Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh học, hoá học và khả năng ứng dụng của loài sưa ( dalbergia tonkinensis prain) ở một số tỉnh đông bắc việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (915.5 KB, 38 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
LUYỆN THỊ THANH NGA

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC,
HÓA HỌC VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG
CỦA LOÀI SƢA (DALBERGIA
TONKINENSIS PRAIN) Ở MỘT SỐ
TỈNH ĐÔNG BẮC VIỆT NAM.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Thực vật học

Hà Nội- 2012


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH – KTNN
LUYỆN THỊ THANH NGA

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC,
HÓA HỌC VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG
CỦA LOÀI SƢA (DALBERGIA
TONKINENSIS PRAIN) Ở MỘT SỐ
TỈNH ĐÔNG BẮC VIỆT NAM.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Thực vật học
Ngƣời hƣớng dẫn :
TS. Trần Huy Thái_Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật
ThS. Dương Thị Thanh Thảo_Trường ĐHSP Hà Nội 2


Hà Nội- 2012


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình làm khóa luận, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và giúp
đỡ của TS. Trần Huy Thái và ThS. Dương Thị Thanh Thảo. Nhân dịp này, tôi
xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới các thầy cô.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể cán bộ phòng Tài nguyên thực vật –
Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và tận
tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tìm hiểu & nghiên cứu tại viện.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của
nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài trường. Nhân dịp này, tôi xin trân trọng
cảm ơn: Ban chủ nhiệm khoa Sinh - KTNN _ Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội 2; đặc biệt là sự giúp đỡ, động viên của gia đình, bạn bè trong suốt thời
gian tôi học tập và nghiên cứu.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội , ngày 10 tháng 05 năm 2012
Sinh viên
Luyện Thị Thanh Nga


LỜI CAM ĐOAN

Để đảm bảo tính trung thực, khách quan của khóa luận, tôi xin cam
đoan:
Khóa luận “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, hoá học và khả năng ứng dụng
của loài Sƣa (Dalbergia tonkinensis Prain) ở một số tỉnh Đông Bắc Việt
Nam” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự
hướng dẫn của TS. Trần Huy Thái và ThS. Dương Thị Thanh Thảo. Các kết
quả trình bày trong khóa luận là trung thực, khách quan và chưa được công bố

trong bất kỳ công trình nào trước đây.

Hà Nội , ngày 10 tháng 05 năm 2012
Sinh viên
Luyện Thị Thanh Nga


MỤC LỤC

Trang
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH ẢNH
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................... 3
1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................................ 3
2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................ 5
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 6
2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 6
2.2. Địa điểm nghiên cứu .................................................................................. 6
2.3. Thời gian nghiên cứu ................................................................................. 6
2.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 6
2.4.1. Nghiên cứu về sinh học ............................................................................. 6
2.4.2. Nghiên cứu về hóa học .............................................................................. 6
2.4.3. Phương pháp thử hoạt tính sinh học .......................................................... 8
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 12
3.1. Một số thông tin về phân loại ................................................................... 12
3.1.1. Danh pháp và vị trí phân loại ................................................................... 12

3.1.2. Đặc điểm hình thái ................................................................................... 12
3.1.3. Đặc điểm sinh học và sinh thái ................................................................ 15
3.1.4. Phân bố .................................................................................................... 16
3.1.5. Giá trị sử dụng ......................................................................................... 16
3.2. Khả năng nhân giống của loài Sưa........................................................... 16
3.2.1. Khả năng nhân giống sinh dưỡng ........................................................... 16
3.2.2. Khả năng nhân giống bằng hạt ................................................................ 17
3.3. Khả năng sinh trưởng của loài Sưa mọc từ hạt ........................................ 19
3.4. Thử hoạt tính sinh học của loài Sưa ......................................................... 22
3.4.1. Thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định .............................................. 22


3.4.2. Thử hoạt tính chống oxy hóa ................................................................... 22
3.4.3. Thử hoạt tính gây độc tế bào ................................................................... 23
3.5. Phân lập các hợp chất từ loài Sưa (Dalbergia tonkinensis) ..................... 23
3.5.1. Xây dựng quy trình phân lập các chất ..................................................... 23
3.5.2. Hằng số các vật lý và dữ kiện phổ của các chất ...................................... 25
KẾT LUẬN .................................................................................................... 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 30


DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH
Bảng

Tên bảng

1

Một số đặc điểm hình thái của quả và hạt loài Sưa


Trang

(Dalbergiatonkinenis Prain)

14

2

Khả năng nẩy mầm từ cành hom của loài Sưa

16

3

Kết quả thí nghiệm đợt I

17

4

Kết quả thí nghiệm đợt II

18

5

Kết quả thí nghiệm đợt III

18


6

Khả năng sinh trưởng của loài Sưa khi mọc từ hạt

19

7

Hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định từ cành và lá

22

8

Hoạt tính chống oxy hóa từ dịch chiết cành và lá

22

9

Hoạt tính kháng ung thư từ dịch chiết của cành và lá

23

Sơ đồ

Tên sơ đồ

Trang


1

Chiết phân đoạn và phân lập chất từ cặn chiết nước

24

2

Phân lập các hoạt chất từ cặn chiết clorofooc

25

ảnh

Tên ảnh

Trang

1

Loài Sưa (Dalbergia tonkinensis Prain)

12

2

Hình thái quả của loài Sưa

13


3

Hình thái hạt loài Sưa

13

4

Loài Sưa mới nảy mầm

20

5

Loài Sưa gieo trên khay

20

6

Loài Sưa gieo trên bầu đất

21

7

Cây Sưa gieo trực tiếp trên đất vườn

21



1

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Sưa hay còn gọi là Sưa trắng, Trắc thối (Dalbergia tonkinensis Prain),
là cây gỗ trung bình, mọc rải rác trong rừng thường xanh nguyên sinh và thứ
sinh. Gỗ cứng, mịn, thơm, không mối mọt, được dùng trong xây dựng và làm
hàng mỹ nghệ cao cấp. Cây có thể trồng làm bóng mát và làm cảnh. Cây phân
bố ở một số tỉnh của nước ta như Lạng Sơn, Bắc Ninh, Phú Thọ, Hà Tây, Hòa
Bình, Ninh Bình, Nghệ An, Gia Lai, Kon Tum, Đồng Nai. Hiện tại, cây đã bị
săn lùng khai thác cạn kiệt, làm cho số lượng cây trong tự nhiên còn lại rất ít
và chủ yếu là cây nhỏ. Theo thông tin thị trường, gỗ lõi của loài Sưa có giá trị
rất cao, được bán theo kilogam. Sưa là loài gỗ quý hiếm đã được đưa vào
Sách Đỏ Việt Nam (1996) và Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006
thuộc nhóm IA - thực vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích
thương mại.
Cho đến nay, chưa có bất kỳ tài liệu nào ở trong và ngoài nước, ghi
nhận về tác dụng làm thuốc cũng như xác định các hợp chất hoá học có hoạt
tính sinh học của loài Sưa.
Xuất phát từ những cơ sở khoa học và thực tiễn trên, tôi đề xuất đề tài
“Nghiên cứu đặc điểm sinh học, hoá học và khả năng ứng dụng của loài
Sƣa (Dalbergia tonkinensis Prain) ở một số tỉnh Đông Bắc Việt Nam”
nhằm nghiên cứu một cách đầy đủ hơn về thành phần hoá học, hoạt tính sinh
học và khả năng gây trồng, bảo tồn phát triển loài Sưa.
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu các đặc điểm sinh học, sinh thái, khả năng nhân giống và
thành phần hóa học của Sưa (Dalbergia tonkinensis Prain) cho việc bảo tồn
và phát triển loài Sưa ở Việt Nam.



2

Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu một số đặc điểm về phân loại: danh pháp, đặc điểm hình
thái, sinh học và sinh thái, phân bố, giá trị sử dụng.
- Nghiên cứu khả năng nhân giống, sinh trưởng và phát triển của loài Sưa
- Phân tích thành phần hóa học và thử nghiệm hoạt tính sinh học của loài
Sưa.
Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Góp phần bổ sung dẫn liệu (sinh thái, nhân giống và
hóa học) về loài Sưa (Dalbergia tonkinensis Prain) ở Việt Nam.
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài bước đầu đưa ra được
một số kết quả về khả năng nhân giống, gây trồng và phát triển loài Sưa.


