Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

TIỂU LUẬN Chế định thực hiện công việc không có ủy quyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.21 KB, 22 trang )

Mục lục

Kí hiệu viết tắt trong bài
BLDS
Bộ luật dân sự

Mở đầu
Xã hội ngày càng phát triển, các quan hệ dân sự ngày càng phong phú hơn
đòi hỏi phát luật phải ghi nhận những quan hệ mới nhằm đảm bảo lợi ích của các cá
nhân cũng như trật tự toàn xã hội khi tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự, đặc
biệt là các chế định liên quan đến nghĩa vụ dân sự. Một trong những chế định mới
được Bộ luật dân sự 1995 cũng như Bộ luật dân sự năm 2005 ghi nhận là nghĩa vụ
hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp
luật. Chế định này nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong trường hợp một
người chiếm hữu, sử dụng hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhằm
bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp hoặc
người bị thiệt hại.
Bên cạnh đó, trong một xã hội bình đẳng, mặc dù một người không có quyền
can thiệp vào công việc của người khác nhưng có một số trường hợp một người can
thiệp vào công việc của người khác nhằm tạo ra những điều có lợi hơn vào công
việc đó. Do vậy pháp luật cần có quy định nhằm khuyến khích những tình huống
như vậy. Đó chính là chế định thực hiện công việc không có ủy quyền trong Bộ luật
dân sự hiện hành – Bộ luật dân sự năm 2005.

1


Vậy cụ thể pháp luật quy định về việc thực hiện công việc không có ủy quyền
và nghĩa vụ do chiếm hữu, sử dụng hoặc được lợi tài sản không có căn cứ pháp luật
ra sao?
Bài viết dưới đây của nhóm xin được làm rõ vấn đề này.



I.Khái quát chung về nghĩa vụ dân sự
Trong đời sống xã hội, mỗi cá nhân đều có quyền sống, quyền mưu cầu hạnh
phúc và các quyền đó đều được pháp luật của mỗi quốc gia bảo vệ. Cũng trong quan
hệ xã hội, cá nhân được hưởng đầy đủ các quyền: chính trị, lao động, sức khỏe,…
nhưng về phía mình, cá nhân còn phải thực hiện nhiều nghĩa vụ có liên quan trong
các mối quan hệ xã hội mà các cá nhân là chủ thể : bảo vệ Tổ quốc, nộp thuế, nuổi
dưỡng bố mẹ,…Như vậy đối với mỗi cá nhân đều có những nghĩa vụ của một công
dân, đồng thời trong các quan hệ tài sản thì cá nhân có quyền và nghĩa vụ trong quan
hệ dân sự, thương mại, lao động và phải chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình
trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.
Vậy nghĩa vụ dân sự là gì?
Điều 280 BLDS quy định: “Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc
nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển
giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không được
thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây
gọi chung là bên có quyền).”
2


Có thể thấy, trong nghĩa vụ dân sự, các quyền và nghĩa vụ dân sự hợp pháp
của các bên, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của người thứ 3 đều được pháp luật đảm
bảo thực hiện. Việc xác định nghĩa vụ dân sự là thật sự cần thiết để có căn cứ áp
dụng các quy phạm pháp luật dân sự hay áp dụng các quy phạm pháp luật khác.
Nghĩa vụ là quan hệ pháp luật dân sự, các chủ thể của quan hệ nghĩa vụ rất
rộng, bao gồm cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác và nhà nước.Các chủ thể
tự xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Việc thực hiện nghĩa
vụ dân sự đến đâu, nghĩa vụ được thực hiện ở mức độ nào còn tùy thuộc vào hành vi
pháp lý của các bên trong quan hệ nghĩa vụ. Xét về mặt pháp lý, nghĩa vụ là một
quan hệ pháp luật, hậu quả của quan hệ đó do pháp luật điều chỉnh. Vì vậy nghĩa vụ

là mối liên hệ ràng buộc giữa các chủ thể tham gia, hành vi gây thiệt hại, hành vi
không thực hiện đúng, không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quả mình..được pháp luật
điều chỉnh. Nghĩa vụ phải thỏa mãn các yếu tố cấu thành quan hệ : chủ thể, đối
tượng và nội dung của quan hệ pháp luật dân sự. Chủ thể mang nghĩa vụ dân sự có
nghĩa vụ thực hiện quyền yêu cầu của chủ thể mang quyền, các quyền dân sự và
nghĩa vụ dân sự của các bên chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ theo quy định của pháp
luật hoặc theo thỏa thuận của các bên xác lập quan hệ nghĩa vụ dân sự.
Điều 281 BLDS 2005 quy định:
“Nghĩa vụ dân sự phát sinh từ các căn cứ sau đây:
1. Hợp đồng dân sự;
2. Hành vi pháp lý đơn phương;
3. Thực hiện công việc không có uỷ quyền;
4. Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật;
5. Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật;
6. Những căn cứ khác do pháp luật quy định.”
3


