Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Nghiên cứu kĩ thuật canh tác nâng cao năng suất, chất lượng giống khoai môn XH tại thanh trì hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 45 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
=======***=======

NGUYỄN THỊ LAN

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT CANH TÁC
NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƢỢNG
GIỐNG KHOAI MÔN XH TẠI
THANH TRÌ – HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Kỹ thuật Nông Nghiệp

Hà Nôi, 2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
=======***=======

NGUYỄN THỊ LAN

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT CANH TÁC
NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƢỢNG
GIỐNG KHOAI MÔN XH TẠI
THANH TRÌ – HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sƣ phạm KTNN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học


TS. DƢƠNG TIẾN VIỆN

Hà Nội, 2014


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình làm khóa luận, tôi đã nhận được sự hướng dẫn làm
khóa luận của KS. Trần Thị Thanh Hƣơng - Trung tâm nghiên cứu và phát
triển Cây có Củ - Viện cây Lương thực và cây Thực phẩm và các thầy cô tổ
kỹ thuật nông nghiệp, khoa Sinh - KTNN Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô.
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Trịnh Văn Mỵ và tập thể cán bộ của
Trung tâm nghiên cứu và phát triển Cây có Củ - Viện cây Lương thực và cây
Thực phẩm đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình nghiên cứu đề tài.
Trong quá trình làm đề tài, tôi còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của
các tổ chức và cá nhân trong và ngoài trường. Nhân dịp này tôi xin trân trọng
cảm ơn phòng bộ môn Khoai Môn, Dong Riềng - Trung tâm nghiên cứu và
phát triển Cây có Củ - Viện cây Lương thực và cây Thực phẩm, Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội 2, đặc biệt là sự giúp đỡ, động viên của gia đình và bạn
bè trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên làm khóa luận

Nguyễn Thị Lan


Nguyễn Thị Lan

K36C Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các kết quả nghiên cứu, số liệu được trình bày trong
khóa luận: “Nghiên cứu kỹ thuật canh tác nâng cao năng suất, chất lượng
giống khoai môn XH tại Thanh Trì – Hà Nội” là công trình nghiên cứu của
cá nhân tôi, thực hiện dưới sự hướng dẫn của KS. Trần Thị Thanh Hƣơng Trung tâm nghiên cứu và phát triển Cây có Củ - Viện cây Lương thực và cây
Thực phẩm. Các kết quả tìm thấy trong khóa luận là trung thực và chưa từng
công bố trong bất kỳ nghiên cứu khoa học nào trước đây. Nếu sai, tôi xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên làm khóa luận

Nguyễn Thị Lan

Nguyễn Thị Lan

K36C Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp đại học


Trường ĐHSP Hà Nội 2
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 3
1.1. Nguồn gốc và lịch sử phát triển của cây Khoai môn ................................. 3
1.2. Giá trị dinh dưỡng và sử dụng của khoai môn ........................................... 3
1.2.1. Thành phần dinh dưỡng .......................................................................... 3
1.2.2. Giá trị kinh tế và sử dụng ........................................................................ 5
1.3. Phân loại cây khoai môn ............................................................................ 6
1.4. Đặc điểm hình thái và sinh lý của cây khoai môn ..................................... 7
1.4.1. Đặc điểm hình thái của cây khoai môn ................................................... 7
1.4.2. Đặc điểm sinh lý của khoai môn ............................................................. 9
1.5. Yêu cầu ngoại cảnh đối với cây khoai môn ............................................. 12
1.5.1. Nhiệt độ ................................................................................................. 12
1.5.2. Ánh sáng................................................................................................ 12
1.5.3. Đất ......................................................................................................... 12
1.5.4. Nước ...................................................................................................... 12
1.5.5. Dinh dưỡng............................................................................................ 13
1.6. Tình hình sản xuất khoai môn trên thế giới và Việt Nam ........................ 13
1.6.1 Tình hình sản xuất khoai môn trên thế giới ........................................... 13
1.6.2. Tình hình sản xuất khoai môn ở Việt Nam ........................................... 14
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 16
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 16
2.2. Địa điểm ................................................................................................... 16
2.3. Thời gian thực hiện .................................................................................. 16
2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 16
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm đồng ruộng .......................................... 16
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 19
Nguyễn Thị Lan


K36C Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 20
3.1. Ảnh hưởng mật độ trồng, mức phân bón đến sinh trưởng phát triển ...... 20
giống khoai môn XH tại Thanh Trì, Hà Nội ................................................... 20
3.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng, mức phân bón đến sâu bệnh hại giống
khoai môn XH tại Thanh Trì – Hà Nội ........................................................... 22
3.3. Ảnh hưởng mật độ trồng, mức phân bón đến năng suất và yếu tố cấu
thành năng suất giống khoai môn XH tại Thanh Trì, Hà Nội ......................... 26
3.4. Ảnh hưởng mật độ trồng, mức phân bón đến chất lượng ăn nếm giống
khoai môn XH tại Thanh Trì, Hà Nội ............................................................. 28
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 32
PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH ................................................................ 33

Nguyễn Thị Lan

K36C Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần các chất dinh dưỡng trong củ khoai môn ..................... 4
Bảng 1.2. Phân bố khoai môn – sọ trên thế giới trong những năm gần đây ... 13
Bảng 3.1. Ảnh hưởng mật độ trồng, mức phân bón đến sinh trưởng phát triển
giống khoai môn XH tại Thanh Trì, Hà Nội ................................................... 20
Bảng 3.2. Ảnh hưởng mật độ trồng, mức phân bón đến sâu khoang hại giống
khoai môn XH tại Thanh Trì, Hà Nội. ............................................................ 22
Bảng 3.3. Ảnh hưởng mật độ trồng, mức phân bón đến rệp hại giống khoai
môn XH tại Thanh Trì, Hà Nội. ...................................................................... 24
Bảng 3.4. Ảnh hưởng mật độ trồng, mức phân bón đến bệnh mốc sương hại
giống khoai môn XH tại Thanh Trì, Hà Nội. .................................................. 25
Bảng 3.5. Ảnh hưởng mật độ trồng, mức phân bón đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất giống khoai môn XH tại Thanh Trì, Hà Nội. ........... 26

.

