Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

thiết kế, tính toán, lập quy trình công nghệ chế tạo khớp nối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.41 MB, 72 trang )

1

LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay ngành công nghiệp đang ngày càng phát triển, những ứng dụng của ngành
công nghiệp trong đời sống xã hội là rất lớn. Cùng với sự phát triển của công nghiệp
thì những ứng dụng của khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất đặc biệt ứng dụng của
công nghệ CNC là rất cao. Việt Nam những năm gần đây nền công nghiệp đang từng
bước hiện đại hoá từng bước ứng dụng những thành tựu của khoa học thế giới. Công
nghệ CNC đang dần từng bước thay thế công nghệ cơ khí cổ điển.
Khớp các đăng là một chi tiết máy quan trọng, là chi tiết không thể thiếu trên ô tô, các
phương tiện vận tải … dùng để truyền mô men xoắn giữa các trục không nằm trên
cùng một đường thẳng, mà cắt nhau dưới một góc α nào đó ( trị số góc α thay đổi ).
Nó là một chi tiết máy phức tạp về yêu cầu kỹ thuật và thiết kế chế tạo. Tùy thuộc vào
cơ sở sản xuất mà chi tiết được thiết kế chế tạo theo các cách khác nhau. Với cơ sở sản
xuất ở công ty Cổ Phần Cơ Khí Hồng Lĩnh mà tôi thực tập, tôi sử dụng kết hợp hai
phương pháp gia công truyền thống trên máy cơ và gia công trên máy CNC nhằm đạt
được những những hiệu quả về mặt kinh tế cũng như đạt được các yêu cầu kỹ thuật
của chi tiết.
Trong đề tài này đã được ứng dụng các phần mềm AutoCad, MasterCam, Catia vào
việc thiết kế, tính toán, lập quy trình công nghệ và chế tạo khớp nối các đăng. Ngoài ra
trong đề tài còn được ứng dụng phần mềm CimcoEdit để chỉnh sửa chương trình NC
giúp giảm thời gian gia công trên máy CNC.

SV: Lê Minh Sáng

GVHD: ThS Nguyễn Hồng Lĩnh


2

LỜI CẢM ƠN


Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của
các thầy cô trong khoa Công Nghệ Cơ Khí – Trường Đại Học Điện Lực. Đặc biệt là
giáo viên trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này Th.S Nguyễn Hồng Lĩnh, giảng
viên trường Đại Học Điệnn Lực. Những hướng dẫn của thầy là cơ sở khoa học để tôi
hoàn thành bản luận văn này. Tôi cũng xin được chân bày tỏ sự cảm ơn của mình đối
với công ty cổ phần Cơ Khí Hồng Lĩnh và các cô chú và anh chị trong công ty cùng
một số đơn vị khác đã giúp đỡ rất nhiều cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.

Hà Nội, Ngày 25 Tháng 11 Năm 2012

SV: Lê Minh Sáng

GVHD: ThS Nguyễn Hồng Lĩnh


3

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................


Chữ ký của giáo viên hướng dẫn

SV: Lê Minh Sáng

GVHD: ThS Nguyễn Hồng Lĩnh


4

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

Chữ ký của giáo viên phản biện

SV: Lê Minh Sáng

GVHD: ThS Nguyễn Hồng Lĩnh



5

Mục lục

DANH SÁCH CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH
Danh sách các Hình vẽ dùng trong đồ án
Hình 1.1– Ô tô tự đổ CAT-773E.:
Hình 1.2 – Kích thước tương đối xe ô tô CAT-773E
Hình 1.3 – Hệ thống động lực.
Hình 1.4 – Hệ thống truyền động.
Hình 1.5 – Vị trí trục các đăng (Xe có động cơ đặt phía trước,bánh chủ động phía sau)
Hình 1.6 – Sơ đồ cấu tạo trục các đăng.
Hình 1.7 – Trục các đăng loại thông thường có hai khớp nối.
Hình 1.8 – Trục các đăng trong xe hiện đại có ba khớp nối.
Hình 1.9 – Cấu tạo khớp các đăng.
Hình 1.10 – Cấu tạo khớp các đăng kiểu chữ thập.
SV: Lê Minh Sáng

GVHD: ThS Nguyễn Hồng Lĩnh


6

Hình 1.11 – Bố trí hai khớp các đăng ở hai đầu trục.
Hình 1.12 – Cấu tạo khớp các đăng kép.
Hình 1.13 – Trục các đăng sử dụng khớp nối mềm.
Hình 1.14 – Khớp nối các đăng đồng tốc Veise-Bendix.
Hình 1.15 – Các đăng đồng tốc kiểu bi Rzeppa.

