Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tiểu luận về các phương pháp gian lận báo cáo tài chính và mối liên hệ giữa gian lận báo cáo tài chính với sự phá sản của lehman brothers

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.08 KB, 12 trang )

1

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
-----o0o-----

BÀI TẬP NHÓM
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Sinh viên thực hiện:
Mai Thị Phương – 1311330052
Nguyễn Thu Hà – 1311330013
Nguyễn Thị Thùy Ngân - 1313330044
Lớp: Anh 4 – k52 - TCNH

Hà Nội, ngày 21 tháng 9 năm 2015

2

2


Mục Lục

MỞ ĐẦU
Chúng ta đã từng thấy những khác biệt lớn đến kinh ngạc giữa kết quả kinh doanh trước
và sau kiểm toán. Việc nhận diện các thủ thuật “làm đẹp” báo cáo tài chính sẽ giúp nhà đầu
tư có cái nhìn thận trọng và toàn diện hơn về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Có
rất nhiều cách để tác động đến lợi nhuận cũng nhưng các chỉ số tài chính.


A. CÁC PHƯƠNG PHÁP LÀM ĐẸP BÁO CÁO TÀI CHÍNH
I. Phù phép doanh thu
1. Cung cấp thêm tín dụng cho khách hàng

Cuối năm là thời điểm các doanh nghiệp tập trung đẩy mạnh doanh thu nhằm đạt kế
hoạch lợi nhuận. Một trong những công cụ là nới lỏng chính sách bán hàng trả chậm (credit
policy).
Ví dụ, thời hạn thanh toán (trả chậm) được tăng từ 30 ngày lên 60 ngày kể từ ngày
xuất hóa đơn.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể xuất trước hóa đơn để ghi nhận doanh thu khi hàng
xuất đi chỉ là hàng gửi bán hay thực hiện các hợp đồng “hàng bán có thể trả lại” (nghĩa là
thỏa thuận với khách hàng lấy hàng vào cuối năm và đầu năm sau trả lại hàng với lý do nào
đó).
“Nhồi” kênh phân phối: Đây là thủ thuật trong đó nhà phân phối chuyển đến các nhà
bán lẻ số hàng hóa nhiều hơn đã đặt. Họ làm vậy với mục đích tăng giá trị của các khoản
phải thu trên bảng cân đối kế toán.
Ví dụ: Công ty vội vàng ghi nhận doanh thu khi khách hàng mới chỉ dùng thử sản
phẩm và có thể trả lại nếu không hài long với sản phẩm.
2. Tạo nghiệp vụ ảo

Các công ty có thể dùng các tổ chức hoặc cá nhân liên quan (công ty mẹ, công ty con
hoặc các công ty liên doanh, liên kết…) làm công cụ hỗ trợ. Chẳng hạn, ký các hợp đồng
mua bán với số lượng cao và giá bán tốt với công ty nhằm tăng doanh số tạm thời, tạo nhu
3

3


cầu và giá bán ảo cho hàng.
3. Phù phép thời gian


Vào những ngày cuối năm, công ty có thể ghi nhận doanh thu trước khi thực sự xuất
hàng để đạt chỉ tiêu doanh thu. Việc hạch toán doanh thu được thực hiện ngay khi xuất hóa
đơn vào ngày cuối năm trong khi sang năm mới, sau nhiều ngày, hàng mới được xuất đi.
4. Phân bổ doanh thu

Ước lượng khối lượng công việc hoàn thành để ghi nhận doanh thu
Với các doanh nghiệp liên quan đến hoạt động xây dựng, san lấp hoặc EPC
(Engineering, Procurement and Construction), một trong những thủ thuật phổ biến nhất có
lẽ là ước lượng phần trăm hoàn thành công việc trong ghi nhận doanh thu.
Ước lượng phần trăm hoàn thành công việc phụ thuộc nhiều vào nhận định, kinh
nghiệm và thực tế tiến độ hoàn thành công việc. Dù việc ước lượng phải dựa trên cơ sở hợp
lý, nhưng doanh nghệp vẫn có đủ lý lẽ để chứng minh việc ghi nhận doanh thu của mình là
đáng tin cậy để giải trình với kiểm toán.
5. Tác động đến thu nhập khác
a. Thu nhập từ hoạt động Tài chính

