Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Hệ thống chính quyền của thực dân pháp ở bắc kỳ từ 1884 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 109 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
**********

HOA THỊ HIỆP

HỆ THỐNG CHÍNH QUYỀN THỰC DÂN PHÁP Ở BẮC KỲ TỪ
1884 ĐẾN 1945

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

HÀ NỘI - 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
**********

HOA THỊ HIỆP

HỆ THỐNG CHÍNH QUYỀN THỰC DÂN PHÁP Ở BẮC KỲ TỪ
1884 ĐẾN 1945

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học
Th.S CHU THỊ THU THỦY

HÀ NỘI - 2013




LỜI CẢM ƠN

Khóa luận với đề tài: “Hệ thống chính quyền của thực dân Pháp ở
Bắc Kỳ từ 1884 đến 1945” được tôi thực hiện tại Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2, dưới sự động viên, khích lệ của các thầy cô, bạn bè và gia đình.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong khoa Lịch sử đã
đào tạo và trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản giúp tôi thực hiện khóa
luận này. Đồng thời, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới gia đình, bạn bè, những
người đã động viên, khuyến khích, tạo mọi điều kiện để tôi có thể thực hiện
khóa luận thành công.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Th.S Chu Thị Thu
Thủy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa
luận.
Trong quá trình thực hiện khóa luận, tôi không tránh khỏi những thiếu
sót, kính mong các thầy cô nhận xét và góp ý để bài nghiên cứu của tôi được
hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 4 tháng 5 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Hoa Thị Hiệp


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những vấn đề tôi trình bày trong khóa luận là kết quả
nghiên cứu của bản thân tôi, được sự hướng dẫn tận tình của Th.S Chu Thị
Thu Thủy, không trùng với kết quả của các công trình nghiên cứu khác.
Nếu sai sót tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.


Hà Nội, ngày 4 tháng 5 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Hoa Thị Hiệp


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 2
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ..................................................... 4
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 5
5. Đóng góp của đề tài .......................................................................................... 6
6. Bố cục của khóa luận........................................................................................ 6
Chương 1: QUÁ TRÌNH BẮC KỲ TRỞ THÀNH THUỘC ĐỊA CỦA THỰC
DÂN PHÁP (1873 – 1884)................................................................................... 7
1.1.MỤC ĐÍCH XÂM LƯỢC BẮC KỲ CỦA THỰC DÂN PHÁP ..................... 7
1.2.THỰC DÂN PHÁP RÁO RIẾT CHUẨN BỊ MỞ RỘNG ĐÁNH CHIẾM
RA BẮC KỲ (1862 – 1873) ................................................................................. 8
1.3.THỰC DÂN PHÁP ĐÁNH CHIẾM BẮC KỲ LẦN THỨ NHẤT (1873 –
1874) .................................................................................................................. 14
1.4.THỰC DÂN PHÁP ĐÁNH CHIẾM BẮC KỲ LẦN THỨ 2 (1882 –
1884) .................................................................................................................. 20
1.5.HIỆP ƯỚC HÁCMĂNG (1883) VÀ HIỆP ƯỚC PATƠNỐT (1884),
BẮC KỲ TRỞ THÀNH NHƯỢNG ĐỊA CỦA PHÁP ....................................... 28
Chương 2: HỆ THỐNG CHÍNH QUYỀN CỦA THỰC DÂN PHÁP Ở ............. 34
BẮC KỲ TỪ 1884 ĐẾN 1945............................................................................ 34
2.1. TỔ CHỨC CAI TRỊ CỦA THỰC DÂN PHÁP Ở CẤP KỲ ........................ 34
2.1.1. Phủ Thống sứ Bắc Kỳ............................................................................... 34
2.1.2. Phòng Thương mại ................................................................................... 37

2.1.3. Phòng Canh nông Bắc Kỳ......................................................................... 39
2.1.4. Hội đồng bảo hộ Bắc Kì ........................................................................... 41


2.1.5. Hội đồng Giáo dục Bắc Kỳ ....................................................................... 41
2.1.6. Viện dân biểu Bắc Kỳ............................................................................... 42
2.1.7. Hội đồng lợi ích kinh tế và tài chính của người Pháp ở Bắc Kỳ ................ 45
2.1.8. Bắc Kỳ Cố vấn Hội đồng .......................................................................... 45
2.1.9. Uỷ ban Khai thác thuộc địa Bắc Kỳ .......................................................... 46
2.2. TỔ CHỨC CẤP TỈNH Ở BẮC KỲ ............................................................. 47
2.2.1. Tòa công sứ .............................................................................................. 47
2.3. TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP THÀNH PHỐ Ở BẮC KỲ .................... 50
2.4. TỔ CHỨC ĐẠO QUAN BINH Ở BẮC KỲ................................................ 50
2.5. HỆ THỐNG QUAN LẠI NGƯỜI VIỆT TRONG BỘ MÁY CAI TRỊ
CỦA THỰC DÂN PHÁP ................................................................................... 60
2.6.ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CHÍNH QUYỀN CỦA
THỰC DÂN PHÁP Ở BẮC KỲ TỪ 1884 ĐẾN 1945 ........................................ 66
2.6.1.Đặc điểm của hệ thống chính quyền của thực dân Pháp ở Bắc Kỳ từ
1884 đến 1945 .................................................................................................... 66
2.6.2. Tác động của hệ thống chính quyền của thực dân Pháp ở Bắc Kỳ đến
kinh tế, xã hội và văn hóa – giáo dục Bắc Kỳ từ 1884 đến 1945 ......................... 70
2.6.2.1. Tác động của hệ thống chính quyền của thực dân Pháp ở Bắc Kỳ đến
kinh tế................................................................................................................. 70
2.6.2.2. Tác động của hệ thống chính quyền của thực dân Pháp ở Bắc Kỳ
đến xã hội ........................................................................................................... 70
2.6.2.3. Tác động của hệ thống chính quyền của thực dân Pháp ở Bắc Kỳ
đến văn hóa - giáo dục ....................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 83
PHỤ LỤC



MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc, sự lãnh đạo của hệ
thống chính quyền nhà nước đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bộ máy chính
quyền đó được tổ chức một cách chặt chẽ, có khoa học và hoạt động một cách
có hiệu quả sẽ đưa đến sự phát triển của quốc gia, dân tôc đó và ngược lại bộ
máy chính quyền tổ chức lỏng lẻo, hoạt động thiếu hiệu quả thì sẽ không thể
đưa quốc gia đó phát triển lên.
Ngày 1 – 9 – 1858, thực dân Pháp nổ súng chiếm bán đảo Sơn Trà, mở
đầu cho quá trình xâm lược Việt Nam. Trải qua 26 năm (1858 – 1884) đánh
chiếm và bình định, thực dân Pháp đã chiếm được toàn bộ nước ta. Với hiệp
ước Patơnốt (6 – 6 – 1884) được ký kết, Việt Nam từ một nước phong kiến
độc lập đã trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
Sau khi chiếm được nước ta, để thuận tiện cho việc cai trị chúng chia
nước ta thành ba miền với ba chế độ chính trị khác nhau: Nam Kỳ là xứ thuộc
địa, Trung Kỳ là xứ bảo hộ, Bắc Kỳ là xứ nửa bảo hộ. Ở mỗi miền, thực dân
Pháp đều tiến hành xây dựng một bộ máy chính quyền của mình. Vậy, quá
trình thực dân Pháp xây dựng bộ máy chính quyền của chúng ở Bắc Kỳ diễn
ra như thế nào? Hệ thống tổ chức, hoạt động, vai trò của bộ máy chính quyền
ấy ra sao là vấn đề mà chúng ta cần phải làm rõ hơn.
Việc tìm hiểu về hệ thống chính quyền của thực dân Pháp ở Bắc Kỳ
giúp chúng ta có một cái nhìn tổng quát và đầy đủ hơn về bộ máy chính quyền
của thực dân Pháp ở Bắc Kỳ trên các khía cạnh như quá trình hình thành, hệ
thống và cơ cấu tổ chức chi tiết của nó, mối quan hệ giữa chính quyền thực
dân và phong kiến tay sai trong nội bộ chính quyền thống trị ở Bắc Kỳ, đặc
1



điểm và tác động của bộ máy chính quyền đó đến đời sống kinh tế, xã hội, văn
hóa – giáo dục Bắc Kỳ từ 1884 đến 1945.
Việc nghiên cứu bộ máy chính quyền thực dân Pháp ở Bắc Kỳ góp
phần tìm hiểu cơ sở lịch sử - xã hội Bắc Kỳ thời thực dân Pháp thống trị, quá
trình chuyển đổi cơ cấu quản lý bộ máy nhà nước từ phong kiến tập trung
sang thực dân nửa phong kiến, thấy rõ được những di sản về mặt chính trị do
quá khứ để lại, đó là những hạn chế, những tiêu cực trong bộ máy chính quyền
thực dân ở Bắc Kỳ.Đồng thời cung cấp những tư liệu phục vụ cho việc nghiên
cứu, giảng dạy và học tập lịch sử Việt Nam thời cận đại ở truờng đại học, cao
đẳng và phổ thông trung học.
Ngoài ra, tìm hiểu về hệ thống chính quyền của thực dân Pháp ở Bắc
Kỳ sẽ giúp chúng ta rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu phụ vụ
cho quá trình xây dựng bộ máy chính quyền nhà nước hiện nay.
Chính vì những ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn trên tôi đã chọn đề
tài: “Hệ thống chính quyền của thực dân Pháp ở Bắc Kỳ từ 1884 đến 1945”
làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
2. Lịch sử vấn đề
Trước đây đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến bộ máy cai trị
hành chính của chính quyền thực dân Pháp ở Việt Nam nhưng chưa có một
công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện về hệ thống chính
quyền của thực dân Pháp ở Bắc Kỳ. Vấn đề này mới chỉ được đề cập rải rác
trong một số công trình nghiên cứu của các nhà sử học.
Một là, tác phẩm “ Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ” của Nguyễn Thế
Anh (1970).Tác phẩm đã trình bày một cách khái quát về tình hình nước ta
dưới thời Pháp đô hộ trên các khía cạnh như: quá trình thực dân Pháp can
2


thiệp vào Việt Nam; sự thiết lập chế độ bảo hộ; guồng máy cai trị; các chính
sách thuộc địa; những chuyển biến về kinh tế, xã hội…tác phẩm cũng đã có đề

cập đến tổ chức cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam. Tuy nhiên, do trình bày
trong phạm vi rộng, với nhiều nội dung, khác nhau nên tác giả chưa khắc họa
một cách rõ nét về tổ chức quyền của thực dân Pháp ở Bắc Kỳ.
Hai là, tác phẩm “Bộ máy cai trị hành chính của chính quyền thuộc địa
ở Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945” của cố giáo sư Dương
Kinh Quốc (1988). Tác phẩm đã trình bày một cách tổng quát nhất về bộ máy
cai trị hành chính của thực dân Pháp trên các khía cạnh như: quá trình hình
thành, hệ thống, cơ cấu tổ chức, mối quan hệ giữa chính quyền thực dân với
chính quyền phong kiến. Tuy nhiên đây là công trình nghiên cứu về toàn bộ tổ
chức chính quyền thực dân ở nước ta nên phần nghiên cứu về tổ chức chính
quyền thực dân ở Bắc Kỳ chỉ mới đươc đề cập ở những vấn đề lớn.
Ba là, những cuốn sách chuyên đề về cơ cấu xã hội, giai cấp công nhân,
giai cấp nông dân, nông thôn Việt Nam như: “Giai cấp công nhân Việt Nam”
của Trần Văn Giàu (1962) ; “Giai cấp công nhân Việt Nam những năm trước
khi Đảng thành lập” của Ngô Văn Hòa và Dương Kinh Quốc (1978) ; “ Nông
thôn Việt Nam trong lịch sử” của Viện Sử học (1978); “Cơ cấu xã hội Việt
Nam thời thuộc địa (1858 – 1945)” của Nguyễn Văn Khánh (2004)… Trong
những tài liệu này có những phần, có những quan điểm đề cập đến sự vận
hành và tác động của chính quyền thực dân đối với kinh tế, xã hội Việt Nam
thời thuộc địa
Bốn là, những giáo trình giảng dạy về lịch sử cận đại Việt Nam ở các
trường đại học, cao đẳng; những sách giáo khoa giảng dạy về lịch sử cận đại
Việt Nam ở các trường phổ thông như cuốn “Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến
nay” của Trần Bá Đệ (2008). “Đại cương lịch sử Việt Nam (tập II)” của Đinh
Xuân Lâm (chủ biên,2009). Những tài liệu này đã cung cấp một cái nhìn bao
3


quát nhất về lịch sử Việt Nam cận đại. Tuy nhiên những tài liệu này dưới góc
độ nghiên cứu chính quyền mà xét chủ yếu nêu lên tính chất, quan liêu, ăn

