Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Thiết kế tổ chức thi công công trình cống lấy nước srêpôk 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 71 trang )

Đồ án tốt nghiệp

TKTC CT Cống lấy nước Srêpôk 4

NẾU BẠN CẦN BẢN VẼ ĐỂ THAM KHẢO THI GỬI EMAIL CHO MÌNH -

MỤC LỤC
CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU CHUNG ....................................................................................... 3
1.1. Vị trí công trình : ................................................................................................................ 3
1.2. Nhiệm vụ công trình : ........................................................................................................ 3
1.3. Quy mô, kết cấu các hạng mục công trình : ....................................................................... 3
1.4. Điều kiện tự nhiên khu vực xây dựng công trình : ............................................................. 4
1.4.1. Điều kiện địa hình : ......................................................................................................... 4
1.4.2. Điều kiện khí hậu , thuỷ văn và đặc trưng dòng chảy : ................................................... 4
1.4.3. Điều kiện địa chất , địa chất thuỷ văn : ........................................................................... 6
1.5. Điều kiện giao thông : ........................................................................................................ 7
1.6. Nguồn cung cấp vật liệu , điện , nước : .............................................................................. 7
1.7. Điều kiện cung cấp vật tư , thiết bị , nhân lực :.................................................................. 8
1.8. Thời gian thi công được phê duyệt : .................................................................................. 8
1.9. Những khó khăn và thuận lợi trong quá trình thi công : .................................................... 8
CHƯƠNG II : THIẾT KẾ DẪN DÒNG THI CÔNG ............................................................... 9
CHƯƠNG III : THIẾT KẾ THI CÔNG CÔNG TRÌNH CHÍNH .......................................... 10
3.1. Công tác hố móng : .......................................................................................................... 10
3.1.3. Thiết kế nổ mìn đào móng : .......................................................................................... 11
3.1.3.1. Nhiệm vụ .................................................................................................................... 11
3.1.3.2. Phân tích lựa chọn phương án nổ mìn ........................................................................ 11
3.1.3.3. Phân tầng, phân đợt, tính toán khối lượng nổ phá.......................................................12
3.1.3.4. Thiết kế hộ chiếu cho 1 vụ nổ mìn…………………………………………………...13
3.2. Công tác thi công bê tông :............................................................................................... 21
3.2.1. Tính toán khối lượng và dự trù vật liệu:........................................................................ 21
3.2.2. Phân đợt đổ và khoảnh đổ bê tông : .............................................................................. 23


3.2.3. Tính toán cấp phối bê tông : .......................................................................................... 25
3.2.4. Tính toán máy trộn bê tông : ......................................................................................... 29
3.2.5.Tính toán công cụ vận chuyển : ..................................................................................... 31
3.2.6. Đổ, san, đầm và dưỡng hộ bê tông : .............................................................................. 34
3.3. Công tác ván khuôn :........................................................................................................ 38
3.4.Công tác cốt thép…………………………………………………………………………45
3.5.Công tác kiểm tra và nghiệm thu trước khi đổ bê tông…………………………………..45
CHƯƠNG IV : KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ THI CÔNG .............................................................. 45
4.1.Nội dung và trình tự lập kế hoạch tiến độ công trình đơn vị : .......................................... 45
4.2.Phương pháp lập kế hoạch tiến độ : .................................................................................. 46
4.3. Trình tự lập kế hoạch tiến độ thi công ............................................................................. 46
CHƯƠNG V : BỐ TRÍ MẶT BẰNG ..................................................................................... 54
5.1. Khái niệm chung .............................................................................................................. 56
5.2. Nội dung tính toán ............................................................................................................ 56
5.2.1.Công tác kho bãi ............................................................................................................. 59
5.2.2.Xác định số người trong khu nhà ở……………………………………………………..59
5.2.3. Xác định diện tích nhà ở................................................................................................ 59
5.2.4. Tổ chức cung cấp điện nước công trường ..................................................................... 59
CHƯƠNG VI : DỰ TOÁN .................................................................................................... 62
6.1. Khái niệm và ý nghĩa ....................................................................................................... 62
6.2. Lập dự toán công trình đơn vị : ........................................................................................ 62

SV:

1

GVHD:


Đồ án tốt nghiệp


TKTC CT Cống lấy nước Srêpơk 4

CỘNG HÒA XÃHỘI CHUaNGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tư udo - Haunh phúc

Đ
H
T
L

H

W


R

U

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Họ tên sinh viên:

Hệ đào tạo:

Lớp
Khoa

Ngành


:
: Cơng trình

: Kỹ Thuật Cơng Trình

1. TÊN ĐỀ TÀI
I. Thiết kế tổ chức thi cơng cơng trình Cống lấy nước Srêpơk 4
2. CÁC TÀI LIỆU CƠ BẢN
-Tài liệu về khí tượng thủy văn, địa hình, địa chất.
-Tài liệu về dân sinh kinh tế.
-Tài liệu thiết kế thi cơng.
3. NỘI DUNG CÁC PHẦN THUYẾT MINH VÀ TÍNH TỐN
01 Tập thuyết minh tính tốn gồm: 6 chương
-Chương 1. Giới thiệu chung
-Chương 2. Dẫn dòng thi cơng

5% thời gian

-Chương 3. Thi cơng cơng trình chính- Cống lấy nước
-Chương 4. Lập tiến độ thi cơng

70% thời gian
10% thời gian

-Chương 5. Bố trí mặt bằng cơng trường đơn vị
-Chương 6. Dự tốn cơng trình

10% thời gian
5% thời gian


4. BẢN VẼ ( Khổ A1 )
- Mặt bằng bố trí chung
- Mặt cắt dọc, cắt ngang
- Phân đợt, phân khoảnh đổ bê tơng
- Bố trí thi cơng bê tơng, ván khn cho khoảnh đổ điển hình
- Tiến độ thi cơng
- Mặt bằng cơng trường

SV:

2

GVHD:


Đồ án tốt nghiệp

TKTC CT Cống lấy nước Srêpôk 4

LỜI CẢM ƠN
Được sự quan tâm giúp đỡ của nhà trường, đặc biệt là nhờ sự hướng dẫn đốc thúc tận tình
của cô Ngô Thị Nguyệt, em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp đúng thời hạn nhà trường giao.
Thời gian thực tập đã giúp em hệ thống lại toàn bộ kiến thức mà các thầy cô đã giảng dạy
trong những năm học qua, bên cạnh đó còn giúp em tìm hiểu thêm nhiều điều trong công tác
thi công thực tế để bớt bỡ ngỡ khi ra trường ,thuận lợi hơn trong công việc sau này. Dù bản
thân em đã rất cố gắng tuy nhiên kinh nghiệm thực tế còn ít, trình độ còn nhiều hạn chế nên
vẫn gặp nhiều những thiếu sót nhất định. Kính mong quý thầy cô cảm thông và giúp đỡ chỉ
bảo thêm cho em.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và tất cả các phòng ban, nhà trường đã tạo

điều kiện tốt để cho em hoàn thành đồ án tốt nghiệp. Kính chúc quý thầy cô dồi dào sức
khỏe.

TP HCM Ngày 6 tháng 5 năm 2009
Sinh viên thực hiện

SV:

3

GVHD:


Đồ án tốt nghiệp

TKTC CT Cống lấy nước Srêpôk 4

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1Vị trí của công trình:
Công trình thủy điện Srêpôk 4 được xây dựng trên dòng chính Srêpôk. Vùng tuyến công
trình thuộc 2 xã Ea Wel và Tân Hòa, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk và xã Ea Pô, huyện Cư
Jut, tỉnh Đăk Nông, cách thành phố Buôn Ma Thuộc về phía Tây 30km theo đường chim
bay.
1.2.Nhiệm vụ của công trình :
- Thủy điện Srêpôk 4 là bậc thang cuối cùng của hệ thống bậc thang thủy điện trên sông
Srêpôk (phần thượng lưu thuộc lãnh thổ Việt nam), thuộc cụm công trình liền kề với thủy
điện Srêpôk 3, chỉ cách 6,5km về phía hạ lưu. Công trình phát điện với công suất lắp máy:
Nlm = 80MW, điện lượng trung bình năm Etb = 336,36x106KWh cấp lên lưới điện quốc
gia.

