Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Nghiên cứu khả năng quang hợp, năng suất của một số giống khoai tây trong điều kiện bình thường và gây hạn nhân tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.41 KB, 45 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH – KTNN

VŨ THỊ HUYÊN

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG QUANG HỢP VÀ NĂNG
SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG KHOAI TÂY TRONG ĐIỀU
KIỆN BÌNH THƯỜNG VÀ GÂY HẠN NHÂN TẠO

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh lý học thực vật

Người hướng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN VĂN ĐÍNH

HÀ NỘI - 2011


Khoá luận tốt nghiệp đại học

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo Nguyễn Văn Đính- tiến
sĩ sinh học, đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và động viên em trong suốt thời
gian nghiên cứu để hoàn thành đề tài khóa luận của mình.
Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ Sinh lý
thực vật cũng như trong khoa Sinh-KTNN, trung tâm hỗ trợ nghiên cứu khoa
học, ban thư viện, các thầy cô phụ trách phòng thí nghiệm cùng các bạn sinh
viên đã giúp đỡ em trong thời gian thực hành thí nghiệm của đề tài.
Trong quá trình thực hiện đề tài, em không tránh khỏi những thiếu sót,
rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn sinh viên để đề
tài của em được hoàn thiện hơn.



Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2011
Sinh viên

Vũ Thị Huyên

Vũ Thị Huyên

- -

ii

K33B – sư phạm Sinh


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Lời cam đoan
Khóa luận này là kết quả của bản thân em trong suốt quá trình học tập
và nghiên cứu. Bên cạnh đó em được sự quan tâm của các thầy, cô giáo trong
khoa Sinh-KTNN, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS. Nguyễn
Văn Đính.
Trong khi nghiên cứu hoàn thành bản khóa luận này em có tham khảo
một số tài liệu đã ghi trong phần tài liệu tham khảo.
Em xin khẳng định kết quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu khả
năng quang hợp và năng suất một số giống khoai tây trong điều kiện bình
thường và gây hạn nhân tạo” không có sự trùng lặp với kết quả của các đề
tài khác.
Hà Nội, tháng 5 năm 2011

Sinh viên

Vũ Thị Huyên

Vũ Thị Huyên

- -

iii

K33B – sư phạm Sinh


Khoá luận tốt nghiệp đại học

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Diện tích trung bình lá của một số giống khoai tây trong điều kiện
bình thường và gây hạn nhân tạo ở thời điểm 30 ngày
Bảng 2. Diện tích trung bình lá của một số giống khoai tây trong điều kiện
bình thường và gây hạn nhân tạo ở thời điểm 45 ngày
Bảng 3. Hàm lượng diệp lục của một số giống khoai tây trong điều kiện bình
thường và gây hạn nhân tạo ở giai đoạn 30 ngày
Bảng 4. Hàm lượng diệp lục của một số giống khoai tây trong điều kiện bình
thường và gây hạn nhân tạo ở giai đoạn 45 ngày
Bảng 5. Cường độ quang hợp của một số giống khoai tây trong điều kiện
bình thường và gây hạn nhân tạo ở giai đoạn 30 ngày.
Bảng 6. Cường độ quang hợp của một số giống khoai tây trong điều kiện
bình thường và gây hạn nhân tạo ở giai đoạn 45 ngày.
Bảng 7. Các chỉ tiêu năng suất và năng suất thực tế của một số giống khoai
tây trong điều kiện bình thường và gây hạn nhân tạo.


Vũ Thị Huyên

- -

iv

K33B – sư phạm Sinh


Khoá luận tốt nghiệp đại học

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
Đồ thị 1: % đối chứng về diện tích lá của 2 giống khoai tây (Diamant và
KT3) ở thời điểm gây hạn 30 ngày
Đồ thị 2: % đối chứng về diện tích lá của 2 giống khoai tây (Diamant và
KT3) ở thời điểm gây hạn 45 ngày.
Đồ thị 3: % đối chứng về hàm lượng diệp lục của 2 giống khoai tây
(Diamant và KT3) ở thời điểm gây hạn 30 ngày.
Đồ thị 4: % đối chứng về hàm lượng diệp lục của 2 giống khoai tây
(Diamant và KT3) ở thời điểm gây hạn 45 ngày.
Đồ thị 5: % đối chứng về cường độ quang hợp của 2 giống khoai tây
(Esperit và KT3) trong thời điểm gây hạn 30 ngày.
Đồ thị 6: % đối chứng về cường độ quang hợp của 2 giống khoai tây
(Esperit và KT3) trong thời điểm gây hạn 45 ngày.
Đồ thị 7: năng suất thực thu của một số giống khoai tây trong điều kiện
bình thường và gây hạn nhân tạo

Vũ Thị Huyên


- -

v

K33B – sư phạm Sinh


Khoá luận tốt nghiệp đại học

MỤC LỤC
Trang
Phần I: MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài.................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................... 2
3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................... 3
4. Ý nghĩa của đề tài.........................................................................3
Phần II: NỘI DUNG........................................................................................4
Chương 1: Tổng quan tài liệu.........................................................................4
1.1. Khái quát về cây khoai tây...................................................................... 4
1.1.1. Nguồn gốc, phân bố và ý nghĩa của cây khoai tây ................................ 4
1.1.2. Đặc điểm hình thái của cây khoai tây ................................................... 6
1.1.3. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây khoai tây .......................... 8
1.2. Quang hợp ở thực vật..................................................................………9
1.2.1. Cơ quan quang hợp .............................................................................. 9
1.2.2. Ý nghĩa của quá trình quang hợp........................................................ 10
1.3. Tình hình nghiên cứu trên đối tượng khoai tây................................... 11
1.3.1. Hướng nghiên cứu chọn tạo, khảo nghiệm đánh giá giống ................. 11
1.3.2. Hướng nghiên cứu về nhân nhanh và sản xuất giống.......................... 12
1.3.3. Hướng nghiên cứu kỹ thuật trồng khoai tây........................................ 12