bám, tính chất tàn bạo của chính sách “chia để trị” của chủ nghĩa thực dân
Pháp.
Năm là, những bài nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nghiên cứu Lịch
sử, tạp chí Xưa và Nay như “Quan và lại ở miền Bắc Việt Nam - chế độ quan
trường trước thử thách trong thời thuộc địa” của Emmanuel Poisson, Lời tựa:
Daniel Hemery (Đào Hùng dịch), 2004. - Số 215. - Tr.36-38, “ Hệ thống
chính quyền của thực dân Pháp ở Việt Nam thời kỳ trước Cách mạng tháng
Tám năm 1945” (Tạp chí nghiên cứu Lịch sử, Viện sử học, các số 2, 3, 4, 5,
năm 1982). Những bài nghiên cứu này đã cung cấp nhiều tài liệu quan trọng
vào việc nghiên cứu về bộ máy cai trị của thực dân Pháp ở Bắc Kỳ.
Nhìn chung, những kết quả nghiên cứu đó là những đóng góp có giá trị
nâng cao sự hiểu biết về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam thời cận
đại. Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu đó mới chỉ nêu được những nét
chung nhất về bộ máy chính quyền của thực dân Pháp ở Việt Nam, mà chưa
tập trung nghiên cứu một cách toàn diện, cụ thể về tổ chức cai trị của thực
dân Pháp ở khu vực Bắc Kỳ từ 1884 đến 1945.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu về bộ máy cai trị của thực dân Pháp ở Bắc Kỳ cung cấp cho
chúng ta giúp chúng ta có một cái nhìn đầy đủ về tổ chức chính quyền của
thực dân Pháp ở Bắc Kỳ, đồng thời thấy được tác động của của bộ máy cai trị
đó đến tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa - giáo dục ở Bắc Kỳ từ 1884 đến
1945.
3.2. Nhiệm vụ của khóa luận

4


Từ mục đích nghiên cứu trên, đề tài khóa luận tập trung giải quyết một
số nhiệm vụ sau đây:

- Nghiên cứu quá trình thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ. Đó chính là
nền tảng cơ bản nhất để thực dân Pháp xây dựng bộ máy cai trị ở đây.
- Nghiên cứu bộ máy cai trị của thực dân Pháp ở Bắc Kỳ trên các khía
cạnh: Quá trình hình thành, hệ thống, cơ cấu tổ chức, hoạt động của chính
quyền thuộc địa ở Bắc Kỳ từ 1884 đến 1945.
- Rút ra đặc điểm và đánh giá tác động của chính quyền thực dân đối
với tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa – giáo dục ở Bắc Kỳ từ 1884 đến 1945.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Khóa luận tập trung nghiên cứu tổ chức cai trị của chính
quyền thực dân Pháp ở Bắc Kỳ từ 1884 đến 1945
Về không gian: Bắc Kỳ từ 1884 đến 1945.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu nghiên cứu
Thực hiện đề tài này tác giả có sử dụng nhiều nguồn tư liệu khác nhau:
Những công trình nghiên cứu của giáo sư sử học Dương Kinh Quốc,
Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Thế Anh, Trần Văn Giàu, Phan Khoang… đã
cung cấp nhiều tư liệu để nghiên cứu đề tài.
Sách tham khảo chuyên ngành lịch sử Việt Nam của các nhà sử học.
Những bài nghiên cứu về tổ chức chính quyền thực dân Pháp được đăng
trên các tạp chí như Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Tạp chí Xưa và Nay.
Tư liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I, Thư viện Quốc gia Hà
Nội, Phòng lưu trữ Viện sử học, Thư viện Đại học sư phạm Hà Nội, Thư viện
trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, Thư viện trường Đại học Quốc gia Hà Nội
4.2. Phương pháp nghiên cứu

5


Sử dụng phương pháp luận sử học Mácxít và tư tưởng Hồ Chí Minh để
đánh giá, nhận xét các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

Phương pháp sử dụng chính trong khóa luận là phương pháp lịch sử kết
hợp với phương pháp logic, trong đó phương pháp lịch sử là chủ yếu.
Ngoài ra trong khóa luận còn sử dụng phương pháp liên ngành, phương
pháp tổng hợp, phân tích, so sánh.
5. Đóng góp của đề tài
Với tinh thần trân trọng, kế thừa những thành quả nghiên cứu của các
tác giả đi trước, khóa luận “ Hệ thống chính quyền của thực dân Pháp ở Bắc
kỳ từ 1884 đến 1945” góp phần giúp cho người đọc thấy rõ được quá trình
hình thành, cơ cấu tổ chức, hoạt động của bộ máy chính quyền thực dân Pháp
ở Bắc Kỳ, những đặc điểm và tác động của bộ máy chính quyền đó đến mọi
mặt kinh tế, xã hội, văn hóa – giáo dục cả Bắc Kỳ từ 1884 đến 1945. Ngoài ra
khóa luận cũng giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo về tổ chức bộ máy cai
trị của thực dân Pháp ở Việt Nam. Trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh
nghiệm quý báu cho quá trình xây dựng bộ máy chính quyền hiện nay.
6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội
dung chính của khóa luận gồm hai chương.
Chương 1: Quá trình Bắc Kỳ trở thành thuộc địa của thực dân Pháp
(1873 -1884)
Chương 2: Hệ thống chính quyền của thực dân Pháp ở Bắc Kỳ từ
1884 đến 1945.

6


Chương 1
QUÁ TRÌNH BẮC KỲ TRỞ THÀNH THUỘC ĐỊA CỦA THỰC
DÂN PHÁP (1873 – 1884)
1.1.


MỤC ĐÍCH XÂM LƯỢC BẮC KỲ CỦA THỰC DÂN PHÁP

Sau khi chiếm được một phần của xứ Nam Kỳ và vùng cửa sông Cửu
Long, mục tiêu chính của Pháp là tìm một con đường thông thương với miền
Nam Trung Quốc, một con đường mà người Pháp sẽ làm chủ, ngõ hầu lôi
cuốn các luồng mậu dịch Nam Trung Quốc xuống tới Sài Gòn vì nghĩ rằng
“Sông Cửu Long là con đường thủy có thể nối liền Sài Gòn với miền Nam
Hoa lục” [1, tr.70]. Tháng 5 – 1866, soái phủ Nam Kỳ cho thiết lập một phái
đoàn thám hiểm đặt dưới sự điều khiển của thiếu tá Dodart De Lagree với mục
đích đi khám phá lưu vực sông Cửu Long. Phái đoàn đã tới biên giới Nam
Trung Hoa vào tháng 10 năm 1876 và nhận thấy “thủy lộ Cửu Long không
phải là con đường có thể dùng cho các thương thuyền tới các tỉnh miền Nam
Trung Hoa được” [2, tr. 526]. Nhân cơ hội này Gácniê đã đi thăm dò miền
thượng lưu sông Nhị Hà và nhận thấy rằng “con sông này là lối thoát thiên
nhiên của các hàng hóa tỉnh Vân Nam ra biển, qua xứ Bắc Kỳ” [2, tr.528].
Tại Hán Khẩu, Gácniê đã gặp một thương gia người Pháp tên là Jean Đuypuy
và đã cho Gácniê biết tầm quan trọng của dòng sông Nhị Hà. Đuypuy cũng
đích thân xuôi dòng sông Nhị qua tỉnh Vân Nam, từ Mang Hao cho tới biên
giới Bắc Việt và nhận thấy rằng “thay vì chuyên chở hàng hóa bằng đường bộ
từ Hán Khẩu tới Vân Nam, dùng đường thủy của con sông Nhị sẽ mất ít thời
gian hơn” [11, tr. 78].
Sự khám phá này khiến giới tư bản Pháp đang muốn kiểm soát các hoạt
động mậu dịch miền Nam Hoa Lục chú ý tới Nhị Hà. Nhưng muốn được
quyền sử dụng thủy lộ này, họ phải được phép tự do ra vào các hải cảng ở Bắc
7