Nguyễn Thị Lan

K36C Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Cây khoai môn (Colocasia esculenta (L.) Schott) là cây một lá mầm
thuộc chi Colocasia, họ Araceae. Là loại cây trồng thích nghi cao với vùng
nhiệt đới, là nguồn lương thực an toàn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đây là

loại cây trồng lấy củ quan trọng, không chỉ là nguồn cây lương thực chính của
các nước ở quần đảo Thái Bình Dương mà còn là nguồn lương thực, thực
phẩm tại nhiều quốc gia trên thế giới tập trung ở Châu Phi, Tây Ấn Độ, Nam
Mỹ và Châu Á [9].
Ở nước ta khoai môn là loại cây lấy củ quan trọng thứ 4 sau khoai tây,
khoai lang và sắn. Là loại cây góp phần đảm bảo an toàn lương thực và đáp
ứng yêu cầu chất lượng của thị trường tại các thị trấn và các thành phố lớn.
Cả củ, thân và lá khoai môn đều được sử dụng làm lương thực, thức ăn chăn
nuôi và công nghiệp chế biến. Mặc dù, không là nguồn thức ăn chính trong
các bữa ăn hàng ngày nhưng chúng vẫn được ưa chuộng trong nhiều món ăn
truyền thống và được coi là văn hóa ẩm thực của người Việt Nam dùng để chế
biến thành nhiều món ăn ngon như: Khoai chiên, khoai hầm xương, bánh
khoai… Củ khoai môn còn dùng trong công nghiệp chế biến bột dinh dưỡng
trẻ em [9]. Có thể sử dụng tinh bột khoai môn thay thế một số tinh bột phải
nhập khẩu từ nước ngoài để chế biến các loại bánh tươi, xúc xích, giò, chả…
Lá và dọc lá được sử dụng làm thực phẩm hoặc thức ăn chăn nuôi [6].
Tuy nhiên, trong sản xuất hiện nay sản lượng khoai môn không cao và
chất lượng ngày càng suy giảm. Điều này do nhiều nguyên nhân như: Sự khó
khăn về giống, kỹ thuật canh tác lạc hậu, sâu bệnh hại... trong đó, kỹ thuật
canh tác hợp lí là một trong những nguyên nhân cơ bản nhất, rất cần thiết để
nâng cao giá trị hàng hóa, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho
người nông dân.

Nguyễn Thị Lan

1

K36C Sinh - KTNN



Khóa luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Vì vậy, nghiên cứu biện pháp kỹ thuật canh tác để đề xuất các biện
pháp canh tác hợp lý có thể là một giải pháp tốt để phục hồi và phát triển
trồng trọt cây khoai môn bền vững cho các tỉnh phía bắc là yêu cầu cấp thiết
của sản xuất.
Xuất phát từ yêu cầu trên đang đặt ra đối với cây khoai môn, chúng tôi
tiến hành đề tài: “Nghiên cứu kỹ thuật canh tác nâng cao năng suất, chất
lượng giống khoai môn XH tại Thanh Trì, Hà Nội”
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu tổng quát:
Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật canh tác để giống khoai môn XH cho
năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ nhu cầu sản suất.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
Xác định mật độ trồng - mức phân bón thích hợp để giống khoai môn
XH cho năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ nhu cầu sản xuất.

Nguyễn Thị Lan

2

K36C Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc và lịch sử phát triển của cây Khoai môn
Có rất nhiều chứng minh thực vật học dân tộc cho thấy cây khoai môn
có nguồn gốc phát sinh tại Trung Nam Á như Ấn Độ hoặc bán đảo Malaysia.
Nhiều dạng khoai môn hoang dại cũng được phát triển tại nhiều nơi của vùng
cận Đông Nam Á. Từ trung tâm khởi nguyên, cây khoai môn được truyền bá
tới Đông Nam Á, Trung Quốc, Nhật Bản và tới các quần đảo Thái Bình
Dương. Từ châu Á, cây khoai môn được đưa tới các nước Ả Rập và Địa
Trung Hải. Vào khoảng 100 năm trước công nguyên, cây khoai môn được
trồng tại Trung Quốc và Ai cập, khoai môn được đưa tới châu phi hơn 2000
năm trước đây. Ngày nay khoai môn được trồng phổ biến ở khắp các vùng
nhiệt đới cũng như ôn đới ấm áp. Nhiều công trình khoa học cũng cho thấy
Việt Nam và các nước vùng Đông Nam Á như: Inđônêsia, Malaysia, Thái Lan
được coi là một trong những trung tâm đa dạng di truyền của cây khoai môn.
Ở nước ta khoai môn, đặc biệt là khoai môn nước được thuần hóa sớm
hơn cả cây lúa nước, cây khoai môn được người dân trồng phổ biến ở vườn
nhà, ngoài đồng ruộng, trên nương; ở mọi vùng sinh thái từ đồng bằng tới cao
nguyên và miền núi nhờ đặc tính dễ trồng, dễ nhân và bảo quản đơn giản. Từ
kết quả điều tra của của Trung tâm tài nguyên di truyền thực vật cho thấy tiềm
năng sản xuất khoai môn ở một số vùng như: Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng
Ninh, Sơn La, Hòa Bình và Lạng Sơn là rất lớn [3]. Hình thức sử dụng chúng
lại rất đa dạng: Làm rau, lương thực, thức ăn gia súc, chế biến cao, chế biến
sữa và trong vài trường hợp dùng chế thuốc truyền thống [10].
1.2. Giá trị dinh dƣỡng và sử dụng của khoai môn
1.2.1. Thành phần dinh dưỡng
Phần có giá trị kinh tế chính của khoai môn là củ cái, các củ con và ở
một số giống là dọc lá. Tùy theo giống mà thành phần các chất dinh dưỡng sẽ
thay đổi. Tỷ trọng tươi của củ được trình bày trong bảng 1.
Nguyễn Thị Lan


