Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Hoạt động của công ty cổ phần supe phốtphát và hóa chất lâm thao trong những năm đổi mới (1986 2011)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 119 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện khoá luận, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi
đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo trong khoa Lịch sử và đặc biệt
tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Bùi Ngọc Thạch - người hướng dẫn
trực tiếp đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thiện khoá
luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội,tháng 05 năm 2013
Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Hằng

Nguyễn Thị Hằng

Lớp: K35 - CN Lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung mà tôi đã trình bày trong khoá luận
này là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn củaTS. Bùi
Ngọc Thạch. Những nội dung này không trùng lặp với kết quả nghiên cứu
của các tác giả khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của cá nhân mình trong
khoá luận này.


Hà Nội,tháng 05năm 2013
Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Hằng

Nguyễn Thị Hằng

Lớp: K35 - CN Lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Quy trình sản xuất phân lân chung.
Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất axít Sunfuric.

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Các chỉ tiêu hoá, lí của phân bón Supe lân Lâm Thao phải phù hợp
với các tiêu chuẩn kỹ thuật và mức chất lượng.
Bảng 2: Các chỉ tiêu hoá, lí của phân bón NPK –S 12.5.10-14 Lâm Thao
phải phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật và mức chất lượng.
Bảng 3: Các chỉ tiêu hoá, lí của phân bón NPK – S 8.8.4- 7 Lâm Thao phải
phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật và mức chất lượng.
Bảng 4: Liều lượng bón cho cây bắp cải.
Bảng 5: Liều lượng bón cho cây khoai tây.
Bảng 6: Liều lượng bón cho cây đậu tương.
Bảng 7: Liều lượng bón cho cây lúa vụ xuân.
Bảng 8: Liều lượng bón cho cây lúa vụ mùa.
Bảng 9: Hướng dẫn sử dụng phân bón Lâm Thao cho cây lúa các tỉnh Đồng
Bằng Sông Cửu Long


Nguyễn Thị Hằng

Lớp: K35 - CN Lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT

CB-CNVC

: Cán bộ - công nhân viên chức.

CNH, HĐH

: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

CNXH

: Chủ nghĩa xã hội.

CP XNK

: Cổ phần xuất nhập khẩu.

DN

: Doanh nghiệp.


HĐND

: Hội đồng nhân dân.

HTX

: Hợp tác xã.

TM

: Thương mại.

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn.

TT

: Thị trấn.

UBND

: Ủy ban nhân dân.

MTV

: Một thành viên.

Nguyễn Thị Hằng


Lớp: K35 - CN Lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Nhà máy Supe Phốt phát Lâm Thao – nay là Công ty cổ phần Supe
Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao – một trong những đứa con đầu lòng của
ngành công nghiệp Việt Nam, được ra đời vào những năm đầu của thập niên
60 (Thế kỷ XX) trong bối cảnh miền Bắc đi vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần
thứ I, theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng Lao Động Việt Nam lần thứ III:
“Xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc để làm hậu thuẫn
cho miền Nam thực hiện thắng lợi đấu tranh thống nhất đất nước”.
Trên tinh thần đó, nhà máy Supe Phốt phát Lâm Thao đã có những
bước phát triển không ngừng, góp phần vào sự nghiệp giải phóng đất nước,
đưa cả nước tiến lên trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sau bốn lần
cải tạo và mở rộng sản xuất, nhà máy đã nâng công suất từ 100.000 tấn Supe
Phốt phát/ năm lên 1.500.000 tấn phân bón chứa lân/ năm. Sản phẩm phân
bón của nhà máy đã góp phần vào việc nâng cao năng suất cây trồng, tăng sản
lượng lương thực, vừa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, vừa có các sản
phẩm nông nghiệp để xuất khẩu, đưa nước ta từ nước phải nhập khẩu lương
thực, trở thành cường quốc xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới.
Hiện nay, Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao là
doanh nghiệp sản xuất phân bón và hóa chất cơ bản có sản lượng phân bón
lớn nhất đất nước, xứng đáng là điểm sáng của ngành công nghiệp, được nhà
nước 3 lần trao tặng Anh hùng: Anh hùng lao động (1985), Anh hùng lực
lượng vũ trang nhân dân (1999), Anh hùng lao động thời kì đổi mới (2000).
Có được thành quả như hôm nay là ngay những ngày đầu xây dựng,

nhà máy đã được sự quan tâm của Đảng, của Bác Hồ kính yêu, sự giúp đỡ
chí tình của nhân dân Liên Xô, cùng với sự phối hợp của các bộ, ngành, sự
Nguyễn Thị Hằng

1

Lớp: K35 - CN Lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

ủng hộ của các cấp chính quyền và nhân dân huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ,
cộng với sức mạnh đoàn kết và nhất trí cao độ của tập thể CB-CNVC Công
ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao suốt 50 năm qua.
Việc nghiên cứu hoạt động của Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và
Hóa chất Lâm Thao có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc trên rất nhiều lĩnh
vực như: Vấn đề đường lối đổi mới đất nước của Đảng, vấn đề kinh tế thị
trường, vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vấn đề sản xuất, kinh doanh,
tiêu thụ sản phẩm, vấn đề xuất khẩu hàng hoá, vấn đề hội nhập quốc tế, vấn
đề mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, vấn đề môi trường, vấn đề
nông nghiệp, nông thôn, vấn đề cổ phần hoá.
Xuất phát từ những ý nghĩa trên, tôi quyết định lựa chọn vấn đề “Hoạt
động của Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao trong
những năm đổi mới (1986-2011)” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cách đây 5 năm, trong Lễ kỷ niệm 45 năm ngày Công ty bước vào sản
xuất và đón nhận bằng khen của Thủ tướng chính phủ (24/6/1962 –
24/6/2007), Lãnh đạo Công ty đã tiến hành biên soạn và xuất bản cuốn sách
Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao – 45 năm xây dựng và phát triển
(1962 – 2007). Cuốn sách đã ghi chép được những sự kiện tiêu biểu, những

giai đoạn phát triển khác nhau, đáp ứng được nguyện vọng của các thế hệ CB
– CNVC, để lại những dấu ấn quan trọng, tôn vinh những đóng góp to lớn và
ý nghĩa của nhiều thế hệ CB – CNVC Supe Lâm Thao chung tay xây đắp nên.
Nhưng do hoàn cảnh chiến tranh bom đạn tàn phá, nhiều tư liệu không
còn lưu giữ đầy đủ. Cho nên sau khi xuất bản năm 2007, Công ty đã nhận
được nhiều ý kiến bổ sung đóng góp quý báu của các bậc cán bộ lão thành,
mục đích làm sao cho cuốn sách được đầy đủ và phong phú hơn ở lần xuất
bản sau.

