Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Đa dạng hóa nông nghiệp tại xã mỹ bằng, huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang và những yếu tố tác động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.63 KB, 40 trang )

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sự chuyển biến quan trọng trong ngành nông nghiệp Việt Nam trong
mấy thập kỷ qua là việc chuyển đổi nhanh chóng từ nền nông nghiệp tự cung
tự cấp sang sản xuất thương mại và theo hướng xuất khẩu. Mặc dù có sự tăng
trưởng đầy ấn tượng, ngành nông nghiệp Việt Nam hiện vẫn chủ yếu dựa vào
sản xuất lúa gạo. Những thay đổi lớn trong nền kinh tế thế giới theo hướng
hội nhập khu vực và tự do thương mại cũng như việc hội nhập của ngành
nông nghiệp Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu với việc gia nhập WTO đang
mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức mới cho Việt Nam. Vì các thị trường
nông sản thế giới mang tính không ổn định với sự biến động lớn về giá cả, sản
xuất lúa gạo của Việt Nam hiện tăng nhanh hơn nhu cầu tiêu thu nội địa, nên
Việt Nam cần đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp nhiều hơn để tận dụng triệt
để các cơ hội thị trường, giảm thiểu rủi ro, và duy trì tăng trưởng bền vững
cho ngành nông nghiệp. [1].
Trong nông nghiệp, đa dạng hoá, theo nghĩa hẹp có nghĩa là tăng chủng
loại sản phẩm nông nghiệp hoặc dịch vụ do nông dân làm ra. Trong một bức
tranh rộng lớn hơn, đa dạng hóa nông nghiệp là một chiến lược quan trọng để
đạt được mức giảm nghèo bền vững ở các vùng nông thôn. Hiện nay, Việt
Nam vẫn là một trong các nước nghèo trên thế giới với thu nhập bình quân
đầu người thấp. Mỗi năm, lao động nông thôn tăng thêm hơn một triệu lao
động trong khi đó đất nông nghiệp đang giảm dần do quá trình đô thị hoá
nhanh chóng. Những thay đổi về phát triển này đang đòi hỏi ngành nông
nghiệp Việt Nam phải đổi mới hơn nữa để tăng hiệu quả và đang dạng hoá
hơn nữa để cải thiện các nguồn thu nhập và tạo ra công ăn việc làm cho các
vùng nông thôn.

Đặng Việt Cường


Trang 1

K33D Sinh – KTNN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Nhằm thông qua mô tả thực trạng và xu hướng đa dạng hóa nông nghiệp,
đa dạng hóa nguồn thu nhập của nông dân tại xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn,
tỉnh Tuyên Quang, cung cấp các thông tin hữu ích để tăng hiệu quả đa dạng
hoá nông nghiệp và cải thiện các nguồn thu nhập cho nông dân địa phương,
chúng tôi tiến hành đề tài:
“Đa dạng hóa nông nghiệp tại xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên
Quang và những yếu tố tác động.”
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
– Khảo sát đa dạng hóa nông nghiệp ở Mỹ Bằng thông qua các loại sản
phẩm nông nghiệp, các nguồn thu nhập của nông dân.
– Xu hướng đa dạng hóa nông nghiệp ở xã Mỹ Bằng.
– Xác định những khó khăn và triển vọng của việc đa dạng hóa nông
nghiệp của địa phương.

Đặng Việt Cường

Trang 2

K33D Sinh – KTNN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ DỮ LIỆU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Khái niệm đa dạng hóa nông nghiệp. [9].
Khu vực nông nghiệp mở rộng bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, lâm
nghiệp và thủy sản.
Nghĩa đen của đa dạng hoá là sự mở rộng doanh nghiệp hoặc các sản
phẩm bằng cách tăng số mặt hàng sản suất hoặc các hoạt động sản xuất (Từ
điển Websters 1996). Trong nông nghiệp, đa dạng hoá, theo nghĩa hẹp, có
nghĩa là tăng chủng loại sản phẩm nông nghiệp hoặc dịch vụ do nông dân làm
ra. Trong nhiều năm, đa dạng hoá đã là một chiến lược truyền thống của các
nông hộ để đối phó với các rủi ro và duy trì an toàn lương thực (Ahmad và
Isvilanonda, 2003). Nó thuần tuý chỉ là sự phản ứng của các nông dân sản
xuất tự cung tự cấp để giảm các rủi ro do các yếu tố mùa vụ, thời tiết, sinh
học và khí hậu gây ra.
Từ đầu thập niên 1960, đa dạng hoá sản xuất ra khỏi các mặt hàng lương
thực đã tăng nhanh và càng được thúc đẩy bởi sự phát triển nhanh của khoa
học nông nghiệp, cơ sở hạ tầng được cải thiện, thay đổi nhu cầu về dạng
lương thực, và tự do thương mại. Trong một nền nông nghiệp hiện đại, đa
dạng hoá là sự đáp ứng của nông dân đối với các cơ hội mới của thị trường
dựa vào tính khả thi về kinh tế và kỹ thuật, bao gồm việc chuyển từ các cây
trồng có giá trị thấp sang các sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao hơn và từ
sản xuất các cây trồng truyền thống sang sản xuất hàng hoá chăn nuôi, lâm
nghiệp và thuỷ sản hoặc sang các hoạt động tạo thu nhập phi nông nghiệp.
[3].
2.2. Ý nghĩa của đa dạng hóa nông nghiệp. [9].