Kỳ, điều mà bản hòa ước năm 1862 không đề cập đến. Vì thế điều cần thiết
với giới doanh thương Pháp là phải tu chỉnh hòa ước ấy. Ý kiến này được bàn
cãi ở Sài Gòn ngay từ năm 1870 và đô đốc Dupre tới Sài Gòn ngày 1 – 4 –

1871 đã tán thành sự can thiệp của người Pháp vào Bắc Kỳ. Vào tháng 5 –
1873 Dupre viết cho Bộ trưởng Hải quân Pháp là: “sự đặt chân của chúng ta
trong xứ này là một vần đề sinh tử cho tương lai của việc đô hộ của chúng ta
ở Viễn Đông”[1, tr.72]. Các nhà buôn Pháp ở Trung Hoa cũng nhận thấy họ
sẽ được lợi nếu con sông Nhị Hà được mở rộng cho sự can thiệp mậu dịch, và
luôn luôn dùng áp lực để đòi chính phủ Pháp can thiệp vào Bắc Kỳ. Vào năm
1873, Lãnh sự Pháp ở Quảng Đông, bá tước Chappedlaine đã gửi báo cáo về
Paris như sau: “Ở Bắc Kỳ, quan lại Annammít bị thù ghét dữ dội. Không phải
dùng đến 2000 người và bốn tuần dương hạm, mà chỉ cần một phái tuần
dương mà chỉ cần phái một tuần dương hạm và một đại đội thủy quân lục
chiến tới cửa sông Hồng Hà là đủ làm sứ Bắc Kỳ trở thành thuộc địa của
Pháp”[5, tr.91].
Như vậy, âm mưu đánh chiếm Bắc Kỳ đã được thực dân Pháp nuôi
dưỡng từ lâu và được giới tư bản Pháp ủng hộ mạnh mẽ. Sự can thiệp của
Pháp ra Bắc kỳ có nhiều mục đích “Trước hết là để đe dọa triều đình Huế
khiến triều đình Huế phải chịu thương nghị, sau nữa là để mở rộng khu vực
ảnh hưởng của Pháp và thiết lập sự tự do thông thương ở Bắc Kỳ, ngõ hầu
tạo điều kiện thuận lợi cho nền thương mại Sài Gòn có thể hoạt động mạnh
hơn” [1, tr.77].
1.2.

THỰC DÂN PHÁP RÁO RIẾT CHUẨN BỊ MỞ RỘNG ĐÁNH CHIẾM

RA BẮC KỲ (1862 – 1873)

Chiếm xong Nam Kỳ, thực dân Pháp càng có thêm điều kiện để ráo riết
chuẩn bị cuộc tấn công chinh phục toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Chúng ra sức
gấp rút củng cố bộ máy cai trị đàn áp từ trên xuống dưới, “bộ máy cai trị trực
8



tiếp mang nặng tính chất độc tài quân sự nằm gọn trong tay bọn sĩ quan hiếu
chiến và tham bạo” [9, tr.75]. Với bộ máy cai trị này, thực dân Pháp thẳng tay
thực hiện mọi thủ đoạn giết người, bắt sưu, đánh thuế, bắt lính trong nhân dân.
Chúng cũng bắt đầu thi hành một số biện pháp kinh tế thực dân gấp rút như
“ra sức vơ vét lúa gạo trong nhân dân để xuất khẩu kiếm lời; cướp đoạt
ruộng đất các nơi để bán đấu giá hoặc cho thuê dài hạn; bắt đầu xây dựng
thành phố Sài Gòn – Chợ Lớn với bến tàu, ụ sửa chữa tàu, xưởng đóng
tàu…”[12, tr.127]. Để phục vụ đắc lực cho các chính sách chính trị kinh tế
trên, thực dân Pháp còn mở trường dòng, trường nông thôn, trường Nho sĩ và
trường Pháp – Việt để đào tạo cấp tốc bọn tay sai các loại; ra báo chữ Quốc
ngữ và chữ Pháp tuyên truyền ráo riết cho việc đánh chiếm Bắc Kỳ sắp tới.
Đồng thời, vừa để hợp pháp hóa việc chiếm đóng ba tỉnh miền Tây, vừa
để ngăn chặn mọi ý định thương thuyết của triều đình Huế, thực dân Pháp ra
sức vận động chính giới ở Pháp thừa nhận việc chiếm đất vừa qua, mặt khác
yêu cầu triều đình Huế sửa đổi điều ước năm 1862.
Âm mưu của kẻ thù thâm độc như vậy nhưng phong kiến triều Nguyễn
đã tỏ ra hoàn toàn bị động và bất lực. “Vua Tự Đức, người cầm đầu vận mệnh
của nước Việt Nam là nhà thiếu sáng suốt và đã không thể thích ứng được với
tình trạng khó khăn gây nên bởi sự xâm lăng của người Pháp” [1, tr.62].
Trước sau chúng vẫn tiếp tục thi hành chính sách đầu hàng bọn thực dân. Kẻ
thù đã trắng trợn chiếm đóng phần lớn đất nước và đang ráo riết thực hiện âm
mưu xâm chiếm toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, thế nhưng triều đình phong kiến
nhà Nguyễn vẫn không có biện pháp kiên quyết gì để chống lại. Nhân dân đòi
hỏi triều đình phải có biện pháp thích hợp khi vận nước lâm nguy nhưng triều
Nguyễn chỉ tiến hành nhỏ giọt và chậm chạp một số công tác phòng thủ như
tổ chức thêm một số cơ hương binh ở các tỉnh, bổ nhiệm một số võ quan đi
trấn thủ ở những nơi xung yếu, xây dựng thêm đồn lũy ở bến Thị Nải (Quy
9



