Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Bước đầu nghiên cứu sự phân bố của rùa vàng (indotestudo elongata) tại việt nam và đặc điểm dinh dưỡng của chúng trong điều kiện nuôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.26 MB, 48 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH – KTNN
**************

LÂM THỊ HỒNG LIÊN

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU SỰ PHÂN BỐ CỦA
RÙA NÚI VÀNG (INDOTESTUDO ELONGATA)
TẠI VIỆT NAM VÀ ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG
CỦA CHÚNG TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Động vật học

Người hướng dẫn khoa học
TS. NGÔ THÁI LAN

HÀ NỘI – 2011


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khoá luận “Bước đầu nghiên cứu sự phân bố của Rùa
núi vàng (Indotestudo elongata) tại Việt Nam và đặc điểm dinh dưỡng của
chúng trong điều kiện nuôi” là kết quả quá trình nghiên cứu của bản thân tôi
dưới sự hướng dẫn của TS. Ngô Thái Lan và sự giúp đỡ của Trạm Đa dạng
Sinh học Mê Linh.


Tôi xin khẳng định kết quả nghiên cứu trong khoá luận này không
trùng với kết quả của bất kỳ tác giả nào khác. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn
trách nhiệm.

Xuân Hoà, ngày

tháng

năm 2011

Sinh viên

Lâm Thị Hồng Liên

Lâm Thị Hồng Liên

ii

K33C Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận văn, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ
quý báu và bổ ích từ các thầy cô, bạn bè. Nhân dịp này em xin chân thành
cảm ơn:

Các thầy cô trong khoa Sinh - KTNN, trường ĐHSP Hà Nội 2 đã tận
tình giảng dạy, truyền thụ kiến thức và kinh nghiệm quý báu để em hoàn
thành tốt khoá học. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Ngô
Thái Lan, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo trong suốt quá trình
em làm khoá luận.
Em xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo, tập thể cán bộ của Trạm Đa
dạng Sinh học Mê Linh đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em tiến hành
các nghiên cứu tại trạm.
Em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ em
trong suốt quá trình hoàn thành khoá luận này.

Xuân Hoà, ngày

tháng

năm 2011

Sinh viên

Lâm Thị Hồng Liên

Lâm Thị Hồng Liên

iii

K33C Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp Đại học


Trường ĐHSP Hà Nội 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài........................................................................................ 1
2. Mục tiêu của đề tài.................................................................................... 2
3. Nội dung nghiên cứu................................................................................. 3
4. Ý nghĩa của đề tài...................................................................................... 3
Chương 1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu........................................... 4
1.1. Các công trình nghiên cứu về RNV....................................................... 4
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về RNV trên thế giới........................ 4
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về RNV ở Việt Nam........................ 5
1.2. Khái quát điều kiện tự nhiên của khu vực nuôi RNV............................ 6
1.2.1. Vị trí địa lí.................................................................................... 6
1.2.2. Địa hình........................................................................................ 6
1.2.3. Khí hậu, thời tiết........................................................................... 7
1.2.4. Thổ nhưỡng.................................................................................. 7
1.2.5. Sông suối...................................................................................... 8
1.2.6. Tài nguyên động thực vật rừng.................................................... 8
1.2.7. Điều kiện kinh tế - văn hoá – xã hội............................................ 8
Chương 2. Đối tượng, thời gian, địa điểm và phương pháp nghiên
cứu.............................................................................................

10

2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 10
2.2. Thời gian nghiên cứu.............................................................................

10


2.3. Địa điểm nghiên cứu.............................................................................. 10
2.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 10
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu.................................................. 10

Lâm Thị Hồng Liên

iv

K33C Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm trong điều kiện nuôi....... 10
Chương 3. Kết quả nghiên cứu.................................................................. 12
3.1. Sự phân bố của loài RNV tại Việt Nam................................................. 12
3.2. Hiện trạng bảo tồn loài RNV tại Trạm ĐDSH Mê Linh........................ 18
3.2.1. Khu nuôi nhốt............................................................................... 18
3.2.2. Chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng.................................................. 20
3.2.3. Những biến đổi trong quá trình nuôi nhốt và ảnh hưởng của
chế độ dinh dưỡng, chăm sóc, môi trường sống đến RNV.......... 21
3.2.4. Thực trạng bảo tồn loài RNV tại Trạm ĐDSH Mê Linh............. 24
3.3. Đặc điểm hình thái và tập tính hoạt động của RNV trong điều kiện
nuôi tại Trạm ĐDSH Mê Linh............................................................... 26
3.3.1. Đặc điểm hình thái...................................................................... 26
3.3.2. Tập tính hoạt động......................................................................


29

3.4. Đặc điểm dinh dưỡng của RNV trong điều kiện nuôi tại Trạm
ĐDSH Mê Linh...................................................................................... 30
3.4.1. Thành phần thức ăn và thức ăn ưa thích......................................

