Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Đánh giá chất lượng nguồn nước dùng trong chăn nuôi tại một số khu vực của tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.43 KB, 31 trang )

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy giáo, cô
giáo trong tổ Kỹ thuật nông nghiệp, khoa Sinh - KTNN, trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới cô
giáo Lưu Thị Uyên đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp “ Đánh giá chất lượng nguồn nước dùng trong chăn nuôi tại
một số khu vực của tỉnh Vĩnh Phúc”
Lần đầu thực hiện nghiên cứu khoa học nên khoá luận không tránh
khỏi những hạn chế và thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp của các thầy giáo, cô giáo cùng các bạn sinh viên.

Hà Nội, tháng 05 năm 2011
Sinh viên

Hoàng Thị Nguyên


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận này được hoàn thành bởi sự cố gắng, nỗ lực tìm tòi, nghiên
cứu của bản thân cùng với sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của cô giáo Lưu
Thị Uyên cũng như các thầy cô giáo trong tổ Kỹ thuật nông nghiệp.
Trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành bài khóa luận này, tôi đã
tham khảo một số tài liệu như đã nêu ở mục tài liệu tham khảo.
Tôi xin cam đoan khóa luận là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không
trùng với kết quả của các tác giả khác.

Hà Nội, tháng 05 năm 2011
Sinh viên

Hoàng Thị Nguyên



MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Vĩnh Phúc là một địa phương có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát
triển chăn nuôi một cách toàn diện. Đó là nguồn nguyên liệu tại chỗ để chế
biến thức ăn gia súc như gạo, ngô, đậu tương, bột cá và sản phẩm thuỷ sản
rất lớn và đa dạng. Đặc biệt, thị trường tiêu thụ thực phẩm rất rộng lớn. Từ
năm 2005 đến năm 2010, sản lượng thịt gia súc, gia cầm của Vĩnh Phúc bình
quân tăng 40%/năm. Sự tăng trưởng cao và ổn định của ngành chăn nuôi ở
Vĩnh Phúc đã nhanh chóng làm thay đổi cơ cấu tỷ trọng giữa trồng trọt, chăn
nuôi và dịch vụ trong nông nghiệp. Chăn nuôi Vĩnh Phúc có xu hướng tăng
nhanh về đàn lợn và đàn gia cầm, giảm số lượng đàn trâu bò do điều kiện
chăn nuôi không còn phù hợp và lực lượng máy móc đã thay dần sức kéo
trâu bò. Phương thức chăn nuôi đang chuyển dần từ hình thức chăn nuôi
phân tán, nhỏ lẻ chuyển sang chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại với
quy mô ngày càng lớn và áp dụng phương thức sản xuất công nghiệp.
Theo số liệu điều tra, hiện nay có tới trên 40% số hộ nông dân có thu
nhập từ chăn nuôi, tương đương với thu nhập từ trồng trọt và cao gấp nhiều
lần so với thu nhập từ ngành nghề phi nông nghiệp. Nhiều xã có phong trào
chăn nuôi trang trại, gia trại phát triển mạnh tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm
tới 50 đến 60% tổng giá trị thu nhập từ sản xuất nông nghiệp. Số lao động
chuyên chăn nuôi ngày càng tăng, các kỹ thuật chăn nuôi và điều kiện cơ sở
vật chất đã đáp ứng được yêu cầu phát triển chăn nuôi hàng hoá. Vì vậy, một
số sản phẩm chăn nuôi của tỉnh đã có sức cạnh tranh cao, giữ được uy tín
trên thị trường trong và ngoài nước, như sản phẩm lợn sữa, lợn choai xuất
khẩu, trứng, vịt, gà… Để khai thác tốt tiềm năng và thế mạnh này, tỉnh Vĩnh
Phúc đã đưa ra các giải pháp nhằm "tăng tốc" phát triển chăn nuôi đến năm


2010, đề ra mục tiêu phương hướng đến năm 2020. Năm 2010, toàn tỉnh có

đàn trâu lên 43 ngàn con, đàn bò trên 400 ngàn con, đàn lợn 700 ngàn con và
đàn gia cầm trên 10 triệu con. Toàn tỉnh có 50% trang traị, gia trại chăn nuôi
theo phương thức công nghiệp có hệ thống làm mát, hệ thống uống nước tự
động cho bò, lợn, gia cầm [7].
Tuy vậy để chăn nuôi phát triển ổn định và bền vững, phụ thuộc vào
rất nhiều yếu tố, cùng với các yếu tố: con giống, thức ăn, chuồng trại, việc
cung cấp đủ số lượng nước và chất lượng đảm bảo có ý nghĩa quan trọng.
Nước sạch giúp vật nuôi tránh được sự nhiễm các chất độc hại (hoá học và
sinh vật học) từ môi trường, giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao năng suất và
chất lượng sản phẩm cung cấp cho người tiêu dùng.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài:
“Đánh giá chất lượng nguồn nước dùng trong chăn nuôi tại một số
khu vực của tỉnh Vĩnh Phúc”
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá và nhận xét về chất lượng nước dùng trong chăn nuôi, đối
chiếu với các tiêu chuẩn cung cấp nước cho chăn nuôi đã được ban hành. Từ
đó có những khuyến cáo và đề xuất các biện pháp xử lý nhằm nâng cao chất
lượng của nước dùng trong chăn nuôi tại địa phương.


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA NƯỚC TRONG CHĂN NUÔI [1], [8]
Nếu như chúng ta coi protein là một chất đặc hiệu của sự sống thì
nước là môi trường không thể thiếu để cho sự sống tiến hành
Vai trò của nước trong sự sống:
Tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong thức ăn
Các dịch tiêu hóa đều có chứa nước, nước bọt và dịch vị có tới 98%
nước. Nhờ có nước mà các chất dinh dưỡng trong thức ăn trương phồng lên
và hòa tan. Các men tiêu hóa trong môi trường nước xúc tác phản ứng thủy
phân, biến các hợp chất đơn giản như đường glucose, acid amin.. hòa tan rồi

hấp thu qua niêm mạc. Nước là nhân tố cần thiết để duy trì sự sống, mặt
khác nước cũng là thành phần chủ yếu của cơ thể động vật. Gia súc được
uống nước đầy đủ, nước hợp vệ sinh sẽ đảm bảo sức khoẻ và nâng cao sức
sản xuất.
Nước có vai trò quan trọng để duy trì sự sống của cơ thể. Nước tham
gia vào quá trình trao đổi, chuyển hoá các chất, cân bằng điện giải, điều
hoà thân nhiệt, bài tiết, đào thải chất độc ra khỏi cơ thể.
Nước hoà tan các chất vô cơ, hữu cơ, các chất độc hại, vi sinh vật gây
bệnh vv…Do vậy, có thể nói rằng khi bị ô nhiễm bởi các tác nhân gây bệnh
nước giữ vai trò trung gian truyền bệnh, nên khi cung cấp nước cho gia súc,
ngoài yêu cầu đầy đủ còn phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh.
1.2. ĐÁNH GIÁ VỆ SINH CÁC NGUỒN NƯỚC TỰ NHIÊN
Ở trong thiên nhiên, nước phục vụ chăn nuôi gia súc, gia cầm (bao
gồm nước ăn uống, nước tắm rửa, nước vệ sinh chuồng trại vv…) có thể
được khai thác từ 4 nguồn