1.3.4. Hướng nghiên cứu thoái hóa giống và phương pháp khắc phục thoái
hóa giống.........................................................................................................13
1.3.5. Hướng nghiên cứu về bảo quản khoai tây........................................... 13

Chương 2: Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................ 15
2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 15
2.1.1. Giống Diamant (nhập nội Hà Lan).................................................... 15

Vũ Thị Huyên

- -

vi

K33B – sư phạm Sinh


Khoá luận tốt nghiệp đại học

2.1.2. Giống Solara (giống nhập nội hàng năm có nguồn gốc
từ Hà Lan) ................................................................................................... 16
2.1.3. Giống Atlantic (nhập nội từ Mỹ) ........................................................ 16
2.1.4. Giống Espirit ...................................................................................... 17
2.1.5. Giống KT3.......................................................................................... 17
2.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................... 17
2.2.1. Bố trí thí nghiệm................................................................................ 17
2.2.2. Phương pháp xác định chỉ tiêu quang hợp ....................................... 18
2.2.3. Phương pháp xác định chỉ tiêu năng suất ........................................ 19
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu................................................................. 19
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN....................... 20

3.1. Các chỉ tiêu quang hợp........................................................................ 20
3.1.1. Diện tích lá ........................................................................................ 20
3.1.2. Hàm lượng diệp lục ........................................................................... 24
3.1.3. Cường độ quang hợp......................................................................... 27
3.2. Các chỉ tiêu năng suất ......................................................................... 31
3.2.1 Số lượng củ/khóm...................................................................................32
3.2.2 Khối lượng củ/khóm...............................................................................32
3.2.3 Năng suất thực thu..................................................................................33
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................... 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 37

Vũ Thị Huyên

- -

vii

K33B – sư phạm Sinh


Khoá luận tốt nghiệp đại học

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nước ta đang trên con đường phát triển của công nghiệp hoá (CNH),
hiện đại hoá (HĐH) trong việc ứng dụng những thành tựu mới, tiên tiến về
khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học
và vật liệu mới. Ngày nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học và
kĩ thuật thì vấn đề sản suất lương thực, thực phẩm vẫn là một khâu hết sức
quan trọng, nó liên quan đến sự sống còn của tất cả loài người đang sống và

làm việc trên hành tinh này [13], [24].
Hiện nay, lương thực tạo ra chỉ vượt quá nhu cầu tiêu thụ khoảng
0,26%. Trong vòng 30 năm tới toàn thế giới cần phải sản xuất ra lương thực
nhiều hơn so với 10.000 năm trước cộng lại, trong khi đó đất đai sử dụng cho
nông nghiệp đang thu hẹp dần do sự bùng nổ dân số. Để đảm bảo duy trì và
cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm cho toàn thế giới thì sản lượng phải
tăng lên, chìa khóa để tăng sản lượng mùa màng là sử dụng công nghệ sinh
học hiện đại. Cùng với nó là tiến hành sản xuất lương thực trên nhiều quy mô
khác nhau. Trên thế giới hiện nay có khoảng 75.000 loài thực vật ăn được,
7.000 loài được sử dụng làm lượng thực. Trong số đó, có 20 loài được sử
dụng nhiều hơn các loài khác và một số loài đã làm thay thế cả thế giới trong
thế kỉ trước, ví dụ như: củ cải đường, lạc, chè, bông, khoai tây… [17], [23].
Khoai tây có tên khoa học là Solanum tuberoxum L. thuộc họ cà
(Solanaceae), chi cà (Solanum L.), tập đoàn tuberavium Dun [22]. Cây khoai
tây có thời gian sinh trưởng ngắn nhưng lại cho năng suất cao. Trong củ khoai
tây có chứa khoảng 80% nước, 17,7% tinh bột, 1-2% protein, 0,7% axit amin
không thay thế, ngoài ra củ khoai tây còn chứa các loại vitamin như B1, B2,
B6…nhưng nhiều nhất là vitamin C. Khoai tây được coi là nguyên liệu cho
công nghiệp thực phẩm, có giá trị xuất khẩu cao (160-180 USD/1 tấn củ tươi).

Vũ Thị Huyên

- -

1

K33B – sư phạm Sinh


Khoá luận tốt nghiệp đại học


Thân và lá khoai tây sau khi thu hoạch là nguồn dinh dưỡng bổ sung cho đất.
Vì vậy, trồng khoai tây còn góp phần cải tạo đất. Chính từ những giá trị lớn
lao này của cây khoai tây mà nó được con người sử dụng rộng rãi, vừa là cây
lương thực vừa là cây thực phẩm có giá trị.
Trong những năm gần đây, nhờ vào việc áp dụng các thành tựu khoa
học kĩ thuật, đặc biệt là nuôi cấy mô các nhà khoa học Việt Nam đã lai tạo ra
nhiều giống khoai tây mới, có năng suất cao hơn hẳn trước đây. Tuy nhiên, để
duy trì ưu điểm cho năng suất cao ở mọi vùng đất, thì việc lựa chọn các giống
thích hợp với những vùng sinh thái khác nhau là việc làm mang ý nghĩa thực
tiễn [21].
Lí luận và thực tiễn cho thấy, quang hợp là một quá trình sinh lí cơ bản
để tạo thành hợp chất hữu cơ trong cây - một yếu tố quan trọng hàng đầu góp
phần tạo năng suất cây trồng. Khi đi tìm các biện pháp nhằm đánh giá khả
năng chịu hạn của các giống cây trồng, người ta chú ý đến các chỉ tiêu quang
hợp và chỉ tiêu năng suất của cây.
Vùng đất Cao Minh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc là vùng đất đồi khả năng
giữ nước kém do vậy ảnh hưởng của nước đối với cây khoai tây lại càng lớn
[6]. Mà chế độ nước lại ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quang hợp của cây.
Khoai tây là cây trồng vụ đông có khả năng cho năng suất cao đã và đang
được trồng ở khu vực Cao Minh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc nhưng còn rất ít tài
liệu nghiên cứu ảnh hưởng của hạn hán trên đối tượng này. Chính vì những lý
do trên tôi quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu khả năng quang hợp và
năng suất một số giống khoai tây trong điều kiện bình thường và gây hạn
nhân tạo”.
2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đánh giá khả năng quang hợp và năng suất của một số giống khoai tây
trong điều kiện bình thường và gây hạn nhân tạo nhằm xác định được giống

