Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Bước đầu gnhiên cứu đặc điểm hình thái, giải phẫu một số loài thuộc lớp ngọc lan (magnoliopsida) ở phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.63 MB, 65 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
--------------------------

VŨ THỊ HIỀN

BƢỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM
HÌNH THÁI, GIẢI PHẪU MỘT SỐ LOÀI
THUỘC LỚP NGỌC LAN (MAGNOLIOPSIDA)
Ở PHÚ THỌ

khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc
Chuyên ngành: Thực vật học

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. ĐỖ THỊ LAN HƢƠNG

HÀ NỘI - 2013


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Cam đoan
Danh mục các ảnh
Danh mục các bảng
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................. 1
1.2. Nhiệm vụ ................................................................................................ 2
1.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 2
1.4. Ý nghĩa ................................................................................................... 2
1.5. Bố cục của khóa luận: ........................................................................... 3


PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4
3.1. Nghiên cứu hình thái, giải phẫu thực vật trên thế giới ........................ 4
3.2. Nghiên cứu hình thái, giải phẫu thực vật ở Việt Nam. ........................ 5
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN ....................................... 7
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 7
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................ 7
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 7
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 8
2.4. Đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu ................................................ 9
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................12
4.1. Cây dâm bụt (Hibiscus rosa sinensis L.) ..............................................12
4.2. Cây dâu tằm (Morus alba L.) ...............................................................21
4.3. Cây mơ lông (Paederia foetida L.)........................................................27
4.4. Cây trúc đào (Nerium oleander L.) ......................................................32
4.5. Cây nhót (Elaeagnus latifolia L.) .........................................................39
4.6. Cây hoa hồng (Rosa sp.) .......................................................................44
So sánh hình thái và giải phẫu các loài nghiên cứu ...................................50


PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT .............................................54
5.1. Kết luận .................................................................................................54
5.2. Ý kiến đề xuất. ......................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................56


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đợt thực tập này, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành
và sâu sắc tới TS. Đỗ Thị Lan Hương đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong
suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Sinh – KTNN đã giúp

đỡ, tạo điều kiện cho em trong quá trình nghiên cứu và làm thí nghiệm tại
phòng thí nghiệm Thực vật – trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2.

Hà Nội, ngày 15 tháng 5
Sinh viên

Vũ Thị Hiền

năm 2013


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của Tiến
sỹ Đỗ Thị Lan Hương.
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi và kết quả này
không trùng với kết quả nghiên cứu của bất kỳ tác giả nào đã được công bố.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Sinh viên

Vũ Thị Hiền


DANH MỤC CÁC ẢNH
4.1. Hình thái cây dâm bụt
4.2. Cấu tạo giải phẫu rễ cây dâm bụt
4.3. Cấu tạo giải phẫu một phần rễ cây dâm bụt
4.4. Nốt sần trên thân cây dâm bụt
4.5. Cấu tạo giải phẫu một phần thân cây dâm bụt
4.6. Cấu tạo giải phẫu một phần thân thứ cấp cây dâm bụt

4.7. Cấu tạo giải phẫu một phần thân cây dâm bụt
4.8. Cấu tạo giải phẫu một phần thân cây dâm bụt
4.9. Biểu bì trên của lá dâm bụt
4.10. Biểu bì dưới của lá dâm bụt
4.11. Cấu tạo giải phẫu gân chính lá cây dâm bụt
4.12. Cấu tạo giải phẫu bó dẫn chính của lá dâm bụt
4.13. Cấu tạo giải phẫu phiến lá dâm bụt
4.14. Hình thái cây dâu tằm
4.15. Cấu tạo giải phẫu một phần rễ cây dâu tằm
4.16. Cấu tạo giải phẫu một phần thân cây dâu tằm
4.17. Cấu tạo giải phẫu một phần thân cây dâu tằm
4.18. Lỗ vỏ trên thân cây dâu tằm
4.19. Cấu tạo giải phẫu gân chính lá cây dâu tằm
4.20. Cấu tạo giải phẫu bó mạch chính lá cây dâu tằm
4.21. Cấu tạo giải phẫu phiến lá cây dâu tằm
4.22. Hình thái cây mơ lông
4.23. Lá cây mơ lông
4.24. Cấu tạo giải phẫu một phần rễ cây mơ lông
4.25. Cấu tạo giải phẫu một phần thân cây mơ lông


