Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tiểu luận Lý Thuyết Thống Kê potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 17 trang )

Nhóm 15 – K08405A:
1. Tăng Khiết Hinh K084050775
2. Đỗ Thị Ngọc Khánh K084050786
3. Trương Thị Tuyết Mai K084050804
4. Nguyễn Thị Xuân Thanh K084050848
5. Nguyễn Minh Hà K084050760
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ - LUẬT
ﮧﮧﮧﮧﮧﮧﮧﮧﮧﮧﮧ
MỤC LỤC
PHẦN I – ĐỊNH HƯỚNG THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 2
1.Lí do chọn đề tài 2
2.Mục tiêu của đề tài 3
3.Ý nghĩa đề tài 3
PHẦN II – QUY TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 3
Phương pháp nghiên cứu định tính: 4
Phương pháp nghiên cứu định lượng: 5
PHẦN III – PHÂN TÍCH MẪU ĐIỀU TRA VÀ KẾT QUẢ 6
Các luồng ý kiến đối với chính sách tăng học phí: 6
Sự thay đổi về chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất 8
PHẦN IV – MÔ HÌNH HỒI QUY 12
PHẦN V – KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 14
PHỤ LỤC 15
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN 15
PHẦN I – ĐỊNH HƯỚNG THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Lí do chọn đề tài
Trước nền kinh tế đang dần hồi phục sau khủng hoảng, cuộc sống nhân dân còn nhiều khó khăn,
thì chính sách tăng học phí lại được áp dụng. Việc tăng học phí sẽ giúp nâng cao chất lượng giáo
dục,cải thiện cơ sở hạ tầng. Nhưng do thực tế thì chưa chứng minh được điều đó. Hơn nữa, học phí
tăng cao nhưng học bổng dành cho sinh viên vượt khó, học giỏi vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong
giới sinh viên. Trước những vấn đề trên, chúng tôi nhận thấy cần có một cuộc điều tra trong giới sinh


viên, để tìm hiểu suy nghĩ, nguyện vọng của sinh viên xoay quanh vấn đề tăng học phí. Như chúng ta
đã biết : một chính sách nhà nước đưa ra có đạt kết quả tốt như mong muốn, trước hết phải hợp lòng
2
dân và chính sách tăng học phí cũng thế, cũng cần biết sinh viên nghĩ gì đối với chính sách, để từ đó có
những điều chỉnh, thay đổi, bổ sung phù hợp cho thỏa lòng dân. Do nhận thấy sự thiết thực của vấn đề
này nên chúng tôi quyết định chọn đây là đề tài dể nghiên cứu,tìm hiểu
2. Mục tiêu của đề tài
Đề tài nghiên cứu về chính sách tăng học phí của nhóm chủ yếu hướng tới các mục tiêu sau:
• Từ việc nghiên cứu đề tài, chúng tôi sẽ biết được một cách chính xác những luồng ý kiến của
sinh viên về vấn đề tăng học phí
• Từ đó, đưa ra những chính sách điều chỉnh đi kèm với chính sách tăng học phí,để tạo sự hưởng
ứng,ủng hộ của sinh viên về chính sách này.
• Cung cấp thông tin cần thiết cho cấp lãnh đạo giáo dục có chính sách tăng học phí phù hợp với
từng hệ thống giáo dục ( trong và ngoài công lập) .
3. Ý nghĩa đề tài
• Việc xác định được những luồng ý kiến của sinh viên xoay quanh vấn đề tăng học phí sẽ giúp
các nhà lãnh đạo ngành giáo dục hiểu được sinh viên đang nghĩ gì với chính sách tăng học phí
của chính phủ. Về phía sinh viên, họ được thể hiện quyền công dân đóng góp ý kiến cá nhân,bày
tỏ quan điểm với chính sách này của chính phủ.
• Từ việc xác định những luồng ý kiến,các cấp lãnh đạo giáo dục sẽ đưa ra những chính sách điều
chỉnh phù hợp với những luồng ý kiến của sinh viên. Sự điều chỉnh này giảm bớt những luồng ý
kiến tiêu cực,tăng sự ủng hộ trong giới sinh viên. Về phía sinh viên, khi được đáp ứng những
nguyện vọng chính đáng,họ sẽ có tâm lí tinh tưởng nhà nước,tích cực học tập và chấp nhận
chính sách tăng học phí với tinh thần tự nguyện,ủng hộ.
• Bên cạnh đó, cần có những chính sách tăng học phí cụ thể đối với trường công lập và ngoài
công lập. Để tránh những phản ứng tiêu cực của sinh viên,tránh việc nhà trường tự tạo nên
những khoản học phí mà sinh viên không biết,hoặc có những trường có tình tăng học phí vượt
trần quy định. Đi kèm với việc tuân thủ chính sách tăng học phí của các trường, chính phủ cũng
nên có những biện pháp cưỡng chế đối với những trường quy phạm trong việc cố tình tăng học
phí cao hơn quy định.