- Đảm bảo điều hòa lưu lượng và mực nước hạ lưu sông sau thủy điện Srêpôk 4 trong
các ngày của mùa kiệt không bị dao động so với khi chưa xây dựng các bậc thang thủy điện
ở thượng lưu thủy điện Srêpôk 4, đồng thời giảm lưu lượng đỉnh lũ vào mùa lũ, lưu lượng
xả xuống hạ lưu về mùa kiệt luôn lớn hơn hoặc bằng lưu lượng thiên nhiên khi chưa có các
hồ chứa.
- Đầu tư xây dựng công trình thủy điện Srêpôk 4, ngoài việc đảm bảo thực hiện được
nhiệm vụ như đã nêu còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như
du lịch của khu vực. Sau khi kết thúc xây dựng công trình, khu vực dự án thủy điện Srêpôk
4 sẽ có các cụm dân cư với cơ sở hạ tầng tương đối đầy đủ. Hệ thống đường giao thông
phục vụ thi công vận hành công trình sẽ tạo ra khả năng giao lưu kinh tế xã hội của địa
phương.
Các thông số kỹ thuật chủ yếu:
Bảng I- 1: Các thông số kỹ thuật chủ yếu
TT

SV:

Thông số

Giá trị

Đơn vị

1

Mực nước chết

+ 74.6

m


2

Mực nước dâng bình thường

+85.7

m

3

Mực nước gia cường

+87.9

m

4

Diện tích ngập ứng với MNC

50.0

Ha

5

Diện tích ngập ứng với MNDBT

274.0


Ha

6

Diện tích ngập ứng với MNDGC

300.0

Ha

4

GVHD:


Đồ án tốt nghiệp

TKTC CT Cống lấy nước Srêpôk 4

1.3 Quy mô kết cấu các hạng mục công trình
Bảng I-2: Quy mô kết cấu các hạng mục công trình
ĐẬP ĐẤT
TT

Thông số

Giá trị

Đơn vị


1

Kết cấu đập: Đập đắp bằng đất, có đống đá tiêu
nước lăng trụ phía hạ lưu.

2

Cao trình đỉnh đập

 đđ= +90

m

3

Chiều dài đỉnh đập

Lđđ= 930

m

4

Chiều rộng đỉnh đập

Bđđ= 6

m


5

Chiều cao đập lớn nhất

Hđ= 27

m

TRÀN XẢ LŨ
1

Vị trí: Bố trí phía bờ phải đập

2

Lưu lượng thiết kế

Q1.0%=
286

m 3 /s.

3

Cột nước tràn

Ht= 2.4

m


4

Cao trình ngưỡng

 ng = +85.5

m

5

Chiều rộng tràn

Btr = 54.6

m

CỐNG LẤY NƯỚC
1

Vị trí: Bố trí vai trái đập

2

Kết cấu cống hộp bằng bê tông cốt thép

3

Kích thước

bxh =

(1.2x1.4)

m

4

Cao trình đáy cống

 đ = +73

m

5

Lưu lượng thiết kế

 đ = +73

m 3 /s

6

Chiều dài cống

L = 128

m

1.3. Điều kiện tự nhiên khu vực xây dựng công trình:
1.3.1. Điều kiện địa hình:

Công trình đầu mối hồ chứa nước Srêpôk 4 nằm trên địa hình cao :60- 90m là khu vực
chuyển tiếp từ điạ hình thấp của hạ du sông lên cao nguyên. Khu đầu mối có dạng địa hình
cao nguyên đồi thấp lại là bậc thềm cuối cùng của cao nguyên nên địa hình phân cắt khá
mạnh bởi các khe hẻm, mương xói do biến đổi của độ dốc và thảm thực vật bị tàn phá. Lòng
suối khá sâu, bờ dốc đứng có thể phân biệt được các địa hình từ thượng lưu và hạ lưu như
sau:
SV:

5

GVHD:


Đồ án tốt nghiệp

TKTC CT Cống lấy nước Srêpôk 4

-Dạng địa hình cao nguyên đồi thấp thượng nguồn.
-Dạng địa hình thềm cao ở hai dãy đồi hai bên bờ sông.
-Dạng địa hình thềm và bãi bồi vùng thung lũng giáp suối, kiểu bồi tích do phù xa mới bồi
đắp chạy dọc hai bên bờ suối tạo thành các bãi rộng, có độ cao từ 25- 30m, phần cao hơn là
kiểu địa hình thềm tích tụ xâm thực cao từ 30-40m.
Thung lũng sông ở một số vị trí phình rộng ra, địa hình có lợi cho việc hình thành các hồ
chứa nước dung tích tương đối lớn.
1.3.2. Khí hậu thủy văn, đặc trưng dòng chảy:
1.3.2.1. Đặc trưng khí tượng, khí hậu lưu vực
. Số liệu quan trắc tại các trạm khí tượng trên lưu vực sông Srêpôk cho thấy chế độ nhiệt
của lưu vực mang tính chất của vùng nhiệt đới gió mùa. Phạm vi dao động nhiệt độ trung
bình tháng của không khí giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất là không lớn, khoảng 50c,
trong khi đó dao động ngày đêm của nhiệt độ không khí lại là đáng kể, đặc biệt là vào mùa

khô.
-Mô hình dòng chảy năm của sông Srêpôk tương đối phức tạp: phần diện tích phía Tây có
mùa lũ từ tháng VII đến tháng XI, phần diện tích phía Đông và Đông Bắc có mùa lũ từ
tháng IX đến tháng XII. Tại vị trí tuyến đập Srêpôk 4, phân phối dòng chảy năm là tổ hợp
của hai chế độ dòng chảy kể trên nên có mùa lũ từ tháng VIII đến tháng XII, tháng VI, VII
được coi là các tháng chuyển tiếp từ mùa kiệt sang mùa lũ bởi vì có một số năm mùa lũ
đựơc bắt đầu từ những tháng này.
- Các thông số đặc trưng về khí tượng khí hậu của lưu vực sông Srêpôk được xác định như
sau:
a, Tốc độ gió: Tốc độ gió có tính hướng:
Bảng I- 3: Tốc độ gió
Hướng

Đông

Bắc

Tây

Nam

Đông Bắc

Tây Nam

Đông Nam

Tây Bắc

V 2%


18,9

20,8

20,3

22,0

20,5

23,5

27,5

25,9

V4%

20,6

22,6

22,0

23,8

22,2

22,3


24,9

23,5

b, Độ ẩm (U%):
Bảng I- 4: Độ ẩm
Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

U%


78,3

79,4

73,9

77,0

84,8

87,5

89,2

89,3

89,2

87,9

XI

XII

86,7 84,3

c, Nhiệt độ(T o C )
Bảng I- 5: Nhiệt độ
Tháng


I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

ToC

23,7

25,1


26,6

27,2

25,8

26,5

25,4

25,3

25,3

25,0

24,6

24,0

IX

X

XI

XII

d, Khả năng bốc hơi mặt đất ( Epiche):

Độ bốc hơi ống PICHE
Bảng I-6: Khả năng bốc hơi mặt đất
Tháng
SV:

I

II

III

IV

V

VI
6

VII

VIII

GVHD:


Đồ án tốt nghiệp

TKTC CT Cống lấy nước Srêpôk 4

E


2,8

3,6

3,8

3,5

2,2

1,7

1,6

1,4

1,4

1,6

1,8

2,1

Emax

5,9

9,5


5,9

7,4

3,6

3,6

5,1

3,1

2,8

3,2

3,9

3,4

e, Lượng mưa năm
Phân phối lượng mưa theo năm bình quân.
Bảng I- 7: Lượng mưa năm
Tháng

I

II


III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

X(mm)

1

12

17

86


246

276

357

366

254

289

95

32

Kết quả tính toán thống kê cho ứng với tần suất P.
f, Lưu lượng các tháng mùa kiệt ứng với tần suất P= 10%
Bảng I- 8: Lưu lượng các tháng mùa kiệt ứng với tần suất P= 10%
Tháng

XII

I

II

III

IV


V

Q(m 3 /s)

4,5

1,5

0,6

0,8

2,2

10,7

Zh(m)

Biểu đồ quan hệ Q-Zh
BIỂU ĐỒ QUAN HỆ Q-Zh

65
64.5
64
63.5
63
62.5
Q(m3/s)


62
0.00

50.00

100.00

150.00

200.00

Hình 1-1: Biểu đồ quan hệ Q-Zh
Lưu lượng các tháng mùa lũ ứng với tần suất P= 10%
Q P10% = 164 m 3/

SV:

7

GVHD:


Đồ án tốt nghiệp

1.3.2.2.

