Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Nghiên cứu giải pháp truyền thông điệp trong thương mại điện tử ứng dụng xây dựng mạng kinh doanh điện tử cho vài doanh nghiệp quy mô lớn thuộc bộ công thương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 59 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
-------o0o-------

NGUYỄN ANH TUẤN

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG ĐIỆP TRONG
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ỨNG DỤNG XÂY DỰNG MẠNG
KINH DOANH ĐIỆN TỬ CHO MỘT SỐ DOANH NGHIỆP
QUY MÔ LỚN THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Hà Nội, 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
-------o0o-------

NGUYỄN ANH TUẤN

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG ĐIỆP TRONG
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ỨNG DỤNG XÂY DỰNG MẠNG
KINH DOANH ĐIỆN TỬ CHO MỘT SỐ DOANH NGHIỆP
QUY MÔ LỚN THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG
Ngành: Công nghệ Thông tin
Chuyên ngành: Công nghệ phần mềm
Mã số: 60 48 10

LUẬN VĂN THẠC SỸ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. NGUYỄN ĐÌNH HĨA

Hà Nội, 2012


5

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ 3
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. 4
MỤC LỤC ....................................................................................................................... 5
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT...................................................................... 7
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ......................................................................................... 8
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 9
CHƢƠNG I: THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ CHUẨN HĨA QUY TRÌNH KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP ................................................................................ 15
1.1

Thƣơng mại điện tử ....................................................................................... 15

1.1.1

Khái niệm thương mại điện tử và kinh doanh điện tử ............................... 15

1.1.2

Các loại hình thương mại điện tử ............................................................. 15


1.1.3

Đặc điểm của thương mại điện tử ............................................................. 16

1.1.4

Các đối tượng của thương mại điện tử ...................................................... 16

1.1.5

Tiềm năng, xu hướng phát triển TMĐT ở Việt Nam ................................. 17

1.2

Quy trình và chuẩn hóa quy trình kinh doanh ............................................. 17

1.2.1

Quy trình nghiệp vụ ................................................................................. 17

1.2.2

Chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ ................................................................ 18

CHƢƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG ĐIỆP TIÊN TIẾN TRONG
THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ............................................................................................ 20
2.1

Công nghệ SOAP (Simple Object Access Protocol) ..................................... 20


2.2

Giải pháp truyền thông điệp dựa trên chuẩn mở ebMS .............................. 21

2.3

Giải pháp truyền thông điệp IBM - WebSphere DataPower XB60 ............. 23

2.3.1

Tổng quan................................................................................................ 23

2.3.2

Tính năng................................................................................................. 24

2.3.3

Lợi ích ..................................................................................................... 26

2.3.4

Kiến trúc B2B XB60 ................................................................................ 26


6
2.3.5

MQ File Transfer Edition ......................................................................... 28


2.3.6

Một số kịnh bản triển khai phổ biến ......................................................... 29

2.4

Giải pháp truyền thông điệp Oracle - Oracle Fusion Middleware .............. 32

2.4.1

Tổng quan................................................................................................ 32

2.4.2

Cổng giao tiếp Oracle B2B ...................................................................... 34

2.4.3

Tích hợp quy trình kinh doanh ................................................................. 34

2.4.4

Oracle Application Server 10g Integration B2B ....................................... 35

2.5

Giải pháp truyền thông điệp Microsoft – Biztalk Server ............................. 38

2.5.1


Tổng quan giải pháp................................................................................. 38

2.5.2

Kiến trúc tổng thể .................................................................................... 38

2.5.3

Giải pháp truyền thông điệp ..................................................................... 42

2.5.4

Xây dựng ứng dụng BizTalk Server ......................................................... 47

CHƢƠNG III: ỨNG DỤNG GIẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG ĐIỆP XÂY DỰNG MẠNG
KINH DOANH ĐIỆN TỬ CHO MỘT SỐ DOANH NGHIỆP QUY MÔ LỚN THUỘC
BỘ CÔNG THƢƠNG ................................................................................................... 48
3.1

Thực trạng và giải pháp ................................................................................ 48

3.1.1

Thực trạng ............................................................................................... 48

3.1.2

Đề xuất giải pháp ..................................................................................... 48

3.2


Xây dựng hệ thống mạng kinh doanh điện tử cho một số doanh nghiệp có quy

mơ lớn…………………………………………………………………………………..54
3.2.1

Tổng quan hệ thống ................................................................................. 54

3.2.2

Kiến trúc tổng thể hệ thống ...................................................................... 55