Nhơn) và đặt thêm đại bác, súng đồng để bảo vệ của biển Thuận An, đúc thêm
súng ống… Để sau đó triều đình Nguyễn lại tìm cách ngăn trở, phá hoại
những cơ sở kháng chiến của nhân dân ta như giải tán các đội dân vệ do nhân
dân các địa phương tự lập ra, giáng chức hay tống giam các quan lại và sĩ phu
ở các địa phương tham gia phong trào chống Pháp. Đường lối của triều đình
vẫn trước như một là bằng con đường thương thuyết để xin chuộc lại sáu tỉnh
đã mất. “Sự yếu ớt và các mối lo ngại của triều đình Huế được phản ánh
trong thái độ khéo léo và quy phục của chính phủ An Nam”[1, tr.50]
Về nội trị, tình hình Việt Nam sau năm 1867 ngày càng bi đát. Triều
đình phong kiến lại tiếp tục ra sức vơ vét, bóc lột nhân dân cả nước, vừa để
thỏa mãn nhu cầu xa xỉ của giai cấp phong kiến suy tàn, vừa để có tiền bồi
thường chiến phí cho Pháp. “Tình hình kinh tế cũng không mấy tốt đẹp hơn,
hai năm 1864 -1865 đều mất mùa, dân chúng bị đói kém nặng. Ngân sách của
triều đình bị thâm thụt vì số tiền bồi thường chiến phí mỗi năm phải trả là một
gánh nặng trong khi nước Nam không có gì để xuất cảng và số dự thầu là rất
ít ỏi” [7, tr. 228]. Các chính sách ức chế thương nghiệp, bế quan tỏa cảng
trong thương nghiệp cũng như chính sách “công tượng” trong công nghiệp đã
kìm hãm ngặt nghèo sự phát triển của hai ngành đó. Kết quả là nền tài chính
của nhà nước phong kiến ngày càng thiếu hụt một cách trầm trọng, đời sống
nhân dân ngày càng kiệt quệ. Mâu thuẫn xã hội vì vậy ngày càng trở nên sâu
sắc, dẫn tới sự bùng nổ hàng loạt những cuộc khởi nghĩa nông dân ở nhiều nơi
thuộc vùng đồng bằng như Tuần Vĩnh (Hà Đông) ; Đỗ Văn Đạo, Nguyễn Văn
Nam (Phúc Yên); Lê Văn Khuông, Đỗ Chuyên , Nguyễn Nhiễm, Nguyễn Văn
Đài (Bắc Ninh)… Trong khi đó thì dọc theo biên giới Việt – Lào, đồng bào
Mông ngoài Bắc và đồng bào Thượng trong Nam Trung Kỳ cũng nổi dậy. Đặc
biệt tình hình ngoài Bắc Kỳ lúc này rối ren hơn bởi sự xâm nhập của nhiều
toán thổ phỉ từ Trung Quốc tràn sang và sự hoành của bọn Tàu Ô cướp biển.
10



Để đối phó lại, triều Nguyễn một mặt ra sức đàn áp đẫm máu các cuôc
khởi nghĩa của nông dân, đồng thời cầu cứu nhà Thanh phái quân sang đánh
bại bọn thổ phỉ. Tình cảnh nước nhà nguy khốn như vậy đã thúc đẩy một số
quan lại và sĩ phu tiến bộ thức thời mạnh dạn đưa ra nhiều đề nghị đổi mới đất
nước. Phan Thanh Gỉan , Phạm Phú Thứ, nhân dịp đi sứ tại Pháp đã quan sát,
học hỏi được nhiều điều. Sau khi trở về nước, hai ông đề nghị với chính phủ
nên gửi sinh viên Việt Nam qua Âu châu để theo học ngành khoa học, mở
trường Hải quân, thiết lập cơ sở phiên dịch, phổ biến những hiểu biết về
phương Tây. Năm 1868, Đinh Văn Điền, người huyện An Mô, tỉnh Ninh
Bình, mật tâu nên đặt dinh điền, khai mỏ, đóng tàu, mời người phương Tây
qua giúp Việt Nam canh tân…
Trong số những nhân vật cải cách, không có một nhân vật nào đưa ra
“Cả một chương trình cải cách quy mô như của Nguyễn Trường Tộ” [4, tr.
139]. Trong khoảng thời gian từ 1863–1871, ông đã dâng lên triều đình mười
lăm bản điều trần về việc canh tân nước Việt.Tuy nhiên, tất cả những cải cách
trên đều không được triều đình nhà Nguyễn chấp nhận, “nó không đủ sức để
làm chuyển động nổi guồng máy hành chính quá nặng nề về hình thức” [1,
tr.65].
Dù tình hình Việt Nam lúc này đã lâm vào nguy khốn song cho đến
trước năm 1873, thực dân Pháp vẫn chưa dám chủ trương mở rộng chiến tranh
ở Việt Nam bởi lúc này Chính phủ Pháp đang phải đối phó với nhiều khó
khăn nội bộ, nhất là “một phần lãnh thổ của Pháp là Andát và Loren vẫn còn
bị chiếm cứ bởi quân đội Đức” [12, tr. 37], và thời hạn chót để nước Pháp trả
bồi thường chiến phí cho Đức được định vào ngày 5 – 9 – 1873 trong khi
ngân khố của Pháp đã khô cạn. Vì thế nước Pháp “không có quân đội và cũng
không có những phương tiện tài chính để tài trợ cho một sự can thiệp vào Bắc
Kỳ” [1, tr.73].
11



Trong khi đó, bọn thực dân Pháp ở Nam Kỳ lại nôn nóng muốn hành
động gấp. Chúng luôn luôn dòm ngó Bắc Kỳ nhất là từ sau khi Nam Kỳ đã
được củng cố có lợi cho chúng. Chúng biết chắc triều đình Huế suy yếu sẽ
không có phản ứng gì đáng kể. Để dọn đường cho đội quân xâm lược sau này
chúng đã tung ra Bắc bọn gián điệp đội lốt thầy tu để do thám tình hình và tổ
chức một số giáo dân lầm đường làm nội ứng. Đồng thời, chúng còn bí mật
xúi giục những tập đoàn mượn danh nghĩa phù Lê, chống Nguyễn làm áp lực
buộc phong kiến nhà Nguyễn phải nhờ chúng đem quân ra giúp. Thương nhân
Pháp lúc đó cũng ráo riết hoạt động. Sau khi thấy đường vào miền Tây Nam
Trung Quốc bằng đường sông Cửu Long không thể đi được vì lắm thác ghềnh
nguy hiểm, chúng đặc biệt chú ý tới sông Hồng. Tên lái buôn Pháp Đuypuy
vẫn chở súng ống vào vùng Vân Nam, Qúy Châu (Trung Quốc) bán cho bọn
tướng tá triều Thanh đàn áp phong trào khởi nghĩa của nhân dân. Nếu đi theo
đường sông Trường Giang sẽ xa xôi, tốn kém nên chúng thương thuyết với
bọn tướng tá nhà Thanh cho được đi trên sông Hồng. Tổng đốc Lưỡng Quảng
đã thay mặt Thiên triều yêu cầu cho Đuypuy được ngược sông Hồng. Y còn
được sự ủng hộ của quan quân nhà Thanh đóng quân trên vùng thượng du Bắc
Kỳ. Mặt khác y lại xin chính phủ Pháp ủng hộ công việc kinh doanh. Bọn thực
dân Pháp ở Nam Kỳ lúc đó cũng thấy đây là một thời cơ tốt để để hành động,
vừa đề kịp thời ngăn chặn thế lực nước Anh phát triển ở phía Tây Nam Trung
Quốc, vừa để củng cố tình hình Nam Kỳ, nghĩa là buộc triều đình Huế phải
chính thức thừa nhận việc Pháp chiếm đóng 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ, vừa để
gạt thế lực địch thủ cổ truyền của Pháp là thực dân Anh ra khỏi địa bàn Bắc
Kỳ.
Tình hình nước Pháp trong hai năm 1870–1871 không cho phép giai
cấp tư sản tăng cường hoạt động. Đối với các đề nghị của Đuypuy, các nhà
cầm quyền ở nước Pháp (cũng như ở Nam Kỳ) đều tỏ ra rất dè dặt. Tình hình
12