Như vậy, thực hiện công việc không có ủy quyền và chiếm hữu, sử dụng hoăc
được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật là một trong những căn cứ phát sinh
nghĩa vụ dân sự.
Trong đó, đối tượng của nghĩa vụ thực hiện công việc không có ủy quyền là
công việc phải thực hiện. Còn đối tượng của nghĩa vụ dân sự phát sinh do chiếm
hữu, sử dụng hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật là tài sản. Tuy
nhiên, cũng cần lưu ý rằng những công việc trên phải là công việc có thể thực hiện
được, tài sản phải giao dịch được đồng thời không bị pháp luật cấm và không trái
đạo đức xã hội.
II. Thực hiện công việc không có ủy quyền
2.1.Khái niệm
Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người tự ý thực hiện công

việc của người khác, vì lợi ích của người khác mà không dựa trên cơ sở hợp đồng
thực hiện công việc đó. Thông thường, một người không có quyền can thiệp vào
công việc của người khác, không có quyền làm điều đó theo ý chí chủ quan của
mình mà không được người có công việc chấp nhận. Tuy nhiên, trên thực tế nếu
việc thực hiện công việc đó hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc, nhằm mang
lại lợi ích cho người có công việc thì cần được pháp luật thừa nhận.
Theo Điều 594 – BLDS2005 quy định: “thực hiện công việc không có ủy quyền
là việc người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện
công việc đó, hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người
này không biết hoặc biết nhưng không phản đối.”
Ví dụ: anh A và B là hai người hang xóm ở gần nhà nhau. Chẳng may con anh A
bị tai nạn xe máy, vợ chồng anh phải đưa cháu đi cấp cứu ở bệnh viện tỉnh. Đang vụ
mùa thu hoạch, thóc lúa phơi trên sân nhà anh A chưa kịp dọn vào nhà, và trời lại
sắp mưa. Trước tình cảnh đó, anh B đã sang thu dọn thóc cho anh A.

4


Qua ví dụ trên có thể thấy, việc làm của anh B hoàn toàn tự nguyện vì lợi ích của
người hàng xóm. Người thực hiện công việc không có ủy quyền không có nghĩa vụ
thực hiện công việc, nhưng đã tự ý thực hiện công việc vì lợi ích của người có công
việc đó. Người có công việc được thực hiện không phản đối hoặc không biết được
người đang thực hiện công việc vì lợi ích của mình, đây là điều kiện để người thực
hiện công việc không có ủy quyền thực hiện công việc.
2.2.Điều kiện xác định việc thực hiện công việc không có ủy quyền.

 Người thực hiện không có nghĩa vụ thực hiện công việc.
Người thực hiện không có ủy quyền là người hoàn toàn không có nghĩa vụ phải
thực hiện công việc đó nhưng đã thực hiện công việc đó. Nghĩa vụ ở đây là nghĩa vụ
pháp lý do luật định hoặc do các bên thực hiện.

Trong ví dụ nêu trên, A hoàn toàn không hề biết rằng B đã thu dọn thóc lúa cho
B. A cũng không hề nhờ vả, hay thuê mướn B làm công việc trên, mà B đã tự
nguyện thực hiện công việc để bảo vệ vật chất của A không bị mất mát.

 Thực hiện công việc vì lợi ích của người có công việc.
Theo định nghĩa trên thì chúng ta chỉ áp dụng chế định đang được nghiên cứu
khi người thực hiện công việc tiến hành cộng việc này “ hoàn toàn vì lợi ích của
người có công việc được thực hiện”. Trên cơ sở yêu cầu này, một số nhà làm luật
cho rằng “ nếu người thực hiện công việc vì lợi ích của mình hoặc của người khác
thì không áp dụng chế định này”.
Trong ví dụ nêu trên, B hoàn toàn thực hiện công việc vì lợi ích của A, và B
không hề được lợi gì sau khi thực hiện công việc.
Tuy nhiên, quy định yêu cầu công việc được thực hiện “hoàn toàn vì lợi ích của
người có công việc được thực hiện” có thể được hiểu theo hai nghĩa. Thứ nhất là
người thực hiện công việc hoàn toàn không có lợi ích trong công việc mà họ thực
hiện và tất cả phải vì lợi ích của người có công việc. Theo nghĩa này thì người thực
hiện công việc không có bất kì lợi ích nào từ việc thực hiện công việc cho người
khác. Nghĩa thứ hai là việc thực hiện công việc hoàn toàn vì lợi ích của người có
5


công việc được thực hiện nhưng không loại trừ khả năng người tiến hành công việc
cũng có lợi ích từ việc thực hiện công việc. Hay nói cách khác, cách hiểu này cho
phép áp dụng chế định thực hiện công việc không có ủy quyền khi người thực hiện
có lợi trong việc thực hiện. Cách hiểu này là phù hợp với các quy định tiếp theo của
chế định này như việc trả thù lao (theo điều 596 BLDS 2005).

 Người có công việc được thực hiện không biết hoặc biết nhưng không phản
đối.
Nếu người có công việc phản đối mà bên kia vẫn tiếp tục thực hiện thì không

thuộc chế định này. Tuy nhiên, ý nguyện của người có việc không được trái pháp
luật và đạo đức xã hội.Ví dụ ngăn cản người khác tự tử là việc làm bị người tự tử
phạn đối tuy nhiên vẫn được coi là thực hiện công việc không có ủy quyền.
2.3. Nghĩa vụ của các bên.
2.3.1. Nghĩa vụ của người thực hiện công việc không có ủy quyền.
Nghĩa vụ thực hiện công việc không có ủy quyền
Điều 595 BLDS 2005 đã quy định về nghĩa vụ của người thực hiện công việc
không có ủy quyền như sau:

• Thực hiện công việc không có ủy quyền phù hợp với điều kiện, khả năng của mình.
Vì việc thực hiện công việc ở đây hoàn toàn không có sự ủy quyền cũng như
bất kì thỏa thuận nào cho nên để đảm bảo lợi ích của người có công việc thì người
thực hiện công việc chỉ có nghĩa vụ thực hiện công việc phù hợp với điều kiện, khả
năng của mình.

