Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

toàn văn Tư tưởng triết học của Tôma Aquinô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 161 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ THANH HẢI

TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA TÔMA AQUINÔ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ THANH HẢI

TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA TÔMA AQUINÔ

Chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS
Mã số
: 62 22 80 05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN QUANG HƢNG

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Quang Hưng. Các dữ liệu được nêu và sử
dụng trong luận án là trung thực, đảm bảo tính khách quan và khoa học. Danh
mục tài liệu dùng để tham khảo trong luận án có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày......... tháng......... năm 2015.
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Thanh Hải


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ....................7
1.1. Những công trình nghiên cứu về bối cảnh lịch sử - văn hóa và tiền đề tƣ
tƣởng của triết học Tôma Aquinô............................................................................8
1.2. Những công trình nghiên cứu về triết học của Tôma Aquinô .....................12
1.3. Những công trình nghiên cứu về những ảnh hƣởng của triết học Tôma
Aquinô ......................................................................................................................19
CHƢƠNG 2: BỐI CẢNH LỊCH SỬ - VĂN HÓA VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ TƢ
TƢỞNG CỦA TRIẾT HỌC TÔMA AQUINÔ....................................................25
2.1. Bối cảnh lịch sử của triết học Tôma Aquinô .................................................25
2.2. Bối cảnh văn hóa của triết học Tôma Aquinô ...............................................29
2.3. Những tiền đề tƣ tƣởng của triết học Tôma Aquinô ....................................39
2.3.1. Triết học Hy Lạp cổ đại..................................................................................40
2.3.2. Kinh Thánh ....................................................................................................45
2.3.3. Giáo phụ học và triết học Augustinô .............................................................46
2.3.4. Triết học kinh viện tiền Tôma Aquinô ..........................................................53
2.4. Cuộc đời và sự nghiệp của Tôma Aquinô ......................................................56
2.4.1. Cuộc đời của Tôma Aquinô ...........................................................................56

2.4.2. Giới thiệu khái quát nội dung hai tác phẩm chính của Tôma Aquinô “Tổng luận chống lại đa thần giáo” (Liber de veritate Catholicae fidei contra
errores infidelium, seu Summa contra gentiles) và “Tổng luận thần học”
(Summa theologiae) .................................................................................................59
CHƢƠNG 3: SIÊU HÌNH HỌC VÀ NHẬN THỨC LUẬN CỦA TÔMA
AQUINÔ ..................................................................................................................65
3.1. Quan hệ giữa lý trí và đức tin, thần học và khoa học - cơ sở triết học Tôma
Aquinô ......................................................................................................................65
3.2. Siêu hình học của Tôma Aquinô .....................................................................73
3.2.1. Vấn đề chứng minh tồn tại của Chúa trời ....................................................75

1


3.2.2. Về mối quan hệ giữa Chúa trời và thế giới ...................................................82
3.2.3. Học thuyết về khả năng và hiện thực, hình dạng và vật chất ......................87
3.3. Nhận thức luận của Tôma Aquinô .................................................................90
3.3.1. Quan niệm về đối tượng và quá trình nhận thức .........................................90
3.3.2. Quan niệm của Tôma Aquinô về chân lý ......................................................98
CHƢƠNG 4: NHÂN HỌC, ĐẠO ĐỨC HỌC, QUAN NIỆM CHÍNH TRỊ - XÃ
HỘI CỦA TÔMA AQUINÔ VÀ MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ .................................. 102
4.1. Nhân học của Tôma Aquinô ......................................................................... 102
4.1.1. Mối quan hệ giữa thể xác và linh hồn con người ..................................... 102
4.1.2 Mối quan hệ giữa con người và Chúa trời ................................................. 106
4.1.3. Quan niệm về nhân vị và mối quan hệ giữa con người với con người trong
xã hội...................................................................................................................... 108
4.2. Đạo đức học của Tôma Aquinô .................................................................... 110
4.3. Quan niệm về chính trị - xã hội của Tôma Aquinô .................................... 118
4.4. Một số đánh giá về tƣ tƣởng triết học của Tôma Aquinô ......................... 124
4.4.1. Những giá trị và hạn chế của triết học Tôma Aquinô............................... 124
4.4.2. Ảnh hưởng của triết học Tôma Aquinô đến hệ thống tư tưởng của Giáo hội

Công giáo ............................................................................................................... 130
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 144
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN .............................................................................................................. 147
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 147

2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu, xâm chiếm mọi không gian địa
lý giữa các quốc gia, các dân tộc. Nó tạo nên một luồng chảy đan xen, đa chiều giữa
các nước trên tất cả các phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa, tôn giáo, v.v. Trong
hoàn cảnh ấy, tất cả các quốc gia, dân tộc không thể tự mình cô lập mà buộc phải có
thái độ khoan dung, đối thoại, giao lưu, tiếp biến để tìm kiếm những giá trị nhân
văn chung của nhân loại. Việt Nam không nằm ngoài con đường phát triển tất yếu
đó. Vốn là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo, chúng ta cần có thái độ cởi mở, học
hỏi những giá trị tốt đẹp của các tôn giáo khác trên thế giới để làm phong phú, tiên
tiến hóa, hiện đại hóa đời sống tinh thần của dân tộc mà vẫn giữ được bản sắc văn
hóa dân tộc mình.
Trong lịch sử triết học Tây Âu trung cổ, Tôma Aquinô là một trong số những
triết gia lớn nhất và là người có ảnh hưởng sâu rộng đến giáo hội Công giáo. Hệ
thống triết học của ông trong nhiều thế kỷ đã được Giáo hội coi là hệ tư tưởng chính
thống. Thậm chí, nó còn được trào lưu triết học Tôma mới làm sống lại trong những
điều kiện lịch sử ở cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Triết học của ông gắn với Kitô
giáo, chi phối thế giới quan của một lượng tín đồ đông đảo hơn 2 tỉ người, trở thành
một trong những trào lưu triết học lớn nhất của nhân loại. Nghiên cứu triết học của
Tôma Aquinô để hiểu đời sống tinh thần của các tín đồ Kitô giáo, từ đó là để tiếp
thu những tinh hoa, những tư tưởng tích cực đồng thời chỉ ra những hạn chế gắn

liền với lập trường thế giới quan duy tâm của nó là việc làm có ý nghĩa lý luận và
thực tiễn quan trọng.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng đang chứng kiến sự phát triển như vũ bão của
khoa học công nghệ. Sự phát triển ấy đã mang lại nhiều của cải vật chất và tiện nghi
sinh hoạt cho loài người. Tuy nhiên, lịch sử phương Tây thế kỷ XX cho thấy, mặc
dù khoa học và công nghệ có thể tạo ra những điều kiện, tiền đề thực sự cần thiết
cho sự phát triển thể chất và tinh thần của con người song tuyệt đối hoá vai trò của
khoa học và những giá trị đi liền với nó như “điểm tựa tinh thần”, “mẫu lý tưởng”