4.26. Biểu bì trên của lá mơ lông
4.27. Biểu bì dưới lá mơ lông
4.28. Cấu tạo giải phẫu gân chính lá cây mơ lông
4.29. Cấu tạo giải phẫu bó mạch lá cây mơ lông
4.30. Cấu tạo giải phẫu phiến lá cây mơ lông
4.31. Hình thái cây trúc đào
4.32. Tràng và nhị hoa trúc đào
4.33. Nhuỵ hoa trúc đào
4.34. Cấu tạo giải phẫu rễ cây trúc đào

4.35. Cấu tạo giải phẫu một phần rễ cây trúc đào
4.36. Cấu tạo giải phẫu thân cây trúc đào
4.37. Cấu tạo giải phẫu một phần thân cây trúc đào
4.38. Cấu tạo giải phẫu một phần thân thứ cấp của cây trúc đào
4.39. Mô mềm ruột trong cấu tạo thân cây trúc đào
4.40. Cấu tạo giải phẫu gân chính lá cây trúc đào
4.41. Cấu tạo giải phẫu gân chính lá trúc đào
4.42. Cấu tạo giải phẫu phiến lá trúc đào
4.43. Cấu tạo giải phẫu một phần phiến lá trúc đào
4.44. Hình thái cây nhót
4.45. Cấu tạo giải phẫu một phần rễ cây nhót
4.46. Cấu tạo giải phẫu một phần thân cây nhót
4.47. Cấu tạo giải phẫu gân chính lá cây nhót
4.48. Cấu tạo giải phẫu phiến lá nhót
4.49. Lông đa bào hình sao ở lá nhót
4.50. Hình thái cây hoa hồng
4.51. Cấu tạo giải phẫu một phần rễ cây hoa hồng
4.52. Cấu tạo giải phẫu thân cây hoa hồng


4.53. Cấu tạo giải phẫu một phần thân cây hoa hồng
4.54. Biểu bì trên của lá hoa hồng
4.55. Biểu bì dưới của lá hoa hồng
4.56. Cấu tạo giải phẫu gân chính lá hoa hồng
4.57. Cấu tạo giải phẫu bó mạch chính của lá hoa hồng
4.58. Cấu tạo giải phẫu phiến lá hoa hồng


DANH LỤC CÁC BẢNG
Bảng 1 : Một số loài nghiên cứu

Bảng 2: So sánh đặc điểm hình thái của các loài nghiên cứu


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề
Khắp nơi trên Trái Đất, từ những vùng hoang mạc khô cằn của vùng
nhiệt đới, dưới những đáy đại dương sâu thẳm, các vùng lạnh lẽo của Bắc và
Nam cực đâu đâu chúng ta cũng có thể gặp các đại diện của giới thực vật.
Giới thực vật vô cùng phong phú và đa dạng, có vai trò to lớn trong tự nhiên,
có thể nói là sẽ không có sự sống trên Trái Đất này nếu không có sự tồn tại
của giới thực vật.
Trước hết, nhờ quá trình quang hợp của cây xanh mà sự cân bằng giữa
khí O2 và CO2 trong khí quyển được đảm bảo, do đó đảm bảo lượng O2 cần
thiết cho các cơ thể sống. Kết quả của quá trình quang hợp là tạo ra các chất
hữu cơ cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của thực vật đồng thời thực
vật cũng chính là nguồn thức ăn cho các động vật khác và đặc biệt là con
người. Hơn nữa, trong tự nhiên, các quần xã thực vật nhất là thực vật rừng có
vai trò to lớn trong việc điều hoà khí hậu, làm giảm tác hại của gió, bão, hạn
chế sự xói mòn…
Thực vật sống trong môi trường tự nhiên nên chịu tác động trực tiếp
của các yếu tố môi trường. Để có thể tồn tại nhất là trong những điều kiện
khắc nghiệt các cơ quan phải có những biến đổi thích nghi. Những đặc điểm
thích nghi phải được di truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Việc tìm ra mối liên quan giữa các tổ chức về hình thái, giải phẫu của
cây với điều kiện sống của nó là một trong những hướng nghiên cứu của Hình
thái – giải phẫu thực vật.
Ở mỗi loài, những đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu đều có
những biến đổi phù hợp với chức năng và hoàn cảnh sống. Những biến đổi
này được biểu hiện rất rõ rệt ở các cơ quan sinh dưỡng rễ, thân, lá.


