Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Thực trạng bảo vệ animal welfare ở lợn nuôi tại nông hộ và trang trại huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (677.94 KB, 45 trang )

SV: Nguyễn Thị Hải Yến

1

Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN I. MỞ ĐẦU

1.1. Lý do chọn đề tài
Ngành chăn nuôi thế giới đang chuyển hướng từ chăn nuôi hiện đại
sang chăn nuôi văn minh, trong đó nhấn mạnh việc chăn nuôi phải bảo vệ
quyền lợi của người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và đảm bảo chất lượng
sống cho vật nuôi (Animal welfare –AW).
AW có ý nghĩa rất lớn với con người, nó không chỉ giới hạn ở động vật
và những người mà công việc liên quan đến động vật, mà việc đảm bảo tốt
AW còn mang lại lợi ích cho cả loài người và môi trường. Thái độ của cộng
đồng thế giới, người chăn nuôi và các nhà khoa học về quyền lợi động vật đã
và đang được cải thiện cùng với sự phát triển của xã hội. Người ta kỳ vọng
rằng những người làm nghề chăn nuôi và thú y ngày càng biết được nhiều hơn
về AW. [11]
Việc tôn trọng con vật trong chăn nuôi sẽ làm cho vật nuôi sống được
tự nhiên hơn, các nhu cầu được đáp ứng tốt hơn nên sẽ khỏe mạnh hơn, cho
năng suất tốt hơn và cuối cùng đem lại lợi ích kinh tế tốt hơn cho chính con
người. Người tiêu thụ thực phẩm ngày càng ý thức cao hơn về chất lượng
thực phẩm mà họ ăn vào, trong đó có cả yêu cầu được biết thực phẩm mà họ
tiêu thụ đã được sản xuất thế nào, vật nuôi được đối xử như thế nào. Những
sản phẩm chăn nuôi từ các hệ thống không đáp ứng được quyền lợi động vật
ngày càng bị người tiêu dùng khước từ sử dụng.
Chính vì thế mà ở các nước phát triển đã có những quy định rất nghiêm
ngặt về AW trong chăn nuôi cũng như trong sử dụng động vật làm thí
nghiệm. Tổ chức Thú y thế giới (OIE) đã yêu cầu rằng “Việc sử dụng động


vật phải được gắn liền với trách nhiệm đạo đức để đảm bảo welfare của động
vật đó đạt tới mức cao nhất có thể được” (Bộ luật quốc tế về thú y, 2006). Ở

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN


SV: Nguyễn Thị Hải Yến

2

Khóa luận tốt nghiệp

các nước châu Âu một số biện pháp quyết liệt đã được áp dụng để đảm bảo
AW: nước Đức đã có quy định riêng cấm chăn nuôi gà công nghiệp trong
nước; Anh và Hà Lan chuyển sang chăn nuôi gà thả vườn từ 2012; nước Anh
quy định lợn con phải được nuôi cùng mẹ của chúng ít nhất trên 6-8 tuần,
giảm thiểu ghép với những con khác đàn, không bị cắt đuôi…[3], [13]
Ở Việt Nam AW cũng đã được đề cập tới trong giới chuyên môn những
năm gần đây. Từ năm 2009 hầu hết các trường nông lâm trên toàn quốc đã
đưa AW vào giảng dạy ở khoa chăn nuôi, thú y. Một số các dự án nhằm
quảng bá và ứng dụng vấn đề AW trong lĩnh vực chăn nuôi và các lĩnh vực
khác đã và đang được thực hiện. Bảo vệ AW là cần thiết và có nhiều lợi ích,
người chăn nuôi Việt Nam cần sớm tiếp cận vấn đề này và ứng dụng trong
thực tiễn.
Vậy cho đến thời điểm hiện nay nhận thức và thái độ của người chăn
nuôi về vấn đề này ra sao? Việc bảo vệ AW tại các hộ chăn nuôi và trang trại
đã đạt đến mức độ nào? Để tìm hiểu về vấn đề này và đề ra các giải pháp bảo
vệ AW trong điều kiện chăn nuôi nông hộ và trang trại chúng tôi tiến hành đề

tài: “Thực trạng bảo vệ Animal welfare ở lợn nuôi tại nông hộ và trang trại
huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc”.
1.2. Mục tiêu
- Tìm hiểu thực trạng bảo vệ AW ở lợn nuôi tại nông hộ và trang trại
huyện Tam Đảo.
- Đề ra các giải pháp góp phần tăng cường bảo vệ AW ở lợn nuôi tại
nông hộ và trang trại ở điều kiện địa phương.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN


SV: Nguyễn Thị Hải Yến

3

Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số vấn đề chung về Animal welfare (AW)
1.1.1. Animal welfare là gì?
AW được định nghĩa là trạng thái thể chất và tinh thần của một con vật.
AW có liên quan đến đời sống cả về thể chất lẫn tinh thần của động vật lưu
tâm đến cả sự tiến hóa của động vật và môi trường sống tự nhiên của chúng.
Đó là sự mô tả trạng thái của động vật và tác động của sự chăm sóc hoặc
ngược đãi đối với chúng. [11]
Bảo vệ AW có nghĩa là đáp ứng các nhu cầu về thể chất và tinh thần
của con vật nhằm đảm bảo tình trạng khoẻ mạnh cho động vật, tức là trạng

thái mà con vật có được sức khoẻ tốt, có khả năng đối phó tốt với môi trường
sống và có thể biểu hiện được các hành vi tập tính đa dạng đặc trưng của loài.
Quyền lợi động vật được đo bằng chỉ số bao gồm cả hành vi, sinh lý,
kéo dài tuổi thọ, và sinh sản.
1.1.2. Lợi ích của việc bảo vệ AW
Bảo vệ AW là trách nhiệm của con người bao gồm sự quan tâm tới tất
cả các mặt liên quan đến sức khoẻ động vật như chuồng nuôi, dinh dưỡng,
phòng và trị bệnh hợp lý, chăm sóc có trách nhiệm và đối xử nhân đạo với
chúng.
Bảo vệ tốt AW, giảm bớt sự chịu đựng ở những động vật có tri giác, sẽ tạo ra
nhiều lợi ích không chỉ cho bản thân con vật mà còn cho cả con người và môi
trường. Những lợi ích của việc bảo vệ AW và cũng là lý do phải giáo dục AW
có thể kể đến là: [11]