Nguyễn Thị Hằng

2

Lớp: K35 - CN Lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

Từ đầu năm 2010 lại đây, Công ty đã thực hiện thành công Cổ phần
hoá theo đúng tinh thần của Chính phủ trong lộ trình tái cấu trúc các doanh
nghiệp Nhà nước. Sau khi Cổ phần hoá, Công ty tiếp tục phát triển toàn diện
và tăng cường bền vững, đặc biệt là nâng cao hiệu quả kinh doanh, kế thừa
thành tựu của các giai đoạn trước, mở ra giai đoạn phát triển mới cả về chất
lẫn về lượng. Vì vậy, rất cần tổng kết thành kinh nghiệm, bổ sung và viết tiếp
lịch sử truyền thống của Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm
Thao trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.
Hướng về Lễ kỷ niệm 50 năm Công ty Cổ phần Supe Phốt phát Lâm
Thao bước vào sản xuất (24/6/1962 – 24/6/2012), Đảng uỷ và Tổng giám đốc
Công ty quyết định xuất bản cuốn sách lịch sử truyền thống Công ty Cổ phần
Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao 50 năm xây dựng và phát triển bền

vững (1962 – 2012. Xuất bản lần này, bổ sung những phần còn thiếu, chỉnh lý
những chỗ chưa chính xác, biên soạn thêm chương V: Thực hiện cổ phần hoá,
phát triển toàn diện và bền vững (2007-2012) và Chương kết luận: Những
đóng góp tiêu biểu trong 50 năm qua, định hướng phát triển trong giai đoạn
2012-2020.
Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào phân
tích đầy đủ về hoạt động của Công ty. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về “Hoạt
động của Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao trong
những năm đổi mới (1986-2011)” là điều rất cần thiết.
3. Mục đích và nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
Mục đích:
Dựng lại bức tranh lịch sử Hoạt động của Công ty Cổ phần Supe Phốt
phát và Hoá chất Lâm Thao, nêu bật những thành tựu và hạn chế của Công ty,
đồng thời rút ra những đặc điểm, vai trò nổi bật của Công ty này trong quá
trình hoạt động từ 1986 – 2011.

Nguyễn Thị Hằng

3

Lớp: K35 - CN Lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

Nhiệm vụ nghiên cứu:
Đề tài này nhằm giải quyết một số nhiệm vụ chính như sau:
Tìm hiểu cơ sở hình thành và quá trình hoạt động của Công ty trước
năm 1986.
Hoạt động của Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao

trong những năm đổi mới (1986-2011).
Quy trình sản xuất các sản phẩm chính của Công ty.
Thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động của Công ty.
Đặc điểm và vai trò của Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hoá chất
Lâm Thao trong những năm đổi mới (1986-2011).
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Khoá luận nghiên cứu hoạt động của Công ty Supe
Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao trên địa bàn xã Thạch Sơn – huyện Lâm
Thao – tỉnh Phú Thọ.
Về thời gian: Từ 1959 đến năm 2011, tức là từ khi Nhà máy Supe phốt
phát Lâm Thao thành lập đến 2011, song chủ yếu là thời gian từ 1986 đến
năm 2011.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
Nguồn tư liệu
Chủ yếu là các công trình nghiên cứu, báo cáo khoa học, các bài báo, tạp
chí của các nhà nghiên cứu, các trang wed liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Phương pháp nghiêm cứu
Kết hợp phương pháp lịch sử với phương pháp logic, trong đó phương pháp
lịch sử là chủ yếu.
Sử dụng phương pháp thống kê, đối chiếu, so sánh các tư liệu lịch sử.
Thực hiện phương pháp điền dã tại khu vực Công ty Supe phốt phát và Hoá
chất Lâm Thao, cũng như một số cơ sở sản xuất của Công ty.

Nguyễn Thị Hằng

4

Lớp: K35 - CN Lịch sử



Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hằng

5

Lớp: K35 - CN Lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

5. Đóng góp của khoá luận
Khoá luận đã làm rõ:
- Cơ sở hình thành Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm
Thao.
- Hoạt động của Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm
Thao trong những năm đổi mới (1986-2011)
- Đặc điểm và vai trò của Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hoá
chất Lâm Thao trong những năm đổi mới (1986-2011)
6. Bố cục của khoá luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo,
khoá luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở hình thành Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hoá
chất Lâm Thao
Chương 2: Hoạt động của Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hoá chất
Lâm Thao trong những năm đổi mới (1986-2011)
Chương 3: Đặc điểm và vai trò của Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và
Hoá chất Lâm Thao trong những năm đổi mới (1986-2011)

Nguyễn Thị Hằng


6

Lớp: K35 - CN Lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
SUPE PHỐT PHÁT VÀ HÓA CHẤT LÂM THAO TRƯỚC NĂM 1986

1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng đất Lâm Thao, Phú Thọ
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lí
Lâm thao là huyện đồng bằng- trung du của tỉnh Phú Thọ. Trung tâm là
thị trấn Lâm Thao, cách thành phố Việt Trì khoảng 10km về phía tây.
Phía Bắc giáp huyện Phù Ninh.
Phía Nam giáp huyện Tam Nông.
Phía Đông giáp thành phố Việt Trì.
Phía Tây giáp với thị xã Phú Thọ và huyện Tam Nông.
Diện tích: 120,61 km2
Dân số: 114000 người [19].
Mật độ: 941 người/km2
Huyện lị: thị trấn Lâm Thao
Huyện Lâm Thao gồm 2 thị trấn Lâm Thao và thị trấn Hùng Sơn và 15
xã khác: Xuân Huy, Thạch Sơn, Tiên Kiên, Sơn Vi, Hợp Hải, Kinh Kệ, Bản
Nguyên, Vĩnh Lại, Tứ Xã, Sơn Dương, Xuân Lũng, Cao Xá, Chu Hoá, Thanh

Đình, Hy Cương [19].

