lý nhất là chọn được máy trộn có V CT không sai khác 10% so với V tt vừa
tính)
3.4. Xác định số máy trộn
Q TK
.K
(Chọn mn nguyên)
N MT
tt
K: Hệ số không đều về năng suất giữa các giờ sản suất (thường lấy K = 1,2 ÷ 1,5)
m=



Số máy dự trữ có thể lấy bằng (15 ÷ 25%) mn
3.5. Xác định năng suất thực tế của trạm trộn: (gồm mn máy trộn)
NTT = mn. N MT
tt

(m3/h)

(Đây là thông số quan trọng dùng để tính toán chọn phương tiện vận chuyển cốt liệu,
vận chuyển vữa bê tông và số máy đầm cũng như việc kiểm tra không phát sinh khe
lạnh)
3.6. Bố trí mặt bằng trạm trộn
Cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

4.

-

Thuận lợi cho tập kết vật liệu, cung cấp nước trộn bê tông

-

Thuận lợi cho việc vận chuyển cốt liệu, vận chuyển vữa bê tông

-

Hạn chế việc di chuyển trạm trộn nhiều lần.

Tính toán số xe vận chuyển vữa bê tông


4.1. Đề xuất và lựa chọn phương án vận chuyển
-

PA 1: Dùng ô tô kết hợp với cẩu đưa vữa bê tông vào khoảnh đổ

-

PA 2: Dùng xe cải tiến vận chuyển vữa bê tông vào khoảnh đổ (cự ly <100m)

Phân tích để chọn phương án vận chuyển
4.2. Tính toán số xe vận chuyển theo phương án chọn
• PA 1: Ô tô kết hợp với cần cẩu đưa vữa bê tông vào khoảnh đổ
4.2.1.

Tính số ô tô

Chọn loại ô tô phù hợp với năng suất của trạm trộn.
Tính năng suất của ô tô theo định mức hoặc tra theo bảng tra sẵn có.
Tính số ô tô
n oto =

N TT
N oto

Chọn chẵn số ô tô để vận chuyển vữa bê tông. Trường hợp n oto ≤ 1 thì phải chọn
2 ôtô để trạm trộn được hoạt động liên tục.
Số xe dự trữ tính bằng 10%.



4.2.2.

Tính số cần cẩu

Chọn loại cần cẩu phù hợp với năng suất của trạm trộn và thực tế công trường.
Tính năng suất của cần cẩu theo định mức hoặc tra theo bảng tra sẵn có.
Tính số cần cẩu
n CC =

N TT
N CC

Lựa chọn dung tích thùng trung chuyển phù hợp với khả năng của cần cẩu.
Trường hợp thuận lợi, có thể bố trí trạm trộn gần hiện trường đổ bê tông, bê tông
từ trạm trộn sau mỗi mẻ trộn được trút vào thùng chứa trung gian, rồi đổ vào thùng
trung chuyển và dùng cần cẩu đưa vào khoảnh đổ.
• PA 2: Dùng xe cải tiến vận chuyển vữa bê tông vào khoảnh đổ.
4.2.1.

Tính năng suất xe cải tiến vận chuyển vữa bê tông
N xe = 3,6.

Vxe
.K B
t1 + t 2 + t 3 + t 4 + t 5

Vxe: Dung tích thùng xe cải tiến (Vxe = 100 ÷ 150 lít để tránh rơi vãi vữa BT)
t1: Thời gian nạp bê tông vào xe (20 ÷ 30 s)
t2, t3: Thời gian đi về của xe (t2+ t3 = 2L/v _ v = 5km/h)
t4: Thời gian đổ bê tông ra (15 ÷ 20 s)

t5: Thời gian trở ngại dọc đường (120 ÷ 180 s)
KB: Hệ số lợi dụng thời gian. KB = 0,85 ÷ 0,95
Quãng đường L, t1 … t5 chọn phù hợp với thực tế từ trạm trộn đến khoảnh đổ
4.2.2.

Tính số xe cải tiến vận chuyển vữa bê tông

Để chủ động cho thi công trên hiện trường nên tính số xe phục vụ cho từng máy
trộn:
n xeBT =

N1ttMT
N1ttxe

Trong đó: N1ttMT : Năng suất thực tế của 1 máy trộn
N1ttxe : Năng suất thực tế vận chuyển vữa BT của 1 xe cải tiến

Số xe cải tiến vận chuyển vữa bê tông phục vụ cho trạm trộn có m máy trộn:
NxeBT = m.nxeBT
Số xe dự trữ tính bằng 10%.


5.

Phương pháp đổ bê tông vào khoảnh đổ và kiểm tra không phát sinh khe

lạnh
5.1. Phương pháp đổ
Phương pháp đổ bê tông lên đều: áp dụng đối với sân trước, bản đáy và sân tiêu
năng

F =B.L
Phương pháp đổ bê tông theo lớp nghiêng: áp dụng đối với trụ pin, tường bên ...
F = B.H/sinα
5.2. Kiểm tra không phát sinh khe lạnh
Mỗi sinh viên tự chọn một khoảnh đổ để kiểm tra điều kiện không phát sinh khe
lạnh. Khoảnh đổ kiểm tra này cần được thể hiện rõ ràng trên bản vẽ.
Kiểm tra điều kiện không phát sinh khe lạnh cho khoảnh đổ điển hình theo điều
kiện:
Ftt ≤ [ F] =