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN


SV: Nguyễn Thị Hải Yến

4

Khóa luận tốt nghiệp

- Việc đối xử tàn tệ và sao nhãng động vật bằng nhiều cách có thể gây
ra các vấn đề về sức khỏe đối với con người. Ngược lại, quan tâm đến động
vật có thể giảm thiểu các nguy cơ và làm tăng các lợi ích cho con người. Vấn
đề cấp bách nhất là bệnh truyền lây giữa người và động vật. Việc bảo vệ và
đối xử với động vật tốt hơn sẽ giảm thiểu nguy cơ bệnh tật cho cả con vật và

cho con người.
- Thái độ và cách cư xử với động vật là một khía cạnh có ý nghĩa trong
sự phát triển của nhân cách, xã hội và đạo đức. Ngày càng có sự hiểu biết hơn
về mối quan hệ giữa lạm dụng động vật và bạo lực giữa con người với nhau.
Chừng nào con người mở rộng được vòng tay nhân ái cho muôn loài thì mới
tìm được sự bình yên cho chính mình. Không có một nền giáo dục nào thực
sự tốt nếu như nó không làm cho con người có tình thương với động vật.
- Người tiêu thụ thực phẩm ngày càng ý thức cao hơn về chất lượng
thực phẩm mà họ ăn vào, trong đó có cả yêu cầu được biết thực phẩm mà họ
tiêu thụ đã được sản xuất thế nào, con vật nuôi được đối xử như thế nào.
Những tiêu chuẩn này thường bao gồm các mục như an toàn thực phẩm, chất
lượng thực phẩm, các nguy cơ về môi trường và càng ngày càng gia tăng là
yêu cầu về AW. Nếu những tiêu chuẩn này không được đáp ứng thì sản phẩm
chăn nuôi sẽ dần mất thị trường.
- Con người ngày càng có nhu cầu nuôi thú cưng, họ cũng đặt yêu cầu
cao hơn về cách cư xử và cần được hướng dẫn để hiểu và để xây dựng mối
quan hệ với thú cưng của họ. Mặt khác, vai trò của thú cưng cũng có nhiều
thay đổi.
- Những nhà chuyên môn làm việc liên quan đến động vật cần được tập
huấn để giúp họ nhạy cảm hơn với nhu cầu của động vật mà họ tiếp xúc. Khi
thực hành, sinh viên cần có kỹ năng cảm nhận được hành vi và suy nghĩ của
vật nuôi hơn là chỉ tập trung vào kiến thức chăm sóc sức khoẻ, bệnh tật của

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN


SV: Nguyễn Thị Hải Yến


5

Khóa luận tốt nghiệp

chúng. Kỹ năng này sẽ giúp quá trình can thiệp thú y hiệu quả hơn bởi tương
tác giữa bác sĩ thú y và đối tượng trở nên cụ thể và sâu sắc.
- Chăm sóc động vật một cách thích hợp, đảm bảo tốt AW sẽ giúp cải
thiện năng suất của chúng và làm tăng hiệu quả chăn nuôi. Động vật cũng có
những cảm giác giống như con người: vui vẻ và đau đớn, thoải mái và cơ cực.
Mặc dù chúng ta hình dung được khó đến nhường nào để hiểu được cảm giác
của một con vật, nhưng nếu biết được cảm giác của động vật, biết được nhu
cầu sống của chúng sẽ giúp con người nuôi được chúng khoẻ mạnh và có
năng suất cao hơn.
- Bằng cách cải thiện sức khỏe thú nuôi, công nghiệp chăn nuôi và sản
xuất thức ăn chăn nuôi liên tục tìm kiếm các phương án tự nhiên để tối ưu hóa
sản xuất, duy trì lợi nhuận, thân thiện với môi trường. Sự bổ sung một cách
chọn lọc các loại thực vật, chiết xuất thực vật vào thức ăn do đặc tính hấp dẫn
tự nhiên của chúng và các hoạt tính thực vật giúp gia tăng lượng thức ăn ăn
vào và hiệu quả chăn nuôi.
Tóm lại: AW là mối quan tâm toàn cầu. AW có ý nghĩa rất lớn với con
người, nó không chỉ giới hạn ở động vật và những người phụ thuộc vào động
vật, mà việc đảm bảo tốt quyền lợi động vật còn mang lại lợi ích cho cả loài
người và môi trường. Thái độ của cộng đồng thế giới, người chăn nuôi và giới
học thuật về AW đã và đang được cải thiện cùng với sự phát triển của xã hội.
1.1.3. Những chỉ tiêu đảm bảo AW [4]
5 chỉ tiêu được xác định như sau:
- Không bị đói khát
- Không bị khó chịu
- Không bị đau đớn, tổn thương và bệnh tật
- Không bị hạn chế biểu hiện các hành vi tự nhiên

- Không bị sợ hãi và căng thẳng

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN


SV: Nguyễn Thị Hải Yến

6

Khóa luận tốt nghiệp

1.1.4. Những vi phạm về AW trong chăn nuôi hiện nay
- Về môi trường sống, chăn nuôi công nghiệp đã làm cho vật nuôi mất
đi môi trường sống tự nhiên, không có điều kiện để cho chúng thể hiện những
bản năng tự nhiên vốn có của nòi giống. Chẳng hạn, gà trong trang trại nuôi
thâm canh được cho ăn để chúng đạt khối lượng giết thịt trước sáu tuần tuổi,
tức là bằng một nửa thời gian đối với cách chăn nuôi truyền thống. Cuộc sống
của chúng rất ngắn ngủi ở trong những ô chuồng chật chội mà không được đi
ra ngoài trời, thậm chí không được vỗ cánh hay tắm bụi theo bản năng tự
nhiên của chúng. [11]
Trong điều kiện sống tự nhiên, bò có thể sống đến hai mươi năm hoặc
lâu hơn. Tuy nhiên, những con bò sữa cao sản hiện nay chỉ có thể sống bằng
một phần tư thời gian đó. Chúng thường bị loại thải để giết thịt sau một số
chu kì tiết sữa vì các lý do về sức khỏe như què, viêm vú, vô sinh.
- Về sản xuất sản phẩm, chăn nuôi hiện đại đã tạo ra những giống vật
nuôi có năng suất sản phẩm quá cao so với yêu cầu “tự nhiên” của loài vật.
Chẳng hạn, hiện nay đã có những loại bò sữa một ngày có thể sản xuất ra một
lượng sữa gấp 5-10 lần, thậm chí 20 lần, so với nhu cầu bú sữa “tự nhiên” của

con bê do nó đẻ ra. Việc chọn lọc di truyền để cho năng suất cao đã làm tăng
tính mẫn cảm của con vật đối với bệnh tật, đặc biệt là viêm vú và viêm
móng. Một con bò sữa hiện đại có thể chứa vài chục lít sữa trong một bầu vú
to quá cỡ. Điều này có thể bắt buộc chân sau của bò ở vị trí không tự nhiên,
làm cho đi lại khó khăn, và có thể dẫn đến kết quả là đi đứng không vững
hoặc bị què. Trong chăn nuôi bò thịt cũng vậy, đã có những giống bò chuyên
thịt không còn “tự nhiên” được nữa. [11]
- Về thức ăn chăn nuôi, lẽ ra thức ăn phải phù hợp với sinh lý tiêu hoá
của từng loài, vừa phù hợp với sinh thái dinh dưỡng nói chung, không tạo ra
sự cạnh tranh thức ăn. Thế nhưng, trong chăn nuôi công nghiệp hiện đại thức