Nguyễn Thị Hằng

7

Lớp: K35 - CN Lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

Lịch sử
Huyện Lâm Thao vào đời Lý là châu Chân Đăng, đời Trần là lộ Thao
Giang, đời Lê là phủ thuộc phía Tây trấn Sơn Tây đến đời Nguyễn đổi làm
phủ Lâm Thao thuộc trấn Sơn Tây. Năm 1945 đổi phủ làm huyện Lâm Thao,
tỉnh Phú Thọ, sau đổi thành huyện Phong Châu. Nay là huyện Lâm Thao,
tỉnh Phú Thọ[19].
1.1.1.2. Khí hậu
Khí hậu Lâm Thao mang đặc điểm khí hậu miền Bắc Việt Nam là khí
hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều, một năm chia làm hai mùa rõ rệt
(mùa hè và mùa đông).
Nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình hàng năm 23oC.
Mùa hè, bắt đầu tháng 4 và kết thúc vào tháng 10, nhiệt độ trung
bình 27oC.
Mùa đông bắt đầu tháng 11 và kết thúc tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung
bình 19oC.
Độ ẩm:
Độ ẩm tương đối cao, trung bình 85%, giữa đầu tháng và cuối tháng có
sự chênh lệch nhưng không đáng kể.

Chế độ mưa:
Lượng mưa trung bình/năm: 720 mm, trung bình/tháng:143 mm, phân
bố không đều trên toàn bộ lãnh thổ.
Mùa hè, có gió Đông Nam và mưa nhiều.
Mùa Đông, có gió Đông Bắc, lượng mưa ít, trung bình 66,2 mm [15].
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Do có điều kiện tự nhiên là đồng bằng xen lẫn đồi núi thấp và kinh
nghiệm canh tác lâu đời đã giúp Lâm Thao có một nền nông nghiệp phát triển
toàn diện và bền vững.
Nguyễn Thị Hằng

8

Lớp: K35 - CN Lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

Kinh tế: nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính, công nghiệp, dịch vụ
ngày càng khẳng định vị trí trong nền kinh tế. Các nhà máy Supe photphat, ắc
quy, vật liệu xây dựng,.... thủ công nghiệp cũng đang dần dần phát triển.
Huyện Lâm Thao cách TP Việt Trì hơn 10 km, giáp ranh TX Phú Thọ,
có ưu thế đặc biệt về vị trí địa lý và giao thông với một mạng lưới giao thông
đồng bộ bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thuỷ rất thuận lợi cho việc
giao lưu với các huyện trong tỉnh, các tỉnh phía Bắc và thủ đô Hà Nội.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2004: 12,6%
Cơ cấu kinh tế:
Nông lâm nghiệp: 38,54%;
Công nghiệp - xây dựng: 29,51%;
Dịch vụ: 31,54%

Sản lượng lương thực bình quân đầu người đạt 500kg/người/năm [19].
Huyện Lâm Thao chỉ cách thành phố Việt Trì hơn 10 cây số, giáp ranh
thị xã Phú Thọ, có ưu thế đặc biệt về vị trí địa lý và giao thông với một
mạng lưới giao thông đồng bộ bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thuỷ;
thuận lợi cho việc giao lưu với các huyện trong tỉnh, các tỉnh phía Bắc và
thủ đô Hà Nội.
Trong cơ cấu kinh tế của Lâm Thao thì nông nghiệp vẫn là ngành sản
xuất chính; công nghiệp, dịch vụ ngày càng khẳng định vị trí trong nền kinh tế.
Lợi thế về điều kiện tự nhiên của một huyện đồng bằng xen lẫn đồi núi
thấp và kinh nghiệm canh tác lâu đời đã giúp Lâm Thao có một nền nông
nghiệp phát triển toàn diện và bền vững.Hiện nay, Lâm Thao đang đẩy nhanh
việc đưa các giống chất lượng cao vào sản xuất, lương thực đã và đang trở
thành hàng hoá có giá trị kinh tế cao.Các loại cây như ngô, đậu tương, rau
màu cao cấp, bí xanh đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Chăn nuôi phát
triển theo mô hình trang trại công nghiệp và bán công nghiệp, trong đó chủ

Nguyễn Thị Hằng

9

Lớp: K35 - CN Lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

yếu là lợn nái ngoại, lợn hướng nạc, bò thịt, bò lai sind. Nuôi trồng thủy sản
dù mới xuất hiện nhưng đã nhanh chóng trở thành thế mạnh của Lâm Thao.
Các sản phẩm như tôm càng xanh, cá chim trắng, trê phi, rô phi, chép lai, cá
tra,... tiêu thụ khắp trong và ngoài tỉnh, sản lượng hàng năm lên tới trên dưới
1.000 tấn.

Hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện ngày càng trở nên
sôi động hơn với hoạt động của gần 50 doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH;
thu hút và giải quyết việc làm cho hơn 7.000 lao động. Nhiều mặt hàng đã
được khẳng định và chiếm lĩnh thị trường như: bao PP - PE, bìa các-tông sóng
3 lớp, 5 lớp, vải bảo hộ, chè nguyên liệu phục vụ sản xuất chè xuất khẩu, ắc
quy, vật liệu xây dựng,....
Tiểu thủ công nghiệp cũng bước đầu tham gia vào nền kinh tế chung
của huyện thông qua việc khôi phục một số làng nghề thủ công truyền thống
như nghề làm ủ ấm Sơn Vi, sơn mài, mành tre trúc....
Mục tiêu đến năm 2010:
Bình quân thu nhập/khẩu đạt: 6,5 - 7 triệu đồng/năm.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 8 - 10%/năm; Bình quân thu nhập/ha đất
canh tác đạt 40 - 50 triệu đồng.
Cơ cấu kinh tế: Nông lâm nghiệp: 26-28%; công nghiệp - xây dựng:
35-36%; dịch vụ: 37-38% [19].
1.2. Hoạt động của Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm
Thao trước năm 1986
1.2.1. Sự thành lập nhà máy Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao - tiền
thân của Công ty cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao.
1.2.1.1. Cơ sở thành lập nhà máy
Nhà máy Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao được chính phủ nước
Việt Nam dân chủ cộng hoà khởi công xây dựng ngày 8 tháng 6 năm 1959.

