Tải bản đầy đủ (.ppt) (155 trang)

Bài Giảng Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.39 MB, 155 trang )

MÔN HỌC
LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
VIỆT NAM
Thời gian học: 60 tiết
Giảng viên: VÕ CÔNG NHỊ
Email:
Hoặc
Phone: 0913 609 409




Nội dung:




Đề cập đến sự hình thành, phát triển bộ máy tổ
chức hoạt động của nhà nước ở Việt Nam từ ngày
lập nước tới nay; đi kèm với nó là sự xuất hiện, nội
dung của pháp luật qua các thời kỳ lịch sử

Mục tiêu:
Cung cấp, trang bị cho SV những kiến thức cơ bản,
khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của
NN& PL Việt Nam, qua đó vừa giúp SV hiểu sâu sắc
về lịch sử dân tộc, về hoạt động lập pháp ở Việt
Nam, vừa có thể từ đó rút ra những bài học cho
thực tiễn làm chuyên môn sau này
 Lưu ý: Đây là môn học NC về LS NN & PL VN qua
các thời kỳ, nghiên cứu NN để hiểu PL và ngược lại


chứ không đơn thuần là học để biết LSVN – Không
nghiên cứu lại LS một cách thuần túy.










Hiểu được nguyên nhân của sự hình thành cũng như quá
trình diệt vong của NN, của chế định pháp lý
Lịch trình tiến hóa cua XH loài người, của các chế định
pháp lý
Cải thiện, xây dựng nền PL hiện nay
Đối tượng nghiên cứu hoàn toàn khác nhau










SV phải học xong các môn Triết học, Môn LL chung về
NN &PL, Lô gíc học

Yêu cầu một phương pháp nghiên cứu có tính khoa học
Thái độ nghiên cứu hoàn toàn khách quan, vô tư
Bài kiểm tra giữa môn (30%) bài kiểm tra kết thúc môn
(70%)
Hình thức thi: Tự luận


Tài liệu nghiên cứu
1. Tập bài giảng – file điện tử của GV
2. Giao trình LSNN và PL VN đại học Luật HN
3. Tài liệu tham khảo là các sách báo, tài liệu khác liên
quan đến Lịch sử VN
Kế hoạch nghiên cứu:
Giảng viên hướng dẫn theo từng bài, kết hợp nghiên cứu,
thảo luận nhóm từng vấn đề trong bài.



NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG I


SỰ HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC ĐẦU TIÊN TRONG LỊCH
SỬ VIỆT NAM. NHÀ NƯỚC VĂN LANG – ÂU LẠC (THỜI
HÙNG VƯƠNG)

CHƯƠNG II


NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN BẮC

THUỘC VÀ CHỐNG BẮC THUỘC (179 TCN ĐẾN ĐẦU
THẾ KỶ X)

CHƯƠNG III


NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM THỜI KỲ ĐẦU
KỶ NGUYÊN ĐỘC LẬP (905 – 1009)


CHƯƠNG IV


NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM THỜI LÝ – TRẦN – HỒ
(THẾ KỶ XI – THẾ KỶ XV)

CHƯƠNG V


NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM THỜI LÊ SƠ (1428 –
1527)

CHƯƠNG VI


NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGUYỄN (1802 – 1858)


CHƯƠNG VII



NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI THUỘC PHÁP (1858 – 1945)

CHƯƠNG VIII


NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 – 1954

CHƯƠNG IX.


NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG
MIỀN BẮC VÀ ĐẤU TRANH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (1954 –
1975)

CHƯƠNG X


NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRONG CẢ NƯỚC VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
THỐNG NHẤT (1975 – NAY)



THẢO LUẬN 5 TIẾT
THI HẾT MÔN





CHƯƠNG I


SỰ HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC ĐẦU TIÊN TRONG
LỊCH SỬ VIỆT NAM. NHÀ NƯỚC VĂN LANG – ÂU
LẠC (THỜI HÙNG VƯƠNG)










I.1.1. Tiền đề kinh tế
Nền kinh tế nông nghiệp phát triển ở mức độ nhất
định. Nghề trồng lúa nước, chăn nuôi, nghề gốm,
cũng như sự xuất hiện của nghề luyện kim đồng thau
I.1.2. Tiền đề xã hội
Xã hội có những chuyển biến quan trọng, là hệ quả
từ sự phát triển của nền KT. Chế độ mẫu hệ dần
dần chuyển sang chế độ phụ hệ. Những gia đình nhỏ
trở thành những đơn vị kinh tế độc lập.
Công xã thị tộc dần dần tan rã và nhường chổ cho
công xã nộng thôn, kết hợp cả 3 quan hệ là láng
giềng, địa lý và huyết thống