3

K36C Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Bảng 1.1. Thành phần các chất dinh dưỡng trong củ khoai môn
(khối lượng tươi)
Thành phần

Tỷ lệ ( %)

Nước

63 - 85

Cácbon hydrat (tinh bột)

13 - 29

Protein

1,4 - 3,0

Chất béo

0,16 - 0,36


Xơ thô

0,60 - 1,18

Tro

0,60 - 1,3

Vitamin C

7 – 9 mg/ 100g

Thiamin

0,18 mg/ 100g

Riboflavin

0,04 mg/ 100g

Niacin

0,9 mg/ 100g

Trong củ tươi, tùy thuộc vào giống, nước chiếm 63 – 85% và hydrat
cacbon chiếm 13 – 29%, trong đó tinh bột chiếm 77,9% với 4/5 là
amylopectin và 1/5 là amylose. Hạt tinh bột của khoai môn nhỏ rất dễ tiêu
hóa. Chính yếu tố này đã tạo cho khoai môn phù hợp như là món ăn đặc biệt
cho trẻ nhỏ bị dị ứng và những người bị rối loạn dinh dưỡng. Trong củ, tinh

bột tập trung nhiều ở phần dưới củ hơn trên chỏm củ.
Củ khoai môn chứa 7% protein theo khối lượng khô, thành phần chứa
nhiều axit amin cần thiết cho cơ thể. Lá khoai môn rất giàu protein, chứa
khoảng 23% protein theo khối lượng khô. Lá cũng giàu nguồn canxi, photpho,
sắt, vitamin C, thiamin, riboflavin và niacin là thành phần cần thiết cho chế độ
ăn uống của chúng ta. Lá khoai môn tươi có 20% chất khô trong khi dọc lá
chỉ có 6% chất khô.

Nguyễn Thị Lan

4

K36C Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

1.2.2. Giá trị kinh tế và sử dụng
Cây khoai môn sọ được sử dụng làm lương thực và thực phẩm khá phổ
biến trên thế giới. Các bộ phận của cây là củ cái, củ con, dọc lá và dải bò đều
có thể chế biến thành các món ăn. Trồng khoai môn sọ lãi hơn trồng lúa nếu
được chăm sóc đúng kĩ thuật, năng suất trung bình đạt 5 – 6 tấn/ha, có nơi đạt
12 – 13 tấn/ha với giá trung bình 7.000 – 10.000VNĐ/kg [4].
Mặt khác, người dân có thể trồng cây khoai môn sọ tại những vùng đất
xấu hoặc trồng xen với các loại cây khác để tăng thu nhập. Ngoài ra, một số
giồng khoai môn sọ dùng làm thuốc để chữa bệnh đau đầu, kiết lỵ, tê phù…
và một số giống lại trồng để làm cảnh.
Sản phẩm của khoai môn được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau:

+ Phiến và bẹ lá khoai môn được dùng làm rau
+ Củ khoai môn được dùng làm lương thực và thực phẩm
+ Các bộ phận của cây khoai môn được dùng làm thuốc: Theo Chuyên
gia dinh dưỡng Bùi Quang Sáng (Chủ nhiệm Khoa Dinh Dưỡng, Bệnh viện
Quân Y 354, Hà Nội) cho biết: Khoai môn có vị mát, tính bình, giúp giải
nhiệt cơ thể rất tốt. Ngoài ra, nguồn giá trị dinh dưỡng cao trong khoai còn
giúp người ăn bồi bổ cơ thể tránh khỏi bệnh tật. Ngoài ra còn chữa bệnh thận,
bệnh viêm khớp, u hạch, hỗ trợ chữa bệnh đái tháo đường.
Ngày nay, cây khoai môn đang trở thành một hình ảnh trong văn hóa
ẩm thực có mặt trong các ngày lễ, là quà tặng bày tỏ mối quan hệ rằng buộc.
Hơn nữa, ngày nay nó còn là cây làm tăng thu nhập cho nông dân nhờ bán
trên thị trường trong nước và quốc tế.
Khoai môn còn là mặt hàng nông sản được xuất khẩu sang Nhật Bản và
hiện nay được một số công ty mở ra hướng chế biến tinh bột. Có lẽ trong
tương lai không xa, cây khoai môn sẽ có vị trí xứng đáng trong sản xuất nông
nghiệp nước ta.

Nguyễn Thị Lan

5

K36C Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

1.3. Phân loại cây khoai môn
Phân loại cây khoai môn sọ

Trong hệ thống phân loại thực vật, loài khoai môn sọ có vị trí phân loại sau:
Giới (Kingdom)

Thực vật (Plantae)

Ngành (division)

Thực vật hạt kín (Magnoliophyta)

Lớp (class)

Một lá mầm (Monocotyledoneae)

Bộ (order)

Trạng tả (Alismatales)

Họ (family)

Ráy (Araceae)

Chi (genus)

Khoai môn (Colocasia)

Loài (species)

