Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Sự thâm nhập của pháp vào việt nam từ cuối thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (774.07 KB, 119 trang )

Khoá luận tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn thầy
Nguyễn Văn Vinh. Thầy đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và động viên tôi trong suốt
thời gian làm khóa luận.
Trong suốt quá trình làm khóa luận, tôi đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ và
giúp đỡ to lớn của các thầy cô thuộc khoa Sử, đặc biệt là các thầy cô của bộ môn
Lịch sử Thế giới, Trường ĐHSP Hà Nội 2.
Những tư liệu mà tôi có thể tiếp cận và tra cứu được không thể thiếu sự chỉ
dẫn và giúp dỡ tận tình của các cán bộ thư viện Viện Sử Học, Thư viện Quốc gia,
Viện Nghiên cứu châu Âu.
Hà Nội ngày 4 tháng 5 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Hiền

SVTH: Phạm Thị Hiền – K34A CN Lịch sử


Khoá luận tốt nghiệp

LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của thầy Nguyễn
Văn Vinh. Tôi xin cam đoan rằng:
Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.
Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm!
Hà Nội ngày 4 tháng 5 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Hiền

SVTH: Phạm Thị Hiền – K34A CN Lịch sử




Khoá luận tốt nghiệp

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 4
6. Bố cục khóa luận ..................................................................................................... 4
Chƣơng 1: SỰ THÂM NHẬP CỦA PHÁP VÀO VIỆT NAM TỪ GIỮA THẾ
KỶ XVII ĐẾN NỬA SAU THẾ KỶ XVIII ............................................................ 5
1.1. VÀI NÉT VỀ BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI PHÁP VÀ VIỆT NAM TỪ
GIỮA THẾ KỶ XVII ĐẾN NỬA SAU THẾ KỶ XVIII ........................................... 5
1.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội Pháp thế kỷ XVII .................................................... 5
1.1.2. Kinh tế - văn hóa – xã hội Đại Việt thế kỷ XVII ............................................ 24
1.2. QUAN HỆ PHÁP – VIỆT NAM TỪ GIỮA THẾ KỶ XVII ĐẾN NỬA SAU
THẾ KỶ XVIII ......................................................................................................... 39
1.2.1. Hoạt động của công ty Đông Ấn Pháp ............................................................ 39
1.2.2. Quá trình thâm nhập, xác lập và hoạt động giáo phận của Hội truyền giáo
nước ngoài Paris ........................................................................................................ 45
1.3. TIỂU KẾT .......................................................................................................... 54
Chƣơng 2: SỰ XÂM NHẬP CỦA PHÁP VÀO VIỆT NAM TỪ NỬA SAU
THẾ KỶ XVIII ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XIX .......................................................... 57
2.1. BIẾN ĐỘNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở PHÁP VÀ VIỆT NAM CUỐI THẾ
KỶ XVIII .................................................................................................................. 57
2.1.1. Biến động chính trị - xã hội Pháp cuối thế kỷ XVIII ...................................... 57
2.1.2. Tình hình chính trị - xã hội ở Việt Nam.......................................................... 60

2.2. NHỮNG LIÊN HỆ CỦA NGƯỜI PHÁP Ở VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ
XVIII................................................................................................................ 62
2.2.1. Bá Đa Lộc với những can thiệp ở Việt Nam ................................................... 62
2.2.2. Chính sách của nhà cầm quyền Pháp .............................................................. 68
2.2.3. Hoạt động của thừa sai Pháp ở Đàng Ngoài ................................................... 73
SVTH: Phạm Thị Hiền – K34A CN Lịch sử


Khoá luận tốt nghiệp
2.2.4. Từ nhà Tây Sơn đến Nguyễn Ánh và công cuộc truyền giáo của người
Pháp ................................................................................................................. 75
2.3. NHỮNG XUNG ĐỘT QUÂN SỰ ĐẦU TIÊN (1804 – 1848) ......................... 82
2.3.1. Chính sách của nhà Nguyễn ............................................................................ 82
2.3.2. Những cuộc đụng độ vũ trang đầu tiên ........................................................... 88
2.4. TIỂU KẾT .......................................................................................................... 89
Chƣơng 3: HỆ QUẢ CỦA QUÁ TRÌNH XÂM NHẬP CỦA PHÁP VÀO VIỆT
NAM ......................................................................................................................... 91
3.1. VIỄN ĐÔNG TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA CHÍNH QUYỀN
LOUIS NAPOLEON BONAPARTE ....................................................................... 91
3.2. CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ VÀ KẾ HOẠCH XÂM LƯỢC CỦA PHÁP ........... 95
3.3. SỰ CAN DỰ CỦA MỘT SỐ GIÁM MỤC ....................................................... 99
3.4. NHỮNG MÂU THUẪN, XUNG ĐỘT VÀ CÔNG CUỘC CẤM ĐẠO GIA
TĂNG Ở VIỆT NAM ............................................................................................. 103
3.5. TIỂU KẾT ........................................................................................................ 107
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 113

SVTH: Phạm Thị Hiền – K34A CN Lịch sử



Khoá luận tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN
Cb

Chủ biên

Cq

Cầm quyền

ĐHQGHN

Đại học Quốc gia Hà Nội

Gm

Giám mục

HKHLS

Hội khoa học lịch sử

KHXH

Khoa học xã hội

Lm

Linh mục


Nxb

Nhà xuất bản

VHTT

Văn hóa thông tin

CIO

Công ty Đông Ấn Pháp

MEP

Hội Truyền giáo nước ngoài Paris

VOC

Công ty Đông Ấn Hà Lan

EIC

Công ty Đông Ấn Anh

CSS

Hội Thánh thể

SVTH: Phạm Thị Hiền – K34A CN Lịch sử



Kho¸ luËn tèt nghiÖp

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, ở Việt Nam cùng với xu hướng phát triển khoa
học nói chung, đã xuất hiện ngày càng nhiều các công trình viết về những chuyển
biến của đất nước trong giai đoạn hội nhập và toàn cầu hóa. Như là kết quả của
những thành tựu và kinh nghiệm nghiên cứu mới, các công trình nghiên cứu về lịch
sử, kinh tế, chính trị … ngày càng được tập chung biên soạn và đã phần nào giành
sự quan tâm của độc giả. Trong xu thế hội nhập quốc tế mạnh mẽ đó, những
“khoảng trống” trong nhận thức và nghiên cứu về lịch sử, văn hóa… sẽ dần được
làm sáng rõ với sự tham gia ngày càng sâu rộng của gới nghiên cứu trong nước và
quốc tế.
Trong lịch sử thế giới, thế kỷ XVI-XIX là giai đoạn diễn ra những biến động
sâu sắc. Tâm điểm của những biến đổi đó một lần nữa lại khởi dầu từ các quốc gia
châu Âu sau đó vươn ra khắp thế giới. Mức độ và phạm vi ảnh hưởng khu vực còn
tác động đến các vùng đất ngoài châu Âu, đưa đến những cuộc tiếp biến văn hóa và
mô hình phát triển cả trên bình diện không gian và thời gian.
Từ nhiều năm nay, nghiên cứu lịch sử thế giới giai đoạn XVII-XIX liên quan
đến lịch sử Việt Nam vẫn còn là một vấn đề phức tạp hay chưa có sự đồng thuận.
Hiện nay các nhà sử học cố gắng đưa ra các quan điểm nghiên cứu riêng và phần
nào tạo được không khí tranh luận để phần nào đi đến sự thống nhất ở một số điểm
nhất định. Đây thực sự là chiều hướng khách quan mà theo như cố GS Trần Quốc
Vượng, lịch sử luôn phải được suy nghĩ, nhìn nhận lại.
Trước nay, thời kỳ “thực dân hóa” thế kỷ XIX trong lịch sử Việt Nam chủ
yếu để giành được những ưu tiên đáng kể. Một mặt đây là đề tài có đối tượng

nghiên cứu rộng, mặt khác cũng cần phải thấy ở đây còn hội tụ rất đa dạng, phong
phú những quan điểm, cách nhìn của các nhà nghiên cứu. Trong đó nổi lên trên hết
vẫn là các nguyên nhân và việc lý giải sự thất bại của Việt Nam trước chủ nghĩa
thực dân phương Tây.
Đề tài nhìn nhận vấn đề trong diễn tiến lịch sử, đi sâu phân tích kế hoạch, âm
mưu chung – riêng của các nước tư bản với phương Đông, sự chuyển hóa lực lượng,
SVTH: Phạm Thị Hiền – K34A CN Lịch sử