1.2.1 Nước mưa
Khi qua không khí, nước mưa hấp thụ một số chất khí, các hợp chất
hữu cơ, hợp chất vô cơ, bụi, vi sinh vật vv. . . Nước hoà tan khí CO2 tạo
thành axit cacbonic (H2CO3) trở thành môi trường ăn mòn kim loại và các
vật liệu xây dựng. Trong nước mưa, nồng độ Ca , mô và các muối hoà tan ít
nên được gọi là nước “mềm”.
Ở một số khu vực, nồng độ axit bay hơi, oxit nhơ, oxit lưu huỳnh
cao trong không khí (ví dụ như ở các khu công nghiệp, các thành phố lớn)
sẽ kết hợp với nước mưa tạo thành axit. Đây là nguồn gốc của những cơn
mưa axit ảnh hưởng lớn đến môi trường đất và cây trồng. Ngoài ra, nước
mưa có thể còn chứa cả một số kim loại nặng, bụi phóng xạ vv…
1.2.2. Nước ngầm
Nước mưa từ trên mặt đất thấm xuống dưới, đến lớp đất không

thấm nước sẽ nằm lại trong các khe hở của lớp đất xốp (hoặc cát) tạo thành
nước ngầm (mạch nước ngầm).
Mực nước ngầm cao, thấp khác nhau do vị trí nông hoặc sâu của lớp
đất không thấm nước quyết định. Sự biến đổi lượng nước ngầm trong đất
do lượng mưa nhiều hay ít, độ sâu của mực nước và tính thẩm thấu của các
lớp đất bên trên chi phối.
Chất lượng nước ngầm phụ thuộc vào tầng địa chất. Nước mưa thấm qua đất
sẽ hấp thụ các hợp chất hữu cơ, vô cơ. Tuy nhiên, khi đi qua nhiều lớp đất
khác nhau, các hợp chất này hầu như đã bị giữ lại. Nước ngầm có thể hoà
tan Ca(OH)2 có nhiều Ca++ và Mg+ nên nước hơi “cứng”.
Ở những vùng đất có nhiều quặng sắt và muối lưu huỳnh thì nước
ngầm thường có màu vàng, mùi tanh do chứa Fe(HCO3)2 hoà tan hoặc có
mùi đặc trưng của hydro sulfua (H2S).
Khi nước mưa thấm qua các lớp đất, lượng oxy hoà tan bị tiêu hao rất


nhanh do quá trình oxy hoá các chất nên trong nước ngầm thường có lượng
oxy hoà tan rất thấp. Do vậy, mực nước ngầm sâu được đánh giá có chất
lượng tốt hơn so với mực nước ngầm nông.
Nước giếng cũng là nước ngầm, tính chất của nước giếng do đặc
điểm của lớp đất chứa nước, mặt đất lọc nước, độ sâu, nông và điều kiện kỹ
thuật khai thác, quan lý sử dụng đối với nguồn nước quyết định. Giếng
nông bị nhiệt độ không khí chi phối nên dễ nhiễm bẩn, nước giếng sâu
đảm bảo vệ sinh hơn do ít bị chi phối bởi nhiệt độ không khí.
1.2.3. Nước bề mặt
1.2.3.1 Nước sông: là nước chảy trên mặt đất, bắt nguồn từ những
dòng suối nhỏ, từ hồ, ao vv.., chảy từ nơi cao về nơi thấp, tập trung nhiều
sông nhỏ thành dòng sông lớn đổ ra biển. Đặc tính lý, hoá và sinh học của
nước sông chịu ảnh hưởng của nước đầu nguồn, thời tiết khí hậu, các khu
công nghiệp và tình trạng vệ sinh của dân cư sống hai bên bờ sông.

Trong nước sông có rất nhiều các hợp chất hữu cơ, vô cơ hoà tan. Nước
sông có nhiều phù sa sẽ đục, đáy sông thường có nhiều bùn. Nhiệt độ của
nước sông chịu ảnh hưởng của nhiệt độ không khí. Trong quá trình lưu
thông, lượng Ca và Mở trong hợp chất Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2 sẽ giảm
dần nên nước trở nên "mềm" hơn. Nước sông cũng chứa nhiều chất khí hoà
tan như O2 , CO2 , N2 nhiều khi cả NH3, H2S Và khí CH4.
1.2.3.2 Nước hồ: Chất lượng nước hồ thay đổi rất lớn, phụ thuộc vào
địa hình, thể tích nước, độ sâu của mực nước và điều kiện thời tiết.
Nói chung, hồ sâu, rộng, nguồn nước cung cấp sạch, đầy đủ, có đầu ra
+ nên nước hơi “cứng”. tương ứng với nguồn cấp thì chất lượng nước hồ
đảm bảo vệ sinh. Phần nước giữa hồ luôn sạch hơn so với gần bờ. Trong
nước hồ thường có các sinh vật nổi (như tảo, phù du thực vật, các loại cây


thuỷ sinh vv…) sinh sống làm cho nước sẫm màu và các loại rong, rêu có
khả năng quang hợp sử dụng khí CO2 và sản sinh O2 hoà tan ở trong nước
vv…
1.2.3.3 Nước ao: Nước ao là dạng nước tù đọng, chất lượng vệ sinh
của nước ao hầu hết không đảm bảo. Nguyên do sự tích tụ nhiều sản phẩm
phế thải hữu cơ, vô cơ tự nhiên do người và động vật mang đến. Trong ao có
nhiều cây thuỷ sinh (như rong, bèo, súng, niễng), khi phân huỷ thường sản
sinh khí H2S. Ao thường có nhiều bùn lầy, có các sinh vật nổi làm thay
đổi màu nước. Nước ao nói chung có khả năng tự rửa sạch rất kém. Các loại
vi sinh vật, ký sinh trùng, côn trùng, ruồi, muỗi thường cư trú và sinh
trưởng, phát triển. ờ nhiều nơi, ao, hồ, đầm là chỗ chứa nước thải của khu
dân cư nên mức độ ô nhiễm thường rất cao.
1.3. TÍNH CHẤT LÝ HỌC CỦA NƯỚC [ 8]
1.3.1. Màu nước
Nước trong, đảm bảo vệ sinh phải không có màu. Màu sắc của nước do
các tạp chất vô cơ, hữu cơ quyết định. Nhiễm Fe(HCO3)2 hoà tan làm cho