1


Nghiên cứu về hình thái và cấu tạo giải phẫu thực vật là một trong những
vấn đề được các nhà sinh học trên thế giới quan tâm từ rất sớm. Tuy nhiên,
nhìn chung các vấn đề còn mang tính chung chung ít đi sâu vào đối tượng loài
cụ thể. Các tài liệu về hình thái giải phẫu còn thực vật còn rất hạn chế.
Trong đề tài này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu một số đối tượng quen
thuộc với con người, đi sâu tìm hiểu những đặc điểm hình thái và cấu tạo giải
phẫu của cơ quan sinh dưỡng. Cụ thể là “Bước đầu nghiên cứu đặc điểm hình
thái, giải phẫu một số loài thuộc lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) ở Phú Thọ”.
Ở đề tài này, chúng tôi chỉ có thể khai thác và làm sáng tỏ một khía
cạnh nhỏ của vấn đề đồng thời bổ sung thêm dẫn liệu minh họa cho lý thuyết
và thực hành nhằm giúp cho công tác giảng dạy, nghiên cứu sau này.
1.2. Nhiệm vụ
- Thu thập những dẫn liệu về các chỉ tiêu giải phẫu.
- Làm quen và nắm vững phương pháp nghiên cứu về hình thái, giải
phẫu của cơ quan sinh dưỡng rễ, thân, lá trên các đối tượng nghiên cứu.
- Dựa trên các kết quả nghiên cứu rút ra nhận xét về mối quan hệ giữa
hình thái, cấu tạo giải phẫu với chức năng.
1.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái – giải phẫu của các loài nghiên cứu
- So sánh đặc điểm hình thái – giải phẫu giữa các loài nghiên cứu với nhau
- Rút ra một số đặc điểm chung của các loài thuộc lớp Ngọc lan.
1.4. Ý nghĩa
- Ý nghĩa khoa học
Bổ sung những kiến thức về hình thái, giải phẫu của một số loài thực
vật thuộc lớp Ngọc lan.
- Ý nghĩa thực tiễn


2


Vận dụng kết quả đạt được làm phong phú thêm dẫn liệu về hình thái,
giải phẫu thích nghi khi giảng dạy bộ môn “Hình thái giải phẫu học thực vật”
và “Sinh lý học thực vật” trong các trường Phổ thông, Cao đẳng và Đại học.
1.5. Bố cục của khóa luận: gồm 56 trang, 58 ảnh, được chia thành các phần
chính như sau: phần 1 (Mở đầu: 3 trang), phần 2 (Tổng quan tài liệu: 3 trang),
phần 3 (Đối tượng, địa điểm, thời gian, phương pháp nghiên cứu: 5 trang),
phần 4 (Kết quả nghiên cứu và thảo luận: 41 trang), phần 5 (Kết luận và ý
kiến đề xuất: 2 trang), tài liệu tham khảo: 11 tài liệu.

3


PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
3.1. Nghiên cứu hình thái, giải phẫu thực vật trên thế giới
Thực vật học là một trong những môn khoa học sinh học được rất nhiều
tác giả quan tâm và đi sâu vào nghiên cứu ngay từ thuở sơ khai. Trong đó,
khoa học nghiên cứu hình thái, giải phẫu học thực vật được phát triển tương
đối sớm và đóng vai trò quan trọng. Một số tài liệu xưa đã chứng minh điều
này. Trong các sách cổ của Trung Quốc như “Hạ tiểu chí” (cách đây hơn
3000 năm) và “Kinh thi” (cách đây gần 3000 năm) đã mô tả hình thái và các
giai đoạn sống của nhiều loài cây. Thế kỉ XI trước Công nguyên, một pho
sách cổ Ấn Độ “Su-scơ-ru-ta” đã mô tả hình thái 760 loại cây thuốc.
Théophraste (371-286 trước Công nguyên) viết nhiều sách về thực vật như
“Lịch sử thực vật”, “Nghiên cứu về cây cỏ”…Trong đó, lần đầu tiên đã đề cập
đến các dẫn liệu có hệ thống về hình thái, cấu tạo cơ thể cùng với cách sống,
cách trồng cũng như công dụng của nhiều loại cây.
Ở thế kỉ XI và XII, Caesalpine, Rivenus, Tournefor… đã xây dựng hệ

