Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Lễ hội cầu mùa của người thái ở tây bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1023.95 KB, 73 trang )

Tr­êng §¹i häc s­ ph¹m hµ néi 2
KHOA LỊCH SỬ

ĐOÀN THỊ NGUYÊN

LỄ HỘI CẦU MÙA
CỦA NGƯỜI THÁI Ở TÂY BẮC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Văn hóa

HÀ NỘI - 2013


Tr­êng §¹i häc s­ ph¹m hµ néi 2
KHOA LỊCH SỬ

ĐOÀN THỊ NGUYÊN

LỄ HỘI CẦU MÙA
CỦA NGƯỜI THÁI Ở TÂY BẮC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Văn hóa

Người hướng dẫn khoa học
ThS HOÀNG THỊ NGA
ThS NGUYỄN THỊ NGA

HÀ NỘI – 2013



LỜI CẢM ƠN
Khóa luận với đề tài: “Lễ hội cầu mùa của người Thái ở Tây Bắc”
được em thực hiện tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, dưới sự động viên,
khích lệ của các thầy cô, bạn bè và gia đình.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong khoa Lịch sử đã
đào tạo và trang bị cho em những kiến thức cơ bản giúp em thực hiện khóa
luận này.
Đồng thời, em xin bày tỏ lòng cảm ơn tới gia đình, bạn bè, những
người đã động viên, khuyến khích, tạo mọi điều kiện để em có thể thực hiện
khóa luận thành công.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới hai cô giáo là Th.s
Hoàng Thị Nga và Th.s Nguyễn Thị Nga đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em
trong suốt thời gian thực hiện khóa luận.
Trong quá trình thực hiện khóa luận

, em không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các thầy cô nhận xét
và góp ý để bài nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày tháng năm 2013
Sinh viên thực hiện

Đoàn Thị Nguyên


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những vấn đề tôi trình bày trong khóa luận là kết quả
nghiên cứu của bản thân tôi, được sự hướng dẫn tận tình của Th.S Hoàng Thị
Nga và Th.S Nguyễn Thị Nga, không trùng với kết quả của các công trình
nghiên cứu khác.
Nếu sai sót tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.


Hà nội, ngày tháng năm 2013
Sinh viên thực hiện

Đoàn Thị Nguyên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH LỄ HỘI CẦU MÙA CỦA NGƯỜI
THÁI Ở TÂY BẮC....................................................................................... 7
1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA ...... 7
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên vùng Tây Bắc ......................... 7
1.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội ........................................................... 11
1.1.2.1 Điều kiện kinh tế ..................................................................... 11
1.1.2.2 Điều kiện xã hội ...................................................................... 14
1.1.3. Điều kiện văn hóa ..................................................................... 18
1.2. TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN CỦA NGƯỜI THÁI TRONG LAO
ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI THÁI Ở TÂY BẮC .............................. 23
Chương 2: LỄ HỘI CẦU MÙA CỦA NGƯỜI THÁI Ở TÂY BẮC ........ 30
2.1. NGHI LỄ TRONG HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP CỦA NGƯỜI
THÁI ........................................................................................................... 30
2.1.1.Xíp xí (Tết cầu mùa) .................................................................. 32
2.1.2. Lễ đón tiếng sấm đầu mùa ........................................................ 33
2.1.3. Lễ cầu mưa ............................................................................... 34
2.1.4. Lễ tiến hành trước khi gieo trồng .............................................. 37
2.1.5.Lễ nghi được tiến hành sau khi hoàn thành việc gieo cấy .......... 38
2.1.6.Lễ khau hạch (tiến hành trước khi gặt lúa) ................................. 40
2.1.7.Lễ nghi tiến hành trước khi đập lúa ........................................... 41
2.1.8. Kháu mơ (lễ cơm mới) ............................................................. 42

2.2. PHẦN HỘI TRONG LỄ HỘI CẦU MÙA CỦA NGƯỜI THÁI . 44
Chương 3: ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA LỄ HỘI CẦU MÙA .......... 47


3.1.ĐẶC ĐIỂM CỦA LỄ HỘI CẦU MÙA ........................................ 47
3.2. VAI TRÒ CỦA LỄ HỘI CẦU MÙA .......................................... 52
KẾT LUẬN ................................................................................................. 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 61
PHỤ LỤC.................................................................................................... 63


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, 54 dân tộc là 54 sắc màu văn hóa
tạo nên nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam, được phân bố ở các
vùng, miền khác nhau của Tổ quốc. Do đặc điểm về điều kiện địa lý, kinh tế xã hội và nhiều nhân tố ảnh hưởng khác nhau, đã hình thành nên các vùng văn
hóa khác nhau. Trong các vùng văn hóa ấy, vùng Tây Bắc nước ta gồm 6 tỉnh:
Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái. Tây Bắc là một
vùng có diện tích lớn, có địa chính trị, kinh tế - văn hóa độc đáo, có vị trí rất
quan trọng đối với sự phát triển của đất nước cả về an ninh - quốc phòng, kinh
tế, văn hóa, xã hội gồm rất nhiều dân tộc thiểu số. Mỗi dân tộc với những đặc
điểm riêng, đều sớm hình thành những nét văn hóa riêng độc đáo của mình.
Dân tộc Thái là dân tộc có số dân đông thứ hai trong 53 dân tộc thiểu
số ở nước ta. Cũng như các dân tộc khác, người Thái ở Tây Bắc đã sớm hình
thành một nền văn hóa mang màu sắc riêng và hết sức đặc sắc. Nền văn hóa
ấy ảnh hưởng sâu xa đến từng cá nhân trong cộng đồng người Thái, góp phần
làm phong phú thêm những giá trị cho nền văn hóa đa dân tộc vùng Tây Bắc
Việt Nam.
Người Thái ở Tây Bắc là bộ phận tiêu biểu của người Thái. Mặc dù có
những đặc trưng cơ bản, nhưng người Thái Tây Bắc vẫn chia 2 ngành: Thái