đó buộc Đuypuy phải tự hành động. Y đi Thượng Hải và Hương Cảng sắm
thuyền pháo và súng ống, đạn dược, mộ quân lính rồi kéo tới Bắc Kỳ tháng 11
năm đó. Bọn thực dân hiếu chiến ở Nam Kỳ cũng đã lợi dụng việc triều đình
Huế yêu cầu gửi quân ra Bắc tiễu trừ giặc biển để phái ngay tàu chiến ra Bắc
hỗ trợ cho Đuypuy. Được thể làm càn, Đuypuy đã buộc Kinh lược Bắc Kỳ là
Lê Tuấn trong vòng hai tuần phải xin triều đình Huế cho phép hắn được mượn
đường sông Hồng đi lên Vân Nam. Nhưng hạn hai tuần chưa hết và giấy phép
cũng chưa có, Đuypuy đã nổ súng thị uy, rồi tự tiện kéo đoàn tàu vào cửa cấm
ngược sông Hồng lên tới Hà Nội ngày 22-12-1872.
Mặc dù chưa có lệnh của triều đình, trước hành động ngang trái của
thực dân Pháp quân dân Hà Nội đã đề cao cảnh giác, tích cực đề phòng. Lệnh
bất hợp tác được ban hành, nhân dân tích cực thực hiện, không một ai chịu chỉ
đường, mua bán, tiếp tế với Pháp. Đồng thời quân dân nhiều nơi còn đóng cọc
trên sông để chặn lại hay làm đắm tàu thuyền của giặc Pháp. Nhưng nhờ có
một số Hoa kiều buôn bán ở Hà Nội và quân Thanh ở Bắc Ninh giúp đỡ,
Đuypuy vẫn kiếm được một số thuyền nhỏ để vận chuyển hàng. Bán hàng
xong, hắn lại được quân Thanh ở Vân Nam cho quân võ trang đầy đủ hộ tống.
có một lực lượng quân sự khá mạnh trong tay, Đuypuy càng tỏ ra hung hãn và
hạch sách nhiều điều quá đáng như “đòi đóng quân trên bờ sông; đòi thả
những người cộng tác với y đang bị bắt giam; đòi nhượng địa ở Hà Nội; đòi
được cung cấp muối và than đá để mang lên vùng Vân Nam bán; xé bố cáo
của Nguyễn Tri Phương vừa mới từ Huế ra nhận chức Tổng đốc Hà Nội; cho
lính và thổ phỉ lên bờ bắt quan lại, binh lính và nhân dân mang xuống thuyền;
cướp thuyền gạo của triều đình ở bờ sông; tuyên bố việc buôn bán ở Hà Nội
do y nắm và tự do chở hàng lên Vân Nam bán; khước từ lời mời của Nguyễn
Tri Phương đến thương thuyết” [12, tr.40]

13



Giữa lúc quan hệ đôi bên đang hết sức căng thẳng thì bọn thực dân hiếu
chiến Pháp ở Sài Gòn phái đại úy hải quân Gácniê mang quân ra Bắc, bề
ngoài với danh nghĩa là ra để giải quyết vụ Đuypuy nhưng bên trong chính là
kiếm cớ để can thiệp sâu vào vấn đề Bắc Kỳ.
1.3.

THỰC DÂN PHÁP ĐÁNH CHIẾM BẮC KỲ LẦN THỨ NHẤT

(1873 – 1874)
Lấy cớ là ra Bắc để can thiệp và giải quyết vụ Đuypuy, đội tàu chiến
của Gácniê khởi hành từ Sài Gòn ngày 11–10–1873 đã ra tới Hà Nội ngày 5–
11. Nhiệm vụ của bọn thực dân hiếu chiến Nam Kỳ giao cho Gácniê khi kéo
quân ra Bắc là được toàn quyền hành động và “tùy theo diễn biến tình hình
mà thiết lập chế độ bảo hộ hay chế độ thuộc địa”[5, tr.41]
Ngay khi mới đặt chân tới Hà Nội, Gácniê đã lộ rõ bộ mặt khiêu khích.
Hắn hội quân với Đuypuy đòi vào đóng quân trong thành, mở sông Hồng cho
việc chuyên chở hàng hóa và buôn bán, đòi tổ chức thu thuế, cho quân đi tự
do canh gác các con phố và bắt bớ, đánh đập, hãm hiếp nhân dân.
Nguyễn Tri Phương cùng các quan lại ở Hà Nội lúng túng, bị động,
trước sau chỉ ngồi chờ lệnh của triều đình. Triều đình khi nghe tin Gácniê
khiêu khích ở Hà Nội đã đối phó lại rất yếu ớt. Trần Đình Túc được cử ra Bắc
đã cách chức một số chức quan ở Hà Nội, ra bố cáo cấm nhân dân không được
giao thiệp, buôn bán với Pháp, vạch rõ trách nhiệm của Gácniê ra Bắc chỉ là
xử lý và đuổi tên Đuypuy, xong việc là phải rút đi. Nhân dân Hà Nội đã chấp
hành nghiêm chỉnh lệnh bất hợp tác của triều đình. Chính thực dân Pháp đã
phải thừa nhận rằng “không một thương nhân hay giáo dân nào dám bén bảng
tới chỗ chúng đóng quân” [2, tr. 523]. Đội quân chiếm đóng Hà Nội của
Gácninê lâm vào tình thế rất nguy khốn. Các giếng nước uống thường bị bỏ
thuốc độc, ban đêm luôn luôn sợ bị quân dân ta tấn công tiêu diệt, kho thuốc

