Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Nghiên cứu khả năng thích ứng của một số dòng, giống lúa chất lượng tại vùng sinh thái kim động hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.99 MB, 47 trang )

Khoá luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cây lúa là một trong ba cây lương thực chủ yếu trên thế giới. Theo ước
tính khoảng 40% dân số thế giới coi lúa gạo là nguồn lương thực chính. Việt
Nam là một quốc gia có tiềm năng xuất khẩu gạo rất lớn (thứ hai trên thế giới
sau Thái Lan). Tính đến năm 1999 diện tích trồng lúa trên thế giới khoảng
154 triệu ha phân bố ở khoảng 112 quốc gia trong đó chủ yếu ở châu Á
(90%), châu Phi (59%), châu Mỹ La Tinh (5,7%). Hiện nay tính từ năm 20092010 diện tích trồng lúa vào khoảng 147,5 triệu ha. Gạo là nguồn lương thực
tiêu thụ nhiều nhất thế giới.
Việt Nam có 2 vùng trồng lúa chính là Đồng bằng Sông Hồng và đồng
bằng sông Cửu Long. Hàng năm sản lượng của cả nước đạt 33 - 34 triệu tấn
thóc, trong đó chỉ sử dụng 8 triệu tấn thóc cho xuất khẩu, còn lại dùng để
phục vụ trong nước và dự trữ quốc gia. Tuy nhiên diện tích nông nghiệp đang
bị thu hẹp do: Đô thị hoá làm giảm đất trồng lúa, nhiều nước phải trồng cây
nhiên liệu sinh học, phát triển cơ sở hạ tầng. Mặt khác do dân số tăng nhanh
tính đến năm 2005 dân số thế giới đã đạt trên 6 tỉ người. Trong tương lai dân
số thế giới lên tới 8 tỉ người, làm cho nhu cầu về lương thực thực phẩm cũng
tăng theo. Ngoài ra thế giới còn phải gánh chịu những biến đổi về khí hậu
toàn cầu gây khô hạn bão lụt. Do đó vấn đề quan trọng nhất đối với thế giới
và Việt Nam là phải làm sao tăng được sản lượng lương thực nhằm đảm bảo
an ninh lương thực của người dân. Để giải quyết vấn đề này thì việc tạo ra các
giống cây trồng mới nói chung và các giống lúa mới nói riêng là một hướng
đi thích hợp nhất. Do vậy để đáp ứng nhu cầu của con người, đảm bảo an toàn
lương thực và phát triển nền kinh tế nông nghiệp thì việc nâng cao năng suất
cây trồng, chất lượng gạo là giải pháp hữu hiệu nhất hiện nay. Nhiệm vụ đặt
ra cho các nhà khoa học và các nhà chọn giống là tạo ra các giống lúa có năng


Ngô Thị Hiền

1

Lớp K33C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

xuất cao, phẩm chất tốt, phổ thích ứng rộng, chống chịu sâu bệnh cao. Xuất
phát từ thực tiễn và tình hình nghiên cứu đó, nhằm góp phần làm phong phú
thêm nguồn vật liệu đa dạng phục vụ cho công tác chọn tạo giống lúa mới,
chúng tôi đã tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu khả năng thích ứng của một số dòng, giống lúa chất
lượng tại vùng sinh thái Kim Động - Hưng Yên ”.
2. Mục tiêu của đề tài
+ Tìm hiểu khả năng thích ứng của các giống lúa chất lượng tại vùng
sinh thái nghiên cứu.
+ Tiến hành tuyển chọn một số dòng giống lúa ưu việt (Năng suất, thời
gian sinh trưởng) để góp phần bổ sung thêm nguồn giống lúa chất lượng cho
địa phương.
3. Nội dung nghiên cứu
Khảo sát đặc điểm nông sinh học của 11 dòng nghiên cứu về các chỉ
tiêu sau:
- Tỷ lệ nảy mầm.
- Khả năng đẻ nhánh.
- Chiều cao cây.
- Chiều dài bông.

- Chiều dài lá đòng.
- Chiều rộng lá đòng.
- Số bông/khóm.
- Số hạt chắc/bông.
- Tỷ lệ hạt chắc/bông.
- Khối lượng 1000 (P1000) và NSLT
- Chiều dài hạt gạo và chiều rộng hạt gạo.

Ngô Thị Hiền

2

Lớp K33C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

- Thời gian sinh trưởng.
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Tìm hiểu đặc điểm nông sinh học và các yếu tố cấu thành năng suất
của các giống lúa nghiên cứu từ giống đối chứng KD18.
- Làm sáng tỏ cơ sở lí luận của việc sử dụng các thành tựu sinh học
trong công tác chọn tạo giống lúa.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Giúp tìm hiểu một số dòng, giống lúa ưu việt
- Góp phần vào việc chọn tạo nguồn vật liệu khởi đầu cho công tác
chọn giống mới có năng suất cao, phẩm chất tốt, thời gian sinh trưởng ngắn.

Có thể thay thế các giống cũ, nhằm gieo trồng trên nhiều vùng sinh thái.

Ngô Thị Hiền

3

Lớp K33C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ
KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Nguồn gốc, phân loại và giá trị kinh tế của cây lúa
1.1.1. Nguồn gốc cây lúa
- Loài lúa trồng Oryza Sativa L. Là loài thân thảo sống hàng năm.
- Về nguồn gốc cây lúa có nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra
nhiều ý kiến khác nhau:
+ Theo Can dalle (1886): Cây lúa có nguồn gốc từ Ấn Độ.
+ Theo Roselviez (1931): Cây lúa có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Đặc
biêt từ Ấn Độ và Đông Dương
Mặc dù có rất nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc xuất xứ của cây lúa
nay các nhà khoa học đã đến thống nhất về nguồn gốc cây lúa từ Đông Nam
Á
- Việc xác định nguồn gốc cây lúa ở Đông Nam Á dựa vào các cơ sở
sau đây:
+ Đây là vùng trồng lúa có diện tích tập chung và lớn trên thế giới.
+ Tổ tiên của các loài lúa trồng hiện nay là lúa dại vẫn còn tìm thấy ở

nhiều nước trong khu vực này.
+ Theo các tài liệu lịch sử, các di tích lịch sử khảo cổ học đã cho thấy
cây lúa được trồng ở khu vực này từ rất sớm khoảng 4000-5000 năm trước.
1.1.2. Phân loại cây lúa
Việc phân loại cây lúa có nhiều quan điểm khác nhau:
* Theo phân loại học thực vật, cây lúa trồng Oryza Sativa L. có vị trí
phân loại như sau:
+ Giới (Regrum): Plantae - Thực vật
+ Ngành (Divisio): Angiermac- Thực vật có lá

