Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Tìm hiểu thực trạng phát triển chăn nuôi và áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi tại một số xã của huyện hoài đức thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.03 KB, 31 trang )

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ
trọng chăn nuôi là giải pháp chủ yếu để duy trì và nâng cao giá trị của sản xuất
nông nghiệp. Hiện nay, tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp của nước ta chiếm
trên 32% và định hướng sẽ tăng lên 38% vào năm 2015 và 42% vào năm
2020.Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2011 phấn đấu sản
xuất 4,28 triệu tấn thịt lợn hơi các loại, 6,53 triệu quả trứng, 330 nghìn tấn sữa
tươi... tăng 7,5-8% so với năm 2010.[8 ]
Hoài Đức là huyện có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh vào loại
bậc nhất khu vực phía Tây Hà Nội nên diện tích đất nông nghiệp đang ngày càng
ít đi. Trong hoàn cảnh đó, việc chuyển dịch cơ cấu theo hướng hàng hóa, đẩy
mạnh phát triển chăn nuôi là hướng đi hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp của
huyện.
Bên cạnh việc phát triển mạnh những vùng trồng trọt mang tính hàng hóa
như vùng rau an toàn Song Phương, Vân Côn hay vùng cây ăn quả Đắc Sở, Tiền
Yên... thì chăn nuôi của Hoài Đức cũng có nhiều chuyển biến, đạt kết quả cao.
Với tổng số 20 xã, thị trấn, Hoài Đức có 40.960 hộ gồm 171.440 nhân khẩu
(98.872 người trong độ tuổi lao động), trong đó có 18.471 hộ sinh sống bằng
phát triển nông nghiệp, thủy sản, chiếm 18,68%. Mặc dù số hộ chuyên tập trung
làm nông nghiệp cũng như diện tích sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp nhưng hiệu
quả, giá trị nông nghiệp vẫn tăng cao, đặc biệt chăn nuôi ngày càng chiếm tỷ
trọng lớn. Đàn gia súc, gia cầm của Hoài Đức đã tăng lên rõ rệt. Trong phát triển
chăn nuôi của Hoài Đức, nhiều xã đã phát huy lợi thế đồng đất và ngành nghề
chế biến nông sản để phát triển mạnh đàn gia súc, gia cầm.
1


Tuy nhiên, vấn đề phát triển chăn nuôi ở Hoài Đức vẫn còn nhiều khó
khăn. Có tới 90% số hộ chăn nuôi quy mô lớn, nhỏ của Hoài Đức nằm ở vườn hộ gia đình


xen kẽ trong khu dân cư, vì thế ô nhiễm môi trường trầm trọng. Giá thành các sản phẩm chăn
nuôi, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm thấp chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi ngày
càng cao của người tiêu dùng. Tình trạng dịch bệnh trên gia súc, gia cầm vẫn xuất hiện rải rác
và chưa được kiểm soát triệt để, làm giảm hiệu quả sản xuất và tính bền vững của nghề chăn
nuôi. Công tác quản lý chất lượng giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y và vệ sinh an toàn
thực phẩm, phòng, chống dịch bệnh còn nhiều bất cập, hiệu quả thấp.[ 11]

Ðể phát triển chăn nuôi bền vững, Hoài Đức cần phải thay đổi căn bản phương
thức chăn nuôi, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu trong chăn nuôi, tăng tỷ trọng chăn
nuôi công nghiệp, ưu tiên phát triển các loại gia súc, gia cầm có nhu cầu tiêu thụ
cao trên thị trường, chủ động nguồn thức ăn chăn nuôi, nhất là tận dụng, nâng
cao giá trị dinh dưỡng nguồn phụ phẩm của sản xuất công nghiệp và nông
nghiệp. Đồng thời cần đưa tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi, tập trung hỗ trợ người
dân phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, công nghiệp, gắn với cơ sở giết
mổ, chế biến tập trung và xử lý chất thải công nghiệp, bảo đảm vệ sinh an toàn
thực phẩm, tránh ô nhiễm môi trường.
Trong thời gian qua, nhiều cơ quan đã tích cực chuyển giao các kỹ thuật
tiến bộ trong chăn nuôi trên địa bàn huyện Hoài Đức. Tuy nhiên, nhiều kỹ thuật
tiến bộ đã được chuyển giao nhưng phát triển không bền vững, một số kỹ thuật
tiến bộ không được người dân chấp nhận hoặc chỉ chấp nhận lúc đầu khi có dự
án hỗ trợ; một số kỹ thuật tiến bộ được chấp nhận nhưng không được nhân rộng
v.v ...
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành đề tài “Tìm hiểu thực trạng
phát triển chăn nuôi và áp dụng tiến bộ kĩ thuật trong chăn nuôi tại một số xã
của huyện Hoài Đức- thành phố Hà Nội”

2


1.2. Mục tiêu nghiên cứu

- Thực trạng phát triển chăn nuôi
- Hoạt động chuyển giao kỹ thuật tiến bộ trong chăn nuôi
- Thực trạng áp dụng kỹ thuật tiến bộ trong chăn nuôi

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.1.Tăng trưởng trong chăn nuôi [ 3] [4]
Việt Nam là nước có nền kinh tế nông nghiệp lâu đời với hai ngành truyền
thống là trồng trọt và chăn nuôi. Sản lượng lương thực tăng nhanh trong thời
gian gần đây đưa Việt Nam từ một nước thiếu lương thực vào những năm 1980
trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 - 3 thế giới. Sản xuất lương thực đạt
sản lượng cao đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển công nghiệp chế biến
thức ăn gia súc, gia cầm và đưa chăn nuôi phát triển nhanh và ổn định.
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ đổi mới, ngành chăn
nuôi đã đạt được những kết quả đáng kể.
- Tốc độ tăng đàn gia súc, gia cầm trong 10 năm gần đây tính trung bình
3,0 - 6,0%, trong đó đàn lợn tăng 6,77%; bò tăng 4,1% (bò sữa tăng mạnh
48,06%); gia cầm tăng 6 - 9%/năm. Tổng đàn gia cầm tăng từ 216 triệu con năm
2001 lên 226 triệu con năm 2007, tổng đàn trâu là 2.996.415 con, đàn bò
6.724.703 con.
Những năm gần đây, nhiều chính sách của Đảng và Chính phủ về phát triển
kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, chuyển
đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đã đi vào thực tiễn cuộc sống, góp phần thúc đẩy
quá trình phát triển ngành chăn nuôi. Một phương thức sản xuất mới - sản xuất

