Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Nghiên cứu phân loại chi lưỡi thảo (lindernia ALL ) ở trạm đa dạng sinh học mê linh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 44 trang )

1

MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Từ những nét đặc trƣng riêng của giới thực vật, động vật, nấm,.. chúng đã tạo
nên thế giới sinh vật đa dạng và phong phú. Với khả năng tự dƣỡng đƣợc thể hiện
qua quá trình quang hợp, thực vật có thể chuyển hóa năng lƣợng mặt trời thành
năng lƣợng hóa học dự trữ cần thiết cho tất cả sinh vật trên Trái Đất. Nhờ quá trình
này, sự cân bằng khí CO2 và O2 trong khí quyển đƣợc đảm bảo đến sự sống đồng
thời tồn tại. Có thể nói: không có thực vật thì không có sự sống trên Trái đất.
Nhận thức đƣợc sự quan trọng đó, thực vật đã trở thành đối tƣợng nghiên cứu
cấp thiết của khoa học sinh học ngay từ thuở sơ khai. Trên thế giới cũng nhƣ Việt
Nam đã có rất nhiều chuyên ngành khoa học nghiên cứu về thực vật. Trong đó,
chuyên ngành Phân loại thực vật đóng vai trò nền tảng. Phân loại thực vật một cách
chính xác sẽ cung cấp tài liệu cho nhiều ngành khoa học khác có liên quan.
Chi Lƣỡi thảo (Lindernia All.) thuộc họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae). Ở
Việt Nam, tuy là một chi nhỏ nhƣng chúng có mặt ở nhiều nơi, cho đến nay tất cả
các loài đều đƣợc sử dụng làm thuốc.
Để chuẩn bị cho việc nghiên cứu một cách toàn diện về phân loại chi Lƣỡi thảo
ở Việt Nam và góp phần cung cấp dữ liệu cho việc nhận biết, sử dụng các loài thuộc
chi này, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu phân loại chi Lƣỡi thảo
(Lindernia All.) ở Trạm đa dạng Sinh học Mê Linh, Vĩnh Phúc”.
Mục đích nghiên cứu
Hoàn thành công trình khoa học về phân loại chi Lƣỡi thảo (Lindernia All.) ở
Việt Nam một cách có hệ thống, làm cơ sở cho việc nghiên cứu họ Hoa mõm chó
(Scrophulariaceae), phục vụ cho việc biên soạn Thực vật chí Việt Nam và cho
những nghiên cứu có liên quan.
Nội dung nghiên cứu
-

Tìm hiểu và điều tra số loài thuộc chi Lƣỡi thảo (Lindernia All.) ở Trạm đa


dạng sinh học Mê Linh (Vĩnh Phúc)


2

-

Phân tích các hệ thống phân loại chi Lƣỡi thảo (Lindernia All.) trên thế giới và
ở Việt Nam, từ đó lựa chọn hệ thống phù hợp để sắp xếp chi và các loài thuộc
chi Lƣỡi thảo ở Trạm đa dạng Sinh học Mê Linh, Vĩnh Phúc.

-

Xây dựng khoá định loại các loài thuộc chi Lƣỡi thảo (Lindernia All.) ở Trạm
đa dạng Sinh học Mê Linh, Vĩnh Phúc.

-

Xây dựng bản mô tả các loài thuộc chi Lƣỡi thảo (Lindernia All.) ở Mê Linh,
Vĩnh Phúc.

-

Tìm hiểu giá trị tài nguyên các loài thuộc chi Lƣỡi thảo (Lindernia All.) ở Trạm
đa dạng Sinh học Mê Linh, Vĩnh Phúc.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
-

Ý nghĩa khoa học: Cung cấp những dữ liệu cơ bản phục vụ cho việc viết Thực

vật chí Việt Nam về họ Hoa mõm chó ở Việt Nam; bổ sung kiến thức cho
chuyên ngành phân loại thực vật và cơ sở dữ liệu cho những nghiên cứu sau
này về chi Lƣỡi thảo (Lindernia All.) ở Việt Nam.

- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Kết quả của đề tài phục vụ trực tiếp cho y dƣợc, tài nguyên sinh vật,….
+ Góp phần trong việc nghiên cứu cây thuốc ở Việt Nam nói chung và chi
Lƣỡi thảo nói riêng.
Điểm mới của đề tài
- Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam tiến hành phân loại chi Lƣỡi thảo
(Lindernia All.) ở Việt Nam một cách đầy đủ và có hệ thống.
Bố cục khoá luận: gồm …trang, ..hình vẽ, ..ảnh, ..bản đồ, ..bảng đƣợc chia thành
các phần chính nhƣ sau: Mở đầu (..trang), chƣơng 1 (Tổng quan tài liệu: ..trang),
chƣơng 2 (Đối tƣợng, phạm vi, thời gian và phƣơng pháp nghiên cứu: ..trang),
chƣơng 3 (Kết quả nghiên cứu: ..trang),( kết luận và kiến nghị: …trang), tài liệu
tham khảo: ..tài liệu; và bảng tra tên khoa học và tên Việt Nam, các phụ lục khác.


3

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các nghiên cứu trên th giới
Chi Lƣỡi thảo (Lindernia All.) với khoảng 70 loài, phân bố ở khắp nơi nhƣng
chủ yếu ở những khu vực nhiệt đới trên toàn thế giới. [3]. Chi Lƣỡi thảo (Lindernia
All.) đƣợc chính thức công bố vào năm 1766 bởi Alliioni. Sau Alliioni, nhiều tác giả
cũng đề cập đến chi Lindernia trong các công trình nghiên cứu nhƣ Backer C. A. &
Bakhuizen R. C. (1965), Hutchinson J. (1969), A. Takhtajan (2009),… Hầu hết các
tác giả này đều cho rằng chi Lƣỡi thảo nằm trong họ Hoa mõm chó
(Scrophulariaceae).
Ở một số nƣớc lân cận với Việt Nam, cũng có một số công trình nghiên cứu đề

cập đến phân loại chi Lƣỡi thảo (Lindernia All.) nhƣ:
+ Backer C. A. & Bakhuizen R. C. (1965) [ ] khi nghiên cứu hệ thực vật ở đảo Java
(Indonesia) đã mô tả chi Lindernia, xếp chi này vào họ Scrophulariaceae. Tác giả đã
mô tả 3 loài có trong vùng nghiên cứu là: L. ciliata, L. crustacea, L. ruelloides.
Trong công trình này, tác giả đã mô tả các loài dƣới dạng khóa phân loại, không có
hình ảnh minh họa.
+ J. D. Hooker (1883) [??] khi nghiên cứu hệ thực vật Ấn Độ trong “Flora of British
India” đã xếp các loài thuộc chi Lƣỡi thảo (Lindernia) vào chi Vandellia do cùng có
đặc điểm cây thuộc dạng thảo một năm, lá mọc đối, cụm hoa chùm, đài dạng ống
không đều, nhị hữu thụ 4, núm nhụy xẻ 2 thùy, quả nang. Về sau, một số loài đã
đƣợc chuyển sang chi Lƣỡi thảo nhƣ Vandellia crustacea, V. elata, V.
mummulariifolia,…
+ H. – Y. Liu (1998) [ ] khi nghiên cứu hệ thực vật vùng lãnh thổ Đài Loan công bố
trong công trình„„Flora of Taiwan‟‟ đã xếp chi Lƣỡi thảo vào trong họ
Scrophulariaceae và công bố 15 loài thuộc vùng nghiên cứu. Trong công trình này,
tác giả đã mô tả đặc điểm hình thái của chi, xây dựng khóa định loại đến loài, cùng
các thông tin về phân bố và sinh thái, không có hình vẽ minh họa.
+ T. C. Tsoong & T. C. Ku trong công trình “Flora Reipublicae popularis sinicae”
(1979) [///] nghiên cứu về hệ thực vật Trung Quốc đã mô tả chi Lindernia, xếp chi
này vào họ Scrophulariaceae, ghi nhận 29 loài thuộc chi này với khóa phân loại các