Hình 1.16 – Các đăng đồng tốc kiểu chạc ba ( hay ba nhánh ).
Hình 1.17 – Cấu tạo khớp trượt.
Hình 1.18 – Sơ đồ hoạt động của khớp trượt.
Hình 1.19 – Khớp các đăng xe ô tô CAT-773E.
Hình 1.20 – Sự thay đổi vận tốc của trục bị dẫn.
Hình 1.21 – Ứng suất cho phép [ σd ] đối với mối ghép then hoa.
Hình 1.22 – Ứng suất cho phép khi tính mối ghép then hoa về mòn.
Hình 2.1a – Bản vẽ chi tiết khớp nối I.
Hình 2.1b – Bản vẽ chi tiết khớp nối II.
Hình 2.2 – Sơ đồ bố trí các bề mặt.
Hình 2.3 – Phôi rèn.
Hình 2.4 – Bản vẽ lòng khuôn.
Hình 2.5 – Tiện thô mặt đầu (1) và tiện thô mặt trụ ngoài φ219 mm.
Hình 2.6 – Khỏa mặt đầu (2).
Hình 2.7 – Khoan lỗ Ø17 mm.
Hình 2.8 – Tiện thô mặt trụ ngoài φ79,5 mm.
Hình 2.9 – Tiện thô mặt trụ ngoài φ76 mm.
Hình 2.10 – Tiện thô mặt trụ ngoài φ63 mm.
Hình 2.11 – Tiện tinh mặt trụ ngoài φ219 mm.
Hình 2.12 – Tiện tinh mặt đầu (2).
Hình 2.13 – Tiện tinh biên dạng trong 5 (φ35 mm).
Hình 2.14 – Tiện tinh mặt trụ ngoài 3 (φ58, φ63, φ76 và φ79,5 mm).
Hình 2.15 – Tiện tinh mặt đầu (1).
Hình 2.16 – Tiện tinh biên dạng trong (4)
Hình 2.17 – Tiện rãnh R1.
Hình 2.18 – Đường chạy dao trong CIMCO.
Hình 2.19 – Sơ đồ bố trí vị trí tọa độ điểm chạy dao.
SV: Lê Minh Sáng

GVHD: ThS Nguyễn Hồng Lĩnh



7

Hình 2.20 – Đường chạy dao trong CIMCO.
Hình 2.21 – Đường chạy dạo trong MasterCamX.
Hình 2.22 – Xuất file NC.
Hình 2.23 – Đường chạy dạo trong CIMCO.
Hình 2.24 – Phay mặt bên.
Hình 2.25 – Phay rãnh then.
Hình 2.26 – Khoan (a) và ta rô ren (b) 4 lỗ.
Hình 2.27 – Đường chạy dạo trong MasterCamX.
Hình 2.28 – Xuất file NC.
Hình 2.29 – Đường chạy dạo trong CIMCO.
Hình 2.30 – Xọc then.
Hình 2.31 – Mài mặt trụ ngoài φ79,5 mm.
Hình 2.32 – Bản vẽ đồ gá xọc then.
Hình 2.33 – Bản vẽ chi tiết thân đồ gá.
Hình 2.34 – Then hoa thân khai (a) , Then hoa dịch chỉnh (b) , khoảng dịch chỉnh (c).

SV: Lê Minh Sáng

GVHD: ThS Nguyễn Hồng Lĩnh



1

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ KHỚP NỐI CÁC ĐĂNG XE Ô TÔ CAT-773E.
1.1. Giới thiệu về xe ô tô CAT-773E.

Các chỉ tiêu kĩ thuật CAT-773E:
- Loại thiết bị : ô tô tự đổ.
- Hãng sản xuất : Caterpillar.

Hình 1.1 – Ô tô tự đổ CAT-773E.

SV: Lê Minh Sáng

GVHD: ThS Nguyễn Hồng Lĩnh


2

a. Kích thước ( Tương đối).