Nguyễn Thị Hằng

10

Lớp: K35 - CN Lịch sử



Khóa luận tốt nghiệp

Nhà máy được xây dựng trên đất huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ nên có tên
“Supe Phốt phát Lâm Thao”. Sau 3 năm thi công lắp đặt, được sự giúp đỡ
nhiệt tình của các chuyên gia Liên Xô cùng với công sức hơn 2.000 cán bộ và
công nhân Việt Nam suốt 1.000 ngày đêm lao động không ngừng nghỉ, khánh
thành Nhà máy và bước vào sản xuất ngày 24 tháng 6 năm 1962.
Sự ra đời của Nhà máy Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao được coi
là sự kiện đáng ghi nhớ trong lịch sử phát triển của ngành công nghiệp non trẻ
nước ta vào thời điểm miền Bắc vừa được giải phóng. Với công trình này, vào
đầu thập niên 60 của thế kỷ XX, chúng ta đã có một nhà máy sản xuất phân
bón lớn vào bậc nhất trong khu vực Đông Nam Á; được coi là “đứa con đầu
lòng của ngành công nghiệp phân bón” là “bông hoa hữu nghị Việt – Xô”
biểu tượng cao đẹp của chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng của 15 nước anh
em trong phe xã hội chủ nghĩa vào nửa cuối thế kỉ XX [4].
Việc xây dựng Nhà máy Supe Phốt phát Lâm Thao vào cuối thập niên
50 của thế kỷ XX là một quyết tâm lớn, một chủ trương đúng đắn của Đảng
và Nhà nước ta. Ra đời một nhà máy sản xuất phân bón Supe Phốt phát lớn
nhất đất nước và khu vực, trong bối cảnh hai miền Nam – Bắc bị chia cắt tam
thời theo tinh thần Hiệp định Giơnevơ( ký kết ngày 21 tháng 7 năm 1954) thể
hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng và Nhà nước ta về phát triển ngành công
nghiệp phân bón phục vụ cho nông nghiệp miền Bắc (1960 - 1975) và nông
nghiệp trong cả nước (sau năm 1975 thống nhất lại hai miền). Để xây dựng
nhà máy Nhà máy Supe Phốt phát Lâm Thao, chúng ta có đủ yếu tố tự nhiên
và xã hội để xây dựng Nhà máy [4].
1.2.1.1.1. Thiên nhiên ưu đãi nguồn quặng Apatit dồi dào
Đất nước ta có nguồn quặng Apatít dồi dào do thiên nhiên ban tặng, lại
nằm lộ thiên phía hữu ngạn sông Hồng, trải dài gần 100km từ huyện Bát Xát
đến huyện Bảo Hà thuộc tỉnh Lào Cai. Vỉa quặng có chiều rộng 1km đến


Nguyễn Thị Hằng

11

Lớp: K35 - CN Lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

4km. Trữ lượng tập trung ở các khu vực: Mỏ Cóc, Cam Đường, Ngòi Bo,…
có tất cả 21 điểm khai thác từ khi phát hiện tới nay.
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945 và suốt 9 tháng kháng chiến
chống Pháp, việc khai thác quặng Apatit ngưng trệ. Ngay sau chiến thắng
Điện Biên Phủ việc khôi phục lại mỏ Apatit Lào Cai được khẩn trương triển
khai với sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô trong chương trình khai thác
500.000 tấn quặng/ năm. Sau 3 năm khôi phục, năm 1957 mỏ Apatit Lào Cai
đã đi vào hoạt động.Đây là một cố gắng rất lướn của toàn Đảng, toàn dân ta,
trong những năm đầu hoà bình lập lại trên miền Bắc [4].
Apatit là loại Phốt phát Canxi có nhiều trong các loại đá phun trào của
núi lửa, được tìm thấy ở Lào Cai. Đây là nguyên liệu chính để sản xuất phân
bón Supe Phốt phát đơn chất lượng cao, dùng cho nông nghiệp, tăng độ màu
mỡ cho đất, đưa lại năng suất cây trồng cao, được ưa chuộng và có thị trường
tiêu thụ rộng lớn.
Về trữ lượng: trữ lượng quặng Apatit dồi dào và dễ khai thác, được
coi là yếu tố “địa lợi” mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta để cung cấp
nguyên liệu cho Nhà máy Supe Phốt phát Lâm Thao.
2.2.1.1.2.Nhu cầu phân bón cho sản xuất nông nghiệp
Nền nông nghiệp lúa nước Việt Nam đã đặt ra yêu cầu cấp bách cho
ngành công nghiệp phân bón là phải đáp ứng được nhu cầu phân bón cho các
loại cây trồng trong điều kiện canh tác theo hướng thâm canh, tặng vụ, đưa

nông nghiệp đi lên theo hướng sản xuất lớn. Do cấu trúc địa lý, chúng ta có
đồng bằng Nam Bộ và đồng bằng Bắc Bộ được mệnh danh là “hai vựa lúa”
lớn nhất nước. Ngoài ra còn có vung đồng bằng chạy dọc các tỉnh miền
Trung, được hình thành bởi phù sa màu mỡ do các con sông bồi đắp nên.
Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, đất canh tác của Việt Nam khoảng 7,8
triệu héc ta, trong đó có khoảng 4,2 triệu héc ta chuyên canh lúa. Diện tích đất

