Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Xây dựng quy trình phục hồi và sửa chữa hộp số tự động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.48 MB, 71 trang )

Khoa Cơ khí Động lực

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN :
……………………………………………………………………………………….....
……………………………………………………………………………………….....
……………………………………………………………………………………….....
……………………………………………………………………………………….....
……………………………………………………………………………………….....
……………………………………………………………………………………….....
……………………………………………………………………………………….....
……………………………………………………………………………………….....
……………………………………………………………………………………….....
……………………………………………………………………………………….....
……………………………………………………………………………………….....
……………………………………………………………………………………….....
……………………………………………………………………………………….....
……………………………………………………………………………………….....
……………………………………………………………………………………….....
……………………………………………………………………………………….....
……………………………………………………………………………………….....
……………………………………………………………………………………….....
……………………………………………………………………………………….....
……………………………………………………………………………………….....
……………………………………………………………………………………….....
……………………………………………………………………………………….....
……………………………………………………………………………………….....
………………………………………………………………………………………....
……………………………………………………………………………………….....
……………………………………………………………………………………….....
Hưng Yên, ngày…..tháng…..năm 2011
Giáo viên hướng dẫn :



Đồ án môn học - Sửa chữa ôtô

Trang 1


Khoa Cơ khí Động lực

LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp thì ngành công nghiệp ô tô ở
nước ta cũng được đưa lên một tầm cao mới.Hiện nay chúng ta sử dụng rất nhiều ô tô
của các hãng khác nhau,việc sử dụng phải có kiến thức cơ bản.Trên ô tô thì hộp số là
phần không thể thiếu được trong hệ thống truyền lực.Nó làm thay đổi mô men xoắn
truyền từ động cơ sang sang các bánh xe chủ động như vậy sẽ tận dụng được tối đa
công suất của động cơ trong những trường hợp cụ thể như khi xe tăng tốc độ,giảm
tốc,lùi,quay vòng lên dốc,xuống dốc…
Trước kia cho đến nửa đầu thập kỉ 70 hộp số được các hãng lớn như TOYOTA,
FOR,HUYNDAI, … sử dụng là hộp số thường.Nhưng bắt đầu từ năm 1977 hộp số tự
động đã được giới thiệu trên xe con CROW,với những ưu điểm và tính năng vượt trội
hơn hẳn hộp số thường lượng hộp số tự động đã tăng mạnh.Nhất là ngày nay có thể
thấy hộp số tự động ngay cả ở trên xe 4WD ( hai cầu chủ động ) và xe tải nhỏ.
Trong quá trình học tập tại trường chúng em được khoa giao cho làm đồ án sửa
chữa hộp số tự động.
Tên đề tài : ‘‘ Xây dựng quy trình phục hồi và sửa chữa hộp số tự động ’’
Trong quá trình thực hiện đồ án do trình độ và hiểu biết còn hạn chế nhưng được
sự chỉ bảo của các thầy cô trong khoa cùng sự giúp đỡ của bạn bè cùng lớp và trong
trường đặc biệt là thầy hướng dẫn Đỗ Văn Cường đến nay đồ án của chúng em đã
hoàn thành.Trong quá trình làm còn nhiều thiếu xót mong các thầy cô trong khoa chỉ
bảo thêm để đồ án của chúng em được hoàn thiện hơn .
Chúng em xin chân thành cảm ơn !

Hưng Yên , ngày 15 tháng 6 năm 2011
Nhóm sinh viên thực hiện :

MỤC LỤC
Đồ án môn học - Sửa chữa ôtô

Trang 2


Khoa Cơ khí Động lực

PHẤN I :MỞ ĐẦU……………………………...…………….………Trang 4
1.Lý do chọn đề tài và lịch sử vấn đề nghiên cứu………….………..Trang 4
2. Mục tiêu đề tài……………………………………………….….…..Trang 5
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu……………………….….……Trang 5
4. Giả thiết khoa học……………………………………………..……Trang 5
5. Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………….….….….….Trang 6
6. Phương pháp nghiên cứu …………………………………..……...Trang 6
PHẦN II : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI……………….….…….Trang 8
2.1 Tổng quan về hộp số tự động…………………………….….…....Trang 8
2.2 Sơ đồ kết cấu chung và nguyên tắc hoạt động………….…….…Trang 9
2.3 Bộ biến mô men…………………………………………...……….Trang 11
2.4. Hộp số hành tinh………………………………………………….Trang 14
2.5. Hệ thống điều khiển thủy lực…………………………………….Trang 18
PHẦN III : SỬA CHỮA BẢO DƯỠNG …………………………….Trang 22
3.1. Một số hư hỏng thường gặp ……………………………………..Trang 22
3.2. Kiểm tra hộp số tự động…………………………….……………Trang 27
3.3. Chẩn đoán hư hỏng của hộp số…………………….…………….Trang 37
3.4. Sửa chữa bảo dưỡng………………………………….…………..Trang 39
3.4.1. Thay dầu hộp số………………………………………………...Trang 39

3.4.2. Quy trình tháo hộp số tự động …………………...……………Trang 46
(U340 trên xe TOYOTA YARIS)
3.4.3. Kiểm tra sửa chữa ………………………………….…………..Trang 52
3.4.4. Quy trình lắp hộp số tự động…………………………………..Trang 60
(U340 trên xe TOYOTA YARIS)
3.4.5.Quy trình tháo lắp cụm điều khiển……………………….…....Trang 66
3.4.6.Quy trình tháo lắp cụm thân van………………………….…...Trang 70
3.5. Các thông số sửa chữa bảo dưỡng hộp số tự động……………...Trang 75
LỜI KẾT ………………………………………………………………Trang 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………… ………..Trang 82
Đồ án môn học - Sửa chữa ôtô

