Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (997.25 KB, 57 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ
-----  -----

BÁO CÁO TÓM TẮT
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở
HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Giáo viên hướng dẫn:
Ths. Nguyễn Thị Hóa

Nhóm sinh viên thực hiện:
Trương Văn Thủy (NT)
Nguyễn Lương Hãn
Hoàng Trọng Đức
Bùi Thị Quyên
Nguyễn Thị Quỳnh Vân

Huế, 12/2011
1


Lời Cảm Ơn
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài này chúng tôi đã được sự
quan tâm giúp đỡ động viên của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường .
Trước hết, chúng tôi xin chân thành cảm ơn tới khoa Kinh tế chính trò, trường
Đại học kinh tế- Đại học Huế đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ chúng tôi trong quá
trình thực hiện đề tài này.
Đặc biệt, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Th.s Nguyễn Thò Hóa
đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và hướng dẫn chúng tôi trong suốt quá trình nghiên


cứu, tìm hiểu để hoàn thành đề tài.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đến tập thể cán bộ phòng Thống kê, nông
nghiệp, văn phòng Ủy ban Nhân dân, văn phòng Huyện ủy, các xã, thò trấn và các
chủ trang trại huyện Phú Lộc đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ, cung cấp
thông tin để chúng tôi hoàn thành đề tài này.
Cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn tới toàn thể các gia đình, bạn bè đã ủng
hộ, giúp đỡ nhóm trong quá trình hoàn thiện đề tài.
Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù có nhiều nỗ lực và cố gắng, nhưng
do hạn chế về lí luận và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những sai sót. Rất
mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn để đề tài hoàn thiện
hơn.
Xin chân thành cảm ơn !

2


3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT:

Trang trại

KTTT:

Kinh tế trang trại:

NTTS:


Nuôi trồng thủy sản:

CNH - HĐH:

Công nghiệp hóa-hiện đại hóa

KT - XH:

Kinh tế - xã hội:

KH - KT:

Khoa học - kỹ thuật

N-L-TS:

Nông - lâm - thủy sản
ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài.
Phát triển kinh tế trang trại (KTTT) là bước đi phổ biến, tất yếu của nền sản
xuất nông nghiệp trên con đường xây dựng nông thôn mới, sản xuất tập trung mang
tính hàng hóa. Ở nước ta, KTTT đã và đang phát triển mạnh ở nhiều địa phương trên
toàn quốc.
Phú Lộc là huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Thừa Thiên Huế, là vùng có đại
hình đa dạng với tiềm năng đất đai thuận lợi cho việc hình thành và phát triển KTTT.
Từ khi có chủ trương đổi mới cơ chế quản lí trong nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách phát triển KTTT nên
số lượng trang trại (TT) ở Phú Lộc tăng lên, đa dạng về hình thức. Mặc dù đã mang
lại một thành quả nhất định, tăng thu nhập cho người lao động và đời sống của người

dân đã có nhiều thay đổi góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ,
tuy nhiên KTTT ở huyện Phú Lộc còn nhiều hạn chế, quy mô nhỏ chưa đáp ứng
được yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) của huyện.
Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng tôi chọn đề tài “ Phát triển kinh tế trang trại
ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm nội dung nghiên cứu khoa học cấp
trường của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
Mục đích đề tài của chúng tôi nhằm làm rõ vai trò, ý nghĩa và thực trạng phát
triển KTTT ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Trên cơ sở lí luận và thực tiễn đó

4


đề tài đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển KTTT trong
thời gian tới để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của huyện.
Để đạt được mục đích đó, đề tài thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau đây:
- Hệ thống hóa các vấn đề lí luận liên quan đến phát triển KTTT.
- Đánh giá thực trạng phát triển KTTT trại ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên
Huế trong giai đoạn hiện nay.
- Đề xuất những giải pháp cơ bản để thúc đẩy phát triển KTTT trong thời gian tới.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài.
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: “Phát triển KTTT trên địa bàn huyện Phú
Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế”.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Địa bàn huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
+ Về thời gian: Từ năm 2006 đến năm 2010.
- Tình hình nghiên cứu: phát triển KTTT là một nội dung quan trọng có ý nghĩa lí
luận và thực tiễn trong phát triển kinh tế nên có nhiều đề tài nghiên cứu, bài viết liên
quan như:
+ Luận văn thạc sĩ: “Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Gia LâmHà Nội” của Trần Việt Đức.

+ Khóa luận tốt nghiệp: “Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh
Nghệ An trong giai đoạn hiện nay” của Trần Thị Hậu.
+ Đề tài “Mô hình kinh tế nông trại gia đình ở một số vùng sinh thái của Nam
bộ: vấn đề và giải pháp” của Tiến sĩ Phan Thị Xinh.
+ Đề tài “ Vai trò của trang trại gia đình trong quá trình phát triển một nền
nông nghiệp bền vững” của Đào Hữu Hòa, trường Đại học Kinh tế, đại học Đà Nẵng.
Nhưng trên địa bàn huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế chúng tôi nhận thấy chưa
có công trình nào nghiên cứu phát triển KTTT với tư cách là một đề tài nghiên cứu
khoa học nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp khả thi nhằm thúc
đẩy sự phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH).
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét và phân tích
vấn đề một cách khoa học, khách quan.

5


- Ngoài ra đề tài còn sử dụng các phương pháp sau:
+ Phương pháp phân tích tổng hợp
+ Phương pháp thống kê
+ Phương pháp điều tra chọn mẫu
5. Ý nghĩa của đề tài.
- Đề tài này đã đánh giá được thực trạng phát triển KTTT trên địa bàn huyện
Phú Lộc.
- Qua quá trình nghiên cứu, đề tài thấy được những ưu điểm cần phát huy cũng
như những tồn tại còn mắc phải trong quá trình phát triển KTTT.
- Làm cơ sở cho địa phương nghiên cứu và vận dụng đưa ra đường lối chính sách để
phát triển KTTT trên địa bàn của huyện nói riêng và của tỉnh nói chung.
- Ngoài ra đề tài còn là một nguồn tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm
nghiên cứu vấn đề này.

6. Kết cấu đề tài.
Ngoài phần đặt vấn đề, kết luận, kiến nghị và tài liệu tham khảo, nội dung đề tài
gồm ba chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về kinh tế trang trại.
Chương 2. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa
Thiên Huế.
Chương 3. Phương hướng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện Phú
Lộc trong thời gian tới.

6


B. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI
1.1. Một số khái niệm.
1.1.1. Khái niệm về kinh tế hộ gia đình.
- Theo giáo sư Frank Ellis Trường Đại học tổng hợp Cambridge (1988). Kinh tế
hộ gia đình nông dân là một cơ sở kinh tế có đất đai, các tư liệu sản xuất thuộc sở
hữu của hộ gia đình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất và
thường là nằm trong một hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu được đặc trưng
bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường có xu hướng hoạt động với mức độ không
hoàn hảo cao [1,5].
Đối với kinh tế hộ gia đình ở nước ta chủ yếu có hai loại hình: một là, hộ sản
xuất tự cấp, tự túc mang nặng tính chất sản xuất tự nhiên; hai là, hộ vừa sản xuất tự
cấp, tự túc vừa sản xuất hàng hóa. Để thoát khỏi những giới hạn về sản xuất nông sản
hàng hóa của kinh tế hộ gia đình, trong quá trình vận động nền kinh tế phát triển từ
trình độ từ thấp đến cao phù hợp với quy luật của nền kinh tế thị trường. Kinh tế hộ
gia đình đã và đang diễn ra sự vận động, phát triển: những nông hộ có điều kiện sẽ
trở thành trang trại sản xuất hàng hóa.

