Tải bản đầy đủ (.pdf) (200 trang)

toàn văn Giá trị của hôn nhân và gia đình công giáo ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.8 MB, 200 trang )

I HC QUC GIA H NI

TRNG I HC KHOA HC X HI V NHN VN

TH NGC ANH

GIá TRị CủA HÔN NHÂN Và GIA ĐìNH CÔNG GIáO
ở VIệT NAM HIệN NAY

LUN N TIN S TRIT HC

H NI 2015


I HC QUC GIA H NI
TRNG I HC KHOA HC X HI V NHN VN

TH NGC ANH

GIá TRị CủA HÔN NHÂN Và GIA ĐìNH CÔNG GIáO
ở VIệT NAM HIệN NAY

Chuyờn ngnh
Mó s

: CNDVBC & CNDVLS
: 62 22 80 05

LUN N TIN S TRIT HC

Ngi hng dn khoa hc: GS. TS. NGUYN VN TI



H NI - 2015


Lời cam đoan

- Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu khoa học Giá trị của hôn nhân
và gia đình Công giáo ở Việt Nam hiện nay, dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của
Giáo sƣ, Tiến sĩ Nguyễn Văn Tài là hoàn toàn mới, không có sự trùng lặp với
các công trình nghiên cứu khác.
- Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án
chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ công trình khoa học nào.

Tác giả

Đỗ Thị Ngọc Anh

i


Lời cảm ơn

Tôi xin trân trọng cảm ơn Thầy - Nhà giáo Nhân dân, Giáo sƣ, Tiến sĩ
Nguyễn Văn Tài - Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã tận tình
hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận án.
Xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô giáo, các nhà khoa học, giảng viên
của Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị (cơ sở đào tạo cũ)
và Khoa Triết học của Trƣờng Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học
Quốc gia Hà Nội (cơ sở đào tạo hiện tại) đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình

tham gia học nghiên cứu sinh.
Xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các Thầy, Cô giáo và gia đình,
bè bạn đã giúp đỡ, ủng hộ tôi hoàn thành luận án.
Tác giả

Đỗ Thị Ngọc Anh

ii


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
NỘI DUNG....................................................................................................... 6
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................... 6
1.1. Tình hình nghiên cứu đề tài .................................................................... 6
1.2. Nguồn tài liệu Công giáo, khái niệm và những lý thuyết cơ bản ......... 21
1.2.1. Tài liệu Công giáo........................................................................... 21
1.2.2. Một số khái niệm ............................................................................ 23
1.2.3. Những lý thuyết cơ bản................................................................... 28
Chƣơng 2. HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CÔNG GIÁO Ở VIỆT NAM 32
2.1. Công giáo ở Việt Nam .......................................................................... 32
2.1.1. Khái quát về Công giáo .................................................................. 32
2.1.2. Vài nét về sự hình thành Công giáo ở Việt Nam ............................ 34
2.2. Hôn nhân Công giáo ở Việt Nam ......................................................... 36
2.2.1. Quan niệm của Công giáo Việt Nam về hôn nhân ......................... 36
2.2.2. Mục đích của hôn nhân Công giáo Việt Nam ................................ 38
2.2.3. Đặc điểm của hôn nhân Công giáo Việt Nam ................................ 40
2.3. Gia đình Công giáo ở Việt Nam ........................................................... 46
2.3.1. Quan niệm của Công giáo Việt Nam về gia đình ........................... 46

2.3.2. Đặc điểm của gia đình Công giáo Việt Nam .................................. 48
2.4. Mối quan hệ, sự tƣơng đồng và khác biệt giữa hôn nhân, gia đình của
ngƣời Công giáo với ngƣời ngoài Công giáo ở Việt Nam........................... 56
2.4.1. Mối quan hệ giữa hôn nhân và gia đình Công giáo ở Việt Nam .... 56
2.4.2. Sự tƣơng đồng giữa hôn nhân, gia đình của ngƣời Công giáo với
ngƣời ngoài Công giáo ở Việt Nam .......................................................... 58
2.4.3. Sự khác biệt giữa hôn nhân, gia đình của ngƣời Công giáo với
ngƣời ngoài Công giáo ở Việt Nam .......................................................... 61

iii


Tiểu kết chƣơng 2 ......................................................................................... 66
Chƣơng 3. NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA HÔN NHÂN CÔNG GIÁO
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ........................................................................... 68
3.1. Hôn nhân tự do, tự nguyện giữa hai ngƣời khác giới ........................... 69
3.2. Hôn nhân chung thuỷ ............................................................................ 73
3.3. Hôn nhân mang tính thánh thiêng ......................................................... 84
3.4. Hôn nhân vì sự phát triển con ngƣời..................................................... 93
Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 96
Chƣơng 4. NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA GIA ĐÌNH CÔNG GIÁO
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ........................................................................... 98
4.1. Gia đình bền vững ................................................................................. 98
4.2. Gia đình có sự liên kết chặt chẽ giữa các thành viên .......................... 109
4.3. Tôn trọng sự sống và yêu thƣơng con ngƣời ...................................... 112
4.4. Gia đình là môi trƣờng truyền thụ các giá trị văn hoá, đạo đức và tôn
giáo; là chủ thể tích cực tham gia vào đời sống xã hội .............................. 120
4.4.1. Gia đình là môi trƣờng truyền thụ các giá trị văn hoá, đạo đức và
tôn giáo.................................................................................................... 120
4.4.2. Gia đình là chủ thể tích cực tham gia vào đời sống xã hội........... 124