TKTC CT Cống lấy nước Srêpôk 4

Mối quan hệ giữa dung tích hồ, cao trình và diện tích lưu vực


Bảng I-10: Bảng quan hệ giữa cao trình Z, dung tích hồ W và diện tích lưu vực F
Z(m)

67,1

68,5

70

71

72

73

74

75

76

77

78

79

F(10

0,0


8,1

13,0

16,8

25,0

34,1

44,5

55,0

66,8

81,0

95,2

112,
7

0,0

0,01

0,21


0,42

0,58

0,79

1,21

1,69

2,38

3,22

4,62

5,07

Z(m)

80

81

82

83

84


85

86

87

88

89

90

F(10

130,
1

146,
2

161,
8

181,
4

200,
9

219,

2

237,
6

262,
0

286,
4

307,
1

327,
8

6,12

7,41

9,01

11,0
1

12,7
7

14,4

9

16,9
8

18,7
1

21,5
8

25,0
6

28,3
4

3

m2 )

W(1
0
6

3

m3 )

2


m )

W(1
0
6

m3 )

1.3.3. Địa chất, địa chất thủy văn
+ Mô tả địa tầng và tính chất của đá
Địa tầng chung của tuyến đập từ trên xuống dưới như sau:
-Tầng phủ đệ tứ bao gồm các lớp sét màu nâu xẫm đến dăm sạn sỏi, xen kẹp sét. Gồm có
các lớp 1, 4a, 4b và 4c. Nguồn gốc từ bồi tích trẻ (lớp 1) đến sườn tàn tích (edQ) lớp 4a,4b
và tàn tích 4c, phủ hầu hết khắp vùng tuyến đập, có chiều dày tương đối mỏng từ cao trình +
63 trở lên.
- Đá gốc dưới tầng phủ đệ tứ là đá gốc bazan phong hóa nhẹ.Gồm có các đới bazan rỗng và
bazan đặc, các lớp này xen kẹp nhau, phân bố không có quy luật.
+ Các lớp trong vùng tuyến đập được mô tả từ trên xuống dưới như sau:
a, Lớp 1
Sét lẫn sạn sỏi laterit màu nâu, nâu đỏ,xám xanh, trạng thái dẻo mềm- dẻo cứng, kết cấu
bền chặt. Lớp phân bố mỏng, trong phạm vi hẹp, bề rộng khoảng 20m, chiều dày khoảng
1m.
Các đặc trưng tính toán được đề nghị như sau:
Dung tích tự nhiên: 1,68 T/ m 3
SV:

8

GVHD:



Đồ án tốt nghiệp

TKTC CT Cống lấy nước Srêpôk 4

Góc ma sát trong:   10 0 00 ' .
Lực kết dính : C= 0,25 kg/cm 3.
b, Lớp 4a(edQ)
Hỗn hợp dăm sạn sỏi laterit và sét màu xám nâu, nâu đỏ,nâu vàng, trạng thái cứng, kết
cấu chặt vừa. Đây là lớp sườn tàn tích mỏng, phủ trên hầu hết khu vực khảo sát ở tuyến đập,
lớp phân bố trên hai mặt ở hai sườn và đỉnh đồi. Chiều dày ở hai sườn dao động từ khoảng
1,0-1,5m.
c, Lớp 4b(edQ)
Sét lẫn dăm sạn sỏi laterit màu nâu xám,nâu vàng, xám xanh, trạng thái dẻo cứng, kết cấu
chặt vừa, gặp chủ yếu ở hai đỉnh đồi tuyến đập. Nằm dưới lớp 4a,chiều dày từ 1,0- 3,0m.
Phạm vi phân bố lớp này ở phần lũng tuyến đập tương đối hẹp, gặp ở các hố khoan KC8,
KC9, SC3, SC2-1và KC10. Các chỉ tiêu đề nghị dùng trong tính toán :
Góc ma sát trong :   12 0 00 ' .
Lực kết dính : C= 0,25 kg/cm 3.
Hệ số nén lún : a 1 2 =0,060 cm 2 / kg .
Hệ số thấm: K= 6,0.10 5 cm / s .
d, Lớp 4c(eQ)
Sét lẫn dăm cuội, dăm xen kẹp sét màu xám xanh. Đá phong hóa mạnh đập dê vỡ vụn
bột sét. Lớp phân bố rộng, gặp hầu hết tại các hố khoan trước khi vào đá gốc, chiều dày
mỏng khoảng từ 0,5-1,5m. Đá phân hóa nứt nẻ mạnh. Khe hở phát triển nhiều. Do hàm
lượng sỏi lớn trong lớp cao nên không thí nghiệm cắt nén trực tiếp được. Đề nghị dùng chỉ
tiêu sau để tính toán nền đập :
Góc ma sát trong:   20 0 00 '
Lực kết dính : C= 0,20 kg/cm 3.

Hệ số nén lún : a 1 2 =0,050 cm 2 / kg .
Hệ số thấm: K= 1,0.10 3 cm / s .
e, Lớp 6(Q II )
Đá bazan lỗ rỗng màu xám xanh, xám đên, phong hóa nhẹ đến vừa, nứt nẻ mạnh, hệ số
thấm đề nghị K = 1,5m/ng.đ.
f, Lớp 7(Q II )
Đá bazan đặc sét màu xám xanh, cứng chắc xen kẹp các đoạn lõ rỗng ngắn. Kích thước lỗ
rổng thay đổi từ 1-7mm. Hệ số thấm đề nghị : K = 0,1m/ng.đ.
1.4.4 : Điều kiên dân sinh, kinh tế khu vực
- Dân số khoảng 2,700 người, người dân ở đây đại đa số sống băng nghề nông nghiệp là chủ
yếu. Tuy là vùng trọng điểm lúa nhưng tổng thu nhập giá trị hàng hóa nông sản còn thấp.
Bình quân đầu người hơn 300 kg thóc/ha là thấp so với vùng thuần túy nông nghiệp.
1.4.

Điều kiện giao thông

1.4.1. Đường giao thông trong khu vực công trường:
SV:

9

GVHD:


Đồ án tốt nghiệp

TKTC CT Cống lấy nước Srêpôk 4

- Đường TC1 nối từ đường VH1 đến cầu tạm qua sông Srêpôk (bên bờ phải).
- Đường TC2 nối từ đường VH1 xuống đê quai thượng lưu.

- Đường TC3 nối từ đường TC1 và TC2 xuống đê quai thượng lưu, đê quai hạ lưu.
- Đường TC4 nối từ cầu tạm qua sông Srêpôk phục vụ lấp kênh dẫn dòng và đắp đập bờ
trái.
- Đường TC 5 vào mỏ đất số 3 (dự phòng)
- Đường NB1 nối từ đê quai thượng lưu vào phía thượng lưu của hố móng để phục vụ vận
chuyển đất đá đào móng theo hướng lên đê quai thượng lưu ra bãi thải hoặc bãi trữ.
- Đường NB2 chạy dọc phía thượng lưu đập theo hướng sông song tuyến đập tràn và đập
không tràn nối với đường NB1 nhằm phục vụ cho thiết bị thi công bê tông di chuyển trên
tuyến đường này thi công phần thượng lưu công trình.
- Đường NB3 nối từ đê quai hạ lưu vào phía hạ lưu hố móng để phục vụ vận chuyển đất đá
đào móng theo hướng lên đê quai hạ lưu ra bãi thải hoặc bãi trữ.
- Đường NB4 dọc theo chân đập tràn và đập không tràn phía hạ lưu nối với đường NB3
nhằm phục vụ cho thiết bị thi công bê tông di chuyển trên tuyến đường này thi công phần hạ
lưu đập tràn và đập bê tông không tràn.
- Đường vào các cơ sở sản xuất và khu phụ trợ
- Cầu tạm và ngần rọ đá qua sông Srêpôk phục vụ thi công phía bờ trái.
1.4.2. Đường giao thông ngoài khu vực công trường
- Đường trục chính phục vụ thi công VH1 nối từ đường tỉnh lộ 681 vào đường VH2 sau
này làm đường quản lý vận hành
- Đường trục chính phục vụ thi công VH2 nối từ đường trung tâm huyện Buôn Đôn vào vai
đập bờ phải sau này làm đường quản lý vận hành.
1.5. Nguồn cung cấp vật liệu, điện, nước
1.5.1. Vật liệu đắp đập
Đập đắp bằng đất đồng chất, được khai thác từ hai bãi vật liệu A và C2.
- Lớp 1: Sét lẫn sạn sỏi Laterít màu nâu đỏ, trạng thái dẻo cứng kém chặt.
- Lớp 9: Hỗn hợp dăm sạn sỏi Laterít lẫn sét màu nâu đỏ, xám vàng, xám xanh trạng thái
dẻo cứng, kết cấu chặt vừa.
- Lớp 10: Sét lẫn dăm sỏi Laterít dăm sạn bazan phong hóa màu nâu xám đen và á sét
màu xám xanh trạng thái dẻo cứng, kết cấu chặt vừa.
Đất lớp 1 và lớp 10 dùng để đắp thượng lưu đập, đất lớp 9 dùng để đắp hạ lưu đập.