Thường gặp nhất là việc các công ty ghi nhận các khoản thu nhập khác vào doanh thu
như thu nhập từ hoạt động tài chính và thu nhập bất thường, nhằm tăng tỉ lệ tăng trưởng
doanh thu, tạo ảo tưởng về tiềm năng phát triển của công ty. Các khoản thu nhập như chiết
khấu thanh toán, thanh lý tài sản cố định là ví dụ.
b. Thanh lý tài sản cố định
Doanh nghiệp còn có thể làm tăng lợi nhuận từ chính tài sản cố định. Theo chuẩn
mực kế toán Việt Nam, doanh nghiệp không được đánh giá lại giá trị tài sản khi đang sử
dụng. Tuy nhiên, nếu dùng tài sản này góp vốn kinh doanh thì sau quá trình định giá theo
“giá thị trường” doanh nghiệp sẽ có nguồn lợi nhuận khác đáng kể. Hay đơn giản hơn là
thanh lý một số tài sản cố định có giá trị lớn.
c. Bán các khoản đầu tư hiệu quả
Ngoài trì hoãn thanh lý các khoản đầu tư không hiệu quả, công ty có thể bán các
khoản đầu tư sinh lời nhằm tăng thêm lợi nhuận cho năm hiện tại. Động thái này được ví

như “gặt lúa non”. Vì thế, áp dụng biện pháp trên có nghĩa là công ty tự nguyện bỏ qua tiềm
năng sinh lời lớn từ các khoản đầu tư.
II. Bùa chi phí
1. Thông qua các ước tính kế toán

Trong quá trình lập báo cáo tài chính, các công ty thường sử dụng rất nhiều các ước
tính kế toán (Accrual earnings management) có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận trong kỳ
của công ty.Vì không có một tiêu chuẩn chính xác về giá trị các ước tính này, nên nó được
xem là một công cụ đắc lực để phù phép lợi nhuận. Một số thủ thuật làm tăng mức lợi nhuận
4

4


thường gặp như giảm mức khấu hao, giảm mức dự phòng, giảm giá hàng tồn kho, giảm dự
phòng nơ khó đòi, không ghi nhận chi phí khi tài sản bị giảm giá xuống dưới giá trị thuần,
vốn hoá các khoản chi phí không đủ điều kiện...
a. Làm giảm chi phí bằng cách “vốn hóa”
Doanh nghiệp có thể làm giảm chi phí thông qua việc vốn hóa các khoản chi phí
không đủ điều kiện.Với thủ thuật này, chi phí kinh doanh được ghi nhận trên Bảng cân đối
kế toán thay vì được đưa vào Kết quả hoạt động kinh doanh một cách hợp lý.
Ví dụ: Theo chuẩn mực kế toán, các chi phí lãi vay phát sinh trong thời gian xây
dựng cơ bản được vốn hóa vào giá vốn.Như vậy, doanh nghiệp chỉ cần kéo dài thời gian xây
dựng cơ bản qua niên độ tài chính là đã giảm được đáng kể chi phí lãi vay.
Gian lận báo cáo tài chính phổ biến là đẩy chi phí sản xuất vào sản phẩm dở dang
nhằm tăng giá trị hàng tồn kho, giảm giá vốn hàng bán và tăng lợi nhuận; lập dự phòng
không đầy đủ đối với hàng hỏng và hàng chậm luân chuyển; kéo dài thời gian khấu hao của
tài sản cố định.
b. Trích lập dự phòng
Lập các khoản dự phòng nợ phải thu, nợ xấu, các khoản giảm giá hàng tồn kho, hàng