3


trong nhiều trường hợp đã dẫn tới thảm hoạ. Đó là chưa nói đến những kẻ nhân
danh khoa học để chứng minh cho những mục đích vô nhân văn, cho chính sách mị
dân như một hiện tượng rất phổ biến trong xã hội hiện đại. Chúng ta cũng đang
được chứng kiến sự phục hưng tôn giáo. Điều đó cho thấy, tự thân khoa học không
đảm bảo đầy đủ đời sống tinh thần của con người. Rõ ràng, con người không chỉ
sống bằng những giá trị vật chất, bằng sự tồn tại của thân xác mà còn phải quan tâm
đến những giá trị tinh thần, “con người sống không chỉ bằng bánh mì mà còn cần
Thần Khí” (Phúc âm). Đó là lý do vì sao cần phải nghiên cứu và bổ sung thêm cho
đời sống chúng ta những giá trị tốt đẹp của các tôn giáo.
Song song với đó, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11 tiếp tục khẳng định rằng,
chúng ta cần nỗ lực phấn đấu đưa nước ta đến 2020 cơ bản trở thành nước công
nghiệp và đến 2050 trở thành nước công nghiệp hiện đại. Để thực hiện được mục
đích này, chúng ta cần phát triển khoa học - công nghệ, cần đi tắt đón đầu những
thành tựu mới cho phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Bài học quan trọng về
phương diện nhân văn được rút ra cho quá trình đổi mới tư duy trong điều kiện công
nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay là: bên cạnh việc tăng cường phát triển
khoa học, công nghệ, chúng ta cũng cần phải chú trọng tới những giá trị phi duy lý
(tình cảm, thị hiếu thẩm mỹ) và siêu duy lý (tâm linh, tâm tính, truyền thống văn

hoá của người Việt).
Mặt khác, sự hình thành tư duy triết học đòi hỏi phải nghiên cứu kho tàng lịch
sử triết học của nhân loại. Vì vậy, việc chú trọng nghiên cứu và giảng dạy lịch sử
triết học luôn có một ý nghĩa quan trọng đối với công tác đổi mới tư duy nói chung
và đối với sự phát triển của triết học nói riêng. Trước đây, ở nước ta, trong suốt một
thời gian dài do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan mà công việc này
dường như chưa được quan tâm đúng mức. Hầu như, chúng ta mới chỉ biết đến triết
học mácxít. Chỉ đến gần đây, công việc nghiên cứu lịch sử triết học ngoài mácxít
được giới nghiên cứu Việt Nam quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, các công trình
nghiên cứu triết học Tây Âu thời trung cổ với các đại biểu tiêu biểu của thời kỳ này
như Tôma Aquinô vẫn còn một khoảng trống lớn. Điều bất cập là triết học giai đoạn

4


Trung cổ có lúc bị giới nghiên cứu nước ta xem là giai đoạn thoái trào trong lịch sử
triết học phương Tây. Chủ yếu, công việc nghiên cứu triết học Tôma Aquinô tới nay
mới chỉ tập trung trong các Đại chủng viện của các giáo hội Công giáo và Đạo Tin
Lành. Vì vậy, tiếp tục nghiên cứu triết học Tây Âu trung cổ nói chung, triết học
Tôma Aquinô nói riêng là cần thiết cả về mặt lí luận và thực tiễn.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, tác giả mạnh dạn chọn “Tư tưởng triết học
của Tôma Aquinô” làm đề tài luận án Tiến sỹ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
Luận án nghiên cứu một cách hệ thống những tư tưởng triết học của Tôma
Aquinô, từ đó đưa ra một số đánh giá về giá trị, hạn chế và ảnh hưởng của chúng
đối với lịch sử triết học sau ông cũng như tư tưởng của giáo hội Công giáo.
Để đạt tới mục đích đó, luận án sẽ giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Thứ nhất, trình bày, phân tích bối cảnh lịch sử - văn hóa Tây Âu trung cổ thế
kỷ XIII và những tiền đề tư tưởng cho sự ra đời của triết học Tôma Aquinô.
- Thứ hai, phân tích và hệ thống hóa các nội dung cơ bản của triết học Tôma

Aquinô thể hiện trong các lĩnh vực: siêu hình học, nhận thức luận, nhân học, đạo
đức học cũng như các vấn đề chính trị - xã hội.
- Thứ ba, đưa ra một số đánh giá về giá trị, hạn chế triết học của Tôma Aquinô
đối với lịch sử triết học sau ông và ảnh hưởng đến tư tưởng của Giáo hội Công giáo.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung vào các nội dung cơ bản của triết học
Tôma Aquinô như: siêu hình học, nhận thức luận, nhân học, đạo đức học và các
quan niệm về chính trị - xã hội.
Do điều kiện các tác phẩm của Tôma Aquinô được viết bằng tiếng La Tinh,
trong số đó thì phần nhiều chưa được dịch ra tiếng Việt, luận án tập trung vào tác
phẩm “Tổng luận thần học” của ông thông qua các bản dịch của linh mục Nguyễn
Văn Liêm, học giả Vương Đình Chữ và bản dịch gần đây nhất là của linh mục
Nguyễn Ngọc Châu thuộc giáo hội Công giáo Việt Nam. Đây cũng là tác phẩm đồ
sộ nhất và quan trọng nhất trong hệ thống triết học và thần học của ông. Ngoài ra,

5


luận án còn sử dụng các trích đoạn từ một số tác phẩm khác của Tôma Aquinô, dẫn
theo ở các công trình nghiên cứu khác.
Ảnh hưởng của triết học Tôma Aquinô là rất sâu rộng đến các trào lưu thần
học và triết học sau ông. Trong khuôn khổ giới hạn, luận án sẽ chỉ tập trung làm rõ
những giá trị, hạn chế và ảnh hưởng của chúng đối với lịch sử triết học sau ông
cũng như tư tưởng của giáo hội Công giáo.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Luận án được tiến hành dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp
luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, lý luận Mác Lênin về lịch sử triết học.
Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu lịch
sử triết học như nguyên tắc thống nhất logic - lịch sử, phân tích - tổng hợp, diễn
dịch - quy nạp, so sánh, đối chiếu, khái quát hoá, phương pháp tôn giáo học và

phương pháp văn bản học.
5. Điểm mới của luận án
Luận án góp phần làm rõ và hệ thống hóa một số tư tưởng triết học Tôma
Aquinô như siêu hình học, nhận thức luận, nhân học, đạo đức học và các quan niệm
về chính trị - xã hội từ đó chỉ ra những giá trị, hạn chế và ảnh hưởng của chúng đối
với lịch sử triết học sau ông cũng như tư tưởng của giáo hội Công giáo.
6. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy lịch
sử triết học phương Tây nói chung, giai đoạn Trung cổ nói riêng.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án bao gồm
4 chương, 14 tiết.

6


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
`
Trong số các nhà triết học Tây Âu trung cổ, Tôma Aquinô là người có số
lượng trước tác lớn nhất còn lưu lại đến ngày nay, đồng thời ông cũng là người
được giới nghiên cứu chú ý nhiều. Thậm chí, tư tưởng triết học của ông còn được
trào lưu triết học tôn giáo hiện đại - chủ nghĩa Tôma mới làm sống lại để thích ứng
với điều kiện hoàn cảnh lịch sử mới của thế kỷ XX.
Trên thế giới, tư tưởng triết học của Tôma Aquinô được giới nghiên cứu, nhất
là giáo hội Kitô giáo đề cao. Họ coi ông là vị Thánh đã có công lớn trong việc
chứng minh cho tính đúng đắn của giáo lý Kitô giáo, đem lại cho tín đồ Kitô giáo
một cơ sở lý trí vững chắc.
Ở Việt Nam, hệ thống triết học Tây Âu trung cổ nói chung, triết học Tôma
Aquinô nói riêng chưa được giới nghiên cứu chú trọng. Hầu hết các học giả Việt