Đất đắp đập đạt độ dung trọng và độ ẩm như sau:
+ Bãi vật liệu A: Diện tích 316.000m 2 , ở bờ phải đập, cách tuyến đập 1km. Dung trọng :
 k min  1,31T/m 3, Độ ẩm:   (32  37 )% (loại bỏ hạt sỏi >2mm).
- Lớp 1,10:  k  1,38 T/m 3,   30% .
SV:

10

GVHD:


Đồ án tốt nghiệp

TKTC CT Cống lấy nước Srêpôk 4

- Lớp 9:  k  1,62 T/m 3,   19% .
+ Bãi vật liệu C2: diện tích 15.500m 2 , ở bờ trái đập, cách tuyến đập 1km. Dung trọng :
 k min  1,23T/m 3, Độ ẩm:   (34  38)% (loại bỏ hạt sỏi >2mm).
- Lớp 1,10:  k  1,38 T/m 3,   30% .
- Lớp 9:  k  1,62T/m 3,   21% .
1.5.2. Nước
- Nước thi công trên công trường được khai thác trực tiếp từ các trạm bơm nổi đặt dưới
sông suối. Nước được bơm trực tiếp váo các bể chứa ở các cơ sở sản xuất sau đó tùy theo
yêu cầu về chất lượng nước, dẫn qua các hệ thống bể lắng, bể lọc cho phù hợp.
- Nước dùng để trộn bê tông, súc rửa hoặc bảo dưỡng bê tông, chế biện cốt liệu bê tông phải
sạch, không có chứa dầu mỡ, muối, kiềm, phù sa, chất hữu cơ và chất khác làm ảnh hưởng
xấu đến bê tông như sét, bùn… Độ đục của nước không vượt quá 0,2%.
1.6.

Điều kiện cung cấp vật tư, thiết bị, nhân lực


+Khả năng cung cấp vật tư:
- Cát thi công công trình được khai thác tại mỏ cát Quỳnh Ngọc thuộc xã Buôn Choah,
huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk. Vị trí mỏ nằm giữa nhả ba công Krông Nô và sông Krông
Ana. Theo hồ sơ khảo sát, đây là mỏ cát gồm cát hạt trung đến thô và ít cuội sỏi (tầng có
ích), tầng này có chiều dày trung bình 5 - 6m, mô đun độ lớn 2,55. Mỏ cát cách chân công
trình khoảng 52km. Khai thác tại mỏ cát này bằng cách hút cát lên xà lan rồi chở xuôi 4km
đến bãi trữ cát, từ đây ô tô vận chuyển về công trình. Mỏ cát này hàng năm cát được bồi
lắng, bổ sung thường xuyên.
- Đá, dăm phục vụ cho thi công công trình được khai thác tại mỏ đá ở thôn 13, xã Tân Hòa,
huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk, cách vai phải tuyến đập khoảng 5 - 7km. Đây là mỏ đá
bazan nằm trên sườn đồi có hình dạng đẳng hướng. Sử dụng các đới đá IIA, IIB để làm vật
liệu.
- Xi măng sử dụng cho công trình được công ty hợp đồng mua của nhà máy xi măng Hoàng
Mai thuộc Tổng công ty xi măng Việt nam và vận chuyển đến công trường để thi công, là
loại xi măng Portland hỗn hợp loại PCB30, PCB40 đảm bảo các yêu cầu theo tiêu chuẩn
Việt Nam TCVN 6260-1997 và 14TCN 65-2002.
- Thép sử dụng cho công trường là thép được công ty hợp đồng mua của công ty Thép Miền
Nam thuộc Tổng công ty thép Việt Nam và vận chuyển đến công trường để thi công.
Nhìn chung cự li vận chuyển vật liệu khá ngắn, giao thông tương đối thuận tiện.
1.7.

Thời gian thi công công trình

- Thời gian thi công toàn bộ công trình trong 03 năm.
- Thời gian thi công tuyến Đập trong 02 năm

SV:

11


GVHD:


Đồ án tốt nghiệp

1.8.

TKTC CT Cống lấy nước Srêpôk 4

Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thi công

Những khó khăn thường gặp phải trong quá trình thi công là vận chuyển vật liệu, bụi công
trường và những tiếng ồn của xe máy. Ngoài ra, khí hậu trong vùng là nóng ẩm, những cơn
mưa bất chợt mang theo hơi lạnh gây khó khăn cho quá trình thi công.
Những thuận lợi là công trình được xây dựng trên địa hình không có những đột biến lớn
thuận lợi cho giao thông. Khu vực xây dựng gần khu dân cư, sẽ tạo nguồn cung cấp nhân
lực, đời sống cán bộ công nhân được cải thiện, nguồn cung cấp thực phẩm dồi dào v.v..
CHƯƠNG 2
CÔNG TÁC DẪN DÒNG THI CÔNG
Đề xuất phương án dẫn dòng :
 Dẫn dòng qua dòng suối tự nhiên và lòng suối thu hẹp.
 Dẫn dòng qua kênh
Dựa vào tình hình thực tế ta thấy phương án 2 có nhiều ưu điểm nên chọn đây là phương
án dẫn dòng của công trình.
Việc thi công cống lấy nước được bắt đầu vào mùa mưa năm thứ nhất và kết thúc vào cuối
mùa khô năm thứ 2.

CHƯƠNG 3
THI CÔNG CÔNG TRÌNH CHÍNH : CỐNG LẤY NƯỚC.

3.1. CÔNG TÁC HỐ MÓNG
3.1.1. Xác định phạm vi mở móng
a. Mục đích
Xác định hình dạng và kích thước hố móng, trên cơ sở đó tính toán khối lượng đất đá
cần đào và chọn biện pháp thi công hiệu quả.
b. Nguyên tắc xác định
Phải đảm bảo hình dạng, kích thước khi tiến hành xây lắp công trình. Hố móng phải đủ
rộng để thuận tiện cho việc lắp đặt ván khuôn, neo ván khuôn, công nhân làm việc, tiêu
nước hố móng… Thông thường chiều rộng đáy hố móng cần đào phải rộng hơn chiều rộng
kết cấu móng theo thiết kế khoảng 3m đến 4m.
3.1.2. Biện pháp bóc tầng phủ.
Theo tài liệu địa chất,lớp phủ tại khu vực mở móng cống là tầng phủ đệ tứ bao gồm các
lớp sét màu nâu xẫm đến dăm sạn sỏi, xen kẹp sét. Gồm có các lớp 1, 4a, 4b và 4c. Nguồn
gốc từ bồi tích trẻ (lớp 1) đến sườn tàn tích (edQ) lớp 4a,4b và tàn tích 4c. Có chiều dày
tương đối mỏng từ 1 ÷ 1,5m. Trình tự thi công đào đất như sau:

SV:

12

GVHD:


Đồ án tốt nghiệp

TKTC CT Cống lấy nước Srêpôk 4

Phát quang mặt bằng, làm đường thi công, dùng máy đào gầu sấp có q= 1, 25(m3 ) xúc đất
lên ôtô tự đổ 12 tấn để vận chuyển ra bãi thải cự ly trung bình khoảng 2km. Tại bãi thải bố
trí máy ủi 110CV san đất thải. Kết quả tính toán được trình bày ở bảng 3-1.