chậm luân chuyển, hàng hỏng… không chính xác.
Một loạt khoản nợ thực chất là nợ xấu, nợ không có khả năng thu hồi đã được… phớt
lờ, dẫn tới lợi nhuận của Doanh nghiệp được hạch toán là con số dương đẹp đẽ, trong khi,
bản chất là Doanh nghiệp lỗ.
c. Trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính
Một vài doanh nghiệp, ngoài hoạt động kinh doanh cốt lõi còn mở rộng sang lĩnh vực
đầu tư tài chính thông qua việc mua cổ phiếu. Trường hợp doanh nghiệp đầu tư vào các cổ
phiếu đang niêm yết trên sàn thì các khoản đầu tư này tất nhiên phải được đánh giá lại theo
giá thị trường vào thời điểm cuối năm.
Thế nhưng, đối với những cổ phiếu chưa niêm yết hoặc thanh khoản thấp thì việc
đánh giá lại các khoản đầu tư này xem ra không dễ dàng.Trước nhiều sự lựa chọn, doanh
nghiệp có thể chọn cách an toàn nhất thông qua tham vấn từ các công ty chứng khoán để
tránh phải ghi nhận dự phòng giảm giá đầu tư tài chính.
Cũng bằng phương thức tương tự, doanh nghiệp có thể chỉ trích lập dự phòng ít hơn
mức cần thiết để giảm bớt mức thua lỗ ghi nhận trong Báo cáo kết quả kinh doanh.
2. Cắt giảm chi phí hữu ích
Cắt giảm chi phí hữu ích như chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D), chi phí quảng
cáo, chi phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị cũng là cũng là một cách có thể làm tăng lợi nhuận.
Tuy nhiên, vì các chi phí này có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của công ty
về lâu dài, nên sử dụng giải pháp này cũng đồng nghĩa với việc hy sinh các khoản lợi nhuận
tiềm năng trong tương lai.
3. Công bố sai lệch về dòng tiền
Che giấu các chi phí bằng cách chuyển chi phí hoạt động vào hoạt động đầu tư.
VD: vụ Worldcom 2011.
4. Trì hoãn thanh lý tài sản không có nhu cầu sử dụng hoặc các khoản đầu tư
5

5



không hiệu quả
Đối với các tài sản doanh nghiệp không có nhu cầu sử dụng hoặc các khoản đầu tư
không mang lại hiệu quả, giải pháp tối ưu là thanh lý càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, thanh
lý tài sản thường đem lại một khoản lỗ cho công ty trong năm hiện tại. Do đó, nếu lợi
nhuận trong năm hiện tại có nguy cơ không đạt được mức kỳ vọng của thị trường, lãnh
đạo công ty có thể không muốn thanh lý, mặc dù trì hoãn sẽ gây nhiều thiệt hại cho công
ty như làm phát sinh chi phí bảo quản, cản trở không gian sản xuất. Với các tài sản và các
khoản đầu tư không hiệu quả thì càng nắm giữ lâu, doanh nghiệp càng lỗ.
III. Các công cụ khác
1. Sử dụng SPV

Special Purpose Vehicle (SPV) là những công ty con được thành lập để thực hiện
một nhiệm vụ nào đó. Các công ty này thường được sử dụng cho mục đích chứng khoán
hóa. Tuy nhiên, SPV cũng được sử dụng để giấu đi các giao dịch ẩn chứa nhiều rủi ro của
tập đoàn mẹ hoặc các quan hệ không minh bạch của tập đoàn.
a. Cách tổ chức một SPV

b. Quy trình hoạt động của SPV
-

Công ty thành lập SPV để bán tài sản trên bảng cân đối kế toán sang cho SPV và huy
động vốn thông qua SPV.
SPV huy động vốn bằng hình thức tài trợ nợ vay từ nhà đầu tư.
SPV chuyển tiền về cho công ty thành lập và sau đó là ngân hàng đầu tư (Investment
Bank). Tài sản thì được luân chuyển ngược lại, từ công ty thành lập SPV sang SPV
tiếp đến là ngân hàng đầu tư và sau cùng là công ty thành lập; và cuối cùng là cấn trừ
lẫn nhau.

c. Mục đích sử dụng cơ chế SPV


Gian lận tài chính: Cơ chế SPV cũng có thể lạm dụng nhờ cách hạch toán ngoại bảng
(off-balance sheet), đề làm đẹp báo cáo tài chính, đáp ứng các tỷ lệ an toàn vốn hay là giấu
nợ.
6

6


VD: vụ sụp đổ của Enron hồi năm 2001. Enron đã sử dụng các SPV để làm giảm quy
mô các khoản nợ đồng thời khuếch đại lợi nhuận và nguồn vốn.
2. Hoạch toán theo giá thị trường (Mark to Market – MTM)
Hoạch toán theo giá thị trường (MTM) là 1 tiêu chuẩn kế toán buộc các doanh nghiệp
phải ghi nhận mức giá của tài sản trên bảng cân đối theo giá trị thị trường tại thời điểm hạch
toán.
VD: Tháng 6 và tháng 7/2007, Bear Stearns đã báo cáo 2 quỹ đầu cơ chính của hãng
là Bear Stearns High-Grade Structured Credit Fund và High-Grade Structured Credit
Enhanced Leveraged Fund đã phải giảm gần như toàn bộ giá trị của hầu như tất cả các tài
sản trên bảng cân đối kế toán. Sự kiện này thổi bùng lo ngại cho rằng tác động tiêu cực sẽ
lan rộng
3. Repo 105
( Thủ thuật này sẽ được tìm hiểu trong case study về Lehman Brothers)
B. MỖI LIÊN HỆ GIỮA GIAN LẬN BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ SỰ SỤP

