Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Bước đầu nghiên cứu phân loại chi thoa la (reevesia lind l ) ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 46 trang )


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN




NGUYỄN THỊ PHƢƠNG ANH




BƢỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI
CHI THOA LOA (REEVESIA LINDL.)
Ở VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Thực vật học

Người hướng dẫn khoa học
TS. HÀ MINH TÂM
TS. ĐỖ THỊ XUYẾN

HÀ NỘI – 2015


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN





NGUYỄN THỊ PHƢƠNG ANH



BƢỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI
CHI THOA LOA (REEVESIA LINDL.)
Ở VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Thực vật học

Người hướng dẫn khoa học
TS. HÀ MINH TÂM



HÀ NỘI – 2015


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình làm khóa luận, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và
giúp đỡ của TS. Hà Minh Tâm. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc nhất đến thầy.
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Đỗ Thị Xuyến, Trường Đại học Khoa
học Tự nhiên, ĐHQGHN, tập thể cán bộ Phòng Thực vật – Viện sinh thái và
Tài nguyên sinh vật đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và tận tình giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của

nhiều tổ chức cá nhân trong và ngoài trường. Nhân dịp này tôi xin trân trọng
cảm ơn tới tập thể cán bộ thuộc Phòng tiêu bản thực vật – Trường ĐH Khoa
học Tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội; Ban chủ nhiệm khoa Sinh – KTNN –
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2; đặc biệt là sự giúp đỡ, động viên của gia
đình, bạn bè trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn.

ĐHSP Hà Nội 2, ngày 8 tháng 5 năm 2015
Sinh viên


Nguyễn Thị Phƣơng Anh





LỜI CAM ĐOAN


Để đảm bảo tính trung thực của khóa luận tôi xin cam đoan: Khóa
luận “Bƣớc đầu nghiên cứu phân loại chi Thoa la (Reevesia Lindl.) ở
Việt Nam” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được sự hướng dẫn của
TS. Đỗ Thị Xuyến và TS. Hà Minh Tâm. Các kết quả trình bày trong khóa
luận là trung thực và chưa được công bố ở bất kì công trình nào trước đây.


ĐHSP Hà Nội 2, ngày 8 tháng 5 năm 2015
Sinh viên




Nguyễn Thị Phƣơng Anh


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN TRANG
LỜI CAM ĐOAN
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu 2
Chƣơng 2: Đối tƣợng, phạm vi, thời gian và phƣơng pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu 6
2.2. Phạm vi nghiên cứu 6
2.3. Thời gian nghiên cứu 6
2.4. Phương pháp nghiên cứu 6
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu
3.1 Hệ thống phân loại chi Thoa la (Reevesia Lindl.) ở Việt Nam 10
3.2 Đặc điểm phân loại chi Thoa la (Reevesia Lindl.) ở Việt Nam 10
3.3 Khóa định loại các loài thuộc chi Thoa la (Reevesia Lindl.) ở Việt
Nam 14

3.4 Reesia gagnepainiana 17

3.5 Reevesia macrocapar 20

3.6Reevesia orbiculare 22

3.7 Reevesia pubescent 25

3.8 Reevesia thyrsoidea 29


3.9 Reeveisa yersinii 33

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 36

TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
1

MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Thế giới thực vật vô cùng phong phú và đa dạng.Trên thế giới cũng
như ở Việt Nam đã có rất nhiều chuyên ngành khoa học nghiên cứu về thực
vật. Trong đó, chuyên ngành phân loại thực vật đóng vai trò nền tảng. Việc
phân loại cây cối, làm sáng tỏ các mối quan hệ thân thuộc giữa chúng, không
những có tầm quan trọng về lí thuyết mà còn có ý nghĩa thực tiễn rất lớn,
góp phần vào cải tạo sử dụng những cây có lợi, hạn chế và kiểm soát các cây
có hại. Phân loại thực vật một cách chính xác sẽ cung cấp tài liệu cho nhiều
ngành khoa học khác có liên quan.
Chi Thoa la (Reevesia Lindl.) còn gọi là Trường hùng thuộc họ Trôm
(Sterculiaceae). Ở Việt Nam, chi này tuy có số loài không lớn, nhưng chúng
đóng vai trò quan trọng trong các hệ sinh thái rừng nguyên sinh, thứ sinh nơi
chúng có mặt. Trong dân gian có loài được sử dụng để đóng đồ dùng, cho gỗ
xây dựng nhà cửa, cho sợi và hạt có tinh dầu có thể đốt được. Cho nên bên
cạnh giá trị về khoa học chi này còn có giá trị về kinh tế.
Để chuẩn bị cho nghiên cứu một cách toàn diện về phân loại chi Thoa
la (Reevesia Lindl.) ở Việt Nam và góp phần cung cấp dữ liệu cho việc nhận
biết các loài thuộc chi này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: "Bƣớc
đầu nghiên cứu phân loại chi Thoa la (Reevesia Lindl.) ở Việt Nam”.
Mục đích nghiên cứu
Hoàn thành công trình khoa học về phân loại chi Thoa la (Reevesia Lind.) ở

Việt Nam một cách có hệ thống, làm cơ sở cho việc nghiên cứu họ Trôm
(Sterculiaceae), phục vụ cho việc biên soạn Thực vật chí Việt Nam và cho
những nghiên cứu có liên quan
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Cung cấp cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc viết
Thực vật chí ở Việt Nam về họ Trôm ở Việt Nam, bổ sung kiến thức cho
chuyên ngành phân loại Thực vật và cơ sở cho những nghiên cứu sau này về
chi Thoa la (Reevesia Lind.) ở Việt Nam
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài phục vụ cho các ngành ứng
dụng vào sản xuất lâm nghiệp, sinh thái và tài nguyên sinh vật…
2

CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. TRÊN THẾ GIỚI
Chi Thoa la (Reevesia) trên thế giới có khoảng 25 loài được phân bố ở
khắp nơi nhưng chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. [28]
Vào năm 1827, Lindley mới chính thức công bố chi Thoa La với tên
gọi là Reevesia với typus là loài Reevesia thyrsoidea Lind. và được xếp vào
họ Trôm (Sterculiaceae). Sau khi chi Thoa La (Reevesia Lindl.) được công
bố, một số tác giả đã nghiên cứu công bố một số loài thuộc chi này như:
- Vào năm 1862, trong công trình “Genera plantarum” của tập thể tác
giả G. Bentham & J. D. Hooker đã xây dựng khóa định loại đến chi của họ
Sterculiaceae và xếp chi Thoa La (Reevesia Lindl.) vào họ này. Trong công
trình trên chi Thoa La (Reevesia Lindl.) được phân biệt với các chi khác nhờ
đặc điểm bầu 2 ô, chỉ nhị tách rời. [16]
- J. D. Hooker, trong công trình “Flora of British India” xuất bản năm
1875 đã xây dựng khóa định loại cho các loài thuộc chi Thoa la
(Reevesia Lindl.) trên lãnh thổ Ấn Độ, và xếp chi vào họ Sterculiaceae với
đặc điểm phân biệt với các chi khác là bao phấn không cuống.

- Trong công trình "Iconographia cormophytorum sinicorum" (1972)
của nhiều tác giả có ghi nhận 4 loài thuộc lãnh thổ Trung Quốc là
Reeesia thyrsoidea, Reeesia longipetiolata, Reeesia pubescens, Reeesia
rotudifolia. Tập thể tác giả đã mô tả đặc điểm hình thái và có ảnh minh họa
cho các loài ghi nhận trên.
- W. Y. Chun và C. C. Chang vào năm 1965 trong “Flora Hainanica”
đã mô tả 5 loài có ở đảo Hải Nam của Trung Quốc là: Reeesia
botingensis, Reeesia longipetiolata, Reeesia lancifolia, Reeesia thyrsoidea,
Reeesia pubescens.
- Khi nghiên cứu các họ thực vật có hoa trên thế giới trong công trình
“Những họ thực vật có hoa" (1975) , tác giả L. Hutchinson (do Nguyễn
3

Thạch Bích và cộng sự dịch) đã nhắc đến và miêu tả loài Reeesia thyrsoidea
thuộc chi Reeesia. Tác giả cũng xếp chi Reeesia vào họ Sterculiaceae.
- Feng Kou-mei (1984) trong “Flora of Reipublicae Popularis
Sinicae” đã xếp chi Reeesia vào họ Sterculiaceae, đã ghi nhận chi Thoa
la ở Trung Quốc có 14 loài là Reeesia shangszeensis, Reeesia lancifolia,
Reeesia pycnantha, Reeesia thyrsoidea, Reeesia longipetiolata, Reeesia
orbicularifolia, Reeesia rotundifolia, Reeesia glaucophylla, Reeesia
tomentosa, Reeesia rubronervia, Reeesia pubescens, Reeesia botingensis,
Reeesia lofouensis, Reeesia formosana. Tác giả đã xây dựng bản mô tả chi,
khóa định loài cho các loài thuộc chi và mô tả các loài ghi nhận được cùng
một số hình ảnh minh họa. Về sau, công trình này được tái bản và bổ sung
vào năm 2008 (bằng tiếng Anh) với tên gọi “Flora of china” cùng cộng sự
Chen Jiarui, các tác giả đã bổ sung thêm 1 loài nữa là Reeesia
lumlingensis. Đưa tổng số loài của chi Reeesia ở Trung Quốc lên 15 loài.
- Năm 1987 tác giả Armen Takhtajan trong công trình “Systema
Magnoliophytorum” đã xếp chi Reeesia vào họ Sterculiaceae. Vị trí này
được tác giả khẳng định lại trong công trình “Diversity and classification of

flowering plant” (1996) “Plowering plants” (2009) .
- Trong công trình “ Flora of Guang Dong” xuất bản năm 1990
của tác giả Chen-Fenghuwai đã miêu tả đặc điểm của 8 loài thuộc chi
Reeesia có ở tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc là Reeesia botingensis,
Reeesia glaucophylla, Reeesia lancifolia, Reeesia tomentosa, Reeesia
pubescens, Reeesia tomentosa, Reeesia thyrsoidea và đáng lưu ý là công
trình này đã ghi nhận một loài mới là Reeesia lofouensis.
- T. S. Liu, H. C. Lo (1993) trong công trình “Flora of Taiwan"
đã mô tả 1 loài thuộc thi Reeesia có ở đảo Đài Loan là Reeesia formosana,
đã xếp chi Reeesia vào họ Sterculiaceae. Trong công trình này tác giả đã mô
tả các đặc điểm của chi Reeesia và đặc điểm nhận biết của loài R.
formosana.
4