Tiểu kết chƣơng 4 ...................................................................................... 127
Chƣơng 5. PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA HÔN NHÂN, GIA ĐÌNH CÔNG
GIÁO TRONG CỘNG ĐỒNG GIÁO DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY ..... 129
5.1. Những vấn đề đặt ra trong việc phát huy giá trị của hôn nhân, gia đình
Công giáo trong cộng đồng giáo dân Việt Nam hiện nay.......................... 129
5.1.1. Tính tất yếu của việc phát huy giá trị của hôn nhân, gia đình Công
giáo trong cộng đồng giáo dân Việt Nam hiện nay ................................ 129
5.1.2. Những thách đố trong việc phát huy giá trị của hôn nhân, gia đình
Công giáo trong cộng đồng giáo dân Việt Nam hiện nay ...................... 139

iv


5.1.2.1. Những chuyển biến về hôn nhân, gia đình của ngƣời Công giáo
Việt Nam hiện nay ............................................................................... 140
5.1.2.2. Một số hạn chế, khó khăn trong việc phát huy giá trị của hôn
nhân, gia đình Công giáo ở Việt Nam hiện nay .................................. 150
5.2. Giải pháp cơ bản phát huy giá trị của hôn nhân, gia đình Công giáo
trong cộng đồng giáo dân Việt Nam hiện nay ........................................... 153
5.2.1. Giải pháp về nâng cao nhận thức các giá trị ................................. 153
5.2.2. Giải pháp về phát triển các giá trị ................................................. 154
5.2.3. Giải pháp về hiện thực hoá các giá trị trong đời sống của ngƣời
Công giáo ................................................................................................ 155
Tiểu kết chƣơng 5 ...................................................................................... 158
KẾT LUẬN .................................................................................................. 160
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................................................................. 163
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 164
PHỤ LỤC


v


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

1. St - Sách Sáng thế
2. Xh - Sách Xuất hành
3. Lv - Sách Lê-vi
4. Đnl - Sách Đệ nhị luật
5. Tb - Sách Tô-bi-a
6. Tv - Sách Thánh vịnh
7. Cn - Sách Châm ngôn
8. Hc - Sách Huấn ca
9. Ml - Sách Ma-la-khi
10. Mt - Tin mừng theo thánh Mát-thêu
11. Mc - Tin mừng theo thánh Mac-cô
12. Lc - Tin mừng theo thánh Luc-ca
13. Ga - Tin mừng theo thánh Gio-an
14. Rm - Thƣ gửi tín hữu Rô-ma
15. 1Cr - Thƣ gửi tín hữu Cô-rin-tô
16. 2Cr - Thƣ gửi tín hữu Cô-rin-tô
17. Ep - Thƣ 1 gửi tín hữu Ê-phê-xô
18. Cl - Thƣ gửi tín hữu Cô-lô-xe
19. Kh - Sách khải huyền
20. GLHT - Giáo lý Hội Thánh
21. MV - Hiến chế mục vụ về Hội thánh trong thế giới ngày nay của
Công đồng Vaticanô II
22. TĐ - Sắc lệnh về Tông đồ Giáo dân của Công đồng Vaticanô II
23. GĐ - Tông huấn về Gia đình của Đức Giáo hoàng Gio-an Phao-lô II, 1981
24. GD - Tuyên ngôn về giáo dục Kitô giáo của Công đồng Vaticanô II.


vi


CHÚ GIẢI CÁCH TRÍCH DẪN TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng cách trích dẫn cụ thể sau đây:
Thứ nhất, đối với tài liệu tham khảo của Giáo hội, chúng tôi sử dụng
phƣơng pháp trích dẫn đặc thù của Công giáo, chẳng hạn:
- Tài liệu là Kinh thánh, khi trích dẫn đoạn 5, câu 17 Sách Sáng thế,
chúng tôi ghi: [St 5, 17], hoặc khi trích dẫn đoạn 7, câu 1 của Thư thứ nhất
gửi giáo đoàn Cô-rin-tô, chúng tôi ghi: [1Cr 7, 1].
- Tài liệu Sách Giáo lý của Hội Thánh Công giáo, khi trích dẫn câu số
1601, chúng tôi ghi: [56, số 1601], trong đó, 56 là số thứ tự của tài liệu tham
khảo đƣợc xếp theo vần a, b, c… trong phần Tài liệu tham khảo của đề tài,
còn 1601 là số câu đƣợc trích dẫn.
- Tài liệu là Bộ Giáo luật, khi trích dẫn điều 1078, chúng tôi ghi: [54,
điều 1078], trong đó, 54 là số thứ tự của tài liệu tham khảo đƣợc xếp theo vần
a, b, c… trong phần Tài liệu tham khảo của đề tài, còn 1601 là số câu đƣợc
trích dẫn.
Thứ hai, đối với những tài liệu tham khảo khác, chúng tôi sử dụng
phƣơng pháp trích dẫn thông thƣờng của một đề tài nghiên cứu khoa học.

vii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với mỗi ngƣời, hôn nhân là việc trọng đại, đánh dấu sự trƣởng thành về
tâm sinh lý, nhận thức và trách nhiệm xã hội. Đồng thời hôn nhân cũng mở ra
một hƣớng đi mới trong cuộc sống của mỗi con ngƣời. Trong xã hội hiện đại,

hôn nhân thƣờng đƣợc xây dựng trên cơ sở tự nguyện của tình yêu thƣơng
giữa một ngƣời nam và một ngƣời nữ mà kết quả của nó là sự ra đời của một
gia đình mới. Hay nói cách khác, gia đình đƣợc bắt đầu từ hôn nhân, hôn nhân
chính là điều kiện đầu tiên cần thiết cho sự thiết lập một gia đình.
Con ngƣời sống không thể tách rời gia đình. Gia đình và giáo dục gia
đình luôn in dấu ấn đậm nét nhất trong cuộc đời của mỗi con ngƣời. Vì vậy,
dù xét ở phƣơng diện nào đi nữa, gia đình vẫn luôn là tổ ấm, nơi nƣơng tựa
quan trọng của mỗi con ngƣời, là cội nguồn của mọi tình cảm. Gia đình có vai
trò quyết định trực tiếp tới sự hình thành thể lực, trí lực và nhân cách, văn hóa
của mỗi con ngƣời. Đồng thời, gia đình cũng là một thiết chế cơ bản của xã
hội, giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
của đất nƣớc. Gia đình là nền tảng, tế bào của xã hội, là một trong những nhân
tố quyết định sự hƣng thịnh của quốc gia. Muốn có một xã hội phát triển lành
mạnh, trƣớc hết từng “tế bào” phải phát triển lành mạnh, bền vững. Chủ tịch
Hồ Chí Minh từng chỉ rõ: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình
tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là
gia đình. Chính vì vậy, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội là phải chú ý hạt nhân
cho tốt” [87, tr. 300]. Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 21/2/2005 của Ban Chấp hành
Trung ƣơng Đảng Về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước cũng đã xác định: “Gia đình là một trong những nhân tố quan trọng
quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc
và xây dựng chủ nghĩa xã hội” [3].