K.N TT (T1 − T2 )
h

Trong đó:
K : Hệ số do đổ bêtông không đều
NTT : Năng suất thực tế của trạm trộn (m3/h).
T1 : Thời gian ninh kết ban đầu của xi măng (h), phụ thuộc vào loại xi măng
và nhiệt độ môi trường tại thời điểm đổ bê tông.
T2 : Thời gian vận chuyển vữa bê tông từ trạm trộn tới khoảnh đổ (h).
h : Chiều dày một lớp đổ, phụ thuộc vào công cụ đầm (m).
[F]: Diện tích khống chế để bê tông không phát sinh khe lạnh (m 2).
Ftt: Diện tích bề mặt bêtông của khoảnh đổ (m 2), phụ thuộc vào phương
pháp đổ bêtông
 Phương pháp đổ bê tông lên đều:
Ftt = B.L
 Phương pháp đổ bê tông theo lớp nghiêng:

Ftt = B.

H

sinα

H 
 Phương pháp đổ bê tông theo kiểu bậc thang:Ftt = (n+1).f =  + 1.B.b
h

Trong đó:


L: Chiều dài khoảnh đổ (m)
B: Chiều rộng khoảnh đổ (m)
H: Chiều cao khoảnh đổ (m)
α: Góc nghiêng của mặt bêtông, α=110
n: Số bậc thang
f: Diện tích của một bậc thang (m2)
h: Chiều dày lớp bê tông (m)
b: Bề rộng của một bậc thang (m)
6.

Thiết kế ván khuôn
Mỗi sinh viên dựa theo đề bài, chọn kích thước ván khuôn tiêu chuẩn và thiết kế

lắp dựng ván khuôn ứng với khoảnh đổ được yêu cầu.
7.

Lập kế hoạch tiến độ thi công

7.1. Tiến độ thi công
Dựa theo việc phân đợt đổ đã làm ở phần 2, tiến hành lập tiến độ thi công theo sơ
đồ đường thẳng.

Mỗi đợt thi công bê tông gồm các công đoạn:
- Xử lý tiếp giáp.
-

Lắp dựng cốt thép.

-

Lắp dựng ván khuôn.

-

Đổ bê tông vào khoảnh đổ. (tính toán ở phần 2)

-

Dưỡng hộ bê tông và tháo dỡ ván khuôn.

Thời gian để thực hiện được các công việc trên hết 6-10 ngày tùy khối lượng
công việc và mức độ phức tạp của kết cấu.
7.2. Tính toán biểu đồ cung ứng nhân lực
Từ khối lượng bê tông đã tính ở mục 2, tính khối lượng công tác cốt thép, ván
khuôn để thi công 1 đợt đổ.
Khối lượng cốt thép có thể tính theo kinh nghiệm:
-

Đối với kết cấu móng:

lấy tỷ lệ 60kg thép/1m3 bê tông.


-

Đối với kết cấu tường, trụ pin:

lấy tỷ lệ 90kg thép/1m3 bê tông.

-

Đối với kết cấu dầm, sàn mỏng: lấy tỷ lệ 120kg thép/1m3 bê tông.


Khối lượng ván khuôn là diện tích ván khuôn để đổ được bê tông cho đợt đổ đó.
Diện tích này là tổng các diện tích xung quanh (VK đứng) và diện tích mặt sàn (VK
nằm).
Sử dụng định mức 1776/2007 BXD để tính số công cần thiết cho các công tác thi công.
Để tra được định mức, cần dựa vào các yếu tố sau:
-

Loại công tác (Cốt thép, ván khuôn, đổ bê tông…)

-

Đối với công tác cốt thép cần chú ý:
o Đường kính thép
o Kết cấu (Đáy móng, Tường, Trụ pin, Dầm, Sàn…)

-

Đối với công tác ván khuôn cần chú ý:
o Vị trí ván khuôn (chiều cao so với mặt đất)

o Kết cấu (Đáy móng, Tường, Trụ pin, Dầm, Sàn…)

-

Đối với công tác bê tông cần chú ý:
o Mác bê tông
o Kết cấu (Đáy móng, Tường, Trụ pin, Dầm, Sàn…)

Từ tổng công và số ngày để thi công được một đợt thi công bê tông, tính số
công/ngày để thi công xong đợt thi công bê tông này.
7.3. Kiểm tra tính hợp lý của biểu đồ cung ứng nhân lực:
Biểu đồ cung ứng nhân lực phản ánh sự cân đối về cung ứng tài nguyên trong
thời kỳ chủ yếu thi công công trình. Kiểm tra đánh giá chất lượng của biểu đồ cung
ứng nhân lực căn cứ vào hình dạng biểu đồ và hệ số không cân đối K
K=

A max
A tb

Trong đó :
Amax - trị số lớn nhất của số lượng công nhân biểu thị trên biểu đồ cung ứng
nhân lực Atb - trị số trung bình của số lượng công nhân trong suốt quá trình thi công
công trình.
A tb =

Trong đó:

∑a t

i i


T


ai – số lượng công nhân làm việc trong ngày
ti – thời đoạn thi công cần cung ứng số lượng công nhân trong mỗi ngày là ai
T – thời gian thi công toàn bộ công trình
Vẽ biểu đồ tiến độ và biểu đồ cung ứng nhân lực và biểu đồ cung ứng bê tông.



×