3

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Chi Trắc (Dalbergia L. f.) thuộc họ Đậu (Fabaceae Lindl.) trên thế giới
có 100 loài, phân bố ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới; gồm phần lớn là
cây gỗ trung bình, dây leo gỗ, cây bụi trườn và ít loài là cây gỗ lớn. Đa phần
các loài trong chi Trắc (Dalbergia L. f.) cho gỗ tốt, rất có giá trị về kinh tế
thường dùng làm đỗ mỹ nghệ cao cấp[1,4].
Theo một số tài liệu thì một số bộ phận của một số loài trong chi
Dalbergia được sử dụng làm thuốc như loài D. ansamica và loài D. hancei ở
Trung Quốc, rễ cây được dùng làm thuốc để chữa phong thấp; loài D. hancei
ở Trung Quốc, nhựa cây chữa đau bụng đầy hơi; D. foliacea ở Lào, người ta
dùng vỏ cây đem giã đắp các vết thương nhiễm trùng còn loài D.

candentansiis ở An Giang, cây được làm thuốc trị ung nhọt, chữa đau đầu, thổ
huyết, u nhọt [3,4].
Một vài tài liệu đã có về một số loài có họ hàng gần gũi với loài Sưa và
Trắc nói riêng cũng như chi Trắc (Dalbergia L. f.) nói chung cho biết: Loài
Trắc nam bộ (Dalbergia cochinchinensis Pierre) có chứa 10 hợp chất
phenolic. Các hợp chất nhóm phenolic từ loài Trắc nam bộ có hoạt tính ức chế
đối với 5α–dihydrotestosterone, một trong những hợp chất có thể là nguyên
nhân gây ra bệnh đồng tính[9.10]. Các chất chalcone butein (2’, 3’, 4’, 4’tetrahydroxy chalcone) tách chiết từ gỗ của loài Trắc tàu (Dalbergia odorifera
T. Chen) có hoạt tính kháng oxy hoá. Tại Trung Quốc, lõi gỗ của loài này đã
được dùng làm thuốc chữa trị một số loại bệnh như: hỗn loạn về máu, cầm
máu, các tổn thương, sưng tấy, ung nhọt, khái huyết, băng huyết, đau bụng và
an thần. Một số hợp chất flavonoid tách chiết từ gỗ ở loài này có hoạt tính


4

kháng viêm, chống dị ứng. Một số hợp chất khác lại có tác dụng ức chế quá
trình sinh tổng hợp prostaglandin, chống lại quá trình tụ tập tiểu cầu, diệt ký
sinh trùng sốt rét và một số cầu trùng[7,11]. Bốn hợp chất flavonoid mới cùng
với 13 hợp chất đã biết, được tách chiết từ lõi gỗ của loài Dalbergia louvelii
có khả năng ức chế sự phát triển của Plasmodium falciparum (Naima
Beldjoudi et al., 2003). Rất nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học cao như
dalbergion, dalbergichinol, các reoflavanoid, triterpenoid glycosid... đã được
tách chiết từ các loài thuộc chi Trắc. Hiện nay trên thế giới có khá nhiều các
công trình nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của các
loài thuộc chi Dalbergia. Đã có tới gần 300 hợp chất đã được phân lập và xác
định cấu trúc từ chi này. Thành phần hóa học chủ yếu của chi Dalbergia là
các hợp chất phenol, flanonoit, flavan, arylbenzofuran…Dưới đây là một số
kết quả nghiên cứu tiêu biểu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của
một số loài thuộc chi này.

Năm 1997, 25 hợp chất phenol và flavonoit được phân lập và xác định
cấu trúc từ lõi gỗ loài Dalbergia odorifera. Trong đó hai hợp chất 4methoxydlbergione và cearoin thể hiện hoạt tính kháng viêm và chống dị ứng
mạnh[7].
Đến năm 2006, bốn hợp chất phenol là 2'-O-methyl-isoliquiritigenin ,
odoriflavene, 5'-methoxy-vestitol và formononetin, tiếp tục được phân lập từ
loài D. odorifera. Các hợp chất này đều thể hiện hoạt tính chống oxi hóa
mạnh. Ngoài ra, chúng còn ức chế sự giảm glutathione ở thủy tinh thể chuột
khi kích thích bằng tia UV, hoạt tính này tương đương với -tocopherol[10].
Các nghiên cứu về loài D. cochinchinensis cũng thu được một số kết
quả rất đáng quan tâm. Năm 1997, bốn hợp chất mới là 9-hydroxy-6,7dimethoxydalbergiquinol, 6-hydroxy-2,7-dimethoxy-neoflavene, 6,4'dihydroxy-7-methoxyflavan và 2,2'-5-trihydroxy-4-methoxybenzophenone,


