Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Đánh giá tác động của hoạt động sản xuất rượu truyền thống tới môi trường không khí và môi trường lao động tại làng vân vân hà việt yên bắc giang các giải pháp khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.49 MB, 49 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2
LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo – Tiến sĩ Hoàng
Nguyễn Bình và Thạc sĩ Nguyễn Văn Hiếu đã tận tình hướng dẫn em trong
suốt quá trình thực hiện đề tài này. Em cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo
trong Ban Chủ nhiệm khoa Sinh – KTNN và các thầy cô giáo trong tổ Động
Vật đã tạo điều kiện, giúp đỡ em hoàn thành đề tài.
Trong quá trình xây dựng đề tài, với sự cố gắng của bản thân nhưng đề
tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và chưa được hoàn hảo. Chính vì vậy
em mong các thầy cô giáo sửa chữa và đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày tháng

năm 2011

Người thực hiện

Nguyễn Thị Thu Hà

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà

Lớp: K33A Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả thu được trong khóa luận này là trung thực,chính xác. Đề tài
của tôi là một phần của công trình nghiên cứu khoa học “Thực trạng sản
xuất rượu truyền thống tại làng Vân, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh
Bắc Giang. Một số vấn đề môi trường và giải pháp khắc phục” đã tham gia
dự thi Sinh viên nghiên cứu khoa học và Sáng tạo kĩ thuật Việt Nam –
VIFOTEC năm 2010.

Người thực hiện

Nguyễn Thị Thu Hà

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà

Lớp: K33A Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BVMT

Bảo vệ môi trường

BOD


Nhu cầu oxy sinh hóa

COD

Nhu cầu oxy hóa học

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

UBND

Ủy ban nhân dân

DANH MỤC BẢNG TRONG LUẬN VĂN
Bảng 1:Phân loại làng nghề Việt Nam theo ngành nghề sản xuất
Bảng 2: Đặc trưng ô nhiễm từ sản xuất của một số loại hình làng nghề
Bảng 3: Tỷ lệ bệnh tật tại làng nghề Vạn Phúc (2000)
Bảng 4: Tải lượng khí khi sử dụng nhiên liệu đốt lò (hệ số tải lượng theo
Đặng Kim Chi)
Bảng 5: Số người mắc một số bệnh từ năm 2006-2009
Bảng 6: Số trẻ em dưới 10 tuổi mắc bệnh hô hấp từ năm 2006-2009
Bảng 7: Nhiệt độ ở các khoảng cách khác nhau xung quanh lò
Bảng 8: Bảng kiểm soát dân số nấu rượu
Bảng 9: Bảng sử dụng nguyên liệu than của một hộ dân

DANH MỤC SƠ ĐỒ TRONG LUẬN VĂN
Sơ đồ 1: Quy trình sản xuất rượu Vân và sản phẩm thải
Sơ đồ 2: Quy tắc phân phối Gauss trong phân phối chuẩn

Sơ đồ 3: Mô hình quy hoạch tập trung các hộ gia đình di rời đến bãi
làng nghề

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà

Lớp: K33A Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................. 2
3. Điểm mới của đề tài ............................................................................... 2
4. Ý nghĩa của đề tài................................................................................... 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................. 4
1.1 Sơ bộ tình hình làng nghề ở Việt Nam.................................................. 4
1.2 Hiện tượng ô nhiễm ở các làng nghề Việt Nam .................................... 5
1.3 Các nghiên cứu đánh giá tác động môi trường của làng nghề Việt Nam8
1.4 Các nghiên cứu đề cập tới tác động tiêu cực của hoạt động sản xuất rượu
tại làng Vân, Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang tới môi trường và sức khỏe người
dân nơi đây................................................................................................. 9
CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................................. 10

2.1 Địa điểm nghiên cứu ............................................................................ 10
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà

Lớp: K33A Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

2.2 Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 10
2.3 Thời gian nghiên cứu............................................................................ 10
2.4 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 10
CHƯƠNG 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI VÀ QUY TRÌNH SẢN

XUẤT RƯỢU TẠI LÀNG VÂN, VÂN HÀ, VIỆT YÊN, BẮC GIANG 11
3.1 Sơ lược điều kiện tự nhiên – xã hội xã Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang .. 11
3.1.1 Vị trí địa lí ......................................................................................... 11
3.1.2Điều kiện khí hậu ............................................................................... 11
3.1.3 Điều kiện kinh tế - văn hóa – xã hội .................................................. 12
3.2 Quá trình sản xuất rượu tại làng Vân .................................................... 12
3.2.1 Sơ lược sự hình thành và phát triển của nghề nấu rượu Vân .............. 13
3.2.2 Quy trình sản xuất rượu tại làng Vân ................................................. 14
3.2.2.1 Quy trình sản xuất rượu sắn............................................................ 14
3.2.2.2 Quy trình sản xuất rượu gạo ........................................................... 17
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................. 19
4.1 Đánh giá tác động đến môi trường không khí từ quá trình sản xuất rượu
tại làng Vân ................................................................................................ 19
4.1.1 Nguồn thải......................................................................................... 19
4.1.2 Chất thải và tải lượng ........................................................................ 20

4.1.3 Bãi thải và nguồn tiếp xúc ................................................................. 21
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà

Lớp: K33A Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

4.1.4 Hậu quả của ô nhiễm môi trường không khí ...................................... 22
4.1.5 Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường không khí đến sức khỏe người dân
làng Vân..................................................................................................... 25
4.2 Đánh giá tác động đến môi trường lao động từ quá trình sản xuất rượu tại
làng Vân..................................................................................................... 28
4.2.1 Ô nhiễm nhiệt .................................................................................... 28
4.2.2 Ô nhiễm tiếng ồn ............................................................................... 29
4.3 Hệ thống giải pháp ............................................................................... 30
4.3.1 Giải pháp đã được áp dụng làm giảm ô nhiễm môi trường................. .30
4.3.1.1 Giải pháp của người dân làng Vân.................................................. 30
4.3.1.2 Giải pháp của chính quyền địa phương ........................................... 30
4.3.1.3 Giải pháp của huyện Việt Yên ........................................................ 31
4.3.1.4 Giải pháp của UBND tỉnh Bắc Giang ............................................. 31
4.3.2 Một số giải pháp của đề tài ................................................................ 32
4.3.2.1 Giải pháp làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường................................ 32
4.3.2.2 Giải pháp giảm tác động tiêu cực đến sức khỏe con người.............. 36
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................. 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 38
PHỤ LỤC


SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà

Lớp: K33A Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam. Nhiều
làng nghề đã nổi tiếng khắp trong và ngoài nước: gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội),
tranh dân gian Đông Hồ (Bắc Ninh), lụa Vạn Phúc (Hà Nội)... Trước đây làng
nghề không chỉ là trung tâm sản xuất thủ công mà còn là điểm văn hóa của
khu vực, của vùng, là nơi hội tụ những thợ thủ công có tay nghề cao mà tên
tuổi đã gắn liền với sản phẩm trong làng.
Trong những năm gần đây, làng nghề đang thay đổi nhanh chóng theo nền
kinh tế thị trường các hoạt động sản xuất tiểu thủ công phục vụ tiêu dùng
trong nước và xuất khẩu được tạo điều kiện phát triển. Làng nghề không
những tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động ở nông thôn mà
còn hạn chế sự di dân tự do ra thành thị, huy động được nguồn lực trong dân,
sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có tại địa phương, giữ gìn bản sắc văn hóa lâu
đời của dân tộc, thu hẹp khoảng cách mức sống giữa nông thôn và thành thị.
Nghề nấu rượu của làng Vân cũng vậy.
Làng Vân (hay gọi đủ là Vạn Vân), xã Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang nơi
có truyền thống nấu rượu từ lâu đời (gọi là rượu làng Vân hay rượu Vân).
Rượu Vân có vị cay nồng, hương thơm đặc biệt ai uống một lần sẽ nhớ mãi.
Chính vì vậy rượu Vân đã được vua Lê Hy Tông (1703) sắc phong cho bốn
chữ vàng “Vân hương mỹ tửu”. Tiếng thơm của rượu Vân được lưu truyền

cho đến ngày nay.
Tuy nhiên hiện nay với hơn 80% người dân sống bằng nghề nấu rượu với
công nghệ thủ công, lạc hậu, sản xuất trên quy mô hộ gia đình đã tạo ra các
chất thải độc hại chưa được xử lý một cách triệt để nên đã làm ô nhiễm môi
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà

-1-

Lớp: K33A Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

trường tự nhiên và xã hội. Do đó ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân làm
xuất hiện nhiều loại bệnh tật: bệnh ngoài da, hô hấp, tim mạch...
Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Đánh giá tác động của hoạt động sản xuất rượu
truyền thống tới môi trường không khí và môi trường lao động tại làng Vân
-Vân Hà - Việt Yên - Bắc Giang. Các giải pháp khắc phục" để đánh giá tác
động tiêu cực của hoạt động sản xuất rượu tới môi trường từ đó ảnh hưởng
đến sức khỏe người dân trong vùng đồng thời tìm ra những giải pháp nhằm
hạn chế những tiêu cực đó, góp phần bảo tồn và phát triển bền vững làng
nghề.
2. Mục tiêu của đề tài
Công trình này được tiến hành nhằm mục tiêu sau:
1- Tìm hiểu thực trạng hoạt động sản xuất rượu tại làng Vân, xã Vân Hà,
huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
2- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của quá trình sản xuất rượu tới môi
trường không khí, môi trường lao động và sức khỏe của người dân làng Vân.

3- Đưa ra những giải pháp nhằm giảm thiểu tối đa những tác động tiêu
cực của quá trình sản xuất rượu tới môi trường và sức khỏe của người dân mà
vẫn đảm bảo việc duy trì hoạt động sản xuất.
3. Điểm mới của đề tài
1- Đây là công trình nghiên cứu quy trình sản xuất rượu tại làng Vân, từ
khâu vận chuyển, chế biến nguyên liệu, ngâm ủ, nấu tạo sản phẩm tới việc các
sản phẩm thải được thải ra môi trường.
2- Đã có nhiều đề tài nghiên cứu đánh giá mức ô nhiễm môi trường của
làng Vân, cũng như một số bệnh tật hay xuất hiện ở làng nhưng chưa đề tài
nào đánh giá tác động tiêu cực của quá trình sản xuất rượu tới sức khỏe của
người dân nơi đây. Vì vậy, đề tài của chúng tôi tập trung nghiên cứu ảnh
hưởng của hoạt động sản xuất rượu tới sức khỏe của người dân.