Trang 3


Khoa Cơ khí Động lực

PHẦN I : MỞ ĐẦU
Những năm gần đây cùng sự phát triển chung của xã hội sự tiến bộ về khoa học
kĩ thuật của nhân loại đã được đưa lên một nấc thang mới. Rất nhiều những thành tựu
khoa học kĩ thuật, phát minh, sang chế có bước đột phá về mẫu mã, kiểu dáng, kết cấu
và đặc biệt là tính năng làm việc tiện ích cho người sử dụng. Là một quốc gia có nền
kinh tế đang phát triển, nước ta đã và đang có những có những cải cách mới để thúc
đẩy kinh tế phát triển cùng bước với các quốc gia trên thế giới.
Trong các ngành công nghiệp thì công nghiệp ô tô là một trong những ngành
công nghiệp có tiềm năng ở nước ta. Do sự tiến bộ về khoa học kĩ thuật ngành công
nghiệp ô tô đã cho ra đời hộp số tự động từ những năm 1977. Hộp số tự động đã có
nhiều cải tiến về mẫu mã, kiểu dáng cũng như chất lượng nhằm nâng cao hiệu suất của
động cơ và đảm bảo an toàn tiện ích cho người sử dụng trong quá trình sang số êm hơn
mà người lái khi sang số không cần nhiều thao tác, những ưu điểm trong thiết kế giúp

công suất hộp số tăng lên,khả năng tăng tốc của xe cũng tăng. Cũng như hộp số cơ khí
hộp số tự động cho phép nhận công suất động cơ ở một phạm vi nhất định ở đầu vào
nhưng ở đầu ra hộp số tự động cung cấp cho nhu cầu chủ động một phạm vi tốc độ lớn
hơn
Hộp số tự động sử dụng hệ thống bánh răng ăn khớp sẵn để lợi dụng hiệu quả
của động cơ và giúp động cơ cung cấp cho bánh xe vùng tốc độ phù hợp nhất theo chế
độ tải trọng của xe và theo ý muốn người vận hành.
Sự khác biệt chủ yếu giữa hộp số tự động và hộp số cơ khí là: Hộp số cơ khí
thay đổi tỷ số truyền giữa trục sơ cấp và trục thứ cấp bằng cách gài các bánh răng ăn
khớp với nhau, khi cần gài số nào thì người lái xe phải gài cặp bánh răng của số
đó.Đối với tự động thì khác các bánh răng luôn ăn khớp với nhau khi cần gài một số
nào đó bộ bánh răng hành tinh sẽ thực hiện tất cả các công việc trên. Người lái xe
không cần phải suy tính khi nào cần lên số hay xuống số, các bánh răng tự động
chuyển số tùy thuộc vào tốc độ xe và mức độ đạp bàn đạp ga tại thời điểm thích hợp
nhất.
Với những chức năng như vậy thì công việc sửa chữa bảo dưỡng vô cùng phức
tạp và khó khăn vì vậy đòi hỏi người kĩ thuật viên phải có trình độ hiểu biết, học hỏi
sáng tạo để bắt kịp với khoa học tiên tiến hiện đại, nắm bắt được những thay đổi về
đặc tính kĩ thuật của từng loại xe,dòng xe,đời xe … để có thể chẩn đoán hư hỏng và
đưa ra phương án sửa chữa tối ưu để đạt hiệu quả cao nhất. Như vậy người kĩ thuật
viên trước đó phải được đào tạo với một chương trình đào tạo tiên tiến hiện đại, nắm
được đầy đủ kiến thức lý thuyết và thực hành.
Đồ án môn học - Sửa chữa ôtô

Trang 4


Khoa Cơ khí Động lực

PHẦN II : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Tổng quan về hộp số tự động
Hộp số tự động là một bộ phận của hệ thống truyền lực. Hộp số dùng để thay
đổi lực kéo tác động lên bánh xe dẫn động của ô tô bằng cách thay đổi tỷ số truyền
động giữa động cơ với bánh xe dẫn động.Thông thường, muốn kéo bánh xe dẫn động
quay 1 vòng, trục khuỷu quay 4,8 vòng hay nhiều hơn 12 vòng. Ngoài ra hộp số còn
cho phép cài số lùi và cho xe đứng yên trong lúc động cơ vẫn đang hoạt động.
Hộp số tự động các bánh răng luôn ăn khớp với nhau, khi cần gài một số nào đó thì
cần điều khiển các côn thủy lực. Lái xe không cần chuyển số mà việc chuyển lên hay
xuống số thấp hơn cho thích hợp nhất được thực hiện một cách tự động tại thời điểm
thích hợp nhất theo tải trọng động cơ và của xe.

2.1.1. Điều kiện làm việc của hộp số tự động
Hộp số tự động làm việc trong điều kiện tỷ số truyền luôn thay đổi vì vậy trong
quá trình làm việc các chi tiết nhanh bị mài mòn.
Hộp số tự động nằm dưới gầm xe nên dễ bị bụi bẩn và có khả năng bị va đập
gây hỏng hóc.