Vũ Thị Huyên


- -

2

K33B – sư phạm Sinh


Khoá luận tốt nghiệp đại học

có khả năng chịu hạn tốt giúp người nông dân chọn giống phù hợp trồng trong
vùng sinh thái thiếu nước.
3.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu các chỉ tiêu về quang hợp như: diện tích lá, hàm lượng diệp
lục, cường độ quang hợp.
Nghiên cứu các chỉ tiêu năng suất bao gồm: số củ/khóm, khối lượng
củ/khóm, năng suất cụ thể của giống (kg/360m2).
4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Ý nghĩa lý luận: nhằm góp phần bổ sung vào nguồn tài liệu nghiên cứu
quang hợp và năng suất của các giống khoai tây.
Ý nghĩa thực tiễn: đề tài sẽ góp phần giúp người nông dân chọn ra được
những giống khoai tây tốt trồng trong điều kiện nguồn nước cung cấp bị hạn
chế.

Vũ Thị Huyên

- -

3


K33B – sư phạm Sinh


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Phần II: NỘI DUNG
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái quát về cây khoai tây
1.1.1. Nguồn gốc, phân bố và ý nghĩa của cây khoai tây
 Nguồn gốc
Đến nay nhiều tài liệu cho thấy khoai tây có nguồn gốc hoang dại, từ
Trung và Tây Nam Mĩ, đặc biệt tập chung vùng Chi Lê và các đảo xung
quanh vùng. Ngoài ra, người ta cũng đã xác nhận rằng: trung tâm thứ 2 của
khoai tây còn có nguồn gốc từ Mêxicô do bắt gặp nhiều khoai tây dại ở đây.
Xưa kia, người Inca trồng rất nhiều khoai tây và đã được coi là nguồn lương
thực chính, Lịch sử cũng đã ghi chép rằng, nửa thế kỉ thứ XI, khoai tây mới
được đưa vào Châu Âu, nhưng tiếp thu rất dè dặt. Đến thế kỉ thứ XII, khoai
tây đã cứu sống hàng triệu người dân Anh, Đức, Ailen v.v…thoát khỏi nạn
đói khủng khiếp. Từ đó, khoai tây đã được trồng phổ biến ở khắp nơi, trở
thành một trong những cây lương thực chủ yếu của loài người [1] [17].
Ở Việt Nam khoai tây được du nhập vào năm 1890 chủ yếu ở đồng
bằng Sông Hồng. Trước những năm 1970 diện tích trồng cây khoai tây còn
thấp, từ khi ra đời vụ đông thì khoai tây mới được chuyển từ vị trí cây rau
sang cây lương thực quan trọng, nhưng năng suất còn quá thấp (10 tấn/ha)
trong khi đó năng suất cây khoai tây ở Pháp 35 tấn/ha, Hà Lan 45 tấn/ha [15].
Theo Tạ Thị Cúc nguyên nhân hạn chế việc phát triển và mở rộng diện
tích khoai tây là:
 Vốn đầu tư tương đối lớn.
 Khoai tây chủ yếu trồng bằng củ giống, việc tự để giống theo phương
pháp cổ truyền có tỉ lệ hao hụt quá lớn. Do vậy không chủ động giống theo ý

muốn.

Vũ Thị Huyên

- -

4

K33B – sư phạm Sinh


Khoá luận tốt nghiệp đại học

 Thị trường trong nước còn hạn chế.
 Trình độ kĩ thuật của người nông dân còn thấp.
 Giống thoái hoá và nhiễm bệnh nhanh.
 Phân bố
Ngày nay cây khoai tây đã được trồng phổ biến khắp các nước trên thế
giới, những nước có những vùng khí hậu mát mẻ.
Mỗi châu lục, số lượng nước trồng khoai tây cũng như năng suất, sản
lượng có khác nhau. Riêng ở Châu Á có số nước trồng khoai tây nhiều nhất so
với các châu lục khác (42 nước). Ở Việt Nam, trong những năm gần đây diện
tích trồng khoai tây có chiều hướng giảm dần, đến năm 2001 chỉ đạt 28.022
ha, năng suất trung bình đạt 11,3 tấn/ha.
Theo nhiều tài liệu chưa đầy đủ cho rằng sự xuất hiện của khoai tây ở
Việt Nam là do Pháp mang đến. Năm 1901, khoai tây được trồng ở Tú SơnHải Phòng. Hiện nay khoai tây được trồng hầu hết ở khắp các tỉnh trong cả
nước, đặc biệt là các tỉnh vùng châu thổ Sông Hồng, Đà Lạt, Lâm Đồng.
Trong những năm gần đây diện tích trồng khoai tây có xu hướng ổn
định trong phạm vi trên dưới 25.000 ha, năng suất có tăng nhưng tăng chậm,
giao động trong phạm vi 10-12 tấn/ha, mặc dù cũng đã có nhiều giống mới

nhập vào nước ta.
 Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế
Khoai tây vừa là cây lương thực, đồng thời vừa là cây thực phẩm có giá
trị. Khoai tây là nguồn thực phẩm quý cùng với các loại rau khác, khoai tây là
nguồn cung cấp vitamin chủ yếu. Mỗi người sử dụng 300g khoai tây trong
một ngày đã gần thỏa mãn nhu cầu của cơ thể về loại vitamin này. Mặt khác
khoai tây còn chứa nhiều B1, B2, B6, PP…và các chất khoáng quan trọng là
Kali, sau đó đến Ca, P, Mg. Sự có mặt các axit amin không thay thế đã làm
tăng giá trị dinh dưỡng của củ khoai tây. Theo Burton (1974) trong 100g

