Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Khảo sát nguồn thức ăn công nghiệp dùng trong chăn nuôi tại một số cơ sở chăn nuôi huyện đông anh, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 37 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
*************

NGUYỄN THỊ HƢƠNG

KHẢO SÁT NGUỒN THỨC ĂN
CÔNG NGHIỆP DÙNG TRONG CHĂN
NUÔI TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ CHĂN NUÔI
HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Kỹ thuật nông nghiệp
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
Th.S LƢU THỊ UYÊN

HÀ NỘI - 2014


LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới ThS. Lƣu Thị
Uyên, đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt cho tôi các phương pháp nghiên cứu
khoa học và những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện khóa luận.
Đồng thời tôi xin cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Sinh – KTNN Trường Đại
Học Sư Phạm Hà Nội 2, đã tạo điều kiện cho tôi được tiếp thu những kiến thức
chuyên môn về chuyên ngành kĩ thuật nông nghiệp
Trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp này mặc dù đã hết sức cố gắng
nhưng chắc chắn không thể tránh được những thiếu sót. Vì vậy, tôi kính mong
nhận được ý kiến đóng góp, chỉ bảo của Quý thầy, cô và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội,tháng 5 năm 2014


Sinh viên
Nguyễn Thị Hƣơng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài là do tôi trực tiếp nghiên cứu và có tham khảo tài
liệu của một số nhà nghiên cứu, một số tác giả. Tuy nhiên đó là cơ sở để tôi thực
hiện đề tài này. Đề tài này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi, các nội dung
nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa được báo cáo trong
hội nghị khoa học nào. Nếu phát hiện bất cứ gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm trước hội đồng.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Thị Hương


MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 2
PHẦN 2. NỘI DUNG .................................................................................................. 3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................. 3
1.1 Một số khái niệm ................................................................................................. 3
1.1.1. Thức ăn gia súc ........................................................................................... 3
1.1.2. Thức ăn hỗn hợp ......................................................................................... 3
1.1.3. Thức ăn công nghiệp .................................................................................. 3
1.2. Phân loại thức ăn hỗn hợp ................................................................................. 3
1.3. Tầm quan trọng của thức ăn hỗn hợp (thức ăn công nghiệp) ........................ 4
1.4. Tổng quan về ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp Việt Nam..... 5

1.4.1. Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp trên thế giới ................. 5
1.4.2 Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp ở Việt Nam .................. 5
1.4.3.Yếu tố chi phối sản xuất và sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp ở
Việt Nam ................................................................................................................ 7
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG – NỘI DUNG – PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .............................................................................................................................. 11
2.1. Đối tượng .......................................................................................................... 11
2.2. Nội dung ............................................................................................................ 11
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 11
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ ................................... 12
3.1. Tình hình phát triển chăn nuôi huyện Đông Anh năm 2013........................ 12
3.1.1. Phát triển chăn nuôi trong khu dân cư .................................................... 12
3.1.2. Phát triển chăn nuôi trang trại tập trung ngoài khu dân cư ................... 12


3.2. Kênh phân phối thức ăn chăn nuôi công nghiệp tại Đông Anh ................... 13
3.3. Nguồn cung thức ăn chăn nuôi công nghiệp ở Đông Anh ........................... 15
3.3.1. Doanh nghiệp và số lượng chủng loại TĂCN phổ biến trên thị trường
huyện Đông Anh ................................................................................................. 15
3.3.2. Thị phần cung cấp thức ăn chăn nuôi của các doanh nghiệp tại Đông
Anh ....................................................................................................................... 17
3.3.3. Giá thức ăn chăn nuôi của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Đông
Anh ....................................................................................................................... 18
3.4. Sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp trong các cơ sở chăn nuôi của
huyện Đông Anh...................................................................................................... 20
3.4.1. Sử dụng thức ăn công nghiệp trong hộ chăn nuôi ................................. 20
3.4.2. Sử dụng thức ăn công nghiệp trong các trang trại ................................. 22
3.5. Các yếu tố chi phối quyết định lựa chọn TĂHH của người chăn nuôi ở
Đông Anh ................................................................................................................. 23
PHẦN 3. KẾT LUẬN................................................................................................ 26

1. Kết luận ................................................................................................................ 26
2. Đề xuất.................................................................................................................. 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 28
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 29


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NN – PTNT : Nông nghiệp – Phát triển nông thôn
TĂCN

: Thức ăn công nghiệp

TĂHH

: Thức ăn hỗn hợp

TĂĐĐ

: Thức ăn đậm đặc


DANH MỤC BẢNG – BIỂU ĐỒ
Danh mục bảng
Bảng 3.1. Tình hình phát triển chăn nuôi năm 2013................................................. 12
Bảng 3.2. Tình hình phát triển chăn nuôi năm 2013................................................. 13
Bảng 3.3. Doanh nghiệp và số lượng chủng loại TĂCN phổ biến trên thị
trường huyện Đông Anh ........................................................... 15, 16
Bảng 3.4. Giá một số loại TĂCN trên địa bàn huyện Đông Anh ............. 18, 19
Bảng 3.5. Điều tra tình hình sử dụng thức ăn công nghiệp trong hộ chăn
nuôi.................................................................................................. 21