PHẦN II – QUY TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Dựa trên mục tiêu đã đề ra đối tượng, đơn vị và phạm vi nghiên cứu được xác định:
+ Đối tượng nghiên cứu: thái độ của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh về chính
sách tăng học phí.
+ Đơn vị nghiên cứu: sinh viên các trường đại học công lập và ngoài công lập áp dụng chính
sách tự định học phí trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, nên tổng thể của cuộc nghiên cứu
là tổng thể bộc lộ.
3
+ Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi các trường công lập và ngoài
công lập trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh
• Sinh viên các trường công lập: các trường trực thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM ( Đại
học Khoa học Tự nhiên TP.HCM, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn TP.HCM,
Khoa kinh tế - luật…), Đại học kinh tế TP.HCM, Đại học Ngoại thương TP.HCM…
• Sinh viên các trường ngoài công lập áp dụng chính sách tự định học phí: Đại học Tôn
Đức Thắng, Đại học dân lập Hùng Vương, Đại học Văn Lang
+ Thời gian nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện trong tháng 12/2009 và hoàn thành vào
tháng 1/2010
Với nội dung về đối tượng và phạm vi nghiên cứu đã thống nhất như trên, đề tài được thực hiện
thông qua hai phương pháp nghiên cứu sau:
 Phương pháp nghiên cứu định tính:
Mục đích của phương pháp: đây là giai đoạn hình thành các biến trên mô hình nghiên cứu.
+ Thu thập các bài báo trên mạng về các vấn đề liên quan đến chính sách tăng học phí.
+ Tham khảo ý kiến của một số anh chị khóa trước về sự phù hợp của các biến trong mô hình
nghiên cứu.
+ Thiết kế bảng câu hỏi gồm có:
• Câu hỏi đóng
• Câu hỏi liệt kê một lựa chọn
• Câu hỏi phân mức
• Câu hỏi chấm điểm
• Câu hỏi mở

Với các thang đo như sau:
Các loại thang đo Câu hỏi
Thang đo định danh (Norminal Scale) Câu 1,5,6
Thang đo thứ bậc (Ordinal Scale) Câu 2,3,7,9,10
Thang đo khoảng (Interval Scale) Câu 8
Thang đo tỉ lệ (Ratio Scale) Không có
4
+ Điều tra thử 10 sinh viên được chọn ngẫu nhiên để kiểm tra độ tương thích của bảng câu hỏi
và các biến đã xác định bằng phương pháp định tính.
 Phương pháp nghiên cứu định lượng:
Mục đích của phương pháp: đây là giai đoạn nghiên cứu chính thức, kiểm định mô hình nghiên cứu
đã đề ra.
+ Thực hiện điều tra không toàn bộ:
• Số lượng mẫu: 95 sinh viên trong đó tì lệ sinh viên khảo sát ở các trường cụ thể như
sau:
• Phương pháp lấy mẫu: lấy mẫu định tính: lấy mẫu định mức. Trước tiên chọn ra các
trường đại học công lập và ngoài công lập, tiếp theo là chọn một cơ sở của các trường
đại học được chọn, cuối cùng là chọn ngẫu nhiên các sinh viên học tại cơ sở đó.
+ Phân tích dữ liệu:
• Các luồng ý kiến đối với chính sách tăng học phí
 Có bao nhiêu phần trăm sinh viên quan tâm đến chính sách tăng học phí
 Có bao nhiêu phần trăm sinh viên hài lòng, không hài lòng với chính sách tăng
học phí
 Trong số sinh viên hài lòng, đề cập đến nguồn cung cấp tài chính, dạng hỗ trợ
học phí
• Sự thay đổi cơ sở vật chất và chất lượng giảng dạy
5
PHẦN III – PHÂN TÍCH MẪU ĐIỀU TRA VÀ KẾT QUẢ
Các luồng ý kiến đối với chính sách tăng học phí:
Có 51,6% sinh viên tham gia khảo sát có quan tâm đến “ Đề án Đổi mới cơ chế tài chính giáo