Colocasia esculenta

Cây khoai môn sọ thuộc chi Colocasia là một trong những loài được

trồng phổ biến vì có giá trị kinh tế hơn cả. Hai loài đầu tiên của chi Colocasia
được Linnes mô tả năm 1753 là Arum Colocasia và Arum esculentum (Hill,
1952) [7]. Năm 1789, hệ thống phân loại học các cây họ Ráy mới được
Heinrich Wilhelm Schott chính thức đưa ra, ông cũng đặt tên cho hai loài trên
là Colocasiaesculenta và Colocasia antiquorum. Cho đến thế kỉ XX đã có rất
nhiều công trình nghiên cứu phân loại các loài trong chi khoai môn sọ dựa
trên đặc điểm hình thái hoa và cơ quan sinh dưỡng nhưng vì có lịch sử lâu dài
trong nhân giống vô tính nên vấn đề phân loại thực vật trong chi này còn
nhiều điểm chưa thống nhất.
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, thực hiện quyết định của Thủ
tướng Chính phủ về “Kế hoạch hành động đa dạng sinh học Việt Nam”, dự án
“Thành lập ngân hàng gen quốc gia những loài thực vật hữu ích” của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang được triển khai tại Viện
Khoa học và Kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam. Kết quả thu thập các loài cây
trồng lấy củ bước đầu đã có được một tập đoàn giống khá lớn, đáng chú ý là
Nguyễn Thị Lan

6

K36C Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

tập đoàn giống khoai môn sọ (Colocasia esculenta) với hơn 290 mẫu giống
(chiếm 2/ 3 trong tập đoàn giống đã thu thập đang được bảo tồn và nghiên cứu
tại Trung tâm Tài nguyên di truyền khoai môn – sọ Việt Nam) [1].
Hiện nay theo điều tra của viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật Việt Nam

thì họ Ráy ở Việt Nam có 23 chi và 120 loài, trong chi Khoai môn
(Colocasia) có 2 loài. Tuy nhiên, các nghiên cứu phân loại chủ yếu sử dụng
các tài liệu đã có từ trước hay chỉ mới dừng lại ở mức độ nhận dạng của
các chi. Cho đến nay, vẫn chưa có một khía định loại các loài trong họ Ráy
nói chung và trong chi khoai môn (Colocasia) nói riêng [5].
Số lượng NST trong bộ NST lưỡng bội của giống khoai môn sọ nghiên
cứu được là: 2n = 22, 26, 28, 38, 42, trong đó phổ biến nhất là hai dạng 2n =
28 và 2n = 42. Sự sai lệch số lượng nhiễm sắc thể của giống khoai môn sọ có
thể do sự phát sinh đột biến đa bội và được duy trì thuận lợi nhờ sinh sản sinh
dưỡng. [5].
1.4. Đặc điểm hình thái và sinh lý của cây khoai môn
1.4.1. Đặc điểm hình thái của cây khoai môn
Cây khoai môn (Colocasia esculenta) là cây thân thảo, thường cao từ
0,5 – 2,0 m. Cây môn gồm có một củ cái ở giữa thường nằm dưới đất, từ đó lá
phát triển lên trên, rễ phát triển xuống dưới, trong khi củ con, củ nách và các
dải bò lại phát triển sang các bên.
a) Rễ
Hệ thống rễ của khoai môn là rễ chùm mọc ở đốt mầm, ngắn, phân bố
chủ yếu ở tầng đất có độ sâu tối đa 1 m. Rễ phát triển thành nhiều tầng, số
lượng rễ và chiều dài rễ phụ thuộc vào từng giống và đất trồng. Rễ thường có
màu trắng có chứa Anthocianin.
b) Thân
Cây khoai môn chỉ có thân giả trên mặt đất, củ cái chính được coi là
cấu trúc thân chính của cây (được goi là thân củ). Trên thân củ có nhiều đốt,
Nguyễn Thị Lan

7

K36C Sinh - KTNN



Khóa luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

mỗi đốt có mần phát triển thành nhánh. Sau mỗi dọc lá lụi đi thì trên thân củ
thêm một đốt và thân củ dài thêm ra. Bề mặt củ được đánh dấu bởi vòng tròn
gọi là chân dọc củ. Đó là điểm nối của những lá vảy hoặc lá già. Nhiều mầm
bên phân bố trên những đốt củ. Đỉnh của củ cái chính là điểm sinh trưởng của
cây. Sự mọc lên của cây đều bắt đầu từ đỉnh củ cái.
c) Lá
Lá chính là phần duy nhất nhìn thấy trên mặt đất, quyết định chiều cao
của cây. Mỗi lá được cấu tạo bởi một dọc lá thẳng và một phiến lá.
Phiến lá có dạng hình khiên, gốc hình tim, có rốn ở gần giữa. Phiến lá
nhẵn, chiều dài biến động từ 20 – 70 cm và bề rộng từ 15 – 50 cm kích thước
lá chịu ảnh hưởng rất lớn từ điều kiện ngoại cảnh. Lá đạt cỡ lớn nhất ở giai
đoại sắp ra hoa. Màu phiến lá biến động từ xanh nhạt đến tím thẫm phụ thuộc
vào kiểu gen. Trên phiến lá có 3 tia gân chính, một gân chạy thẳng từ điểm
nối dọc lá với phiến lá tới đỉnh phiến lá. Hai gân còn lại chạy ngang về hai
đỉnh của thùy lá. Từ 3 gân chính có nhiều gân nhỏ nổi phát ra tạo thành hình
bắt lưới.
d) Dọc lá
Dọc lá mập có bẹ ôm chặt ở phía gốc tạo lên thân giả. Chiều dài dọc lá
phụ thuộc vào kiểu gen biến động từ 35 – 160 cm. Màu dọc lá biến động từ
xanh nhạt tới tím đậm. Dọc và lá không phải khi nào cũng cùng màu. Bẹ của
dọc thường là dạng ôm có chiều dài khoảng 1/3 chiều dài của dọc. Gần lúc
thu hoạch củ, dọc lá ngày càng ngắn lại và phiến lá cũng nhỏ đi.
e) Củ
Gồm 3 phần: vỏ ngoài, vỏ áo và lõi củ (thịt củ). Vỏ ngoài có thể nhẵn,
sần sùi được phủ bằng những lớp vẩy có màu nâu đậm. Lớp vỏ áo nằm giữa

vỏ ngoài và lõi củ. Trong lõi củ, ngoài có chứa nhiều hạt tinh bột còn có sơ
củ. Sắc tố trong củ biến động từ trắng, vàng nhạt, vàng đậm đến hồng đỏ và
tím đậm. Thỉnh thoảng quan sát trên đồng ruộng thấy ở một số giống có dải
Nguyễn Thị Lan