thống phân loại trên cơ sở đặc tính hình thái của hạt, phôi, tràng hoa.
Năm 1703, John Ray đã phân biệt sự khác nhau giữa cây Một lá mầm
và Hai lá mầm, tách chúng làm hai nhóm phân loại lớn.
Đặc biệt với sự phát minh ra kính hiển vi của Robert Hook (thế kỉ
XVII), người ta đã quan sát được cấu tạo bên trong của thực vật điều mà trước
đó người ta không thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Cũng từ đây đã mở ra
nhiều hướng mới trong nghiên cứu về thực vật và đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu hình thái, giải phẫu học có giá trị lớn ra đời.
Đầu thế kỉ XIX, các nhà khoa học đã tìm ra mối liên quan giữa cấu trúc
và một số chức năng cơ bản trong đời sống của thực vật như quang hợp, hô
hấp…Năm 1874, Svendener đã chú ý đến việc áp dụng chức năng sinh lý khi

4


nghiên cứu giải phẫu thực vật…Năm 1884, Haberland đã phát triển hướng
nghiên cứ này trong cuốn “Giải phẫu – sinh lý thực vật”.
Giữa thế kỉ XIX, công trình nghiên cứu về thực vật có hạt của Hoffmeister
đã xoá bỏ được ngăn cách giữa thực vật Hạt trần và thực vật Hạt kín.
Năm 1877, Debarry cho xuất bản cuốn sách “Giải phẫu so sánh các cơ
quan sinh dưỡng” trong đó đã phân biệt các loại mô, túi tiết, mạch, ống nhựa
mủ…Cách phân biệt của ông tuy còn mang tính chất nhân tạo nhưng cũng
đánh dấu một bước tiến bộ trong việc nghiên cứu cấu tạo giải phẫu cơ thể
thực vật.
Càng về sau này các tác giả thường đi sâu vào mô tả thành phần, cấu
tạo chi tiết các cơ quan sinh dưỡng của cây. Kixeliva N.X trong cuốn “Giải
phẫu và hình thái thực vật” đã mô tả tỉ mỉ về hình thái rễ và cấu tạo giải phẫu
rễ non. Takhtajan (1971) đã hệ thống hoá nguồn gốc, sự tiến hoá của các cơ
quan, các mô của thực vật hạt kín trong cuốn “Những nguyên lí tiến hoá của
thực vật Hạt kín”.

3.2. Nghiên cứu hình thái, giải phẫu thực vật ở Việt Nam.
Ở Việt Nam với khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, luôn biến động làm cho
thực vật nước ta đa dạng cả về số lượng cũng như thành phần loài. Và từ lâu
trong nhân dân cũng đã có những kiến thức về thực vật học khá phong phú.
Lê Quý Đôn (thế kỉ XVI) trong bộ “Vân đài loại ngữ”, đã mô tả khá chi tiết
một số loài cây.
Trong thời kì thực dân Pháp đô hộ chỉ có công trình nghiên cứu về giải
phẫu gỗ của H.Lecomte trong cuốn “Các cây gỗ ở Đông Dương”.
Năm 1980, NXBGD đã cho xuất bản giáo trình “Hình thái, giải phẫu
thực vật” của nhóm tác giả Hoàng Thị Sản, Phan Nguyên Hồng, Nguyễn Tề
Chỉnh; cùng một số giáo trình khác như: “Hình thái, giải phẫu thực vật” của
Cao Thuý Chung, “Thực vật học” của Trần Công Khanh…nói chung đều mô