Đặng Việt Cường

Trang 3

K33D Sinh – KTNN



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

* Tăng thu nhập của người dân và giảm nhu cầu các mặt hàng
lương thực truyền thống.
Trên toàn thế giới, sản lượng lúa gạo sản xuất ra đã tăng đáng kể, nhưng
nhu cầu lương thực truyền thống kể cả lúa gạo đã bắt đầu giảm trong thập kỷ
qua. Điều này có lẽ do sự thay đổi đáng kể trong thu nhập của người dân kéo
theo nhu cầu tiêu dùng của họ cũng thay đổi, trong đó nhu cầu lương thực đã
qua chế biến có giá trị cao và các hàng hoá phi lương thực tăng cao.
* An toàn thu nhập và giảm rủi ro.
Với xu hướng biến động lớn về giá cả nông sản, việc đa dạng hóa các
cây trồng và các hệ thống sản xuất vào nhiều thời điểm khác nhau trong năm
sẽ giúp nông dân giảm bớt các khó khăn thông qua việc giảm bớt rủi ro để ổn
định thu nhập cho nông hộ.
* Sử dụng hiệu quả tài nguyên.
Việc đa dạng hóa sẽ giúp cải thiện hiệu quả sử dụng và phân bổ tài
nguyên cho sản xuất nông nghiệp. Thông qua đa dạng hoá, nông dân sẽ tìm ra
cách sử dụng các tài nguyên của họ hợp lý hơn để đạt được hiệu quả hoàn vốn
cao hơn và sản phẩm của họ được tiếp thị dễ dàng hơn. Đa dạng hóa cũng còn
là phương thức hiệu quả để tối ưu hoá sử dụng nguồn vốn xã hội (như lao
động nông thôn) trong các vùng nông thôn nơi mà thất nghiệp và không đủ
việc làm vẫn còn cao.
2.3. Các dạng và xu hướng đa dạng hóa nông nghiệp. [9].
* Đa dạng hóa theo hướng sản xuất hàng hoá giá trị cao hơn.
Trong thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được sự tăng trưởng cao trong
ngành nông nghiệp với việc đa dạng hóa theo hướng sản xuất các hàng hoá có
giá trị cao hơn.


Đặng Việt Cường

Trang 4

K33D Sinh – KTNN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Trong tiểu ngành trồng trọt, diện tích trồng cây lâu năm đã tăng đáng kể
(9.7%/năm trong giai đoạn 1996-2000) đặc biệt là các trang trại cà phê, cao
su, và hạt điều ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ cũng như cây ăn quả ở đồng
bằng sông Hồng và sông Cửu Long. Diện tích trồng lúa đã giảm khoảng
300,000 ha và cũng đã có sự chuyển đổi đáng kể sang sản xuất lúa gạo chất
lượng cao.
Trong tiểu ngành Chăn nuôi, việc đa dạng hóa sang chăn nuôi lợn và gia
cầm qui mô nhỏ tăng đáng kể (5.5% và 6.7%/năm tương ứng) và đã cung cấp
các nguồn thu nhập quan trọng thêm cho các nông hộ.
Trong tiểu ngành thuỷ sản, sự tăng trưởng mạnh của nuôi trồng thuỷ sản
ở các vùng ven biển (15%/năm) đã phản ánh xu hướng rõ hơn về đa dạng hóa
để phục vụ xuất khẩu.
Chỉ có tiểu ngành lâm nghiệp là sự tăng trưởng còn chậm và chưa ổn
định với phần lớn các sản phẩm có nguồn gốc từ rừng tự nhiên.
* Tiểu ngành trồng trọt vẫn còn chiếm nhiều ưu thế.
Tiểu ngành trồng trọt vẫn chiếm vị thế quan trọng nhất, chiếm hơn 60%
tổng giá trị sản lượng toàn ngành, tiếp theo là tiểu ngành thuỷ sản (18%) và
tiểu ngành chăn nuôi (14%). Tiểu ngành lâm nghiệp chiếm vị trí khiêm tốn
nhất (dưới 5%). Hiện nay, Việt Nam có khả năng mạnh trong sản xuất và xuất
khẩu một số hàng hoá như lúa gạo, cà phê, hồ tiêu, cao su, điều, tôm và cá
nhưng hầu hết các hàng hoá khác như trái cây, rau quả, thịt động vật thì sản

xuất trong nước hiện nay chưa đủ cho nhu cầu tiêu dụng nội địa kể cả về số
lượng lẫn chất lượng, dẫn đến việc nhập khẩu các loại sản phẩm này nhiều
hơn.

Đặng Việt Cường

Trang 5

K33D Sinh – KTNN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

* Đa dạng hóa xảy ra mạnh ở các vùng miền núi hơn các vùng đồng
bằng.
Đã có sự tăng lên về số nguồn thu nhập của nông hộ trong tất cả các
vùng, nhưng đa dạng hóa xảy ra mạnh mẽ ở các vùng miền núi hơn ở các
vùng đồng bằng nơi mà sản xuất lúa gạo và làm vườn vẫn còn chiếm nhiều ưu
thế.
Ở tất cả các vùng, nông hộ đã có xu hướng mở rộng sang nhiều hoạt
động nông nghiệp và phi nông nghiệp khác nhau để tạo thêm thu nhập mặc dù
mức đa dạng hóa nguồn thu nhập ở các hộ giàu hơn có xu hướng giảm khi thu
nhập của họ tăng do kết quả của sự chuyên môn hoá sản xuất.
2.4. Đẩy mạnh đa dạng hoá: Khó khăn, triển vọng, tính khả thi.
* Rủi ro trong thương mại quốc tế.
Trong ngành nông nghiệp, buôn bán thương mại trong các thập kỷ gần
đây đã cho thấy sự biến động lớn về giá cả trên thị trường quốc tế. Đã có các
thay đổi đáng kể trong nhu cầu thị trường trong đó nhu cầu lương thực truyền
thống tăng chậm, ngược lại nhu cầu thực phẩm qua chế biến có giá trị cao và
các hàng hoá phi lương thực khác tăng nhanh. Giá cả của nhiều nông sản như

lúa gạo, cà phê, đường đã giảm mạnh trong 5 năm qua.
* Sự co hẹp thị trường xuất khẩu.
Các thị trường xuất khẩu đối với các sản phẩm truyền thống như lúa gạo,
cà phê, cao su và thuỷ sản đang trở nên hẹp hơn do sự cạnh tranh gay gắt hơn
và yêu cầu về chất lượng cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng
nghiêm ngặt hơn. Trong tương lai gần, các cơ hội để xuất khẩu gạo có thể vẫn
còn nhưng có lẽ sẽ nhiều hơn đối với gạo có chất lượng cao. Đối với cà phê,
vì nguồn cung hiện nay vượt cầu nên giá cà phê có lẽ sẽ còn thấp trong tương