Khối lượng bóc bỏ tầng phủ
Đào đất các loại (m3)
Thời gian thi công (ngày)
Cường độ (m3/ngày)
Máy đào (cái)
Ôtô tự đổ (cái)
Máy ủi (cái)

(Bảng 3-1)
5880
8
735
2 + 1 dự trữ
3 + 1 dự trữ
1+ 1 dự trữ

3.1.3. Thiết kế nổ mìn đào móng.
3.1.3.1. Nhiệm vụ.
Phương pháp nổ mìn đào móng công trình là một trong những phương pháp thi công hiện
đại. Nó rút ngắn thời gian thi công, khắc phục được ảnh hưởng của thời tiết, giảm bớt số
lượng máy móc, thiết bị và lao động cần thiết đồng thời giảm giá thành công trình. Trong
tính toán thiết kế nổ mìn, cần thực hiện các nhiệm vụ cơ bản như:
- Lựa chọn phương pháp nổ mìn.
- Tính toán thiết kế hộ chiếu cho một vụ nổ.
- Biện pháp an toàn trong công tác nổ phá.
3.1.3.2.

Phân tích lựa chọn phương án nổ mìn.

Trên thực tế có nhiều phương pháp nổ mìn khác nhau như: Nổ mìn lỗ nông, nổ mìn lỗ

sâu, nổ mìn bầu, nổ mìn hầm, nổ vi sai, nổ mìn ốp, nổ tạo viền … Ở đây chúng ta chỉ đề cập
hai phương pháp nổ cơ bản thường dùng đó là phương pháp nổ mìn lỗ nông và phương pháp
nổ mìn lỗ sâu.
a. Phương pháp nổ mìn lỗ nông.
 Đặc điểm: Dùng bao thuốc hình dài có đường kính lỗ khoan nhỏ hơn 85mm và độ sâu lỗ
khoan nhỏ hơn 5m.
 Ưu điểm: Đào được những hố đào có độ chính xác cao, khối đá nổ ra tương đối đồng
đều, khối đá ngoài phạm vi thiết kế ít bị hư hại.
 Nhược điểm: Giá thành cao, tốn nhân công và thiết bị gây nổ, năng suất bốc xúc của xe
máy thấp, tốc độ khoan nổ và bốc xúc chậm.
 Ứng dụng: Phương pháp này được dùng rộng rãi trong công tác đào lộ thiên và đào
ngầm như: Khai thác vật liệu, đào móng trong nền đá, đào đường hầm, đào lớp bảo vệ,
phá đá quá cỡ… Thường dùng khi yêu cầu kỹ thuật cao, khối lượng không lớn.
b. Phương pháp nổ mìn lỗ sâu.
 Đặc điểm: Dùng bao thuốc hình dài có đường kính lỗ khoan lớn hơn 85mm và độ sâu lỗ
khoan lớn hơn 5m. Người ta thường dùng các lỗ khoan sâu từ 15m đến 25m, đường kính
khoảng 106mm đến 250mm. Phương lỗ khoan thẳng đứng, nghiêng hoặc nằm ngang.
 Ưu điểm: Giá thành thấp hơn phương pháp nổ mìn lỗ nông do chi phí khoan, thuốc nổ,
thiết bị gây nổ, nhân công thấp hơn.
SV:

13

GVHD:


Đồ án tốt nghiệp

TKTC CT Cống lấy nước Srêpôk 4


 Nhược điểm: Cần có thiết bị khoan lớn, kích thước đá nổ phá ra không đồng đều. Gây
chấn động và nứt nẻ lớn. Khó nổ đúng phạm vi thiết kế.
 Ứng dụng: Phương pháp này thường dùng trong trường hợp thiết bị khoan nổ và phương
tiện bốc xúc có năng suất lớn. Nó thường dùng trong công tác đào kênh, hố móng, khai
thác vật liệu, làm đường, đào công trình ngầm có kích thước lớn.
c. Lựa chọn phương án nổ mìn.
Qua phân tích ưu nhược điểm của hai phương pháp ở trên, phương pháp nổ mìn lỗ
nông thích hợp cho việc đào móng cống. Phương pháp này tuy giá thành cao hơn
phương pháp nổ mìn lỗ sâu nhưng hiệu quả nổ phá cao, đảm bảo độ chính xác hơn dễ
đạt yêu cầu thiết kế do đó công tác hoàn thiện sau khi nổ phá ít. Vì vậy chúng ta nên
chọn phương pháp nổ mìn lỗ nông để tính toán thiết kế thi công đào móng công trình
cống
3.1.3.3. Phân tầng, phân đợt, tính toán khối lượng nổ phá.
a. Tính toán khối lượng nổ phá.
Tính toán gần đúng khối lượng đất đá cần đào theo công thức (3-1).
F F 
3
V   1 2  .L , (m ).
 2 

(3-1)

+ L là khoảng cách đoạn tính toán theo mặt cắt dọc (m).
+ F1, F2 là diện tích hai mặt cắt ngang đại diện của đoạn tính toán (m2).
Kết quả tính toán được trình bày trong bảng 3-2.

SV:

TT


Đoạn
cống(m)

Khối
lượng(m3)

1

27.6

916.7

2
3

9.1
13.2

342.5
1401.5

4
5

8.9
9

1551.5
1769.1


6
7

10.4
4

1787
533.5

8
9

8.7
19.2

913.8
1420.9

10
11

12.8
10.2

789
628.7

12
13


9.1
20

507.3
1480

14
15
Tổng
cộng

14
23.7

863
1264.7

199.9

16169.2
14

GVHD:


Đồ án tốt nghiệp

TKTC CT Cống lấy nước Srêpôk 4

b. Phân đợt nổ mìn đào móng.

Yêu cầu: Phân đợt nổ phá hợp lý phải đảm bảm các yêu cầu sau.
+ Quy mô một vụ nổ phá không vượt quá mức cho phép của phương tiện khoan nổ, bốc
xúc và vận chuyển đá ra khỏi hố móng.
+ Đảm bảo không ảnh hưởng đến công trình xung quanh.
+ Đảm bảo sự phối hợp xe máy hợp lý nhất giữa các khâu: Khoan-nổ-bốc xúc-vận
chuyển.
+ Số đợt nổ là ít nhất nhằm tiết kiệm thời gian và phí tổn cho các công tác di chuyển
trang thiết bị thi công, mục đích giảm giá thành.
Sau khi xem xét mặt bằng và các mặt cắt dọc, cắt ngang hố móng. Chúng ta có thể phân
làm năm đợt nổ theo hướng từ thượng lưu về hạ lưu tuyến cống.
Nổ đợt 1:
Chiều dài 50m, rộng trung bình khoảng 14 m, chiều cao bình quân của tầng nổ 3.8m (mặt
cắt I-I bản vẽ số 04), khi đó khối lượng đá nổ phá được tính theo công thức sau: V  b.h.l (31)
Trong đó :
b : chiều rộng bình quân của từng đọan nổ
h : chiều cao bình quân của tầng nổ.

l : chiều dài đọan nổ
Thay các giá trị trên vào (3-1) ta có V=14.3,8.50= 2660m3; đoạn này chúng ta chừa tầng bảo
vệ 0,2m ở đáy hố móng, chiều dài đáy hố móng 50m.
Vậy khối lượng tầng bảo vệ Vbv = 14. 50. 0,2 = 140m3.
Khối lượng nổ đợt I: V1 = 2660 – 140 = 2520m3.
Tính tương tự cho các đợt nổ còn lại ta có bảng phân đợt nổ mìn:
Đợt nổ

1

2

2660


3339.36 3223.68 3328

3612.64 16163.68

14

24

24

20

16

50

18

23

52

67

3.8

7.73

5.84


3.2

3.37

0.2

0.2

0.2

0.2

0.2

Vbv (m3)

140

86.4

110.4

208

214.4

Vcần nổ (m3)

2520


3252.96 3113.28 3120.00 3398.24 15404.48

3

Khối lượng(m )
Chiều rộng
TB(m)
Chiều dài
TB(m)
Chiều cao
TB(m)
Tầng bảo vệ(m)

SV:

3

4

15

5

Tổng

210

759.2


GVHD:


Đồ án tốt nghiệp

TKTC CT Cống lấy nước Srêpôk 4

3.1.3.4. Thiết kế hộ chiếu cho một vụ nổ mìn.
A. Chọn loại thuốc nổ:
Thuốc nổ dùng trong xây dựng thủy lợi cần thỏa mãn các yêu cầu sau:
Phải đủ mạnh để phá đất đá.
Không được quá nhạy để bảo quản, vận chuyển được thuận lợi về an toàn.
Tính ổn định tốt, khó biến chất, có thể bảo quản trong điều kiện tương đối khó khăn.
Kỹ thuật sử dụng đơn giản và đảm bảo an toàn khi nổ phá, giá thành rẻ.
Theo yêu cầu nổ phá đá (khai thác lộ thiên) đào móng công trình. Chúng ta có thể dùng
thuốc Amônít với thành phần chủ yếu gồm Nitrát amôn (NH4NO3), một số loại thuốc nổ
khác và các chất dễ cháy như bột than, mùn cưa v.v…
Ưu điểm: Nhìn chung thuốc Amônít tương đối an toàn, thuận lợi trong việc bảo
quản, vận chuyển và sử dụng.
Nhược điểm: Dễ hút ẩm, nếu độ ẩm lớn hơn mức cho phép thì tác dụng nổ phá
giảm dần và thậm chí không nổ được trong một số trường hợp. Vì vậy chúng ta cần chú ý
khâu chống ẩm trong bảo quản thuốc nổ và khi nạp thuốc.
Thuốc nổ được chọn có các tính năng kỹ thuật như ghi trong bảng 3-14.
Bảng 3-14: Thông số kỹ thuật của thuốc nổ Amônít (N06):
Tên thuốc nổ

Amônít N06

Mật độ nạp thuốc (g/cm3)


0,8 ~ 0,9

Nhiệt lượng (Kcalo/kg)

1030

Vận tốc nổ (m/s)

1000
3

Sức công phá (cm )

360 ~ 380

Chỉ số cân bằng oxy (%)

+ 0,26

B. Phương pháp nổ:
Như đã phân tích ở trên, chúng ta chọn phương pháp tính toán cho lỗ mìn lỗ nông và
tiến hành nổ vi sai, nổ om.
Đặc điểm: Bao thuốc không gây nổ đồng thời mà lại được gây nổ sau một khoảng thời
gian nhất định tính bằng m/s. Nhờ đó mà hiệu quả nổ phá tăng lên do bao thuốc nổ trước tạo
thêm mặt thoáng cho bao thuốc nổ sau, bao thuốc nổ sau làm tăng thêm dao động đàn hồi
cho bao thuốc nổ trước.
Ưu điểm: Khi nổ vi sai sẽ có nhiều ưu điểm hơn gây nổ đồng thời. Các ưu điểm cơ bản
như:
a. Đất đá được đập vỡ đều hơn, lượng đá quá cỡ giảm.
b.Có thể dùng lưới lỗ khoan thưa hơn, do đó làm giảm số mét dài khoan và tổng lượng

thuốc nổ cần dùng.

SV:

16

GVHD:


Đồ án tốt nghiệp

TKTC CT Cống lấy nước Srêpôk 4

c. Có thể tập trung đất đá thành từng luống hoặc thành từng đống bằng cách dùng các sơ đồ
nổ vi sai có hình thức khác nhau. Do đó làm tăng hiệu quả của máy bốc xúc, giảm công tác
dọn dẹp hiện trường.
d. Giảm tác dụng của địa chấn, do đó có thể dùng vụ nổ có qui mô lớn.
e. Khi tính thời gian vi sai (t) phải đảm bảo cho bao thuốc nổ trước tạo thêm mặt thoáng
cho bao thuốc nổ sau, tăng được dao động đàn hồi của đất đá và không gây tác hại làm đứt
đoạn sự truyền nổ của các hàng.
C. Các thiết bị khoan nổ:
Các thiết bị cần thiết cho một vụ nổ bao gồm:
a. Máy khoan:
Dùng máy khoan hơi ép cầm tay. Tra bảng 3.1, trang 37, giáo trình phá vỡ đất đá bằng
phương pháp khoan – nổ mìn. Chúng ta chọn được máy khoan có các thông số kỹ thuật như
ghi trong bảng 3-15.
Bảng 3-15: Thông số kỹ thuật của máy khoan:

Mã hiệu


Khối Chiều
lượng dài
(kg)
(mm)

Đường
kính
píttông
(mm)

 63B

24

70

860

Chi phí
khí nén
(m3/ph)

Năng
lượng
đập
(Jun)


men
xoắn

(Nm)

Công
suất
đập
(Kw)

Đường
kính
đầu
khoan
(mm)

3,5

64

14,7

1,84

36 - 56

b. Máy nén khí:
Dùng loại máy có áp suất khí ép 5at  6at.
Các thiết bị gây nổ: Gây nổ bằng kíp điện và dây điện. Kíp điện có tác dụng kích dây nổ.
Khi cần gây nổ nhiều quả mìn có thể mắc dây nổ theo ba hình thức:
+ Mắc nối tiếp: Cách mắc này dùng khi bao thuốc nổ có tiết diện rộng, số lượng nổ
mổi lần tương đối ít.
+ Mắc song song: Cách mắc này được dùng phổ biến. Nó đảm bảo gây nổ chắc chắn,

tuy nhiên tốn kém lượng dây nhiều hơn cách mắc nối tiếp.
+ Mắc kiểu chùm: Cách mắc này dùng khi gây nổ đồng thời và các bao thuốc tương đối
gần nhau.
Các dạng mắc mạng nổ có thể sơ họa như hình vẽ III-1-5.
Kết luận: Để đảm bảo chắc chắn ta chọn cách mắc song song

SV:

17

GVHD:


Đồ án tốt nghiệp

TKTC CT Cống lấy nước Srêpôk 4

Hình 3-2: Sơ đồ mắc song song : 1 Khối thuốc nổ; 2 dây nổ nhánh; 3 dây nổ chính; 4 kíp
nổ

a

D. Tính toán các thông số nổ mìn theo phương án chọn:

b

Llb

d


H

W

h



Lbt

h

Hình 3-3: Sơ đồ tính toán nổ mìn lỗ nông
Ở đây chỉ tính toán thiết kế cho một vụ nổ điển hình. Chọn vụ nổ thứ 4, diện tích mặt
bằng bình quân: dài 52m, rộng 20m, chiều dày trung bình tầng đá 3,2m. Khối lượng nổ phá
3398,24m3.
 Chiều cao tầng đá khai thác H (m):
Để máy xúc (máy đào) làm việc hiệu quả thì chiều cao tầng nổ H bằng khoảng
(1 ~ 1,5)Hmax, trong đó Hmax là chiều cao xúc lớn nhất của máy xúc. Với máy đào đã chọn
có chiều cao Hmax = 6,2m. Nhưng theo điều kiện địa chất khu vực tuyến cống tại đợt nổ thứ
4, các lớp đất đá cần đào dày khoảng 3,2m cho nên chúng ta chọn chiều cao chân tầng H =
3,2m.
Vậy chúng ta phải kết hợp thêm máy ủi để ủi gom đống đá lại để máy đào làm việc hiệu
quả khi bốc xúc đá nổ phá.
 Đường kính lỗ khoan d (mm):
Đường kính lỗ khoan phải thoã mãn các điều kiện sau:
Điều kiện 1: d 

H
; (Công thức kinh nghiệm, trang 14, giáo trình Nổ mìn trong

K b  40  K t

xây dựng thủy lợi, NXBXD Hà Nội-1986).
Trong đó:
SV:

18

GVHD:


Đồ án tốt nghiệp

TKTC CT Cống lấy nước Srêpôk 4

H: Chiều cao tầng nổ, H = 3,2m.
Kb: Hệ số lấp bua, khi hạn chế chiều rộng đống đá nổ ra Kb = (30 ~ 35), vậy chọn Kb
= 30.
Kt: Hệ số khoan thêm, Kt = (10 ~12), vậy chọn Kt = 10.
Thay các giá trị vào công thức trên ta được: d 
Điều kiện 2: d  28H

3,2
 0,05m = 50mm.
30  40  10

K
;(Theo điều kiện nạp thuốc, công thức trang 14, giáo trình Nổ mìn
Δ


trong xây dựng thủy lợi, NXBXD Hà Nội-1986).
Trong đó:
H: Như đã nói trên.
 500 

 D 

2/3

K: Lượng hao thuốc đơn vị, K  q 0 

q0: Chỉ tiêu thuốc nổ, tra bảng 11-1, trang 239, giáo trình thi công tập I, với đá cấp III
giá trị này nằm trong khoảng (0,6 ~ 0,85) kg/m3, vậy chọn 0,85kg/m3. Với thuốc nổ chọn là
N06 cho nên ta phải nhân thêm hệ số hiệu chỉnh e1, tra bảng 11-2, trang 239, giáo trình thi
công tập I được e1 = 0,85, vậy q0 = 0,85. 0,85 = 0,72kg/m3.
D: Kích thước viên đá lớn nhất để máy xúc có thể xúc được, xác định theo công thức
14-1, trang 216, giáo trình phá vỡ đất đá bằng phương pháp khoan-nổ mìn:
D  0,753 q x (m)