- C. Phengklai vào năm 2001 trong “Flora of Thailand” đã ghi
nhận chi Reeesia ở Thái Lan có 1 loài là Reeesia pubescens. Trong công
trình này, tác giả đã xếp chi Reeesia vào họ Sterculiaceae, mô tả đặc điểm
của loài Reeesia pubescens cây gỗ nhỏ, lá đơn, hoa lưỡng tính, 5 lá đài, 5
cánh hoa, nhị từ 10 đến 15, bầu thuôn, 5 ô, mỗi ô 2 noãn, quả nang, hạt dài
có cánh. Bên cạnh đó tác giả còn cung cấp thêm thông tin về đặc điểm sinh
học và phân bố của loài.
C. Bayer & K. Kubizki (2003) đã đưa ra quan điểm chi Reeesia Lindl.
thuộc phân họ Sterculioideae thuộc họ Bông (Malvaceae s.l.). Đây là quan
điểm mới với sự kết hợp của các đặc điểm về hình thái học và sinh học phân
tử. Tuy thế, chính tác giả cũng công nhận còn một số taxon thuộc họ
Malvaceae s.l. hiện chưa rõ nên xếp vào vị trí nào như chi Muntingia. Do đó,
quan điểm chi Reeesia Lindl. thuộc họ Malvaceae theo nghĩa rộng vẫn chưa
được nhiều tác giả nghiên cứu về sau này ứng dụng để sắp xếp các taxon
thuộc họ Sterculiaceae và họ Malvaceae s.l. [15]
1.2. Ở Việt Nam

- Ở nước ta, chi Reeesia được quan tâm từ khá sớm. Trong công trình
“Flore Forestiére de la Cochinchine” được xuất bản năm 1888 của tác
giả L. Pierre, tác giả đã mô tả đặc điểm của 1 loài trong chi Reevesia là
Reevesia pubescens, đáng lưu ý là hình vẽ của loài cùng đặc điểm quan
trọng là đài và trục nhị nhụy được tác giả trình bày. Tác giả đã ghi nhận khu
vực miền nam Việt Nam khi đó chỉ có 1 loài và đã xếp chi Reeesia vào họ
Sterculiaceae.
- H. Lecomte trong công trình „Flore Gtenerale de L'indo-Chine’’
xuất bản năm 1910 đã miêu tả đặc điểm của chi Reeesia Lindl. và đặc
điểm hình thái của 1 loài trong chi Reeesia Lindl. là loài Reeesia thyrsoidea,
tác giả cũng xếp chi Reeesia Lindl. vào họ Sterculiaceae.
- Vào năm 1945, Tardieu Blot trong „Supplément flore générale de
L’Indo-Chine’ đã mô tả 6 loài thuộc chi Reeesia Lindl. là Reeesia
ganepainiana, Reeesia orbiculare, Reeesia thysodia, Reeesia siamensis,
Reeesia pubescens, Reeesia yersinii với đặc điểm đài xẻ 3 hoặc 5 thùy. Như
5

vậy, so với ghi nhận của H. Lecomte (1910) thì có tới 5 loài mới được mô tả
và bổ sung thêm cho vùng Đông Dương và Việt Nam. Trong công trình này,
tác giả cũng xếp chi Reeesia Lindl. vào họ Sterculiaceae.
- Lê Khả Kế (1974) đã ghi nhận 1 loài thuộc chi Reeveisa Lindl. là
Reeveisa thyrsoidea trong công trình “Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam” .
Trong công trình này ông đã miêu tả đặc điểm hình thái của loài R.
thyrsoidea.
- Vào năm 1991 (tái bản năm 1999) trongr công trình “Cây cỏ Việt
Nam” của tác giả Phạm Hoàng Hộ đã tóm tắt đặc điểm nhận biết của 6
loài thuộc chi Reeesia Lindl. cùng hình ảnh sơ bộ kèm theo là Reeesia
gagnepainiana, Reeesia orbiculare, Reeesia pubescens, Reeesia
thyrsoidea, Reeesia yersinii. Tuy công trình này chưa có khóa định loại cho
các loài thuộc chi, chưa có mẫu nghiên cứu, chưa có đặc điểm phân bố,

nhưng cho đến thời điểm này, đây vẫn là công trình định loại có giá trị.
- Trần Hợp và Nguyễn Bội Quỳnh (1993) trong công trình “Cây gỗ
kinh tế” đã miêu tả đặc điểm hình thái của loài R. thyrsoidea và cung cấp
thêm thông tin về phân bố, sinh học – sinh thái, và giá trị của loài này.
Nguyễn Tiến Bân (2003) đã thống kê sự có mặt của 6 loài thuộc chi
Thoa La (Reeesia Lindl.) ở Việt Nam đồng thời cung cấp 1 số thông tin về
phân bố, giá trị sử dụng trong công trình "Danh lục các loài thực vật ở Việt
Nam". Tuy nhiên trong công trình này tác giả đã không đưa ra khóa định loại
cho các loài, không mô tả đặc điểm hình thái và mẫu nghiên cứu của các loài
nên gây ra khó khăn cho việc tra cứu. [3]
Như vậy, cho đến nay, tuy đã có một số công trình ghi nhận về các
loài Thoa La (Reeesia Lindl.) nhưng các công trình này đã được xuất bản
cách đây từ rất nhiều năm, về danh pháp một số loài hiện có nhiều thay đổi,
các dẫn liệu vẫn chưa đầy đủ, nhất là các thông tin về đặc điểm hình thái,
phân bố, sinh thái, Chính vì vậy, công trình nghiên cứu: “Bước đầu nghiên
cứu phân loại chi Thoa la (Reeesia Lindl.) ở Việt Nam” của chúng tôi nhằm
mục đích cung cấp các dẫn diệu một cách đầy đủ và có hệ thống về phân loại
các loài thuộc chi Thoa la (Reeesia Lindl.) ở Việt Nam.
6


CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, THỜI GIAN
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Các loài thuộc chi Thoa la (Reevesia) ở Việt Nam, dựa trên cơ sở mẫu
vật và tài liệu:
- Tài liệu: Các tài liệu về chi Thoa la (Reevesia) trên thế giới và của
Việt Nam, nhất là các chuyên khảo phân loại.
- Mẫu vật: Các mẫu vật thực vật thuộc chi Thoa la (Reevesia) ở Việt