3


theo hướng hàng hóa bền vững - trong ngành chăn nuôi đang từng bước hình
thành.
Tính đến đầu năm 2007, cả nước có 17.721 trang trại (chưa kể những trang

trại chuyên chăn nuôi thỏ, lợn rừng, nhím và các loại động vật sống trong nước
ngoài cá), trong đó có 7.475 trang trại chăn nuôi lợn, 2.837 trang trại chăn nuôi
gia cầm, 6.405 trang trại chăn nuôi bò (có 2.011 trang trại chăn nuôi bò sữa), 247
trang trại chăn nuôi trâu, 757 trang trại chăn nuôi dê. Chăn nuôi trang trại đang
trên đà phát triển mạnh, nhưng không phải vì vậy mà không có những vấn đề
đang đặt ra. Số liệu tổng kết cho thấy, chăn nuôi nhỏ lẻ đáp ứng đến 60% nhu
cầu tiêu dùng trong nước, đồng thời là nguồn thu nhập đáng kể của các hộ nông
dân cá thể. Chăn nuôi thực sự đang là một trong những phương thức quan trọng
góp phần thực hiện xóa đói, giảm nghèo trong nông thôn.
Những chính sách của Việt nam trong giai đoạn vừa qua đã có những tác
dụng tích cực giúp ổn định và phát triển chăn nuôi, trong đó những thành tựu nổi
bật đó là:
+ Củng cố và duy trì được hệ thống giống gốc vật nuôi từ trung ương đến
một số địa phương;
+ Cải tạo nâng cao tầm vóc đàn bò vàng Việt Nam đáp ứng nhu cầu đàn
cái nền cho lai tạo nhân giống bò sữa, bò thịt; các giống lợn, giống gia cầm đã
được cải tiến, nâng cao chất lượng đáng kể trong sản xuất.
+ Cơ cấu chăn nuôi đang chuyển dịch dần sang hướng trang trại và công
nghiệp;
+ Bước đầu hình thành ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi và
chế biến sữa đạt trình độ, công nghệ tiên tiến;

4


+ Năng suất và tăng trưởng ngành chăn nuôi trong những năm qua luôn
tăng cao năm sau so với năm trước đáp ứng về cơ bản nhu cầu thực phẩm (thịt,
trứng) cho tiêu dùng trong nước.
Theo Quyết định phê duyệt của Chính phủ về định hướng phát triển chăn nuôi
đến 2020, “chăn nuôi sẽ được thay đổi cơ bản theo hướng công nghiệp có năng

suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao; kiểm soát được dịch bệnh và
bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; đáp ứng đủ nhu cầu thực phẩm cho tiêu
dùng trong nước và hướng tới xuất khẩu”, “nâng cao tỷ trọng chăn nuôi trong
nông nghiệp: đạt 32% vào năm 2010; 38% năm 2015 và 42% năm 2020”. Tất cả
các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước là điểm tựa vững chắc giúp ngành
chăn nuôi có cơ sở pháp lý để phát triển trong thời hội nhập.
2.2. Những thách thức và rủi ro của ngành chăn nuôi [3] [4]
2.2.1.Tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi
Từ năm 2003, chăn nuôi luôn phải đối mặt với tình hình dịch bệnh, điển
hình là dịch bệnh cúm gia cầm và dịch tai xanh ở lợn. Dịch cúm trên ra cầm đã
xẩy ra gây thiệt hại nặng nề trong sản xuất cũng như ảnh hưởng lớn đến thị
trường tiêu dùng, giai đoạn 2003-2008 Việt nam phải chi 236 triệu USD trong
việc phòng chống cúm gia cầm. Đến nay chúng ta vẫn chưa ngăn chặn và khống
chế được dịch bệnh hoàn toàn.
Đối với dịch tai xanh, từ năm 2007 đến nay dịch bệnh xẩy ra trên 38 tỉnh
thành, năm nào cũng có dịch bệnh xẩy ra. Năm 2007, dịch bệnh đã xẩy ra trên
13.355 hộ gia đình (trên 14 tỉnh, thành) với gần 30.000 đầu lợn bị tiêu hủy, đến
năm 2008, dịch bệnh đã xẩy ra trên 28 tỉnh, thành, số lợn bị tiêu hủy cao gấp 10
lần năm 2007.
Cùng với sự phát triển về quy mô, tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi xẩy
ra càng nhiều, lây lan nhanh, khó kiểm soát, mức độ thiệt hại mà dịch bệnh gây
5


ra cho ngành chăn nuôi ngày càng lớn. Đó là những thách thức rất lớn mà chúng
ta phải đối mặt trong giai đoạn tới.
2.2.2. Quy mô chăn nuôi nhỏ, thiếu bền vững
Hình thức chăn nuôi manh mún, nhỏ lẻ, hầu hết đều được nuôi ở quy mô hộ
gia đình, tận dụng thức ăn thừa, không quan tâm tới công tác tiêm phòng hay
phòng chống dịch bệnh theo quy trình của cơ quan thú y. Đó là bức tranh cơ bản

của chăn nuôi Việt nam hiện nay.
Thời gian gần đây, một số địa phương đã mạnh dạn triển khai xây dựng các
khu chăn nuôi tập trung nhằm kiểm soát tốt dịch bệnh, đảm bảo tốt vệ sinh môi
trường và an toàn thực phẩm…bước đầu đã mang lại những kết quả đáng khích
lệ. Song, để tiến hành xây dựng khu chăn nuôi tập trung còn nhiều khó khăn.
2.2.3. Thiếu con giống và nguồn cung cấp con giống chất lượng
Nếu nhìn vào thực tế sản xuất giống ở Việt Nam, nhận thấy số lượng không
đảm bảo, chất lượng yếu kém, chưa chú trọng quy mô phát triển...
Nguồn giống kham hiếm do ảnh hưởng của dịch bệnh. Giai đoạn 20002005, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã đầu tư 1.040 tỷ đồng cho 129 dự án xây
dựng trung tâm giống ở các địa phương. Tuy nhiên, đến nay, nhiều trung tâm
giống vẫn trong tình trạng thiếu cơ sở vật chất kỹ thuật và kinh phí nên các dự án
phải kéo dài và chưa hoàn thiện hệ thống quản lý. Theo đó, chất lượng con giống
chưa được kiểm soát chặt chẽ.
2.2.4. Mất cân đối cung – cầu thức ăn chăn nuôi
Không chỉ hứng chịu sự "càn quét" của dịch bệnh, nông dân còn phải "giơ
đầu chịu báng" trước tốc độ tăng giá thức ăn chăn nuôi (TACN). Một trong
những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do chúng ta chưa chủ động được
nguyên liệu chế biến, phải phụ thuộc vào nhập khẩu.