1


Những trình bày trên đây chứng tỏ hôn nhân và gia đình là hai vấn đề
đặc biệt quan trọng, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và là nhân tố quyết
định sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, nền kinh tế thị
trƣờng đang trực tiếp tác động đến hôn nhân, gia đình làm rạn nứt, mai một

các giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam trên các phƣơng diện kinh tế,
văn hoá, đạo đức và lối sống… Đồng thời đây cũng là hệ quả của việc nhìn
nhận vấn đề hôn nhân, gia đình thiếu đúng đắn. Thực tiễn này đòi hỏi phải có
những hiểu biết cơ bản về vấn đề này. Yêu cầu đặt ra cho các nhà khoa học là
nghiên cứu cả về mặt lý luận và thực tiễn vấn đề hôn nhân, gia đình ở Việt Nam
hiện nay, tìm ra các giải pháp hữu hiệu phát huy những giá trị của hôn nhân,
gia đình truyền thống để xây dựng hôn nhân tiến bộ và gia đình hạnh phúc
trong xã hội hiện đại.
Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo. Giá trị của các tôn giáo đã đƣợc
khẳng định ở phƣơng diện đạo đức, văn hoá có nhiều điều phù hợp với công
cuộc xây dựng xã hội mới. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên Chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã nhấn mạnh: “tôn trọng
những giá trị đạo đức, văn hoá tốt đẹp của các tôn giáo” [34, tr. 51].
Theo số liệu thống kê của Hội đồng Giám mục Việt Nam (tính đến
ngày 31/12/2012), hiện nay nƣớc ta có khoảng hơn 6,4 triệu ngƣời Công giáo
[118, tr. 13]. Nhƣ thế, trong tổng dân số cả nƣớc, ngƣời Công giáo chiếm
khoảng 7% và là cộng đồng không thể tách rời của dân tộc Việt Nam.
Điều đáng nói là trong quá trình tồn tại và phát triển đạo, ngƣời Công giáo đã
xây dựng đƣợc lối sống giàu bản sắc, mang đặc trƣng riêng của giáo dân
Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình. Nghiên cứu về hôn
nhân, gia đình của ngƣời Công giáo Việt Nam chúng tôi thấy rằng, mặc dù
còn một số hạn chế nhất định, song mặt tích cực vẫn là cơ bản, trong đó giá trị
nổi bật của hôn nhân Công giáo là vợ chồng chung thuỷ và gia đình có tính
bền vững cao... Những giá trị này đặc biệt có ý nghĩa trong xã hội hiện nay.

2


Nghiên cứu hôn nhân, gia đình Công giáo Việt Nam không chỉ giúp
cho chúng ta có đƣợc cách nhìn mới toàn diện hơn về sự hội nhập, giao thoa

giữa văn hoá Công giáo với văn hoá dân tộc mà còn thấy rõ sự kế thừa cũng
nhƣ điểm tƣơng đồng của văn hoá Công giáo với văn hoá Việt Nam. Hơn
nữa, nghiên cứu hôn nhân, gia đình Công giáo Việt Nam để tìm ra những giá
trị văn hoá, đạo đức có ý nghĩa thiết thực giúp chúng ta hiểu đƣợc đời sống
tinh thần của ngƣời Công giáo trong nền văn hoá dân tộc phong phú, đa dạng,
đồng thời có trách nhiệm trong việc bảo tồn, chấn hƣng và phát triển nền văn
hoá dân tộc, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi toàn Đảng, toàn dân ta đang
quyết tâm xây dựng một nền văn hoá mới tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Với những lý do trên, tác giả lựa chọn vấn đề “giá trị của hôn nhân và
gia đình Công giáo ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của đề tài là luận giải những vấn đề lý luận, thực tiễn về
giá trị của hôn nhân, gia đình của ngƣời Công giáo ở Việt Nam hiện nay.
Để đạt đƣợc mục đích trên, luận án tập trung giải quyết những
nhiệm vụ sau đây:
- Làm rõ quan niệm về hôn nhân, gia đình; đặc điểm và những mối quan
hệ cơ bản của hôn nhân, gia đình Công giáo ở Việt Nam.
- Phân tích các giá trị cơ bản của hôn nhân và gia đình Công giáo ở
Việt Nam hiện nay.
- Làm rõ những vấn đề đặt ra và đề xuất giải pháp phát huy những giá trị
của hôn nhân, gia đình trong cộng đồng Công giáo ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những giá trị văn hoá tinh thần của
hôn nhân, gia đình của ngƣời Công giáo Việt Nam hiện nay.

3


Phạm vi nghiên cứu của đề tài là:
Công giáo Việt Nam có bề dày lịch sử hơn 4 thế kỷ, nhƣng trong

khuôn khổ của đề tài luận án này, chúng tôi tập trung nghiên cứu giá trị
hôn nhân, gia đình của ngƣời Công giáo Việt Nam hiện nay (cụ thể là từ
Công đồng Vaticanô II (1962 - 1965) cho đến nay) và chỉ nghiên cứu ngƣời
Việt dân tộc Kinh, còn các dân tộc khác chƣa có điều kiện nghiên cứu.
Vì nhiều lí do chủ quan và khách quan, chúng tôi xác định trƣớc hết
nghiên cứu giá trị của hôn nhân, gia đình Công giáo ở Việt Nam hiện nay chủ
yếu trên bình diện lý thuyết. Tuy chƣa có nhiều điều kiện trực tiếp khảo sát
thực tiễn đời sống của đồng bào Công giáo trong cả nƣớc, nhƣng trong quá
trình thực hiện luận án, chúng tôi kế thừa các công trình nghiên cứu mang tính
chất điền dã thực tiễn có liên quan đến đề tài đã đƣợc công bố.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài đƣợc thực hiện dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, chủ trƣơng và đƣờng lối của Đảng, chính sách và
pháp luật của Nhà nƣớc về tôn giáo, về hôn nhân và gia đình.
Trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử, tác giả luận án chú trọng vận dụng các phƣơng pháp nhƣ:
phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp, kết hợp logic với lịch sử, so sánh
và đối chiếu, phƣơng pháp tiếp cận giá trị, sƣu tầm....
5. Đóng góp của luận án
- Góp phần làm rõ những giá trị của hôn nhân, gia đình Công giáo ở
Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy những giá trị của hôn nhân,
gia đình Công giáo trong cộng đồng giáo dân Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
* Ý nghĩa lý luận
- Những kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nâng cao nhận thức về