Nam, hiện được lưu giữ ở các phòng tiêu bản thực vật như Phòng Tiêu bản
thực vật của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (HN), Phòng tiêu bản thực
vật của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN (HNU), Phòng tiêu bản
thực vật thuộc Viện Sinh học nhiệt đới Tp. Hồ Chí Minh (Ảnh chụp).
Tổng số mẫu nghiên cứu là 14 số hiệu với 35 tiêu bản. Việc phân tích
mẫu được tiến hành ở phòng tiêu bản thực vật (Viện sinh thái và tài nguyên
sinh vật). Ngoài ra chúng tôi còn tham khảo được một số mẫu thu được trong
khi điều tra thực địa và các ảnh chụp được trên intrernet.
2.2. Phạm vi nghiên cứu: Trên khắp cả nước
2.3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1/2014 - 4/2015
2.4. Nội dung nghiên cứu
- Phân tích các hệ thống phân loại chi Thoa la (Reevesia Lindl.) trên thế
giới từ đó lựa chọn hệ thống phù hợp để sắp xếp chi và các loài thuộc chi
Thoa la ở Việt Nam.
- Xây dựng bản mô tả chi Thoa la (Reevesia Lindl.) qua các đại diện có
ở Việt Nam.
- Xây dựng khóa định loại các loài thuộc chi Thoa la (Reevesia Lindl.)
ở Việt Nam.
- Xây dựng bản mô tả các loài thuộc chi Thoa la (Reevesia Lindl.) ở Việt Nam.
- Tìm hiểu giá trị tài nguyên các loài thuộc chi Thoa la (Reevesia
Lindl.) ở Việt Nam.
7

2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu phân loại chi Thoa la (Reevesia Lindl.), chúng tôi sử
dụng phương pháp Hình thái so sánh theo Nguyễn Nghĩa Thìn (1997, 2007)
[13]. Đây là phương pháp cổ điển nhưng cho tới nay vẫn là phương pháp
chính và phổ biến nhất. Phương pháp này dựa trên đặc điểm cấu tạo bên
ngoài các cơ quan của thực vật, quan trọng nhất là cơ quan sinh sản vì đặc
điểm của nó liên quan chặt chẽ với bộ mã di truyền và ít biến đổi bởi tác

động của môi trường. Việc so sánh dựa trên nguyên tắc chỉ so tương ứng với
nhau trong cùng một giai đoạn phát triển (cây trưởng sánh các cơ quan thành
so sánh với cây trưởng thành, nụ so sánh với nụ, hoa so sánh với hoa, ).
Để làm tốt phương pháp nghiên cứu hình thái so sánh, cần tiến hành
đồng thời cả 2 công tác là ngoại nghiệp và nội nghiệp.
Công tác ngoại nghiệp: Được thực hiện trong các chuyến đi thực địa
nhằm thu thập mẫu vật, chụp ảnh, quan sát và ghi chép các đặc điểm của mẫu ở
trạng thái tươi, quan sát về phân bố, môi trường sống và các đặc điểm khác.
Công tác nội nghiệp: Được tiến hành trong phòng thí nghiệm, bao
gồm việc xử lý, phân tích và bảo quản mẫu vật. Tại đây, các mẫu vật được
phân tích, chụp ảnh, vẽ hình và mô tả, sau đó dựa vào các bản mô tả gốc và
mẫu vật chuẩn (nếu có), các chuyên khảo, các bộ thực vật chí (nhất là của
Việt Nam và các nước lân cận) để phân tích, so sánh và định loại.
Việc phân loại chi Thoa la (Reevesia Lindl.) được tiến hành theo các
bước sau:
- Bước1: Tổng hợp phân tích tài liệu trong và ngoài nước về chi Thoa
la (Reevesia Lindl.). Từ đó lựa chọ hệ thống phân loại phù hợp với việc phân
loại chi này ở Việt Nam
- Bước 2: Phân tích, định loại các mẫu vật thuộc chi Thoa la (Reevesia
Lindl.) hiện có
- Bước 3: tham gia các chuyến điều tra nghiên cứu thực địa để thu
thêm mẫu, tìm hiểu thêm về sinh thái học, sự phân bố và các thông tin liên
quan khác
8

- Bước 4: tổng hợp kết quả nghiên cứu, mô tả đặc điểm chung của chi,
xây dựng khóa định loại, mô tả các phân chi và các loài, chỉnh lý phần danh
pháp theo luật danh pháp quốc tế và cuối cùng hoàn thành các nội dung khoa
học khác của đề tài.
- Soạn thảo chi và các loài dựa theo quy ước quốc tế về soạn thảo thực