30

3.4.2. Nhu cầu và khối lượng thức ăn.................................................... 30
KẾT LUẬN................................................................................................... 34
KIẾN NGHỊ.................................................................................................. 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 37

Lâm Thị Hồng Liên

v

K33C Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Rùa núi vàng:

RNV


Đa dạng sinh học:

ĐDSH

Động vật hoang dã:

ĐVHD

Vườn quốc gia:

VQG

Khu bảo tồn:

KBT

Khu Bảo tồn thiên nhiên:

KBT TN

Nhiệt độ trung bình:

tºTB

Độ ẩm trung bình:

HRTB

Khoa học Tự nhiên và Công nghệ:


KHTN & CN

Nhà xuất bản:

NXB

Lâm Thị Hồng Liên

vi

K33C Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

DANH MỤC HÌNH

Trang
Hình 3.1. Bản đồ phân bố của loài RNV tại Việt Nam

13

Hình 3.2. Một phần chuồng nuôi RNV số 1

18

Hình 3.3. Một phần chuồng nuôi RNV số 2


19

Hình 3.4. Khu vực xung quanh chuồng nuôi RNV

19

Hình 3.5. Toàn cảnh khu vực chuồng nuôi RNV

19

Hình 3.6. Khu nuôi bán tự nhiên RNV

20

Hình 3.7. RNV trong điều kiện nuôi bán tự nhiên

20

Hình 3.8. Cá thể RNV cái bị bệnh mềm mai

23

Hình 3.9. Cá thể RNV cái bị bệnh kiết lị đã chết

24

Hình 3.10. Mai RNV

26


Hình 3.11. Yếm RNV

27

Hình 3.12. Đầu RNV

28

Hình 3.13. Chân và đuôi RNV

28

Hình 3.14. Yếm RNV đực

29

Hình 3.15. Yếm RNV cái

29

Hình 3.16. RNV ăn chuối

30

Hình 3.17. RNV ăn rau muống

30

Lâm Thị Hồng Liên


vii

K33C Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ

Trang
Bảng 3.1. Đặc điểm nơi sống của RNV tại một số địa điểm ở Việt Nam

14

Bảng 3.2. Thực trạng Bảo tồn loài RNV tại Trạm ĐDSH Mê Linh từ
tháng V/2010 đến tháng IX/2010

25

Bảng 3.3. Nhu cầu và khối lượng thức ăn của RNV trưởng thành

31

Biểu đồ 3.1. Nhu cầu thức ăn đối với 1g cơ thể trong một tháng của
RNV (Indotestudo elongata) từ tháng V/2010 đến tháng
đến tháng IX/2010

Lâm Thị Hồng Liên


31

viii

K33C Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một trong những quốc gia có khu hệ rùa phong phú trên
thế giới, đây là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá rất cần được tập trung
nghiên cứu để bảo bệ và phát triển. Tuy nhiên, những năm gần đây nhiều loài
rùa đang bị đe doạ và có nguy cơ truyệt chủng trong đó có RNV.
RNV không chỉ là loài có giá trị khoa học và thẩm mĩ mà còn có giá trị
kinh tế cao, được dùng làm đồ mỹ nghệ, trang sức, là nguồn thực phẩm, dược
liệu quý. Thịt rùa có nhiều chất đạm nên được sử dụng trong bữa ăn và hiện
nay được coi là thực phẩm đặc sản cao cấp giúp bồi bổ sức khỏe. Trong y học
cổ truyền mai rùa và yếm rùa còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Yếm
rùa được dùng để nấu cao (cao quy bản) chữa bệnh còi xương ở trẻ em và các
bệnh liên quan đến tim mạch. Theo quan niệm của người dân Châu Á, đặc
biệt là người dân Trung Quốc trong phong thủy rùa là con vật linh thiêng
mang lại may mắn, điềm lành và có năng lực bảo vệ rất mạnh cho gia đình. Vì
vậy, để thu hút tài lộc, vận may vào nhà, hiện nay ở Trung Quốc và cả Việt
Nam nhiều người đang có xu hướng nuôi rùa trong nhà. So với các thú chơi
các loại cá cảnh và thủy sinh khác, nuôi rùa khá bình dân và ít tốn kém. RNV

rất dễ nuôi vì chúng là loài ăn tạp và ăn ít, chúng có thể nhịn ăn trong thời
gian dài từ ba đến sáu tháng. Hàng ngày, chỉ cần bớt chút thức ăn của người
và rau quả còn thừa là đủ cho rùa sống khỏe. Khu nuôi nhốt rùa cũng không
quá cầu kỳ và tốn kém. RNV còn là loài di chuyển chậm và hiền nên dễ bắt,
việc vận chuyển rùa cũng khá dễ, chỉ cần cho vào cặp, túi du lịch, hộp giấy
hay bao tải. Hiện nay, 1kg rùa có thể bán được vài trăm nghìn thậm chí đến
vài triệu đồng. Vì vậy, chạy theo giá trị thương mại nhiều người đã tham gia
vào việc săn bắt, buôn bán trái phép các loài rùa, đặc biệt là RNV. Hơn nữa,