4



vấn đề hôn nhân, gia đình Công giáo và những giá trị của nó đối với cộng
đồng Công giáo và xã hội Việt Nam hiện nay.
- Luận án góp phần làm rõ cơ sở khoa học cho hoạt động thực tiễn
phát huy giá trị của hôn nhân, gia đình Công giáo trong cộng đồng giáo dân
và trong đời sống tinh thần của ngƣời Việt Nam hiện nay.
- Luận án có thể đƣợc dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác
nghiên cứu và giảng dạy triết học tôn giáo và các khoa học khác liên quan,
cung cấp tƣ liệu cho cho học viên, sinh viên quan tâm tới vấn đề hôn nhân,
gia đình của ngƣời Công giáo Việt Nam.
* Ý nghĩa thực tiễn
- Nâng cao hiểu biết về giá trị của hôn nhân và gia đình Công giáo ở
Việt Nam hiện nay, từ đó thay đổi nhận thức và tác động vào thực tiễn đời
sống xã hội nhằm phát huy ý nghĩa tích cực hôn nhân và gia đình Công giáo
trong quá trình xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc, tăng cƣờng khối đại đoàn kết dân tộc.
- Nâng cao sự hiểu biết chuyên môn, kinh nghiệm và chất lƣợng nghiên
cứu khoa học. Ngoài ra, những kiến thức và trải nghiệm thu đƣợc qua việc
nghiên cứu luận án sẽ đƣợc tác giả vận dụng trong quá trình giảng dạy và
nghiên cứu khoa học sau này.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục và danh mục
các công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án, nội dung của luận
án có 5 chƣơng gồm 16 tiết.

5


NỘI DUNG
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu vấn đề giá trị của hôn nhân và gia đình Công giáo ở
Việt Nam hiện nay đã đƣợc các nhà khoa học ít nhiều bàn đến. Sau khi tham
khảo các công trình trƣớc đó về mảng đề tài này, chúng tôi tạm chia thành
các nhóm vấn đề sau đây:
Thứ nhất, nhóm tài liệu nghiên cứu về lĩnh vực hôn nhân và hôn nhân
Công giáo
Đây là mảng tƣ liệu khá phong phú, đƣợc tiếp cận ở nhiều góc độ khác
nhau nhƣ văn hoá học, dân tộc học, tôn giáo học, triết học… Ở đây chúng tôi
tập trung tham khảo những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài trên
bình diện lý thuyết, với mục đích lấy đó làm cơ sở vận dụng vào nội dung
nghiên cứu của luận án.
Trƣớc hết phải kể đến cuốn sách Tình yêu, hôn nhân, gia đình trong
xã hội ta của Viện Xã hội học, xuất bản năm 1985. Cuốn sách đã cung cấp cho
ngƣời đọc những hiểu biết nhất định về vấn đề hôn nhân, gia đình mà nền tảng
ban đầu chính là tình yêu. Tình yêu dẫn đến hôn nhân và hôn nhân là cơ sở
(cả về mặt xã hội và pháp lý) của gia đình. Tuy nhiên, cuốn sách này chỉ
dừng lại ở việc đƣa ra những quan niệm chung về hôn nhân, gia đình mà
chƣa có sự phân tích sâu sắc về giá trị của hôn nhân, gia đình.
Vấn đề hôn lễ của ngƣời Việt đƣợc tác giả Trƣơng Thìn đề cập trong
cuốn sách Những điều cần biết về hôn lễ truyền thống (NXB Hà Nội, 2008).
Trong cuốn sách này, tác giả đã nêu ra và phân tích những quy định, tập tục
về hôn lễ của ngƣời Việt truyền thống. Những quy định này có rất nhiều nội
dung tƣơng đồng với hôn lễ của ngƣời Công giáo Việt Nam hiện nay.

6


Nguồn sách của các giáo sĩ và những nhà nghiên cứu Công giáo viết về
hôn nhân Công giáo cũng khá nhiều. Có thể kế đến các cuốn sách do NXB

Tôn giáo phát hành: Suy niệm với các bí tích (2003) của Hƣơng Việt; Tâm sự
với em ngày thành hôn (2004) của Hồng Nguyên; Giáo lý hôn nhân và gia đình
(2004), Tin mừng cho đôi tân hôn (2005) của Hội đồng Giám mục Việt Nam;
Hôn nhân Công giáo (2006) của Toà Giám mục Xuân Lộc; Hôn nhân Kitô
giáo của Nguyễn Bình Tĩnh và Xuân Bích (NXB Thuận Hoá, Huế, 1985);
Giảng trong lễ hôn phối của Nguyễn Hữu Triết (NXB TP. Hồ Chí Minh,
1997); Cho đôi bạn tâm tình của Bùi Văn Khiết Tâm (NXB Phƣơng Đông,
Hà Nội, 2011);…
Những nghiên cứu trên đây giúp chúng tôi hiểu rằng, đối với ngƣời
Công giáo Việt Nam, hôn nhân là một bí tích. “Bí tích là những dấu hiệu
hữu hình đƣợc Chúa Kitô dùng để ban ân sủng cho loài ngƣời” [124, tr. 5].
Khi kết hôn, vợ chồng không còn là hai mà nên một nhƣ nƣớc hòa thành
rƣợu. Chính Thiên Chúa đã dùng quyền năng liên kết họ với nhau bởi thế họ
không đƣợc bỏ nhau vì bất cứ lý do gì. Quan niệm này xuất phát từ đặc tính
và mục đích của hôn nhân Công giáo, đó là đơn nhất (đơn hôn) và bất khả
phân ly (vĩnh hôn). Hôn nhân đơn nhất nghĩa là hôn nhân một vợ một chồng.
“Khi đã kết hôn, ngƣời nam không thể là chồng của ngƣời nữ nào ngoài vợ
mình và ngƣời nữ cũng không thể là vợ của ngƣời nam nào ngoài chồng mình”
[124, tr. 10]. Hôn nhân bất khả phân ly nghĩa là khi đôi nam nữ đã trở thành
vợ chồng thì không thể ly dị, “hôn nhân ràng buộc hai ngƣời cho đến chết.
Khi ngƣời nam và ngƣời nữ đã kết hôn thành sự và hợp pháp, họ phải chung
thủy với nhau trọn đời. Không ai có quyền tháo cởi dây hôn nhân đó” [124,
tr. 10], vì hôn nhân Công giáo là luật do Thiên Chúa định. Theo nghĩa đó,
đặc tính đơn hôn loại trừ nạn ngoại tình và đa thê, còn đặc tính vĩnh hôn loại