1.1.2. Khái niệm về trang trại và kinh tế trang trại.
Hiện nay, có nhiều nhà khoa học đưa ra định nghĩa về trang trại và KTTT ở
nhiều góc độ nhưng chủ yếu đều mang nội dung như sau:
* Khái niệm trang trại:
Các nhà nghiên cứu trên thế giới cho rằng: TT là đơn vị cơ sở sản xuất nông
nghiệp của hộ gia đình nông dân, được hình thành và phát triển từ khi phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa dần thay thế phương thức sản xuất phong kiến. Ngày nay,
TT là loại hình tổ chức sản xuất phổ biến trong nền nông nghiệp của hầu hết các
quốc gia trên thế giới.
Ở nước ta, TT đã hình thành và phát triển từ rất sớm nhưng có những giai đoạn
phát triển loại hình kinh tế này đã không được coi trọng. Tuy nhiên từ khi có chủ
trương đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp theo nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều chính sách khuyến khích

7


phát triển nên số lượng TT tăng lên nhanh chóng, hình thức tổ chức sản xuất và cơ
cấu thành phần chủ TT cũng ngày càng đa dạng.
* Khái niệm kinh tế trang trại:
Hiện nay, quan điểm về KTTT được nhiều nhà khoa học trao đổi trên các diễn đàn
và các phương tiện thông tin đại chúng. Song cho tới nay khái niệm cũng như các quan
điểm về KTTT được các nhà khoa học đưa ra dưới nhiều cách hiểu khác nhau.
+ Quan điểm 1: KTTT là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã
hội, dựa trên cơ sở hợp tác và phân công lao động sản xuất nhất định để tiến hành
hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với nền kinh tế thị trường và được Nhà nước
bảo hộ (GS Đào Thế Tuấn, nguyên Viện trưởng Khoa học nông nghiệp, công nghiệp).
+ Quan điểm 2: KTTT hay các TT gia đình, thực chất là kinh tế hộ sản xuất
hàng hoá với quy mô lớn hơn, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu để
sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Một bộ phận TT ngoài lao động của gia đình, có

thuê thêm lao động để sản xuất, kinh doanh, quy mô diện tích đất canh tác xoay
quanh mức hạn điền ở từng vùng theo quy định của pháp luật ( Nghị quyết số
06-NQ/TW, ngày 10/11/1998 của Bộ Chính trị về một số vấn đề phát triển
nông nghiệp và nông thôn).
+ Quan điểm 3: KTTT là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông thôn
chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất
trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản, trồng rừng gắn với chế
biến và tiêu thụ nông, thủy sản (Điểm 1, mục II NQ Số 3/2000/NQ-CP ;2/2/2000).
Từ những quan điểm trên chúng ta có thể khái quát khái niệm KTTT như sau:
KTTT là hình thức tổ chức hàng hóa lớn trong nông, lâm, ngư nghiệp của các thành
phần kinh tế khác nhau ở nông thôn có sức đầu tư lớn, có năng lực quản lí trực tiếp
quá trình sản xuất kinh doanh, phương pháp tạo ra suất sinh lợi cao hơn bình thường
trên đồng vốn, có trình độ đưa những thành tựu khoa học công nghệ mới kết tinh
trong hàng hóa tạo ra sức cạnh tranh cao hơn trên thị trường xã hội mang lại hiệu quả
kinh tế cao.
1.1.3.

Khái niệm về kinh tế tư nhân.

Kinh tế tư nhân và KTTT có mối liên hệ với nhau, đa số các hình thức kinh
doanh cá thể, tiểu chủ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp là làm KTTT. Việc phát

8


triển KTTT góp phần thúc đẩy đóng góp của thành phần kinh tế tư nhân hơn nữa
trong tiến trình CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn.
Theo giáo trình kinh tế chính trị Mác-Lênin: Kinh tế tư nhân là thành phần kinh
tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, là một trong những bộ phận cấu
thành trong nền kinh tế quốc dân. Thành phần kinh tế tư nhân gồm: kinh tế cá thể,

tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân.
Theo tư duy lí luận của Đảng Cộng sản Việt Nam thể hiện qua các văn kiện đại hội:
Đại hội Đảng lần thứ VI đưa ra quan niệm: Kinh tế tư nhân là đơn vị kinh tế do
những người có vốn, có tài sản lập ra sản xuất và kinh doanh theo pháp luật. Kinh tế
tư nhân bao gồm các hình thức: hộ cá thể, hộ tiểu chủ, hộ tiểu thương, các doanh
nghiệp tư nhân dưới nhiều hình thức như xí nghiệp tư doanh, công ty cổ phần,...
Đại hội Đảng lần thứ IX đã quán triệt quan điểm: Kinh tế tư nhân là một bộ
phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, phát triển kinh tế tư nhân là vấn
đề chiến lược lâu dài trong chiến lược phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định
hướng Xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng nâng cao nội lực của đất nước trong
hội nhập kinh tế quốc tế.

Mới đây nhất, tại Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam, kinh
tế tư nhân lại được tái khẳng định là một thành phần kinh tế quan trọng, trong
đó nêu rõ: “ hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển mạnh kinh tế tư nhân trở
thành một trong những động lực của nền kinh tế ”
Tóm lại, Kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế, bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và
kinh tế tư bản tư bản tư nhân, dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và các
nguồn lực đầu vào khác của tư nhân, tồn tại dưới nhiều hình thức Doanh Nghiệp Tư
Nhân, Công Ty Cổ Phần, Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn và các hộ kinh doanh cá thể.
1.2. Tiêu chí xác định kinh tế trang trại.
Một là, mục đích sản xuất của TT là sản xuất các mặt hàng trong lĩnh vực nônglâm-thủy sản (N-L-TS) hàng hóa với quy mô lớn.
Hai là, mức độ chuyên môn hóa các điều kiện và yếu tố sản xuất cao hơn hẳn so
với sản xuất nông hộ về đất đai, đầu con gia súc, gia cầm, lao động, giá trị N-L-TS
hàng hóa,…