Vũ Thị Huyên

- -

5

K33B – sư phạm Sinh


Khoá luận tốt nghiệp đại học

khoai tây có thể cung cấp ít nhất 8% nhu cầu về protein, 3% nhu cầu năng
lượng, 10% nhu cầu về sắt, 10% nhu cầu vitamin B1, 20 – 50% nhu cầu về
vitamin C cho mỗi người trong một ngày. So với các loại rau khác thì khoai
tây chứa ít đường. Khoai tây là nguyên liệu có giá trị cho nhiều ngành công
nghiệp: dệt, sợi, gỗ ép, giấy và đặc biệt là chế biến các axit hữu cơ (Lactic,
Citric…) dung môi hữu cơ (Etanol, Butanol…). Ước tính 1 tấn củ khoai tây
có hàm lượng tinh bột 17,6% thì sẽ cho 112 lít rượu, 55 kg axit hữu cơ và 1 số
sản phẩm khác [20].
Ở Châu Âu, Châu Mĩ người ta coi khoai tây như một loại lương thực

chính sau lúa mì và ngô. Khoai tây có thể dùng để xào, luộc, chiên, làm súp,
làm miến, chế biến tinh bột, làm bánh, mứt, kẹo phục vụ cho con người, nó
còn có giá trị làm thức ăn cho gia súc và gia cầm v.v…Ngoài ra, khoai tây
còn là nguyên liệu để chế biến cồn, làm cao su nhân tạo, nước hoa, phim ảnh
v.v…Khoai tây còn là cây cải tạo đất rất tốt. Ngoài tiêu thụ trong nước, khoai
tây còn là mặt hàng có giá trị xuất khẩu.
1.1.2. Đặc điểm hình thái của cây khoai tây
 Rễ
Rễ khoai tây thuộc loại rễ chùm (trồng từ củ), có rễ cọc (trồng bằng
hạt), từ rễ cọc sẽ phát triển thành nhiều rễ phụ khác. Phần lớn rễ tập chung ở
độ sâu: 30 - 40 cm. Ngoài ra, rễ còn phát triển ở trên củ nhưng ngắn , ít phân
nhánh và cũng có chức năng giống các rễ khác. Rễ khoai tây phát triển mạnh
ở thời kì ra hoa (ở dưới mặt đất lúc này đã hình thành củ và củ bắt đầu lớn).
Mức độ phát triển của rễ còn phụ thuộc vào các yếu tố kĩ thuật như: làm đất,
độ ẩm, tính chất đất và các điều kiện ngoại cảnh khác.
 Thân
Bao gồm cả phần trên mặt đất và phần dưới mặt đất:

Vũ Thị Huyên

- -

6

K33B – sư phạm Sinh


Khoá luận tốt nghiệp đại học

+ Phần trên mặt đất: sau khi trồng từ 7-10 ngày, mầm từ củ giống vươn

dài ra, lên khỏi mặt đất và phát triển thàng thân chính mang lá. Lớp biểu bì
của thân chứa chlorophyl nên thân có màu xanh. Vì vậy, cả thân và lá khoai
tây đều tham gia vào quá trình quang hợp.
+ Phần dưới mặt đất (thân củ): củ khoai tây thực chất là do sự phình to
và rút ngắn của tia củ (thân ngầm hay còn gọi là thân địa sinh bởi thân phát
triển trong điều kiện bóng tối). Về hình thái củ khoai tây hoàn toàn giống với
hình thái của thân, các mắt củ là vết tích của gốc cuống lá, mắt củ có từ 2-3
mầm củ và tập chung nhiều nhất trên đỉnh củ (tương ứng với các đốt phần
ngọn của thân). Màu sắc và hình dạng củ đặc trưng cho từng giống.
Giai đoạn sinh trưởng thân lá và tích luỹ dinh dưỡng tạo củ có mối
quan hệ chặt chẽ giữa các bộ phận trên mặt đất và dưới mặt đất, tỉ lệ này đạt
1:1 hoặc 1:0,8 sẽ cho năng suất khoai tây cao nhất. Do vậy bộ lá của cây bị
tổn thương vào giai đoạn hình thành và phát triển củ thì năng suất giảm rõ rệt
[2], [16].
 Lá
Lá hình thành và hoàn thiện theo sự sinh trưởng của cây, đầu tiên là các lá
nguyên đơn, dần dần hình thành các lá kép lẻ chưa hoàn chỉnh và cuối cùng là
các lá hoàn chỉnh, góc giữa lá và thân lớn, lá gần như song song với mặt đất.
Khi diện tích lá che phủ đạt 38.000 – 40.000 m2/ha thì khả năng quang hợp là
lớn nhất. Nếu diện tích lá giảm đi một nửa thì năng suất giảm tối thiểu 30%.
 Hoa, quả và hạt
- Hoa: hoa khoai tây là hoa tự thụ phấn, hạt phấn thường bất thụ nên tỉ
lệ đậu quả thấp.
- Quả: thuộc quả mọng hình tròn hoặc hình trái xoan, màu xanh lục, có
từ 2 – 3 noãn tạo 2 – 3 ngăn chứa nhiều hạt nhỏ.