7


trừ sự ly dị. Nhƣ vậy, các tài liệu trên đã phần nào làm sáng tỏ quan niệm của
Giáo hội Việt Nam về hôn nhân Công giáo và những đặc tính của nó.

Vấn đề hôn nhân của ngƣời Công giáo Việt Nam cũng đƣợc tập thể tác
giả trong bản tin chuyên đề Hiệp thông nêu ra và bƣớc đầu phân tích dƣới
nhãn quan của ngƣời Công giáo [60]. Trong ấn phẩm này, các tác giả đã đề
cập đến những vấn đề nóng nhất của hôn nhân Công giáo nhƣ bí tích hôn
nhân, tính dục và tình dục, hôn nhân đồng tính hay làm cha, làm mẹ… Những
vấn đề này đã phác thảo nên một bức tranh về hôn nhân Công giáo nói chung.
Tuy nhiên, những bản tin này chỉ dừng ở việc nêu lên đặc điểm của hôn nhân
Công giáo và những sự kiện mang tính chất cung cấp thông tin chứ chƣa có
những phân tích, đánh giá về giá trị cũng nhƣ là những hạn chế của nó.
Những nghiên cứu về vấn đề hôn nhân nói chung và hôn nhân của
ngƣời Công giáo nói riêng trên đây giúp chúng tôi hiểu đƣợc một cách căn
bản về hôn nhân truyền thống, quan niệm về hôn nhân của ngƣời Công giáo
Việt Nam và các nghi lễ hôn phối của họ. Tuy nhiên, những công trình này
chủ yếu dừng lại ở việc trình bày khái quát những quan niệm của Hội Thánh
về hôn nhân và đặc điểm của hôn nhân Công giáo. Mảng tƣ liệu nghiên cứu
về giá trị của hôn nhân Công giáo Việt Nam vẫn còn quá ít và vì thế nó là
khoảng trống cần phải có sự đầu tƣ nghiên cứu.
Thứ hai, nhóm tài liệu nghiên cứu về gia đình và gia đình Công giáo
Tƣ liệu về gia đình nói chung và gia đình Công giáo Việt Nam nói riêng
khá phong phú, đa dạng. Có thể chia thành các loại sau đây:
- Tài liệu về gia đình và vai trò của gia đình đối với sự phát triển xã hội
Trong công trình Văn hoá gia đình Việt Nam và sự phát triển xã hội do Lê
Minh chủ biên (NXB Lao động, Hà Nội, 1994), các tác giả đã tiếp cận giá trị
tâm linh của gia đình và cho rằng nó “hết sức bền vững và có thể nói nó là
hằng số của văn hoá gia đình”, giá trị tâm linh sẽ “tồn tại vĩnh cửu chừng

8


nào con ngƣời còn tồn tại” [89, tr. 36]. Nhƣ vậy, vấn đề gia đình ở đây

không chỉ đƣợc khai thác từ các mối quan hệ hiện thực, giữa những con
ngƣời đang hiện hữu mà còn bao gồm cả gia tộc, kể cả mối quan hệ giữa
những ngƣời đang sống với những ngƣời đã mất.
Trong cuốn Gia đình của Yvonne Castellan (Giáo sƣ của Đại học Paris Pháp) do Nguyễn Thu Hồng và Ngô Dƣ dịch (NXB Thế giới, Hà Nội, 2002),
tác giả trình bày các khái niệm một cách ngắn gọn, dễ hiểu nhƣ gia đình là gì,
hay vì sao có gia đình?... Tuy nhiên, tác giả mới chỉ dừng lại ở việc khai thác
khái niệm dƣới dạng hỏi - đáp chứ chƣa đi sâu vào các khía cạnh cụ thể của
gia đình nhƣ quan hệ giữa vợ - chồng, hay cha mẹ - con cái...
Tác giả Trần Nữ Quế Phƣơng trong cuốn sách Gia đình như một nền
tảng tâm linh - mĩ học (NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2006) đã tập trung phân
tích vai trò của gia đình từ góc độ tâm linh và mĩ học, trong đó nêu lên sự ảnh
hƣởng trực tiếp của các thế hệ trƣớc đối với thế hệ sau, chủ yếu ở mặt văn
hoá, đạo đức.
Tiếp cận từ góc độ xã hội học, công trình Gia đình Việt Nam quan hệ,
quyền lực và xu hướng biến đổi do Vũ Hào Quang chủ biên (NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2006), gia đình đƣợc nhìn nhận và nghiên cứu ở nhiều lát cắt
khác nhau. Tuy nhiên, nhƣ chính Lời tựa của cuốn sách đã khẳng định, các tác
giả không có điều kiện trình bày tất cả những vấn đề liên quan đến gia đình, mà
chủ yếu tập trung ở khía cạnh “xem gia đình nhƣ là một thiết chế xã hội, một
nhóm xã hội vi mô” [104, tr. 5]. Điều đó có nghĩa là cần thiết phải có sự bổ
sung cho những nghiên cứu về vấn đề gia đình cũng nhƣ những xu hƣớng biến
đổi của nó.
Gia đình giữ một vị trí đặc biệt quan trọng, góp phần quyết định vào sự
thành công của công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của
đất nƣớc. Gia đình là nơi gần gũi, truyền thụ nền văn hoá dân tộc mà một