9


Ba là, chủ TT có kiến thức và kinh nghiệm trực tiếp điều hành sản xuất, biết

ứng dụng tiến bộ KH-KT, tiếp nhận chuyển giao công nghệ với hiệu quả cao, có thu
nhập vượt trội so với kinh tế hộ.
Bốn là, giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ bình quân 1 năm cũng là tiêu chí
xác định KTTT và có sự khác nhau giữa các vùng. Ðối với các tỉnh phía Bắc và Duyên
hải miền Trung từ 40 triệu đồng trở lên, còn đối với các tỉnh phía Nam và Tây nguyên
từ 50 triệu đồng trở lên.
Năm là, quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế nông hộ
tương ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế.
Ðối với TT trồng trọt:
Với TT trồng cây hàng năm, diện tích trang trại phải từ 2 ha trở lên đối với các
tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung, từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và
Tây nguyên. Còn đối với TT trồng cây lâu năm thì diện tích TT phải từ 3 ha trở lên
đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung, từ 5 ha trở lên đối với các tỉnh
phía Nam và Tây nguyên. Các TT trồng hồ tiêu phải từ 0,5 ha trở lên.
Các TT lâm nghiệp phải từ 10 ha trở lên đối với các vùng trong cả nước.
Ðối với TT chăn nuôi:
Với chăn nuôi đại gia súc thì tiêu chí xác định KTTT đối với từng loại gia súc
cụ thể: chăn nuôi sinh sản, lấy sữa có thường xuyên từ 10 con trở lên; chăn nuôi lấy
thịt có thường xuyên từ 50 con trở lên; chăn nuôi gia súc: lợn, dê, vv...; chăn nuôi
sinh sản có thường xuyên đối với lợn 20 con trở lên, đối với dê, cừu từ 100 con trở
lên; chăn nuôi lợn thịt có thường xuyên từ 100 con trở lên (không kể lợn sữa) dê thịt
từ 200 con trở lên.
Chăn nuôi gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng, vv... có thường xuyên từ 2000 con trở
lên (không tính số đầu con dưới 7 ngày tuổi).
TT nuôi trồng thuỷ sản: Diện tích mặt nước để NTTS có từ 2 ha trở lên (riêng
đối với nuôi tôm thịt theo kiểu công nghiệp từ 1 ha trở lên).
Ðối với các loại sản phẩm nông lâm nghiệp, NTTS có tính chất đặc thù như:
trồng hoa, cây cảnh, trồng nấm, nuôi ong, giống thuỷ sản và thuỷ đặc sản, thì tiêu chí
xác định là giá trị sản lượng hàng hoá.


10


1.3. Vai trò của kinh tế trang trại.
Trải qua một quá trình hình thành và phát triển lâu dài cho đến ngày nay,
KTTT được xác định là một bước phát triển mới và cao hơn của kinh tế hộ gắn với
mục tiêu sản xuất hàng hóa quy mô lớn, góp phần thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế
nông nghiệp và nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp,
tăng tỷ trọng lao động trong công nghiệp và dịch vụ, từng bước ổn định để phát triển
kinh tế tạo ra các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, làm hậu thuẫn cho công
nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm phát triển, đồng thời đưa công nghiệp và các
nghành nghề dịch vụ vào nông thôn, đóng góp thiết thực vào quá trình xóa đói giảm
nghèo ở nông thôn, tiến hành thu hẹp dần khoảng cách phát triển giữa các vùng giữa
miền ngược với miền xuôi, nông thôn và thành thị... Cho phép huy động, khai thác
các nguồn lực về đất đai, vốn, sức lao động… một cách đầy đủ và hiệu quả, thúc đẩy
sự tăng trưởng kinh tế góp phần ổn định về mặt chính trị-xã hội.
Tiếp đến, KTTT còn góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khắc phục dần
tình trạng nhỏ lẻ trong sản xuất kinh doanh nông phẩm, phân bố lại dân cư, thu hút
nguồn lao động, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn,… thúc đẩy phát triển
công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn phát triển
trên địa bàn.
Ngoài ra, KTTT còn có vai trò khai thác lợi thế so sánh giữa các vùng , để từ đó
có thể xác định được hướng phát triển cho từng vùng cụ thể sao cho hợp lý và khai
thác được triệt để các lợi thế so sánh. Ở các vùng trung du, miền núi với đặc thù của
riêng mình, đã góp phần quan trọng vào trồng rừng, bảo vệ rừng, phủ xanh đồi núi
trọc, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất, cải thiện môi trường sinh thái, ngoài ra
còn góp phần vào giảm thiểu và khắc phục những thiên tai do vấn đề hoang hóa rừng
gây ra.
1.4. Phân loại trang trại
Thứ nhất, theo loại hình KTTT gồm TT cá thể; TT tiểu chủ; TT tư bản tư nhân.

TT cá thể là các TT của các hộ nông dân tiểu nông sản xuất tự cung tự cấp là
chính, sử dụng lao động gia đình, có sản xuất hàng hóa với tỷ suất thấp, tối đa là 5060%.

11


TT tiểu chủ là các TT chủ yếu sản xuất nông sản, có thuê một ít lao động thời
vụ hoặc thường xuyên, nhưng chủ TT vẫn là lao động chính, sản xuất nông sản hàng
hóa với tỷ suất từ 65-70%.
TT tư bản tư nhân là mô hình TT sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất. Các TT này
hoàn toàn thuê lao động thường xuyên và thời vụ với số lượng lớn, sản xuất ra nông
sản hàng hóa nhiều với tỷ suất 80-90% trở lên.
Thứ hai, phân loại theo hình thức tổ chức quản lý gồm TT gia đình; TT liên
doanh; TT hợp danh theo cổ phần.
TT gia đình là TT độc lập sản xuất kinh doanh của từng gia đình có tư cách
pháp nhân riêng, do chủ hộ hoặc một người có năng lực và uy tín trong gia đình
đứng ra quản lý, có thể là của một gia đình hoặc một số hộ gia đình đứng ra quản lý,
đây là loại hình phổ biến nhất hiện nay.
TT liên doanh là kiểu TT được thành lập trên cơ sở tự nguyện hợp nhất từ một
số TT nhỏ với tư cách pháp nhân mới nhằm tăng năng lực sản xuất và cạnh tranh
trước các đối thủ hoặc để tranh thủ các chính sách ưu đãi của Chính phủ đối với các
TT có quy mô lớn.
TT hợp danh theo cổ phần được tổ chức theo nguyên tắc của một công ty cổ phần,
hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản.
Thứ ba, phân loại theo mức độ sở hữu tư liệu sản xuất gồm chủ TT sở hữu tất
cả tư liệu sản xuất; chủ TT sở hữu một phần tư liệu sản xuất, một phần đi thuê; chủ
sở hữu TT mà tất cả tư liệu sản xuất phải đi thuê.
Thứ tư, phân loại theo phương thức điều hành tư liệu sản xuất.
Chủ TT và gia đình ở ngay trong TT và trực tiếp điều hành cũng như trực tiếp
lao động sản xuất, đây là loại hình phổ biến nhất ở các nước.

Chủ TT và gia đình không ở nông thôn, không ở TT mà ở một nơi khác nhưng
vẫn trực tiếp điều hành, quản lý TT.
Chủ TT sống ở khu vực thành thị và thuê người điều hành quản lý TT cho mình.
Thứ năm, phân loại theo cơ cấu sản xuất.
TT có cơ cấu sản xuất theo hướng phát triển kinh doanh tổng hợp nhiều sản phẩm.
TT có cơ cấu sản xuất theo hướng chuyên môn hóa một loại sản phẩm nhất định.