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà

-2-

Lớp: K33A Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

3- Đề tài đưa ra những giải pháp góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực
của quá trình nấu rượu tới môi trường và sức khỏe người dân, góp phần phát
triển bền vững hoạt động sản xuất rượu và nâng cao thu nhập cho người dân.
4- Góp phần thay đổi cơ cấu sản xuất rượu của làng Vân. Khôi phục lại
căn bản việc sản xuất rượu với nguyên liệu là gạo.
5- Giải pháp mà đề tài đưa ra đã được kiến nghị với chính quyền địa

phương, được địa phương phổ biến cho người dân và đang từng bước được
người dân áp dụng thực hiện.
4. Ý nghĩa của đề tài
Công trình nghiên cứu sẽ góp phần:
1- Đánh giá tác động tiêu cực của quá trình sản xuất rượu tới môi trường
và sức khỏe con người.
2- Góp phần giảm thiểu những tác động tiêu cực của quá trình nấu rượu
tới môi trường và sức khỏe của người dân.
3- Đưa ra những giải pháp nhằm khôi phục, phát triển bền vựng nghề nấu
rượu gạo truyền thống. Đồng thời đảm bảo lợi ích của người dân, duy trì làng
nghề không bị ô nhiễm.
4- Các giải pháp đưa ra khả quan và có thể vận dụng để khôi phục, phát
triên bền vững nghề nấu rượu và cho các làng nghề tương tự.

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà

-3-

Lớp: K33A Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sơ bộ tình hình làng nghề ở Việt Nam
Đa số các làng nghề ở nước ta đã trải qua lịch sử phát triển hàng trăm
năm, song song với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa với nông
nghiệp của đất nước. Nhờ vào chủ trương khôi phục và phát triển các làng

nghề nông thôn do Đảng và Nhà nước khởi xướng đặc biệt là Chương trình
“Mỗi làng một nghề” mà nhiều làng nghề truyền thống đã được hồi sinh và
phát triển.
Hơn nữa những thay đổi trong xu thế hội nhập kinh tế vừa mang lại những
thuận lợi vừa tạo ra thách thức đối với các làng nghề trong quá trình phát
triển. Mở cửa, hội nhập, các làng nghề có cơ hội giới thiệu sản phẩm của
mình với khách nước ngoài. Theo thống kê, hiện hàng hóa của các làng nghề
nước ta như thủ công mỹ nghệ, thêu ren, gốm sứ... đã có mặt ở hơn 100 nước
trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng. Nếu như năm 2004,
kim ngạch xuất khẩu mới đạt 450 triệu USD, thì năm 2008 đã tăng lên hơn
776 triệu USD.[7]
Theo Tổng cục Môi trường tổng hợp năm 2008: trên cả nước các làng
nghề thường phân bố tập trung chủ yếu tại đồng bằng sông Hồng (gần 70%),
miền Trung (khoảng 20%) còn lại là miền Nam (10%).

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà

-4-

Lớp: K33A Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Các làng nghề Việt Nam phát triển khá đa dạng với nhiều loại hình và mặt
hàng. Cụ thể như sau:[8]
Bảng 1:Phân loại làng nghề Việt Nam theo ngành nghề sản xuất
Ươm tơ,


Chế biến

Tái chế

Thủ công

Vật liệu

Nghề

dệt nhuộm,

nông sản,

phế liệu

mỹ nghệ

xây dựng

khác

thuộc da

thực phẩm

Miền Bắc

138


134

61

404

17

222

Miền Trung

24

42

24

121

9

77

Miền Nam

11

21


5

93

5

42

Tổng cộng

173

197

90

618

31

341

Sự khôi phục và phát triển của các làng nghề Việt Nam có ý nghĩa tích
cực về kinh tế - xã hội, đặc biệt trong tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại
hoá đất nước. Tuy nhiên, việc sản xuất chưa gắn liền với biện pháp xử lý chất
thải, BVMT nên tại các làng nghề môi trường đang bị ô nhiễm nghiêm trọng,
ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân trong vùng.
1.2. Hiện tượng ô nhiễm ở các làng nghề Việt Nam
Song song với việc đem lại lợi ích kinh tế từ việc sản xuất của các làng

nghề thì tình trạng ô nhiễm chính nơi này cũng gia tăng nhanh chóng, đặc biệt
là các làng nghề lâu năm. Sự ô nhiễm của các làng nghề có những đặc điểm
sau:[1]
­ Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề là dạng ô nhiễm môi trường cục
bộ trên phạm vi một khu vực nông thôn (thôn, làng).
­ Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề mang đậm nét đặc thù của hoạt
động sản xuất theo ngành nghề và loại hình sản phẩm và tác động trực tiếp tới
môi trường nước, không khí, đất trong khu vực dân sinh.
­ Ô nhiễm môi trường thường khá cao tại khu vực sản xuất, ảnh hưởng
trực tiếp đến sức khỏe người lao động.

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà

-5-

Lớp: K33A Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Tùy theo tính chất của từng loại làng nghề mà loại chất thải gây ô
nhiễm môi trường cũng khác nhau.
Bảng 2: Đặc trưng ô nhiễm từ sản xuất của một số loại hình làng nghề
Các dạng chất thải

Loại hình sản
xuất


Khí thải

Nước thải

Chất thải rắn

Ươm tơ,dệt

Bụi, CO, SO2, NOx,

BOD5 COD, độ màu,

Xỉ than, tơ sợi, vải

nhuộm, thuộc da

hơi axit, hơi kiềm,

hoác chất, thuốc tẩy

vụn, cặn và bao bì hóa

dung môi

chất

Chế biến nông

Bụi, CO, SO2, NOx,


BOD5 COD, SS,

Xỉ than, chất thải rắn

sản, thực phẩm

CH4

tổng N, tổng P,

từ nguyên liệu

Coliform
Tái chế phế liệu
- Tái chế giấy

- Tái chế kim loại

- Bụi, SO2, H2S, hơi -pH,BOD5 COD, SS,

- Bụi giấy, tạp chất từ

kiềm.

tổng N, tổng P, độ

giấy phế liệu, bao bì

màu


hóa chất

- Bụi, CO, hơi kim

- COD, SS, dầu

- Xỉ than, rỉ sắt, vụn

loại, hơi axit, Pb,

mỡ,kim loại

kim loại nặng (Cr6+,
Zn2+...)