Bảng 3.6. Điều tra tình hình sử dụng thức ăn công nghiệp trong các trang
trại chăn nuôi................................................................................... 23
Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 1: Thị phần cung cấp TĂCN tại Đông Anh của các doanh nghiệp .......... 17


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII đã chỉ rõ: “Hình thành và phát triển
các vùng chăn nuôi tập trung, gắn với công nghiệp chế biến thực phẩm, khuyến
khích và nhân rộng các nông trại chăn nuôi... mở rộng mạng lưới sản xuất và chế
biến thức ăn chăn nuôi” [1]. Chính phủ cũng đã có hàng loạt văn bản, chính sách
khuyến khích phát triển chăn nuôi. Hiện nay, tỷ trọng chăn nuôi trong nông
nghiệp của nước ta chiếm trên 32% và định hướng sẽ tăng lên 38% vào năm 2015
và 42% vào năm 2020 [10].
Muốn đổi mới cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp – nâng cao tỷ trọng của
ngành chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp Việt Nam, thì sản xuất thức ăn chăn
nuôi phải trở thành một khâu quan trọng không thể thiếu trong quá trình chuyển
đổi. Trước đây trong nền nông nghiệp lạc hậu, thức ăn cho vật nuôi là các phế
phẩm trong sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Vì thế mà hiệu quả của sản xuất
chăn nuôi là rất thấp. Ngày nay, bằng những nghiên cứu khoa học, chúng ta đã
biết để có hiệu quả cao trong sản xuất chăn nuôi thì cần phải cung cấp cho vật
nuôi những chất dinh dưỡng cần thiết cho từng giai đoạn phát triển của chúng, và
để đáp ứng được những nhu cầu cần thiết đó cho vật nuôi thì thức ăn từ sản phẩm
thừa trong trồng trọt là không đủ. Và ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi đã ra đời
để giải đáp cho câu hỏi của quá trình phát triển đó.
Thức ăn chăn nuôi sản xuất công nghiệp có đầy đủ các dưỡng chất để vật
nuôi phát triển, với từng thời kỳ phát triển của vật nuôi thì lại có các loại thức ăn
phù hợp. Trong những năm qua sản xuất thức ăn chăn nuôi đã đưa năng suất của
nghành chăn nuôi Việt Nam lên một tầm cao mới.


1


Huyện Đông Anh là một trong những vùng chăn nuôi trọng điểm của thành
phố Hà Nội, phong trào chăn nuôi trang trại, gia trại phát triển mạnh, tỷ trọng
ngành chăn nuôi chiếm khoảng 60% tổng giá trị thu nhập từ sản xuất nông nghiệp.
Đa số hộ nông dân đã chuyển từ chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ theo phương thức
truyền thống, thu nhập thấp sang hình thức chăn nuôi công nghiệp, tăng hiệu quả
chăn nuôi. Nhiều cơ sở chăn nuôi đạt quy mô đàn hàng vạn gà đẻ trứng, gà thịt,
hàng nghìn đầu lợn thịt… cùng với đó là sự đầu tư lớn vào chuồng trại, thức ăn và
giống mới [16].
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát nguồn thức ăn
công nghiệp dùng trong chăn nuôi tại một số cơ sở chăn nuôi huyện Đông
Anh, thành phố Hà Nội”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Thống kê, phân tích thực trạng tiêu thụ thức ăn chăn nuôi công nghiệp
của người chăn nuôi trên địa bàn huyện Đông Anh và những yếu tố chi phối.

2


PHẦN 2. NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Một số khái niệm
1.1.1. Thức ăn gia súc
Thức ăn gia súc được chế biến từ những sản phẩm thực vật, động vật,
khoáng vật mà gia súc có thể ăn được nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho chúng.
Những chất dinh dưỡng chứa trong thức ăn phải ở trạng thái mà gia súc có thể hấp
thụ và lợi dụng được để phù hợp với đặc tính sinh lý và cấu tạo bộ máy tiêu hoá

của chúng [4].
Thức ăn gia súc gồm nhiều loại, được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác
nhau. Thức ăn hỗn hợp là một trong những loại thức ăn gia súc phổ biến trong
chăn nuôi hiện nay.
1.1.2. Thức ăn hỗn hợp
Thức ăn hỗn hợp là loại thức ăn đã chế biến sẵn, do một số loại nguyên liệu
thức ăn phối hợp với nhau mà tạo thành. Thức ăn hỗn hợp hoặc có đủ tất cả các
chất dinh dưỡng thỏa mãn được nhu cầu của con vật hoặc chỉ có một số chất dinh
dưỡng nhất định để bổ sung cho con vật [4].
1.1.3. Thức ăn công nghiệp
Thức ăn công nghiệp là một cách gọi thức ăn hỗn hợp do thức ăn hỗn hợp
được sản xuất tại các nhà máy có qui mô lớn theo qui trình công nghệ hiện đại,
hợp vệ sinh.
1.2. Phân loại thức ăn hỗn hợp
Thức ăn hỗn hợp gồm 3 loại:
- Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là hỗn hợp của nhiều nguyên liệu thức ăn
được phối chế theo công thức nhằm đảm bảo có đủ các chất dinh dưỡng để

3


duy trì đời sống và khả năng sản xuất của vật nuôi theo từng giai đoạn sinh
trưởng hoặc chu kỳ sản xuất mà không cần thêm bất kỳ loại thức ăn nào khác
ngoài nước uống.
- Thức ăn đậm đặc là hỗn hợp các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có hàm
lượng các chất dinh dưỡng cao hơn nhu cầu vật nuôi và dùng để pha trộn với
các nguyên liệu khác tạo thành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh.
- Thức ăn bổ sung là nguyên liệu đơn hay hỗn hợp của nhiều nguyên liệu
cho thêm vào khẩu phần ăn để cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ
thể vật nuôi.