Với dung tích gầu xúc qx = 1,6m3 ta có D  0,753 1,6  0,88m .Vậy chọn D = 0,80m.
 500 

 800 

Vậy lượng hao thuốc đơn vị: K  0, 72 

2/3

 0,52kg/m3


: Mật độ nạp thuốc, với thuốc Amônít N06 thì  = 0,85g/cm3 = 0,85T/m3.
Kết quả: d  28.3

0.52
 66mm.
0,85

Điều kiện 3: d  0,2.H ; (Theo chiều cao tầng nổ, trang15, giáo trình Nổ mìn trong xây dựng
thủy lợi, NXBXD Hà Nội-1986).
Với H = 3,2m ta có: d  0,2. 3,2  0,64m = 640mm.
Để thỏa mãn 3 điều kiện trên, chọn đường kính lỗ khoan d = 42mm.
 Đường cản chân tầng W (m):
Đường cản chân tầng tính theo công thức: (Công thức 11-20, trang 237, giáo trình thi
công tập I).

W  47.K T .d

Δ.e
γ

Trong đó:
KT: Hệ số xét đến điều kiện địa chất, đối với đá nứt nẻ chọn KT = 1,1.
SV:

19

GVHD:


Đồ án tốt nghiệp


TKTC CT Cống lấy nước Srêpôk 4

d: Đường kính bao thuốc, d = 42mm.
: Mật độ thuốc nổ trong bao thuốc, với loại thuốc nổ Amônít N06 có thể lấy giá trị
 = 0.85g/cm3.
: Khối lượng riêng của đá được nổ phá, theo tài liệu địa chất có thể lấy
 = 2,5T/m3 = 2,5g/cm3.
e: Hệ số, được tính theo công thức: e 

V
360

Với V là sức công phá của loại thuốc nổ được dùng, với loại thuốc nổ đã chọn có thể chọn
V = 360. Do đó hệ số e tính được là e 

360
 1.
360

Thay các trị số tìm được vào công thức trên được:
W  47.1,1.0,0 42

0,85.1
 1,52m. (3-0)
2,5

 Chiều sâu khoan thêm Δh(m) :
Chiều sâu khoan thêm h có tác dụng nổ phá rất ít, chủ yếu làm cho nền tầng bằng phẳng.
Theo kinh nghiệm người ta thường chọn h =10.d =10.0,042 =0,42 (m).

 Chiều sâu lỗ khoan h (m).
h = H + h = 3,2 + 0,42 = 3,62 (m).
 Khoảng cách giữa các lỗ khoan trong một hàng a(m).
Khoảng cách giữa 2 lỗ khoan trong một hàng là: (0,8  1,5)W. Chọn: a = 0,9.W = 1,15.1,52
= 1,37(m).
 Khoảng cách giữa hai hàng khoan liền nhau b(m). Để thuận lợi cho thi công khi nổ phá
bố trí nổ đồng thời nhiều lỗ mìn theo hình thức hoa mai chọn b = a = 1,37(m).
 Chiều dài bao thuốc Lbt (m).
Thông thường chiều dài bao thuốc (Lbt) nằm trong khoảng (1/3  2/3)h. Ở đây chọn
Lbt =

2
2
.h = .3,62 = 2,41 (m).
3
3

 Chiều dài lấp bua Llb (m).
Chiều dài đoạn bua là phần còn lại phía trên bao thuốc. Ở đây chọn
Llb =

1
1
.h = .3,62 = 1,2 (m).
3
3

 Khối lượng bao thuốc trong một lỗ khoan Q (Kg).
Khối lượng cần nạp trong một lỗ khoan (bao thuốc) xác định theo công thức (11-23) trang
259 GTTC tập I.

Q = q.W.a.H= 0,52. 1,52. 1,37. 3,2 = 3,47 (Kg).
*Kiểm tra điều kiện nạp thuốc:

Vbt  

SV:

4.Q.K'
d2
Q Q.K'
suy ra  t 
t  
4
'

.d2 
20

(3-2)

GVHD:


Đồ án tốt nghiệp

TKTC CT Cống lấy nước Srêpôk 4

-K’ : Hệ số điều kiện nạp thuốc theo bảng 11-3 trang 242 giáo trình thi công tập I
phương pháp nạp thuốc là nạp thuốc theo từng bao gói không chống đỡ. chọn K’ = 1,3.
 : Mật độ thuốc nổ ( T/m3) là khối lượng của một đơn vị thể tích thuốc nổ

theo bảng 11 – 4 trang 247 giáo trình thi công tập I khi nổ văng yếu chọn  = 1 g/cm3 = 1
T/m3.
’ : mật độ nạp thuốc ( T/m3 ) Theo công thức 11-15 trang 242 – giáo trình thi công
tập I áp dụng công thức sau :
’=


K'

Từ đó ta tính được Llb theo điều kiện nạp thuốc là : L = 3,83m.
 Thời gian nổ vi sai t (ms).
Thời gian vi sai giữa các hàng mìn xác định theo GTTC tập I trang 268 t =15ms.
Tổ hợp các thông số nổ phá được ghi trong bảng 3-4.
Tổng hợp các thông số nổ phá
(Bảng 3-4)
TT
Thông số
1
Chiều cao chân tầng H
2
Đường kính lỗ khoan d
3
Đường cản chân tầng W
4
Chiều sâu khoan thêm h
5
Chiều sâu lỗ khoan h
6
Khoảng cách giữa các lỗ khoan trong một hàng a
7

Khoảng cách giữa hai hàng khoan liền nhau b
8
Lượng hao thuốc đơn vị q
9
Chiều dài bao thuốc Lbt
10
Chiều dài lấp bua Llb
11
Khối lượng bao thuốc Q
12
Thời gian vi sai t

Giá trị
3,2
42
1,52
0,42
3,62
1,37
137
0,52
2,41
1,2
3,47
15

Đơn vị
m
mm
m

m
m
m
m
Kg/m3
m
m
Kg
ms

 Bố trí sơ đồ nổ phá.
Mặt bằng hố móng trong đợt nổ điển hình này có kích thước: dài D=52m, rộng R=20m.
+ Số lỗ mìn trên cùng một hàng (n1).
n1 

R
20
1 
 1  16
a
1,37

(3-5).

+ Số hàng mìn (n2).
n2 

D
52
1 

 1  39
b
1,37

(3-6).

+ Bố trí lỗ khoan.
Mỗi hàng chúng ta chừa lại 2 lỗ biên và chừa lại hàng cuối cùng để tạo mái hố móng. Vậy
còn lại n2 = 38 hàng, n1 = 22 lỗ. Lỗ khoan được bố trí dạng như hình vẽ 3-3.

SV:

21

GVHD:


TKTC CT Cng ly nc Srờpụk 4

1:1

ỏn tt nghip

1

2

Hỡnh 3-3: 1-Qu mỡn np thuc, 2-Qu mỡn khụng np thuc (to mỏi)

~


U = (100 380)V
R ơle vi sai

K íp điện
1

2

3

4

0

1

2

3

1

2

3

4

0


1

2

3

n'

1 :1

K íp điện

n '-1
n '-2

n '-1
n'

n '-1

b (m )

1 :1

n '-2

n '-1

D ây điện


a(m )

0

1

2

3

1

2

3

4

0

1

2

3

1

2


3

4

Lỗ m ìn
nạp thu ốc

n '-2

n '-1
n'