Nguyễn Thị Hằng

12

Lớp: K35 - CN Lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

canh tác lúa nước tập trung ở đồng bằng. Còn trung du và miền núi chủ yếu là
lúa nước, lúa nương, ngô, đậu, khoai, sắn, lạc, vừng, các loại cây ăn quả, cây
công nghiệp. Ngoài ra những vùng đồi có lợi thế trồng cây công nghiệp như
chè, cao su, hồ tiêu, điều… cũng rất cần phân bón hoá học [4].
Dân số nước ta năm 2012 có khoảng 70% làm nông nghiệp và cư trú ở
nông thôn.Từ thủa xa xưa, người Việt đã biết trồng lúa nước, như truyền
thuyết vua Hùng dạy dân cày cấy đã được lưu truyền đến bây giờ.Bởi vậy
nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, duy trì dinh dưỡng cuộc sống của
người Việt chúng tatừ ngàn đời nay. Trong kinh nghiệm canh tác nông nghiệp,
người Việt đã đúc kết 4 yếu tố: “Nhất nước – Nhì phân – Tam cần – Tứ giống”
phải được coi trọng và kết hợp với nhau mới đưa lại năng suất cao [4].
Các nhà kinh tế kỹ thuật của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã
khẳng định rằng “Khoảng 40 đến 50 % tổng sản lượng nông sản được tăng
thêm là do phân bón. Bởi vậy, đối với cây trồng, không chỉ có vấn đề giống,

nước, mà yêu cầu về phân bón cũng là điều kiện đặc biệt cần thiết để đưa
năng suất lên cao” [5, tr.12]
Như vậy, muốn canh tác theo hướng sản xuất lớn trong nông nghiệp thì
không đơn thuần chỉ dùng nguồn phân truyền thống như: phân bắc, phân
chuồng, phân xanh. Vì rằng nguồn phân truyền thóng tuy khối lượng nhiều,
nhưng hàm lượng các chất dinh dưỡng cho cây trồng thấp,để tăng năng suất
phải dùng các loại phân hóa học như Supe Phốt phát, phân lân nung chảy,
phân tổng hợp NPK, phân đạm … thì mới đem lại năng suất cao, chất lượng
nông sản tốt, cải thiện đất.
Nhìn lại lịch sử phát triển của ngành nông nghiệp nước ta, lấy mốc từ
nửa đầu thập niên 60 trở lại đây, năng suất và sản lượng luong thực tăng lên
theo tỷ lệ thuận với phân bón. Nếu như năm 1962, Supe Lâm Thao mới cung
cấp cho thị trường 50.483 tấn, thì đến năm 2006, nhà máy đã cung cấp cho thị

Nguyễn Thị Hằng

13

Lớp: K35 - CN Lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

trường 770.989 tấn. Lấy mặt hàng phân đạm: Năm 1980 mới tiêu thụ dưới
200.000 tấn thì đến năm 1995 đã là 1,2 triệu tấn, năm 2006 đã lên tới 1,7 triệu
tấn, năm 2010 đã lên tới 2.000.000 tấn [5].
Về năng suất, giữa thập niên 60 chúng ta cố gắng phấn đấu đạt 5 tấn
thóc/ héc ta với mô hình điển hình tiên tiến cánh đồng 5 tấn. Đến năm 2006,
chúng ta đã đạt 10 – 12 tấn thóc/ héc ta. Năm 2011, năng suất đạt 13 đến 15
tấn thóc/ héc ta. Năm 1976, khi nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV

đặt ra mục tiêu phấn đấu 21 triệu tấn lương thực vào năm 1980, đến năm 2006
chúng ta đạt 36 triệu tấn, năm 2011đã đạt đích 43 triệu tấn. Như vậy, lượng
phân bón tiêu thụ hàng năm của ngành nông nghiệp bình quân tăng từ 15 đến
17% mới đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Thực tế đó đã dự báo
được hướng phát triển của nông nghiệp nước ta, làm nảy sinh nhu cầu phân
bón theo hướng tự chủ và bền vững, đó là yếu tố khách quan thúc đẩy sự ra
đời và phát triển của nhà máy Supe Phốt phát Lâm Thao [4].
1.2.1.1.3. Đường lối xây dựng CNXH ở miền Bắc
Đó là yếu tố chủ quan, mang tính quyết định cho sự ra đời nhà máy
Supe Phốt phát Lâm Thao. Nhìn lại bối cảnh lịch sử đất nước sau chiến dịch
Điện Biên Phủ thắng lợi ngày 7 tháng 5 năm 1954, dẫn tới lễ kí kết đình chiến
của Hiệp định Gionevo ngày 21 tháng 7 năm 1954, hai miền Nam – Bắc tạm
thời chia cắt ở vĩ tuyến 17, lấy con sông Bến Thành làm gianh giới, Lực
lượng vũ trang của ta tập kết về miền Bắc và lực lượng vũ trang của địch rút
vào miền Nam. Thể chế chính trị hai miền khác nhau. Sau hai năm sẽ tổ chức
tổng tuyển cử tự do, đi tới thống nhất đất nước [4].
Nhưng rồi, hiệp định Gionevo không được phía bên kia thi hành, bởi
chế độ độc tài Ngô Đình Diệm (được Mỹ hậu thuẫn) đã ngang nhiên phá hoại.
Như vậy, cuộc cách mạng Dân tộc dân chủ ở miền Nam sẽ vô cùng khó khăn,
ác liệt và kéo dài. Chúng ta vừa ra khỏi cuộc chiến tranh kháng Pháp 9 năm