súng của chúng ở bờ sông mấy lần bị đốt cháy trong đêm.
14


Giữa lúc tình hình đang căng thẳng thì Gácniê nhận được viện binh từ
Sài Gòn và Hương Cảng đến. Lực lượng được tăng cường, ngày 16–11–1873,
y tự tiện tuyên bố mở đường sông Hồng cho chuyên chở hàng hóa và buôn
bán, thiết lập chế độ thuế quan mới. Sáng ngày 19 tháng đó, hắn đưa tối hậu
thư buộc Nguyễn Tri Phương phải giải giáp quân đội, rút hết súng trên thành,
khai phóng sông Hồng. Không đợi trả lời, sáng sớm ngày 20–11–1873, y ra
lệnh nổ súng đánh thành Hà Nội.
Tính đến ngày 20–11, lực lượng trong tay Gácniê không có bao nhiêu.
Không kể số quân và tàu thuyền của Đuypuy riêng quân số của Gácniê gồm
cả quân Pháp và ngụy chỉ có 212 tên, kể cả lính chiến và lính thợ. Còn vũ khí
cũng rất ít, ngoài số súng trong tay có hạn, chỉ có 11 khẩu đại bác, hai tàu
chiến và một tàu đổ bộ. Về phía triều đình thì quân số tuy đông tới 7.000
người nhưng “tình hình trang bị hết sức kém cỏi, súng ống thiếu một cách
trầm trọng, kĩ thuật bắn rất kém vì từ lâu luyện tập bị sao nhẵng” [17, tr.134].
Đã thế, việc tích cực chuẩn bị mọi mặt để đề phòng sự tráo trở của Pháp cũng
không được chú ý đúng mức. Nguyễn Tri Phương lại chủ quan, không ngờ
địch trở mặt đánh sớm như vậy. Mặc dù thế khi chiếm sự xảy ra, quân dân Hà
Nội đã chiến đấu rất anh dũng. Đón trước âm mưa của giặc, ngay từ khi giặc
Pháp nổ súng, nhân dân Hà Nội đã chủ động đốt kho đạn 20 viên ở bờ sông để
hạn chế sức mạnh của địch. Đến khi quân Pháp tấn công, bộ binh của chúng
xông lên dưới sự yểm hộ của đại bác từ tàu chiến đậu ngoài bờ sông bắn lên,
một cánh quân của chúng đã bị quân ta chặn đánh ác liệt tại cửa Ô Quan
Chưởng. Đội quân của ta gồm có 100 người do một viên Chưởng cơ (không
rõ tên) chỉ huy đã chiến đấu rất anh dũng và hi sinh đến người cuối cùng.
Nguyễn Tri Phương đã lên cửa thành phía nam, trực tiếp chỉ huy cuộc
chiến đấu. Ông bị trúng đạn ở bụng, bọn Pháp cố tình cứu chữa để mua chuộc

ông nhưng ông đã xé băng, nhịn ăn mà chết. Con trai ông là Nguyễn Lâm
15


cũng trúng đạn chết. Hiệp quả Trần Văn Cát và suất đội Ngô Triều đã hăng
hái xông lên mặt thành chiến đấu và đều hi sinh tại trận. Một số quan lại khác
bị Pháp bắt rồi đưa xuống tàu giải vào Sài Gòn. Còn lại phần lớn đều tìm
đường chạy lên Sơn Tây liên lạc với cánh quân của triều đình do Hoàng Tá
Viêm chỉ huy.
Sau khi chiếm thành, Gácniê đóng luôn quân trong thành, cho bịt kín
các cửa thành, chỉ để lại cửa Đông đề phòng quân ta tấn công. Mặt khác, để
ổn định tình hình, y vừa dán bố cáo vu cho quan quân ta khiêu khích buộc
chúng phải đánh chiếm thành vừa đẩy mạnh tuyển mộ quân và ra sức đánh
thuế nặng để có tiền chuẩn bị mở rộng phạm vi chiếm đóng.
Về phía bọn thực dân hiếu chiến Pháp, chúng rất vui mừng khi nghe tin
Gácniê chiếm được Hà Nội nhưng cũng rất lo ngại triều đình Huế phản ứng
lại quyết liệt và kêu gọi nhân dân kháng chiến. Trong khi đó phong kiến triều
Nguyễn đã đối lập sâu sắc với nhân dân cả nước nên không còn khả năng thực
hiện việc đó.
Do tình hình thúc bách, triều Nguyễn cũng điều quân, cử quan ra Bắc,
tiến hành một số công tác phòng thủ ở các nơi. Nhưng xu hướng chủ yếu vẫn
là điều đình, thương thuyết. Lợi dụng tình hình đó Gácniê đã đem quân đi
đánh chiếm nhiều nơi khác: “Chỉ trong vòng hai tuần lễ Gácniê và những
quan chức dưới quyền ông đã có thể làm chủ năm tỉnh phong phú nhất của
Bắc Kỳ. Ngày 23–11, y sĩ hải quân Hácmăng chiếm cứ Hưng Yên; với khoảng
30 người lính, Trung úy hải quân Balny d’ Avricourt và Thiếu úy Trentinian
chiếm Phủ Lý ngày 26 -11, rồi Hải Dương ngày 4 -12. Ngày 5–12, Trung úy
hải quân Hautefelli chinh phục thành Ninh Bình” [1, tr.77].
Như vậy là chỉ không đầy 1 tháng, nhiều tỉnh lớn, nhỏ ở đồng bằng Bắc
Kỳ đã nhanh chóng bị quân Pháp chiếm giữ. Tuy vậy, đi đến đâu chúng cũng

vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân ta.
16


Thừa lúc Gácniê tiến đánh Nam Định, việc canh phòng Hà Nội có sơ
hở, cánh quân triều đình của Hoàng Tá Viêm đóng ở Sơn Tây đã kéo về phối
hợp với cánh quân của Trương Quang Đản đóng ở Bắc Ninh để tấn công Hà
Nội. Nghe tin đó Gácniê vội vã kéo quân từ Nam Định về. Chính lúc đó phái
đoàn của triều đình Huế ra tới Hà Nội để thương thuyết. Lợi dụng cơ hội đó,
Gácniê một mặt cho dán bố cáo tuyên bố đình chỉ xung đột để tiện cho việc
thương thuyết. Mục đích của chúng là “làm cho ta mất cảnh giác khi ta đang
khép chặt vòng vây ở Hà Nội, mặt khác làm áp lực với phái đoàn của triều
đình Huế để tiến hành cuộc đàm phán trên thế mạnh” [17, tr.135]
Đến sáng ngày 21–12–1873, Lưu Vĩnh Phúc kéo quân vào sát thành Hà
Nội khiêu chiến. Gácniê đang hội đàm với phái viên của triều đình Huế nghe
tin đó liền đình chỉ cuộc họp rồi chủ quan thúc quân đuổi theo trên đường đi
phủ Hoài Đức. Khi đến Cầu Giấy thì bị quân ta do Hoàng Tá Viêm chỉ huy
phối hợp với quân của Lưu Vĩnh Phúc chặn đánh. Cuộc chiến đấu diễn ra rất
ác liệt. Gácniê và nhiều binh lính Pháp bị giết tại trận, số còn lại tháo chạy về
thành.
Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (21–12–1973) làm cho quân dân ta
trong cả nước phấn khởi bao nhiêu thì lại càng làm cho thực dân Pháp ở Hà
Nội lúc đó hoảng loạn bấy nhiêu. Sau trận này, bọn thực dân Pháp đóng tại Hà
Nội rất sợ hãi. Chúng sẵn sàng bỏ chạy rút xuống trốn dưới tàu. Tình trạng
suy sụp tinh thần của binh lính do chính Đuypuy ghi lại: “Sự khủng khiếp lớn
lại tràn lan trong thành, nhất là trong đám người Pháp. Chỉ còn lại khoảng 40
người khỏe mạnh, mà ngay trong số này nhiều người đã mệt mỏi vì mấy ngày
trước đã hành quân nhiều” [2, tr. 538]. Lúc đó, Lưu Vĩnh Phúc đã chuẩn bị
hàng trăm chiếc thang dài để vượt tường thành vào giết quân xâm lược.
Thực dân Pháp ở Bắc Kỳ rất hốt hoảng trước tình hình này. Thêm vào