5


tả hình thái, giải phẫu chung của các cơ quan sinh dưỡng, chưa đi sâu vào đối
tượng loài cụ thể.
Những năm gần đây, nhiều tác giả trong nước đã chú ý đến hướng
nghiên cứu giải phẫu thích nghi.
Năm 1970, Phan Nguyên Hồng đã mô tả hình thái và cấu tạo giải phẫu
một số cơ quan của các loài ngập mặn theo hướng thích nghi.
Năm 1980, trong luận văn sau đại học của Trần Văn Ba “Bước đầu
nghiên cứu hình thái, giải phẫu rễ cây của một số loài thực vật của rừng ngập
mặn” đã mô tả, so sánh cấu tạo các loại rễ trên cùng một cây, từ đó chứng
minh tính thích nghi với chức năng và môi trường sống ở vùng ngập mặn.
TS. Phạm Văn Năng từng nghiên cứu cấu tạo giải phẫu thích nghi của
biểu bì.
Nguyễn Thị Hồng Liên (1999) trong luận văn cao học “Cấu tạo giải
phẫu thích nghi cơ quan sinh sản của cây trang” đã tìm được các đặc điểm

thích nghi sinh sản trong cấu tạo của một số loài cây họ Đước trong điều kiện
bãi lầy, thường xuyên phải chịu tác động của sóng gió thủy triều.
Ngoài ra, các luận văn sau đại học của nhiều tác giả như Nguyễn Khoa
Lân, Nguyễn Bảo Khanh, Mai Sỹ Tuấn, … đã nghiên cứu cấu tạo giải phẫu
thích nghi với môi trường sống của một số loài cây nước mặn.
Đỗ Thị Lan Hương (2012): “Nghiên cứu đặc điểm hình thái và cấu tạo
giải phẫu của một số loại cây dây leo thuộc miền Bắc Việt Nam”, Luận án
tiến sĩ.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu hình thái, giải phẫu thích nghi
phù hợp với chức năng của các cơ quan dinh dưỡng bước đầu đã được nghiên
cứu một cách cụ thể. Tuy nhiên, việc nghiên cứu phần lớn được tiến hành trên
đối tượng là cây ngập mặn còn những đối tượng là cây nội địa còn hạn chế.

6


PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Rễ, thân, lá của một số loài thuộc lớp Hai lá mầm.
Bảng 1: Một số loài nghiên cứu
STT
1

Tên loài

Họ

Dâm bụt (Hibiscus rosa


Bông

sinensis L.)

(Malvaceae)

2

Dâu tằm (Morus alba L.)

3

Mơ lông (Paederia foetida L.)

Dâu tằm
(Moraceae)
Cà phê
(Rubiaceae)

Cơ quan nghiên cứu
Rễ, thân, lá

Rễ, thân, lá

Rễ, thân, lá

Trúc đào
4

Trúc đào (Nerium oleander L.) (Apocynaceae)


5

Nhót (Elaeagnus latifolia L.)

6

Hoa hồng (Rosa sp.)

Nhót
(Elaeagnaceae)
Hoa hồng
(Rosaceae)

Rễ, thân, lá

Rễ, thân, lá

Rễ, thân, lá

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
* Địa điểm:
+ Chúng tôi tiến hành thu thập mẫu ở các địa điểm thuộc huyện Thanh
Sơn - Phú Thọ.
+ Thực hành giải phẫu các đối tượng nghiên cứu tại phòng thí nghiệm
thực vật - khoa Sinh - KTNN, trường ĐHSP Hà Nội 2.

7



* Thời gian nghiên cứu:
Từ tháng 3/2012 đến 5/2013.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Ngoài thực địa
- Thu thập mẫu.
- Quan sát, mô tả, chụp ảnh về hình thái chung của các loài nghiên cứu.
- Ngâm mẫu: Chọn các mẫu ở các đối tượng có kích thước trung bình.
Các mẫu sau khi lấy được xử lí sơ bộ bằng cách: rửa sạch bùn đất rồi để khô
nước, sau đó tiến hành ngâm vào dung dịch cồn 30 – 40% để giữ mẫu.
2.3.2. Trong phòng thí nghiệm
* Định tên loài, họ cụ thể bằng phương pháp điển hình trong nghiên
cứu phân loại.
* Phương pháp giải phẫu thông thường:
Cắt bằng tay:
Các cơ quan sinh dưỡng thuộc các đối tượng nghiên cứu có kích thước
trung bình nên chúng tôi dùng phương pháp cắt bằng tay:
+ Cầm vật cắt ở tay trái, kẹp giữa ngón cái và ngón giữa, ngón trỏ được
dùng như điểm tựa cho lưỡi dao.
+ Tay phải cầm lưỡi dao cạo thật mỏng và sắc để cắt (dùng một miếng
cà rốt hay su hào làm thớt cắt). Chú ý cắt lát thật mỏng thẳng góc với trục của
mẫu vật, không nháy lại nhát cắt, lát cắt phải đảm bảo vuông góc với trục
thẳng của vật cắt.
Nhuộm lát cắt:
Chúng tôi tiến hành nhộm kép với thuốc nhuộm Xanh metylen và
Carmine. Quy trình như sau:
Bước 1: Lát cắt được ngâm vào dung dịch nước Javen trong 15 – 30
phút để tẩy sạch nội chất của tế bào.