vật và quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam, thứ tự như sau:
+ Thứ tự soạn thảo chi: Tên khoa học chính thức kèm theo tên tác giả
công bố tên gọi, tên Việt Nam thường dùng, trích dẫn lại tên tác giả công bố
tên khoa học, năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu chính và tài
liệu ở Việt Nam đề cập đến, các tên đồng nghĩa (nếu có), tên Việt Nam khác
(nếu có), mô tả, loài chuẩn của chi, ghi chú (nếu có).
+ Thứ tự soạn thảo loài: Tên khoa học chính thức kèm theo tên tác giả
công bố tên gọi, tên Việt Nam thường dùng, trích dẫn lại tên tác giả công bố
tên khoa học, năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu chính và tài
liệu ở Việt Nam đề cập đến, tên đồng nghĩa gốc (nếu có), các tên đồng
nghĩa (nếu có), tên Việt Nam khác (nếu có), mô tả, địa điểm thu mẫu chuẩn
(Loc. class.), mẫu vật chuẩn (Typus) kèm theo nơi bảo quản (theo quy ước
quốc tế), sinh học và sinh thái, phân bố, mẫu nghiên cứu, giá trị sử dụng, ghi
chú (nếu có).
- Cách mô tả: Mô tả liên tục những đặc điểm cơ bản theo nguyên tắc
truyền tin ngắn gọn, theo trình tự từ cơ quan dinh dưỡng (dạng sống, cành,
lá, ) đến cơ quan sinh sản (cụm hoa, cấu trúc của hoa, quả, hạt).
Để xây dựng bản mô tả cho một loài, chúng tôi tập hợp các số liệu đã phân
tích về loài đó sau đó so sánh với tài liệu gốc, các chuyên khảo và mẫu typ
(nếu có), từ đó xác định các tiêu chuẩn và dấu hiệu định loại cho loài.
+ Bản mô tả chi được xây dựng trên cơ sở tập hợp các bản mô tả của
các loài trong chi. Nếu bản mô tả này có sự khác biệt so với tài liệu gốc và
các tài liệu khác (thường do số loài trong chi ở mỗi tài liệu khác nhau),
chúng tôi sẽ có những ghi chú bổ sung.
9

- Xây dựng khoá định loại: Trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi
lựa chọn cách xây dựng khoá lưỡng phân kiểu zic-zắc, cách làm được tiến
hành như sau:
+ Từ tập hợp các đặc điểm mô tả cho các taxon, chọn ra cặp các tập

hợp đặc điểm đối lập và xếp chúng vào hai nhóm (các đặc điểm được chọn
phải ổn định, dễ nhận biết và thể hiện tính chất phân biệt giữa các taxon).
Trong mỗi nhóm, lại tiếp tục chọn ra cặp đặc điểm đối lập và xếp chúng vào
hai nhóm khác, cứ tiếp tục như vậy đến khi phân biệt hết các taxon.
- Danh pháp của các taxon được chỉnh lý theo luật danh pháp quốc tế
hiện hành và theo Quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam [4].
- Tìm hiểu giá trị sử dụng của các loài thuộc chi Thoa la qua các tài
liệu có công bố về giá trị sử dụng, chuyên đề về cây cho thuốc, giá trị tài
nguyên,
10

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Hệ thống phân loại và vị trí của chi Thoa la (Reevesia Lindl.)
Sau khi phân tí ch cá c hệ thố ng phân loạ i chi Thoa la (Reevesia Lindl.)
thuộ c họ Trôm (Sterculiaceae), tham khả o cá c công trình thự c vậ t chí ở cá c
nướ c gầ n Việ t Nam và cá c công trì nh nghiên cứ u về họ Trôm ở Việ t Nam ,
chúng tôi thấy:
- Về hệ thống: Tất cả các tác giả đều đưa ra hệ thống từ chi phân loại
trực tiếp đến các loài mà không thông qua các nhánh (section).
- Về vị trí: Cũng có 2 quan điểm khác nhau về vị trí của chi Thoa la
(Reevesia Lindl.):
+ Quan điểm 1: xế p chi Thoa la (Reevesia Lindl.) vào họ Trôm
(Sterculiaceae). Quan điể m nà y hiện đượ c hầ u hế t cá c tá c giả nghiên cứ u về
chi Thoa la sử dụ ng để sử dụ ng để sắ p xế p chi và cá c loà i.
+ Quan điểm 2: xế p chi Thoa la (Reevesia Lindl.) vào họ Bông
(Malvaceae s.l.). Tuy nhiên, quan điểm này hiện còn nhiều vấn đề cần
nghiên cứu thêm như vị trí của một số taxon khác trong họ Malvaceae chưa
được chỉ ra. Như vậy, hiện nay vị trí của các chi này trong họ Malvaceae vẫn
chỉ là tương đối.

Chính vì vậy, khi nghiên cứu chi Thoa la (Reevesia Lindl.) ở Việt Nam,
tôi đã đi theo quan điểm tôi xế p chi Thoa la (Reevesia Lindl.) vào họ Trôm
(Sterculiaceae).
Theo đó, chi Thoa la (Reevesia Lindl.) ở Việt Nam hiện biết có 6 loài là
Reevesia gagnepainiana, R. macrocarpa, R. orbiculare, R. pubescens, R.
thyrsoidea, R. yersinii đượ c xế p và o họ Trôm (Sterculiaceae), lớ p Mộ c lan
(Magnoliopsida) hay cò n gọ i là lớ p Hai lá mầ m (Dicotyledones), thuộ c
ngành Mộc lan (Magnliophyta) hay cò n gọ i là ngà nh hạ t kí n (Angiopermae).
3.2. Đặc điểm phân loại chi Thoa La (Reevesia Lindl.) ở Việt Nam
Lindl. 1827. Quart. Jourrn. Lit. Arts. 2(2): 112; Benth. & Hook. f. 1862.
Gen. Pl. 1: 219; Mast. & Hook. f. 1875. Fl. Brit. India, 1: 357; H. Lecomte,
1910. Fl. Gen. Indo-Chine, 1: 486; Y. Tang, G. G. Michael & J. D.
Laurence, 2008. Fl. China, 12: 313.
11

