Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Ảnh hưởng của nhật bản đối với tư tưởng cứu nước của phan bội châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (606.89 KB, 69 trang )

Trường ĐHSP Hà Nội 2

1

Khóa luận tốt nghiệp

Lời cam đoan
Khóa luận tốt nghiệp “ảnh hưởng của Nhật Bản đối với tư tưởng cứu
nước của Phan Bội Châu” đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn tận tình của
Thạc sĩ Trần Thị Thu Hà.
Tôi xin cam đoan khóa luận này là kết quả nghiên cứu của riêng bản
thân tôi không trùng lặp với bất kì kết quả nghiên cứu của các tác giả khác.
Những kết quả thu đƣợc là hoàn toàn chân thực và chƣa có trong một đề tài
nào. Đồng thời đề tài của tôi là sự tập hợp những cứ liệu xác thực, có cơ sở rõ
ràng.

Người thực hiện

Tạ Thị Hải

Tạ Thị Hải K34 B- CN Sử


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

2

Lời cảm ơn
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến các thầy giáo, cô giáo trong


khoa Lịch sử, trƣờng Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã dạy dỗ, chỉ bảo và truyền
đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trƣờng cũng
nhƣ trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Trần Thị Thu Hà đã tận
tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện khóa
luận tốt nghiệp này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và những ngƣời
thân đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp này.
Trong thời gian thực hiện khóa luận do thời gian có hạn và bƣớc đầu
làm quen với phƣơng pháp nghiên cứu khoa học nên không thể tránh khỏi
những thiếu xót, rất mong đƣợc sự đồng góp ý kiến của các thầy, các cô và
các bạn sinh viên.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người thực hiện

Tạ Thị Hải

Tạ Thị Hải K34 B- CN Sử


Trường ĐHSP Hà Nội 2

3

Khóa luận tốt nghiệp

Mục lục
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài. ..........................................................................................

2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................. 6
3.Mục đích, nhiệm vụ...................................................................................... 8
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu .................................................................. 8
5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................. 9
6. Đóng góp của khóa luận.............................................................................. 9
7. Bố cục của khóa luận .................................................................................. 9
NỘI DUNG ................................................................................................... 10
CHƢƠNG I:KHÁI QUÁT VỀ PHAN BỘI CHÂU VÀ TÈNH HÈNH VIỆT
NAM CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX ........................................... 10
1.1.Khái quát về Phan Bội Châu ................................................................... 10
1.1.1. Tiểu sử và hoạt động của Phan Bội Châu........................................ 10
1.1.2. Quê hƣơng và các mối quan hệ xã hội ............................................ 16
1.2. Cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp tác động đến Việt Nam cuối
thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. .......................................................................... 19
1.2.1. Xã hội thực dân nửa phong kiến. ..................................................... 19
1.2.2. Sự phân hóa giai cấp trong xã hội. .................................................. 23
1.3. ảnh hƣởng của tình hình thế giới tới Việt Nam. .................................... 26
1.4. Nhiệm vụ lịch sử mới ............................................................................. 29
TIểU KếT ..........................................................................................................
CHƢƠNG 2 ẢNH HƢỞNG CỦA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI TƢ TƢỞNG CỨU
NƢỚC CỦA PHAN BỘI CHÂU.................................................................. 35
2.1. Cải cách Minh Trị - Duy Tân (1868-1912) và sự phát triển của đế quốc
Nhật Bản. ....................................................................................................... 35
Tạ Thị Hải K34 B- CN Sử


Trường ĐHSP Hà Nội 2

4


Khóa luận tốt nghiệp

2.2. Sự chuyển biến trong tƣ tƣởng cứu nƣớc của Phan Bội Châu. .............. 40
2.2.1. Tƣ tƣởng vũ trang bạo động. ........................................................... 40
2.2.2. Từ chủ trƣơng cầu viện đến tƣ tƣởng cầu học. ................................ 46
2.2.3. Từ quan điểm “Đồng văn, đồng chủng, đồng châu” đến đồng bệnh.50
2.2.4. Từ nền quân chủ lập hiến sang nền dân chủ cộng hòa. ................... 52
2.2.5. Tƣ tƣởng đoàn kết dân tộc của Phan Bội Châu. .............................. 55
2.3. Đánh giá tƣ tƣởng cứu nƣớc của Phan Bội Châu................................... 61
2.3.1. Tích cực ........................................................................................... 61
2.3.2. Hạn chế ............................................................................................ 64
KếT LUậN ..................................................................................................... 66
TÀI LIệU THAM KHảO .............................................................................. 68

Tạ Thị Hải K34 B- CN Sử


Trường ĐHSP Hà Nội 2

5

Khóa luận tốt nghiệp

Mở Đầu
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam có bề dày lịch sử hàng nghìn năm dựng nƣớc và giữ nƣớc.
Trong lịch sử chúng ta đã không ít lần phải đƣơng đầu với nhiều kẻ thù lớn
mạnh, nhƣng với truyền thống yêu nƣớc, tinh thần đoàn kết chống ngoại xâm,
những âm mƣu xâm lƣợc của kẻ thù cuối cùng đều thất bại. Và cứ mỗi lần
đứng trƣớc cảnh đất nƣớc bị xâm lăng, nền độc lập đang bị đe dọa, lại xuất

hiện những bậc anh hùng hào kiệt họ mang trong mình một ý chí quyết tâm
chiến thắng giặc, một tƣ tƣởng cứu nƣớc lớn lao nhƣ: Bà Trƣng, Bà Triệu,
Ngô Quyền, Quang Trung - Nguyễn Huệ…và đến giai đoạn cuối thế kỷ XIX
đầu thế kỷ XX khi thực dân Pháp xâm lƣợc nƣớc ta thì một tƣ tƣởng lớn xuất
hiện để đảm đƣơng trách nhiệm cứu nƣớc cứu dân đó là Phan Bội Châu ngƣời đã hi sinh cả cuộc đời cho sự nghiệp cứu nƣớc cứu dân.
Phan Bội Châu, bậc anh hùng dân tộc, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc
lập, đƣợc 20 triệu con ngƣời trong vòng nô lệ tôn sùng [24, tr. 4]. Cái tên
Phan Bội Châu đã chiếu sáng một phần tƣ thế kỷ, cùng với cuộc đời hoạt
động và những lời tâm huyết của cụ đã vang vọng khắp non sông, cất lên nhƣ
những hồi kèn giục giã thúc giục cả thế hệ đứng lên chống giặc cứu nƣớc,
trƣớc khi xuất hiện ngôi sao Bắc thần là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, quốc
dân đồng bào ta đã gửi gắm niềm hi vọng vào Phan Bội Châu và phong trào
giải phóng dân tộc do cụ lãnh đạo.
Trong cái gia tài mà Phan Bội Châu để lại cho phƣờng hậu tử là sự
nghiệp cứu nƣớc giải phóng dân tộc mà cốt lõi là tƣ tƣởng cứu nƣớc của ôngmột trong những di sản quý báu nhất. Để kế thừa và phát huy những di sản
quý báu ấy, từ trƣớc đến nay tồn tại rất nhiều ý kiến khác nhau. Đúng nhƣ
Đặng Thai Mai nói: “Gần 20 năm sau khi nắp quan tài đã đậy lên trên hình
hài nhà chí sĩ, cho đến ngày nay, cũng chƣa thể nói là đã có một “định luận”,
một nhận thức dứt khoát, nhất trí về nhân cách, tƣ tƣởng, sự nghiệp cách
mạng của Phan Bội Châu” [24, tr. 6].
Tạ Thị Hải K34 B- CN Sử