2.1.2. Ưu , nhược điểm của hộp số tự động
a) Ưu điểm
- Nó giảm mệt mỏi cho lái xe bằng cách loại bỏ các thao tác cắt ly hợp và
thường xuyên phải chuyển số
- Nó chuyển số một cách tự động và êm dịu tại các tốc độ thích hợp với chế độ
lái xe do vậy giảm bớt cho lái xe sự cần thiết phải thành thạo các kĩ thuật lái xe khó
khăn và phức tạp như vận hành ly hợp
- Nó tránh cho động cơ và dòng dẫn động được tình trạng quá tải do nó nối
chung bằng thủy lực qua biến mô tốt hơn so với nối bằng cơ khí
- Hộp số tự động dùng ly hợp thủy lực hoặc biến mô thủy lực việc tách nối công
suất từ động cơ đến hộp số nhờ sự chuyển động của dòng thủy lực từ cánh bơm sang
tua bin mà không qua một cơ cấu cơ khí nào nên không có sự ngắt quãng dòng công
suất vì vậy đạt hiệu suất cao ( 98 % )

- Thời gian sang số và hành trình tăng tốc nhanh
- Không bị va đập khi sang số, không cần bộ đồng tốc

b) Nhược điểm
Đồ án môn học - Sửa chữa ôtô

Trang 5


Khoa Cơ khí Động lực

- Kết cấu phức tạp hơn hộp số cơ khí
- Tốn nhiều nhiên liệu hơn hộp số cơ khí
- Biến mô nối động cơ với hệ thống truyền động bằng cách tác động dòng chất
lỏng từ mặt này sang mặt khác trong hộp biến mô, khi vận hành có thể gây ra hiện
tượng “ Trượt ” hiệu suất sử dụng năng lượng bị giảm

2.2. Sơ đồ kết cấu chung và nguyên tắc hoạt động của hộp số tự động
a) Sơ đồ kết cấu chung
Bao gồm: Bộ biến mô men, bộ bánh răng hành tinh, hệ thống điều khiển thủy
lực

Sơ đồ cấu tạo chung hộp số tự động
F1. Khớp một chiều N0.1

C3. Ly hợp U/D

F2. Khớp một chiều U/D

B1. Phanh số 2


C1. Ly hợp số tiến

B2. Phanh số 1 và số lùi

Đồ án môn học - Sửa chữa ôtô

Trang 6


Khoa Cơ khí Động lực

C2. Ly hợp truyền thẳng

B3. Phanh U/D

b) Sơ đồ nguyên tắc hoạt động

Sơ đồ nguyên tắc hoạt động của hộp số tự động
F1. Khớp một chiều N0.1

C3. Ly hợp U/D

F2. Khớp một chiều U/D

B1. Phanh số 2

C1. Ly hợp số tiến

B2. Phanh số 1 và số lùi


C2. Ly hợp truyền thẳng

B3. Phanh U/D

Bảng hoạt động của phanh, ly hợp và khớp một chiều ở các số :
Dải

Số

“P”

Đỗ xe

“R”

Lùi

“N”

Trung gian

C1

C2

C3

B1


B2

O

Số 1

O

Số 2

O

Đồ án môn học - Sửa chữa ôtô

B3

F1

F2

O
O
O

O
Trang 7


Khoa Cơ khí Động lực


D
Số 3

O

O/D

L

O
O

Số 1

O

Số 2

O

Số 1

O

O
O

O
O


O

O

O
O

O

2.3. Bộ biến mô men
2.3.1. Cấu tạo bộ biến mô
Bao gồm: Cánh bơm được dẫn động bằng trục khuỷu rô to tua bin được nối với
trục sơ cấp hộp số, stato được bắt chặt vào vỏ hộp số qua khớp một chiều, vỏ bộ biến
mô chứa tất cả các bộ phận trên. Bộ biến mô được đổ đầy dầu thủy lực cung cấp bởi
bơm dầu. Dầu này được văng ra khỏi cánh bơm thành một dòng truyền công suất làm
quay rô to tua bin

Cấu tạo bộ biến mô
1. Piston khóa

6,12. Cánh bơm

2. Đĩa thép

7. Khớp một chiều

Đồ án môn học - Sửa chữa ôtô

Trang 8



Khoa Cơ khí Động lực

3,13. Rô to tua bin

8. Trục sơ cấp hộp số

4. Hướng tuần hoàn dòng dầu

9. Vỏ biến mô

5,11. Stato

10. Đường đi của dòng dầu

2.3.2. Đặc tính của bộ biến mô
a) Đặc tính truyền mô men
Khi tốc độ của bánh bơm tăng lên lực ly tâm làm cho dầu bắt đầu chảy từ tâm
của cánh bơm ra phía ngoài dọc theo bề mặt của cánh bơm và mặt bên trong của cánh
bơm. Dầu sẽ đập vào cánh của bánh tua bin làm cho bánh tua bin bắt đầu quay cùng
chiều với bánh bơm. Sau khi va vào cánh tua bin dầu được chảy vào trong dọc theo
các cánh của tua bin, khi nó chạm vào phần trong của cánh tua bin sẽ hướng dòng dầu
chảy ngược lại về phía bánh bơm và chu kỳ lại bắt đầu

b) Đặc tính khuếch đại mô men
Việc khuếch đại mô men bằng biến mô được thực hiện bằng cách dẫn dòng dầu
khi nó vẫn còn năng lượng khi đã qua bánh tua bin trở về bánh bơm qua cánh của
stato. Nói cách khác bánh bơm được quay do mô men của động cơ và nó được thêm
vào một mô men của dòng dầu thủy lực chảy hồi từ bánh tua bin. Điều đó có nghĩa là
bánh bơm sẽ khuếch đại mô men ban đầu để truyền đến bánh tua bin


2.4. Hộp số hành tinh
a) Cấu tạo bộ truyền bánh răng hành tinh
Cần dẫn nối với trục trung tâm của mỗi bánh răng hành tinh và làm cho các
bánh răng hành tinh quay xung quanh. Với bộ bánh răng nối với nhau kiểu này thì các
bánh răng hành tinh giống như các hành tinh quay xung quanh mặt trời và do đó chúng
được gọi là các bánh răng hành tinh