ZN, HF, THC
- Tái chế nhựa

- Bụi, CO, Cl2,HCl,

- BOD5 COD, tổng

-Nhãn mác, tạp không

THC, hơi dung môi

N, tổng P, độ màu,

tái sinh, chi tiết kim


dầu mỡ

loại, cao su

SO2, NOx, HF,

BOD5 COD, SS, dầu

Xỉ than (gốm sứ), phế

- Sơn mài, gỗ mỹ

THC

mỡ công nghiệp, độ

phẩm, cặn hóa chất

nghệ, chế tác đá

- Bụi, hơi xăng,

màu

Thủ công mỹ nghệ
- Gốm sứ

- Bụi, SiO2, CO,

dung môi, oxit Fe,

ZN, Pb, Cr
Vật liệu xây dựng

Bụi, CO, SO2, NOx,
HF, THC

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà

SS, Si, Cr

-6-

Xỉ than, xỉ đá, đá vụn

Lớp: K33A Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Kết quả khảo sát cho thấy, ở khu vực sản xuất làng nghề tái chế phế liệu
hàm lượng bụi đều vượt TCVN từ 3 – 8 lần, hàm lượng SO2 có nơi vượt đến
6,5 lần. Nước thải của các làng nghề ươm tơ, dệt nhuộm đều giàu chất hữu cơ:
hàm lượng COD, BOD5 gấp 2 – 15 lần TCVN.[1]
Chính môi trường sản xuất ô nhiễm đã làm cho sức khỏe của người dân
tại các làng nghề bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ví dụ như ở làng nghề dệt
nhuộm Vạn Phúc (Hà Nội) tỷ lệ những người mắc các bệnh về hô hấp, mắt,
viêm mũi, viêm xoang là khá cao. Ngoài ra những người mắc phải các căn
bệnh và tử vong do ung thư trong vài năm trở lại đây ngày càng tăng. Trong

năm 2007, đã có gần chục ca tử vong do ung thư. [9]
Bảng 3: Tỷ lệ bệnh tật tại làng nghề Vạn Phúc (2000)
STT
A

Loại bệnh
Bệnh cấp tính, trong đó:

Tỷ lệ mắc
bệnh (%)
16,9

1.

Đau đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh

46

2.

Tiêu chảy, tai mũi họng

21

3.

Bệnh, triệu chứng tiêu hóa

12


4.

Đau sưng khớp

6

5.

Bệnh ngoài da

1

B

Bệnh mãn tính, trong đó

1.

Xương khớp

29

2.

Loét dạ dày, tá tràng

27

3.


Điếc, giảm thị lực

18

4.

Hô hấp

12

5.

Ung thư

2

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà

-7-

19,8

Lớp: K33A Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Ngoài các làng nghề trên còn rất nhiều làng nghề Việt Nam đang lên tiếng

kêu cứu bởi ô nhiễm chất thải, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của
người dân trong vùng. Vì vậy, việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề
đang là vấn đề cấp bách đòi hỏi các cấp chính quyền có phương án đồng bộ
và hiệu quả.
1.3. Các nghiên cứu về đánh giá tác động môi trường của các làng nghề ở
Việt Nam
Sự phát triển của các làng nghề truyền thống đem lại một nguồn thu nhập
đáng kể cho những người dân vùng nông thôn (chưa kể đến là đem lại thu
nhập chính). Chính vì vậy, mặc dù mục tiêu đến năm 2020 đất nước ta cơ bản
trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại nhưng Đảng và Nhà
Nước ta cũng không thể bỏ qua lợi ích của những hoạt động sản xuât thủ công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại các làng nghề truyền thống. Tuy nhiên bên
cạnh việc đem lại những lợi ích về kinh tế, các làng nghề truyền thống đang
đứng trước những thử thách khó khăn do cơ sở vật chất hạ tầng yếu kém, kỹ
thuật thủ công lạc hậu, thiếu vốn đầu tư,… nên hiệu quả kinh tế chưa cao và
khó cạnh tranh với các ngành nghề hiện đại khác, thêm vào đó các sản phẩm
thải của quá trình sản xuất thường được thải trực tiếp vào môi trường và chưa
qua xử lí cũng gây nên những tác động tiêu cực không nhỏ đến môi trường và
sức khỏe của con người.
Chính vì vậy, có rất nhiều những đề tài nghiên cứu sự tác động tiêu cực
của hoạt động sản xuất tại các làng nghề truyền thống tới môi trường tự nhiên
– xã hội và các biện pháp đưa ra nhằm hạn chế những tác động tiêu cực đó, ví
dụ:
­ Các kết quả khảo sát tại làng nghề giấy Phú Lâm và Phong Khê (Bắc
Ninh) của Viện Hóa học Công nghệ Môi trường, Đại học Bách khoa Hà Nội,
2005 cho thấy: bụi vượt vượt TCCP từ 1,1 – 1,3 lần, SO2 vượt 1,3 lần, H2S
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà

-8-


Lớp: K33A Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

vượt 2 lần, nước thải có COD = 617mg/l (vượt 6 lần TCCP), BOD5 = 130mg/l
(vượt 4,3 lần).[6]
­ Nghiên cứu: “Những vấn đề về sức khỏe và an toàn trong các làng
nghề Việt Nam” (Nguyễn Thị Hồng Tú, Nguyễn Thị Liên Hương, Lê Vân
Trình, 2005) đã nêu lịch sử phát triển các làng nghề, môi trường và sức khỏe
lao động của người lao động.[6]
­ Cuốn sách “Làng nghề Việt Nam và môi trường” (Đặng Kim Chi và
các cộng sự, 2005): Đây là công trình nghiên cứu tổng quát về vấn đề làng
nghề và thực trạng ô nhiễm môi trường làng nghề hiện nay.[2]
Ngoài ra còn rất nhiều bài báo, đề tài nghiên cứu khoa học khác đề cập
đến vấn đề ô nhiễm môi trường tại các làng nghề.
1.4. Các nghiên cứu đề cập tới tác động tiêu cực của hoạt động sản xuất
rượu tại làng Vân, Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang tới môi trường và sức
khỏe người dân nơi đây
Với những tác đông tiêu cực của hoạt động nấu rượu tại làng Vân tới môi
trường và sức khỏe người dân trong vùng đã có một vài đề tài nghiên cứu và
bài báo phản ánh các vấn đề bức xúc đó:
­ Phòng Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Y tế dự phòng huyện Việt
Yên, Bắc Giang đã triển khai một số đề tài nghiên cứu về tình hình môi
trường tại làng nghề nấu rượu truyền thống tại làng Vân và tình hình sức khỏe
của người dân tròn vùng.Ví dụ: Đề tài nghiên cứu sức khỏe trẻ em tại làng
Vân với bênh hô hấp cấp hay đề tài của Thạc sĩ Đặng Hùng thuộc phòng Y tế
dự phòng Việt Yên, Bắc Giang về bệnh tiêu hóa tại làng Vân.[5]

­ Báo, tin tức của đài truyền hình Bắc Giang về những bức xúc tại làng
Vân, Bắc Giang.
­ Báo VOV News của Đài tiếng nói Việt Nam: Ô nhiễm môi trường tại
làng Vân.[11]
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà

-9-

Lớp: K33A Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm nghiên cứu
­ Làng Vân, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
­ Quy trình sản xuất rượu tại làng Vân.
­ Sự ô nhiễm môi trường không khí, môi trường lao động tại làng Vân.
­ Sức khỏe của người dân trong làng.
2.3. Thời gian nghiên cứu
­ Từ tháng 8/2008 đến tháng 12/2009.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
 Điều tra, khảo sát thực địa:
­ Xác định các thông số tự nhiên (độ ẩm, nhiệt độ…)
­ Điều tra lịch sử nghề nấu rượu bằng phát vấn hoặc sưu tầm tài liệu.
­ Tìm hiểu quy trình sản xuất rượu xưa và nay.

­ Tìm hiểu nguồn tri, thu, lãi suất của người dân
­ Xác định nguồn thải, bã thải.
­ Xác định thành phần, nồng độ các sản phẩm thải (khí, xỉ, nước…)
­ Khảo sát tình hình sức khỏe người dân trong làng và nền sản xuất
 Phương pháp lý thuyết
­ Đánh giá tác động môi trường bằng phương pháp nguyên nhân-hậu quả
để đề ra những biện pháp phù hợp.
­ Đánh giá về nguồn thải, bã thải, nguồn tiếp nhận trên cơ sở lý thuyết.
­ Đánh giá sự khả quan của các giải pháp đưa ra nhằm giải quyết vấn đề.
­ Đánh giá khách quan những yếu tố tác động tới sức khỏe con người.
 Phương pháp xử lý số liệu
­ Phương pháp thống kê và sử dụng phần mền Excel.
­ Phân tích các mẫu không khí, bụi… thu được.
­ Phân tích những tác động tới sức khỏe của người dân.
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà

- 10 -

Lớp: K33A Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

CHƯƠNG 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI VÀ QUY TRÌNH SẢN
XUẤT RƯỢU TẠI LÀNG VÂN, VÂN HÀ, VIỆT YÊN, BẮC GIANG
3.1. Sơ lược điều kiện tự nhiên và xã hội xã Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang
3.1.1. Vị trí địa lí
Vân Hà là một xã nằm ở phía Tây Nam của huyện Việt Yên, tỉnh Bắc

Giang cách trung tâm huyện 12km và cách Thành phố Bắc Giang 22km. Xã
Vân Hà bao gồm 3 thôn: thôn Yên Viên (làng Vân), thôn Thổ Hà và thôn
Nguyệt Đức. Toàn xã có 3 mặt giáp sông Cầu và giáp danh với các xã:
­ Phía Bắc giáp với xã Tiên Sơn huyện Việt Yên.
­ Phía Nam giáp với xã Vạn An huyện Yên Phong-Bắc Ninh.
­ Phía Đông giáp với xã Hòa Long huyện Yên Phong-Bắc Ninh.
­ Phía Tây giáp với xã Tam Đa huyện Yên Phong-Bắc Ninh.
3.1.2. Điều kiện khí hậu.
Khí hậu xã Vân Hà mang đặc điểm khí hậu miền Bắc Việt Nam là khí hậu
nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều, một năm có hai mùa rõ rệt (mùa hè và
mùa đông).