Nguyễn Thị Hằng

14

Lớp: K35 - CN Lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp


trường kỳ, gian khổ, tiêu hao nhiều nhân lực, vật lực, nên không đủ sức kéo
dài thêm nữa. Vì vậy, Đảng và nhà nước ta chủ trương xây dựng miền Bắc
vững mạnh để làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam thống
nhất đất nước là một giải pháp tình thế chiến lược [4].
Ngay kì họp lần thứ 4, Quốc hội khóa I, họp tại Ba Đình – Hà Nội, từ
ngày 20 đến ngày 26 tháng 3 năm 1955 khẳng định: Nhiệm vụ trọng tâm là
củng cố miền Bắc, hàn gắn vết thương chiến tranh, tiếp quản vùng mới giải
phóng, hoàn thành cải cách ruộng đất, với hai giai đoạn: giai đoạn khôi phục
kinh tế (1955-1957); Giai đoạn cải tạo và phát triển (1958-1960). Hoàn thành
hai giai đoạn này, miền Bắc cơ bản sẽ xác lập quan hệ sản xuất mới – quan hệ
sản xuất xã hội chủ nghĩa của thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
mà cơ bản chúng ta đã giải phóng được lực lượng sản xuất trong cải cách
ruộng đất (1955-1956) và cải tạo tư bản tư doanh (1957-1958) [4].
Thực trạng nông nghiệp miền Bắc sau năm 1954 ruộng đất bị bỏ hoang
lên tới 140.000 héc ta.Hàng ngàn trâu bò bị giết trong chiến tranh nên thiếu
sức kéo.Hầu hết, các công trình thủy lợi, đê điều bị địch phá hoại hư hỏng
nặng. Thiên tai liên tiếp làm mất mùa gây đói kéo dài từ vụ mùa năm 1954
đến giữa năm 1955 [4].
Còn về công nghiệp, hầu hết các nhà máy đều bị địch phá hỏng nặng nề
hoặc tê liệt như xe lửa Tràng Thi, diêm Bến Thủy, điện Thanh Hóa, phốt phát
Hàm Rồng. Những Nhà máy xí nghiệp trong vùng mới tiếp quản thì bị địch
phá hoại trước khi rút chạy vào Nam, kéo theo là sụ di tản của các nhà tư bản
cùng đội ngũ thợ có tay nghề cao và những kỹ sư giỏi. Trong lĩnh vực công
nghiệp, số kỹ sư chỉ có 23 người và vài trăm cán bộ có trình độ trung cấp kỹ
thuật. Vật tư thiết bị thiếu, con người cũng thiếu, kèm theo là nạn thất nghiệp
tràn lan. Sản lượng công nghiệp giảm sút nghiêm trọng. Tỷ trọng công nghiệp
từ 10% năm 1939 (trước lúc chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ) xuống còn

Nguyễn Thị Hằng


15

Lớp: K35 - CN Lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

1,5% (năm 1995) trong tổng sản lượng công – nông nghiệp. Trong khi đó, tỷ
lệ này khi bước vào thời kỳ khôi phục kinh tế ở Trung Quốc (năm 1949) là
17%; ở Triều Tiên (năm 1954) là 42,4% [18].
Trước thực trạng khó khăn về kinh tế nói chung và công nghiệp nói
riêng, tháng 9 năm 1954, Bộ chính trị Trung ương Đảng đã mở phiên họp đề
ra nhiệm vụ cấp bách là phải nhanh chóng khôi phục sản xuất nông – công
nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và hàng tiêu dùng, đồng thời, phát triển một số
nhà máy của ngành công nghiệp nặng để cung cấp vật tư và công cụ cho sản
xuất nông nghiệp. Tiếp đến là Nghị quyết Hội nghị Trung ương thứ VIII
(khóa II, tháng 8 năm 1955) với nội dung đưa miền Bắc tiến dần lên CNXH.
Vì vậy, ngành phân bón đã được Đảng ta chú trọng ngay những năm tháng
miền Bắc mới được giải phóng [4].
Quyết tâm thực hiện nhiệm vụ được Đảng giao phó được thể hiện bằng
một loạt triển khai của Bộ Công nghiệp trên lĩnh vực phân bón như: Khôi
phục và mở rộng mỏ Apatit Lào Cai, đẩy mạnh sản xuất phân Phốt phát Hải
Phòng, Phốt phát Hàm Rồng (Thanh Hóa), Phốt phát Vinh (Nghệ An) và các
cơ sở sản xuất phân hóa học do Trung ương quản lý. “Kết quả về phân Phốt
phát đã tăng từ 6.400 tấn (1955) lên 51.000 tấn (1960), phân hóa học tăng từ
22.530 tấn (1957) lên 490.000 tấn (1960). Công tác chuẩn bị gấp rút cho các
dự án trọng điểm lớn của Nhà nước là tiến hành xây dựng các Nhà máy sản
xuất phân bón hiện đại như: Supe Phốt phát Lâm Thao, Phân đạm Bắc Giang,
phân lân thủy tinh Văn Điển” [17, tr.66]. Các Nhà máy xây dựng mới đều
được sự giúp đỡ chí tình của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ

nghĩa anh em khác [4].
1.2.1.1.4. Củng cố và phát triển khối xã hội chủ nghĩa
Đây là yếu tố vừa mang tính lịch sử, vừa là một đòi hỏi rất thực tiễn
của 15 nước anh em trong khối xã hội chủ nghĩa được hình thành sau cách
mạng tháng Mười Nga (1917) và phát triển từ sau chiến tranh thế giới thứ II

Nguyễn Thị Hằng

16

Lớp: K35 - CN Lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

(1939-1945) cho đến cuối thập niên 1960. Đó là các nước anh em trong khối
xã hội chủ nghĩa phải gắn kết nhau và hỗ trợ nhau để cùng phát triển mà vai
trò đứng đầu là Liên Xô và Trung Quốc.
Thế giới những năm 1955 – 1960 đã ghi nhận sự hùng mạnh của Liên
bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô). Với vai trò “người anh
cả” trong khối các nước xã hội chủ nghĩa, Liên Xô đã giúp đỡ các nước anh
em, trong đó có Việt Nam, nhiều máy móc thiết bị và đội ngũ chuyên gia để
phát triển kinh tế. Trung Quốc cũng đã làm hết sức mình với Việt Nam bằng
triển khai xây dựng một loạt các nhà máy như: Hóa chất Việt Trì, Phân đamg
Hà Bắc… Còn Liên Xô thì trực tiếp xây dựng Nhà máy Supe Phốt phát Lâm
Thao và Mỏ Apatit Lào Cai.
Các nước trong khối xã hội chủ nghĩa đều xác định: giúp đỡ bạn tức là
làm cho mình lớn mạnh, đủ tiềm lực để “đối trọng” với Mỹ và Tây Âu trong
bối cảnh chiến tranh lạnh kéo dài suốt ba thập niên 50, 60, 70 của thế kỷ XX.
Sự lớn mạnh của từng thành viên trong khối sẽ tăng cường sức mạnh cho toàn