5

được phân lập từ thân loài này. Năm 2003, năm hợp chất isoflavonoit được
phân lập và xác định cấu trúc từ loài D. oliveri, trong đó có 2 chất mới là
olibergin A và B.
Chỉ có một số nghiên cứu về sinh học, sinh thái của cây Sưa ở Trung Quốc,
còn những nghiên cứu về hóa học và hoạt tính sinh học của loài Sưa trên thế
giới hầu như chưa được đề cập đến.
1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Cho đến nay, chưa có bất kỳ tài liệu nào ở nước ta ghi nhận về tác dụng
làm thuốc của loài Sưa, cũng như các hợp chất hoá học có hoạt tính sinh học
của loài này.


6

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Loài Sưa (Dalbergia tonkinensis Prain) thuộc chi Trắc (Dalbergia L. f.)
của Họ Đậu (Fabaceae Lindl).
2.2 Địa điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại các địa điểm: Một số tỉnh phía Bắc,Tuyên
Quang (Na Hang), Thái Nguyên (Đồng Hỷ), Hà Giang (Bắc Mê, Vị
Xuyên, Quảng Bạ), Quảng Ninh (Vân Đồn, Minh Châu, Quan Lạng).
Nghệ An (Nghĩa Đàn)… trại Cổ Nhuế.
2.3 Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 12/ 2010-3/2012.
2.4 Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1 Nghiên cứu về sinh học
- Điều tra khảo sát sự phân bố, một số đặc điểm sinh học sinh thái của
loài Sưa (Dalbergia tonkinensis Prain) theo tuyến, thu mẫu tiêu bản, mẫu
phân tích hoá và thử hoạt tính sinh học.
- Nghiên cứu khả năng nhân giống và khả năng sinh trưởng của loài
Sưa theo các phương pháp nghiên cứu thông dụng về nông lâm học.
- Điều tra thu thập tri thức bản địa trong nhân dân theo thep phương
pháp PRA về việc khai thác và sử dụng loài Sưa tại một số nơi trong khu
vực nghiên cứu.
2.4.2 Nghiên cứu về hóa học
 Phƣơng pháp phân lập các hợp chất


7

1. Sắc ký lớp mỏng (TLC)
Sắc ký lớp mỏng được thực hiện trên bản mỏng tráng sẵn DC-Alufolien
60 F254 (Merck 1,05715), RP18 F254s (Merck). Phát hiện chất bằng đèn tử ngoại
ở hai bước sóng 254 nm và 368 nm hoặc dùng thuốc thử là dung dịch H 2SO4

10% được phun đều lên bản mỏng, sấy khô rồi hơ nóng từ từ đến khi hiện
màu.
2. Sắc ký lớp mỏng điều chế
Sắc ký lớp mỏng điều chế thực hiện trên bản mỏng tráng sẵn Silica gel 60G
F254 (Merck, ký hiệu 105875), phát hiện vệt chất bằng đèn tử ngoại hai bước sóng
254 nm và 368 nm, hoặc cắt rìa bản mỏng để phun thuốc thử là dung dịch H2SO4
10%, hơ nóng để phát hiện vệt chất, ghép lại bản mỏng như cũ để xác định vùng
chất, sau đó cạo lớp Silica gel có chất, giải hấp phụ bằng dung môi thích hợp.
3. Sắc ký cột (CC)
Sắc ký cột được tiến hành với chất hấp phụ là Silica gel pha thường và
pha đảo. Silica gel pha thường có cỡ hạt là 0,040-0,063 mm (240-430 mesh).
Silica gel pha đảo ODS hoặc YMC (30-50 m, FuJisilisa Chemical Ltd.).
 Phƣơng pháp xác định cấu trúc hoá học các hợp chất
1. Điểm nóng chảy (Mp)
Điểm nóng chảy được đo trên máy Kofler micro-hotstage của Viện Hóa
học các hợp chất thiên nhiên.
2. Phổ khối lượng (ESI-MS)
Phổ khối lượng phun mù điện tử (Electron Spray Ionization mass
spectra) được đo trên máy AGILENT 1200 LC-MSD Trap của Viện Hoá học
các hợp chất thiên nhiên, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
3. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR)