đó, nước Pháp đang gặp nhiều khó khăn. Chúng còn lo ngại rằng khi quân
17


Anh vào Trung Quốc sẽ can thiệp vào Bắc Kỳ để ngăn chặn sự phát triển thế
lực của Pháp. Nếu lúc này triều đình Huế quyết tâm đẩy mạnh kháng chiến thì
số địch ở Hà Nội và phân tán ở các tỉnh nhất định sẽ bị tiêu diệt. Nhưng để
dọn đường cho cuộc thương thuyết mới, Tự Đức đã ra lệnh cho Hoàng Tá
Viêm triệt binh lên Sơn Tây, đồng thời phải điều động quân đội của Lưu Vĩnh
Phúc lên đóng ở mạn ngược chờ lệnh mới.
Trước đó nghe tin tình hình ở Bắc Kỳ ngày càng khó khăn, triều đình đã
cử Nguyễn Văn Tường đi cùng phái viên Pháp là Philát ra Bắc giải quyết tại
chỗ mọi việc cần thiết. Tàu vừa ra đến cửa Cấm (Hải Phòng) ngày 24–12 thì
Philát nghe tin Gácniê đã tử trận. Tình hình đó buộc Philát phải tranh thủ nghị
hòa sớm để tránh cho các đội quân Pháp đóng ở các nơi có nguy cơ bị tiêu
diệt. Tới Hà Nội ngày 3–1–1874, mặc dù bọn Đuypuy và Puyginiê tìm mọi
cách phá hoại cuộc thương thuyết, Philát vẫn hạ lệnh phải trao trả gấp cho các
thành cho quan lại triều đình vì thấy không thể nào làm khác được.
Lần lượt chỉ trong vòng nửa tháng, các thành Hải Dương, Ninh Bình,
Nam Định, Hà Nội đều được trả lại cho triều đình Huế. Quân đội chiếm đóng
của Pháp rút hết khỏi Hà Nội chỉ để lại một viên trung đội để hộ vệ viên lãnh
sự Pháp. Tên lái buôn Đuypuy bị trục xuất. Xong xuôi mọi việc, Philát trở về
Sài Gòn chuẩn –bị hòa ước mới.
Lần này cũng như lần kí kết hòa ước năm 1862, thực dân Pháp và triều
đình Huế đều mong muốn gặp nhau ở chỗ mong sớm kí kết hiệp ước để giải
quyết nhanh chóng những khó khăn ngày càng chồng chất của mình. Chỉ
không đầy hai tuần sau hiệp ước mới đã được kí kết tại Sài Gòn (15–3-1874)
gồm có 22 điều khoản. Với hòa ước này, phong kiến triều Nguyễn chính thức
dâng toàn bộ đất đai Nam Kỳ cho thực dân Pháp, công nhận quyền đi lại,
buôn bán, kiểm soát và điều tra tình hình của chúng ở Việt Nam.


18


Sau đây là một vài điều khoản chính và nặng nề nhất nói lên sự phụ
thuộc ngày càng chặt chẽ của triều đình Huế và bọn thực dân Pháp:
“Điều 5: Triều đình Huế thừa nhận chủ quyền của người Pháp trên tất
cả 6 tỉnh Nam Kỳ.
Điều 11: Triều đình Huế cam kết mở của Thị Nải (Quy Nhơn), của
Ninh Hải (Hải Phòng), tỉnh lị Hà Nội, sông Hồng, và tùy theo tình hình về sau
sẽ mở thêm nhiều nơi khác nữa cho người ngoại quốc vào buôn bán.
Điều 12: Người Pháp được tự do buôn bán và kinh doanh công nghiệp
ở các tỉnh nói trên. Triều đình phải cung cấp đất cho họ xây kho, làm nhà và
để họ được tự do thuê mướn người Việt làm việc.
Điều 15: Người Pháp hay người ngoại quốc nào muốn đi vào nội địa
Việt Nam phải có giấy thông hành do Pháp cấp và không có quyền buôn bán.
Nếu trái với điều khoản này thì hàng hóa bị tịch thu” [12, tr.44].
Căn cứ vào nội dung Hiệp ước năm 1874, rõ ràng Việt Nam trong thực
tế đã trở thành đất bảo hộ của Pháp, tuy rằng trong hiệp ước không ghi chữ đó.
Kí được hiệp ước này trong những điều kiện khó khăn bấy giờ của Pháp là
một thắng lợi lớn của chúng. Với hàng ước năm 1874, tuy Pháp đã trả lại Hà
Nội, nhưng Pháp đã đặt được cơ sở kinh tế, chính trị, quân sự ở khắp các nơi
quan trọng ở Bắc Kỳ. Ở Hà Nội có “nhượng địa”, đặt lãnh sự với 100 quân
thường trú. Hòa ước năm 1874 báo trước thực dân Pháp nhất định sẽ quay trở
lại chiếm hẳn Hà Nội khi có thời cơ đến. Hơn nữa, lợi dụng thái độ đầu hàng
của giai cấp phong kiến thực dân Pháp còn ép triều đình Huế kí thêm một bản
thương ước gồm 29 điều khoản vào ngày 31–8–1874 xác lập đặc quyền kinh
tế của chúng trên khắp đất nước Việt Nam, “việc thuế quan ở các cảng từ nay
do Pháp nắm, mọi sự xuất nhập đều do do pháp kiểm kiểm soát và có toàn
quyền hay không cho phép tàu của các nước ra vào cảng. Tàu chiến Pháp có

quyền tự do ra vào và quân Pháp có quyền đóng ở các cửa cảng” [12, tr.44].
19


×