9


trong những nội dung quan trọng là văn hoá gia đình. Nó đặt nền móng đầu

tiên cho sự hình thành nhân cách con trẻ và có ảnh hƣởng lâu dài trong suốt
cuộc đời của mỗi cá nhân. Hƣớng nghiên cứu này đã đƣợc nhiều tác giả trình
bày trong các cuốn sách nhƣ: Gia đình và vấn đề giáo dục gia đình của Trung
tâm nghiên cứu khoa học về Gia đình và Phụ nữ (NXB Khoa học xã hội, Hà
Nội, 1994); Giáo dục đời sống gia đình của Nguyễn Đình Xuân (NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội, 1997); Văn hoá gia đình với việc hình thành và phát triển
nhân cách trẻ em của Lê Nhƣ Hoa (NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 2000);
Nghiên cứu phụ nữ giới và gia đình của Nguyễn Linh Khiếu (NXB Khoa học
xã hội, Hà Nội, 2003); “Bàn về thuyết “tam phụ” trong đạo Thiên Chúa, một
bƣớc đi vào văn hoá Việt Nam” của Trần Văn Toàn đăng trên Nguyệt san
Công giáo và Dân tộc (số 99, 2003); Giáo dục truyền thống văn hoá gia đình
cổ xưa của Dƣơng Thu Ái và Nguyễn Kim Hanh (NXB Văn hoá - Thông tin,
Hà Nội, 2004);...
Từ một góc độ khác, tác giả Lê Ngọc Văn trong cuốn Gia đình Việt Nam
với chức năng xã hội hoá (NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998) đã tập trung chủ yếu
vào việc tìm hiểu vai trò của gia đình với việc hình thành và phát triển nhân
cách con ngƣời Việt Nam thông qua chức năng xã hội hoá của nó. Tác giả
khẳng định: “Trong sự phát triển lịch sử, các chức năng gia đình đã có nhiều
biến động. Một số chức năng của gia đình truyền thống bị mất đi hay bị thay
thế bằng các chức năng khác… Nhƣng chức năng tái sản xuất ra con ngƣời vẫn
luôn luôn là chức năng quan trọng nhất của gia đình. Bởi nó là một chức năng
cố hữu, đặc thù, không một thiết chế xã hội nào có thể thay thế đƣợc. Nó thực
hiện việc duy trì nòi giống, chuyển giao văn hoá từ thế hệ này sang thế hệ khác,
và - do đó, nó là một trong hai nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của
lịch sử nhân loại” [140, tr. 10]. Quan điểm này của Lê Ngọc Văn có nhiều nét
tƣơng đồng với quan điểm của Giáo hội khi bàn về vấn đề truyền sinh, một

10



chức năng tái sản xuất ra con ngƣời để duy trì, phát triển gia đình, Giáo hội và
xã hội.
Gia đình luôn giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của
xã hội, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi mà thực trạng gia đình trên
toàn thế giới đang có nhiều vấn đề nổi cộm đặt ra đòi hỏi phải giải quyết cả về
lý luận và thực tiễn. Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề Thực tại và tương
lai của gia đình trong thế giới hội nhập (2012) đã đƣợc Bộ Văn hoá, Thể thao
và Du lịch tổ chức tại Hà Nội, với sự tham gia của nhiều nhà khoa học trong và
ngoài nƣớc. Thông qua hội thảo quốc tế này, một lần nữa tái khẳng định vai trò
của gia đình “không chỉ là môi trƣờng quan trọng nhất để hình thành, nuôi
dƣỡng và giáo dục nhân cách con ngƣời, mà còn là nơi bảo tồn và phát huy các
giá trị văn hoá dân tộc” [10, tr. 11].
Tìm hiểu về gia đình Công giáo là mảng đề tài tƣơng đối hấp dẫn, đã
đƣợc một số nhà nghiên cứu quan tâm bàn đến, nhƣng chủ yếu ở góc độ giáo
dục gia đình Công giáo và giáo dục con cái trong gia đình Kitô hữu. Có thể kể
đến các nghiên cứu: “Gia đình chiếc nôi văn hoá đức tin” của Phạm Thị Oanh
(Nguyệt san Công giáo và Dân tộc, số 99, 2003); Hướng dẫn mục vụ gia đình
của Nguyễn Văn Dụ (do Toà Tổng Giám mục thành phố Hồ Chí Minh ấn
hành, 2006); Gia đình Công giáo cần sống theo lời Chúa hằng ngày của
Phạm Minh Mẫn (NXB Tôn giáo, 2009); hay Bản tin Hiệp Thông của Hội
đồng Giám mục Việt Nam chuyên đề Gia đình và Mục vụ gia đình;… Những
ấn phẩm này hầu hết đều tiếp cận gia đình từ góc độ đức tin của ngƣời Công
giáo Việt Nam. Trong đó, “Hội Thánh đƣợc gọi là gia đình con cái Thiên
Chúa, bởi vì trong đó mọi ngƣời đều là con một Cha trên trời và là anh chị em
với nhau trong Đức Kitô. Trong gia đình Công giáo, Chúa Thánh Thần là tình
yêu, hiện diện nhƣ sức sống liên kết mọi ngƣời với Đức Kitô trong cùng một
niềm tin, một niềm hy vọng và một tình yêu, làm cho họ đƣợc hợp nhất với