8

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR): 1H-NMR (500 MHz) và 13C-NMR
(125 MHz) được đo trên máy Bruker AM500 FT-NMR Spectrometer, Viện
Hóa học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
2.4.3 Phương pháp thử hoạt tính sinh học
 Thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định

 Các chủng vi sinh vật kiểm định bao gồm:
- Vi khuẩn Gr (-): Escherichia coli (ATCC 25922), Pseudomonas
aeruginosa (ATCC 25923)
- Vi khuẩn Gr (+): Bacillus subtillis (ATCC 27212), Staphylococcus
aureus.
- Nấm sợi: Aspergillus niger, Fusarium oxysporum.
- Nấm men: Candida albicans, Saccharomyces cerevisiae.
 Kháng sinh kiểm định
- Ampicilin đối với vi khuẩn Gr(+).
- Tetracylin đối với vi khuẩn Gr(-).
- Nystatin đối với nấm sợi và nấm men.
- Cách pha kháng sinh: Kháng sinh pha trong dung môi DMSO100% với
nồng độ: Ampixilin: 50mM; Tetracylin: 10mM; Nystatin: 0.04mM.
 Môi trường nuôi cấy vi sinh vật:
- Môi trường duy trì và bảo tồn giống: Saboraud Dextrose Broth (SDB)
cho nấm men và nấm mốc. Vi khuẩn trong môi trường Trypcase Soya Broth
(TSB).
- Môi trường thí nghiệm: Eugon broth cho vi khuẩn, Myco phil cho nấm.
 Phương pháp tiến hành và đọc kết quả
- Hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định để đánh giá hoạt tính kháng sinh
của các mẫu chiết được tiến hành trên các phiến vi lượng 96 giếng (96-well
microtiter plate) theo phương pháp hiện đại của Vander Bergher và Vlietlinck


9

(1991) hiện đang được áp dụng tại trường Đại học Dược, Đại học Tổng hợp
Illinois, Chicago, Mỹ.
 Thử hoạt tính gây độc tế bào (Cytotoxic activity assay)
 Nguyên liệu

- Dòng tế bào: Dòng KB (Human epidemoid carcinoma - ung thư biểu
mô) từ phòng thí nghiệm Bioassay trường Đại học Dược Illinois- USA.
Dòng Fl (Fibril sarcoma of Uteus - Ung thư màng tử cung).
Dòng RD (Rhabdosarcoma-Ung thư màng tim) từ Viện VSDT Trung
ương.
- Môi trường nuôi cấy tế bào: DMEM (Dulbecco’s Modified Eagle
Medium) hoặc MEME (Minimum Essential Medium with Eagle’s salt). Có bổ
sung L-glutamine, Sodium piruvat, NaHCO3, PSF (Penixillin-Streptomycin
sulfate-Fungizone); NAA (Non-Essential Amino Acids); 10% BCS (Bovine
Calf Serum).
- Tripsin-EDTA 0,05%; DMSO (Dimethyl Sulfoside); TCA(Trichloro
Acetic Acid); Tris Base; PBS (Phosphate Buffered Saline); SRB (Sulfo
Rhodamine B); Acid Acetic.
- Các typ dùng 1 lần: Bình nuôi cấy tế bào, phiến vi lượng 96 giếng,
pipet pasteur, các đầu tip cho micropipet…
- Chất chuẩn chứng dương tính: Dùng chất chuẩn có khả năng diệt tế
bào: Elipticine hoặc Colchicine pha trong DMSO với nồng độ 0.01mM.
- Tủ ấm CO2, tủ lạnh sâu- 840C, tủ lạnh thường, máy li tâm, máy đọc
Elisa; Box Laminar PII, bình ni tơ lỏng, cân phân tích, máy đo pH, buồng
đếm tế bào, kính hiển vi soi ngược.
 Phương pháp tiến hành