Ngô Thị Hiền

4

Lớp K33C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

+ Lớp (Clasic): Monocotyledunes - Lớp một lá mầm
+ Bộ (Ordo): Poales (Graminales) - Hoà thảo
+ Họ (Familia): Poaceae - Hoà thảo
+ Họ phụ (Pryzoideae) - Hoà thảo ưu nước
+ Chi (Grenus): Oryza - Lúa
+ Loài (Species): Oryza Sativa - lúa trồng
Việc phân loại lúa trồng Oryza Sativa có nhiều quan điểm khác nhau:
+ Theo Goutehi 91934-19430, lúa có các loài phụ sau:
- Loài phụ Ấn Độ (SubspIndica)

- Loài phụ Nhật Bản (Subsp. Japonica Kato)
- Loài phụ Java (Subsp. Javanica)
+Theo Kato (1931), phân loại cây lúa thành hai loại phụ sau:
Loài phụ Ấn Độ (O. Subsp Indica Kato)
(Glutinosa), lúa tẻ (Utilissma) loài phụ Nhật Bản (O. Subsp. Japonica)
* Theo cấu tạo tinh bột, người ta phân loại lúa thành lúa nếp, lúa tẻ
* Theo mùa vụ trong năm và thời gian sinh trưởng, Oryza Sativa gồm
lúa chiêm và lúa mùa.
* Theo điều kiện tưới và gieo cấy chia thành: lúa nước và lúa cạn
Ở nước ta lúa trồng được phân bố từ Bắc vào Nam, từ ven biển đến
đồng bằng, từ trung du đến miền núi, đa số các giống lúa trồng ở nước ta
thuộc dạng lúa miền nhiệt đới (loài phụ Indica). Một số gống lúa miền núi có
tính trung gian giữa loài phụ Indica và loai phụ Japonica.
1.1.3. Giá trị kinh tế cây lúa
Lúa là một trong ba loại cây lương thực chủ yếu trên thế giới có vai trò
quan trọng đối với con người.
Những năm gần đây, nhờ ứng dụng KHCN trên cây lúa, Việt Nam đã
tạo nhiều giống lúa năng suất cao, phẩm chất tốt, sản lượng không chỉ đảm

Ngô Thị Hiền

5

Lớp K33C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2


bảo ANLT quốc gia mà còn luôn giữ vị trí thứ 2 trên thế giới và xuất khẩu
gạo, đóng góp lớn vào tống thu nhập quốc dân. Năm 2008 xuất khẩu 4,7 triệu
tấn đóng góp 2,9 tỷ USD vào GDP. Năm 2009 là 6 triệu tấn đóng góp 2,6 tỷ
USD.
Ngoài sản phẩm chính của cây lúa là gạo, thì cây lúa còn cho nhiều sản
phẩm phụ khác có giá trị kinh tế to lớn trong chăn nuôi, công nghiệp, y tế. . .
như:
+ Gạo: là nguồn cung cấp lương thực và cung cấp nguồn năng lượng
chủ yếu cho hoạt động của con người và vật nuôi, Ngoài ra nó còn được sử
dụng vào nhiều ngành công nghiệp khác nhau như: Rựợu, bia, công nghiệp
thực phẩm ... Cho giá trị kinh tế cao.
+ Tấm: Sản xuất tinh bột, rượu, cồn, axeton, phấn mịn và thuốc chữa
bệnh.
+ Cám: Dùng cho sản xuất thức ăn cho gia súc. Trong công nghệ dược
sản xuất, Vitamin B1, chữa bệnh tê phù, chế tạo sơn cao cấp, làm mỹ phẩm,
chế xà phòng.
+ Trấu: Sản xuất nấm men, làm thức ăn gia súc, sản xuất vật liệu đóng
lót hàng, dùng để độn chuồng làm phân bón có sio2 cao, ở nông thôn còn sử
dụng làm chất đốt.
+ Rơm rạ: Với thành phần chủ yếu là xenluloza có thể sản xuất thành
giấy, đồ gia dụng như dây thừng chão, mũ, giầy dép, làm thức ăn cho gia súc,
trộn với cây họ đậu làm thức ăn ủ chua...
Như vậy cây lúa có một vị trí quan trọng đối với đời sống con người, nó
còn giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Đây là
một cây lương thực có giá trị kinh tế tối ưu.
- Xét về thành phần dinh dưỡng của cây lúa so với các cây lương thực
khác trong bảng 1.

Ngô Thị Hiền


6

Lớp K33C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Bảng 1. Thành phần dinh dưỡng của một số cây lương thực
Cây