Vũ Thị Huyên

- -


7

K33B – sư phạm Sinh


Khoá luận tốt nghiệp đại học

- Hạt: dạng hình tròn dẹt, màu xanh đen, trọng lượng 1000 hạt là 0,5g,
thời gian ngủ nghỉ của hạt dài như củ giống.
1.1.3. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây khoai tây
 Thời kì ngủ
Quá trình ngủ của cây khoai tây bắt đầu từ khi củ khoai tây bước vào
giai đoạn chín sinh lí. Lúc này, thân lá trên mặt đất có hiện tượng vàng úa tự
nhiên. Nguyên nhân của hiện tượng này là ở cuối thời kỳ chín của củ, vỏ củ
hình thành tầng bần bao quanh củ cản trở sự hấp thụ nước, oxy vào củ làm
cho quá trình biến đổi lí hoá bên trong diễn ra chậm. Thời kỳ này, trong củ
xuất hiện chất ức chế axit abxixic (AAB) làm cho khoai tây không thể nảy
mầm. Trong điều kiện nhiệt độ lạnh, ẩm, củ có xu hướng ngủ dài hơn điều
kiện khô, ấm. Thời kỳ ngủ ở khoai tây kéo dài 2 – 4 tháng, cá biệt có giống
kéo dài tới 6 tháng [6].
 Thời kì nảy mầm
Trong quá trình ngủ, thực chất vẫn có sự biến đổi sinh lí, sinh hoá bên
trong củ. Cuối thời kì này hàm lượng giberellin tăng làm thay đổi tương quan
giữa các phytohormone, thúc đẩy sự nảy mầm của củ. Sức nảy mầm của củ
phụ thuộc vào tuổi củ, càng già thì khả năng mọc mầm càng kém. Khi mọc
mầm, mầm đỉnh của củ mọc trước nhất và sinh trưởng, khi mầm đỉnh mọc sẽ
ức chế các mầm khác. Giai đoạn thích hợp nhất để trồng là khi củ có nhiều
mầm và mầm có sức sống cao. Số lượng mầm/củ phụ thuộc vào đặc điểm
giống, kích thước củ và điều kiện môi trường [1] [14].
 Thời kì sinh trưởng thân lá

Sau khi trồng, mầm phát triển thành các thân. Thân chính mọc trực tiếp
từ củ giống, các thân phụ mọc từ thân chính. Thân chính và thân phụ sinh
trưởng như những cây độc lập (có thể ra rễ, tia củ và phát triển củ). Nhiệt độ
thích hợp cho phát triển thân, lá là 20 – 250C [1].

Vũ Thị Huyên

- -

8

K33B – sư phạm Sinh


Khoá luận tốt nghiệp đại học

 Sự hình thành thân ngầm (tia củ)
Tia củ được hình thành sau khi trồng khoảng 30 – 40 ngày. Tia củ có
màu trắng, phát triển theo hướng nằm ngang dưới mặt đất, có đốt là vết tích
của gốc cuống lá. Phần đầu tia củ có khả năng tăng trưởng mạnh về số lượng
và kích thước tế bào, phát triển mạnh tích luỹ nhiều chất dinh dưỡng để tạo
củ.
 Thời kì phát triển củ, ra hoa, tạo quả và chín
Củ được hình thành từ tia củ, trước tiên các tế bào đỉnh sinh trưởng của
thân ngầm phân chia mạnh, lớn lên tích luỹ chất dinh dưỡng (đặc biệt là tinh
bột). Kết quả là củ lớn nhanh, cuối thời kỳ sinh trưởng vỏ củ sần sùi.
Cùng với sự phát triển của củ thì các cụm hoa hình thành, ở một số
giống nụ hoa có thể bị rụng nhiều vì vậy không có hoa và quả. Một số giống
khác nụ phát triển thành hoa lưỡng tính. Sau khi thụ phấn và thụ tinh quả lớn
dần và chuyển sang thời kỳ quả và hạt chín. Lá cây chuyển sang màu vàng và

chết.
1.2. Quang hợp ở thực vật
1.2.1. Cơ quan quang hợp
Quang hợp là quá trình biến đổi năng lượng ánh sáng mặt trời thành
năng lượng hóa học dưới dạng các hợp chất hữu cơ. Nói cách khác quang hợp
là quá trình biến đổi các chất vô cơ đơn giản thành các hợp chất hữu cơ phức
tạp, có hoạt tính sinh học cao trong cơ thể thực vật dưới tác dụng của ánh
sáng mặt trời và sự tham gia của hệ thống sắc tố thực vật.
Đến nay con người đã biết cơ quan làm nhiệm vụ quang hợp chủ yếu ở
thực vật là lá. Sau đó đến các phần có màu xanh của cây như bông lúa lúc còn
xanh, bẹ lá… Lá là cơ quan chứa bộ máy quang hợp là lục lạp. Mỗi tế bào
trên lá chứa 20 – 100 lục lạp. Lục lạp là bào quan thực hiện chức năng quang
hợp. Tại đây các chất hữu cơ được tổng hợp từ những chất vô cơ đơn giản
dưới tác động của ánh sáng mặt trời và sự tham gia của sắc tố quang hợp.

Vũ Thị Huyên

- -

9

K33B – sư phạm Sinh


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Hiện nay, bằng phương pháp sắc ký, người ta đã phân biệt được 4
nhóm sắc tố trong lá là Chlorophyll (diệp lục), Carotenoit, Phycobilin và
Antoxian. Trong đó diệp lục là nhóm sắc tố chủ yếu. Nó có khả năng hấp thụ
năng lượng ánh sáng mặt trời và biến đổi năng lượng đó thành năng lượng

hóa học. Các nhóm sắc tố khác không có khả năng hoặc không thực hiện đầy
đủ chức năng này như vậy.
Ngoài ra, bộ máy quang hợp còn có hệ thống vận chuyển điện tử gồm:
NADP, flavin (FMN, FAD), xitocrom, feredoxin, feredoxin – NADP –
reductaza, plastoxianin và các chất vô cơ, hữu cơ khác như: Lipip, protit,
saccarit, các chất khoáng.
1.2.2. Ý nghĩa của quá trình quang hợp
Quá trình quang hợp của cây xanh có ý nghĩa rất lớn về mặt năng
lượng. Người ta đã tính được rằng, hiện nay quang hợp cung cấp gần 90%
năng lượng mà nhân loại dùng. Còn lại 10% thuộc về năng lượng hạt nhân,
sức gió, sức nước…
Quang hợp là quá trình sinh lý chủ yếu của thực vật, nó quyết định
năng suất cây trồng, tạo ra nhiều chất hữu cơ trên trái đất. Người ta đã tính
được rằng, thực vật dưới nước và trên cạn hằng năm tạo được gần 120 tỉ tấn
chất hữu cơ.
Ngoài ra, hằng năm thực vật màu xanh đã đồng hóa từ không khí gần
170 tỉ tấn CO2, quang phân li 130 tỉ tấn H2O và giải phóng ra 150 tỉ tấn O2 tự
do cần cho sự tồn tại của sinh giới, duy trì sự cân bằng ổn định các hoạt động
sinh giới.
Các nhân tố của môi trường, bao gồm các nhân tố bên trong và bên
ngoài sẽ ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của thực vật. Cụ thể, chúng sẽ
gây ảnh hưởng đến các phản ứng trong pha tối và pha sáng của quá trình
quang hợp. Trong đó yếu tố ánh sáng, nhiệt độ, nước, nồng độ CO2, dinh
dưỡng khoáng ảnh hưởng trực tiếp và rất quan trọng tới quang hợp.