Thức ăn hỗn hợp đậm đặc và thức ăn hỗn hợp bổ sung thường sản xuất dạng
bột để thuận tiện cho việc trộn với các loại nguyên liệu khác. Thức ăn hỗn hợp
hoàn chỉnh cũng có thể ở dạng bột – nếu đối tượng sử dụng là lợn, bò; cũng có thể
sản xuất ở dạng viên nếu đối tượng sử dụng là gia cầm để gia cầm dễ ăn, hạn chế
bụi bặm và rơi vãi, hao hụt.
1.3. Tầm quan trọng của thức ăn hỗn hợp (thức ăn công nghiệp)
- Thức ăn hỗn hợp (thức ăn công nghiệp) có đầy đủ và cân đối các thành
phần dinh dưỡng, chế biến thích hợp, nhờ vậy làm tăng hiệu quả sử dụng, giảm
tiêu tốn thức ăn/đơn vị sản phẩm, là một trong những yếu tố nâng cao hiệu quả
kinh tế trong chăn nuôi.
- Sử dụng thức ăn hỗn hợp sẽ tiết kiệm được nhân công, chi phí chế biến, bảo
quản và hạn chế được dịch bệnh cho vật nuôi. Thức ăn hỗn hợp đóng vai trò quan
trọng trong chăn nuôi theo phương thức công nghiệp hoặc bán công nghiệp để sản
xuất hàng hóa bởi những ưu thế nổi bật của nó.
- Thức ăn chăn nuôi hỗn hợp đã góp phần làm thay đổi tập quán chăn
nuôi. Từ chăn nuôi lạc hậu, nhỏ lẻ, không tập trung, tận dụng các phế phẩm,
nguồn nguyên liệu thừa của ngành chế biến, sinh hoạt... làm thức ăn sang
hướng chăn nuôi mang tính công nghiệp, quy mô lớn và tập trung.

4


- Thức ăn chăn nuôi hỗn hợp đã rút ngắn chu kỳ chăn nuôi bằng tốc độ
tăng trưởng nhanh của vật nuôi.
- Mặt khác lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng năm còn đóng góp trực
tiếp khoảng 6 nghìn tỷ đồng vào GNP của cả nước. Giải quyết công ăn việc làm
cho hàng chục nghìn lao động. Ngoài ra, sự phát triển sôi động của lĩnh vực sản
xuất thức ăn chăn nuôi trong những năm qua cũng góp phần không nhỏ vào kim
ngạch xuất nhập khẩu và phát triển của các ngành phụ trợ như sản xuất bao bì,
giao thông vận tải.

1.4. Tổng quan về ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp Việt
Nam
1.4.1. Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp trên thế giới
Ngành chăn nuôi và ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp trên
thế giới ngày càng phát triển. Tuy vậy, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công
nghiệp trên thế giới mới đáp ứng được 45 - 48% nhu cầu sử dụng thức ăn
chăn nuôi công nghiệp cho ngành chăn nuôi [10]. Trong những năm gần đây,
thị trường thức ăn chăn nuôi công nhiệp có rất nhiều biến động lớn, do dịch lở
mồm long móng ở gia súc (trâu, bò, lợn) và dịch cúm gia cầm bùng phát ở
nhiều quốc gia, đặc biệt ở một số nước châu Á như Inđônêxia, Thái Lan,
Trung Quốc... nên đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng phát triển ngành
chăn nuôi công nghiệp trên thế giới [16].
Ở các quốc gia có ngành chăn nuôi phát triển mạnh như Mỹ, Hà Lan...
thì hầu hết các trang trại chăn nuôi lớn (vài chục nghìn con) tự sản xuất thức
ăn chăn nuôi công nghiệp.
1.4.2 Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp ở Việt Nam
Năm 1989, cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi đầu tiên của Việt Nam ra đời,
đó là công ty liên doanh Guyomarch - VCN do Viện chăn nuôi liên doanh với
Cộng hòa Pháp. Đến nay cả nước đã có trên 200 nhà máy sản xuất thức ăn chăn

