Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Bước đầu nghên cứu phân loại chi long đởm (gentianan l 1753) ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.93 MB, 59 trang )

1

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có hệ
thực vật vô cùng phong phú, đa dạng và độc đáo. Theo Nguyễn Tiến Bân (2005) [4]
thì Việt Nam hiện có khoảng gần 20.000 loài thực vật, trong đó có 368 loài Vi
khuẩn lam, 2.200 loài Nấm, 2.176 loài Tảo, 841 loài Rêu, 1 loài Khuyết lá thông, 53
loài Thông đất, 2 loài Cỏ tháp bút, 691 loài Dương xỉ, 69 loài hạt trần và 10.000
loài hạt kín. Dưới tác động của tự nhiên cũng như của con người làm cho hệ thực
vật luôn bị biến đổi. Do vậy cần có những nghiên cứu về lĩnh vực Phân loại thực vật
một cách kịp thời và chính xác. Những nghiên cứu chính xác về phân loại thực vật
sẽ là cơ sở khoa học cho các lĩnh vực khoa học khác như: Sinh thái học, Sinh lý
thực vật, Tài nguyên thực vật, Dược học ...
Chi Long đởm (Gentiana L.) thuộc họ Long đởm (Gentianaceae Juss.) là một
chi thực vật khá lớn trên thế giới (hiện có khoảng gần 400 loài), ở Việt Nam hiện
biết 12 loài. Các loài thuộc chi này có vai trò khá quan trọng trong hệ sinh thái vùng
núi cao, trảng cỏ, cao nguyên, hay rừng thứ sinh vùng ôn đới. Một số loài thuộc chi
được dùng để tạo hương vị do chứa các chất có vị đắng, hay được dùng để làm
thuốc; ngoài ra, người ta còn tách chiết được một số hợp chất cao phân tử mới từ
loài Long đởm tua ... Cho nên, bên cạnh giá trị về khoa học, chi này còn có giá trị
về mặt sử dụng.
Để chuẩn bị cho việc nghiên cứu một cách toàn diện về phân loại chi Long
đởm ở Việt Nam và góp phần cung cấp dữ liệu cho việc nhận biết, sử dụng các loài
thuộc chi này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Bƣớc đầu nghiên cứu
phân loại chi Long đởm (Gentiana L. 1753) ở Việt Nam”.
Mục đích nghiên cứu
Hoàn thành công trình khoa học về phân loại chi Long đởm (Gentiana L.) ở
Việt Nam một cách có hệ thống, làm cơ sở cho việc nghiên cứu họ Long đởm
(Gentianaceae Juss.), phục vụ cho việc biên soạn Thực vật chí Việt Nam và cho
những nghiên cứu có liên quan.




2

Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu về vị trí phân loại chi Long đởm (Gentiana L.) trong họ Long đởm
(Gentianaceae Juss.).
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái của các đại diện thuộc chi Long đởm
(Gentiana L.) ở Việt Nam, qua đó xây dựng khoá định loại đến loài.
- Chỉnh lý danh pháp, mô tả các loài thuộc chi Long đởm (Gentiana L.) ở Việt
Nam.
- Tìm hiểu giá trị sử dụng của một số loài thuộc chi Long đởm (Gentiana L.) ở
Việt Nam.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả của đề tài cung cấp những dẫn liệu cơ bản về
phân loại chi Long đởm (Gentiana L.) ở Việt Nam, góp phần bổ sung thêm vốn
kiến thức cho chuyên nghành Phân loại thực vật, tạo sự hiểu biết sâu sắc hơn về mặt
phân loại cho họ Long đởm nói chung và chi Long đởm (Gentiana L.) nói riêng.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài phục vụ trực tiếp cho các ngành: y dược, sinh thái, tài nguyên sinh vật, đa dạng sinh học ...
Điểm mới của đề tài
- Là công trình khảo cứu đầy đủ và có hệ thống nhất về phân loại chi Long
đởm (Gentiana L.) ở Việt Nam tính tới thời điểm hiện tại.
- Phát hiện một loài bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam thuộc chi Long đởm là:
Long đởm tua (G. rhodantha). Phát hiện này đã được tác giả công bố trong Hội
nghị sinh viên nghiên cứu khoa học các trường Đại học sư phạm toàn quốc lần thứ
VI. [Phụ lục 7].
Bố cục của khóa luận: gồm 59 trang, 20 hình vẽ, 11 ảnh, 1 bản đồ, 1 bảng,
được chia thành các phần chính như sau: Mở đầu (2 trang), chương 1 (Tổng quan
tài liệu: 4 trang), chương 2 (Đối tượng, phạm vi, thời gian và phương pháp nghiên
cứu: 3 trang), chương 3 (Kết quả nghiên cứu: 49 trang), kết luận và kiến nghị: 1

trang), tài liệu tham khảo: 55 tài liệu, bảng tra tên La Tinh và tên Việt Nam, phụ
lục.


3

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các nghiên cứu về chi Long đởm trên thế giới
Chi Long đởm (Gentiana L.) được biết đến là một chi lớn trong họ Long đởm
(Gentianaceae Juss.), phân bố rộng khắp thế giới bao gồm: vùng Tây Bắc châu Phi
(Marốc), Châu Mĩ, Châu Á, Châu Âu và miền Đông nước Úc; nhưng tập trung chủ
yếu ở các vùng ôn đới, hoặc những vùng núi cao (như dãy Andes…).
Trên thế giới, chi Long đởm được công bố đầu tiên trong công trình nổi tiếng
Species plantarum (1753) [40] của nhà thực vật học người Thụy Điển tên là
Linneaus. Linnaeus đã đặt tên cho chi Long đởm là Gentiana. Trong công trình này,
tác giả đã giới thiệu 23 loài thuộc chi như: G. purpurea; G. punctata; G.
asclepiadea; … Ông xếp chi Long đởm (Gentiana L.) vào lớp 5 nhị - 2 vòi nhụy
(Pentandria Digynia), với typus là loài Gentiana lutea.
Sau Linnaeus, nhiều tác giả đã tiếp tục nghiên cứu và bổ sung thêm rất nhiều
loài mới thuộc chi Long đởm như: Griseb. (1839) [29]; Hook. f. (1883) [31]; Forbes
F. & Hemsl. (1890) [26]; Hand.-Mazz. (1936) [33]; Back. & Bakh. f. (1965) [15];
Ho, T.N. (1988) [32]; …
Về vị trí của chi Long đởm, Jussieu (1789) [38] đã lấy chi Long đởm làm chi
chuẩn để đặt tên cho họ Long đởm (Gentianaceae); ông xếp chi Long đởm vào họ
này bên cạnh 12 chi khác như: Vohiria, Coutoubea, Swertia, … vì có chung đặc
điểm: cây thân cỏ, rất ít khi hóa gỗ; lá mọc đối, không có lá kèm; hoa thường lưỡng
tính, đều; đài rời hay hợp; tràng hợp; nhị cùng số với thùy tràng, chỉ nhị đính trên
ống tràng; bầu thượng, phần lớn 1 ô với 2 giá noãn bên, vòi đơn, đầu nhụy thường
chẻ đôi, noãn nhiều; quả thường là quả nang,…
Về sau, trong công trình nghiên cứu của nhiều tác giả khác như: Don, G.