3.2.1. Dạng sống
Thường là cây gỗ (R. gagnepainiana, R. macrocarpa,…) hiếm khi là cây
bụi (R. orbiculare). Cành non có lông dày đặc (R. pubescens, R. yersinil)
hoặc không có lông (R. gagnepainiana, R. thyrsoidea, R. orbiculare). Trên
cành non có nhiều bì khổng màu nâu.
3.2.2.Lá
Lá đơn, mọc cách. Phiế n lá hì nh bầ u dụ c thon (R. thyrsodea, R.
yersinii), gần tròn (R. pubescens, R. orbiculare) hay hình trứ ng (R. thyrsodea, R.
gagnepainiana, R. macrocarpa, R. yersinii); chóp lá nhọn (R. gagnepainiana,
R. macrocarpa, R. thyrsodea, R. yersinii), có thể có mũi nhọn (R. thyrsodea)
hay chóp tù (R. pubescens, R. orbiculare); mép lá nguyên; phiế n lá có lông (R.
orbiculare, R. pubescens, R. thyrsodea, R. yersinii) hoặ c không có lông (R.
gagnepainiana, R. macrocarpa); gân bên hình lông chim thường có từ 4-8 cặp
gân phụ; cuống lá hơi phì nh lên ở hai đầ u, có lông (R. thyrsoidea, R. yersinii, R.
pubescens) hay không lông (R. gagnepainiana, R. macrocarpa, R. orbiculare).

3.2.3 Cụm hoa
Cụm hoa dạng chùm kép mà mỗi đơn vị là một dạng cụm hoa xim mọc
ở đỉnh cành, thường mang nhiều hoa, cuống cụm hoa ngắn. Lá bắc rụng sớm.
3.2.4. Hoa: Hoa lưỡng tính, cuống hoa có đốt.
- Đài hoa: Đài hợ p ở phía dưới thành hình chuông; phía trên mang 3
thùy (R. orbiculare, R. gagnepainiana) hoặc 4-5 thùy không đều nhau (R.
pubescens, R. thyrsodea, R. yersinii), thường có lông ở mặt ngoài, đặc biệt là
ở mép (R. gagnepainiana) hay không lông (R. yersinii).


Đài 3 thùy đều nhau
Đài 4 thùy không đều nhau
Hình 1. Một số dạng đài mở của chi Reevesia Lindl.
(Hình Đỗ Thị Xuyến vẽ từ mẫu Chavalive 38866, HN- VH 761, HN)
12

- Tràng hoa: Tràng hoa chủ yếu màu trắng, đôi khi có màu hồng (R.
pubescens), gồm 5 cánh hoa hình thìa với gốc thót lại rất nhỏ , có gân dọc,
mép thường nhăn nheo, có hai tai ở hai bên (R. yersinii) hay không có, cánh
hoa có lông trên toàn bề mặt (R. orbiculare) hay chỉ có lông ở gốc (R.
gagnepainiana, R. pubescens) hay nhẵn (R. yersinii, R. thyrsodea), có xẻ ở
đỉnh (R. thyrsodea) hay không.



Hoa
Cánh hoa
Cánh hoa có tai hai bên
Hình 2. Một số hình dạng cánh hoa và hoa của chi Reevesia Lindl.
(Hình Đỗ Thị Xuyến vẽ từ mẫu Chavalive 38866, HN)

- Trụ nhị nhụy: Trụ nhị nhụy hì nh cộ t, dài 2-3,5 cm, có lông hay không
(R. pubescens, R. thyrsodea,…).
- Bộ nhị: Bộ nhị thườ ng có 10 (R. pubescens) hay 15 (R. gagnepainiana,
R. thyrsodea, ) nhị, 2-3 cái dính lại thành một nhóm nên thường có 5 nhóm
nhị, bao xung quanh bầ u, chỉ nhị gần như không có.
- Bộ nhụy: Bộ nhụy gồm 5 lá noãn hợp thành bầu thượng , 5 ô, mỗ i ô
của bầu có 2 noãn; bầu luôn hì nh cầ u nhọn hay có mũi nhọn, có lông tơ bao
phủ; vòi nhụy gần như không có; núm nhụy hình điểm.
13




Bầu nằm trong bộ nhụy
Bầu
Lát cắt ngang của bầu

Hình 3. Một số hình dạng của bộ nhị và bầu của chi Reevesia Lindl.
(Hình Đỗ Thị Xuyến vẽ từ mẫu Chavalive 38866, HN)
3.2.5. Qủa và hạt
- Quả dạng quả nang, tự mở khi chí n , hình trứng ngược , có 5 đường
lõm sâu như tạo thành 5 múi; vỏ quả hóa gỗ, cứng, khi quả chín mở bằng
cách chẻ ngăn và cắt vách, thành 5 mảnh vỏ riêng biệt.
- Hạt 2 trong một ô, hình bầ u dụ c , màu nâu vàng ; luôn luôn có cánh
rất phát triển, hạt dài 1,4-4 cm (tính cả cánh ), chiều rộ ng từ 0,1-0,8 cm
(không tí nh cá nh).





Quả
Lát cắt dọc của quả
Hạt
Hình 4. Một số hình dạng quả và hạt của chi Reevesia Lind.
(Hình vẽ theo Y. Tang, G. G. Michael & J. D. Laurence, 2008)
14

3.3. Khóa định loại các loài thuộc chi Thoa la (Reevesia Lindl.) ở Việt Nam.
3.3.1. Xây dựng bảng tổ hợp so sánh các đặc điểm của chi Thoa la
(Reevesia Lindl.) ở Việt Nam
Trên cơ sở nghiên cứu các đặc điểm hình thái của các loài thuộc chi
Reevesia Lindl., chúng tôi đã lập bảng so sánh các đặc điểm khác nhau của
các loài. Chi tiết được chỉ ra ở bảng sau:
Bảng 1. So sánh các đặc điểm của các loài thuộc chi Thoa la (Reevesia
Lindl.) ở Việt Nam
Đặc điểm
R.
Gagnepainiana
R.
Macrocarpa
R.
Orbiculare
R.
Pubescens
R.
Thyrsoidea
R.
Yersinil
Chiều cao của cây (m),
gỗ (G), bụi (B)