5


nuôi. Nhiều tập đoàn kinh tế, nhiều công ty đã đầu tư vào lĩnh vực sản xuất thức
ăn chăn nuôi, trong đó có các công ty 100% vốn nước ngoài như công ty New
Hope, Cargill, CP Group, AF (American Feed)..., các công ty liên doanh như
Proconco, Guyomach..., các công ty trong nước như Dabaco, VIC (Con heo
vàng), Thanh Bình, Lái Thiêu,... đã góp phần rất lớn vào con đường đi lên công
nghiệp của ngành chăn nuôi Việt Nam, giúp nông dân có phương pháp chăn nuôi
mới hiệu quả hơn, hỗ trợ người chăn nuôi các biện pháp khoa học nhằm phòng

chống dịch bệnh.
Thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp của nước ta trong những năm
gần đây phát triển nhanh và đa dạng. Ngành chăn nuôi đã có những bước đột
phá, chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ, không tập trung, thức ăn chủ yếu tận dụng
sang chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn (trang trại) tập trung [16].
Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam cho biết: tính đến nay đã có 197
nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi có công suất 2 tấn/h trở lên, trong đó
50% nhà máy có công suất từ 10 tấn/h đến 40 tấn/h. Ngoài ra, còn có trên 200
cơ sở sản xuất thức ăn gia súc quy mô nhỏ 0,5 tấn/h đến 1 tấn/h. Mỗi năm các
nhà máy và những cơ sở này sản xuất được khoảng 3,8 triệu tấn thức ăn/năm,
ước đạt trên 10.000 tấn/ngày [7].
Mặc dù tiềm năng thức ăn chăn nuôi ở nước ta rất dồi dào, thị trường tiêu thụ
rất lớn, nhưng hiện nay việc sử dụng thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi mới chỉ
chiếm khoảng 38 – 42%, ước đạt 12,5 triệu tấn/năm (bình quân thế giới là 45 48%, các nước có ngành chăn nuôi phát triển là 80 - 90%) [7]. Theo tính toán
của Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam thì nhu cầu thức ăn chăn nuôi năm
2010 cả nước đạt khoảng 13 triệu tấn/năm, trong đó có 50 - 60% là thức ăn
chế biến công nghiệp (tức khoảng 6 - 6,5 triệu tấn/năm). Điều đó cho thấy thị
trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp của nước ta đang còn rất nhiều tiềm
năng. Vì vậy, đây mới chỉ là giai đoạn đầu cho sự phát triển ngành chăn nuôi

6


công nghiệp và ngành sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi công nghiệp của
nước ta.
Hệ thống phân phối (đại lý cấp I): những năm trước đây (từ năm 2000
trở về trước) các công ty chủ yếu tập trung ở các khu vực thành phố, thị xã và
số lượng đại lý cũng ít, mỗi tỉnh chỉ có 2 - 3 đại lý cấp I, còn các khu vực
khác như thị trấn, huyện, xã gần như không có, nhưng từ năm 2001 trở lại
đây, hệ thống đại lý cấp I của các công ty đã được đặt xuống tận các xã và số

lượng đại lý cũng tăng lên rất nhanh, sản lượng tiêu thụ của mỗi đại lý cũng
tăng lên rất nhiều. Điều đó cho thấy ngành chăn nuôi của nước ta phát triển
mạnh, tạo điều kiện thúc đẩy sử dụng thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi
ngày càng tăng lên.
Bên cạnh đó thì nhu cầu tiêu dùng các loại thức ăn chăn nuôi công
nghiệp có chất lượng cao ngày càng tăng nhanh, điều đó cho thấy trình độ
chăn nuôi của người chăn nuôi ngày càng được nâng lên [7].
1.4.3. Yếu tố chi phối sản xuất và sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp ở
Việt Nam
 Nhóm các yếu tố chính sách
-

Các chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn: Có thể nói các chính

phát triển nông nghiệp nông thôn có ảnh hưởng trực tiếp nhất đến quá trình phát
triển của ngành chăn nuôi và sản xuất thức ăn chăn nuôi. Việc định hướng của
Đảng và Nhà nước cho phát triển ngành chăn nuôi thành một ngành sản xuất
chính, độc lập mang tính công nghiệp cao thì song song với nó cũng cần một
ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi được quy hoạch phát triển xứng tầm là đòn bẩy
cho ngành chăn nuôi phát triển. Mặt khác các chính sách khuyến nông cũng ảnh
hưởng mạnh đến ngành chăn nuôi và sản xuất thức ăn chăn nuôi.
- Chính sách ngoại thương: Cũng như nhiều ngành kinh tế khác, ngành sản
xuất thức ăn chăn nuôi cũng chịu sự tác động của chính sách ngoại thương của

7


chính phủ. Việc bảo hộ hay không bảo hộ của nhà nước với ngành sản xuất thức
ăn chăn nuôi trong nước có ảnh hưởng tới tương lai của ngành. Ngoài ra, các
nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi hiện nay của các doanh nghiệp sản xuất