4

loài thuộc chi, mô tả chi tiết loài và một vài hình vẽ minh họa (tiếng Trung Quốc).
Về sau Hong Deyuan et al. [??] đã tái bản có bổ sung công trình này bằng tiếng
Anh. Tập thể tác giả vẫn đi theo quan điểm của T. C. Tsoong & T. C. Ku, công bố
chi Lindernia với 29 loài trong đó có L. antipoda, L. ciliata, L. crustacea, L.
ruelloides.
+ Năm 1990, T. Yamazaki trong “Flora of Thailand” [???], đã mô tả cụ thể đặc

điểm của chi Lƣỡi thảo, xây dựng khoá định loại các loài, cung cấp các thông tin về
danh pháp, đặc điểm phân bố, sinh thái và giá trị sử dụng của 31 loài có ở Thái Lan.
Một số loài có hình ảnh minh họa.
+ Bên cạnh đó, còn có một số công trình của các tác giả nghiên cứu về một vùng
nhỏ của Trung Quốc nhƣ Flora of Yunnanensis, Flora of Cantoniensis, Flora of
Hongkongensis,….
1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam:
Cho đến nay các công trình nghiên cứu họ Hoa mõm chó nói chung và chi
Lƣỡi thảo nói riêng ở Việt Nam còn rất ít. Ngƣời đầu tiên đề cập đến chi Lƣỡi thảo
(Lindernia) là nhà thực vật ngƣời Pháp - Bonati trong công trình “Flore General de
L‟Indo-Chine”, tác giả đã ghi nhận ? loài có Đông Dƣơng, trong đó có ? loài ở Việt
Nam nhƣ L. crustacea. [////].
T. Yamazaki (1985) [21], trong công trình „„Flore du Cambodge du Laos et du
Viet Nam‟‟ đã mô tả đặc điểm của chi Lƣỡi thảo, xác định khóa định loại và mô tả ?
loài có ở Đông Dƣơng, trong đó ? loài có ở Việt Nam nhƣ là L. antipoda, L. ciliata,
L. crustacea, L. micrantha, L. ruellioides. Tuy đây đƣợc coi là công trình tƣơng đối
đầy đủ về chi Lƣỡi thảo ở Việt Nam nhƣng cho đến nay, một số loài đã thay đổi tên
gọi, chỉ một số loài có hình ảnh đơn giản, không có các đặc điểm về sinh học, sinh
thái, công dụng,...
Lê Khả Kế và cộng sự (1973) khi nghiên cứu về các loài cây thƣờng thấy ở
Việt Nam [4] đã ghi nhận có 2 loài thuộc chi Lƣỡi thảo là Ilysanthes antipoda,
Ilysanthes ciliata. Về sau tên hai loài này đƣợc coi là tên đồng nghĩa, nên đƣợc
chuyển thành Lindernia antipoda, L. ciliata.


5

Trong công trình Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ (2000) [ 8], tác giả
đã công bố chi Lƣỡi thảo (Lindernia All.) ở Việt Nam gồm có ? loài nhƣ L.
antipoda; L. ciliata; L. crustacea; L. micrantha và L. ruellioides,…. với bản mô tả

rất ngắn gọn và hình vẽ đơn giản. Tuy công trình “Cây cỏ Việt Nam” có nhiều hạn
chế nhƣ chƣa trình bày danh pháp, không có tài liệu trích dẫn, không có mẫu nghiên
cứu để đối chiếu, nhƣng cho đến nay, đây vẫn là tài liệu quan trọng cho việc định
loại sơ bộ những loài thực vật có ở Việt Nam.
Vũ Xuân Phƣơng (2005) [??], trong “Danh lục các loài thực vật ở Việt Nam”
tác giả đã đƣa ra danh lục ?? loài thuộc chi Lƣỡi thảo (Lindernia All.) ở Việt Nam.
Tác giả cung cấp một số dẫn liệu về vùng phân bố, dạng sống và sinh thái, cũng nhƣ
giá trị sử dụng các loài trong chi Lƣỡi thảo (Lindernia All.).
Về lĩnh vực tài nguyên thực vật, có một số công trình đề cập đến chi Lƣỡi
thảo (Lindernia All.) các công trình của Võ Văn Chi (1991) [9] trong “Cây thuốc
An Giang”; Võ Văn Chi (1997) [10] trong “Từ điển cây thuốc Việt Nam”; Võ Văn
Chi (2007) [11] trong “Sách tra cứu tên cây cỏ Việt Nam”; Vũ Văn Chuyên (1976)
trong “Tóm tắt các họ cây thuốc”; Lê Trần Đức (1997) trong “Cây thuốc Việt Nam”
đã mô tả 2 loài có giá trị làm thuốc là L. ciliata, L. crustacea,….
Tuy nhiên cho đến nay, các công trình nghiên cứu về chi Lƣỡi thảo vẫn còn
bộc lộ một số thiếu sót nhƣ thiếu thông tin về danh pháp, phân bố, sinh thái, hình vẽ
và hình ảnh minh họa để nhận dạng nhanh các loài này ở ngoài tự nhiên. Chính vì
vậy đề tài “Nghiên cứu phân loại chi Lƣỡi thảo (Lindernia All.) ở Trạm đa dạng
Sinh học Mê Linh, Vĩnh Phúc” của chúng tôi sẽ là công trình đặt nền móng cho
việc nghiên cứu phân loại một cách đầy đủ, có hệ thống và cập nhật về chi Lƣỡi
thảo (Lindernia All.) ở Việt Nam.
1.3. Các nghiên cứu ở Trạm đa dạng Sinh học Mê Linh – Vĩnh Phúc.
Tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh, đã có nhiều công trình nghiên cứu về
thực vật nói chung. các công trình nghiên cứu về thành phần các loài thực vật, thành
phần các loại thảm thực vật. Một số tác giả có các công trình nghiên cứu tại đây nhƣ
Vũ Xuân Phƣơng, Lê Đồng Tấn, Ma Thị Ngọc Mai,…. Trong đó, đáng lƣu ý nhƣ:


6


+ Vũ Xuân Phƣơng (2001). “Kết quả nghiên cứu về thực vật tại Trạm Đa dạng sinh
học Mê Linh, Vĩnh Phúc” Báo cáo khoa học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
[9]. Trong công trình này, tác giả đã đƣa ra danh lục của 1254 loài thực vật có mặt
tại khu vực nghiên cứu. Trong đó, chi Lƣỡi thảo có ghi nhận 5 loài là L. antipoda;
L. ciliata; L. crustacea; L. micrantha và L. ruellioides.
+ Vũ Xuân Phƣơng, Nguyễn Tiến Bân, Nguyễn Khắc Khôi (2005) với “Hệ thực vật
Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, Vĩnh Phúc và biện pháp phục hồi một số loài cây
bản địa”, in trong Tuyển tập Báo cáo Khoa học về Sinh thái và tài nguyên sinh vật,
Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ nhất.
+ Ma Thị Ngọc Mai và Lê Đồng Tấn (2009) với “Một số kết quả nghiên cứu về
thành phân phân bố cây tái sinh dưới tán rừng thứ sinh tại Trạm Đa dạng sinh học
Mê Linh, Vĩnh Phúc”, in trong Tuyển tập Báo cáo Khoa học về Sinh thái và tài
nguyên sinh vật, Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ ba.
+ Lê Đồng Tấn, Trần Văn Thụy, Vũ Hải Thuấn (2009) với “Diễn thế thứ sinh thảm
thực vật tại khu vực Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, Vĩnh Phúc”, in trong Tuyển
tập Báo cáo Khoa học về Sinh thái và tài nguyên sinh vật, Hội nghị khoa học toàn
quốc lần thứ ba.
+ Trần Văn Thụy, Nguyễn Anh Đức, Lê Đồng Tấn, Trần Đại Thắng (2009) với
“Đặc điểm thảm thực vật tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, Vĩnh Phúc”, in trong
Tuyển tập Báo cáo Khoa học về Sinh thái và tài nguyên sinh vật, Hội nghị khoa học
toàn quốc lần thứ ba.


7

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Các loài thuộc chi Lƣỡi thảo (Lindernia All.) ở Trạm đa dạng Sinh học Mê
Linh, Vĩnh Phúc dựa trên cơ sở mẫu vật và tài liệu.

Tài liệu: Các tài liệu về phân loại chi Lƣỡi thảo (Lindernia All.) trên thế giới
và của Việt Nam, nhất là các chuyên khảo.
Mẫu vật: Các mẫu vật thực vật thuộc chi Lƣỡi thảo (Lindernia All.) ở Việt
Nam, hiện đƣợc lƣu giữ ở các phòng tiêu bản thực vật Viện Sinh thái và Tài nguyên
Sinh vật (HN), mẫu thu ngoài thực địa,…..
Tổng số mẫu nghiên cứu là ... số hiệu với hơn …tiêu bản. Việc phân tích mẫu
vật đƣợc tiến hành tại phòng tiêu bản thực vật (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh
vật). Ngoài ra, nếu điều kiện cho phép sẽ nghiên cứu thêm mẫu ở các phòng tiêu
bản thực vật trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội (HNU),
PTB thực vật Viện Sinh học nhiệt đới – Tp. Hồ Chí Minh (HM), Viện Dƣợc liệu
(HNPM), Viện điều tra quy hoạch rừng (HNF), trƣờng Đại học Dƣợc khoa Hà Nội
(HNIP).
2.2. Phạm vi nghiên cứu Tại trạm đa dạng sinh học Mê Linh, Vĩnh Phúc.
2.2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
+ Vị trí địa lý và địa hình: Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc nằm trong
địa phận của xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (trƣớc thuộc huyện
Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc). Trạm Đa dạng sinh học cách trung tâm thị xã Phúc Yên
khoảng 35 km về phía Bắc. Với diện tích trên 170 ha trong đó chiều dài khoảng
3.000 m, chiều rộng trung bình khoảng 550 m (chỗ rộng nhất khoảng 800 m, chỗ
hẹp nhất khoảng 300 m).
Đây thuộc vùng bán sơn địa phía Bắc huyện Mê Linh, là phần kéo dài về phía
Đông Nam của dãy Tam Đảo, có địa hình đồi và núi thấp với xu hƣớng thấp dần từ
Bắc xuống Nam.
Địa hình khu vực nghiên cứu phần lớn là đất dốc, độ chia cắt sâu với nhiều dông
phụ gần nhƣ vuông góc với dông chính, độ dốc trung bình từ 15 - 30o, nhiều nơi dốc


8

đến 30 - 35o, điểm cao nhất là 520 m (điểm cực đông thuộc đỉnh núi Đá trắng). Ở

khu vực Trạm các bãi bằng rất ít nằm rải rác dọc theo ven suối phía Tây.
+ Địa chất - Thổ nhưỡng: Đất gồm 2 loại chủ yếu là đất feralitic màu vàng và đất
feralitic màu vàng đỏ. Nhìn chung các loại đá mẹ khá cứng, thành phần khoáng có
nhiều Thạch anh, Muscovit, khó phong hóa, hình thành nên các loại đất có thành
phần cơ giới nhẹ, cấp hạt thô, dễ bị rửa trôi và xói mòn, nhất là những nơi dốc cao
bị xói mòn mạnh để trơ lại phần đá rất cứng (điển hình là khu vực từ độ cao 300 400 m).
+ Khí hậu - thuỷ văn: Đây là vùng nhiệt đới gió mùa, nằm trong vùng khí hậu
chung của đồng bằng Bắc Bộ, nhiệt độ trung bình hàng năm là 22 - 23oC, tập trung
không đều, tháng có nhiệt độ cao là tháng 6, tháng 7 và tháng 8. Còn mùa lạnh vào
các tháng 12, tháng 1 và tháng 2. Lƣợng mƣa từ 1.100 - 1.600 mm/năm, phân bố
không đều.
+ Hiện trạng thảm thực vật: Theo Lê Đồng Tấn và cộng sự khi nghiên cứu về thảm
thực vật Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh đã khẳng định rằng rừng nguyên sinh
trong khu vực nghiên cứu đã bị phá huỷ hoàn toàn, thay thế vào đó là các trạng thái
thảm thực vật thứ sinh nhân tạo từ trảng cỏ, trảng cây bụi đến rừng thứ sinh phục
hồi tự nhiên hay rừng trồng nhân tạo. Khu vực rừng trồng (khoảng 100 ha) với
phƣơng thức rừng trồng thuần loại 1 trong 5 loài (không phải là cây bản địa) là:
Thông đuôi ngựa (Pinus massoniana Lamb.), Thông nhựa (Pinus merkusii Jungh. &
Vriese), Keo tai tƣợng (Acacia auriculiformis A. Cunn. ex Benth.), Keo lá tràm
(Acacia confusa Merr.), Bạch đàn (Eucalyptus globulus Labill.).
Hiện thảm thực vật tự nhiêncòn có các loại sau:
 - Rừng kín thƣờng xanh mƣa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp, gồm có: Rừng
cây gỗ lá rộng và Rừng nứa xen cây gỗ.
 - Rừng thƣa thƣờng xanh mƣa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp, gồm có: Cây gỗ
lá rộng, rừng Nứa xen cây gỗ và rừng Giang.
 - Trảng cây bụi thƣờng xanh mƣa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp:
 - Trảng cỏ:


9


Hình 3.1 Bản đồ đa dạng thực vật Trạm ĐDSH Mê Linh
2.2.2. Tình hình dân sinh kinh tế
Khu vực nghiên cứu nằm trên địa bàn xã Ngọc Thanh với diện tích đất lâm
nghiệp chiếm 51,8% tổng diện tích tự nhiên của toàn xã. Mật độ dân số của xã là
139 ngƣời/km2, dân tộc kinh chiếm 53%, dân tộc thiểu số (Sán Dìu) chiếm 47%.
Thu nhập bình quân đầu ngƣời của xã là 3 triệu đồng/ngƣời/năm. Trong khu vực
nghiên cứu không có ngƣời dân sinh sống, tuy nhiên do tập quán của ngƣời dân
quanh vùng nên rừng trong khu vực nghiên cứu vẫn chịu những tác động tiêu cực
nhƣ: Thả gia súc sau mùa vụ, lấy củi, lấy măng và khai thác lâm sản ngoài gỗ.
2.3. Thời gian nghiên cứu: tháng 1/2012 đến tháng 3/2013.


10

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu phân loại chi Lƣỡi thảo (Lindernia All. ) ở Việt Nam, chúng tôi
sử dụng phƣơng pháp hình thái so sánh, theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [7], vì đây
là phƣơng pháp phổ biến nhất trong nghiên cứu phân loại thực vật từ trƣớc tới nay
và phù hợp với điều kiện nghiên cứu ở nƣớc ta. Phƣơng pháp này dựa vào đặc điểm
hình thái, nhất là hình thái của cơ quan sinh sản vì có tính ổn định cao. Khi so sánh
hình thái, chúng tôi tuân theo nguyên tắc là chỉ so sánh các cơ quan tƣơng ứng với
nhau trong cùng một giai đoạn phát triển, nhằm đảm bảo sự chính xác.
Để đánh giá giá trị tài nguyên, chúng tôi dựa vào tài liệu và thực tế sử dụng
các loài trong dân gian.
Việc nghiên cứu của chúng tôi, đƣợc tiến hành đồng thời cả 2 công tác là
ngoại nghiệp và nội nghiệp.
Công tác ngoại nghiệp: Đƣợc thực hiện trong các chuyến đi thực địa nhằm
thu thập mẫu vật, chụp ảnh, quan sát và ghi chép các đặc điểm của mẫu ở trạng thái
tƣơi, quan sát về phân bố, môi trƣờng sống và thu thập các dữ liệu về giá trị sử

dụng,... Các loài thuộc chi Lƣỡi thảo hầu hết là cây hoang dại, phân bố chủ yếu ở
vùng nhiệt đới, nơi ẩm ƣớt, ven bờ ruộng, ven suối nhƣng thƣờng ở độ cao dƣới
1500m.
Công tác nội nghiệp: Việc nghiên cứu mẫu vật đƣợc tiến hành tại phòng tiêu
bản thực vật (PTBTV): PTBTV Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (HN). Tại
đây, các mẫu vật đƣợc phân tích, chụp ảnh, vẽ hình và mô tả, sau đó dựa vào các
bản mô tả gốc và mẫu vật chuẩn (nếu có), các chuyên khảo, các bộ thực vật chí
(nhất là của Việt Nam và các nƣớc lân cận) để phân tích, so sánh và định loại. Tổng
số mẫu nghiên cứu là …. số hiệu với khoảng …. tiêu bản.
Việc nghiên cứu chi Lƣỡi thảo gồm các bƣớc chính nhƣ sau:
Bước 1: Nghiên cứu tài liệu: Tổng hợp, phân tích các tài liệu trong và ngoài
nƣớc về chi Lƣỡi thảo để lựa chọn hệ thống phân loại phù hợp với việc phân loại
chi này ở Việt Nam,


11

Bước 2: Nghiên cứu thực địa: Để đảm bảo làm tốt công tác nghiên cứu thực
địa, cần phải làm tốt những công việc dƣới đây:
Xác định địa điểm và tuyến thu mẫu: Để thu mẫu đầy đủ và đại diện cho khu
vực nghiên cứu cần phải xác định tuyến và điểm nghiên cứu, vì không thể đi hết các
điểm. Tuyến đƣờng đi phải xuyên qua các môi trƣờng sống của khu vực nghiên
cứu, có thể chọn nhiều tuyến theo các hƣớng khác nhau cắt ngang các vùng đại diện
cho khu vực nghiên cứu. Tuyến thu mẫu đƣợc thiết lập phụ thuộc vào địa hình khu
vực nghiên cứu.
Phương pháp thu mẫu: Chất lƣợng mẫu đặc trƣng cho từng loài, một mẫu
vật đầy đủ là mẫu vật có cả cơ quan dinh dƣỡng (cành, lá,…) và cơ quan sinh sản
(hoa, quả). Mỗi loài thu 3-5 mẫu. Các mẫu trên cùng một cây đƣợc đánh cùng một
số hiệu mẫu.
Ghi chép thông tin: Các thông tin liên quan đến mỗi mẫu vật phải đƣợc ghi

chép ngay tại hiện trƣờng. Các thông tin về thực vật cần có nhƣ: Dạng sống, đặc
điểm thân, cành, lá, hoa, quả trong đó đặc biệt lƣu ý đến các thông tin không thể
hiện đƣợc trên mẫu tiêu bản khô nhƣ màu sắc hoa, quả khi chín, màu của nhựa,
dịch, mủ, mùi, vị của hoa quả nếu có thể biết đƣợc… Bên cạnh đó, các thông tin về
thời gian, địa điểm thu mẫu, điều kiện tự nhiên, sinh thái nơi sống, mật độ, ngƣời
thu mẫu… cũng nên đƣợc ghi cùng.
Xử lý và bảo quản mẫu: Các mẫu vật đƣợc đeo nhãn cho mỗi mẫu (trên nhãn
bắt buộc phải ghi số hiệu mẫu) và ghi các thông tin về mẫu vào sổ lý lịch tiêu bản
(bao gồm số hiệu mẫu, ngày thu, ngƣời thu, nơi thu, đặc điểm mẫu, đặc điểm sinh
thái nơi thu mẫu, các thông tin khác). Sau khi đeo nhãn, mẫu đƣợc cắt tỉa và đặt gọn
trong kích thƣớc 30 x 40 cm, trên một tiêu bản phải có lá sấp lá ngửa để sau này dễ
quan sát, sau đó xếp mẫu thành chồng nhỏ và dùng cặp mắt cáo để ép chặt mẫu, các
cặp mẫu đƣợc sấy (nhiệt độ không nên quá 80 oC) hoặc phơi nắng đến khô, trong
thời gian này, mỗi ngày nên thay báo mới để mẫu chóng khô. Nếu không có điều
kiện để làm khô mẫu ngay thì các mẫu đƣợc bó chặt và cho vào túi polyetylen, sau