6


Từ đầu năm 2008 đến nay, đã có tới 9 lần các doanh nghiệp sản xuất, kinh
doanh TACN công bố tăng giá sản phẩm, trung bình khoảng 40-60%, có loại tới
70-80%.
Việc phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu các nguyên liệu quan trọng như
premix, chất phụ gia và các chất bổ sung khác khiến nông dân gánh chịu “cơn
bão” tăng giá TACN.
Một nguyên nhân khác dẫn đến giá TACN tăng là do ngành nông nghiệp
thiếu khả năng quy hoạch phát triển các nguồn nguyên liệu thô cũng như công

nghiệp phụ trợ cho chế biến TACN. Việt Nam là nước nông nghiệp nhưng ngành
sản xuất TACN đang gặp phải nghịch lý khi không chủ động được nguồn nguyên
liệu chủ chốt có nguồn gốc từ nông nghiệp như ngô, đậu tương, thức ăn thô
xanh... Với trên 1 triệu hecta ngô, năng suất bình quân 3,6 tấn/ha, sản lượng trên
3,6 triệu tấn/năm nhưng các DN vẫn phải nhập khẩu hàng trăm ngàn tấn/năm.
Các nguyên liệu khác như: bột cá 60% đạm, vi khoáng, amino acid cũng trong
tình trạng tương tự. Đây cũng là nguyên nhân khiến giá TACN của Việt Nam
luôn cao hơn so với các nước trong khu vực 10-20%.
2.2.5. Ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi
Chỉ tính riêng năm 2007, lượng chất thải từ chăn nuôi khoảng 61 triệu tấn,
nhưng chỉ 40% trong số này được xử lý, còn lại xả trực tiếp ra môi trường.[ ]
Chăn nuôi thường xuyên xả thẳng phân, nước tiểu ra cống rãnh và hệ thống
thoát nước làm môi trường ở đây ô nhiễm nặng nề, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe
người dân. Chất gây ô nhiễm môi trường không chỉ là phân mà còn có lượng lớn
chất độn chuồng, thức ăn thừa, xác gia súc, gia cầm chết. Ngoài ra, còn có chất
thải rắn trong lò mổ như chất thải trong ống tiêu hóa còn máu, mỡ, phủ tạng hoặc
sản phẩm bị loại bỏ trong quá trình kiểm soát giết mổ.

7


2.2.6. Thách thức về thị trường – vấn đề quản lí giết mổ và vệ sinh an toàn
thực phẩm
Thống kê của Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) - Bộ Y tế cho
thấy, một trong những nguyên nhân khiến các vụ ngộ độc thực phẩm ngày càng
gia tăng là do sản phẩm thịt gia súc, gia cầm không đạt tiêu chuẩn. Thực trạng
sản xuất, chế biến thực phẩm của ta có quá nhiều vướng mắc, nhất là trong lĩnh
vực chăn nuôi và giết mổ gia súc, gia cầm; việc hướng dẫn và quản lý sử dụng
thuốc kháng sinh còn lỏng lẻo, tình trạng sử dụng các chất bổ trợ trong thức ăn
chăn nuôi khá tuỳ tiện. Về dư lượng kháng sinh trong thức ăn hỗn hợp, Việc

kiểm soát vệ sinh giết mổ còn hạn chế, có quá nhiều cơ sở giết mổ nằm ngoài
tầm quản lý của chính quyền địa phương và cơ quan thú y.
2.3. Định hướng phát triển chăn nuôi 2015 và tầm nhìn 2020 [ 8]
1. Mục tiêu chung
Tổ chức lại sản xuất ngành chăn nuôi theo hướng chăn nuôi trang trại, công
nghiệp gắn với giết mổ chế biến tập trung công nghiệp; từng bước đưa chăn nuôi
nhỏ lẻ vào chuỗi sản xuất thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm
thiểu ô nhiễm môi trường; đáp ứng đủ nhu cầu một số loại thực phẩm thiết yếu
cho tiêu dùng trong nước và chuẩn bị điều kiện để xuất khẩu các sản phẩm chăn
nuôi.
2. Định hướng phát triển đến năm 2015
 Phát triển nhanh quy mô đàn lợn ngoại theo hướng trang trại, công nghiệp ở
nơi có điều kiện về đất đai, kiểm soát dịch bệnh và môi trường; Tổng đàn lợn
tăng bình quân 2,0% năm, đạt khoảng 33 triệu con, trong đó đàn lợn nuôi
trang trại, công nghiệp khoảng 30%.
 Đổi mới và phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng trang trại, công nghiệp
và chăn nuôi chăn thả có kiểm soát. Tổng đàn gà tăng bình quân trên 5-6%
8


năm, đạt khoảng 260 triệu con, trong đó đàn gà nuôi công nghiệp chiếm
khoảng 30%. Không khuyến khích tăng tổng đàn thủy cầm, cần phát triển
theo hướng thay đổi cơ cấu giống, cơ cấu chăn nuôi: tăng quy mô chăn nuôi
thủy cầm theo hướng công nghiệp chiếm trên 20% và chăn thả có kiểm soát.
 Tăng đàn bò sữa bình quân trên 11% năm, đạt khoảng 350 ngàn con, trong đó
100% số lượng bò sữa được nuôi thâm canh và bán thâm canh.
 Tăng đàn bò thịt bình quân 4 % năm, đạt khoảng 10 triệu con, trong đó bò lai
đạt khoảng 45%.
 Ổn định đàn trâu với số lượng khoảng 3,1 triệu con, nuôi tập trung chủ yếu ở
các tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên.

 Các loại vật nuôi khác, tùy theo điều kiện cụ thể của từng nơi và nhu cầu thị
trường, các địa phương có những định hướng và chính sách phát triển phù
hợp.
 Phát triển mạnh ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi trên cơ sở mở
rộng quy mô, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản
phẩm.
 Chuyển một phần diện tích đất nông nghiệp để trồng cỏ thâm canh và các loại
cây nguyên liệu thức ăn chăn nuôi bằng các giống năng suất cao, giàu đạm.
Khuyến khích các trang trại quy mô lớn tự chế biến nguyên liệu trong nước
và tận dụng triệt để nguồn phụ phẩm nông, công nghiệp làm thức ăn chăn
nuôi theo các công thức đã có.
 Phát triển hệ thống giết mổ, chế biến có quy mô phù hợp với công nghệ hiện
đại, thiết bị tiên tiến và gắn với vùng sản xuất chăn nuôi hàng hóa và đa dạng
hoá các mặt hàng thực phẩm chế biến đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
 Khuyến khích các cơ sở chế biến nhỏ, thủ công áp dụng quy trình, thiết bị chế
biến hợp vệ sinh thú y, an toàn vệ sinh thực phẩm.
9


 Củng cố, nâng cao năng lực kiểm soát dịch bệnh của hệ thống thú y từ Trung
ương đến địa phương, nhất là hệ thống thú y cơ sở.
3. Chiến lược đến năm 2020 [ 8]
Mục tiêu chung
 Đến năm 2020 ngành chăn nuôi cơ bản chuyển sang sản xuất phương thức
trang trại, công nghiệp, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất
lượng cho tiêu dùng và xuất khẩu
 Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đến năm 2020 đạt trên 42%, trong đó
năm 2010 đạt khoảng 32% và năm 2015 đạt 38%;
 Đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm, khống chế có hiệu
quả các bệnh nguy hiểm trong chăn nuôi.