dục giai đoạn 2009-2014”, trong số đó có 16,33% chấp nhận được mức tăng học phí của trường mình.
Trong số 49,4% còn lại không quan tâm đến đề án này thì có 17,39% chấp nhận được mức tăng học
phí
 Cho dù là quan tâm hay không quan tâm đến Đề án đổi mới cơ chế giáo dục thì cũng ít
sinh viên được khảo sát chấp nhận được mức tăng học phí của trường mình (23,1%). Đặc biệt số sinh
viên được khảo sát hoàn toàn không hài lòng với mức tăng học phí chiếm khá cao 33,7%
 Điều này chứng tỏ bước thực hiện ban đầu của cơ chế tự định học phí của các trường đại
học đã gây nhiều tâm lí không thõa mãn, không hài lòng trong giới sinh viên
Vậy liệu có phải tâm lí không hài lòng này xuất phát la do sinh viên đa phần là chưa tự tạo được
thu nhập , nguồn cung cấp tài chính của họ chủ yếu là do bố mẹ ( 91,6% sinh viên được khảo sát khẳng
định nguồn cung cấp tài chính của họ là bố mẹ và chỉ có 5,3% được hưởng chính sách hỗ trợ học phí).
6
Cụ thể, trong số sinh viên chấp nhận được mức tăng học phí này: 88,2% do bố mẹ cung cấp tài
chính, số còn lại thì tự trang trải bằng việc làm thêm và các nguồn cung cấp tài chính khác. 13, 33% số
sinh viên có nguồn cung cấp tài chính từ bố mẹ thì gia đình thuộc diện được hưởng chính sách hỗ trợ
học phí
Như vậy,thái độ của sinh viên trước vấn đề này phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tài chính
của bố mẹ. Do đó, phải chăng Nhà nước cần cân nhắc hoàn cảnh các hộ gia đình Việt Nam có con đang
theo học ở các trường Đại học trong nước để có cơ chế tăng học phí phù hợp hơn.
Các trường công lập
(nhóm 1)
Số lượng SV được khảo sát
(F
i
)
Mức tăng học phí trung bình
(%) (X
i
)
ĐH Kinh tế 11 33

ĐH Công nghiệp 3 33
ĐH Ngoại thương 14 85.7
ĐH Quốc Gia 20 20
Các trường ngoài công lập
(Nhóm 2)
ĐH Tôn Đức Thắng 9 16.36
ĐH Hồng Bàng 13 33
ĐH Makerting 5 10
ĐH Dân lập Hùng Vương 5 10
ĐH Văn Lang 15 22
o Trung bình có trọng số của mức tăng học phí:
==


i
ii
F
FX
X
32,3%
o Trung bình mức tăng học phí của các trường công lập:
==


i
ii
F
FX
X
1

42,95%
o Trung bình mức tăng học phí của các trường ngoài công lập:
==


i
ii
F
FX
X
2
21,4%
XX
21
>
do bị ảnh hưởng bởi giá trị ngoại lệ ( Đh ngoại thương)
Điều này giải thích mức tăng học phí trung bình của các trường công lập cao hơn mức tăng học
phí trung bình của các trường ngoài công lập. Tuy nhiên, cần phải chú ý học phí của các trường ngoài
công lập vốn rất cao (thường từ 3 triệu trở lên) so với các trường công lập( dưới 2 triệu) nên không thể
coi Trung bình mức tăng học phí là thước đo chuẩn cho việc đánh giá Trường công hay trường tư tăng
nhiều hơn.
7
Sự thay đổi về chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất
Theo các sinh viên được khảo sát thì chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên và cơ sở vật
chất nhìn chung là không đổi sau khi các trường đã thực hiện tăng học phí vào đầu năm học này. Cụ thể
như sau:
Khoảng 80% số sinh viên được khảo sát cho rằng chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên
xét về kiến thức và phương pháp giảng dạy là không đổi
Trên 70% số sinh viên được khảo sát cho rằng cơ sở vật chất của trường mình không có thay đổi
xét về phòng học, tài liệu tham khảo, thư viện…

 Chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên
Frequency Table
Vững kiến thức chuyên môn
Frequenc
y Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid tot hon 14 14.7 14.7 14.7
khong doi 81 85.3 85.3 100.0
Total 95 100.0 100.0
Dẫn dắt SV thực tế
Frequenc
y Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid tot hon 12 12.6 12.6 12.6
khong doi 83 87.4 87.4 100.0
Total 95 100.0 100.0
Phương pháp giảng dạy
Frequenc
y Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid tot hon 22 23.2 23.2 23.2

khong doi 73 76.8 76.8 100.0
Total 95 100.0 100.0
8
 Cơ sở vật chất
Frequency Table
9
Phòng học rộng, thoáng mát
Frequenc
y Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid khong doi 69 72.6 72.6 72.6
tot hon 26 27.4 27.4 100.0
Total 95 100.0 100.0
Tài liệu tham khảo phong phú, đa dạng
Frequenc
y Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid khong doi 81 85.3 85.3 85.3
tot hon 14 14.7 14.7 100.0
Total 95 100.0 100.0
Thư viện, phòng đọc sách báo
Frequenc
y Percent
Valid

Percent
Cumulative
Percent
Valid khong doi 79 83.2 83.2 83.2
tot hon 16 16.8 16.8 100.0
Total 95 100.0 100.0
Trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy
Frequenc
y Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid khong doi 69 72.6 72.6 72.6
tot hon 26 27.4 27.4 100.0
Total 95 100.0 100.0
Thiết bị thực hành, phòng thí nghiệm
Frequenc
y Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid khong doi 81 85.3 85.3 85.3
tot hon 14 14.7 14.7 100.0
Total 95 100.0 100.0
10
 Nhận xét:
Dựa theo số liệu thống kê có thể nói cơ sở vật chất và chất lượng giảng dạy vẫn chưa cải thiện
được mặc dù đã áp dụng chính sách tăng học phí. Tuy nhiên cũng cần nhìn nhận khách quan hơn về

vấn đề này :
• Chính sách tăng học phí mới được đưa vào thực hiện từ đầu năm học 2009-2010 nên có thể các
trường chưa kịp nâng cấp cơ sở vật chất và trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên cho
tương xứng với học phí hiện tại
• Có thể một số trường do cơ sở vật chất đã hoàn thiện nên đang trong giai đoạn thu hồi lại vốn
11
PHẦN IV – MÔ HÌNH HỒI QUY
Nhận thấy giữa mối liên hệ giữa Mức tăng học phí (%) (MTHP) và Mức độ hài long (1-5) (MDHL)
chúng tôi quyết định xây dựng mô hình hồi quy giữa 2 biến này.
Chúng tôi chọn ra 30 bản khảo sát mà chúng tôi cho là có số liệu tốt nhất để tiến hành xây dựng mô
hình hồi quy đơn
Đây là kết quả từ phần mềm Eview
Dependent Variable: MDHL
Method: Least Squares
Date: 01/07/10 Time: 22:04
Sample: 1 30
Included observations: 30
MDHL=C(1)+C(2)*MTHP
Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C(1) 2.318632 0.191532 12.10569 0.0000
C(2) -1.552209 0.436417 -3.556708 0.0014
R-squared 0.311196 Mean dependent var 1.766667
Adjusted R-
squared 0.286596 S.D. dependent var 0.727932
S.E. of regression 0.614835 Akaike info criterion 1.929415
Sum squared
resid 10.58462 Schwarz criterion 2.022828
Log likelihood -26.94123 Durbin-Watson stat 2.094095
Mô hình hồi quy:
Estimation Command:

=====================
LS(DERIV=AA) MDHL=C(1)+C(2)*MTHP
Estimation Equation:
=====================
MDHL=C(1)+C(2)*MTHP
Substituted Coefficients:
12
=====================
MDHL=2.318632261-1.552209208*MTHP
 Mô hình hồi quy mà chúng tôi đề nghị:

n
MDHL
=2.318632261-1.552209208*
n
MTHP
+
n
ε
(0.191532) (0.436417)
 Kiểm định tính có ý nghĩa của biến giải thích MTHP trong mô hình về MDHL ở mức ý nghĩa
=
α
5%
0)2(:
0)2(:
1

=
C

C
H
H
o
Giá trị so sánh
0
t
:
5568,3
4364,0
05522,1)2()2(
ˆ
)2(
ˆ
0
−=
−−
=

=
s
C
CC
t
048,2
28
975,0
2
2
1

==


tt
n
α
So sánh
0
t
=3,5568 và
28
975,0
t
:
0
t
>
28
975,0
t


Bác bỏ giả thuyết
0
H
ở mức ý nghĩa 5%
=>Vậy C(2) ≠ 0 ở mức ý nghĩa 5% và biến giải thích MTHP có ý nghĩa trong mô hình MDHL
Ta có thể thể hiện mô hình này qua biểu đồ sau:
13
PHẦN V – KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP

Tóm lại, việc tăng học phí và cần thiết. Tuy nhiên, chính phủ nên tăng học phí như thế nào là
phù hợp với mức sống hiện tại của người dân. Mức học phí mà chính phủ đưa ra đúng với tình hình
chung, nhưng vào từng lĩnh vực, từng đối tượng cụ thể sẽ có khó khăn. Mặc dù chúng ta đã nói đối với
những người khó khăn sẽ được hỗ trợ, bù đắp nhưng thực sự chính sách hỗ trợ của chính phủ đối với
thực tế yêu cầu của người dân là có khoảng cách. Nên học phí phải cụ thể để đáp ứng, phù hợp với
từng đối tượng. Nếu không, chính sách của chúng ta chỉ đúng với một số nhóm đối tượng. Đồng thời,
cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục phải mau chóng được cải thiện, chất lượng giảng dạy cần nâng
cao. Việc tăng học phí của các trường cần phải được các cơ quan chức năng giám sát kĩ, để tránh thực
trạng các trường lợi dụng chính sách nhà nước mà cố tình tăng học phí quá mức thực tế nhằm thu lợi,
gây mất niềm tin trong lòng người dân đối với nhà nước.
Điều chỉnh theo hướng tăng học phí chỉ nên thực thi khi xây dựng được hệ thống các giải pháp
đồng bộ về quản lý và sử dụng các nguồn lực
Một là, Nhà nước thực hiện chế độ tín dụng cho người học ĐH. Hai là, hoàn thiện các chính
sách xã hội như miễn giảm học phí, cấp học bổng cho các đối tượng chính sách, SV nghèo
Hiện chế độ tín dụng đã có nhưng còn nhiều bất cập (quĩ tín dụng quá ít, thủ tục phiền hà, cơ
chế vay và trả còn chưa hợp lý ). Cần có một chính sách tín dụng đào tạo rộng rãi và hiệu quả hơn
bằng các giải pháp:
- Để tăng quĩ tín dụng, một trong các giải pháp là Nhà nước nên chuyển khoản kinh phí đào tạo
lâu nay cấp trực tiếp cho trường sang quĩ tín dụng đào tạo. Như vậy sẽ thu hồi được phần lớn số kinh
phí này để quay vòng khi người học có thu nhập sau tốt nghiệp.
- Tín dụng SV không chỉ có học phí mà cả sinh hoạt phí. Không chỉ cho các SV công lập mà cho
cả SV ngoài công lập (vì người tốt nghiệp ĐH đều là nguồn nhân lực chất lượng cao đóng góp cho sự
phát triển kinh tế - xã hội, chưa kể điều này sẽ tạo điều kiện cho các trường ngoài công lập phát triển,
góp phần thực hiện chiến lược phát triển sự nghiệp GDĐH của Nhà nước).
14
PHỤ LỤC
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN
Họ & tên…………………………………………………………………………………………………
Trường…………………………………………………Sinh viên năm………………………………….
Số điện thoại………………………………………………………………………………………………