12


TT sản xuất để cung cấp nguyên liệu cho nghành công nghiệp chế biến hoặc kết
hợp sản xuất với chế biến nông sản.
Thứ sáu, phân loại theo cơ cấu thu nhập:
TT thuần nông có thu nhập tất cả hoặc phần lớn từ nông nghiệp.
TT có thu nhập chủ yếu ngoài nông nghiệp
Thứ bảy, phân loại TT theo quy mô, diện tích đất đai gồm các TT có quy mô
lớn, vừa và nhỏ.
1.5. Xu hướng phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam.
Trong những năm qua, KTTT đã góp phần không nhỏ vào việc tăng trưởng và
phát triển nền kinh tế. Đó là nhờ đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà
nước ta trong chiến lược phát triển nông nghiệp và sự nổ lực của người lao động
trong nông nghiệp. Song với yêu cầu của thực tiễn, KTTT ở Việt Nam sẽ phát triển
theo những xu hướng sau:
Một là, tích tụ và tập trung sản xuất.
Các TT ngày nay vẫn diễn ra quá trình tích tụ và tập trung sản xuất. Tuy nhiên,
tính chất, mức độ tích tụ và tập trung lúc này không hòa toàn giống như tích tụ và tập
trung chủ yếu các yếu tố sản xuất các nông hộ để hình thành TT. Tích tụ và tập trung
trong phát triển KTTT là nhằm mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh để đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường.
Tích tụ và tập trung trong các TT chủ yếu là tích tụ vốn, ở những nơi có điều

kiện thì bao gồm cả việc tập trung ruộng đất. Tích tụ vốn làm tăng vốn tự có của TT
để đầu tư mở rộng sản xuất, chủ yếu là đầu tư theo chiều sâu tức là đầu tư cho thâm
canh, ứng dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất. Đây là một xu hướng phát triển của TT,
tùy theo điều kiện của từng nơi cần có chính sách và biện pháp tác động, điều tiết
phù hợp nhằm thúc đẩy KTTT phát triển.
Hai là, chuyên môn hóa sản xuất:
Sản xuất ngày càng đi vào chuyên môn hóa là xu hướng tất yếu trong phát triển
KTTT vì muốn sản xuất hàng hóa phải đi vào chuyên môn hóa sản xuất. Nhưng do
đặc điển của sản xuất nông nghiệp mà sản xuất chuyên môn hóa trong các TT phải
kết hợp với sản xuất đa dạng một cách hợp lí mới có thể khai thác có hiệu quả các
nguồn lực, đồng thời hạn chế những rủi ro về thiên tai và biến động của thị trường.

13


Khi tiến hành chuyên môn hóa sản xuất các TT mới có thể cho những sản phẩm có
chất lượng tốt, năng suất cao và việc phân bổ lao động cũng hợp lí, hiệu quả hơn.
Xu hướng sản xuất chuyên môn hóa các TT thể hiện ở chỗ:
Trên cơ sở phân vùng quy hoạch của cả nước, của từng vùng, địa phương các
TT bố trí sản xuất một số sản phẩm hàng hóa chính có giá trị cao phù hợp với yêu
cầu của thị trường với điều kiện sản xuất của mình.
Dựa vào một số sản phẩm hàng hóa chính mà kết hợp với sản xuất một số loại
sản phẩm bổ sung để hỗ trợ cho sản phẩm chính, đồng thời để sử dụng đầy đủ các
điều kiện đất đai, lao động và tư liệu sản xuất của TT.
Phát triển theo hướng trên sẽ xuất hiện nhiều TT chuyên môn hóa sản xuất có
hiệu quả cao như các TT chuyên môn hóa cà phê, cao su, thủy sản, gia súc gia cầm,

Ba là, nâng cao trình độ kĩ thuật và thâm canh hóa sản xuất:
Quá trình tập trung, tích tụ và mở rộng quy mô sản xuất đòi hỏi các TT phải
nâng cao trình độ kĩ thuật và thâm canh sản xuất trong các TT là xu hướng tất yếu

gắn liền với việc nâng cao năng suất lao động. TT không thể mở rộng quy mô, diện
tích hàng chục ha hoặc phát triển gia súc, gia cầm lên hàng trăm, hàng ngàn con bằng
lao động thủ công với cơ sở vật chất kĩ thuật kém. Để nâng cao trình độ kĩ thuật và
thâm canh hóa sản xuất các TT phải đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở vật chất kĩ
thuật cho sản xuất, tăng cường áp dụng tiến bộ KH-KT đặc biệt là công nghệ sinh
học. Mặt khác, phải kết hợp xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật trong từng TT với phát
triển cơ sở vật chất trên địa bàn vùng. Chẳng hạn việc xây dựng kênh mương tưới
tiêu, làm đường, điện…không thể khép kín trong từng TT mà phải gắn với cả vùng
theo quy hoạch thống nhất.
Bốn là, hợp tác và cạnh tranh:
Đi đôi với hợp tác, các TT còn phải cạnh tranh với các tổ chức và đơn vị kinh tế
khác để có thể tiêu thụ nông phẩm làm ra với giá cả hợp lí để có tích lũy, tái sản xuất
mở rộng. Muốn vậy các TT phải tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và không ngừng
nâng cao chất lượng sản phẩm, có như vậy sản phẩm của TT mới có khả năng cạnh
tranh trên thị trường.

14


1.6. Tính khách quan của sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại.
Cho đến nay, KTTT đã phát triển ở hầu hết các nước có nền sản xuất
nông-lâm-nghiệp hàng hóa, so với kinh tế tiểu nông thì KTTT là một bước phát
triển của nền sản xuất xã hội. Việc hình thành và phát triển KTTT là quá trình
chuyển đổi từ kinh tế hộ nông dân chủ yếu mang tính chất tự cung tự cấp sang sản
xuất hàng hóa với quy mô từ nhỏ đến lớn. Ở nước ta, cho đến nay thì KTTT cũng đã
trải qua được một thời gian phát triển tuy nhiên để đi sâu thực hiện thì mới chỉ trong
những năm gần đây. Có thể xem việc thực hiện chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung
ương và nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khóa VI về phát huy vai trò tự chủ của kinh
tế hộ nông dân đã đặt nền móng cho sự ra đời và phát triển của KTTT. Với những
thành tựu của công cuộc đổi mới, sản xuất nông nghiệp đã có những bước phát triển

vượt bậc, nhiều hộ nông dân bước đầu đã có tích lũy tạo điều kiện cho KTTT phát
triển [35,5].
Sự phát triển nhanh chóng của các TT và sự hưởng ứng rộng rãi của nông dân
nhiều vùng làm KTTT đã chứng tỏ sự phát triển này đã đáp ứng được đòi hỏi khách
quan của nông nghiệp, nông thôn, hợp với chủ trương của Đảng đưa nông nghiệp lên
sản xuất các hàng hóa lớn và có thể là sự đột phá của bước phát triển mới trong nông
nghiệp và nông thôn nước ta… đặc biệt là vùng trung du và miền núi.
Ngày nay, phát triển KTTT là mục tiêu của nhiều nước trong chiến lược phát
triển kinh tế, bảo đảm đáp ứng nhu cầu thị trường mà Việt Nam chúng ta không phải
là ngoại lệ.
Trong nền kinh tế thị trường việc đa dạng chủng loại sản phẩm nhằm phục vụ
nhu cầu người tiêu dùng là hết sức quan trọng, trong đó các sản phẩm từ nông nghiệp
là nhu cầu cơ bản nhất của con người. Vì vậy, việc phát triển KTTT đưa sản phẩm
nông nghiệp ra thị trường tiêu thụ là yêu cầu cần thiết.
Ở Việt Nam, là một nước đi lên từ nông nghiệp với điều kiện tự nhiên và vị trí
thuận lợi là cơ sở để phát triển nông nghiệp nói chung và hình thành các TT sản xuất
hàng hóa nông nghiệp nói riêng. Với quỹ đất nông nghiệp hiện có phát triển KTTT
sẽ góp phần tăng hiệu quả trong việc sử dụng, chống lãng phí đất đai. Là một nước
có phần lớn dân cư sinh sống ở nông thôn, việc phát triển KTTT sẽ tăng thu nhập
cho người dân, cải thiện được cuộc sống của họ và đẩy nhanh quá trình đô thị