khối. Trong khối cũng có thành viên do điều kiện địa lý chiến lược lẫn hoàn
cảnh lịch sử khác nhau, mà nhận được sự ưu tiên viện trợ của các nước anh
em trong khối với mức độ khác nhau [4].
Đối với Việt Nam cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền
Nam phải hoàn thành để đi tới thống nhất đất nước.Muốn vậy, miền Bắc phải
củng cố tiềm lực, xây dựng cơ sở vật chất lớn mạnh, làm hậu thuẫn cho miền
Nam thực hiện đấu tranh thống nhất đất nước.Chúng ta đã trở thành “tiền đồn
của phe xã hội chủ nghĩa”. Do vậy, chúng ta nhận được sự giúp đỡ chí tình
của các nước anh em trong khối xã hội chủ nghĩa trên tinh thần chủ nghĩa
quốc tế vô sản.
Như vậy, Nhà máy Supe Phốt phát Lâm Thao được xây dựng bởi nhu
cầu làm tăng sức mạnh kinh tế cho Việt Nam – một thành viên của khối xã

Nguyễn Thị Hằng

17

Lớp: K35 - CN Lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

hội chủ nghĩa. Nguồn vốn để xây dựng Nhà máy Supe Phốt phát Lâm Thao là
nằm trong viện trợ không hoàn lại 400 triệu rúp của Đảng, chính phủ và nhân
dân Liên Xô giành cho Việt Nam. Đúng như chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng
định nhân chuyến đi thăm Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em
(1957) “Nhà máy Supe Phốt phát Phú Thọ là món quà của Đảng Cộng sản,
chính phủ và nhân dân Liên Xô gửi tặng nhân dân Việt Nam” [4].
1.2.1.2. Quá trình thành lập nhà máy
Trước khi đi vào công việc xây dựng nhà máy, cần phải khẳng định

những thành tựu đạt được trong giai đoạn ban đầu khôi phục và xây dựng nền
công nghiệp ở miền Bắc, từ 1955 – 1960 với ba nhiệm vụ căn bản sau đây:
Vừa khôi phụ kinh tế sau chiến tranh, vừa tiến hành cải tạo xã hội, vừa
phát triển kinh tế và văn hóa.Chỉ riêng về công nghiệp, miền Bắc lúc đó giống
như một đại công trường xây dựng với tốc độ xây dựng có thể nói là “mỗi
ngày có thêm một Nhà máy mới”.
Đạt được kết quả đó là nhờ có nghị quyết trung ương VIII (khóa II –
tháng 8 – 1955) và Nghị quyết Trung ương XIV (khóa II – tháng 4 – 1958) đã
kịp thời nắm bắt tinh hình thực tiễn và chỉ đạo sát sao những vấn đề thực tiễn
đặt ra trong bối cảnh đầy rẫy khó khăn thiếu thốn sau chiến tranh. Lại vừa
phải đấu tranh giữu vững đường lối thống nhất đất nước.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (tháng 9 năm 1960) đã thông qua
đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và tiếp tục thực hiện thắng
lợi cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, tiến tới thống nhất đất nước.
Nghị quyết Đại hội Đảng III khẳng định “Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa
được xem là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ quá độ ở nước ta nhằm
xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội…” và “Điểm mấu
chốt trong công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là ưu tiên phát triển công
nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời, ra sức phát triển nông nghiệp và
công nghiệp nhẹ” [11, tr.126].
Nguyễn Thị Hằng

18

Lớp: K35 - CN Lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

Đại hội Đảng III xác định rõ định hướng và mục tiêu của cách mạng xã

hội chủ nghĩa ở miền Bắc là: “Đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững
chắc lên chủ nghĩa xã hội, nhằm xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc, củng
cố miền Bắc thành hậu phương vững mạnh cho cuộc đấu tranh ở miền Nam,
tiến tới thống nhất nước nhà” [11, tr.127].
Thực hiện đường lối “Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp
lý” trong đó chú trọng vào ngành phân bón hóa chất để cung cấp cho sản xuất
nông nghiệp trong nhưng năm đầu miền Bắc mới giải phóng, Bộ Công nghiệp
đã tích cực triển khai thăm dò, khảo sát, lựa chọn địa điểm để xây dựng Nhà
máy Supe Phốt phát đầu tiên ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa [4].
1.2.1.2.1. Chọn địa điểm xây dựng nhà máy
Được sự giúp đỡ của Liên Xô, cộng với sự quyết tâm chỉ đạo của chính
phủ ta, ngày 23 tháng 7 năm 1955, Bộ Công nghiệp do thứ trưởng Trần Đại
Nghĩa làm đại diện đã kí hợp đồng số 604/2 và Nghị quyết số 18 – BCN/255
với nhóm chuyên gia Liên Xô phối hợp với Bộ Công nghiệp tiến hành khảo
sát, lựa chọn địa điểm để xây dựng Nhà máy Supe Phốt phátđầu tiên của nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa [16].
Tên gọi ban đầu là “Ban lựa chọn địa điểm” gồm có 7 người (3 cán bộ
Việt Nam và 4 chuyên gia Liên Xô).
Ban lựa chọn địa điểm đã sưu tầm tài liệu cần thiết và tiến hành khảo
sát 4 địa điểm tại các vùng quanh Hà Nội, Hải Phòng, Mạo Khê (Quảng
Ninh), Phú Thọ. Sau khi đi nghiên cứu thực địa tại 4 địa điểm trên, Ban lựa
chọn địa điểm cân nhắc rất kĩ các yếu tố địa hình, cấu trúc địa chất, nguồn
điện cung cấp, nguồn nước, than đốt, vận tải, nguyên liệu, văn hóa, tập
quán… làm sao cho phù hợp với tính chất sản xuất của một Nhà máy hóa chất
hiện đại. Cuối cùng, Ban lựa chọn địa điểm đã quyết định chọn điểm Phú
Thọ. Theo tài liệu lưu trữ được thì địa điểm chọn đầu tiên là xã Thanh Hà