Hình 1.2 – Kích thước tương đối xe ô tô CAT-773E.
b. Trọng lượng.
- Trọng lượng không tải : 44900 kg.
- Trọng lượng có tải : 99300 kg.
Sự phân bố tải trọng
Cầu trước
Cầu sau

SV: Lê Minh Sáng

Không tải
47,3%
52,7%

Có tải

33,3%
66,7%

GVHD: ThS Nguyễn Hồng Lĩnh


3

c. Động cơ.
Mã hiệu
Hãng sản xuất
Tổng công suất
Công suất bánh đà
Tốc độ động cơ khi không tải
Mô men xoắn lớn nhất
Số xi lanh
Đường kính xi lanh
Hành trình pit tông
Dung tích buồng đốt

Cat 3412E
CAT
530kW
501 kW
2000 Vòng/phút
3434 N.m
12
137mm
152mm
27000cm3


Hình 1.3 – Hệ thống động lực.

d. Hệ thống truyền lực.
- Hộp số : 7 số tiến, 1 số lùi.
SV: Lê Minh Sáng

GVHD: ThS Nguyễn Hồng Lĩnh


4

Hình 1.4 – Hệ thống truyền động.
e. Hệ thống thủy lực.
- Lưu lượng : 562 lít/phút.
- Áp suất làm việc : 17225 Mpa.
f. Bộ di chuyển.
- Kiểu lốp : 24.00-R35(E4).
g. Thùng xe.
- Dung tích (SAE 2:1) : 42,5 cm3.
1.2. Khớp Các đăng xe ô tô CAT-773E.
1.2.1. Tổng quan về truyền động các đăng.
1.2.1.1. Công dụng.
- Truyền động các đăng dùng để truyền mô men xoắn giữa các trục không nằm trên
cùng một đường thẳng, mà cắt nhau dưới một góc α nào đó ( trị số góc α thay đổi ),
tức là dùng để truyền mô men quay từ trục của hộp số ( hộp phân phối ) đến các cầu
chủ động và các bánh xe chủ động.

1.2.1.2. Yêu cầu.
- Đảm bảo khi truyền mô men không có những dao động, va đập, không có tải trọng

SV: Lê Minh Sáng

GVHD: ThS Nguyễn Hồng Lĩnh


5

động lớn do mô men quán tính gây ra.
- Các trục các đăng phải đảm bảo quay đều, không sinh ra tải trọng động và không có
hiện tượng cộng hưởng.
- Hiệu suất truyền động phải cao cả khi góc α giữa hai trục lớn.
- Kết cấu gọn nhẹ, thuận tiện khi sử dụng chăm sóc.
1.2.1.3. Phân loại : Các đăng có thể chia theo: công dụng, đặc điểm số học, số khớp,
kết cấu.
• Theo công dụng:
+ Các đăng nối giữa hộp số chính với cầu chủ động.
+ Các đăng nối giữa cầu chủ động với bánh xe.
• Theo đặc điểm động học:
+ Các đăng khác tốc: Tốc độ quay của trục chủ động và trục bị động
khác nhau.
+ Các đăng đồng tốc: Tốc độ quay của trục chủ động và trục bị động
bằng nhau.
• Theo số khớp các đăng:
+ Loại đơn ( Với một khớp nối các đăng ).
+ Loại kép ( Với hai khớp nối các đăng ).
+ Loại nhiều khớp các đăng.
• Theo kết cấu các đăng:
+ Loại khác tốc gồm: Loại cứng và loại mềm.
+ Loại đồng tốc gồm: Đồng tốc kép, đồng tốc cam, đồng tốc bi với các
rãnh phân chia, đồng tốc bi với đòn phân chia.


SV: Lê Minh Sáng

GVHD: ThS Nguyễn Hồng Lĩnh


6

Hình 1.5 – Vị trí trục các đăng (Xe có động cơ đặt phía trước,bánh chủ động phía sau)
1.2.1.4. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động.
1.2.1.4.1. Cấu tạo.
- Cơ cấu gồm 3 bộ phận: Trục chính, khớp các đăng, khớp trượt.

Hình 1.6 – Sơ đồ cấu tạo trục các đăng.
a. Trục chính.
- Công dụng: Truyền mô men xoắn từ sau hộp số đến cầu chủ động để dẫn động bánh
xe.

SV: Lê Minh Sáng

GVHD: ThS Nguyễn Hồng Lĩnh


7

- Cấu tạo : Trục chính được thiết kế thành 2 đoạn liên kết rãnh then di động với một
hay nhiều khớp nối các đăng, trục chính có thể là 1 cây thép hoặc ống rỗng được che
trong một bọc hoặc để trần.

