2008
BÁO CÁO NGÀNH
KHÁCH SẠN VIỆT
NAM 2008
Grant Thornton thực hiện
8/22/2008
MỞ ĐẦU
Grant Thornton là một trong những công ty kiểm toán độc lập và tư vấn hàng đầu thế giới chuyên
tư vấn các vấn đề liên quan đến bảo hiểm, thuế và các vấn đề chuyên môn khác cho các công ty
quốc tế, công ty trong giai đoạn tăng trưởng cao, công ty đang gặp nhiều nguy cơ về rủi ro tài
chính trên toàn thế giới. Chúng tôi có 113 công ty thành viên với 490 văn phòng trên khắp thế giới
và với nguồn nhân lực 27,861 người. Grant Thornton có thể nói là tổ chức kiểm toán toàn cầu phát
triển nhanh nhất với tốc độ tăng trưởng cao hơn bất cứ đối thủ cạnh tranh nào của chúng tôi.
Doanh thu hợp nhất năm 2007 là 3.5 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng doanh thu là 25%.
Grant Thornton (Vietnam) Ltd là công ty liên kết giữa một thành viên hạch toán độc lập của Grant
Thornton International và một công ty nước ngoài. Grant Thornton Vietnam được thành lập năm
1993 và trở thành công ty tầm vóc quốc tế thứ hai được phép hoạt động tại Việt nam trong lĩnh
vực kiểm toán và tư vấn doanh nghiệp với hai văn phòng đại diện ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.
Dịch vụ chủ yếu của chúng tôi bao gồm: Tư vấn báo hiểm, thuế, tài chính doanh nghiệp, đầu tư và
quản trị danh mục đầu tư, các dịch vụ kinh doanh khác, tư vấn chiến lược và phát triển… Là một
trong những công ty chuyên nghiệp hàng đầu, chúng tôi phục vụ gần như tất cả khách hàng, từ
công ty đa quốc gia, quốc tế cho đến công ty Việt Nam. Mục tiêu, nhiệm vụ của chúng tôi là trở
thành nhà cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp và là sự lựa chọn hàng đầu ở Việt Nam, giúp các
doanh nghiệp nơi đây không ngừng gia tăng giá trị thông qua các giải pháp chức năng và lợi
nhuận dựa trên các kinh nghiệm thực tế và sự am hiểu địa phương của chúng tôi. Chúng tôi tập
trung thấu hiểu xuyên suốt mong muốn của khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ, thắt chặt
các mối quan hệ với khách hàng.
Công ty chúng tôi khác các công ty kiểm toán quốc tế khác ở chỗ nó được sở hữu và quản lý bởi
các thành viên địa phương, những người am hiểu và gắn bó lâu dài với Việt Nam. Giám đốc quản
lý của chúng tôi đã sống và làm việc ở Việt Nam trên 18 năm, khác hẳn với các đối thủ cạnh tranh
khác. Khách hàng của chúng tôi sẽ được lợi rất nhiều từ điều này bởi lẽ chúng tôi cảm nghiệm
được những gì khách hàng đang gặp và chúng tôi có những chuyên gia sống tại Việt Nam lâu dài
sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích dựa trên kinh nghiệm trong nước và quốc tế của chúng tôi.
Grant Thornton đã có danh tiếng từ lâu trong việc cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng
hoạt động ở lĩnh vực nhà hàng-khách sạn-du lịch. Chúng tôi có đội ngũ nhân viên giỏi, có chuyên
2
môn và kinh nghiệm về cung cấp các dịch vụ tư vấn cho các doanh nghiệp trong ngành này. Giám
đốc của chúng tôi là ông Ken Atkinson với trên 25 năm kinh nghiệm về phát triển du lịch Châu Á,
18 năm kinh nghiệm về Việt nam, và trên 30 năm kinh nghiệm về ngành nghề này.
Chúng tôi xin cảm ơn tất cả các khách sạn đã tham gia vào cuộc khảo sát khách sạn lần này của
chúng tôi. Cốt lõi của cuộc khảo sát này là dữ liệu về tình hình hoạt động thật sự của các khách
sạn cao cấp ở Việt Nam năm 2007. Dữ liệu được thu thập và xây dựng dưới hình thức tỷ lệ phần
trăm đối với khách sạn từ 3-5 sao. Báo cáo về cuộc khảo sát được hoàn thành vào tháng 7 năm
2008.
Chúng tôi mong cuộc khảo sát này sẽ tiếp tục là nguồn thông tin quan trọng phục vụ cho những
năm sắp tới và hy vọng đón nhận những góp ý và đề nghị để cuộc khảo sát sẽ hữu ích hơn cho
các thành viên trong ngành tham gia cuộc khảo sát cũng như toàn thể cộng đồng. Chúng tôi mong
sự tiếp tục tham gia của quý vị trong các cuộc khảo sát tương lai, mà gần nhất là cuộc khảo sát
vào đầu quý 1 năm 2009.
Chúng tôi chân thành cảm ơn sự quan tâm của quý vị.