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN


SV: Nguyễn Thị Hải Yến

7

Khóa luận tốt nghiệp

ăn cho tất cả các loài đều có xu hướng thiên về sử dụng thức ăn tinh, tức là
thức ăn dựa trên nền ngũ cốc. Điều này không có lợi cho sức khoẻ của các
loài gia súc nhai lại và không có lợi cho sinh thái dinh dưỡng. Không có lợi
cho sức khỏe vì gia súc nhai lại ăn nhiều thức ăn tinh dễ bị mắc rất nhiều bệnh
như bị axit dạ cỏ, dẫn tới toan huyết, rối loạn trao đổi chất, bị các bệnh về
chân móng, và cũng có thể bị chết cấp tính khi ăn quá nhiều một lúc. Không
những thế, về mặt sinh thái dinh dưỡng, nó tạo ra sự cạnh tranh thức ăn tinh
(ngũ cốc) giữa các loài vật nuôi cũng như với con người, đặc biệt trong bối

cảnh năng lượng hoá thạch đang cạn kiệt dần và người ta đã phải dùng ngũ
cốc để sản xuất nhiên liệu sinh học thay thế.
Ngoài những vi phạm về AW trong chăn nuôi chủ yếu mà chúng ta vừa
nêu ở trên thì còn một số các vi phạm khác nữa như: vận chuyển (chật chội,
khoảng cách quá xa, gây khó chịu, stress cho vật nuôi) giết mổ vô nhân đạo,
một số các thực hành chăn nuôi gây đau đớn cho vật nuôi: cắt đuôi, cắt răng
nanh, xỏ vòng mũi....
1.1.5. Hậu quả của những vi phạm quyền lợi động vật
* Đối với động vật:
- Xuất hiện hội chứng thú tính khi nuôi nhốt với mật độ cao.
Tình trạng quá đông đúc các con vật trong một không gian giới hạn cho
phép làm tăng nguy cơ bị bệnh trong nhóm động vật, hoặc có thể gián tiếp
làm giảm chất lượng thực phẩm. Ví dụ, việc tăng tỉ lệ chết và mắc các bệnh
về đường hô hấp có thể tìm thấy trong đàn bò sữa nếu chúng được nhốt theo
một bầy đàn lớn. Ngoài ra, mật độ nuôi nhốt cao còn làm tăng nguy cơ phát
tán của vi khuẩn E.coli trong các chuồng trại nuôi nhốt bò. [5], [6]
Động vật không bao giờ được hít thở không khí trong lành hoặc “tắm”
ánh sáng mặt trời. Chúng không thể có những tập tính tự nhiên, điều đó làm
cho lợn trở nên buồn chán và bất lực. Chúng có xu hướng đánh nhau và cắn
con khác, đôi khi là nguyên nhân gây ra những tổn thương.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN


SV: Nguyễn Thị Hải Yến

8


Khóa luận tốt nghiệp

- Động vật có thể bị suy thoái bản năng sinh sản do thiếu cơ hội giao
tiếp.
- Động vật bị stress nhiệt, stress vận chuyển. Lợn bị ảnh hưởng của hội
chứng này thịt tái nhợt, mềm và rỉ nước. Chúng có thể bị chết bất thình lình
khi đang bị stress. Thịt lợn khi bị hiện tượng PSE có màu xám (nhợt nhạt),
thiếu độ cứng và mất độ ẩm (do bị rỉ nước ra ngoài). Vận chuyển lợn thịt
trong mùa hè và mùa đông nếu không đúng cách có thể gây stress cho lợn,
làm cho lợn sợ hãi, làm giảm chất lượng thịt. [7]
* Đối với sức khỏe con người:
Lợi dụng nhu cầu thịt nạc của người tiêu dùng, tức là của thị trường,
người ta đã dùng một số hoá chất có hại để kích thích lợn tạo nạc. Đây lại là
một việc làm trục lợi vô lương tâm vì các hoá chất đó sẽ tồn dư trong sản phẩm
chăn nuôi và có ảnh hướng xấu đến sức khoẻ của người tiêu dùng. Do đó,
cần phải nghiêm cấm việc dùng hoá chất có nguy cơ độc hại để tạo thịt
nạc trong chăn nuôi. Chúng ta chỉ cho phép tạo thịt nạc sạch, đảm bảo yêu cầu
về vệ sinh an toàn thực phẩm. Các triệu chứng ngộ độc thường thấy là run cơ,
tim nhanh, hồi hộp, thần kinh bị kích thích kéo dài nhiều giờ cho đến nhiều
ngày. Hóc môn làm rối loạn nội tiết dẫn đến nhiều hiện tượng như dậy thì sớm
ở trẻ em, ung thư tử cung, đàn ông có vú to như phụ nữ, đồng tính luyến ái…
*Đối với môi trường:
Chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường thông qua chất thải rắn, chất thải
lỏng và chất thải khí, kể cả các khí gây hiệu ứng nhà kính như khí mêtan.
Chăn nuôi hiện đại còn ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái do
thiên về sử dụng các giống vật nuôi “hiện đại” có năng suất cao, trong khi đó
các giống bản địa có nhiều tính trạng quý (như thích nghi và kháng bệnh tốt,
sử dụng tốt các nguồn thức ăn bản địa, sản phẩm phù hợp với thị hiếu ẩm thực
của người dân…) lại bị yếu thế và rất nhiều giống đã bị tuyệt chủng, do đó đe
doạ nghiêm trọng đến sự đa dạng sinh học. [7], [11]


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN


SV: Nguyễn Thị Hải Yến

9

Khóa luận tốt nghiệp

1.2. Tiêu chuẩn về welfare đối với lợn
Yêu cầu cơ bản đối với quyền lợi của lợn là một hệ thống chăn nuôi tốt,
được quản lý bởi các nhân viên được đào tạo và có kỹ năng tốt.
Các nhu cầu cụ thể của lợn là: [1], [14]


Dễ dàng tiếp cận thức ăn và nước thích hợp, đầy đủ.



Đầy đủ nơi trú ẩn để bảo vệ chúng khỏi các thái cực khí hậu.



Cơ hội để hiển thị hành vi.