8

K36C Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

bò phát triển ngang trên bề mặt đất. Từ mắt của dải bò sẽ phát triển dễ và mọc
chồi phát triển thành cây con mới.
g) Hoa
Hoa của khoai môn có dạng bông mo, mọc ra từ nách lá hoặc từ giữa bẹ
của lá không mở. Mỗi cây có thể có từ một cụm hoa trở lên. Cụm hoa mọc
đơn độc ngắn hơn cuống lá.
Cụm hoa cấu tạo bởi một cuống ngắn, một bông mo và một bẹ mo, bẹ
mo có chiều dài khoảng 20 cm ôm lấy bông mo. Trục bông mo ngắn hơn bẹ
mo, có 4 phần: Phần hoa cái dưới cùng, tiếp đến một phần không sinh sản,
trên nữa là phần hoa đực, cuối cùng là phần phụ không sinh sản, hình nhọn.
Hoa không có bao, hoa đực có nhị tụ nhiều cạnh, bao phấn nứt rãnh.
Hoa cái có bầu một ô, vòi rất ngắn. Hình thức thụ phấn của khoai môn chủ
yếu nhờ gió.
h) Quả
Quả mọng có đường kính khoảng 3 – 5 cm và chứa nhiều hạt. Mỗi hạt
ngoài phôi còn có nội nhũ.

Loài khoai môn là loài cây dị hợp tử, có biến dị cao. Điều này đã được
nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến. Cho đến nay vẫn chưa thể mô tả được hết
các kiểu biến dị hình thái của nó. Trong hầu hết trường hợp, các nhà khoa học
chỉ mô tả những tính trạng quan trọng nhất và ổn định về mặt di truyền [4].
1.4.2. Đặc điểm sinh lý của khoai môn
a) Đặc điểm sinh trưởng phát triển
Cây khoai môn thuộc loại thân thảo nhưng nó tồn tại từ năm này sang
khác nhờ củ cái và củ con. Từ khi trồng đến khi thu hoạch cây khoai môn sọ
trải qua 3 thời kỳ sinh trưởng: Ra rễ mọc mầm, sinh trưởng thân là, phình to
của thân củ. Các thời kỳ sinh trưởng phát triển này chịu ảnh hưởng trực tiếp
của các yếu tố cấu thành năng suất.

Nguyễn Thị Lan

9

K36C Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

* Giai đoạn ra rễ mọc mầm: Ngay sau khi mọc mầm, rễ hình thành và
phát triển nhanh chóng, tiếp đó là sự phát triển nhanh của chồi củ. Chồi mần
ra khỏi mặt đất thì rễ dài khoảng 3 – 5 cm. Sự phát triển của rễ tỷ lệ thuận với
sự phát triển của lá: Cứ ra một lá thì lại sinh thêm một lớp rễ. Từ khi chồi
mầm nhú lên khỏi mặt đất đến khi phát triển lá thứ nhất mất khoảng 15 - 20
ngày, sau đó trung bình 10 – 12 ngày ra một lá. Từ lúc lá nhú lên đến khi nở
hoàn toàn mất 4 – 5 ngày. Tuổi thọ của lá khoảng 32 – 37 ngày. Khi ra đến lá

thứ 4, thứ 5 thì lá thứ nhất bắt đầu héo, sau đó cứ được 2 - 3 lá thì có 1 lá héo.
* Giai đoạn sinh trưởng thân lá: Đặc trưng bởi sự phát triển thân lá và
hình thành củ cái. Khi tốc độ ra lá nhanh cũng là lúc diện tích lá tăng nhanh
nhất. Sự hình thành của củ cái bắt đầu sau trồng khoảng 3 tháng, ngay sau đó
là sự hình thành của củ con. Trong giai đoạn này cây cũng đẻ nhánh phụ. Sự
phát triển của lá và chồi giảm mạnh sau trồng khoảng 5 – 6 tháng. Vào thời
điểm đó, số lá mọc ra chậm lại, chiều dài của dọc cũng giảm, giảm tổng diện
tích lá trên cây và giảm cả chiều cao cây trung bình trên đồng ruộng. Hiện
tượng này gọi là hiện tượng khoai xuống dọc.
* Giai đoạn phình to của thân củ: Thời gian củ cái và củ con phát triển
chậm nhưng khoảng tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 (phụ thuộc vào giống ngắn
ngày hay dài ngày), khi phát triển của chồi giảm thì củ cái và củ con phát triển
rất nhanh. Cuối vụ (đầu vụ khô) bộ rễ và các chồi chính chết là thời điiểm thu
hoạch củ. Nếu củ không được thu hoạch thì củ cái và củ con cho phép cây tồn
tại qua mùa khô và mọc vào cây mới ở vụ tiếp theo. Những vùng không có
mùa khô, sau khi thân tàn củ lại mọc mầm mới và tiếp tục phát triển. Qua
trình ra hoa và kết hạt ở khoai môn là rất hiếm , chỉ xảy ra với một số kiểu
gen. Hoa quan sát thấy khá sớm cùng với sự hình thành của củ, hoa được thụ
phấn nhờ côn trùng.
Tuy nhiên, các giống đều kết thúc vòng đời trên đồng ruộng mà không
có thời kì ra hoa. Ở Việt Nam trong điều kiện tự nhiên chỉ có các giống khoai
Nguyễn Thị Lan