Trường ĐHSP Hà Nội 2

6

Khóa luận tốt nghiệp

Tƣ tƣởng cứu nƣớc của Phan Bội Châu chịu ảnh hƣởng rất lớn từ Nhật

Bản, và từ đó đƣợc ông vận dụng vào sự nghiệp cứu nƣớc giải phóng dân tộc
của mình. Tƣ tƣởng cứu nƣớc của Phan Bội Châu đã có sự thay đổi dần dần
phù hợp với những yêu cầu của lịch sử đề ra, đặc biệt là từ sau khi xuất dƣơng
sang Nhật cầu viện. Vậy sự ảnh hƣởng của Nhật Bản đến tƣ tƣởng cứu nƣớc
của Phan Bội Châu đƣơc thể hiện nhƣ thế nào? Dƣới sự tác động của Nhật tƣ
tƣởng đó đƣợc thay đổi ra sao? Đây là vấn đề mà không ít các nhà nghiên cứu
đã đặt ra để giải quyết. Đã có nhiều tài liệu nghiên cứu về vấn đề này nhƣng
chƣa có một công trình nào nghiên cứu sâu sắc về: “ảnh hƣởng của Nhật Bản
đối với tƣ tƣởng cứu nƣớc của Phan Bội Châu”. Chính vì vậy tôi chọn đề tài:
“ảnh hưởng của Nhật Bản đối với tư tưởng cứu nước của Phan Bội Châu”
làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Tƣ tƣởng cứu nƣớc của Phan Bội Châu là đề tài đƣợc nhiều nhà khoa
học trong và ngoài nƣớc quan tâm, cho đến nay vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra,
đòi hỏi phải có sự đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu.
Trong nƣớc có nhiều công trình nghiên cứu về con ngƣời, sự nghiệp
cách mạng, tƣ tƣởng cứu nƣớc của Phan Bội Châu trong đó phải kể đến:
Tác phẩm Phan Bội Châu và một giai đoạn chống Pháp của nhân dân
Việt Nam (xuất bản năm 1958) của Tôn Quang Phiệt. Trên cơ sở thu thập
đƣợc thêm nhiều tài liệu tác giả đã nghiên cứu tỉ mỉ cuộc đời nhà chí sĩ từ đầu
đến cuối. Công trình nghiên cứu này về cơ bản đã đáp ứng lại sự mong đợi
của đông đảo bạn đọc, đã giúp độc giả đi đến một nhận định dứt khoát, công
bằng về sự nghiệp và địa vị chính trị của Phan Nam Sào trong lịch sử cách
mạng Việt Nam.
Năm 1967, góp phần kỉ niệm 100 năm ngày sinh Phan Bội Châu viện
triết học đã xuất bản tập sách Phan Bội Châu – Tư tưởng chính trị và tư tưởng
triết học (Bùi Đăng Duy, Nguyễn Đức Sự và Chƣơng Thâu). Tác phẩm trình
bày một cách hệ thống tƣ tƣởng chính trị và tƣ tƣởng triết học của nhà chí sĩ,
Tạ Thị Hải K34 B- CN Sử



Trường ĐHSP Hà Nội 2

7

Khóa luận tốt nghiệp

phát triển qua ba giai đoạn của hai thời kì trƣớc và sau năm 1925, từ sau khi
những quan điểm chính trị của Phan Bội Châu đƣợc xây dựng trên lập trƣờng
dân chủ tƣ sản hình thành, phát triển và đi đến hoàn thiện trải qua một thời
gian dao động và chấm dứt vai trò của nó trong lịch sử và bị thời đại vƣợt
qua.
Ngoài mấy cuốn sách nghiên cứu trọn vẹn về Phan Bội Châu trên đây
cũng còn một số sách viết về tiểu sử và một số hoạt động cách mạng của Phan
Bội Châu nhƣ cuốn Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh (xuất bản năm 1956)
của Tôn Quang Phiệt.
Luận án phó tiến sĩ khoa học Phan Bội Châu con người và sự nghiệp
cứu nước của Chƣơng Thâu viết năm 1981. Luận án viết về con ngƣời, gia
đình và sự nghiệp cứu nƣớc của Phan Bội Châu.
Hàng chục bài nghiên cứu về Phan Bội Châu đã đƣợc đăng trên các tạp
chí nhƣ Góp phần tìm hiểu tư tưởng Phan Bội Châu về con người qua tác
phẩm “Nhân sinh triết học” của cụ (tạp chí triết học, số 1 – 1981); Tình hình
nghiên cứu Phan Bội Châu từ trước đến nay (tạp chí nghiên cứu lịch sử, số
104, tháng 11 – 1967)...
Trên thế giới các nhà nghiên cứu khoa học Trung Quốc, Nhật Bản,
Liên Xô, Tiệp Khắc, Hung-ga-ri, Ba Lan, Pháp, Mỹ… cũng có những công
trình nghiên cứu về Phan Bội Châu. Trung Quốc, năm 1959 có Hoàng Nhật
Cầu “Giới thiệu thơ chữ Hán Phan Bội Châu” và năm 1980 có thêm công
trình: nghiên cứu Phan Bội Châu của Từ Thiện Phƣớc ở trƣờng Đại học Ký
Nam - Quảng Châu.

ở Liên Xô, đồng chí Xu-vô-rin, Xvet-tốp có viết mấy luận văn về nhà
yêu nƣớc Phan Bội Châu (1973).
ở Mỹ, David G. Mair với cuốn sách Phong trào chống chủ nghĩa thực
dân của Việt Nam từ 1895-1925, trong đó giành nhiều chƣơng viết về Phan
Bội Châu, năm 1978 ông lại dịch và giới thiệu tác phẩm Ngục trung thư của
Phan Bội Châu để giới thiệu tới đông đảo bạn đọc Mỹ.
Tạ Thị Hải K34 B- CN Sử


Trường ĐHSP Hà Nội 2

8

Khóa luận tốt nghiệp

Trên đây là một số công trình nghiên cứu về Phan Bội Châu, có tác giả
đã đề cập đến con ngƣời và sự nghiệp cứu nƣớc của Phan Bội Châu, có tác giả
đã đề cập đến hệ tƣ tƣởng của Phan Bội Châu.
Trên cơ sở tìm hiểu các tài liệu viết về cuộc đời, con ngƣời, sự nghiệp
cƣú nƣớc, tƣ tƣởng giải phóng dân tộc của Phan Bội Châu mà các nhà nghiên
cứu, các tác giả đã biên soạn, chúng tôi đã kế thừa những kiến thức quý báu
đó để thực hiện đề tài: “ảnh hƣởng của Nhật Bản đối với tƣ tƣởng cứu nƣớc
của Phan Bội Châu”.
3. Mục đích, nhiệm vụ
Mục đích.
Đề tài nhằm làm rõ những tác động, ảnh hƣởng của Nhật Bản đối với
việc hình thành nên những tƣ tƣởng cứu nƣớc giải phóng dân tộc của Phan
Bội Châu, qua đó đánh giá những mặt tích cực và hạn chế trong tƣ tƣởng cứu
nƣớc của ông.
Nhiệm vụ.