Đặng Việt Cường

Trang 6

K33D Sinh – KTNN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

lai gần và Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt hơn nữa nếu chất lượng cà phê
xuất khẩu của Việt Nam không được nâng cao hơn. Đối với sản phẩm chăn
nuôi, sự cạnh tranh sẽ là một thách thức lớn bởi vì chi phí sản xuất hiện nay
(chủ yếu thịt lợn) ở Việt Nam cao hơn trong khi tiêu chuẩn chất lượng thịt còn
thấp hơn mức trung bình của thế giới. Đối với các sản phẩm thuỷ sản, vệ sinh
an toàn thực phẩm sẽ vẫn là thử thách chính do việc sử dụng nhiều hoá chất
trong sản xuất và các công nghệ sau thu hoạch lạc hậu nhất là tại các nông
trại. Đối với lâm nghiệp, nhu cầu thị trường sẽ còn tiếp tục tăng cao nhưng
công nghiệp chế biến gỗ nhân tạo ở Việt Nam hầu như vẫn còn chưa phát
triển.
* Tiềm năng thị trường nội địa. [11].
Hiện nay, thị trường trong nước tiêu thụ khoảng 90% sản lượng lương

thực thực phẩm sản xuất ra. Thị trường này tăng trưởng đáng kể (khoảng
9%/năm) trong giai đoạn 1995-2005, sự tăng trưởng đặc biệt mạnh đối với
thịt động vật (7%/năm), rau (6%), lúa mì (8%) và dầu ăn (6%). Xu hướng này
đang duy trì ở mức cao do 3 yếu tố: sự tăng dân số, tốc độ đô thị hoá nhanh và
tăng mức thu nhập. Với tốc độ đô thị hoá khoảng 25%/năm, thị trường nội địa
đang trở nên quan trọng hơn. Sự tăng nhanh số lượng các siêu thị, nhà hàng,
khách sạn và ngành công nghiệp du lịch đã làm tăng nhu cầu các sản phẩm có
chất lượng cao.
Tuy nhiên, ngành nông nghiệp còn chưa đáp ứng tốt với các nhu cầu của
thị trường nội địa. Hàng năm, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn
nông sản – đặc biệt là trái cây, rau quả, dầu ăn, và thịt động vật – để thoả mãn
cho nhu cầu tiêu dùng trong nước.
* Tính khả thi đa dạng hóa theo vùng.

Đặng Việt Cường

Trang 7

K33D Sinh – KTNN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Sự tăng trưởng nông nghiệp và tính khả thi trong đa dạng hóa là rất khác
nhau giữa các vùng trong toàn quốc chủ yếu do sự khác nhau về các điều kiện
sinh thái nông nghiệp và kinh tế xã hội giữa các vùng.
– Vùng núi phía Bắc (Tây Bắc và Đông Bắc). Với diện tích đất nông
nghiệp hạn chế (<15% tổng diện tích) và hầu hết là nhạy cảm cao về mặt môi
trường, cơ sở hạ tầng nghèo, và cách trở về địa lý. Vùng núi phía Bắc có tiềm
năng khá hạn chế trong phát triển nông nghiệp hàng hoá. Tuy nhiên, với mật

độ dân số thấp, vùng núi phía Bắc có khả năng đa dạng hóa nông nghiệp để
đáp ứng nhu cầu tại chỗ. Hơn nữa, với sự đa dạng về điều kiện tự nhiên, giàu
về tài nguyên rừng và đa dạng sinh học, có nhiều lợi thế cạnh tranh về phát
triển du lịch sinh thái nông nghiệp.
– Vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Với các điều kiện thuận lợi để
phát triển cây công nghiệp bao gồm cả cây lấy gỗ và lâm sản ngoài gỗ, diện
tích đất có thể trồng trọt nhiều hơn (24% và 40% tổng diện tích tự nhiên
tương ứng) và cơ sở hạ tầng hiện có tương đối tốt có nhiều lợi thế cạnh tranh
trong việc phát triển nông nghiệp hàng hoá, lâm nghiệp và chăn nuôi. Những
vùng này nên mở rộng hơn nữa các sản phẩm hàng hoá hơn là chỉ dựa vào
một số mặt hàng truyền thống (như cà phê, hồ tiêu, điều). Tuy nhiên, điều
quan trọng là duy trì sự cân bằng giữa phát triển nông nghiệp và bảo vệ môi
trường (như chống phá rừng và xói mòn đất) và tăng sự tham gia của đồng
bào dân tộc thiểu số trong quá trình phát triển để tăng hiệu quả giảm nghèo
vốn đang còn khá phổ biến ở các vùng này.
– Vùng Duyên Hải Bắc và Nam Trung Bộ. Với diện tích đất nông nghiệp
hạn chế (<10% tổng diện tích) và thiếu nguồn nước ngọt trong mùa khô, các
vùng này có nhiều hạn chế về cạnh tranh trong việc phát triển nền nông
nghiệp hàng hoá ngoại trừ phát triển nuôi trồng thuỷ sản ven biển. Tuy nhiên,

Đặng Việt Cường

Trang 8

K33D Sinh – KTNN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

do lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên (như biển sâu, chất lượng nước

biển tốt), các vùng này có nhiều lợi thế cạnh tranh trong phát triển du lịch,
vận tải biển và các dịch vụ hỗ trợ.
Vì các vùng này thường bị ảnh hưởng bởi bão và lũ hàng năm (nằm giữa
vùng núi cao phía tây và biển phía đông), nên việc bảo vệ rừng ở các vùng
này có vai trò quan trọng trong việc giảm nhẹ thiên tai.
– Vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long. Các vùng đồng bằng
này có tiềm năng lớn nhất trong việc thâm canh hoá và đa dạng hoá nông
nghiệp hơn nữa. Các vùng này đặc biệt thích hợp cho sản xuất lúa gạo, cây
thường niên, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản. Do nằm gần Hà Nội và thành
phố Hồ Chí Minh cần phát triển các dạng thuỷ lợi, cơ sở hạ tầng khác để thúc
đẩy và hỗ trợ quá trình đa dạng hoá ra khỏi độc canh cây lúa, chuyển sang
canh tác các vụ mùa có giá trị cao để cung cấp cho thị trường đô thị đang phát
triển và để phục vụ xuất khẩu.
2.5. Hướng tới một chiến lược đa dạng hoá bền vững. [6],[9].
* Định hướng thị trường.
Đa dạng hoá nông nghiệp điều trước tiên là phải định hướng theo thị
trường. Việt Nam đã bắt đầu chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung
sang định hướng theo thị trường từ cuối những năm 1980, nhưng quá trình
này cần đẩy mạnh hơn nữa. Đặc biệt là quá trình qui hoạch sử dụng đất cần
thay đổi từ phương thức tiếp cận từ trên xuống sang phương thức tiếp cận từ
dưới lên để tạo điều kiện lồng ghép yếu tố thị trường vào quá trình này. Quá
trình điều chỉnh các qui hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt cũng cần được
tiến hành thường xuyên để bắt kịp các thay đổi nhanh chóng trên thị trường
thế giới.