Bảo vệ khỏi hoặc nhanh chóng chẩn đoán và điều trị chính xác,

thương tích hoặc bệnh tật.


Tự do để di chuyển cần thiết bao gồm đứng, kéo dài, và nằm xuống.



Được tiếp xúc với những con lợn khác.

Hiện nay ở Việt Nam chưa có văn bản pháp lý nào quy định về các tiêu
chuẩn welfare đối với lợn. Chúng tôi tham khảo tiêu chuẩn của một số nước
đã có luật về AW.[4],[10] Chúng tôi nhận thấy nội dung của những tiêu chuẩn
này có nhiều điểm tương đồng với quy trình thực hành chăn nuôi tốt đã ban
hành ở Việt Nam, bên cạnh đó có một số điểm mới và cụ thể để đảm bảo
welfare cho lợn, ở đây chúng tôi tóm lược những điểm này.
1.2.1. Thực phẩm và nước
Chăn nuôi phải có hệ thống nước sạch và chế độ ăn uống hợp lý để duy
trì cho động vật sức khỏe và một trạng thái tinh thần tốt.
*Thực phẩm
- Lợn phải được cho ăn theo những cách giảm thiểu thương tổn. Giảm
thiểu tranh dành thức ăn giữa những con lợn. Đối lợn ăn trong máng, phải
có đủ không gian cho ăn (tức là 1,1 lần vai rộng) cho tất cả các con lợn ăn
đồng thời, thức ăn được rải rác trên một khu vực rộng, giảm khả năng gây
thương tổn. [13], [14]
- Cần cung cấp thêm một số thức ăn thô xơ để đáp ứng sự thèm ăn.

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoa Sinh - KTNN


SV: Nguyễn Thị Hải Yến

10

Khóa luận tốt nghiệp

*Nước [14]
- Hệ thống tưới nước tự động phải được kiểm tra hàng ngày.
- Nước y tế dùng để điều trị chỉ được sử dụng khi có tư vấn chuyên môn
tránh lạm dụng sự pha trộn các loại thuốc.
- Phải có nguồn nước dự phòng phù hợp trong trường hợp đặc biệt, ví
dụ như do hạn hán, đông lạnh, vv
1.2.2. Môi trường
*Chuồng trại [13], [14]
- Chuồng trại phải được thiết kế, xây dựng đảm bảo bảo vệ lợn khỏi
cảm giác khó chịu, sợ hãi về thể chất và nhiệt, cho phép chúng thực hiện hành
vi tự nhiên của mình.
- Lợn được nuôi trong các ô (cũi) chuồng có thể đứng lên, nằm xuống
mà không chạm vào các thanh ngang của chuồng, khi nằm trong ô chuồng
mõm và chân sau của lợn không đồng thời chạm vào hai đầu của ô chuồng. Vị
trí uống nước hoặc máng ăn cần dễ dàng tiếp cận, không ảnh hưởng đến khả
năng đứng lên nằm xuống của lợn.
- Lợn có thể giao tiếp với các con bên cạnh mà không gây thương tích.
- Các yêu cầu không gian tối thiểu cho lợn trong mỗi ô chuồng là:
• Lợn con cai sữa 0,5m2/con và mỗi ô chuồng có thể từ 10-100 lợn.
• Lợn thịt xuất chuồng cần tối thiểu 1m2 /con nhưng với thời tiết nóng thì
tốt nhất là có được 1,7m2/con. Một ô chuồng lợn thịt lớn có thể từ 10-100 con.

• Lợn nái được nuôi trong khoảng không gian tối thiểu là 3,5m2/con.
Với mục đích tiết kiệm diện tích hầu hết lợn sinh sản được nuôi trong chuồng
cũi và cũi đẻ. Tuy nhiên hiện nay để đảm bảo vấn đề welfare cho lợn một số
quốc gia đã cấm hình thức chăn nuôi lợn nái trong cũi trừ giai đoạn mang thai
4 tuần đầu (Philippin, liên minh châu Âu và một số quốc gia khác). [14]

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN


SV: Nguyễn Thị Hải Yến

11

Khóa luận tốt nghiệp

* Làm giàu môi trường
- Làm giàu môi trường có thể giảm thương tích cho lợn, giúp cho lợn
thể hiện được tập tính bản năng của mình.
- Vật liệu làm giàu môi trường là rơm rạ, trấu, mùn cưa, vỏ lạc,….
- Khi xảy ra sự cố về hành vi rập khuôn, người chăn nuôi phải tìm cách
tránh, loại trừ vấn đề.
1.2.3. Vấn đề quản lý; người chăn nuôi
- Quản lý chăm sóc ở mức độ cao và có trách nhiệm là yếu tố quan
trọng để đảm bảo quyền lợi động vật tốt. Nhà quản lý và người chăn nuôi phải
được đào tạo, có kiến thức và tay nghề cao.
- Người quản lý phải đảm bảo rằng các vấn đề về tiêu chuẩn welfare
cho lợn được cập nhật thường xuyên và được thực hiện tốt ở cơ sở chăn nuôi
của mình, dữ liệu cần thiết được ghi lại một cách thích hợp.

- Người chăn nuôi phải nắm được, hiểu và áp dụng tốt nội dung của
tiêu chuẩn welfare đối với lợn.
- Người chăn nuôi phải hiểu được thời gian và hoàn cảnh mà lợn dễ bị
xâm phạm vấn đề quyền lợi.
- Người chăn nuôi phải có khả năng nhận ra dấu hiệu của hành vi bình
thường, hành vi bất thường, nhận biết các dấu hiệu bệnh thông thường và hiểu
công tác phòng chống và kiểm soát chúng.
- Tương tác giữa lợn và người chăn nuôi phải được tích cực và chu đáo.
- Lợn phải được xử lý nhẹ nhàng và chắc chắn, cẩn thận để tránh bị đau
không cần thiết.
* Đánh dấu lợn [14]
- Trường hợp cần thiết đánh dấu lợn để xác định vĩnh viễn, tai có thể
được xăm, gắn thẻ, ghi hoặc cơ thể có thể được xăm hoặc cấy vi-chip.
- Việc đánh dấu được thực hiện bởi một người được đào tạo, bằng cách
sử dụng các dụng cụ đúng cách. Chỉ được đánh dấu một bên tai.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN


SV: Nguyễn Thị Hải Yến

12

Khóa luận tốt nghiệp

- Việc sử dụng thuốc giảm đau ngắn hạn, chẳng hạn như thuốc xịt băng
tại chỗ, được khuyến cáo để giảm đau cấp tính khi thực hiện đánh dấu lợn.
* Kiểm tra