G 10-20
G 10-20
B, G
(3)4-6
15- 20
G 12-18
10-20
Thân non có lông (+),
nhẵn (0)
+
+
0
+
0
+
Cuống lá có lông (+),
Nhẵn (0)
0
0
0
+
+
+
Phiến lá hình bầu dục
(BD), bầu dục thon
(BDT), trứng (T), gần
tròn (GT),
T
T
GT, T

GT, DB,
T
BDT
BDT, T
Chóp lá nhọn (+), có
mũi (-), tù (0)
+
-
0
0
-
+
Chiều dài phiến lá (cm)
7-10
8-12
10-18
10-18
11-20
6-8
Chiều rộng phiến lá
(cm)
6-7
3,5-4
7-13
4,5-7,5
5-9,5
3,5-4,5
Phiến lá có lông (+),
nhẵn (0)
0

0
+
+
0, + trên
gân
+
Chiều dài cuống hoa
(cm), chưa rõ (CR)
0,4-0,6
CR
0,7-1
< 1
1-1,5
0,7-1
15

Cuống hoa có lông (+),
không (-)
+
-
+
+
+
+
Đài có lông (+), nhẵn (0)
+
0
+
+
+

+
Đài có thùy
3
5
3
5
5
4
Chiều dài của đài mm
7-8

15-20
5-6(9)

5-6
Chiều rộng của thùy đài
mm
2-3


0,5-1


Chiều dài của cánh hoa
(cm)
0,8-1
1-1,5
0,9-1,1
1,2-2
1-1,2

0,8-1
Màu của cánh hoa
Trắng
Trắng
Trắng
Hồng
Trắng
Trắng
Cánh hoa có lông (+),
nhẵn (0)
+ ở gốc
+ toàn bộ
+ toàn bộ
+ ở gốc
0
0
Số lượng nhị/bó
15/5
15/5
15/5
10-15/5
15/5
15/5
Chiều cao của trục nhị -
nhụy (cm)
2,2-2,5
3-4,5
2,5-3
3-3,5
2,5-3

1,7-2
Chiều dài của quả (cm)
2,5-3
4,5-6
2,5-3
4-5,5
2,5-4,5
2,5-3,5
Chiều rộng của quả (cm)
2-2,5
2-2,5
1,5-2
3-4
1,5-2
2-2,5
Chiều dài hạt (cm, kể cả
cánh)


2-2,2
2,3-2,5
1,8-2
2-4 cm
Ghi chú: Những đặc điển để trống là chưa rõ thông tin.
16

3.3.2. Khoá định loại lưỡng phân các loài thuộc chi Thoa la (Reevesia
Lindl.) ở Việt Nam
Trên cơ sở bảng so sánh, tổ hợp các đặc điểm giống và khác nhau của
các loài thuộc chi Thoa la, chúng tôi đã xây dựng khóa định loại theo kiểu

lưỡng phân cho các loài thuộc chi Thoa la (Reevesia Lindl.) ở Việt Nam.
1A. Đài 3 thùy
2A. Lá hình trứng, chóp lá nhọn, chiều rộng phiến lá 3-3,5 cm. Cánh hoa
chỉ có lông ở gốc 1. R. gagnepainiana
2B. Lá hình gần tròn, chóp lá tù, chiều rộng phiến lá 7-13 cm. Cánh hoa có
lông trên toàn bộ bề mặt 2. R. orbiculare
1B. Đài 4-5 thùy.
3A. Lá không có lông hay chỉ có lông trên gân, có mũi nhọn.
4A. Cuống lá không có lông; lá nhẵn; đài không lông 3. R. macrocarpa
4B. Cuống lá có lông; lá có lông trên gân; đài có lông 4. R. thyrsodea
3A. Lá có lông, không có mũi nhọn.
5A. Cánh hoa có lông ở gốc, không có tai hai bên; trục nhị nhụy cao 3-
3,5 cm; lá gần tròn, bầu dục, trứng. 5. R. pubescens
5B. Cánh hoa không có lông, có hai tai hai bên; trục nhị nhụy cao 1,7-2
cm; lá hình bầu dục thon hay hình trứng hẹp. 6. R. yersinii

17

3.4. Đặc điểm phân loại của các loài thuộc chi Thoa la (Reevesia Lindl.) ở
Việt Nam
3.5.1. Reevesia gagnepainiana Tardieu. - Trƣờ ng hù ng gagnepain
Tardieu. 1945. Suppl. Fl. Gen. Indoch. 4: 413; Phamh. 2000. Fl. Illustr.
Vietn. 1: 503; N. T. Ban, 2003, Check. Pl. Sp. Vietn, 2:547.
- Chú bạch mã, chú lá thuôn.
Cây gỗ trung bình, cao từ 10-20 m, nhánh non hình trụ có lông dày đặc,
vỏ có màu xám khi khô, có bì khổng sần sùi. Lá đơn, mọc cách, phiến lá hì nh
trứng, kích thước 7-10 × 6-7 cm, gốc lá tròn, chóp lá nhọn, hơi có mũi, mép
nguyên, nhẵn cả hai mặt, có chồi ở nách lá. Cuố ng lá không có lông, tròn, dài
1-1,5 cm. Lá kèm nhỏ, rụng sớm. Gân kiểu lông chim , gân từ gố c 3, chìm ở
mặt trên, nổ i ở mặ t dưới, 4-5 cặp gân bên, gân mạng dạng lưới rõ ở mặt dưới.

