Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

GIÁO án LUYỆN tập ANKIN + PHIẾU bài tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.23 KB, 11 trang )

Sinh viên thực tập: NGUYỄN HỒNG HUYNH
Lớp
: Sư phạm Hóa học K35
Giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN THỊ KIM CHI

GIÁO ÁN DẠY HỌC
Bài 33: LUYỆN TẬP ANKIN
(Lớp 11- cơ bản)
I.
Mục tiêu bài học
- Cũng cố lại kiên thức bài ankin về đồng phân, danh pháp, tính chất
hóa học
- Vận dụng kiến thức đã học giải các bài tập định tính và định lượng
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên
Chuẩn bị phiếu bài tập tự luận và bài tập trắc nghiệm
2. Học sinh
Chuẩn bị sơ đồ tư duy hệ thống lại kiến thức bài ankin và chuẩn bị bài
tập giáo viên đã giao về nhà trước đó
III. Phương pháp
Hoạt động cá nhân+ hoạt động nhóm
IV.Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sỉ số, nề nếp
2. Tổ chức dạy học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Kiến thức cần nắm
1. Kiến thức cần nắm
GV yêu cầu học sinh lên trình bày sơ - Công thức tổng quát: CnH2n-2 (n>2)
đồ tư duy của nhóm và nhận xét sự
- Cấu tạo: hidrocacbon không no,


giống và khác nhau giữa anken và
mạch hở, trong phân tử có 1 liên kết
ankin
ba
HS cử đại diện lên trình bày
- Đồng phân: có đồng phân mạch
GV nhận xét từng nhóm và chốt ý
cacbon và đồng phân vị trí liên kết
chính
ba
- Tính chất hóa học:
+ Phản ứng cộng: cộng hidro, cộng
halogen, cộng HX (H2O, HCl,


Hoạt động 2: Bài tập
(Bài tập GV đã phát trước)
GV phân dạng bài tập
1. Bài tập lý thuyết: HS nắm vững
các kiến thức cơ bản về tính chất hóa
học để viết phương trình phản ứng
và nhận biết các chất khí
2. Bài tập về phản ứng cộng của
ankin với hidro , brom
3. Bài tập phản ứng thế hidro
bằng ion kim loại bạc
4. Bài tập đốt cháy ankin
Cn H2n − 2 + (
n CO2 > n H2 O


3n − 1
t0
)O2 
→ nCO2 + (n − 1)H 2 O
2

n ankin = n CO2 − n H 2O
Sè C trung b × nh =

nCO2
nankin

5. Bài tập tổng hợp

HBr..), phản ứng dime hóa, trime
hóa
+ Phản ứng thế bằng ion kim loại
(tác dụng với AgNO3/NH3) (chỉ có
ankin có nối ba đầu mạch mới có
phản ứng)
+Phản ứng oxi hóa
• Oxi hóa hoàn toàn(phản ứng
cháy)
• Oxi hóa không hoàn toàn ( làm
mất màu KMnO4)
II. Bài tập
1. Bài tập lí thuyết
Bài 1: hoàn thành chuỗi phản ứng

Bài 2: Nhận biết các chất khí sau

bằng phương pháp hóa học:
a)SO2, CO2, C2H2,C2H4
b)Propin , but-2-in, metan, lưu
huỳnh đioxit
2. Bài tập phản ứng cộng của
ankin với hidro, brom
Bài 3: Cho 27,2 gam một ankin Y và
1,4 gam hidro (t0, xt Ni) được hỗn
hợp A gồm một ankan và một anken.
Cho A từ từ qua nước brom dư thấy
có 16 gam brom phản ứng.
a) Viết các phương trình phản ứng
hóa học xảy ra


GV hướng dẫn bài tập từng dạng rồi
gọi HS lên bảng làm bài tập
Hoạt động 3:
GV phát phiếu bài tập trắc nghiệm
cho HS
Hướng dẫn HS giải nhanh bài tập
trắc nghiệm

b) Tìm công thức phân tử, viết công
thức cấu tạo có thể có của Y
Hướng dẫn:
- Gọi CTPT của ankin là CnH2n-2
- Viết phương trình phản ứng
CnH2n-2 + H2 → CnH2n (1)
CnH2n-2 + 2H2 → CnH2n+2 (2)