Thân ái,
Ken Atkinson
Giám đốc
Email:
Phone: 84(0)8 910 9100
Fax: 84(0)8 914 3748
3
GIỚI THIỆU
Cuộc khảo sát khách sạn năm 2008 do Grant Thornton thực hiện cung cấp những thông tin về thị
trường, tình hình hoạt động, tình hình tài chính của 37 khách sạn và resort (tính đến cuối năm tài
chính 2007 ở Việt Nam). Để đơn giản, từ “Khách sạn” sẽ dùng để chỉ cho cả các khách sạn lẫn
resort. Các thống kê được trình bày theo Xếp hạng khách sạn (theo “sao”), kích cỡ khách sạn ( số
phòng) và theo khu vực (địa điểm khách sạn)
Khi trình bày các thống kê theo xếp hạng “sao” cho khách sạn, cuộc khảo sát này chỉ tập trung vào
các khách sạn xếp hạng từ 3-5 sao. Kích cỡ, quy mô khách sạn trong cuộc khảo sát này được định
nghĩa theo số phòng trên mỗi khách sạn. Có 3 danh mục trải dài từ khách sạn nhỏ đến khách sạn
lớn, bao gồm: Nhỏ hơn 75 phòng, từ 75-150 phòng và trên 150 phòng. Để đảm bảo tính khách
quan và bí mật, kích cỡ mẫu phải đạt ít nhất 4 khách sạn tham gia trong mỗi khu vực phân tích.
Cuối cùng, địa điểm-khu vực khách sạn sẽ được chia thành 3 khu vực chính ở Việt Nam, đó là Miền
Bắc, Miền Trung và Cao nguyên, và Miền Nam. Ở miền Bắc, các khách sạn tham gia khảo sát tọa
lạc ở Thủ đô Hà Nội và Tp. Hạ Long. Ở miền Trung và Cao nguyên, các khách sạn được chọn khảo
sát nằm ở các thành phố như Đà Nẵng, Hội An, Huế, Nha Trang, Phan Thiết và Đà Lạt. Các khách
sạn khảo sát ở Miền Nam thì chủ yếu nằm ở Tp. Hồ Chí Minh và Vũng Tàu.
Báo cáo này nhằm mục đích cung cấp cho người đọc một cái nhìn vừa tổng quan, vừa cụ thể về
tình hình hoạt động của các khách sạn ở Việt nam bằng cách trình bày và phân tích các dữ liệu
trên nhiều khía cạnh như: Cơ sở vật chất của khách sạn, Đội ngũ nhân viên, Báo cáo tài chính và
Thông tin thị trường. Đối với vấn đề phân tích tài chính, dữ liệu tài chính được trình bày theo lãi
ròng sau khi đã loại trừ lãi vay, chi trả vốn gốc, thuế, khấu hao để thuận tiện trong so sánh. Đơn
vị tiền tệ dùng ở đây là USD. Hầu hết các dữ liệu được trình bày dưới dạng % hoặc trung bình.
Chẳng hạn, với báo cáo tài chính, các số có đơn vị tính là USD được trình bày dưới dạng phần
trăm của tổng doanh thu. Tron phần phân tích thị trường và các phần khác, các thống kê sẽ dưới
dạng trung bình của các mục/ thành phần tương ứng.
Để dễ so sánh, bản báo cáo sẽ trình bày kết quả khảo sát của từng danh mục cụ thể cùng với các
kết quả chính yếu. Một loạt các biểu đồ sẽ được trình bày ngay từ đầu của mỗi phần. Trong phần
phụ lục, người đọc có thể thấy các biểu đồ về giá trị nhỏ nhất, lớn nhất và giá trị trung bình của
năm 2006 và 2007. Bản báo cáo này, tuy nhiên, sẽ không cho thấy kết quả hoạt động của toàn bộ
4
ngành khách sạn Việt Nam. Các con số và tỷ lệ trong bài không nên coi là tiêu chuẩn cho bất cứ
khách sạn nào. Người sử dụng báo cáo cũng cần lưu ý rằng không phải tất cả các thay đổi từ kết
quả năm này qua năm khác là so sự khác biệt thật sự giữa các năm. Đôi khi chúng chỉ là kết quả
tổng hợp của các cuộc khảo sát với các thành viên tham gia khác nhau. Người đọc nên lưu ý là do
những giới hạn trong việc phân tích dữ liệu dựa trên kích cỡ mẫu cụ thể, các kết quả chỉ mang tính
đề nghị hay tham khảo.
5
XU HƯỚNG CHÍNH TRONG NĂM 2007
Trong cuộc khảo sát các khách sạn của Grant Thornton lần thứ tư này, chúng tôi lấy dữ
liệu trong 5 năm tài chính. Bên dưới là các biểu đồ thể hiện xu hướng chủ chốt cho thấy
sự tăng trưởng và lớn mạnh của ngành du lịch ở Việt Nam.