10

K36C Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp đại học


Trường ĐHSP Hà Nội 2

nước thường ra hoa, còn khoai sọ rất hiếm. Từ khi bắt đầu ra hoa đến khi hoa
bắt đầu lụi mất khoảng 20 -25 ngày.
Cây khoai môn sinh sản chủ yếu bằng phương thức vô tính nhưng khi
theo dõi một vòng đời hoàn chỉnh của nó ta thấy cây khoai môn có thể ra hoa
và nhân giống bằng hạt như các loài cây có củ khác thuộc họ Ráy.
Vòng đời của khoai môn có thể nhận biết được khi phân tích bề mặt củ
cái với các phần sót lại của lá, dải bò hoặc chồi non, cụm hoa, rễ và thậm chí
những vết bệnh gây ra bởi côn trùng. Từ số lá còn lại trên củ, nếu biết thời
gian cần thiết để phát triển mỗi lá mới sẽ cho phép ước lượng tuổi của cây.
Phân tích phần sót lại của các cụm hoa (số cụm và số cuống hoa mỗi cụm) sẽ
biết được chính xác khả năng ra hoa của cây. Sự biến đổi của đường kính củ
cho biết sự thay đổi của điều kiện ngoại cảnh. Củ thường bị thắt lại khi đất bị
khô hạn hoặc bị ngập nước trong thời gian nhất định.
b) Đặc điểm sinh lý
Hiện tượng ra hoa và kết hạt ở khoai môn khá hiếm trong điều kiện tự
nhiên. Hầu hết các giống đều kết thúc vòng đời trên đồng ruộng không có thời
kỳ ra hoa, một số khác không bao giờ ra hoa. Trong nhều năm, đặc điểm này
đã hạn chế rất lớn đến công tác cải tiến giống môn bằng phương pháp lai tạo.
Hiện nay vẫn đề này đã được giả quyết khi phát hiện ra axit gibberellic (GA)
có tác động làm cho cây khoai môn ra hoa (Wilson, 1979).
Thường khi cây môn trồng từ củ cái hoặc củ con được 3 – 5 lá trên đồng
ruộng, người ta tiến hành xử lý với 15.000 ppm GA3 hoặc để lại cây khoai lại
trên đồng ruộng khi cây đã lụi lá, đến sang năm, khi những cây đó ra những lá
đầu tiên thì xử lý GA3 với nồng độ như trên. Cả hai phương pháp sau khi xử
lý khoảng 2 – 4 tháng cây sẽ ra hoa.

Nguyễn Thị Lan


11

K36C Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

1.5. Yêu cầu ngoại cảnh đối với cây khoai môn
1.5.1. Nhiệt độ
Khoai môn yêu cầu nhiệt độ trung bình ngày trên 21oC. Để sinh trưởng
phát triển bình thường. Khoai môn không thể sinh trưởng phát triển tốt trong
điều kiện sương mù vì khoai môn có nguồn gốc của vùng đất thấp, mẫn cảm
với điều kiện nhiệt độ. Năng suất có xu hướng giảm dần khi nơi trồng có nhiệt
độ cao tăng dần. Nhiệt độ thấp làm cây giảm sinh trưởng và cho năng suất
thấp.
1.5.2. Ánh sáng
Cây khoai môn đạt năng suất cao nhất trong điều kiện cường độ ánh
sáng cao, tuy nhiên nó là cây chịu được bóng râm hơn hầu hết các cây khác.
Điều này có nghĩa là nó có thể cho năng suất hợp lý thậm chí trong điều kiện
che bóng nơi các cây trồng khác không thể phát triển được. Đây là một đặc
tính đặc biệt khiến cây khoai môn là cây trồng xen lý tưởng với cây ăn quả
hoặc cây trồng khác. Ánh sáng mặt trời cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng phát
triển của cây khoai môn. Sự hình thành củ được tăng cường trong điều kiện
ngày ngắn, trong khi hoa lại nở mạnh trong điều kiện ngày dài.
1.5.3. Đất
Cây khoai môn là loại cây có thể thích ứng được với nhiều loại cây khác nhau
và được trồng nhiều ở loại đất tương đối chua, thành phần tương đối nhẹ và
nhiều mùn. Như vậy, cây khoai môn là loại cây chịu được hạn, chịu đất chua,

đất mặn, đất nghèo dinh dưỡng, phù hợp để khai thác tại những vùng sinh thái
khó khăn, nơi những cây trồng khác không thể trồng được hoặc kém phát
triển. Khoai môn là loại cây dài ngày, yêu cầu độ ẩm khá cao cho sinh trưởng
và phát triển[2] [10].
1.5.4. Nước
Do có bề mặt thoát hơi nước lớn nên cây khoai môn có yêu cầu về độ ẩm
đất cao để phát triển. Cây cần lượng mưa hoặc tưới khoảng 1500 – 2000 mm
Nguyễn Thị Lan