 Các cơ sở chăn nuôi, nhất là chăn nuôi theo phương thức trang trại, công
nghiệp và cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm phải có hệ thống xử lý chất
thải, bảo vệ và giảm ô nhiễm môi trường.
Các giải pháp phát triển chăn nuôi bền vững
Giải pháp về chính sách
 Quy hoạch sản xuất gắn với lợi thế vùng sinh thái, xây dựng quy hoạch phát
triển: lợn, gia cầm, bò sữa, bò thịt.
 Đầu tư về tài chính và tín dụng cho sản xuất: i) nhà nước tiếp tục đầu tư cơ sở
hạ tầng, phát triển vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi; ii) thực hiện chính
sách hỗ trợ tín dụng cho chăn nuôi.
 Chính sách hỗ trợ đất đai cho phát triển chăn nuôi tập trung.
 Phát triển thương mại: tập trung xây dựng hệ thống tiêu thụ sản phẩm gắn sản
xuất – giết mổ - chế biến, đảm bảo vệ sinh thú y và VSATTP.
Giải pháp khoa học kỹ thuật.
 Đổi mới nghiên cứu khoa học, công nghệ, xã hội hóa các kết quả nghiên cứu
10


khoa học, tiếp tục phát triển chương trình giống cây trồng vật nuôi
 Xây dựng chương trình phát triển sản xuất và kiểm soát thức ăn chăn nuôi, hỗ
trợ phát triển các hình thức chăn nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp, thức ăn
chế biến
 Phòng chống dịch bệnh: i) phát triển chăn nuôi an toàn sinh học, quy trình
quản lí vệ sinh thú y trong sản xuất, giết mổ, chế biến, thương mại; ii) xây
dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh.
2.4. Những kỹ thuật tiến bộ ( KTTB) và hoạt động triển khai [4 ]
2.4.1. Những kỹ thuật tiến bộ
1. KTTB trong công tác giống
- Các tiến bộ trong nghiên cứu di truyền và trong chọn, tạo giống
- Sử dụng hiệu quả ưu thế lai để tạo ra các tổ hợp lai có năng suất cao và cải

tiến, cải tạo giống địa phương
- Tạo ra các giống chuyên biệt theo các hướng sản xuất khác nhau với nhiều
dòng…
- Thụ tinh nhân tạo và cấy truyền phôi cho vật nuôi…
2. KTTB trong công nghệ sản xuất thức ăn
- Các chủng loại thức ăn phong phú, công thức phù hợp từng đối tượng gia
súc ( loài, giống, tuổi, năng suất…)
- Các dạng chế biến ( bột, viên, đậm đặc, hoàn chỉnh… thức ăn bổ sung phụ
gia..) góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi
- Sản xuất a xit amin công nghiệp, enzim….
3. Hiện đại hóa quy trình chăn nuôi-> nâng cao năng suất, giảm sức lao động..
- Tự động hóa nhiều công đoạn trong quy trình chăn nuôi
- Điều hòa được tiểu khí hậu chuồng nuôi nhờ các trang thiết bị
- Ấp trứng nhân tạo
11


4. Hiện đại hóa quy trình vệ sinh phòng bệnh
- Sản xuất nhiều kháng sinh, thuốc sát trùng, vac xin có hiệu lực cao
- Xây dựng các quy trình phòng bệnh hiệu quả
2. 4.2. Triển khai, áp dụng các KTTB
Làm thế nào để người chăn nuôi tiếp cận, ứng dụng tốt nhất các thành tựu
của khoa học - công nghệ, góp phần phát triển chăn nuôi theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đang là vấn đề còn không ít khó khăn.
“Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công
nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 20112015.[ 11], cho biết: ngành chăn nuôi Việt Nam tự nó chưa có mô hình sản xuất
mang tính cộng đồng để đủ sức cạnh tranh với các công ty nước ngoài hiện có ở
Việt Nam và các nước trên thế giới.
Chưa có một chính sách và kế hoạch dài hạn cho đào tạo đội ngũ cán bộ khoa
học - kỹ thuật chuyên ngành cũng như về kỹ thuật đồng bộ về giống, công nghệ

sinh học, thiết bị, chế biến, thú y... có trình độ chuyên môn sâu. Thực tế đã bắt
đầu có sự hụt hẫng về đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên sâu, tâm huyết với nghề
không chỉ trong chăn nuôi mà còn thể hiện trong nhiều lĩnh vực khác khi chăn
nuôi phát triển.[ 11 ]
Đầu tư cho nghiên cứu khoa học còn dàn trải, những đề tài nghiên cứu không
mang tính toàn diện và lâu dài; chưa đáp ứng cho việc nâng cao sản xuất ở từng
giai đoạn và thiếu tính liên tục; thiếu những giải pháp kỹ thuật mới, cụ thể, ứng
dụng ngay cho phát triển sản xuất; thiếu tính đặc thù vùng sinh thái, vùng kinh tế
trong nghiên cứu để triển khai phù hợp; nhiều đề tài không mang yếu tố kinh tế,
khó áp dụng vào sản xuất.