Trắng và Thái Đen. Những khác biệt trong đời sống văn hóa tinh thần của họ
là những sai biệt không lớn, chỉ là những biểu hiện bên ngoài. Còn cái chung
nhất, đặc trưng nhất, sâu thẳm trong tâm hồn mỗi người và cả cộng đồng, thể
hiện trong cách cảm, cách nghĩ vẫn là của một tộc Thái ổn định, thống nhất.
Trải qua một quá trình hình thành và phát triển lâu dài dân tộc Thái đã
sáng tạo ra một nền văn hóa dân gian rất phong phú, đa dạng, mang đậm sắc

1


thái tộc người. Trong đó văn học và một số loại hình nghệ thuật như âm nhạc,
múa, nghệ thuật tạo hình dân gian đã được giới thiệu trong nhiều công trình
nghiên cứu khác nhau, nhưng những lễ hội thì ít được nói tới hơn. Trong khi
đó, lễ hội truyền thống lại là một mảng rất quan trọng trong đời sống văn hóa
tinh thần của đồng bào Thái. Nó phản ánh thực tại cuộc sống là nơi thể hiện
tập trung nhất là tư tưởng tình cảm cũng như ước nguyện thầm kín của cộng
đồng. Mặt khác, lễ hội còn chứa đựng trong nó hầu như toàn bộ những sinh
hoạt văn hóa của cộng đồng. Vì vậy, tìm hiểu và nghiên cứu lễ hội Thái là
một việc làm quan trọng và cần thiết trong quá trình tìm hiểu bản sắc, giá trị
văn hóa tộc người. Đây chính là những cơ sở đầu tiên giúp ta có thể thực hiện
mục tiêu mà Đại hội VIII của Đảng năm 1996 đề ra “Khai thác và phát triển
mọi sắc thái và giá trị văn hóa, nghệ thuật của các dân tộc trên đất nước ta,
tạo ra sự thống nhất trong tính đa dạng và phong phú của nền văn hóa Việt
Nam” [5; 13].
Lễ hội và văn hóa lễ hội không phải là vấn đề mới ở nước ta mà xưa
nay đã có nhiều công trình tìm hiểu, nghiên cứu đặc biệt là từ ngày đất nước
ta bước vào quá trình Đổi mới.
Lễ hội cầu mùa của người Thái ở Tây Bắc là những lễ hội liên quan đến
một chu trình sản xuất, từ khi chọn đất, làm đất cho tới khi trồng cấy, thu
hoạch…Đây là cả một không gian thời gian lý tưởng cho các hoạt động lễ hội

cầu mùa phát triển nảy nở.
Tuy nhiên, do đặc thù của vùng Tây Bắc và những hạn chế trước thời
mở cửa, nhiều lễ hội truyền thống của người Thái nói riêng, các dân tộc thiểu
số nói chung chỉ còn nằm trong kí ức của các cụ già, thế hệ trẻ mới chỉ được
nghe kể lại chứ không được trực tiếp tham gia.
Hơn thế nữa, lễ hội và văn hóa lễ hội là một vấn đề liên quan đến nhiều
nội dung sinh hoạt của đời sống tộc người. Với sự mong muốn được tìm hiểu

2


về những phong tục truyền thống của người Thái, của dân tộc ta và nhận thức
được tầm quan trọng của lễ hội cầu cho mùa màng tươi tốt của người Thái ở
Tây Bắc, cũng như việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội, em đã
chọn đề tài “Lễ hội cầu mùa của người Thái ở Tây Bắc” làm khóa luận tốt
nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa dân gian của các dân tộc
khác trên đất nước ta tiếp tục ra đời, đóng góp vào việc nghiên cứu một nền
văn hóa Việt Nam đa sắc màu. Song đối với lễ hội truyền thống của các dân
tộc thiểu số ở nước ta lại chưa được nghiên cứu một cách thỏa đáng. Nếu có,
đó cũng chỉ là những bài báo đăng tải rải rác ở các tạp chí hay kỷ yếu.
Trước hết phải kể đến công trình nghiên cứu “Người Thái ở Tây Bắc
Việt Nam” của tác giả Cầm Trọng được Nxb khoa học xã hội xuất bản năm
1978. Công trình đã đưa ra nhiều nghiên cứu về những nét cơ bản về điều
kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, con người và lịch sử hình thành, giá trị văn hóa
truyền thống của người Thái ở Tây Bắc nước ta.
Năm 1995 và 1996, 2 tác giả Cầm Trọng, Phạm Hữu Dật cho ra 2 công
trình nghên cứu “Văn hóa Thái Việt Nam” và “Văn hóa và lịch sử người
Thái ở Việt Nam” Nxb văn hóa dân tộc. Đây là những công trình nghiên cứu

đôi nét về tín ngưỡng dân gian, phong tục tập quán của người Thái (nói
chung) và người Thái ở Tây Bắc (nói riêng) nhằm giải thích về người Thái,
những nét đặc sắc cái hay, cái đẹp của văn hóa dân tộc Thái. Công trình góp
phần đề cập đến điều kiện văn hóa và lịch sử hình thành của tộc người Thái
trong đề tài khóa luận.
Đặc biệt hơn phải kế tới công trình “Lễ hội cầu mùa của người Thái ở
Tây Bắc Việt Nam” Vũ Thị Hoa, Nxb văn hóa - thông tin, Hà Nội, 1997; Đây
là công trình nghiên cứu về một hệ thống những lễ hội liên quan đến một chu