12

đó cho cồn vừa đủ thấm vào các bó mẫu để bảo quản, thời gian bảo quản không nên
quá một tháng.
Bước 3: Phân tích, mô tả các mẫu vật trong phòng thí nghiệm:
Dụng cụ: Kính lúp (bao gồm kính lúp thông thƣờng và kính lúp màn hình),
kim mổ, kẹp, khay mổ, thƣớc đo kích thƣớc mẫu, máy ảnh,...
Phương pháp tiến hành: Mẫu đƣợc phân tích dựa theo nguyên tắc phân tích
từ tổng thể bên ngoài đến các chi tiết bên trong, phân tích từ cái lớn đến cái nhỏ và
phân tích đi đôi với ghi chép, vẽ hình và chụp ảnh. Đối với mẫu vật khô phải làm
cho hoa và quả cần phân tích trở lại trạng thái ban đầu bằng cách đun sôi hoặc ngâm
cồn pha loãng (khoảng 50 độ), sau đó dùng kim nhọn tách từng bộ phận để quan sát.
Bước 4: Viết báo cáo:

Đƣợc tiến hành trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu, từ đó xác định vị trí
và giới hạn của taxon nghiên cứu, sau đó tiến hành mô tả và xây dựng khoá định
loại các taxon,…chỉnh lý phần danh pháp và cuối cùng hoàn chỉnh các nội dung
khoa học khác dựa theo quy ƣớc quốc tế về soạn thảo thực vật và quy phạm soạn
thảo thực vật chí Việt Nam, cụ thể nhƣ sau:
Thứ tự soạn thảo:
- Thứ tự soạn thảo loài: Tên khoa học chính thức kèm theo tên tác giả công bố
tên gọi, tên Việt Nam thƣờng dùng, trích dẫn lại tên tác giả công bố tên khoa học,
năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu chính và tài liệu ở Việt Nam đề cập
đến, tên đồng nghĩa gốc (nếu có), các tên đồng nghĩa (nếu có), tên Viêt Nam khác
(nếu có), mô tả, địa điểm thu mẫu chuẩn (Loc. Class.), mẫu vật chuẩn (Typus) kèm
theo nơi bảo quản (theo quy ƣớc quốc tế), sinh học và sinh thái, phân bố, mẫu
nghiên cứu, giá trị sử dụng, ghi chú (nếu có).
- Thứ tự soạn thảo chi: Tên khoa học chính thức kèm theo tên tác giả công bố
tên gọi, tên Viêt Nam thƣờng dùng, trích dẫn lại tên tác giả công bố tên khoa học,
năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu chính và tài liệu ở Việt Nam đề cập
đến, các tên đồng nghĩa (nếu có), tên Việt Nam khác (nếu có), mô tả, loài typ của


13

chi, tổng số loài và số loài có ở Việt Nam, ghi chú (nếu có), khoá định loại các loài
có ở Việt Nam (chỉ áp dụng với những chi có từ 2 loài trở lên).
- Thứ tự soạn thảo họ: Mô tả, nêu typus của họ, tổng số chi và số chi có ở Việt
Nam.
- Thứ tự soạn thảo các bậc phân loại phụ (phân họ, phân chi, phân loài hay
thứ…): Tƣơng nhƣ soạn thảo chi nhƣng tóm tắt ngắn gọn hơn và không có khoá
định loại.
Danh pháp: Danh pháp của các taxon đƣợc trích dẫn và chỉnh lý theo luật danh
pháp quốc tế hiện hành.

Cách mô tả: Mô tả liên tục những đặc điểm cơ bản theo nguyên tắc truyền tin
ngắn gọn, theo trình tự từ cơ quan sinh dƣỡng (dạng sống, cành, lá) đến cơ quan
sinh sán (cụm hoa, cấu trúc của hoa, quả, hạt).
- Để xây dựng bản mô tả cho 1 loài, chúng tôi tập hợp các số liệu đã phân tích
về loài đó sau đó so sánh với tài liệu gốc và mẫu vật chuẩn (nếu có),các chuyên
khảo, từ đó xác định các tiêu chuẩn và dấu hiệu định loại cho loài. Nếu có sự khác
biệt so với tài liệu gốc và các tài liệu khác, chúng tôi sẽ có những ghi chú bổ sung.
- Bản mô tả chi đƣợc xây dựng trên cơ sở tập hợp các bản mô tả của các loài
trong chi. Nếu bản mô tả này có sự khác biệt so với tài liệu gốc và các tài liệu khác
(thƣờng do số loài trong chi ở mỗi tài liệu khác nhau), chúng tôi sẽ có những ghi
chú bổ sung.
- Bản mô tả các bậc phân loại phụ (phân họ, tông, phân chi,…) đƣợc xây dựng
trên cơ sở tóm tắt những đặc điểm chung và cơ bản nhất của các taxon dƣới đó.
- Bản mô tả họ đƣợc xây dựng trên cơ sở tập hợp các bản mô tả chi và các bậc
phân loại phụ (phân họ, tông).
Xây dựng khoá định loại: Lựa chọn cách xây dựng khoá lƣỡng phân (kiểu ziczắc, răng cƣa), cách làm đƣợc tiến hành nhƣ sau: Từ tập hợp đặc điểm mô tả chi và
các taxon chọn ra cặp các đặc điểm đối lập và xếp chúng vào 2 nhóm (các đặc điểm
đƣợc chọn phải ổn định, dễ nhận biết và thể hiện tính chất phân biệt giữa các taxon).
Trong mỗi nhóm, lại tiếp tục cho ra cặp đặc điểm đối lập và xếp chúng vào 2 nhóm
khác, cứ tiếp tục nhƣ vậy cho đến khi phân biệt đƣợc hết các taxon.


14

Địa điểm thu mẫu chuẩn (Loc. Class.), mẫu vật chuẩn (Typus): Dựa vào tài
liệu gốc, mẫu vật chuẩn và các chuyên khảo, đƣợc trích dẫn theo quy ƣớc quốc tế.
Sinh học và sinh thái: Trình bày theo khả năng thông tin hiện có (đƣợc thu
thập thông qua tài liệu và mẫu vật). Dữ liệu sinh học bao gồm các thông tin về thời
gian ra hoa, thời gian quả chín, khả năng tái sinh (bằng hạt, chồi, mức độ tái sinh).
Dữ liệu về sinh thái là những thông tin vê nơi sống, khả năng thích ứng, loại hình

sinh thái thích hợp (ven biển, đồi trọc, rừng nguyên sinh hay thứ sinh,…), độ cao so
với mặt biển,…
Phân bố: Bao gồm phần phân bố ở Việt Nam và trên thế giới. - Phân bố ở Việt
Nam: Đƣợc xác định căn cứ vào mẫu vật và tài liệu. Các tỉnh đƣợc trích dẫn theo
thứ tự từ Bắc vào Nam và từ Tây sang Đông theo quy soạn thảo thực vật chí ở Việt
Nam.
- Phân bố trên thế giới: Đƣợc xác định căn cứ vào tài liệu và đƣợc trích dẫn
theo quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam.
Mẫu nghiên cứu: Đƣợc xác định căn cứ vào những mẫu vật đã nghiên cứu, trích
dẫn kèm theo trình tự địa điểm thu mẫu và theo quy phạm soạn thảo thực vật chí
Việt Nam.
Giá trị sử dụng: Đƣợc xác định thông qua tài liệu và điều tra thực địa, bao gồm
giá trị khoa học (loài đặc hữu, quý hiếm, nguồn gen độc đáo,…), giá trị kinh tế (làm
thực phẩm, làm thuốc, lấy gỗ,…) và hiện trạng nguồn lợi (theo sách đỏ, theo các tài
liệu khác).
Ghi chú: Nêu những ý kiến còn tranh cãi, những bổ sung của tác giả.