Nền nông nghiệp ngày càng phát triển, yêu cầu về các
công trình thủy lợi ngày càng cấp bách.
Giặc ngoại xâm từ phương bắc dòm ngó, chuẩn bị xâm
lược
Bắt nguồn từ chổ nền SX phát triển cao, sản phẩm làm ra
nhiều, xã hội phân chia thành giai cấp, sự bóc lột giữa các
giai cấp dẫn đến sự đấu tranh lẫn nhau.
TẤT CẢ CÁC ĐIỀU KIỆN CHO SỰ RA ĐỜI CỦA
MỘT NHÀ NƯỚC THEO QUAN ĐIỂM CỦA MÁC LÊNIN ĐÃ SẴNG SÀNG









Việt sử lược – Bộ sử xưa nhất VN cho rằng vào những
năm 696 – 681 TCN, tại bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo
thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương,
đóng đô ở Văn Lang, truyền được 18 đời đều được gọi là
Hùng Vương
Cơ cấu tổ chức

Đơn sơ, đứng đầu là Hùng Vương, dưới Vua có các Lạc
hầu, có thể thay mặt Vua giải quyết 1 số vấn đề. Lạc
tướng là những người đứng đầu của mỗi bộ trong 15 bộ
(cơ sở là 15 bộ lạc trước đây)
Dưới bộ có các Công xã nông thôn, đứng đầu là Bố
Chính. Quan hệ giữa NN và Công xã là QH lưỡng hợp –
vừa đại diện cho các CX nhưng NN cũng bóc lột công xã,
cho phép CX tự trị nhưng phải thuần phục NN.







I.3. Nhà nước Âu Lạc
Theo thư truyền, vào năm 241 TCN, nhà Tần xâm
lược nước ta, Tây Âu – nơi của An Dương Vương
Thục Phán là địa bàn bị xâm lược đầu tiên. Thục
Phán đã lãnh đạo nhân dân chiến đấu chống xâm
lược và được ND suy tôn làm người chỉ huy cao nhất.
5-6 năm chiến tranh đã thắt chặt quan hệ giữa người
Tây Âu và Lạc Việt, đó là nguyên nhân dẫn đến sự
ra đời của NN Âu Lạc (kết hợp giữa Âu và Lạc) để
thay thế cho Hùng Vương.











Nhìn chung là kế thừa tổ chức bộ máy NN của Văn Lang,
tất nhiên vẫn có sự tăng cường hơn trước. Điểm nỗi bật
là quân đội được chú trọng hơn (theo sử sách thì khoảng
hơn 1 vạn), lực lượng nô lệ đông đúc hơn, chủ yếu là nô
lệ gia đình.
I.4. Tình hình pháp luật.
Nguồn luật: Tập tục, lễ giáo
Về HNGĐ: 1 vợ 1 chồng, người nghèo không được lấy
người giàu
Về Dân sự: hình thành quy định về chia tài sản cho
người chết, nếu không sẽ bị XH lên án
Về Hình luật: Chúng ta chưa có tài liệu nào cho thấy sự
xuất hiện của Hình luật. Chỉ có 1 chi tiết là An Dương
Vương giết Mị Châu khi biết tin nàng tiếp tay cho giặc






Tóm lại, với sự ra đời của 2 NN kế tiếp nhau là Văn Lang
và Âu Lạc đã đánh dấu 1 bước ngoặc có tính lịch sử
trong XH nước ta trước đây. Từ chổ mông muội đi đến
thời đại có nhà nước.
Mặc dù vậy nhưng sự tồn tại của VL – AL chỉ trong thời

gian ngắn. Cuộc chiến chống Triệu Đà xâm lược thất bại
đã đẩy đất nước lâm vào thảm họa hơn 1000 năm Bắc
thuộc. Lịch sử dân tộc sang 1 trang mới – Thời kỳ Bắc
thuộc









1. Căn cứ vào đâu để khẳng định thời kỳ Văn Lang –
Âu Lạc, chế độ mẫu hệ đã nhường chổ cho chế độ
phụ hệ?
2. Tại sao nói Nhà nước Văn Lang ra đời là kết quả
tất yếu của lịch sử?
3. Tại sao nói Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc ra đời
“mang đậm chất Phương Đông”?
4. Tại sao nói nhà nước Văn Lang tính đại diện cao,
tính liên kết mạnh nhưng tính giai cấp yếu.
5. Trong các tiền đề cho sự ra đời của một nhà nước,
theo anh/chị thì tiền đề nào là đầu tiên? Tiền đề nào
quan trọng nhất?










