Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Tình hình giáo dục việt nam thời thuộc địa 1858 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (771.93 KB, 85 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã chứng minh giáo dục
có vai trò rất quan trọng trong việc đào tạo nhân tài, phát triển đất nước.
Trong văn bia Tiến sĩ năm 1442 đã viết rõ: “Hiền tài là nguyên khí của quốc
gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh. Các thánh đế minh vương không ai
là không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí là
việc đầu tiên” [1, tr.5]. Sau này Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhắc nhở
chúng ta “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải
trồng người”. Điều đó cho thấy giáo dục khoa cử có tầm quan trọng đặc biệt,
hiện nay giáo dục đã trở thành vấn đề sống còn, vấn đề tương lai của mỗi
quốc gia dân tộc.
Dân tộc ta vốn là một dân tộc hiếu học, nền giáo dục Việt Nam đã góp
phần quan trọng trong việc tạo dựng lên một nước Việt Nam với hàng nghìn
năm văn hiến. Tuy nhiên cũng có những giai đoạn, do mục đích phản động
của giai cấp thống trị và bọn xâm lược, mà giáo dục đã bị biến thành công cụ
phục vụ lợi ích riêng đi ngược lại sự phát triển của xã hội. Đặc biệt là bước
sang thế kỷ XIX, tình hình nước ta có nhiều biến động to lớn, thực dân Pháp
có âm mưu cướp nước ta từ lâu, đến năm 1858 chính thức nổ súng tấn công
nước ta. Vua quan nhà Nguyễn hèn nhát đã nhanh chóng đầu hàng dâng nước
ta cho giặc bằng việc kí hiệp ước Patơnốt (1884). Từ đây nước ta nằm dưới sự
cai trị của thực dân Pháp, bị chia cắt làm ba miền với ba chế độ chính trị - xã
hội khác nhau.
Cùng với những thăng trầm của lịch sử, giáo dục nước ta cũng có
những biến động nhất định. Sau khi chiếm được Nam Kỳ làm thuộc địa, thực
dân Pháp đã ngay lập tức xóa bỏ hệ thống giáo dục cũ bằng chữ Hán và thay
thế bằng một nền giáo dục mới bằng chữ Quốc ngữ và chữ Pháp. Từ đây, giáo



2

dục nước ta liên tục có những thay đổi lớn. Để thấy được những thay đổi của
nền giáo dục nước nhà trong giai đoạn lịch sử đầy biến động này, thì việc
nghiên cứu tìm hiểu nền giáo dục nước ta thời thuộc địa đang là vấn đề được
rất nhiều người quan tâm nghiên cứu.
Việc tìm hiểu nền giáo dục nước ta thời thuộc địa, sẽ cho chúng ta một
cái nhìn khái quát hơn, hệ thống hơn về nền giáo dục thời thuộc địa, từ tổ
chức cho đến nội dung chương trình học qua các giai đoạn lịch sử.
Qua việc nghiên cứu nền giáo dục nước ta thời thuộc địa (1858 - 1945),
ta có thể thấy được những mặt tích cực cũng như hạn chế của nó đối với sự
nghiệp giáo dục ở nước ta, đồng thời thấy được những tác động của nó đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta thời kỳ đó và cả sau này.
Việc nghiên cứu tìm hiểu nền giáo dục nước ta thời kỳ này, ta có thể rút
ra cái nhìn khách quan về chính sách cai trị và bản chất của thực dân Pháp
trong quá trình đô hộ nước ta.
Ngày nay khi thế giới đang hướng đến một nền kinh tế tri thức, thì giáo
dục cũng trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia dân tộc. Đảng
ta đã từng xác định “giáo dục và đào tạo cùng với khoa học công nghệ là
quốc sách hàng đầu”, “phát triển giáo dục và đào tạo là một động lực quan
trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát
huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, phát triển kinh
tế nhanh và bền vững” [28, tr.13].
Vì vậy quan tâm đến phát triển giáo dục là một vấn đề sống còn đối với
sự phát triển của đất nước. Việc cải tiến giáo dục cho phù hợp với công cuộc
đổi mới của đất nước để phát huy hết vai trò của giáo dục, ngoài việc tham
khảo mô hình giáo dục của một số nước tiên tiến, thì việc tìm hiểu và tiếp thu
những kinh nghiệm giáo dục trong lịch sử để xây dựng đất nước, đồng thời
giáo dục thế hệ trẻ hiện nay là rất cần thiết.



3

Nhận thức rõ vai trò quan trọng của việc tìm hiểu giáo dục nước ta
trong lịch sử nhất là thời thuộc địa, đối với công cuộc đổi mới giáo dục hiện
nay. Với sự nỗ lực của bản thân và đặc biệt là nhận được sự giúp đỡ của cô
giáo Chu Thị Thu Thủy - cùng các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử, tôi lựa
chọn vấn đề “Tình hình giáo dục Việt Nam thời thuộc địa 1858 – 1945” làm
đề tài khóa luận tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề “Tình hình giáo dục Việt Nam thời thuộc địa 1858 – 1945” là
một đề tài lớn và có tầm quan trọng nên đã được nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm tìm hiểu ở nhiều mức độ khác nhau cụ thể là:
Cuốn “Tìm hiểu nền giáo dục Việt Nam trước năm 1945” (NXB Giáo
dục, 1985) của Giáo sư Vũ Ngọc Khánh. Tác giả đã trình bày về sự nghiệp
giáo dục của nước ta từ thời tiền sử cho đến trước năm 1945, đưa ra những
nhận định, đánh giá về tình hình giáo dục nước ta nhưng còn rất chung chung.
Tác giả Nguyễn Văn Khánh đã viết cuốn “Cơ cấu kinh tế - xã hội Việt
Nam” ( NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000). Tác phẩm đã đề cập đến tình
hình giáo dục nước ta thời thuộc địa tuy nhiên còn rất sơ lược.
Cuốn “Lịch sử giản lược hơn 1000 năm nền giáo dục Việt Nam” (NXB
Chính trị Quốc gia, 2003) của tác giả Lê Văn Giang. Sách đã trình bày một
cách khái quát về nền giáo dục Việt Nam từ khởi thủy cho đến năm 2000,
nhưng chưa trình bày được một cách rõ nét về tình hình giáo dục nước ta thời
thuộc Pháp.
Tác giả Phan Trọng Báu đã viết cuốn “Giáo dục Việt Nam thời cận đại”
(NXB Khoa học xã hội, 1994). Trình bày về tình hình giáo dục nước ta thời
cận đại, tác giả đã đưa ra những đánh giá và phê phán đúng mức những cái
mà nền giáo dục của người Pháp đã đem lại cũng như hạn chế của nó.