ĐỔ CỦA LEHMAN BROTHER
Tổng quát về sự sụp đổ của Lehman Brothers.
.Vào năm 1994, American Express từ bỏ chiến lược “siêu thị tài chính” của mình.
Kết quả, một công ty nhỏ, thiếu vốn tách ra từ tập đoàn này, với tên gọi ban đầu là
Lehman Brothers. Đó là lý do tại sao, nhiều người vẫn nói rằng, Lehman không phải
là một ngân hàng đầu tư 158 tuổi, mà chỉ là một công ty 14 tuổi với cái tên 158 tuổi.
Sự thay đổi trong cách nhìn của CEO Fuld là một trong những lý do đẩy Lehman vào

bi kịch hiện nay.
Từ chỗ là một người thận trọng, theo thời gian, Fuld trở thành một CEO liều lĩnh.
Bởi thế, mô hình làm ăn kiểu đi vay kết hợp đầu tư rủi ro của Lehman liên tục “phình
ra”, thậm chí cả khi các doanh nghiệp khác trong ngành tài chính cắt giảm hoạt động
này trong hoàn cảnh khủng hoảng tín dụng mỗi lúc thêm trầm trọng.
Lehman đã vay quá nhiều vốn và dùng phần lớn khoản tiền này vào những vụ đầu tư
các loại tài sản có chất lượng đáng ngờ, rồi chờ mất vài tháng để khẳng định rằng,
tình hình vẫn ổn, trong khi thực tế không phải vậy.
Mùa hè năm 2007, khi khủng hoảng bắt đầu tấn công vào Phố Wall, Fuld khẳng
định, đó chỉ là những rắc rối ngắn hạn và những công ty dám chấp nhận rủi ro lớn sẽ
là những người thu lợi lớn một khi khủng hoảng chấm dứt. Do đó, Lehman đã tăng
gấp đôi số tiền đầu tư vào các loại chứng khoán phái sinh phát hành dựa trên nợ cầm
cố.
Còn vào tháng 10 năm ngoái, giữa lúc giá địa ốc ở Mỹ rơi tự do, Lehman đã chi tới
22,2 tỷ USD để mua lại một công ty đầu tư phát triển nhà chung cư lớn là Archstone.
Vụ làm ăn này ngay lập tức đem lại thua lỗ.
Đó là những sai lầm quá lớn. Từ đó trở đi, Lehman liên tục lỗ đậm.
I.
-

-

-

-

-

7


7


-

-

-

-

Cùng với đà leo thang của khủng hoảng, các loại chứng khoán này liên tục sụt giá và
trở thành liều thuốc độc đối với khả năng thanh khoản của Lehman.
Kết quả là riêng trong nửa đầu năm 2008, cổ phiếu của Lehman Brother mất giá tới
70%. Lòng tin của các nhà đầu tư tiếp tục giảm đi khi cổ phiếu của công ty mất giá
thêm 50% vào ngày 9 tháng 9 .
Trước dấu hiệu Chính phủ Hoa kỳ sẽ không làm gì để cứu công ty tài chính này cũng
như những nỗ lực cuối cùng tìm đối tác mua đã trở nên vô vọng sau khi ngân hàng
Anh Barclays rút khỏi đàm phán, ngày 10 tháng 9 công ty tuyên bố đã thua lỗ 3,9
tỷ đôla Mỹ. Ngày 15 tháng 9, Lehman Brother đệ trình hồ sơ xin phá sản. Sự sụp đổ
của Lehman không chỉ khiến các cổ đông điêu đứng mà còn khiến 25.000 nhân viên
của tập đoàn này lâm vào cảnh thất nghiệp.
II.
Mối liên hệ giữa việc gian lận báo cáo tài chính với sự sụp đổ của Lehman
Brothers
Ngày 15/9/2008, một trong những tập đoàn chứng khoán và ngân hàng đầu tư lớn thứ
4 của Mỹ là Ledman Brother tuyên bố phá sản với khoản nợ 613 tỷ đôla Mỹ sau khi
không có công ty nào chấp nhận mua lại.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, lý do Lehman Brothers phá sản là do ngân hàng này đã
liều mình tham gia và thua cuộc trong một trò chơi đầy mạo hiểm, với những khoản