Đồ án môn học - Sửa chữa ôtô

Trang 9


Khoa Cơ khí Động lực

Kết cấu các bánh răng hành tinh
1. Bánh răng mặt trời

3. Bánh răng bao

2. Cần dẫn

4. Bánh răng hành tinh

Bảng tốc độ và chiều quay

Cố định

Bánh răng bao


Bánh răng mặt

Phần tử dẫn
động

Phần tử bị
động

Tốc độ quay

Bánh răng mặt
trời

Cần dẫn

Giảm tốc

Cần dẫn

Bánh răng mặt
trời

Tăng tốc

Bánh răng bao

Cần dẫn

Tăng tốc


Cần dẫn

Bánh răng bao

Giảm tốc

Đồ án môn học - Sửa chữa ôtô

Chiều quay

Cùng hướng
bánh răng chủ
động

Trang 10


Khoa Cơ khí Động lực

Bánh răng mặt
trời

Bánh răng bao

Bánh răng bao

Bánh răng mặt
trời

Giảm tốc

Cùng hướng
Tăng tốc

b) Ly hợp
Khi nhả khớp :Khi dầu có áp suất chảy vào trong xi lanh piston sẽ đẩy viên bi
van của piston đóng kín van một chiều làm piston di động trong xi lanh và ép các đĩa
thép tiếp xúc với đĩa ma sát. Do lự ma sát lớn giữa các đĩa thép và đĩa ma sát bị dẫn
quay cùng tốc độ. Có nghĩa là ly hợp được ăn khớp, trục sơ cấp được nối với bánh
răng bao,và công suất từ trục sơ cấp được truyền tới bánh răng bao, và công suất từ
trục sơ cấp được truyền tới bánh răng bao
Khi nhả khớp : Khi dầu có áp suất được xả thì thì áp suất dầu trong xi lanh giảm
xuống. Điều này cho phép viên bi rời khỏi van một chiều nhờ lực ly tâm tâm tác dụng
lên nó và dầu trong xi lanh được xả ra ngoài qua van một chiều. Kết quả piston trở về
vị trí ban đầu của nó nhờ lò xo hồi vị và nhả khớp ly hợp

c) Phanh
* Phanh đai

Hoạt động của phanh đai
Hoạt động :Khi áp suất thủy lực tác động lên piston thì piston dịch chuyển về
phía trái trong xi lanh và nén các lò xo. Cần đẩy piston dịch chuyển sang bên trái cùng
Đồ án môn học - Sửa chữa ôtô

Trang 11


Khoa Cơ khí Động lực

với piston và đẩy vào một đầu của dải phanh. Do đầu kia của phanh cố định với vỏ
hộp số nên đường kính dải phanh bị giảm xuống và phanh xiết chặt vào trống. Tại thời

điểm này sinh ra một lực ma sát lớn giữa dải phanh và trống phanh làm cho trống
phanh hoặc một phần tử của bộ truyền bánh răng hành tinh không thể chuyển động
được. Khi dầu có áp suất được dẫn ra khỏi xi lanh thì piston và cần đẩy piston bị đẩy
ngược trở lại do lực của lò xo và trống được nhả ra. Ngoài ra lò xo còn có tác dụng hấp
thụ phản lực từ trống phanh,để giảm va đập khi dải phanh xiết chặt trống phanh

* Phanh ướt nhiều đĩa

Khi áp suất thủy lực tác dụng lên xi lanh, piston sẽ dịch chuyển ép các đĩa thép
và đĩa ma sát tiếp xúc với nhau. Do đó tạo nên lực ma sát lớn giữa mỗi đĩa ép và đĩa
ma sát. Kết quả cần dẫn ( bánh răng mặt trời ) bị khóa vào vỏ hộp số

Khi dầu có áp suất được nhả khỏi xi lanh thì piston bị lò xo phản hồi đẩy về vị
trí ban đầu của nó và làm nhả phanh
Đồ án môn học - Sửa chữa ôtô

Trang 12


Khoa Cơ khí Động lực

Khớp một chiều số 1 ( F1 ) tác động qua phanh B2 để ngăn không cho bánh răng
mặt trời trước và sau quay ngược chiều kim đồng hồ. Khớp một chiều số 2 (F2) ngăn
không cho cần dẫn sau quay ngược chiều kim đồng hồ

2.5. Hệ thống điều khiển thủy lực
2.5.1. Khái quát
Hệ thống điều khiển thủy lực biến đổi tải của động cơ ( góc mở bướm ga ) và
tốc độ của xe thành các áp suất thủy lực khác nhau, các áp suất này quyết định việc
chuyển số .

Hệ thống này bao gồm : Bơm dầu,van điều khiển ly tâm, thân van bánh răng dẫn
động bơm dầu ăn khớp với cánh bơm bộ biến mô. Nó luôn quay cùng tốc độ động
cơ,van ly tâm được dẫn động bằng bánh răng chủ động vi sai và biến đổi tốc độ quay
( tốc độ xe ) của trục bánh răng chủ động bộ vi sai thành tín hiệu thủy lực tín hiệu này
được gửi tới thân van. Thân van giống như một mê cung với rất nhiều khoang và dầu
thủy lực được dẫn động qua đó.Rất nhiều van được lắp trong khoang này, chúng mở
hay đóng khoang này để gửi các tín hiệu chuyển số thủy lực đến các bộ phận khác
nhau của bộ truyền bánh răng hành tinh