GIỚI THIỆU
Xin chào bạn! Chúng tôi đang thực hiện một cuộc thăm dò về thái độ của sinh viên với chính sách tăng
học phí của chính phủ hiện nay. Mục đích của cuộc thăm dò này là để tìm hiểu suy nghĩ, nguyện vọng
của sinh viên xoay quanh vấn đề tăng học phí, qua đó có thể đóng góp thêm ý kiến chung về những ưu
điểm cũng như khuyết điểm của chính sách này. Chúng tôi hi vọng cùng với sự hợp tác của bạn kết quả
cuộc thăm dò này có thể giúp cơ quan chức năng có thêm cái nhìn thực tế đối với phản ứng, nguyện
vọng của sinh viên trước việc chính sách này được áp dụng từ đó mà thực hiện chính sách này một
cách hợp lòng dân.
1. Bạn có biết về “Đề án Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục giai đoạn 2009-2014” của Bộ giáo dục
không?
a) có
b) không
2. Hãy xếp hạng mức độ quan tâm của bạn với những đề án đổi mới sau ( quan tâm nhất thì ghi số
1, quan tâm nhì thì ghi số 2, quan tâm ba thì ghi số 3)
Đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo duc :…….……
Đầu tư về cơ sở vật chất :……………………………………
Đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục - tăng học phí:………
3. Học phí hiện tại của trường bạn là (tính theo học kì):
a) 1-2 triệu
b) 2-3 triệu
c) 3-4 triệu
d) trên 4 triệu
4. Năm nay học phí của trường bạn tăng lên 1 khoảng (so với cuốn những điều cần biết hoặc giữa
các học kỳ):….……………đồng (tương đương……………………%)
5. Bạn có thuộc dạng hỗ trợ học phí không? Nếu có, mức học phí được hỗ trợ là bao nhiêu?
a) giảm 100% mức học phí
b) giảm 50% mức học phí
15
c) giảm và được học bổng
d) không được hỗ trợ

6. Ai là người cung cấp tài chính cho bạn đóng học phí
a) bố mẹ
b) họ hàng (anh chị hoặc người thân trong dòng họ)
c) Bạn tự trang trải học phí bằng việc làm thêm
d) từ nguồn khác
7. Khả năng tài chính của bạn đáp ứng được mức học phí nào sau đây (tính theo học kì )
a) < 3 triệu
b) 3 – 4 triệu
c) 4 - 5 triệu
d) > 5 triệu
8. Đánh giá mức độ hài lòng đối với mức tăng học phí
Hoàn
toàn
không hài
lòng
Không
hài lòng
Được Hài lòng Rất hài
lòng
Mức độ hài lòng của bạn 1 2 3 4 5
Mức độ hài lòng của người cung
cấp tài chính cho bạn
1 2 3 4 5
9. Sau khi tăng học phí thì bạn nhận thấy chất lượng giạng dạy của đội ngũ giảng viên có gì khác
không?
Tốt hơn Không đổi
Vững kiến thức chuyên môn
Dẫn dắt sinh viên thực tế nhiều
Phương pháp giảng dạy
10.Sau khi tăng học phí bạn nhận thấy cơ sở vật chất có gì khác không?

Không đổi Tốt hơn
Phòng học rộng, thoáng mát
Tài liệu tham khảo phong phú, đa dạng
Thư viện, phòng học, sách báo phục vụ
Trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy
Thiết bị thực hành, phòng thí nghiệm phục
vụ

11.Bạn có kiến nghị gì về chính sách tăng học phí không?
16
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………
CÁM ƠN BẠN ĐÃ GIÚP ĐỠ CHÚNG TÔI !
Ngày phỏng vấn: ……/……/2009
Thời gian phỏng vấn: ………………….phút. Từ……… giờ …….đến…….giờ…………………
Tên phỏng vấn viên : ………………………………………………………………………………
17

×