Cụm hoa dạng chùm kép mà mỗi đơn vị là một dạng cụm hoa xim mọc ở đỉnh
cành, thường mang nhiều hoa , cuống cụm hoa ngắn, có lông hình sao, cuố ng
hoa dài 0,4-0,5 cm, có lông. Lá bắc rụng sớm. Đài hình chuông, dài 7-8 mm,
mang 3 thùy hình tam giác đều nhau, rộng 2-3 mm; không có lông ở mặ t
trong nhưng có lông ở mép, có lông dày đặc ở mặt ngoài . Cánh hoa 5, màu
trắ ng, kích thước 0,8-1 x 2-3 cm, gố c thó t lạ i như có cuố ng, cuố ng ké o dà i, có
lông ở viề n gố c, 3-4 sọc gân chạy dài từ gốc tới đỉnh cánh , mép thường nhăn
nheo. Trục nhụy nhị dài từ 2,2-2,5 cm. Bộ nhị thườ ng có 15 nhị, 3 cái dính lại
thành một nhóm , bao xung quanh bầ u , chỉ nhị gần như không có . Bộ nhụy
gồm 5 lá noãn hợp thành bầu thượng, 5 ô, mỗ i ô có 2 noãn; bầu luôn hì nh cầ u,
có lông tơ bao phủ ; vòi nhụy gần như không có; núm nhụy hình điểm . Quả
nang, kích thước 2,5-3 x 2-2,5 cm, tự mở khi chí n, hình trứng ngược, khi chí n
tách thành 5 mảnh, mỗ i mả nh chứ a hai hạ t, hạt có cánh dài.
Loc. Class: Vietnam, annam;
Sinh họ c và sinh thá i : Cây ra hoa tháng 2-6, có quả chín tháng 5-8.
Mọc rải rác trong rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh, cây thường là tầng tán, ở
độ cao đến 1000 m.
18

Phân bố : Mớ i tì m thấ y ở Thừa Thiên Huế (núi Bạch Mã), Kon Tum
(Ngọc Linh). Khả năng đây là loài đặc hữu của Việt Nam.
Mẫ u nghiên cứ u : KON-TUM, L. Averyanov, N. T. Bân, A.
Budantzev, Budantzev, N. T. Hiệ p, D. D. Huyế n, P. K. Lộ c, X . Tám,
G.Yakovlev 761 (HN).
Giá trị s dụng: Gỗ nhẹ là m cố p pha, làm cuốc, đó ng đồ mộ c thông thườ ng.


Hình 5. Reevesia gagnepainiana Tard.
1. cành mang hoa; 2. hoa; 3. đài; 4. cánh hoa; 5. bộ nhị và bầu (nhìn thẳng); 6.
bộ nhị (nhìn nghiêng)

(vẽ từ mẫu Đ.T. Xuyến VH 761, HN)
19



1. Cành mang hoa 2. Hoa


3.Cánh hoa 4. Bộ nhị và bầu
Ảnh 1
(ảnh N.T.Phương Anh, 2013, chụp từ mẫu L. Averyanov, N. T. Bân, A.
Budantzev, Budantzev, N. T. Hiệ p, D. D. Huyế n, P. K. Lộ c, X . Tám,
G.Yakovlev 761 (HN).

20

3.5.2 Reevesia macrocarpa Li. – Trƣờ ng hù ng trá i to
Li, 1936. Bull. Gard. Sing. 1936: 38; Phamh. 1999. Fl. Illustr. Vietn. 1: 503;
N.T.Ban, 2003, Check. Pl. Sp. Vietn, 2:547.
- Chú quả to, Chú lá mác.
Cây gỗ trung bì nh , cao khoảng 10-20 m, cành non có nhiều bì khổng,
có lông . Lá thường hình trứng hiếm khi hình bầu dục thon , kích thước 8-
12×3-4,5cm, gố c lá trò n hay hơi nhọ n, chóp lá nhọn, mép nguyên, nhẵ n cả hai
mặ t; gân hì nh lông chim, 4-6 cặ p gân phụ. Cuố ng lá dà i từ 1-1,5cm, không có
lông. Cụm hoa dạng chùm kép mà mỗi đơn vị là một dạng cụm hoa xim mọc
ở đỉnh cành, thường mang nhiều hoa , cuống cụm hoa ngắn , nhẵn, cuố ng hoa
ngắn, nhẵn. Lá bắc rụng sớm. Đài 5 thùy, đều nhau, nhẵn; cánh hoa 5, màu
trắng, kích thước 10-15 x 2-4 mm, có lông tơ rải rác trên toàn bộ bề mặt. Trục
nhị nhụy cao 3-4,5 cm, nhẵn. Nhị 15 cái. Quả nang, hình trứng, kích thước
4,5-6×2-2,5 cm, khi chí n tá ch thà nh 5 mảnh quả, vỏ mảnh quả cứng dày , hóa

gỗ . Hạt hình trứng , có cánh mỏng , kích thước từ 2-2,2 mm ( cả cánh), màu
vàng-nâu.
Loc.class: India.
Sinh họ c và sinh thá i : Cây ra hoa tháng 2-6, có quả chín tháng 5-8.
Mọc rải rác trong rừng nguyên sinh , rừng thứ sinh, cây thường là tầng tán, ở
độ cao đến 1000 m.
Phân bố : Được ghi nhận có ở Bắ c Bộ Việ t Nam, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Còn có ở Ấn Độ.
Mẫu nghiên cứu: Loài này được Phạm Hoàng Hộ (1999), Nguyễn
Tiến Bân (2003) ghi nhận có ở Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu chi
Thoa la, chúng tôi chưa tìm thấy mẫu vật của loài này.
Giá trị đã biế t: Gỗ mề n là m cố p pha, làm chuồng trại, làm củi.

×