(1838) [19]; Endl. (1839) [22]; Griseb. (1839) [29]; Benth. & Hook. f. (1876) [16];
Engl. (1903) [23], (1919) [24]; Merr. (1935) [45]; Takht. (1997) [51], (2009) [52]
… đều có chung quan điểm như Jussieu, cho rằng chi Long đởm (Gentiana L.) nằm
trong họ Long đởm (Gentianaceae Juss.).


4

1.2. Các nghiên cứu về chi Long đởm của một số nƣớc gần Việt Nam
Hooker Joseph Dalton (1883) [31] khi nghiên cứu hệ thực vật Ấn Độ đã nêu ra
đặc điểm của chi Long đởm và mô tả 37 loài thuộc chi có phân bố ở Ấn Độ như: G.
moorcroftiana, G. aurea, G. thomsoni,… với những bản mô tả ngắn gọn, không có
hình vẽ minh hoạ, mẫu chuẩn, mẫu nghiên cứu.
Backer C. A & Bakhuizen R. C. (1965) [15] trong khi nghiên cứu hệ thực vật
tại đảo Java (thuộc In-đô-nê-xi-a) đã nêu ra đặc điểm hình thái của chi Long đởm và
xây dựng khoá định loại cho 2 loài thuộc chi là: G. quadrifaria và G. cephalodes.
Trong công trình này, các loài được mô tả dưới dạng khoá định loại, không có mô tả
chi tiết, không có hình vẽ minh hoạ, mẫu chuẩn, mẫu nghiên cứu.
Ohwi Jisaburo (1965) [48] khi nghiên cứu hệ thực vật ở Nhật Bản cũng xếp
chi Long đởm vào họ Long đởm, dựa vào các đặc điểm như: Cây mọc trên cạn; thân
thường dựng đứng, không leo bám; lá mọc đối, hiếm khi mọc vòng, đơn, nguyên,
không cuống hay gần như không cuống; tiền khai hoa vặn; bao phấn dựng đứng; vòi
nhụy ngắn, mập; quả nang, thường mang vòi nhụy tồn tại ... để phân biệt với 8 chi
khác trong họ như: Centaurium, Tripterospermum, Pterygocalyx ...; đồng thời xây
dựng khóa định loại cho 19 loài thuộc chi, kèm theo bản mô tả và tài liệu trích dẫn.
Ubolcholaket A. (1987) [53] khi nghiên cứu hệ thực vật ở Thái Lan đã nêu ra
các đặc điểm hình thái của chi Long đởm, xây dựng khoá định loại và mô tả cho 8
loài, 1 phân loài và 1 thứ thuộc chi như: G. arenicola, G. crassa, G. pedicellata,...
Trong đó, các loài đều có phần mô tả ngắn gọn và hình vẽ minh hoạ.
Ho T.N., Liu S.W. & Wu C.W. (1988) [32] khi nghiên cứu hệ thực vật Trung

Quốc đã trình bày đặc điểm hình thái của chi Long đởm và mô tả 247 loài thuộc chi
này bằng tiếng Trung Quốc, có kèm theo hình vẽ; trong số đó có 6 loài có ở Việt
Nam là: G. rigescens, G. cephalantha, G. rhodantha, G. primuliflora, G. loureirii,
G. moniliformis. Sau đó, Ho T.N. & Pringle J.S. (1995) [34] đã tái bản có bổ sung
công trình trên sang tiếng Anh và công bố thêm một loài, đồng thời chỉnh lí lại tên
loài trong đó có loài G. loureirii đổi thành G. loureiroi.
Chen, Chih-Hsiung (1998) [18] khi nghiên cứu họ Gentianaceae của hệ thực
vật tại đảo Đài Loan, đã đưa ra đặc điểm hình thái của chi Long đởm, đồng thời


5

công bố 11 loài và 2 phân loài thuộc chi. Ngoài ra, họ còn công bố 3 loài chưa xác
định chính xác trong đó có một loài ở Việt Nam là: G. loureirii. Sau này, Wang
J.C., Chen C.H. & Lu C.T. (2009) [54] trong công trình Flora of Taiwan - họ
Gentianaceae, đã công bố 12 loài và 2 thứ thuộc chi với mô tả ngắn gọn, hình ảnh,
hình vẽ, nơi phân bố rất chi tiết và đầy đủ.
1.3. Các nghiên cứu về chi Long đởm ở Việt Nam
Người đầu tiên đề cập đến chi Long đởm là nhà thực vật người Bồ Đào Nha
Loureiro trong công trình Thực vật Nam Bộ (1790) [42], tác giả đã công bố 2 loài
thuộc chi là: G. scandens và G. aquatica. Về sau, 2 loài này được định lại đều là tên
đồng nghĩa của 2 loài khác: G. scandens là tên đồng nghĩa của Paederia foetida L.
(1767. Mant. Pl. 1: 52) thuộc chi Paederia - họ Rubiaceae, G. aquatica (non Linn.)
Lour. là tên đồng nghĩa của G. loureiroi (G. Don) Griseb [20].
Gapnepain F. (1912) [30] trong công trình Thực vật chí đại cương Đông
Dương đã nêu ra đặc điểm của chi, xây dựng khóa định loại và mô tả 2 loài: G.
hesseliana và G. loureirii. Tác giả cũng xếp chi Gentiana vào họ Gentianaceae; ông
dựa vào những đặc điểm như: Cây thân cỏ, hiếm khi là cây bụi; lá mọc đối; tiền
khai hoa lợp hay vặn; giữa các thùy tràng có nếp gấp gian thùy; bao phấn không có
lỗ ở đỉnh; bầu nhụy 1 ô, vòi nhụy ngắn và mập … để phân biệt với 7 chi khác là:

Exacum, Enicostema, Swertia,…. Sau đó vào năm 1940 và 1942, trong phần bổ
sung cho Thực vật chí đại cương Đông Dương, Merrill đã bổ sung thêm 2 loài thuộc
chi là: G. greenwayae [46] và G. cephalantha [47].
Lê Khả Kế và cộng sự (1971) [12] trong công trình Cây cỏ thường thấy ở Việt
Nam cũng xếp chi Gentiana vào họ Gentianaceae; ông dựa vào những đặc điểm
phân loại là: Bao phấn không có lỗ ở đỉnh; giữa các thùy tràng có nếp gấp gian
thùy; vòi nhụy ngắn và mập… để phân biệt với 2 chi còn lại là: Centaurium và
Canscora; đồng thời mô tả sơ lược 1 loài thuộc chi là: G. loureirii.
Phạm Hoàng Hộ (2000) [11] trong công trình Cây cỏ Việt Nam đã tóm tắt đặc
điểm nhận biết của 6 loài gồm: G. cephalantha, G. greenwayae, G. hasseliana, G.
loureirii, G. langbianensis, G. rigescens, cùng hình vẽ sơ bộ kèm theo.