Tìm hiểu về con ngƣời Phan Bội Châu, hoàn cảnh gia đình, quê hƣơng
có ảnh hƣởng đến sự hình thành nhân cách, hình thành tƣ tƣởng cứu nƣớc giải
phóng dân tộc trƣớc khi xuất dƣơng cầu viện của Phan Bội Châu.
Tình hình Việt Nam dƣới sự thống trị của thực dân Pháp giai đoạn cuối
thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Sự phát triển của đế quốc Nhật Bản sau cuộc cải cách Minh Trị - Duy
Tân (1868 - 1912).
Nghiên cứu ảnh hƣởng của Nhật Bản đến việc hình thành các tƣ tƣởng
cứu nƣớc của Phan Bội Châu.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phan Bội Châu và ảnh hƣởng của Nhật Bản đến tƣ tƣởng cứu nƣớc giải
phóng dân tộc của cụ.
Phạm vi nghiên cứu
Tạ Thị Hải K34 B- CN Sử


Trường ĐHSP Hà Nội 2

9

Khóa luận tốt nghiệp

Không gian, đề tài nghiên cứu về vùng đất xứ Nghệ nơi Phan Bội Châu
sinh ra và gắn bó tuổi thơ ở đây, hoạt động của ông ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ.
Ngoài ra, đề tài còn đề cập đến đất nƣớc Nhật Bản nơi mà Phan Bội Châu đã
đặt chân đến trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình.
Thời gian, đề tài nghiên cứu trong phạm vi thời gian từ năm 1867 đến
năm 1941, nghĩa là từ lúc Phan Bội Châu sinh ra đến lúc cụ từ giã cõi đời này.
5. Phương pháp nghiên cứu

Trong khi nghiên cứu đề tài ngƣời dựa trên phƣơng pháp luận của chủ
nghĩa Mác Lê-nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, có sự kết hợp giữa phƣơng pháp
lịch sử với phƣơng pháp lôgic, trong đó phƣơng pháp lịch sử là chủ yếu.
Ngoài ra khóa luận còn sử dụng phƣơng pháp: sƣu tầm, thu thập, xử lí
tƣ liệu, thống kê, phân tích và đối chiếu để xác minh sự kiện, nội dung lịch sử.
6. Đóng góp của khóa luận
Về mặt khoa học: Đề tài góp phần vào việc tìm hiểu về tƣ tƣởng cứu
nƣớc giải phóng dân tộc của phan Bội Châu từ khi xuất dƣơng cầu viện Nhật
Bản, qua đó thấy đƣợc tác ảnh hƣởng của Nhật Bản đến sự hình thành tƣ
tƣởng cứu nƣớc của Phan Bội Châu.
Về mặt thực tiễn: Khóa luận đóng góp về mặt tƣ liệu cho những ai quan
tâm đến Phan Bội Châu, đặc biệt là tƣ tƣởng cứu nƣớc của ông.
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
khóa luận gồm có 2 chƣơng:
Chương 1: Khái quát về Phan Bội Châu và tình hình Việt Nam cuối
thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Chương 2: ảnh hưởng của Nhật Bản đối với tư tưởng cứu nước của
Phan Bội Châu.

Tạ Thị Hải K34 B- CN Sử


Trường ĐHSP Hà Nội 2

10

Khóa luận tốt nghiệp

Nội dung

Chương 1
KHáI QUáT Về PHAN BộI CHÂU Và TìNH HìNH VIệT NAM
CuốI THế Kỷ xix ĐầU THế Kỷ xx
1.1. Khái quát về Phan Bội Châu
1.1.1. Tiểu sử và hoạt động của Phan Bội Châu
Phan Bội Châu biệt hiệu là Sào Nam, sinh năm Đinh Mão (1867), ở
thôn Sa Nam, xã Đông Liệt, sau dời về xã Đam Nhiệm, tổng Xuân Liễu, hai
nơi đều thuộc Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Gia đình họ Phan là một gia đình Nho
học nghèo đã lâu đời. Cha là Phan Văn Phổ làm nghề dạy học, mẹ là Nguyễn
Thị Nhàn có hiểu biết chữ Hán ít nhiều. Theo Phan Bội Châu kể lại thì ông
cha là ngƣời thâm nho, thƣờng đi dạy xa nhà “lấy nghiên làm ruộng, lấy bút
làm cây mới có thể tự túc đƣợc”. Bà mẹ là ngƣời hiền lành có lòng thƣơng
ngƣời nghèo khó, ăn ở không mất lòng ai.
Lúc Phan Bội Châu ra đời thì toàn bộ Nam Kỳ đã bị ngƣời Pháp chiếm
đóng. Lớn lên Phan Bội Châu đã từng bƣớc chứng kiến cái chính sách “tằm
ăn lá” của bọn cƣớp nƣớc, thực dân Pháp đã chiếm dần dần từ tỉnh này đến
tỉnh khác, từ xứ này đến xứ khác, hoặc bằng chính trị hoặc bằng quân sự, chủ
yếu bằng quân sự cho đến khi nuốt cả Đông Dƣơng.
Thƣở bé Phan Bội Châu học rất thông minh, khoảng 8, 9 tuổi đã làm
đƣợc những bài văn ngắn và dự các cuộc khảo hạch ở làng hay ở phủ huyện.
Một điều đặc biệt là lòng yêu nƣớc ghét thù đã nảy nở ở Phan Bội Châu
từ rất sớm. Lúc lên 7 tuổi (1874) văn thân Nghệ Tĩnh nổi dậy nêu khẩu hiệu:
“Bình Tây”, Phan Bội Châu đã tập hợp một số lực lƣợng học sinh trẻ con lấy
tre làm súng, hột vải làm đạn, giả đò làm quân Bình Tây. Ông thân đã qƣở
trách nhiều lần đối với hành động đó, nhƣng Phan Bội Châu vân giữ tính hiếu
động, hiếu kì nhƣ thế. Năm 17 tuổi, khi Pháp đánh ra Hà Nội lần thứ hai,
Tạ Thị Hải K34 B- CN Sử


Trường ĐHSP Hà Nội 2


11

Khóa luận tốt nghiệp

nghĩa binh nổi dậy nhƣ ong, Phan Bội Châu cảm kích viết bài hịch: “Bình Tây
Thu Bắc” (Đuổi Pháp lấy lại Bắc Kỳ) đem dán lên một cây to ở ngoài đƣờng,
để cổ động nhân dân nổi dậy chống Pháp.
Năm 19 tuổi (1885) kinh thành Huế thất thủ, vua Hàm Nghi xuất bôn
và kế đó Pháp kéo quân vào tỉnh Nghệ An, Phan Bội Châu đã bƣớc một bƣớc
mạnh hơn: ông đã tụ tập các bạn đọc thành một đội quân thí sinh trên 60
ngƣời hƣởng ứng theo chiếu Cần Vƣơng. Nhƣng đội quân vừa tổ chức dƣợc
10 ngày chƣa hành động gì thì Pháp kéo đến đốt phá làng tan tành, nhà của
Phan Bội Châu cũng bị đốt, ông bị mọi ngƣời oán trách và phải giải tán đội
quân thí sinh và tự cho việc mình làm là việc yêu nƣớc trò trẻ con.
Ông rất hâm mộ các ông Phan Đình Phùng, Đinh Văn Chất, Nguyễn
Xuân Ôn và phong trào Cần Vƣơng nhƣng vì địa vị chƣa có và gia đình khó
khăn nên chƣa theo ngay phong trào đƣợc. Năm 20 tuổi, Phan Bội Châu viết
quyển: “Song tuất lục” ca ngợi những ngƣời cần đầu phong trào văn thân năm
giáp tuất lúc Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ nhất và những ngƣời cần đầu phong
trào Cần Vƣơng năm Bính tuất sau khi Hàm Nghi xuất bôn ở hai tỉnh Nghệ
An và Hà Tĩnh.
Từ năm 21 tuổi đến năm 31 tuổi, Phan Bội Châu vì cảnh nhà nghèo
đói, mẹ đã chết, cha đang bị ốm, nên phải lo dạy học nuôi gia đình, sống một
cách ẩn nấp, chăm chỉ học hành để đi thi hƣơng cho đỗ cho có danh vọng. Vì
ông nhận thấy đời còn ham chuộng danh tƣớc này danh tƣớc nọ mà mình
không có thì khó bề hoạt động. Tuy vậy ông vẫn bí mật liên kết với các dƣ
đảng Cần Vƣơng và các khách lục lâm, và đã gặp nhiều tâm phúc sau này
cùng hoạt động cách mạng. Đây chính là lúc ông chuẩn bị lực lƣợng để hoạt
động sau này.