4

Như vậy, mặc dù đến nay có một khối lượng đồ sộ các công trình
nghiên cứu về giáo dục học, sử học đề cập đến vấn đề tình hình giáo dục nước
ta thời thuộc địa, song chưa có một tác phẩm nào trình bày một cách toàn diện
về tình giáo dục nước ta thời thuộc địa. Do đó, việc làm sáng tỏ tình hình giáo
dục cũng như vai trò của giáo dục thời thuộc địa đối với sự phát triển kinh tế xã hội nước ta thời kỳ này cũng như công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay là
một yêu cầu cấp thiết đang được đặt ra.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu về vấn đề “Tình hình giáo dục Việt Nam thời
thuộc địa 1858 - 1945”, nhằm tìm hiểu về tình hình giáo dục nước ta thời
thuộc địa, đi sâu vào nghiên cứu tổ chức cũng như nội dung nền giáo dục
nước ta thời kỳ này, để có cái nhìn khái quát hơn về một nền giáo dục đã tồn
tại ở nước ta. Để thấy được những mặt tiêu cực cũng như những điểm hạn chế
của nền giáo dục mà thực dân Pháp đã xây dựng trên đất nước ta. Từ đó rút ra
bài học kinh nghiệm cho công cuộc đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khóa luận khái quát về tình hình giáo dục Việt Nam thời nhà Nguyễn
(cuối thế kỷ XIX), về tổ chức và nội dung giáo dục dưới triều Nguyễn.
Tìm hiểu về giáo dục Việt Nam thời thuộc địa (1858 - 1945), về tổ
chức cũng như nội dung giáo dục qua từng thời kỳ, từ đó rút ra đặc điểm và
vai trò của nền giáo dục đó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta thời
kỳ đó cũng như hiện nay.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian nghiên cứu: khóa luận nghiên cứu về tình hình giáo dục
Việt Nam.
Về thời gian nghiên cứu: giới hạn từ năm 1858 đến năm 1945.



5

4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Để hoàn thành khóa luận, tác giả đã khai thác các nguồn tài liệu sau:
- Nguồn tài liệu thứ nhất: Là các tư liệu gốc gồm các hồ sơ, báo cáo
tổng kết về giáo dục thời Pháp thuộc, lưu trữ tại Thư viện quốc gia, Viện sử
học.
- Nguồn tài liệu thứ hai: Là các bài báo, tạp chí nghiên cứu về giáo dục
Việt Nam thời thuộc địa.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện khoá luận tôi sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính
là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Ngoài ra còn sử dụng một số
phương pháp khác như so sánh, tổng hợp, thống kê, phân tích…
5. Đóng góp của khóa luận
Đề tài được tiến hành nghiên cứu sẽ cung cấp cái nhìn tương đối toàn
diện và khách quan về tình hình giáo dục Việt Nam thời thuộc địa (1858 1945) và phân tích những tác động của nền giáo dục đó đối với kinh tế - xã
hội Việt Nam thời kỳ này. Về mặt ý nghĩa khoa học lịch sử, khóa luận đã có
những đóng góp nhất định:
Khóa luận đã hoàn thành nhiệm vụ khoa học tự đề ra là góp phần khôi
phục chân thực lại tình hình giáo dục nước ta thời kỳ thuộc địa (1858 – 1945).
Kết quả nghiên cứu của khóa luận sẽ cung cấp những bài học kinh
nghiệm, tư liệu cho công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay. Đồng thời cung cấp
thêm tư liệu cho việc giảng dạy và học tập lịch sử Việt Nam cận đại.
6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khoá luận bao gồm
hai chương:
Chương 1: Khái quát về tình hình hình giáo dục Việt Nam thời nhà
Nguyễn (cuối thế kỷ XIX)

Chương 2: Tình hình giáo dục Việt Nam thời thuộc địa (1858 – 1945)


6

NỘI DUNG
Chương 1 : KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH GIÁO DỤC VIỆT NAM
THỜI NHÀ NGUYỄN (CUỐI THẾ KỶ XIX)
1.1. VỊ TRÍ GIÁO DỤC VÀ YÊU CẦU VỀ NHÂN TÀI THỜI NHÀ
NGUYỄN (CUỐI THẾ KỶ XIX)
Sau khi lên ngôi năm 1802, các vua nhà Nguyễn đã cố gắng chỉnh đốn
và xây dựng đất nước, đặc biệt là rất chú ý đến giáo dục để đào tạo nhân tài.
Chính vì vậy, việc tổ chức biên soạn, in ấn các tài liệu học tập, mở các khoa
thi… được các ông vua đầu triều Nguyễn rất quan tâm.
Vua Gia Long khi mới lên ngôi vua đã nói với các đình thần “Học hiệu
là nơi chứa nhân tài, Trẫm muốn bắt chước người xưa, đặt nhà học để nuôi
học trò ngõ hầu văn phong dày lên, hiền tài đều nổi để cho nhà nước dùng”
[29, tr.112]. Năm 1807, Gia Long đã cho mở khoa thi đầu tiên ở 6 trường từ
Nghệ An trở ra. Năm 1820, Minh Mệnh đã cho chỉnh đốn lại Quốc Tử Giám
thành lập từ thời Gia Long, đặt học quan, định phép thi, lấy sinh viên, cấp học
bổng… Điều đó cho thấy giáo dục có vị trí rất quan trọng trọng việc đào tạo
và phát triển nhân tài của đất nước thời kỳ này.
Vào những năm cuối thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược
nước ta thì chế độ phong kiến cổ hủ, lạc hậu đã không bắt nhịp được với
những tiến bộ, thành tựu văn hóa văn minh nhân loại. Trước tình hình đó yêu
cầu về nhân tài, những người có thể đứng ra gánh vác trách nhiệm xây dựng
và phát triển đất nước để bắt kịp với tiến bộ của văn hóa văn minh nhân loại,
và đặc biệt là để đấu tranh bảo vệ quê hương đất nước trước sự tấn công của
kẻ thù. Điều đó cho thấy, yêu cầu về việc đào tạo nhân tài để xây dựng và bảo
vệ đất nước được đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết. Đây chính là trách nhiệm

của nền giáo dục đương thời.


7

1.2. TÌNH HÌNH GIÁO DỤC VIỆT NAM THỜI NHÀ NGUYỄN (CUỐI
THẾ KỶ XIX)
1.2.1. Tổ chức giáo dục Việt Nam thời nhà Nguyễn (cuối thế kỷ XIX)
Tổ chức giáo dục Việt Nam thời kỳ nhà Nguyễn có thể xem là đã đi
vào nề nếp, trong đó có hệ thống giáo dục ở Trung ương và hệ thống giáo dục
ở địa phương.
1.2.1.1. Hệ thống giáo dục Trung ương dưới triều Nguyễn
 Các cơ sở giáo dục Trung ương của triều đình và Quốc Tử Giám
- Nhà học của vua
Năm 1810, Gia Long cho dựng điện Dưỡng Tâm để làm nơi vua đọc
sách. Năm 1821, Minh Mệnh cho xây thêm Trí Nhân Đường để đọc sách và
sáng tác. Năm 1887, Đồng Khánh cho xây Thái Bình Ngự Lãm Thư lâu làm
nơi cất giữ và đọc sách. Năm 1919, Khải Định cho sửa lại đặt tên là Thái Bình
Lâu, những nơi này chỉ để vua tự học.
Năm Tự Đức 1 (1848), nhà vua cho mở lại tòa Kinh Diên, tức viện Tập
Hiền để nghe giảng bài. Mỗi tháng vua học 6 ngày, nghỉ học vào tháng 2, các
giảng quan phải soạn bài và giảng cho vua nghe.
+ Giảng đường (Tập thiện đường)
Dưới triều Nguyễn, Giảng đường được lập từ năm Gia Long 16 (1817).
Vì là nơi để dạy dỗ các Hoàng tử, Thái tử là những người trong tương lai sẽ
trị vì đất nước nên việc tuyển thầy dạy học ở các Giảng đường rất được triều
đình chú trọng.
Triều đình quy định về số người phụ trách việc giảng dạy tại Giảng
đường gồm: Sư bảo 1 người, Giáo đạo 1 người, Giảng tập từ 2 đến 20 người,
Chính tự 4 đến 10 người.