37%
là mức tăng trưởng số
phòng hằng năm từ 2006-2007
142%
là mức tăng tổng
cộng về tỷ lệ lấp đầy hằng
năm từ 2003-2007
6
273%
- Mức tăng về số
nhân viên trung bình trên
mỗi
khách
sạn
2003-
2007
11%
- Tốc độ tăng
trung bình của số khách
du lịch đến Việt Nam
(2003-2007)
(Nguồn: Grant Thorton tổng hợp)
7
MỘT SỐ ĐIỂM NỔI BẬT TỪ CUỘC KHẢO SÁT KHÁCH SẠN NĂM 2008
Cuộc khảo sát các khách sạn Việt nam hoàn thành và công bố vào tháng 7 năm 2008. Đây là bản
báo cáo dựa trên dữ liệu từ những kết quả khảo sát các khách sạn tính đến hết năm tài chính
2007. Đây cũng là cuộc khảo sát lần thứ 4 định kỳ hằng năm do Grant Thornton thực hiện. Cuộc
khảo sát năm nay bao gồm 37 khách sạn với 5,216 phòng trên khắp Việt Nam.
Biểu đồ bên dưới thể hiện số khách sạn đã tham gia và trả lời câu hỏi khảo sát trong suốt 4 năm
khảo sát qua:
Cả số khách sạn lẫn số phòng được khảo sát đều tăng qua các năm và được xem xét trên nhiều
khía cạnh: khu vực, quy mô (kích cỡ), xếp hạng “sao”.
Cuộc khảo sát năm nay bao gồm 37 khách sạn với 5,216 phòng trên khắp Việt Nam so với 29
khách sạn và 3,946 phòng trong cuộc khảo sát năm 2007. Số khách sạn đã tăng 147% và số
phòng tăng 210% trong cuộc khảo sát 2008 so với năm 2004.
Bảng bên dưới thể hiện các dữ liệu chính về tình hình hoạt động cuả các khách sạn 3 – 5 sao cho
năm tài chính 2007:
8
Loại khách sạn
3 sao
4 sao
5 sao
Số khách sạn tham gia
9
16
12
Trung bình số phòng/khách sạn
64
122
223
Tỷ lệ lấp đầy trung bình mỗi khách sạn
78.02%
62.71%
65.68%
Trung bình giá phòng mỗi khách sạn
$70.43
$74.43
$192.97
Thu nhập/Doanh thu(*)
39.75%
35.27%
42.71%
(* Thu nhập ở đây là thu nhập trước khấu hao, lãi vay và thuế)
Hai bảng bên dưới trình bày giá phòng theo khu vực (2007) và tỷ lệ lấp đầy ở các thành phố lớn
của Việt Nam
Bảng : Giá phòng theo khu vực 2007
Khu vực
2006
(Giá
phòng
2007 (Giá phòng
Mức tăng hằng
Xếp
hạng
TB-USD)
TB - USD)
năm
năm 2006
Hà Nội
90.38
113.8
25.91%
1
Hội An & Đà Nẵng
62.89
102.94
63.68%
4
Tp.HCM
72.44
100.67
38.97%
2
Phan Thiết
66.3
83.74
26.30%
3
Đà Lạt
30.52
31.02
1.64%
5
(Nguồn: Kết quả khả o sát 2008 do Grant Thornton thực hiện)
Qua bảng trên có thể thấy Hà Nội là nơi “đắt đỏ” nhất về giá phòng khách sạn ở Việt Nam, ngược
lại Đà Lạt là nơi có giá phòng thấp nhất trong 5 địa điểm khảo sát trên. Tính trung bình trong năm
2007, khách ở Hà Nội phải trả nhiều hơn so với ở Đà Lạt là 82.78$.
Mức tăng giá phòng ở Hà Nội là 25.91%, trong khi mức tăng giá ở Đà Lạt tăng không đáng kể
(1.65%). Mặt khác, Hội An và Đà Nẵng có mức tăng cao nhất 63.69%
Bảng: Tỷ lệ lấp đầy ở các thành phố du lịch được khảo sát ở Việt Nam 2007
Khu vực
2006 (Tỷ lệ lấp
2007 (Tỷ lệ lấp
Mức
tăng/giảm
Xếp
đầy TB)
đầy TB)
hằng năm
2006
Tp. HCM
76.56%
79.32%
3.60%
1.00%
Hà Nội
76.37%
77.31%
1.23%
2.00%
hạng
9
Phan Thiết
54.06%
69.96%
29.40%
4.00%
Đà Lạt
53.83%
59.09%
9.78%
5.00%
Hội An & Đà Nẵng
58.93%
53.57%
-9.09%
3.00%
(Nguồn: Kết quả khả o sát 2008 do Grant Thornton thực hiện)
TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu danh sách về tỷ lệ lấp đầy với 79.32% (2007) và 76.56% (2006). Tuy
nhiên, mức tăng trưởng hằng năm cao nhất về tỷ lệ lấp đầy thuộc về Phan Thiết với 29.40%
Hai biểu đồ bên dưới cho thấy giá phòng trung bình và tỷ lệ lấp đầy trung bình theo mùa vắng
khách, mùa cao điểm và hằng năm:
(Nguồn: Kết quả khả o sát 2008 do Grant Thornton thực hiện)
Bảng: Tỷ lệ lấp đầy trung bình theo mùa
Mùa
2006
2007
Tỷ lệ tăng
53.71%
62.18%
15.76%
Mùa cao điểm
72.65%
82.12%
13.02%
Trung bình năm
63.85%
69.38%
8.66%
Mùa
vắng
khách
(Nguồn: Kết quả khả o sát 2008 do Grant Thornton thực hiện)
Tỷ lệ lấp đầy và giá phòng theo loại khách sạn được trình bay ở bảng và biểu đồ bên
dưới:
10
(Nguồn: Kết quả khả o sát 2008 do Grant Thornton thực hiện)
Giá phòng trung bình tăng đáng kể ở tất cả các loại khách sạn. Mức tăng giá phòng trung bình
giữa năm 2006 và 2007 là 33 USD đối với khách sạn 3 sao, 8.17USD đối với khách sạn 4 sao và
123USD đối với khách sạn 5 sao. Từ đó có thể thấy giá phòng khách sạn 5 sao tăng đột biến so
với loại 4 sao và 3 sao.