Tạ Thị Hải K34 B- CN Sử


Trường ĐHSP Hà Nội 2

12

Khóa luận tốt nghiệp

Năm 34 tuổi ông thi đỗ giải nguyên trƣờng Nghệ An, danh tiếng lẫy
lừng cũng là lúc cha ông từ trần. Từ đây không còn vƣớng gánh nặng gia đình
nữa ông tích cực cho hoạt động cách mạng.
Từ năm 1900 cho đến 1905, Phan Bội Châu ráo riết vận động trong
nƣớc với ba kế hoạch hoạt động cụ thể. Thứ nhất là: liên kết với những dƣ
đảng Cần Vƣơng và những tay tráng kiện ở sơn lâm, xƣớng khởi nghĩa binh,
mục đích là đánh Pháp phục thù mà thủ đoạn là bạo động. Thứ hai là: tìm
ngƣời hoàng thân lập làm minh chủ, ngầm liên kết với những ngƣời có thế lực
để họ ứng viện lại tập hợp những ngƣời trung nghĩa ở Trung - Bắc kỳ cùng
nhau khởi sự. Thứ ba là: thi hành hai kế hoạch trên, lúc nào cần đến ngoại
viện thì phái ngƣời xuất dƣơng cầu viện.
Năm 1901, nhân ngày lễ tập trung 14-7 Phan Bội Châu cùng một số
đồng chí đã đánh úp tỉnh Nghệ An nhƣng thất bại. Năm 1903, Phan Bội Châu
mƣợn tiếng vào Huế học để tìm kiếm ngƣời yêu nƣớc trong đám quan trƣờng
và sĩ phu. Năm 1904, Phan Bội Châu cùng 20 đồng chí đã hội nghị ở nhà ông
Tiểu La lập thành hội và bầu Cƣờng Để làm hội trƣởng, hội này sau khi Phan
Bội Châu xuất dƣơng mới đƣợc goi là hội Duy Tân. Cũng trong hội nghị này
Phan Bội Châu đƣợc cử xuất dƣơng cầu viện Nhật Bản. Năm 1905, Phan Bội
Châu sang Trung Quốc rồi Nhật Bản. Phan Bội Châu xuất dƣơng nhằm mục
đích cầu viện binh và mua khí giới của Nhật để trang bị cho nghĩa binh ở nhà.

Hoạt động của ông ở nƣớc ngoài gặp nhiều khăn. Lúc đến Hồng Kông
ông giao thiệp với các nhà báo Trung Quốc nhƣ Thƣơng báo của Đảng bảo
hoàng và Trung Quốc nhật báo của Đảng cách mạng. Sự yêu cầu giúp đỡ đều
không có hiệu quả. Sau đó ông sang Nhật Bản, ở đây ông gặp Lƣơng Khải
Siêu, Lƣơng Khải Siêu khuyên ông nên viết nhiều bài văn gửi về nƣớc để cổ
động nhân dân và khuyên thanh niên xuất dƣơng du học.

Tạ Thị Hải K34 B- CN Sử


Trường ĐHSP Hà Nội 2

13

Khóa luận tốt nghiệp

Giữa năm 1905, Phan Bội Châu trở về nƣớc đƣa một số thanh niên
sang Nhật và chuẩn bị cho việc đƣa Cƣờng Để xuất dƣơng.
Năm 1906, Cƣờng Để đến Hồng Kông, Phan Bội Châu lúc đó mới thảo
ra chƣơng trình của hội Duy tân in gửi về nƣớc. Cũng lúc đó Phan Chu Trinh
chốn ra gặp Phan Bội Châu, cả ba ngƣời cùng sang Nhật. Nhờ vào số tiền
Cƣờng Để mang sang Nhật và trong nƣớc gửi sang do sự vận động của các
đảng viên, Phan Bội Châu mới mở rộng nhà Bính ngọ hiên làm cơ quan và
xin cho học sinh vào trƣờng Chấn Vũ, tại đây Phan Bội Châu lại mƣợn tên
Cƣờng Để thảo bài tuyên cáo phụ lão toàn quốc phân phát khắp ba kỳ Bắc,
Trung, Nam.
Hƣởng ứng theo lời kêu gọi của Phan Bội Châu, học sinh ra ngoài học
càng ngày càng nhiều. Các học sinh Việt Nam đƣợc vào học trong trƣờng
Đông á đồng văn, buổi sáng học tiếng Nhật và các môn phổ thông, buổi chiều
học quân sự. Năm 1907, các lƣu học sinh lập ra Công hiến hội. Năm 1908,

một mặt chính phủ Pháp đàn áp các gia đình có con xuất dƣơng du học, một
mặt chúng liên kết với chính phủ Nhật bắt giải tán lƣu học sinh Việt Nam ở
Đông Kinh. Đầu năm 1909, Pháp Nhật kí kết hiệp ƣớc với nhau, Đảng cách
mạng của Việt Nam bị trục xuất, Phan Bội Châu và Cƣờng Để bị trục xuất
khỏi Nhật.
Trong nƣớc nhiều việc quan trọng xảy ra, ở Quảng Nam và một số tỉnh
khác ở Trung Kỳ xảy ra vụ án “xin xâu” nhân dân bị khủng bố, các nhà chí sĩ
bị bắt đầy ra Côn Đảo (1908), ở Hà Nội trƣờng Đông Kinh Nghĩa thục bị
đóng cửa, các hội học, hội buôn ở trong nƣớc đều bị khủng bố.
Năm 1909, Pháp bội ƣớc tiến công Hoàng Hoa Thám ở Phồn Xƣơng,
nhân dân cả nƣớc phẫn uất. Phan Bội Châu đã dùng tiền vận động đƣợc trong
nƣớc để mua khi giới, ông mua đƣợc 500 khẩu súng. Trong khi Phan Bội
Châu đang chạy khắp nơi để tìm cách trở khí giới về nƣớc thì trong nƣớc ông

Tạ Thị Hải K34 B- CN Sử


Trường ĐHSP Hà Nội 2

14

Khóa luận tốt nghiệp

Ngƣ Hải bị hi sinh, quân Hoàng Hoa Thám bị tan rã. Trƣớc tình hình đó ông
đem vũ khí giúp cho đảng Tôn Dật Tiên.
Tháng 10 năm Tân Hợi (1911) cách mạng Trung Quốc thành công.
Ông trở về Quảng Đông tập hợp lại các đồng chí phân tán từ bấy lâu nay, tụ
tập lại để tổ chức lại lực lƣợng.
Năm 1912, hội Việt Nam quang phục đƣợc thành lập. Tôn chỉ duy nhất
của hội là: Đánh đuổi thực dân Pháp khôi phục nƣớc Việt Nam thành lập

nƣớc cộng hòa dân quốc Việt Nam. Cƣờng Để đƣợc bầu làm hội trƣởng, Phan
Bội Châu làm tổng lý. Hội đã chế ra quốc kì Việt Nam, xuất bản sách nói về
phƣơng lƣợc của hội, in quân dụng phiếu và tổ chức ra hội Chấn hoa hƣng á,
mục đích là nâng cao địa vị Trung Hoa và giúp cách mạng Việt Nam.
Năm 1913, toàn quyền Đông Dƣơng Sa-rô yêu cầu chính phủ Trung
Hoa bắt những đảng viên cách mạng Việt Nam trong đó trọng yếu nhất là
Phan Bội Châu, Phan Bội Châu bị bắt gian 3 năm sau đó đƣợc thả.
Đƣợc ra tù vào năm 1917, là lúc cuộc đại chiến thế giới thứ nhất bƣớc
vào giai đoạn quyết liệt, Phan Bội Châu đã bắt liên lạc với công sứ Đức tại
Trung Quốc, mong sự viện trợ của Đức để đánh Pháp. Cuộc vận động này
cũng có gây đƣợc vài cuộc phá rối đối với Pháp và thu đƣợc một ít kết quả.
Đầu năm 1918, là lúc tên Sa-rô làm toàn quyền Đông Dƣơng. Hắn lừa
bịp nhân dân bằng vài việc cải lƣơng nhƣ ban hành bộ luật mới ở Bắc Kỳ, mở
thêm vài trƣờng học cho thành lập một vài cải hội. Bộ tân luật Bắc Kỳ chẳng
qua là để bênh vực quyền lợi cho địa chủ và tƣ sản, trƣờng học nhằm mục
đích đào tạo tay sai cho chúng.
Cuối năm 1918, Phan Bội Châu từ Hàng Châu về nƣớc theo con đƣờng
Vân Nam. Về đến Vân Nam thì cái tin Pháp thắng trận đã đăng trên khắp các
báo. Thất vọng Phan Bội Châu lại trở về Hàng Châu. Đầu năm 1919, đƣợc
Phan Bá Ngọc làm trung gian Phan Bội Châu gặp tên Nê-rông, đại diện của