12


Để ngành chăn nuôi Việt Nam tạo ra được bước đột phá thực sự trong sản
xuất nông nghiệp, cần có những tư duy mới, bước đi mạnh dạn hơn trong việc cơ
cấu lại và tổ chức ngành:
- Mở rộng đào tạo kỹ thuật chăn nuôi trang trại từ quy mô nhỏ đến vừa và lớn,
tính cụ thể đến hiệu quả kinh tế để người dân biết, nắm vững, làm theo.
Cần tập trung xây dựng kế hoạch và chính sách phát triển sản phẩm hằng năm
thật phù hợp, trên cơ sở những giải pháp đã có để chỉ đạo sát sao theo từng giai
đoạn phát triển. Có như vậy, ngành chăn nuôi mới điều tiết được lượng sản phẩm
làm ra, tránh hiện tượng “no dồn đói góp”.
Từ điều kiện đất đai, địa hình tự nhiên, thời tiết, khí hậu và kinh nghiệm thực
tiễn, cần quy hoạch tổng thể lại ngành chăn nuôi. Cụ thể là cần quan tâm đến các
yếu tố: quy hoạch vùng nguyên liệu thức ăn cho chăn nuôi; xác định vùng chăn
nuôi trọng điểm để kêu gọi đầu tư; đầu tư thủy lợi theo giai đoạn phát triển để
lấy nước trồng màu (ngô, khoai, sắn, đậu nành...), đồng cỏ cho 2 nhóm vật nuôi
ở những vùng có tiềm năng phát triển gia súc có sừng và sản xuất nguyên liệu
thức ăn công nghiệp cho chăn nuôi lợn, gà.

Cần sớm có một chiến lược phát triển chăn nuôi và dịch vụ chăn nuôi, như sản
xuất thức ăn, phát triển trồng cỏ có thủy lợi, sản xuất thuốc thú y, sản xuất dụng
cụ chăn nuôi, chế biến thịt sữa...
Trong Chương trình phối hợp hoạt động giữa Hội Nông dân và Bộ Khoa
học-Công nghệ giai đoạn 2005-2010, đã có gần 300 dự án tại 60 tỉnh, thành phố
được thực hiện với tổng kinh phí gần 750 tỷ đồng
Theo báo cáo tại Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình phối
hợp hoạt động giai đoạn 2005-2010 và phương hướng công tác đến năm 2015, tổ
chức ngày 4/12/2010, tại Hà Nội [ 11], Chương trình đã huy động trên 1.250 lượt
cán bộ khoa học từ gần 70 tổ chức khoa học công nghệ về phục vụ tại địa bàn
13


nông thôn và miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu
số; đào tạo được gần 16.000 kỹ thuật viên cơ sở, bồi dưỡng nâng cao năng lực
quản lý và tổ chức triển khai dự án cho 800 cán bộ là những người trực tiếp tham
gia chuyển giao và tiếp nhận công nghệ
Gần 860 công nghệ và tiến bộ kỹ thuật đã được chuyển giao vào địa bàn
nông thôn, miền núi, hải đảo, các vùng khó khăn chậm phát triển, vùng dân tộc ít
người. Các dự án thuộc Chương trình đã thực sự tạo được điểm sáng về ứng
dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội
khu vực nông thôn, miền núi.
Theo thống kê, khoảng 50% kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ hàng
năm được đầu tư cho các nhiệm vụ khoa học công nghệ thuộc lĩnh vực nông
nghiệp, nông thôn. Các cấp Hội Nông dân phối hợp với các ngành mở được gần
300.000 lớp tập huấn khuyến nông, khuyến công, khuyến lâm, khuyến ngư, tin
học cho hơn 12,6 triệu lượt nông dân; xây dựng được trên 12.000 điểm trình
diễn kỹ thuật và tổ chức trên 54.000 cuộc hội thảo đầu bờ cho hơn 3,8 triệu lượt
người
Các cấp Hội, hội viên, nông dân ngày càng ứng dụng rộng rãi các tiến bộ

khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất
lượng, giá trị các sản phẩm nông nghiệp. Nhiều nông dân đã tìm tòi sáng kiến cải
tiến kỹ thuật, sáng chế nhiều loại máy móc, công cụ như máy bơm nước, máy
cấy, máy gặt, máy tra hạt, máy tẽ ngô, đỗ, bóc lạc, thái hành, băm bèo…; trong
đó có những sáng chế nhận được giải thưởng cao trong các cuộc thi VIFOTEC,
“Nhà nông sáng tạo.”

CHƯƠNG 3. ĐỐI TƯỢNG-NỘI DUNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
14


- Hoạt động sản xuất chăn nuôi ở một số xã huyện Hoài Đức
- Hoạt động chuyển giao, áp dụng KTTB trong chăn nuôi
3. 2. Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu chính là các vấn đề liên quan đến chuyển giao KTTB
trong chăn nuôi, bao gồm:
- Thực trạng phát triển chăn nuôi ở một số xã của huyện Hoài Đức
- Tình hình chuyển giao các KTTB thời gian qua
- Tình hình chấp nhận và ứng dụng các KTTB đã được chuyển giao
-

Những khó khăn, hạn chế trong chuyển giao các KTTB; Các giải
pháp nâng cao hiệu quả chuyển giao thời gian tới.

3.3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại 03 xã đại diện. Tiến hành điều tra bằng bảng
câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn cho mục đích nghiên cứu.
Ngoài ra, phương pháp phỏng vấn, thảo luận nhóm với các đối tượng khác
nhau (nông dân nòng cốt, các cán bộ kỹ thuật ở địa phương,...) cũng đã được tiến

hành để thu thập thông tin, số liệu nghiên cứu.

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Tình hình phát triển chăn nuôi của huyện Hoài Đức
4.1.1. Điều kiện tự nhiên –kinh tế -xã hội huyện Hoài Đức [11]
Hoài Đức là huyện nằm phía Tây Hà Nội, cách trung tâm thủ đô khoảng
16km, có 8.245,16ha đất tự nhiên (đất nông nghiệp 4.820,21ha); dân số khoảng
175.000 người (khoảng 105.000 người trong độ tuổi lao động), giáp các huyện
Từ Liêm, Quốc Oai, Chương Mỹ, Đan Phượng và Phúc Thọ. Với tổng số 20 xã,
thị trấn, Hoài Đức có 40.960 hộ gồm 171.440 nhân khẩu (98.872 người trong độ