thức ăn chăn nuôi ở nước ta chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài vì thế chính
sách ngoại thương của chính phủ có ảnh hưởng rất lớn đến đầu vào của sản xuất
thức ăn chăn nuôi trong nước.
- Chính sách công nghiệp và công nghiệp hoá: Đối với ngành sản xuất thức
ăn chăn nuôi thì công nghiệp và công nghiệp hoá tác động trực tiếp giúp đa phần
các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước (đa phần là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ) đứng vững và phát triển. Chính sách phát triển chăn nuôi (theo
hướng công nghiệp chủ yếu theo hình thức trang trại với quy mô phù hợp, hình
thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, an toàn dịch bệnh) chính sách này sẽ
ảnh hưởng đến cơ cấu sản phẩm của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi từ đó đòi
hỏi các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi phải có sự chuẩn bị sẵn sàng cho
bước chuyển mình. Mặt khác, việc khuyến khích áp dụng công nghệ hiện đại
trong sản xuất giống, thức ăn công nghiệp, thú y và kiểm tra chất lượng sản phẩm
sẽ là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi đổi mới
công nghệ, đưa vào các sản phẩm mới, nâng cao năng xuất…
- Hành lang pháp lý của Nhà nước về vấn đề chất lượng sản phẩm của các
doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi còn chưa rõ ràng, và cũng chưa có
những biện pháp sử lý rõ ràng khi các doanh nghiệp vi phạm. Khả năng phân tích
hormone, chất cấm như Clebuterol, Chloramphenicol, Carbuterol... hiện nay còn
yếu. (trích báo nông nghiệp số 259 ra ngày 29/12/2005). Chính điều này đã làm
ảnh hưởng đến uy tín của các hãng sản xuất thức ăn chăn nuôi làm ăn chân chính,
khiến cho người chăn nuôi quay trở lại phương thức chăn nuôi cổ truyền, làm
chậm quá trình phát triển.

8


 Nhóm các yếu tố nguyên liệu và giá cả
- Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi phải phụ thuộc rất lớn vào nguyên liệu
nhập khẩu, trung bình khoảng 8 triệu tấn/năm. Trong đó, các loại nguyên liệu giàu

đạm như khô dầu đậu tương, bột xương thịt, bột cá nhập tới 90% và khoáng chất,
vitamin, phụ gia phải nhập khẩu 100%.
- Giá bán thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam hiện đang cao hơn các nước trong
khu vực từ 15-20%. Sở dĩ giá TĂCN trong nước cao hơn các nước trong khu vực
là do có quá nhiều chi phí, như phí vận chuyển, chi phí kiểm nghiệm, nhiều khoản
thuế, kể cả thuế giá trị gia tăng mà nhiều nước trên thế giới không áp dụng cho
ngành nông nghiệp, chăn nuôi. Hiện tại, các hộ chăn nuôi trong nước đang phải
chịu 5% thuế VAT khi mua TĂCN, làm đội giá sản phẩm thêm.
- Bên cạnh đó, tình trạng tăng giá của TĂCN là do việc điều hành giá mặt
hàng này nằm trong tay các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư sản xuất tại Việt
Nam. Hiện nay, cả nước có hơn 58 doanh nghiệp sản xuất TĂCN với hơn 200 nhà
máy, trong đó doanh nghiệp nước ngoài chiếm 1/3 số nhà máy nhưng thị phần lại
chiếm tới 60 - 65%. Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành vào cuộc trong điều
hành giá TĂCN một cách hợp lý.
 Nhóm các yếu tố liên quan đến trình độ của nền sản xuất và lực
lƣợng sản xuất
- Chăn nuôi là một ngành sản xuất mang nhiều rủi ro nên trong chừng
mực nhất định, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp cũng cùng gánh
chịu rủi ro với ngành chăn nuôi. Bệnh dịch trong thời gian gần đây đã làm cho
ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm
(lở mồm long móng, cúm gia cầm).
- Thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp phụ thuộc rất lớn vào lợi
nhuận của ngành chăn nuôi. Nếu giá sản phẩm đầu ra của ngành chăn nuôi
cao, người chăn nuôi có lãi thì thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp phát
triển rất nhanh.

9


- Trình độ chăn nuôi và quy mô chăn nuôi của người dân có ảnh hưởng

rất lớn tới khả năng sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Trình độ chăn
nuôi của người dân càng cao, quy mô chăn nuôi càng lớn và chăn nuôi tập
trung thì nhu cầu sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp càng lớn.
- Hệ thống sản xuất và cung ứng giống vật nuôi cao sản cũng ảnh
hưởng lớn tới hiệu quả và khả năng sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp.
Ở nước ta, giống vật nuôi địa phương cho năng suất thấp vẫn chiếm tỷ lệ cao,
do vậy, làm cho lợi nhuận của ngành chăn nuôi vẫn còn rất thấp, từ đó, ảnh
hưởng tới khả năng phát triển thị trường của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi
công nghiệp.
- Dịch bệnh, thời tiết... cũng tác động trực tiếp đến ngành chăn nuôi và
làm ảnh hưởng tới khả năng phát triển thị trường của ngành sản xuất thức ăn
chăn nuôi công nghiệp.
 Xu hƣớng phát triển thức ăn chăn nuôi công nghiệp
Xu hướng phát triển thức ăn chăn nuôi công nghiệp phụ thuộc rất lớn
vào khả năng phát triển của ngành chăn nuôi. Trong vài năm gần đây ngành
chăn nuôi nước ta phát triển khá nhanh, chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán,
tận dụng nguồn thức ăn thừa là chính, sang chăn nuôi quy mô lớn (trang trại)
tập trung, sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp là chính. Do vậy, nhu cầu
thức ăn chăn nuôi công nghiệp ở nước ta ngày càng lớn.
Công nghiệp hoá nông thôn trong những năm qua ghi nhận rất nhiều thành
tựu. Cơ sở hạ tầng được nâng cấp, thu nhập của người dân gia tăng đáng kể, đời
sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân được cải thiện, giúp nông dân có
điều kiện đầu tư vào giống vật nuôi và thức ăn chăn nuôi, mặt khác dân trí được
nâng lên người dân sẽ hiểu được cần phải từ bỏ phương thức chăn nuôi truyền
thống là sử dụng các phế phẩm thừa trong sản xuất và sinh hoạt nông nghiệp, áp
dụng phương pháp chăn nuôi bằng sản phẩm thức ăn chăn nuôi công nghiệp.