Nam trên lập trường triết học mácxít quan phương và chịu ảnh hưởng của nền triết
học Xô Viết nên đều coi triết học Tây Âu trung cổ nói chung, triết học Tôma
Aquinô nói riêng là một giai đoạn thoái trào, thậm chí là một bước “thụt lùi về văn
hóa”. Có thể thấy, hệ thống triết học này được đánh giá ở mấy điểm chính sau:
Thứ nhất, triết học Tây Âu trung cổ chịu ảnh hưởng của thần học thời kì này,
là “đồ đệ” của thần học. Đây là tiếng nói của giai cấp địa chủ và tầng lớp tăng lữ
quý tộc. Toàn bộ hệ thống triết học này hướng tới bảo vệ, phục vụ những tín điều
Kitô giáo và củng cố “thế quyền”, “thần quyền ”.
Thứ hai, nội dung của hệ thống triết học này bị cho là mang tính kinh viện, xa
rời thực tế. Triết học Tây Âu trung cổ bàn về những vấn đề ít liên quan đến hiện
thực. Câu hỏi đặt ra đối với họ rất viển vông đại loại như: “liệu hoa hồng trên
thượng giới có gai không?”. Trong cái nhìn tổng quan ấy, triết học Tôma Aquinô
cũng mang đậm những đặc điểm của triết học Tây Âu trung cổ và không gì hơn, nó
cũng là tiếng nói của nhà thờ, của giáo hội và của cộng đồng tăng lữ quý tộc tôn
giáo. Vì thế, xét về mặt thế giới quan, hệ thống triết học này đối lập hoàn toàn với

7


lập trường duy vật triệt để, nhiệm vụ của những người duy vật là phải phê phán,
chống lại và loại bỏ nó. Do đó, trong một thời gian dài, cùng với nhiều nguyên nhân
chủ quan và khách quan khác nữa, triết học Tây Âu trung cổ nói chung, triết học
Tôma Aquinô nói riêng chỉ được trình bày dưới dạng tóm tắt hoặc chỉ sơ lược về
cuộc đời, sự nghiệp và vài nét chính trong học thuyết triết học mà thôi.
Để khắc phục cách tiếp cận mang sắc thái phủ định trên đây, chúng ta cần phải
có quan điểm khách quan, khoa học và cầu thị, phù hợp với tinh thần tư duy mới.
Chúng ta phải “gạn đục khơi trong” triết học nhân loại nhằm mục đích làm phong
phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc trong xu thế giao lưu, hội nhập
hiện nay.
Tác giả luận án đã cố gắng tiếp cận được các công trình nghiên cứu trong và

ngoài nước về triết học Tây Âu trung cổ nói chung, triết học Tôma Aquinô nói riêng
rồi phân loại những công trình nghiên cứu về triết học Tôma Aquinô theo một số
nhóm sau đây: nhóm công trình nghiên cứu về bối cảnh lịch sử - văn hóa, tiền đề tư
tưởng của triết học Tôma Aquinô; nhóm công trình nghiên cứu về nội dung triết học
của Tôma Aquinô; nhóm công trình nghiên cứu những ảnh hưởng của triết học
Tôma Aquinô.
1.1. Những công trình nghiên cứu về bối cảnh lịch sử - văn hóa và tiền đề tƣ
tƣởng của triết học Tôma Aquinô
Nghiên cứu những điều kiện và tiền đề triết học Tôma Aquinô là một yêu cầu
khách quan để hiểu rõ những đặc điểm và khuynh hướng triển khai nội dung của hệ
thống triết học này. Vấn đề đó đã được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đề
cập ở nhiều góc độ khác nhau.
Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau đây của các tác giả nước
ngoài có liên quan đến bối cảnh lịch sử, văn hóa và tiền đề tư tưởng của triết học
Tôma Aquinô:
Trước hết, phải kể đến công trình: “Các phạm trù văn hoá trung cổ” của A.Ja.
Gurevich, Dịch giả: Hoàng Ngọc Hiến (1998), NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội,
Công trình này tiếp cận thời trung cổ ở Tây Âu dưới góc độ triết học văn hoá.

8


A.Ja.Gurevich bằng sự uyên bác và trực giác tài tình đã giải mã được ngôn ngữ văn
hoá trung cổ, dịch nó sang một thứ ngôn ngữ người đọc hiện đại có thể hiểu được,
từ đó hình dung được đúng hơn thế giới tinh thần và diện mạo văn hoá của con
người và xã hội Tây Âu trung cổ. Theo Gurevich, triết học là sự phản tư đối với
những cơ sở văn hóa của thời đại lịch sử tương ứng bằng hệ thống các phạm trù.
Với cách tiếp cận nhân học văn hóa sâu sắc và hoàn toàn xác thực như vậy với triết
học, ông đã xác lập những phạm trù cơ bản của văn hoá trung cổ là không gian, thời
gian, lao động, phụng sự, Thượng đế. Tuy không trực tiếp trình bày đến nội dung

của triết học Tôma Aquinô nhưng tiếp cận với tác phẩm này, luận án có một cách
nhìn khách quan về thời trung cổ ở Tây Âu và trong bối cảnh ấy, học thuyết triết
học của Tôma Aquinô đã ra đời, đáp ứng được nhu cầu văn hóa tinh thần của thời
đại mình như thế nào ?
Công trình “Triết học Tây phương từ khởi thủy đến đương đại” của
Bernard. Neorichere và nhóm các giáo sư triết học các trường đại học Pháp, Dịch
giả: Phạm Quang Định (2010), NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, đã phân tích bối
cảnh lịch sử và văn hóa - tư tưởng thời kỳ trung cổ mà trên đó triết học Tôma
Aquinô ra đời. Theo tác giả, điểm đáng lưu ý của bối cảnh thời kỳ này phải kể
đến là sự nở rộ của các trường đại học. Các trường đại học được tổ chức thành
các nhóm dân (Đại học Pari có bốn nhóm: Nhóm Pháp, nhóm Normande, nhóm
Picarde và nhóm Anh) và các bộ môn khoa học được giảng dạy: Y học, thần học,
luật học và văn nghệ... Chính vì thế nó tạo thành những nhóm tranh luận với
nhau đưa đến bình diện ý thức hệ và thần học đối lập. Điều đó ghi dấu ấn trong
toàn bộ suy tư triết học của Tôma Aquinô.
Trong công trình “Hành trình khám phá thế giới: Triết học phương Tây của
William f.Law Head” Dịch giả: Phạm Phi Hoành (2012), NXB Từ điển Bách Khoa
Hà Nội, tác giả đã dành hẳn một chương để trình bày các đặc điểm về kinh tế chính
trị, văn hóa tư tưởng và đặc điểm của triết học ở thế kỷ XI và thế kỷ XII. Theo tác
giả đây là thời kỳ văn hóa Trung cổ “nở hoa” với sự ra đời của các Thánh đường
với lối kiến trúc Gothic tượng trưng cho nỗ lực triết lý của thời đại. Cấu trúc căn