6

Hul Sovanmoly (2003) [37] trong công trình Flore du Cambodge, du Laos et
du Vietnam đã nêu ra đặc điểm của chi Gentiana, mô tả chi tiết 11 loài, có kèm theo
hình vẽ và mẫu nghiên cứu. Trong số 11 loài này có 9 loài ở Việt Nam gồm: 3 loài
mới do bà công bố trong công trình Adansonia (1999) [35], (2002) [36] là: G.
jouyana, G. tonkinensis, G. lowryi; 2 loài bổ sung là: G. primulaeflora, G.
moniliformis; 4 loài còn lại là: G. loureiroi, G. cephalantha, G. langbianensis, G.
greenwayae; đồng thời trong phần ghi chú, bà cũng ghi nhận 2 loài có ở Việt Nam
(theo Phamh. 1993) là: G. hesseliana và G. rigescens, nhưng do không tìm được
mẫu nên không đưa ra bản mô tả.
Nguyễn Tiến Bân (2005) [4] trong Danh lục các loài thực vật ở Việt Nam, đã
chỉnh lí danh pháp loài G. loureirii thành G. indica và đưa ra danh lục 6 loài thuộc
chi Long đởm ở Việt Nam; đồng thời tác giả cũng cung cấp một số dẫn liệu về vùng
phân bố, dạng sống - sinh thái và giá trị sử dụng của một số loài trong chi.
Ngoài các công trình mang tính phân loại ở trên, còn có một số công trình
khác đề cập đến giá trị sử dụng của một vài loài trong chi Long đởm ở nước ta như:

Võ Văn Chi (1997) [7], (2004) [9] trong 2 tác phẩm Từ điển cây thuốc Việt Nam và
Từ điển thực vật thông dụng; Lê Trần Đức (1997) [10] trong Cây thuốc Việt Nam;
Võ Văn Chi, Trần Hợp (2002) [8] trong công trình Cây cỏ có ích ở Việt Nam.
Trong số các công trình nêu trên, có thể thấy công trình của Hul Sovanmoly
(2003) [37] là công trình đầy đủ nhất về phân loại chi Long đởm ở nước ta tính tới
thời điểm đó: danh pháp được chỉnh lí, mô tả chi tiết, kèm theo hình vẽ; tuy nhiên,
trong công trình này bà lại chưa đề cập đến giá trị sử dụng của các loài, tên địa danh
vẫn chưa được chỉnh lí, số lượng loài chưa đầy đủ (thiếu loài: G. rhodantha, …).
Các công trình khác như: Gapnepain F. (1912) [30] đã được xuất bản cách đây
101 năm, cho đến nay danh pháp một số loài không còn phù hợp, thiếu các dẫn liệu
về phân bố, sinh thái, chưa đầy đủ về số loài; Phạm Hoàng Hộ (2000) [11] chỉ nêu
tóm tắt đặc điểm nhận biết một số loài trong chi. Chính vì vậy, công trình nghiên
cứu: “Bƣớc đầu nghiên cứu phân loại chi Long đởm (Gentiana L. 1753) ở Việt
Nam” của chúng tôi sẽ là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ
thống về phân loại chi Long đởm (Gentiana L.) ở nước ta.


7

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Các loài thuộc chi Long đởm (Gentiana L.) ở Việt Nam, dựa trên cơ sở mẫu
vật và tài liệu.
Tài liệu: Các tài liệu về phân loại chi Long đởm (Gentiana L.) trên thế giới và
của Việt Nam, đặc biệt là các tài liệu chuyên khảo.
Mẫu vật: Các mẫu vật thực vật thuộc chi Long đởm (Gentiana L.) ở Việt
Nam, hiện được lưu giữ ở các phòng tiêu bản thực vật Viện Sinh thái và Tài nguyên
Sinh vật (HN), phòng tiêu bản thực vật trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại
học Quốc gia Hà Nội (HNU).

Tổng số mẫu nghiên cứu là 18 số hiệu với 26 tiêu bản. Việc phân tích mẫu vật
được tiến hành tại phòng tiêu bản thực vật (thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh
vật) và phòng thí nghiệm Thực vật học (thuộc trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2).
Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo 2 mẫu tiêu bản ở phòng tiêu bản thực vật trường
Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội (HNU), một số mẫu thu
thập được trong khi điều tra thực địa và ảnh chụp mẫu vật trên internet.
2.2. Phạm vi nghiên cứu: Khắp cả nước.
2.3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1/2012 đến tháng 5/2013.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu phân loại chi Long đởm (Gentiana L.), chúng tôi sử dụng
phương pháp Hình thái so sánh [14]. Đây là phương pháp cổ điển nhưng cho tới nay
vẫn là phương pháp chính và phổ biến nhất trên thế giới và phù hợp với điều kiện
nghiên cứu ở nước ta. Phương pháp này dựa trên đặc điểm cấu tạo bên ngoài các cơ
quan của thực vật, quan trọng nhất là cơ quan sinh sản vì đặc điểm của nó liên quan
chặt chẽ với bộ mã di truyền và ít biến đổi bởi tác động của môi trường. Việc so
sánh dựa trên nguyên tắc chỉ so sánh các cơ quan tương ứng với nhau trong cùng
một giai đoạn phát triển (cây trưởng thành so sánh với cây trưởng thành, nụ so sánh
với nụ, hoa so sánh với hoa ...).


8

Để làm tốt phương pháp nghiên cứu hình thái so sánh, cần tiến hành đồng thời
cả 2 công tác là ngoại nghiệp và nội nghiệp.
Công tác ngoại nghiệp: Được thực hiện trong các chuyến đi thực địa nhằm thu
thập mẫu vật, chụp ảnh, quan sát và ghi chép các đặc điểm của mẫu ở trạng thái
tươi, quan sát về phân bố, môi trường sống và các đặc điểm khác.
Công tác nội nghiệp: Xử lý và bảo quản mẫu vật. Việc nghiên cứu các mẫu vật
khô được tiến hành tại các phòng thí nghiệm. Tại đây, các mẫu vật được phân tích,
chụp ảnh, vẽ hình và mô tả, sau đó dựa vào các bản mô tả gốc và mẫu vật chuẩn