Tinh

trồng

bột

Lúa

Protein

Lipít

Xenluloze

Vitamin

Nước


62,4%

7,9%

2,2%

9,9%

5,7%

11,9%

Lúa mì

63,8%

16,8%

2,05

2,0%

1,8%

13,6%

Ngô

69,2%


10,6%

4,3%

2,0%

1,4%

12,5%

+ Thành phần chủ yếu trong lúa gạo là tinh bột. Trong lúa gạo tinh bột
tồn tại chủ yếu ở 2 dạng là: Amiloza và Amino pectin, đây là 2 yếu tố ảnh
hưởng đến thành phần và tính chất của gạo.
+ Protêin: Trong lúa gạo có đầy đủ các axitamin không thay thế và các
axitamin thay thế. Tỷ lệ axitamin trong lúa gạo tuy thấp nhưng vẫn cao hơn
một số loại ngũ cốc khác.
+ Lipít: Trong gạo tập chung chủ yếu trong lớp vỏ gạo nếu gạo say thì
tỷ lệ này là 2,02%, còn nếu gạo sát thì tỷ lệ này chỉ còn 0,5% .
+ Xenluloza: Ở trong lúa gạo hàm lượng xenluloza cao hơn nhiều trong
các loại ngũ cốc khác, tuy nhiên nó tập chung chủ yếu ở vỏ trấu.
+ Vitamin: Vitamin trong lúa gạo chủ yếu là VTM nhóm B như: B1,
B2, B6... Để đảm bảo giá trị dinh dưỡng của lúa gạo cần chú ý đến công nghệ
sau thu hoạch đặc biệt là công nghệ chế biến và bảo quản, kết hợp chọn tạo
các giống có phẩm chất tốt, đầu tư phù hợp với biện pháp trồng trọt.
1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới
Theo Chandler (1972) sau nhiều năm nghiên cứu ở Viện nghiên cứu
lúa quốc tế đã lai tạo thành công giống lúa nửa lùn taichung Nativel có năng
suất cao,giống này được gieo trồng ở rất nhiều nước, đến năm 1996 giống IR8
ra đời cho năng suất vượt hẳn các giống khác.


Ngô Thị Hiền

7

Lớp K33C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Theo IRRI sự hình thành năng suất diễn ra trong mối quan hệ tác động
qua lại giữa kiểu gen của cây trồng và môi trường mà cây trồng sinh trưởng.
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường tới tỷ lệ hạt lép trên cây lúa.
Shuichi Yoshida kết luận: Nếu ở nhiệt độ vượt quá 350C kéo dài hơn 1h khi
lúa nở hoa làm tỷ lệ hạt lép cao.
Tầm quan trọng của giống và sự đóng góp của nó vào việc tăng năng
suất đã được nhiều nhà khoa học phân tích.Theo Heaht, Capule (1986) năm
1980, tổng sản lượng lúa châu Á tăng 117 triệu tấn so với năm 1965. Trong
đó phần đóng góp của giống mới là 27,3 triệu tấn chiếm 23,33%, phần đóng
góp của phân bón là 26,8 triệu tấn, phần đóng góp của tưới tiêu là 28,9 triệu
tấn. Qua đây thấy rằng, giống mới là một trong những biện pháp có hiệu quả
nhất về mặt kinh tế trong ngành sản suất lúa gạo
Theo Yosida (1979) các giống lúa thấp cây và ngắn ngày là hướng chọn
tạo giống lúa mới trên thế giới đặc điểm chính của bộ giống này:
- Chín sớm có tổng tích ôn nhỏ hơn các giống chín muộn
- Thấp cây, có chiều hướng đẻ nhiều nhánh hơn.
- Thời gian để phát triển 1 bông lúa ở 1 giống lúa chín sớm ngắn hơn
các giống lúa chín muộn.

- Giống lúa chín sớm sử dụng nước có hiệu quả hơn các giống lúa chín
muộn.
- Những giống có phản ứng đạm cao, lá thẳng, ngắn, hẹp, dày, xanh
đậm, chịu thâm canh cao.
- Giống có thân ngắn và cứng giúp cây lúa chống đổ tốt.
Gần đây tại hội nghị di truyền quốc tế về cây lúa được tổ chức ở Bắc
Kinh (Trung Quốc) năm 2002 nghiên cứu của Yang Huisc và cộng sự đề suất
8 đặc điểm di truyền và sinh lý của giống lúa siêu cao sản:
- Các giống lúa cao sản phải có năng suất sấp xỉ 6000kg/ha/vụ.

Ngô Thị Hiền

8

Lớp K33C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

- Phải có nhiều gié trên bông, số gié cấp 1 và cấp 2 nhiều dẫn đến mật
độ hạt cao
- Năng suất của giống lúa siêu cao sản tăng tuyến tính với vật chất khô.
- Tổng giá trị sinh khối của thân lá và sự tích lũy vật chất khô sau khi
trỗ bông có tương quan dương và rất chặt với năng suất hạt.
- Hầu hết các giống lúa siêu cao sản có khả năng đẻ nhánh vừa phải
hoặc yếu nhưng tỷ lệ bông hữu hiệu cao.
- Giống phải có khẳ năng chống đổ.
Các đặc điểm trên chỉ ra rằng: kích thước cây giảm mạnh và sản phẩm

sinh khối cây cao là 2 yếu tố cực kỳ quan trọng để đánh giá tiềm năng năng
suất của các giống siêu cao sản.
1.2.2. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam
Sau hơn 20 năm, kể từ năm 1980 trở lại đây nhờ áp dụng kỹ thuật hạt
nhân như chiếu xạ hạt giống trước khi gieo, chiếu xạ hạt giống để gây các đột
biến di truyền những tính trạng quí như thấp cây, chín sớm, chống đổ, năng
suất cao, chống chịu sâu bệnh, Chiếu xạ hạt, củ khi bảo quản để tránh chịu
thất thu. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, một số trung tâm KHKT
của các tỉnh, đã tạo ra được hơn 20 giống cây gồm: Lúa, ngô, lạc, đậu tương,
cà chua, táo, bổ sung vào cơ cấu giống cây trồng, góp phần làm tăng năng
suất và sả lượng lương thực hàng năm một cách ổn định
Việt Nam là nước thứ 4 trong khu vực về nghiên cứu thực nghiệm và sử
dụng vào công tác chọn giống cây trồng.Việt Nam đã tại ra được hơn 40
giống cây trồng đột biến, trong đó có 27 giống lúa, còn lại là ngô, lạc, cà
chua, đậu tương... Trong các giống lúa được tạo ra bằng đột biến kể trên, có
giống DT-10 đã từng đứng hàng đầu về cả 3 mặt (diện tích, năng suất, sản
lượng). Ngoài ra, còn hàng loạt các đột biến khác nhau ở nhiều loại cây trồng
đang được trao đổi và nghiên cứu di truyền – biến dị và lai tạo. Nhằm xác