nước có màu vàng nâu. Đất sét, phù sa với nồng độ cao làm cho nước có
màu hồng nhạt (ví dụ như sông Hồng). Màu xanh lá cây do trong nước có
nhiều vi sinh vật sinh trưởng, phát triển (tảo lam, tảo lục).
Khi kiểm tra màu nước cần xác định màu thật hay màu giả. Màu thật
của nước do các hợp chất ô nhiễm hoà tan, màu giả tức các hợp chất nhiễm
bẩn còn đang lơ lửng. Trên cơ sở đó, tìm biện pháp vệ sinh nước cho phù
hợp.
Ở những vùng đất có nhiều quặng sắt và muối lưu huỳnh thì nước
ngầm thường có màu vàng, mùi tanh do chứa Fe(HCO3)2 hoà tan hoặc có
mùi đặc nước thải công nghiệp có mùi đặc trưng tuỳ theo từng nhà máy, xí


nghiệp. Ở tầng đất sâu có nhiều ferit lưu huỳnh (FeS2), nước ngầm có thể có
mùi hydro sulfua.
Nói chung, khi nước bị ô nhiễm, có biểu hiện nặng mùi nếu không
được xử lý, tiêu độc thì không thể sử dụng được cho nhu cầu sinh hoạt của
người và gia súc.
1.3.3. Vị nước
Nước sạch (đối với loại nước ngọt) thì không có vị. Vị nước do các
hợp chất vô cơ, hữu cơ hoà tan trong nước quyết định: Nước biển có vị mặn
do nhiều muối vô cơ hoà tan (nam, kim, canxi và magie); Nước nhiều
MgSO4, K2SO4 sẽ có vị đắng; Nước chứa nhiều Fe(HCO3) sẽ có vị chát;
Các chất hữu cơ phân huỷ nhiều, nước có vị của bùn lầy vv…
1.3.4. Độ trong, độ đục của nước
Nước sạch trong suốt, không có màu. Nước nhiễm bẩn có nhiều hợp
chất vô cơ, hữu cơ (ví dụ như cát, phù sa vv…) trở nên đục, ánh sáng không
xuyên qua được. Có 5 cấp độ đục của nước: Nước trong, lờ lờ, hơi đục, vẩn
đục và đục nặng.
Khi nhận xét vệ sinh nguồn nước theo tính chất vật lý cần xác định
nguyên nhân sinh ra màu sắc, mùi, vị và độ trong, đục của nước; Các chất

hữu cơ, vô cơ tạo ra tính chất thuỷ lý không đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Khi xác
định rõ nguyên nhân gây ra độ đục sẽ có biện pháp khắc phục, xử lý vệ sinh
nước hiệu quả.
1.4. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA NƯỚC (THỦY HÓA) [8]
1.4.1. Độ PH
Độ PH của nước dao động từ 5,0 - 8,5. Nước sạch có độ PH trong
khoảng từ 6,5 - 8. Phản ứng axit của nước do sự kết hợp với khí CO2
quyết định. Nước nhiễm bẩn các hợp chất hữu cơ, nước có nhiều nguồn
thực vật phân huỷ thường có phản ứng axit, PH<7. Nước ngầm thường có


phản ứng kiềm, PH>7.
1.4.2. Chất rắn hoà tan
Nước bốc hơi còn lại tinh cặn. Cặn nhiều hay ít cho biết mức độ vô
cơ hoá của nước. Nước trong, cặn sẽ có màu trắng hoặc hơi xám. Nước ô
nhiễm hợp chất vô cơ như Mn, Fe, cặn sẽ có màu vàng nâu.
1.4.3. Hợp chất chứa nhơ
NH3 ở dạng muối vô cơ như nitrat amoni NH4NO3, cacbonat
amoni (NH4)2CO3 hoặc ở dạng hydroxit amoni NH4OH. NH3 ở dạng
muối hữu cơ do quá trình phân huỷ các hợp chất hữu cơ và protein tạo
thành.
1.4.4. Hợp chất Clo
Clo ở trong nước thường tồn tại dưới dạng muối NaCl, KCl,
CaCl2, MgCl2. Nguồn gốc vô cơ của muối Clo thường do thấm từ trong
đất ra, có thể ảnh hưởng đến vị nước. Nguồn gốc hữu cơ của muối Clo
thường từ nước tiểu, phân của gia súc, gia cầm hoặc do các chất phế thải
sinh hoạt phân huỷ tạo thành.
1.4.5. Hợp chất Sulphat
Nguồn gốc vô cơ của muối Sulphat (SO4) do các muối CaSO4 Và
MgSO4 thấm từ đất vào nước. Trong nước ngầm (chủ yếu nước giếng),

hàm lượng các muối này thường tăng cao.
Nguồn gốc hữu cơ của dạng muối này do sự phân huỷ của protein (chủ
yếu là albumin) hoặc do quá trình oxy hoá các sản phẩm có chứa lưu huỳnh
tạo thành.
1.4.6. Muối sắt
Trong nước ngầm thường có hợp chất của Fe, nguồn cung cấp chủ yếu
từ các hợp chất vô cơ có trong đất, đá thấm và nước ngầm. Muối sắt hoà tan


trong nước ngầm không bền (Fe++), dễ bị oxy hoá tạo thành oxit sắt
(Fe+++), không hoà tan, làm cho nước có màu vàng nâu, có vị chát. Nước
có Fe không (hoặc ít) ảnh hưởng cho cơ thể gia súc. Tiêu chuẩn vệ sinh cho
phép Fe có trong nước uống từ 0,01 - 0,5mg/lít.
1.4.7. Độ cứng của nước
Độ cứng của nước (còn gọi là độ rắn): là tổng lượng muối canxi và
magiê có trong một thể tích nước, được tính bằng ống CaCO3/lít)
Độ cứng của nước do các Ion Ca++, mà nguồn gốc từ các muối
Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2 , CaSO4, MgSO4 hoà tan trong nước quyết định.
Khi chảy qua vùng núi đá vôi nước có nhiều cacbonic sẽ chuyển hoá CaCO3
không hoà tan trở thành Ca(HCO3)2 hoà tan dẫn đến làm tăng độ cứng của
nước.
Nói chung, sử dụng nước cứng hoặc mềm ít ảnh hưởng đến sức khoẻ
của gia súc, chủ yếu phải phù hợp với tập quán sinh hoạt và chăn nuôi của
mỗi địa phương. Tuy nhiên, nếu độ cứng của nước thay đổi quá nhiều có thể
gây trở ngại cho hoạt động của hệ thống tiêu hoá.
1.4.8. Độ oxy hoá của nước
Đây là chỉ tiêu gián tiếp xác định hàm lượng chất hữu cơ có trong
nước. Độ oxy hoá của nước là lượng oxy tiêu hao dùng để oxy hoá các
chất hữu cơ có trong nước, bao gồm
- Nhu cầu tiêu thụ oxy hoá học (Chemical Oxygen Demand: COD). Nhu