Bảng: Tỷ lệ lấp đầy trung bình theo loại khách sạn
Loại khách sạn
2006
2007
Mức tăng/giảm
3 sao
64.80%
78.02%
20.40%
4 sao
54.40%
62.71%
15.27%
5 sao
73.10%
65.68%
-10.15%
(Nguồn: Kết quả khả o sát 2008 do Grant Thornton thực hiện)
Đối với khách sạn 3 sao, tỷ lệ lấp đầy trung bình tăng đáng kể từ năm 2006-2007 với mức tăng là
20.40%. Trong khi đó, khách sạn 4 sao tăng ít hơn 15.27%, khách sạn 5 sao thì giảm 10.15%.
11
(Nguồn: Kết quả khả o sát 2008 do Grant Thornton tổng hợp)
Phân tích cơ cấu doanh thu 2006 và 2007, có thể thấy doanh số từ cung cấp dịch vụ ăn uống và
thu nhập khác có xu hướng giảm, bù lại là sự tăng lên của doanh thu từ cho thuê phòng (2.78%)
(Nguồn: Kết quả khả o sát 2008 do Grant Thornton tổng hợp)
Về trung bình, nói chung các khách sạn và resort Việt Nam trong năm 2007 có xu hướng cắt giảm
tỷ lệ các loại chi phí/doanh thu, ngoại trừ sự gia tăng nhẹ đối với tỷ lệ chi phí cho dịch vụ ăn
uống/doanh thu và chi phí sửa chữa bảo trì/doanh thu. Mặc dù điều này có vẻ là tín hiệu tốt trong
bối cảnh lạm phát Việt Nam tăng cao trong năm 2007 với 12.6%, nhưng điều đáng nói là dù cắt
giảm chi phí nhưng nói chung giá phòng cũng như tỷ lệ lấp đầy đều tăng đáng kể trong năm qua.
Biểu đồ bên dưới cho thấy số nhân viên tính trên mỗi khách sạn và số nhân viên tính trên tổng số
phòng:
12
Bảng: Số nhân viên/khách sạn & số nhân viên/số phòng ở Việt Nam
Năm
2006
2007
Số nhân viên (TB)/Khách sạn
213
361
Số nhân viên/Tổng số phòng
1.65
2.97
Lương và các chi phí liên quan mỗi nhân viên theo tháng
258.57$
296.95$
Tốc độ tăng nhân viên
3.74%
8.05%
(Nguồn: Kết quả khả o sát 2008 do Grant Thornton tổng hợp)
Nói chung, đã có sự gia tăng về số nhân viên khách sạn những năm qua, cùng với đó là mức tăng
của chi phí lương tính trên mỗi nhân viên (27.02%)
Bảng bên dưới trình bày các cách thức mà khách du lịch đặt thuê phòng:
Cách thức đặt phòng
2006
2007
Đặt phòng trực tiếp
29.80%
32.47%
Đặt qua hệ thống Internet
6.77%
11.92%
Đặt qua công ty du lịch
50.58%
42.98%
Đặt qua phi hành đoàn
N/A
0.90%
Các kênh khác
12.85%
11.72%
(Nguồn: Kết quả khảo sát 2008 do Grant Thornton tổng hợp)
Qua bảng trên có thể thấy đã có sự thay đổi lớn trong cách thức đặt phòng giữa hai năm qua.
Cách đặt phòng qua hệ thống Internet và đặt phòng trực tiếp là hai “kênh” đặt phòng có tỷ lệ tăng
so với năm trước đó.
Ba biểu đồ bên dưới sẽ phân tích sâu hơn về các loại khách đặt phòng trên 3 khía cạnh:
Phân khúc thị trường, Loại khách hàng, và Xuất xứ khách du lịch.
Theo phân khúc thị trường:
13
14
Việc phân loại khách đặt phòng theo phân khúc thị trường cho thấy các lý do mà khách đến Việt
Nam: Khách đến Việt Nam để du lịch (bao gồm du lịch cá nhân và du lịch theo đoàn) chiếm
28.05% và 26.18% trong năm 2007. Đáng lưu ý là khách đến Việt Nam vì mục đích kinh doanh,
công tác tăng 5.26% trong hai năm qua.