9


bản của mỗi công trình dựa vào các định luật cứng nhắc và phổ quát về hình học và
vật lý nhưng bên trên trong mỗi tòa nhà là một thế giới tự do cho các kiểu trang trí.
Đó cũng là mô hình tư duy thời Trung cổ được soi sáng bởi những luồng tư tưởng
của đạo Kitô trong khi ánh sáng lý trí con người cũng được lọc qua triết lý của
Aritxtốt và Platôn. Bên cạnh đó là sự ra đời của các trường đại học - sự bùng phát

năng lực trí tuệ mới. Các tu viện trở thành nơi chứa các tác phẩm viết tay quý giá,
các tu sỹ trở thành các giáo sư giảng dạy trong các trường và dù muốn hay không họ
vẫn phải thừa nhận sự tồn tại của các bộ môn khoa học tự nhiên. Ngoài ra, tác giả
còn trình bày bản chất và đặc điểm của chủ nghĩa kinh viện với tư cách là tiền đề ra
đời và ảnh hưởng của triết học Tôma Aquinô.
Song song với các tác phẩm trên, luận án tiếp cận một số các công trình
nghiên cứu khác dưới góc độ sử học, văn minh... Nhờ vậy, tác giả luận án có một
cái nhìn khách quan, toàn diện hơn khi nghiên cứu những điều kiện và tiền đề cho
sự ra đời của triết học Tôma Aquinô. Công trình: “Lịch sử văn minh phương Tây”
của Mortimer Chambers - Barbara Hanawalt, David Herlihy - Theodore K.Rabb,
Isser Woloch - Raymond Grew, Dịch giả: Lưu Văn Hy - Nguyễn Văn Phú và nhóm
Trí Tri (2004), NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội, được các tác giả trình bày rất chi
tiết. Theo các tác giả thời kỳ từ 1050 đến đầu thế kỷ là một thời kỳ sáng tạo ở Tây
Âu. Những điều hay, đẹp trong cuộc sống mà giới quý tộc đang bắt đầu cảm nghiệm
đã dẫn đến việc tạo ra một nền văn hóa cung đình công phu và một nền văn chương
theo nó. Sự phục hưng trí thức đã dẫn đến tính tinh tế mới trong triết học và thần
học và đã dẫn đến việc thành lập các trường đại học. Những trung tâm đô thị mọc
lên. Chủ đề thống nhất về sự phát triển nền văn hóa Trung cổ là ý thức mạnh mẽ về
sự đồng nhất cộng đồng và tầng lớp đang phát triển ở các trường đại học, các
phường nghề, làng mạc và quý tộc. Các nước quân chủ mở rộng kiểm soát dân
chúng bằng hệ thống quan lại và tìm cách thống nhất chính quyền. Giáo hội Kitô
giáo tiếp tục áp đặt sự kiểm soát lên các giáo mục, các tu viện trưởng và đức tin của
mọi tín hữu trước xu thế không thể cưỡng lại: xu thế thế tục hóa. Tất cả những đặc

10


điểm ấy ảnh hướng đến triết học trung cổ thế kỷ XII, XIII và đương nhiên nó ghi rõ
dấu ấn lên hệ thống triết học của Tôma Aquinô.
Công trình “Quá trình chuyển biến tư tưởng phương Tây: những tư tưởng đã

định hình thế giới quan chúng ta” của Richard Tarnas, Dịch giả Lưu Văn Hy
(2008), NXB Văn Hóa thông tin, Hà Nội, đã tường thuật ngắn gọn lịch sử thế giới
quan phương Tây từ thời Hy Lạp cổ đến hậu cận đại. Đây là một công trình biên
soạn công phu với nhiều tra cứu và tham khảo nghiêm túc theo suốt chiều dài lịch
sử hình thành, chuyển hóa và phát triển tư tưởng phương Tây. Trong tác phẩm ấy
Richard Tarnas cũng dành một phần không nhỏ để nói đến sự chuyển biến của thời
Trung cổ Tây Âu, đặc biệt là sự thức tỉnh của các nhà kinh viện, sự truy tìm của
Tôma Aquinô và những phát triển lên tới đỉnh cao diễn tiến đến sự suy tàn của chủ
nghĩa kinh viện, sự tái sinh của nhân bản luận... Điều đó giúp tác giả luận án có
được một cách nhìn mới về triết học Tôma Aquinô nói riêng, triết học Tây Âu trung
cổ nói chung trong tiến trình phát triển của nhân loại.
Công trình “Con người và tư tưởng phương Tây” của Crane Brinton, Biên
dịch Nguyễn Kiên Trường (2007), NXB Từ điển bách khoa, Thành phố Hồ Chí
Minh đã “cố gắng” mô tả vị trí, phương hướng của vùng đất văn hóa và tri thức
trong nỗ lực làm sáng tỏ con người phương Tây cảm nhận được điều gì về các giải
đáp đối với những vấn đề quan trọng của số phận con người. Thời trung cổ được tác
giả phân định thành: trung cổ I và trung cổ II. Công trình này cho tác giả luận án
những hiểu biết về bối cảnh lịch sử, văn hóa, tôn giáo và thần học thời trung cổ một
cách rõ ràng. Bên cạnh đó, bổ sung những đánh giá khách quan về một số đặc điểm
của triết học Kinh viện trong đó có Tôma Aquinô.
Đặc biệt, luận án còn tiếp cận với các công trình: “Tân lịch sử giáo hội”, Hội
đồng giám mục Pari (2013), Pari. Công trình này đã trình bày một cách có hệ thống
sự phát triển của lịch sử giáo hội Kitô giáo từ khi tôn giáo này xuất hiện cho tới nay.
Lịch sử tôn giáo thời trung cổ ở Tây Âu được trình bày một cách có hệ thống, chi
tiết và có bổ sung nhiều tư liệu quý. Tiếp cận với công trình này tác giả có thêm
nhiều hiểu biết về bối cảnh văn hóa thời Tây Âu trung cổ nói chung, thế kỷ XII-

11



XIII nói riêng, đặc biệt là bối cảnh tôn giáo, thần học trong thế kỷ mà Tôma Aquinô
sinh sống và chịu ảnh hưởng.
Ngoài ra, luận án còn tiếp cận được các công trình nghiên cứu về lịch sử, văn
hóa châu Âu thế kỷ XII, XIII như: cuốn “Lịch sử châu Âu”, Đỗ Đức Thịnh (2005),
NXB Thế Giới, Hà Nội; “Phác thảo lịch sử thế giới”, Cao Liên (2003), NXB
Thanh Niên, Hà Nội;...Các tác phẩm này bổ sung những hiểu biết về lịch sử châu
Âu thời trung cổ trên các giác độ nghiên cứu khác nhau. Từ đó tác giả luận án rút ra
được những kết luận chung cho triết học trung cổ mà ít nhiều Tôma Aquinô bị ảnh
hưởng.
Như vậy, trong các công trình nghiên cứu trên đây, các tác giả đã có những
phác họa về điều kiện và tiền đề của triết học Tôma Aquinô. Trong các công trình
đó, dù là trực tiếp hay gián tiếp, tác giả luận án cũng tổng kết được những điều kiện
và tiền đề của hệ thống triết học này, đặc biệt là những tiền đề tư tưởng và bối cảnh
văn hóa dưới góc nhìn của triết học văn hóa.
Về cơ bản luận án kế thừa và phát triển những kết luận chung về những điều
kiện, tiền đề cho sự ra đời của triết học Tây Âu trung cổ nói chung, triết học Tôma
Aquinô nói riêng trong quá trình làm luận án. Đặc biệt, những điều kiện kinh tế - xã
hội của triết học Tôma Aquinô đã được làm rõ. Tuy nhiên, cần đi sâu hơn để phân
tích bối cảnh văn hóa Tây Âu thế kỷ XI, XII và xu thế thế tục hóa đã tạo nên sự
tổng hợp quy mô, có hệ thống của học thuyết triết học Tôma Aquinô.
1.2. Những công trình nghiên cứu về triết học của Tôma Aquinô
1.2.1. Nghiên cứu ngoài nước
Trên thế giới, tư tưởng triết học của Tôma Aquinô được giới nghiên cứu nhất
là những người thuộc giáo hội Kitô giáo đề cao. Họ coi ông là vị Thánh đã có công
rất lớn trong việc chứng minh cho tính đúng đắn của giáo lý Kitô giáo, đem lại cho
tín điều Kitô giáo một cơ sở lý trí vững chắc. Đặc biệt, sau thông cáo “Aeterni patris”
của Giáo hoàng Lêô XIII vào năm 1879, học thuyết triết học của Tôma Aquinô được
xác định là học thuyết triết học chính thức của Tòa thánh Vantican. Đại học tổng hợp
Notre Dame ở New York.... Theo đó, các ấn phẩm, tạp chí, sách báo và hàng loạt