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

2

sự xuất hiện những điều kiện lịch sử, chính trị mới và đi sâu vào phân tích tại sao,
trong bối cảnh nào mà Pháp đã “lựa chọn” Việt Nam và cuối cùng là xâm lược Việt
Nam cũng như làm rõ hơn cách thức và con đường xâm nhập đó. Trong quá trình đó
so với các quốc gia khác, với nước Pháp, trong quá trình xâm nhập rồi xâm lược
Việt Nam đã có mối liên kết chặt chẽ giữa tôn giáo và chính trị, giữa tôn giáo với
buôn bán và trên hết là là giữa tôn giáo – chính trị và thực dân xâm lược. Mặt khác
để có thể thấu hiểu và truyền tải tính chân thực của lịch sử Việt Nam, việc hoàn
toàn dựa vào tài liệu chính thức của Việt Nam là chưa đầy đủ và khách quan. Rõ
ràng, việc hướng đến một cái nhìn toàn diện, một cách tiếp cận tổng thể là nhu cầu
có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Hơn nữa, chủ đề nhằm đạt tới một cái nhìn toàn
cảnh về các giai đoạn phát triển lịch sử Việt Nam từ giữa thế kỷ XVII đến giữa thế
kỷ XIX trong mối quan hệ với Pháp cũng như “cuộc gặp gỡ” định mệnh và “ sự
giao nhau của các số mệnh’ trong tiến trình phát triển giữa hai nước cũng là chủ đề
có ý nghĩa khoa học trong nghiên cứu hiện nay. Trên cơ sở định hướng đó, tôi quyết
định chọn đề tài: “Sự thâm nhập của Pháp vào Việt Nam từ cuối thế kỷ XVII
đến giữa thế kỷ XIX” làm chủ đề cho khóa luận tốt nghiệp của tôi.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1. Các tư liệu, tài liệu đương thời, chính sử
Ngoài các bộ chính sử như Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử
thông giám cương mục, Đại Nam thực lục…, các nguồn tư liệu đương thời nhìn
chung khá hiếm hoi do nhiều nguyên nhân. Những tư liệu đương thời phần lớn là
giáo sử, và cũng chỉ biên soạn khi chữ Quốc ngữ đã được phổ biến và áp dụng ở
Việt Nam.
2.2. Các công trình nghiên cứu
Các công trình nghiên cứu thông sử do các nhà khoa học biên soạn đã được
công bố nhiều năm qua như bộ Lịch sử Việt Nam nhiều tập của tập thể các tác giả
Uỷ ban KHXH xuất bản năm 1971, nhóm biên soạn (Trần Văn Giàu, Trần Bạch
Đắng…), giáo trình của tập thể tác giả Đại học Tổng hợp Hà Nội, bộ lịch sử Việt
Nam nhiều tập… Các công trình tập hợp thành sách về triều Nguyễn cũng đã được
xuất bản trong những năm qua như tuyển tập những bài nghiên cứu về triều
Nguyễn, Lịch sử nhà Nguyễn…
SVTH: Phạm Thị Hiền – K34A CN Lịch sử


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

3

2.3. Báo, tập san, tạp chí
Cần phải kể đến Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử năm 1993 đã ra mắt chuyên san
“Nhâ Nguyễn trong lịch sử nửa đầu thế kỷ XIX” số 6, trong đó gồm nhiều bài
nghiên cứu (Văn Tạo, Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Kiệm…), với nội dung bao
chùm là phân tích và lý giải nguyên nhân mất độc lập dân tộc của nhà Nguyễn.
Ngoài ra còn có Tạp chí nghiên cứu lịch sử, Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình xâm nhập của Pháp vào Việt Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập chung vào vào quá trình xâm nhập của Pháp vào Việt Nam qua
liên hệ về chính trị và thương mại – truyền giáo, quan hệ quốc tế của hai nước cho
đến trước khi xảy ra cuộc xâm lược.
Về thời gian, đề tài nghiên cứu quá trình xâm nhập của Pháp vào Việt Nam
từ thập niên 60 – 70 của thế kỷ XVII đến năm 1958.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ mối quan hệ tương tác đặc biệt giữa hội truyền giáo nước ngoài Paris
với toàn bộ hoạt động của công ty Đông Ấn Pháp; Phân tích rõ sự chuyển biến về
kinh tế, chính trị căn bản thế kỷ XVI – XVIII ở Việt Nam và Pháp.
Phân tích và làm rõ thế cân bằng quyền lực, chuyển biến trong cơ chế quyền
lực giữa Pháp với Việt Nam trong hơn hai thế kỷ; Thái độ ứng đối, chính sách của
Việt Nam trong đối sách các nước châu Á, Pháp và các quốc gia khác ở châu Âu.
Phân tích và lý giải rõ nguyên nhân đồng thời tại sao trong bối cảnh nào Pháp
đã chọn Việt Nam và tiến hành cuộc xâm lược Việt Nam vào giữa thế kỷ XIX cùng
những hệ quả chính trị - xã hội và quân sự.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng hợp, hệ thống qua kết quả nghiên cứu về hoạt động thương mại và truyền
giáo của Công ty Đông Ấn Pháp và Hội truyền giáo nước ngoài Paris ở Việt Nam ;
Tiếp cận vấn đề đa diện, cách tiếp cận đa ngành, liên ngành, nghiên cứu so sánh khu
vực – thế giới, hạn chế mức độ tác động theo thời gian cũng như trong nhận thức
SVTH: Phạm Thị Hiền – K34A CN Lịch sử


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

4

các quan điểm nghiên cứu để đạt đến những nhận thức hệ thống và toàn diện trên cơ

sở của quan điểm đổi mới tư duy sử học, tư duy phức.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích các số liệu trong giao thương, phương pháp thống kê,
phân tích văn bản được sử dụng nhằm phác họa lại bức tranh kinh tế Pháp – Việt
trong vòng một thế kỷ buôn bán. Mặt khác với việc định rõ tính chất và quá trình
xâm nhập của MEP vào Việt Nam, để có thể đưa ra những nhận định tổng quát, lập
luận khoa học phải được dựa trên những căn cứ logic khoa học, do vậy phương
pháp logic được coi trọng khi đánh giá về những chuyển biến của lịch sử Việt Nam
trong từng giai đoạn phát triển . Tác giả khóa luận lưu ý đến việc tiếp cận ngành sử
học, Dân tộc học, Tôn giáo học.
6. Bố cục khóa luận
Ngoài các phần: Mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, Khóa luận gồm 3
chương:
Chƣơng 1: Sự thâm nhập của Pháp vào Việt Nam từ giữa thế kỷ XVII
đến nửa sau thế kỷ XVIII
Chƣơng 2: Sự thâm nhập của Pháp vào Việt Nam từ cuối thế kỷ XVIII
đến giữa thế kỷ XIX
Chƣơng 3: Hệ quả của quá trình xâm nhập của Pháp vào Việt Nam

SVTH: Phạm Thị Hiền – K34A CN Lịch sử


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

5

Chƣơng 1
SỰ THÂM NHẬP CỦA PHÁP VÀO VIỆT NAM TỪ GIỮA
THẾ KỶ XVII ĐẾN NỬA SAU THẾ KỶ XVIII
1.1. VÀI NÉT VỀ BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI PHÁP VÀ VIỆT NAM TỪ

GIỮA THẾ KỶ XVII ĐẾN NỬA SAU THẾ KỶ XVIII
1.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội Pháp thế kỷ XVII
1.1.1.1. Bối cảnh châu Âu và nước Pháp thế kỷ XVI-XVII
Từ thế kỷ XV và các thế kỷ sau, lịch sử thế giới đã diễn ra những biến
chuyển mạnh mẽ. Từ phạm vi và mức độ ảnh hưởng, trong chừng mực nào đó, một
số học giả đã cho rằng đây là thời kỳ toàn cầu hóa lần thứ nhất. Trong quá trình
chuyển hóa tự thân của châu Âu nói riêng và phương Tây nói chung thế kỷ XV –
XVII suy cho cùng là dựa trên những chuyển biến sâu rộng về kinh tế - xã hội trên
phạm vi và quy mô thế giới.
Với việc phát hiện ra những vùng đất mới, thời kỳ đầu của công cuộc khám
phá xuất phát từ mối liên thông xuyên đại dương giữa Địa Trung Hải và Đại Tây
Dương. Cho đến trước thế kỷ XV, vấn đề có tính chất thời sự và ngày càng trở nên
bức thiết về kinh tế là nhu cầu tài nguyên mới thay thế. Sự hấp hẫn trong việc buôn
bán trực tiếp hương liệu từ châu Á về các mặt hàng như vàng, sừng tê… hay nô lệ ở
châu Phi đã càng thôi thúc người châu Âu hướng mạnh về phương Đông. Việc mở
rộng trao đổi và cạnh tranh thương mại trên phạm vi thế giới trên ở một khía cạnh
nào đó cũng đưa đến những hệ quả kinh tế - xã hội đương thời. Chính các chuyển
động trên phạm vi rộng lớn là một trong những nhân tố xuất hiện nền thương mại
toàn cầu (global trade). Từ đó, một số nhà nghiên cứu đã cố gắng giải thích nguyên
nhân của sự phát triển vượt trội, hay về những thay đổi bước ngoặt trong lịch sử ở
thế kỷ XVI – XVII, tựu trung lại dựa trên hai khía cạnh chính là nhu cầu tự thân và
sự tiến bộ của kỹ thuật, nhất là kỹ thuật hàng hải và quân sự.
Sự lấn lướt của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha trong giai đoạn đầu nhờ vào
những “yếu tố thuận lợi” khách quan và chủ quan. Tuy vậy, cuối thế kỷ XVII, vị thế
của Bồ Đào Nha ngày càng suy yếu, cùng với đó là sự nổi lên của Hà Lan, Anh,
Pháp…
SVTH: Phạm Thị Hiền – K34A CN Lịch sử