Hình 1.7 – Trục các đăng loại thông thường có hai khớp nối.


Hình 1.8 – Trục các đăng trong xe hiện đại có ba khớp nối.
b. Khớp các đăng.
- Chức năng của khớp nối các đăng là hấp thụ sự thay đổi góc độ gây ra sự thay đổi vị
trí tương đối của bộ vi sai so với hộp số. Như vậy lực truyền từ hộp số đến bộ vi sai
êm hơn.

SV: Lê Minh Sáng

GVHD: ThS Nguyễn Hồng Lĩnh


8

Hình 1.9 – Cấu tạo khớp các đăng.
- Khớp các đăng gồm : Khớp chữ thập, khớp các đăng kép, khớp nối mềm.


Khớp chữ thập:

- Khớp các đăng kiểu chữ thập được sử dụng phổ biến vì cấu tạo của chúng đơn giản,
dễ chế tạo, rẻ tiền và làm viêc rất chinh xác.Gồm 2 loại : Kiểu lắp vòng bi cứng và
kiểu lắp vòng bi mềm.

Hình 1.10 – Cấu tạo khớp các đăng kiểu chữ thập.

SV: Lê Minh Sáng

GVHD: ThS Nguyễn Hồng Lĩnh



9

- Đặc tính truyền động:
+ Khi nối hai trục cùng quay không thẳng hàng với nhau, loại khớp này làm cho trục
bị động quay không đều, đồng thời bị dao động mạnh so với trục chủ động. Sự dao
động xảy ra theo chu kì dưới hình thức tăng tốc và giảm tốc. Mỗi vòng quay, dao động
tăng tốc giảm tốc độ diễn ra hai lần. Cường độ dao động của trục bị động tùy thuộc
vào góc lệch giữa trục chủ động với trục bị động.
+ Hiện tượng dao động có thể được khắc phục bằng cách bố trí hai khớp các đăng ở
hai đầu trục. Khớp thứ hai sẽ đóng vai trò bù trừ và có khả năng dập tắt hiện tượng dao
động vận tốc do khớp nối thứ nhất tạo ra.

Hình 1.11 – Bố trí hai khớp các đăng ở hai đầu trục.


Khớp các đăng kép:

- Khớp các đăng kép được cấu tạo từ hai khớp chữ thập được nối với nhau bởi khớp
nối giữa và có bi ở giữa để đỡ tâm khớp. Khi trục ở một góc nào đó, khớp nối giữa sẽ
chyển động với vận tốc thay đổi, nhưng khớp khác sẽ loại bỏ được điều này do vậy có
thể duy trì được vận tốc không đổi. So với loại khớp chữ thập đơn loại này giảm rug
động và ồn rất hiệu quả.

Hình 1.12 – Cấu tạo khớp các đăng kép.
SV: Lê Minh Sáng

GVHD: ThS Nguyễn Hồng Lĩnh



10



Khớp nối mềm:

- Đặc điểm của loại các đăng này là có góc lệch bằng không nghĩa là hộp số, trục các
đăng và bộ vi sai nằm thẳng góc với nhau. Bởi vậy giảm được độ rung và tiếng ồn một
cách đáng kể.

Hình 1.13 – Trục các đăng sử dụng khớp nối mềm.


Ngoài ra còn một số loại các đăng khác:

Hình 1.14 – Khớp nối các đăng đồng tốc Veise-Bendix.
1-Trục chủ động; 2-Lỗ lắp chốt; 3,4-Khớp nối (chạc); 5-Trục bị động; 6-Chốt hãm; 7Các rãnh lõm; 8-Chốt giữ; 9-Viên bi định tâm; 10-Các viên bi truyền lực.

SV: Lê Minh Sáng

GVHD: ThS Nguyễn Hồng Lĩnh


11

Hình 1.15 – Các đăng đồng tốc kiểu bi Rzeppa.
1-Trục bị động; 2-quả cầu; 3-Vỏ che bằng cao su đàn hồi; 4-Trục chủ động; 5-Rãnh
bán cầu của khớp nối bị động; 6-Rãnh bán cầu của quả cầu 2; 7-Các viên bi cầu;
8-Vọng định vị.