12


những tác giả nghiên cứu và phát triển học thuyết của ông lần lượt ra đời. Từ đó đến
nay, số lượng trước tác nghiên cứu về triết học của Tôma Aquinô tăng lên đáng kể.
Thậm chí, đã tập hợp thành một trào lưu triết học phương tây hiện đại có vị thế trong
mối tương quan với các trào lưu triết học phương Tây hiện đại khác.
Trong số những học giả nước ngoài nghiên cứu về triết học Tây Âu trung cổ
nói chung, Tôma Aquinô nói riêng, luận án tiếp cận được một số công trình sau:
Công trình Johannes Hirschberger (Dịch giả: Nguyễn Quang Hưng, Nguyễn Chí
Hiếu) (1991), Lịch sử triết học, Tập 1: Triết học Tây Âu trung cổ, bản dịch đã được
nghiệm thu 2010, phòng tư liệu khoa Triết học, là một công trình nghiên cứu về triết
học Tây Âu thời kỳ trung cổ khá chi tiết. Ở công trình này, tác giả đã trình bày các
giai đoạn phát triển của triết học trung cổ và gắn liền với nó là các nhà triết học thời
kỳ này. Sự ra đời của triết học kinh viện nói chung, triết học Tôma Aquinô nói riêng
được Hirschberger tập trung làm rõ trên cơ sở kế thừa những thành tựu triết học của
các nhà tư tưởng vĩ đại như: Aritxtốt, Augustinô, Platôn mới, các triết gia Ả Rập,
v.v... Theo tác giả, thế kỷ mà Tôma Aquinô sinh sống là thế kỷ của sự nở rộ các
trường đại học gắn liền với khoa học tự nhiên, đồng thời, đó cũng là thế kỷ của sự
giao lưu, “hội ngộ” văn hóa Đông - Tây bằng “con đường tơ lụa”. Đây cũng là thế
kỷ của những biến đổi ngầm trong cơ cấu xã hội. Những lý do đó dẫn tới những tư
tưởng độc đáo phản ánh sinh động hiện thực xã hội và văn hóa đương thời của
Tôma Aquinô. Tiếp cận với công trình này, luận án có được cái nhìn tổng quát về
những tiền đề tư tưởng Tôma Aquinô đã kế thừa và đặc điểm kinh tế - xã hội ở thế
kỉ XI, XII. Một số nội dung cơ bản trong triết học của ông đã được triển khai. Tuy
vậy, công trình này cũng mới chỉ dừng lại ở sự biên tập, chưa có những đánh giá và
kết nối giữa các giai đoạn triết học khác nhau một cách sâu sắc. Đặc biệt, tác giả
chưa làm nổi rõ sự tác động mạnh mẽ của xu thế thế tục hóa trong đời sống tinh
thần ở Tây Âu trung cổ thế kỉ XII - XIII đã ghi dấu ấn đậm nét trong văn hóa vật thể
và văn hóa phi vật thể .

Công trình: “Tôma Aquinô 101: A basic introduction to the thought of Saint.
Tôma Aquinô” của Francis Selman (2005), The United States of America. Tác giả

13


đã giới thiệu cơ bản về triết học Tôma Aquinô trên 13 tiểu mục. Công trình này đã
tóm tắt một cách ngắn gọn các tư tưởng triết học của Tôma Aquinô và đặt ông trong
mối quan hệ với các nhà tư tưởng khác như: Aritxtốt, Platôn, Thánh John
Damascene’s... dưới ánh sáng của tư tưởng Kitô giáo và khoa học ở thế kỷ này. Từ
bức tranh phác thảo của Francis Selman về các nội dung triết học như trên đã cung
cấp cho chúng ta một cái nhìn tổng quan về triết học Tôma Aquinô. Tất cả các vấn
đề trình bày đang ở dưới dạng phác thảo, giới thiệu cơ bản đúng như tên gọi của tác
phẩm. Tuy vậy, những tiền đề tư tưởng quan trọng ảnh hưởng đến chuỗi tư duy
logic của Tôma Aquinô và ý nghĩa của từng vấn đề với cuộc sống hiện tại thì chưa
được tác giả làm rõ.
Công trình: “Aquinô: A Beginner’s guide” của Edward Feser tiếp cận triết học
Tôma Aquinô trong mối quan hệ chặt chẽ với thần học bao gồm những thảo luận về
linh hồn, luật tự nhiên, siêu hình học, sự tương tác giữa đức tin-lý trí và khẳng định
ảnh hưởng to lớn của triết gia này đối với các nhà thần học trong lịch sử và làm bà
đỡ cho sự ra đời của triết học tôn giáo hiện đại là chủ nghĩa Tôma mới.
Đặc biệt, luận án tiếp cận với tác phẩm tiếng Đức của Pierre Teilhard De
Chardin: “Der mensch im Kosmos”(Con người trong vũ trụ). Cuốn sách này được
Pierre Teilhard De Chardin - đại biểu của trường phái Tôma mới trình bày thành 4
phần: phần 1: Die vorstufe des Lebens (Sự sống bắt đầu), phần 2: Das Leben (Sự
sống), phần 3: Das Denken (Tư duy), phần 4: Das Hohere Leben (Đời sống tâm
linh). Tác giả cố gắng dung hòa giữa thần học và khoa học, làm cho triết học Tôma
Aquinô thích ứng với những thành tựu của khoa học tự nhiên hiện đại. Cuốn sách
đã giúp tác giả luận án có cái nhìn rõ hơn về một số nội dung của triết học Tôma
mới trên cơ sở cách tân triết học Tôma Aquinô phù hợp với xu thế phát triển khoa

học hiện đại.
Ngoài ra, luận án tiếp cận với các tài liệu nước ngoài về triết học Tôma
Aquinô đã được dịch ra tiếng Việt như sau:
Công trình: “Lịch sử triết học và các luận đề” (Philosophy - History and
problem) của Sumuel Enoch Stumpf, dịch giả là Lưu Văn Hy (2004), NXB Văn hóa