11



nhau và hợp nhất với Thiên Chúa. Nếu Hội Thánh đƣợc gọi là gia đình con
cái Thiên Chúa, thì ngƣợc lại gia đình Kitô hữu cũng đƣợc gọi là Hội Thánh
tại gia hay Hội Thánh thu nhỏ. Chính Bí tích hôn phối đã giúp ngƣời Kitô hữu
xây dựng gia đình mình thành một mái ấm hạnh phúc, nơi Thiên Chúa tình
yêu ngự trị” [51, tr. 112].
- Tài liệu về giáo dục trong gia đình
Khi gia đình đƣợc hình thành, vợ chồng có nhiệm vụ sinh sản và giáo
dục con cái. Giáo dục con cái trong gia đình Công giáo Việt Nam luôn là một
chủ đề hấp dẫn cho các nhà nghiên cứu bàn đến. Bàn về vấn đề này có các
công trình nhƣ: Tứ đức công - dung - ngôn - hạnh theo linh đạo của Đức cha
Pierre Lambert De Lamotte của Trần Thị Thanh Hƣơng (NXB Đông Phƣơng,
Hà Nội, 2009); Giáo dục, huấn luyện và đồng hành - một sư phạm giúp một
người thể hiện ơn gọi mình (2011) của tác giả Amadeo Cencini và đã đƣợc
Damiano Ofm chuyển ngữ; hay Người nữ trong nhà Chúa của Ủy ban Cơ đốc
giáo dục (NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2012);… Đây là những cuốn sách viết về
cách thức giáo dục con cái trong gia đình của ngƣời Công giáo Việt Nam cũng
nhƣ là những chuẩn mực về luân lý đạo đức mà các Kitô hữu cần hƣớng đến.
Những tƣ liệu tham khảo trên cho thấy, mặc dù nguồn tƣ liệu viết về
gia đình và gia đình Công giáo rất phong phú nhƣng hầu hết đây là những
công trình nghiên cứu về vai trò của gia đình đối với việc giáo dục và hình
thành nhân cách con ngƣời. Riêng mảng tƣ liệu viết về gia đình Công giáo
Việt Nam thì hầu hết khai thác ở nội dung gia đình là Hội Thánh tại gia và
con cái là hồng ân của Chúa qua thế giới quan của ngƣời Kitô hữu. Những
nội dung khác tuy có đƣợc đề cập nhƣng chỉ trong một chừng mực nhất
định, chủ yếu làm sáng tỏ quan niệm của Công giáo Việt Nam về gia đình.
Vấn đề giá trị của gia đình Công giáo Việt Nam mới bƣớc đầu đƣợc tìm hiểu
dƣới dạng phác thảo, trình bày.

12



Như vậy, nghiên cứu về hôn nhân, gia đình nói chung và hôn nhân, gia
đình Công giáo Việt Nam nói riêng không phải là một chủ đề hoàn toàn mới
mẻ. Trên thực tế đã có rất nhiều nhà khoa học quan tâm bàn đến và đã đạt
đƣợc những kết quả nhất định. Song, điều dễ nhận thấy là hầu hết các tác giả
tập trung nghiên cứu vấn đề hôn nhân, gia đình của ngƣời Việt Nam nói
chung; vấn đề hôn nhân, gia đình của ngƣời Công giáo Việt Nam tuy cũng có
nhiều công trình bàn tới nhƣng chủ yếu dừng lại ở việc đƣa ra quan niệm của
Giáo hội về vấn đề này, nghiên cứu về giá trị của hôn nhân, gia đình của
ngƣời Công giáo Việt Nam vẫn còn nhiều khoảng trống.
- Thứ ba, nhóm tài liệu nghiên cứu về giá trị của Công giáo Việt Nam
và những công trình có liên quan đến đề tài luận án
Tôn giáo và văn hoá là hai lĩnh vực cùng tồn tại trong đời sống xã hội,
giữa chúng có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau. Xét về mặt
giá trị của nó, nói đến tôn giáo là nói đến văn hoá dân tộc và nói đến văn hoá
dân tộc ít nhiều cũng nói đến tín ngƣỡng, tôn giáo. Giữa văn hoá, tôn giáo và
dân tộc luôn có mối quan hệ vô cùng chặt chẽ. Quan điểm này đã đƣợc tác giả
Bùi Thị Kim Quỳ trình bày một cách khá rõ nét trong cuốn sách Mối quan hệ
thời đại, dân tộc, tôn giáo (NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002).
Tác giả Lê Thi trong công trình Sự tương đồng và khác biệt trong quan
niệm về hôn nhân gia đình giữa các thế hệ người Việt Nam hiện nay (NXB
Khoa học xã hội, Hà Nội, 2009) đã có những phân tích sâu sắc về sự chuyển
biến của lĩnh vực hôn nhân, gia đình trong sự vận động của tồn tại xã hội.
Trong sự vận động đó, có những giá trị đƣợc giữ lại nhƣng cũng có những giá
trị đang mai một, thay đổi. Cuốn sách đƣa ra những phân tích, đánh giá thuyết
phục về vấn đề hôn nhân, gia đình trong xã hội Việt Nam hiện nay dựa trên
những khảo sát tin cậy. Đây là tƣ liệu quý để chúng tôi tham khảo và triển
khai luận án. Tuy nhiên, đây là công trình nghiên cứu về giá trị của hôn nhân,
gia đình ngƣời Việt Nam nói chung.


13


Trong lịch sử Việt Nam, ngƣời Công giáo có vai trò quan trọng trong
việc phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thông qua việc giữ gìn các lễ nghi, các
phong tục tập quán, trong đó có quan hệ hôn nhân, gia đình. Với nội dung
này, có thể tìm thấy qua các công trình:
- Nghi lễ và lối sống Công giáo trong văn hóa Việt Nam của tác giả
Nguyễn Hồng Dƣơng (NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001). Mục đích của
tác phẩm này là chỉ ra mối quan hệ có tính quy luật trong việc hội nhập nghi
lễ Công giáo với lễ hội truyền thống Việt Nam, rộng ra là văn hóa truyền
thống dân tộc, đồng thời nêu lên vai trò, vị trí, ảnh hƣởng của nó đối với văn
hóa Việt Nam truyền thống và đƣơng đại.
- “Ngƣời Công giáo Việt Nam, trách nhiệm công dân và giáo dân” của
Thanh Hiếu đăng trên Nguyệt san Người Công giáo Việt Nam (số 50, 1998),
hay Tìm hiểu nét đẹp văn hoá Thiên Chúa giáo của Hà Huy Tú (NXB Văn
hoá - Thông tin, Hà Nội, 2002),… Trong các tác phẩm này, các tác giả ít
nhiều nói lên vai trò của con ngƣời trong quá trình hội nhập văn hoá hiện nay,
trong đó có hội nhập văn hóa Công giáo. Tác giả Hà Huy Tú khẳng định: “Sự
phong phú và đa dạng của văn hoá Thiên Chúa giáo có ảnh hƣởng không nhỏ
đến nền văn hoá ở nhiều quốc gia, nhiều dân tộc, trong đó có Việt Nam. Thiên
Chúa giáo ở nƣớc ta đã mang một sắc thái văn hoá riêng, hoà trong tổng thể
bản sắc văn hoá dân tộc, phong phú và đa dạng” [131, tr. 6].
Ngoài ra, vẫn theo hƣớng nghiên cứu hội nhập văn hoá Công giáo với
văn hoá dân tộc, chúng tôi còn tìm thấy trong “Bƣớc đƣờng hội nhập văn hóa
dân tộc của Công giáo Việt Nam” của Nguyễn Hồng Dƣơng (Tạp chí Nghiên
cứu Tôn giáo, số 1-2, 1999); Sống đạo theo cung cách Việt Nam của Hội đồng
Giám mục Việt Nam (NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2004); các bài viết đăng trên
Nguyệt san Công giáo và Dân tộc: “Theo Đạo là đồng hành với Chúa Kitô”