15

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Hệ thống và vị trí và chi Lƣỡi thảo (Lindernia All.)
Sau khi phân tích các hệ thống phân loại chi Lƣỡi thảo (Lindernia All.) và họ
Hoa mõm chó (Scrophulariaceae), tham khảo các công trình thực vật chí ở các nƣớc
trên thế giới và ở Việt Nam, chúng tôi nhận thấy hệ thống phân loại của chi Lƣỡi
thảo là tƣơng đối đồng nhất ở hầu hết các tác giả nghiên cứu. Mặc dù đây là một chi
khá lớn với khoảng 70 loài nhƣng các tác nghiên cứu đều không đƣa ra hệ thống
của chi và phân chi. Hầu hết các tác giả đều sử dụng khóa định loại và hệt hống
phân chia trực tiếp từ chi đến loài mà không qua các bậc phân loại trung gian nhƣ
phân chi (subgenus) hay nhánh (section),

Về vị trí, hầu hết các tác giả nhƣ Baker & Bakh f. (1963), Tardieu-Blot
(1968), Hutchinson (1969), A. Takhtajan (2009),… đều thống nhất xếp chi Lƣỡi
thảo vào họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae). Trên cơ sở đó chi Lƣỡi thảo
(Lindernia All.) ở Việt Nam có ? loài, đƣợc xếp vào:
- Họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae).
- Bộ Hoa mõm chó (Scrophulariales)
- Lớp Mộc lan (Magnoliopsida) hay còn gọi là lớp Hai lá mầm
(Dicotyledons),
- Ngành Mộc lan (Magnoliophyta) hay còn gọi là ngành Hạt
kín (Angiospermae).
Cũng trên cơ sở này cùng kết hợp với các tài liệu ghi nhận từ trƣớc và quá
trình điều tra thực địa, chúng tôi ghi nhận tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh, Vĩnh
Phúc có 5 loài thuộc chi Lƣỡi thảo là
+ ? (L. antipoda)
+ ? (L. ciliata)
+ ? (L. crustacea)
+ ? (L. micrantha)
+ ? (L. ruellioides).


16

3.2. Đặc điểm phân loại chi Lƣỡi thảo (Lindernia All.) ở Trạm đa dạng Sinh
học Mê Linh, Vĩnh Phúc.
LINDERNIA All. – LƢỠI THẢO
Allioni, 1766. Meslang. Philos. Math. Soc. Roy. Turin. 3: 178. t.5.1; Bonati, 1927.
Fl. Gén. Indo.-Chine. 4: 408; Weldkamp, 1990. Fl. Thail. 2: 178.
- Lƣỡi thảo, Lữ đẳng.
3.2.1. Dạng sống:
Cây thảo, cỏ nhất niên hoặc đa niên. Thân cây mọc bò (L. ruellioides, L.

crustacea ) hoặc đứng (L. antipoda), thân có 4 cạnh, phân nhánh từ gốc, phân nhiều
nhánh, không có lông (L. ciliata, L. antipoda) hoặc có lông (L. crustacea); rễ chùm,
thƣờng mọc ở các mắt.
3.2.2. Lá
Lá đơn, nguyên, mọc đối; phiến lá hình mũi giáo thuôn (L. antipoda), hình bầu
dục (L. antipoda, L. ruellioides), bầu dục thuôn (L. ciliata), trái trứng thuôn (L.
crustacea), trứng (L. crustacea); chóp lá tù (L. ruellioides, L. crustacea, L. ciliata,
L. micrantha) hay nhọn (L. antipoda); gốc lá dạng tim (L. ciliata) hay hình nêm (L.
antipoda, L. ruellioides); gân hình mạng lông chim, gân thƣờng mờ; mép lá có răng
cƣa sắc nhọn hoặc tù. Không có lá kèm.
3.2.3. Cụm hoa
Cụm hoa hình tán hay nhiều khi mọc đơn độc ở nách lá, cuống cụm hoa ngắn.
3.2.4. Hoa
Hoa lƣỡng tính, mẫu 5. Đài hợp ở phía dƣới tạo thành hình ống (L.
crustacea), phía trên xẻ 5 thùy đều nhau, thƣờng có 5 gờ tƣơng ứng với 5 thùy, đôi
khi 5 thùy gần nhƣ rời nhau, chỉ dính một phần rất nhỏ (L. antipoda, L. ciliata).
Tràng hợp ở phía dƣới thành hình ống gọi là ống tràng, phía trên ống thƣờng rộng
ra gọi là họng tràng, phía trên xẻ 5 thùy không đều nhau tạo thành 2 môi, môi trên
thƣờng xẻ 2 thùy, môi dƣới xẻ 3 thùy. Bên trong có tuyến mật. Nhị 4, dính trên ống
tràng, thƣờng có 2 chiếc dài sinh sản, 2 chiếc ngắn không sinh sản hay cả bố nhị đều
là nhị sinh sản, chỉ nhị ở hai chiếc dài thƣờng cong gập và bao phấn chụm vào nhau
(L. crustacea, L. ciliata) hay không (L. antipoda), có một cựa nhỏ gần gốc chỉ nhị


17

(L. crustacea) hay không có (L. antipoda); bao phấn lớn, 2 ô, mở theo một đƣờng
nứt dọc. Bộ nhụy gồm 2 lá noãn hợp nhau tạo thành bầu thƣợng, gọi là bầu 2 ô,
hình thuôn dài hoặc hình trụ, không có lông; vòi nhụy hình chỉ, mảnh; núm nhụy có
2 thùy không đều nhau.