Ngô Thị Hiền

9

Lớp K33C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2


định bản chất di truyền ở nhiều mức độ, giúp chúng ta hiểu thêm về bản chất
quá trình đột biến, để từ đó có thể xác định cho các phổ đột biến định hướng
theo các chỉ tiêu có lợi.
Ở Việt Nam công tác bảo tồn, nghiên cứu nguồn vật liệu di truyền được
thực hiện trong thời kì kháng chiến chống pháp cho đến những năm 1960 với
một số cây trồng chính. Đến nay, nhiều cơ quan khoa học đã thu thập và lưu
trữ được một số tập đoàn cây giống có giá trị.
Cả nước đã thu thập và bảo quản được gần 4000 giống lúa địa phương
Ở miền bắc đã hoàn chỉnh việc đánh giá 63 tính trạng của gần 1000 giống lúa.
Miền Nam đã đánh giá được 23 tính trạng của gần 400 giống lúa. Ở miền Bắc
đã lai tạo được 27 giống lúa mới từ việc khai thác nguồn gen địa phương,
được nhà nước công nhận là giống quốc gia và khu vực.
Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm đã thu nhập được 3000 mẫu
giống lúa nhập nội và 295 mẫu giống lúa địa phương. Và đã đánh giá được
các đặc điểm sinh trưởng, tính chống chịu, dạng hạt, dạng bông, tiềm năng
năng suất.
Theo kết quả nghiên cứu của Vũ Tuyên Hoàng và ctv (1993): Các
giống lúa mùa có hàm lượng amylose trung bình đến thấp chiếm 42%, độ bền
thể gel mềm chiếm 45%. Đây là 2 đặc tính phẩm chất hạt cần được khai thác
trong trương trình cải tiến giống có phẩm chất gạo cao.
Theo Nguyễn Văn Luật (1997): Công việc tiết tục thu thập và kiên trì
bảo quản các giống lúa là một yêu cầu bức thiết để chống “xói mòn gen”
nhằm cung cấp nguồn gen phong phú cho chương trình chọn tạo giống lúa nói
chung và chọn tạo giống lúa có phẩm chất gạo cao nói riêng. Đó là một việc
làm rất có ý nghĩa.

Ngô Thị Hiền

10


Lớp K33C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

1.3. Phân tích một số tính trạng nông sinh học
1.3.1. Tính trạng chiều cao cây
- Chiều cao cây là một tính trạng nông học quan trọng liên quan đến
tính chống đổ và ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất.
- Về mặt di truyền, chiều cao cây lúa được kiểm soát bởi các gen Bg, D,
Sm, d, md, dw, T. Tính trạng chiều cao cây do nhiều gen quy định và cũng
chịu ảnh hưởng của các điều kiện môi trường. Mức độ phân bố của các gen
qui định như sau: D>Sm>d>md trong đó gen I-T- là trội các gen Sm, d, md,
dw là lặn. Gen i-t- lấn át sự phát triển ngoại hình của cây tính lùn.
Theo tiêu chuẩn đánh giá nguồn gen lúa (Inger, 1996) [3] chiều cao cây
lúa chia thành 3 nhóm chính:
+ Nửa lùn (vùng thấp <20cm; vùng cao 90-120cm)
+ Trung gian (Vùng thấp: 110-120cm; vùng cao: 90-120cm)
+ Cao (vùng thấp >130cm; vùng cao >125cm)
Theo Jenning (1968), Swamirao, Could (1969) tính trạng chiều cao cây
bình thường là trội so với tính trạng lùn cây. Tính lùn cây do một gen lặn điều
khiển.
Theo Chang (19640, Hê-Joong-Jsai (1998) cho rằng : Tính trạng lùn do
một gen điều khiển, song sự biểu hiện của nó tuỳ thuộc vào sự tác động qua
lại với một hệ gen gây đột biến mạnh, yếu khác nhau.
Theo Rutger và các cộng sự (1986), đã phát hiện ra một số gen mới
không alen với sd1 như sd2 (ở giống lúa CL - 11033) và sd4 (ở giống lúa CL 1034). Cả hai giống này đều được tạo ra từ giống Calrose bằng chiếu xạ hạt
giống. Từ một giống lúa nửa lùn Nhật Bản, Rutger đã phát hiện một gen lặn

đột biến (kí hiệu là eui) qui định kiểu hình cây cao. Gen này làm tăng gấp đôi
chiều dài lóng trên cây một thân. Các tính trạng này cho biết khi lai giữa 2
giống đột biến nửa lùn với nhau, con lai F1 đều có kiểu hình cây cao ở F2 có

Ngô Thị Hiền

11

Lớp K33C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

hiện tượng phân ly theo tỷ lệ 9 cao: 6 nửa lùn: 1 siêu lùn. Hai gen sd1và sd4
đều có tác dụng làm giảm chiều cao cây 30cm.
Futshura (1986) khi nghiên cứu tính chất biểu hiện và bản chất di truyền
các dạng đột biến lúa thực nghiệm từ giống Akibare (Nhật bản) cho biết: Gen
lùn d-18h có khả năng tác động ngay khi hạt nảy mầm nhưng sau đó khoảng
1-2 ngày, nếu được xử lý bằng axit giberelia thì sự sinh trưởng của hạt mầm
vẫn diễn ra bình thường như hạt của giống gốc .
Tình hình nghiên cứu Khush và Toennisen (1991) thống kê có hơn 50
gen liên quan đến tính trạng lùn hoặc rút ngắn bộ phận nào đó của cây lúa.
Hầu hết các gen liên quan đến tính lùn là gen lặn, chỉ có hai gen trội là d-53
(DK-3) thuộc nhiễm sắc thể số 9, nhóm liên kết 11, và gen d-h phát hiện ở
một dòng, đột biến lùn là giống Japonika Nhật Bản trừ nhiễm sắc thể số 7, các
gen qui định tính lùn nói trên phân bố trên 11 NST còn lại. Mỗi kiểu gen cụ
thể sẽ qui định hình dạng lùn cụ thể.
Hee - Joong - koh và cộng sự (1993), Kuo - Hai - và Tsai (1998) đã

công bố các gen và các alen mới bổ sung vào các gen lùn đã có ở lúa những
nghiên cứu này còn đề cập đến quan hệ liên kết cũng như tác động qua lại của
các gen này cũng như các gen đã biết hoặc tính đa hiệu của chúng.
Theo nghiên cứu của Đào Xuân Tân và Đỗ Hữu Ất trên một số giống
lúa nếp và lúa tẻ đặc sản đều kết luận: đột biến lặn về chiều cao cây có thể
xuất hiện theo 2 hướng là dạng thấp hơn dạng gốc (lùn và nửa lùn) và dạng
cao hơn dạng gốc. Theo 2 tác giả, tương tác cân bằng giữa 2 locus I và T vốn
có ở các giống lúa cổ truyền tạo nên sự ổn định của tính trạng này. Đột biến
đã phá vỡ sự cân bằng giữa các locus kiểm tra chiều cao cây, Do vậy sự biến
đổi của locus I và T hoặc một trong các locus được tạo ra các dòng đột biến
có chiều cao cây khác nhau và khác với giống gốc.