II.1.1. Tổ chức chính quyền đô hộ từ năm 129 TCN đến
năm 39 – Triệu, Tây Hán, Đông Hán
Củng cố bộ máy chính quyền nhằm thực hiện chính sách
cai trị, bóc lột;
Nhìn chung giặc vẫn giữ cơ sở chính quyền như trước,
chỉ tăng cường bọn đứng đầu để cai trị và bóc lột.






Sau cuộc đàn áp cuộc KN của Hai Bà Trưng, Đông Hán
thay đổi căn bản bộ máy chính quyền đô hộ, đặc biệt là ở
cấp Huyện. Các huyện lệnh là người Trung Hoa. Điều đó
chứng tỏ nhà Hán đã thất bại trong chính sách “dùng
người Việt trị người Việt”.
Cấp Châu và Quận vẫn giữ nguyên trong những năm
đầu đô hộ, nhưng sau đó, với mỗi triều đại khác nhau, họ
đã có nhiều thay đổi trong bộ máy chính quyền để thực
hiện triệt để chính sách cai trị











Về chính trị:
- Xóa bỏ chủ quyền của Âu Lạc, sáp nhập vào lãnh thổ
của Trung Hoa, những năm sau thì xóa bỏ hẳn cơ sở
chính quyền của Âu Lạc.
- Trấn áp phòng trào đấu tranh trong nhân dân
- Sau khi dập tắt cuộc khởi nghĩa HBT, chính quyền áp
dụng cùng lúc hai chính sách, giết rất nhiều thủ lĩnh
nhưng đồng thời áp dụng chính sách mua chuộc nhiều
quý tộc Lạc Việt.
- Thực hiện triệt để các biện pháp nhằm đồng hóa dân
tộc ta.









Du nhập và áp đặt quan hệ sở hữu phong kiến
Chiếm đất đai lập trang trại tư nhân, hình thành tầng lớp
địa chủ người Hán trên lãnh thổ Việt
Áp đặt các chính sách thuế ruộng, lao dịch,…bên cạnh
thủ đoạn truyền thống là cống nạp.

Nói chung là chúng thực hiện chính sách bóc lột nặng nề
về kinh tế, thu thuế bạo ngược đối với cư dân Lạc Việt









Chúng cho gia nhập, tuyên truyền các luồng tư tưởng,
tôn giáo lớn như Đạo nho, đạo lão, đạo phật…..
Coi những tư tưởng, lễ nghi đó là những công cụ để thực
hiện chính sách đồng hóa về mặt tư tưởng đối với ND ta.
Mở trường dạy học chữ Hán
Tuy nhiên, tất cả những âm mưu, chính sách của chúng
đều thất bại trước sự bài trừ của nhân dân Lạc Việt







Với các tài liệu ít ỏi và tản mạn, chúng ta không có
cơ hội nghiên cứu một cách toàn diện chính sách PL
thời kỳ này. Tuy nhiên, chúng ta có các tư liệu để có
thể hình dung đôi nét về CSPL như sau:
II.2.1. Luật hình sự

Ba nhóm tội phạm xâm phạm đến lợi ích của CQĐH
bị điều chỉnh bởi Luật HS, hình phạt nặng nhất là tử
hình, đi đày hoặc thích chữ vào mặt. Cụ thể:
Nhóm tội chức vụ như tham ô, ăn hối lộ, tham
nhũng
 Nhóm tội mua bán nô tỳ
 Nhóm tội phạm kinh tế như mua bán muối, sắt











Hai hình thức sở hữu là SHNN và SHTN
Sở hữu NN chỉ xoay quanh đối tượng quan trọng nhất là
đất đai.
Sở hữu TN chỉ liên quan đến 1 số thành phần quan lại và
địa chủ người Hán.
Quyền sở hữu chia làm 3 quyền rõ ràng: CH, SD và ĐĐ
Như vậy, LDS đã được hình thành và nhằm bảo hộ chủ
yếu cho việc bảo vệ QSH ĐĐ của CQĐH







Quan hệ HNGĐ chịu nhiều ảnh hưởng của lễ giáo nho
giáo. Các quy định về đồ sính lễ, tuổi tác và các thủ tục
tốn kém khác được các Thái Thú tuyên truyền.
Bên cạnh đó, các qui định về thuế khóa, tài chính của
Luật Trung Hoa chắc chắn đã được du nhập và áp dụng.
Tuy nhiên, phạm vi và mức độ áp dụng vẫn còn hạn chế,
nhân dân Âu Lạc vẫn cố dùng tập tục địa phương để điều
chỉnh QH nội bộ của mình.


×