10



CHƢƠNG 2
ĐỐI TƢỢNG – NỘI DUNG – PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng
Những vấn đề liên quan đến tiêu thụ thức ăn chăn nuôi công nghiệp với
các chủ thể là đại lý thức ăn chăn nuôi công nghiệp và người chăn nuôi.
2.2. Nội dung
- Tình hình phát triển chăn nuôi của huyện Đông Anh
- Thực trạng nguồn thức ăn chăn nuôi công nghiệp (cung – cầu)
- Phân tích những yếu tố chi phối cung – cầu thức ăn chăn nuôi công
nghiệp tại huyện Đông Anh
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
 Thu thập thông tin
- Tài liệu thứ cấp: Bao gồm các sách báo, tạp chí, báo cáo…
- Tài liệu sơ cấp: Sử dụng các bảng điều tra về thương hiệu, chủng loại,
khả năng tiêu thụ, nhu cầu, thói quen sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp của
người chăn nuôi (thông qua khảo sát các đại lý cấp I, cấp II và người chăn nuôi).
- Chọn mẫu điều tra
 Các công ty thức ăn chăn nuôi hiện đang có thị phần hàng hoá tiêu thụ
lớn nhất ở huyện Đông Anh
 Đại lý cấp I: Chọn đại lý cấp I của các công ty có thị phần lớn tại
Đông Anh.
 Đại lý cấp II: Chọn đại lý cấp II của các đại lý cấp I đã được chọn ra
ở trên.
 Người chăn nuôi

11


CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ
3.1. Tình hình phát triển chăn nuôi huyện Đông Anh năm 2013

3.1.1. Phát triển chăn nuôi trong khu dân cư
Bảng 3.1. Tình hình phát triển chăn nuôi năm 2013
(Trong khu dân cư)
STT

Đối tƣợng nuôi

1

Lợn

2



3

Thủy cầm

4

Bò thịt, sinh sản

5

Trâu

6

Bò sữa


Tình hình chăn nuôi
Số hộ nuôi

8507

Tổng đàn

59.600

Số hộ nuôi

9357

Tổng đàn

1.713.964

Tổng đàn

128.180

Số hộ nuôi

6090

Tổng đàn

6510


Tổng đàn

1132

Số hộ nuôi

121

Tổng đàn

349

3.1.2. Phát triển chăn nuôi trang trại tập trung ngoài khu dân cư
Với quan điểm tập trung phát triển sản phẩm chăn nuôi có lợi thế và có
khả năng cạnh tranh như trâu bò, lợn, gia cầm… Huyện Đông Anh khuyến
khích các tổ chức và cá nhân đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng trang
trại công nghiệp; đồng thời hỗ trợ, tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi theo
phương thức truyền thống chuyển dần sang phương thức chăn nuôi trang
trại, công nghiệp [13].

12


Bảng 3.2. Tình hình phát triển chăn nuôi năm 2013
(Chăn nuôi trang trại tập trung ngoài khu dân cư)
Đối tƣợng nuôi

STT

Số trang


Tổng số

Quy mô đàn

trại

con

( con)

1

Lợn nái

8

762

23 - 240

2

Lợn thịt

28

4.664

100 - 500


3

Gà thịt

4

3.000

500 - 1000

4

Gà đẻ

115

422.400

1000 - 30. 000

5

Vịt, ngan, ngỗng

22

20.700

500 - 1.500


Tổng cộng

177

451.526

Chăn nuôi của huyện Đông Anh phát triển mạnh ở cả 2 khu vực: trong khu
dân cư và các trang trại tập trung ngoài khu dân cư. Với đàn lợn trên 70 nghìn con
và đàn gà trên 2 triệu con, Đông Anh thực sự trở thành vùng chăn nuôi trọng điểm
của thành phố Hà Nội, đặc biệt là chăn nuôi gà đẻ trứng, với 115 trang trại, quy
mô chăn nuôi từ 1 nghìn đến 30 nghìn mái đẻ.
Nếu tính toán sẽ thấy tổng lượng cầu thức ăn tinh cần thiết cho toàn
ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện Đông Anh năm 2013 có thể lên tới hàng
trăm nghìn tấn. Đây là cơ hội tốt cho tất cả các công ty sản xuất thức ăn chăn
nuôi hiện đang hoạt động sản xuất và kinh doanh TĂCN trên địa bàn huyện
Đông Anh.
3.2. Kênh phân phối thức ăn chăn nuôi công nghiệp tại Đông Anh
Thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp tại Đông Anh hiện nay có 2
kênh phân phối: phân phối trực tiếp và phân phối gián tiếp.
- Kênh phân phối trực tiếp là kênh phân phối không có sự tham gia của
các tác nhân trung gian (như đại lý cấp I và đại lý cấp II.)