+ Sở Tôn học (Tôn học đường)
Là trường dành cho những người trong Tôn thất, được xây dựng bên
cạnh phủ Tôn nhân trong Kinh thành. Các Học quan tại đây được tuyển chọn


8

một phần từ các học sinh ở Quốc Tử Giám, đó là những người có học hành,
thông qua văn lý.
+ Quốc Tử Giám
Năm Gia Long thứ 2 (1803), nhà vua cho dựng trường Quốc học ở
Kinh đô Phú Xuân (Huế), đến đời vua Minh Mệnh thứ 2 trường Quốc học đổi
tên thành Quốc Tử Giám. Triều đình cho xây dựng thêm Giảng đường, Di
luân đường và hai học xá ở hai bên tả, hữu. Nơi đây trở thành trung tâm giáo
dục Nho giáo của cả nước.
Ở trường Quốc học, các vị Tế Tửu, Tư Nghiệp, Giảng quan đều là
những người thông hiểu Nho giáo, đỗ đạt cao và có tư cách tốt.
 Đối tượng và phương thức đào tạo của hệ thống giáo dục trung
ương
- Các Hoàng tử, Hoàng đệ, Công tử
Việc dạy dỗ các Hoàng tử, Hoàng đệ, Công tử rất được triều đình chú
trọng, trong việc tuyển thầy dạy, cũng như sách học và các điều kiện học tập
khác.
Về sách học : Mới học thì học sách Tiểu học, Khai tâm bảo giám rồi
đến Tứ thư, Ngũ kinh, ngoài ra còn các sách Sử, Kinh, Truyện. Về ngày học
thì lấy ngày lẻ giảng Truyện hoặc Kinh, ngày chẵn học Sử, ngày học 2 buổi.
- Tôn sinh
Triều Nguyễn cũng giống các triều đại khác, luôn chú ý đến việc ưu đãi
về quyền lợi đối với những người trong Hoàng tộc. Những người trong Tôn
thất là con cháu các Thân phiên, Hoàng thân có tước công và Hoàng thân.

Tại trường Tôn học, các học sinh nhỏ tuổi mới vào học thì học sách
Tiểu học để biết cách ứng đối, sau đó đến Kinh truyện để rõ nghĩa lý rồi học
kĩ các sách Sử để biết sự tích.


9

Ngày lẻ giảng một bài Kinh và một bài sách Tiểu học, ngày chẵn giảng
một bài truyện và một bài sử. Mỗi tháng bốn kỳ ra bài thi một lần, ngày khai
trường vào ngày khai ấn tháng giêng. Hàng năm vào tháng 11, một viên quan
đại thần ban văn cùng với Hoàng thân công kiên coi công việc nhà Tôn học
ra một đầu bài thi, nếu ai được thứ hạng cao sẽ được thưởng, ai không đạt sẽ
bị phạt.
- Ấm sinh
Ấm sinh là con các vị quan được vua ban ơn cho vào học ở Quốc Tử
Giám.
Vua Minh Mệnh năm thứ 1 (1820), ban ân chiếu cho quan viên văn võ
từ tam phẩm trở lên, trừ con đẻ của công thần đã định quan tước ra còn con đẻ
của quan viên tam phẩm trở lên đều được ấn thụ một con vào học ở Quốc Tử
Giám, và đều được chiếu cấp lương ở kho để học tập.
- Học sinh trường Giám
Giám sinh ngoài những người đã đỗ Cử nhân đến học để thi Hội, còn
bao gồm Tôn sinh, Ấm sinh và Cống sinh ở các địa phương.
Học sinh trường Giám rất được triều đình quan tâm ưu đãi, được miễn
quân dịch, miễn thuế thân và miễn sưu dịch. Hàng tháng đều được cấp gạo,
lương và dầu đèn. Ngoài ra, triều đình còn dành cho các Giám sinh sự quan
tâm ưu đại đặc biệt, đó là những người có cha. mẹ già, hoàn cảnh khó khăn thì
được cấp tiền về thăm.
Ở trường Giám khai giảng diễn ra vào đầu xuân, sau ngày khai ấn một
ngày, cuối năm sau ngày xếp ấn một ngày thì nghỉ giảng. Chương trình học

thì trước giảng Kinh truyện, sau đến các sách Sử, Tính, Lý. Ngoài chương
trình học trên học sinh trường Giám còn phải trải qua nhiều kỳ khảo hạch, tùy
hạch mà tăng lương hoặc giảm lương, nếu người nào cả ba kỳ đều ở hạng thứ
sẽ bị đuổi học.


10

 Văn miếu và các bia Tiến sĩ triều Nguyễn
- Văn miếu
Cùng với việc dựng nhà Quốc Tử Giám, triều đình còn cho lập Văn
miếu và các bia Tiến sĩ để khuyến khích và biểu dương việc học. Văn miếu
dưới triều Nguyễn được xây dựng di chuyển qua ba địa điểm là làng Triều
Sơn, làng Lương Quán và làng Long Hồ. Tới đầu thời Gia Long (1808), Văn
miếu của triều Nguyễn chính thức được xây dựng ở thôn An Bình thuộc làng
An Ninh, Quốc Tử Giám cũng đặt ở nơi này. Văn miếu thờ Khổng tử và 72 vị
tiên hiền. Việc xây dựng Văn miếu nhằm nêu rõ sự tôn trọng giáo dục, khoa
cử nước nhà.
- Các bia Tiến sĩ
Các bia Tiến sĩ được dựng từ thời vua Minh Mệnh, bắt đầu từ năm
Nhâm Ngọ, niên hiệu Minh Mệnh thứ 3 (1822). Tính tới khoa thi cuối cùng,
khoa thi Kỷ Mùi (1919), niên hiệu Khải Định thứ 4, tất cả có 32 bia Tiến sĩ đã
được dựng. Ngoài ra, còn có hai tấm bia dựng hai bên sân khắc đạo dụ của
vua Minh Mệnh về việc dùng hoạn quan và đạo dụ của vua Thiệu Trị về việc
dùng ngoại thích. Mặc dù còn đơn giản nhưng 32 tấm bia Tiến sĩ ở Văn miếu
Huế cũng góp phần khích lệ, nêu gương học hành, khoa cử của các nhân tài
Nho học.
1.2.1.2.Tổ chức giáo dục ở địa phương
 Các trường học ở tỉnh, phủ, huyện
Dưới triều Nguyễn, việc lập các trường học ở phủ, huyện phát triển

mạnh, nhất là dưới thời Minh Mệnh và Tự Đức.
Tại các trường công ở phủ, huyện phương thức học tập bao gồm việc
giảng sách, tập văn, bình văn theo định kỳ hàng tháng. Các Học quan ở các
địa phương thường chủ trì các cuộc bình sách, bình văn và quản lý chung việc
học tập trong vùng.