Ngô Thị Hiền

12

Lớp K33C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

1.3.2. Khả năng đẻ nhánh (KNĐN)
Sự tăng khả năng đẻ nhánh tạo điều kiện tăng số bông hữu hiệu trên
khóm.
Theo Jones (1936), Ramiah (1953) và Grist (1968) khả năng đẻ nhánh
cây lúa được kiểm tra bởi ít nhất 3 gen đa phân và tính trạng này chịu ảnh
hưởng của điều kiện ngoại cảnh
Theo Chang (1964) có ít nhất 3 loại locus tác động cộng gộp (polimery)

chi phối tính trạng đẻ nhánh. Trong đó các alen trội “Ti” qui định khả năng đẻ
nhánh yếu, còn các alen lặn “ti” qui định khả năng đẻ nhánh mạnh. Các giống
có khả năng đẻ nhánh cao hoặc đẻ nhánh tốt có 3 cặp gen đồng hợp tử
(ti1ti1ti2ti2ti3ti3). Các giống đẻ nhánh trung bình có 2 cặp gen lặn, các gống
khác có khả năng đẻ nhánh thấp thì đòng hợp tử về 3 gen trội nói trên
(Ti1Ti1Ti2Ti2Ti3Ti3).
- Một số tác giả khác cho biết: Những cây đồng hợp tử về các alen trội
của các locus “Ti-1”; “Ti-2” và “Ti-3” đẻ nhánh rất yếu hoặc không đẻ nhánh.
Tuỳ theo số cặp alen lặn có trong kiểu gen nhiều hay ít mà khả năng đẻ nhánh
mạnh hay yếu. Bằng phương pháp chiếu xạ hạt giống, các tác giả đã thu được
các đột biến làm tăng khả năng đẻ nhánh ở các mức độ khác nhau. Đẻ nhánh
khoẻ hoặc rất khoẻ từ các giống lúa đẻ trung bình.
1.3.3. Tính trạng chiều dài, chiều rộng lá đòng
Lá là trung tâm hoạt động sinh lý của cây lúa, đó là các hoạt động
quang hợp, tích luỹ chất khô, thoát hơi nước, điều hoà nhiệt độ... Với các
chức năng trên thì lá đòng đóng một vai trò quan trọng đối với quá trình sinh
trưởng cũng như năng suất cây lúa. Trong đó lá đòng là loại lá được các nhà
khoa học hết sức chú ý quan tâm và là một trong những chỉ tiêu đánh giá hình
thái của cây lúa. Trong đời sống cây lúa, lá đòng là lá được hình thành cuối

Ngô Thị Hiền

13

Lớp K33C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2


cùng và trên một nhánh lúa thì nó là lá trên cùng có vai trò lớn nhất nuôi
dưỡng bông lúa đặc biệt giai đoạn lúa trỗ.
Mitra, 1962 [3]: Phân tích sự biểu hiện chiều dài và chiều rộng phiến lá
và cây lai F1 thuộc tổ hợp lai giữa giống Charmock có phiến lá nhắn có phiến
lá ngắn rộng, với giống lúa Potani-23 có phiến lá dài, hẹp. Kết quả cho thấy
tất cả cây lai F1 đều có phiến lá dài, rộng, còn ở F2 phân ly tăng tiến cả về
chiều dài và chiều rộng lá. Từ đó các tác giả kết luận: Chiều dài và chiều rộng
lá được kiểm soát bởi hệ thống di truyền khác nhau, mỗi tính trạng được kiểm
soát bởi nhiều gen.
Kikuchi và cộng sự, 1978 [3]: Đo chiều rộng lá đòng của các cây F1
thuộc tổ hợp lai gữa giống lúa Sasanishiki (lá hẹp) với giống lúa NorinMochi4 (lá rộng), kết quả cho thấy: Lá đòng ở F1 rộng hơn trung bình giữa 2
bố mẹ nhưng thiên về dạng có lá đòng rộng ở F2 có hiện tượng phân ly tăng
tiến theo hướng tăng chiều rộng lá đòng. Từ đó tác giả kết luận: Tính trạng
chiều rộng lá đòng được kiểm soát bới nhiều gen, phiến lá rộng, lá trội không
hoàn toàn .
Murai và cộng sự, 1987 [3]: Sử dụng phương pháp phân tích diallen
(không thuận nghịch) về các tính trạng này của cây F1 tạo ra từ phép lai
diallen giữa 5 giống lúa ở Hokaido kết quả cho thấy tính trạng chiều dài lá
đòng thì phiến lá dài là trội, tính trạng chiều rộng lá đòng thì phiến lá hẹp là
trội (ngược với kết quả của Kramer, 1974).
1.3.4. Tính trạng chiều dài bông
- Bông lúa là kết quả mọi hoạt động trong đời sống của cây lúa, là bộ
phận tạo ra hạt lúa - cơ quan duy trì nòi giống cây lúa và tạo ra chu trình mới
trong quá trình tồn tại và phát triển của cây lúa.
- Tuỳ từng giống mà bông lúa có chiều dài bông khác nhau.