Tạ Thị Hải K34 B- CN Sử


Trường ĐHSP Hà Nội 2

15

Khóa luận tốt nghiệp


toàn quyên Sa-rô ở Hàng Châu. Đó là kết quả của bài luận “Pháp Việt đề
huề”. Tên này đã mang bức thƣ của Sa-rô yêu cầu Phan Bội Châu viết một bài
gửi về nƣớc thủ tiêu ý chí cách mạng, và hứa sẽ bổ nhiệm chức quan cho
Phan Bội Châu. Phan Bội Châu đã kịch liệt phản đối, nói rõ ý đề huề của ông
và viết thƣ trả lời cự tuyệt những điều kiện không chính đáng của Sa-rô.
Năm 1920, ông đến gặp đại sứ Nga ở Bắc Kinh và đƣợc tiếp đón niềm
nở, đƣợc hứa giúp đỡ nếu ông muốn gửi học sinh Việt Nam sang du học bên
Nga. Nhƣng rồi sự giao thiệp cũng không đƣợc tiếp tục.
Từ đây Phan Bội Châu chỉ viết báo viết sách một là để sinh sống và để
nuôi một số thanh niên ta sang Trung Quốc, hai là để truyền bá tƣ tƣởng của
mình.
Năm 1922, tên việt gian Phan Bá Ngọc bị một thanh niên cách mạng
giết ở Hàng Châu.
Tháng 6-1924, Méc-lanh tên toàn quyền Đông Dƣơng gặp chính phủ
Trung Quốc để thƣơng lƣợng việc can thiệp vào cách mạng Việt Nam tại
Quảng Đông. Nhà cách mạng trẻ Phạm Hồng Thái đã ném tạc đạn vào tên
Méc-lanh ở khách sạn Vích-to-ri-a tại Sa diện trong tô giới Pháp. Tiếng bom
Sa diện làm cho nhân dân ta phấn khởi và thế giới biết đến có Đảng cách
mạng Việt Nam.
Lần này về Quảng Đông ông đã đƣợc gặp Nguyễn ái Quốc, Phan Bội
Châu đã cùng thảo luận nhiều và định cải tổ Đảng cho thích hợp với phong
trào mới.
Tháng 6-1925, ông bị một bọn mật thám Pháp bắt và đƣa về tô giới
Pháp.
Đƣa về nƣớc, Phan Bội Châu bị tòa án đề hình tại Hà Nội xử khổ sai
chung thân… Nhân dân rất phẫn uất họ kí tên vào truyền đơn và rải nhiều nơi
trong nƣớc phản đối việc bắt và làm án Phan Bội Châu. Trƣớc sự phản đối

Tạ Thị Hải K34 B- CN Sử



Trường ĐHSP Hà Nội 2

16

Khóa luận tốt nghiệp

gay gắt của đông đảo quần chúng tên tên toàn quyền Va-ren-nơ đã thả Phan
Bội Châu và đƣa về Huế. Về Huế ông tiếp tục viết sách ca ngợi lòng ái quốc
của nhân dân. Thời gian này ông sống khá ảm đạn trong một ngôi nhà tranh
vách đất do đồng bào góp tiền làm cho khi ông trở về Huế.
Đến ngày 29-10-1941, sau một thời gian ốm khá lâu ông già Bến Ngự
đã chút hơi thở cuối cùng. Đám tang đƣợc cử hành tại vƣờn riêng của ông ở
Bến Ngự, có hàng trăm câu liễn gửi đến phúng viếng. Hơn nữa nhân dân đã bí
mật góp tiền xây dựng một cái mộ lớn xứng đáng với một ngƣời yêu nƣớc và
gian khổ vì nƣớc.
Sau quãng đời 74 tuổi với ngót 30 năm hoạt động cách mạng, Phan Bội
Châu đã để lại trong trí nhớ chúng ta một ấn tƣợng sâu sắc, tinh thần diệt thù
cứu nƣớc của ông làm cho mọi ngƣời khâm phục.
1.1.2. Quê hương và các mối quan hệ xã hội
Quê hương
Làng Sa Nam (nay là xã Nam Diên), quê ngoại Phan Bội Châu cũng
nhƣ làng Đan Nhiễm (nay là xã Xuân Hòa) quê nội Phan Bội Châu cách nhau
khoảng ba kilômét đều nằm trên tả ngạn sông Lam dọc theo hƣớng Đông
Nam của con đê 42 của Nam Đàn, tỉnh Nghệ Tĩnh.
Nghệ Tĩnh là một tỉnh nghèo, con ngƣời cần cù mà hiếu học. Trong lịch
sử đấu tranh của dân tộc, Nghệ Tĩnh là nơi diễn ra nhiều cuộc chiến đấu của
nhân dân ta với kẻ thù. Thời Trần Nghệ Tĩnh là căn cứ của Trần Quý Kháng
và Lê Lợi trong kháng chiến chống quân Minh. Thời Lê – Trịnh nơi đây là
chỗ dụa của Nguyễn Kim, Trọng Kiểm trong việc chống nhà Mạc khôi phục

nhà Lê…
Sau khi đất nƣớc rơi vào tay Pháp, Nghệ Tĩnh là nơi diễn ra phong trào
chống Pháp sâu rộng và kéo dài hơn cả, tổ chức kháng chiến đã đƣợc ra đời ở
tất cả các huyện. Đây là nơi diễn ra các cuộc đọ sức của nhân dân ta với giặc

Tạ Thị Hải K34 B- CN Sử


Trường ĐHSP Hà Nội 2

17

Khóa luận tốt nghiệp

Pháp, nhƣ cuộc đọ sức của nghĩa quân do Nguyễn Xuân Ôn rồi Phan Đình
Phùng đứng đầu, là cuộc đọ sức của nghĩa quân do Trần Tấn, Đặng Nhƣ Mai
sau đó là của Trần Xuân diễn ra vào năm 1974 trên các cánh đồng và thôn
xóm của vùng Sa Nam và Đan Nhiễm.
Phan Bội Châu sinh ra trên mảnh đất ấy, đã đƣợc nuôi dƣỡng bởi
truyền thống đấu tranh bất khuất với dòng sữa thơm của quê hƣơng với tất cả
cái “cốt tính xứ Nghệ”. Điều này ảnh hƣởng rất lớn đến tƣ tƣởng cứu nƣớc
của Phan Bội Châu.
Các mối quan hệ xã hội
Sinh ra trong một gia đình cha là ngƣời thâm nho, thông hiểu kinh
truyện, làm nghề dậy học để kiếm kế sinh nhai. Theo ngƣời đƣơng truyền lại,
ông là một bậc “thiện nhân”, sống cảnh đạm bạc đƣợc mọi ngƣời yêu quý. Mẹ
là bà Phan Thị Nhàn là ngƣời rất mực hiền hậu thuộc dòng dõi Nho học, sống
trong cảnh nghèo khó, hàng ngày bà phải tất bật chợ sớm chợ trƣa với nghề
hàng sáo hàng xay, để mong kiếm đƣợc mớ tấm nuôi Phan với hai em gái của
Phan. Bà vốn tính hay thƣơng ngƣời đối với mọi ngƣời thì luôn ôn hòa, hay

giúp đỡ những kẻ khốn khó. Phan Bội Châu chịu ảnh hƣởng rất sâu sắc ở mẹ
ông. Bà thƣờng răn con không đƣợc làm điều gì trái với lẽ phải, và lời khuyên
ấy đã cùng Phan Bội Châu đi vào con đƣờng cứu nƣớc.
Ngoài ảnh hƣởng từ bố mẹ, Phan Bội Châu còn chịu ảnh hƣởng từ
những ngƣời thầy dạy học của mình. Trong số những ngƣời thầy mà Phan Bội
Châu theo học nhƣ thầy Đinh Văn Uyển, Nguyễn Thúc Kiều, Nguyễn Đức
Đạt, nhƣng ngƣời có ảnh hƣởng lớn nhất đến với tƣ tƣởng của Phan Bội
Châu, thì phải kể đến thầy Nguyễn Thức Tự, thƣờng gọi là cụ Sơn. Cụ từng ra
làm quan dƣới triều đình đầu hàng giặc cụ treo ấn từ quan biểu thị thái độ
phản đối, về mở trƣờng dạy học tại trƣờng Đông Chữ huyện Nghi Lộc. Cụ là
ngƣời có khí tiết thanh cao, danh vọng lớn, học trò khắp nơi đến học rất đông