Đồ án môn học - Sửa chữa ôtô

Trang 13


Khoa Cơ khí Động lực

2.5.2. Chức năng các van chính
Van

Chức năng

Van điều áp sơ cấp

Điều chỉnh áp suất thủy lực do bơm dầu
tạo ra tạo ra một áp suất chuẩn làm cơ sở
cho các áp suất khác như : Áp suất ly
tâm, áp suất bôi trơn, áp suất bướm ga

Van điều áp thứ cấp


Tạo ra áp suất biến mô và áp suất bôi
trơn

Van điều khiển bằng tay

Được dẫn động bằng cần chọn số, nó mở
khoang dầu đến van thích hợp cho từng
tay số

Đồ án môn học - Sửa chữa ôtô

Trang 14


Khoa Cơ khí Động lực

Van bướm ga

Tạo ra áp suất thủy lực ( áp suất bướm
ga) tương ứng với góc của chân ga

Van điều khiển bướm ga

Khi áp suất bướm ga tăng lên vượt quá
một giá trị xác định van này làm giảm áp
suất chuẩn do van điều áp sơ cấp tạo ra

Van điều khiển ly tâm

Tạo ra áp suất thủy lực ( áp suất ly tâm )

tương ứng tốc độ xe

Van cắt giảm áp

Nếu áp suất ly tâm trở nên cao hơn áp
suất bướm ga, van này làm giảm áp suất
bướm ga do van điều áp sơ cấp tạo ra

Các van chuyển số ( 1-2 ; 2-3 ; 3-4 )

Lựa chọn các khoang số ( 1-2 ) ; ( 2-3 );
( 3-O/D ) để cho áp suất chuẩn tác động
lên bộ truyền bánh răng hành tinh

Van tín hiệu khóa biến mô

Quyết định thời điểm đóng mở khóa
biến mô và truyền kết quả đến van rơ le
khóa biến mô

Van rơ le khóa biến mô

Chọn các khoang chân không cho áp
suất biến mô, nó bật hay tắt ly hợp khóa
biến mô

Các bộ tích năng

Làm giảm va đập khi các piston C1, C2,
C3 hay B2 hoạt động


2.5.3. Áp suất dầu
Áp suất dầu

Chức năng

Áp suất chuẩn

Được điều chỉnh bằng van điều áp sơ bộ
đây là áp suất cơ bản và quan trọng nhất
được sử dụng trong hộp số tự động do nó
được sử dụng để dẫn động tất cả các ly
hợp cũng như phanh và cũng là nguồn
cung cấp co tất cả các áp suất khác như :
áp suất ly tâm , áp suất bướm ga … dùng
cho hộp số tự động

Áp suất biến mô và áp suất bôi trơn

Được tạo ra bởi van điều áp thứ cấp,

Đồ án môn học - Sửa chữa ôtô

Trang 15


Khoa Cơ khí Động lực

được sử dụng để cung cấp dầu cho bộ
biến mô, bôi trơn vỏ hộp số và các vòng

bi … và đưa đến bộ làm mát dầu
Áp suất bướm ga
Áp suất ly tâm

2.5.4. Bơm dầu

1;7. Phớt dầu 2. Thân bơm 3. Bánh răng chủ động 4. Bánh răng bị động
5. Trục stato 6. Bu lông

8. Phanh hãm

9. Đệm chặt

10. Gioăng chữ O
Bơm dầu được thiết kế đưa dầu đến bộ biến mô, bôi trơn bộ bánh răng hành tinh
và cung cấp áp suất đến hệ thống điều khiển thủy lực
Các bánh răng dẫn động của bơm dầu được dẫn động liên tục bằng động cơ qua
cánh bơm của bộ biến mô

2.5.5. Thân van

Đồ án môn học - Sửa chữa ôtô

Trang 16


Khoa Cơ khí Động lực

Thân van
Thân van bao gồm: Một thân trên và một thân dưới, một thân van dẫn động

bằng tay các van có chứa dầu điều khiển và chuyển dầu từ khoang này sang khoang
khác

PHẦN III : SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG
3.1 Một số hư hỏng thường gặp :
a) Hư hỏng của hộp số hành tinh :
- Hộp số hành trình thường cấu trúc từ bộ truyền có hai bậc tự do, vì vậy khi làm
việc cần khóa khâu bằng các phần tử điều khiển dạng ma sát hay khớp một chiều , khả
năng làm việc của các phần tử được xác lập ở 2 chế độ mở và khóa. Các phần tử điều
khiển là phần tử dễ bị hư hỏng nhất trong hộp số hành tinh. Khi hoạt động , sự mài
mòn của các tấm ma sát làm giảm khả năng khóa chắt của các chi tiết của bộ truyền
hành tinh và dẫn đến trượt các tấm ma sát, không cố định được các số truyền. Khi số
chuyển làm mất mát tốc độ truyền đồng thời xe không có khả năng đạt được tốc độ lớn
nhất khi chuyển động .
- Một phần tử chỉ làm việc ở một số truyền nhất định do vậy khi bị hư hỏng phần
tử điều khiển này, thì sẽ gây ra các biểu hiện giống nhau ở các tay số mà nó tham gia
điều khiển .
- Hộp số hành trình thường hư hỏng các phần tử điều khiển như mòn tấm ma sát,
chóc rỗ tấm ma sát do moay ơ quá tải. Hư hỏng các bộ truyền bánh răng chủ yếu là do
mòn. Các hộp số hành tinh khi tháo ra hầu hết các bộ truyền bánh răng ít thay đổi, còn
các phần tử ma sát dễ dàng hư hỏng trước.
Đồ án môn học - Sửa chữa ôtô