10

- Theo phương pháp của Likhiwitayawuid và cộng sự hiện đang được áp
dụng tại viện nghiên cứu ung thư Quốc gia của Mỹ (NCI) và trường đại học
Dược, đại học Tổng hợp Illinois, Chicago, Mỹ.
 Tính kết quả
- Giá trị CS: Là khả năng sống sót của tế bào ở nồng độ nào đó của chất

thử tính theo % so với đối chứng. Dựa trên kết quả đo được của chúng OD
(ngày 0), DMSO 10% và so sánh với giá trị OD khi trộn mẫu để tìm giá trị
CS(%) theo công thức:
OD (mẫu) – OD (ngày 0)
CS% =

x 100
OD (DMSO) – OD (ngày 0)

- Giá trị CS% sau khi tính theo công thức trên, được đưa vào tính toán
Excel để tìm ra % trung bình ± độ lệch tiêu chuẩn của phép thử được lặp lại 3
lần theo công thức của Ducan như sau: Độ lệch tiêu chuẩn 
 (xi - x)2
=

n–1

- Các mẫu có biểu hiện hoạt tính (CS < 50%) sẽ được chọn ra để thử
nghiệm tiếp để tìm giá trị IC50.
- Giá trị IC50: Dùng giá trị CS của 10 thang nồng độ, dựa vào chương
trình Table curve theo thang giá trị logarit của đường cong phát triển tế bào và
nồng độ chất thử để tính giá trị IC50.
Giá trị IC50 ≤ 4àg/ ml đối với chất sạch là có hoạt tính.
Công thức: 1/y=a+blnX, Trong đó Y: Nồng độ chất thử ; X: Giá trị CS
(%)


11

 Thử hoạt tính chống ôxy hoá

- Phương pháp tiến hành là phương pháp thử nghiệm DPPH thông qua phản
ứng bao vây gốc tự do (DPPH) (Antioxidant activity assay- DPPH free radical
scavenging).
 Phương pháp tiến hành
- Phương pháp sàng lọc sơ bộ khả năng bẫy gốc tự do trên phiến 96
giếng
Thử nghiệm chống ôxy hoá dựa trên nguyên lý: DPPH có khả năng tạo
ra các gốc tự do bền trong dung dịch EtOH bão hoà. Khi cho các chất thử
nghiệm vào hỗn hợp này, nếu chất có khả năng làm trung hoà hoặc bao vây
các gốc tự do sẽ làm giảm cường độ hấp phụ ánh sáng của các gốc tự do
DPPH. Hoạt tính chống ôxy hoá được đánh giá thông qua giá trị hấp phụ ánh
sáng của dịch thí nghiệm so với đối chứng khi đọc trên máy Elisa ở bước sóng
515nm.
 Tính kết quả
- Tính giá trị % hoạt động SC% (Scavenging capacity)
Giá trị trung bình của SC%. Được đưa vào chương trình xử lý số liệu
Excell Window tìm ra % trung bình ± độ lệch tiêu chuẩn của phép thử được
lặp lại 3 lần theo công thức
OD thí nghiệm - OD mẫu trắng
SC% =
[100 - x 100] ± 
OD chứng âm tính
Độ lệch tiêu chuẩn  tính theo công thức của Ducan như sau:
 (xi - x)2
=
n-1


12


Giá trị hoạt động SC% >50% mẫu được coi là có biểu hiện hoạt tính sẽ được
chọn ra để tìm giá trị IC50.
- Tìm giá trị ức chế IC50
Pha mẫu theo 5 thang nồng độ, giá trị IC50 được đưa vào chương trình Table
Curve, thông qua nồng độ chất thử và % hoạt động của chất thử tính ra nồng
độ của chất thử nghiệm mà ở đó 50% các gốc tự do được tạo bởi DPPH được
trung hoà bởi chất thử theo công thức
1/y=a+blnX
Trong đó Y: Nồng độ chất thử X: Giá trị SC (%)


13

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Một số thông tin về phân loại
3.1.1 Danh pháp và vị trí phân loại
Sưa hay còn gọi là Trắc thối, Sưa trắng (Dalbergia tonkinensis Prain),
thuộc chi Trắc (Dalbergia L. f.) thuộc họ Đậu (Fabaceae Lindl.), thuộc ngành
hạt kín (Angiospermae).
3.1.2 Đặc điểm hình thái
Loài Sưa là cây gỗ nhỡ, rụng lá, có thể cao từ 10 - 20 m, đường kính
thân 0,5 - 0,7 m. Vỏ màu xám trắng. Lá kép lông chim một lần, mang 7 - 17 lá
chét, mọc cách. Cuống dài 2-3cm. Hoa trắng . Cụm hoa dạng chùy ở nách lá. Đài
dạng chuông, xẻ 5 thùy. Quả đậu, hình bầu dục dài. Hạt hình then.