Nhiệt độ
­ Mùa hè nhiệt độ trung bình là 300C, nhiệt độ cao nhất 40,50C.
­ Mùa đông nhiệt độ trung bình là 130C, nhiệt độ thấp nhất là 90C.



Độ ẩm
Độ ẩm tường đối cao, trung bình 83%/năm, có sự chênh lệnh không

nhỏ giữa các mùa trong năm.


Chế độ mưa:

Làng Vân có lượng mưa khá lớn vào tháng 6, tháng 7, tháng 8 hằng năm.
Lượng mưa lớn làm nước dâng cao, nên cũng chính những tháng đó làng Vân
thường phải chịu một đợt lụt hoặc ngập úng từ 15-20 ngày.


SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà

- 11 -

Lớp: K33A Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Hệ thống thủy lợi

Xã có sông Cầu chảy qua và được sông bao bọc bởi ba mặt thuộc phía
Nam - Đông - Tây. Hệ thống kênh mương đã được bê tông hóa, đáp ứng đủ
những điều kiện tưới tiêu để phục vụ sản xuất nông nghiêp của người dân.
3.1.3. Điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội


Dân cư:

Tổng số hộ dân của xã là 1953 gia đình và có 8352 nhân khẩu (tính năm
2009). Trong đó làng Vân có 930 hộ gia đình với 4222 nhân khẩu.


Tình hình sản xuất nông nghiệp, ngành nghề

Tổng diện tích đất tự nhiên là 285,02 ha, trong đó đất nông nghiệp là

130ha. Tổng diện tích đất gieo trồng trông năm 2010 là 134 ha. Trong đó lúa
chiêm xuân 119,77 ha; lúa mùa muộn 102,98 ha, hoa mầu 8,62 ha. Đưa tổng
sản lượng lương thực trung bình 797,5 tấn.
Xã có 4 ngành nghề chính : nấu rượu, làm bánh nem-bánh tráng, đánh bắt
- chăn nuôi thủy sản và làm ruộng - chăn nuôi.
Làng Vân có nghề nấu rượu và làm ruộng là chủ yếu. Trong đó thu nhập
chính là nghề nấu rượu. Thu nhập trung bình một tháng của một hộ gia đình
vào khoảng 2.000.000VNĐ.


Văn hóa

Vân Hà là một xã có những làng nghề truyền thống điển hình của làng quê
Việt Nam. Ngoài hoạt động sản xuất nấu rượu của làng Vân; làm gốm, bánh
tráng, bánh nem của làng Thổ Hà thì xã Vân Hà cũng có những nét văn hóa
đặc sắc khác:
­ Rằm tháng giêng hàng năm làng Vân có lễ hội truyền thống, có đền thờ
Đức Thánh Tam Giang.

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà

- 12 -

Lớp: K33A Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2


­ 21-23 tháng giêng làng Thổ Hà có hội làng truyền thống và lễ hội giới
thiệu sản phẩm sản xuất của làng và các làng lân cận, đồng thời có hội thi hát
quan họ đặc sắc.
­ Rằm tháng tư, cứ theo lệ 4 năm 1 lần làng Vân tổ chức hội đánh Cầu,
một loại hình văn hóa phi vật thể đặc sắc thu hút được rất nhiều khách du lịch
trong và ngoài nước.
3.2. Quá trình sản xuất rượu tại làng Vân
3.2.1. Sơ lược sự hình thành và phát triển của nghề nấu rượu Vân
Không ai biết chính xác nghề nấu rượu ở làng Vân xuất hiện từ khi nào.
Tuy nhiên cứ mùng 7 tháng giêng hàng năm người dân làng Vân vẫn làm Tết
Thánh Sư, một ngày Tết được người dân trong làng tương truyền là ngày Tết
“Ông tổ nghề rượu”.
Để bảo lưu nghề truyền thống của ông cha, giữ bí quyết nghề nấu rượu,
ngay từ xa xưa, người dân Vân Hà đã có ý thức rằng trong gia đình, cha mẹ
chỉ truyền nghề cho con trai và con dâu. Vì nếu truyền cho con gái, khi con
gái lấy chồng sẽ mang công thức rượu làng Vân đi nơi khác. Tập tục này
được tuân thủ nghiêm ngặt. Vì vậy, xưa có câu ca dao:
‘‘Trời mưa cho ướt lá khoai
Đố ai lấy được con trai Thổ Hà
Trời mưa cho ướt lá cà
Đố ai lấy được đàn bà Vạn Vân”
Năm Chính Hòa thứ 24 (1703) vua Lê Hy Tông sắc phong cho Thành
hoàng làng Vân là Thượng Đẳng Thần, các nguyên lão của làng thượng kinh
rước sắc đã đem ba vò rượu tiến vua, vua ban cho bá quan trong triều, ai cũng
khen thơm ngon, vua Lê hạ bút phê: “Vân hương mỹ tửu”, đó là thương hiệu
chính thức của rượu làng Vân kể từ đó. Sách Đại Nam nhất thống chí của
Quốc sử quán nhà Nguyễn tập IV cũng lưu: “Chợ Yên Viên nấu rượu trắng
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà

- 13 -


Lớp: K33A Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

rất ngon”. Cũng giai đoạn đó nghề nấu rượu gạo đã đem lại sự hưng thịnh
cho người dân nơi đây và Vân Hà được coi là Lỵ sở của toàn huyện.[10]
Dưới triều đại phong kiến người dân làng Vân nấu rượu với quy trình thủ
công, lạc hậu, đồ dùng tự chế thô sơ còn được gọi là “nồi Ba ba” nên sản
lượng rượu không nhiều và thời gian chưng cất rượu là rất lâu (10-12h/mẻ).
Đến thời Pháp thuộc, dưới sự đầu tư và nghiên cứu của các chuyên gia
người Pháp kết hợp với ông Nguyễn Lễ (người Đáp Cầu) nghề nấu rượu của
làng Vân được mở rộng về quy mô và nâng cao về trình độ. Vào những năm
30 của thế kỷ XIX các nhà tư bản Pháp đã đầu tư vốn và xây dựng tại làng
Vân một nhà máy sản xuất rượu với công nghệ cao khác hẳn so với “nồi Ba
ba” cũ mà ngày nay người dân làng Vân vẫn đang sử dụng. Cũng chính vì vậy
mà rượu làng Vân còn được biết đến ở nhiều nước trên thế giới ngay từ thời
Pháp thuộc.
Nhưng đến những năm 60 của thế kỷ XIX khi lương thực, thực phẩm của
đất nước ta trở nên khan hiếm, đời sống nhân dân cùng cực khó khăn, lương
thực, thực phẩm đều được tập trung cho tiền tuyến thì việc nấu rượu bằng gạo
là một hành động vi phạm pháp luật. Vì vậy, để đảm bảo thu nhập kinh tế, bảo
tồn và duy trì nghề nấu rượu truyền thống người dân làng Vân đã chuyển sang
sử dụng một nguồn nguyên liệu mới đó là sắn, khoai, ngô… (trong đó sắn là
chủ yếu). Với việc thay đổi nguyên liệu sản xuất, rượu Vân không những vẫn
tồn tại, phát triển mà còn đem lại lợi ích kinh tế cho người dân dù rượu được
làm bằng sắn có chất lượng không cao bằng rượu gạo. Cho tới nay việc nấu

rượu bằng nguyên liệu là sắn vẫn được duy trì.
Hiện nay, làng Vân có 80% người dân sống bằng nghê nấu rượu (70% nấu
rượu sắn, 10% nấu rượu gạo). Mặc dù nghề nấu rượu vẫn phát triển, đem lại
lợi ích kinh tế cho người dân trong làng nhưng rượu Vân đang đứng trước
nguy cơ bị cạch tranh bởi nhiều loại rượu khác trên thị trường như rượu Bầu
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà

- 14 -

Lớp: K33A Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Đá (Bình Định), rượu Sán Lùng, Bắc Hà (Lào Cai)... do quy trình sản xuất
rượu thủ công, quy mô hộ gia đình, không có cải tiến kỹ thuật, mẫu mã, chất
lượng sản phẩm và nguyên liệu bằng sắn có nhiều chất độc hại. Mặt khác sản
phẩm thải tạo ra không qua xử lí và được thải trực tiếp vào môi trường… đã
gây rất nên những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên-xã hội, ảnh
hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dân trong làng và những vùng lân cận
càng làm nghề nấu rượu truyền thống của làng Vân phải đối mặt với nhiều
những khó khăn thử thách hơn.
3.2.2. Quy trình sản xuất rượu tại làng Vân
3.2.2.1. Quy trình sản xuất rượu sắn.
1- Nguyên liệu-nhiên liệu:
 Nguyên liệu để sản xuất rượu sắn chính là sắn tươi hoặc sắn khô (sắn
khô là chủ yếu) đã được cạo vỏ lá (vỏ gỗ), được cắt khúc thành miếng dài 1 1,5cm. Nguyên liệu này được thu mua từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Trung
Quốc… và được vận chuyển về xã bằng các ôtô tải chuyên dụng có tải lượng

lớn qua đường liên xã Vân Hà-Tiên Sơn. Nguyên liệu được sử dụng để nấu
trong một ngày là 65-70kg sắn khô.
 Men: là loại men Bắc 35 hoặc 38 vị, men được chế biến thành từng
bánh nhỏ (R = 4cm - 8cm) hoặc bánh lớn (R = 12 - 15cm). Khi sử dụng phải
nghiền nhỏ để tăng diện tích tiếp xúc với nguyên liệu. Lượng men sử dụng
cho 60kg sắn là 300g.
 Nhiên liệu: Than bùn và than tổ ong, đây là những loại than được thu
mua tại những nhà máy nhiệt điện, sau đó được chế biến và pha trộn với tỉ lệ
bùn, nước và những chất phụ gia đặc biệt.

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà

- 15 -

Lớp: K33A Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

2- Quá trình sản xuất rượu:
 Sơ đồ nấu rượu và sản phẩm thải:
Quy trình sản xuất rượu và các sản phẩm thải được thể hiện ở sơ đồ
sau:

Nguyên
liệu khô

Ngâm


Luộc

Nguyên
liệu ướt

Nguyên
liệu chín
Ủ hiếu
khí và
kị khí

Nước, khí, xỉ
than, bụi thải

Nước thải

Rượu
Chưng cất

Nguyên
liệu ủ

Bã thải

Sơ đồ 1: Quy trình sản xuất rưọu Vân và sản phẩm thải
Qua sơ đồ 1 ta thấy quá trình nấu rượu Vân bao gồm 3 giai đoạn:
 Giai đoạn 1: Xử lý nguyên liệu
­ Do sắn khô là loại nguyên liệu cứng, khó làm chín nếu nấu với số
lượng lớn. Vì vậy trước khi làm chín, sắn được ngâm trong bể nước với mực

nước cao hơn mực sắn là 15 - 20cm trong khoảng 10 - 15 giờ, rồi đem rửa
sạch. Việc ngâm sắn như vậy không những làm sắn dễ chín mà còn loại đi rất
nhiều cặn bẩn: tinh bột mủn, giảm bớt lượng chất độc hại (đặc biệt là HCN).
­ Sau khi sắn được ngâm nước và rửa sạch, sắn được luộc chín, để ráo
nước và làm nguội.