- nH2 = 0,7 mol, nBr2 = 0,1 mol
- Trong hỗn hợp A chỉ có anken
phản ứng với Br2 nên
nBr2 = nanken = 0,1 mol
→nH2 (1) = nankin (1) = 0,1 mol
- nH2 (2) = 0,7 – 0,1 = 0,6 mol
→ nankin (2) = 0,3 mol
- nankin = 0,4 mol → Mankin = 68
→ Y là C5H8
- Từ đó viết CTCT
3.Bài tập phản ứng thế hidro bằng
ion kim loại bạc
Bài 4: Cho 6,72 lít hỗn hợp khí X
gồm axetilen và etilen (ở đktc). Cho
hỗn hợp X qua lượng dư AgNO3
trong NH3 thu được 24 gam kết tủa
vàng. Tính thành phần phần trăm
theo khối lượng và theo thể tích của
mỗi khí trong X
Hướng dẫn:


- nx = 0,3 mol
- nkết tủa = nC2H2 = 0,1 mol
- nC2H4 = 0,3 – 0,1 = 0,2 mol
- từ đó tính được các yêu cầu bài
toán

Bài 5: Cho 10,2 gam một ankin X
tác dụng với lượng dư dung dịch

AgNO3 trong NH3 thu được kết tủa
có khối lượng là 25,25 gam. Xác
định công thức phân tử của ankin và
viết các đông phân cấu tạo có thể có
của X
Hướng dẫn:
- Gọi công thức X là CnH2n-2
- Viết phương trình phản ứng
- Tính theo phương trình phản
ứng với ẩn n
- Tìm được CTPT là C5H8
2. Bài tập đốt cháy ankin
Bài 6: Đốt cháy hoàn toàn 0,025
mol hỗn hợp X gồm hai ankin liên
tiếp nhau trong đồng đẳng bằng oxi
dư, sản phẩm thu được dẫn qua dung
dịch Ba(OH)2 dư thấy xuất hiện
22,261 gam kết tủa.
a) Xác định công thức phân tử


của hai ankin trên
b) Tính thành phần phần trăm
về khối lượng mỗi ankin
trong hỗn hợp X
c) Tính thể tích khí O2 cần
dùng để đốt cháy hoàn toàn
hỗn hợp X
Hướng dẫn:
- Gọi công thức chung của 2

ankin là CnH2n-2
- nCO2 = nkết tủa = 0,113 mol
- số C trung bình là 0,113 : 0,025
= 4,52
→ 2 ankin là C4H6 và C5H8
- Viết 2 pt đốt cháy dựa vào 2
phương trình lập hệ giải tìm số
mol 2 ankin
- Dựa vào ptpu tính được số mol
oxi, suy ra thể tích oxi
3. Bài tập tổng hợp
Bài 7: Dẫn 4,032 lít (đktc) hỗn hợp
khí A gồm C2H2, C2H4, CH4 lần lượt
qua bình 1 chứa dung dịch AgNO3
trong NH3 rồi qua bình 2 chứa dung
dịch Br2 dư trong CCl4. Ở bình 1 có
7,2 gam kết tủa. Khối lượng bình 2
tăng thêm 1,68 g. Tính thành phần
phần trăm về thể tích mỗi chất khí
trong A
Hướng dẫn:


- nkết tủa = nC2H2 = 0,03 mol
- nbình 2 tăng = nC2H4 = 0,06 mol
- nCH4 = 0,18-0,03-0,06 = 0,09
mol
- tính %V mỗi chất
Bài 8: Hỗn hợp X gồm axetilen,
propen, metan có thể tích là 17,92 lít