15


tuổi lao động), trong đó có 18.471 hộ sinh sống bằng phát triển nông nghiệp,
thủy sản, chiếm 18,68%.
Là huyện nằm tiếp giáp với đại lộ Thăng Long, quốc lộ 32, tuyến đường
sắt và nhiều tỉnh lộ chạy qua... đó là những điều kiện hết sức thuận lợi để Hoài
Đức tập trung phát triển kinh tế.
Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp 9 tháng năm 2010 của huyện Hoài Đức
ước đạt 283 tỷ đồng, tăng 2,1% so với cùng kỳ, trong đó: trồng trọt 118 tỷ đồng,
tăng 1,7% so với cùng kỳ; chăn nuôi đạt 165 tỷ đồng, tăng 2,5% so với cùng kỳ.
Về trồng trọt, với tổng diện tích gieo trồng 8.113,3 ha, năng suất bình quân đạt
57,5 tạ/ha/năm.
4.1.2. Thực trạng phát triển chăn nuôi huyện Hoài Đức [ 9][ 11]
Hoài Đức có nhiều dự án đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị nên
diện tích đất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp lại. Trong hoàn cảnh đó, việc
chuyển dịch cơ cấu theo hướng hàng hóa, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đang là
hướng đi hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp của huyện.
Thực hiện quá trình chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, bên cạnh việc phát triển

mạnh những vùng trồng trọt mang tính hàng hóa như vùng rau an toàn Song
Phương, Vân Côn hay vùng cây ăn quả Đắc Sở, Tiền Yên... thì chăn nuôi của
huyện cũng có nhiều chuyển biến, đạt kết quả cao. Với tổng số 20 xã, thị trấn,
Hoài Đức có 40.960 hộ gồm 171.440 nhân khẩu (98.872 người trong độ tuổi lao
động), trong đó có 18.471 hộ sinh sống bằng phát triển nông nghiệp, thủy sản,
chiếm 18,68%. Mặc dù số hộ chuyên tập trung làm nông nghiệp cũng như diện
tích sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp nhưng hiệu quả, giá trị nông nghiệp vẫn
tăng cao, đặc biệt chăn nuôi ngày càng chiếm tỷ trọng lớn. Nếu tính ở thời điểm
năm 2001, giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện chỉ đạt hơn 260 tỷ đồng thì

16


đến hết năm 2009 đã đạt 426 tỷ đồng. Riêng chăn nuôi chiếm 58,2%. Sản lượng
thịt hơi xuất chuồng đạt 17.126,2 tấn.
Bảng 1. Đàn gia súc, gia cầm huyện Hoài Đức 2010
( Theo Phòng nông nghiệp và PTNT Hoài Đức )[5]
STT

Chỉ tiêu

Số lượng

Tổng đàn :

433.504 con

Trong đó :
1


2

- Đàn lợn :

98.750 con

- Đàn gà :

255.816 con

- Đàn vịt :

53.243 con

- Đàn bò

7.991 con

- Các loài khác

1.519 con

Giá trị sản xuất nông nghiệp

426 tỷ đồng

Trong đó : chăn nuôi
3

58,2%


Sản lượng thịt hơi xuất chuồng

17.126,2 tấn

Năm 2010, mặc dù dịch bệnh xảy ra nhiều, giá cả thức ăn chăn nuôi tăng cao
nhưng đàn gia súc, gia cầm của Hoài Đức vẫn tăng lên đáng kể. Tổng số gia súc
gia cầm đã đạt 433.504 con. Đàn gia cầm đạt 325.244 con gồm 255.816 con gà,
53.243 con vịt và một số gia cầm khác; đàn bò 7.991 con.
Trong phát triển chăn nuôi của Hoài Đức, nhiều xã đã phát huy lợi thế đồng đất
và ngành nghề chế biến nông sản để phát triển mạnh đàn gia súc, gia cầm. Tiêu
biểu như xã Cát Quế có nghề xay xát gạo đã thúc đẩy chăn nuôi gia súc phát
triển nhanh đạt 33.130 con với trên 31 nghìn con lợn. Xã Đức Thượng phát triển
chăn nuôi gia cầm đạt 44.234 con. Xã Vân Côn lại phát triển đàn bò với số lượng
17


1.825 con. Sự phát triển chăn nuôi của các xã góp phần không nhỏ vào việc nâng
cao chất lượng đời sống người dân. Điều đáng nói là các hộ chăn nuôi ở Hoài
Đức đã mở rộng việc liên kết hộ gia đình thành lập được 2 HTX chăn nuôi là
HTX Hợp Thắng và HTX chăn nuôi Hoài Đức với gần 40 hộ chăn nuôi tiêu biểu
tham gia. Việc thành lập 2 HTX chăn nuôi nhằm trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ
lẫn nhau về quy trình kỹ thuật, về vốn cũng như phương pháp phòng trừ dịch
bệnh đã góp phần quan trọng cho chăn nuôi hộ gia đình quy mô lớn đạt kết quả
cao. Nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn phát triển đàn gia súc, gia cầm quy mô lớn.
Hoài Đức có gần 100 hộ chăn nuôi quy mô lớn đã góp phần đưa chăn nuôi ngày
càng có thu nhập cao.
Mặc dù, chăn nuôi thu được nhiều kết quả cao nhưng vẫn còn không ít
những bất cập. Có tới 90% số hộ chăn nuôi quy mô lớn, nhỏ của Hoài Đức nằm
ở vườn hộ gia đình xen kẽ trong khu dân cư. Do đó, ở nhiều xã như Cát Quế,

Đức Thượng đã bị ô nhiễm môi trường nặng, đặc biệt là môi trường nước, không
khí. Mỗi ngày một trang trại chăn nuôi quy mô lớn thải ra hàng tấn phân chuồng
và hàng khối nước thải gây nên mùi hôi thối trong các khu dân cư. Bên cạnh đó,
lò giết mổ tập trung trên địa bàn không có, người dân chủ yếu bán cho tư thương
nên quá trình giết mổ, vận chuyển đảm bảo nguồn thực phẩm an toàn còn hạn
chế. Khắc phục được điều đó, tạo ra vùng nông sản hàng hóa chất lượng cao
tránh ô nhiễm môi trường, sẽ thúc đẩy chăn nuôi phát triển bền vững. Chăn nuôi
tập trung, là hướng đi của Hoài Đức.
4.2. Hoạt động triển khai và áp dụng KTTB trong chăn nuôi
Chúng tôi chọn 3 xã chăn nuôi phát triển mạnh và tập trung nhiều vào một
đối tượng nuôi để khảo sát việc triển khai và áp dụng các tiến bộ
-

Xã Cát Quế với trên 31 nghìn con lợn.

-

Xã Đức Thượng - chăn nuôi gia cầm đạt 44.234 con.
18


-

Xã Vân Côn - phát triển đàn bò với số lượng 1.825 con.

4.2.1. Các kỹ thuật tiến bộ đã được chuyển giao
Bảng 2 . Các KTTB chăn nuôi được chuyển giao tại Hoài Đức

Nhóm
KTTB


Hình thức
chuyển giao
Tham quan, Hội thảo

Hướng dẫn kỹ thuật tại nhà

Tập huấn, Mô hình trình diễn…

Phương tiện truyền thông hoặc chia sẽ kinh

nghiệmgiừa nông dân vơi nhau….