Tạ Thị Hải K34 B- CN Sử


Trường ĐHSP Hà Nội 2

18

Khóa luận tốt nghiệp

đến 400 ngƣời. Học trò của cụ phần lớn đều đỗ đạt cao khoa. Một số ít ra làm
quan, còn một số đông nhờ đƣợc cụ giáo dục tinh thần yêu nƣớc về sau trở
thành những yếu nhân của các phong trào Đông Du, Duy Tân… nhƣ Phan Bội
Châu, Đặng Thúc Hứa, Đặng Tử Kính, Vƣơng Thúc Quý… Về văn chƣơng
cũng nhƣ con ngƣời, cụ là ngƣời mẫu mực điển hình đƣợc các sĩ phu Nghệ
Tĩnh hết lòng hâm mộ. Sau ngày cụ mất năm 1917, chính Phan Bội Châu khi
đang hoạt động ở nƣớc ngoài đã soạn một bài “bi kí” gửi về trong đó có câu:
“Kinh sƣ dị đắc, nhân sƣ nan tầm” (là thầy về kinh điển còn dễ gặp, còn nhƣ
thầy về nhân thì thật khó tìm). Chính ngƣời thầy đáng kính này đã có công tác

thành cho Phan Bội Châu về cả sự nghiệp văn chƣơng lẫn tƣ tƣởng yêu nƣớc.
Trong quan hệ của Phan Bội Châu, còn phải kể đến những ngƣời bạn
thân từ thƣở thiếu thời. Đó là những ngƣời đồng hƣơng, đồng chí với nhau.
Thƣở nhỏ Phan Bội Châu có rất nhiều bạn nhƣng đáng chú ý hơn cả là những
ngƣời bạn học. Ngày nay ở quê hƣơng Nam Đàn còn lƣu truyền nhiều giai
thoại về mấy ngƣời bạn thân, cũng là mấy ngƣời giỏi nhất thời đó và đƣợc
mệnh danh là “Nam Đàn tứ hổ”. Đó là: Phan Văn San (tức Phan Bội Châu),
Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh Bác Hồ),Vƣơng Thúc Quý, Trần Văn Lƣơng.
Những ngƣời bạn này ảnh hƣởng khá sâu sắc đến tƣ tƣởng cứu nƣớc của Phan
Bội Châu. Ngoài là bạn học và bạn chơi, họ còn gắn bó với nhau sâu sắc hơn
bởi tình “đồng chí”. Những ngƣời bạn này đều thấy đƣợc cái nhục của cảnh
nƣớc mất nhà tan, dân tộc sống trong cảnh cực khổ. Họ đều tham gia hoạt
động chống Pháp hoặc là trực tiếp hoặc là gián tiếp nhƣ Trần Văn Lƣơng là
một trong những thủ lĩnh của đội sĩ tử cần vƣơng ở Nghệ An năm 1885,
Vƣơng Thúc Quý cũng là một tay kiệt xuất trong đám sĩ tử, một “thí sinh
quân” hăng hái lúc đó. Nguyễn Sinh Sắc cũng vậy, ngƣời thanh niên yêu nƣớc
này khi ra làm quan đã có một câu tuyên ngôn nổi tiếng: “quan trƣờng thị nô
lệ trung chi nô lệ hựu nô lệ (quan trƣờng là nô lệ trong đám nô lệ, lại càng nô

Tạ Thị Hải K34 B- CN Sử


Trường ĐHSP Hà Nội 2

19

Khóa luận tốt nghiệp

lệ hơn). Rồi khi làm qua ở Bình Khê (Nghĩa Bình) đã tìm cách thả những tù
nhân can tội “chống thuế” năm 1908. Sau đó đã bỏ quan về làm thầy thuốc

chữa bệnh cứu ngƣời.
Nhƣ vậy nhờ ảnh hƣởng của quê hƣơng, gia đình, nhờ điều kiện giáo
dục của nhà trƣờng, của thầy học, của bạn bè, những tác động của tình hình
thực tế của đất nƣớc, nên bƣớc đầu ở Phan Bội Châu đã hình thành tƣ tƣởng
yêu nƣớc. Tƣ tƣởng này sẽ ngày càng đƣợc phát triển từ chỗ phôi thai đến
hoàn thiện trong con ngƣời Phan Bội Châu qua các thời kỳ và các giai đoạn
hoạt động của ông.
1.2. Cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp tác động đến Việt Nam
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
1.2.1. Xã hội thực dân nửa phong kiến.
Từ cuối thế kỷ XIX, toàn bộ đất nƣớc ta bị đặt dƣới sự thống trị của
thực dân Pháp. Chúng Bắt đầu thực hiện kế hoạch “khai thác thác địa lần thứ
nhất” (1897 – 1914). Xã hội phong kiến Việt Nam vốn đình trệ lâu dài, vì
trong lòng nó không có mầm mống đủ mạnh cho chủ nghĩa tƣ bản ra đời, giờ
đây dƣới sự cai trị của Pháp trở thành một xã hội thực dân nửa phong kiến.
Về chính trị-xã hội.
Nhà nƣớc bảo hộ thi hành nhiều chính sách thực dân nhằm biến nƣớc
ta thành một thị trƣờng tiêu thụ hàng hóa và bóc lột nguồn nhân công để thu
về lợi nhuận cao nhất cho tƣ bản Pháp, đồng thời vẫn kìm hãm Việt Nam
trong tình trạng trì trệ của một nƣớc nông nghiệp lạc hậu để dễ bề thống trị,
thực dân Pháp nắm quyền điều khiển bộ máy thống trị và câu kết với phong
kiến phản động lầm tay sai cho chúng. Cả bộ máy quan lại Nam Triều từ trên
xuống đến tỉnh huyện xã cùng với bè lũ thực dân xâm lƣợc ra sức đàn áp bóc
lột nhân dân ta. Đứng đầu cai trị Đông Dƣơng có tên thực dân Pháp giữ chức
toàn quyền, về phía Việt Nam có triều đình Huế làm bù nhìn. Đứng đầu các