cầu tiêu thụ oxy sinh học (Biological Oxygen Demand: BOD).
Hai chỉ tiêu này cho biết mức độ nhiễm bẩn các hợp chất hữu cơ ở
trong nước có nguồn gốc động vật hoặc thực vật.
Các hợp chất KMnO4 hoặc KCr2O7 thường được dùng trong môi


trường axit hoặc kiềm để giải phóng O2. Độ oxy hoá càng cao (cho biết
lượng O2 trong nước đã bị tiêu hao lớn) chúng tỏ chất hữu cơ trong nước
nhiều, nước bị nhiễm bẩn nặng.
1.4.9. Oxy hoà tan trong nước
Oxy hoà tan trong nước có nguồn gốc từ oxy tự do của không khí và
lượng oxy tạo ra từ quá trình quang hợp của vi sinh vật, thực vật thuỷ
sinh có khả năng quang hợp (ví dụ như rong, rêu, tảo). Lượng oxy mới này
sẽ góp phần gia tăng nồng độ oxy tự do trong nước nhưng đồng thời, quá
trình phân huỷ oxy hoá các hợp chất hữu cơ sẽ tiêu hao đi oxy tự do. Do
vậy, chỉ tiêu oxy hoà tan sẽ giúp xác định mức độ nhiễm bẩn các hợp chất
hữu cơ của nguồn nước.
1.4.10. Các nguyên tố vi lượng trong nước
Trong nước thường tồn tại một số nguyên tố vi lượng như Cu, Co, F,
Pb, As, Zn, Cd, Hg vv…
Giới hạn nồng độ của các nguyên tố này ở trong nước được quy định
rất nghiêm ngặt vì có ảnh hưởng lớn đến chất lượng vệ sinh nguồn nước,
đặc biệt đối với một số kim loại nặng như chì (Pb), thuỷ ngân (Hg), cadimi
(Cd), arsenic (As). Nguồn gốc của các nguyên tố này chủ yếu do có sự ô
nhiễm từ nước thải của các nhà máy, khu công nghiệp.
1.5. TÍNH CHẤT SINH VẬT HỌC CỦA NƯỚC
Có rất nhiều loại vi sinh vật nhiễm trong nguồn nước. Nước ở trạng
thái tĩnh, hàm lượng các chất hữu cơ nhiều (tức có nhiều chất dinh dưỡng
cung cấp cho vi sinh vật hoạt động) thì số lượng vi sinh vật sẽ tăng nhanh.
Trái lại, nếu nước được hấp thụ bức xạ mặt trời, hàm lượng các chất hữu cơ

thấp, nước có dòng chảy thì số lượng vi sinh vật giảm. Nói chung, số lượng
vi sinh vật thay đổi phụ thuộc vào thể tích nơi chứa nước, tình hình vệ sinh
của khu dân cư ở xung quanh nguồn nước, thời tiết khí hậu, hàm lượng


oxy hoà tan và các vi sinh vật đối kháng trong nước.
Trong môi trường nước có thể tồn tại nhiều vi sinh vật gây bệnh như
trực khuẩn nhiệt thán Bacillus anthracis, trực khuẩn đóng dấu lợn
Erysipelothrix thusiopathiae, trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani, vi
khuẩn tụ huyết trùng Pasteurella multocida vv…
Ngoài ra, trong nước còn có trứng và ấu trùng của nhiều loại giun, sán
vv…, cho nên, nước cũng được coi là môi trường lây lan dịch bệnh truyền
nhiễm, ký sinh trùng cho người và gia súc. Do vậy, việc kiểm tra vệ sinh
nguồn nước đối với các chỉ tiêu vi sinh vật cần phải được tiến hành thường
xuyên, nghiêm túc.
Trong thực tế, thường sử dụng phương pháp chuẩn độ các vi khuẩn chỉ
điểm có ý nghĩa vệ sinh nhóm Fecal coliform (ví dụ như E.coli) để đánh giá
chất lượng nguồn nước. Hai tiêu chuẩn thông dụng đó là:
- Chuẩn độ E.con (Colititre): là thể tích nước nhỏ nhất để 1 khuẩn lạc E.coli
mọc. Chuẩn độ E.coli càng thấp chứng tỏ độ nhiễm bẩn của nước càng lớn.
- Chỉ số Coli (Coli index): là số lượng vi khuẩn E.coli có trong 1000m1
nước. Chỉ số Coli lớn chứng tỏ nguồn nước đang bị nhiễm bẩn nặng (chủ
yếu do ô nhiễm phân gia súc).
Một số chỉ tiêu khác như tổng số vi khuẩn hiếu khuẩn nước, số lượng vi
khuẩn nhóm Coliform/1ml nước, số lượng vi khuẩn yếm khí Clostridium
perfringens/1ml nước, số lượng vi khuẩn Salmonellailml nước. Ngoài ra, số
lượng trong và ấu trùng giun, sán cũng phải hết sức quan tâm khi đánh giá
chất lượng vệ sinh nguồn nước.