15


hóa, CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn. Phát triển KTTT còn góp phần giải quyết
vấn đề việc làm cho một khối lượng lớn lao động nhàn rỗi trong nông thôn, tăng thu
nhập cho họ, làm cho người nông dân thoát nghèo vươn lên làm giàu từ nông nghiệp.
Khi KTTT được đẩy mạnh, sự phân bổ nguồn lao động sẽ hợp lý hơn và thúc đẩy
phát triển xây dựng nông thôn mới.
Phát triển KTTT sẽ nâng cao được hiệu quả sản xuất về mặt chất lượng và quy

mô hơn so với phát triển nông nghiệp nhỏ, lẻ và mang tính tự phát. Bên cạnh đó
KTTT sẽ góp phần khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, kĩ thuật và nâng cao
được kinh nghiệm quản lí, tổ chức,…người lao động sẽ chủ động hơn trong việc nắm
bắt KH-KT đưa thành tựu khoa học công nghệ ứng dụng nhanh vào nông nghiệp để
nâng cao hiệu quả sản xuất. Tác động ngược trở lại, nông nghiệp và các TT nói riêng
sẽ là động lực của các ngành công nghiệp, sản phẩm nông nghiệp sẽ là đầu vào thiết
yếu cho các ngành công nghiệp đặc biệt là công nghiệp chế biến ở Việt Nam hiện nay.
Như vậy, xét về mặt lịch sử, việc phát triển KTTT là một khách quan phù hợp
với điều kiện tự nhiên, xã hội ở Việt Nam. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện
nay, Việt Nam cần phải đẩy mạnh việc phát triển KTTT, làm được điều đó chúng ta
sẽ giải quyết được nhiều vấn đề về mặt KT-XH đã nêu trên.
1.7. Bài học kinh nghiệm về phát triển kinh tế trang trại của Việt Nam và
một số nước trên Thế giới.
KTTT ở nước ta đã tồn tại từ lâu, nhưng chỉ phát triển mạnh mẽ trong những
năm trở lại đây. Có thể nói việc thực hiện chỉ thị 100 cua Ban Bí thư Trung ương
Đảng (khóa IV), Nghị quyết 10-NQ/TW Bộ Chính trị (tháng 4/1988) về phát huy vai
trò tự chủ của kinh tế hộ nông dân đã đặt nền móng cho sự ra đời của KTTT với
những thành tựu của công cuộc đổi mới, sản xuất nông nghiệp có bước phát triển
vượt bậc, nhiều hộ nông dân có tích lũy đã tạo điề kiện cho KTTT phát triển.
1.7.1 Kinh nghiệm phát triển KTTT của Nhật Bản.
Trên thế giới, KTTT không chỉ tồn tại và phát triển ở những nước như Việt
Nam mà nó đã và đang phát triển mạnh tại các nước tư bản có nền kinh tế thị trường
phát triển như Nhật Bản, Pháp,… và nhiều nước khác. Điểm chung dẫn đến thành
công trong phát triển KTTT của các nước này là phát triển các TT có quy mô lớn,
ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại dẫn đến năng suất lao động không ngừng

16


tăng lên và chất lượng sản phẩm luôn đảm bảo nhu cầu thị trường. Từ yêu cầu đó,

chúng tôi xin chọn mô hình làm KTTT ở Nhật Bản để rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam.
Từ mô hình làm KTTT ở Nhật Bản, chúng ta nhận thấy rằng để đạt được
thành công đó họ đã làm tốt các hoạt động để đưa KTTT đất nước phát triển, có quy
mô và hiệu quả cao. Trong các TT Nhật Bản đã củng cố các hoạt động truyền thống
như thủy lợi, điện, phòng trừ sâu bệnh, làm đất,… Đó là những yêu cầu cơ bản nhất
trong quá trình phát triển KTTT. Bên cạnh đó, KTTT ở Nhật Bản phát triển một cách
khoa học, có chiều sâu và không mang tính tự phát như ở đa số các TT ở Việt Nam.
Các TT được xây dựng qua sự hướng dẫn của các cấp quản lí, cán bộ nông nghiệp.
Trước khi xây dựng TT của mình người ta đa dành thời gian nghiên cứu thị trường
hàng hóa nông sản, cách chế biến sản phẩm,…Các sản phẩm làm ra từ các TT ở Nhất
Bản không những đáp ứng cung cấp các sản phẩm thiết yếu phục vụ người tiêu dùng
địa phương mà còn cho các sản phẩm với năng suất và chất lượng cao trên thị trường
rộng lớn trong cả nước với hơn 130 triệu dân. Các TT ở đây phát triển theo hướng
tập trung và liên kết với quy mô các TT thường rất lớn. Điều đó làm hiệu quả sản
xuất tăng lên nhanh chóng theo thời gian, các trang trại có thể hỗ trợ cho nhau và
việc quy hoạch các hệ thống điện, thủy lợi, giao thông vận chuyển,… cũng rất thuận
lợi cho việc phát triển các TT.

Việc tổ chức, phát triển các TT rất chặt chẽ và có hệ

thống với đội ngũ quản lý cũng như đội ngũ lao động có năng lực, chất lượng qua
đào tạo. Chính phủ Nhật Bản luôn hỗ trợ, giám sát và khuyến khích việc hình thành,
phát triển quy mô sản xuất của các TT. Bằng sự quyết tâm và nỗ lực đó, KTTT ở
Nhật Bản đã ngày càng phát triển về cả quy mô và chất lượng góp phần vào sự phát
triển kinh tế và đưa KTTT đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ an ninh lương
thực của đất nước.
1.7.2. Kinh nghiệm phát triển KTTT ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
Từ khi nước ta bắt đầu công cuộc đổi mới, KTTT đã bắt đầu hình thành, phát
triển có quy mô và định hướng rõ ràng. Nhiều địa phương trong cả nước đã đưa
KTTT phát triển dựa trên những lợi thế so sánh của mình, phải kể đến những địa

phương tiêu biểu như Hưng Yên, Nghệ An, Ninh Thuận, An Giang, Quảng Bình….
Ngày nay, KTTT đã tồn tại và phát triển ở hầu hết tất cả các tỉnh thành trong cả
nước nhưng chủ yếu là các TT với quy mô vừa và nhỏ. Chúng ta có lợi thế về điều