12

K36C Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

để cho năng suất tối ưu. Cây phát triển trong điều kiện đất ướt hoặc điều kiện
ngập. Trong điều kiện khô hạn cây giảm năng suất củ rõ rệt.
1.5.5. Dinh dưỡng
Cây khoai môn phát triển tốt nhất trên đất có độ pH trong khoảng
5,5 – 6,5. Một đặc tính quý của khoai môn là một số giống có tính chống chịu
mặn cao. Chính vì vậy ở Nhật Bản và Ai Cập, cây môn – sọ được sử dụng
như cây trồng đầu tiên để khai hoang đất ngập mặn. Điều này cho thấy tiềm
năng sử dụng cây môn - sọ để khai thác một số vùng sinh thái khó khăn nơi
những cây trồng khác không thể trồng được.
1.6. Tình hình sản xuất khoai môn trên thế giới và Việt Nam
1.6.1 Tình hình sản xuất khoai môn trên thế giới
Khoai môn – sọ tập trung chủ yếu ở châu lục là Châu Phi có diện tích

lớn nhất 876 nghìn ha, sau đó là Châu Á 144 nghìn ha (tập trung ở các nước
Trung Quốc, Nhật Bản, Philippines, Thái Lan) và ít nhất thuộc về Châu Đại
Dương có 46 nghì ha (điển hình tại 5 nước Papua New Guinea, Samoa, Đảo
Solomon, Tonga và Fiji). Về năng suất cho thấy năng suất khoai môn - sọ ở
Châu Á cao nhất đạt trung bình 12,6 tấn/ha (trong đó Năng suất khoai môn sọ tại Trung Quốc cao nhất thế giới đạt TB 16, 8 tấn/ha) gấp 2,0 – 2,5 lần
năng suất khoai sọ ở Châu Phi và Châu Đại Dương.
Bảng 1. 2. Phân bố khoai môn - sọ trên thế giới trong những năm gần đây
Châu
lục

Toàn
Năm thế
giới

Châu
Phi

Bắc +
Trung
Mỹ

Nam

Châu

Mỹ

Á

Châu

Đại
Dương

1998 0,381 0,207 0,0016 0,00076 0,131 0,042
Diện tích 1999 1,421 1,247 0,0018 0,00076 0,130 0,041
(triệu ha) 2000 1,450 1,276 0,0018 0,00076 0,129 0,042
2001 1,463 1,291 0,0018 0,00076 0,127 0,042

Nguyễn Thị Lan

13

Châu
Âu
Không
trồng
khoai
môn –

K36C Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp đại học

1998 6,30
Năng suất 1999 6,23
(tấn/ha)
2000 6,12
2001 6,13


Trường ĐHSP Hà Nội 2

5,42

10,08

5,4

14,5

5,9

5,35

10,12

5,4

14,5

6,4

5,22

10,23

5,4

14,9


6,3

5,23

10,13

5,4

15,1

6,5

1998 8,706 6,538 0,0161 0,0041
Sản lượng 1999 8,855 6,672 0,0182 0,0041
(triệu tấn) 2000 8,878 6,662 0,0185 0,0041
2001 8,974 6,756 0,0183 0,0041

sọ

1,900 0,247
1,899 0,261
1,928 0,265
1,923 0,273
Nguồn FAO 2001

Cũng theo số liệu của FAO tính đến năm 2004 nước có diện tích trồng
khoai môn - sọ lớn nhất là Trung Quốc là 86,881ha, tiếp đến là Nigeria:
59,400ha. Về năng suất, Châu Á có năng suất bình quân cao nhất là
15,1tấn/ha, còn Châu Phi có năng suất thấp nhất 5,23 tấn/ha. Quốc gia trồng
khoai môn - sọ có năng suất cao nhất là Cyprus đạt tới 27,4 tấn/ha, nước trồng

có năng suất thấp nhất là Togo chỉ đạt 1,2 tấn/ha.
Năm 2005, tổng sản lượng khoai môn – sọ trên thế giới đạt 9,2 triệu
tấn. Trong đó, nước có sản lượng khoai môn – sọ lớn nhất là Nigeria với
sản lượng đạt 4,0 triệu tấn. Tiếp sau đó là Ghana 1,8 triệu tấn, China 1,6
triêu tấn (FAO, 2005) [9].
1.6.2. Tình hình sản xuất khoai môn ở Việt Nam
Ở Việt Nam nghề trồng khoai môn đã có từ lâu đời, khoai môn đã là
nguồn lương thực quan trọng đối với nhiều dân tộc Việt Nam trong suốt
thời gian dài khi nền kinh tế chưa phát triển. Khoai môn đã được thuần hóa
sớm trước cả cây lúa. Nó đã từng là cây lương thực quan trọng của cư dân
các vùng châu thổ Sông Hồng, Sông Cửu Long. Ngày nay cây khoai môn
được trồng khá rộng rãi, những năm gần đây diện tích trồng khoai môn sọ
hàng năm đã lên tới khoảng 15.000 ha, xếp thứ tư về diện tích trồng sau cà
Nguyễn Thị Lan

14

K36C Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

chua, sắn và khoai lang. Khoai môn được coi là cây chiến lược xóa đói giảm
nghèo ở nhiều nơi, với thị trường tiêu thụ khá phong phú cây khoai môn có
thể đem lại lợi nhuận kinh tế cao gấp 3 lần trồng lúa, kĩ thuật canh tác và
chăm sóc không đòi hỏi phức tạp mỗi vụ cây khoai môn có thể cho năng
suất cao hơn 29 tấn/ ha. [10].
Miền Bắc nước ta khoai môn chủ yếu được trồng ở các tỉnh miền núi

và trung du, ít trồng ở vùng đồng bằng đất thấp bị ngập nước vì dễ sượng
và ngứa. Các tỉnh trồng nhiều khoai môn sọ như Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên
Quang, Thanh Hóa, Bắc Giang, Quảng Ninh.
Theo kết quả của điều tra của Trung tâm tài nguyên di truyền, Viện
khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam cho thấy, diện tích trồng khoai
môn có su hướng giảm trong những năm gần đây nhưng vẫn còn nhiều
giống địa phương được người nông dân trồng phổ biến cả ở trong vườn nhà
cũng như ở ngoài ruộng. Có thể nói, mặc dù thực tiễn tồn tại nhưng vai trò
của khoai môn trong sản xuất nông nghiệp Việt Nam là không thể phủ nhận
và được xã hội thừa nhận nhưng chỗ đứng của chúng vẫn chưa xứng đáng
với tiềm năng. Tuy nhiên trong tương lai, khoai môn sẽ được phát triển
trong những điều kiện sinh thái mà những cây trồng khác rất khó tìm thấy
chỗ đứng.
Giống khoai môn củ to, nhiều tinh bột, ăn ngon được trồng chủ yếu ở