Làm hầm bigas

Các cơ quan khuyến nông các cấp…

Nhóm 4

Các trường Đại học

Nhóm 3

Nuôi lợn, gà an
toàn sinh học
VietGAHP

Các cơ quan nghiên cứu

Nhóm 2


Sinh hóa đàn bò
Nạc hóa đàn lợn
Ấp trứng công
nghiệp
Trồng cỏ
Ủ rơm
Nuôi giun quế

Cơ quan chuyển giao/
nguồn cung cấp thông tin
Các dự án do tổ chức Quốc tế tài trợ

Nhóm 1

KTTB Điển
hình

Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 4 nhóm kỹ thuật chính đã được chuyển
giao trên địa bàn trong thời gian qua là:
Nhóm 1. Các kỹ thuật về giống
- Nâng cao chất lượng của đàn bò thông qua thụ tinh nhân tạo hoặc cung
cấp đực giống lai Sind, đực giống Hà Lan
- Cung cấp các giống lợn có tỷ lệ nạc cao
- Cung cấp giống gia cầm siêu thịt, siêu trứng
- Cung cấp các giống quý, đặc sản: đà điểu, nhím, …
19


Nhóm 2. Các kỹ thuật về thức ăn:

- Tăng cường số lượng và chất lượng nguồn thức ăn nuôi bò trồng cỏ, ủ
rơm urê, ủ chua thức ăn, làm tảng liếm, bánh dinh dưỡng.
- Kỹ thuật chế biến thức ăn tổng hợp cho các đối tượng nuôi
- Nuôi giun quế làm thức ăn chăn nuôi
Nhóm 3. Về chăm sóc nuôi dưỡng:
- Nuôi lợn gà an toàn sinh học
- Nuôi lợn, gà công nghệ khép kín
- Nuôi lợn trên nền có đệm lót .
Nhóm 4. Các kỹ thuật về phòng bệnh và vệ sinh gia súc, vệ sinh môi
trường:
- Tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm
- Xử lý chất thải bằng hầm biogas
Các cơ quan chuyển giao hoặc nguồn cung cấp thông tin:
Các KTTB trên được chuyển giao thông qua một số cơ quan chủ yếu là: (1)
các cơ quan thuộc quyền quản lý của Nhà nước: nông nghiệp và khuyến nông
các cấp, trung tâm giống vật nuôi tỉnh; (2) Các dự án do tổ chức Quốc tế tài trợ;
và (3) Các cơ quan nghiên cứu và trường Đại học chủ yếu là Đại học Nông
nghiệp Hà Nội. Ngoài ra, nông dân còn tiếp cận với các nguồn cung cấp thông
tin kỹ thuật từ phương tiện thông tin đại chúng: báo chí, chương trình phát thanh,
truyền hình, từ nông dân sản xuất giỏi...
Ngoài việc xem xét các nguồn cung cấp thông tin về KTTB trong chăn
nuôi, chúng tôi cũng đã yêu cầu người dân xếp loại ưu tiên 3 nguồn mà họ ưa
thích nhất nhằm tìm hiểu về sự đánh giá của người dân và rút ra kinh nghiệm cho
công tác chuyển giao.

20


Kết quả cho thấy, 3 nguồn cung cấp thông tin được người dân ưa thích nhất,
xếp theo thứ tự là nguồn từ các dự án, khuyến nông và từ nông dân sản xuất giỏi.

Do vậy, cần chú ý nâng cao chất lượng và hiệu quả cung cấp kỹ thuật từ các
nguồn này để giúp cho người dân tiếp thu được nhiều kỹ thuật hơn trong chăn
nuôi bò.
Các phương pháp chuyển giao và sự tiếp cận của người dân
Kết quả điều tra cho thấy, phương pháp chuyển giao rất đa dạng, chủ yếu
là: Tập huấn; Mô hình trình diễn; Hướng dẫn kỹ thuật tại nhà; Tham quan học
tập; Tổ chức hội thảo, hội nghị đầu bờ;... Hầu hết các cơ quan đã kết hợp một
vài trong số các phương pháp kể trên. Trong đó, tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật
tại nhà được dự án của các tổ chức phi chính phủ thực hiện nhiều nhất vì họ có
những cán bộ hiện trường để thường xuyên hỗ trợ cho nông dân.
Chúng tôi cũng đã tìm hiểu việc lựa chọn của người dân về phương pháp
chuyển giao mà họ ưa thích nhất. Kết quả, phương pháp được ưa thích nhất, có
hiệu quả nhất xếp theo thứ tự là: Tập huấn có kết hợp với hướng dẫn kỹ thuật tại
nhà; Tập huấn và Tham quan học tập.
4.2.2. Tình hình ứng dụng các KTTB đã được chuyển giao
Thực tế cho thấy, nhiều KTTB đã được chuyển giao nhưng không phải kỹ
thuật nào cũng được người dân áp dụng vào sản xuất.
Chúng tôi chia nghiên cứu thành 2 hướng
- Áp dụng KTTB trong chăn nuôi bò ở xã Vân Côn
- Chăn nuôi lợn an toàn ( VietGAHP) ở xã Cát Quế, Đức Thượng
4.2.2.1. Áp dụng KTTB trong chăn nuôi bò ở xã Vân Côn
Bảng 3A. Tình hình nắm bắt các tiến bộ kỹ thuật
Tên tiến bộ kỹ thuật

n (hộ)

Số hộ đã biết (hộ)

21


Tỷ lệ (%)


Bánh dinh dưỡng

30

30

100

Xử lý rơm

30

30

100

Ử chua thân cây ngô

30

30

100

Trồng cỏ

30


30

100

Dùng bò đực/tinh ngoại

30

30

100

Tiêm phòng đúng hướng dẫn

30

30

100

Vệ sinh chuồng trại

30

30

100

Vệ sinh thức ăn, nước uống


30

30

100

Vân Côn là xã có phong trào chăn nuôi bò phát triển mạnh, lại không xa
cácViện, Trung tâm nghiên cứu khoa học nên có nhiều thuận lợi trong vấn đề
tiếp cận các thông tin khoa học kỹ thuật. Kết quả điều tra cho thấy 100% số
người chăn nuôi đã hiểu biết nhất định các tiến bộ kỹ thuật trong nuôi dưỡng đàn
bò thịt, bò sữa.
Bảng 3B. Tình hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật
Tên tiến bộ kỹ thuật

n (hộ)

Số hộ đã áp dụng (hộ)

