Tải bản đầy đủ (.pptx) (20 trang)

HỆ THỐNG PHANH HƠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.05 MB, 20 trang )

BÀI THUYẾT TRÌNH NHÓM 4

LÝ THUYẾT Ô TÔ

PHANH HƠI

GVHD: PGS-T S.NGUYỄN VĂN NHẬN

*Nhóm sinh viên thực hành:
1.Phan Thanh Bảo
2.Nguyễn Văn Kiên
3.Nguyễn Văn Khiêm
4.Phạm Văn Luân


Hệ thống phanh khí nén trên ô tô


Mô hình hệ thống phanh khí nén


1. Định nghĩa:
-Hệ thống phanh dùng để:
+Giảm tốc độ của ô tô đến một giá trị nào đó hoặc cho đến khi dừng lại hẳn dưới tác dụng của
lực phanh, đảm bảo tính năng an toàn khi sử dụng ô tô.
+Trong trường hợp xe chuyển động xuống dốc hệ thống phanh dùng để duy trì vận tốc xe ở một
trị số xác định.
+Đảm bảo xe không chuyển động khi đang đứng trên dốc hoặc khi không có mặt của người lái.

-Hệ thống phanh khí nén là hệ thống phanh nhờ áp lực khí nén để điều khiển, phân phối và truyền áp
lực đến các bầu phanh bánh xe thực hiện quá trình phanh ô tô (theo yêu cầu của người lái và đảm bảo


an toàn giao thông khi vận hành trên đường).


2.Yêu cầu và điều kiện làm việc:
*Yêu cầu:
-Áp suất khí nén ổn định (0,6 – 0,8 MPa) và tạo được áp lực phanh lớn.
-Phân phối khí nén nhanh và phù hợp với tải trọng các bánh xe.
-Điều khiển nhẹ nhàng và êm dịu.
-Cấu tạo đơn giản, thoát nhiệt tốt và có độ bền cao.

*Điều kiện làm việc:
-Dẫn động phanh liên tục chịu áp lực lớn của khí nén và nhiệt độ cao của các bề mặt ma sát nên các chi
tiết dễ bị hư hỏng, rò rỉ khí nén ra ngoài, làm cho phanh mất tác dụng. Vì vậy công việc tiến hành kiểm tra,
điều chỉnh dẫn động phanh cần được tiến hành thường xuyên và bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời để đảm bảo
các yêu cầu kỹ thuật và an toàn tính mạng con người nhằm nâng cao tuổi thọ của hệ thống phanh.


3.Phân loại, ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng:
a, Phân loại:
Bầu phanh một tầng

Bầu phanh 2 tầng


b, Ưu, nhược điểm của phanh khí nén:
*Ưu điểm:

- Lực đạp phanh nhẹ nhàng, dễ điều khiển, không cần bổ trợ lực phanh.
- Hiệu quả và lực tác dụng phanh cao, nên dược sử dụng rộng rãi trên các ô tô tải trọng trung
bình và lớn.

-Cơ cấu phanh dừng sẽ được kích hoạt tự động nếu toàn bộ khí bị rò rỉ hết ra ngoài (ở bầu
phanh 2 tầng).

*Khuyết điểm:
-Có kết cấu phức tạp với nhiều cụm chi tiết.
-Kích thước và trọng lượng các bộ phận khá lớn, giá thành cao, độ nhạy ít, thời gian chậm tác
dụng lớn.
-Có độ nhạy thấp hơn phanh điện lực.


c. Phạm vi ứng dụng:
-Phanh khí nén thường được sử dụng trên ôtô có tải trọng trung bình và lớn.

-Lực tác dụng lên pedal (bàn đạp) bé. Trang bị trên ôtô lớn có kéo romooc.


4.Đặc điểm cấu tạo:
*Cấu tạo của một hệ thống phanh kiểu khí nén điển hình:
- Máy nén khí (air compressor): nén và bơm khí tới các bình chứa để sẵn sàng sử dụng.
- Van điều áp của máy nén khí (air compressor governor): điều khiển thời điểm bơm khí của máy nén vào các bình chứa để đảm bảo thể tích khí đủ tiêu
chuẩn.