11

Tính trung bình trên toàn quốc, cứ hai huyện có một trường học quốc
lập. Vào khoảng 5.570 suất đinh thì có một trường học, đông nhất là ở đồng
bằng Bắc Bộ, trung bình là trên 4000 suất đinh thì có một trường học [1, tr.42].
 Các Học quan ở địa phương
Các Học quan ở địa phương được triều đình quản lý bao gồm: Đốc học,
Giáo thụ, Huấn đạo. Ở cấp tỉnh có chức Đốc học, có nhiệm vụ làm thanh tra
học vấn, tước quan hàng ngũ phẩm. Ở phủ có chức Giáo thụ, là giám đốc học
vấn, tước quan hàng thất phẩm. Ở huyện có chức Huấn đạo, phụ trách giảng
dạy, tước quan hàng bát phẩm. Các Đốc học được chọn trong các Tiến sĩ, các
Giáo thụ, Huấn đạo được chọn trong các Cử nhân và Tú tài.
Việc đặt Học quan ở các địa phương được các vua nhà Nguyễn, bắt đầu
từ vua Gia Long chú ý đến, ngay sau khi đánh bại triều Tây Sơn, vua Gia
Long đã ra quy định về việc đặt chức Đốc học ở các xứ Sơn Nam Thượng,
Sơn Nam Hạ, Phủ Phụng Thiên…
Ở những địa phương, có số học trò ngày càng tăng triều đình cũng đã
chú ý để kịp thời ra chiếu chỉ bổ xung Học quan cho các địa phương. Năm
1840, có 21 Đốc học cho 31 tỉnh, 63 Giáo thụ cho 70 đến 90 phủ, 94 Huấn
đạo cho 270 huyện [1, tr.44].
Các vua nhà Nguyễn rất chú ý đến việc tuyển chọn các Học quan với
nhiều tiêu chuẩn về tuổi tác, phẩm chất, đạo đức, trình độ. Năm Gia Long thứ
11 (1812) nhà vua truyền chỉ, việc lựa chọn Học quan là người phải có học

hành có tuổi tác, xuất thân là Tiến sĩ, Phó bảng, Cử nhân và phải do đình thần
chọn cử và có chỉ phê duyệt.
 Trường dân lập ở các thôn xóm và các thầy giáo làng
Ngoài các trường do nhà triều đình quản lý, việc mở trường học ở các
thôn xóm cũng rất được quan tâm khuyến khích nhằm góp phần đào tạo lớp
người có tri thức, tuyển chọn quan lại ra giúp vua trị nước. Việc mở trường tư


12

ở các địa phương không bị triều đình ràng buộc bởi những quy định phức tạp,
tổ chức việc học ở làng xã do nhân dân tự lo liệu.
Số lượng trường, lớp có rất nhiều ở cả nông thôn lẫn thành thị, hầu như
làng xã nào cũng có, bất cứ Nho sĩ nào cũng có thể mở trường, lớp học tại nhà
mình. Có 2 loại lớp là Tiểu tập được mở tại trường hoặc tại nhà của các gia
đình có điều kiện và lớp Đại tập thường học ở dinh các quan đã nghỉ hưu.
Trong các lớp học đó, học sinh bao gồm nhiều lứa tuổi, trình độ và
chỉ có một thầy dạy, giờ giấc, nội dung và phương pháp học đều do thầy
quyết định.
Các thầy dạy học ở địa phương bao gồm những Nho sĩ có học vấn ở
trình độ nhất định như đã thi đỗ khảo hạch, đỗ Tú tài mà không có điều kiện
theo học nữa hoặc thi mãi không đỗ Cử nhân. Cũng có thể là những người có
học vấn uyên thâm nhưng không thích khoa danh, những người đã đỗ đạt làm
quan nhưng đã chán cảnh quan trường xin từ quan về quê.
 Nho sinh ở địa phương
Nho sinh ở các địa phương trước khi tham gia vào các kì thi phải trải
qua một thời gian học tập dài hay ngắn, tùy theo sức học hoàn cảnh gia đình
và còn phải nhờ vào sự may rủi nữa. Vì điều kiện dự thi không hạn định tuổi
tác nên trẻ dưới 20, già thi 40 đến 50 thậm chí 80 tuổi vẫn còn đi thi.
Vì kết quả học tập của các Nho sinh có quan hệ mật thiết đến uy tín,

vinh dự và quyền lợi của làng xã nên ở các làng xã việc học và tạo điều kiện
cho con em địa phương học tập rất được quan tâm chú ý với nhiều hình thức.
Những người thi đỗ thì việc đón rước được địa phương tổ chức rất long trọng,
được nhiều quyền lợi về kinh tế và địa vị trong làng xã.
1.2.2. Nội dung giáo dục Việt Nam thời nhà Nguyễn (cuối thế kỷ XIX)
1.2.2.1.Văn cử
 Thi Hương
- Điều kiện dự thi Hương


13

Triều Nguyễn cũng giống như các triều đại phong kiến khác, trước khi
tham dự thi Hương, các Nho sinh phải vượt qua kỳ khảo hạch ở địa phương.
Năm Minh Mệnh 6 (1825), nhà vua định lệ hàng năm vào các ngày 15 - 4 và
tháng 10 tổ chức khảo hạch. Nội dung khảo đủ đề mục của bốn kỳ (trường)
thi. Học quan địa phương tiến hành sơ khảo sau đó chuyển đến quan Tế tửu,
Tư nghiệp chấm lại. Thí sinh phải trải qua bốn năm, tám kỳ khảo hạch làm đủ
văn thể bốn trường thì mới đủ điều kiện dự thi. Người đỗ được xếp hạng cho
miễn binh đao một năm hoặc nửa năm để đợi khoa thi.
Những sĩ tử vượt qua được kỳ khảo hạch sẽ được Lý trưởng lập danh
sách chuyển lên quan trấn, danh sách phải ghi rõ học ở đâu. Ngoài ra, thí sinh
phải là người có lý lịch, tư cách đạo đức tốt (khai rõ lý lịch ba đời), những
người con nhà xướng ca, có tội, hoặc gia đình đang có tang đều không được
dự thi.
- Trường quy đối với các thí sinh
+ Trường quy tại trường thi
Trường quy của các khoa thi Hương cũng như thi Hội, thi Đình thông
thường gồm những quy định sau:
Thí sinh không được mang tài liệu vào trường thi, nếu bị phát giác sẽ bị

quy vào tội “hoài hiệp văn tự”, ai vi phạm sẽ bị đóng gông một tháng, đánh
100 trượng và tước bỏ học vị Cử nhân hoặc Tú tài đã có. Người phát giác sẽ
được thưởng 3 lạng bạc.
Thí sinh không được nói chuyện ồn ào, đi lại trong vi, không trao đổi ý
kiến, chép bài và làm bài cho nhau. Tội này bị phát giác sẽ bị đóng gông giam
trước trường, phạt đánh 100 trượng. Người vi phạm không những bị phạt mà
còn truy đến Đốc học, Giáo thụ, Huấn đạo tại địa phương cư trú.
Ngoài ra, triều đình còn quy định phạt nặng đối với những người làm
bài thi mới thay thế bài thi cũ đã nộp. Ở khoa thi Hương năm 1834, Nguyễn