Trang 17


Khoa Cơ khí Động lực

- Các ổ bi thường làm việc trong dầu tuần hoàn do vậy do vậy chất lượng bôi
trơn đảm bảo tuổi thọ cho hộp số hành tinh khá cao. Tuy nhiên khi lượng dầu bôi trơn

thiếu thì hư hỏng không thể tránh được. Sự mài mòn ổ bi dẫn tới các trục lồng làm
việc không đồng tâm và các bánh răng ăn khớp không chính xác, ban đầu gây nên mòn
bánh răng và phàn tử ma sát sau đó gây ồn và giật khi xe tự động chuyển số.

b)Hư hỏng của cụm điều khiển thủy lực :
- Trong quá trình làm việc các phần tử điều khiển hộp số tự động thường xuyên
đóng mở các nguyên công được thiết lập sẵn sàng bởi nhà thiết kế . Các phần tử ma sát
này trong quá trình đóng mở luôn tạo nên ma sát mài mòn bề mặt làm việc của vật liệu
- Lượng hao tổn , mài mòn vật liệu trong quá trình mài mòn phụ thuộc vào lượng
dầu, chất lượng dầu, nhiệt độ của bề mặt làm việc của các chi tiết, chất lượng vật liệu,
điều kiện đóng mở các phần tử ma sát .
-Khi lượng tạp chất trong dầu quá nhiều ( nằm trong lưới lọc ) sẽ gây ra tắc
đường cấp dầu và áp suất dầu không còn đáp ứng, gây nên quá trình chuyển số không
êm dịu, nhiệt độ dầu tăng cao làm hư hỏng các chi tiết như joăng, phớt bao kín, mài
mòn con trượt .
- Sự hư hỏng các chi tiết như joăng, phớt bao kín, mài mòn con trượt dẫn đén sự
chuyển số không nhịp nhàng theo sự điều khiển của bộ điều khiển trung tâm đã được
lập trình sẵn. Khi đó xe ô tô sẽ chuyển động không ổn định, tốc độ thay đổi không đều
đặn .
- Nguồn thủy lực trên hệ thống được điều khiển bằng bơn dầu. Bơm dầu làm
việc cùng với động cơ vì vậy khi bị mòn bơm dầu sẽ làm giảm áp suất chất lòng, các
biểu hiện giống ở trên .
- Các hư hỏng trong hệ thống thủy lực đều phản qua việc gia tăng nhiệt độ dầu,
do vậy trên bảng tablo của ô tô luôn có các đồng hồ báo nhiệt độ dầu của hộp số tự
động.

c)Bảng một số triệu chứng hư hỏng :
- Nếu khi kiểm tra mã chuẩn đoán hư hỏng mà hiển thị mã bình thường nhưng
hư hỏng vẫn xảy ra thì kiểm tra mạch cho từng triệu chứng theo thứ tự và tiến hành
sửa chữa hư hỏng.


Bảng 1 : Bảng mạch điện
Triệu chứng

Đồ án môn học - Sửa chữa ôtô

Vùng nghi ngờ

Trang 18


Khoa Cơ khí Động lực

- Không lên số được ( Một số nào từ 1 đến số 3
không lên số được )
- Không lên số được, số 3 lên số truyền tăng

-ECU
-Mạch công tắc chính số truyền
thẳng
-ECU

- Không xuống số được, truyền tăng xuống số 3

-ECU

- Không xuống số được (từ số 3 xuống số 1
không xuống được một số nào )

-ECU


- Không có khóa biến mô hay không ngắt khóa
biến mô được

-ECU

- Điểm sang số quá cao hay quá thấp

-ECU

- Lên số 2 hki đang ở dãy L

-Mạch công tắc ở vị trí đỗ trung
gian
-ECU

- Lên số 3 khi đang ở dãy 2

-Mạch công tắc ở vị trí đỗ trung
gian
-ECU

- Lên số truyền tăng từ số 3 khi công tắc chính
số truyền tăng đang tắt (OFF)

-Mạch công tắc chính số truyền

- Lên số truyền tăng từ số 3 khi động cơ đang
nguội


-ECU

- Ăn khớp bị giật ( N sang D)

-ECU

- Ăn khớp bị giật ( Khóa biến mô )

-ECU

- Ăn khớp bị giật ( Bất kỳ dãy số nào )

-ECU

- Tăng tốc kém

-ECU

- Động cơ chết máy khi khởi hành hay dừng

- ECU

- Không xuống số thấp cường bức được ( không
có kích down )

-ECU

- Mạch công tắc kích down
- ECU


Bảng 2 : Một số triệu chứng ở cụm điều khiển thủy lực
Triệu chứng

Vùng nghi ngờ

Xe không chạy được ở bất kì dãy số tiến và số

Van điều khiển

Đồ án môn học - Sửa chữa ôtô

Trang 19


Khoa Cơ khí Động lực

lùi

Van điều áp sơ cấp

Không lên số được ( số 1- số 2 )

Cụm thân van

Không lên số được ( số 2- số 3 )

Cụm thân van

Không lên số được ( số 3- số truyền tăng)


Van chuyển số 3 - 4

Không xuống số được ( số truyền tăng – số 3 )

Van chuyển số 3 - 4

Không xuống số được( số 2- số 1; số 3- số 2 )

Cụm thân van

Không có khóa biến mô hay khóa biến mô
không nhả

Van rơ le khóa biến mô

Sang số không êm ( N-D )

Bộ tích năng C1
Cụm thân van

Sang số không êm ( N-R )

Cụm thân van

Sang số không êm ( khóa biến mô )

Van rơ le khóa biến mô

Sang số không êm ( số 2- số 3 , số 3 – số O/D ,
số O/D – số 3 )


Cụm thân van

Trượt hoặc rung ( tiến và lùi )

Lọc dầu

Không xuống được số thấp cưỡng bức ( không
có kick down )