Xét về xuất xứ, khách quốc tế chiếm 81.55% trong tổng số khách năm 2006, tăng nhẹ vào năm
2007 với 87.63%. Nguồn gốc khách quốc tế cho thấy rằng khách Châu Âu đến Việt Nam chiếm tỷ
trọng nhiều nhất với 34.42% vào năm 2006 và 35.37% vào năm 2007. Tiếp đến là khách Châu Á
với 38.21% vào năm 2006 và giảm 8.05% vào năm 2007. Khách Châu Úc, Bắc Mỹ và các quốc gia
khác chiếm tỷ trọng còn lại, và nhìn chung có chiều hướng gia tăng trong năm 2007 so với 2006.
KINH TẾ VIỆT NAM
Tổng quan
Mặc dù nền kinh tế toàn cầu nhìn chung có sự tăng trưởng chậm lại trong vài năm gần đây, Việt
Nam vẫn ghi dấu ấn với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình ở mức cao và là nước có nền kinh tế
phát triển nhanh thứ hai tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương (sau Trung Quốc). Tốc độ tăng
trưởng GDP của năm 2007 là 8.48%. Phân tích của Ngân Hàng Phát triển Châu Á (ADB) từ năm
2007 đã chỉ ra rằng: với tốc độ phát triển của Trung Quốc là 11.2%, Việt Nam 8.48% và Singapore
7.5% thì có thể thấy mức độ cạnh tranh kinh tế của Việt Nam trong mối quan hệ với các nước láng
giềng. Tốc độ phát triển GDP ước tính cho năm 2008 hiện tại là 7% , tuy có thấp hơn 2 năm vừa
qua một phần là do tình hình lạm phát ở mức cao nhưng vẫn phản ánh vị trí của một nền kinh tế
phát triển mạnh. Lạm phát gia tốc hàng năm đang tăng cao ở Việt nam: từ 7.5% trong năm 2006
đã nhảy vọt lên 12.63% năm 2007 và tăng mạnh đến 26.8% tính đến thời điểm tháng 7.2008,
trong khi sự ước lượng của chính phủ hiện tại là 18% vào cuối năm 2008.
15
Biểu đồ bên dưới biểu diến tốc độ tăng trưởng GDP từ năm 1991 đến 2008 với con số ước tính cho
năm 2008
Ngu ồn: Tổng cục thống kê Việt Nam
Trong sự nỗ lực để kiềm chế mức lạm phát bắt đầu gia tăng cao vào cuối năm 2007, các nhà chức
trách Việt Nam đang thi hành hàng loạt các công cụ điều tiết nền kinh tế với những chính sách
thắt chặt như giảm chi tiêu công, kiểm soát giá, nâng lãi suất cơ bản và dự trữ bắt buộc. Chỉ có
thời gian sẽ trả lời liệu những biện pháp hiện tại sẽ có hiệu quả trong việc giảm lạm phát hay cần
nhiều nỗ lực hơn trong trong tương lai.
Nguồn vốn FDI vẫn đang có những đóng góp lớn trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam hiện đang tiếp tục khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt
Nam với những chính sách nhằm thu hút vốn, công nghệ cao và kỹ năng quản lý để khai thác một
cách hiệu quả nguồn tài nguyên dồi dào, gia tăng tiền gửi, nâng cao mức sống cho người dân và
đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong năm 2007, chính phủ Việt Nam đã cấp
phép cho hơn 1.445 dự án, dẫn đến kết quả là lượng vốn FDI đổ vào trong năm lên đến 20.3 tỷ
USD, gấp đôi các kỷ lục của năm trước đó.
Viễn cảnh tương lai
Hàng loạt những cải cách đang được tiến hành và đang gia tăng thu hút các nhà đầu tư nước
ngoài. Việt Nam đã và đang tiến tới việc thi hành những cải cách cần thiết cho quá trình hiện đại
hóa nền kinh tế và sản sinh ra nền công nghiệp hướng tới xuất khẩu và gia tăng tính cạnh tranh
hơn. Việc là thành viên khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và tiến tới Hiệp định Thương mại
Song Phương Việt Nam-Hoa Kỳ vào tháng 12 năm 2001 đã đưa đến nhiều thay đổi nhanh chóng
16
cho nền kinh tế và thương mại của Việt Nam. Xuất khẩu của Việt Nam qua Mỹ đã gia tăng 900%
trong năm 2007 so với năm 2001 như là một kết quả minh chứng. Việt Nam cũng tham gia WTO
vào tháng 1.2007 sau nhiều năm đàm phán và điều này đã giúp cho Việt Nam có thể tiếp cận
được với thị trường quốc tế và làm gia tăng thêm sức mạnh cho quá trình cải tổ nền kinh tế trong
nước, tất cả sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư.
TỔNG QUAN NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM
Tổng quan ngành du lịch
Ngành du lịch toàn cầu hàng năm đóng góp khoảng 8 nghìn tỷ USD, là ngành công nghiệp lớn
nhất trên thế giới cả về doanh thu, lao động và nguồn thu ngoại tệ. Du lịch là một ngành công
nghiệp trọng điểm của Việt Nam và đóng góp một vai trò quan trọng vào sự phát triển kinh tế của
Việt Nam trong những năm gần đây. Việt Nam là một nước có một quá trình lịch sử lâu đời, di sản
văn hóa được kế thừa, một đường bờ biển đẹp, thu hút được nhiều khách tham quan từ khắp nơi
trên thế giới và nổi tiếng trên thế giới bởi lòng mến khách.