8



Bước 2: Rửa sạch Javen bằng nước cất.
Bước 3: Ngâm mẫu bằng dung dịch axit axetic để tẩy sạch Javen còn
dính lại (nếu không Javen sẽ làm mất màu thuốc nhuộm).
Bước 4: Rửa sạch axit axetic bằng nước cất (rửa 2 lần).
Bước 5: Nhuộm đỏ mẫu bằng dung dịch Carmine trong khoảng 25 – 30
phút.
Bước 6: Rửa mẫu trong nước cất.
Bước 7: Nhuộm trong dung dịch Xanh metylen loãng khoảng 20 giây.
Bước 8: Rửa sạch bằng nước cất.
Chú ý: Nếu cần giữ mầu trong thời gian dài thì có thể tăng thời gian
nhuộm lên gấp đôi, sau đó rửa lại bằng nước cất và bảo quản trong dung dich
glyxerin.
Bước 9: Lên kính bằng dung dịch glyxerin, trong mỗi lam kính chỉ để các
lát cắt của một đối tượng nghiên cứu và lát cắt không quá nhiều sẽ khó xem.
Chụp ảnh qua kính hiển vi quang học Axiokop nối với máy ảnh kĩ thuật số.
2.4. Đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu
Vị trí địa lý - hành chính: Thanh Sơn là một huyện miền núi thuộc tỉnh
Phú Thọ được thành lập năm 1883. Ngày 9/4/2007, huyện Thanh Sơn cũ được
chia thành 2 huyện Thanh Sơn (mới) và Tân Sơn. Phía Bắc giáp 2 huyện Tam
Nông và Yên Lập. Phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía Tây giáp huyện Tân
Sơn, phía đông giáp huyện Thanh Thủy và tỉnh Hòa Bình. Thanh Sơn có 23
đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm một thị trấn và 22 xã.
Địa hình: Địa hình Thanh Sơn phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi
cao và sông suối nghiêng từ Tây sang Đông, vùng núi cao tập trung ở phía
Tây, vùng núi thấp ở giữa, vùng gò đồi tập trung ở phía đông và những thung
lũng chạy dọc theo các con sông, độ cao trung bình từ 500- 700m.

9



Trên địa bàn huyện có sông Bứa, sông Dân, suối Cái, ngòi Lạt và nhiều
suối nhỏ khác chảy qua.
Đặc điểm khí hậu: Cũng như các huyện trong tỉnh, đặc điểm khí hậu ở
Thanh Sơn có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Đặc điểm này thể hiện ở 3 đặc
tính sau:
Tính chất nhiệt đới nóng ẩm:
Nhiệt độ trung bình năm từ 22.50C – 23.50C. Nhiệt độ trung bình cao
nhất 33.6 0C (tháng 6 và tháng 7), nhiệt độ trung bình thấp nhất 13.40C (tháng
1), nhiệt độ tối cao tuyệt đối 410C và tối thấp tuyệt đối 4.0 0C.
Lượng mưa năm phân bố không đều trong huyện do địa hình tạo nên,
mùa mưa thường từ tháng 4 đến tháng 10
Độ ẩm trung bình từ 85- 87%, độ ẩm trung bình cao nhất tới 96%, trung
bình thấp nhất 60%.
Tính chất gió mùa:
Các yếu tố khí hậu biến đổi theo mùa rõ rệt. Trong năm có 2 mùa gió
chính: Từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, gió thịnh hành là gió mùa Đông –
Bắc, thường kèm theo mưa rét, có khi xuất hiện sương muối. Trong những
tháng còn lại, gió thịnh hành chủ yếu là gió Tây Nam và Đông Nam, các đợt
gió Tây Nam khô và nóng còn gió đông Nam có khí hậu mát mẻ. Vì vậy, chế
độ nhiệt ẩm có thể chia ra 2 mùa chính trong năm: mùa mưa (nóng) và mùa
khô (lạnh). Độ dài của các mùa không bằng nhau và có sự chênh lệch gữa các
năm. Giữa các mùa có một giai đoạn chuyển tiếp ngắn, đặc điểm khí hậu có
thể chuyển đột ngột từ trạng thái này sang từ trạng thái khác. Do sự ảnh
hưởng của gió mùa nên nhiệt độ mùa hè thì nóng, nhiệt độ mùa đông thì lạnh.
Tháng nóng nhất thường là tháng 7, tháng lạnh nhất thường là tháng 1. Chênh
lệch giữa nhiệt độ tối cao với nhiệt độ tối thấp từ 35-40 độ C.