các tỉnh miền núi như Yên Bái, Lai Châu, Thái Nguyên, Bắc Kạn…
Ngược lại các tỉnh phía Nam như An Giang, Bến Tre, Cần Thơ… Khoai
môn được trồng nhiều ở vùng đất bãi, đồng bằng để bán cho các cơ sở
xuất khẩu. Nước ta hiện nay có rất nhiều giống khoai môn khác nhau,
trong đó có một sồ giống nổi tiếng như khoai ruột đỏ, ruột tím ở Bắc
Kạn; khoai sáp ruột vàng ở Ninh Bình, Lục Yên (Yên Bái), khoai sọ núi
Lai Châu, khoai Chũ (Bắc Giang) [10].
Nguyễn Thị Lan

15

K36C Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp đại học


Trường ĐHSP Hà Nội 2

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên giống khoai môn XH tại Trung tâm nghiên cứu và
phát triển cây có củ - Viện cây lương thực và thực phẩm.
2.2. Địa điểm
Tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển Cây có củ - Viện cây lương
thực và thực phẩm - Thanh Trì - Hà Nội.
2.3. Thời gian thực hiện
Ngày trồng: 15/02/3013
Ngày thu : 25/11/2013
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm đồng ruộng
- Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 3 lần nhắc
lại kích thước ô thí nghiệm 20 m2 .
- Phương pháp chọn củ giống: Đồng đều về kích cỡ.
- Mật độ trồng 30.000 cây/ha.
- Khoảng cách trồng: Hàng x hàng
Cây x cây

: 1,2 m
: 0,27 m

- Mức phân bón, mật độ trồng được thực hiện theo quy trình sản xuất
khoai môn phổ biến ngoài sản xuất.

Nguyễn Thị Lan


16

K36C Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

MẬT ĐỘ TRỒNG VÀ MỨC ĐỘ PHÂN BÓN
Phân bón

P1

P2

P3

M1

M1P1

M1P2

M1P3

M2

M2P1


M2P2

M2P3

M3

M3P1

M3P2

M3P3

Mật độ

Mức phân bón (kg/ha)

Mật độ (cây/ha)

P1

P1: 15.000 PC: 150N: 100P2O5:150K2O

M1

25.000

P2

P2: 15.000 PC: 200N: 100P2O5:150K2O


M2

30.000

P3

P2: 15.000 PC: 200N: 100P2O5:200K2O

M3

35.000

SƠ ĐỒ THÍ NGHIỆM - MẬT ĐỘ, PHÂN BÓN
Ngày trồng: 15/02/2013
Ngày thu: 25/11/2013
Địa điểm: Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây có củ
Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội

M2P2

M3P2

M1P2

M2P3

M3P3

M1P3


M2P1

M3P1

M1P1

M2P3

M3P3

M1P3

M2P1

M3P1

M1P1

M2P2

M3P2

M1P2

M2P1

M3P1

M1P1


M2P2

M3P2

M1P2

M2P3

M3P3

M1P3

BẮC

NAM

ĐÔNG

TÂY
Ghi chú: Chiều dài ô: 16,7 m
Chiều rộng: 1,2 m
Nguyễn Thị Lan

17

K36C Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp đại học


Trường ĐHSP Hà Nội 2

2.4.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp đánh giá
Đánh giá chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển:
+ Thời gian mọc: Có ít nhất 50% số cây mọc.
+ Tỷ lệ mọc (%) số cây mọc trên ô.
+ Đánh giá sức sống (sức sinh trưởng):
Tính theo thang điểm (1 - 9 điểm)
Điểm 1: Rất xấu;

Điểm 9: Rất tốt

+ Đánh giá độ đồng đều: Tính theo thang điểm (1 - 9 điểm)
Điểm1 : Rất không đều;

Điểm 3: Không đồng đều;

Điểm 5: Trung bình;

Điểm 7: Đồng đều

Điểm 9: Rất đồng đều
+ Cao cây (cm): Đo từ sát mặt đất đến giáp cuống lá, đo lá cao nhất của
5khóm/ô) (Đo vào giai đoạn cây sinh trưởng phát triển tốt nhất 150 ngày sau
trồng)
+ Số lá/thân: Đếm số lá từ khi mọc đến khi kết thúc vòng đời của cây (đếm
số lá của 5khóm/ô)
Đánh giá về sâu bệnh hại:
+ Đánh giá sâu (sâu khoang, rệp): Tính theo thang điểm (1 – 9 điểm)

Sâu hại:

Điểm 1: Chưa bị sâu hại;

Điểm 3: Sâu hại nhẹ

Điểm 5: Trung bình

Điểm 7: Sâu hại nặng

Điểm 9: Sâu hại rất nặng
+ Đánh giá bệnh mốc sương: Tính theo thang điểm 1 - 9 điểm
Bệnh hại: Điểm 1: Chưa bị bệnh hại
Điểm 5: Trung bình

Điểm 3: Bệnh hại nhẹ
Điểm 7: Bệnh hại nặng

Điểm 9: Bệnh hại rất nặng

 Đánh giá năng suất – Yếu tố năng suất:
+ Số khóm thu/ô, Khối lượng củ kg/khóm, Khối lượng củ kg/ô
+ Năng suất (tấn/ha) .
Nguyễn Thị Lan

18

K36C Sinh - KTNN



×