(đktc) phản ứng với dung dịch brom
tạo hợp chất no cần 160 gam brom.
Mặt khác, sục hỗn hợp trên vào dung
dịch AgNO3/NH3 dư thu được 96
gam kết tủa. Tính thành phần phần
trăm theo thể tích mỗi chất khí trong
X
Hướng dẫn:
- nx = 0,8 mol
- naxetilen = nkết tủa = 0,4 mol
- viết phương trình C2H2 và C3H6
tác dụng với brom
- dựa vào phương trình tính
được số mol của C3H6 là 0,2
mol
- sau đó tìm được số mol của
CH4 là 0,8-0,4-0,2 = 0,2 mol
- %VC2H2 = 50%
- %VCH4 = %VC3H6 = 25%
Bài 9: Đun nóng hỗn hợp X gồm
0,06 mol C2H2 và 0,04 mol H2 với
xúc tác niken, sau một thời gian thu
được hỗn hợp Y gồm 4 chất khí. Dẫn


toàn bộ hỗn hợp khí Y qua dung dịch
brom dư, thấy thoát ra 0,448 lít hỗn
hợp khí Z (đktc) có tỉ khối hơi so với
oxi là 0,5. Khối lượng bình đựng
dung dịch brom tăng lên bao nhiêu?

Hướng dẫn:
- hỗn hợp khí Y gồm C2H2 dư,
H2 dư, C2H4, C2H6
- hỗn hợp Z gồm H2 và C2H6
- tính được số mol của từng chất
trong Z
nH2 dư = nC2H6 =0,01 mol
- C2H2 + H2 → C2H4 (1)
C2H2 + 2H2 → C2H6 (2)
- Suy ra nH2 (2) = 0,02 mol, nC2H2
(2) = 0,01 mol
- Suy ra nH2 (1) = 0,04-0,01-0,02 =
0,01 mol
- Suy ra nC2H2 (1) = 0,01 mol
- Suy ra nC2H2 dư = 0,06-0,01-0,01
=0,04 mol
- Khối lượng bình brom tăng là
khối lượng của C2H2 dư và
C2H4:
m= 0,04.26 +0,02.28 = 1,32g
Hoạt động 4: dặn dò
- Làm bài tập SGK trang 147 và chuẩn bị bài mới (bài 34 thực hành)


PHIẾU BÀI TẬP
1. Bài tập lí thuyết
Bài 1: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau (ghi rõ điều kiện nếu có)

Bài 2: Nhận biết các chất khí sau bằng phương pháp hóa học:
a) SO2, CO2, C2H2,C2H4

b) Propin , but-2-in, metan, lưu huỳnh đioxit
2. Bài tập phản ứng cộng của ankin với hidro, brom
Bài 3: Cho 27,2 gam một ankin Y và 1,4 gam hidro (t0, xt Ni) được
hỗn hợp A gồm một ankan và một anken. Cho A từ từ qua nước brom
dư thấy có 16 gam brom phản ứng.
a) Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra
b) Tìm công thức phân tử, viết công thức cấu tạo có thể có của Y
3. Bài tập phản ứng thế hidro bằng ion kim loại bạc
Bài 4: Cho 10,2 gam một ankin X tác dụng với lượng dư dung dịch
AgNO3 trong NH3 thu được kết tủa có khối lượng là 26,25 gam. Xác
định công thức phân tử của ankin và viết các đông phân cấu tạo có thể
có của X
Bài 5: Cho 6,72 lít hỗn hợp khí X gồm axetilen và etilen (ở đktc).
Cho hỗn hợp qua lượng dư AgNO3 trong NH3 thu được 24 gam kết
tủa vàng. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng và theo thể tích
của mỗi khí trong X


4. Bài tập đốt cháy ankin
Bài 6: Đốt cháy hoàn toàn 0,025 mol hỗn hợp X gồm hai ankin liên
tiếp nhau trong đồng đẳng bằng oxi dư, sản phẩm thu được dẫn qua
dung dịch Ba(OH)2 dư thấy xuất hiện 22,261 gam kết tủa.
d) Xác định công thức phân tử của hai ankin trên
e) Tính thành phần phần trăm về khối lượng mỗi ankin trong hỗn hợp
X
f) Tính thể tích khí O2 cần dùng để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X
5. Bài tập tổng hợp
Bài 7: Dẫn 4,032 lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm C2H2, C2H4, CH4 lần
lượt qua bình 1 chứa dung dịc AgNO3 trong NH3 rồi qua bình 2 chứa
dung dịch Br2 dư trong CCl4. Ở bình 1 có 7,2 gam kết tủa. Khối lượng