13


Người sản xuất
(nhà máy)

Người chăn nuôi

(trang trại lớn)

Kênh phân phối này bảo đảm mối quan hệ trực tiếp giữa người sản xuất
và người chăn nuôi. Nó làm tăng lợi nhuận cho người chăn nuôi và giúp cho
người sản xuất nhanh chóng nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng,
thông tin phản hồi về sản phẩm từ nhà chăn nuôi cho nhà sản xuất nhanh và
chính xác hơn.
- Kênh phân phối gián tiếp là loại kênh phân phối có sự tham gia của
các tác nhân trung gian. Tuỳ thuộc vào số lượng các tác nhân trung gian trong
kênh phân phối mà ta có các loại kênh phân phối dài ngắn khác nhau.
Người sản xuất

Người sản xuất

Đại lý cấp I

Đại lý cấp I

Đại lý cấp II

Người chăn nuôi

Người chăn nuôi

(Đại lý cấp I là đại lý mua hàng hoá trực tiếp của công ty, có hợp đồng
mua bán hàng hoá với công ty và chịu sự quản lý trực tiếp của công ty. Đại lý
cấp II là đại lý mua hàng của công ty qua đại lý cấp I, sau đó đem bán cho
người chăn nuôi, đại lý cấp II không có hợp đồng mua bán hàng hoá với công
ty và không chịu sự quản lý trực tiếp của công ty).
Với kênh phân phối gián tiếp (có tác nhân trung gian), hàng hoá sẽ được

phân phối rộng rãi hơn trên thị trường vì hệ thống đại lý cấp I, cấp II có thể
bán hàng cho nhiều đối tượng khách hàng (người chăn nuôi) khác nhau, kể cả
những người chăn nuôi nhỏ lẻ, khả năng tài chính kém cũng dễ dàng mua
được sản phẩm.
Tuy nhiên kênh phân phối gián tiếp cũng có những hạn chế, đó là làm
giảm lợi nhuận của nhà chăn nuôi, các thông tin về sản phẩm (như chất lượng,

14


bao bì...) của nhà chăn nuôi đến nhà sản xuất cũng chậm hơn và nhiều lúc
thiếu chính xác, người chăn nuôi cũng dễ mua phải hàng giả, hàng kém chất
lượng trên thị trường.
Ở nước ta hiện nay vẫn chủ yếu sử dụng kênh phân phối gián tiếp, vì
ngành chăn nuôi của nước ta mới bắt đầu đi vào chăn nuôi công nghiệp, các
trang trại quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu, nhiều vùng chăn nuôi vẫn mang tính
tận dụng, tự cung tự cấp là chính và khả năng tài chính của hầu hết các trang
trại vẫn còn kém.
3.3. Nguồn cung thức ăn chăn nuôi công nghiệp ở Đông Anh
3.3.1. Doanh nghiệp và số lượng chủng loại TĂCN phổ biến trên thị trường
huyện Đông Anh
Bảng 3.3. Doanh nghiệp và số lƣợng chủng loại TĂCN phổ biến trên thị
trƣờng huyện Đông Anh
Đơn vị tính: mã số