14

Văn Giao và Nguyễn Thái Đễ ở trường thi Nghệ An được quan trường cho
viết lại bài thi thế vào bài thi cũ bị đánh hỏng, việc vỡ lở hai ông bị tước bỏ
học vị Cử nhân.
Để tránh gian lận trong quyển thi, quan trường thi sẽ đóng dấu nơi tổ
chức thi, kỳ thi. Trong quyển đóng dấu giáp phùng tức là dấu giữa hai tờ kế
tiếp nhau, một nửa dấu ở tờ này một nửa dấu ở tờ kia để tránh xé hoặc đóng
thêm vào. Đến giữa trưa, quan trường còn đóng dấu vào trang trong của
quyển thi gọi là dấu nhật trung, nếu thi sinh không đóng dấu nhật trung tức là
đã vi phạm trường quy. Quyển thi nộp trong thời gian hạn định sẽ được bỏ
vào hòm, niêm phong cẩn thận.
+ Trường quy tại quyển thi
Khiếm ty
Khiếm ty là lỗi không tránh các chữ húy trong các bài thi, việc tránh
các chữ húy quy định chung cho các văn bản mà bài thi chỉ là một trong đó,
nhưng được áp dụng rất chặt chẽ vì khoa cử sẽ chọn ra những người cai trị đất
nước nên đương nhiên phải thông thạo các phép tắc của xã hội.
Việc dùng các chữ húy rất phức tạp, các quy định tùy theo từng triều

vua có khác nhau. Như vào triều Gia Long, Minh Mệnh chỉ kiêng chính tự tức
là chính chữ đó nếu gặp phải thì dùng từ có nghĩa tương tự để thay thế. Đến
thời Thiệu Trị có lệnh kiêng cả chữ đồng âm…
Các thí sinh nếu vi phạm vào các chữ húy sẽ bị xử phạt rất nặng
thường bị phạt đánh bằng trượng, có chức tước thì bị giáng cấp, đỗ Cử nhân
thì bị cách, có chức như Huấn đạo, Giáo thụ thì bị giáng bốn năm cấp và điều
đi nơi khác.
Những quy định về kiêng húy khắc nghiệt và cứng nhắc đã hạn chế
việc nào việc tuyển chọn những Nho sinh có tài, có thực học cho triều đình.


15

Khiếm trang
Khiếm trang có nghĩa là thiếu phần tao nhã, như dùng từ thô tục về
nghĩa hoặc về âm, dùng các từ thiếu tôn kính trước các từ đáng kính, dùng từ
có thể hiểu với ý nghĩa khác không được tao nhã… Cụ thể là trước các từ chỉ
Lăng, Miếu, Điện, các từ chỉ Đế ,Hậu… Nho sinh không được dùng những từ
mang ý nghĩa xấu, có âm thô tục.
Lệ viết chữ
Trong kỳ thi Hương thí sinh phải viết chữ chân phương, thiếu mất một
nét, một chấm sẽ bị đánh hỏng. Quyển thi bị ố bẩn, tỳ vết thì bị coi là làm dấu
nên cũng sẽ bị đánh hỏng. Lệ quy định trong mỗi quyển thi không được đồ
(xóa bỏ), di (sót), câu (móc), cải (sửa) quá mười chữ. Những chữ xung quanh
dấu nhật trung, dấu giáp phùng không được sửa, khi làm xong bài cuối quyển
thi phải ghi rõ số chữ đã đồ, di, câu, cải trong quyển.
Các quy định của triều đình nhằm đảm bảo việc thi cử được nghiêm
túc, công bằng và thực hiện tốt các biện pháp đó là một việc làm đúng. Tuy
nhiên trong các quy định đó có nhiều điều quá hà khắc thậm chí là vô lý, đã
cản trở nhiều người có tài vì sợ phạm húy, sợ gò bó mà không dám đi thi.

- Việc tổ chức và thể lệ thi
+ Thời gian trung bình mở một khoa thi
Đầu năm Gia Long 6 (1807), triều đình chính thức ban bố quy định về
thi Hương, thi Hội. Lệ thi Hương đời Gia Long, bước đầu quy định 6 năm tổ
chức một khoa thi, từ khoa thi năm Bính Tuất Minh Mệnh 6 (1825), bắt đầu
định lệ ba năm mở một khoa thi, mặc dù quy định của triều đình là ba năm
mở một khoa thi Hương và thi vào các năm Tý, Mão, Ngọ, Dậu nhưng trên
thực tế các khoa thi Hương được tổ chức không đều đặn do tình hình chính trị


16

- xã hội chi phối nên ở một số trường thi bị đình bãi hoặc triển hạn sang thi
năm khác.
Tính từ khoa thi Hương đầu tiên năm Gia Long 6 (1807) đến khoa thi
Hương cuối cùng năm Khải Định 3 (1918), trải qua 111 năm, triều Nguyễn đã
có 47 kỳ thi Hương.
Thời gian trung bình mở một khoa thi Hương dưới triều Nguyễn là 2,4
năm, trong đó thời gian mở một khoa thi Hương ở các đời vua là:
Gia Long : 6,7 năm

Đồng Khánh: 1 năm

Minh Mệnh: 2,5 năm

Thành Thái:

3 năm

Thiệu Trị:


1,4 năm

Duy Tân:

3 năm

Tự Đức:

2,1 năm

Khải Định:

3 năm

Kiến Phúc:

1 năm

+ Việc tổ chức thi Hương
Sĩ tử sau khi vượt qua kỳ khảo hạch trở thành thí sinh thi Hương, mùa
thi được tổ chức vào mùa Thu nên được gọi là Thu thí.
Năm Quý Dậu (1813) dưới triều Gia Long, các trường thi ở miền Bắc
đều được tổ chức vào tháng 10. Riêng chỉ có trường thi Nghệ An, Thanh Hóa
tổ chức vào tháng 3; trường thi ở Thừa Thiên và các trường thi ở phía Nam thì
tổ chức vào tháng 7.
Đối với các thí sinh dự thi, trước khi vào trường thi thí sinh phải chuẩn
bị đầy đủ lều, chõng, chiếu, tráp đựng nghiên, bút, giấy, mực, dao, kéo, ống
quyển… cùng thức ăn đủ dùng trong một ngày.
Vào ngày thi từ đầu canh năm (khoảng 3 giờ sáng) hoặc đầu trống

canh tư (khoảng 1 giờ sáng), tùy theo số thí sinh ở trường nhiều hay ít, các
quan trường được rước ra cổng các vi của trường thi.