14


thông tin, Hà Nội, gồm hai phần: Phần 1 là lịch sử triết học phương Tây từ thời kỳ
sớm nhất tới thời kỳ hiện đại. Phần 2 là một tuyển tập các tác phẩm gốc của các nhà
triết học phương Tây từ thời kỳ sớm nhất tới thời kỳ hiện đại. Triết học Tây Âu
trung cổ được trình bày ở chương 2 với tên gọi: Hoà nhập giữa triết học và thần
học. Trong chương này, tác giả tập trung trình bày khái quát về triết học của các
tác giả: Augustinô, Boethius, Dionysius, Eriugena và Tôma Aquinô. Trong phần
trình bày về triết học Tôma Aquinô, tác giả triển khai những vấn đề sau: các
chứng minh về tồn tại của Thượng đế, tri thức về bản chất của Thượng đế, tạo
dựng, đạo đức học, luật tự nhiên và chia nhỏ chúng ra thành những tiểu mục.
Tuy nhiên, các vấn đề trình bày chỉ ở dạng giới thiệu cơ bản, chưa đi sâu vào
phân tích kỹ lưỡng và chưa liên hệ các tư tưởng đó với các nhà triết học mà
Tôma Aquinô dựa vào. Đặc biệt, tác phẩm chưa có điều kiện để trình bày những
mối liên hệ giữa triết học Tôma Aquinô với các trào lưu triết học tôn giáo hiện
đại đặc biệt là trào lưu triết học Tôma mới.
Công trình “Hành trình khám phá thế giới Triết Học Phương Tây”, William F.
Law Head, dịch giả: Phạm Phi Hoành (2012), NXB từ điển Bách Khoa, Hà Nội, đã
dành một sự ưu tiên để trình bày một số nội dung của triết học Tôma Aquinô trong
mối quan hệ với triết học Aritxtốt và tư tưởng Kitô giáo. Tác giả tập trung làm rõ sự
hòa hợp giữa triết học và đức tin thông qua sự tác động của triết học Aritxtốt, quan
điểm siêu hình học (từ thế giới đến Kitô), triết học đạo đức (bản chất con người và
luật của Kitô), triết học về chính trị. Theo William F. Law Head quan điểm ôn hòa

giữa lý trí và đức tin, giữa triết học và thần học đã tác động đến tất cả những quan
điểm khác trong hệ thống triết học của Tôma Aquinô. Lập trường ôn hòa đã giúp
Tôma Aquinô sử dụng có hiệu quả hệ thống triết học Aritxtốt để phục vụ cho đức
tin Ki-tô giáo trong môi trường văn hóa thế tục. Bằng cách hòa nhập Aritxtốt và
thần học Ki-tô giáo, theo William F. Law Head, Tôma Aquinô có được cái nhìn rõ
nét hơn về vai trò của con người trong văn hóa, khoa học, chính trị và sự hiện hữu
của thân xác. Tuy nhiên, trong khuôn khổ có giới hạn tác giả mới chỉ dừng lại ở
những quan điểm mang tính khái quát, tổng quan.

15


Công trình: “106 nhà thông thái” của P.S. Taranốp, dịch giả: Đỗ Minh Hợp
(2012), NXB Chính trị quốc gia - sự thật, Hà Nội đã giới thiệu một cách có hệ thống
về cuộc đời, số phận, học thuyết và tư tưởng của những nhân vật lỗi lạc, những nhà
thông thái trên mọi lĩnh vực văn hóa tinh thần của các thời đại, lấy mốc từ ông vua
Sôlômông cho đến Actua Sôpenhaoơ. Những nhà thông thái này theo tác giả đều là
sản phẩm của những hoàn cảnh và điều kiện lịch sử nhất định. Song một khi xuất
hiện, họ lại trở thành những ngôi sao tỏa sáng trên bầu trời trí tuệ nhờ có nhãn quan
và tài năng vượt trội, góp phần khai sáng nhân loại, rèn luyện đạo lý làm người,
thúc đẩy lịch sử tiến lên. Đường hướng triết học và lối tư duy của Tôma Aquinô,
những tóm tắt ngắn gọn về cuộc đời và số phận đã ghi dấu ấn trong học thuyết của
ông đã được tác giả trình bày. Tuy nhiên, trong khuôn khổ có giới hạn, công trình
này cũng mới chỉ dừng lại ở việc trình bày ngắn gọn, cô đọng trong một dung lượng
trang rất ít.
Hans Kung với công trình: “Các nhà tư tưởng lớn của Ki-tô giáo” biên dịch
Nguyễn Nghị (2010), NXB tri thức, Hà Nội, cũng đánh giá Tôma Aquinô là một
trong những nhà tư tưởng lớn của Ki-tô giáo mặc dù ông chưa tạo ra được “hệ hình”
mới như Augustinô. Thần học của Tôma Aquinô theo Hans Kung là một nền thần
học đại học lý trí trong đó lý trí phục vụ đức tin, khoa học phục vụ thần học. Dù

vậy, Tôma Aquinô vẫn không thoát khỏi những yếu kém căn bản của thần học
Augustinô. Những đánh giá trên là cơ sở cho tác giả luận án có cách nhìn khách
quan và có những định hướng trong nhận định và đánh giá triết học trung cổ nói
chung, triết học Tôma Aquinô nói riêng dưới góc độ triết học văn hóa.
1.2.2. Nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan mà công việc
nghiên cứu triết học Tây Âu trung cổ nói chung, Tôma Aquinô nói riêng chưa được
chú trọng. Có thể chia thành hai thời kì trong lịch sử nghiên cứu và đánh giá hệ
thống triết học này:
Trước đây, do ảnh hưởng bởi quan điểm macxit quan phương, đặc biệt là của
các nhà nghiên cứu Liên xô mà giới nghiên cứu triết học ở nước ta thường không

16


chú trọng hoặc đánh giá thấp giai đoạn triết học Tây Âu trung cổ trong đó có hệ
thống triết học Tôma Aquinô. Có thể kể đến các giáo trình về lịch sử triết học như:
Nguyễn Hữu Vui chủ biên (1992), Lịch sử triết học, NXB Văn hóa thông tin, tập 13, Hà Nội; Bùi Thanh Quất chủ biên (1999), Lịch sử triết học, NXB Chính trị - quốc
gia, Hà Nội; Nguyễn Hữu Vui chủ biên (2004), Lịch sử triết học, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội; Hội đồng lý luận Trung ương (2004), Triết học Tây Âu trung cổ
trong Giáo trình triết học Mác - Lênin, NXB Chính trị - quốc gia, Hà Nội. Các công
trình này mới chỉ đề cập đến triết học Tây Âu trung cổ trong đó có triết học Tôma
Aquinô một cách sơ lược, chủ yếu có tính chất giới thiệu và đánh giá một chiều về
hệ thống triết học này. Theo đó, triết học Tôma Aquinô cũng chỉ là một bước thụt
lùi về văn hóa ở thời đại trung cổ.
Những năm gần đây, việc nghiên cứu giai đoạn triết học trung cổ ở Tây Âu
với các đại biểu tiêu biểu như: Tôma Aquinô bắt đầu được quan tâm nhiều hơn và
có những công trình nghiên cứu dưới dạng nhập môn, lược khảo hay trình bày khái
lược các nhóm vấn đề và có những đánh giá trung tính hơn. Trong đó đáng chú ý là
các công trình khoa học sau: Lê Tôn Nghiêm (2000), Lịch sử triết học Phương Tây
gồm 3 tập, NXB thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Tiến Dũng (2006), Lịch sử triết

học phương Tây, NXB thành phố Hồ Chí Minh; Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Thanh,
Nguyễn Anh Tuấn (2006), Đại cương lịch sử triết học phương Tây, NXB tổng hợp
thành phố Hồ Chí Minh; Đỗ Minh Hợp (2010), Lịch sử triết học đại cương, NXB
Giáo dục;... Nhìn chung, các tác giả trên đã đề cập đến một số nội dung trong triết
học của Tôma Aquinô nhưng còn tương đối khái quát, mới chỉ dừng lại ở các
chương, chưa có công trình chuyên khảo về Tôma Aquinô. Trong các công trình đó,
các tác giả có một điểm chung là chưa đi sâu vào phân tích, khái quát một cách có
hệ thống các nội dung triết học của ông trong mối liên hệ với các nhà triết học
đương thời. Đồng thời, họ cũng chưa chỉ ra nhiều những đóng góp về mặt lý luận
đối với cả khuynh hướng triết học tôn giáo Tôma mới.
Có thể nói, Doãn Chính, Đinh Ngọc Thạch là hai tác giả rất quan tâm đến triết
học Tây Âu trung cổ nói chung và triết học Tôma Aquinô nói riêng. Hai tác giả trên