bình 2 tăng thêm 1,68 g. Tính thành phần phần trăm về thể tích mỗi
chất khí trong A
Bài 8: Hỗn hợp X gồm axetilen, propen, metan có thể tích là 17,92 lít
(đktc) phản ứng với dung dịch brom tạo hợp chất no cần 160 gam
brom. Mặt khác, sục hỗn hợp trên vào dung dịch AgNO3/NH3 dư thu
được 96 gam kết tủa. Tính thành phần phần trăm theo thể tích mỗi
chất khí trong X
Bài 9: Đun nóng hỗn hợp X gồm 0,06 mol C2H2 và 0,04 mol H2 với
xúc tác niken, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y gồm 4 chất khí.
Dẫn toàn bộ hỗn hợp khí Y qua dung dịch brom dư, thấy thoát ra
0,448 lít hỗn hợp khí Z (đktc) có tỉ khối hơi so với oxi là 0,5. Khối
lượng bình đựng dung dịch brom tăng lên bao nhiêu?

PHIẾU BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Ankin C6H10 có bao nhiêu đồng phân phản ứng với dung dịch
AgNO3/NH3.
A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.


Câu 2: Chất nào sau đây không điều chế trực tiếp được axetilen
A. C2Ag2

B. CH4


C. Al4C3

D. CaC2

Câu 3: Để làm sạch etilen có lẫn axetilen ta cho hỗn hợp đi qua dd nào sau
đây?
A. dd brom dư

B. dd KMnO4 dư

C. dung dịch AgNO3/NH3

D. tất cả đều đúng

Câu 4: Câu nào sau đây sai?
A. Ankin có số đồng phân ít hơn anken tương ứng.
B. Ankin tương tự anken đều có đồng phân hình học.
C. Hai ankin đầu dãy không có đồng phân.
D. Butin có 2 đồng phân vị trí nhóm chức.
Câu 5: Chất hữu cơ X có công thức phân tử C6H6 mạch thẳng. Biết 1 mol X
tác dụng với AgNO3 dư trong NH3 tạo ra 292g kết tủa. CTCT của X có thể

A. CH ≡ C-C≡C-CH2 -CH3.

C. CH≡C-CH2-CH=C=CH2.

B. CH≡C-CH2-C≡C -CH3.

D. CH≡C-CH2-CH2-C≡CH.


Câu 6: Một hỗn hợp gồm etilen và axetile có thể tích 6,72 lít (ở đktc).Cho
hỗn hợp trên qua dung dịch brom để phản ứng xảy ra hoàn toàn lượng brom
phản ứng là 64g. Phần trăm về thể tích etilen và axetilen lần lượt là
A. 66% và 34%.

B. 65,66% và 34,34%

C. 66,67% và 33,33%.

D. Kết quả khác

Câu 7: Một hỗn hợp gồm 2 ankin khi đốt cháy hoàn toàn cho ra 13,2 gam
CO2 và 3,6 gam H2O. Tính khối lượng brom cộng vào hai ankin
A. 16g

B. 24g

C. 32g

D. 4g

Câu 8: Hỗn hợp X gồm 0,1 mol C2H2, 0,15 mol C2H4, 0,2 mol C2H6 và 0,3
mol H2. Đun nóng X với bột niken xúa tác, sau một thời gian thu được hỗn
hợp khí Y. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y được số gam CO2 và H2O lần
lượt là:


A. 39,6 và 23,4
C. 39,6 và 46,8


B. 3,96 và 3,35
D. 39,6 và 11,6

Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn một ankin X ở thể khí thu được H2O và CO2 có
tổng khối lượng là 23 gam. Nếu cho sản phẩm cháy đi qua dung dich
Ca(OH)2 dư, được 40 gam kết tủa. Công thức phân tử của X là
A. C3H4.

B. C2H2.

C. C4H6.

D. C5H8.

Câu 10: Hỗn hợp X có tỉ khối so với H2 là 21 gồm propan, propen và
propin. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, tổng khối lượng của CO2 và
H2O thu được là
A. 18,60 g

B. 18,96 gam

C. 20,40 g

D. 16,80 g



×