Lâm Thị Hồng Liên

1

K33C Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

những năm gần đây việc săn bắt và buôn bán trái phép loài rùa này ngày càng
gia tăng và trở nên thịnh hành ở khu vực Châu Á. Ở Việt Nam, RNV chủ yếu
được vận chuyển đến thị trường thực phẩm Trung Quốc nhằm phục vụ nhu
cầu về thức ăn, thuốc chữa bệnh và nuôi rùa làm cảnh của người dân. Điều
này đang đe doạ đến sự tồn tại của loài RNV ở Việt Nam khiến cho số lượng
của chúng ở trong tự nhiên bị suy giảm nghiêm trọng và có nguy cơ bị tuyệt
diệt. Một nguyên nhân khác khiến số lượng RNV trong tự nhiên bị chia cắt
và suy giảm là do sự tàn phá rừng khiến cho loài RNV thiếu môi trường sống
thích hợp.
Ở Việt Nam để bảo vệ loài RNV khỏi nguy cơ suy giảm và tuyệt diệt,

chúng đã được xếp vào nhóm IIB theo nghị định 32/2006/NĐ-CP [9]. Theo
Sách Đỏ Việt Nam (2007) [2], Sách Đỏ IUCN (2008) [24] mức độ đe doạ của
RNV là bậc EN và theo công ước CITES mức độ đe doạ là bậc II [20].
Hiện nay, ở Việt Nam các nghiên cứu về RNV còn rất ít. Chúng chỉ
được đề cập đến trong các nghiên cứu về định loại, đa dạng, thành phần loài
lưỡng cư và bò sát. Những nghiên cứu cụ thể về đặc điểm dinh dưỡng, sự
phân bố của loài RNV ở Việt Nam chưa có. Vì vậy, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu sự phân bố của loài RNV tại Việt Nam và một số đặc điểm về môi
trường sống cũng như hiện trạng của loài rùa này ở một số nơi phân bố. Ngoài
ra, chúng tôi còn tiến hành nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng, môi trường sống
của các cá thể RNV tại Trạm ĐDSH Mê Linh. Đề tài này sẽ góp phần nghiên
cứu, bảo tồn và phát triển loài RNV và đưa ra giải pháp bảo tồn thích hợp, đặc
biệt là ở Trạm ĐDSH Mê Linh.
2. Mục tiêu của đề tài
Góp phần nghiên cứu một số đặc điểm dinh dưỡng của RNV trong điều
kiện nuôi nhốt và sự phân bố của chúng ngoài tự nhiên, tạo cơ sở khoa học
cho việc bảo tồn và phát triển RNV trong tự nhiên cũng như trong nhân tạo.

Lâm Thị Hồng Liên

2

K33C Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

3. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu sự phân bố của RNV và môi trường sống của chúng ngoài
tự nhiên ở Việt Nam.
- Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng của RNV và hiện trạng bảo tồn loài
này trong điều kiện nuôi tại Trạm ĐDSH Mê Linh, xã Ngọc Thanh, thị xã
Phúc Yên, Vĩnh Phúc.
4. Ý nghĩa của đề tài
- Cung cấp thêm một số dẫn liệu về đặc điểm hình thái và sinh thái học
của loài RNV ở Việt Nam.
- Cung cấp thêm những cơ sở khoa học phục vụ cho việc nhân nuôi,
bảo tồn phát triển loài RNV trong điều kiện nuôi nhốt và trong tự nhiên.
- Đề xuất một số biện pháp chăm sóc và bảo tồn loài RNV tại Trạm
ĐDSH Mê Linh.

Lâm Thị Hồng Liên

3

K33C Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Các công trình nghiên cứu về RNV
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về RNV trên thế giới
Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về
RNV. Đó là các công trình nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh lí, về môi

trường sống, sinh sản, cụ thể:
Về đặc điểm hình thái của RNV trong điều kiện nuôi, Biswas, S.
Mohapatra và cộng sự (1978) [22] ở BomBay, Ấn Độ đã đưa ra một số đặc
điểm hình thái, phân loại, dị hình chủng tính và sự tăng trưởng của chúng.
Đến năm 1964, Swindells và cộng sự [28] đã nghiên cứu và cho biết khả năng
chịu đựng nhiệt độ cao của RNV. Vào năm 1995, Thirakhupt và Van Dijk
[32] đã có công trình nghiên cứu về môi trường sống của RNV và cho biết
RNV thường sống ở các khu rừng khô và nóng. Cũng trong năm 1995, Das đã
có công trình nghiên cứu về hoạt động giao phối của RNV [33]. Ngoài ra,
trong các công trình nghiên cứu của các tác giả Das (1991, 1995) và Van
Putten (1992) [33] đã cho biết thời gian ấp nở trứng, kích thước trứng và đặc
điểm của con non khi sinh ra.
Do RNV bị săn bắt rất nhiều nên chỉ còn lại ở các vườn thú, KBT.
Chính vì vậy ngoài các công trình nghiên cứu về hình thái, sinh sản còn có
các nghiên cứu về phạm vi hoạt động, quản lí và thực trạng của chúng ở trong
các khu bảo tồn và vườn thú:
Năm 1987, Spencer đã có công trình nghiên cứu về việc quản lí RNV
tại vườn thú Minnesota ở Chicago [27]. Đến năm 1996, Tharapoom đã thực
hiện công trình nghiên cứu bằng radio từ xa về phạm vi và hoạt động của
RNV tại KBT ĐVHD ở Huai Kha Khang, Thái Lan [29]. Cũng nghiên cứu về