đầu tư có khả năng đem lại lợi nhuận cực cao nhưng độ rủi ro cực kỳ lớn.
Dù không phải là nguyên nhân trực tiếp, nhưng việc Lehman Brothers sử dụng hệ số
đòn bẩy tài chính quá cao trong khi chưa đáp ứng đủ các điều kiện yêu cầu để làm
đẹp báo cáo tài chính cũng là một trong những nhân tố quan trọng dẫn tới sự phá sản
đi vào lịch sử nước Mỹ này. Và một trong những công cụ mà Lehman Brothers sử
dụng nhiều nhất chính là repo 105 và repo 108 hay chỉ gọi tắt là repo 105.
1. Giao dịch repo là gì và Lehman đã sử dụng repo 105 như thế nào?

-

-

8

Repo 105 thực chất là nghiệp vụ thoả thuận bán tái mua tài sản (Repurchase
Agreement) của Lehman. Trong một thoả thuận bán tái mua, một bên chuyển giao tài
sản hoặc chứng khoán cho bên còn lại trong thoả thuận như một khoản ký quỹ để vay
tiền ngắn hạn, đồng thời cam kết trả lại tiền và nhận lại tài sản hoặc chứng khoán ký
quỹ tại một thời điểm cụ thể trong tương lai. Khi giao dịch Repo đến hạn, bên vay
thanh toán tiền gốc cộng với một khoản lãi và nhận lại tài sản hoặc chứng khoán ký
quỹ. Repo 105 được thực hiện tương tự như giao dịch Repo truyền thống, một dạng
nghiệp vụ tài trợ nhằm giải quyết nhu cầu thanh khoản trong ngắn hạn, và kỳ hạn của
Repo 105 trung bình khoảng từ 7 đến 10 ngày.
Sử dụng giao dịch repo, theo đúng bản chất, Lehman sẽ nhận được một khoản tiền
mặt tương ứng với khoản nợ ngắn hạn tăng lên. Sau đó, khi Lehman sử dụng toàn bộ
khoản tiền này để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn khác, hệ số nợ của Lehman
sẽ không thay đổi so với trước khi thực hiện giao dịch Repo.
Repo 105 có nghĩa là Lehman bán bất động sản có giá trị $105 để có $100 tiền mặt
trang trải các món nợ. Như vậy trong báo cáo tài chính, số nợ giảm đi, điểm tin
8



-

-

-

-

-

-

-

-

tưởng, tín dụng Lehman tốt hơn, vay mượn dễ hơn. Lehman dùng xảo thuật này để
cải thiện báo cáo tài chính với số tiền ngày càng lớn.
2. Hoạt động của repo 105 như thế nào?
Lehman thường xuyên tăng cường sử dụng các giao dịch Repo 105 trong những
ngày trước kỳ hạn công bố BCTC. Đồng thời, trong các BCTC này Lehman đã không
tiết lộ việc vay tiền từ các giao dịch Repo mặc dù đã tiến hành đến hàng chục tỷ.
Lehman sử dụng dòng tiền từ giao dịch Repo để thanh toán các khoản phải trả và
tổng tài sản trên BCTC giúp giảm tỷ số đòn bẩy tài chính (leverage ratio. Một vài
ngày sau khi bắt đầu kỳ mới, doanh nghiệp sẽ vay những khoản cần thiết để trả nợ
vay cộng với lãi bằng tiền mặt đồng thời mua lại chứng khoán khôi phục lại tài sản
trên bảng Balance Sheet.
Cuối năm 2007 đầu năm 2008, có một sự leo thang trong việc sử dụng các giao dịch