- Người chăn nuôi phải kiểm tra gia súc của họ ít nhất hai lần mỗi ngày:
quan sát, ghi lại bất kỳ hành động khác lạ của lợn.
- Bất kỳ vấn đề quyền lợi nào bị vi phạm, được phát hiện trong quá
trình kiểm tra phải được xử lý một cách thích hợp và không chậm trễ.
1.2.4. Sức khỏe
Bao gồm các vấn đề về: chương trình sức khoẻ đàn lợn, an toàn sinh
học ở trại lợn, chăm sóc thú y…Nội dung các vấn đề này tương đồng với các
yêu cầu trong quy trình thực hành chăn nuôi tốt. Có một số nội dung mới:
- Không được phép thiến lợn.
- Đối với một con vật tai nạn, ở giai đoạn đầu phải mời các bác sĩ phẫu
thuật thú y để tư vấn xem có thể điều trị hay giết chết nhân đạo để ngăn ngừa
khổ đau. [14]
1.2.5. Vận chuyển
Hệ thống vận chuyển động vật phải được thiết kế và quản lý để đảm
bảo không gây ra đau khổ không cần thiết hoặc khó chịu. Nhân viên tham
gia vận tải phải được đào tạo kỹ lưỡng và có thẩm quyền để thực hiện các
nhiệm vụ theo yêu cầu của họ.
Một động vật bị bệnh hoặc bị thương không vận chuyển, trừ khi nó
được thực hiện để điều trị thú y hoặc nó đang được đưa đến nơi gần nhất để
giết mổ nhân đạo.
Lợn phải được giết mổ càng gần càng tốt điểm nuôi. Thời gian vận
chuyển phải được tính toán để giảm thiểu thời gian chờ đợi cho lợn. Lợn
được vận chuyển không quá 8 giờ. Tầng của tất cả các xe phải được vững
chắc và được bảo hiểm đầy đủ để tạo sự thoải mái, tiện nghi về nhiệt, làm
giảm khả năng chấn thương.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN



SV: Nguyễn Thị Hải Yến

13

Khóa luận tốt nghiệp

Cải thiện tình trạng sức khỏe động vật cho việc vận chuyển.
1. Tạo giống có chân khỏe và tốt.
2. Nuôi lớn lợn nái con chậm hơn để tạo điều kiện cho xương có thời
gian phát triển.
3. Các con vật ốm, yếu hay gầy gò nên được cho chết nhân đạo ở trang
trại.
4. Sử dụng các biện pháp thực hành lùa nhốt nhẹ nhàng và bình tĩnh.
5. Phát triển các hệ thống kiểm tra tình trạng cơ thể của lợn cái và lợn
đực giống. Người chăm sóc quản lý những gì họ đánh giá.
6. Không nhốt quá tải con vật vào các xe chuyên chở.
7. Tránh phanh và tăng tốc xe vận chuyển đột ngột.
1.2.6. Giết mổ
Đây là vấn đề mà hiện nay ở Việt Nam ít quan tâm nhất để đảm bảo
welfare cho động vật.
Tất cả các hệ thống giết mổ, người giết mổ phải được thiết kế và quản
lý để đảm bảo không gây ra đau khổ không cần thiết hoặc khó chịu. Việc xử
lý trước khi giết mổ gia súc phải ở mức tối thiểu. Nhân viên tham gia giết mổ
phải được đào tạo kỹ lưỡng và có thẩm quyền để thực hiện các nhiệm vụ theo
yêu cầu của họ.
Lợn phải được xử lý một cách bình tĩnh, nhẹ nhàng và chắc chắn, cẩn
thận để tránh sự phấn khích không cần thiết, lâm nạn. Tất cả các thiết bị giết
mổ phải được làm sạch triệt để và phù hợp sau khi sử dụng.Thiết bị giết mổ
phải được kiểm tra ít nhất một lần mỗi ngày để đảm bảo nó hoạt động tốt và

trong một tình trạng tốt. Biên bản kiểm tra trên thiết bị giết mổ phải được
thực hiện. [14]
Lợn phải được giết mổ, giết chết bằng cách sử dụng một trong các
phương pháp sau đây, phải làm cho lợn ngay lập tức vô cảm, không nhạy cảm
với sự đau đớn: điện giật, bắn chết, cắt tiết,...

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN


SV: Nguyễn Thị Hải Yến

14

Khóa luận tốt nghiệp

Từ ngày 1 tháng 1 năm 2013, pháp luật nước Anh đã cho phép sử dụng
các khí trơ và carbon dioxide để làm cho lợn chết lâm sàng đây là một
phương pháp giết lợn nhân đạo.
1.3. Nghiên cứu về vấn đề AW trong và ngoài nước
1.3.1. Nghiên cứu về vấn đề AW ngoài nước
Trên thế giới vấn đề AW đã được đề cập tới trong một thời gian dài.
Hiện nay hầu hết các nước phát triển đã có luật về AW; người dân có hiểu
biết nhất định về AW. AW cũng đã trở thành tâm điểm của một lĩnh vực đang
được nghiên cứu khoa học. Phần lớn các nghiên cứu về AW ngoài việc quan
tâm đến đối tượng động vật hoang dã, thú cưng, động vật thí nghiệm thì chủ
yếu tập trung vào các vấn đề của động vật nông nghiệp đặc biệt là hệ thống
chăn nuôi thâm canh. [10]
Rất nhiều hiệp hội, tổ chức trên toàn thế giới quan tâm nghiên cứu về

vấn đề này: hiệp hội bảo vệ động vật thế giới (WSPA), quỹ quốc tế về quyền
lợi động vật (IFAW), hội nghiên cứu tập tính động vật (ASAB)…
Các nghiên cứu tập trung vào 4 vấn đề cơ bản: khoa học về AW, vấn đề
đạo đức, ứng dụng khoa học AW, vấn đề động vật và xã hội.
Kết quả của những nghiên cứu đó đã đóng góp đáng kể trong việc cải
thiện welfare của động vật và đặc biệt luật về AW đã được ban hành.
Năm 1991, hội đồng các quốc gia Châu Âu đã xuất bản văn bản hướng
dẫn các tiêu chuẩn tối thiểu đối với vấn đề phúc lợi của lợn (văn bản
91/630/EEC). Văn bản là sự kết hợp các qui định hợp pháp của các nước
thành viên. Một vài quốc gia trong cộng đồng EU đã đưa ra các văn bản dựa
trên những đạo luật đơn phương về các vấn đề đang diễn ra (ví dụ như việc
cấm các chuồng dành cho lợn nái ở Anh, đạo luật năm 1991) và chúng được
bổ sung và phổ biến rộng rãi như là một văn bản chỉnh sửa làm tăng tính hợp
pháp trong cộng đồng (văn bản 2001/88/EC và 2001/93/EC). [10]