Lâm Thị Hồng Liên

4

K33C Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp Đại học


Trường ĐHSP Hà Nội 2

RNV ở KBT, tác giả Platt và cộng sự (2001) [25] cho biết thực trạng số rùa và
môi trường sống của RNV ở KBT ĐVHD Shwe Settaw, Myanmar.
Cùng với những tiến bộ về khoa học và kỹ thuật, những nghiên cứu về
RNV cũng đa dạng hơn, cụ thể: năm 2007 các nhà khoa học Trung Quốc là
Zhang, Ying, Nie, Liu-Wang, Song và Jiao-Lian đã công bố trình tự bộ gen ti
thể của RNV [30].
Như vậy, có thể thấy các nghiên cứu về RNV trên thế giới khá đa dạng
và phong phú, từ những nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh sản, và phạm
vi hoạt động đến những nghiên cứu về bộ gen.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về RNV ở Việt Nam
Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về RNV nói chung còn rất hạn
chế, phần lớn là các nghiên cứu về đa dạng thành phần loài ở các khu vực
trong đó có liên quan đến RNV. Đầu tiên phải kể đến công trình nghiên cứu
“Định loại rùa Việt Nam” của Đào Văn Tiến (1978). Trong đó tác giả cho
biết đặc điểm của mai và yếm RNV là đặc điểm nhận dạng chính về hình thái
của loài này [16]. Vào năm 2002, Lê Nguyên Ngật và Nguyễn Quảng Trường
[18] trong công trình nghiên cứu về khu hệ Rùa tại KBT TN Pù Mát đã cho
biết có 14 loài rùa ở khu vực này, trong đó có RNV. Bên cạnh đó các tác giả
còn cho biết môi trường sống của loài RNV tại khu vực này. Cũng vào năm
2002, tác giả Ngô Đắc Chứng và Phạm Văn Hoà [4] đã có công trình nghiên
cứu “Phân bố của các loài ếch nhái và bò sát theo độ cao và sinh cảnh ở
vùng núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh”. Các tác giả đã phân tích sự phân bố của
loài RNV theo sinh cảnh, địa hình. Đến năm 2009, trong công trình nghiên
cứu của tác giả Lê Nguyên Ngật “Về thành phần loài rùa ở một số VQG và
KBT TN của Việt Nam” [8] đã cho biết loài RNV xuất hiện ở 5 địa điểm trong
tổng số 9 địa điểm khảo sát. Tác giả Lê Thanh Dũng và cộng sự (2009), đã có
công trình nghiên cứu “Đa dạng thành phần loài rùa tại KBT TN Pù Huống,


Lâm Thị Hồng Liên

5

K33C Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

tỉnh Nghệ An” [11]. Trong công trình nghiên cứu này tác giả cho biết thành
phần loài rùa tại KBT TN Pù Huống, trong đó có RNV. Ngoài ra, tác giả còn
cho biết môi trường sống của RNV tại khu vực này.
Như vậy, có thể thấy Việt Nam có khu hệ rùa rất phong phú. Những
nghiên cứu về rùa khá nhiều. Tuy nhiên, những nghiên cứu chi tiết, cụ thể về
RNV như: những nghiên cứu về phân bố, dinh dưỡng của RNV ở Việt Nam là
không có.
1.2. Khái quát điều kiện tự nhiên của khu vực nuôi RNV
1.2.1. Vị trí địa lí
Các nghiên cứu về đặc điểm dinh dưỡng được tiến hành tại trạm
ĐDSH Mê Linh (Me Linh Biodiversity Station) nằm ở xã Ngọc Thanh, thị xã
Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Trạm ĐDSH Mê Linh trực thuộc sự quản lí của Viện Sinh Thái và Tài
nguyên sinh vật. Trạm có tổng diện tích tự nhiên là 170,3ha. Trạm nằm ở độ
cao từ 100 - 520m so với mặt biển.
Giới hạn trong toạ độ địa lý N21 23’57’’ đến N21 23’35’’ và E10
42’40’’ đến E105 46’65’’.
Phía Bắc tiếp giáp với huyện Phổ Yên, Thái Nguyên.
Phía Đông và Nam giáp thôn Đồng Trầm, xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc

Yên, Vĩnh Phúc.
Phía Tây giáp với VQG Tam Đảo, Vĩnh Phúc.
1.2.2. Địa hình
Trạm ĐDSH Mê Linh thuộc vùng bán sơn địa phía bắc thị xã Phúc Yên
là phần kéo dài của dãy Tam Đảo, có địa hình đồi núi thấp với xu hướng thấp
dần từ Bắc xuống Nam, điểm cao nhất là 520m.
Địa hình phần lớn là đất dốc, độ dốc trung bình từ 15-300, các bãi bằng
rất ít, rải rác vài ba bãi nhỏ dọc theo ven suối ở biên giới phía Tây. Đây là khu
vực rừng đầu nguồn của một vài suối nhỏ chảy ra hồ Đại Lải.