Ngô Thị Hiền

14


Lớp K33C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Chiều dài bông liên quan đến sức chứa hạt của bông là yếu tố cấu thành
năng suất
- Theo Vandertok.JE (1910), Jones (1982) và Ramisah (1930) khi lai
gữa giống lúa bông dài và bông nắn cho thấy: Kiểu hình bông dài là trội so
với kiểu hìmh bông ngắn và phân ly theo kiểu gen đa phân. Điều đó chứng tỏ
có nhiều gen chi phối tính trạng chiều dài bông.
Syakudo (1958) cho biết, tính trạng chiều dài bông do 6 gen đa phân chi
phối, nhưng chưa rõ các gen cụ thể, tính trạng này phụ thuộc rất nhiều vào
điều kiện môi trường.
Theo Đào Xuân Tân (1994) đột biến lặn đã xuất hiện ở locut Lp (hay
sp) đã tạo ra alen Lp (hay sp) ở M2 có dạng bông dài Lplp (hay Spsp) tuỳ theo
sự có mặt của 1 trong 2 cặp gen trên cả hai cặp mà ở M2 xuất hiện các thể đột
biến có dạng bông ngắn khác nhau.
Chiều dài bông cần kết hợp với chiều dài cổ bông. Bông dài mà cổ bông
quá dài thì dễ gãy. Bông dài mà cổ bông trỗ không thoát thì tỷ lệ lép cao,
giảm năng suất. Bông dài vừa, hạt xếp xít, số gié nhiều xu thế chung được
nhiều nhà chọn tạo giống quan tâm.
1.3.5. Phân tích di truyền kích thước và hình dạng hạt gao
Theo “Hệ thống tiêu chuẩn quốc tế đánh giá nguồn gen lúa” (Inger
1996) kích thước dài hạt gạo được xác định như sau:
Hình dạng


Kích thước

Điểm

1>7,5mm

1

Dài

7,5mm>1>6,6mm_

3

Trung bình

6,6mm >1>5,5mm

5

5,5mm>1

7

Rất dài

Ngắn

Ngô Thị Hiền


15

Lớp K33C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Hình dạng hạt gạo (d) được xác định: d = chiều dài hạt / chiều rộng hạt
Hình dạng

Kích thước

Điểm

d>3,0mm

1

Trung bình

3,0mm >d>3,1mm

3

Bầu

2,0mm >d>1,1mm


5

Tròn

1,1mm>d

9

Thon

- Theo Chang (1964-1974) cho rằng, chiều dài hạt do hai hay nhiều gen
xác định, còn chiều rộng do 3 đến 5 gen kiểm soát.
- Theo Takeda và Sito (1977) phát hiện một gen trội chính kí hiệu Mi
quy định hạt nhỏ, ngắn, gen Mi nhỏ còn tác động đa hiệu làm giảm 1/3 khối
lượng hạt.
- Năm 1984, Takeda phát hiện gen LK-T qui định chiều dài hạt ở giống
lúa địa phương Nhật Bản - Fusayoshi là trội không hoàn toàn.
- Theo Trần Duy Quý (1986) hình dạng hạt ngắn, tròn là các đột biến
trội, phân ly theo qui luật Menden trong phép lai đơn. Đột biến này được
kiểm soát bởi gen trội Kr thuộc NST số 8 (Jondon 1955, 1956) [8].
Như vậy sự tổ hợp theo những cách thức khác nhau biểu hiện tác động
theo kiểu tác động cộng hoặc bù trừ làm cho độ dài hạt gạo ở các giống lúa
không giống nhau.
+ Trong 10 locus kiểm soát kích thước và hình dạng hạt gạo có 5 locus,
thường gặp ở các giống lúa trồng hiện nay thuộc hai loài phụ Indica và
Japonica. Trong đó locus LK-f được nghiên cứu rất nhiều, đây là locus rất rễ
bị đột biến và có tác động đa hiệu.
+ Các alen đột biến làm thay đổi chiều dài hoặc hình dạng hạt gạo phát
sinh ở một số giống lúa di truyền theo quy luật Menden trong phép lai đơn có
quan hệ trội lặn hoàn toàn hoặc không hoàn toàn so với alen kiểu dại.


Ngô Thị Hiền

16

Lớp K33C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

1.4. Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa
Thời gian sinh trưởng của cây lúa tính từ nảy mầm cho đến khi chín 90
-180 ngày. Tuỳ từng giống và điều kiện ngoại cảnh. Ở nước ta các giống ngắn
ngày có thời gian sinh trưởng khoảng 90 - 120 ngày, các giống trung ngày có
thời gian sinh trưởng dài 140 -160 ngày. Các giống lúa chiêm cũ ở miền Bắc
do sinh trưởng trong điều kiện thấp, thời gian sinh trưởng kéo dài 180 - 200
ngày, nếu trồng ở miền núi phía Bắc có thể kéo dài đến 240 ngày. Ở đồng
Bằng Sông Cửu Long, các giống lúa địa phương có thời gian sinh trưởng
trong vụ mùa cũng tương đối dài 200-240 ngày, cá biệt có giống nổi thời gian
sinh trưởng dài khoảng 270 ngày. Trong đời sống cây lúa, có thể chia thành
hai thời kì, sinh trưởng chủ yếu là sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh
sản.
+ Thời kì sinh trưởng sinh dưỡng tính từ lúc gieo đến lúc làm đòng
trong thời kì này cây lúa chủ yếu hình thành và phát triển cơ quan sinh dưỡng
như: ra rễ, đẻ nhánh…
+ Thời kì sinh trưởng sinh sản: Là thời kì phân hoá hình thành cơ quan
sinh sản bắt đầu từ làm đòng cho đến khi thu hoạch bao gồm quá trình làm
đòng, trỗ bông, hình thành hạt.