Nguyễn Thị Hằng

19


Lớp: K35 - CN Lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

thuộc huyện Thanh Ba, nằm về phía tây thị xã phú thọ, cách thị xã khoảng
3km. Địa điểm này có ưu điểm:
Đất cao hơn mực nước mặt, có độ tải trọng tốt, chị được lực nén giới
hạn 3kg/cm2. Địa điểm ở gần đường sắt Lào Cai – Hà Nội (chỉ cách 1,3 km),
lại nằm cạnh sông hồng thuận lợi cho cấp và thoát nước. Hướng gió Đông
Nam và Tây Bắc không ảnh hưởng đến khí thải đối với thị xã Phú Thọ. Ngày
14 tháng 11 năm 1955, Ban chọn địa điểm đã nhất trí đề nghị Bộ Công nghiệp
chọn địa điểm Phú Thọ để xây dựng Nhà máy Supe Phốt phát. Bởi vậy, lúc
đầu nhà máy có tên là Supe Phốt phát Phú Thọ [4].
Đến ngày 3 tháng 7 năm 1956, Đại sứ quán Việt Nam tại Liên Xô do
ông Tô Quang Dâu làm đại diện lâm thời đã tiếp nhận được 6 gói tài liệu thiết
kế Nhà máy Supe Phốt phát gửi về nước.
Nhưng yếu tố phát sinh buộc phải thay đổi địa điểm nếu đặt nhà máy ở
xã Thanh Hà sát với sân bay quân sự và thị xã Phú Thọ. Đây là yếu tố bất lợi
về quốc phòng và dân sinh trong bối cảnh đất nước những năm chưa thống
nhất, khi có chiến tranh phá hoại xảy ra là không thể tránh khỏi thiệt hại, nhất
là an toàn tính mạng cho nhân dân. Bởi vậy, ngày 25 tháng 9 năm 1956, Cục
thiết kế - Bộ Công nghiệp đã có công văn số 789/BCH – TK báo chính thức
với Bộ Công nghiệp về việc Bộ Quốc phòng không đồng ý địa điểm xây dựng
nhà máy tại Phú Thọ vì lí do gần sân bay, không được an toàn khi chiến tranh
nổ ra và ảnh hưởng tới hoạt động quân sự.
Sân bay Phú Thọ là sân bay quân sự, dã chiến, rộng khoảng 80 héc ta,
do người Pháp làm và sau đó người Nhật đã sử dụng trong chiến tranh thế
giới thứ II (Khi Nhật đổ bộ vào nước ta). Hiện tại sân bay vẫn còn và đang

được Bộ Quốc phòng quản lý. Có hai khó khăn nổi cộm lúc đầu là: thứ nhất,
phải thay đổi địa điểm xây dựng nhà máy; Thứ hai, chúng ta chưa tìm thấy
quặng pyrit (nguyên liệu chính dùng sản xuất Axít Sunfuric để phối trọn với

Nguyễn Thị Hằng

20

Lớp: K35 - CN Lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

quặng Apatit tạo thành Supe lân). Cho nên, “dự kiến ban đầu là quý III năm
1956 sẽ bắt đầu xây dựng, nhưng phải chậm lại đến giữa năm 1959” mới thực
hiện được [4].
Do thay đổi địa điểm đã làm cho công tác thiết kế sơ bộ và bản vẽ kỹ
thuật cũng phải điều chỉnh lại cho phù hợp. Theo con số báo cáo của cục kiến
thiết cơ bản gửi Bộ Công nghiệp ngày 25 tháng 9 năm 1956, chi phí này đã
gần 2.450.000 Rúp [4].
Trước tình thế đó, Ban lựa chọn địa điểm đã phải chuyển hướng khảo
sát xuống vùng Lâm Thao (men theo đê sông Hồng). Đoàn đã đến địa điểm 3
xã Thạch Sơn, Cao Mại, Chu Hóa, thuộc huyện Lâm Thao thì lấy một cánh
đồng trồng màu (chủ yếu là bầu bí) của hai xã Thạch Sơn và Cao Mại, có hình
thế bậc thang, rộng rãi nằm giữa các quả đồi, có tên gọi là xứ “Voi đằm” (còn
gọi là đầm voi đằm). Sau một thời gian khảo sát, thu thập số liệu, nghiên cứu
và đánh giá, Đoàn đã quyết định đề nghị Bộ Công nghiệp đồng ý xây dựng
nhà máy ở địa điểm này.
Địa điểm này có những yếu tố lợi thế sau đây: Cấu trúc địa chất tốt, chịu
lực nén cao, ít phải xử lí và gia cố nền móng. Nhà máy cao hơn mực nước biển

khoảng 27 mét, cao hơn mực nước sông Hồng 12 mét. Vị trí cao sẽ tránh được
nước lũ nếu như đê sông Hồng bị vỡ. Từ vị trí đặt nhà máy chỉ cách sông
Hồng 1,8 km, thuận lợi cho cấp thoát nước và vận tải đường thủy. Tuyến
đường sắt Lào Cai – Hà Nội chạy qua ga Tiên Kiên chỉ cách nhà máy khoảng
3km, thuận lợi cho vận tải quặng Apatit cung cấp cho nhà máy và vận chuyển
sản phẩm phân bón đi các tỉnh. Từ quốc lộ 2 Hà Nội – Yên Bái – Lào Cai vào
tới vị trí dự kiến đặt nhà máy khoảng 9km đã có đường đất cho người và ngựa
đi từ xa xưa. Các xã Thạch Sơn – Chu Hóa – Cao Mại- Tiên Kiên – Hy Cương
là những quả đồi thấp kế tiếp nhau thuận lợi cho xây dựng khu nhà ở công
nhân và mở đường. Bên cạnh mặt thuận lợi lại tồn tại những khó khăn, đó là

Nguyễn Thị Hằng

21

Lớp: K35 - CN Lịch sử


×