Bảng l.1. Tiêu chuẩn nước dùng trong chăn nuôi
về mặt cảm quan và thành phần vô cơ [8]
TT

Tên chỉ tiêu

Đơn vi tính Giới hạn tối

Phương pháp thử

đa
1

pH trong khoảng

2

Độ cứng

3

Nitơrat (NO3-)

4
5
6
7

-


Nitơrit (NO2 )
Clorua
Asen
Sắt

Mức độ
kiểm tra

5,0 - 8,0

TCVN 61 94 - 1996

I

Mol

500

TCVN 6224 - 1996

I

Mol

50

TCVN 6160 - 1996

I


3

(lSO 7890 - 1988)
TCVN 6178 - 1996

I

500

(ISO 6777 - 1984)
TCVN 6 1 94 - 1996

I

0,05

(ISO 9297 - 1989)
TCVN 6 1 94 - 1996

I

0,5

(ISO 9297 - 1989)
TCVN 6177 - 1996

I

10


(ISO 6332 - 1988)
TCVN 61 95 - 1996

I
I

Mol
Mol
Mol
Mol

8

Nhu cầu oxy hóa học

Mol

9

(COD)
BOD

Mol

6

(ISO 9298 - 1989)
Pha loãng tới hạn

10


Tổng số chất rắn (TS)

Mol

3000

TCVN 6053 - 1995

II

11

Đồng (Cu)

Mol

2

(ISO 9696 - 1992)
TCVN 6193 - 1996

II

12

xianua (CN)

Mol


0,07

(ISO 8288 - 1986)
TCVN 6181 - 1996

II
II

13

Florua (F)

Mol

2

(ISO 6703 - 1984)
TCVN 6195 - 1996

14

Chì (Pb)

Mol

0,1

(ISO 10359 - 1992)
TCVN 6193 - 1996


II

15

Mangan (Mn)

Mol

5

(ISO 8286 - 1986)
TCVN 6002 - 1995

II

(ISO 6333 - 1986)


16

Thủy ngân (Hg)

Mol

0,1

TCVN 5991 - 1995

II


17

Kẽm (Zn)

Mol

5

(ISO 5666/3 - 1989)
TCVN 6193 - 1996

II

(ISO 8288 - 1 989)

Ghi chú:
Mức độ I: bao gồm những chỉ tiêu phải được kiểm tra trước khi đưa
vào sử dụng và kiểm tra ít nhất 6 tháng 1 lần. Đây là những chỉ tiêu chịu sự
biến động của thời tiết và kỹ thuật xử lý nước. Việc kiểm tra chất lượng
nước theo các chỉ tiêu này giúp cho việc theo dõi quá trình xử lý nước và
sự thay đổi chất lượng nước để có biện pháp khắc phục kịp thời.
Mức độ II: bao gồm các chỉ tiêu cần trang thiết bị hiện đại để kiểm tra và ít
biến động theo thời tiết.
Những chỉ tiêu này được kiểm tra khi:
- Trước khi đưa nguồn nước vào sử dụng
- Nguồn nước được khai thác tại vùng có nguy cơ ô nhiễm các thành phần
tương ứng hoặc do có sẵn trong thiên nhiên.
- Khi xảy ra sự cố môi trường có thể ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh
nguồn nước.
- Khi có nghi ngờ nguồn nước bị ô nhiễm do các thành phần nêu trong

bảng tiêu chuẩn này gây ra.
1.6. TIÊU CHUẨN VỆ SINH NGUỒN NƯỚC
Đánh giá vệ sinh nguồn nước phải kết hợp chặt chẽ giữa điều tra trên
thực địa với việc kiểm nghiệm, phân tích mẫu nước, sau đó so sánh, đánh
giá với tiêu chuẩn mẫu.

Bảng 1.2. Đánh giá vệ sinh nguồn nước về chỉ tiêu sinh vật học


[8]
Tính chất sinh vật học

Nước máy

Tổng số vi khuẩn hiếu khí

<100 vi khuẩn/ml

Nước giếng
100 - 1000 vi

Vi khuẩn yếm khí Clostridium

0

khuẩn/ml
0

E.coli/ 100ml


<20 vi khuẩn

20 - 100 vi khuẩn

Salmonella

0

0

Trứng giun. Sán

0

0

1.7. XỬ LÝ NƯỚC
Xử lý nước là quá trình làm sạch nước về mặt vật lý, hoá học và
sinh vật học. Quá trình xử lý nước bao gồm các bước chủ yếu như sau:
1.7.1. Sa lắng tự nhiên
Do tỷ trọng của các hạt và sinh vật trôi nổi lớn hơn so với nước
nên tụ chìm xuống. Tích trữ nước trong các bể chứa từ 6 - 8h, 60% các
vật trôi nổi sẽ lắng xuống đáy.
1.7.2. Sa lắng nhân tạo
Dùng hoá chất để kích thích sự sa lắng xảy ra nhanh hơn. Thường dùng
Al2(SO4)3.18H2O (phèn chua) hoặc Fe2(SO4)3.7H2O (phèn đen) để tạo
ra dung dịch keo Al(OH)3 có khả năng hấp phụ các hạt, sinh vật trôi nổi,
các vi sinh vật. Do tỷ trọng lớn hơn nước nên khi hạt keo lắng xuống sẽ kéo
theo những sinh vật trôi nổi, các hạt và vi sinh vật trong nước.
Nước có độ đục thấp (hoặc hơi đục), hàm lượng phèn chua sử dụng để

xử lý cần khoảng 40mg/1000m1, nếu nước có độ đục cao (vẩn đục hoặc đục
nặng), hàm lượng phèn chua sử dụng để xử lý cần khoảng 60mg/1000m1.
1.7.3. Lọc nước


Lọc nước thường là kỹ thuật tiếp theo sau khi đã xử lý sa lắng và kết tụ,
có nghĩa là tiếp tục giữ lại những vật nổi thông qua những lỗ lọc có kích
thước nhỏ. Có thể dùng các nguyên liệu cát, sỏi cuội, than, xếp thành từng
lớp trong bể lọc nước.
Bể lọc công nghiệp có quy mô lớn, thường bố trí một lớp cát dày
0,7m, lớp sỏi dày 0,6m. Đường kính của hạt cát rất nhỏ, chỉ từ 0,25 0,55µm. Với diện tích lm2 của bể lọc công nghiệp, sau 1 giờ cỏ thể lọc
được từ 5 - 7m3nước chất lượng, đảm bảo ngăn chặn được 99% vi khuẩn,
chỉ số E.coli chỉ còn từ 200 - 300/1lít nước, nước trở nên trong, đã làm mất
95% màu vàng nâu của mùn hữu cơ, nước không còn vị tanh hay mùi của
bùn lầy. Với các bể lọc có quy mô gia đình thường bố trí xếp lớp vật liệu từ
trên xuống có cát nhỏ, cát to, sỏi và than hoạt tính ở dưới cùng...Để đảm
bảo vệ sinh, cần chú ý giữ gìn vệ sinh và định kỳ tiêu độc các nguyên liệu
của bể lọc.
1.7.4. Khử sắt
Trong nước ngầm có nhiều Fe++ hoà tan gây ảnh hưởng đến màu sắc
và mùi, vị của nước. Khi hàm lượng sắt hoà tan vượt quá lmg/lít sẽ phải xử
lý để mẫu nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh ở mức O,3mg/lít nước.
Nguyên tắc chung là chuyển Fe++ hoà tan thành Fe+++ kết tủa
Sau đó tiến hành lọc nước để giữ lại phần oxit sắt kết tủa (Fe2O3)
Các phương pháp sử dụng để khử sắt trong thực tế sản xuất hiện nay
- Phun nước để thải khí CO2 và tăng cường O2 tư nguồn cung cấp trong
không khí tự nhiên nhằm oxy hoá Fe(OH)2.
- Giữ lại Fe(OH)3 kết tủa trong các bể sa lắng.
Ngoài ra, có thể sử dụng vôi sượng để khử sắt. Vôi sượng là đá vôi
(CaCO3) chưa nung chín, khó bị tan rã nhưng có.thể tạo.thành vôi Ca(OH)2

khi gặp nước nên về mặt lý thuyết hoàn toàn có thể sử dụng để khử sắt.
1.7.5. Khử mùi, vị