Tạ Thị Hải K34 B- CN Sử


Trường ĐHSP Hà Nội 2


20

Khóa luận tốt nghiệp

Xứ, Kỳ có tên thực dân Pháp giữ chức thống đốc, thống xứ hoặc khâm sứ, bên
cạnh đó có chức kinh lƣợc ngƣời Việt, chức này có khi có khi không, tùy theo
sự cần thiết. Đứng đầu các tỉnh có các tên công sứ ngƣời Pháp, bên cạnh có
các tên tuần phủ hoặc tổng đốc ngƣời Việt. ở Nam Kỳ có thời kỳ thực dân
Pháp còn có ngƣời của chúng đến cấp huyện. ở Bắc và Trung Kỳ từ cấp
huyện trở xuống, huyện có tri huyện, tổng có chánh tổng, xã có lý trƣởng…
đều là ngƣời Việt. Những tên nắm quyền hành từ huyện trở xuống, phần lớn
đều thuộc giai cấp địa chủ, cƣờng hào, trƣớc đây phần lớn đã từng áo bức, bóc
lột nhân dân, nay chúng câu kết làm tay sai cho thực dân Pháp, tiếp tục áp bức
bóc lột nhân dân để phục vụ cho quyền lợi thực dân.
Song song với việc củng cố bộ máy hành chính trên đây, thực dân
Pháp còn tăng cƣờng lực lƣợng quân đội và nắm quyền chỉ huy tất cả quân
đội Pháp và Việt. Chúng còn ra sức củng cố các cơ quan cảnh sát, mật thám,
nhà tù… ở các địa phƣơng để sẵn sàng đàn áp phong trào cách mạng và
những ngƣời có hành động chống đối.
Thủ đoạn độc nhất của chính quyền thuộc địa là chính sách “chia để
trị”, “Dùng ngƣời Việt trị ngƣời Việt”. Chúng thực hiện ba chế độ chính trị
cho ba kỳ, gây chia rẽ giữa ngƣời Nam với ngƣời Bắc và ngƣời Trung, gây
thù hằn dân tộc giữa dân tộc đa số với dân tộc thiểu số.
Ngoài ra, về mặt xã hội, chúng còn duy trì và phát triển các phong tục
hủ bại thời phong kiến, khuyến khích cờ bạc, uống rƣợu, hút thuốc phiện,
phát triển mê tín dị đoan trong nhân dân. Khuyến khích thành lập và tuyên
truyền các tôn giáo nhằm ru ngủ nhân dân. Tất nhiên những ngƣời đi ngƣợc
lại và đả phá sự hủ bại, thối nát, mê tín ấy đều bị chúng ngăn cấm và trùng trị,
nhƣ các phong trào cải cách của Đông Kinh nghĩa thục năm 1907, cuộc vận

động Duy tân năm 1905-1908 ở Trung Kỳ…

Tạ Thị Hải K34 B- CN Sử


Trường ĐHSP Hà Nội 2

21

Khóa luận tốt nghiệp

Tóm lại trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, song song
với việc đàn áp các phong trào chống lại Pháp, thì bộ máy thống trị của Pháp
cũng dần dần đƣợc thiết lập và kiện toàn. Đó cũng là những việc làm trƣớc
tiên để bọn thực dân Pháp đi đến mục đích chính là nhằm khai thác thuộc địa
qua sự bóc lột tàn nhẫn đối với nhân dân Việt Nam.
Về kinh tế.
Trƣớc khi thực dân Pháp xâm lƣợc, nền kinh tế nƣớc ta chỉ là một nền
kinh tế nông nghiệp tự nhiên, tự cấp, tự túc. Thủ công nghiệp có nhiều nghề
nhƣng quy mô nhỏ bé, phân tán khắp nơi, về mặt hàng thủ công nghiệp có kỹ
nghệ khá tinh xảo, nhƣng do kinh tế hàng hóa kém phát triển, nên còn ở mức
phƣờng bạn chứ chƣa thành phân xƣởng và chỉ đóng khung trong từng địa
phƣơng nhỏ hẹp. Thƣơng nghiệp chỉ là buôn bán nhỏ, làm nhiệm vụ trao đổi
trong vùng, do giao thông không thuận lời và thuế khóa nặng nề nên cũng
kém phát triển. Việc buôn bán với nƣớc ngoài bị chính sách bế quan tỏa cảng
của triều đình Huế ngăn chặn.
Kết quả đó là nền kinh tế tự nhiên cũ kỹ bị đẩy vào phá sản. Việc giao
lƣu hàng hóa thuận lợi hơn. Tỉ trọng kinh tế hàng hóa tƣ bản chủ nghĩa có
tăng lên, nhƣng không phải là phát triển theo hƣớng công nghiệp hóa, mà
ngày càng lệ thuộc vào tƣ bản thƣơng nghiệp Pháp. Đất nƣớc ta bị kéo vào

quỹ đạo tƣ bản chủ nghĩa nhƣng là một thứ tƣ bản thuộc địa, phụ thuộc vào tƣ
bản Pháp. Tuy vậy do có sự mở rộng giao lƣu hàng hóa, và do bè lũ thực dân
muốn khai thác nguồn tài nguyên mà buộc chúng phải mở mang giao thông,
xây dựng đƣờng sá, cầu cống. Thực chất thì thực dân Pháp không muốn mở
mang kinh tế thuộc địa, và vẫn chủ trƣơng chia rẽ Bắc Trung Nam bằng cách
tạo ra ba chế độ chính trị khác nhau ở ba kỳ. Nó cũng làm phá sản chính sách
bế quan tỏa cảng của triều đình Nguyễn, làm cho Việt Nam tiếp xúc đƣợc với
thế giới, nhất là đối với châu Âu tƣ bản chủ nghĩa, mặc dù thực dân Pháp đã

Tạ Thị Hải K34 B- CN Sử


Trường ĐHSP Hà Nội 2

22

Khóa luận tốt nghiệp

chăng một hàng rào thuế quan khá chặt chẽ, bắt buộc Việt Nam chỉ đƣợc sống
với thân phận kẻ phụ thuộc, làm cái đuôi của tƣ bản Pháp và chỉ đƣợc phép có
quan hệ với riêng một nƣớc Pháp mà thôi.
Về văn hóa-giáo dục.
Để đào tạo đƣợc những ngƣời trực tiếp giúp việc cho các tổ chức chính
trị và kinh tế của chúng, bọn thực dân Pháp phải đẩy mạnh nền giáo dục. Tùy
theo yêu cầu chính trị của từng giai đoạn cụ thể mà chúng đƣa ra những chủ
trƣơng cụ thể. Nhƣng nhìn chung lại tất cả những chủ trƣơng của chúng đƣa
ra là nhằm xây dựng một nền giáo dục thực dân nửa phong kiến với mục đích
nhằm nô dịch và đồng hóa nhân dân Việt Nam. Một mặt chúng lợi dụng nền
Nho học với chế độ khoa cử lỗi thời, mặt khác chúng chỉ mở ra tại đô thị lớn
một số trƣờng học Pháp - Việt, trƣờng thông ngôn trong phạm vi tối cần mà

thôi. Mục đích của chúng nhằm đào tạo đội ngũ tay sai phục vụ cho lợi ích
của chúng.
Những tên toàn quyền thực dân đều thực hiện chính sách giáo dục
nhằm cổ súy nho học, mua chuộc Nho sĩ. Nhƣng càng về sau chủ trƣơng này
càng không đƣợc nho sĩ hƣởng ứng, hoan nghênh, sau đó họ đã ra sức tẩy
chay, phản đối. Đến giữa cuộc đại chiến thế giới lần thứ nhất, thực dân Pháp
đã phải cải cách nền giáo dục quá ƣ cổ hủ này. Chúng bãi bỏ mọi chế độ thi
cử theo hệ thống giáo dục nho học cũ và thay vào đó một hệ thống giáo dục
lại căng, què quặt gọi là: “giáo dục Pháp - Việt” đóng khung trong bậc tiểu
học, dạy bằng chữ quốc ngữ và chữ Pháp, nhằm đào tạo đội ngũ giúp việc có
“trình độ Tây học” để tuyển chọn nhân viên thừa hành rẻ tiền cho bộ máy
chính quyền thuộc địa. Nền giáo dục cải cách này cũng là để phục vụ cho
cuộc khai thác thuộc địa với quy mô lớn để tăng cƣờng dụ dỗ nhân dân ta về
mặt tƣ tƣởng, ý thức, về văn hóa giáo dục.

Tạ Thị Hải K34 B- CN Sử


Trường ĐHSP Hà Nội 2

23

Khóa luận tốt nghiệp

Và thực chất nội dung của chƣơng trình giáo dục mới ấy trong “Sách
giáo khoa chỉ là ca tụng công đức của ngƣời Pháp, khoe khoang sức mạnh
quân đội Pháp, ngoài ra chẳng có gì hay ho nhƣ vấn đề tổ tiên ngƣời Việt
Nam dựng nƣớc ra làm sao, những bậc anh hùng nghĩa sĩ Việt Nam báo đền
ơn nƣớc ra làm sao đều cấm không cho dậy. Trẻ em sáu tuổi một khi vào
trƣờng đọc sách giáo khoa là đã quên khuấy mình là ngƣời Việt Nam rồi.