Ảnh 1. Loài Sƣa (Dalbergia tonkinensis Prain)


14


Ảnh 2. Hình thái quả của loài Sƣa

Ảnh 3. Hình thái hạt loài Sƣa
Phân tích các dữ liệu ghi chép về hình thái quả và hạt cho thấy: trọng
lượng trung bình của quả khô là 0.21 gam;chiều dài trung bình của quả là
6,.25 cm; đường kính trung bình của quả là 1.87 cm. Qua phân tích dữ liệu về
hạt cho thấy, trọng lượng trung bình của hạt là 0,.0564 gam; chiều dài trung


15

bình của hạt là 1,03cm; đường kính trung bình của hạt 0,6 cm. Kết quả nói
trên được trình bày ở bảng 1.
Bảng 1. Một số đặc điểm hình thái của quả và hạt loài Sƣa (Dalbergia
tonkinensis Prain)
Quả

HT
TT

Chiều dài
(cm)

Đường

Hạt
Trọng

kính (cm) lượng (g)


Chiều dài Đường kính

Trọng

(cm)

(cm)

lượng (g)

1.

7.2

2.0

0.25

1.2

0.7

0.0566

2.

7.5

1.6


0.26

1.2

0.6

0.0564

3.

6.4

2.3

0.23

1.0

0.6

0.0562

4.

4.8

1.9

0.17


0.9

0.5

0.0560

5.

7.8

1.5

0.25

1.2

0.7

0.0566

6.

4.3

1.8

0.15

1.2


0.8

0.0567

7.

6.4

1.9

0.22

1.1

0.7

0.0566

8.

7.7

2.1

0.23

0.9

0.6


0.0564

9.

5.1

1.8

0.21

1.1

0.7

0.0566

10.

4.2

1.8

0.17

1.1

0.6

0.0565


11.

4.6

2.0

0.18

0.9

0.6

0.0561

12.

6.0

1.7

0.18

0.8

0.5

0.0560

13.


5.4

1.8

0.17

1.1

0.7

0.0566

14.

7.3

2.2

0.26

1.0

0.7

0.0565

15.

5.2


1.9

0.22

1.0

0.6

0.0564

16.

6.8

2.2

0.24

1.1

0.6

0.0565

17.

7.5

1.7


0.23

1.0

0.6

0.0564

18.

8.5

1.6

0.26

1.0

0.5

0.0563


16

19.

4.8

1.8


0.16

1.0

0.6

0.0564

20.

4.9

1.8

0.19

1.1

0.6

0.0565

21.

10.1

1.8

0.29


1.1

0.6

0.0565

22.

5.6

1.8

0.18

1.1

0.6

0.0566

23.

5.1

2.0

0.17

1.0


0.6

0.0564

24.

8.0

2.0

0.28

0.9

0.5

0.0563

25.

6.0

1.8

0.19

1.0

0.5


0.0564

26.

5.7

2.1

0.20

1.1

0.6

0.0565

27.

5.5

1.9

0.19

0.9

0.5

0.0563


28.

8.0

1.6

0.21

0.8

0.5

0.0562

29.

5.8

1.9

0.18

1.1

0.6

0.0566

30.


5.5

1.8

0.18

1.0

0.6

0.0564

TB

6.25

1.87

0.21

1.03

0.60

0.0564

3.1.3 Đặc điểm sinh học và sinh thái
Mùa hoa từ tháng 4 -6, quả chín từ tháng 9- 12, cây có thể tái sinh bằng
hạt và chồi ở nơi có độ che phủ dưới 50%.