Tràng mở của L. antipoda

Tràng mở của L. crustacea

Đài mở của L. crustacea

Đài mở của L. antipoda

3.2.5. Qủa và hạt


18

Quả nang, hình trụ có móc nhỏ cong ở đỉnh (L. antipoda), nhọn ở đỉnh (L.
micrantha, L. ruellioides), hay hình trứng ngƣợc, có vòi nhụy tồn tại bền (L.
crustacea).
Hạt: nhiều, nhỏ, hình trứng (L. crustacea, L. ruellioides) hoặc hình cầu (L.
antipoda, L. Ciliata), vỏ hạt có rãnh hay vân tạo thành các ô, có thể có dạng mắt
lƣới (L. antipoda).
3.3. Khóa định loại các loài thuộc chi Lƣỡi thảo (Lindernia All.) ở Trạm đa
dạng Sinh học Mê Linh, Vĩnh Phúc.
1A. Hoa có bốn nhị, đều sinh sản.
2A. Đài hoa màu đỏ tía. Lá không có lông. Quả hình trụ ............. 1. L. micrantha
2B. Đài hoa màu tím. Lá có lông. Quả hình trứng .......................... 2. L. crustacea
1B. Hoa có 2 nhị ngắn (không sinh sản), 2 nhị dài (sinh sản).
3A. Thân mọc đứng, hay mọc bò rồi đứng. Lá không có cuống hoặc có cuống rất
ngắn không rõ; phiến lá có răng cƣa không uốn cong vào.
4A. Lá hình thuôn, trứng ngƣợc hay thuôn mũi giáo. Tràng dài gấp 2 lần đài.
Hạt có vân dạng ô hình mắt lƣới. ........................................... 3. L. antipoda

4B. Lá hình trứng thuôn tới hình bầu dục. Tràng dài gấp 1,5 lần đài. Hạt có vân
dạng ô, không có hình mắt lƣới. ................................................. 4. L. ciliata
3B. Thân mọc bò. Lá có cuống rõ; phiến lá có răng cƣa sắc nhọn uốn cong vào ....
5. L. ruelloides
3.4. Đặc điểm phân loại các loài thuộc chi Lƣỡi thảo (Lindernia All.) ở Trạm đa
dạng Sinh học Mê Linh, Vĩnh Phúc.
3.4.1. Lindernia antipoda (L.) Alston. - Màn đất
Alston. 1931. Handb. Fl. Ceylon: 24; Tsoong & Ku, 1979. Fl. Reip. Pop. Sin. 67(2):
145; T. Yamazaki, 1985. Fl. Camb. Laos et Vietn. 21: 125, f.10, 12-15; Weldkamp,
1990. Fl. Thail. 2: 199; Hong Deyuan et al. 1998. Fl. China, 18: 36; Phamh. 2000.
Illustr. Fl. Vietn. 2: 911; V. X. Phuong, 2005. Check. Pl. Vietn. 3: 213; Xia et al.
2009. Fl. Hongk. 3: 152.
- Ruellia antipoda L. 1753.


19

- Ilysanthes antipoda (L.) Merr. 1917.
- Cỏ é, Cóc mẩn, Rau choi.
Cây thảo một năm, cao 5-30cm; thân bò rồi đứng, nhẵn, có rễ nhiều ở mắt. Lá
đơn, mọc đối, cuống dài 2-3 mm; phiến hình bầu dục thon, mác ngƣợc tới dạng
trứng thuôn, kích thƣớc 2-4 x 0,5-1 cm; chóp nhọn, gốc hình nêm; mép có răng cƣa
nông; gân phụ 4-5 cặp; nhẵn cả 2 mặt.
Cụm hoa hình xim ở đỉnh cành hay hoa đơn độc ở nách lá, cuống cụm hoa dài
2-6 mm; lá bắc hình giùi. Hoa mẫu 5. Đài dính nhau một phần rất nhỏ ở gốc, có 5
thùy, dài 4-5 mm, về sau cỡ 5-6 mm ở quả, thùy hình mũi giáo thẳng, không có
lông. Tràng hoa màu tím nhạt, dài 8-10 mm, dính nhau ở phía dƣới thành ống, ống
tràng dài 6-7 mm; 5 thùy chia thành 2 môi; môi trên gần nhƣ nguyên, có sóng chia
thành hai thùy rất nông; môi dƣới chia thành 3 sâu, thùy hình tròn, gần bằng nhau.
Nhị 4, 2 nhị sinh sản dài, chỉ nhị hình chỉ, mảnh, dài 3-3 mm, không có phần phụ;

hai nhị ngắn không sinh sản. Bầu hình bầu dục hay hình trứng; vòi nhụy dài; núm
nhụy dày, chia 2 thùy không rõ ràng.
Qủa nang hình trụ, thót nhọn ở đầu, cỡ 10-16 x 1-1,3 mm. Hạt nhỏ, nhiều,
màu vàng sẫm, hình cầu hay hình tháp, kích thƣớc 0,2-0,3 x 0,1-0,2 mm, có mũi,
Hạt có vân dạng ô hình mắt lƣới.
Loc. class.: Sri Lanka; Typus: Hermann 235 (BM).
Sinh học và sinh thái: Mọc dọc bờ sông, trong các bãi đất ẩm, các đầm lầy, các bãi
hoang, ven đƣờng, ở độ cao đến 1500m. Cây ra hoa tháng 3-6, có quả chín tháng 58.
Phân bố: Phổ biến ở Việt Nam. Còn có ở Mianma, Trung Quốc, Lào, Thái Lan,
Philippin.
Mẫu nghiên cứu:
Mẫu so sánh
Gía trị sử dụng: Cây vị ngọt hơi đắng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng,
chữa ỉa chảy, trị giun, chữa ho, sái xƣơng, rắn cắn. Ở Malaixia, rễ đƣợc dùng để
cầm ỉa chảy, nƣớc sắc rễ và lá đƣợc dùng làm thuốc trị giun. Ở Trung Quốc, toàn
cây dùng chữa phổi nóng sinh ho, viêm hầu, rắn cắn, sái xƣơng. [??]


20

1.
Hình 6. Lindernia antipoda (L.) Alston.
1. dạng cây; 2. Tràng mở; 3. Đài mở; 4. Bộ nhuỵ; 5. Quả
(Hình vẽ theo Xia Nian-he et al., 2009)


21

Ảnh 1. Lindernia antipoda (L.) Alston.


Đoạn thân mang hoa và quả

Hoa

Ảnh theo Xia Nian-he et al., 2009

3.4.2. Lindernia ciliata (Colsm.) Pennell - Màn rìa
Pennell. 1936. Brittonia 2: 182; Backer & Bakhuizen, 1965. Fl. Jav. 2: 511; Tsoong
& Ku, 1979. Fl. Reip. Pop. Sin. 67(2): 146. f.16, 3-4; T. Yamazaki, 1985. Fl. Camb.
Laos et Vietn. 21: 126; Weldkamp, 1990. Fl. Thail. 2: 200; Hong Deyuan et al.
1998. Fl. China, 18: 36; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2: 912; V. X. Phuong,
2005. Check. Pl. Vietn. 3: 214; Xia et al. 2009. Fl. Hongk. 3: 153.
- Gratiola ciliate Colsm. 1793.
- Ilysanthes ciliate (Colsm.) Kuntze, 1891.