Kho¸ luËn tèt nghiÖp


6

Trên lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật, phong trào Phục Hưng đã mở đường
hướng tới chủ nghĩa nhân đạo, cách mạng khoa học, cuối cùng là sự chuyển đổi vĩ đại
của cuộc cách mạng công nghiệp. Trước hết trên lĩnh vực tôn giáo, cùng với những
cuộc vận động biến đổi chung ở châu Âu, công cuộc cải cách và phản kháng đã diễn
ra mạnh mẽ khắp châu Âu. Đó là cuộc cải cách Thiên chúa như Công đồng Trentô
(1545-1563, với các mục tiêu chính: hợp nhất Kitô giáo, canh tân giáo hội, chặn đứng
Hồi giáo), lãnh đạo cuộc cải cách Nhà thờ Thiên chúa, sự thành lập của Dòng Tên
(với tổ chức đầu tiên là giáo đoàn Dòng Tên – SJ)… Hệ quả là, các cuộc chiến tranh
tôn giáo giữa những tín đồ Tân giáo (Tin Lành) và Thiên chúa đã diễn ra trong suốt
thế kỷ XVI. Trong bối cảnh đó, các giáo sĩ châu Âu tỏ rõ nhiệt tình rao giảng lòng tin
ra khắp thế giới. Một trong những phương cách của họ chính là phát động các cuộc
thánh chiến… Hệ quả là, với thế lực thống trị quyền uy vô lượng, giáo hội còn là
nguyên nhân của nhiều cuộc chiến tranh tàn khốc ở phương Tây như cuộc thập tự
chinh, cưỡng bức người Do Thái rửa tội, truyền bá phúc âm bằng bạo lựa…
Thời kỳ này về mặt nhà nước, thiết chế chính trị mới đã hình thành như ở
Anh, Pháp… Ở khía cạnh xã hội, việc dân số tăng và đô thị hóa là một trong những
nguyên nhân đưa đến những thay đổi về mặt xã hội, đẩy mạnh quá trình ra đời của
các xã hội tiền tư bản.Từ những thay đổi về dân số học và xã hội đó, một xã hội tiền
tư bản và công nghiệp hóa sơ kỳ đã ra đời. Đồng thời, một trong những yếu tố rất
quan trọng ở Tây Âu lúc này là sự phát triển của các thành thị trung đại. Việt hình
thành mô hình phát triển mới thực sự là một trong những mầm mống đầu tiên của
chủ nghĩa tư bản, một mô hình phát triển, tổ chức kinh tế - chính trị, văn hóa – xã
hội hoàn toàn khác.
Như vậy, lịch sử thế giới với trung tâm là châu Âu thế kỷ XVI – XVII đã
được biểu hiện qua ba sự biến đổi rất đáng chú ý: Thứ nhất là các cuộc đại phát kiến
địa lý; thứ hai là trào lưu văn hóa phục hưng, nó như một cuộc cách mạng tinh thần,
mở đường cho những biến đổi xã hội căn bản sẽ diễn ra; thứ ba là phong trào cải

cách tôn giáo, cùng chiến tranh nông dân (ở Đức), trở thành hai trào lưu tôn giáo –
xã hội quyết liệt nhất đương thời, làm tung chuyển tận gốc chế độ phong kiến, mở
đường cho một trật tự xã hội – tư tưởng mới. Như là hệ quả của “ba làn sóng”, Tây
Âu đã trải qua ba cuộc cách mạng làm thay đổi căn bản mô hình phát triển của lịch
SVTH: Phạm Thị Hiền – K34A CN Lịch sử


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

7

sử nhân loại: Đó là cuộc cách mạng công nghiệp “đã tạo ra những lực lượng sản
xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng thiên nhiên, sự sản xuất của tất cả các thế hệ
trước kia gộp lại. Sự chinh phục những lực lượng thiên nhiên, sự sản xuất bằng máy
móc, việc áp dụng hóa học vào công nghiệp và nông nghiệp, việc dùng tàu chạy
bằng hơi nước, đường sắt, máy điện báo, việc khai phá từng lục địa nguyên vẹn,
việc khai thông các dòng sông cho tàu bè đi lại được, hàng khối dân cư tựa hồ như
từ dưới đất trồi lên, có thế kỷ nào trước đây lại ngờ được rằng có những lực lượng
sản xuất như thế vẫn nằm tiềm tàng trong lòng lao động xã hội!”; Thứ đến là cuốc
cách mạng diễn ra trong lĩnh vực trí tuệ - tinh thần tiếp nối trào lưu phục hưng; và
cuộc cách mạng trên địa hạt chính trị - xã hội, đánh dấu sự thay thế của hình thái
kinh tế tư bản chủ nghĩa đối với hình thái kinh tế - xã hội phong kiến: cuộc cách
mạng tư sản Hà Lan, Anh… Sự hình thành thị trường thế giới thúc đẩy các nhân tố
khác phát triển ở châu Âu, một trong những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của các
công ty hàng hải.
Nằm trong sự chuyển mình chung đó, nước Pháp dưới các triều vua Henri
và Louis đã có những thay đổi lớn trên tất cả các phương diện, vừa mang đặc điểm
chung khu vực, vừa có những nét riêng biệt từ những vận động nội tại.
Trước hiện trạng giáo hội thế kỷ XV, phong trào cải cách đã nổ ra ở nhiều
giáo phận và dòng tu nhằm phục hưng giáo hội, cũng như nhiều nước khác thần học

kinh viện ở Pháp thời kỳ này cũng trên bước đường suy thoái, Cần lưu ý là, tư
tưởng cải cách tôn giáo ở Pháp có từ trước đề xuất của Martin Luther “Trước
Martin Luther 6 năm, Lefèvre d’ Étaples đáng kính của chúng ra đã giảng về chủ
nghĩa Luther tại Pháp” .Đứng trước sự lan tỏa nhanh chóng của Tin lành, giới trí
thức và nhà cầm quyền ở Pháp chia làm hai phe: phe ủng hộ và phe bài trừ, còn nhà
vua Francois đã không có lập trường rõ ràng. Cuộc xung đột diễn ra quyết liệt, kết
cục một số tín đồ Tin lành bị hỏa thiêu năm 1534, đầu năm sau nhà vua ban hành
chỉ dụ cấm lạc thuyết. Sau khi Henri II (cp: 1547-1559) lên thay, đời sống tôn giáo
Pháp bị đẩy lên mức độ căng thẳng hơn. Sự đối đầu giữa hai phái thân vua và chống
đối đưa nước Pháp đến Cuộc chiến tranh tôn giáo – Cuộc chiến tranh Huguenot
(Tân giáo theo phái Calvin ở Pháp)…
SVTH: Phạm Thị Hiền – K34A CN Lịch sử


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

8

Cùng với tôn giáo, nhà nước và hoạt động kinh tế - xã hội cũng có những
thay đổi lớn như việc xây dựng chế độ trung ương tập quyền, “nông nghiệp và chăn
nuôi là hai dòng sữa nuôi sống nước Pháp”, “nếu được thượng đế phù hộ, trẫm [vua
Henry IV] sẽ làm cho trong bữa ăn ngày chủ nhật của mỗi nông dân thế nào cũng có
một con gà”. Lúc này ở châu Âu, các nhà nước chuyên chế Pháp, Tây Ban Nha, Áo
và Phổ dựa trên lý thuyết về thần quyền của nhà vua. Đối với Pháp, Hồng y
Richelieu chủ trương “Mục đích thứ nhất của tôi là tôn cao quốc vương”, “Mục đích
thứ hai của tôi là cho quốc vương rạng rỡ”. Sau khi Richelieu mất một sau (1643)
vua Louis XIII qua đời, Louis XIV bị kế vị, từ đây mở ra một chương mới trong
lịch sử nước Pháp.” Vua mặt trời” Louis XIV là mẫu hình của một nhà nước chuyên
chế, có quân đội mình, kỷ luật cao, tiềm lực quân sự vào loại bậc nhất châu Âu, phát
triển kinh tế, mở mang giao thông, xuất khẩu và công nghiệp. Về chính sách tôn