- Tăng cường bề mặt thoáng để khử mùi
- Tăng diện tích tiếp xúc với không khí tự nhiên bằng phương pháp giàn
phun rơi tự do, cho nước chảy lắt léo hoặc thổi trực tiếp không khí qua các
lớp nước.
- Khử mùi nước bằng CUSO4 hoặc cacbon (than) hoạt tính.
1.7.6. Giảm độ cứng
-Dùng nhiệt độ cao (đun nước sôi ở 1000C/15 phút) để giảm độ cứng tạm
thời của nước:
- Dùng hoá chất phản ứng với Ca++ và Mg++ hình thành kết tủa để giảm
độ cứng của nước.
- Dùng phương pháp trao đổi lớn.
s
Đây là nội dung cuối cùng trong quy trình xử lý nước, sau khi đã để
lắng, kết tụ và lọc công đoạn sẽ có tác dụng tiêu độc khử trùng để mẫu
nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh về vi sinh vật học.
1.7.7.1 Tiêu độc, khử trùng nước bằng Ca(OCl)2 là biện pháp đơn giản,
thuận tiện, đảm bảo khử trùng hiệu quả E.coli, Salmonella, Vibrio cholerae
và một số vi sinh vật khác. Các vi khuẩn có khả năng tạo nha bào và vi sinh
vật thuỷ sinh khác sẽ phản ứng chậm hơn.
Thường dùng Ca(OCl)2 16%, khi sử dụng sẽ được pha ở dạng dung dịch
1% hoặc có thể sử dụng dạng bột nguyên Ca(OCl)2 16% trong bột này, tỷ lệ
Clo hoạt tính đạt 16%). Sau khi xử lý nước, lượng Clo thừa (nếu dư
lượng cao) có thể khử bằng Nam sulfit Na2S2O3 (Clo dư cần 3,55mg
Na2S2O3) hoặc xử lý đơn giản bằng cách lọc nước qua than hoạt tính:
1.7.7.2 Khử trùng nước bằng ozon (O3)
Phản ứng tổng quát: O3

O2 + O
Oxy nguyên tử tác dụng oxy hoá mạnh, có tính năng sát trùng, tiêu độc
và khử mùi nước. Nồng độ cần thiết để đảm bảo tiêu độc, khử trùng có hiệu
quả từ 1 - 5mg/1ít nước
1.7.7.3 Dùng tia tử ngoại
Tia tử ngoại có khả năng sát trùng mạnh với lớp nước có độ dầy
khoảng từ 10 - 15cm, thường áp dụng trong công nghệ sản xuất nước
khoáng, nước uống tinh lọc đóng chai với số lượng lớn. Với một bóng đèn
tử ngoại công suất 25W chiếu sáng liên tục trong vòng 1 giờ có thể tiêu độc
khử trùng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu vệ sinh cho 2000 lít nước.
1.7.7.4 Dùng nhiệt độ


Đun sôi nước ở 1000C/15 phút trong điều kiện áp suất khí quyển thường
(760mmHg) là phương pháp tiêu độc, khử trùng thông dụng, đơn giản nhưng
có hiệu quả cao đối với nguồn cung cấp nước sinh hoạt (nước ăn, uống vv
…). Tuy nhiên phương pháp chỉ áp dụng đối với những thể tích nước không
quá lớn (chẳng hạn nước uống cho người và gia súc hàng ngày).
1.7.7.5 Phương pháp lọc nước cơ học
Lọc nước qua các ống nến chế tạo bằng sứ xốp hoặc cao lanh có khe hở
hẹp tác dụng lọc ngăn không cho vi khuẩn vượt qua. Tuy nhiên, phương
pháp chỉ có giá trị sử dụng trong phạm vi gia đình (hoặc cơ quan, trường
học) để phục vụ cho nhu cầu nước sạch của con người mà ít được áp dụng
trong chăn nuôi bởi chi phí tốn kém, thể tích nước lọc ít không đáp ứng được
nhu cầu sử dụng của gia súc.
1.8.GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG NƯỚC, CÁC BIỆN PHÁP BẢO
VỀ NGUỒN NƯỚC
Giám sát chất lượng nước là sự đánh giá và nhận xét nghiêm túc về độ an
toàn và các tiêu chuẩn cung cấp nước sinh hoạt đã ban hành.
Để chất lượng nước cung cấp đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn vệ sinh, thì

phải kiểm tra, giám sát từng công đoạn của quy trình sản xuất nước, bắt đầu
từ nguồn nước, quy trình xử lý nước, hệ thống phân phối nước.
Phải có trung tâm phân tích để xác định các chỉ tiêu vật lý, hoá học, vi sinh
vật học của mẫu nước tại đầu nguồn, so sánh với mẫu nước ở cuối nguồn đã
qua xử lý.
1.8.1. Các biện pháp bảo vệ nguồn nước [8]
1.8.1.1 Biện pháp hành chính: Dựa vào Luật bảo vệ môi trường, các tiêu
chuẩn Việt Nam (TCVN) đã ban hành về công nghệ xử lý nước để làm
chuẩn mực trong công tác giám sát và kiểm tra.
1.8.1.2 Biện pháp kỹ thuật chuyên môn: Thường xuyên kiểm tra, phân
tích mẫu nước để phát hiện kịp thời các yếu tố ô nhiễm, nguồn gốc ô
nhiễm, từ đó đưa ra biện pháp tác động tích cực, hiệu quả.
1.8.1.3Thường xuyên kiểm tra thực địa: Thường xuyên kiểm tra nguồn
nước, quy trình xử lý, hệ thống phân phối, các đường ống dẫn, nơi sử dụng
vv… để giám sát chặt chẽ tình hình đảm bảo vệ sinh ở từng khâu.
1.8.2. Tiêu chuẩn nước giếng hợp vệ sinh [4]
1.8.2.1 Tiêu chuẩn giếng đào hợp vệ sinh
+ Ở vị trí cao ráo, hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước.