Lâm Thị Hồng Liên

6

K33C Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

1.2.3. Khí hậu, thời tiết
Trạm ĐDSH Mê Linh nằm trong địa hình khí hậu nhiệt đới gió mùa,
nhiệt độ trung bình năm 23,5 0C, trung bình mùa hè 27-29 0C, mùa đông 1617 0C.
Lượng mưa trung bình 1135-1650 mm/năm, phân bố không đều,
thường tập trung vào mùa hè, từ tháng VI đến tháng VIII hàng năm.
Độ ẩm trong không khí trung bình khoảng 85%, thấp nhất vào tháng 2
dưới 80%.
1.2.4. Thổ nhưỡng
Theo nguồn gốc phát sinh trong vùng có hai loại đất chính sau:

+ Ở độ cao trên 300m là đất Feralit mùn đỏ vàng. Đất thường có màu
vàng ưu thế do độ ẩm cao, hàm lượng sắt di động và nhôm tích luỹ tương đối
lớn. Do đất phát triển trên đá macma axit kết tinh chua: Rhyonit, Daxit, Granit
nên tầng đất mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, tầng mùn mỏng, không có tầng
thảm mục, đá lộ đầu nhiều (>75%).
+ Ở độ cao dưới 300m là đất Feralit đỏ vàng phát triển trên nhiều
loại đá khác nhau. Đất có khả năng hấp phụ không cao do có nhiều khoáng
sét, phổ biến là Kaolinit. Hàm lượng các khoáng nguyên sinh thấp, ngoài
khoáng Kaolinit còn có nhiều khoáng hydroxit sắt, nhôm lẫn trong đất và
silic bị rửa trôi.
Ngoài ra còn có đất dốc tụ phù sa ở ven các suối lớn trên độ cao dưới
100m. Thành phần cơ giới của loại đất này là trung bình, tầng đất dày, độ ẩm
cao, màu mỡ, đã được khai phá trồng lúa và hoa màu.
Đất thuộc loại chua với PH là 3,5-5,5, độ dày tầng đất trung bình 30-40cm.
1.2.5. Sông suối
Cả Trạm chỉ có một con suối có nước chảy thường xuyên bắt nguồn từ
điểm cực Bắc chảy dọc biên giới phía Tây (phân cách với huyện Tam Đảo) và

Lâm Thị Hồng Liên

7

K33C Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

gặp suối Thanh Lộc rồi chảy ra hồ Đại Lải. Ngoài ra còn có một số suối cạn

ngắn ngày chỉ có nước trong ít ngày sau những trận mưa.
1.2.6. Tài nguyên động thực vật rừng
1.2.6.1. Khu hệ động vật
Theo kết quả điều tra năm 2003 của Phòng động vật có xương sống Viện sinh Thái và Tài nguyên sinh vật, đã xác định thành phần phân loại học
của 5 lớp thú, chim, bò sát, ếch nhái, côn trùng gồm 25 bộ, 99 họ, 461 loài.
Trong đó:
+ Thú có 13 loài thuộc 6 họ của 4 bộ.
+ Chim có 109 loài thuộc 38 họ của 12 bộ.
+ Bò sát có 14 loài thuộc 7 họ của 1 bộ.
+ Ếch nhái có 13 loài thuộc 5 họ của 1 bộ.
+ Côn trùng có 312 loài thuộc 43 họ của 7 bộ.
1.2.6.2. Hệ thực vật
Trạm ĐDSH Mê Linh hiện có 166 họ thực vật với 651 chi và 1129 loài.
Trong đó đã gặp các ngành:
+ Ngành Thông đất (Lycopodiophyta) 2 họ, 3 chi, 6 loài.
+ Ngành Mộc tặc (Equisetophyta) 1 họ, 1 chi, 1 loài.
+ Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) 15 họ, 32 chi, 62 loài.
+ Ngành Mộc lan (Magnoliophyta) 147 họ, 612 chi, 1055 loài.
1.2.7. Điều kiện kinh tế - văn hoá- xã hội
Dân số xã Ngọc Thanh là 11000 người (1999), mật độ dân số là 138
người/km2, tổng số hộ là 2100 hộ, có 2 dân tộc: Kinh và Sán Dìu. Dân tộc
Kinh chiếm 53%, dân tộc thiểu số chiếm 47%, thu nhập bình quân đầu người
3 triệu đồng/người/năm.
Diện tích đất nông nghiệp là 1000 ha. Nhìn chung diện tích đất nông nghiệp
không nhiều. Diện tích đất lâm nghiệp là 6000ha. Cây trồng chủ yếu ở đây là:

Lâm Thị Hồng Liên

8


K33C Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

cây lương thực, thực phẩm (lúa, ngô, khoai, sắn), các loại cây ăn quả (vải),
cây công nghiệp (chè, bạch đàn, keo).
Do tập quán, đời sống kinh tế của dân quanh vùng còn kém phát triển
nên vẫn có một số tác động tiêu cực tới hệ động thực vật ở trong trạm như:
thả rông gia súc sau mùa vụ, lấy củi, măng và khai thác lâm sản phi gỗ.

Lâm Thị Hồng Liên

9

K33C Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tổng số cá thể nghiên cứu trong điều kiện nuôi là 29 cá thể (18 cá thể
đực, 11 cá thể cái). Chúng được tiếp nhận vào tháng I/2010 từ Trung tâm Cứu

hộ động vật Sóc Sơn, Hà Nội.
- Các tài liệu đã công bố có liên quan đến loài RNV.
2.2. Thời gian nghiên cứu
Các nghiên cứu bắt đầu từ tháng V/2010- IX/2010.
2.3. Địa điểm nghiên cứu
Các nghiên cứu về đặc điểm dinh dưỡng, môi trường sống được tiến
hành tại Trạm ĐDSH Mê Linh, xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh
Phúc.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phân tích, tổng hợp kết quả nghiên cứu của về RNV từ các tạp chí
chuyên ngành, sách và truy cập thông tin trên mạng internet.
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm trong điều kiện nuôi
Do thời gian nghiên cứu hạn chế nên trong điều kiện nuôi chúng tôi chỉ
nghiên cứu được tập tính hoạt động và dinh dưỡng của RNV.
Thực nghiệm nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng trên 16 cá thể RNV
trong điều kiện nuôi bán tự nhiên tại Trạm ĐDSH Mê Linh.
2.4.2.1. Phương pháp nuôi dưỡng
Để thuận lợi trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng loại thức ăn
mà RNV thích ăn nhất là chuối, ngoài ra thỉnh thoảng chúng tôi còn bổ sung
thêm rau muống.