Cụm thân van

Bảng 3 : Một số triệu chứng ở biến mô và hộp số hành tinh
Triệu chứng

Vùng nghi ngờ

Xe không chạy được ở bất kì dãy số tiến và số
lùi

Bộ truyền hành tinh trước và sau
Bộ truyền hành tinh giảm tốc
Khớp một chiều U/D ( F2 )
Ly hợp số tiến ( C1 )

Xe không chạy được ở số lùi

Bộ truyền hành tinh trước và sau
Bộ truyền hành tinh giảm tốc
Ly hợp truyền thẳng ( C2 )

Phanh U/D ( B3 )
Phanh số 1 và số lùi ( B2 )

Không lên số được ( số 1- số 2 )

Khớp một chiều No.1 ( F1 )
Phanh số 2 ( B1 )

Không lên số được ( số 2- số 3
Đồ án môn học - Sửa chữa ôtô

Ly hợp truyền thẳng ( C2 )
Trang 20


Khoa Cơ khí Động lực

Không lên số được ( số 3- số truyền tăng)

Ly hợp U/D ( C3 )

Không có khóa biến mô hay khóa biến mô
không nhả

Biến mô

Sang số không êm ( N-R )

Ly hợp số tiến ( C3 )
Khớp một chiều U/D ( F2 )

Khớp một chiều No.1 ( F1 )

Sang số không êm ( N-D )

Ly hợp truyền thẳng ( C2 )
Phanh số 1 và số lùi ( B2 )

Sang số không êm ( khóa biến mô )

Biến mô

Trượt hoặc rung ( số tiến )

Biến mô
Ly hợp số tiến ( C1 )
Ly hợp truyền thẳng ( C2 )
Phanh U/D ( B3 )
Khớp một chiều No.1 ( F1 )
Khớp một chiều U/D ( F2 )

Trượt hoặc rung ( số lùi )

Ly hợp truyền thẳng ( C2 )
Phanh số 1 và số lùi ( B2 )

Trượt hoặc rung ( số 1 )

Khớp một chiều No.1 ( F1 )

Trượt hoặc rung (số 2 )


Khớp một chiều U/D ( F2 )
Phanh số 2 ( B1 )

Trượt hoặc rung ( số 3 )

Ly hợp truyền thẳng ( C2 )

Trượt hoặc rung ( số O/D )

Ly hợp số tiến ( C3 )

Không phanh bằng động cơ được ( số 1- 3 : Dãy
D)

Phanh U/D ( B3 )

Không phanh bằng động cơ được ( số 1 : Dãy
L)

Phanh số 1 và số lùi ( B2 )

Không phanh bằng động cơ được ( số 2 : Dãy 2 ) Phanh số 2 ( B1 )
Tăng tốc kém ( tất cả các dãy số )
Đồ án môn học - Sửa chữa ôtô

Biến mô
Trang 21



Khoa Cơ khí Động lực

Bộ truyền hành tinh U/D
Tăng tốc kém ( O/D )

Ly hợp U/D ( C3 )
Bộ truyền hành tinh U/D

Giật mạnh hay động cơ chết máy khi khởi hành
hay đứng yên

Biến mô

3.2. Kiểm tra hộp số tự động ( U340 trên xe Toyota Yaris )
3.2.1. Kiểm tra sơ bộ
a) Kiểm tra mức dầu
Lưu ý: Xe phải làm việc , nhiệt độ của động cơ, hộp số, phải ở nhiệt độ vận hành (
70 – 800 C ) chỉ sử dụng ở mức “ Cool ” trên que thăm dầu khi động cơ không hoạt
động

Đỗ xe nơi bằng phẳng, kéo phanh tay
để động cơ chạy không tải, thay đổi
vị trí cần chọn số trong tất cả các vị
trí P đến L và quay trở lại dãy số P
rút que thăm dầu ra lau sạch sau đó
đút vào để kiểm tra mức dầu trong
hộp số dầu phải ở mức “ Hot ” nếu
thấp hơn thì phải đổ thêm dầu .

Kiểm tra mức dầu hộp số


b) Kiểm tra chất lượng dầu
Nếu tháo dầu có mùi khét hoặc màu đen thay dầu theo các bước sau :
- Tháo và xả dầu cũ, đóng nút xả dầu lại
- Với động cơ đanh tắt máy, đổ dầu mới vào ( loại dầu ATF DEXRON® II )
- Khởi động cho động cơ chạy không tải khoảng 3 phút để tăng nhiệt độ đến nhiệt
độ vận hành, chuyển cần chọn số lần lượt hết các dãy số và quay lại để ở dãy số P .
Kiểm tra lại mức dầu trong hộp số, mức dầu phải ở mức “ Hot ” trên que thăm dầu,
nếu không đạt đổ thêm dầu vào hộp số

c) Kiểm tra dây ga
Kiểm tra xem có sự sai hỏng nào ở dây ga không
Đồ án môn học - Sửa chữa ôtô

Trang 22


Khoa Cơ khí Động lực

Với vị trí đặt dây ga đóng hoàn toàn, đo khoảng cách từ điểm cuối cùng của ống
bọc đến đầu trên của cáp. Khoảng cách này nhỏ hơn 1mm, nếu không đạt thì điều
chỉnh lại

d) Kiểm tra các vị trí của cần chuyển số
Khi thay đổi vị trí cần chuyển số từ dãy N đến các dãy số khác sau đó giữ ở tay
số P. Kiểm tra cần chuyển số có thể dịch chuyển trơn chu chính xác tới bất kì dãy số
nào, vị trí cần chuyển số đúng với đèn báo số. Nếu đèn báo số không sáng trong khi vị
trí cần chọn đúng , thì thực hiện theo các bước sau đây :
- Nới đai ốc trên cần điều khiển
- Ấn trục điều khiển hết cỡ về phía đuôi xe