10



Tính biến động của khí hậu:
Tính biến động của khí hậu biểu hiện ở sự dao động theo thời gian của
các yếu tố khí hậu. Trong mùa đông, gió mùa đông Bắc lạnh và khô xen kẽ
với những đợt không khí nhiệt đới nóng và ẩm đã tạo nên sự dao động mạnh
mẽ về chế độ nhiệt và ẩm. Trong mùa hạ, thường xảy ra những biến động thời
tiết (mưa lũ, gió bão, khô hạn v.v) do các nhiễu động thời tiết như: giông bão,
dải hội tụ nhiệt đới v.v… hoạt động xen kẽ lẫn nhau gây nên. Lượng mưa
trong mùa hạ (mùa mưa) thường chiếm 80-85% lượng mưa trong năm.
Như vậy, đặc điểm khí hậu, đất đai của huyện Thanh Sơn nói riêng
cũng như tỉnh Phú Thọ nói chung là rất thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát
triển của nhiều loài thực vật, đặc biệt những loài thực vật Hạt kín. Số lượng
các loài phong phú và đa dạng, mang tính đặc trưng của khu vực khí hậu nhiệt
đới gió mùa.

11


PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Cây dâm bụt (Hibiscus rosa sinensis L.)
4.1.1. Hình thái

Ảnh 4.1. Hình thái cây dâm bụt (Hibiscus rosa sinensis L.)

Cây gỗ nhỏ, mọc đứng, tiết diện tròn. Thân non màu xanh lục hoặc
xanh lục phớt nâu đỏ, rải rác có lông đa bào; thân già màu nâu xám, có nốt
sần (ảnh 4.1).
Lá đơn, mọc cách. Phiến lá hình trứng hay hình bầu dục, đầu nhọn, gốc
tròn, mép lá có răng cưa 2/3 phía trên, màu xanh lục, mặt trên đậm hơn mặt
dưới. Gân lá hình chân vịt nổi rõ ở mặt dưới với 5-7 gân chính. Hai mặt lá có

ít lông như thân, mặt trên chủ yếu lông ở gân. Cuống lá hình trụ, màu xanh
lục, có nhiều lông đa bào. Có lá kèm.
Hoa mọc riêng lẻ ở nách lá phía ngọn cành. Hoa đều, lưỡng tính, mẫu
5. Lá bắc giống lá thường. Lá đài 5, đều. Tiền khai hoa van. Lá đài phụ 6-10,
gần đều, rời, màu xanh lục. Nhị nhiều, không đều, đính trên đế hoa thành 1
vòng. Hạt phấn hình cầu gai, màu vàng, rời.

12


4.1.2. Giải phẫu
4.1.2.1. Rễ cây
Rễ đảm nhận chức năng hút nước, ion khoáng và giữ chặt cây vào đất.
Cắt ngang qua phần rễ của cây dâm bụt, chúng tôi thấy phần trụ chiếm tỉ lệ
tương đương với phần vỏ (ảnh 4.2).

Ảnh 4.2. Cấu tạo giải phẫu rễ cây dâm bụt (Hibiscus rosa sinensis L.)