- Các van xả hơi nước (drain valves): nằm phía dưới thân các bình chứa, dùng để xả hơi nước lẫn trong khí nén.
- Tổng van phanh (foot valve): khi nhận tác động từ chân phanh sẽ điều khiển nhả khí nén từ các bình chứa.
- Các bình chứa (air reservoir tanks): chứa khí nén cho toàn hệ thống.
- Bầu phanh (brake chambers): thường là một bình hình trụ có nhiệm vụ tạo lực đẩy lên đòn điều chỉnh khe hở má phanh thông qua một cần đẩy để quay cơ cấu
cam phanh xe.




- Cần đẩy (push rod): một thanh nối bằng thép hoạt động tương tự như một pit-tông nối giữa bầu phanh với đòn điều chỉnh khe hở má phanh.
- Đòn điều chỉnh khe hở má phanh (slack adjusters): một tay đòn nối cần đẩy với cơ cấu cam kiểu chữ S để điều chỉnh khe hở giữa guốc phanh và tang phanh.
- Cam kiểu chữ S (brake s-cam): cơ cấu cam kiểu chữ S ép các guốc phanh vào sát tang phanh để phanh xe.
- Guốc phanh (brake shoes): các kim loại được phủ một lớp vỏ đặc biệt nhằm tạo ra ma sát với tang phanh.
- Lò xo hồi vị (return spring): một lò xo cứng được nối với các guốc phanh ở mỗi bánh xe nhằm giữ các guốc ở vị trí không phanh khi không bị ép bởi cơ cấu cam


5.Nguyên tắc hoạt động
a.Trạng thái phanh xe
-Khi đạp chân phanh lên bàn đạp, thông qua ty đẩy tác động lên van pít tông điều khiển đi xuống sẻ
mở van khí nén, cho khí nén từ bình chứa đến các bầu phanh bánh xe trước và bánh xe sau, nén lò xo
đẩy cần đẩy và xoay cam tác động đẩy hai guốc phanh ép chặt má phanh vào tang trống tạo nên áp
lực ma sát, làm cho tang trống và moayơ bánh xe giảm dần tốc độ quay hoặc đứng lại theo yêu cầu
của người lái thực hiện quá trình phanh.



Khi chưa phanh: P1 = X (pa); P2 = 0 (pa)
Khi phanh :

P2 > P1

(pa)

Thôi phanh:

P2
(pa)


Khi mất hơi:

P1 = P2 = 0

(pa)

KP

P


b.Trạng thái thôi phanh

- Khi thôi phanh, thôi tác dụng lực vào bàn đạp, lò xo của pít tông điều khiển và van khi nén sẽ hồi vị
các van và pít tông điều khiển về vị trí ban đầu làm cho van khí nén đóng kín đường dẫn khí nén từ
bình chứa và xả khí nén của bầu phanh bánh xe ra ngoài không khí. Lò xo của bầu phanh hồi vị, đẩy
cần đẩy và trục cam tác động về vị trí không phanh và lò xo guốc phanh kéo hai guốc phanh rời khỏi
tang trống.



6.Kiểm tra và bảo dưỡng:
-Phanh ôtô là bộ phận cực kì quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho hành
khách, chính vì vậy việc quan tâm chăm sóc cho “thần hộ mệnh” của bạn là điều cần
thiết.

-Đặc biệt ở Việt Nam, với tình trạng môi trường giao thông xấu thì việc bảo dưỡng định
kỳ cho phanh rất quan trọng. Thực hiện đúng định kỳ và đầy đủ nội dung trong phiếu bảo
dưỡng của bạn đã quy định. Để đảm bảo cho hệ thống phanh luôn hoạt động tốt, tránh tai

nạn có thể xảy ra gây thiệt hại về người và của.


Nội dung bảo dưỡng hệ thống phanh:
1. Làm sạch bên ngoài các bộ phận.
2. Kiểm tra chảy rỉ và hư hỏng bên ngoài các bộ phận.
3. Kiểm tra tác dụng của bàn đạp phanh và phanh tay.
4. Kiểm tra áp suất của máy nén khí và bình chứa khí nén.
5. Tra mỡ và các chi tiết và bộ phận (chốt, trục).
6. Kiểm tra và vặn chặt các bộ phận.
7. Kiểm tra, điều chỉnh bàn đạp và khe hở má phanh.
………….

The end !


CẢM ƠN
Thầy và các bạn đã lắng nghe!



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×