Đặng Việt Cường

Trang 9

K33D Sinh – KTNN



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

* Quản lý tài nguyên thiên nhiên.
Quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững để phục vụ tăng trưởng trên
diện rộng là vấn đề thiết yếu để giảm nghèo thông qua các hoạt động đa dạng
hoá. Trong các thập kỷ qua, những vấn đề về bảo vệ môi trường chưa được
chú ý đầy đủ đã dẫn đến các suy thoái môi trường nghiêm trọng, gây mất đa
dạng sinh học, suy thoái đất và ô nhiễm nguồn nước bên cạnh với việc mở
rộng sản xuất nông nghiệp trên vùng cao và nuôi tôm ở các vùng đồng bằng.
Bài học chính cho việc phát triển trong tương lai là phải có sự gắn kết chặt
chẽ giữa quá trình đa dạng hóa nông nghiệp bền vững và phát triển nông thôn
với việc quản lý bền vững các nguồn tài nguyên thiên thiên.
* Tăng cường sự tham gia và trao quyền cho người dân.
Điều rất cần thiết là các chương trình phát triển trong tương lai phải tăng
sự tham gia và trao quyền quyết định cho cộng đồng người hưởng lợi bởi vì
không phải mọi cộng đồng đều có khả năng như nhau trong việc thích ứng với
các cơ hội mới của thị trường cũng như để đối phó lại các cú sốc về kinh tế.
Việt Nam đã đạt được tiến bộ lớn về kinh tế và trong cải cách nông nghiệp ở
tất cả các vùng, nhưng các khoảng cách về kinh tế và xã hội giữa miền núi và
đồng bằng, giữa người kinh và các cộng đồng dân tộc thiểu số đã tăng lên.
Phương pháp tiếp cận hiện nay của chính phủ là giúp người nghèo và các
nhóm thiệt thòi thông qua các chương trình phát triển cơ sở hạ tầng (như
chương trình 135), tuy nhiên các chương trình này vẫn chưa đủ để giải quyết
tòan diện các vấn đề về tăng sự tham gia và trao quyền cho cộng đồng. Cần
quan tâm hơn nữa đến các vấn đề sinh kế ở cấp nông hộ bao gồm hỗ trợ quá
trình sản xuất nông nghiệp cấp nông hộ và hỗ trợ họ hội nhập thị trường.
2.6. Chiến lược theo vùng
* Vùng núi phía Bắc


Đặng Việt Cường

Trang 10

K33D Sinh – KTNN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Với các điều kiện kém thuận lợi về địa lý, hạn chế về đất nông nghiệp và
nhạy cảm về môi trường, sẽ tương đối khó và chi phí sẽ cao trong việc phát
triển nông nghiệp hàng hoá cạnh tranh ở vùng núi phía Bắc. Do đó chiến lược
đề xuất cho vùng này là tập trung giải quyết các khó khăn mà vùng đang gặp
phải như đảm bảo tự túc lương thực, bảo vệ môi trường và quản lý bền vững
các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các hoạt động ưu tiên cho vùng này được
đề xuất dưới đây:
+ Thúc đẩy nghiên cứu và khuyến nông cho người nghèo để giới thiệu
kỹ thuật canh tác mới nhằm quản lý tổng hợp các vùng đầu nguồn (như tiết
kiệm nước, tái tạo nước ngầm, thực vật che phủ, thuỷ lợi nhỏ) và quản lý đất
tổng hợp (như canh tác không cày xới đất, chống cỏ dại, thực vật che phủ,
nông lâm kết hợp);
+ Cẩn thận xem xét các công trình đầu tư cơ sở hạ tầng qui mô lớn ở
vùng này để đảm bảo phù hợp với mục tiêu bảo vệ môi trường;
+ Phát triển các thị trường địa phương qui mô nhỏ và cung cấp hỗ trợ kỹ
thuật cho nông dân để phát triển các mô hình kết hợp qui mô nhỏ bao gồm
lâm nghiệp, cây trồng, chăn nuôi, và nuôi trồng thuỷ sản để tự tiêu thụ và để
phục vụ cho các thị trường địa phương;
+ Phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp để tạo thu nhập nông thôn đa
dạng (như các hàng hoá thủ công truyền thống cho thị trường đô thị và xuất

khẩu);
+ Cải thiện các chương trình phúc lợi và an sinh xã hội và giám sát việc
di dân đến vùng này để giảm sức ép lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
* Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

Đặng Việt Cường

Trang 11

K33D Sinh – KTNN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Các vùng đồng bằng này có tiềm năng lớn nhất trong cả nước về khả
năng tiếp tục thâm canh và đa dạng hoá. Nằm gần thủ đô Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh, các vùng này có lợi thế trong việc tiếp cận các thị trường nội
địa lớn này cũng như phát triển các ngành dịch vụ hỗ trợ và các ngành kinh
doanh nông nghiệp khác. Tuy nhiên, do mật độ dân số cao và thâm canh hoá,
sản xuất nông nghiệp trong các vùng này có thể gây ra ô nhiễm hoặc suy thoái
môi trường. Do đó, chiến lược đề xuất cho các vùng này là tiếp tục đa dạng
hóa ra khỏi thế độc canh cây lúa và sang các sản phẩm hàng hoá khác và để
xuất khẩu dựa trên qui hoạch thận trọng về môi trường. Dưới đây là các hoạt
động ưu tiên được đề xuất:
+ Thúc đẩy đa dạng hóa ra khỏi độc canh cây lúa và sang các sản phẩm
hàng hoá khác dựa trên các cơ hội thị trường và qui hoạch về môi trường;
+ Tập trung vào việc cải tiến chất lượng sản phẩm và giám sát chất
lượng nhằm vào các thị trường đô thị và xuất khẩu;
+ Hỗ trợ phát triển nhiều dạng tổ chức của người sản xuất khác nhau để cải
thiện hiệu quả khuyến nông, mua sắm nguyên vật liệu đầu vào, tiếp thị và

xuất khẩu;
+ Phát triển hệ thống thị trường hoạt động hiệu quả để tăng tính cạnh
tranh của sản phẩm sản xuất ra;
+ Thúc đẩy đầu tư tư nhân cho các ngành kinh doanh thượng và hạ
nguồn (như cung cấp vật liệu đầu vào, chế biến, tiếp thị và xuất khẩu) nằm
gần các vùng sản xuất để tăng thêm giá trị cho hàng hoá và để thu hút lực
lượng lao động nông thôn;
+ Thúc đẩy nghiên cứu và khuyến nông theo định hướng của thị trường;