2

2

2


2

2

2

2

14

lợn

Hỗn hợp

6

4

5

4

4

4

4

31


Tổng

8

6

7

6

6

6

6

45

Thức ăn cho

Đậm đặc

2

2

2

2


2

2

1

13

gà thịt

Hỗn hợp

4

5

5

6

4

6

5

35

Tổng


6

7

7

8

6

8

6

48

Thức ăn cho

Đậm đặc

2

1

1

1

1


1

1

8

gà đẻ

Hỗn hợp

4

2

4

4

2

2

2

20

Tổng

6


3

5

5

3

3

3

28

Vina

CP
15

Higro

Dabaco

Thức ăn cho

Cargill

Đậm đặc


Loại thức ăn chăn nuôi

Con cò

New Hope

Doanh nghiệp sản xuất TĂCN
Tổng


Thức ăn cho
bò sữa

Đậm đặc

0

0

0

0

0

0

0

0


Hỗn hợp

2

2

1

2

2

2

1

12

Tổng

2

2

1

2

2


2

1

12

Nguồn: Kết quả điều tra tháng 12/2013
 Theo báo cáo tổng kết của phòng NN và PTNN huyện Đông Anh
[11], năm 2013 có 18 công ty với 27 thương hiệu thức ăn chăn nuôi đang hoạt
động kinh doanh trên địa bàn huyện Đông Anh. Toàn huyện có khoảng 18 đại
lý cấp I của các công ty và nhiều đại lí cấp II tạo ra một mạng lưới lưu thông
phân phối rộng khắp trên toàn huyện. Trong đó có khoảng 10 công ty lớn có
mặt trên thị trường, chiếm hầu hết thị phần, đều là những công ty với những
thương hiệu mạnh như: Cp, Proconco, Cargill, Dabaco, Vina, Higro,
Newhope… Mỗi công ty lại có nhiều thương hiệu và mỗi thương hiệu lại có
nhiều mã sản phẩm.
 Điều tra ở các đại lí cấp I, cấp II, các cửa hàng kinh doanh TĂCN trên
địa bàn huyện Đông Anh kết hợp tham khảo báo cáo của phòng NN – PTNT
huyện Đông Anh, chúng tôi thấy sản phẩm của 7 công ty có mặt ở hầu hết các cơ
sở kinh doanh TĂCN. Đó là các công ty Cp, Proconco, Cargill, Dabaco, Vina,
Higro, Newhope. Các công ty khác xuất hiện trên thị trường không ổn định,
sức tiêu thụ sản phẩm chậm và sản lượng tiêu thụ không đáng kể. Sự xuất
hiện thoáng qua của rất nhiều các thương hiệu thức ăn chăn nuôi cũng phù
hợp với những báo cáo thường niên của Hiệp hội thức ăn chăn nuôi: trung
bình mỗi năm có 30 - 40 cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi được thành lập và
cũng có chừng đó cơ sở tuyên bố giải thể [11]. Cuối cùng chỉ có những
thương hiệu mạnh và uy tín mới tồn tại được ổn định khi ngành chăn nuôi vốn
bất ổn do dịch bệnh, thị trường trồi sụt.


16


 Khảo sát chủng loại thức ăn cho 4 nhóm đối tượng nuôi: lợn, gà đẻ,
gà thịt, bò sữa cũng nhận thấy tất cả các công ty đều tung ra thị trường 2 loại
thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn đậm đặc để người chăn nuôi lựa chọn,
với đầy đủ các chủng loại và dạng thức ăn. Khảo sát sơ bộ đã thấy có 45 mã
số thức ăn cho lợn, trong đó có 31 mã số là TĂ hỗn hợp hoàn chỉnh; tương tự
có 48 mã số thức ăn cho gà thịt, 28 mã số thức ăn cho gà đẻ và 12 mã số thức
ăn cho bò sữa.
 Cùng với quá trình công nghiệp hoá nông thôn thì phương thức chăn
nuôi tận dụng cũng dần chuyển sang hình thức chăn nuôi công nghiệp – chăn nuôi
theo trang trại lớn, vừa và nhỏ. Tại Đông Anh chăn nuôi ngày càng phát triển
theo quy mô lớn, với con giống năng suất cao… Nắm bắt đặc điểm này, các
công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài và các công ty lớn trong
nước đều đưa ra thị trường nhiều dạng thức ăn hoàn chỉnh, phù hợp với
phương thức nuôi công nghiệp.
3.3.2. Thị phần cung cấp thức ăn chăn nuôi của các doanh nghiệp tại Đông
Anh
Thị phần cung cấp thức ăn chăn nuôi của các doanh nghiệp tại Đông
Anh được biểu diễn qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 1: Thị phần cung cấp TĂCN tại Đông Anh của các doanh nghiệp

17


Theo báo cáo của phòng NN –PTNT huyện Đông Anh, hầu hết các công
ty sản xuất thức ăn chăn nuôi 100% vốn nước ngoài và công ty liên doanh là
những công ty chiếm thị phần hàng hoá lớn trên thị trường huyện Đông Anh.
Đặc biệt là công ty Proconco, công ty Dabaco, đây là hai công ty luôn có thị

phần hàng hoá lớn nhất, chiếm tới gần 1/3 tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi
tiêu thụ trên thị trường huyện Đông Anh. Tiếp sau đó là CP, Vina, Cargill.
Tại Đông Anh, Proconco đã bị nhiều doanh nghiệp khác cạnh tranh, thực tế
họ là doanh nghiệp có mặt từ rất sớm ở thị trường thức ăn chăn nuôi (năm 1990)
là đại diện của tập đoàn chăn nuôi lớn của Thái Lan tại Việt Nam. Họ không
những có tiềm lực tài chính khổng lồ mà còn có được lòng tin của người chăn
nuôi Việt Nam. Hiện nay Proconco chiếm khoảng 56% thị trường miền Bắc và
18% thị trường cả nước. Trong đó mặt hàng thức ăn hỗn hợp khoảng 78% và đậm
đặc khoảng 21% thị trường miền Bắc.
3.3.3. Giá thức ăn chăn nuôi của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện
Đông Anh
Bảng 3.4. Giá một số loại TĂCN trên địa bàn huyện Đông Anh
Đơn vị tính: đồng/kg
Giá bán cho ngƣời chăn nuôi
Chủng loại thức ăn
TĂHH dạng viên cho

Vina

CP

Pro
Conco

Cargill Dabaco

15.000 15.300

16.200


15.900

15.800

12.050 12.400

13.200

12.900

12.000

11.200 11.800

11.950

11.800

11.600

TĂHH dạng viên cho 11.050 11.600

11.850

11.600

11.250

lợn con tập ăn
TĂHH dạng viên cho

Lợn lợn thịt từ 15 - 30kg
TĂHH dạng viên cho
lợn thịt từ 30 - 60kg

18


×