3


kỳ sản xuất cây lúa nước của người Thái ở Tây Bắc. Họ cầu mong cho cuộc
sống ấm no hạnh phúc , mưa thuận gió hòa. Đây là công trình phục vụ chính
cho đề tài khóa luận.
Nhóm tác giả Đặng Văn Lung - Nguyễn Sông Thao - Hoàng Văn Trụ
cho ra công trình “Phong tục tập quán các dân tộc Việt Nam” Nxb văn hóa
dân tộc, Hà Nội 2000, Công trình nghiên cứu các phong tục tập quán nét văn
hóa riêng của từng dân tộc ở Việt Nam trong đó có các phong tục tập quán
của người Thái ở Tây Bắc nước ta
Và nhiều bài viết trên các tạp chí: Dân tộc học, nghiên cứu lịch sử, tạp
chí giáo dục và lý luận như:
Công trình nghiên cứu trong tạp chí dân tộc học của tác giả Đỗ Đình
Hạng - Vũ Trường Giang về “Lễ hội truyền thống của người Thái ở Tây Bắc
trong giai đoạn hiện nay” 2006 - số 2, Tr25 - 30. Công trình nghiên cứu về
các lễ hội truyền thống của người Thái trong đó nổi bật nhất là lễ hội cầu
mùa, là một trong những lễ hội cổ truyền của dân tộc Thái còn tồn tại đến
ngày nay.
Hay công trình nghiên cứu của Đỗ Đình Hãng trong tạp chí giáo dục lý
luận “Vấn đề khôi phục lễ hội truyền thống của người Thái vùng Tây Bắc

nước ta hiện nay” 2006 - số 5, Tr.27 - 31. Như chúng ta đã biết khoa học kỹ
thuật ngày càng phát triển thì những truyền thống ngày càng bị lãng quên. Trong
đó lễ hội truyền thống là vấn đề đáng quan tâm. Vì vậy công trình đã đề cập đến
vấn đề khôi phục lễ hội truyền thống đặc biệt là lễ hội cầu mùa của người Thái.
Trong tạp chí dân tộc học Ngô Đức Thịnh - Cầm Trọng đã cho ra công
trình về “Hệ sinh thái với kinh tế và xã hội dân tộc Thái”. số 4.- 1982. Công
trình tập trung nghiên cứu về kinh tế và xã hội tộc người người Thái. Công
trình đã góp phần phục vụ cho khóa luận về phần điều kiện tự nhiên và xã hội
của người Thái.

4


Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đều đã đi vào khai thác những
đặc điểm chung và bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số, văn hóa của dân tộc
Thái ở nước ta mà đặc biệt mà lễ hội cầu mùa của người Thái ở Tây Bắc Việt
Nam. Dựa trên những tài liệu trên, người viết đã nghiên cứu và tổng hợp để
hoàn thành khóa luận này nhằm dựng lại một cách tổng quát về lễ hội cầu
mùa đặc sắc của người Thái.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục đích
Đề tài này tìm hiểu về lễ hội cầu mùa của người Thái ở Tây Bắc. Trong
đó sẽ nhấn mạnh và làm rõ các nghi lễ và lễ hội liên quan đến chu kỳ sản xuất
của cây lúa. Qua đó thấy được ý nghĩa của lễ hội và giữ gìn lễ hội truyền
thống của người Thái ở Tây Bắc.
3.2. Nhiệm vụ
Đề tài tập trung giải quyết nhiệm vụ: làm rõ những nghi lễ và lễ hội liên
quan đến nông nghiệp của người Thái và những đặc điểm, vai trò của lễ hội
cầu mùa đến đời sống của người Thái ở Tây Bắc.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng
Nghi lễ trong lễ hội cầu mùa của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian: Từ nguồn gốc đến ngày nay trong lễ hội cầu mùa của người
Thái ở Tây Bắc Việt Nam.
Không gian: Địa bàn sinh sống của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận
Để thực hiện đề tài, người viết dựa trên cơ sở phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nghiên cứu lịch sử.

5


* Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, người viết đã kết hợp nhiều phương pháp
nghiên cứu khác nhau như: Phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương
pháp đối chiếu, so sánh nhằm rút ra những nhận định chính xác. Ngoài ra,
khóa luận còn sử dụng một số phương pháp khác như: Phương pháp liệt kê,
phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp…
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài làm rõ thêm những nét đặc sắc của lễ hội cầu mùa của người
Thái ở Tây Bắc.Qua đó đưa ra những giải pháp cơ bản để giữ gìn giá trị
truyền thống trong lễ hội cầu mùa của người Thái ở Tây Bắc trong giai đoạn
hiện nay.
Khóa luận có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu
và giảng dạy các bộ môn: văn hóa, dân tộc học….
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục khóa luận được kết cấu 3
chương.

Chương 1: Cơ sở hình thành lễ hội cầu mùa của người Thái ở Tây bắc
Chương 2: Lễ hội cầu mùa của người Thái ở Tây Bắc
Chương 3: Đặc điểm của lễ hội cầu mùa của người Thái ở Tây Bắc

Chương1

6


CƠ SỞ HÌNH THÀNH LỄ HỘI CẦU MÙA
CỦA NGƯỜI THÁI Ở TÂY BẮC
1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên vùng Tây Bắc
Tây Bắc, một vùng văn hóa, xứ sở hoa ban, quê hương xòe hoa, miền
đất dịu ngọt của những thiên tình sử “Tiễn dặn người yêu” nhưng cũng đầy
tiếng than thở của những phận người “Tiếng hát làm dâu”.
Vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía Tây của miền Bắc Việt Nam, có
chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc. Vùng này có khi được gọi là
Tây Bắc Bắc Bộ và là một trong 3 tiểu vùng địa lý tự nhiên của Bắc Bộ Việt
Nam (2 tiểu vùng kia là Vùng Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng).
Nằm trong thành phần của dân tộc Việt Nam, người Thái đã sớm sinh
tụ ở miền Tây của Tổ quốc. Với cái tên tự gọi là Táy, họ đã có một ý niệm
thống nhất về những người đồng tộc của mình. Theo con số thống kê năm
1973 là 36 vạn người, đến năm 1999 dân số của người Thái có 1.328.725
người [13;13] sống trải khắp vùng quê miền Tây và Tây Bắc Việt Nam, vẫn là
một dân tộc chiếm số đông nhất ở vùng núi.
Người Thái có những câu thơ nổi tiếng nói về quê hương của mình:
“...Nhìn thấy chăng, núi tiếp núi trập trùng
Suối reo, thác đổ, uốn khúc qua nền đá vôi....” [13;72]
Những câu thơ ấy tràn đầy niềm tự hào của người dân Thái về vẻ đẹp

ấy của quê hương mình. Vẻ đẹp cũng được vẽ lên trong “Bài ca Tây Bắc” của
Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết khi Thủ tướng lên thăm Khu tự trị năm
1961 “Nước non, non nước đẹp hơn tranh, mắt nhìn không biết chán”
[13;73].