• Thực hiện công việc như công việc của chính mình. Thực hiện công việc theo ý định
của người có công việc nếu biết hoặc đoán biết được ý định đó. Nếu không biết
được ý định đó thì phải cân nhắc đến tính chất công việc để thực hiện sao cho có lợi
nhất cho người có công việc. Nếu vi phạm nguyên tắc này người thực hiện công việc
phải bồi thường thiệt hại xảy ra.
• Thông báo cho người có công việc được thực hiện biết quá trình, kết quả thực hiện
công việc nếu người đó yêu cầu, trừ trường hợp người có công việc đã biết hoặc
6


người thực hiện công việc không có ủy quyền không biết nơi cư trú của người đó.
Người thực hiện công việc ngoài việc thông báo cho người có công việc thì phải
thông báo cho cả người thừa kế, người đại diện của người có công việc trong suốt
quá trình thực hiện công việc.
• Người đã thực hiện công việc không ủy quyền phải tiếp tục thực hiện công việc chi

đến khi có công việc có thể tự mình thực hiện công việc. Nếu người có công việc
chết trước khi tiếp nhận công việc thì người thực hiện công việc không có ủy quyền
phải tieeos tục thực hiện công việc cho đến khi người thừa kế, người đại diện của
người có công việc tiếp nhận công việc.
• Khi có lí do chính đáng không thể tiếp tục thực hiện công việc tì người thực hiện
công việc không có ủy quyền phải báo ngay cho người có công việc, người đại
diện, thân thích cuả họ. Nghĩa vụ thực hiện công việc sẽ chấm dứt sau khi thông báo
dù những người được báo có tiếp nhận công việc hay không trừ khi lí do không thể
tiếp nhận công việc là chính đáng. Người đã thực hiện công việc không có ủy quyền
có thể người khác thay mình thực hiện công việc. Khi đó nghĩa vụ của họ chấm dứt.
người được nhờ sẽ trở thành người thực hiện công việc không có ủy quyền.
Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại
Điều 597 BLDS đã quy định về nghĩa vụ bồi thường thiệt hại của người thực
hiện công việc không có ủy quyền như sau:

• Khi người thực hiện công việc không có ủy quyền cố ý gây thiệt hại trong khi thực
hiện công việc thì phải bồi thường thiệt hại cho người có công việc được thực hiện.
Quy định này xuất phát từ nghĩa vụ được quy định tại điều 595 BLDS 2005, người
thực hiện công việc không có ủy quyền phải thực hiện công việc một cách khách
quan, trung thực, thực hiện công việc như thực hiện công việc của chính mình. Vì
vậy, người thực hiện công việc không có ủy quyền không được thực hiện công việc
theo cách thức mà người đó biết trước, đoán biết trước rằng làm như vậy sẽ gây thiệt
hại cho người có công việc. Nếu biết mà vẫn có tình thực hiện, người thực hiện công
việc không có ủy quyền phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những thiệt hại xảy ra,
phải bồi thường thiệt hại cho người có công việc được thực hiện.
7


• Nếu người thực hiện công việc không có ủy quyền do vô ý mà gây thiệt hại thì căn
cứ vào hoàn cảnh đảm nhận công việc, người đó có thể được giảm mức bồi thường.

Mức bồi thường do các bên thỏa thuận, tùy thuộc vào hoàn cảnh đảm nhận công
việc. mức độ hoàn thành công việc, mức độ thiệt hại, mối quan hệ xã hội giữa hai
bên.
2.3.2. Nghĩa vụ của người có công việc được thực hiện.
Người có công việc là chủ sở hữu của công việc hoặc người thừa kế của chủ
sở hữu và người đại diện hợp pháp của người có công việc.
Điều 596 BLDS 2005 quy định về nghĩa vụ của người có công việc được
thực hiện:

• Người có công việc được thực hiện phải tiếp nhận công việc khi người thực hiện
công việc không có ủy quyền bàn giao công việc, trừ trường hợp không thể tự mình
thực hiện công việc như ốm đau, ở xa, …Nếu không có lí do chính đáng, người có
công việc không được từ chối tiếp nhận công việc. Nếu từ chối, người thực hiện
công việc không có ủy quyền có quyền không tiếp tực thực hiện công việc, không
chịu trách nhiệm về thiệt hại do không tiếp tực thực hiện công việc.
• Thanh toán các chi phí hợp lí mà người thực hiện công việc đã bỏ ra để thực hiện
công việc. Việc hoàn trả chi phí được thực hiện ngay cả khi công việc được thực
hiện không theo ý muốn của người có công việc do thực hiện công viêc ở đây là
không có ủy quyền, không có thỏa thuận, việc theo ý muốn nằm ngoài khả năng của
người thực hiện công việc, người thực hiện công việc không thể biết, đoán biết được
ý muốn của người có công việc. Việc thanh toán các chi phí hợp lí cho người thực
hiện công việc giúp người thực hiện công việc không bị thiệt thòi.
• Người có công việc được thực hiện phải trả cho người thực hiện công việc không có
ủy quyền một khoản thù lao nếu người đó thực hiện công việc chu đáo, có lợi cho
người có công việc, trừ trường hợp người thực hiện công việc từ chối việc nhận thù
lao. Việc trả thù lao như thế nào, mức thù lao là bao nhiều tùy thuộc vào tập quán
địa phương. Ngoài ra, người có công việc còn phải thực hiện các cam kết mà người
8