giáo, thời kỳ này nước Pháp thực hiện “Một vua, một niềm tin”, sức mạnh chính trị
cao hơn niềm tin tôn giáo.
Mặt khác, dưới thời Louis XIV, nước Pháp được coi là tiêu biểu nhất cho
chế độ chuyên chế. Phương cách cai trị và chuyên chế kiểu Pháp đã lan sang khắp
châu Âu, những nhà cầm quyền ở Tây Ban Nha, Áo, Phổ và Nga đều coi Pháp là
mẫu hình, một nhà nước kiểu mẫu. Tuy nhiên, đối với trường hợp các nhà nước
chuyên chế, một đặc điểm rất quan trọng là chuyên chế không phải là toàn trị mà là
nằm ở giữa 2 thái cực đó, tức là nằm giữa nhà nước nghị viện với nhà nước toàn trị.
Do vậy, nhà nước chuyên chế đó được gọi là nền chuyên chế sáng suốt.
Thực tế cho thấy, những nguyên tắc của Colbert sau đó đã tỏ ra xơ cứng.
Nếu như sản xuất trong nước dưới thời Colbert được kích thích mạnh, sản phẩm
tăng lên, du nhập kỹ thuật tiên tiến, tăng mạnh xuất khẩu thì trớ trêu là các công ty
khai thác thuộc địa và thương mại lại phần lớn làm ăn thất bát, thậm chí xảy ra cả
trong thời gian Colbert còn đương nhiệm. Các công ty mất đi trợ lực từ giới doanh
thương, nên dần đi vào suy thoái và phá sản hàng loạt. Và đến cuối thời kỳ trị vì của
vua Louis XIV, nền kinh tế Pháp, vốn trước đó đã bị chỉ trích mạnh mẽ, đang trên
đà suy thoái. Nguyên nhân chủ yếu theo nhiều kinh tế gia đương thời là do hiệu ứng
xấu từ chủ nghĩa Colbert. Trong khu vực, lúc này mối liên kết giữa các nước châu
SVTH: Phạm Thị Hiền – K34A CN Lịch sử


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

9

Âu suy yếu từ việc nhập về vàng, bạc giảm mạnh, cùng với đó là một phong trào
giảm giá đã càng làm cho những vấn đề của nước Pháp trở nên bức xúc, nhất là
khủng hoảng tài chính hoàng gia, khủng hoảng nông nghiệp. Hệ thống thuế thiết lập
từ thời Colbert mà nguồn gốc dựa vào nợ công, lúc này Nhà nước chẳng làm sao có
thể giữ được cân bằng. Tồi tệ hơn là tiền nợ từ hoàng gia Pháp tăng vọt trong thập

niên đầu thế kỷ XVIII.
Như vậy, các chuyến biến kinh tế của châu Âu trên các phương diện đã tác
động mạnh đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội thế giới trên. Chính ở giai
đoạn đó, chủ nghĩa tư bản phương Tây đã nhanh chóng kéo cả thế giới vào cơn lốc
do nó tạo nên qua giao thương, truyền giáo và thực dân hóa. Dưới những tác động
đó, cùng với những chuyển biến trong nước, Pháp nhanh chóng dự nhập vào bối
cảnh chung, mặt khác cũng thể hiện những đặc trưng riêng biệt, trực tiếp hay gián
tiếp đến những khu vực khác ngoài châu Âu, trong đó có Viễn Đông.
1.1.1.2. Chính sách thương nghiệp của Pháp
Vào giữa thế kỷ XVII, nước Pháp là nước đông dân nhất châu Âu (khoảng
20 triệu). Tiềm năng kinh tế của Pháp một phần dựa trên dân số đông với số lượng
lao động dồi dào, điều kiện tự nhiên thuận lợi, bên cạnh đó là các sản phẩm nông
nghiệp và thủ công nghiệp đa dạng, cùng nhiều công quốc mạnh hợp thành. Song
những lợi thế đó chưa thể biến nước Pháp thành một cường quốc thương mại biển.
Trên thực tế, Pháp đã vấp phải sự cạnh tranh kinh tế quyết liệt từ những nước châu
Âu khác đặt biệt là Hà Lan, Anh.
Như đã trình bày ở trên, từ cuối thế kỷ XV, châu Âu bắt đầu công cuộc chinh
phục thế giới nhờ vào những cuộc phát kiến địa lý. Còn trong địa vực châu Âu,
phong trào văn hóa Phục hưng đang đạt đến cao trào, trong đó hạt nhân cốt lõi là đề
cao tư tưởng tư sản, đề cao cá nhân, tập trung phê phán bóc lột, phê phán sở hữu
phong kiến và chống lại chế độ sở hữu phong kiến, tư tưởng chống nhà thờ cũng
phát triển mạnh. Sau sự giảm sút đột ngột về dân số mà nguyên nhân chính là do
bệnh dịch và chiến tranh, từ nửa sau thế kỷ XV, dân số châu Âu tăng trở lại, hoạt
động kinh tế cũng ngày một nhộn nhịp. Kinh tế là ngọn nguồn, là niềm cảm hứng
trong công cuộc thuộc địa hóa, nhu cầu buôn bán và hoạt động khai thác/ bóc lột
của các công ty thương mại.
SVTH: Phạm Thị Hiền – K34A CN Lịch sử


Kho¸


luËn

tèt

nghiÖp

10

Trong bối cảnh kinh tế- xã hội mới, nhận thức mới về vai trò của thương
nghiệp đã hình thành ở Tây Âu. Nếu như trước đó, lý thuyết về bullionism (chính
sách vàng bạc nén, ra đời ở Anh Quốc) nhấn mạnh đến hoạt động nhằm chiếm đoạt
kim loại quý (vàng, bạc), rất được Tây Ban Nha và một số nước Tây Âu khác coi
trọng, tán dương. Trên thực tế, chủ nghĩa trọng kim1 không chỉ là chính sách thuần
túy về kinh tế, trong bối cảnh của những phát kiến địa lý nó còn mang tính chất
chính trị, có mối quan hệ tương hỗ với các hoạt động quân sự. Lúc này, để có thể
đáp ứng nhu cầu ngày càng nâng cao trong đời sồng kinh tế - xã hội, yêu cầu bức
thiết phải có một lý thuyết kinh tế dẫn dắt hay giải thích hiện tượng đang diễn ra.
Và Chủ nghĩa trọng thương2, một lý thuyết kinh tế mới đã ra đời, một mặt nó là sự
tiếp nối của chính sách bullionism, mặt khác trong thời đại mới, nó cũng là sự phủ
định lý thuyết kinh tế đó3.
Ở Pháp, thời kỳ này nền công xã trung đại trên thực tế đã để lại gánh nặng
cho nhà nước. Theo truyền thống, các vấn đề xã hội là do Nhà nước ban hành và xử
lý, nó trái ngược với lĩnh vực kinh tế. Đầu thế kỷ XV, phá vỡ truyền thống vốn có,
chính Nhà nước đã tham sự tích cực vào các hoạt động buôn bán của giới doanh
thuơng và trở thành người giám sát các hoạt động với bên ngoài (ngoại thương).
Trong phạm vi khu vực, thời kỳ đại suy thoái kinh tế (giữa thế kỷ XVI đến giữa thế
kỷ XVII) đã khiến cho vị thế của nước Pháp vốn rất được coi trọng ở châu Âu, ngày
càng yếu kém.
Từ giữa thế kỷ XV, vua Louis XI (cq: 1461-1483) đã ban hành nhiều chính

sách nhằm kích thích buôn bán. Qua các chỉ dụ, Nhà vua tỏ rõ việc khuyến khích
khai mỏ, sản xuất các mặt hàng như len dạ nhỏ và mỏng, cùng với đó là hạn chế tối
đa mua/nhập các mặt hàng xa xỉ. Chính động thái đó của triều đình, nhiều nhà
nghiên cứu vẫn thường gọi là “chủ nghĩa can thiệp”. Theo các nhà sử học, kinh tế
học, dần dà hình thành nên cái gọi là khoa học về sự giàu có.
1

Giai đoạn đầu với đại biểu như William Stafford, Thomas Gresham, Gasparo Scaruffi với lý thuyết cân đối
tiền tệ, chủ trương tăng sở hữu tiền như một dạng của cải thông qua luật định (hạn chế xuất khẩu, lợi tức cho
vay…) Giai đoạn sau phát triển mạnh mẽ với các đại diện Thomas Mun, Antonso Serra với luận thuyết cân
đối thương mại chủ động(cấm xuất nguyên liệu, cho xuất khẩu tiền..). Chủ nghĩa trọng thương giai đoạn này
còn được gọi là chủ nghĩa thặng dư thương mại
2
Trong ngữ hệ Latin mercari có nghĩa là buôn bán, merx có nghĩa là thương mại hóa. Ở đây một số chỗ tiếng
Việt tôi có sử dụng chủ nghĩa duy thương, hay duy thương đều nhằm vào khái niệm của từ mercantilisme
3
Tây Ban Nha nắm trong tay một khối lượng kim loại quý, chủ nghĩa trọng thương ra đời nhấn mạnh đến
hoạt động buôn bán, trao đổi, cân bằng thương mại, phủ định độc chiếm tài nguyên…