17


kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp với sự đa dạng chủng loại sản
phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Sở hữu lợi thế đó của mình, Việt
Nam đang phát triển nhiều mô hình TT như trồng rừng, chăn nuôi gia súc, gia cầm
và đặc biệt là NTTS vơi nhiều ao đầm, phá và bờ biển dài đến 3260 km.
Dựa trên tương quan về điều kiện tự nhiên và KT-XH chúng tôi chọn cách phát
triển KTTT ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình để rút ra bài học kinh nghiệm cho
huyện Phú Lộc nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung.
Với điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý thuận lợi, KTTT ở huyện Lệ Thủy đã và
đang phát triển khá mạnh mẽ, số lượng TT cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh
của các TT ở huyện không ngừng tăng lên. Lệ Thủy đã tận dụng rất tốt quỹ đất nông
nghiệp của mình để xây dựng và phát triển các TT, hiện nay huyện đã có đến 164 TT
với quy mô lớn, vừa và nhỏ khác nhau. Huyện phát triển đa dạng các loại hình TT,
trong đó chiếm ưu thế nhất là TT NTTS với lợi thế có đường bờ biển kéo dài và
nhiều ao hồ, đầm phá. Các TT chăn nuôi và tổng hợp được quy hoạch tập trung, điều
đó thuận lợi cho việc mở rộng quy mô TT và ứng dụng KH-KT vào quá trình sản
xuất. Khó khăn nhất trong việc xây dựng và phát triển TT trước đây là vốn thì đến
nay việc vay vốn của các chủ TT dễ dàng và được nới lỏng hơn tạo điều kiện cho các
TT của huyện mạnh dạn mở rộng sản xuất kinh doanh. Với nguồn lao động trẻ, dồi
dào và nắm bắt KH-KT tốt nên việc phát triển KTTT của huyện cũng dễ dàng hơn
nhiều, huyện luôn mở các buổi tập huấn hướng dẫn người dân trong việc chăm sóc,
cải tạo để cây trồng, vật nuôi trong các TT phát triển tốt đem lại hiệu quả cao.
Tuy vậy, việc phát triển KTTT ở huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình vẫn còn tồn
tại những khó khăn và hạn chế đòi hỏi phải khắc phục và sự nỗ lực hơn nữa của các

cấp chính quyền và người dân địa phương. Quy mô các TT ở huyện chủ yếu là vừa
và nhỏ, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các TT với nhau nên số lượng và chất
lượng sản phẩm đầu ra của các trang trại vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của
huyện. Đa phần các TT là tự phát, dẫn đến các TT chỉ hoạt động trong phạm vi nhỏ,
hiệu quả sản xuất chưa cao. Bên cạnh đó, các hoạt động truyền thống trong các TT
như thủy lợi, điện, phòng trừ sâu bệnh, làm đất,… là những hoạt động cơ bản mà các
TT lại chưa làm tốt và thiếu tính quy hoạch. Các TT trong huyện muốn phát triển và
mở rộng sản xuất yêu cầu phải nắm bắt thông tin thị trường để từ đó điều chỉnh quá

18


trình sản xuất, tăng năng suất cũng như chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng thị
trường ngày càng khó tính như hiện nay.
Từ thực tế đó, tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và cả nước nói chung phải rút ra
được kinh nghiệm phát triển KTTT của các nước đi trước trên Thế giới đồng thời
phát huy tối đa lợi thế so sánh của đất nước để đưa KTTT ngày càng phát triển, góp
phần tăng trưởng và phát triển nền kinh tế trong tiến trình hội nhập và mở cửa.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI
Ở HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1. Đặc điểm cơ bản của địa hình nghiên cứu.
2.1.1. Điều kiện tự nhiên.
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Phú Lộc là huyện phía Đông Nam của tỉnh Thừa Thiên Huế với diện tích
729.56 km². Song song với quốc lộ 1A cùng tuyến đường sắt Bắc Nam chạy dọc suốt
65km chiều dài của huyện là bờ biển và dãy núi Trường Sơn đến tận đỉnh đèo Hải
Vân, nơi giáp ranh với thành phố Đà Nẵng. Phú Lộc cách thành phố Huế 45 km và
cách Đà Nẵng 55 km là điểm nối của hai thành phố trọng điểm miền Trung, có điều
kiện thuận lợi để giao lưu kinh tế với các vùng trong và ngoài huyện nói chung và

phát triển KTTT nói riêng. Phú Lộc giáp với biển Đông về phía Đông; phía Tây giáp
huyện Nam Đông; phía Nam giáp Đà Nẵng; phía Bắc giáp thị xã Hương Thủy,
huyện Phú Vang.
Đồng bằng duyên hải huyện Phú Lộc trải dài theo hướng Tây Bắc-Đông Nam,
trong đó thu hẹp dần và bị các dãy núi thấp xen đồi đâm ngang ra biển phân cắt
manh mún từ phía Nam đầm Cầu Hai đến chân đèo Hải Vân. Bề rộng nơi lớn nhất
đạt 20-22 km (đồng bằng sông Ô Lâu) nơi hẹp nhất không quá 0,05-0.2km (Lăng
Cô), trung bình khoảng 14-16km. Độ nghiêng mặt đất phổ biến từ 0.0005 đến 0.001. Tuy
vậy, bề mặt nghiêng thoải về phía Đông Bắc và Đông Nam của đồng bằng đó đây
vẫn bị biến động do sự xuất hiện những trảng cát nội đồng và những đầm phá, lạch
biển, tàn dư dưới dạng trằm bàu.

19


Phú Lộc là nơi hội tụ đầy đủ các điều kiện tiềm năng, thế mạnh về biển, đầm
phá, đồng bằng, gò đồi, rừng núi. Đặc biệt là tài nguyên cảnh quan thiên nhiên phục
vụ phát triển du lịch (vườn Quốc gia Bạch Mã, bãi biển Lăng Cô, Cảnh Dương, Vinh
Hiền, đầm An Cư, Cầu Hai) và vịnh Chân Mây với cảng nước sâu Chân Mây là trung
tâm kinh tế quan trọng của tỉnh.
Với vị trí địa lý kinh tế thuận lợi, lại đang được Nhà nước tập trung đầu tư xây
dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, nước, bến, bãi, kho tàng…) tạo
môi trường thuận lợi hình thành đô thị mới, khu công nghiệp tập trung, trung tâm
thương mại, dịch vụ. Đó là những tiền đề cơ bản thúc đẩy KT-XH huyện Phú Lộc
phát triển mạnh trong những năm tới.
2.1.1.2. Khí hậu thủy văn
Về khí hậu:
Phú Lộc là nơi tiếp giáp giữa hai vùng khí hậu Bắc-Nam, chịu ảnh hưởng của
khí hậu ven biển, lại có khí hậu của vùng núi cao. Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt:
mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 2 năm sau, mùa nắng từ tháng 3 đến tháng 7. Nhiệt độ