17


đã bỏ nhiều công sức biên soạn, giới thiệu và phân tích những đặc điểm chủ yếu của
hệ thống triết học này. Đó là cuốn: “Triết học trung cổ Tây Âu”, NXB Thanh niên,
Hà Nội, 2003 và “Triết học trung cổ Tây Âu”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tái
bản năm 2008. Công trình này không chỉ đề cập tới nội dung cơ bản của triết học
Tôma Aquinô mà còn có một số đánh giá sơ lược về hệ thống triết học này. Tuy
nhiên, điều đáng tiếc là các công trình ấy vẫn chưa đi sâu vào những tiền đề của
triết học Tôma Aquinô đặc biệt là tiền đề văn hóa, tư tưởng; chưa nêu rõ được tác
động và ý nghĩa của nó đối với các trào lưu triết học tôn giáo hiện đại và đối với đời
sống đạo của tín đồ Kitô giáo ở Việt Nam. Và như vậy, các công trình trên vẫn chưa
thực sự đứng trên lập trường triết học văn hóa để nhìn nhận, đánh giá và rút ra bài
học nhân văn của hệ thống triết học này.
Nguyễn Ước với tác phẩm:“Các chủ đề triết học” (NXB Tri thức, Hà Nội,
2009) trong chương trình bày về Thượng đế cũng đề cập đến triết học của Tôma
Aquinô, đặc biệt là vấn đề chứng minh sự hiện hữu của Thượng đế, bản chất của

Thượng đế. Tác giả khẳng định rằng, trong lịch sử triết học, để chứng minh sự hiện
hữu của Thượng đế đã có bốn luận cứ: Luận cứ vũ trụ luận, luận cứ mục đích luận,
luận cứ bản thể luận và luận cứ đạo đức. Trong bốn luận cứ đó, Nguyễn Ước đánh
giá cao luận cứ mục đích luận mà Tôma Aquinô là người khởi xướng. Theo tác giả,
luận cứ này làm say mê nhiều nhà tư tưởng thuộc mọi thời đại vì dường như sự kì
diệu của thiên nhiên đòi hỏi phải có sự sáng tạo của một trí tuệ tối thượng đó là
Thượng đế. Ngày nay, luận cứ này vẫn còn hấp dẫn hơn bất kỳ luận cứ nào khác vì
khoa học ngày càng vén lộ những điều thú vị.
Tác giả Nguyễn Tấn Hùng trong cuốn: “Lịch sử triết học phương Tây từ triết
học Hy Lạp cổ đại đến triết học cổ điển Đức” (NXB chính trị Quốc Gia, Hà Nội,
2012) trình bày về triết học phương Tây thời trung cổ từ Augustinô đến Tôma
Aquinô và John Duns Scotus. Ở đây tác giả đã trình bày một số đặc điểm của xã hội
và triết học phương Tây thời Trung cổ một cách sơ lược. Triết học Tôma Aquinô
cũng được tác giả Nguyễn Tấn Hùng phác họa vài nét cơ bản như: quan hệ giữa đức
tin và lý trí, năm cách chứng minh sự tồn tại của Thượng đế và khẳng định rằng lập

18


trường triết học của Tôma là lập trường duy thực ôn hòa vừa thừa nhận, vừa phủ
nhận sự tồn tại của các khái niệm chung. Về cơ bản tác giả chưa đưa ra được cách
đánh giá, nhìn nhận của mình về hệ thống triết học này.
Đặc biệt, gần đây tác giả Đỗ Minh Hợp với công trình “Lịch sử triết học
phương Tây” (NXB Chính trị quốc gia - sự thật, Hà Nội, 2014) đã trình bày một
cách có hệ thống những tri thức lịch sử triết học, từ triết học cổ đại, triết học trung
cổ và triết học Phục hưng đến triết học phương Tây cận hiện đại. Bằng phương
pháp thống nhất lịch sử - logic, tác giả đã giới thiệu diện mạo, khái niệm chung về
từng thời kì triết học và khái quát bối cảnh lịch sử, cuộc đời, những sự kiện của các
triết gia tiêu biểu. Triết học Tây Âu trung cổ được trình bày ở tập 1 với một dung
lượng khá lớn. Trong giai đoạn lịch sử ấy, Tôma Aquinô cũng được tác giả đánh giá

là một triết gia kinh viện lớn nhất và trình bày những nét chính trong đường hướng
triết học của ông.
Như vậy, ở trong nước chưa có các công trình chuyên khảo về Tôma Aquinô.
Các di sản của ông chủ yếu được tập trung ở các giáo trình lịch sử triết học nên
chưa được phân tích sâu.
1.3. Những công trình nghiên cứu về những ảnh hƣởng của triết học Tôma
Aquinô
Nghiên cứu về ảnh hưởng của triết học Tôma Aquinô, đặc biệt là ảnh hưởng
của nó đối với đời sống của cộng đồng Kitô giáo trên thế giới và Việt Nam hiện nay
là vấn đề mở. Trên thế giới, tại các trung tâm của chủ nghĩa Tôma mới hàng năm đã
xuất bản hàng nghìn ấn phẩm, tạp chí về triết học Tôma và mối liên hệ của nó với
các nhà triết học tôn giáo đương đại. Trong giới hạn nhất định, tác giả có điều kiện
tiếp xúc với các công trình nghiên cứu sau đây:
Công trình “Triết học phương Tây hiện đại” của Lưu Phóng Đồng cho tác giả
luận án những thông tin quan trọng về một số đặc điểm, sự ra đời và lưu hành chủ
nghĩa Tôma mới mà đại biểu tiêu biểu là phái Maritain. Từ đó, luận án có điều kiện
so sánh các vấn đề được triển khai trong triết học Tôma Aquinô được cách tân trong
chủ nghĩa Tôma mới để thích ứng với sự vận động của xã hội hiện đại. Tuy nhiên,