Lâm Thị Hồng Liên

10

K33C Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp Đại học


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Chúng tôi cho RNV ăn 4 ngày một lần. Đối với thức ăn là chuối chúng
tôi thái làm đôi, rau muống để nguyên. Thời gian cho ăn là từ 8giờ đến 9giờ
hoặc 18giờ đến 19giờ.
2.4.2.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng
Theo dõi và quan sát đặc điểm dinh dưỡng của các cá thể RNV tại
Trạm ĐDSH Mê Linh theo phương pháp nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng
của bò sát [7], cụ thể:
Xác định nhu cầu thức ăn (RTA%) đối với 1gam khối lượng cơ thể trong
một tháng:
RTA % 

PTA
x 100
P0  P1
2

Trong đó:

PTA : Khối lượng thức ăn (g) tiêu thụ trong một tháng
P0 : Khối lượng cơ thể (g) đầu tháng
P1 : Khối lượng cơ thể (g) đầu tháng tiếp theo

Lâm Thị Hồng Liên

11

K33C Sinh - KTNN



Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Sự phân bố của loài RNV tại Việt Nam
Hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu chi tiết về sự phân bố của loài
RNV ở Việt Nam. Sự có mặt của loài rùa này chỉ được đề cập đến trong các
tài liệu công bố về thành phần loài Rùa hay sự đa dạng Bò sát ở một vùng cụ
thể nào đó ở Việt Nam. Vì vậy, việc tổng hợp các tài liệu trên để chỉ ra sự
phân bố của RNV trên toàn lãnh thổ Việt Nam là rất cần thiết cho công tác
bảo tồn và nghiên cứu khoa học.
Sau khi phân tích, tổng hợp các tài liệu, các công trình nghiên cứu từ
năm 1999 đến nay, chúng tôi thấy RNV phân bố ở hầu khắp Việt Nam.
Ở miền Bắc, chúng phân bố ở: Cao Bằng, Tuyên Quang, Lạng Sơn
(Hữu Lũng), Thái Nguyên, Sơn La, Bắc Giang (Lục Nam), Quảng Ninh (Hòn
Gai), Hoà Bình. Ngoài ra, RNV còn phân bố ở các VQG như: Tam Đảo
(thuộc ba tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Thái Nguyên), Ba Vì và núi Yên Tử
(thuộc ba tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương).
Ở miền Trung RNV phân bố ở: Thanh Hoá (VQG Bến Én, Như Xuân),
Nghệ An (KBT TN Pù Mát, Pù Huống, Tân Kỳ), Hà Tĩnh (Vũ Quang, Hương
Sơn), Quảng Bình (Phong Nha- Kẻ Bàng).
Ở miền Nam RNV có ở hầu khắp các tỉnh từ Đà Nẵng đến Tây
Nguyên, cụ thể: Đà Nẵng (KBT TN Sơn Trà), Quảng Nam (Tây Quảng Nam,
Trà Linh, Phước Sơn, Nam Giang), KonTum (KBT TN Ngọc Linh), Phú Yên,
Đăknông (Đăkmil), Khánh Hoà (Nha Trang), Ninh Thuận (Ninh Hải), Tây
Ninh (vùng núi Bà Đen), Đồng Nai (KBT TN và di tích Vĩnh Cửu). Ngoài ra

còn có ở VQG Cát Tiên (thuộc ba tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước).

Lâm Thị Hồng Liên

12

K33C Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Hình 3.1. Bản đồ phân bố của loài RNV tại Việt Nam
(Những phần chấm đỏ là địa điểm phân bố của RNV)
Như vậy, có thể thấy RNV phân bố khá phổ biến ở Việt Nam. Tuy
nhiên, nếu so sánh số lượng các địa điểm phân bố của RNV ở Việt Nam có
thể thấy ở miền Nam có nhiều địa điểm có RNV nhất, sau đó là miền Bắc và
cuối cùng là miền Trung.
Mặc dù RNV phân bố ở các địa điểm khác nhau, nhưng chúng đều có
đặc điểm chung là đều có nơi sống giống nhau. Chúng đều sống ở trên cạn,
những nơi có độ cao tương đối thấp dưới 1000m. Ở trong các khu vực có
thảm thực vật che phủ: rừng tự nhiên, rừng tre nứa, rừng lau lách, trên đồi cao
có cây phủ, sườn núi...Ngoài ra, do môi trường sống bị phá huỷ nên chúng
chuyển sang sống ở các vườn cây ăn quả, nương rẫy, rừng trồng. Điều này đã
được chứng minh ở một số công trình nghiên cứu của các tác giả từ năm 1999
đến nay và được thể hiện qua bảng 3.1.