trung bình là 24.4ºC. Lượng mưa lớn, dao động trung bình 1900-3200 mm/năm, cá
biệt có vùng Bạch Mã trung bình trên 4000 mm/năm. Sự đa dạng của khí hậu phù
hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng và vật nuôi, thuận lợi
cho phát triển nông, lâm, ngư nghiệp. Tuy nhiên sự biến động thất thường của thời
tiết, có năm mưa nhiều với cường độ mạnh, lũ lớn, gió Tây Nam khô nóng đã gây
nhiều khó khăn cho đời sống của nhân dân.
Về thủy văn:
Hệ thống thuỷ văn ở Phú Lộc hết sức phức tạp và độc đáo. Tính độc đáo của hệ
thống thuỷ văn Phú Lộc còn thể hiện ở chỗ nơi hội tụ của hầu hết các con sông trước
khi ra biển là một vực nước lớn, kéo dài gần 70 km dọc bờ biển, có diện tích lớn nhất
Đông Nam Á (trừ sông A Sáp chạy về phía Tây, và sông Bu Lu chảy trực tiếp ra biển
qua cửa Cảnh Dương). Đó là hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, đầm phá tiêu biểu
nhất trong 12 vực nước cùng loại ven bờ biển Việt Nam và là một trong những đầm
phá lớn nhất thế giới.
Mạng lưới sông-đầm phá đó còn liên kết với rất nhiều trằm, bàu tự nhiên, có
tên và không tên, với các hồ, đập nhân tạo lớn, nhỏ. Trên địa bàn huyện có 5 con
sông chính, bao gồm sông Nông, sông Truồi, sông Thừa Lưu, sông Cầu Hai và một
phần sông Tả Trạch. Tổng diện tích mặt nước của hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai
khoảng 231 km2 và tổng lượng nước mặt do các sông bắt nguồn từ Đông Trường Sơn

20


chảy ra lên tới hơn 9 tỷ mét khối… tạo một vùng sinh thái ven biển đặc thù cho phép
phát triển đánh bắt và nuôi trồng nhiều loại thủy hải sản có giá trị kinh tế cao. Tuy
nhiên do các sông ngắn và dốc, lượng nước vào mùa mưa nhiều gây ngụp lụt, xói lở.
Mùa khô thiếu nước, sông cạn, vùng ven biển dễ bị gập mặn gây ảnh hưởng tới sản xuất
và sinh hoạt của dân cư.
2.1.1.3. Tài nguyên đất
Theo số liệu năm 2010 tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 72805.5 ha,

chiếm 14.4% diện tích tự hiên của toàn tỉnh. Trong đó có 48178.27 ha đất nông
nghiệp (đất sản xuất nông nghiệp là 7970.11 ha; đất lâm nghiệp 38785.79 ha; đất
nuôi trồng thủy sản 1420.01 ha).
Đất đai của toàn huyện phong phú, bao gồm 19 loại và được chia thành 8 nhóm
chính. Trong đó có một số nhóm đất có giá trị đối với sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp như:
- Nhóm đất phù sa: do sự bồi đắp của sông chiếm 6.9% diện tích tự nhiên. Tuy
chiếm tỷ trọng không lớn nhưng đây là phần diện tích có giá trị nhất, đang được sử
dụng vào sản xuất nông nghiệp với các loại cây trồng chính là lúa và các loại hoa
màu khác.
- Nhóm đất cát và cồn cát ven biển: chiếm 18.8% tập trung ở vùng ven biển và
các cửa sông. Loại đất này rất thích hợp cho trồng các loại hoa màu, cây công nghiệp
ngắn ngày, cây ăn quả như khoai, lạc, đậu đổ, cam,… Hiện nay nhóm đất này đang
được sử dụng vào sản xuất nông, lâm nghiệp trong đó chủ yếu là trồng rừng phòng
hộ, rừng sản xuất.
- Nhóm đất mặn và phèn mặn: chiếm 5% phân bố ở vùng ven biển, cửa sông,
ven đầm. Diện tích đất này đang được sử dụng vào trồng lúa và quy hoạch để chuyển
sang NTTS có giá trị kinh tế cao như tôm, cá,…
- Nhóm đất đỏ vàng: chiếm 60.3%. Diện tích này rất thích hợp với việc trồng
cây ăn quả, sản xuất lâm nghiệp. Hiện nay nhóm đất này chủ yếu được sử dụng vào
việc sản xuất lâm nghiệp.
2.1.1.4. Tài nguyên rừng
Phú Lộc là một huyện có tài nguyên rừng lớn với diện tích rừng là 38785.79 ha,
tỷ lệ che phủ rừng 46%. Toàn huyện có 18706.10 ha rừng sản xuất chiếm 48.2%;
10574.79 ha rừng phòng hộ chiếm 27.3%; và 9504.90 ha rừng đặc dụng chiếm
24.5%. Rừng tự nhiên phân bố ở vùng núi cao có tác dụng là rừng phòng hộ đầu
nguồn. Rừng trồng chủ yếu tập trung ở vùng ven biển và các xã vùng gò đồi và núi
thấp, khu vực gần dân cư như Lộc Bổn, Xuân Lộc…

21



Rừng của Phú Lộc có nhiều hệ động thực vật phong phú và đa dạng. Rừng tự
nhiên phát triển tốt, những khu rừng nguyên sinh có nhiều loại gỗ quý như lim, kiền
kiền, chò chỉ, sến. Trong rừng có nhiều động thực vất quý hiếm như gấu, báo, hổ,
chim trĩ, gà lôi và nhiều loại dược liệu quý là nguyên liệu cho đông-y dược. Đặc biệt,
khu bảo tồn thiên nhiên Bạch Mã với hệ thực vật bao gồm 2147 loài chiếm khoảng
1/5 tổng số loài thực vật ở Việt Nam. Trong số này có 86 loài được liệt kê vào sách
đỏ Việt Nam có nguy cơ bị tuyệt chủng. Có trên 500 loài có tiềm năng thương mại
và được sử dụng làm cây thuốc. Hệ động vật ở đây cũng rất phong phú với nhiều loài
đặc hữu và quí hiếm. Cho đến nay các nhà khoa học đã ghi nhận được 1493 loài
động vật bao gồm: 132 loài thú (chiếm 1/2 số loài thú ở Việt Nam), 358 loài chim,
31 loài bò sát, 21 loài ếch nhái, 57 loài cá, 894 loài côn trùng đang có mặt trong
Vườn. Trong tổng số các loài hiện thống kê được, đã có đến 68 loài được ghi vào
sách Đỏ Việt Nam là những loài cần phải bảo vệ nghiêm ngặt.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội
Trong những năm qua huyện Phú Lộc còn gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch
bệnh, kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ,…đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh
doanh và sinh hoạt của nhân dân. Nhưng với sự quan tâm của các cấp các ngành từ
Trung ương đến địa phương, tinh thần đoàn kết, nêu cao ý thức trách nhiệm, quyết
tâm, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức của cán bộ và nhân dân toàn
huyện đã đạt được những thành tựu quan trọng về KT-XH, giữ vững quốc phòng-an
ninh, hầu hết các chỉ tiêu KT-XH chủ yếu đạt và vượt kế hoạch, cơ cấu kinh tế
chuyển dịch đúng hướng, đáp ứng được xu hướng phát triển của nền kinh tế. Tình
hình KT-XH của huyện tính đến hết năm 2010 như sau:
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế-xã hội chủ yếu của huyện năm 2010.
STT
1