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN


SV: Nguyễn Thị Hải Yến

15

Khóa luận tốt nghiệp

Hiệp hội bảo vệ động vật thể giới (WSPA) phối hợp với khoa Thú y của
trường đại học Bristol đã xây dựng được một bộ bài giảng toàn diện tuyệt vời
dùng cho việc giảng dạy animal welfare trong chương trình đào tạo thú y.
Nguồn tài liệu giảng dạy này đang được sử dụng thành công ở Brazil,

Columbia, Argentina và các nơi khác ở Mỹ La-tinh, cùng rất nhiều trường đại
học ở Đông và Tây Âu, Úc, Canada, Kenya, New Zealand, Nam Phi và Hoa
Kỳ. Tại châu Á, đã có các hội thảo và đề cương bài giảng này đang được triển
khai thực hiện ít nhất cũng có tại các khoa thú y ở Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản,
Phi-lip-pin cùng với các quốc gia khác như Việt Nam, Sri Lanka và Đài Loan.
1.3.2. Nghiên cứu về vấn đề AW trong nước
AW còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Nghiên cứu về AW còn đang ở giai
đoạn sơ khai. Từ 2009 với sự giúp đỡ của Hiệp hội bảo vệ động vật thế giới
(WSPA) hầu hết các Trường nông lâm có khoa chăn nuôi thú y ở Việt Nam
đã đưa AW vào giảng dạy với tư cách là môn học riêng biệt hoặc lồng ghép
với môn Tập tính động vật. Bên cạnh đó một số dự án về vấn đề AW cũng
được thực hiện. Từ năm 2009 tới nay mỗi năm một lần hội thảo về AW được
tổ chức luân phiên ở các Trường đại học nông lâm trong nước. Các hội thảo
này mới chỉ ở mức độ nhằm nâng cao hiểu biết cơ bản về AW trong giới
chuyên môn.
Một số đề tài của sinh viên và giảng viên kết hợp nghiên cứu về AW
(trên đối tượng vật nuôi: lợn, chó và động vật hoang dã ở vườn thú) cũng đã
được thực hiện trong năm 2011. Tuy nhiên vì ở thời điểm đó Tập bài giảng về
quyền lợi động vật (phiên bản tiếng Việt) chưa được phát hành, tài liệu về
AW chủ yếu là tiếng nước ngoài, vấn đề AW lại quá mới mẻ ở Việt Nam ...
đã hạn chế rất nhiều trong việc tìm hiểu về cơ sở khoa học cũng như các dẫn
liệu để tham khảo, đối chứng cho các nghiên cứu, vì vậy các nghiên cứu này
chỉ có vai trò mở đầu.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN


SV: Nguyễn Thị Hải Yến


16

Khóa luận tốt nghiệp

Tháng 3/2013, tập bài giảng về quyền lợi động vật (phiên bản tiếng
Việt) được phát hành với sự giúp đỡ của WSPA và Đại học Bristol. Hy vọng
tài liệu sẽ giúp ích cho những người làm công tác giảng dạy, nghiên cứu, học
sinh, sinh viên và những ai quan tâm đến vấn đề này.
Ở Việt Nam trong những năm gần đây cũng đã quan tâm đưa vấn đề
AW vào luật nhưng chủ yếu lồng ghép vào trong các luật như luật Thú y
(Điều 13) hoặc trong các qui trình qui chuẩn chăn nuôi cho các giai đoạn, đối
tượng vật nuôi khác nhau.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN


SV: Nguyễn Thị Hải Yến

17

Khóa luận tốt nghiệp

CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG,
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Lợn nuôi ở một số nông hộ và trang trại tại huyện Tam Đảo, tỉnh
Vĩnh Phúc.

2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Tìm hiểu tình hình chăn nuôi lợn tại địa bàn nghiên cứu.
2.2.2. Tìm hiểu nhận thức của người chăn nuôi về vấn đề AW.
2.2.3. Thực trạng AW ở lợn nuôi tại nông hộ và trang trại huyện Tam Đảo,
tỉnh Vĩnh Phúc.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
- Đọc tài liệu.
- Quan sát.
+ Thu thập số liệu sơ cấp: thông qua quan sát, điều tra, phỏng vấn.
+ Thu thập số liệu thứ cấp: từ các báo cáo tổng kết tình hình phát triển
kinh tế, xã hội địa phương.
- Phỏng vấn.
+ Hình thức: sử dụng phiếu phỏng vấn.
+ Đối tượng phỏng vấn: Người chăn nuôi ở nông hộ và trang trại

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN


SV: Nguyễn Thị Hải Yến

18

Khóa luận tốt nghiệp

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
Huyện Tam Đảo nằm chính giữa phía bắc tỉnh Vĩnh Phúc, gần ngã ba
ranh giới của tỉnh Vĩnh Phúc với hai tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên. Diện

tích tự nhiên của huyện là 23.641,60 ha (236,42 km²) với 9 đơn vị hành chính
gồm 1 thị trấn (thị trấn Tam Đảo) và 8 xã (xã Yên Dương, Đạo Trù, Bồ
Lý, Đại Đình, Tam Quan, Hồ Sơn, Hợp Châu, Minh Quang). Huyện lỵ đặt tại
xã Hợp Châu.
Nông, lâm nghiệp và thủy sản đặc biệt là ngành chăn nuôi là một trong
những thế mạnh của huyện Tam Đảo với những đặc điểm đặc thù, được tạo
lập bởi các yếu tố thời tiết khí hậu. Tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu
ngành nông nghiệp có sự biến động đột biến. Năm 2005, ngành chăn nuôi chiếm
32,08% trong tỷ trọng ngành nông nghiệp, năm 2010 đã tăng lên 47,85%. Trong
5 năm tỷ trọng ngành chăn nuôi đã tăng 15,77%, bình quân mỗi năm tăng
3,15%. Đây là mức chuyển dịch khá nhanh của sự phát triển ngành chăn nuôi so
với ngành trồng trọt. [9]
Diễn biến số lượng đàn trâu bò và sản lượng qua một số giai đoạn thể
hiện ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Tình hình phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện
Loại vật nuôi

ĐVT

Năm 2005

Năm 2008

Năm 2011

Trâu

Con

5.099


5.457

6.104



Con

10.460

14.841

16.080

Lợn

Con

39.772

57.981

64.080

Gia cầm

1000 con

300


1.050

1.322,5

Sản lượng thịt lợn

Tấn

2.293

3.635

4.144

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tam Đảo

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN


SV: Nguyễn Thị Hải Yến

19

Khóa luận tốt nghiệp

Trong khi đàn trâu được giữ ở mức độ tăng 3,1%/năm, từ 5.099 con
năm 2005 tăng lên đến 5.457 con năm 2008 và năm 2011 đạt 6.104 con, thì