Vũ Thị Huyên

- -

10


K33B – sư phạm Sinh


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Tóm lại, quang hợp có vai trò hết sức quan trọng đối với sự sinh trưởng
và phát triển của thực vật nói chung và khoai tây nói riêng. Trong điều kiện
hạn hán, khả năng quang hợp của cây giảm rất đáng kể, do đó ảnh hưởng lớn
đến sinh trưởng của khoai tây làm cho năng suất giảm rõ rệt. Vì vậy, việc
đánh giá ảnh hưởng của hạn hán đến quá trình quang hợp sẽ giúp người nông
dân có hướng chọn lựa thích hợp những giống khoai tây phù hợp để trồng
trong những điều kiện khác nhau nhằm mang lại năng suất cao.
1.3. Tình hình nghiên cứu trên đối tượng khoai tây
Từ nhiều năm nay khoai tây đã trở thành cây trồng chính trong vụ đông
ở Miền Bắc nước ta và được trồng ở 3 vùng chính: Đồng bằng, Trung du
Miền núi phía Bắc và Đà Lạt – Lâm Đồng.
Để phát triển mạnh diện tích cây khoai tây, tăng tổng sản lượng lương
thực, thực phẩm cho thị trường trong nước và tiến tới xuất khẩu. Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn đã thành lập chương trình nghiên cứu và giao
chỉ tiêu kế hoạch cho các cơ quan (Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam,
Viện Cây lương thực và cây thực phẩm, Viện Di truyền Nông nghiệp...), các
trường đại học, các trung tâm, trạm và các cơ sở nghiên cứu từ trung ương
đến địa phương trong cả nước. Các công trình nghiên cứu về khoai tây có thể
chia làm các hướng chính sau:
1.3.1. Hướng nghiên cứu chọn tạo, khảo nghiệm đánh giá giống
Song song với việc nhập 104 mẫu từ CIP (Trung tâm khoai tây Quốc
tế), CHDC Đức, Hà Lan, Pháp... Chúng ta đã nhập và lai tạo được 206 tổ hợp
lai với 7.100 dòng, từ đó xây dựng được 100 mẫu giống làm vật liệu lai tạo
giống. Đã xác định tuyển dụng một số giống đưa ra sản xuất như giống

CV38.6, I1039... trồng vào vụ đông ở đồng bằng Bắc Bộ. Trong đó giống
CV38.6 cho kết quả ban đầu có khả năng chống chịu tốt, cho năng suất cao,
phẩm chất khá.

Vũ Thị Huyên

- -

11

K33B – sư phạm Sinh


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Nguyễn Văn Đính và cộng sự khi khảo sát một số giống khoai tây khi
trồng trên nền đất Vĩnh Phúc đã kết luận các giống 108.28 và 171.1 sinh
trưởng tốt, năng suất cao hơn hẳn giống Thường Tín. Giống G1 và Diamant
chỉ tương đương với giống Thường Tín [4].
Năm 2005, Trương Công Tuyền và cộng sự cho biết từ năm 1998 đến
năm 2001 diện tích trồng khoai tây bằng hạt lại tăng từ 3500 ha đến 4000ha.
Khi trồng bằng hạt lai nên chọn hạt có cỡ 800- 1000 hạt/gam.
Theo tác giả Bùi Chí Bửu và cộng sự (2005) hiện tại nước ta có khoảng
25 đơn vị, cơ quan đang tham gia vào công tác chọn tạo giống mới. Từ năm
1986 đến năm 2004 đã tạo ra được 8 giống khoai tây mới. Năm 2003, trên
đồng ruộng ở khu vực Bắc sông Hồng có 10 giống khoai tây chủ lực là VT2
Nicola – Hà Lan, Đức, Diamant, KT3, HH, Mariella, KT2, Eben và OP3 [2].
1.3.2. Hướng nghiên cứu về nhân nhanh và sản xuất giống
Nguyễn Thị Hoa và cộng sự kết hợp với CIP đã thành công trong nhân
nhanh khoai tây giống bằng mầm và ngọn giúp tăng hệ số nhân giống nuôi

cấy mô từ 8 – 45 lần. Ngoài ra, các công trình nghiên cứu khoai tây bằng hạt
cho thấy có nhiều ưu điểm hơn hẳn, nguồn giống sạch bệnh virus, cho năng
suất cao và hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với trồng bằng củ.
Nguyễn Thị Kim Thanh (2005), Trịnh Mạnh Dũng và cộng sự cho thấy
công nghệ sản xuất củ nhỏ sạch bệnh đã được nghiên cứu hoàn chỉnh đưa vào
sản xuất [16]. Giá thể trồng cây invitro thích hợp là (mùn + chấu + phân
chuồng) theo tỷ lệ là (2,5 : 2,5 : 1) cho số lượng củ cao và kích thước củ hợp
lý nhất.
1.3.3. Hướng nghiên cứu kỹ thuật trồng khoai tây
Nguyễn Thị Kim Thanh (2005) khi nghiên cứu kỹ thuật trồng khoai tây
bằng củ giống siêu bi đã khẳng định: đối với kỹ thuật bón phân nên áp dụng
bón lót và bón thúc 3 lần, từ khi trồng đến khi 30 ngày, mức bón phân là 300