22

_ Lữ đằng lông, Răng cƣa mũi nhọn.
Cây thảo hàng năm, cao 5-30 cm, thân thẳng mọc đứng hoặc bò, không lông,
thân phân nhánh từ gốc, các nhánh trải ra và kéo dài. Lá đơn, mọc đối, cuống rất
ngắn 1-2 mm hay gần nhƣ không cuống; phiến lá hình bầu dục hay bầu dục thuôn;
kích thƣớc 2-5 x 0,6-1,5 cm; chóp lá nhọn; gốc nhọn hay gần tròn, mép có răng cƣa
nhọn gần nhƣ gai.
Cụm hoa hình xim ở đỉnh cành, thƣờng 4-6 hoa hay hoa mọc đơn độc ở nách
lá; lá bắc hình ngọn giáo, không có lông, dài 2-4 mm. Hoa nhỏ, cuống hoa dài 2-5
mm. Đài hợp một phần nhỏ ở gốc, cao 3-5 mm, có 5 thùy đều nhau, không có lông.
Tràng màu đỏ tía hay màu trắng; hợp thành ống ở gốc, ống tràng dài 4-5 mm; 5
thùy chia thành 2 môi; môi trên gần nhƣ nguyên, chỉ có sóng ở giữa tạo 2 thùy
nông ; môi dƣới có 3 thùy không đều, hình trứng, đỉnh thùy tròn. Nhị sinh sản 2, chỉ

nhị không có cựa, bao phấn chụm lại; nhị không sinh sản rất nhỏ nên không rõ ràng.
Bầu thƣợng, 2 ô. Qủa nang hình trụ, nhẵn, thon hẹp ở đầu, cỡ 7-14 x 0,8-1,2 mm.
Hạt hình trụ hoặc hình cầu, có màu vàng sẫm, cỡ 0,2-0,25 x 0,1-0,15 mm.
Loc. class.: Java; Typus: Koenig s.n. (C).
Sinh học và sinh thái: Gặp ở nơi sáng và ẩm, các bãi hoang, ruộng hoang, ven
rừng, ven đƣờng, vƣờn nhà, ở độ cao tới 800 m. Mùa ra hoa tháng 3-6, có quả chín
tháng 5-9.
Phân bố: Khá phổ biến ở Việt Nam. Ngoài ra còn có ở Ấn Độ, Mianma, Trung
Quốc, Lào, Campuchia, Malaixia và Philippin.
Mẫu nghiên cứu:
Mẫu so sánh
Gía trị sử dụng Cây vị nhạt, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trục ứ phá
huyết, tiêu thũng chỉ thống, đƣợc dùng làm thuốc tăng lực cho phụ nữ mới sinh,
chữa hậu sản ứ huyết, chữa rắn cắn,... Ở quần đảo Malaixia, ngƣời ta dùng nƣớc ép
từ cây giã ra cho phụ nữ uống 3 ngày liền sau khi sinh nở xem nhƣ bổ, làm tăng lực.
Có nơi ngƣời ta dùng toàn cây đắp vết thƣơng ở đùi. Ở Trung Quốc, cây đƣợc dùng
trị rắn độc cắn, đòn ngã tổn thƣơng, sản hậu ứ huyết đau bụng và dùng ngoài trị
mụn nhọt sƣng lở. [??]


23

Hình 7. Lindernia ciliata (Colsm.) Pennell
1. dạng cây; 2. lá; 3. đài; 4. nhị đính trên ống tràng bổ dọc; 5. quả
(1, 4, 5: theo T. Yamazaki, 1985; 2, 3. theo Hong Deyuan et al., 1998)
Ảnh 2. Lindernia ciliata (Colsm.) Pennell

Đoạn thân mang hoa

Hoa và quả

Ảnh theo ???

3.4.3. Lindernia crustacea (L.) F. Muell - Lữ đẳng cẩn
F. Muell. 1882. Census Austral. Pl. 1: 97; Bonati, 1927. Fl. Gén. Indo.-Chine. 4:
411; Backer & Bakhuizen, 1965. Fl. Jav. 2: 509; Tsoong & Ku, 1979. Fl. Reip. Pop.
Sin. 67(2): 129. f.12, 1-2; T. Yamazaki, 1985. Fl. Camb. Laos et Vietn. 21: 107;
Weldkamp, 1990. Fl. Thail. 2: 190; Hong Deyuan et al. 1998. Fl. China, 18: 32;


24

Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2: 913; V. X. Phuong, 2005. Check. Pl. Vietn. 3:
214; Xia et al. 2009. Fl. Hongk. 3: 150.
- Capraria crustacea L. 1767.
- Vandellia crustacean (L.) Benth. 1835.
- Vandellia gracilis Bonati, 1908.
- Lindernia gracilis Bonati, 1927.
_ Mẫu thảo, Dây lƣỡi đòng.
Cây thảo một năm, dài 8-20 cm, thân bò, có rễ ở các mắt, phân nhánh từ gốc,
không có lông. Lá mọc đối, cuống ngắn 3-4 mm; phiến lá hình trứng rộng, cỡ 6-19
x 4-15 mm, gốc lá hình tròn hay tim; chóp lá tù hay nhọn; mép có răng cƣa; gân gốc
2-3; cả hai mặt không lông.
Hoa mọc đơn độc ở nách lá, cuống hoa dài 6-20(25) mm, có lông tơ mịn rải
rác. Đài đính đến ½, vành tím tím, không có lông, có 5 thùy sâu (4-7mm), thùy hình
mũi mác, bên ngoài có lông tơ thƣa thớt. Tràng hoa dài 5-8mm (8-9mm), màu tím
tím; môi trên chẻ, emarginated, có 2 thùy nông; môi dƣới 3 thùy tròn. Nhị 4.
- Qủa nang, nhẵn, hình trụ, nhọn ở đỉnh, có cuống dài, có kích thƣớc 3-4(-6)
x 2-2.5mm. Hạt nhiều, nhỏ, màu vàng vàng, có rãnh, hơi có mạng không đều, có
kích thƣớc 0.4 x 0.25mm.
- Loc. Class.: Chine; Typus: Linné 785.3 (LINN).

Sinh học và sinh thái: gặp ở nơi sáng, các bãi hoang, ruộng hoang, sân vƣờn, ven
đƣờng, ven rừng, ở độ cao đến 1500m. Cây ra hoa vào mùa hè thu.
Phân bố: Khá phổ biến ở Việt Nam. Ngoài ra còn có ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật
Bản, Lào, Campuchia, Thái Lan, Philippin.
Mẫu nghiên cứu
Mẫu so sánh
Giá trị sử dụng: Cây đƣợc dùng làm thuốc chữa lị do vi khuẩn, viêm ruột, ỉa chảy,
rối loạn tiêu hóa với liều 40-80g, sắc uống; viêm gan; viêm thận, thủy thũng, bạch
đới, cảm mạo, dùng ngoài chữa mụn nhọt, eczema. Lá tƣơi giã đắp vết thƣơng rắn
cắn. []


25

Hình 6. Lindernia crustacea (L.) F. Mueller
1. dạng cây; 2. hoa; 3. đài mở; 4. tràng mở; 5. quả
(hình vẽ theo Xia Nian-he et al., 2009)


×