7


Đặc điểm tự nhiên và địa vực cư trú vùng Tây Bắc Việt Nam có rất
nhiều núi, đồi cao thấp gối kề nhau chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam,
trong đó có dãy Hoàng Liên Sơn dài đến 180 km, rộng 30 km, cao từ 1500 m
trở lên, các đỉnh cao nhất như Phanxipăng 3142m, Yam Phình 3096m, Pu
luông 2.983m… Dãy Hoàng Liên Sơn, được người Thái gọi là “Sừng trời”
(Khau phạ), chính từ bức tường thành phía Đông và vùng Tây Bắc. Nó nằm
trên bờ phải sông Hồng, con sông mà tổ tiên người Thái gọi là Nặm Tao, nên
ngày nay đoạn sông này còn có tên tiếng Kinh là sông Thao, xen lẫn với
những vùng cao nguyên rộng lớn, những vùng bình nguyên lòng chảo, những
khe, vực, sông, suối làm cho bề mặt của đất trở nên lồi lõm đa dạng. Trải qua
các thế hệ xây dựng bản, mường với sức lao động sáng tạo của mình, người
Thái đã tạo ra một địa vực cư trú ổn định. Trừ một số người sống lẻ tẻ xen lẫn
với tộc anh em khác ở vùng rẻo giữa và rẻo cao, hầu hết họ sống tập trung
tương đối đông trong các thung lũng, bình nguyên lòng chảo hay vùng cao
nguyên mà ngày nay ta vẫn gọi chung là vùng thấp.
Đất đai miền Tây Bắc có đến 21 loại phân bố trên các vùng. Riêng đất
vùng thấp trũng cũng rất phức tạp, nhìn chung phân thành 2 loại chủ yếu: Đất
nguyên sinh và đất phù sa chua rất phù hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là
lúa - loại lương thực chính của đồng bào. Tuy sống ở vùng thấp, nhưng thực
ra nơi cư trú của họ kề sát với những chân núi cao. Ở đây, những nơi tương
đối bằng phẳng hoặc dốc thoai thoải có nước tưới thì đã được họ khai thác
thành ruộng đồng. Bởi vậy nên hầu hết chỗ ở và các hoạt động kinh tế khác

đều được họ đưa lên sườn núi, những sườn núi này có độ dốc rất cao và gồ
ghề, hiểm trở.
Vùng cư trú của người Thái còn là nơi tập trung các con suối nhỏ chảy
từ các khe núi hợp thành suối lớn, sông con để rồi đổ vào sông Cái - sông
Hồng, sông Đà, sông Mã, sông Nặm U (Lào). Có nhiều nơi thì có sẵn nước,

8


nhưng ngược lại nhiều nơi lại khan nước. Tình hình phân bố về nước sông,
suối không đồng đều nên sự phân bố về cư dân cũng không đều. Mạng lưới
sông suối khá dày đặc ở độ cao từ 100 đến 600m. Nước chảy xiết, độ dội
mạnh và sức nước xói lòng cũng rất khoẻ, bởi vậy lòng sông suối hẹp. Và như
vậy sông suối đã chảy trong lòng các khe sâu, vực thẳm. Về mùa nước, nước
sông suối rất dữ dội song trải qua các thế hệ làm bạn với lũ người dân cũng đã
nắm được đặc tính của nó.
Trên cơ sở biết được một phần chế độ sông suối và đã có những biện
pháp khắc phục, chế ngự, Mường Thái vẫn bám rất chắc trên những dải đất
kề bên sông, suối trên miền rừng núi này. Đây là một vùng rất có ưu thế về
kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp cổ truyền. Bản, mường người Thái còn tụ
tập thành từng cụm trên những vùng cao nguyên rộng lớn của miền Tây Bắc
là nơi được hình thành trên cấu trúc của hệ thống đá vôi. Bởi vậy, ở nhiều
vùng trên mặt đất khô cằn háo nước nhưng bên dưới lòng đất lại có thể có hệ
thông suối, sông chảy ngầm. Sông suối ở Tây Bắc phân bố không đồng đều
nên sự phân bố về cư dân cũng không đều.
Vùng cư trú của người Thái còn là những nơi tiếp cận với rừng rậm nhiệt
đới, á nhiệt đới. Sự giàu có về tài nguyên của rừng đã cung cấp cho cuộc sống
của cư dân ở Tây Bắc nguồn động thực vật phong phú, đây là vùng rừng có
quan hệ gần gũi với hệ thực vật lớn trên thế giới. Về chủng loại có đến 100 họ,
500 loại gỗ lớn, 30 loai tre nứa…Cây rừng có đủ loại ở vùng nhiệt đới, á nhiệt

đới, ôn đới. Có thể nói rừng là đối tượng của săn, hái luợm và nương rẫy.
Từ những đặc điểm của địa hình như vậy nên đồng bào phải cư trú trên
các vùng tiểu khí hậu rất phức tạp. Nơi mưa ít, nơi mưa nhiều, có vùng
thường bị úng nước vào mùa mưa gọi là “lốm”, “bôm” hay “phok”. Có vùng
khô hạn hiếm nước gọi là “phiêng”. Về đại thể, nhiệt độ giữa các vùng người
Thái ở chênh lệch nhau từ 3 đến 4 độ. Mùa nóng, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5