+ Cách xa nguồn gây ô nhiễm như chuồng nuôi, bãi chôn lấp rác, xác
chết, nơi xử lý phân gia súc, gia cầm, khu công nghiệp. Khoảng cách từ các
địa điểm trên đến giếng trên 30m.
+ Giếng có thành bằng bê tông đúc sẵn hoặc xây bằng gạch, cao hơn mặt đất
ít nhất 0,5m có tác dụng định hình để giếng không bị sụt lở và để tránh nước
mưa, chất bẩn tràn vào giếng gây nhiễm bẩn.
+ Giếng phải có nắp để ngăn cản đất, bụi, lá cây, động vật và các chất bẩn
khác rơi vào giếng.
+ Sàn giếng bằng bê tông, gạch xây bảo đảm rắn chắc, bền vững có tác
dụng ngăn chặn dòng nước bẩn từ sàn giếng chảy trực tiếp xuống giếng. Sàn

giếng cần có rãnh thoát nước rửa ra xa vị trí giếng nếu sử dụng nước trên sàn
giếng.
1.8.2.2 Tiêu chuẩn giếng khoan
+ Giếng khoan có độ sâu trên 30m, ống dẫn nước bằng vật liệu trơ, không
gây độc, ống dẫn nước được gắn cố định một đầu vào mạch nước, một đầu
gắn với máy bơm để rút nước.
+ Các yêu cầu về vị trí khoan giếng, khoảng cách với các nguồn ô nhiễm
tương tự như giếng đào
1.9. VỆ SINH NƯỚC UỐNG CHO GIA SÚC
1.9.1. Số lượng nước cho gia súc uống
Phải đáp ứng nhu cầu sinh lý của gia súc về nước uống, cách tốt nhất
nên cho gia súc uống tự do, tức là cung cấp cho gia súc lượng nước sạch tuỳ
thích.
Nhu cầu nước của gia súc thay đổi phụ thuộc tính chất của thức ăn,
điều kiện khí hậu, nhiệt độ nước và phương thức cho uống. Nhu cầu về
nước uống hàng ngày đối với một số gia súc cụ thể như sau: Ngựa 50 - 70
lít; bò sữa 70 - 115 lít; bò thịt 50 - 60 rít; bê 30 - 35 rít; gà, vịt 0,5 - 1,25
lít; lợn nái nuôi con 75 - 100 lít; lợn vỗ béo 25 lít; dê, cừu 25 lít.
1.9.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ nước uống tới cơ thể gia súc
Nước lạnh gia súc sẽ cảm thấy dễ chịu nhưng nếu quá lạnh (nhiệt độ
nước chênh lệch quá lớn so với thân nhiệt), cơ thể sẽ phải tiêu hao năng
lượng làm cho nước nóng lên. Ví dụ, bò sữa khối lượng 400kg, sản lượng
sữa 9 lít/ngày, nhu cầu nước uống là 45 lít. Nếu nước lạnh O0C, sau khi
uống, bò sẽ phải sử dụng nhiệt năng của cơ thể để nâng nhiệt độ nước lên
bằng thân nhiệt, năng lượng tiêu hao chiếm 10,7% nhiệt năng cơ thể hoặc
phải tiêu tốn 15,6% nhiệt lượng do thức ăn cung cấp sản sinh, tương
đương với 455g protein.
Ngoài ra, uống nước quá lạnh sẽ dẫn đến hiện tượng giảm nhiệt độ của
các cơ quan phủ tạng, gia súc có thể bị rối loạn tiêu hoá gây tiêu chảy,



chướng hơi dạ cỏ cấp tính vv. .. bò sữa uống nước lạnh sẽ bị giảm sản
lượng sữa. Vì vậy, nên cho gia súc uống nước có nhiệt độ thích hợp, gia
súc trưởng thành khoảng 22 – 280C, gia súc non 300C.
Để đảm bảo vệ sinh, đồng thời đáp ứng yêu cầu cung cấp nước thường
xuyên, đầy đủ, trong các trang trại chăn nuôi theo hình thức tập trung nên
cho gia súc uống nước tự do bằng hệ thống cung cấp nước có van hoặc
máng uống tự động khi gia súc có nhu cầu.


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nước dùng trong chăn nuôi tại một số khu vực của tỉnh Vĩnh Phúc
( bao gồm nước ăn uống, nước tắm rửa và nước vệ sinh chuồng trại )
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Các nguồn nước thường được dùng trong chăn nuôi
Thực trạng chất lượng và vệ sinh nguồn nước dùng trong chăn nuôi
Phân tích chất lượng nước dùng trong chăn nuôi
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Điều tra tại thực địa
Phân tích trong phòng thí nghiệm


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC
3.1.1. Vị trí địa lý
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, phía Bắc giáp
các tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, phía Tây giáp Phú Thọ, phía Đông
và phía Nam giáp thủ đô Hà Nội. Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính

gồm: Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, huyện Lập Thạch, Bình Xuyên,
Sông Lô, Tam Dương, Tam Đảo, Vĩnh Tường và Yên Lạc với diện tích tự
nhiên 1.231,76km2, dân số trung bình đến ngày 31/12/2008 là 1.014.488
người.
Vĩnh Phúc có vị trí quan trọng đối với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ,
đặc biệt đối với thủ đô Hà Nội, kinh tế Vĩnh Phúc phát triển góp phần cùng
Thủ đô Hà Nội thúc đẩy tiến trình đô thị hoá, phát triển công nghiệp, giải
quyết việc làm, giảm sức ép về đất đai, dân số, các nhu cầu về xã hội, du
lịch, dịch vụ của Thủ đô Hà Nội
Hiện nay Vĩnh Phúc nằm trong 3 vùng quy hoạch: Vùng Kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ, Vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Thủ Đô. Thủ tướng
Chính phủ vừa ban hành Quyết định số: 20/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ
quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vỉnh Phúc đến năm 2030
và tầm nhìn đến năm 2050. Như vậy, trong tương lai Vĩnh Phúc sẽ trở thành
trung tâm kinh tế lớn của vùng Thủ đô.
Năm 2008 tỉnh đã thực hiện nghị quyết số 15/2008/QH12 ngày 29/5 của
Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số
tỉnh có liên quan, trong đó toàn bộ diện tích huyện Mê Linh đã được sát
nhập vào thành phố Hà Nội nên diện tích của tỉnh giảm từ 1.372,44 km2
xuống còn 1.231,76 km2.
3.1.2. Địa hình, địa mạo
Vĩnh Phúc có ba loại địa hình: Địa hình miền núi, địa hình vùng đồi và
địa hình vùng đồng bằng, trong đó địa hình đồng bằng chiếm 40% diện tích
toàn tỉnh, có bề mặt tương đối bằng phẳng, căn cứ vào độ cao tuyệt đối, điều
kiện tạo thành có thể chia đồng bằng Vĩnh Phúc thành 3 loại:
- Đồng bằng châu thổ: Là loại đồng bằng tích tụ liên quan đến quá trình
lắng đọng trầm tích tại các cửa sông lớn. đồng bằng châu thổ Vĩnh Phúc phát
triển từ sự bồi tụ của các sông Lô, sông Hồng, sông Phó Đáy và các sông
suối ngắn từ dãy Tam Đảo.