Lâm Thị Hồng Liên


13

K33C Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Bảng 3.1. Đặc điểm nơi sống của RNV tại một số địa điểm ở Việt Nam

STT

Địa điểm

1 VQG Cát Tiên
ở ba tỉnh Lâm
Đồng, Đồng Nai,
Bình Phước [13].

Địa hình
Bằng phẳng

2 Khu vực rừng sản Đồi núi
xuất Konplong,
tỉnh Kon Tum [17]

3 KBT TN Pù Mát, Đồi núi cao
tỉnh Nghệ An [18].


4 Núi Bà Đen, tỉnh
Tây Ninh [4].

Đồng bằng
ở chân núi;
Khu vực
sườn núi

5 KBT TN Sơn
Trà, thành phố
Đà Nẵng [1].

Núi thấp

Đồi núi dốc
6 KBT TN Pù
Huống, tỉnh Nghệ hiểm trở
An [11].

Lâm Thị Hồng Liên

Đặc điểm của khu vực xuất hiện RNV
Sinh cảnh
Độ cao
Khí hậu
Rừng thường
Trung bình: Có 2 mùa: mùa khô ( từ
xanh, rừng hỗn
200 - 600m tháng XI đến tháng IV).
giao tre nứa, cây

Mùa mưa ( từ tháng III
gỗ, trảng cỏ và
đến tháng XII).
tºTB: 26ºC. HRTB: 82%
cây bụi.
Rừng cây gỗ
Dưới 1000m Có 2 mùa: mùa khô ( từ
tháng I đến tháng XI).
Mùa mưa ( từ tháng XII
đến tháng III).
tºTB: 24ºC. HRTB: 81%
Đồi cao có cây
Dưới 900m tºTB: 25ºC. HRTB: 86%
phủ, rừng già
Trường Sơn,
rừng lau.
Đồng ruộng và
50 - 700m Có 2 mùa: mùa mưa (từ
các vực nước
tháng V đến tháng XI),
quanh chân núi.
mùa khô (từ tháng XII
Vườn cây ăn
đến tháng IV).
tºTB: 27ºC. HRTB: 80%
quả trên sườn núi.
Sườn núi có
rừng tự nhiên.
Rừng tự nhiên.
Trung bình: Có 2 mùa: mùa khô (từ

350m
tháng II đến tháng VIII),
mùa mưa (từ tháng IX
đến tháng XII).
tºTB: 29ºC. HRTB: 83%
Rừng núi đất, núi 500 - 700m tºTB: 25ºC. HRTB: 86%
đá vôi

14

K33C Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

7 Huyện Đăk Mil,
Đồi núi Rừng tự nhiên, 160 - 198m Có 2 mùa: mùa mưa (từ
tỉnh Đăk Nông [6]
tháng IV đến tháng XI),
cao nương rẫy,
rừng trồng.
mùa khô (từ tháng XII
đến tháng III).
tºTB: 22,3ºC. HRTB: 85%
8 KBT TN và di tích Đồi đất Rừng tự nhiên 70 - 224m Có 2 mùa: mùa mưa (từ
Vĩnh Cửu, tỉnh
tháng V đến tháng XI),
thấp

Đồng Nai [3].
mùa khô (từ tháng XII
đến tháng IV).
tºTB: 26ºC. HRTB: 80%
9 VQG Tam Đảo,
Đồi núi Rừng tự nhiên Dưới 1000m Có 2 mùa: mùa mưa,
VQG Ba Vì, KBT
mùa khô.
TN Pù Mát, Tây
Độ ẩm: 80 - 85%
Quảng Nam,
Ngọc Linh [8].
10 Như Xuân (Hoá
Đồi núi Rừng tự nhiên Dưới 1000m tºTB: 24ºC. HRTB: 85%
Quì), tỉnh Thanh
Hoá [15].
11 Núi Yên Tử trên Đồi núi Rừng thường Dưới 1000m tºTB: 22,2ºC. HRTB: 81%
đại bàn 3 tỉnh Bắc
thấp xanh trên núi
Giang, Hải Dương,
đá vôi
Quảng Ninh [19].
12 Vùng rừng Tây
Đồi núi Rừng thứ sinh Dưới 1000m Có 2 mùa: mùa mưa và
Quảng Nam [14].
mùa khô.
tºTB: 22,2ºC. HRTB: 81%

Qua bảng 1 cho thấy, hiện nay RNV còn lại rất ít trong tự nhiên chính
vì vậy Sách Đỏ Việt Nam, 2007 đã ghi nhận loài này ở mức EN (nguy cấp)

[2]. Phần lớn số lượng RNV còn lại phân bố chủ yếu ở trong các VQG, các
KBT có địa hình đồi núi thấp, cụ thể:
Theo kết quả của công trình nghiên cứu “Về thành phần loài rùa ở một
số VQG và KBT TN của Việt Nam” của Lê Nguyên Ngật [8] từ tháng XI/1992
đến tháng VIII/2002 cho thấy về phân bố theo địa phương, RNV được coi là