đàn bò có mức tăng cao bình quân 7,5%/năm. Năm 2005, toàn Huyện có
10.460 con bò, đến năm 2008 đàn bò đã tăng đến 14.841 con, năm 2011 đạt
16.080 con.
Đàn lợn có số lượng tăng đột biến qua các năm 2005 - 2011, ở mức từ
39.772 con năm 2005 tăng lên đến 57.981 con năm 2008 và năm 2011 đạt
64.080 con. Không chỉ tăng đột biến về số lượng đàn lợn, chất lượng đàn cũng
được nâng lên. Vì vậy, sản lượng thịt lợn hơi đã tăng từ 2.293 tấn năm 2005
lên 3.700 tấn năm 2009 và năm 2011 đạt 4.144 tấn, bình quân tăng 12,0%/năm.
Số lượng gia cầm có sự biến động tăng cao nhất với mức tăng bình
quân 30,8%/năm, từ 300.000 con năm 2005, tăng nhanh lên 1.050.000 năm
2008 và năm 2011 đạt 1.322.500 con, số tăng lên này chủ yếu là gia cầm nuôi
lấy thịt và lấy trứng.
Bên cạnh việc tìm hiểu về tình hình chăn nuôi nói chung trên địa bàn
huyện chúng tôi cũng đã điều tra cơ cấu đàn lợn nuôi tại nông hộ ở một số xã
của huyện Tam Đảo. Kết quả trình bày ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Cơ cấu đàn lợn nuôi tại nông hộ ở một số xã của huyện Tam Đảo.



Minh

Tam

Quang

Quan

Đạo Trù

Đại Đình


Lợn nái (con)

2.396

1.849

2.952

1.828

Đực giống (con)

29

22

36

23

Lợn thịt (con)

8.807

6.798

10.848

6.718


Tổng đàn (con)

11.232

8.669

13.836

8.569

Cơ cấu đàn lợn

Theo số liệu thống kê của phòng Thống kê huyện năm 2011

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN


SV: Nguyễn Thị Hải Yến

20

Khóa luận tốt nghiệp

Cơ cấu đàn lợn nuôi tại nông hộ khá đa dạng về thành phần và số lượng.
Lợn được nuôi nhiều nhất ở xã Minh Quang (13.836 con) và Đạo Trù (11.232
con), nuôi ít nhất ở xã Tam Quan (8.569 con). Lợn nái và lợn con được nuôi
nhiều ở xã Đạo Trù và xã Đại Đình. Lợn thịt được nuôi nhiều ở xã Minh

Quang và Tam Quan. Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy tình hình chăn nuôi ở
các xã có sự khác nhau. [2], [8]
Với lợi thế về đất đai, khí hậu chăn nuôi lợn quy mô trang trại cũng rất
phát triển trên địa bàn huyện Tam Đảo. Chúng tôi cũng đã tìm hiểu về quy mô
chăn nuôi lợn trang trại tại một số xã ở huyện. Số liệu thể hiện ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Tình hình chăn nuôi lợn tại trang trại ở một số xã
của huyện Tam Đảo


Minh

Tam

Quang

Quan

3

3

2

140

1.320

90

Đạo Trù


Đại Đình

1
100

Các chỉ tiêu
Số lượng trang trại
Tổng số lợn(con)

Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Tam Đảo
Các trang trại phân bố chủ yếu ở xã Đại Đình và Minh Quang. Xã Minh
Quang với lợi thế về diện tích đất tự nhiên rộng, thuận tiện đường giao thông
đã có các trang trại với quy mô lớn được hình thành (3 trang trại với tổng số
lợn là 1.320 con). [8]
3.2. Nhận thức của người chăn nuôi về vấn đề AW
Để có thông tin về nhận thức của người chăn nuôi về vấn đề AW nói
chung và welfare của lợn nói riêng chúng tôi đã tiến hành một khảo sát nhỏ
thông qua những câu hỏi phỏng vấn nhanh. Kết quả phỏng vấn thể hiện ở
bảng 3.4, 3.5, 3.6.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN


SV: Nguyễn Thị Hải Yến

21


Khóa luận tốt nghiệp

Bảng 3.4.
Ông (bà) có nghe nhắc tới vấn đề quyền lợi động vật hay chưa?
Người chăn nuôi ở nông hộ

Người chăn nuôi ở trang trại

(n= 56)

(n= 48)



0 /56 (0%)

2 (4,2%)

Không

56/56 (100%)

46 (95,8%)

Ý kiến

Đối với nông hộ, người chăn nuôi chủ yếu là bà con nông dân có trình
độ học vấn thấp (phần đông chỉ tốt nghiệp tiểu học và trung học cơ sở), chăn
nuôi chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và học hỏi những người đi trước. Còn ở
trang trại, hầu hết các cán bộ kĩ thuật và công nhân đều có trình độ học vấn từ

trung cấp trở lên. Tuy nhiên, nhận thức về AW của cả hai đối tượng này còn
rất hạn chế (Bảng 4). Đối với cán bộ và công nhân làm việc tại trang trại, mặc
dù có trình độ trung cấp trở lên nhưng đa số còn chưa nghe đến AW, không
hiểu được lợi ích của AW đến hiệu quả chăn nuôi, chỉ biết chăn nuôi, chăm
sóc theo qui trình chỉ đạo của cán bộ kỹ thuật quản lý trại. Chỉ có 2 trong số
48 người chăn nuôi ở trang trại trả lời đã nghe nói đến vấn đề quyền lợi động
vật nhờ tự tìm hiểu thông tin.
Kết quả cho thấy vấn đề AW còn khá lạ lẫm đối với người chăn nuôi.
Việc nâng cao nhận thức người chăn nuôi về AW, tạo nền tảng cho việc ứng
dụng các tiêu chuẩn AW trong chăn nuôi góp phần tạo sản phẩm chăn nuôi
chất lượng là trách nhiệm của các nhà làm công tác đào tạo và các cơ quan
quản lý liên quan.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN


SV: Nguyễn Thị Hải Yến

22

Khóa luận tốt nghiệp

Bảng 3.5. Ông (bà) có đồng ý với ý kiến:
Động vật cũng có thể cảm nhận sự đau đớn, khó chịu giống như
con người?
Ý kiến

Người chăn nuôi ở nông hộ


Người chăn nuôi ở t.trại

(n=56)

(n=48)

Rất đồng ý

30 (53,57%)

26 (54,16%)

Đồng ý

24 (42,85%)

20 (41,66%)

Không đồng ý

2 (3,57%)

2 (4,166%)

Rất không đồng ý

0 (0%)

0 (0%)


Số phản hồi

56

48

Mặc dù hầu hết người tham gia khảo sát chưa từng nghe nói về vấn đề
quyền lợi động vật nhưng tỷ lệ người rất đồng ý và đồng ý với ý kiến “Động
vật cũng có thể cảm nhận sự đau đớn, khó chịu giống như con người?” lại
tương đối cao: 53,57 %, 42,85% ở nông hộ và 54,16%, 41,66% ở trang trại.
Đây là một thuận lợi cho việc tuyên truyền và ứng dụng AW trong chăn nuôi
nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng.
Chúng tôi cũng đã tìm hiểu về quan điểm của người chăn nuôi đối với
một số thực hành chăn nuôi lợn ( bảng 3.6).