9


- 6 đến tháng 10 dương lịch. Mùa rét hanh khô bắt đầu từ tháng 10 - 11 đến
tháng 4 - 5 lịch Thái. Thiên nhiên của vùng Tây Bắc là đối tượng tác động của
người Thái. Sự tác đông đó được biểu hiện trên các loại hình kinh tế. đặc biệt
là ngành trồng trọt trong kinh tế của người Thái. Vùng người Thái ở Tây Bắc
không có cánh đồng “thẳng cánh cò bay” như vùng châu thổ rộng lớn, mà chỉ
có bốn lòng chảo rộng là Mường Thanh, Mường Lò, Mường Tấc, Mường
Than. Hầu hết những nơi khác đều lọt vào những thung lũng nhỏ, hẹp.
Với đặc điểm tự nhiên như vậy, Tây Bắc là một vùng đất giàu tiềm
năng tự nhiên, là chỗ dựa vững chắc cho đời sống kinh tế của đồng bào các
dân tộc. Trong đó, con người Thái sinh sống và là cơ sở cho việc hình thành
đời sống văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của họ.
Như vậy, nhờ biết được thời tiết nên họ đã có những hoạt động kinh tế
khá thích hợp với điều kiện và trình độ phát triển xã hội lúc bấy giờ. Đó là
hoạt động trồng trọt (lúa, hoa màu) hợp với vùng mưa, nóng.
Như vậy, một trong những mục tiêu con người phải tìm hiểu được
sông, suối, rừng núi, đất đai và khí hậu…của nơi cư trú là để đem sức lao
động tác động vào đối tượng đó mà có của cải vật chất nuôi sống mình. Thiên
nhiên của vùng Tây Bắc là đối tượng tác động của người Thái. Sự tác động đó
được biểu hiện trên các loại hình kinh tế: trồng trọt, chăn nuôi…
Với đặc điểm của tự nhiên và môi trường sinh tụ của dân tộc đã tạo

cho văn hóa Thái nói chung, văn hóa của dân tộc Thái ở Tây Bắc nói riêng,
những điểm độc đáo tạo nên bản sắc riêng của văn hóa dân tộc Thái ở Tây
Bắc. Việc giữ gìn một nền văn hóa như nó vốn có đã khó nhưng tìm những
cái hay, cái tốt, cái phù hợp với giai đoạn mới và phát triển nó làm cho nó
phát huy tác dụng mà không làm mất đi bản sắc, cái cốt lõi của nền văn hóa
đó là việc làm khó hơn nhiều. Tất cả những điều trên cho thấy điều kiện tự
nhiên, môi trường sinh tụ của đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc là cơ sở, nền
tảng cho sự hình thành vận động của nền văn hóa dân tộc này.

10


1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.2.1. Điều kiện kinh tế
Nhìn chung, vùng cư trú của người Thái có một thiên nhiên rất phong
phú. Sông, suối, rừng cây đã nuôi sống họ. Đó chính là điều kiện rất thuận lợi
cho môi trường sống của họ. Thiên nhiên của vùng Tây Bắc là đối tượng tác
động của người Thái. Sự tác động đó được biểu hiện trên các loại hình kinh tế
đặc biệt là ngành trồng trọt trong kinh tế của người Thái.
Trên cơ sở những đặc điểm tự nhiên, về địa vực cư trú, về tập quán và
kỹ thuật sản xuất…Rõ ràng kinh tế trồng trọt là yếu tố quyết định sự tồn tại xã
hội cổ truyền của người Thái. Họ trồng nhiều loại cây, nhưng chủ yếu là lúa.
Và lúa đã thành sản phẩm chủ đạo của nền sản xuất. Nền nông nghiệp của họ
mang tính độc canh rõ rệt. Mọi hoạt động sản xuất đều xoay quanh việc làm
ra thóc gạo. Nếu như người Kinh có câu: “quý hồ nhiều lúa là tiên” thì người
Thái có câu: “Thóc lúa ngồi trên, bạc tiền ngồi dưới”) (khẩu nặm năng nưa,
ngấn cắm năng tẩu) [13;91].
Đối tượng trồng trọt chủ yếu của đồng bào là ruộng và nương người
Thái gọi lớp nông dân mình là “ông nương bà ruộng” [13, 91] (po hay, mẹ
na). Đó là mặt tác động của người lao động trên vùng núi rừng Tây Bắc để có

được sản phẩm trồng trọt nói chung và đặc biệt sản phẩm về thóc gạo nói
riêng. Bởi vậy suy cho cùng trong xã hội, mọi quan hệ, mọi trạng thái ý thức
đều được cấu trúc chủ đạo trên nền tảng của sản xuất của hai đối tượng ruộng
và nương. Theo quan niệm: ruộng, nương là lẽ sống.
Như chúng ta đã biết từ rất lâu ruộng nước đã trở thành đối tượng lao
động chủ yếu của cư dân Thái. Với những điều kiện địa lý, tự nhiên khá thuận
lợi: Rất nhiều sông suối với lưu lượng nước đáng kể len lỏi chạy khắp các
vùng tạo ra những ghềnh thác thuận lợi cho việc lấy nước làm ruộng; núi non
tuy hiểm trở, nhưng xen kẽ là những thung lũng màu mỡ, phì nhiêu cùng

11


những cao nguyên rộng lớn - đất đai Tây Bắc nói chung là màu mỡ, nhiều
mùn, có độ ẩm cao cộng với khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều nắng lắm,
đây là những điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển của trồng trọt (nhất là
cây lúa), chăn nuôi. Trong thực tế, cho đến thời kỳ trước cách mạng tháng
Tám, nền kinh tế truyền thống của người Thái là kinh tế nông nghiệp mà
trong đó, cây lúa nước là loại cây trồng chủ yếu.
Do địa hình xen kẽ núi đồi, cao nguyên, lòng chảo với điều kiện có
nguồn nước nông dân Thái đã có 2 loại ruộng nước. Loại ruộng ở nơi bằng
phẳng gọi là “na tông”. Nhưng do địa hình Tây Bắc núi non chắp nối nhau
một cách liên tục nên sự bằng phẳng của “na tông” chỉ mang ý nghĩa tương
đối. Việc làm “na tông” phải sử dụng kỹ thuật tạo bờ thửa để phân chia thành
những ruộng cao, thấp, ngang, dọc sao cho thích hợp với từng khu đất bằng
trong toàn bộ vùng thung lũng, lòng chảo hay cao nguyên có độ dốc. Loại
ruộng ở các nơi eo hẹp men theo chân núi hoặc trên sườn núi gọi là “na hon”.
“Na hon” là một khu đất bị cắt nhỏ thành từng thửa ruộng. Một đặc điểm rất
cơ bản của địa hình để tạo ra khu “na hon” là không có mặt bằng tự nhiên,
hoặc nếu có cũng rất nhỏ hẹp. Bởi vậy, kỹ thuật phổ biến của việc làm “na

hon” bao giờ cũng tập trung vào khâu tạo mặt bằng. Trên cơ sở đó mới đắp bờ
ngăn nước. Phân loại theo nguồn nước Người Thái đã phân loại ruộng theo
nguồn nước khớp với hoàn cảnh tự nhiên, địa vực cư trú của mình.
Ruộng phân loại theo nguồn nước có hai tên gọi: “ruộng nước mưa”(na
nặm phạ) và “ruộng nước ngâm”(na nặm che). Ruộng nước mưa thường được
phân bố trên những cao nguyên chỉ đủ nước cấy một vụ. Đặc điểm cơ bản của
nguồn nước tưới ruộng nước mưa là phải có một lượng mưa tối đa để đất no
nước. Từ đó trên mặt đất sẽ xuất hiện những mạch ở khắp nơi và những mạch
đó sẽ do người điều khiển cho chảy tới ruộng. Ruộng nước ngâm thường tập
trung trong các thung lũng lòng chảo - vùng cư dân chủ yếu của người Thái.