Đặng Việt Cường

Trang 12

K33D Sinh – KTNN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

+ Tiếp tục đánh giá hiệu quả sử dụng đất dành cho sản xuất lúa gạo để
chuyển đổi các vùng kém hiệu quả sang các mô hình sản xuất khác có hiệu
quả hơn.
* Vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, diện tích đất nông nghiệp nhiều hơn, cơ
sở hạ tầng tốt, vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ có nhiều lợi thế cạnh tranh
để phát triển nền nông nghiệp hàng hoá gồm cả phát triển chăn nuôi. Chiến
lược đề xuất cho vùng này là mở rộng hơn nữa các loại hàng hóa và sản phẩm
đồng thời duy trì sự cân bằng giữa phát triển nông nghiệp và bảo vệ môi
trường (như chống phá rừng và xói mòn đất).
Ngoài ra, khuyến khích và đẩy mạnh hơn sự tham gia của cộng đồng dân
tộc thiểu số trong quá trình phát triển là rất quan trọng để tăng hiệu quả giảm

nghèo vốn vẫn còn khá phổ biến trong các vùng này.
* Vùng Duyên Hải bắc và Nam Trung bộ.
Các vùng duyên hải miền trung có tiềm năng hạn chế trong việc phát
triển cây trồng thương mại do giới hạn về quỹ đất nông nghiệp. Dựa trên lợi
thế cạnh tranh, chiến lược đề xuất cho các vùng này là phát triển nuôi trồng
thuỷ sản ngoài khơi và ven biển và các hoạt động phi nông nghiệp khác bao
gồm các dịch vụ hỗ trợ, du lịch và vận tải biển dựa trên cơ sở bảo vệ rừng và
tái trồng rừng.
2.7. Một số dự án đã và đang triển khai ở Tuyên Quang nhằm hỗ trợ
đa dạng hóa nông nghiệp và thu nhập nông hộ. [12],[13],[14].
* Dự án Quản lý nguồn tỉnh Tuyên Quang (đã nghiệm thu)
* Dự án Đa dạng hoá thu nhập nông thôn

Đặng Việt Cường

Trang 13

K33D Sinh – KTNN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Dự án Đa dạng hoá thu nhập nông thôn (2002-2010). Dự án được thực
thi tại 823 thôn bản thuộc 66 xã nghèo nhất của tỉnh Tuyên Quang, ưu tiên
những hộ khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số và phụ nữ nghèo, phụ nữ đơn
thân ở vùng cao.
Qua 8 năm triển khai, Dự án đã tiến hành giao đất và cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho 26.100 hộ, giúp người dân có quyền
tự chủ trong sử dụng đất và trồng loại cây phù hợp với điều kiện tự nhiên từng
thôn bản, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh việc giao đất, giao rừng, 10

vườn ươm cây giống thuộc dự án đã cung cấp hơn 3 triệu giống cây lâm
nghiệp cho các hộ gia đình trồng rừng, đóng góp tích cực vào việc nâng độ
che phủ rừng, chống xói mòn và lũ lụt. Ngoài ra, Dự án còn hỗ trợ xây dựng
và nâng cấp 32 trạm y tế xã, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được tiếp
cận với các dịch vụ y tế chất lượng cao.
Dự án đã mang lại tác động rõ ràng tới an ninh lương thực, người dân
vùng cao đã tự đảm bảo lương thực, không bị thiếu đói vào các kỳ giáp hạt.
Năng suất và sản lượng các loại cây trồng chính như lúa, ngô, lạc, đậu tương
đều tăng trên 20% do chuyển đổi cơ cấu cây trồng và áp dụng các biện pháp
kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp. Nguồn thu nhập của người dân
đã được đa dạng hoá, chuyển dần từ lúa, ngô sang thu nhập từ nhiều nguồn
khác nhau như chăn nuôi lợn, gà và một số ngành nghề sản xuất phi nông
nghiệp.
* Khởi động Dự án Hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn tỉnh
Tuyên Quang, giai đoạn 2011-2016.
Quỹ Phát triển nông thôn quốc tế tiếp tục triển khai thực hiện dự án
IFAD lần thứ 3 với tên gọi Dự án Hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông
thôn, là dự án thứ 3 do Quỹ phát triển nông thôn quốc tế (IFAD) đầu tư ở tỉnh

Đặng Việt Cường

Trang 14

K33D Sinh – KTNN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Tuyên Quang. Theo đó Dự án Hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn là
phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường,

vì người nghèo, nghiên cứu và áp dụng chuỗi giá trị ngành hàng. Tăng cường
sự tham gia của thành phần kinh tế tư nhân đầu tư cho nông nghiệp, đẩy mạnh
hợp tác công – tư vì người nghèo. Dự án sẽ được thực thi tại 809 thôn bản
thuộc 64 xã nghèo nhất thuộc 6 huyện trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Mục
tiêu tổng thể của Dự án là nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần
của người dân nông thôn, đặc biệt là các xã khó khăn nhất của tỉnh Tuyên
Quang, nhằm khuyến khích sự tham gia của các hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số
tại 64 xã nghèo thuộc 6 huyện trong tỉnh với các hoạt động kinh tế sinh lời
bền vững.
Trên cơ sở việc tổ chức thành công hai Dự án Quản lý nguồn và Dự án
Đa dạng hóa thu nhập nông thôn là cơ sở để các bộ, ngành Trung ương và
Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế tiếp tục đầu tư cho tỉnh Tuyên Quang Dự
án Hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn giai đoạn 2011-2016.

Đặng Việt Cường

Trang 15

K33D Sinh – KTNN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 3. ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở Mỹ Bằng
 Hoạt động tạo nguồn thu cho nông hộ ở Mỹ Bằng
 Đối tượng cây trồng, vật nuôi ở Mỹ Bằng
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


 Điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội xã Mỹ Bằng
 Cơ cấu hệ thống canh tác xã Mỹ Bằng
 Xu hướng đa dạng hóa nông nghiệp của các nông hộ ở Mỹ Bằng
 Nguồn thu nhập của các hộ nông dân xã Mỹ bằng
 Những ảnh hưởng đến sản xuất và thu nhập của hộ nông dân
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Điều tra qua niên giám thống kê
 Điều tra thực địa
 Phỏng vấn trực tiếp hoặc thông qua phiếu

Đặng Việt Cường

Trang 16

K33D Sinh – KTNN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội xã Mỹ Bằng. [13].
4.1.1. Vị trí địa lý, địa hình.
Mỹ Bằng là một xã miền núi nằm ở phía Tây của huyện Yên Sơn, dọc
theo Quốc Lộ 37 (Tuyên Quang – Yên Bái), với tổng diện tích tự nhiên
3325,0 ha. Địa hình đồi núi thấp và trung bình, địa thế nghiêng dần theo
hướng Bắc sang Nam. Độ cao phổ biến từ 40-250 m so với mực nước biển,
chiếm khoảng 60% diện tích tự nhiên. Đất bằng phẳng, do phù sa tích tụ rất
thích hợp cho việc trồng lúa và cây lương thực khác, đất đồi thích hợp để
trồng cây chè, cây ăn quả.