Vũ Thị Huyên

- -

12

K33B – sư phạm Sinh


Khoá luận tốt nghiệp đại học

kg N/ha. Mật độ trồng 150 củ/m2 là thích hợp nhất vừa cho số củ/đơn vị diện
tích cao nhất vừa cho năng suất cao (1,37 kg/m2) [16].
Lê Sĩ Lợi và cộng sự (2006) khi nghiên cứu ảnh hưởng của các biện
pháp kỹ thuật đến năng suất khoai tây trồng ở Bắc Kạn cho thấy: trồng khoai
tây vụ đông sớm (25/9) cây sinh trưởng chiều cao tốt hơn cây trồng muộn,
trồng muộn (25/11) bị bệnh mốc sương phá huỷ nhiều hơn. Thời vụ và mật độ

trồng có liên quan chặt chẽ đến số củ, khối lượng củ thương phẩm và năng
suất củ tươi [10].
1.3.4. Hướng nghiên cứu thoái hóa giống và phương pháp khắc phục thoái
hóa giống
Để khắc phục thoái hóa giống khoai tây ở Việt Nam các nhà nghiên
cứu đã đưa ra 4 giải pháp: giải pháp nhập nội, giải pháp tự sản xuất giống
sạch bệnh trong nước, giải pháp chọn lọc vệ sinh quần thể và các giải pháp
trồng khoai tây bằng hạt [15].
Phương pháp khắc phục sự già hóa của giống làm giảm năng xuất cũng
đã được nghiên cứu. Theo nghiên cứu của Nguyễn Quang Thạch (1990),
nguyên nhân của hiện tượng già hóa là do thời gian bảo quản củ giống dài
trong điều kiện nhiệt độ cao, sử dụng củ giống liên tiếp trong trồng trọt. Đồng
thời các tác giả đưa ra hướng bảo quản khoai tây trong nhà lạnh hoặc trồng
thêm vụ xuân để tạo nguồn củ giống mới [15].
Theo Lâm Thế Viễn, trồng khoai tây vụ xuân năng suất thấp hơn chính
vụ từ 30 – 40% so với khi trồng bằng củ giống để qua năm. Theo hướng trồng
thêm vụ xuân để lấy củ giống trẻ sinh lý hơn cũng được Ngô Đức Thiệu và
cộng sự nghiên cứu cho rằng thời tiết vùng đồng bằng Bắc Bộ cho phép trồng
một vụ khoai xuân và thời vụ tốt nhất là từ ngày 01 – 15 tháng 01.
1.3.5. Hướng nghiên cứu về bảo quản khoai tây
Trương Văn Hộ, Trịnh Quốc Mỹ, khi điều tra việc bảo quản khoai tây
giống ở đồng bằng Bắc bộ cho thấy ở đồng Bắc bộ người dân bảo quản khoai

Vũ Thị Huyên

- -

13

K33B – sư phạm Sinh



Khoá luận tốt nghiệp đại học

tây giống trong 9 tháng là chủ yếu, do đó có sự hao hụt lớn, mầm già dẫn đến
năng suất giảm và tăng chi phí lớn về giống [6].
Trần Thị Mai đã đưa ra 7 nguyên nhân làm hao hụt khoai tây thương
phẩm là: tổn thất do bay hơi nước, do mất năng lượng, tổn thất các chất dinh
dưỡng, do côn trùng, vi sinh vật gây bệnh, do hoạt động sinh lý, hô hấp, tổn
thất do mọc mầm, do xanh củ.

Vũ Thị Huyên

- -

14

K33B – sư phạm Sinh


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong đề tài này tôi đã sử dụng 5 giống khoai tây gồm: Esperit, Solara,
Diamant, Atlantic, KT3 do Trung tâm Nghiên cứu cây có củ Viện Khoa học
nông nghiệp Việt Nam cung cấp.
2.1.1. Giống Diamant (nhập nội Hà Lan)
* Đặc tính nông học
- Thời gian chín hơi muộn.

- Hình dạng củ: củ to, hình ôvan, hình dạng ổn định hay biến đổi nhẹ,
mắt nông, chống chịu xây xát.
- Năng suất: cao và ổn định.
- Hàm lượng chất khô: tốt.
- Tiêu chuẩn tiêu thụ: lát cắt khá ổn định, ít hao hụt khi sấy khô, thích
hợp cho chiên ròn.
- Tán lá: tốt đến rất tốt.
- Bệnh: chống chịu bệnh lụi lá vừa phải, chống chịu khá bệnh lụi củ,
chống chịu khá bệnh virus X, vừa phải với virus Yu, miễn dịch bệnh mụn cốc
ở củ, chống chịu vừa phải với các tác nhân gây bệnh u nang cổ do giun tròn
type A (= Ro1), khá mẫn cảm với các bệnh ghẻ củ thông thường.
* Đặc tính hình thái học:
- Thân cao, thẳng đứng, khoẻ, màu antocyanin yếu đến không màu. Lá
rộng trung bình, màu xanh đến xanh đậm, tán mở vừa phải.
- Hình dạng củ: củ hình ôvan, vỏ màu vàng, nhẵn, thịt củ màu vàng
nhạt, mắt củ khá nông.
- Mầm: mầm trung bình, hình trụ dài, chủ yếu màu đỏ - tím, đỉnh có
chồi có màu antocyanin nhạt hoặc không màu.