12


Đặc điểm của loại ruộng này là con người có thể chủ động được nguồn nước
tưới, không phải chờ Trời mưa. Ruộng nước ngâm có thể gồm 3 bộ phận cấu
thành: “ruộng (na) mương phai”, “ruộng rộc”(na huỏi hong chong lộc) và
“ruộng đầm lầy” (na bướm hay na lúng). Phân loại theo hạng tốt xấu, hạng tốt
bao gồm các thửa ruộng nằm trong loại “ruộng mùn” (na há). Trong đó lại
phân ra làm 2 hạng: Hạng tốt nhất gồm các thửa ruộng nằm sát bản gọi là
ruộng mùn bản (na há bản). Hạng tốt vừa bao gồm các thửa ruộng nằm kề
miệng mương gọi là ruộng miệng mương (na pá mương). Hạng xấu thì chỉ có
một loại bao gồm các thửa ruộng nằm kề bên bãi cát, hoặc nằm ở cuối
mương, lạch gọi là “ruộng bên cát, cuối nước” (na khó sái pai nặm). Các thửa
ruộng trung bình khác được xếp vào hạng trung bình gọi là “ruộng ở giữa” (na
xảo cang). Ý nghĩa của việc phân loại ruộng theo hạng tốt xấu và trung bình
đối với người Thái trước kia không hẳn đã nhằm mục đích để tác động các
khâu kỹ thuật, mà phân loại ruộng theo hạng là để đặt giống lúa cho hợp.
Theo họ, việc phân loại ruộng theo hạng, chủ yếu là do chất đất (đất nhiều
mùn thì tốt không nhiều mùn thì xấu) và do nước (ruộng chủ động nước thì

tốt và nước thất thường thì xấu). Việc canh tác ruộng nước của người Thái đã
đạt đến một trình độ khá cao.
Việc canh tác trên nương rẫy cũng có một vị trí quan trọng trong nền
nông nghiệp truyền thống của người Thái. Bên cạnh đó, đồng bào Thái còn biết
triệt để tận dụng các loại sản vật trên rừng, dưới suối để làm phong phú thêm
cuộc sống của mình. Đánh cá, hái lượm, săn bắn giữ một vị trí quan trọng trong
đời sống. Thậm chí đối với người Thái, chài đã trở thành vật thiêng.
Như vậy, sinh hoạt kinh tế của người Thái mang đậm tính chất tự
nhiên, tự cấp, tự túc. Do phân công lao động theo giới tính, tính chất tự cấp tự
túc đó diễn ra trong từng bản, thậm chí trong từng gia đình một. Đây chính là
nguyên nhân khiến nghề thủ công kém phát triển (chỉ tồn tại dưới dạng nghề

13


phụ gia đình), chưa hình thành tầng lớp thợ thủ công hay thương nhân chuyên
nghiệp. Trao đổi kém phát triển, có chăng chỉ là vật đổi vật mà thôi. Phải
chăng nền kinh tế chậm phát triển, đơn điệu đã là một trong những nguyên
nhân làm cho xã hội Thái ở đây trì trệ, kém biến đổi.
Những sắc thái tự nhiên, những đặc điểm kinh tế đó đều được phản ánh
vào nội dung và hình thức của lễ nghi, lễ hội nông nghiệp Thái nói riêng và
toàn bộ nền văn hóa dân gian Thái nói chung.
1.1.2.2. Điều kiện về xã hội
Dưới thời Pháp, xã hội của người Thái là chế độ thực dân nửa phong
kiến. Sự phân hóa giai cấp trong xã hội đã khá rõ nét thành giai cấp thống trị
và giai cấp bị trị. Giai cấp thống trị bao gồm tầng lớp quý tộc Thái (bọn này
nắm trong tay bộ máy quản lý, thống trị và bóc lột người trực tiếp lao động
sản xuất trong châu mường và hệ thống chức dịch (còn gọi là bô lão toàn
mường) là công cụ phụ giúp cho chúng. Giai cấp bị trị là những người trực
tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho bản mường. Lớp người này được chia làm

nhiều loại khác nhau, chịu các mức độ thống trị, bóc lột khác nhau, trong đó
có “cốn hướn” (tức gia nô) là tầng lớp người không những bị bóc lột thậm tệ
về mặt kinh tế mà về tinh thần, họ cũng bị áp bức, bị tước đi hầu hết các
quyền lợi, các nghĩa vụ của một người dân trong bản, trong mường (trong đó
có cả quyền lợi về thân thể). Ngay cả đến những ngày hội lễ của bản mường
họ cũng không được tham dự.
Trong giai cấp thống trị, chúa đất và bộ phận “mo, chang, nghè” là có
quan hệ, ảnh hưởng trực tiếp đến lễ hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định
nào đó. Chúa đất là những kẻ đứng đầu trong giai cấp thống trị bản mường.
Chúa đất xuất thân từ một dòng họ quý tộc nhất định, giàu mạnh và được cha
truyền con nối. Trước kia, chúa đất là tượng trưng cho sức mạnh của toàn bản
mường cầm đầu bộ máy chính quyền, trông coi, điều hành tất cả mọi việc