4.1.2. Dân số và lao động
Toàn xã có 11.288 khẩu, với 2.975 hộ, có 6.989 người trong độ tuổi lao
động, chiếm 61,91% dân số, trong đó chủ yếu là lao động nông nghiệp (trên
70%).
Qua điều tra cho thấy, Mỹ Bằng là xã có dân số tương đối đông so với
các xã khác trong huyện. Nguồn lao động của xã tương đối dồi dào, tuy nhiên
trình độ lao động chưa cao, chủ yếu là lao động phổ thông chưa được qua đào
tạo nghề. Đây là điều kiện thuận lợi song cũng là thách thức về giải quyết việc
làm. Trong những năm tới xã cần phải đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế để thu hút nhiều hơn nữa lao động phổ thông trong sản xuất nông
nghiệp sang các ngành nghề khác. Đặc biệt trên địa bàn xã lại có công ty chè
Mỹ Lâm, tạo điều kiện thuận lợi để chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo công ăn
việc làm cho người lao động.
Do điều kiện của xã có nhiều thành phần kinh tế phát triển như: Công ty
chè, hợp tác xã (HTX) dịch vụ thương mại, buôn bán dịch vụ của các hộ tư

Đặng Việt Cường

Trang 17

K33D Sinh – KTNN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

nhân phát triển mạnh do vậy đã thu hút được nhiều lao động tại chỗ của địa
phương, ngoài ra số con em được đào tạo có tay nghề đã đi làm tại các công
ty trong nước và xuất khẩu lao động ra nước ngoài đã tạo ra việc làm có thu
nhập khá cho gia đình và cho địa phương.
Dân cư của xã Mỹ Bằng bao gồm 7 dân tộc anh em sinh sống, cụ thể là:

Dân tộc Kinh, Cao Lan, Tày, Dao, Hoa, Nùng, Hơ Mông, được phân bố ở 24
thôn là: Thôn Đá Bàn 1, Đá Bàn 2, Quyết Thắng, Mỹ Bình, thôn 15, Mỹ Hoa,
Cây Quýt, Cây Quân, Đồng Bao, Lập Thành, Ngòi, Lũng, Miếu Trạm, Thọ
Bằng, Y Bằng, thôn 13, Đình Bằng, Đầu Núi, thôn 12, Đõ, Đoàn Kết, Tâm
Bằng, thôn 14, Tân Thành, với tổng diện tích đất khu dân cư nông thôn là
548,84 ha. Các điểm dân cư của xã phân bố rải rác trên toàn địa bàn xã và ở
ven các trục đường Quốc Lộ 37, đường giao thông liên xã và các tuyến đường
liên thôn xóm.
Bình quân đất ở trên hộ gia đình trong toàn xã là 394 m2/hộ.
Mỹ Bằng là xã có nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Trong
những năm qua, cơ cấu kinh tế của xã đã có sự chuyển dịch theo chiều hướng
tích cực tăng tỷ trọng các ngành tiểu thủ công nghiệp – xây dựng và dịch vụ –
thương mại, giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt. Song tốc độ tăng trưởng và
chuyển dịch còn chậm, không ổn định. Khả năng tích luỹ nền kinh tế của xã
còn thấp. Vì vậy để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, ổn định trong
những năm tới, xã cần phải tăng cường sự chuyển dịch nền kinh tế thị trường
theo hướng tăng nhanh quy mô sản xuất của ngành sản xuất phi nông nghiệp,
chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi tạo ra được các loại sản phẩm hàng hoá
có chất lượng cao, có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường.
Thuận lợi: là nơi giao thương buôn bán nằm giữa 2 khu du lịch sinh thái
Hồ Thác Bà và suối khoáng Mỹ Lâm. Điều kiện địa hình của xã tương đối

Đặng Việt Cường

Trang 18

K33D Sinh – KTNN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp và cây lâu năm. Tuyến Quốc Lộ
37 chạy qua và các tuyến đường liên huyện, liên xã đã tạo những thuận lợi
nhất định cho giao lưu phát triển kinh tế xã hội với các địa phương khác.
Hạn chế, khó khăn bên cạnh những mặt thuận lợi thì vẫn tồn tại một số
những khó khăn sau đây: Nên kinh tế còn chậm phát triển chủ yếu còn sản
xuất manh mún.
+ Hạ tầng cơ sở còn thiếu chưa có quy hoạch đồng bộ.
+ Trình độ dân trí chưa đồng đều, thu nhập người dân còn thấp.
+ Hàng năm vào mùa mưa thường xảy ra các trận lũ quét lớn từ tháng 7
đến tháng 9 đã làm sạt lở và làm trôi diện tích đất sản xuất, đặc biệt là những
khu vực dọc theo hai bên sông Chảy.
+ Nhiều diện tích lúa và hoa màu vẫn phụ thuộc nhiều vào nước mưa tự nhiên,
đặc biệt một số chân ruộng cao thường thiếu nước vào mùa khô, nên chỉ sử dụng
vào cấy lúa được 1 vụ trong năm vì vậy đã ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây
trồng.