SVTH: Phạm Thị Hiền – K34A CN Lịch sử


Kho¸

luËn

tèt

nghiÖp


11

Đồng thời, nhà nước Tây Âu rất chú ý đến các hoạt động liên quan đến tiền
tệ, khắp nơi được khuyến cáo chấm dứt xuất khẩu tiền. Những biện pháp bảo vệ này
tăng lên nhanh chóng trong suốt thế kỷ XVI. Từ cái nhìn so sánh, có thể cho rằng
những biện pháp mang tính can thiệp ở Pháp thể hiện rõ nhất sự can thiệp trực tiếp
của triều đình, cũng như mang “tính hệ thống” nhất dưới thời của Henry IV, nhất
là Louis XIV.
Như vậy, từ cuối thế kỷ XV – đầu thế kỷ XVI ở hầu hết các nước châu Âu đã
xuất hiện và ngày càng được phổ dụng của tư tưởng trọng thương. Trong số những
nước châu Âu, chỉ có Anh và Pháp có khả năng thực thi một chính sách kinh tế chặt
chẽ và khá hiệu quả ở thế kỷ XVII. Trong bối cảnh Tây Ban Nha nắm trong tay một
khối lượng kim loại quý, chủ nghĩa trọng thương ra đời nhấn mạnh đến hoạt động
buôn bán, trao đổi, cân bằng thương mại, phủ định độc chiếm tài nguyên… Jean
Bodin đề cập đến sự liên hệ giữa sự gia tăng giá và dòng chảy kim loại quý (vàng,
bạc). Jean Bodin cho rằng sự giàu có của đất nước là nhờ sự có được của một lượng
tiền (mặt) dồi dào; biện pháp can thiệp và bảo hộ là cần thiết để chuyển sang thời kỳ
duy thương trên cơ sở đề cao sức mạnh tuyệt đối của nhà nước, và chỉ bắt buộc phải
theo những luật lệ tự nhiên mang tính thần thánh. Được coi là cha đẻ của kinh tế
học chính trị, Antoine Montchrétien hết sức coi trọng nền công nghiệp nhà nước.
Qua Traité d’économique politique (công bố năm 1615), những luận đề của
Montchrétien về kinh tế trở thành các luận điểm phản ánh đầy đủ nhất vể chủ nghĩa
trọng thương hiện tồn ở Pháp.
Nhìn chung, ngoài những luận đề kinh tế học sơ khai vốn đã được biết đến
trong giới nghiên cứu lịch sử kinh tế, ở đây tôi xin nhấn mạnh đến những tư tưởng
đó đã là cơ sở điều kiện cho việc ra đời các công ty hàng hải lớn ở thời kỳ này (ở
Pháp là các công ty như Morbihan, Nouvelle-France…). Về đại thể, cả ba người đề
xuất chủ trương trên đều là những người thuộc tần lớp trên hay vốn xuất thân từ
tầng lớp tư sản, thậm trí Barthélemy Laffemas còn là tổng quản về thương mại (năm
1602) dưới triều vua Henry IV. Những đề xuất của họ, do vậy, rất nhanh chóng

được thực thi, sớm đi vào cuộc sống. Những biến động kinh tế đã cho thấy một
quan niệm kinh tế hay một lý thuyết kinh tế mới đã ra đời ở Tây Âu và được phổ
biến rộng rãi. Đối với nước Pháp dưới thời của Louis XIV, chủ nghĩa trọng thương
SVTH: Phạm Thị Hiền – K34A CN Lịch sử


Kho¸

luËn

tèt

nghiÖp

12

vừa có những nét chung khu vực, vừa có những đặc điểm riêng biệt 4. Dưới thời cầm
quyền của Tổng quản tài chính Jean-Baptiste Colbert (1619-1683)5, chủ nghĩa duy
thương mang mầu sắc “Pháp hóa”, hay “Colbert hóa”.
Vốn là một quý tộc, sau khi lên thay cho N.Fouquet (1615-1680), trong
những thập niên 60-80 của thế kỷ XVII, Colbert nổi lên như một nhà hoạch định
chương trình cải tổ sâu rộng ở Pháp. Trong chương trình cải cách thương mại đệ
trình lên vua Louis XIV năm 1670, theo Colbert mục tiêu cao nhất của triều đình
lúc đó là giảm nợ, tiến tới xóa nợ, giảm thiểu thâm hụt Nhà nước, chỉnh đốn ngân
sách, bãi bỏ chênh lệch cố hữu giữa thu và chi, làm giàu cho vương quốc, “tiền mà
thần dân gom góp bằng lao động và thành quả của họ thu nhận được từ đất đai và
nền công nghiệp của họ mang lại cho họ”. Để làm được việc đó, Colbert cho cơ cấu
lại bằng cách giảm thuế “trực tiếp”: thuế thân, tăng thuế “gián tiếp”: thuế quan, thuế
muối, thuế gián thu.
Colbert cho rằng chỉ có một lượng tiền lưu hành ở châu Âu vậy nên “cần

phải tăng lượng tiền trong buôn bán chung, gom về từ các nước mà nó quay vòng,
dự trữ ở trong nước, ngăn không cho nó xuất ra ngoài, và cho người dân các
phương tiện để đạt được lợi nhuận […]. Chỉ có duy nhất và chỉ nhờ có buôn bán
mới có thể đạt được hiệu quả to lớn này”. Hay đơn giản trong ý tưởng của Colbert
là làm sao thu về tối đa kim loại quý (vàng, bac) cho nước Pháp và giữ chúng trong
nước. Trong quá trình giảm thiểu nhập khẩu và thực thi chủ nghĩa bảo hộ, Colbert
chủ trương “hoàng gia hóa” các công xưởng, hay các xí nghiệp được Nhà nước bảo
trợ. Nhà nước tăng cường sản xuất những mặt hàng vốn phải nhập khẩu từ bên
ngoài, tăng sản xuất cùng với đó là tăng chất lượng hàng hóa.
J.B.Colbert cũng ban hành nhiều quy định liên quan đến hoạt động kinh tế
nói chung. Thậm chí, tính ra hàng năm có khoảng 38 quy định và 15 sắc lệnh, trong
đó chi tiết hóa và cụ thể hóa rất nhiều những mặt hàng như về chiều dài, rộng… của
tấm dại, tấm ga… Nhân công được tuyển dụng dưới mọi hình thức từ người “ăn
không ngồi rồi”, từ đám ăn xin hay nhân công nước ngoài… Cùng với đó, một đội
4

Chủ nghĩa trọng thương kim tiền(như Tây Ban Nha), chủ nghĩa trọng thương công nghiệp(như Pháp), chủ
nghĩa trọng thương thương nghiệp(như Anh, Hà Lan).
5
Jean-Baptiste Colbert phụ trách tài chính 1665-1683, đương thời được miêu tả là “một người miền Nam” vì
sự lạnh lùng và ít cảm xúc. Colbert nổi lên trong việc chèo lái nền kinh tế Pháp.

SVTH: Phạm Thị Hiền – K34A CN Lịch sử


Kho¸

luËn

tèt


nghiÖp

13

ngũ những giám sát viên được cử đi để kiểm tra, đôn đốc thực thi các quy định sắc
lệnh được ban hành. Công việc đó được báo cáo cẩn thận và thường xuên về cho
triều đình. Chủ nghĩa trọng thương kiểu Pháp còn được thể hiện ở việc ban hành
biểu thuế hải quan với mục đích bảo hộ, thực chất là dựng lên hàng rào thuế quan,
chính nó đưa đến cuộc xung đột quân sự giữa Pháp và Hà Lan thời gian này…
Ở khía cạnh khác, trên cơ sở của luật pháp, J.B.Colbert được vua Louis XIV
cho soạn lại và ban hành rất nhiều chỉ dụ như về Rừng, Nước, Thương mại, Dân sự,
Hình sự… Đạo dụ đầu tiên được ghi nhận năm 1669 về việc tái hợp đất đai thuộc
hoàng gia, cũng như tái cơ cấu lại rừng. Đạo dụ liên quan đến thương mại được biết
đến dưới hình thức “Luật Savary” ban hành năm 1673 với rất nhiều quy định cụ thể
như về thương nhân, vốn, hội buôn, giao dịch, phá sản, tranh chấp, xét xử…. Nhiều
nhà nghiên cứu sử học là luật học sau này cho rằng đạo dụ này trở thành tiền đề
điều kiện cho đạo luật về thương mại được ban hành năm 1807 dưới thời của
Napoléon đệ nhất. Tuy nhiên, thực tế lịch sử cho thấy, hệ thống thuế khóa này tỏ ra
thiếu công bằng và kém hiệu quả nhất khi áp dụng chi trả cho đối tượng là nông
dân. Mục đích của những đạo dụ đó phần lớn nhằm vào lĩnh vực quân sự hay chiến
tranh mà thôi6
Như vậy, đối với hoạt động buôn bán ở vùng Ấn Độ Dương và Viễn Đông,
tháng 8-1664 (một năm sau khi thành lập MEP), công ty Đông Ấn Pháp (La
Compagnie Francaise des Indes Orientales - CIO) đã được thành lập dựa theo mô
hình của Công ty Đông Ấn Anh (EIC, lập năm 1600) và VOC, và “tất cả mọi người
với những điều kiện và năng lực vốn có cùng giới quý tộc tham gia hùn vốn”.
Năm 1668, CIO thành lập thương điếm ở Surate, sau đó lập ở Pondichéry
(Ấn Độ) năm 1674. Tham vọng đặt “tất cả hòn đảo thuộc Pháp được đặt dưới sự chỉ
huy của CIO”, Colbert cũng thành lập các công ty khác. Tuy vậy, chỉ có CIO đừng