- Đồng bằng trước núi: Được kiến tạo do sự phá huỷ lâu dài của vùng
núi, do sự bóc mòn, xâm thực của nước mặt. So với đồng bằng châu thổ,
đồng bằng trước núi kém màu mỡ hơn.
- Các thung lũng, bãi bồi sông: Các thung lũng sông của Vĩnh Phúc là
dạng địa hình âm, chiều dài gấp nhiều lần chiều rộng, được hình thành chủ
yếu do tác động xâm thực của dòng chảy.
3.1.3. Tài nguyên nước
Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều con sông chảy qua, song chế độ
thuỷ văn phụ thuộc vào 2 con sông chính là sông Hồng và sông Lô. Sông
Hồng chảy qua Vĩnh Phúc với chiều dài khoảng 50km, Sông Lô chảy qua
tỉnh Vĩnh Phúc với chiều dài khoảng 35km, lòng sông hẹp, nhiều thác ghềnh
nên thuỷ chế của Sông Lô vào mùa lũ rất thất thường.
Các hệ thống sông nhỏ khác như sông Phan, sông Phó Đáy, sông Cà Lồ
có mức tác động thuỷ văn rất nhỏ so với các Hồng và Sông Lô, nhưng chúng
có ý nghĩa quan trọng về mặt thuỷ lợi, cấp nước sản xuất cho địa bàn tỉnh.
Hệ thống các sông này kết hợp với các tuyến kênh Liễn Sơn, Bến Tre…cung
cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và tiêu úng về mùa mưa.
Trên địa bàn tỉnh còn có hệ thống các hồ chứa với dung tích hàng triệu
3
m (Đại Lải, Thanh Lanh, Làng Hà, Đầm Vạc, Xạ Hương, Vân Trục,…) tạo
nên nguồn dự trữ nước mặt phong phú đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động
kinh tế và dân sinh.
Tài nguyên nước ngầm trên địa bàn tỉnh nguồn nước ngầm có trữ lượng
không lớn, đạt khoảng 1 triệu m3/ngày đêm. Hiện nay, nguồn nước này đang
được khai thác ở thành phố Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên với công suất
28.000m3/ngày đêm phục vụ cho nhu cầu dân sinh nhưng đòi hỏi phải xử lý
khá tốn kém. Tại một số vùng nông thôn, nhân dân khai thác nước ngầm từ
các giếng khoan nhỏ (với lưu lượng khoảng 15.000m3/ngày đêm) nhưng chất
lượng hạn chế.

Với các nguồn nước trên địa bàn tỉnh khá phong phú song phân bố không
đều theo không gian và thời gian, do vậy vào mùa khô vẫn có nơi, có thời
điểm bị thiếu nước đặc biệt ở các huyện vùng núi và trung du như Lập
Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Bình Xuyên.
3.1.4. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi
GTSX ngành chăn nuôi giai đoạn 2005 – 2009 tăng trưởng khá cao,
đạt bình quân 13,48%/năm. GTSX năm 2001 đạt 323,3 tỷ đồng, năm 2005
GTSX tăng lên 584,28 tỷ đồng và năm 2009 đạt 969,08 tỷ đồng. Chăn nuôi
gia súc gia cầm và chăn nuôi khác đều có tốc độ tăng trưởng cao, trong đó
chăn nuôi gia cầm tăng trưởng cao nhất với 15,14%. Chuyển dịch cơ cấu
GTSX ngành chăn nuôi giai đoạn 2001 - 2009 cho thấy: Chăn nuôi đang
phát triển và chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá và phát triển kinh tế


trang trại. Bước đầu hình thành vùng sản xuất thực phẩm ven thành phố, thị
xã và thị trấn. Sản xuất chăn nuôi đã hướng vào phát triển những con gia
súc, gia cầm có lợi thế so sánh và giá trị kinh tế cao, có khả năng tham gia
xuất khẩu.
Bảng 3.1. Tăng trưởng ngành chăn nuôi giai đoạn 2001 – 2009
Đơn vị: tỷ đồng
Tăng
Hạng mục
2001
2005
2007
2008
2009
BQ 05–
09 (%)
Ngành Chăn

323,30
584,28 739,25 879,40 969,08 13,48
nuôi
- Gia súc
197,68
357,25 428,12 466,24 532,78 10,51
- Gia cầm
- Chăn nuôi
khác

77,61

140,26

177,73

217,79

246,51

15,14

7,06

12,76

16,24

18,18


19,92

10,35

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2009
3.2. NƯỚC DÙNG TRONG CHĂN NUÔI
3.2.1. Hiện trạng nguồn nước dùng trong chăn nuôi ở khu vực nghiên
cứu
Để nắm được các cơ sở chăn nuôi thường sử dụng những nguồn nước
nào cho gia súc ăn, uống, tắm rửa và dùng vệ sinh chuồng trại, chúng tôi
thống kê tại 45 cơ sở chăn nuôi (phân chia theo 3 đối tượng nuôi, không
phân biệt quy mô đàn và phương thức nuôi), kết quả như sau:
Bảng 3.2. Hiện trạng nguồn nước dùng trong chăn nuôi

Đối tượng nuôi
Chăn nuôi lợn ( n=20)
Chăn nuôi gà công nghiệp
( n=15)
Chăn nuôi bò thịt ( n=10 )

Nguồn cung cấp nước
Ao, hồ
Giếng đào
Giếng khoan
SL %
SL
%
SL
%
2

10,0 6
30,0 12
60,0
4
26,66 10
66,67

Nước máy
SL
%
1
6,67

1

-

10,0 4

40,0

5

50,0

Như vậy là phần lớn các cơ sở chăn nuôi sử dụng nước giếng khoan ( 50
đến 66,67% tùy đối tượng vật nuôi trong đó cao nhất là cơ sở nuôi gà công
nghiệp.

-



×