1
2
3
4
5
6
7
Ảnh 4.3. Cấu tạo giải phẫu một phần rễ cây dâm bụt (Hibiscus rosa sinensis L.)
1. Bần; 2. Mô mềm vỏ; 3. Libe cứng; 4. Gỗ thứ cấp; 5. Libe mềm;
6. Tầng sinh trụ; 7. Gỗ sơ cấp

13



Phần vỏ: Phía ngoài cùng của phần vỏ là 5-10 lớp tế bào bần hình chữ
nhật xếp thành dãy xuyên tâm. Tế bào có kích thước tương đối đều, vách
thấm suberin. Bần có tác dụng bảo vệ chống sự xâm nhập của vi sinh vật,
nấm, bảo vệ cho các mô bên trong khỏi bị phá hoại. Nằm ngay dưới lớp bần
là 3-5 lớp tế bào mô mềm vỏ gồm những tế bào hình đa giác màng mỏng có
kích thước không đều, xếp không sít nhau để lại những khoảng gian bào, có
vai trò dự trữ (ảnh 4.3).
Phần trụ: Tầng phát sinh trụ gồm 5-7 lớp tế bào có màng mỏng, kích
thước nhỏ xếp song song với nhau. Sự hoạt động của chúng cho ra phía ngoài
là libe thứ cấp và gỗ thứ cấp ở phía trong. Nó còn sinh ra 1-2 dãy tia ruột thứ
cấp, ngăn cách các bó dẫn với nhau, gồm các tế bào vách mỏng bằng
xenlulozơ làm chức năng trao đổi chất và trao đổi khí giữ mô mềm ruột với
các tổ chức bên ngoài.
Vỏ trụ được cấu tạo bởi 1-2 lớp tế bào hóa sợi thành từng cụm trên đầu
các bó libe. Mỗi bó libe gồm có: Libe sơ cấp ngay dưới cụm sợi vỏ trụ, tế bào
hình đa giác nhỏ, vách uốn lượn; libe thứ cấp kết tầng, 3-4 lớp sợi libe xen kẽ
với nhiều lớp mô mềm libe.
Gỗ chiếm diện tích lớn của lát cắt ngang, mạch gỗ hình đa giác, kích
thước khác nhau, xếp lộn xộn. Gỗ sơ cấp nằm trong cùng kích thước nhỏ hơn,
gỗ thứ cấp kích thước mạch lớn hơn. Mô mềm gỗ, tế bào hình đa giác, tròn
hoặc bầu dục (ảnh 4.3).
Hạt tinh bột hình tròn hoặc đa giác, có nhiều trong mô mềm vỏ, rải rác
trong vùng gỗ. Tinh thể canxi oxalat hình cầu có nhiều trong vùng libe, rải rác
trong mô mềm vỏ.

14



4.1.2.2. Thân cây

Ảnh 4.4. Nốt sần trên thân cây dâm bụt (Hibiscus rosa sinensis L.)

1
2
3
4
5
6
7
Ảnh 4.5. Cấu tạo giải phẫu một phần thân sơ cấp
cây dâm bụt (Hibiscus rosa sinensis L.)
1. Biểu bì; 2. Mô dày; 3. Mô mềm vỏ; 4. Libe cứng;
5. Libe mềm; 6. Gỗ; 7. Tầng sinh trụ

15
5. Libe mềm; 6. Gỗ; 7. Tầng sinh trụ; 8. Biểu bì


1

Ảnh 4.5. Cấu tạo giải phẫu thân thứ cấp cây dâm bụt (Hibiscus rosa sinensis L.). 1. Bần

1
2
3
4

5


Ảnh 4.7. Cấu tạo giải phẫu một phần thân cây dâm bụt (Hibiscus rosa sinensis L.)
1. Mô mềm gỗ; 2. Gỗ thứ cấp; 3. Gỗ sơ cấp; 4. Mô mềm ruột; 5. Tia ruột

1
2
3

4

Ảnh 4.8. Cấu tạo giải phẫu một phần thân cây dâm bụt (Hibiscus rosa sinensis L.)
1.. Libe ; 2. Tầng sinh trụ; 3. Mô mềm vỏ; 4. Tinh thể canxi oxalat

16


×