vững nhờ vai trò tích cực của Francois Martin. Năm 1674, F.Martin đã kiên quyết
giữ thương điếm Pondichéry khỏi sự thôn tính của người Hà Lan. Năm 1682, một
sắc lệnh cho phép CIO được tự do hoàn toàn trong hoạt động buôn bán với các xứ
vùng Ấn Độ (aux Indes, bao gồm cả Ấn Độ lẫn các nước Nam Á và Đông Nam Á).
6

Ví dụ như đạo dụ về thương mại, hàng hải (1681), nội dung của nó cho thấy thương mại đảm bảo cho nước
Pháp xây dựng và vũ trang cho những đội tàu lớn vượt biển, và dùng để tăng cường sức mạnh quân sự trên
bộ và trên biển để duy trì an ninh

SVTH: Phạm Thị Hiền – K34A CN Lịch sử


Kho¸

luËn

tèt

nghiÖp

14

Nhìn nhận lại hoạt động thực tế của các công ty trên, hai công ty Tây và
Đông Ấn được chuyên biệt hóa trong hoạt động buôn bán nô lệ (traite d’esclaves)
và được biệt đãi rất lớn. Theo đó, Nhà nước đã cung cấp gần 42% (vua góp :3 triệu
livres, quý tộc :1,3 triệu livres, quan chức triều đình: 0,8 triệu livres, khác: 5,1 triệu
livres) cho Công ty Đông Ấn, 57% cho Công ty Tây Ấn và khuyến khích mọi thành
phần trong nước đầu tư vào nó. Kết quả hoạt động của người Pháp ở hải ngoại đã
hình thành nên những thuộc địa đầu tiên của Pháp được hợp thành từ những thương

điếm ở hải ngoại như Saint Louis ở Senegal, Pondichéry (Ấn Độ), Fort Dauphin
(Madagascar), cùng các thuộc địa đông dân cư trong quá trình khai thác buôn bán
thế kỷ XVII như Louisane, Nouvelle- France ở Canada, các đảo Antilles. Trong
nhận thức của Colbert “những thương điếm ở hải ngoại tào ra sự giàu có và sức
mạnh của Nhà nước mà nó mang đến đây”, vì vậy phải tìn mọi cách để thiết lập
được các thương điếm ở khắp mọi nơi. Còn “Thuộc địa” đối với Pháp lúc này, một
mặt như một “đại thị trường bên trong” đáp ứng nhu cầu mục tiêu kinh tế; mặt khác,
các cơ sở ở thuộc địa không chỉ mang lại sự giàu có cho nước Pháp mà bổn phận
của những nước “văn minh” là phải “khai hóa”, “đồng hóa” những “man dân” ở
đây, cũng như để cạnh tranh với những nước châu Âu khác.
Tuy vậy, nhưng kết quả buôn bán của các công ty đã không đem lại như
mong đợi của Colbert. Một phần nguyên do từ cuộc cạnh tranh quyết liệt trên khắp
thế giới, nhất là các cường quốc hải thương châu Âu với nhau, tuy nhiên có lẽ phần
lớn nằm ở chính nội bộ nước Pháp: một bên là chủ nghĩa (kinh tế) Nhà nước trong
công ty với một bên là quyền tự do độc lập của các công ty này. Công ty Tây Ấn
sụp đổ năm 1672 (sau 10 năm) hay sự làm ăn yếu kém của Công ty Đông Ấn sau
này là hệ quả của tình trạng trên. Pháp không thể so sánh với vị thế kinh tế hàng hải
của người Hà Lan và người Anh, điều này càng được bộc lộ rõ sau khi J.B.Colbert
qua đời năm 1683. Bên cạnh đó, một số sản phẩm hàng hóa trên thị trường của
người Anh và Hà Lan vẫn có chất lượng cao hơn so với sản phẩm của Pháp. Mặc dù
sau cuộc chiến tranh với Pháp, và vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt của người Anh
nhưng về thương mại thì người Hà Lan vẫn là “những người độc hành trên biển”,
“những người chở xe hàng trên biển” nhờ vào giá cả cạnh tranh, thương thuyền và
khả năng tài chính hùng mạnh của VOC… Trong quá trình thâm nhập của Pháp vào
SVTH: Phạm Thị Hiền – K34A CN Lịch sử


Kho¸

luËn


tèt

nghiÖp

15

Viễn Đông, vai trò kinh tế của CIO lại rất hạn chế. Trong thời kỳ đầu, đó là phương
tiện để chuyên chở giáo sĩ, đồng hành cùng MEP và gắn bó tương hỗ cho dù lợi ích
về thương mại luôn đứng ở vị trí thứ yếu nhất.
1.1.1.3. Từ Chế độ Bảo trợ sang Chế độ Cộng hòa
Theo nhiều nhà nghiên cứu giáo sử, Quyền Bảo trợ (Jus patronatus, Droit de
patronage, vẫn hay được biết đến với từ padroado) là một khái niệm pháp lý và
thực tế có từ sớm trong lịch sử giáo hội. Cùng với thời gian khái niệm, nội hàm của
quyền này cũng có như thay đổi mạnh mẽ, gắn liền với sự hưng suy của giáo hội.
Trong lịch sử giáo hội, Padroado mang dấu ấn của hai nước là Bồ Đào Nha và Tây
Ban Nha. Vua hai nước này nghiễm nhiên cho mình là có trách nhiệm bảo trợ hay
được giao quyền bảo trợ. Trong bối cảnh lúc đó, việc bảo trợ này được cho là chính
đáng và cần thiết.
Sau những chuyển biến mạnh mẽ ở châu Âu, nhất là các cuộc phát kiếm địa
lý từ cuối thế kỷ XV, các vùng đất mới trở thành điểm đến của hai nước thực dân
trên. Trong thời gian này, do hai nước luôn có những cuộc va chạm, ngày 4-5-1493
Giáo hoàng quyết định (qua sắc chỉ Inter coetera) phân chia vùng hoạt động: ranh
giới là một đường tưởng tượng, cách Tây Acores7 100 dặm (khoảng 600km lúc đó)
kéo xuống Cap Vert, theo đó phía Tây của đường ranh giới này thuộc quyền của
Tây Ban Nha và phía Đông thuộc Bố Đào Nha. Mặc dù còn tranh cãi rốt cuộc ngày
7-6-1494 hai nước ký cùng Hiệp ước Tordesillas, Tây Ban Nha) dịch chuyển đường
ranh giới cách Acores 370 dặm (2.220 km) về phía Tây. Hiệp ước được Tây Ban
Nha phê chuẩn ngày 2-7-1494, Bồ Đào Nhà phê duyệt ngày 5-9-1497, mãi sau đó
mới được Giáo hoàng Jules II phê duyệt ngày 4-1-15078. Sau đó, ngày 22-4-1529,

hai nước cùng kí vào bản Hiệp ước Saragossa (Saragoza) phân chia vùng ảnh hưởng
ở Viễn Đông và cùng giải quyết vấn đề Molluca vốn còn tồn tại trong Hiệp ước
Tordesillas trước đó.
Từ đây, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng quyền bảo trợ (Padroado Bồ Đào
Nha, Patronato Tây Ban Nha) bước sang giai đoạn phát triển mới, một dấu ấn đậm
7

Azores, diện tích 2.247km2, hiện có khoảng 244.000 dân, nằm ở phía Tây bờ biển Bồ Đào Nha, thuộc Bồ
Đào Nha.
8
Từ năm 150-1640, Tây Ban Nha sát nhập Bồ Đào Nha vào Tây Ban Nha; từ năm 1621-1640, vua Tây Ban
Nha Fillip IV xưng mình là vua Bồ Đào Nha, mãi đến năm 1640 Joao IV Bồ Đào Nha cùng toàn dân nổi dậy
thoát khỏi sự lệ thuộc đó.