thực hiện công việc không ó ủy quyền đưa ra với người thứ ba nếu việc thực hiện
công việc buộc phải cam kết như vậy. Nghĩa vụ trả thù lao khác với nghĩa vụ chi trả
các chi phí hợp lí, nó chỉ thực sự phát sinh khi công việc được thực hiện chu đáo, có
lợi cho người có công việc. Với quy định này, người thực hiện công việc vì lợi ích
của người khác có thể tạo thu nhập từ công việc mình thực hiện. Quy định này của
BLDS Việt Nam khác so với BLDS Pháp” nếu thực hiện công việc không có ủy
quyền không làm cho người thực hiện công việc thiệt thòi khi thực hiện hành động
vì lợi ích của người khác thì nó không thể trở thành căn cứ để người này thu lợi,”
*So sánh thực hiện hành vi pháp lý đơn phương và thực hiện công việc
không có ủy quyền
*) Giống nhau: thực hiện công việc không có ủy quyền giống với hành vi
pháp lý đơn phương về mặt hình thức (cùng là hành vi của cá nhân thông qua ý chí
của mình nhằm làm phát sinh,thay đổi hoặc chấm dứt quyền,nghĩa vụ dân sự)
*)Khác nhau:
_Hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ hay không còn
phụ thuộc vào ý chí của chủ thể có trái với pháp luật và đạo đức xã hội hay
không,đối tượng của quan hệ nghĩa vụ có hay không có trên thực tế, xác định được
hay không xác định được, đối tượng đó có được phép dùng trong giao lưu dân sự
hay không; ý chí của chủ thể phía bên kia của nghĩa vụ có chấp nhận hay không.
Còn thực hiện công việc không có ủy quyền thì luôn làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ
đối với các chủ thể xác định.
_Về mặt lợi ích: Hành vi pháp lý đơn phương là hành vi của cá nhân thể hiện
ý chí tự do, tự nguyện, tự định đoạt của bản thân làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm
dứt quyền và nghĩa vụ dân sự.Người thực hiện hành vi có thể vì lợi ích của người
khác nhưng cũng có thể vì lợi ích của chính mình.(ví dụ trong trường hợp thừa kế,
người viết di chúc có thể yêu cầu người khác thực hiện một công việc cho mình )
còn thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không có nghĩa vụ
thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó, hoàn toàn vì lợi ích
9



của người có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không
phản đối
_ Về mặt khách thể: Ở hành vi pháp lý đơn phương, một bên mong muốn
bên kia tiếp nhận ý chí của mình thì ở thực hiện công việc không có ủy quyền, bên
thực hiện công việc lại muốn thực hiện công việc đó thay cho người khác.
_Về hệ quả pháp lý:
+ Hành vi pháp lý đơn phương: Khi chủ thể phía bên kia của QHNV
tiếp nhận ý chí của chủ thể thì mới phát sinh nghĩa vụ dân sự.Và trong trường hợp
này, chủ thể phía bên kia của QHNV thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ công
việc đúng với ý chí của chủ thể và không đúng với pháp luật thì mới phát sinh trách
nhiệm dân sự.
+Thực hiện công việc không có ủy quyền: người thực hiện công việc
phải đem lại kết quả mong muốn cho người thực hiện nghĩa vụ. Ngược lại người
được thực hiện công việc có nghĩa vụ thanh toán các chi phí hợp lý mà người thực
hiện công việc đã bỏ ra và trả thù lao cho người đó nếu như người đó có yêu
cầu.Trong trường hợp người thực hiện công việc không có ủy quyền gây lỗi thiệt hại
cho người có công việc thì phát sinh trách nhiệm dân sự.
2.4.Chấm dứt thực hiện công việc không có ủy quyền
Việc thực hiện công việc không có ủy quyền được quy định trong các trường hợp
sau đây ( Điều 598 BLDS 2005):

 Theo yêu cầu của người có công việc được thực hiện.
Việc người có công việc được thực hiện không phản đối việc thực hiện công việc
đó là điều kiện để được thực hiện công việc không có ủy quyền ( Điều 594 BLDS
2005). Vì vậy nếu người có công việc yêu cầu thì việc thực hiện công việc không có
ủy quyền chấm dứt bất cứ lúc nào.
Ví dụ :Chị A là hàng xóm với chị B. Do mẹ chị B ốm nặng, nên cả nhà chị B
phải lên bệnh việc chăm mẹ. Chị B chỉ kịp giao nhà cho chị A trông hộ. Trong thời
gian chị B đi vắng, thấy vườn quả nhà chị B đã chín nên chị A đã sang thu hoạch và

10


mang bán giúp. Nhưng chị B gọi điện về nói không cần chị A thu hoạch và bán hộ
nữa thì lúc này chị A không phải tiếp tục thực hiện công việc này nữa.

 Người có công việc được thực hiện, người thừa kế hoặc người đại diện của
người có công việc được thực hiện tiếp nhận công việc.
Trong trường hợp người có công việc được thực hiện, người thừa kế hoặc người
đại diện của người tiếp nhận công việc không có ủy quyền cũng chấm dứt. Người
thực hiện công việc không có ủy quyền phải bàn giao công việc mà không có bất kì
lí do gì để tiếp tục công việc.
Ví dụ : Cũng trong ví dụ trên nếu chịa A chưa bán hết số hoa quả mà con chị B
về thì con chị B sẽ là người thu hoạch và mang số hoa qua còn lại đi bán.

 Người thực hiện công việc không có ủy quyền không thể thực hiện công việc
theo quy định tại khoản 5 điều 595 của BLDS : Trong trường hợp có lí do
chính đáng mà người thực hiện công việc không có ủy quyền không thế tiếp
tục đảm nhận công việc thì phải báo cho người có công việc được thực hiện,
người đại diện hoặc người thân thích của người này hoặc có thế nhờ người
khác thay mình đảm nhận công việc.
Ở ví dụ trên mà chị A đang thực hiện công việc không có ủy quyền đó thì bị tai
nạn không thế tiếp tục thu hoạch và bán hộ chị B được thì chị A sẽ có nghĩa vụ
thông báo cho chị B biết để chị B có biện pháp xử lí số hoa qua của mình hoặc nhờ
một người khác đảm nhận thu hoạch hộ và bán số hoa quả còn lại.