17

Các Lại điển soạn các quyển thi để xướng tên thí sinh cho vào trường,
danh sách thí sinh ở vi nào thì niêm yết ngày thi tại vi đó. Đến canh năm tám
khắc (khoảng 5 giờ sáng) thí sinh phải vào trường cho hết.
Khi vào cổng vi, đội thể sát khám xét rất kỹ xem thí sinh có mang tài
liệu vào trường thi không, khám xét xong thí sinh tìm chỗ cắm lều và chờ
trống ra đề thi. Vào giờ Mão hai khắc (khoảng 5 giờ 30 phút) đề thi phải được
niêm yết, đề được dán tại bảng đặt ở cổng vi, chép xong các thí sinh về lều
của mình để làm bài.
Trong kỳ thi Hương, những người trúng cách sẽ được lập danh sách
niêm yết, những người không được vào phúc thí nhưng được chọn đỗ Tú tài
thì danh sách cũng được lập và niêm yết ngay ngày hôm sau. Sau đó một
ngày thí sinh được ban cấp mũ áo Cử nhân. Sau đó một ngày nữa được ban
yến tại Công đường của quan coi các trấn, tiệc yến xong các vị tân khoa vinh
quy bái tổ.
+ Thể lệ và các trường thi Hương qua các năm
Từ năm Gia Long 6 (1807), triều đình bắt đầu tổ chức thi Hương. Ở
khoa thi này, triều đình quy định các phép thi gồm bốn kỳ (tứ trường). Kỳ thứ
nhất thi Kinh nghĩa; kỳ thứ hai thi Chế, Chiếu, Biểu; kỳ thứ ba thi thơ Đường
luật, Phú; kỳ thứ tư thi văn sách. Thí sinh phải trúng kỳ trước mới được thi
trường sau, người trúng ba kỳ là Sinh đồ, trúng bốn kỳ là Hương cống được
ban mũ áo và ăn yến.
Khoa thi Hương đầu tiên được tổ chức tại 6 trường thi: trường Thanh
Hóa, trường Nghệ An, trường Kinh Bắc, trường Sơn Nam, trường Sơn Tây,
trường Hải Dương.

Năm Gia Long 11 (1812), định lệ học trò trúng một kỳ được miễn đi
lính đi phu trong một năm, trúng hai kỳ được miễn ba năm.


18

Khoa thi năm Minh Mệnh 6 (1825), bắt đầu định lệ ba năm mở một
khoa thi Hương như thời Lê, đổi gọi Sinh đồ là Tú tài, Hương cống là Cử
nhân, trường Quảng Đức ở Kinh đô Huế được đổi là trường Thừa Thiên,
trường Sơn Nam đổi là trường Nam Định.
Khoa thi năm Minh Mệnh 9 (1828), đặt quan trường là Chánh, Phó chủ
khảo; Chánh, Phó đề điệu; quan Phân khảo.
Khoa thi năm Thiệu Trị (1841), bắt đầu định số Cử nhân ở các trường,
trường Thừa Thiên 38 người, trường Nghệ An 25 người, trường Hà Nội 23
người, trường Nam Định 21 người, trường Gia Định 16 người. Sang năm
Thiệu Trị 3 (1843), triều đình tiếp tục mở khoa thi Hương, tháng 10 tiến hành
xây dựng trường Thừa Thiên trong Kinh thành làm chỗ cố định tổ chức thi
Hương và thi Hội.
Ân khoa thi năm Tự Đức 1 (1848), có quy định học trò thi Hương phải
qua một kỳ khảo hạch, nếu kỳ thứ 2 bị điểm liệt thì không được yết tên trên
bảng và không vào thi kỳ thứ ba.
Khoa thi năm Tự Đức 3 (1850), có nhiều thay đổi về thể lệ thi và nội
dung thi. Các trường thi được chia lại và các thí sinh ở các trường thi cũng
được quy định lại cho phù hợp với tình hình.Việc chấm điểm thi được chia
làm sáu hạng: ưu, ưu bình, bình thứ, thứ, thứ thứ. Định lại phép thi Hương và
thi Hội lại lệ thi bốn kỳ: kỳ thứ nhất thi bài Chế và bài Kinh nghĩa; kỳ thứ hai
thi văn sách; kỳ thứ ba thi Chiếu, Biểu và Luận; kỳ thứ tư thi Thơ, Phú.
Tính đến năm 1858, trên phạm vi cả nước có tổng cộng bảy trường thi
Hương: trường Thừa Thiên, trường Bình Định, trường Gia Định, trường
Thanh Hóa, trường Nghệ An, trường Hà Nội, trường Nam Định.

Khoa thi năm Tự Đức 17 (1864), trường An Giang được thiết lập giành
cho sĩ tử Nam Kỳ, tuy nhiên trường An Giang chỉ mở được một khoa thi duy
nhất năm 1864 vì năm 1867, thực dân pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ.


19

Năm 1873, Pháp đánh Bắc Kỳ (lần thứ nhất) khoa thi năm 1873 tại các
trường Hà Nội và Nam Định phải đình hoãn và tổ chức vào năm 1874. Năm
1882, Pháp đánh Bắc Kỳ (lần thứ 2) khoa thi năm 1882 trường thi Hà Nội và
Nam Định bị đình bãi. Ân khoa năm Giáp Tuất (1884), cũng chỉ tổ chức được
ở bốn trường: Thừa Thiên, Bình Định, Nghệ An, Thanh Hóa.
Từ khoa thi năm 1891 đến năm 1915 có tổng cộng 9 khoa thi Hương
được tổ chức đều đặn ở năm trường: Thừa Thiên, Bình Định, Nghệ An, Thanh
Hóa, Hà Nam.
Khoa thi năm Duy Tân 3 (1909), do việc thi cử chuyển sang cho bộ học
nên từ khoa thi này thể lệ thi Hương có nhiều thay đổi:
Những người dự thi phải từ 50 tuổi trở xuống, trừ những Tú tài, Tôn
sinh, Ấm sinh và một số người được miễn theo lệ.
Khoa thi này ở bốn trường: Thừa Thiên, Bình Định, Nghệ An, Thanh
Hóa thi như sau kỳ thứ nhất thi văn sách; kỳ thứ hai thi thơ phú; kỳ thứ ba thi
luận. Về việc chấm điểm cho từ 1 đến 20 điểm, nếu được 10 điểm trở lên là
trúng.
Từ khoa thi này, những người nào biết tiếng Pháp có thể tình nguyện
thi dịch từ chữ Pháp sang chữ Quốc ngữ thì thi riêng một đề.
Cả ba kỳ phải đạt 30 điểm trở lên thì mới được vào thi kỳ Phúc hạch.
Đề thi Phúc hạch gồm văn sách, Phú, luận chữ Quốc ngữ được 7 điểm trở lên
là trúng cách. Số điểm các kỳ cộng lại để xếp hạng Cử nhân,Tú tài.
Khoa thi năm Khải Định 3 (1918), là khoa thi Hương cuối cùng nhưng
phép thi vẫn có nhiều thay đổi: kỳ thứ nhất thi văn sách, từ trát; kỳ thứ hai thi

luận chữ Quốc ngữ, toán pháp, thiết vấn; kỳ thứ ba thi dịch chữ Quốc ngữ ra
chữ Pháp; kỳ thứ tư thi ba bài luận. Khoa thi Hương cuối cùng được tổ chức ở
trường Thừa Thiên, Nghệ An, Thanh Hóa và Bình Định trường Hà Nam bị
đình bãi.