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN


SV: Nguyễn Thị Hải Yến

23

Khóa luận tốt nghiệp

Bảng 3.6. Ông (bà) có đồng ý rằng các thực hành chăn nuôi sau là
ảnh hưởng đến chất lượng sống của lợn?
Người chăn nuôi nông hộ


Người chăn nuôi trang trại

(n = 56)

( n = 48 )

1

2

1,8%

7,1%

44,6% 46,4%

6,2%

10,4% 37,5% 45,8%

3,6%

5,3%

42,9% 48,2%

6,2%

8,3%


1,8%

7,1%

46,4% 44,6%

6,2%

10,4% 39,6% 43,7%

Thiến lợn con.

5,3%

5,3%

42,9% 46,4%

8,3%

12,5% 39,6% 39,6%

Cắt nanh lợn con.

3,6%

8,9%

44,6% 42,9%


4,2%

8,3%

41,6% 45,8%

trước hai tháng 10,7%

3,6%

48,2% 37,5% 14,5%

6,2%

41,6% 37,5%

Nuôi

lợn

chửa

3

4

1

2


3

4

nái
trong

chuồng cũi
Sử dụng cũi đẻ
cho lợn nái nuôi

41,6% 43,7%

con
Cắt đuôi lợn con.

Cai sữa lợn con

tuổi.
Vận chuyển vật
nuôi với khoảng

7,1%

10,7% 35,7% 46,4% 10,4% 12,5% 39,5% 37,5%

cách xa.

Chú thích:

1. Rất đồng ý; 2. Đồng ý; 3. Không đồng ý; 4. Rất không đồng ý
Người chăn nuôi ở nông hộ và trang trại đều quan tâm tìm hiểu các biện
pháp kỹ thuật, nuôi dưỡng chăm sóc lợn để đạt hiệu quả cao trong chăn nuôi.
Thực hành quyền lợi động vật có nhiều lợi ích cho người chăn nuôi cũng như

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN


SV: Nguyễn Thị Hải Yến

24

Khóa luận tốt nghiệp

động vật. Tuy nhiên một loạt thực hành chăn nuôi lợn ảnh hưởng đến chất
lượng cuộc sống của chúng thì không được người chăn nuôi nhận thức đúng.
Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết người chăn nuôi cho rằng những thực hành
chăn nuôi trên không ảnh hưởng tới chất lượng sống của vật nuôi.
Cụ thể tỉ lệ người chăn nuôi lợn không đồng ý và rất không đồng ý
rằng các thực hành chăn nuôi như nuôi lợn nái chửa trong chuồng cũi, cắt
đuôi lợn con, thiến lợn con, cắt nanh lợn con, cai sữa lợn con trước hai tháng
tuổi, vận chuyển vật nuôi với khoảng cách xa, sử dụng cũi đẻ cho lợn nái nuôi
con ảnh hưởng đến chất lượng sống của lợn tương đối cao: 43,6%,44,6% ở
nông hộ và 40,1%, 41,9% ở trang trại.
Như vậy, chúng ta có thể thấy nhận thức của người chăn nuôi về AW
còn hạn chế, tuy nhiên cũng có một lượng nhỏ người chăn nuôi cũng đã được
nghe nhắc tới quyền lợi động vật và họ cũng cho rằng động vật cũng có cảm
nhận sự đau đớn và khó chịu giống như con người. Nhưng đa số người chăn

nuôi đều cho rằng các thực hành chăn nuôi (mà một số nước phát triển đã cấm
hoặc khuyến cáo nên hạn chế vì vi phạm quyền lợi động vật) không ảnh
hưởng đến chất lượng sống của lợn đó là một vấn đề gây khó khăn cho việc
đảm bảo AW cho lợn. Chính vì vậy chúng ta cần đề ra các giải pháp nhằm
nâng cao nhận thức của người chăn nuôi về AW đối với lợn.
3.3. Thực trạng bảo vệ AW ở lợn nuôi tại nông hộ và trang trại huyện
Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc
Để đánh giá thực trạng bảo vệ AW ở lợn nuôi trên địa bàn huyện Tam
Đảo chúng tôi đã tiến hành điều tra tại một số nông hộ thuộc các xã có số
lượng lợn nhiều: Đạo Trù, Minh Quang và một trang trại chăn nuôi lợn nái
thuộc xã Minh Quang. Trang trại này tại thời điểm tháng 3/2013 có 70 nái
sinh sản, 18 nái hậu bị giống, 151 lợn thương phẩm. Năm 2012, xuất chuồng
1654 con lợn giống.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN


SV: Nguyễn Thị Hải Yến

25

Khóa luận tốt nghiệp

3.3.1. Về điều kiện chuồng nuôi
Để đánh giá thực trạng bảo vệ welfare cho lợn về điều kiện chuồng nuôi
chúng tôi tập trung tìm hiểu một số chỉ tiêu phản ánh điều kiện vệ sinh
chuồng trại, điều kiện thể hiện tập tính tự nhiên của vật.
Kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 3.7.

Bảng 3.7. Điều kiện chuồng nuôi tại nông hộ và trang trại
Chỉ tiêu theo dõi

Nông hộ (n = 30)

Trang trại
(n =1)

Hình thức chuồng nuôi
- Ô chuồng

30

1

- Chuồng cũi

1

- Cũi đẻ

1

Diện tích chuồng nuôi (m2/con)
- Nái chửa

5-6

1,32


- Nái nuôi con(mẹ + 10 con)

0,5

0,4

- Lợn thịt

1,3

1

Đệm lót
- Có

12

- Không

18

1

Số lần vệ sinh chuồng/ngày
- 1

14

- 2


8

- 3
- Không vệ sinh hàng ngày

1
8

Xử lý chất thải
- Bể biogas

8

- Chứa ở hố phân chuồng nuôi

19

- Đổ thẳng xuống ao cá.

3

Trường ĐHSP Hà Nội 2

1

Khoa Sinh - KTNN


×