14


trong bản mường, về mặt thần quyền, linh hồn ông là linh hồn của mường.
Trong cuộc sống, bằng nhiều cách thức và thủ đoạn, chúa đất luôn siết chặt
ách cai trị của mình đối với dân mường bằng cả uy quyền lẫn thần quyền.
Trong hệ thống chức dịch giúp chúa đất cai quản bản mường có bộ phận “mo,
nghè, chang” chịu trách nhiệm về văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng. Đây là bộ
phận có liên quan trực tiếp, có vai trò nhất định trong nền văn hóa, văn nghệ
dân gian của dân tộc.
Người Thái có câu:
“Họ Lường làm mo
Họ Lò làm tạo” [5; 22]
Vì ở người Thái, những người làm mo không phải xuất thân từ một
dòng họ nhất định, thường là họ Lường. Những người làm mo phải nắm vững
những lệ tục của bản mường, am hiểu phong tục tập quán: “Mo” chính là
người trực tiếp thực hiện chức năng thần quyền của chúa đất. Mo có trách

nhiệm tổ chức các cuộc cúng bái, tế lễ trong nhà chúa và trong mường. Ông
có những hiểu biết phong phú về môi trường tự nhiên, về những vấn đề liên
quan đến sản xuất (thời tiết, thời vụ). Thậm chí, họ còn biết cách làm ra thuốc
để chữa bệnh. Tuy nhiên, họ thường cho rằng những khả năng ấy sở dĩ có
được là do sự ban phát, phù trợ của những lực lượng siêu nhiên, thần thánh.
Ở cấp bản có “tạo bản” (hoặc gọi là quan bản). Tạo bản đứng đầu,
trông coi mọi việc trong bản.
Nhìn chung, tạo bản là người có quyền hành cao nhất trong bản, là
người nắm vững luật tục, am hiểu phong tục tập quán, quản lý ruộng đất và cư
dân trong bản. Nhưng tạo bản thường từ dân bầu lên và chức vụ cũng không
phải là cha truyền con nối nên “tạo bản” không phải là “tạo chẩu xửa” như
“chẩu mường”. Vì vậy, ngoài tạo bản, mỗi bản còn có một ông “tạo chẩu xửa”
riêng (còn gọi là “tạo poong”), người này không có vai trò gì trong bộ máy

15


hành chính mà chỉ đơn thuần trong đại diện cho phần “linh hồn” của toàn thể
dân chúng trong một bản mỗi ki tiếp xúc với thần, hồn, tổ tiên, ma quỉ (trong
các buổi tế lễ).
Trong xã hội Thái trước kia, đơn vị xã hội cổ truyền là bản. Trong bản,
từ quan hệ dòng họ, quan hệ láng giềng đã xuất hiện và chiếm vai trò chủ đạo
dựa trên cơ sở ruộng đất, lãnh thổ. Quá trình phát triển, biến đổi của bản phản
ánh giai đoạn phát triển dựa trên yếu tố lãnh thổ và sở hữu về tư liệu sản xuất.
Mỗi bản có một địa vực cư trú riêng gồm ruộng, rừng, thung cỏ, đồi
núi, những khúc suối, đoạn sông và muôn thú trong địa vực của mình và hệ
thống thủy lợi riêng do mọi thành viên trong bản cùng xây dựng. Giữa các
bản đều có ranh giới khu vực đất đai và thiên nhiên. Trong mỗi bản tồn tại
nhiều mối quan hệ: mối quan hệ giữa bản với mường, mà về mặt tổ chức, bản
là đơn vị xã hội thấp nhất, chịu mọi sự tác động, chi phối của mường.

Trong bản còn tồn tại mối quan hệ giữa các gia đình; đó là mối quan hệ
xóm giềng dựa trên cơ sở cùng cư trú trong cùng một khu vực. Vì vậy, trong
một bản Thái thường có nhiều dòng họ cùng cư trú xen kẽ. Đây là đặc trưng
cơ bản của công xã nông thôn Thái.
Các thành viên trong bản có quyền chiếm hữu đất đai, ruộng nương ở
mức nào đó sau khi đã được phân phối. Họ cùng có nghĩa vụ quản lý và bảo
vệ bản, ruộng nương của bản. Trong các bản, tinh thần cộng đồng khá bền
vững. Các thành viên trong bản cùng tuân thủ một cách tự giác và nghiêm
ngặt những luật lệ, phong tục chung của bản mường; cùng chung một hệ
thống lễ nghi trong tín ngưỡng, cùng chung một hệ thống sinh hoạt văn hóa
tinh thần, tôn giáo tín ngưỡng mang phong cách riêng của dân tộc.
Như vậy, bản của người Thái là một đơn vị tổ chức xã hội, văn hóa
tương đối chỉnh thể; đã phản ánh khá tập trung, rõ nét những đặc trưng của
văn hóa, xã hội của tộc người Thái.

16


Nhưng như trên đã nói, bản chịu sự tác động, chi phối của một tổ chức
xã hội cao hơn là mường. Do yêu cầu phải có sự liên hiệp các bản trong một
cộng đồng sản xuất lúa ở ruộng nước nên đơn vị xã hội cao hơn bản là mường
đã ra đời. Tiếp theo là đến những cuộc thiên di, chiến tranh để tìm nơi cư trú,
làm ăn mới thì vai trò của mường và người thủ lĩnh mường càng được đề cao.
Trong một thời gian dài của lịch sử, mường đã tồn tại như một bộ máy nhà
nước của giai cấp thống, trong đó, vai trò của phìa tạo được đề cao như những
ông vua trong lãnh địa của mình, là “con trời” được Trời cử xuống để cai trị
muôn dân, là những người tạo lập - hoặc hậu duệ của họ - ra bản mường. Họ
là người chủ đất đai, là môi giới giữa Trời và người. Việc làm ăn của dân
mường có được thuận lợi hay không, mùa màng được hay mất, bản mường
bình yên hay giặc giã chính là do họ, nhờ họ. Vì vậy, sự bóc lột thậm tệ của