Lỗ m ìn không
nạp thu ốc

n '-1
n '-2

n '-1
n'

n '-1

1:1

1:1

Hỡnh 3-4:
S n phỏ

Cỏc thit b cn dựng cho t n in hỡnh.
+Khi lng thuc n cn dựng trong t n.
Q = Q.n1.n2 = 3,47. 16. 38 = 2109,76 (Kg).
+S lng kớp cho t n.
Cú 38 hng cn n, do ú chn s lng kớp n nh sau.
Dựng kớp in, chn 640 cỏi (trong ú cú 32 cỏi d tr). Gia cỏc hng b trớ cỏc rle vi
sai, chn 42 cỏi (trong ú cú 4 cỏi d tr).
Cỏc khong cỏch an ton khi n phỏ.
Trong cụng tỏc n phỏ cn lu ý khong cỏch an ton v truyn n, v súng xung kớch
trong khụng khớ v khong cỏch an ton v a chn. Vic tớnh toỏn cỏc khong cỏch an ton
ny rt phc tp, da trờn cỏc cụng thc kinh nghim l chớnh.
+ iu kin an ton v a chn.
Trong trng hp n vi sai, tng khi lng n cho phộp [Q] ca v n c tớnh theo
cụng thc 12-35 trang 294 GTTC tp I.
[Q] = 0,65.n.Qcn
õy tin hnh n ng thi mt nhúm l khoan, cụng trỡnh cn c bo v cỏch l
khoan gn nht khong 94m, khong cỏch gia cỏc l khoan l 1,37m. Khong cỏch gia
cỏc l khoan n cụng trỡnh cn bo v chờnh lch hn 10% do ú cú th tớnh Qcn theo cụng
thc 12-34 trang 294 GTTC tp I.
SV:

22

GVHD:


Đồ án tốt nghiệp
 ε.Vth
Qcn  
 Kd


TKTC CT Cống lấy nước Srêpôk 4
  r1  r2  ...  rn 
 .

n



3

(3-7)

Trong đó:
+= 2 Là hệ số phụ thuộc điều kiện nổ phá, tra theo bảng 12-4 trang 293 GTTC tập I.
+Vth = 0,2m/s Là vận tốc dao động tới hạn cho phép, tra bảng 12-5 trang 293 GTTC tập I.
+Kđ = 200 Là hệ số phụ thuộc vào điều kiện địa chất, tra bảng 12-6 trang 294 GTTC tập I.
r1, r2,… rn Là khoảng cách từ mỗi lỗ khoan đến công trình cần được bảo vệ.
+ n = 16 Là số lỗ khoan cần nổ.
+ n’ = 37 Số nhóm vi sai.
3

 2.0,2   94  (94  1.1,37)  ...  (94  26.1,37) 
Qcn  
.
  224,3 (Kg).
37
 200  



Thay các giá trị tìm được vào công thức (3-7) tính được.
[Q] = 0,65. 27. 224,3 = 5394,6 (Kg)
Với đợt nổ điểm hình: Q = 2109,76 (Kg) < [Q] = 5394,6 (Kg). Đảm bảo an toàn.
+ Khoảng cách an toàn về sóng không khí.
Phạm vi tác dụng của sóng xung kích xác định theo công thức.
Lxk  K xk . Q  5. 2109,76  229,66 (m).
Trong đó: Kxk là hệ số an toàn, Kxk = 5.
 Bán kính ngắn nhất an toàn đối với con người được tính theo công 19.7 trang 341 giáo
trình Phá vỡ đất đá bằng phương pháp khoan nổ mìn
rmin  15.3 Q  15.3 2109,76  192,38 (m).
Trong đó: Q là khối lượng phát mìn, ở đây tính với Q = 2109,76 (Kg).
 Khoảng cách an toàn về đá văng.
Lmax =20. Ka. n2.W
Trong đó.
+Ka: Hệ số an toàn, khoảng (1,0 ~ 2,0), chọn Ka = 1,5.
+n: Chỉ tiêu tác dụng nổ phá. Khi nổ văng mạnh có thể lấy khoảng (1,25  1,75),
chọn n= 1,5.
+W: Đường cản chân tầng, W = 1,52(m).
Lmax = 20. 1,5. 1,52. 1,52 = 102,6(m)

Lượng tiêu hao vật tư cho đợt nổ
TT
Loại vật tư
Đơn vị
1
Thuốc nổ
Kg
2
Kíp điện
Cái

3
Role visai
Cái

Số lượng
2109,76
640
42

(Bảng 3-5)
Ghi chú
Amônít
Có 32 cái dự trữ
Có 4 cái dự trữ

E. Phương án bóc xúc đá nổ phá.
Đất đá sau khi nổ phá được máy ủi 110CV gom lại kết hợp máy đào gầu sấp  1, 25(m3 )
xúc đất lên ôtô tự đổ  12 tấn để vận chuyển ra bãi thải và tận dụng làm vật liệu xây dựng
3.2. CÔNG TÁC THI CÔNG BÊ TÔNG
3.2.1. Tính toán khối lượng và dự trù vật liệu
SV:

23

GVHD:


Đồ án tốt nghiệp
3.2.1.1.


TKTC CT Cống lấy nước Srêpôk 4

Tính khối lượng công trình

Để thuận tiện cho việc tính toán khối lượng, ta chia cống thành nhiều kết cấu nhỏ. Điều
này cũng thuận tiện cho việc lấy kết quả khối lượng sử dụng cho việc phân khoảnh, phân
đợt thi công.

Bảng tính toán khối lượng:

SV:

TT

Tên khoảnh

Mac

Khối lượng (m3)

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Lot_1
Lot_2
Lot_3_4_5
Lot_6÷11
Lot_12
Lot_13
Lot_14÷17
Đ_1
Đ_2

Đ_3_4_5
Đ_6
Đ_7÷11
Đ_12
Đ_13
Đ_14÷17
T_1_2
T_3a_4a
T_3b_4b
T_5÷10
T_11÷22
T_23_24
T_25_26
T_27÷34
N-1
N_2_3_4
N_5
N_6÷10
V_1÷7
V_8
Trần

100
100
100
100
100
100
100
200

200
200
200
200
200
200
200
200
200
200
200
200
200
200
200
200
200
200
200
200
200
200

2.046
2.706
12.078
28.116
3.06
2.091
10.404

6.87
9.07
40.41
24.91
78.35
8.27
4.35
21.48
21.12
8.4
7.2
57.6
141.12
15.6
12.48
22
5.22
40.41
12.59
78.35
238
43.62
6

Khối lượng
vữa(m3)
2.097
2.774
12.38
28.819

3.137
2.143
10.664
7.042
9.297
41.42
25.533
80.309
8.477
4.459
22.017
21.648
8.61
7.38
59.04
144.648
15.99
12.792
22.55
5.351
41.42
12.905
80.309
243.95
44.711
6.15

24

GVHD:



Đồ án tốt nghiệp

TKTC CT Cống lấy nước Srêpôk 4
963.921

3.2.1.2.

988.019

Dự trù vật liệu

-Xi măng: Chọn loại xi măng PC – 30 vì loại này phù hợp với Mac bê tông của công
trình và nó được sử dụng rộng rãi.
-Cát: vì công trình sử dụng bê tông M100, M200 do vậy ta chọn loại cát vàng có mođun
độ lớn Mt > 2.
-Đá dăm: căn cứ vào kết cấu công trình chọn kích thước đá dăm, và theo mục 3.3.4.1
(14TCN59-2002, trang 20) ta chọn như sau:
+ Với bê tông M100 dùng để đổ lớp lót của bản đáy và sân tiêu năng có chiều dày
10 cm, chọn đá có dmax = 40 mm.
+ Với bê tông M200 dùng để làm toàn bộ các kết cấu còn lại của cống. Ta chọn
đá có dmax = 20 mm.
-Đá xây: ở đây sử dụng đá hộc tại sân trước có kích thước 30 x 30.
Dự trù vật liệu trên cơ sở “Định mức vật tư” được ban hành kèm theo quyết định số
24/2005/QĐ-BXD ngày 29/07/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Kết quả cho từng Mac bê
tông xem trong bảng 3-4
Bảng 3-4
Stt


1

2

3

4


hiệu

C.221

C.223

B.121

AE.111

Mac BT

M200

M100

Vữa
M75

Đá xây
M100


Khối
lượng

926

62.014

6.46

38.75

Tp hao phí

Đơn
vị

Hao phí đơn
vị

Khối
lượng

Xi măng

kg

361

334286


Cát

m3

0.45

416.7

Đá dăm

m3

0.866

801.916

Nước

lít

195

180570

Xi măng

kg

218


13519.05

Cát

m3

0.501

31.07

Đá dăm

m3

0.896

55.565

Nước

lít

185

11472.59

Xi măng

kg


296.03

1912.35

Cát

m3

1.12

7.24

Đá hộc

m3

1.2

46.50

Đá dăm

m3

0.057

2.21

Xi măng


kg

1.42

55.03

Cát

m3

1.91

74.01

*Định mức hao hụt :
Bảng 3-5
SV:

25

GVHD:


×