(nếu có), các chuyên khảo, các bộ thực vật chí (nhất là của Việt Nam và các nước
lân cận) để phân tích, so sánh và định loại.
Việc nghiên cứu phân loại chi Long đởm (Gentiana L.) được tiến hành theo
các bước như sau:
Bƣớc 1: Tổng hợp, phân tích các tài liệu trong và ngoài nước về chi Long
đởm (Gentiana L.). Từ đó lựa chọn hệ thống phân loại phù hợp với việc phân loại
chi này ở Việt Nam.
Bƣớc 2: Phân tích, định loại các mẫu vật thuộc chi Long đởm (Gentiana L.)
hiện có.
Bƣớc 3: Tham gia các chuyến điều tra, nghiên cứu thực địa để thu thêm mẫu,
tìm hiểu thêm về sinh thái học, sự phân bố và các thông tin có liên quan khác.
Bƣớc 4: Tổng hợp kết quả nghiên cứu, mô tả các đặc điểm chung của chi, xây
dựng khoá định loại, mô tả các phân chi và các loài, chỉnh lý phần danh pháp theo
luật danh pháp quốc tế và cuối cùng hoàn chỉnh các nội dung khoa học khác của đề
tài.
- Soạn thảo chi và các loài dựa theo quy ước quốc tế về soạn thảo thực vật,
theo Nguyễn Tiến Bân (1996) [2] và Quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam
(2008) [6], thứ tự như sau:
+ Thứ tự soạn thảo chi: Tên khoa học chính thức kèm theo tên tác giả công bố
tên gọi, tên Việt Nam thường dùng, trích dẫn lại tên tác giả công bố tên khoa học,
năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu chính và các tài liệu ở Việt Nam đề


9

cập đến, các tên đồng nghĩa (nếu có), tên Việt Nam khác (nếu có), mô tả, loài typ
của chi, ghi chú (nếu có).
+ Thứ tự soạn thảo loài và dưới loài: Tên khoa học chính thức kèm theo tên
tác giả công bố tên gọi, tên Việt Nam thường dùng, trích dẫn lại tên tác giả công bố
tên khoa học, năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu chính và các tài liệu ở

Việt nam đề cập đến, tên đồng nghĩa gốc (nếu có), các tên đồng nghĩa (nếu có), tên
Việt Nam khác (nếu có), mô tả, địa điểm thu mẫu chuẩn (Loc. class.), mẫu vật
chuẩn (Typus) kèm theo nơi bảo quản (theo quy ước quốc tế), sinh học và sinh thái,
phân bố, mẫu nghiên cứu, giá trị sử dụng, ghi chú (nếu có).
- Cách mô tả: Mô tả liên tục những đặc điểm cơ bản theo nguyên tắc truyền tin
ngắn gọn, theo trình tự từ cơ quan dinh dưỡng (dạng sống, cành, lá,...) đến cơ quan
sinh sản (cụm hoa, cấu trúc của hoa, quả, hạt).
Để xây dựng bản mô tả cho một loài, chúng tôi tập hợp các số liệu đã phân
tích về loài đó sau đó so sánh với tài liệu gốc, các chuyên khảo và mẫu typ (nếu có),
từ đó xác định các tiêu chuẩn và dấu hiệu định loại cho loài. Bản mô tả chi được
xây dựng trên cơ sở tập hợp các bản mô tả của các loài trong chi. Nếu bản mô tả
này có sự khác biệt so với tài liệu gốc và các tài liệu khác (thường do số loài trong
chi ở mỗi tài liệu khác nhau), chúng tôi sẽ có những ghi chú bổ sung.
- Xây dựng khoá định loại: Trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi lựa chọn
cách xây dựng khoá lưỡng phân kiểu zic-zắc, cách làm được tiến hành như sau: Từ
tập hợp các đặc điểm mô tả cho các taxon, chọn ra cặp các tập hợp đặc điểm đối lập
và xếp chúng vào hai nhóm (các đặc điểm được chọn phải ổn định, dễ nhận biết và
thể hiện tính chất phân biệt giữa các taxon). Trong mỗi nhóm, lại tiếp tục chọn ra
cặp đặc điểm đối lập và xếp chúng vào hai nhóm khác, cứ tiếp tục như vậy đến khi
phân biệt hết các taxon.
Danh pháp của các taxon được chỉnh lý theo luật danh pháp quốc tế hiện hành
và theo Quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam.


10

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Hệ thống phân loại và vị trí chi Long đởm ở Việt Nam
Sau khi phân tích các hệ thống phân loại chi Long đởm (Gentiana L.) nói
riêng và họ Long đởm (Gentianaceae Juss.) nói chung, cùng với việc tham khảo các

công trình thực vật chí ở các nước trên thế giới và các nước lân cận với Việt Nam,
chúng tôi nhận thấy hệ thống phân loại của chi Long đởm (Gentiana L.) là tương
đối đồng nhất ở hầu hết các tác giả nghiên cứu.
Về vị trí của chi Long đởm (Gentiana L.) hầu hết các tác giả như: Don, G.
(1838) [19]; Endl. (1839) [22]; Griseb. (1839) [29]; Benth. & Hook. f. (1876) [16];
Engl. (1903) [23], (1919) [24]; Merr. (1935) [45]; Struwe (2002) [50]; Takht.
(1997) [51], (2009) [52] … đều thống nhất xếp:
+ Chi Long đởm (Gentiana L.)
+ Thuộc họ Long đởm (Gentianaceae).
+ Thuộc Bộ Long đởm hay Hoa vặn (Gentianales).
+ Thuộc Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) hay còn gọi là lớp Hai lá
mầm (Dicotyledonae).
+ Thuộc Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) hay còn gọi là ngành
Hạt kín (Angiospermae).
3.2. Đặc điểm phân loại chi Long đởm ở Việt Nam
GENTIANA L. – LONG ĐỞM
L. 1753. Sp. Pl. 1: 227; 1754. Gen. Pl. ed. 5: 107; Endl. 1839. Gen. Pl. 1: 600;
Griseb. 1839. Gen. Sp. Gentian.: 210; A. DC. 1845. Prodr. 9: 86; Benth. & Hook. f.
1876. Gen. Pl. 2(2): 815; Hook. f. 1883. Fl. Brit. Ind. 4: 93; Kusnez. 1896-1904.
Act. Hort. Petrop. 15: 157; Gagnep. 1912. Fl. Gén. Indoch. 4: 184; Ridl. 1923. Fl.
Malay Pen. 2: 433; Back. & Bakh. f. 1965. Fl. Jav. 2: 437; Ohwi, 1965. Fl. Japan:
736; Ubolcholaket, 1987. Fl. Thailand, 5(1): 82; Ho, T.N. 1988. Fl. Reipubl. Popul.
Sin. 62: 14; Ho T.N. & Pringle J.S. in Wu Z.Y. & Raven P.H. (eds.), 1995. Fl.
China, 16: 15; Chen, Chih-Hsiung, 1998. Fl. Taiwan, 4: 154; Hul, 2003. Fl. Camb.
Laos Vietn. 31: 26; Wang J.C., Chen C.H. & Lu C.T. 2009. Fl. Taiwan: 10.