20

Như vậy, dưới triều Nguyễn có bảy trung tâm thi Hương nhưng trên
thực tế nhà Nguyễn chưa năm nào tổ chức thi Hương trên cả bảy trường thi.
Thời gian tổ chức thi, số người đỗ ở từng trường thi qua các năm cũng thay
đổi thường xuyên qua các năm đặc biệt là từ năm 1858 trở đi, khi nước Đại
Nam phải đối mặt với cuộc xâm lược của thực dân Pháp.
- Quan trường thi Hương
Quan trường thi thường được triều đình đề cử, lập sớ dâng lên vua nếu
được phê chuẩn thì cứ thế mà thi hành. Những người phục vụ ở trường thi
như các Lại điển sung vào việc biên chép trong trường thi, binh lính canh gác,
giám sát… Thì do quan địa phương đề cử, những người này làm việc dưới sự
giám sát của các Khoa đạo do triều đình cử đến. Ngoài ra, địa phương sẽ theo
lệ mà cung cấp các vật dụng cho trường thi như bút, nghiên, mực, giấy, đèn…
cùng lương thực hằng ngày.
Số lượng quan trường ở các trường thi không giống nhau, trường nhiều
trường ít và tùy theo năm thi và chủ yếu là căn cứ vào số lượng thí sinh dự thi.
Trước khi đến trường thi Chánh, Phó chủ khảo đều được ban sắc thư;
Chủ khảo nhận tờ Khâm sai; Phó chủ khảo nhận biển phụng chỉ. Các quan
đến trường thi trước một tuần để gặp quan Tổng đốc địa phương rồi làm lễ
Tiến trường.
Trong kỳ thi quan trường phân thành hai ban gọi là Nội liêm và Ngoại
liêm.
Quan Nội liêm, dùng để chỉ các quan chấm thi, quan lại và viên chức ở

Nội liêm được phân thành hai bộ phận là quan và viên chức ở Nội trường,
quan và viên chức ở ngoại trường.
Quan Ngoại liêm, có nhiệm vụ nhận quyển thi, đóng dấu. Quan lại và
viên chức ở Ngoại liêm gồm có đội Thể sát, đội Mật sát, quan Khoa đạo, Lại
điển, Đề điệu.


21

- Kết quả số người lấy đỗ ở các khoa thi Hương
+ Số người được lấy đỗ
Ở triều Nguyễn, số người được lấy đỗ ở các trường thi địa phương
được triều đình quy định rõ, tuy nhiên số lấy đỗ cũng có thể thay đổi tùy từng
khoa thi, do các quan trường định đoạt và bộ Lễ duyệt lấy thêm hay bớt.
Nhìn chung, tỉ lệ lấy đỗ ở các khoa thi là rất ít. Theo Quốc triều Hương
khoa lục: năm 1891 số người dự thi Hương ở trường Hà Nam là 7.200 người,
số người lấy đỗ Cử nhân là 70 người. Đến năm 1894 số người thi Hương là
9.700 người, số người lấy đỗ là 60 người [1, tr.85].
Năm Minh Mệnh thứ 15 (1834), có quy định lấy đỗ cho đồng đều số thí
sinh các tỉnh tại mỗi trường thi. Từ năm 1841, trở đi mới có quy định số lấy
đỗ giải ngạch (số lượng Cử nhân, Tú tài lấy đỗ ở mỗi kỳ thi Hương được triều
đình quy định) của từng trường. Cụ thể như sau: Thừa Thiên là 38, Gia Định
là 16, Nghệ An là 25, Hà Nội là 23, Gia Định là 20.
Thời Thành Thái, số Cử nhân lấy đỗ đông nhất dưới triều Nguyễn.
Năm 1900, lấy đỗ cao nhất là 204 người, được chia ra như sau: Thừa Thiên:
42; Nghệ An; 30; Thanh Hóa: 18; Hà Nam: 90; Bình Định:24.
Từ năm Tự Đức 6 (1853), lệ định thí sinh thi Hương tăng lên trên 100
thì số giải ngạch sẽ tăng một . Còn số thí sinh đỗ Tú tài so với số Cử nhân là
gấp đôi, một Cử nhân sẽ lấy hai Tú tài.
Số người đỗ Cử nhân ở các tỉnh nhìn chung không đồng đều, Nghệ An

là tỉnh có số người đỗ Cử nhân cao nhất (565 người), vượt trội hơn hẳn so với
tỉnh đứng thứ hai là Nam Định (464 người) và tỉnh đứng thứ ba là Thanh Hóa
(436 người). Các tỉnh ở Nam Bộ và miền núi phía Bắc, số người đỗ là rất ít.
Việc hạn chế số người lấy đỗ, cùng với các yếu tố khác như quy chế tổ
chức thi, coi thi, chấm thi, sự kiểm tra kiểm soát chặt chẽ của triều đình đối
với việc tổ chức thi Hương dưới triều Nguyễn cho thấy một xu thế chung là


22

việc tổ chức thi cử ngày càng chặt chẽ, trong khi số người đi thi ngày càng
đông hơn.
Điều này chứng tỏ mong muốn nâng cao chất lượng của những người
được lấy đỗ, mặt khác nó cũng phần nào phản ánh thực học của các thí sinh
dưới triều Nguyễn có phần nào giảm sút.
 Thi Hội
-

Điều kiện dự thi Hội

Các thí sinh muốn tham dự kỳ thi Hội phải là những người thuộc các
diện sau:
Các thí sinh phải đỗ Cử nhân trong các kỳ thi Hương trước đó.
Những Ấm sinh, Cống sinh, Tôn sinh ở Quốc Tử Giám qua kỳ khảo
hạch được hạng ưu, bình thì chuẩn cho thi nhưng phải lập danh sách trình lên
cho vua xem xét.
Những Cống sinh do các trấn đề cử, giao cho các quan ở Quốc Tử
Giám kiểm tra trình độ nếu tinh thông văn thể, cấp cho lương ăn để học tập đợi
đến gần kỳ thi thì sát hạch lại, nếu đỗ hạng cao sẽ lập danh sách cho dự thi.
- Việc tổ chức và thể lệ thi Hội, thi Đình

+ Thời gian trung bình mở một khoa thi Hội và thi Đình (thi Đại
khoa)
Dưới triều Nguyễn, tính từ khoa thi Đại khoa đầu tiên năm Minh Mệnh
3 (1822) đến khoa thi cuối cùng năm Kỷ Mùi (1919), triều Nguyễn đã tổ chức
được 39 khoa thi (có 33 chính khoa, 4 Ân khoa, 1 Chế khoa, 1 Nhã sĩ) lấy đỗ
được 558 Tiến sĩ và Phó bảng [1, tr.74].
Thời gian trung bình mở một khoa thi Đại khoa dưới triều Nguyễn là
2,3 năm, trong đó thời gian mở một khoa thi Đại khoa ở các đời vua là:
Minh Mệnh: 3,3 năm
Thiệu Trị:

1,4 năm

Thành Thái: 2,6 năm
Duy Tân:

4,5 năm


23

Tự Đức:

2,2 năm

Kiến Phúc:

1 năm

Khải Định: 4,5 năm


Ta thấy rằng, thời Minh Mệnh do tình hình thi cử chưa thật sự ổn định
và đời Kiến Phúc tồn tại quá ngắn, thì trong năm đời vua còn lại, thời gian
trung bình mở một khoa thi ngày càng tăng.
Những số liệu về thời gian mở một khoa thi tăng lên, phần nào chứng
tỏ các khoa thi dưới triều Nguyễn đã ngày càng không được chú ý tổ chức. Nó
đã phản ánh một thực tế khách quan là một mặt triều đình rất quan tâm chú ý
đến giáo dục, khoa cử nhưng mặt khác những điều kiện kinh tế - chính trị - xã
hội đã ngăn cản ý định chủ quan của triều Nguyễn.
+ Việc tổ chức thi Hội
Thi Hội được tổ chức tại Kinh đô Huế vào các năm Thìn, Tuất, Sửu,
Mùi ngoại trừ những Ân khoa thì tổ chức bất thường. Các kỳ thi thường tổ
chức vào mùa Xuân nên còn gọi là Xuân vi. Năm Nhâm Ngọ, đời vua Minh
Mệnh thứ 2 (1822), triều đình mở khoa thi Hội, Đại khoa triều Nguyễn bắt
đầu được mở từ đây.
Ngày thi được thay đổi theo từng khoa trong khoảng tháng 3 - 4, các kỳ
thi được tổ chức cách nhau 5 đến 6 ngày, từ kỳ thi cuối đến khi yết bảng từ 5
đến 10 ngày, từ lúc Tiến trường đến khi yết bảng từ 18 đến 28 ngày.
Trong khoa thi Hội, các thí sinh phải nộp ba hoặc bốn quyển thi (tùy
vào số trường thi). Trong quyển thi thí sinh ghi tên họ, tuổi, quê quán và cũng
phải khai tam đại như thi Hương, ngoài ra còn phải ghi thêm là Cử nhân khoa
nào hay xuất thân từ Quốc Tử Giám.
Vì kỳ thi Hội ít thí sinh nên chỉ dùng hai vi là vi Giáp và vi Ất, trước
khi vào trường thi, thí sinh ở vi nào sẽ được yết rõ tên để hôm sau xướng danh
mà vào. Hôm thi Lại điểm xướng danh và phát quyển thi rồi thí sinh vào
trường thi, sau khi khám xét thí sinh về phòng thi của mình, danh sách thí


24


sinh ở phòng nào được dán trước cửa phòng ấy. Kỳ thi Hội có sẵn lều, chõng,
thí sinh chỉ mang theo giấy, bút, đèn, ghế ngồi hoặc chiếu.
+ Thể lệ thi Hội
Cũng giống như các khoa thi Hương, thể lệ thi Tiến sĩ dưới triều
Nguyễn nhìn chung không ổn định với nhiều thay đổi qua các kỳ thi .
Từ khoa thi năm Minh Mệnh 10 (1829), triều đình bắt đầu định ra phân
số để chia ra Chính bảng và Phó bảng. Người nào qua ba kỳ thi được 10 phân
trở lên được xếp vào Chính bảng, người nào qua ba kỳ thi được 4 đến 9 phân
hoặc qua hai kỳ được 10 phân trở lên được xếp vào Phó bảng.
Đến khoa thi năm Minh Mệnh 6 (1835), đổi lại lệ thi ba kỳ và điện thí.
Khoa thi năm Thiệu Trị 4 (1844) nghị chuẩn: những viên Giáo thụ,
Huấn đạo xuất thân từ Cử nhân ,Tú tài, Giám sinh đều được dự thi Hội (trước
đó có lệ định những người đã được bổ quan rồi thì không được dự thi Hội).
Khoa thi năm Tự Đức 3 (1851), trở lại lệ thi bốn kỳ: kỳ Đệ nhất thi bài
Chế và bài kinh nghĩa; kỳ Đệ nhị thi văn sách; kỳ đệ tam thi Chiếu, Biểu và
luận; kỳ Đệ tứ thi thơ, phú. Những người trúng cả bốn kỳ đều được vào điện
thí hỏi một bài văn sách.
Đặc biệt năm Tự Đức 18 (1865), có mở khoa Nhã sĩ thi toàn bằng văn
sách.
Khoa thi năm Tự Đức 33 (1880), chỉ có sáu người trúng cách và bảy
người trúng Phó bảng, số người trúng ít nên tất cả đều được vào thi Đình.
Khoa thi năm Thành Thái 13 (1901), từ khoa thi này những người trúng
cách, Phó bảng cũng được cấp áo mũ, ngựa trạm khi trở về nhà.
Từ khoa thi Duy Tân 4 (1910), Bộ học lại xin cho Phó bảng cũng được
dự yến tiệc. Đến khoa thi này đạo “Tân nghị” bắt đầu được áp dụng trong thi
Đại khoa với rất nhiều thay đổi phức tạp như:


25


Trong kỳ Đệ nhất thi 10 đạo văn sách: bên cạnh những bài Kinh trong
Bắc sử, Nam sử, Chiếu dụ, Sớ tấu, văn biểu luận chữ Nho như trước còn có
thêm bài luận bằng chữ Quốc ngữ.
Trong kỳ Đệ tứ thi 10 đạo văn sách: có hai bài hỏi về sử phương Tây,
hai bài cách trí, hai bài địa dư nước nhà, hai bài nhân vật nước nhà, hai bài
thời sự. Khi chấm phê đổi từ phân ra điểm.
Phép thi chữ Pháp: thi một bài chữ Pháp dịch ra chữ Quốc ngữ nhưng
không bắt buộc.
Khoa thi năm Khải Định 4 (1919), là khoa thi cuối cùng vẫn có một số
thay đổi như:
Kỳ Đệ nhất thi năm đạo văn sách: hỏi về Kinh truyện, thời sự, Nam sử
và sử phương Tây.
Kỳ Đệ nhị thi Chiếu, Biểu và công văn.
Kỳ Đệ tam thi hai bài toán, một bài luận Quốc ngữ đặt thành câu hỏi.
Kỳ Đệ tứ thi một bài Quốc ngữ dịch ra chữ Pháp, một bài chữ Pháp
dịch ra chữ Hán, một bài luận chữ Pháp.
Mặc dù, trong 39 khoa thi Tiến sĩ có đến 19 khoa thi thay đổi về thể lệ
thi, nhưng những biện pháp đó không tạo ra hiệu quả như mong đợi, các khoa
thi ngày càng ít người thực học, vì thế rất nhiều khoa thi phải gia ân lấy thêm
người cho đủ.
Những thay đổi trong kỳ thi cũng như chất lượng của các thí sinh đã
phản ánh một nhu cầu cải cách tất yếu trong giáo dục, khoa cử vào giai đoạn
này. Đặc biệt từ năm 1904, khi chính quyền Pháp bảo hộ, thương lượng với
triều đình bằng đạo “Tân nghị”, tư tưởng Tây học hòa trộn với tư tưởng Hán
học khiến cho bộ mặt khoa cử Việt Nam ngày càng thay đổi.
-

Quan trường thi Hội



×