SVTH: Phạm Thị Hiền – K34A CN Lịch sử


Kho¸

luËn

tèt

nghiÖp

16

nét trong lịch sử giáo hội, các vua Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha trở thành những
giám mục ngoại biên.
Dưới chế độ bảo trợ, thế quyền và thần quyền hầu như được nhập thành

9

một , và nằm trong tay của vị vua chúa Bồ Đào Nha hay Tây Ban Nha. Cùng với
thời gian, vì rất nhiều nguyên nhân, trong bối cảnh mới, Tòa thánh tìm cách thoát ra
khỏi cơ chế bảo trợ, thoát khỏi ảnh hưởng của vua Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha để
nắm quyền kiểm soát toàn bộ hoạt động truyền giảng trên khắp thế giới nhất là
những vùng đất mới phát hiện sau các cuộc phát kiến.
Từ sau công đồng Trento, năm 1599 Giáo hoàng Clementê VIII lập Thánh bộ
truyền bá đức tin nhưng chỉ hoạt động được vài năm. Phải đến ngày 22-6-1622, Giáo
hoàng Gregorio XV lập Bộ vẫn mang tên trên, chính thức quy chế hoạt động, và tên
này quen được gọi là Thánh bộ truyền giáo (Bộ truyền giáo, thường chỉ viết tắt là
Propaganda. Theo đó, các thừa sai Dòng và Triều được vận động để phải trực thuộc
Thánh bộ thay vì trước nay vẫn lệ thuộc vào hai vua Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.
Việc thành lập Bộ truyền giáo là một thay đổi lớn trong giáo hội. Giờ đây
giáo hội có ý thức hơn về thế giới bao la, không còn bó hẹp ở châu Âu hay rải rác ở
Trung Đông mà bình diện đã lan ra khắp thế giới. Chính mục đích thống nhất hành
động, để hiều hành mọi việc liên quan đến truyền giáo, chỉnh đốn phương pháp đã
dẫn đến việc phải sớm thành lập một Bộ trong giáo truyền lúc đó. Liên quan đến
Đông Ấn, Bộ truyền giáo muốn lập các giáo phận ở đây trực thuộc hoàn toàn Bộ và
Giáo hoàng, không còn bị chế độ bảo trợ Bồ Đào Nha chi phối nặng nề như trước
nên đã lập “cơ chế” mới – cơ chế đại diện tông tòa (vicarius apostolicus). Cùng với
đó, muốn lập giáo phận chính thức, tức giáo phận chính tòa ở các miền truyền giáo
trong chế độ bảo trợ thì phải có sự đồng thuận của các vua Bồ. Nếu lập giáo phận
tông tòa, Tòa thánh không cần hỏi ý kiến chính quyền liên hệ vì Giám mục Đại diện
tông tòa không phải là giám mục chính tòa, chỉ là đại diện của Giáo hoàng coi sóc
giáo phận đó.
Như vậy trong lịch sử giáo hội công giáo, thời kỳ Tông tòa đánh dấu một
đường hướng truyền giáo mới trong việc rút lại quyền Bảo trợ truyền giáo. Để giảm

9


Cơ chế quyền hàng dọc: Giáo hoàng – Vua – giáo sĩ, trong trường hợp đặc biệt nếu hỏi ý kiến Tòa thánh
cũng phải được thông qua vua.

SVTH: Phạm Thị Hiền – K34A CN Lịch sử


Kho¸

luËn

tèt

nghiÖp

17

bớt và tránh những lạm dụng tiêu cực của các quốc gia bảo trợ, có nhiều quyền lực
và tư lợi khác nhau, hay “tại châu Phi và châu Á, nơi Bồ Đào Nha không nắm được
thực quyền thì tính cách nước đôi của chế độ Bảo trợ như thế đã gặp phải nhiều trục
trặc…”. Tòa thánh đã muốn đứng ra lãnh trách nhiệm trực tiếp và toàn bộ trong
công việc truyền giáo. Nhờ những khám phá các vùng đất mới, thế giới bao la với
nhiều dân tộc, sắc tộc khác nhau, với những nền văn minh vĩ đại như Ấn Độ, Trung
Hoa… với những tôn giáo lớn, như Ắn Độ giáo, Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo…
trong nhận thức của Tòa thánh lúc này công việc truyền giáo cần phải có kế hoạch
và phương pháp, tổ chức và thống nhất lãnh đạo, do chính Giáo triều điều hành.
Sau khi thành lập Bộ truyền giáo, công cuộc vận động thay thế chế độ Bảo
trợ đã được xúc tiến nhanh chóng. Và một trong những nhân vật có vai trò rất tích
cực cho việc chuyển đổi sang cơ chế mới Đại diện tông tòa không ai khác chính là
giáo sĩ Alexandre de Rhodes “người đã lập nên một học thuyết về truyền giáo đã đặt

cơ sở trên một cơ tầng văn hóa bản đại, bằng việc sử dụng tiếng bản xứ cả trong lễ
nghi lẫn trong việc thoát giải sự bó buộc về quyền bảo trợ”10 … hành động kịp thời,
vận động Giáo hoàng thay chân người Bồ ở Viễn Đông”. Sau khi “bị trục xuất”…
bề trên đã khôn ngoan cho rằng không nên phải đến đó nữa, vì là một phiêu lưu mạo
hiểm, làm cho chúa đó giận giữ và ghét giáo dân. Với ý nghĩ chờ cho cơn giận qua
đi, các ngài quyết định phái tôi trở về Âu châu tìm viện trợ tinh thần và vật chất.
Các ngài cho rằng tôi đủ hiểu biết tất cả nhu cầu lớn lao của đất nước mà tôi đã ở
trong bao nhiêu năm”.
Về đại thể, công việc của de Phodes sau khi rời khỏi Đại Việt đã diễn ra như
sau: - Xin Giáo hoàng cử giám mục sang Đại Việt; - Vận động cho hoạt động truyền
giáo ở đây; - Tăng nhân sự truyền giảng… diễn ra từ năm 1650-1652.
Tháng 7-1652, Bộ Truyền giáo và Giáo hoàng chỉ thống nhất được một việc
là cử một linh mục đi điều tra, Giáo hoàng đồng ý cử một linh mục Triều (không
phải linh mục Dòng) điều tra lại chỗ trước khi tính đến những khả năng thực tế của
de Rhodes. Nếu như thông tin sau đây là chính xác, có 2 sự kiện rất đáng kể: Thứ
nhất, ngay từ đầu Giáo hoàng chỉ có thể cử 1 hoặc 2 giám mục đến Đại Việt (theo
phiên họp ngày 5-3-1653); Thứ hai, Giáo hoàng Innocent X đã có lần ngỏ ý de
10

Cũng trong tác phẩm này, J.L.Pichon đã cho biết về “di thư” 4 điểm của A.de Rhodes.

SVTH: Phạm Thị Hiền – K34A CN Lịch sử


Kho¸

luËn

tèt


nghiÖp

18

Rhodes nhậm chức Giám mục Đại Việt, nhưng de Rhodes từ chối11. Vì vậy, de
Rhodes đã từng đi rất nhiều nơi (Ý, Thụy Sỹ…) để tìm người thay thế [tìm giám
mục theo ý Tòa thành nhưng không thành công. Rốt cuộc de Rhodes đã phải sang
Pháp tìm Giám mục [cũng theo ý của Thánh Bộ]!
Vùng Đông Ấn (trừ Philippin) là một vùng truyền giáo thuộc bảo trợ Bồ
Đào Nha. Tháng 1-1533, Giáo phận Goa đã được thành lập, tháng 2-1588 giáo phận
Malacca được thành lập và giáo phận mới Macao (Áo Môn) được thành lập tháng 11576. Cả ba giáo phận đều là chính tòa và tùy thuộc qui chế Bảo trợ Bồ Đào Nha.
Mặc dù thế lực của Bồ Đào Nha đã suy yếu cả về kinh tế và chính trị, song chưa thể
phủ nhận tất cả những ảnh hưởng của họ tại Tòa thành. Theo đó, trong tất cả các
tính toán của Tòa thánh việc đụng độ trực tiếp bị hạn chế tối đa, tránh gây tác động
mạnh tới người Bồ (thí dụ như trước trường hợp của Alexandre de Rhodes về lộ
trình sang Đại Việt, theo đó năm 1673, Bộ Truyền giáo đã chỉ thị cho Giám mục
Castro, Đại diện tông tòa ở Idalcan không đi qua Lisboa hay những địa điểm thuộc
phạm vi quản hạt lớn của Bồ). Mặt khác, bản thân lúc này Giáo hoàng tuổi đã cao
(Giáo hoàng sinh năm 1574, đến năm 1653 ông đã 79 tuổi), và vị trí của nước Pháp
và giáo hội chưa đủ mạnh để thay thế Bồ. Về việc này J.Guennou nhận xét: “Bộ
Truyền giáo e ngại sự chống đối của Bồ Đào Nha nên yêu cầu các giám mục lên
đường một cách bí mật, không cho ai biết mục đích, lộ trình, nơi đến của chuyến
đi… tránh các vùng đất hay nơi có người Bồ hoặc thuộc người Bồ bằng bất cứ cách
nào” Sau những cuộc vận động chưa thành ở Roma, trước khi khởi hành sang Pháp,
de Rhodes mong muốn tìm người thay thế mình trong vai trò là Giám mục. Nếu căn
cứ vào hồi ký sẽ không thể tìm thấy lý do việc de Rhodes sang Pháp. Trong Hành
trình và truyền giáo, tác giả Đỗ Quang Chính cho rằng mỗi khi tiến hành một việc
quan trọng, de Rhodes thường cho biết lý do của nó (ví dụ như năm 1618 nói về
việc được phép đi truyền giảng ở Đông Ấn, năm 1622 rời Goa, năm 1624 de
Rhodes đến Đàng Trong, năm 1645 de Rhodes từ Áo Môn về Roma…). Như vậy,

những thông tin về các trọng vụ đó đều được ghi vụ thể: (1) lý do sứ mệnh, (2)
11