11

3.2.1. Dạng sống

Cỏ một năm hay lâu năm, một số mọc thành bụi hay thành thảm (G. loureiroi,
G. greenwayae, G. tonkinensis, G. lowryi), hiếm khi là cây bụi (G. cephalantha).
Thân thường mọc đứng, có khi bò lan mặt đất; nhẵn, hay có lông ngắn, cứng và
lông tuyến, một số có gờ nổi; phân cành hoặc không (G. hesseliana).
3.2.2. Lá (Hình 1)

1

2

3

4

5

6

Hình 1. Một vài dạng lá của chi Long đởm
1. Lá hình bầu dục, mép nguyên và cong xuống (G. cephalantha); 2-4. Lá hình bầu
dục tới thuôn, mép có lông ngắn (2. G. greenwayae, 3. G. jouyana, 4. G. loureiroi);
5. Lá hình trứng, mép nguyên và cong xuống (G. lowryi); 6. Lá hình trứng tới hình
tim, mép có khía răng cưa (G. primulaeflora). (Hình 1-5. theo Hul Sovanmoly,
2003; 6. theo Ho, T.N. 1988)
Lá gần gốc thường mọc đối, dính nhau; có khi dạng vảy (G. rigescens), hay
tạo thành hình hoa thị (G. loureiroi, G. langbianensis, G. tonkinensis); những lá
khác mọc đối hay chụm ở đỉnh thân (G. cephalantha, G. rigescens, G. hesseliana).
Lá có cuống hoặc không. Phiến có hình dạng ít đặc trưng cho loài (trừ: G. lowryi
hình trứng) như: hình tim, hình trứng ngược, hình thuôn, hình bầu dục … Mặt phiến
có lông ngắn (G. loureiroi, G. rhodantha, G. tonkinensis, G. moniliformis) hoặc

không. Chóp lá nhọn tới tù, một số có mũi kim (G. hesseliana, G. moniliformis, G.
loureiroi). Mép lá thường nguyên, có lông ngắn hoặc không (G. cephalantha, G.
rigescens, G. hesseliana, G. lowryi); một số có khía răng cưa (G. rhodantha, G.


12

primulaeflora). Gốc lá thường kéo dài, số ít tròn tới hình tim (G. rhodantha, G.
primulaeflora), hay tù (G. moniliformis). Gân gốc 1, 3 hay 5. Không có lá kèm.
3.2.3. Cụm hoa (Hình 2)
Cụm hoa ở đỉnh cành hoặc nách lá; thường dạng xim hay dạng chùm (G.
cephalantha, G. rigescens, G. hesseliana), có khi đơn độc (G. loureiroi, G.
rhodantha, G. primulaeflora); lá bắc thường có dạng lá, đôi khi có lá bắc con.

1

2

3

Hình 2. Các dạng cụm hoa của chi Long đởm
1. Cụm hoa dạng chùm, ở đỉnh cành và nách lá (G. cephalantha); 2. Cụm hoa dạng
xim, ở đỉnh cành và nách lá (G. moniliformis); 3. Hoa đơn độc ở đỉnh cành và nách
lá (G. rhodantha). (Hình 1,2. theo Hul Sovanmoly, 2003; 3. theo Ho, T.N. 1988)
3.2.4. Hoa (Hình 3)

Hình 3. Cấu tạo hoa của chi Long đởm


13


Hoa lưỡng tính, đều, mẫu (4-)5(-6), tiền khai hoa xếp vặn; có cuống hoặc
không. Đài hợp; ống thường dài hơn thùy (trừ G. hesseliana); thùy (4-)5(-6), đều
hoặc không (G. cephalantha, G. rigescens); gân nhô lên ở mặt lưng thùy đài của
một số loài có lông cứng (G. langbianensis, G. jouyana) hoặc không (G.
greenwayae), có khi men xuống ống đài tạo thành 5 gờ nổi (G. rhodantha, G.
primulaeflora) (Hình 4). Tràng hợp cánh, có hình ống, hình chuông hay hình phễu,
thường tỏa tia đối xứng; thùy (4-)5(-6); phần dính liền có nếp gấp gian thùy, phần
tự do của nếp gấp có hoặc không (G. lowryi). (Hình 5).

1

2

3

4

5

6

Hình 4. Một số dạng đài của chi Long đởm
1. Thùy đài không đều, mép không có lông (G. cephalantha); 2. Thùy đài đều với
mép có lông ngắn, gân nhô lên và không có lông (G. greenwayae); 3,4. Thùy đài
đều với mép có lông ngắn, gân nhô lên và có ít lông cứng (3. G. langbianensis, 4.
G. jouyana); 5. Thùy đài đều, gân nhô lên và men xuống ống đài tạo 5 gờ nổi (G.
primulaeflora); 6. Thùy đài đều, có chiều dài bằng ống đài (G. hesseliana).
(Hình 1-5. theo Hul Sovanmoly, 2003; 6. theo Ubolcholaket, 1987)
Nhị (4-)5(-6), xen kẽ với thùy tràng, không nhô ra khỏi ống tràng, đều hoặc

không đều (G. rhodantha); chỉ nhị hình đường, thường dẹt và rộng ra ở phía gốc,
đính trên tràng ở gần gốc ống tràng tới giữa ống; bao phấn 2 ô, mở dọc, hình thuôn
hay hình trứng. Đĩa mật không có (trừ: G. hesseliana). Bầu thượng, có cuống, 1 ô
với 2 giá noãn đính bên, noãn nhiều; vòi nhụy 1, thường ngắn; đầu nhụy chẻ 2 thùy,
thường cong xuống. (Hình 6).


14

1

2

3

4

Hình 5. Hoa mở của một số loài thuộc chi Long đởm
1. Thùy tràng và nếp gấp hình tam giác (G. loureiroi); 2. Thùy tràng hình tam giác,
nếp gấp hình tam giác lệch (G. cephalantha); 3. Thùy tràng hình trứng, nếp gấp
không có phần tự do, mép lệch (G. lowryi); 4. Thùy tràng hình trứng tới hình trứng hình tam giác, nếp gấp có tua ở đỉnh (G. rhodantha). (Hình 1-3. theo Hul
Sovanmoly, 2003; 4. theo Ho, T.N. 1988)

1

2

3

4


Hình 6. Một số dạng nhụy của chi Long đởm
1. Bầu hình trứng ngược hẹp (G. loureiroi); 2. Bầu hình bầu dục (G. primulaeflora);
3. Bầu hình trứng - hình thuôn (G. greenwayae); 4. Bầu hình trứng hay hình trứng thuôn tới hình bầu dục (G. langbianensis). (Hình 1-4. theo Hul Sovanmoly, 2003)
3.2.5. Quả (Hình 7)
Quả nang, khi chín nằm trọn trong ống tràng còn tồn tại hay vượt ra khỏi ống
tràng; hơi dẹt 2 bên, mở bằng 2 mảnh vỏ; hình trứng hay hình trứng ngược, đôi khi
hình bầu dục tới hình bầu dục - hình thuôn; có viền mép như cánh hoặc không; có
vòi nhụy còn tồn tại.