Repo do giữa năm 2007 các nhà quan sát thị trường yêu cầu các ngân hàng đầu tư
giảm tỷ số đòn bẩy tài chính nếu không sẽ ảnh hưởng đến hệ số tín nhiệm và tác
động ngay lập tức đến chính sách tiền tệ.
Lehman lần đầu tiên sử dụng Repo 105 là vào năm 2001. Vào thời điểm này không
thể tìm thấy bất cứ một công ty luật nào ở Mỹ có thể cung cấp cho nó một chứng thư
đảm bảo để thực hiện giao dịch trên, Lehman đã tiến hành giao dịch Repo 105 dưới
sự bảo trợ của công ty luật Linklater ở London. Theo đó, nếu Lehman muốn tiến
hành giao dịch Repo 105, họ phải chuyển chứng khoán của mình đến LBIE và để
LBIE tiến hành các giao dịch trên danh nghĩa của họ.
Dưới đây là phần phân tích cụ thể về việc Lehman sử dụng giao dịch Repo 105 như
thế nào?
Báo cáo của Valukas chỉ ra rằng Lehman đã lợi dụng kẽ hở trong quy định chuẩn
mực kế toán số 140 (“SFAS 140”) để thực hiện hành vi gian lận kế toán nhằm giảm
bớt hệ số nợ của mình. SFAS 140 cho phép ghi nhận giao dịch bán tài mua là một
nghiệp vụ tài trợ hoặc, trong trường hợp thoả mãn một số tiêu thức nhất định, giao
dịch bán tái mua được ghi nhận như một khoản doanh thu.
Cho dù trong báo cáo tài chính phát hành ra công chúng của Lehman nêu rằng giao
dịch bán tái mua được ghi nhận như một nghiệp vụ tài trợ, nhưng thực tế Lehman đã
ghi nhận giao dịch Repo 105 là một khoản doanh thu của ngân hàng. Tuy nhiên, kết
quả điều tra cho thấy các giao dịch Repo 105 lên đến gần 50 tỷ đô la Mỹ đã không
thoả mãn các điều kiện của SFAS 140 để được ghi nhận như một khoản doanh thu.
Các minh hoạ dưới đây, được trích từ bản báo cáo điều tra của Valukas, sẽ giúp
chúng ta hiểu rõ hơn làm thế nào Repo 105 có thể giúp Lehman giảm được hệ số nợ.

(Bảng cân đối kế toán của Lehman trước khi thực hiện repo 105)
Tài sản (triệu USD)
Nguồn vốn (triệu USD)
Tiền
7.500
Vay ngắn hạn

200.000
Công cụ tài chính
350.000
Vay ngắn hạn ký quỹ
325.000
Hợp đồng ký quỹ
350.000
Vay dài hạn
150.000
Phải thu
20.000
Phải trả
98.000
Tài sản khác
72.500
Vốn chủ
27.000
9

9


Tổng cộng
800.000
Hệ số đòn bẩy tài chính
30
Hệ số đòn bẩy tài chính thuần 17
-

Tổng cộng

800.000
(Tổng tài sản/vốn chủ)
(Tổng tài sản – Hợp đồng ký quỹ)/ Vốn
chủ

Khi Lehman thực hiện 50 tỷ USD giao dịch Repo 105 bán tái mua tài sản là công cụ
tài chính, và thay vì ghi nhận như một nghiệp vụ tài trợ ngắn hạn Lehman đã ghi
nhận như một khoản doanh thu, số dư tiền sẽ tăng lên 50 tỷ USD đồng thời số dư
công cụ tài chính giảm đi cùng một con số. Lúc này, tổng tài sản và các hệ số đòn
bẩy tài chính của Lehman không đổi, được trình bày tại bảng minh họa dưới đây.

(Bảng cân đối kế toán của Lehman sau khi thực hiện repo 105)
Tài sản (triệu USD)
Nguồn vốn (triệu USD)
Tiền
57.500
Vay ngắn hạn
200.000
Công cụ tài chính
300.000 Vay ngắn hạn ký quỹ
325.000
Hợp đồng ký quỹ
350.000 Vay dài hạn
150.000
Phải thu
20.000
Phải trả
98.000
Tài sản khác
72.500

Vốn chủ
27.000
Tổng cộng
800.000 Tổng cộng
800.000
Hệ số đòn bẩy tài chính gộp 30
(Tổng tài sản/ Vốn chủ)
Hệ số đòn bẩy tài chính
17
(Tổng tài sản-Hợp đồng ký quỹ)/vốn
thuần
chủ
- Ngay sau đó, Lehman sử dụng tiền thu được từ Repo 105 để thanh toán cho các
khoản vay ngắn hạn ký quỹ khiến cho tổng tài sản và hệ số đòn bẩy tài chính giảm
xuống.
(Bảng cân đối kế toán của Lehman sau khi thực hiện dùng tiền thu được từ repo 105
thanh toán khoản vay ngắn hạn kỹ quỹ)
Tài sản (triệu USD)
Nguồn vốn (triệu USD)
Tiền
7.500
Vay ngắn hạn
200.000
Công cụ tài chính
300.000 Vay ngắn hạn ký quỹ
275.000
Hợp đồng ký quỹ
350.000 Vay dài hạn
150.000
Phải thu