Tác giả đưa ra các nguyên nhân tại sao Đắc Lộ từ chối, trong đó tác giả có cho rằng sẽ gây mâu thuẫn thêm
giữa Bồ Đào Nha và Pháp, và do sợ “tuổi cao, sức yếu” nếu có trở lại Đại Việt. Điều này được viện dẫn trong
Hành trình và truyền giáo(t.263) “tôi cũng cảm thấy mình già tuổi yếu, gần đất xa trời rồi”(lúc này de
Rhodes 59 tuổi).

SVTH: Phạm Thị Hiền – K34A CN Lịch sử


Kho¸

luËn

tèt

nghiÖp

19

Người cử đi, (3) ngày tháng năm đi và đến). Nếu như (3) có được nhắc đến sau khi
từ biệt Giáo hoàng rời Roma ngày 11-9-1652, thì những thông tin (1),(2) không thể
tìm thấy trong hồi ký của mình. Bénigne Vachet (1641-1720), từng có thời gian ở
Đàng Trong với Lambert de la Motte, cho rằng người phái de Rhodes sang Pháp với
chỉ thị giới thiệu ứng viên Giám mục, trong 3 chỉ thị có chỉ thị thứ 3 là Đừng giới
thiệu người Pháp . Mặt khác, căn cứ vào tư liệu do H.Chappoulie cung cấp, tác giả
Đỗ Quang Chính cho rằng de Rhodes sang Pháp do Bộ Truyền giáo cử đi và hiểu
ngầm là Bề trên Cả Dòng Tên cũng không đồng ý.
Sau khi tiến cử những ứng viên Giám mục này lên Thánh Bộ, các Hồng y đã

trình đề nghị của de Rhodes lên Giáo hoàng Innocent X. Cùng thời điểm này ở Pháp,
Hội nghị giáo sĩ Pháp lên tiếng ủng hộ đề nghị của de Rhodes về việc gửi Giám mục
Pháp đến Việt Nam. Tháng 7-1653 các Tổng giám mục có uy tín (ở Reims, Le Puy,
Senlis, Amiens, Condom) cùng gửi thư lên Đức Giáo hoàng Innocent X. Ngày 29-91653, cha Vincent de Paul (tức thánh Vĩnh Sơn Phaolô) cũng có thư gửi lên Thánh
Bộ tán thành việc cử ba ứng viên làm Giám mục ở Việt Nam. Còn đối với ba linh
mục Pháp trên, cả ba bị đều quyết tâm và sẵn sàng được Dòng Tên bảo trợ hoàn toàn.
Một mặt nhận được sự ủng hộ nhiệt tình về nhân lực, về tài chính, đề nghị của de
Rhodes cũng được sự ủng hộ của Trường Trung học dòng Tên ở Rennes. Đặt biệt,
Hội Thánh thế (Compagnie du Saint-Sacrement – CSS)12 cũng hứa tặng khoản tiền
lớn. Năm 1653, Hội Thánh thể đều đã có thư gửi lên Đức Giáo hoàng và Thánh Bộ
truyền giáo cam kết bảo trợ ba giám mục đi Viễn Đông.
Như vậy, hoạt động của de Rhodes ở Pháp đã thu được kết quả quan trọng
nhất là tìm được ứng viên Giám mục, cho dù với những mục đích khác nhau nhưng
đã tranh thủ được sự đồng tình của Pháp (Các giám mục, Hội nghị giáo sĩ, hội
Thánh thể, triều đình…), tạo cơ sở ban đầu cho những liên hệ chặt chẽ giữa Pháp
với Giáo hội về vấn đề Đại Việt.
Trong khi tưởng chừng như không có gì ngăn cản được việc người Pháp sẽ
được cử làm Giám mục, thì từ giữa năm 1654, de Rhodes nhận được chỉ thị đi Ba
Tư13. “Nhưng, khốn thay, chính Giáo hoàng Innocent XI lúc đó lại không muốn cho
12

Mục tiêu của CSS là cổ động và tài trợ cho việc mục vụ và truyền giáo. Hội được Henri de Lévis thành lập
năm 1630, đến năm 1660 Nghị viện Pháp ra nghị định giải tán Hội.
13
Tháng 11-1654, A.de Rhodes rời cảng Marseille đi Ba Tư.

SVTH: Phạm Thị Hiền – K34A CN Lịch sử


Kho¸


luËn

tèt

nghiÖp

20

người Pháp giữ trọng trách này, còn vua Bồ Đào Nha thì cực lực phản đối, lại còn
dọa, nếu Tòa thành cử người Pháp vào sứ vụ này, đế quốc rộng lớn Bồ Đào Nha sẽ
không vâng phục Tòa thánh nữa. Sợ! Đức Thánh cha liền yêu cầu Cha Bề trên cả
Dòng Tên Goswinus Nickel chuyển de Rhodes đi khỏi Pháp”. Cuối năm 1654, Giáo
hoàng Innocent XI qua đời. Tháng 4-1655 Tân Giáo hoàng chính thức nhậm chức,
lấy danh hiệu là Alexandre VII (được bầu làm Giáo hoàng ngày 7-4, lúc đó là 56
tuổi, mất ngày 22-5-1667). Ngay sau đó, Bộ truyền giáo thông báo sẵn sàng cử các
Giám mục sang Viễn Đông, quỹ tài trợ phải được đặt ở Roma hay Avingon. Để
nhanh chóng xúc tiến công việc và hiệu quả, Vincent de Meur “tông đồ” (16281668) đề nghị phải sang tận Roma vận động. Tháng 5-1656, phái đoàn gồm 5
người, đứng đầu là linh mục Vincent de Meur, có mới theo F.Pallu đi cùng sang
Roma. Tuy nhiên trước đó, ngày 13-4-1655, Hội nghị giáo sĩ Pháp đã đồng ý với đề
nghị của Thánh Bộ về tài trợ và địa điểm đặt quỹ. Giữa tháng 5-1656, Hội nghị đệ
đơn lên Giáo hoàng xin cắt cử giám mục. Phái đoàn của Vincent de Meur đến Roma
cuối tháng 5-1657. Đến giữa tháng 7-1657 phái đoàn mời được bệ kiến Đức Giáo
hoàng. Văn bản trình lên Giáo hoàng gồm 3 nội dung chính như nỗ lực của cha de
Rhodes ở Đông Ấn và Pháp, về kinh phí và trụ sở tài trợ, về lộ trình chuyến đi.
Ngày 13-5-1658, Bộ truyền giáo của giám mục là F.Pallu và Lambert de la Motte
lên Đức giáo hoàng. Cuối tháng 7-1658, Đức Giáo hoàng chính thức bổ nhiệm
(đoản sắc Apostolatus officium) cha F.Pallu làm Giám mục hiệu tòa Héliopolis ,
Lambert de la Motte là Giám mục hiệu tòa Béryte, cả hai đều là giám mục trong
phần đất dân ngoại. Giám mục Héliopolis coi sóc giáo phận Đànq

Như vậy về cơ bản vấn đề quyền Bảo trợ đã được thay thế bằng Đại diện
Tông tòa của Tòa thánh. Trong bước chuyển đó, giáo hội Pháp đóng vai trò hết sức
quan trọng, cũng như sau này triều đình Pháp rất quan tâm đến tình hình các giám
mục Đại diện Tông tòa mà một trong những biểu hiện đó là việc thành lập một hội
truyền giáo để hỗ trợ cho toàn bộ hoạt động của người Pháp ở hải ngoại.
Theo đó, với những nỗ lực không mệt mỏi của giáo sĩ Alexander de Rhodes
ở Âu châu, giáo hội và triều đình Pháp, cũng không quên những giám mục, giáo sĩ
khác hết lòng với sự hưng khởi của giáo hội, công cuộc thay thế chế độ Bảo trợ đã
đạt được kết quả bước đầu. Một trong những bước chuẩn bị cho chế độ mới – chế
SVTH: Phạm Thị Hiền – K34A CN Lịch sử


×