15

1

2

3

4

5

6

7

8

Hình 7. Một số dạng quả của chi Long đởm

1-3. Quả không có viền mép (1. G. cephalantha, 2. G. lowryi, 3. G. primulaeflora);
4-6. Quả có viền mép như cánh, hẹp (4. G. langbianensis, 5. G. tonkinensis, 6. G.
loureiroi); 7,8. Quả có viền mép như cánh, rộng (7. G. jouyana, 8. G. greenwayae).
(Hình 1-8. theo Hul Sovanmoly, 2003)
3.2.6. Hạt (Hình 8)
Hạt nhiều, nhỏ; hình trứng tới gần hình cầu, hay hình trứng - hình thuôn hoặc
hình bầu dục; ít nhiều dẹt 2 bên, thường có góc cạnh, hay có cánh; vỏ dạng lưới
nhăn nheo hay có khoanh rỗ dạng tổ ong; có nội nhũ lớn, phôi nhỏ.

1

2

3

4

5

6

Hình 8. Một số dạng hạt của chi Long đởm
1,2. Hạt hình trứng tới gần hình cầu, có cánh (1. G. rigescens, 2. G. rhodantha); 3.
Hạt gần hình cầu, không có cánh (G. primulaeflora); 4-6. Hạt hình trứng ngược hẹp
tới hình bầu dục, có góc cạnh, không có cánh (4. G. greenwayae, 5. G. jouyana, 6.
G. lowryi). (Hình 1-3. theo Ho, T.N. 1988; 4-6. theo Hul Sovanmoly, 2003)
Typus: Gentiana lutea L.
Việt Nam có 12 loài, phân bố chủ yếu ở: Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Vĩnh
Phúc, Kon Tum, Lâm Đồng, Khánh Hòa.



16

3.3. Khoá định loại các loài thuộc chi Long đởm ở Việt Nam
1A. Hoa mọc đơn độc ở đỉnh cành hay nách lá.
2A. Thân chính có nhiều lông ngắn, cứng và không có các gờ nổi. Mép phiến lá
nguyên, có lông ngắn. Quả nang hình trứng ngược ................... .1. G. loureiroi
2B. Thân chính không có lông và có các gờ nổi. Mép phiến lá có khía răng cưa,
không có lông. Quả nang hình bầu dục.
3A. Phần tự do của nếp gấp giữa các thùy tràng có tua ở đỉnh. Ống tràng dài 2,54,5 cm. Hạt có cánh rộng .................................................... 2. G. rhodantha
3B. Phần tự do của nếp gấp giữa các thùy tràng không có tua ở đỉnh. Ống tràng
dài 0,7-1,4 cm. Hạt không có cánh ................................. 3. G. primulaeflora
1B. Hoa mọc thành cụm dạng xim hay chùm ở đỉnh cành hay nách lá.
4A. Đài không đều (2 thùy lớn, 3 thùy nhỏ).
5A. Cành bên phân từ gốc tạo hình hoa thị ................................ 4. G. cephalantha
5B. Cành bên phân từ gốc không tạo hình hoa thị ........................ 5. G. rigescens
4B. Đài đều.
6A. Lá chụm ở đỉnh thân. Thùy đài dài bằng ống đài. Có đĩa mật ........................
............................................................................................ 6. G. hesseliana
6B. Lá không chụm ở đỉnh thân. Thùy đài ngắn hơn ống đài. Không có đĩa mật.
7A. Nếp gấp giữa các thùy tràng có phần tự do. Mép phiến lá có ít lông ngắn.
8A. Ống tràng dài gấp 1,5 lần ống đài hay hơn. Thùy đài hình tam giác.
9A. Thân có gờ nổi. Không mọc thành bụi hay thành thảm.
10A. Ống tràng hình chuông hẹp. Quả khi chín có cuống dài 9-14(-15)
mm ...................................................................... 7. G. langbianensis
10B. Ống tràng hình phễu. Quả khi chín có cuống dài 7-8 mm ................
...................................................................................... 8. G. jouyana
9B. Thân không có gờ nổi. Thường mọc thành bụi, có khi thành thảm dày.
11A. Thân có lông tuyến rải rác. Phiến lá không có lông. Khi chín một
phần quả vượt ra khỏi ống tràng còn tồn tại, cuống dài 5-7 mm .........

................................................................................ 9. G. greenwayae


17

11B. Thân không có lông tuyến. Phiến lá có lông ngắn. Khi chín quả nằm
trọn trong ống tràng còn tồn tại, cuống dài 2 mm ...............................
............................................................................... 10. G. tonkinensis
8B. Ống tràng dài hơn ống đài nhưng không bao giờ gấp tới 1,5 lần. Thùy
đài hình trứng - hình thìa ........................................... 11. G. moniliformis
7B. Nếp gấp giữa các thùy tràng không có phần tự do. Mép phiến lá không có
lông ........................................................................................ 12. G. lowryi
3.4. Đặc điểm phân loại các loài thuộc chi Long đởm ở Việt Nam
3.4.1. Gentiana loureiroi (G. Don) Griseb. – Long đởm
Griseb. in A. DC. 1845. Prodr. 9: 108, “loureirii”; Forbes F. & Hemsl. 1890. J.
Linn. Soc. Bot. 26: 129, “loureiri”; Dunn S.T. & Tutcher W.J. 1912. Bull. Misc.
Inf.: Fl. Kwangtung Hongkong, ser. X, 175, “loureiri”; Gagnep. 1912. Fl. Gén.
Indoch. 4: 185, “loureirii”; Merr. 1935. Trans. Amer. Phil. Soc. n.s. 24(2): 310,
“loureirii”; Ubolcholaket, 1987. Fl. Thailand, 5(1): 87, “loureirii”; Ho, T.N. 1988.
Fl. Reipubl. Popul. Sin. 62: 254, “loureirii”; Ho T.N. & Pringle J.S. in Wu Z.Y. &
Raven P.H. (eds.), 1995. Fl. China, 16: 95; Chen, Chih-Hsiung, 1998. Fl. Taiwan, 4:
174, “loureirii”; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2: 677, “loureirii”; Hul, 2003. Fl.
Camb. Laos Vietn. 31: 29; N.T. Ban, 2005. Check. Pl. Sp. Vietn. 3: 78, “indica”.
– Ericala loureirii G. Don, 1837. Gen. Hist. 4: 192.
– Gentiana indica Steud. 1840. Nomencl. Bot. ed. 2, 1: 674.
– Đinh địa, Dinh, (“Đinh”).
Cỏ hàng năm; mọc thành bụi, có khi thành thảm; cao 4-6(-8) cm. Thân thường
ít phân cành, màu tía, có nhiều lông ngắn và cứng, không có gờ nổi. Lá không
cuống; những lá gần gốc thường tạo hình hoa thị; những lá khác mọc đối, dính
nhau; phiến hình thuôn - hình trứng, hay hình thuôn - hình bầu dục, có khi hình

mác, kích thước 6-16 x 3-5 mm, mặt dưới nhẵn, mặt trên có nhiều lông ngắn; đỉnh
tù tới nhọn và thường có mũi; mép nguyên và có lông ngắn; gân gốc thường 1, đôi
khi 3. Hoa mọc đơn độc ở đỉnh cành hay nách lá. Hoa mẫu 5, dài 8-11 mm; cuống
dài (3-)4-12 mm, có lông ngắn. Lá bắc dạng lá, hình bầu dục - hình thuôn hay hình
đường, có lông ngắn, đỉnh nhọn. Đài hợp; ống hình chuông, dài 3,5-4 mm; thùy 5,