- Thời kì sinh trưởng sinh dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình
thành số bông trong một khóm lúa. Còn thời kì sinh trưởng sinh sản quyết
định hình thành số hạt/bong, tỉ lệ % hạt chắc và trọng lượng của 1000 hạt có
thể xem thời kì từ trỗ đến chín là thời kì ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất thu
hoạch của lúa.
Theo “Tiêu chuẩn đánh giá cây lúa IRRI” Các giai đoạn sinh trưởng
phát triển cây lúa được kí hiệu theo mã số:
1. Nảy mầm

4. Vươn lóng

7. Chín sữa

2. Mạ

5. Làm đòng

8. Vào chắc

3. Đẻ nhánh

6. Trỗ bông

9. Chín

Ngô Thị Hiền

17

Lớp K33C - Sinh



Khoá luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là một số giống lúa chất lượng như:
CL-8; CL-9; XH-3; IR.64D… Được tạo ra từ việc xử lý chiếu xạ tia y lên các
giống gốc: A-2O; IR64; KD18; Bắc thơm số 7. Do bộ môn Đột biến và ưu thế
lai VIện Di truyền nông nghiệp và TS Nguyễn Như Toản cung cấp.
Giống đối chứng là KD18: Là giống lúa thuần nhập nội từ Trung Quốc,
cũng là giống lúa ngắn ngày. Thời gian sinh trưởng ở trà xuân muộn là 135 140 ngày, ở trà mùa sớm là 105 – 110 ngày, ở trà hè thu là 95 ngày.
Chiều cao cây: 95 – 100cm. Phiến lá cứng, rộng, gọn khóm, màu xanh
vàng, khả năng đẻ nhánh trung bình đến kém
Hạt thon nhỏ, màu vàng đẹp, chiều dài hạt trung bình 5,93mm. Tỷ lệ
chiều dài/chiều rộng hạt là 2,28. Trọng lượng 1000 hạt (19,5-20,2gram). Năng
suất trung bình 50-55tạ/ha. Năng suất cao có thể đạt 60 -65 tạ/ha. Khả năng
chống đổ trung bình đến kém, chịu rét khá. Là giống vừa nhiễm rầy nâu
nhiễm vừa bệnh bạc lá, bệnh đạo ôn, nhiễm nhẹ với bệnh khô vằn.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thí nghiệm ngoài đồng ruộng
- Các dòng, giống tuyển chọn được ngâm ủ và gieo thành từng lô riêng
rẽ theo phương pháp mạ sân.
- Mạ được 20-21 ngày tuổi đem cấy theo ô la tinh 10m 2 /ô tại Kim
Động – Hưng yên và được nhắc lại 3 lần.
- Mật độ cấy 40 khóm/m 2
- Cấy 1 rảnh/khóm, chăm sóc theo quy trình chung.


Ngô Thị Hiền

18

Lớp K33C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
- Các đặc tính nông, sinh học được đánh giá theo qui phạm kiểm
nghiệm giống quốc gia và tiêu chuẩn đánh giá nguồn gen lúa của IRRI (1996)
Theo tài liệu trên quá trình phát triển cá thể cây lúa gồm các giai đoạn
sau:
1. Giai đoạn nảy mầm 5. Giai đoạn làm đòng

9. Giai đoạn chín

2. Giai đoạn mạ

hoàn toàn

6. Giai đoạn trỗ bông

3. Giai đoạn đẻ nhánh 7. Giai đoạn chín sữa
4. Giai đoạn vươn lóng 8. Giai đoạn vào chắc
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Các số liệu thu được xử lý theo phương pháp thống kê toán học và

phần mềm xử lý số liệu Excel.
* Trung bình mẫu
n

X
X 

i

i 1

n

* Sai số trung bình.
m= 


n

* Độ lệch chuẩn.
n

 (X


i

 X )2

(1)


i 1

n
n

(X


i

 X)

(2)

i 1

n 1

Hệ số biến động
Cv % =

Ngô Thị Hiền


X

 100%

19


Lớp K33C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Nếu Cv % <10 % : Sự biến động không đáng kể
Nếu Cv % 10-20 % : Sựu biến động trung bình.
Nếu Cv % >20 % : Sự biến động cao.
* NSLT (Tấn/ha) được tính theo công thức (IRRI, 1996)
* NSLT Số khóm/m 2  Số bông/khóm  Số hạt chắc/bông  P1000  10 5 tấn/ha
n: Số cá thể trong mẫu.
X i : Giá trị của biến động.
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.3.1. Địa điểm nghiên cứu
Huyện Kim Động – tỉnh Hưng Yên.
2.3.2. Thời gian nghiên cứu
Vụ xuân 2010
Gieo ngày: 17/01/2010
Cấy ngày: 14/02/2010
Gặt ngày: 26/05/2010

Ngô Thị Hiền

20

Lớp K33C - Sinh



Khoá luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Một số đặc điểm nông sinh học
3.1.1. Khả năng sinh trưởng của các giống lúa nghiên cứu
- Sự nảy mầm: Đây là giai đoạn đầu tiên trong chu kỳ sinh trưởng của
cây lúa. Hạt thóc chuyển từ trạng thái tiềm sinh sang trạng thái sinh sống để
hạt thóc nảy mầm được ngoài yếu tố chất lượng giống nó còn chịu sự chi phối
của các yếu tố môi trường: nhiệt độ, ánh sang, độ ẩm...
- Khả năng đẻ nhánh: Sau khi cấy được 35 ngày, cây lúa đã trải qua
phần lớn giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng. Ở giai đoạn này ta có thể đánh giá
được chính xác các cây sống sót từ đó đánh giá khả năng sống sót của chúng.
Qua nghiên cứu tỉ lệ nảy mầm và khả năng sống sót được kết quả sau:
Bảng 3.1: Tỉ lệ nảy mầm và khả năng sông sót
STT

Tên
dòng/giống

Tỉ lệ nảy mầm (%)

Khả năng sống sót (%)