giai cấp thống trị bằng tô hiện vật, tô lao dịch, đi lính, “côn hươn” dựa trên cơ
sở phân bổ ruộng công đã được họ ngụy trang khéo léo bằng tấm màn thần
thiêng liêng, huyền bí nên dân chúng bị bóc lột. Họ cho rằng đó là việc thực
hiện những nghĩa vụ thiêng liêng cao cả với những “đáng tối cao” ở trên trời
và dưới đất mường.
Ngay cả trong những dịp cúng quải, lễ hội của toàn mường, phìa tạo
cũng đóng vai trò quan trọng: chủ đạo, điều hành và dẫn dắt mọi tiến trình
nghi thức. Còn những lớp người bị bóc lột ở các bản: Nông dân, nông dân nửa
tự do (cuông nhốc pụa pái), tầng lớp gia nô (côn hươn) chỉ đóng vai trò bị
động, phụ thuộc trong những hoạt động trên. Nhìn chung, tùy địa vị cụ thể
trong mường, trong bản mà họ đóng những vai trò khác nhau trong sinh hoạt
văn hóa tinh thần của bản mường.
Tóm lại, là cư dân bản địa cư dân cư trú lâu đời ở vùng thung lũng
miền núi, người Thái có nguồn sống chính là kinh tế nông nghiệp ruộng nước
với trình độ kỹ thuật canh tác khá cao sự phân hóa giai cấp với đặc thù riêng

17


trong cách thức bóc lột của giai cấp thống trị. Những đặc điểm riêng đó của
hình thái kinh tế - xã hội tộc người Thái cùng với những đặc điểm riêng nơi
cư trú và những biến cố lớn trong lịch sử tộc người đã kiến tạo nên những
hình thức và những khía cạnh khác nhau của đời sống của tộc người Thái.
Đây chính là mảnh đất màu mỡ mà từ đó, văn hóa dân gian Thái nói chung, lễ
hội Thái nói riêng đã nảy sinh, tồn tại, phát triển với những giá trị thẩm mỹ rất
đặc sắc của dân tộc mình.
1.1.3. Điều kiện văn hóa
Sinh sống trong cảnh quan thung lũng rộng, hẹp khác nhau ở vùng Tây
Bắc, người Thái đã sớm tạo ra nền văn hóa độc đáo của mình. Nền văn hóa đó
được các nhà nghiên cứu gọi là “văn hóa thung lũng” cái nền văn hóa tiền

thân của “văn hóa đồng bằng [5;29]. Những đặc trưng của nó được thể hiện
sinh động ở nhiều mặt của đời sống con người.
Tụ cư trong điều kiện môi sinh đó, lúa nước sớm trở thành cây lương
thực chính của đồng bào với các giống lúa nếp truyền thống dẻo, thơm đến độ
có loại được gọi là “nếp quên chồng” (khau lưm phua) [5; 30]. Tập quán ăn
cơm nếp với các dạng thức ăn khô như nướng, đồ hay vùi tro bếp…đã trở
thành đặc tính trong ăn uống của người Thái.
Trên cơ sở đó, người Thái đã sớm định canh định cư, lập ra cả hệ thống
bản mường tụ cư đông đúc - bản là cộng đồng tồn tại theo quan hệ láng giềng,
vận hành theo chế độ dân chủ công xã mà “tạo bản” là người đứng đầu, được
coi như là một ông bố chung “Po bản”. Mọi người trong bản quan hệ với nhau
không anh thì em, không nội thì ngoại…đều coi nhau như anh em. Tình cảm
của mọi thành viên trong bản được chia sẻ, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Việc
lành hay việc dữ, tất cả mọi người luôn có mặt bên n’ hau, tận tình với nhau.
Có thể nói, bản là một gia đình lớn của người Thái. Vì thế, bản là đơn vị xã hội
mang tính chất gia đình và mọi việc trong bản là việc của một gia đình. Đây là
một đặc trưng độc đáo của người Thái trong tổ chức xã hội ở cấp cơ sở.

18


Với nền kinh tế và xã hội như vậy, xã hội Thái đã tạo tiền đề và cơ sở
cho nhiều hoạt động văn hóa ra đời và phát triển. Trong đó bao gồm cả văn
hóa vật chất và văn hóa tinh thần.
Trong toàn bộ nền văn hoá vật chất (văn hoá vật thể) của dân tộc Thái
Tây Bắc, ngôi nhà sàn chiếm một vị trí vô cùng quan trọng, nếu như không
muốn nói là quan trọng nhất. Nó quan trọng không chỉ ở giá trị vật chất đo
đếm được bằng khái niệm định lượng, mà còn ở phạm trù tâm linh - tín
ngưỡng. Nhà sàn của người Thái Tây Bắc là nơi hội tụ những giá trị vật chất
và tinh thần: Đây là nơi chứng kiến buồn vui của bao thế hệ để rồi mỗi người

hiểu thêm về quá khứ, hiện tại và tương lai, trân trọng nâng niu những tài sản
vô giá cả về vật chất và tinh thần đã trở thành truyền thống tốt đẹp và phấn
đấu vì một ngày mai tươi sáng hơn.
Quanh bếp lửa hồng, đã bao lần gia đình họ tộc quây quần nghe người
già hát, ngâm, kể - những điều răn dạy về đạo lý làm người, chuyện bản
mường, bước đường chinh chiến của cha ông, Tiễn dặn người yêu, cùng nồng
say trong các điệu "xoè" ngày mừng cơm mới, lên nhà mới, hội cưới, ngày
xuân.
Nhà sàn còn là nơi con trai đan lát, thổi khèn, pí, con gái quay xa, dệt
vải, thêu thùa... đã được khái quát trong câu thơ: Trai biết đan chài, gái biết
dệt vải.
Các bản Thái thường quần tụ ven suối chân đồi theo tiêu chí: “sơn chầu
thủy tụ”. Những ngôi nhà sàn bình dị ấm cúng, khói lam thơm thoảng gió
đồng, lách cách tiếng thoi đưa, đâu đây da diết một điệu khèn câu khắp, lốc
cốc tiếng mõ trâu đàn về bản. Tất cả làm nên một vẻ đẹp trong sáng đậm tình
như một bức tranh sơn thuỷ, dân dã nguyên sơ của một nền văn hoá.
Kiến trúc nhà sàn, tuy từng nhóm có những dáng vẻ khác nhau, nhưng
đó chỉ là sự khác nhau về hình thức, còn nếp ăn, nếp ở của họ vẫn theo tập

19


×