19


trong khuôn khổ phải trình bày tổng quát về các trào lưu triết học phương Tây hiện
đại nên tác giả chưa có những phân tích sâu sắc về trào lưu triết học và cũng chỉ
dừng lại ở Maritain - đại biểu tiêu biểu của trường phái này. Một số đại biểu tiêu
biểu khác như Ted Had, Jilson,... thì công trình này chưa có điều kiện chú trọng.
Tác giả Phạm Quang Định với tác phẩm: “Toàn cảnh triết học Âu-Mĩ thế kỉ
XX” (Bùi Văn Nam Sơn giới thiệu, NXB văn học Thành phố Hồ Chí Minh, 2008)
đã cho chúng ta một cái nhìn toàn cảnh về triết học Âu-Mĩ thế kỉ thứ XX. Ở đây, tác
giả trình bày về chủ nghĩa Tôma mới khá chi tiết theo đó chủ nghĩa Tôma mới là sự

nối dài và phát triển triết học Tôma Aquinô trong bối cảnh hiện đại. Nó cho thấy
sức sống mãnh liệt và tính thời sự của triết học Tôma Aquinô.
Bên cạnh đó, luận án còn tìm thấy nhiều công trình bàn về vấn đề hội nhập
văn hóa Kitô giáo với dòng chảy chung của văn hóa dân tộc và nhân loại. Gần đây
nhất, Viện nghiên cứu tôn giáo, Viện khoa học xã hội Việt Nam đã có một cuộc hội
thảo khoa học được tổ chức thành công về vấn đề “Nếp sống đạo của người Công
giáo Việt Nam” và kỷ yếu của hội thảo này đã được Nguyễn Hồng Dương làm chủ
biên, biên soạn thành sách cùng tên xuất bản năm 2010. Cuốn sách này là tuyển
chọn của 27 báo cáo từ các giáo sư, tiến sĩ, nhà nghiên cứu về đạo Kitô giáo ở Việt
Nam. Thành công của hội thảo khoa học là đã làm sáng tỏ được nhiều vấn đề lý
luận quan trọng về nếp sống đạo của người Kitô giáo Việt Nam, cũng đã bước đầu
chỉ ra được những giá trị đạo đức trong nếp sống gia đình Kitô giáo trong quá trình
hội nhập với văn hóa dân tộc, trong đó bộc lộ những ảnh hưởng to lớn của các quan
điểm về đạo đức, chính trị - xã hội của Thánh Tôma Aquinô đối với dân Kitô giáo.
Tuy nhiên, như chính lời tựa của cuốn sách đã khẳng định, thì cuộc hội thảo này chỉ
mới được xem là công việc mở đầu, vấn đề nghiên cứu cần được tiếp tục với những
công trình sâu rộng hơn.
Ở nhóm vấn đề này còn có thể kể đến công trình khác như: “Tìm hiểu quan
niệm đạo đức trong Kinh Thánh” của Trương Như Vương, NXB Tôn giáo, Hà Nội,
2005 và một số bài báo có liên quan đến việc đánh giá, liên hệ những vấn đề triết học
tôn giáo ở môi trường văn hóa Việt Nam như: Đỗ Quang Hưng (2001), “Công giáo

20


thế kỉ XX: Vài khía cạnh tiến triển của thần học”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo (3);
Đỗ Quang Hưng (2001), “Công giáo thế kỉ XX: Vài khía cạnh tiến triển của thần học
(tiếp theo kì trước)”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo (4); Đỗ Quang Hưng (2002),
“Công giáo thế kỉ XX: Vài khía cạnh tiến triển của thần học (tiếp theo và hết)”, Tạp
chí Nghiên cứu Tôn giáo (6); Đỗ Quang Hưng (2002), “Nhà nước và Giáo hội - Mấy

vấn đề lí luận và thực tiễn”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo (5); Nguyễn Quang Hưng
(2002), “Người Công giáo Việt Nam những tháng đầu sau Cách mạng tháng Tám”,
Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo (3).
Hội đồng giám mục Việt Nam - Ủy ban Bác ái xã hội đã “Tóm lược học thuyết
xã hội của giáo hội Công giáo” trong đó có rất nhiều vấn đề của văn bản Thánh
Kinh được làm rõ bản chất và ảnh hưởng của nó trong xã hội hiện đại đặc biệt là ở
Việt Nam. Đó cũng là một chỉ dẫn quan trọng cho tác giả luận án đối chiếu với
những tư tưởng Tôma Aquinô về siêu hình học, về các vấn đề đạo đức chính trị - xã
hội để thấy được những giá trị nhân văn trong triết học của Tôma Aquinô thích ứng
với xã hội hiện đại. Cũng qua đó, tác giả thấy được sự tiếp biến văn hóa trong lịch
sử tư tưởng nhân loại.
Các tác phẩm: Nguyễn Hồng Dương (2008), Công giáo ở Hà Nội, NXB Từ
điển bách khoa, Hà Nội; Đặng Nghiêm Vạn (2012), Lý luận về tôn giáo và tình hình
tôn giáo ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Văn Dũng (2012),
Tôn giáo với đời sống chính trị - xã hội ở một số nước trên thế giới, NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Hồng Dương (2012), Công giáo thế giới tri thức cơ bản,
NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội; Nguyễn Công Danh, Dương Phú Oanh (2013),
Người Công giáo tốt cũng là người công dân tốt, NXB Tôn giáo, Hà Nội, tuy không
trực tiếp bàn đến tư tưởng triết học của Tôma Aquinô, nhưng các công trình này đã
tập trung làm rõ đời sống tôn giáo - đạo đức trên thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng. Từ đó, có thể thấy những thích ứng của triết học Tôma trong mọi tình huống.
Các kỷ yếu hội thảo quốc tế của Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân
Văn - Đại học Quốc Gia Hà Nội như : Hội thảo về những vấn đề Triết học Phương
Tây thế kỉ XX (2007, NXB Đại Học Quốc Gia, Hà Nội); Hội thảo về một số vấn đề

21


tôn giáo hiện nay (2011, NXB Tôn giáo, Hà Nội) cũng tập hợp rất nhiều bài viết về
đạo Ki-tô trong đó giúp tác giả luận án kết nối được những tư tưởng của Tôma

Aquinô với các vấn đề xã hội còn bỏ ngỏ.
Những công trình nghiên cứu trên đây đã đề cập đến triết học Tây Âu trung cổ
nói chung, triết học Tôma Aquinô nói riêng. Tuy nhiên, các công trình ấy cũng chỉ đề
cập đến triết học Tôma Aquinô ở một số vấn đề còn khái lược. Chưa có một công trình
chuyên khảo nào về hệ thống triết học của ông và ý nghĩa của nó trong bối cảnh hiện
đại, đặc biệt là ý nghĩa của hệ thống triết học này ở môi trường văn hóa Việt Nam.
Kế thừa kết quả nghiên cứu của những người đi trước là một việc làm cần thiết
đối với những người mới bước vào nghiên cứu khoa học. Trong một giới hạn nhất
định, tác giả luận án mong muốn đi sâu vào phân tích một cách có hệ thống và
thuyết minh có cơ sở hơn những nội dung triết học của Tôma Aquinô, qua đó chỉ ra
những giá trị hạn chế và ảnh hưởng của triết học Tôma Aquinô đối với hệ tư tưởng
của giáo hội Công giáo.
Như vậy, triết học Tây Âu trung cổ nói chung, triết học Tôma Aquinô nói riêng
đã được đề cập ở Việt Nam qua các công trình và bài báo cũng như một số sách dịch
ra từ tiếng nước ngoài của các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, có thể thấy số lượng các
công trình này còn hết sức khiêm tốn và nội dung của nó còn sơ lược. Chưa có một
công trình chuyên khảo nào về triết học Tôma Aquinô và những ảnh hưởng của nó
được thể hiện trong trào lưu Tôma mới. Ngày nay, trong giới nghiên cứu, việc tiếp tục
nghiên cứu tư tưởng triết học của Tôma Aquinô là cần thiết phải được tiến hành trên
cơ sở phê phán một cách có chọn lọc, phê phán những gì đã lỗi thời, chỉ ra hạn chế về
mặt lịch sử, đồng thời phải đánh giá đúng những đóng góp của ông để thấy được bức
tranh sinh động nhiều màu sắc của lịch sử triết học, thấy được tác động của nó đến
đời sống văn hóa hiện đại nói chung và Việt Nam nói riêng.

22


×