4.1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế của xã trong những năm qua đã có sự chuyển dịch tương
đối tích cực theo hướng tăng dần cơ cấu giá trị sản xuất của ngành tiểu thủ
công nghiệp và dịch vụ – thương mại, giảm dần cơ cấu sản xuất của ngành
nông nghiệp. Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch còn chậm và chưa rõ nét, chưa
tương xứng với tiềm năng hiện có của xã. Sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm
vai trò chủ đạo trong toàn bộ nền cơ cấu kinh tế của xã, chiếm trên 60% cơ
cấu kinh tế của xã.
a. Trồng trọt:

Đặng Việt Cường

Trang 19


K33D Sinh – KTNN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đây là ngành chính trong phát triển nông nghiệp của xã. Theo kết quả
thống kê, tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã là 1.482,57 ha,
chiếm 53,68% tổng diện tích tự nhiên, trong đó đất trồng lúa là 422,98 ha.
b. Chăn nuôi:
Năm 2009, tổng đàn trâu là 1.080, đàn bò là 560 con, đàn lợn có 7500
con, đàn gia cầm có 65.000 con.
Về nuôi trồng thuỷ sản: Toàn xã có 43 ha mặt nước, sản lượng đánh bắt
hàng năm ước đạt 60 tấn.
c. Lâm nghiệp:
Diện tích rừng hiện có được chăm sóc, bảo vệ tốt. Trong 5 năm qua xã
đã khoanh nuôi và trồng bảo vệ được nhiều diện tích rừng, đặc biệt là rừng
đầu nguồn và rừng phòng hộ. Xã đã tổ chức chỉ đạo huỷ bỏ 19,5 ha đất trồng
cây sả trên đất lâm nghiệp và thay vào đó là trồng lại rừng. Tổng diện tích đất
rừng hiện có toàn xã là 1.260 ha tăng 100 ha so với năm 2000, trong đó diện
tích trồng mới là 100 ha rừng tập trung.
Khu vực kinh tế tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ – thương mại
Thực hiện tốt các chủ trương chính sách phát triển các thành phần kinh
tế, các hoạt động kinh doanh trên thị trường diễn ra sôi động, chủ yếu là các
kinh doanh buôn bán nhỏ. Các ngành nghề như sản xuất vật liệu xây dựng,
xay xát, vận tải, máy phục vụ sản xuất nông nghiệp và kinh doanh dịch vụ
phát triển khá trên địa bàn hàng năm đã giải quyết việc làm cho hàng trăm lao
động, góp phần tăng thêm thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân
dân.
Năm 2008 có 100/2.559 hộ hoạt động kinh doanh, chiếm 3,9%.


Đặng Việt Cường

Trang 20

K33D Sinh – KTNN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Năm 2009 có 270/2.732 hộ hoạt động kinh doanh, chiếm 10,61%.
Năm 2010 có 358/2.975 hộ hoạt động kinh doanh, chiếm 10,98%.
Khu vực kinh tế công nghiệp nhà nước: Công ty chè Mỹ Lâm.
4.2. Đa dạng hóa nông nghiệp ở Mỹ Bằng
Chúng tôi tiến hành đánh giá mức độ đa dạng hoạt động sản xuất nông
nghiệp và thu nhập của nông dân theo các dạng sau:
4.2.1. Cơ cấu nông hộ theo ngành nghề sản xuất
Cơ câu hộ nông dân xã Mỹ Bằng phân chia thành 3 nhóm hộ bao gồm :
– Hộ thuần nông (sản xuất nông nghiệp thuần): trồng trọt, chăn nuôi,
nuôi trồng thủy sản, nuôi ong mật…
– Hộ kiêm sản xuất nông nghiệp kiêm các ngành nghề phi nông nghiệp.
– Hộ phi nông nghiệp (sản xuất phi nông nghiệp): kinh doanh dịch vụ,
đại lý nông sản, vật tư nông nghiệp…
Bảng 1. Cơ cấu nông hộ theo ngành nghề sản xuất
Số lượng (hộ)

Tỷ lệ (%)

Hộ thuần nông


757

25,45

Hộ kiêm

1860

62,52

Hộ phi nông nghiệp

358

12,03

Tổng số

2975

100

Nguồn: Số liệu UBND xã Mỹ Bằng năm 2010. [13].

Đặng Việt Cường

Trang 21

K33D Sinh – KTNN



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Năm 2010 xã có 358/2.975 hộ hoạt động kinh doanh, chiếm 12,03%. Hộ
thuần nông chiếm 25,45%, còn lại các hộ đều kết hợp giữa sản xuất nông
nghiệp với các hoạt động phi nông nghiệp khác trong đó có kinh doanh buôn
bán lẻ, dịch vụ, chế biến nông sản (chủ yếu là chế biến chè).
4.2.2. Sản xuất nông lâm kết hợp
Nông dân Việt Nam từ lâu đã có truyền thống đa dạng hóa sản xuất
thông qua việc kết hợp trồng trọt với chăn nuôi và thuỷ sản. Trong các hệ
thống này, chất thải và phân hữu cơ có được từ hoạt động chăn nuôi được sử
dụng cho vườn và ao cá, qua đó cải thiện hiệu quả sản xuất toàn hệ thống (
như giảm chi phí sản xuất), cải thiện độ phì nhiêu của đất và giảm ô nhiễm
môi trường.
Ở Mỹ Bằng do điều kiện tự nhiên chủ yếu là đất đồi, phù hợp trồng chè
và cây ăn quả nên ngoài trồng trọt, chăn nuôi kết hợp còn phổ biến mô hình
kết hợp ruộng – vườn – ao – chuồng và rừng.
Phá bỏ thế độc canh cây lúa và cây sắn, nông dân Mỹ Bằng đã đẩy mạnh
mô hình sản xuất kết hợp giữa trồng trọt – chăn nuôi – nuôi thủy sản và trồng
cây công nghiệp.
Bảng 2. Cơ cấu sản xuất nông lâm kết hợp ở Mỹ Bằng
Hệ thống sản xuất

Hộ áp dụng/tổng số hộ

Tỷ lệ (%)

Chuyên trồng lúa

0/40


0

Lúa – màu

7/40

17,5

Lúa – Chăn nuôi

5/40

12,5

Đặng Việt Cường

Trang 22

K33D Sinh – KTNN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Lúa – màu – chăn nuôi