2

3
4
5
6
7
8
9
10

Chỉ tiêu kinh tế-xã hội
Giá trị sản xuất
Các ngành dịch vụ
Các ngành công nghiệp-xây dựng
Nông-lâm-ngư nghiệp
Sản lượng lương thực có hạt
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội
Thu ngân sách tại địa phương
Tổng chi ngân sách Nhà nước
Tỷ lệ hộ dùng điện
Tỷ lệ hộ nghèo
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề

Đơn vị
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
1.000 tấn

Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
%
%
%
%
%

Kết quả
8228
2550
5135
543
36.76
4754
55.229
224.511
98.5
8.0
14.42
1.06
45.0

22


11

Giải quyết việc làm mới bình quân hàng năm Người

2.050
Trong đó xuất khẩu lao động
300
12
Tỷ lệ số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh
%
90.4
13
Tỷ lệ che phủ rừng
%
46.0
( Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm
2010 và nhiệm vụ, kế hoạch năm 2011 của UBND huyện Phú Lộc).
2.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai
Đến cuối năm 2010, Phú Lộc cấp được 26073 giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất ở, đạt 96.29%, trong đó, đất ở nông thôn đạt 98.09% kế hoạch, đất ở đô thị đạt
85.28% kế hoạch; đã cấp được 5181 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp,
với diện tích 5441 ha, đạt 75% kế hoạch; có 36/56 cơ sở tôn giáo được đo đạc, hiện
có 29 cơ sở được Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất [7,8].
2.1.2.2. Tình hình dân số và lao động của huyện
- Dân số:
Bảng 2.2: Dân số trung bình năm 2006-2010 phân theo giới tính, thành thị,
nông thôn.
Toàn huyện có 18 đơn vị hành chính, bao gồm 16 xã và 2 thị trấn.
(ĐVT: Người)
Năm

Tổng số

Phân theo giới tính


Phân theo địa bàn

2006

152426

Nam
76133

Nữ
76293

Thành thị
23371

Nông thôn
129055

2007

152455

76191

76254

23398

129047


2008

151636

75404

76232

23573

128063

2009

135005

67451

67554

21101

113904

2010

135517
67763
67754

21227
114290
(Nguồn: Niên giám thông kê huyện Phú Lộc năm 2010)

Cuối năm 2010 dân số toàn huyện đạt 135517 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
1.06%. Tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên bình quân mỗi năm giảm 0.5 - 0.6%. Dân cư
phân bố không đều giữa các vùng lãnh thổ trong huyện, tập trung đông ở các vùng
đồng bằng và ven biển, đầm phá.

23


Trên địa bàn huyện, dân tộc Kinh chiếm đại đa số dân cư, ngoài ra còn có số ít
đồng bào Vân Kiều ở xã Xuân Lộc, phía Tây Bắc của huyện.

Bảng 2.3: Cân đối lao động xã hội của huyện Phú Lộc giai đoạn 2006-2010
(ĐVT: Người)
Năm
1. Số người trong độ tuổi lao động

2006
2007
Lao động
78824
77052

2008

2009


2010

75584

74928

75312

75095

73958

73272

73649

1957

1626

1656

1663

6674

7826

8185


8216

81769

81784

81457

81865

70721

70645

70788

71384

6514

6563

6349

6382

4534

4506


4320

4099

Trong đó:
-

Có khả năng lao động
- Mất khả năng lao động

74957
1867

2. Số người ngoài độ tuổi thực tế có
tham gia lao động

6594

3. Nguồn lao động

81551

Phân phối nguồn lao động
1. Lao động đang làm việc trong 70512
các ngành kinh tế
2. Số người trong độ tuổi có khả 6425
năng lao động đang đi học
3. Số người trong độ tuổi có khả
năng LĐ làm nội trợ và chưa tham 4614
gia LĐ


Trong đó: Chưa có việc làm
645
564
541
510
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Lộc 2010)

485

Năm 2010 toàn huyện có nguồn lao động là 81865 người. Trong đó 75312
người trong độ tuổi lao động chiếm 92%, 8216 người ngoài độ tuổi tham gia lao
động thực tế. Huyện đã thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất; tập huấn hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ vốn vay khuyến
khích phát triển sản xuất, kinh doanh nhằm thu hút lao động. Trong năm 2010 đã giải
quyết việc làm mới cho 2050 lao động. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề 45%. Tuy

24


nhiên hàng năm vẫn còn khoảng 500 người chưa có việc làm và khá đông lao động
nông nghiệp thiếu việc làm sau các vụ mùa. Năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo là 8.0%. Bên
cạnh việc tích cực triển khai các chương trình đầu tư phát triển các lĩnh vực xã hội,
xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và sinh hoạt đời sống, các hoạt động hỗ trợ
khẩn cấp cho cư dân vùng ngập lụt kịp thời đã làm giảm tỷ lệ hộ đói nghèo tăng lên
sau thiên tai.
Nhìn chung, dân số và nguồn nhân lực của huyện dồi dào, cơ cấu dân số trẻ.
Người dân trong huyện cần cù, sáng tạo, có ý chí và năng động, tích lũy được nhiều
kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm và ngư nghiệp. Tuy nhiên, trình độ dân trí
nhìn chung còn thấp, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề cao còn hạn chế. Sự

phân bố dân cư không đều giữa các vùng đã ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát
triển KT-XH trên địa bàn huyện, đặc biệt trên các lĩnh vực: đầu tư cho sản xuất và
xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển y tế, giáo dục, xây dựng các công trình phúc lợi
công cộng cho vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn.
2.1.2.3. Tình hình giao thông vận tải và thủy lợi
- Thủy lợi.
Hiện nay toàn huyện có 25 đập kiên cố, 5 đập bán kiên cố, 10 đập tạm, 7 km đê
bao được lát đá, 11 km đê bằng đất để ngăn mặn. Đê khoanh nội đồng, ven sông
khoảng 80 km. Hệ thống kênh mương dẫn nước khoảng 120 km, đi qua các vùng địa
chất phức tạp: cát, sình lầy, dễ bị thấm nước, các công trình như công tiêu, cầu máng,
xi phông,… bị tàn phá do lũ lụt gây nên. Các tiêu chuẩn kĩ thuật hầu hết không đảm
bảo. Do đó kiên cố hóa kênh mương là mục tiêu cấp bách và lâu dài của huyện nhằm
đảm bảo tưới, tiêu thủy lợi cho sản xuất và cung cấp nước cho sinh hoạt đời sống.
- Giao thông.
Phú Lộc là một huyện có giao thông rất thuận lợi, đặc biệt là đường bộ; đường
sắt; đường thủy.
Là một huyện có Quốc lộ 1A chạy qua trên 65 km, tạo thành trục xương sống
của huyện. Ngoài ra còn có tuyến quốc lộ 49B chạy dọc các xã ven biển, tuyến tỉnh
lộ 14B nối La Sơn-Nam Đông. Các tuyến đường liên huyện và đường giao thông
nông thôn đan xen tạo nên mạng lưới giao thông toàn huyện tương đối thuận tiện.
Đường bê tông đã về hết tất cả các xã trong huyện đảm bảo giao thông thông suốt,

25


×