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà

- 16 -

Lớp: K33A Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

 Giai đoạn 2: Ủ nguyên liệu
­ Ủ hiếu khí: Sắn sau giai đoạn 1 được trộn với men Bắc 35 vị rồi được
ủ trong gơ (dụng cụ ủ nóng) trong 4 - 12 giờ sau đó đổ ra ngoài và ủ tải (nhiệt
độ khoảng 30 - 320C) trong vòng 15 - 17 giờ và có tiếp xúc với nguồn không
khí bên ngoài. Với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật nấm men
tăng trưởng về số lượng.
­ Ủ kị khí: Sau khi ủ hiếu khí nguyên liệu, khi thấy nguyên liệu có
mốc trắng, mềm, xốp và có mùi thơm thì nguyên liệu được đổ vào ang (một
loại chum có dung tích lớn khoảng 200 lít) sau đó đậy kín để quá trình lên
men rượu xảy ra. Quá trình ủ này được diễn ra trong 5 - 9 ngày. Sau 5 - 9
ngày thì đổ nước vào ang (3 phần nước, 1 phần nguyên liệu) để xảy ra quá
trình tách lọc rượu ra khỏi nguyên liệu đã được lên men. Sau 2 - 3 ngày là
có thể đem chưng cất.

 Giai đoạn 3: Chưng cất rượu
­ Sau khi giai đoạn 2 được thực hiện, nguyên liệu ủ được đưa lên chưng
cất (chưng cất cả nước lẫn cái) trong vòng 3 - 5 giờ. Trung bình một mẻ rượu
nấu được 20kg nguyên liệu khô. Sản phẩm tạo ra được sử dụng ngay.
3.2.2.2. Quy trình sản xuất rượu gạo
Tương tự như quy trình nấu rượu sắn nhưng cần lưu ý những vấn đề sau:
­ Nguyên liệu là gạo nếp hoặc gạo tẻ (20 - 25kg/mẻ).
­ Quá trình ngâm gạo diễn ra ngắn hơn: chỉ từ 3 - 5 giờ.
­ Men: Loại men Bắc vi sinh từ 35 - 38 vị (R=3-4cm), có thể có thêm
hương liệu.
­ Quá trình làm chín nguyên liệu sử dụng phương pháp hấp là chủ yếu
để tránh cơm rượu không quá khô hoặc quá nhão.

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà

- 17 -

Lớp: K33A Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Nhận xét

­ Quy trình sản xuất rượu Vân khá đơn giản (chỉ gồm có ba giai đoạn),
nhưng để tạo ra một thứ rượu thơm ngon thì không chỉ dừng lại ở đó mà cần
phải có kĩ thuật chuyên sâu trong từng giai đoạn như: ủ với nhiệt độ bao

nhiêu, cách điều chỉnh nhiệt độ như thế nào, cách lấy nước ra sao...
­ Qua trắc quan chúng tôi thấy quá trình sản xuất rượu của làng Vân thải
ra ba loại sản phẩm thải vào trong môi trường bao gồm cả rắn - lỏng -khí.

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà

- 18 -

Lớp: K33A Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Đánh giá tác động đến môi trường không khí từ quá trình sản xuất
rượu tại làng Vân.
4.1.1 Nguồn thải
Trong quá trình làm chín nguyên liệu (luộc sắn, nấu chín gạo), quá trình
chưng cất rượu, với việc sử dụng than bùn và than tổ ong làm nhiên liệu đốt
đã tạo ra một lượng khí thải độc hại gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi
trường và sức khỏe con người.
Than bùn và than tổ ong là hai loại than được tạo ra từ than cám có nguồn
gốc từ các nhà máy nhiệt điện và có hàm lượng cacbon khá thấp từ 51-62%.
Để tạo ra than bùn và than tổ ong thì than cám sẽ được pha trộn với một luợng
bùn và một lượng H2O khá lớn, thêm vào đó là các tạp chất và phụ gia để tăng
khả năng cháy và khả năng kết dính. Mặt khác than tổ ong còn chứa một hàm
lượng chất đóng bánh có dung lượng Pb rất cao. Chính vì vậy, khi sử dụng
than bùn và than tổ ong làm nguyên liêu đốt sẽ tạo ra một lượng khí độc hại

rất lớn.
Quá trình đốt than cũng tạo ra một lượng bụi khá lớn xung quanh lò đốt
do một phần lượng bùn bị mất nước tạo nên. Khi bùn bị mất nước thì 1 phần
những phân tử đất không còn khả năng kết dính, chúng được tự do và tạo nên
những hạt bụi nhỏ có kích thước khoảng 10-20 micron, những hạt bụi này
dưới lực đẩy của nguồn nhiệt chúng bay lên cao theo phương thẳng đứng và
lan toả ra bên ngoài.
Ngoài ra, trong quá trình vận chuyển nguyên liệu từ nơi khác về cũng tạo
ra một lượng khí thải và bụi đáng kể. Tuy nhiên quá trình vận chuyển chỉ tạo
ra mức độ ô nhiễm đáng chú ý trong giai đoạn thu mua và tích trữ nguyên liệu
sắn khô trong vòng 2 – 4 tháng từ tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau.

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà

- 19 -

Lớp: K33A Sinh - KTNN


×