18

đều, hình tam giác tới hình đường, kích thước 2-2,5 x 0,5 mm, đỉnh nhọn có mũi,
mép có lông ngắn. Tràng hợp; ống hình phễu, màu lam - tím, dài 5,5-8 mm; thùy 5,
hình tam giác, kích thước 2-3,5 x 1,5-2,5 mm, nguyên, đỉnh nhọn; phần tự do của
nếp gấp gian thùy hình tam giác hay hình trứng, kích thước 1-2 x 1-1,5 mm, đỉnh
nhọn với mép nguyên hay đỉnh tù với mép gợn sóng, có khi chẻ đôi. Nhị 5, đều; chỉ
nhị dài 3-5 mm, đính cách gốc ống tràng chừng 1/3 chiều dài ống; bao phấn hình
thuôn, dài 1,5-2,5 mm. Bầu 1 ô, hình trứng ngược hẹp, có cuống dài 1-2 mm; vòi
nhụy dài 0,8-1,5 mm; đầu nhụy chẻ đôi. Quả nang, khi chín vượt hoàn toàn ra khỏi
ống tràng còn tồn tại, hình trứng ngược, kích thước 3-4 x 2-2,5 mm; có viền mép
như cánh, hẹp; vòi nhụy còn tồn tại; cuống dài 7-11(-18) mm. Hạt màu nâu, hình
trứng - hình thuôn hay hình bầu dục, kích thước 1 x 0,5 mm, có góc cạnh, không có
cánh. (Hình 9, ảnh 1).
Loc. class.: China (Guangdong). Typus: Herb. Loureiro (BM).
Sinh học và sinh thái: Mọc bên lề đường của các sườn dốc, sườn đồi, rừng, ở
độ cao 300-3000 m; có khi mọc rải rác ở các đồng cỏ trên những bãi đất hoang hay
ở các vùng đệm của hệ sinh thái trên núi cao, giữa độ cao 1100-1500 m. Ra hoa
tháng 9-10.
Phân bố: Lào Cai (Sa Pa - đỉnh Fan Si Pan); Lâm Đồng (Lạc Dương - Bì Đúp
- Núi Bà, Đà Lạt - Lang Bian). Còn có ở miền Nam Trung Quốc; Đài Trung - Đài
Loan; Bắc Thái Lan; Bhutan; Đông-Bắc Ấn Độ; Myanmar và Lào.
Mẫu nghiên cứu: LÂM ĐỒNG (Lạc Dương - Bì Đúp - Núi Bà), Bach

2503201201 (HN). Ảnh chụp mẫu Pierre 83 (P).
Giá trị sử dụng: Làm thuốc. Bộ phận dùng: Toàn cây.
- Tính vị: Vị đắng, tính hàn; Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm.
- Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Dùng trị: + Ðau cổ họng;
+ Viêm gan, lỵ;

+ Viêm ruột thừa;
+ Bạch đới, đái ra máu;

dùng 6-15g dạng thuốc sắc.
Dùng ngoài da trị viêm mủ da, nhọt độc và viêm hạch bạch huyết thể lao,
giã cây tươi đắp [7-10].


19

Hình 9. Gentiana loureiroi (G. Don) Griseb.
1. Dạng sống; 2. Lá; 3. Hoa mở; 4. Đài mở;
5. Thùy tràng và phần tự do của nếp gấp gian thùy;
6. Nhụy; 7,8. Quả non; 9. Quả chín, vòi nhụy còn tồn tại.
(Hình vẽ theo Hul Sovanmoly, 2003)


20

3

1


2

4

5

6

Ảnh 1. Gentiana loureiroi (G. Don) Griseb.
1,2. Dạng sống; 3. Thùy tràng và phần tự do của nếp gấp gian thùy;
4. Lá; 5. Hoa và quả non; 6. Quả khi chín vượt hoàn toàn ra khỏi
ống tràng còn tồn tại. (ảnh: T.T. Bách, 2012, Lâm Đồng)


21

3.4.2. Gentiana rhodantha Franch. – Long đởm tua
Franch. in Forbes F. & Hemsl. 1890. J. Linn. Soc. Bot. 26: 133; Kusnez. 18961904. Acta Hort. Petrop. 15: 251; Forrest. 1907. Not. Bot. Gard. Edinb. 4: 70; Lévl.
1914-1915. Fl. Kouy-Tcheou: 172; id. 1916. Cat. Pl. Yunnan: 114; Hand.-Mazz.
1936. Symb. Sin. 7: 951; Ho, T.N. 1988. Fl. Reipubl. Popul. Sin. 62: 24; Ho T.N. &
Pringle J.S. in Wu Z.Y. & Raven P.H. (eds.), 1995. Fl. China, 16: 61.
– Gentiana jankae Kanitz, 1891. Pl. exped. Szechenyi in As. centr. coll.: 41.
– Gentiana rhodantha Franch. var. wilsonii Marquand, 1928. Bull. Misc. Inform.
Kew.: 55.
Cỏ nhiều năm, cao (20-)28-52 cm, với một thân rễ ngắn. Thân chính thường
dựng đứng; cành bên bò lan mặt đất, có đường kính 1-1,5 mm; thân chính và cành
bên có gờ nổi, không có lông. Lá gần gốc héo đi vào thời kì ra hoa, cuống dài 3,5-8
mm; phiến hình bầu dục, hình trứng hay hình trứng ngược, kích thước 2-4 x 0,7-2
cm; chóp nhọn; mép có khía răng cưa, không có lông; gốc kéo dài. Những lá khác
mọc đối, dính nhau; có phiến hình trứng - hình tam giác, hình trứng rộng hay hình

tim, kích thước 1,2-2,5 x 0,5-1,5 cm; chóp nhọn; mép có khía răng cưa, không có
lông; gốc tròn tới hình tim; mặt dưới có lông măng; gân gốc 3-5. Hoa mọc đơn độc
ở đỉnh cành hay nách lá. Hoa mẫu 5, không cuống. Lá bắc 2, dạng lá, hình trứng hình tam giác, kích thước 0,7-1,5 x 0,4-1 cm, chóp nhọn, mép có khía hình răng
cưa, gốc gần tròn tới hình tim; gân gốc 3-5. Đài hợp, ống hình nón ngược hẹp, dài
0,8-1,2 cm, có 5 gờ nổi; thùy 5, đều, hình đường - hình mác, dài 5-7 mm, chóp
nhọn, mép có lông ngắn, gân nhô lên ở mặt lưng và men xuống ống đài tạo thành 5
gờ nổi. Tràng hợp; ống hình phễu, màu tía nhạt điểm những đường sọc đen, dài 2,54,5 cm; thùy 5, hình trứng tới hình trứng - hình tam giác, dài 5-8 mm, chóp nhọn tới
tù, mép nguyên; phần tự do của nếp gấp gian thùy hình tam giác rộng, dài 4-5 mm,
đỉnh có tua. Nhị 5, không đều; chỉ nhị dài 8-12 mm, đính gần gốc của ống tràng;
bao phấn hình bầu dục hẹp, dài 2,5-3 mm. Bầu 1 ô, hình bầu dục; vòi nhụy dài 6-8
mm; đầu nhụy xẻ 2 thùy dài, cong xuống. Quả nang, khi chín nằm trọn trong ống
tràng còn tồn tại, hình bầu dục, dài 2-2,5 cm, không có viền mép, vòi nhụy còn tồn