Tóm lại, thực dân Pháp đã lập nên một nền giáo dục mà không bao giờ
đi chệch với tôn chỉ mà chúng đã quy định từ đầu. Trƣớc tiên nền giáo dục có
kết quả tăng cƣờng dồi dào giá trị sản xuất của thuộc địa, ngoài ra chính sách
đó còn nhằm mục đích đào tạo ra đội ngũ tay sai ngƣời Việt phục vụ đắc lực
cho chúng, trong công cuộc khai thác và bóc lột thuộc địa.
1.2.2. Sự phân hóa giai cấp trong xã hội.
Những điều kiện chính trị-xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục đã gây tác
động mạnh mẽ trong xã hội, làm cho sự phân hóa giai cấp trở nên sâu sắc
hơn. Việt Nam sau khi Pháp vào xâm lƣợc là một xã hội phong kiến phƣơng
Đông lạc hậu, nhƣng lại là một chỉnh thể độc lập, thống nhất, từ nay trở thành
bị chia cắt, đô hộ, thành một xã hội thực dân nửa phong kiến, có đổi mới
nhƣng không phải là thực hiện tiến bộ và khai phóng, mà là phụ thuộc nặng
nề vào thực dân Pháp.
Dƣới những chính sách cai trị của thực dân Pháp làm cho xã hội Việt
Nam phân hóa thành các giai cấp khác nhau.
Giai cấp địa chủ phong kiến: Là lực lƣợng thống trị cũ trong xã hội,
trƣớc tình hình đất nƣớc bị ngoại xâm, do quyền lực cụ thể của từng bộ phận
trong giai cấp nay có chỗ khác nhau, nên thái độ của họ trƣớc kẻ thù dân tộc
là khác nhau. Nhƣng nhìn chung cả giai cấp là thỏa hiệp, đầu hàng giặc. Bọn
quân thần nhà Nguyễn, thế lực tiêu biểu nhất của giai cấp địa chủ phong kiến
đã cam chịu sống kiếp tay sai của bọn thực dân, chống lại phong trào đấu

Tạ Thị Hải K34 B- CN Sử


Trường ĐHSP Hà Nội 2

24

Khóa luận tốt nghiệp


tranh của nhân dân chống Pháp. Bên cạnh bọn Việt gian, một số khác tuy
cũng ra làm quan nhƣng mang tâm lí thỏa hiệp để yên tâm hƣởng lạc. Một số
bộ phận khác có nhận thức hơn nhƣng thiếu bản lĩnh, bi quan trƣớc thời cuộc,
cáo quan về nhà, cũng không tham gia tích cực gì cho kháng chiến. Ngoài ra
có một số sĩ phu thức thời thấy rõ quyền lợi của phong kiến chỉ là làm tay sai
cho thực dân Pháp, họ tiếp thu truyền thống của dân tộc, sống gần gũi với
nhân dân, hăng hái cùng nhân dân tham gia chống giặc, cứu nƣớc. Họ chiến
đấu dũng cảm không sợ hi sinh, không tiếc xƣơng máu. Nhƣng vốn xuất thân
từ một giai cấp suy tàn, kiên trì với hệ tƣ tƣởng lỗi thời, lại chiến đấu trong
hoàn cảnh khó khăn gian khổ, nên cuối cùng không tránh khỏi thất bại. Về
sau, tƣ tƣởng cứu nƣớc của số sĩ phu này sẽ còn đƣợc thế hệ con cháu tiếp tục
trong một hoàn cảnh khác có phần mới mẻ hơn, tức là thế hệ các nhà nho yêu
nƣớc chống Pháp ở đầu thế kỷ XX.
Giai cấp nông dân: Chiếm đại đa số trong nhân dân (chiếm 90% trong
xã hội), trƣớc kia với chế độ phong kiến, họ đã từng bị áp bức bóc lột nặng
nề. Lúc này họ lại bị thêm một tầng áp bức mới nữa của đế quốc xâm lƣợc, do
đó sức phản kháng của họ ngày càng mạnh, ý chí đấu tranh của họ ngày càng
cao. Họ là đội quân chủ lực của mọi cuộc khởi nghĩa chống Pháp và chống bè
lũ phong kiến tay sai đầu hàng giặc suốt từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ
XX.
Tầng lớp tiểu tƣ sản thành thị: Song song với kế hoạch khai thác thuộc
địa và củng cố kiện toàn bộ máy hành chính sự nghiệp của bọn thống trị giai
cáp tiểu tƣ sản thành thị cũng ra đời. Họ là những tiểu thƣơng, tiểu chủ, thầu
khoán, thầy thông, thầy ký, các công sở, sở tƣ ở các đô thị lớn nhỏ lần lƣợt ra
đời trong cả nƣớc. Họ đóng vai trò là một giai cấp trung gian trong xã hội.
Tầng lớp tƣ sản: Sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân Pháp vào Việt
Nam làm sản sinh ra một số ngƣời tƣ sản đầu tiên, làm môi giới giữa Pháp và

Tạ Thị Hải K34 B- CN Sử



Trường ĐHSP Hà Nội 2

25

Khóa luận tốt nghiệp

ngƣời bản xứ, trong đó có một số nhỏ là tƣ sản mại bản, quyền lợi gắn chặt
với tƣ bản pháp. Trong tầng lớp tƣ sản đầu tiên ấy, có một số là tƣ sản dân
tộc. Họ là những ngƣời vố dĩ kinh doanh công thƣơng nghiệp, họ là một số
địa chủ tƣ sản hóa. Việc kinh doanh của họ bị tƣ bản Pháp chèn ép, nên chậm
phát triển, do đó mãi đến đầu thế kỷ XX mới có một số cửa hàng buôn và một
vài công ty của ngƣời Việt lực lƣợng còn yếu không đủ sức chèm ép với tƣ
bản Pháp. Cho nên nói rằng giai cấp tƣ sản Việt Nam sinh ra và hình thành
chậm.
Giai cấp vô sản (giai cấp công nhân): Giai cấp vô sản Việt Nam ra đời
cùng với cuộc khai thác tài nguyên, xây dựng đƣờng sá, cầu cống của thực
dân Pháp ở Việt Nam. Đồng thời với chính sách áp bức, bóc lột chiếm đoạt
đất đai của cải một cách tàn bạo của thực dân Pháp đối với nhân dân ta, đã
phá vỡ nền kinh tế tự cấp tự túc và do đó làm cho khá đông nông dân, thợ thủ
công bị phá sản, đời sống vô cùng cực khổ. Cũng nhƣ vậy song song với việc
phát triển công thƣơng nghiệp của tƣ bản Pháp, đã khiến không ít ngƣời bị
phá sản, thất nghiệp vào làm phu mỏ, phu đồn điền, phu khuân vác, khu cầu
đƣờng…ngày một đông và đã hình thành nên một giai cấp mới. Khác với
những ngƣời thợ trong các công trƣờng thủ công thời phong kiến, họ bị bóc
lột theo kiểu tƣ bản chủ nghĩa, đó là giai cấp những ngƣời vô sản, một lực
lƣợng mới và rất quan trọng của cách mạng Việt Nam.
Giai cấp vô sản Việt Nam trong giai đoạn này đang là giai cấp: “tự
nó”. Nó sẽ lớn lên nhanh chóng sau cuộc đại chiến thế giới lần thứ nhất và

nhất là từ những năm 20 trở về sau. Nó sẽ trở thành giai cấp “vì nó” và phất
cao ngọn cờ lãnh đạọ cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam đi đến toàn
thắng sau này.

Tạ Thị Hải K34 B- CN Sử


×