 Người thực hiện công việc không có ủy quyền chết.
Bởi vì đây là công việc không có ủy quyền, người thực hiện công việc không có
nghĩa vụ phải thực hiện công việc đó nên người thừa kế của họ không phải gánh vác
công việc này.

III. Nghĩa vụ dân sự do chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không
có căn cứ pháp luật
3.1.Điều kiện phát sinh nghĩa vụ hoàn trả.
11


Nghĩa vụ hoàn trả phát sinh khi có các điều kiện sau:

 Một người chiếm hữu, sử dụng tài sản của người khác hoặc được lợi về tài
sản
Theo quy định của bộ luật dân sự 2005, để có nghĩa vụ hoàn trả thì trước tiên
phải có người chiếm hữu, sử dụng tài sản không thuộc sở hữu của mình hoặc có
người “được lợi về tài sản”. Việc chiếm hữu, sử dụng tài sản được quy định rất rõ
trong Bộ luật dân sự 2005 thế nhưng “được lợi về tài sản” lại là một khái niệm chưa
được Bộ luật dân sự 2005 làm rõ.
Được lợi về tài sản có thể là trường hợp một người nhận của ai một khoản lợi
nào đó.
Được lợi về tài sản cũng có thể là trường hợp một người không bị mất một cái gì
đó về tài sản mà đáng ra họ phải mất. Ví dụ 1: Năm 2000, A và B kết hôn và có với
nhau một người con chung là C. Năm 2009 A và B ly hôn, B nuôi con. Sau khi ly
hôn A không gửi tiền nuôi con cho B. Theo pháp luật về hôn nhân và gia đình, A
vẫn có nghĩa vụ phải nuôi dưỡng chu cấp cho C đến khi trưởng thành nhưng A đã
không làm. Do đó trong trường hợp này có thể coi A đã được lợi về tài sản.
 Việc chiếm hữu, sử dụng tài sản của người khác hay được lợi về tài sản phải
không có căn cứ pháp luật.
Để phát sinh nghĩa vụ hoàn trả thì điều kiện thứ 2 là người chiếm hữu, sử dụng
tài sản không thuộc sở hữu của mình hay được lợi về tài sản phải “không có căn cứ
pháp luật”.
Trong bộ luật dân sự chúng ta có khái niệm “chiếm hữu tài sản của người khác
mà không có căn cứ pháp luật”. Khái niệm chiếm hữu không có căn cứ pháp luật đã

được định nghĩa tại điều 189 theo đó “ việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với
quy định tại điều 183 là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật”.
Điều 183. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật
1. Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;
2. Người được chủ ở hữu ủy quyền quản lý tài sản;
3. Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù
hợp với quy định của pháp luật
4. Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ
sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp
với các điều kiện do pháp luật quy định;
12


5. Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi nuôi dưới nước bị thất lạc
phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định
6. Các trường hợp khác do pháp luật quy định.
Còn khái niệm “được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật”, Bộ luật dân sự
chỉ đề cập mà không có định nghĩa. Giải nghĩa về câu chữ, có thể hiểu “được lợi về
tài sản không có căn cứ pháp luật” là trường hợp được lợi về tài sản mà người được
lợi không có căn cứ pháp lý để được hưởng khoản lợi đó. Ví dụ 2: ông N đến chi
nhánh ngân hàng V chuyển 4 triệu đồng vào tài khoản cho C. Nhưng khi thao tác
trên máy thay vì chọn đơn vị tiền tệ là VND (đồng VN), thanh toán viên của ngân
hàng V đã gõ nhầm trên bàn phím thành AUD (đôla Úc) khiến số tiền ghi có sau khi
quy đổi trên tài khoản của C lên hơn 48 tỉ đồng. Trong trường hợp này C là người
được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật. Hay trong ví dụ 1 thì việc A không
gửi tiền nuôi con cho B là không đúng với quy định của pháp luật nên khoản lợi từ
việc này cần được coi là không có căn cứ pháp luật.
 Có người bị thiệt hại
Đối với một người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật, theo khoản 2
điều 599 thì để phát sinh nghĩa vụ hoàn trả, ngoài việc xác định việc được lợi về tài

sản mà không có căn cứ pháp còn phải chứng minh được rằng việc này “làm cho
người khác bị thiệt hại”. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải xác định được có thiệt
hại và người bị thiệt hại.Về khái niệm thiệt hại, Bộ luật dân sự 2005 không cho biết
chi tiết. Theo giáo trình Luật dân sự của trường Đại học luật Hà Nội, xuất bản năm
2006 thì thiệt hại trong trường hợp này được hiểu là sự mất mát tài sản, thiếu hụt
trong khối tài sản” hay “tài sản của chủ sở hữu không gia tăng hoặc chủ sở hữu
không thu được hoa lợi từ việc khai thác công dụng của tài sản”. Trong cuốn “Bình
luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2005” do Hoàng Thế Liên chủ biên thì viết “thiệt
hại có thể là làm giảm đi tài sản hoặc làm cho tài sản của người khác không gia
tăng”. Như vậy khái niệm “thiệt hại” được hiểu rất rộng nhưng nói tóm lại thì bản
thân việc chiếm hữu, sử dụng hay được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đã
làm cho một chủ thể có thiệt hại; thiệt hại phát sinh đối với một người do chính việc
một người khác được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
 Trừ trường hợp của điều 247
13