1

CL-8


98,5  0,3

99,3  1,2

2

CL-9

98,1  0,7

99,2  0,6

3

XH-3

98,5  0,4

99,5  0,8

4

XH-1

99,5  0,8

98,3  1,6

5


IR.64D

94,0  0,6

99,7  0,8

6

HD-01

96,5  0,7

98,1  0,6

7

HD-02

97,9  0,8

99,8  0,9

8

XH-5

98,5  0,5

95,4  1,3


9

D.51

97,0  0,7

98,7  1,4

10

D.52

97,5  0,4

99,5  1,5

11

D.53

98,7  0,8

99,6  1,3

ĐC

KD18

96,7  1,21


99,53  1,4

Ngô Thị Hiền

21

Lớp K33C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp
100
99

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

99.5
98.5

98.7

98.5

98.5
98.1

97.9

98

97.5

97

97

96.7

96.5

96
95
94

94
93
92
91

Số 1

Số 2

Số 3

Số 4

Số 5

Số 6

Số 7


Số 8

Số 9 Số 10 Số 11

ĐC

Hình 3.1: Tỉ lệ nảy mầm của 11 giống lúa nghiên cứu

100
99.3

99.8

99.7

99.5

99.5

99.6

99.53

99.2

99

98.7
98.3


98.1

98
97
96
95.4

95
94
93
Số 1 Số 2 Số 3

Số 4 Số 5 Số 6 Số 7 Số 8 Số 9 Số 10 Số 11 ĐC

Hình 3.2: Sự sống sót của 11 giố ng lúa nghiên cứu

Ngô Thị Hiền

22

Lớp K33C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Qua bảng thống kê và biểu đồ cho thấy:
- Dòng có tỉ lệ nảy mầm cao nhất là số 3 (99,5  0,8)

- Dòng có tỉ lệ nảy mầm thấp nhất là số 6 (96  0,6). Đây là một tỉ lệ rất
cao, nó khẳng định chất lượng của các giống, sức chống chịu cao, các yếu tố
môi trường phù hợp.
Tỉ lệ nảy mầm của các giống có thể được sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến
nhỏ như sau:
Số 4> Số 1>Số 11=Số 8>Số 2>Số 7>Số 10>Số 9>ĐC >Số 6>Số 5
- Dòng có tỉ lệ sống sót cao nhất là dòng số 7 (99,8  0,9)
- Dòng có tỉ lệ sống sót thấp nhất là dòng số 8 (95,4  1,3)
Tỉ lệ sống sót của các dòng được sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ như
sau:
Số 7> Số 5>Số11>ĐC>Số 10>Số1>Số2>Số 4>Số 6>Số 8
3.1.2. Khả năng đẻ nhánh
Khả năng đẻ nhánh là chỉ tiêu khá quan trọng nó sẽ quyết định đến năng
suất của cây lúa sau này, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới số lượng bông/khóm.
Thời kì lúa đẻ nhánh nhiều nhất là sau khi cấy được khoảng 35 ngày.
Khoảng thời gian này khác nhau tùy từng giống lúa, thông thường những
giống ngắn ngày thì lúa đẻ nhánh sớm hơn các giống lúa đẻ dài ngày. Nếu lúa
đẻ nhiều quá thì khả năng sinh trưởng của khóm sẽ giảm, lúa hay bị thiếu ánh
sáng, dễ bị nhiễm các bệnh như: nấm, đạo ôn, bọ dày... Từ đó năng suất giảm
đáng kể, chi phí cho năng suất cao. Nhưng nếu như lúa đẻ ít quá thì số
bông/khóm cũng sẽ ít theo do vậy mà khó có thể đạt được năng suất như
mong muốn. Do vậy ta nên điều chỉnh sao cho số nhánh/khóm lúa vừa phải
không nhiều và không quá ít. Khả năng đẻ nhánh của lúa không phụ thuộc
vào gen mà còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố môi trường như: Nhiệt độ,
điều kiện chăm sóc đặc biêt là lương nước chăm sóc trong thời kì dể nhánh

Ngô Thị Hiền

23


Lớp K33C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khả năng đẻ nhánh chia làm 5 cấp độ:
1. Rất cao (>25 dảnh /cây).
3. Tốt (20-25 dảnh/cây)
5. Trung bình (10-19 dảnh/cây)
7. Thấp (5-9 dảnh/cây).
9. Rất thấp (<5 dảnh/cây)
Qua nghiên cứu khả năng đẻ nhánh của các dòng chúng tôi thu được kết
quả như sau:

Bảng 3.2: Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa nghiên cứu

STT

Tên
dòng/giống

Khả năng đẻ nhánh
X m

Cv%

1


CL-8

8,23  0,18

15,48

2

CL-9

7,90  0,20

8,20

3

XH-3

6,80  0,70

7,50

4

XH-1

8,20  0,58

10,68


5

IR.64D

8,00  0,31

6,42

6

HD-01

6,39  0,15

12,84

7

HD-02

7,42  0,21

11,96

8

XH-5

8,38  0,24


15,67

9

D.51

7,80  0,48

10,14

10

D.52

7,80  0,48

10,14

11

D.53

6,50  0,10

8,70

ĐC

KD18


4,73  0,16

18,52

Ngô Thị Hiền

24

Lớp K33C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

9
8.23

8.2

7.9

8

8.38
8

7.8

7.42


7.8

6.8

7

6.5

6.39

6
5

4.73

4
3
2
1
0
Số 1

Số 2

Số 3

Số 4

Số 5


Số 6

Số 7

Số 8

Số 9

Số 10 Số 11

ĐC

Hình 3.3: Khả năng đẻ nhánh của 11 giống lúa nghiên cứu

3.1.3. Chiều cao cây lúa.
Chiều cao cây lúa: Đây là 1 tính trạng do gen qui định, nhưng cũng phụ
thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết và chế độ chăm sóc, nó phản ánh sức sinh
trưởng của cây lúa trước khi trỗ bông. Tùy điều kiện của từng vùng sinh thái
mà tính trạng chiều cao đấy có thể là ưu điểm hoặc nhược điểm .
Chiều cao cây càng lớn cây càng rễ đổ, và khi chiều cao cây vừa phải
hoặc là nhỏ thì cây lúa cành ít bị đổ khi gặp điều kiện thời tiết bất lợi (gió to,
bão, ngập úng). Đặc biệt là khí hậu Việt Nam là vùng nhiệt đới gió mùa có
bão lũ nhiều, nên các dòng lúa có đặc điểm là thấp cây, cây cứng. Do đó làm
tăng tính chống đổ của cây, qua đó có thể được năng suất cao. Do đó nghiên
cứu tính trạng chiều cao cây lúa là một vấn đề đáng quan tâm.
Qua nghiên cứu chiều cao cây lúa thu được kết quả trong bảng sau:

Ngô Thị Hiền


25

Lớp K33C - Sinh


×