22

tại, cuống dài 3,5-5 mm. Hạt màu nâu nhạt, hình bầu dục tới gần hình cầu, kích
thước 0,6-1 x 0,5 mm, có cánh rộng. (Hình 10, ảnh 2).
Loc. Class.: China (Tapintze - NW Yunnan).
Lectotypus: Delavay 1869 (P; iso- BM, K, UPS).
Sinh học và sinh thái: Mọc rải rác ở các đồng cỏ, tầng cây bụi trên núi đá vôi
hay trong rừng nguyên sinh, giữa độ cao 500-2000 m. Ra hoa tháng 11-12, quả chín
tháng 1-2.
Phân bố: Hà Giang (Đồng Văn). Ngoài ra, còn có ở Trung Quốc.
Mẫu nghiên cứu: HÀ GIANG (huyện Đồng Văn, xã Phố Là - cách thị trấn
Phó Bảng 2-3 km), Bân-Biên-Hiệp-Khôi 19 (HN).
Giá trị sử dụng:
- Toàn bộ cây được sử dụng làm thuốc dân gian trị viêm túi mật và bệnh lao.
- Người ta còn tách chiết được từ loài này ra 6 hợp chất Iridoidal glucosides
mới [55].

Ghi chú: Gần đây, Ho T.N. & Liu S.W. (2002) đã xếp loài này vào 1 chi mới:
Metagentiana T.N. Ho với tên: Metagentiana rhodantha (Franch.) T.N. Ho & S.W.
Liu, Bot. Bull. Acad. Sin. 43(1): 89; tuy vậy hiện còn nhiều tranh cãi.


23

Hình 10. Gentiana rhodantha Franch. in Forbes F. & Hemsl.
1. Cành bên mang hoa đơn độc ở đỉnh và nách lá; 2. Hoa mở;
3. Đài mở; 4. Phần tự do của nếp gấp với đỉnh có tua;
5. Hạt với cánh rộng. (Hình vẽ theo Ho, T.N. 1988)


24

1

3

4

5

6

7

8

2

9
10
Ảnh 2. Gentiana rhodantha Franch. in Forbes F. & Hemsl.
1. Cành bên mang hoa ở đỉnh và nách lá; 2. Cặp lá bắc; 3. Gờ nổi trên thân;
4. Hoa; 5-6. Lá (Mặt trên và dưới); 7. Đài mở; 8. Tràng mở và bộ nhị; 9. Quả;
10. Hạt. (ảnh: K.V. Quyết, 2012, chụp từ mẫu Bân-Biên-Hiệp-Khôi 19 (HN))


25

3.4.3. Gentiana primulaeflora Franch. – Long đởm anh thảo
Franch. 1884. Bull. Soc. Bot. France, 31: 375; Forbes F. & Hemsl. 1890. J. Linn.
Soc. Bot. 26: 132; Kusnez. 1896-1904. Acad. Hort. Petrop. 15: 253, “primuliflora”;
Hand.-Mazz. 1936. Symb. Sin. 7: 952, “primuliflora”; Ho, T.N. 1988. Fl. Reipubl.
Popul. Sin. 62: 154, “primuliflora”; Ho T.N. & Pringle J.S. in Wu Z.Y. & Raven
P.H. (eds.), 1995. Fl. China, 16: 62, “primuliflora”; Hul, 2003. Fl. Camb. Laos
Vietn. 31: 30.
Cỏ hàng năm, cao 5-20 cm. Thân chính bò lan mặt đất hay dựng đứng, không
có lông; cành bên bò lan mặt đất, có ít lông tơ; thân chính và cành bên có 4 gờ nổi.
Lá mọc đối, dính nhau, không cuống tới có cuống rất ngắn; mép có khía răng cưa,
không có lông; những lá gần gốc có phiến hình bầu dục, kích thước 8-12 x 2-4 mm,
đỉnh tù, gân gốc 3; những lá khác có phiến hình trứng tới hình tim, kích thước 3-10
x 2-8 mm, đỉnh nhọn, gốc tròn tới hình tim, gân gốc 3-5. Hoa mọc đơn độc ở đỉnh
cành hay nách lá. Hoa mẫu 5, dài 10-18(-20) mm, không cuống hay có cuống ngắn,
dài 0-1,5(-2,5) mm. Lá bắc dạng lá, kích thước 4-5 x 2-3 mm, đỉnh nhọn. Đài hợp;
ống có 5 gờ nổi, dài 4,5-6,5 mm; thùy 5, đều, hình tam giác tới hình giùi, kích thước
1,5-2 x 0,5 mm, đỉnh nhọn, gân nhô lên ở mặt lưng và men xuống ống đài tạo thành
5 gờ nổi. Tràng hợp; ống dài 7-14 mm, màu xanh nhạt hay xanh tím; thùy 5, hình
tam giác, kích thước 4,5-5,5 x 2,5 mm, đỉnh nhọn, mép nguyên; phần tự do của nếp
gấp gian thùy hình tam giác, kích thước 2,5-3 x 1-1,5 mm, đỉnh tù, mép không có

tua mà có dạng răng cưa hay lượn sóng. Nhị 5, đều hay không đều; chỉ nhị dài 5-8
mm, đính ở giữa ống tràng; bao phấn hình bầu dục, dài 1-2 mm. Bầu 1 ô, hình bầu
dục, có cuống dài 1,5-2 mm; vòi nhụy dài 4-5(-6) mm; đầu nhụy xẻ hai thùy dài.
Quả nang, khi chín nằm trọn trong ống tràng còn tồn tại, hình bầu dục, kích thước
8-12 x 2-3 mm, không có viền mép, vòi nhụy còn tồn tại, cuống dài 2 mm. Hạt màu
nâu, gần hình cầu hay hình trứng, kích thước 1 x 0,5-1 mm, không có cánh. (Hình
11).
Loc. class.: China (Mo-che-tchin - Yunnan).
Typus: Delavay 9 (P; iso- E, GH, K, UPS).


×