Vũ Thị Huyên

- -

15

K33B – sư phạm Sinh


Khoá luận tốt nghiệp đại học


2.1.2. Giống Solara (giống nhập nội hàng năm có nguồn gốc từ Hà Lan)
* Đặc điểm sinh học
- Thời gian sinh trưởng ngắn 85 – 90 ngày. Củ lớn hình tròn đến ôvan,
vỏ màu vàng, mắt sâu trung bình đến nâu, chống chịu xây xát tốt. Năng suất
cao và tương đối ổn định, nhạy cảm với bệnh lụi lá, chống chịu tốt với bệnh
lụi củ, bệnh xoăn lá, chống chịu tốt với bệnh virus và khá tốt với virus Yu.
Chống chịu tốt với tác nhân type A.
2.1.3. Giống Atlantic (nhập nội từ Mỹ)
* Đặc điểm nông học:
- Thân cây: từ trung bình đến rộng, thân đứng, lá rộng.
- Lá: mềm và xếp gần nhau, màu xanh sáng, bản lá rộng, có nhiều
nhánh cấp hai.
- Củ: từ ô van đến tròn, vỏ củ có màu sáng, ruột trắng, mắt củ không
sâu, củ đồng đều, một nhóm có trung bình từ 7 – 10 củ.
- Hoa: có nhiều, màu trắng.
- Mầm củ: màu tím.
- Thời gian sinh trưởng: từ 90 – 100 ngày.
- Kháng bệnh rất tốt với PVX, PCN (Grostochiensis), bệnh ghẻ, bệnh
héo xanh (Verticillium Will) và mốc sương. Chống bệnh tốt với nhóm A của
tuyến trùng (Golden Nematode).
- Tiềm năng cho năng suất cao, chín sớm, chịu nhiệt độ, chất lượng tốt.
- Hàm lượng chất khô cao.
- Là giống cho năng suất rất cao, củ to và đồng đều về cỡ củ và dạng
củ. Tuy nhiên giống không thích hợp ở đất cát, lượng phân bón vừa phải,
trồng được ở mật độ cao.
* Đặc tính hình thái học:
- Là một giống rất thích hợp cho chế biến, năng suất cao, cỡ củ lớn và

Vũ Thị Huyên


- -

16

K33B – sư phạm Sinh


Khoá luận tốt nghiệp đại học

rất lớn. Giống Atlantic có khả năng chống chịu sự va chạm, nhưng có điểm
đen ở trung tâm củ.
- Nguồn gốc chọn tạo: giống được chọn tạo tại Mỹ vào năm 1969 và
được công nhận giống năm 1976.
2.1.4. Giống Espirit
* Đặc tính nông học: Thời gian sinh trưởng ngắn 85 – 90 ngày, củ lớn
hình tròn hoặc ô van, vỏ màu hơi đỏ, mắt nông, chống chịu xây xát.
2.1.5. Giống KT3
KT3 là giống khoai tây có thời gian sinh trưởng ngắn từ 80 đến 85
ngày, cây phát triển khỏe, năng suất cao 18 – 20 tấn/ha. KT3 có tỷ lệ củ
thương phẩm cao 30 – 40% sản lượng, ruột củ mầu vàng đậm, phẩm chất tốt;
củ giống nếu bảo quản trong kho tán xạ sẽ có thời gian ngủ nghỉ dài (160
ngày), củ giống ít nhăn, có 4 – 5 mầm/củ, mầm trẻ và khỏe do vậy rất thuận
lợi cho nhân nhanh bằng phương pháp bổ củ hoặc tỉa mầm.
KT3 có khả năng chống chịu bệnh virut tốt, chịu nhiệt khá.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Bố trí thí nghiệm
Khoai tây được trồng vào vụ đông năm 2009 trên nền đất Cao MinhPhúc Yên - Vĩnh Phúc với diện tích trồng là 320m2. Cách bố trí thí nghiệm
theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh đảm bảo chế độ chăm sóc đồng đều giữa các
giống và nhắc lại 3 lần.
Mỗi giống được chia làm ba công thức: Đối chứng cung cấp nước bình

thường, lô thứ hai gây hạn nhân tạo vào thời điểm 30 ngày sau khi trồng, đây
là giai đoạn cây khoai tây hình thành tia củ, lô thứ ba gây hạn vào thời điểm
45 ngày, đây là giai đoạn cây khoai tây đang phát triển củ.
Phương pháp gây hạn: Vào thời điểm gây hạn tôi ngừng tưới nước ở
các ô thí nghiệm và dùng nilon trắng căng để ngăn mưa và sương cho đến khi

Vũ Thị Huyên

- -

17

K33B – sư phạm Sinh


Khoá luận tốt nghiệp đại học

lá dưới cùng có hiện tượng héo (trong thí nghiệm của tôi thời gian gây hạn là
8 ngày). Sau đó, tôi cung cấp nước trở lại để cây phục hồi. Tiến hành phân
tích các chỉ tiêu định kỳ 5 ngày một lần từ khi bắt đầu gây hạn và pha phục
hồi ở cả lô thí nghiệm và đối chứng. Ở lô gây hạn thời điểm 30 ngày tôi lấy
mẫu vào các thời điểm 30, 35, 40 và 45 ngày. Ở lô gây hạn thời điểm 45 ngày
tôi lấy mẫu vào các thời điểm 45, 50, 55 và 60 ngày.
2.2.2. Phương pháp xác định chỉ tiêu quang hợp
- Chỉ tiêu hàm lượng diệp lục tổng số được xác định bằng máy chuyên
dụng OPTI-SCIENCER model CCM-200 (do Mỹ cung cấp).
Đặc điểm: là máy đo diệp lục cầm tay, hoạt động bằng pin, đo hàm lượng
diệp lục tổng số của lá, đơn vị mg/cm2 lá.
Cách đo: kẹp lá vào buồng đo đồng thời ấn nhẹ đến khi máy phát tín
hiệu âm thanh, khi đó đọc kết quả hiện lên trên màn hình.

Diệp lục có quang phổ hấp thụ đặc trưng, diệp lục hấp thụ ánh sáng
mạnh nhất ở các dải ánh sáng màu đỏ và xanh tím nhưng không hấp thụ ánh
sáng ở dải hồng ngoại và xanh lá cây. Bằng việc xác định nguồn năng lượng
hấp thụ được ở vùng đó có thể tính được hàm lượng diệp lục có trong mô lá.
- Diện tích lá xác định theo phương pháp khối lượng. Lấy giấy sạch cắt
một hình vuông có diện tích 1dm2, cân miếng giấy được khối lượng A. Cùng
trên loại giấy đó vẽ hình lá cây thí nghiệm rồi cắt miếng giấy có hình lá cây
cân được khối lượng B. Công thức tính như sau:
S

B
(dm2/cây)
A

- Cường độ quang hợp của lá được xác định bằng phương pháp nửa lá
của Sachs [8]. Phương pháp này dựa trên sự tăng khối lượng do sự tích lũy
sinh khối trong quá trình quang hợp của một đơn vị diện tích lá trong một đơn
vị thời gian và được tích theo công thức sau:

Vũ Thị Huyên

- -

18

K33B – sư phạm Sinh


×