Trái với những xếp loại hiện tại, Hiệp Hội du lịch và lữ hành thế giới (WTTC) dự báo rằng Việt Nam
sẽ là một trong những Top ten điểm du lịch dừng chân chính của Thế giới trong vòng 10 năm tới.
Theo Tổng cục du lịch quốc gia Trung Quốc, Việt Nam cũng là một trong số 10 điểm dừng chân có
sức hút mạnh nhất đối với những khách du lịch nước này. Trong năm 2007, Du lịch Việt Nam tiếp
tục đạt đuợc những thành tựu trong tốc độ phát triển với số lượng khách tham quan trong nước và
quốc tế đạt 19.2 triệu và 4.2 triệu người, tăng tương ứng 10% và 16% so với năm 2006. Theo ước
tính của Tổng cục du lịch Việt Nam (VNAT) thì năm 2008, Việt Nam sẽ đạt 5 triệu lượt khách quốc
tế và 21 triệu lượt khách nội địa.
Kế hoạch phát triển
Trong năm 2006, VNAT đã công bố chương trình hành động quốc gia về du lịch. Kế hoạch phát
triển 5 năm (2006-2010) đã được thiết lập với những mục tiêu chung mạnh mẽ và cụ thể, nhằm
hướng tới việc đưa nền công nghiệp du lịch phát triển hơn vào năm 2010 và khẳng định vai trò
của du lịch là một lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của đất nước. Vào lúc đó, Việt Nam sẽ là một điểm
dừng chân thu hút với những điều kiện du lịch tự nhiên và kỹ thuật cùng với những sản phẩm du
lịch độc nhất vô nhị gắn với đặc trưng văn hóa.
17
Theo chương trình hành động, tốc độ tăng trưởng số lượng khách quốc tế mỗi năm có thể đạt
được của ngành du lịch sẽ từ 10% đến 20%. Kế hoạch cũng hướng tới những mục tiêu đi kèm
trong việc chào đón 5.5-6 triệu khách quốc tế và 25 triệu khách nội địa với doanh thu đạt được từ
4 - 4.5 tỷ USD đến năm 2010. Để đạt được những thành tựu đó, ngành đã và đang được khuyến
khích và hỗ trợ trong việc tăng cường hợp tác quốc tế, đẩy mạnh trong số lượng và chất lượng cơ
sở vật chất hạ tầng.
Nhà nước cũng đã hỗ trợ cho kế hoạch phát triển bằng cách cấp cho 7.56 triệu USD cho chương
trình hành động du lịch quốc gia, trong đó sẽ dành ra 1.38 triệu USD cho hoạt động tiếp thị quảng
bá du lịch. Tuy nhiên, nguồn ngân sách này vẫn còn khá nhỏ nếu so với những quốc gia trong vực.
Một ví dụ cụ thể là đất nước Malaysia đã chi tới 60 triệu USD mỗi năm cho câu khẩu hiệu của mình
là “Truly Asia”.
Dự kiến nhân lực trong ngành du lịch sẽ tăng lên 1.4 triệu người vào năm 2010. So với tổng số thì
nhân viên lễ tân, hướng dẫn viên du lịch và nhân viên khách sạn sẽ chiếm tỷ lệ lớn nhất với
khoảng 308,000 nhân viên. Tiêu chuẩn nghề nghiệp cũng đang thay đổi mạnh, và nhiều nhân viên
trong ngành này còn thiếu kiến thức tối thiểu về du lịch và ngoại ngữ. Do đó, ngành này đang tập
trung thiết kế nhiều chương trình huấn luyện đặc biệt cho nhân viên theo hướng kết hợp giữa lý
thuyết và thực hành.
Biểu đồ bên dưới cho thấy các khách du lịch trong và ngoài nước đến các địa điểm như Hà Nội,
Tp.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Việt Nam nói chung từ năm 2002 đến 2007 và dự đoán cho năm 2008
18
19
Ngành khách sạn cao cấp tại Việt Nam
Thị trường Khách sạn Việt Nam
Tỷ lệ tăng trưởng ngành du lịch Việt Nam được mong đợi đạt mức cao nhất tại Châu Á trong năm
2008 với sự gia tăng về nhu cầu chổ ở tiện nghi tại Việt Nam.
Biểu đồ dưới đây thể hiện số lượng khách sạn, nhà nghỉ và số phòng từ năm 2003-2007
và ước đoán đến năm 2010.
(Nguồn: Tổng cục du lịch Việ t Nam)
Năm 2007, Việt Nam có 9,000 khách sạn và khu resort với tổng số lượng 180,051 phòng. Trong
năm 2007, đã thêm vào khoảng 444 khách sạn và 9,500 phòng so với năm trước.