Lâm Thị Hồng Liên

15

K33C Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

loài phân bố rộng ở 5 địa điểm trong tổng số 9 địa điểm khảo sát đó là: VQG
Tam Đảo, Ba Vì, KBT TN Pù Mát, Tây Quảng Nam, Ngọc Linh; theo phân
bố môi trường RNV thường ở trên cạn. Trong công trình nghiên cứu này tác
giả cũng cho biết RNV ở rừng Tam Đảo phân bố ở độ cao từ 600 - 900m. Khi
khảo sát ở rừng Pù Mát cho thấy RNV thường gặp ở những đồi cao, rừng già
Trường Sơn, đôi khi gặp ở rừng lau sát biên giới Việt Lào.
Một trong những nguyên nhân khiến cho phần lớn số lượng loài RNV
phân bố chủ yếu ở các VQG và KBT TN là do những địa điểm này được bảo
vệ và quản lý chặt chẽ. Mặc dù vậy, do nhận thức và do lợi ích kinh tế một số
người vẫn tiếp tục vào rừng tìm bắt và bán trộm. Do đó số lượng loài RNV ở
các KBT, VQG hiện nay cũng không còn nhiều. Điều này được minh chứng ở
các công trình nghiên cứu của các tác giả sau:
Công trình nghiên cứu về “Đa dạng thành phần loài rùa tại KBT TN

Pù Huống, tỉnh Nghệ An” của Lê Thanh Dũng và cs [11] từ tháng VI/2008
đến tháng V/2009 cho biết trong các lần đi thực địa ở KBT TN Pù Huống họ
không bắt gặp loài RNV, ghi nhận qua phỏng vấn cho thấy loài rùa này rất ít
gặp. Kết quả của công trình nghiên cứu này cũng cho thấy RNV tại khu vực
này phân bố ở độ cao từ 500- 700m và ở sinh cảnh rừng núi đất, núi đá vôi. Ở
Nghệ An rùa trở thành một trong số các động vật bị buôn bán nhiều nhất. Tuy
nhiên KBT TN Pù Huống là nơi có địa hình đồi núi dốc phức tạp và hiểm trở,
do đó đây được coi là nơi trú ẩn rất quan trọng cho loài RNV giúp chúng một
phần nào đó thoát khỏi các hoạt động săn bắt tại Nghệ An.
Công trình nghiên cứu: “Kết quả bước đầu về các loài rùa ở khu bảo
tồn thiên nhiên Pù Mát, tỉnh Nghệ An” của Lê Nguyên Ngật, Nguyễn Quảng
Trường [18] từ 15/VIII/1999 đến 5/X/2000 cho thấy trong quá trình khảo sát
không bắt gặp loài RNV. Theo điều tra Pù Mát là khu rừng thấp và ẩm, 80%
diện tích rừng ở độ cao dưới 900m. RNV ở khu vực này phân bố ở trên các

Lâm Thị Hồng Liên

16

K33C Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

đồi cao có cây phủ, rừng già Trường Sơn, đôi khi gặp ở rừng lau, thường di
chuyển từ trên cao xuống các khe núi, người đi săn gặp chúng chủ yếu ở biên
giới Việt Lào.
Từ tháng VIII/2007 đến tháng IV/2009, các tác giả Đinh Thị Phương

Anh và Trần Thị Ánh Hường đã có công trình nghiên cứu: “Thành phần loài
ếch nhái và bò sát tại KBT TN Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng” [1]. Theo công
trình nghiên cứu này thì KBT TN Sơn Trà là nơi có địa hình đồi núi thấp, về
khí hậu có hai mùa rõ rệt là mùa mưa từ tháng IX đến tháng XII và mùa khô từ
tháng II đến tháng VIII, nhiệt độ trung bình 28-290 C. Khi khảo sát tại địa điểm
này họ có quan sát thấy RNV nhưng rất ít gặp.
Nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả cũng đã cho thấy RNV vẫn
còn phân bố ở các vùng núi, các khu rừng. Tuy nhiên số lượng của loài ở các
địa điểm này còn lại rất ít.
Theo kết quả của công trình nghiên cứu: “Phân bố của các loài ếch
nhái và bò sát theo độ cao và sinh cảnh ở vùng núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh”
của tác giả Ngô Đắc Chứng và Phạm Văn Hòa [4] từ tháng V/1998 đến tháng
IX/1999 cho thấy RNV rất hiếm gặp ở khu vực này và phân bố ở hai loại địa
hình là vùng đồng bằng chân núi và vùng sườn núi. Theo độ cao RNV phân
bố ở độ cao từ 50-700m. Theo sinh cảnh, chúng phân bố ở vườn cây ăn quả
trên sườn núi hay sườn núi có rừng tự nhiên. Sinh cảnh rừng tự nhiên trên
sườn núi có diện tích không lớn, địa hình tương đối hiểm trở và ở độ cao từ
200-700m. Sinh cảnh vườn cây ăn quả trên sườn núi có diện tích lớn, kéo dài
từ chân núi lên đến độ cao 900m, ở đó rừng tự nhiên đã bị phát quang để
trồng chuối và măng cụt. Có thể giải thích về sự phân bố của RNV ở hai khu
vực này là do hai địa điểm này có sinh cảnh sống phù hợp với loài RNV. Tại
đây đều có hệ thực vật phát triển, đặc biệt ở sinh cảnh vườn cây ăn quả trên

Lâm Thị Hồng Liên

17

K33C Sinh - KTNN



×