(số 99, 2003), “Khủng hoảng đức tin hay khủng hoảng văn hóa” (số 1441-

14


1442, 2004), “Đồng bào Công giáo có thể đóng góp gì cho công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc” (số 129, 2005) của tác giả Thiện Cẩm… Những
cuốn sách và bài viết này, dù nghiên cứu vấn đề ở góc độ nào đi chăng nữa thì
cũng ít nhiều khẳng định “tôn giáo chứa đựng nội dung phong phú về lịch sử,
tƣ tƣởng, triết học, đạo đức, văn hoá, chính trị…” [131, tr. 5].
Ngoài những công trình nghiên cứu chuyên khảo về vấn đề hôn nhân,
gia đình của ngƣời Công giáo Việt Nam trên đây, chúng tôi còn tìm thấy
nhiều công trình bàn về vấn đề hội nhập văn hóa Công giáo với dòng chảy
chung của văn hóa dân tộc và nhân loại. Thời gian gần đây, Viện nghiên cứu
Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã tổ chức Hội thảo
khoa học “Nếp sống đạo của người Công giáo Việt Nam” (Kỷ yếu của hội
thảo đã đƣợc xuất bản thành sách năm 2010 do Nguyễn Hồng Dƣơng chủ
biên). Cuốn sách tuyển chọn 27 báo cáo từ các nhà nghiên cứu về đạo Công
giáo ở Việt Nam, trong đó đáng chú ý là bài nghiên cứu của Lê Đức Hạnh với
chủ đề “Hôn nhân Công giáo: quá trình hình thành một bí tích”. Trong bài
viết này, tác giả đi vào tìm hiểu hôn nhân với tƣ cách là một bí tích và quá
trình hình thành của nó. Tuy nhiên, nhƣ chính tác giả tự nhận xét, đây mới chỉ
là những tìm hiểu “ban đầu về sự ra đời của hôn nhân Công giáo và quá trình
nó trở thành một trong 7 bí tích nhƣ thế nào” [26, tr. 274] chứ chƣa phải
hƣớng nghiên cứu về giá trị của hôn nhân Công giáo ở Việt Nam hiện nay.
Hoặc tác giả Trần Côn, khi nghiên cứu về gia đình Công giáo từ góc độ văn
hóa đã cho rằng “nếp sống gia đình Công giáo Việt Nam qua thực hành đời
sống đức tin đã trực tiếp tác động tới việc thăng tiến các giá trị văn hóa, đạo
đức, truyền thống dân tộc trong các hoạt động đóng góp xây dựng xã hội” [26,
tr. 118]. Nhận định này cũng có chung quan điểm với tác giả Phạm Huy

Thông khi bàn về vấn đề Nếp sống người Công giáo: sự giao thoa giữa đức
tin và văn hóa dân tộc [26, tr. 31].

15


Cuốn sách Hội nhập văn hoá trong hôn nhân và gia đình Việt Nam
theo Tông huấn Familiaris Consortio (2006) của Linh mục Augustinô
Nguyễn Văn Dụ là một công trình chuyên sâu nghiên cứu về sự hội nhập
văn hoá Công giáo với văn hoá dân tộc Việt Nam trong lĩnh vực hôn nhân
và gia đình. Cuốn sách trình bày kế hoạch của đấng tạo hoá về hôn nhân, về
đời sống gia đình và về vai trò của gia đình trong xã hội. Theo tác giả, văn hoá
Công giáo khi hội nhập với văn hoá dân tộc đƣợc biểu hiện rõ nhất qua lĩnh
vực hôn nhân và gia đình. Trong quá trình tồn tại, đạo Công giáo, “mặc dù
chƣa có đƣợc một sự phát triển lớn lao về số lƣợng, nhƣng cũng không thiếu
những ảnh hƣởng trong cuộc sống riêng cũng nhƣ đời sống chung của dân
chúng” [20, tr. 98]. Có sự ảnh hƣởng không nhỏ đó là bởi vì giữa đạo đức,
văn hoá Công giáo với đạo đức, văn hoá dân tộc có nhiều điểm tƣơng đồng,
chứa đựng những giá trị hợp lý, tích cực.
Nhƣ vậy, các công trình kể trên đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận quan
trọng về hôn nhân, gia đình Công giáo và nếp sống đạo của họ. Các tác giả
bƣớc đầu cũng đã chỉ ra những giá trị văn hoá, đạo đức của Công giáo nói
chung và giá trị của hôn nhân, gia đình Công giáo nói riêng trong quá trình hội
nhập với văn hóa dân tộc Việt Nam hiện nay. Mặc dù vậy, nhƣ chính lời tựa
của một cuốn sách đã khẳng định, thì những công trình này chỉ mới “đƣợc xem
là công việc mở đầu, vấn đề nghiên cứu cần đƣợc tiếp tục với những công trình
sâu hơn, rộng hơn” [26, tr. 6].
Tuy nhiên, có một thực tế không thể phủ nhận đƣợc là ngoài sự hội nhập về
phong tục tập quán và nghi lễ truyền thống dân tộc của ngƣời Công giáo thì ở họ
vẫn có nét đặc thù khác biệt trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình cả về mặt tín

ngƣỡng văn hóa và cả ở việc thực thi chính sách của Đảng, Nhà nƣớc. Điều này
có thể giải thích đƣợc vì giữa ngƣời Công giáo và ngƣời ngoài Công giáo Việt
Nam có những quan niệm khác nhau về vấn đề hôn nhân, gia đình. Cụ thể:

16


×