Các thị trường chính
Tp Hồ Chí Minh
Tp HCM là thành phố lớn nhất Việt Nam, và là nơi mà phần lớn khách du lịch đến trước, trước khi
đi du lịch qua các nơi khác. Năm 2007, 2.35 triệu khách quốc tế đến Tp HCM so với 2 triệu năm
2006, và thêm 3 triệu khách nội địa đến Tp HCM trong năm 2007. Khách quốc tế đến Tp HCM
20
được ước đoán tăng lên 3 triệu trong năm 2008. Do bởi vị trí địa lý thuận lợi, Hồ Chí Minh có thể
thúc đẩy thị trường MICE (Meeting, Ưu đãi, Hội nghị và Triễn lãm), và thị trường này được xem là
một thế mạnh của Tp. Với những khách sạn cao cấp đã và đang được xây dựng để cung cấp cho
thị trường MICE. Doanh thu ngành du lịch ở Tp HCM chiếm khoảng 45% doanh thu toàn ngành.
Biểu đồ sau thể hiện số lượng khách sạn 1-5 sao và số phòng tại Tp HCM từ năm 2002 đến quý
1/2008.
(Nguồn: Phòng Du lịch và khách sạn – Tp HCM)
Hà Nội
Hà Nội, Thủ đô của Việt Nam, được mô tả là một trong 10 thành phố hấp dẫn nhất ở Châu Á, theo
đánh giá của Tạp Chí US Travel & Leisure Magazine. Ngành công nghiệp du lịch đã có sự tiến triển
tốt trong năm 2007 khi có 1.3 triệu khách quốc tế và 5.4 triệu khách nội địa đã đến thủ đô, tăng
tương ứng là 14.61% và 9.25% so với năm 2006. Ước đoán trong năm 2008, lượng khách quốc tế
sẽ đạt mức 1.43 triệu du khách và nội địa là 6.24 triệu. Điều này đã cho thấy xu hướng gia tăng
lượng khách du lịch đến Hà Nội.
Biểu đồ dưới đây thể hiện số lượng khách sạn từ 1 – 5 sao và số lượng phòng tại Hà Nội từ năm
2002-2007, và cũng ước lượng đến năm 2010.
21
(Nguồn: Phòng du lịch và khách sạn – Hà Nội)
Năm 2007, 183 khách sạn (1-5 sao) và 8,674 phòng được thống kê lại cho thấy rằng tổng cộng 77
khách sạn với 2,371 phòng đã được thêm vào từ năm 2002. Và năm 2010, năm cuối của kế hoạch
phát triển 5 năm, số lượng khách sạn mong đợi (1-5 sao) là 246 khách sạn với 14,500 phòng. Số
lượng khách sạn 4 và 5 sao và số lượng phòng vẫn còn rất hạn chế và ảnh hưởng bởi nhu cầu cao
cấp của con người.
Số lượng khách tới Hà Nội thường thấy khó khăn để tìm được phòng khách sạn. Từ năm 2002 –
2007, chỉ 1 khách sạn 5 sao tăng thêm đã đưa thêm hồ bơi nhỏ trong số 8 khách sạn 5 sao. Ngoài
ra, chỉ 2 khách sạn 4 sao tăng thêm được xây dựng trong 5 năm, từ năm 2002-2007.
Việc thiếu số lượng khách sạn và phòng ở Hà Nội đã được minh chứng thêm bằng tỷ lệ lấp đầy.
Phần lớn số lượng khách sạn trong năm 2007, tỷ lệ lấp đầy đã đạt trung bình khoảng 85%, với
90% phòng hạng sang đã được thuê. Hà Nội, cũng như là Tp Hồ Chí Minh, đang tập trung đầu tư
vào loại hình khách sạn 4-5 sao.
Miền trung và cao nguyên
Miền Trung gồm nhiều điểm du lịch chính: Hội An, Huế và Đà Nẵng. Trong khi cao nguyên chỉ có
Đà Lạt. Hai vùng này có sự phân hóa về nguồn tài nguyên thiên nhiên như: đánh bắt cá, đồng
22
muối, cát trắng và nhiều bờ biển và vịnh đẹp. Phần lớn, du khách có những chuyến du lịch ngắn
ngày, đến và chiêm ngưỡng các bộ tộc bản xứ và viếng thăm chiến trường xưa. Du khách quốc tế
và nội địa du lịch đến Đà Nẵng tăng nhanh chóng, sau Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội. Năm 2007,
316,000 khách quốc tế và 707,000 khách nội địa đã đến Đà Nẵng, tăng tương ứng 47.67% và
102% so với năm 2002. Chính phủ đang tập trung phát triển hệ thống giao thông để khuyến khích
đầu tư ngành công nghiệp du lịch.
Các tỉnh duyên hải miền Trung, từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa, đã tập hợp ít nhất 400 dự án
kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2206-2010 với hơn 6 tỷ USD.
Biểu đồ sau thể hiện số lượng khách sạn 1-5 sao và số phòng ở Đà Nẵng. Con số ước tính đến
năm 2020.
(Nguồn: Phòng du lịch và khách sạn – Đà Nẵng)
Số lượng khách sạn và lượng phòng đã và đang tăng đều qua các năm. Dù vậy, ít tăng nhanh hơn
Hà Nội và Tp HCM do bởi nhu cầu vẫn còn thấp. Từ năm 2003-2007, 65 khách sạn (1-5 sao) và
1,603 phòng (1-5 sao) đã được thêm vào ngành công nghiệp khách sạn ít chính yếu ở Đà Nẵng.