Loài Sưa là loại cây ưa sáng, mọc nhanh, ưa đất tốt, Cây mọc rải rác
trong rừng hỗn giao rụng lá, trên đất có tầng dày giàu chất dinh dưỡng, ở độ
cao tới 500- 600m.
3.1.4 Phân bố
Cây phân bố ở một số các tỉnh phía Bắc và Nam Việt Nam. Hiện nay
cây rất ít gặp trong tự nhiên, thường gặp chủ yếu là cây trồng với mục đính
làm cảnh trên các đường phố ở các tỉnh: Năm Định, Thái Bình, Hải Phòng,
Quảng Ninh, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang và Hà Nội, Vĩnh Phúc,
Ninh Bình, Bắc Giang, Phú Thọ, Ninh Bình, Hòa Bình…


17

3.1.5 Giá trị sử dụng
- Trồng làm bóng mát, làm cảnh.
- Gỗ dùng trong xây dựng và làm hàng mỹ nghệ cao cấp.
3.2 Khả năng nhân giống của loài Sƣa(Dalbergia tonkinensis Prain)
3.2.1 Khả năng nhân giống sinh dưỡng
Các số liệu nhân giống bằng hom được trình bày trong (bảng 2) cho
thấy rằng 100% cành giâm đều nẩy chồi sau khi giâm 8 đến 12 ngày. Tỷ lệ
sống của cành hom đạt khoảng 43% (đối chứng), 58% (300ppm IAA) và
54,1% (300 ppm). Sau khoảng 1 tháng giâm cành cây ra rễ. Việc xử lý chất
kích thích ra rễ IAA và IBA ở nống độ từ 100 đếm 300ppm đã có tác dụng tăng
thêm tỷ lệ sống với cành giâm loài Sưa.
Bảng 2. Khả năng nẩy mầm từ cành hom của loài Sƣa
Thời gian

Hom

Tỷ lệ nẩy


Nồng độ chất kích thích ra rễ (ppm)

giâm cành

Giống

mầm đối

và tỷ lệ nẩy mầm (%)

chứng

IAA

IBA

(%)

100

200

300

100

200

300


Lô 1

Non

46,6

53,3

60,0

63,3

53,3

56,6

60,0

(20/3/2011)

già

43,3

50,0

56,6

60,0


43,3

50,0

53,3

Lô 2

non

43,3

50,0

53,3

56,6

46,6

53,3

53,3

(25/4/2011)

già

40,0


43,3

50,0

53,3

40,0

43,3

50,0

3.2.2 Khả năng nhân giống bằng hạt
Trước khi gieo hạt, tôi đem xử lý hạt bằng nước ấm với nhiệt độ nước
khoảng 40 – 45oC trong khoảng thời gian từ 4 đến 12 tiếng với các lô thí
nghiệm.
Thí nghiệm đợt I (tháng 12/2010)


18

Tôi gieo 400 hạt vào 4 lô thí nghiệm: Cả 4 lô được gieo trực tiếp trên đất
màu phù sa đã được xử lý. Kết quả được trình bày trong bảng 3.
Bảng 3. Kết quả thí nghiệm đợt I
Phƣơng pháp xử lý
hạt
Xử lý
nước
nóng


Thời gian

Ngày gieo

Số hạt
gieo

Số hạt Thời gian

Tỷ lệ

nảy mầm nảy mầm nảy mầm

xử lý (giờ)

Lô số 1

4h

26/12/2010

100

79

11 ngày

79%


Lô số 2

8h

26/12/2010

100

71

13 ngày

71%

Lô số 3

12h

26/12/2010

100

51

14 ngày

51%

Đối


Gieo trực

26/12/2010

100

52

13 ngày

52%

chứng

tiếp

Thí nghiệm đợt II (tháng 4/2011)
Tôi gieo 400 hạt vào 4 lô thí nghiệm: Cả 4 lô được gieo trong bầu đã
được xử lý. Kết quả được trình bày trong bảng 4.
Bảng 4: Kết quả thí nghiệm đợt II
Phƣơng pháp xử lý
hạt
Xử lý

Thời gian Ngày gieo

nước

xử lý (giờ)


Số hạt
gieo

Số hạt

Thời gian Tỷ lệ

nảy mầm nảy mầm nảy mầm

nóng
Lô số 1

4h

28/4/2011

100

87

9 ngày

87%

Lô số 2

8h

28/4/2011


100

76

11 ngày

76%


×