Để phát sinh nghĩa vụ hoàn trả, người chiếm hữu tài sản của người khác hay
được lợi về tài sải không có căn cứ pháp luật còn phải không thuộc trường hợp quy
định tại điều 247 của Bộ luật dân sự 2005; theo đó “người chiếm hữu, người được
lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình liên tục, công khai trong
thời hạn 10 năm đối với động sản và 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ
sở hữu của tài sản đó”. Việc loại trừ này có thể được lý giải như sau: Khi một người
chiếm hữu hay được lợi về tài sản thỏa mãn các điều kiện tại khoản một 1 điều 247
Bộ luật dân sự 2005 thì họ có quyền sở hữu đối với khoản lợi này và như vậy họ
không có nghĩa vụ hoàn trả phần được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
Ngoài điều kiện trên, theo một số tài liệu khác, ví dụ Giáo trình Luật dân sự (tập
2) của trường Đại học luật Hà Nội, để phát sinh nghĩa vụ hoàn trả được lợi về tài sản
không có căn cứ pháp luật thì “người được lợi về tài sản không có lỗi” và điều này
được hiểu là “khi được lợi về tài sản, người được lợi không biết mà coi tài sản đó là

của mình.” Điều kiện này không được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2005 và
vẫn còn có nhiều tranh cãi về vấn đề này.
Như vậy để buộc người chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản
không có căn cứ pháp luật hoàn trả phần được lợi về tài sản này cần có đủ các điều
kiện trên.
3.3. Nghĩa vụ của người chiếm hữu, sử dụng, được lợi về tài sản không có căn
cứ pháp luật
Trả lại tài sản cho chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp là nghĩa vụ
chủ yếu nhất của chế định này.Dựa trên nguyên tắc công bằng khi một người chiếm
hữu, sử dụng, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luậtkhiến cho người chủ sở
hữu thực sự bị thiệt hại, pháp luật có quy định nghĩa vụ hoàn trả lại tài sản theo
Điều 599 BLDS 2005. Nghĩa vụ này phát sinh khi người chiếm hữu, sử dụng, được
lợi về tài sản biết việc chiếm hữu, sử dụng, được lợi về tài sản của mình là không có
căn cứ pháp luật.

14


VD: A mua của B 10 con gà với giá 2 triệu đồng nhưng khi trả, A lại trả nhầm cho B
2,5 triệu đồng. Như vậy, B được lợi 500 ngàn đồng từ A mà ko có căn cứ pháp luật
=> B phải trả lại A 500 ngàn đồng.
Điều 600 BLDS 2005 quy định:
“1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản mà không có căn cứ pháp luật phải
hoàn trả toàn bộ tài sản đã thu được.
2. Trong trường hợp tài sản hoàn trả là vật đặc định thì phải hoàn trả đúng vật đó;
nếu vật đặc định đó bị mất hoặc hư hỏng thì phải đền bù bằng tiền, trừ trường hợp
có thoả thuận khác.
3. Trong trường hợp tài sản hoàn trả là vật cùng loại, nhưng bị mất hoặc hư hỏng
thì phải trả vật cùng loại hoặc đền bù bằng tiền, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
4. Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả cho người

bị thiệt khoản lợi về tài sản đó bằng hiện vật hoặc bằng tiền.”
Như vậy, tài sản phải được hoàn trả lại toàn bộ, nếu có mất mát hay hư hỏng
xảy ra thì phải đền bù bằng tiền hoặc theo thỏa thuận của các bên. Dựa trên nguyên
tắc tự do hợp đồng, cách thức thực hiện nghĩa vụ hoàn trả có thể hoàn toàn phụ
thuộc vào sự thống nhất ý chí của các bên(có thể bằng hiện vật hoặc bằng tiền). Tuy
nhiên, quy định tại điều 600 BLDS 2005 thì người chiếm hữu, sử dụng hoặc được
lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật sẽ phải đền bù ngay cả khi tài sản bị hư
hỏng, mất mát hoặc tiêu hủy mà không do lỗi của họ. Điều này sẽ gây thiệt thòi cho
họ, đây là một điểm bất hợp lý cần nghiên cứu sửa đổi.
Thêm vào đó, về mặt phạm vi nghĩa vụ hoàn trả thì bên cạnh khoản lợi không
có căn cứ pháp luật thì người được lợi còn phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được
nếu họ không ngay tình theo Điều 601 BLDS 2005:
“1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có
căn cứ pháp luật và không ngay tình thì phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ
thời điểm chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp
luật.
15


2. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có
căn cứ pháp luật nhưng ngay tình thì phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời
điểm người đó biết hoặc phải biết việc chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài
sản không có căn cứ pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 247 của
Bộ luật này.”
Theo đó, người chiếm hữu, sử dụng không ngay tình thì phải trả hoa lợi, lợi
tức thu được từ thời điểm chiếm hữu, sử dụng, được lợi về tài sản không có căn cứ
pháp luật. Còn với người chiếm hữu, sử dụng ngay tình thì phải trả hoa lợi, lợi tức từ
thời điểm biết hoặc phải biết việc chiếm hữu, sử dụng, được lợi về tài sản là bất hợp
pháp.Ở đây đã có sự phân biệt trong nghĩa vụ hoàn trả hoa lợi, lợi tức giữa người
chiếm hữu, sử dụng hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay

tình và không ngay tình.Điều này là hoàn toàn hợp lý, bảo vệ được quyền lợi của
các bên bởi nó xuất phát từ bản chất khác biệt giữa ngay tình và không ngay tình
trong việc chiếm hữu, sử dụng hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
Bên cạnh những quy định trên, BLDS 2005 cũng đã quy định về vấn đề nghĩa
vụ hoàn trả của bên thứ ba (tương ứng với quyền yêu cầu người thứ ba hoàn trả của
chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp). Điều 602 BLDS 2005 quy định:
“Trong trường hợp người chiếm hữu, người sử dụng tài sản mà không có căn
cứ pháp luật đã giao tài sản cho người thứ ba thì khi bị chủ sở hữu, người chiếm
hữu hợp pháp tài sản yêu cầu hoàn trả, người thứ ba có nghĩa vụ hoàn trả tài sản
đó, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác; nếu tài sản đó đã được trả bằng
tiền hoặc có đền bù thì người thứ ba có quyền yêu cầu người đã giao tài sản cho
mình bồi thường thiệt hại.”
Quy định này dựa trên nguyên tắc ưu tiên bảo vệ quyền sở hữu so với quyền
chiếm hữu của người thứ ba ngay tình. Theo đó, khi tài sản do chiếm hữu, sử dụng
không có căn cứ pháp luật đã chuyển giao cho người thứ ba thì người này phải trả
lại tài sản đó cho chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp theo yêu cầu của họ
bất kể việc chiếm hữu, sử dụng không có căn cứ pháp luật ngay tình hay không ngay
16


tình. Trong trường hợp việc chuyển giao tài sản cho người thứ ba là hợp đồng có
đền bù thì người thứ ba có quyền yêu cầu người đã giao tài sản cho mình bồi thường
thiệt hại.
Quy định về nghĩa vụ hoàn trả của người thứ ba đã được BLDS 1995 quy
định tại Điều 607, BLDS 2005 đã có sự kế thừa và bổ sung thêm “trừ trường hợp Bộ
luật này có quy định khác”. Trên thực tế thì BLDS 2005 đã có những quy định khác
liên quan đến vấn đề này. Đó là quy định mà theo đó người thứ ba không phải hoàn
trả tài sản, tương ứng với đó là ngườichủ sở hữu đích thực không có quyền kiện đòi
tài sản từ người thứ ba: Người chiếm hữu,sử dụng, được lợi về tài sản không có căn
cứ pháp luật nhưng ngay tình được xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu theo Điều

247 BLDS 2005; nếu tài sản là bất động sản và động sản có đăng ký quyền sở hữu,
tài sản được nhận thông qua bán đấu giá tài sản hoặc người thứ ba giao dịch với
người là chủ sở hữu tài sản theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền nhưng sau đó không còn là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị sửa
đổi, hủy theo Điều 258; nếu người thứ ba có được tài sản là động sản không đăng ký
quyền sở hữu thông qua hợp đồng có đền bù với người không có quyền định đoạt tài
sản theo Điều 257.
3.4. Nghĩa vụ của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, người bị thiệt hại
Pháp luật quy định nghĩa vụ thanh toán là nghĩa vụ duy nhất của chủ sở hữu,
người chiếm hữu hợp pháp, người bị thiệt hại khi được hoàn trả tài sản. Điều 603
BLDS 2005 quy định:
“Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, người bị thiệt hại được hoàn trả tài sản
thì phải thanh toán những chi phí cần thiết mà người chiếm hữu, người sử dụng tài
sản, người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình đã bỏ
ra để bảo quản, làm tăng giá trị của tài sản.”
Chi phí đươc nhắc đến ở đây phải hợp lý và cần thiết, được áp dụng ngay cả
khi việc bảo quản, làm tăng giá trị đó không nằm trong ý muốn của chủ sở hữu,
người chiếm hữu hợp pháp, người bị thiệt hại. Tuy nhiên, chỉ người chiếm hữu, sử
17


dụng, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình mới được nhận
lại khoản chi phí này (bao gồm cả chi phí do người thứ ba được chuyển giao tài sản
bỏ ra). Người chiếm hữu, sử dụng hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp
luật và không ngay tình sẽ không được nhận lại khoản chi phí này.
IV.Liên hệ với pháp luật các nước
Theo xu hướng hiện đại, cơ hội hội nhập với thế giới giúp Việt Nam có nhiều
điều kiện để tìm hiểu hệ thông pháp luật khác nhau trên thế giới.Điều đó sẽ tác động
tích cực tới sự phát triển và hoàn thiện luật pháp, trong đó bao gồm cả Luật dân sự.
Dưới đây là một số chế định về thực hiện công việc không có ủy quyền, được lợi từ

tài sản không có căn cứ pháp luật trong pháp luật dân sự của một số nước trên thế
giới
4.1. Pháp luật dân sự Đức
Trước hết là sự so sánh, liên hệ với pháp luật dân sự Đức. Tất cả gồm 11
phần trong Bộ luật Dân sự Đức và thuộc loại luật nghĩa vụ liên quan giữa hợp đồng
và vi phạm. Đây là phần chung về nghĩa vụ bao trùm một số lĩnh vực được chia là
phần chung với tất cả các loại nghĩa vụ, ví dụ như quy định thực hiện nghĩa vụ,
miễn, giảm trách nhiệm hay chuyển nhượng.
Một là, nhìn ngược lại theo hướng vấn đề được lợi về tài sản không có căn cứ
pháp luật như một hợp đồng, nơi mà sự bồi hoàn đặt ra khi vấn đề này xuất hiện
luôn được yêu cầu để thu dọn những sai sót của luật hợp đồng.
Hai là, vấn đề, với mục đích đơn giản, được nhìn nhận như một vi phạm và
hơn hết là vi phạm liên quan đến Luật bất động sản.
6 dạng bồi hoàn:
1. Từ chấm dứt hợp đồng
2. Thực hiện công việc không có ủy quyền
3. Vi phạm
4. Kiểu chủ sở hữu/ người sử dụng
5. Kiểu thay thế
18