11/40

27,5


Lúa – màu – thuỷ sản

5/40

12,5

12/40

30,0

40/40

100,0

Lúa – chăn nuôi – cây
công nghiệp
Tổng
Nguồn: Điều tra thực địa 2010

Kết quả khảo sát 40 hộ thuộc 4 thôn Lập Thành, Tân Thành, Thọ Bằng,
Y Bằng, cho thấy sự đa dạng về mô hình sản xuất kết hợp, một nông hộ có thể
phát triển sản xuất ở nhiều lĩnh vực: trồng lúa trồng màu, trồng chè và chăn
nuôi gia súc, gia cầm, nuôi thủy sản.
Mô hình trồng lúa – chăn nuôi và trồng cây công nghiệp chiếm tỷ lệ cao
nhất (30%), sau đó là mô hình trồng lúa – cây màu và chăn nuôi. Các mô hình
khác chiếm tỷ lệ từ 12,5% đến 17,5%. Đặc biệt là không có hộ nào độc canh
cây lúa.
4.2.3. Đa dạng hóa sản xuất ra khỏi mặt hàng truyền thống
Từ đầu thập niên 1960, đa dạng hóa sản xuất ra khỏi các mặt hàng lương
thực đã tăng nhanh và càng được thúc đẩy bởi sự phát triển nhanh của khoa

học nông nghiệp, cơ sở hạ tầng được cải thiện, thay đổi nhu cầu về dạng
lương thực và tự do thương mại. Trong một nền nông nghiệp hiện đại, đa
dạng hóa là sự đáp ứng của nông dân đối với các cơ hội mới của thị trường
dựa vào tính khả thi về kinh tế và kỹ thuật, bao gồm việc chuyển từ các cây
trồng có giá trị thấp sang các sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao hơn, và từ

Đặng Việt Cường

Trang 23

K33D Sinh – KTNN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

sản xuất các cây trồng truyền thống sang sản xuất hàng hoá chăn nuôi, lâm
nghiệp và thuỷ sản hoặc sang các hoạt động tạo thu nhập phi nông nghiệp.
Chúng tôi điều tra tại Mỹ Bằng và được người dân cũng như cán bộ xã
cho biết, mặt hàng nông sản truyền thống của Mỹ Bằng cách đây 10 năm là
lúa, sắn và chè. Lúa cung cấp lương thực tại chỗ cho người dân, sắn một phần
nuôi gia súc, phần bổ sung vào bữa ăn của con người do thiếu lương thực, chè
là cây công nghiệp nhưng 10 năm trước chủ yếu là tự sản tự tiêu. Về chăn
nuôi chủ yếu nuôi trâu, bò và nuôi lợn, sản phẩm chăn nuôi cũng nhằm mục
đích chủ yếu là đáp ứng nhu cầu của nông hộ. Nhưng đến thời điểm hiện nay
nông dân trong xã đã chú trọng phát triển các đối tượng có giá trị kinh tế
trong quá trình đa dạng hóa sản xuất và đa dạng hóa nguồn thu nhập. Tuy
nhiên trong bước đi đầu tiên này, có cả thành công và thất bại.
Một số mô hình sản xuất tiêu biểu trong thời gian qua ở Mỹ Bằng:
1. Nuôi lợn nạc: Hiện nay, quá trình đa dạng hóa nông nghiệp đã phát
triển theo xu hướng tâp trung vào nông sản có giá trị hàng hóa cao. Mỹ Bằng

đã phát triển đàn lợn nạc. Hiện trên 50 hộ gia đình chăn nuôi lợn với quy mô
từ 60-100 con và quy mô từ 20-40 con là khoảng trên 100 hộ.
2. Nuôi ong mật: Mỹ Bằng có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển
nghề nuôi ong lấy mật. Để tập hợp, trao đổi kinh nghiệm giữa những người
nuôi ong, góp phần phát triển nghề nuôi ong một cách hiệu quả tháng 5-2010
vừa qua Mỹ Bằng đã tổ chức thành lập Hội Nuôi ong.
Mới đây, Hội đã nhận được sự giúp đỡ của Dự án Nuôi ong Thụy Điển,
được hỗ trợ 70 đàn ong giống. Từ sự định hướng của các chuyên gia, Hội
Nuôi ong xã Mỹ Bằng đã có kế hoạch phát triển đàn ong của các hội viên nằm
rải rác ở các thôn, bản trong xã. Do thực hiện nuôi theo đúng quy trình kỹ
thuật nên số lượng đàn ong của các hội viên được duy trì và phát triển, sản

Đặng Việt Cường

Trang 24

K33D Sinh – KTNN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

lượng mật tăng lên. Qua sự giúp đỡ, hướng dẫn của hội, nhiều gia đình nuôi
ong xã Mỹ Bằng đã có những thành công bước đầu, đem lại nguồn thu không
nhỏ cho gia đình. Từ số lượng đàn ong tăng, sản lượng mật cung cấp ra thị
trường ngày một lớn. Tính ra, sau mỗi vụ hoa, các hộ nuôi ong trong xã cung
cấp ra thị trường khoảng 8 tấn mật ong nguyên chất
3. Nuôi bò sữa. Chương trình bò sữa – được khởi động từ năm 2003, với
mục đích công nghiệp hoá ngành chăn nuôi. Dù là một tỉnh miền núi còn
nhiều khó khăn, thu ngân sách trên địa bàn hàng năm chỉ trên dưới 200 tỷ
đồng, nhưng tỉnh Tuyên Quang lại mạnh tay bỏ ra hơn 250 tỷ đồng để thực

hiện chương trình chăn nuôi bò sữa.
Tuy nhiên, lãi đâu chưa thấy, chỉ biết rằng, việc chăn nuôi bò sữa ở tỉnh
này bị lỗ rất nặng, nhiều đơn vị nuôi bò sữa đã phải tháo chạy, bỏ lại khoản
nợ lên tới cả trăm tỷ đồng không có khả năng hoàn trả. Nhiều hộ dân nghèo
cũng đang phải mang nợ hàng trăm triệu đồng do “dính” vào chương trình bò
sữa.
Công ty Chè Mỹ Lâm, xã Mỹ Bằng, thực hiện chủ trương chung của
tỉnh, năm 2004, công ty đã xây dựng trại nuôi 100 con bò sữa (70 con cái, 30
con đực) với tổng kinh phí khoảng 1 tỷ đồng. Đến năm 2006, công ty đã phải
bán hết vì đàn bò chưa có sữa và chưa sinh sản được, chăn nuôi tiếp sẽ bị lỗ.
Tại thời điểm đó, nhiều đơn vị nuôi bò sữa đã bị lỗ nặng, thậm chí không có
cả tiền để mua thức ăn xanh nuôi sống đàn bò”. Đây là doanh nghiệp nuôi bò
sữa đầu tiên dám xoá sổ trại bò của mình để cắt lỗ.
Tuy nhiên, việc xây dựng trại bò và xoá sổ trại bò không phải do ý muốn
của chính công ty. “Do là doanh nghiệp Nhà nước nên Công ty Chè Mỹ Lâm
phải thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh – đi đầu trong việc phát triển mô
hình nuôi bò sữa theo nghị quyết của tỉnh”. Thế rồi, khi tỉnh Tuyên Quang

Đặng Việt Cường

Trang 25

K33D Sinh – KTNN


×