Tỷ lệ

Bánh dinh dưỡng

30

0

0

Sử dụng rơm lúa nuôi bò


30

3

10,0

Xử lý rơm

30

0

0

Sử dụng thân cây ngô nuôi bò

30

27

90,0

Ử chua thân cây ngô

30

1

3,3


Trồng cỏ

30

20

66,7

30

27

90,0

(%)

Dùng bò đực/tinh ngoại

22


Tiêm phòng đúng hướng dẫn

30

15

Đảm bảo chuồng trại vệ sinh


30

10

Vệ sinh thức ăn, nước uống

30

10

50,0
33,3
33,3

Như đã trình bày ở phần trên, 100% số người chăn nuôi hiểu biết được các
tiến bộ kỹ thuật trong nuôi dưỡng đàn bò sữa nhưng tỷ lệ số hộ áp dụng các tiến
bộ kỹ thuật này còn thấp.
Theo báo cáo của UBND xã Vân Côn [ 11 ], nguồn phụ phẩm nông nghiệp
có tiềm năng lớn nhất của xã là rơm lúa (557,55 tấn CK), tiếp đến là nguồn thân
cây ngô (137 tấn CK). Xã cũng có một nguồn đáng kể thân lá cây đậu tương.
Tổng lượng phụ phẩm nông nghiệp của xã gấp gần 8 lần so với cỏ trồng. Vấn đề
đặt ra là phụ phẩm này được sử dụng như thế nào trong chăn nuôi. Kết quả điều
tra cho thấy chỉ khoảng 10% rơm lúa được sử dụng làm thức ăn cho trâu bò, số
còn lại bị đốt bỏ ngoài ruộng. Việc đốt bỏ rơm ngoài đồng ruộng vừa gây lãng
phí, vừa gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường. Nguồn rơm này có thể dùng để xử
lý với urê, nguồn thức ăn thô tốt cho trâu bò, đặc biệt trong những tháng mùa
đông.
Thân cây ngô ở Vân Côn bao gồm: thân cây ngô bao tử, thân cây ngô ngọt
hay ngô nếp, thân cây ngô thu bắp già. Hai loại đầu được người dân sử dụng làm
thức ăn xanh cho trâu bò (100%). Loại thứ ba hoàn toàn vứt bỏ. Loại thân cây

thu bắp già vẫn có thể tận thu, băm chặt nhỏ rồi ủ chua với rỉ mật, cám gạo để dự
trữ cho mùa đông rất tốt.
Với những hộ chăn nuôi có sử dụng rơm và thân cây ngô làm thức ăn nuôi
bò thì các phụ phẩm này hoặc không được xử lý chế biến hoặc có thì cũng rất
thấp (3,3%).
23


Về tiêm phòng, vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống – những biện pháp
kỹ thuật giữ vai tò quan trọng trong thành bại của chăn nuôi, cần phải được thực
hiện triệt để và đúng quy trình, tuy nhiên có thể do tập quán thói quen trong chăn
nuôi nên số hộ áp dụng các KTTB này tối đa mới đạt 50%
Đối với KTTB dùng tinh bò ngoại để thụ tinh nhân tạo cho đàn bò hầu hết
các hộ chăn nuôi đều áp dụng, đó là nhờ “dự án phát triển bò thịt, bò sữa” của
thành phố Hà Nội hỗ trợ 100% chi phí.
Nhận định chung tình trạng áp dụng KTTB trong chăn nuôi bò ở xã Vân
Côn còn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển đàn bò ở đây, vì thế có thể
không phát huy hết được hiệu quả kinh tế của đối tượng vật nuôi này. Một số
nguyên nhân sau được nhận định đã ảnh hưởng đến kết quả triển khai các KTTB
chăn nuôi:
- Người chăn nuôi thực sự chưa nhận thức được tầm quan trọng của các
KTTB, một số hộ chăn nuôi ít nhiều vẫn giữ tập quán chăn nuôi cũ, chăn nuôi
theo kinh nghiệm.
- Khả năng chứng minh hiệu quả của KTTB của cán bộ, cơ quan chuyển
giao còn hạn chế. Thiếu mô hình trình diễn,..nên chuyển giao KTTB không
thành công
- Người tập huấn đã không am hiểu tình hình thực tế địa bàn, thiếu bước
điều tra ban đầu dẫn đến các tiến bộ kỹ thuật chưa phù hợp ( với qui mô chăn
nuôi, với điều kiện thực tiễn sản xuất của người dân,…) ví dụ việc mở rộng trồng
cỏ để nuôi bò ở Vân Côn triển khai không thuận lợi chủ yếu là do yếu tố đất đai.

- Người chăn nuôi thiếu vốn để đầu tư phát triển chăn nuôi theo mô hình
tiên tiến…
4.2.2.2. Áp dụng KTTB trong chăn nuôi lợn, gà ở xã Cát Quế, Đức
Thượng
24


Tương tự như ở Vân Côn, qua khảo sát 30 hộ chăn nuôi ở Cát Quế và Đức
Thượng chúng tôi cũng thu được kết quả là hầu hết người chăn nuôi đều nắm bắt
các kiến thức chăn nuôi an toàn, tuy nhiên tỷ lệ áp dụng các KTTB về chăn nuôi
an toàn còn rất hạn chế, cụ thể như sau:

Bảng 4. Tình hình áp dụng KTTB chăn nuôi an toàn sinh học
( Đối chiếu với tiêu chuẩn chăn nuôi lợn an toàn sinh học)[1]
S

Yêu cầu

Biết
( % hộ)

TT

Áp dụng
( % hộ)

1. Chuồng trại xa khu dân cư; thoáng mát về mùa hè,
kín và ấm mùa đông

100


10,0

2. Tiêm phòng định kỳ

100

85,0

3. Con giống phải có nguồn gốc rõ ràng, được cung cấp

100

90,0

100

85,0

80,0

80,0

100,0

0

100,0

50,0


Có hàng rào ngăn cách nhằm quản lí việc ra, vào.

bởi cơ sở uy tín và được tiêm các loại vắc-xin phòng
bệnh trước khi xuất bán.
4. Thức ăn bảo đảm chất lượng, đủ dinh dưỡng, đáp ứng
giai đoạn phát triển của vật nuôi
5. Thực hiện triệt để nguyên tắc “cùng nhập, cùng xuất”,
không nuôi gối đầu
6. Kết thúc một lứa nuôi phải vệ sinh dụng cụ chăn nuôi,
cọ rửa chuồng trại, rắc vôi bột, phun thuốc khử trùng
sau ít nhất 10 ngày mới nuôi lứa khác.
7. Vệ sinh chuồng trại thường xuyên
8. Hàng ngày thu gom chất thải để xử lý bảo đảm vệ

25


×