- Đưa trở lại ( Lựa số ) trục điều khiển về vị trí số N
- Đặt cần chọn số đến dãy số N
- Trong khi giữ cần chuyển số, vặn chặt đai ốc cần điều khiển
- Khởi động động cơ và kiểm tra xe tiến về phía trước khi thay đổi cần chuyển
số từ dãy số N đến dãy số D và lùi cần chọn số ở số R

e) Kiểm tra công tắc khởi động trung gian
Kiểm tra xem động cơ có thể khởi động được khi cần chọn số ở vị trí N hoặc P
nhưng không khởi động được ở các số khác. Nếu không đạt chuyển sang điều chỉnh
theo các bước sau đây :
- Nới lỏng bu lông bắt công tắc chỉ vị trí số O
và đặt cần chọn số ở vị trí số N
- Đặt rãnh và đường thẳng cơ sở
- Giữ ở vị trí đó vặn chặt bu lông lại

g) Kiểm tra tốc độ không tải ( ở dãy số N )
Nối đồng hồ đo tốc độ như hình vẽ
để kiểm tra , nối đầu nối đồng hồ
với cực IG (-) , để động cơ chạy
Đồ án môn học - Sửa chữa ôtô

Kiểm tra tốc độ không tải trong
dãy N
Trang 23


Khoa Cơ khí Động lực

không tải khoảng 650-700 vòng/phút


3.2.2. Kiểm tra trên xe
a) Kiểm tra “ Dừng máy ” ( Stall test )
“Stall test” dung để kiểm tra độ trượt hay hư hỏng của biến mô. Nối đồng hồ đo
vận tốc động cơ, dùng phanh gấp bằng cách đạp đột ngột lên bàn đạp phanh. Khởi
động cơ và để chạy ở số thấp.
Tăng ga từ từ đến khi bàn đạp ga được chạm đến sàn xe, động cơ sẽ chết máy ở
một tốc độ định mức. nếu đồng hồ tốc độ chỉ cao hơn hay thấp hơn tốc độ định mức
tức là vấn đề phải kiểm tra ở mọi số.
Nếu tốc độ động cơ vẫn cao, giảm ga ngay lập tức để tránh hộp số hỏng thêm. Hộp
số bị trượt và nhiệt độ tăng cao làm các vật liệu ma sát cháy. Vấn đề có thể ở chỗ là áp
suất thủy lực quá nhỏ khiến cho piston thủy lực không đủ lực tác động lên phanh dải,
vật liệu ma sát có thể mòn. Nếu tốc độ “ dừng máy” của động cơ thấp hơn quy định, có
thể động cơ có vấn đề hoặc stato của biến mô không hoạt động.
* Chú ý : một số động cơ khuyến cáo không sử dụng “Stall test”.
Với xe TOYOTA LAND CRUISER : Hardtop/Cavans Top/ Station Wagon,các
dòng PZJ7, HZJ7, HDJ80, FZJ7, FZJ80, dung hộp số A442F. động cơ 1FZ-FE, 1HDT để kiểm tra toàn bộ hiệu suất của hộp số và dộng cơ ta tiến hành thong qua việc đo
tốc độ “ dừng máy” và dãy số D và R .
* Lưu ý :
- Tiến hành kiểm tra ở nhiệt độ vận hành của động cơ (70 – 80oC)
- Không được kiểm tra liên tục quá 5 giây
- Để đảm bảo an toàn, kiểm tra tại vị trí bằng phẳng, sáng sủa, rộng rãi có di
chuyển một cách dễ dàng
* Các bước tiến hành :
- Làm ấm dầu hộp số
- Kiểm tra bánh trước và bánh sau
- Nối dồng hồ đo tốc độ động cơ
- Kéo phanh tay dừng xe một cách chắc chắn
- Đạp bàn đạp phanh bằng chân trái
- Khởi động động cơ


Đồ án môn học - Sửa chữa ôtô

Trang 24


Khoa Cơ khí Động lực

- Chuyển sang dãy số D, chân phải đạp bàn đạp ga dần dần chạm đến sàn xe.
Động cơ sẽ chết máy (“ dừng máy”), đọc nhanh tốc độ cao nhất mà động cơ vừa đạt
được

Kiểm tra dừng máy
* Chú ý :
- Nhả bàn đạp ga và ngừng ngay việc kiểm tra nếu như bánh sau bắt đầu quay
trước khi tốc độ động cơ đạt đến tốc độ “dừng máy”.
- Tốc độ “ dừng máy” khoảng 2150
150rpm (DC 1HD-T), 2100

150rpm với động cơ (DC) 1FZ-FE, 1950

150rpm ( xe TOYOTA HIACE) và 2350

150rpm

với xe COROLLA
- Kiểm tra tương tự trong dãy số R
* Đánh giá :
- Nếu tốc độ “dừng máy” tương tự cho cả hai bánh trước và sau nhưng thấp hơn
giá trị riêng :
+ Động cơ không đủ công suất

+ Khớp nối một chiều của Stato hoạt động không tốt. Nếu thấp hơn 60rpm so
với giá trị riêng ly hợp của bộ biến mô có thể đã bị hỏng
- Nếu tốc độ “ dừng máy” trong dãy số D cao hơn giá trị riêng :
+ Dòng áp suất dầu quá thấp
+ Ly hợp trước bị mòn hỏng
+ Khớp nối một chiều thứ hai, số O/D vận hành không đúng
Đồ án môn học - Sửa chữa ôtô

Trang 25


×