Các kết quả nghiên cứu về khách sạn
Các kết quả từ cuộc khảo sát Khách sạn, đã chuẩn hóa tính nhất quán có thể, thông qua các tư
liệu. Ở mỗi khu vực, số lượng trả lời cho mỗi đặc trưng của cuộc nghiên cứu bao gồm sự giúp đỡ
23
những người sử dụng bài báo cáo để xét đoán mức độ chính xác của dữ liệu thu thập được.
Những con số thể hiện trong các bảng này là báo cáo năm tài chính 2007 (từ tháng 1 đến tháng
12). Đơn vị tiền tệ được sử dụng là đồng USD. Tuy nhiên, với những người thích xem dữ liệu bằng
VND, chúng tôi đề nghị sử dụng sự chuyển đổi theo tỷ lệ 1 USD = 16,127 VND, tỷ giá bình quân
năm 2007 được báo cáo bởi Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB).
Ngành Khách sạn Việt Nam nhìn trên khía cạnh xếp hạng “sao” :
Giới thiệu
Các câu trả lời từ 37 khách sạn đã tham gia trong cuộc khảo sát được chia thành 3 hạng: 3 sao, 4
sao và 5 sao (xem bảng 1.1 đến 1.5). Kết quả chi tiết được tóm tắt trong các bảng dưới đây:
Bảng 1.1: Phân tích cơ sở hạ tầng và đội ngũ nhân viên; đưa ra các cơ sở vật chất, dịch vụ khách
sạn chính cũng như là dữ liệu cơ bản về nhân viên.
Bảng 1.2: Báo cáo tài chính; đưa ra sự phân tích sâu về doanh thu và chi phí từng phần, % trên
tổng doanh thu.
Bảng 1.3: Dữ liệu về thị trường; đề nghị một cuộc khảo sát hòan toàn với tất cả các khách đến.
Bảng 1.4: Tỷ lệ đặt phòng và giá phòng; thể hiện qua số lượng phòng lấp đầy trung bình hằng
năm (mùa nào trung bình, thấp, cao) bên cạnh giá phòng trung bình hằng năm.
Bảng 1.5: Dữ liệu khách đặt phòng; thể hiện qua việc có bao nhiêu khách đã đặt phòng khách sạn.
Kết quả
Các câu trả lời hỗ trợ chúng ta hiểu về mối tương quan giữa phân hạng Khách sạn và sự thể hiện,
và các con số thống kê của chúng.
Mỗi khách sạn 5 sao trung bình có 17 dịch vụ chính so với 8 dịch vụ chính của khách sạn 3 sao.
Ngòai ra, số phòng trung bình mỗi khách sạn tăng từ 3 sao lên 5 sao, lần lượt là 64, 122 và 223.
Thêm vào đó, mức lương trung bình và chi phí lên quan đến mỗi nhân viên một tháng tăng theo
hạng của khách sạn, từ 225.31 USD /nhân viên cho khách sạn 3 sao và tăng lên 509.84 USD cho
khách sạn 5 sao.
Lượng nhân viên tăng trung bình từ 2006 đến 2007 là 22.56% với khách sạn 3 sao, chỉ 6.18% đối
với khách sạn 4 sao và giảm 0.31% với khách sạn 5 sao.
24
Giá thuê phòng trung bình cao nhất là 192.97 USD/phòng đối với khách sạn 5 sao và thấp nhất là
70.43 USD/phòng với khách sạn 3 sao.
Cuộc nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nguồn doanh thu chính của khách sạn 5 sao từ doanh nhân,
chiếm tới 39.65% số lượng khách tới nghỉ tại khách sạn. Trong khi đó, nguồn doanh thu chính của
khách sạn 4 sao chủ yếu là từ khách du lịch theo đoàn, chiếm 39.59%, và cuối cùng, doanh thu
khách sạn 3 có được chủ yếu từ khách du lịch cá nhân, chiếm tới 37.74%.
Khách du lịch đến Việt Nam và ở tại khách sạn 5 sao trong suốt mùa cao điểm sẽ phải trả nhiều
hơn 51.53 USD so với việc họ ở lại trong mùa ít người đi. Tỷ lệ tăng trung bình của giá phòng hằng
năm cao nhất đối với khách sạn 5 sao là 28.81% so với năm trước, và thấp nhất đối với khách sạn
3 sao là mức 13.44%.
Bảng 1.1: Ngành công nghiệ p khách sạn Việt Nam với phân hạng “sao” – Cơ sở hạ tầng
và đội ngũ nhân viên
Chỉ tiêu
3 sao
4 sao
5 sao
Số lượng khảo sát
9
16
12
Nhà hàng
1
1
3
Bars
1
2
2
Dịch vụ tổ chức tiệc
1
2
1
Trung tâm thương mại
1
1
1
Phòng hội nghị
1
4
5
Hồ bơi
1
1
1
Bãi chơi golf
0
1
1
Casino/bài
0
1
1
Các dịch vụ khác*
2
3
2
Tổng
8
16
17
*Các dịch vụ khác gồm: câu lạc bộ sức khỏe và Spa, khu vực giải trí
25