20.000
Phải trả
98.000
Tài sản khác
72.500
Vốn chủ
27.000
Tổng cộng
750.000 Tổng cộng
750.000
Hệ số đòn bẩy tài chính gộp
28
(Tổng tài sản/Vốn chủ)
Hệ số đòn bẩy tài chính thuần
15
(Tổng tài sản- Hợp đồng ký quỹ)/vốn chủ
-

10

Khi giao dịch Repo 105 đến hạn, Lehman vay ngắn hạn ký quỹ để thanh toán cho đối
tác trong giao dịch Repo 105 và nhận về tài sản ký quỹ. Thời gian đáo hạn của giao
dịch Repo 105 kéo dài từ cuối quý trước sau đầu quý sau. Do đó, tại thời điểm báo
cáo quý, thị trường tài chính sẽ thấy hệ số đòn bẩy tài chính của Lehman trên báo cáo
tài chính quý phát hành của Lehman thấp hơn so với thực tế.
3. Lehman được như thế nào sau khi sử dụng repo?
Theo báo cáo điều tra, từ thời điểm giữa năm 2007 đến quí I năm 2008, Lehman đã
tăng cường sử dụng giao dịch Repo 105 trên hệ thống toàn cầu. Có thời điểm giá trị
10



tài sản mà Lehman đã “hô biến” khỏi bảng cân đối kế toán nhằm giảm hệ số nợ lên
đến gần 50 tỷ USD.
(Bảng số liệu sử dụng và tác động của repo 105 đối với Lehman Brothers)
Thời gian
Repo 105
Hệ số đòn bẩy tài chính thuần
(Tỷ USD)
Sử dụng Repo Không sử dụng
Chênh lệch
105
Repo 105
Q4/2007
38,6
16,1
17,8
1,7
Q1/2008
49,1
15,4
17,3
1,9
Q2/2008
50,38
12,1
13,9
1,8
(Nguồn: Báo cáo điều tra của Valukas)
Đây chính là giai đoạn thị trường tài chính phố Wall tăng cường mối quan ngại về tình
trạng áp dụng thái quá đòn bẩy tài chính của các ngân hàng đầu tư. Các ngân hàng lớn, bao

gồm cả Lehman Brothers, đang đứng trước sức ép phải giảm bớt quy mô tài sản. Tuy nhiên,
một thực tế lúc đó tài sản do Lehman nắm giữ đang dần mất tính thanh khoản do ảnh hưởng
của cuộc khủng hoảng cho vay mua nhà dưới chuẩn. Do đó, Repo 105 có thể là một cứu
cánh cho lãnh đạo của Lehman khi việc bán bớt tài sản là rất khó khăn.
Ngoài ra, theo báo cáo điều tra, một trong những nguyên nhân chính Lehman sử dụng
Repo 105 để giảm hệ số nợ là nhắm tới phương pháp đánh giá của Hãng đánh giá định mức
tín nhiệm S&P nhằm duy trì hệ số tín nhiệm. Lehman cho rằng phương pháp của S&P tập
trung vào đánh giá ảnh hưởng của hệ số nợ của các ngân hàng.

KẾT LUẬN
Cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu 2007-2009 đã để lại những hậu quả nặng nề
cho nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Mỹ nói riêng. Mà nguồn gốc của cuộc
khủng hoảng trên là bong bóng bất động sản, nước Mỹ đã chứng kiến sự phá sản có một
không hai trong lịch sử mang tên “ Lehman Brothers”.
Có 3 nguyên nhân chính dẫn tới sư việc chưa từng có trong lịch sử này và một trong số đó là
sử dụng Repo 105 để làm đẹp báo cáo tài chính mà nhóm em đã đề cập ở những phần trên.
Sự ra đi của một ngân hàng đầu tư 14 năm tuổi với cái tên “158 năm tuổi” này đã đi vào lịch
sử của nền kinh tế thế giới và là bài học đắt giá cho việc gian lận trong báo cáo tài chính của
các doanh nghiệp.

11

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.

5.

12

Financial statement fraud
The Lehman Brothers Bankruptcy A
Trang Web:
Trang web:
Báo cáo điều tra của Valukas

12



×