Hình 1.16 – Các đăng đồng tốc kiểu chạc ba ( hay ba nhánh ).
1-Trục chủ động; 2-Thân; 3-Chạc ba; 4-Ổ lăn; 5-Vỏ bọc cao su đàn hồi; 6-Trục bị
động; 7,9-Vòng hãm; 8-Moay ơ; 10-Rãnh dọc; 11-Bạc có dạng hình cầu.
SV: Lê Minh Sáng

GVHD: ThS Nguyễn Hồng Lĩnh


12

c. Khớp trượt.
- Khớp trượt có các then hoa trên mặt ngoài của trục thứ cấp hộp số, ăn khớp với rãnh
then bên trong của trục rỗng hay chạc của khớp các đăng.
- Các trục cùng quay với nhau đồng thời có thể trượt tới lui làm thay đổi chiều dài của
trục truyền động.

Hình 1.17 – Cấu tạo khớp trượt.

Hình 1.18 – Sơ đồ hoạt động của khớp trượt.

SV: Lê Minh Sáng

GVHD: ThS Nguyễn Hồng Lĩnh


13

1.2.2. Các đăng xe ô tô CAT-773E.
- Cơ cấu các đăng trong xe ô tô CAT -773E thuộc loại các đăng kép bao gồm hai cơ
cấu khớp các đăng đơn giản và trục truyền của nó.

- chức năng của nó cũng tương tự như cơ cấu các đăng thông thường: dùng để truyền
mô men quay từ trục của hộp số ( hộp phân phối ) qua vi sai đến các cầu chủ động và
các bánh xe chủ động.
a. Ưu điểm.
- Dễ tháo lắp, bảo dưỡng và sửa chữa.
- Các đăng quay êm, ít rung, không có hiện tượng cộng hưởng.
- Hiệu suất truyền động cao, kết cấu gọn nhẹ, chắc chắn.
- Thay đổi được chiều dài của trục các đăng nhờ có liên kết rãnh then di động giữa
một đầu trục các đăng và phần khớp nối bị động ( của khớp các đăng nối với hộp số ).
- Đảm bảo được tỉ số truyền không đổi.
b. Khuyết điểm.
- Khó khăn trong chế tạo.
- Giá thành cao.

SV: Lê Minh Sáng

GVHD: ThS Nguyễn Hồng Lĩnh


14

c. Nguyên nhân – hư hỏng – kiểm tra sửa chữa.
Hư hỏng
Nguyên nhân
Kiểm tra – sửa chữa
Tiếng kêu trục - Vòng bi trục chữ thập và khớp - Thay thế.
các đăng.

đồng tốc bị mòn hoặc kẹt.
- Then hoa của khớp nối bị dập và - Thay thế.

mòn.

- Vòng bi đỡ trục các đăng bị mòn.
Rung trục các - Lắp không đúng khớp các đăng.
đăng.

- Thay thế.
- Sửa chữa.

- Trục chủ động hoặc mặt bích - Sửa chữa.
không cân bằng ( lỏng bu lông).
- Khớp then hoa bị kẹt.

- Thay thế.

- Vòng bi trục chữ thập bị mòn, kẹt - Thay thế.
hoặc hỏng.
- Trục các đăng bị cong.

- Thay thế.

- Trục các đăng không cân bằng.

- Điều chỉnh hoặc thay thế.

1.2.2.1. Khớp các đăng xe ô tô CAT-773E.
- Về cấu tạo khớp các đăng xe ô tô CAT-773E thuộc loại khớp chữ thập, nhưng phần
trục chữ thập của khớp được chế tạo hơi khác so với trục chữ thập thông thường nhằm
mục đích dễ dàng cho việc tháo lắp, sửa chữa và thay thế các khớp nối các đăng.


SV: Lê Minh Sáng

GVHD: ThS Nguyễn Hồng Lĩnh


15

Hình 1.19 – Khớp các đăng xe ô tô CAT-773E.
- Chức năng của khớp nối các đăng là hấp thụ sự thay đổi góc độ gây ra sự thay đổi vị
trí tương đối của bộ vi sai so với hộp số. Như vậy lực truyền từ hộp số đến bộ vi sai
êm hơn. Vì các nguyên nhân trên nên nó phải thỏa mãn các nhu cầu sau:
+ Phải truyền lực mà không làm thay đổi vận tốc góc thậm trí khi góc trục các
đăng với hộp số và bộ vi sai là lớn.
+ Phải truyền lực êm và không gây ra tiếng ồn.
+ Phải cấu tạo đơn giản và ít xảy ra sự cố.
- Thay đổi vận tốc góc của khớp chữ thập:

SV: Lê Minh Sáng

GVHD: ThS Nguyễn Hồng Lĩnh


16

Hình 1.20 – Sự thay đổi vận tốc của trục bị dẫn.
+ Hình vẽ trên minh họa sự thay đổi về tốc độ của trục bị dẫn B, hợp thành một góc
30o với trục dẫn động A khi bán trục A quay ở tốc độ không đổi.
+ Khi bán trục A ( trục thứ cấp của hộp số ) của khớp các đăng quay một vòng, trục bị
dẫn B ( trục các đăng ) cũng quay một vòng. Bán kính quay của khớp này lớn nhất
(R2) khi trục chữ thập vuông góc với trục dẫn động ( các góc quay là 90 o, 270o ). Bán

kính quay (R1) hơi nhỏ hơn (R2) một chút khi trục chữ thập không vuông góc với trục
dẫn động ( 0o, 180o hoặc 360o ).
+ Vì tốc độ biên của chạc nối ở trục bị dẫn thay đổi mỗi lần quay đi 90 o, tạo ra sự thay
đổi về vận tốc góc đối với trục dẫn động. Sự thay đổi vận tốc này trở nên lớn hơn khi
góc α giữa trục dẫn động A và trục bị dẫn B lớn hơn.
1.2.2.2. Các hiện tượng hư hỏng thường hay xẩy ra đối với bộ khớp nối các đăng
xe ô tô CAT-773E.
- Trong bộ khớp nối xe ô tô CAT-773E thì ngoài hiện tượng hư hỏng ở trục chữ thập
( vòng bi trục chữ thập bị mòn, kẹt hoặc hỏng ) thì dạng hỏng chủ yếu của bộ khớp là
hư hỏng then hoa trên các khớp nối. Các dạng hỏng chủ yếu của then hoa:
- Mòn bề mặt làm việc : Làm tăng khe hở ở răng, dạng răng bị méo mó, dẫn đến ăn
khớp không đúng, tải trọng động và tiếng ồn tăng, tiết diện răng giảm. Nguyên nhân
của sự mòn răng do then phải làm việc trong điều kiện luôn có sự trượt qua lại dọc
SV: Lê Minh Sáng

GVHD: ThS Nguyễn Hồng Lĩnh


17

trục, ứng suất tiếp xúc và môi trường tiếp xúc của đôi răng ăn khớp …Vì vậy để hạn
chế mòn răng : phải bảo đảm cho răng được bôi trơn tốt, chất bôi trơn được bảo vệ
sạch khỏi các hạt mài, bụi và dùng dầu bôi trơn thích hợp, tăng độ rắn bề mặt răng.
- Dập bề mặt tiếp xúc: làm cho dạng răng thay đổi, tải trọng động tăng lên, màng dầu
giữa các bề mặt tiếp xúc của đôi răng ăn khớp không hình thành được, bề mặt răng
phía dưới đường tâm ăn khớp bị phá hỏng dẫn đến tiếng ồn, rung động và nóng nhiều.
Nguyên nhân của dập bề mặt là do then làm việc trong điều kiện va đập và tải trọng
động lớn, làm việc trong thời gian dài cũng khiến then hỏng vì mỏi.
- Để giảm thiểu các hư hỏng trên, kéo dài tuổi thọ của bộ khớp cần tính toán sức bền
cho then :

+ Để tránh dập , có thể tính toán qui ước theo điều kiện ứng suất trung bình σd trên bề
mặt làm việc của then hoa không vượt quá trị số cho phép.
σd = 2.T/(dtb.l.h.z.φ) ≤ [ σd ]
Trong đó: T – Mômen xoắn truyền qua mối ghép [N.mm].
l – Chiều dài làm việc của then ( mm ).
dtb = m.z – Đường kính trung bình của then hoa ( mm ).
φ = 0,7÷0,8 – Hệ số xét đến sự phân bố tải không đều trên các răng.
[ σd ] - Ứng suất dập cho phép ( Mpa ).
h = 0,8.m – Chiều cao bề mặt tiếp xúc của răng ( mm ).

SV: Lê Minh Sáng

GVHD: ThS Nguyễn Hồng Lĩnh


×