6. Kiểu chuyển nhượng
4.2. Pháp luật dân sự Trung Quốc
Pháp luật dân sự Trung Quốc đề cập tới điều kiện cần thiết phát sinh nghĩa vụ
trong việc thực hiện công việc không có ủy quyền. Đó là :
1. Thực hiện công việc cho một người khác là điều kiện cần thiết của thực hiện công
việc không có ủy quyền
2. Phải có mục đích đem lại lợi ích cho chính người có công việc được thực hiện
3. Việc thực hiện công việc là không có căn cứ pháp lý, không được quy định trong

luật
4.3. Những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự Trung Quốc và Bộ luật dân
sự Ba Lan có những điểm khác nhau so với Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005

- Hành động thực hiện công việc cho một người khác là có thật; việc thực hiện
công việc phải đem lại lợi ích cho chính người có công việc; việc thực hiện

-

công việc là không có căn cứ pháp lý, không được quy định trong luật.
Một nghĩa vụ pháp lý đã được pháp luật quy định thì đây là cơ sở pháp luật,

-

vì vậy không được coi là thực hiện công việc không có ủy quyền.
Mục đích của việc thực hiện công vệc không có ủy quyền không cần thiết
phải được biểu lộ ra bên ngoài nhưng vẫn phải đảm bảo đúng với ý chí, lợi

-

ích của người có công việc.
Dẫn đến sự phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên có liên quan.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người thực hiện công việc khi trái với ý
chí của bên có công việc, là đều phải bồi thường thiệt hại nhưng pháp luật Ba
Lan có quy định trường hợp người thực hiện được miễn trừ trách nhiệm khi
người có ý chí của người có công việc trái với quy định của pháp luật hoặc
không phù hợp với các nguyên tắc hợp tác xã hội.

Bộ luật dân sự Ba Lan quy định trong trường hợp người thực hiện công việc
không có sự thay đổi về tài sản không minh bạch hoặc mang lại lợi ích quá dễ dàng


19


cho người có công việc hoặc ý chí đi ngược lại với ý chí ban đầu, thì người thực
hiện công việc sẽ phải chịu trách nhiệm khôi phục lại tình trang tài sản ban đầu.
Một người làm chuyển hướng một mối nguy cơ đe dọa đến người khác bảo vệ tài
sản của mình có thể yêu cầu người kia hoàn trả các chi phí hợp lý, mặc dù nếu hành
động chứng minh của anh ta bị bác bỏ thì anh ta sẽ phải chịu trách nhiệm cho phần
lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý do cẩu thả.
Đề cập tới vấn đề khi có sự thông qua,xác nhận của người có công việc đã được
thực hiện thì việc thực hiện bất kỳ một công việc nào sau này đều có kết quả của sự
ủy quyền hay nói cách khác mối quan hệ quyền và nghĩa vụ của các bên có thể sử
dụng làm các quy tác liên quan cho việc ủy quyền sau này.
Trên đây là những so sánh về các chế định thực hiện công việc không có ủy
quyền và được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật được điều chỉnh bởi pháp
luật dân sự Việt Nam và một số nước trên thế giới. Mọi sự so sánh đều mang ý
nghĩa tích cực trong sự phát triển và hoàn thiện pháp luật dân sự Việt Nam, là căn cứ
để Luật dân sự Việt Nam thay đổi và hoàn thiện.

20


Kết luận
Tóm lại, chế định thực hiện công việc không có ủy quyền ban đầu xuất phát
từ quan hệ bạn bè, láng giềng – những người thực hiện không đi tìm kiếm lợi ích từ
công việc của mình.Chế định này làm phát sinh nghĩa vụ dân sự đối với người tiến
hành công việc và người có công việc được thực hiện. Tuy nhiên nghĩa vụ dân sự
phát sinh trong khuôn khổ chế định này không phải là dó ý chí của người thực hiện
công việc mà là do công việc này có ích cho công việc.

Quy định liên quan đến nghĩa vụ do chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi
về tài sản không có căn cứ pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo thực
hiện quyền và nghĩa vụ của các bên. Nghĩa vụ quan trọng nhất được pháp luật ghi
nhận trong chế định này chính là nghĩa vụ hoàn trả.
Nghĩa vụ do chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ
pháp luật là một chế định mới. Chế định về thực hiện công việc không có ủy quyền
tuy không mới nhưng nghiêm cứu so sánh thực tiễn xét xử Việt Nam với một số
nước cho thấy chúng ta vẫn rất ít khai thác chế định này. Do vậy, trong bối cảnh sửa
đổi bổ sung Bộ luật dân sự hiện nay cần phải quan tâm nghiên cứu để có thể đưa hai
chế định này vào thực tiễn xét xử để đảm bảo những quyền lợi và nghĩa vụ chính
đáng của các bên liên quan.

21


Tài liệu tham khảo
1.Bộ luật dân sự năm 2005.
2.Giáo trình Luật dân sự (Học viện Tư Pháp), NXB Công an nhân dân, năm 2007.
3.Bình luận khoa học BLDS 2005 (tập 2), Bộ Tư Pháp, NXB Chính trị Quốc gia.
4.Luật nghĩa vụ dân sự và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, PGS.TS.Đỗ Văn Đại,
NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội – 2012.

22



×