3.2.3

Quy trình truyền nhận thông điệp ............................................................. 56

3.3

Kết quả đạt đƣợc ........................................................................................... 58

KẾT LUẬN ................................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 61


7

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Tên viết tắt

Tên đầy đủ


CNTT

Công nghệ thông tin

WTO

Tổ Chức Thương Mại Thế Giới

KDĐT

Kinh doanh điện tử

TMĐT

Thương mại điện tử

VAN

Value Added Network

BTC

Bộ tài chính

B2B

Business-to-Business

G2B


Government-to-Business

XML

Extensible Markup Language

HUB

Phần mềm tích hợp trung tâm

SOAP

Simple Object Access Protocol

XSLT

Extensible Stylesheet Language Transformations

ISO

International Organization for Standardization

ERP

Enterprise resource planning

ICT

Information commercial technology


AS1
AS2

Applicability Statement 1

ISV

Independent Software Vendor

UBL

Universal Business Language

HL7

Health Level Seven

SOA

Service-oriented Architecture

EDA
IS

Event-Driven Architecture
Intergrated System

APS


Application Platforms

Applicability Statement 2


8

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1: SOAP - Truyền thơng điệp. [2] .......................................................................... 21
Hình 2.2: Cấu trúc thơng điệp ebXML. [16] ....................................................................... 22
Hình 2.3: Truyền nhận thơng điệp. [16] ............................................................................. 23
Hình 2.4: Nội dung thơng điệp truyền tải X từ A tới B. [16] ............................................... 23
Hình 2.5: Các thành phần của XB60 B2B. [7] ................................................................... 27
Hình 2.6: Trao đổi dữ liệu điện tử B2B. [4] ........................................................................ 28
Hình 2.7: WebSphere MQ File Transfer Edition và MQ Family. [10] ............................... 28
Hình 2.8: Kiến trúc WebSphere MQ File Transfer Edition. [10]........................................ 29
Hình 2.9: Thông điệp nhận được từ ứng dụng đầu cuối sử dụng MQ FTE. [7] ................ 30
Hình 2.10: Dữ liệu gửi đến AS2 Trading Partner. [7] ........................................................ 31
Hình 2.11: Oracle Fusion Middleware. [13] ....................................................................... 32
Hình 2.12: Cổng giao tiếp Oracle B2B. [12] ....................................................................... 34
Hình 2.13: Outbound Purchase Order. [12] ....................................................................... 34
Hình 2.14: Sản phẩm tích hợp B2B của Oracle. [18] ......................................................... 37
Hình 2.15: Kiến trúc OracleAS Integration B2B. [7].......................................................... 37
Hình 2.16: Kiến trúc của BizTalk Server. [9] ..................................................................... 39
Hình 2.17: Xử lý của BizTalk trong vấn đề EAI. [9] .......................................................... 41
Hình 2.18: Mơ hình tích hợp B2B. [9] ................................................................................ 42
Hình 2.19: Các thành phần chính thơng điệp. [9] .............................................................. 43
Hình 2.20: Màn hình cơng cụ xây dựng Schema. [9] ......................................................... 44
Hình 2.21: Thơng điệp mẫu và nguồn. [8] .......................................................................... 44
Hình 2.22: Màn hình Mapping dữ liệu. [8] ........................................................................ 45

Hình 2.23: Mơ hình truyền thơng điệp. [17] ....................................................................... 46
Hình 3.1: Mơ hình tổng thể mạng truyền thơng điệp. ........................................................ 50
Hình 3.2: Mơ hình point to point và mơ hình ESB. [14]..................................................... 51
Hình 3.3: Mẫu kiến trúc Enterprise Service Bus. [3] .......................................................... 52
Hình 3.4: Mơ hình truyền thơng điệp qua ESB. ................................................................. 53
Hình 3.5: Mơ hình mạng kinh doanh điện tử. .................................................................... 56
Hình 3.6: Nội dung thơng điệp được gửi đến. .................................................................... 57
Hình 3.7: Mapping thơng điệp. ........................................................................................... 57
Hình 3.8: Thơng điệp đích. ................................................................................................. 58
Hình 3.9: Kịch bản chạy. .................................................................................................... 58


9

LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại công nghệ thông tin (CNTT) ngày nay chúng ta có thể thấy rõ sự
hình thành của một mơ hình mới: các doanh nghiệp được “mạng hóa”. Việc xây dựng
doanh nghiệp theo mơ hình này giúp cho các doanh nghiệp có thể nắm bắt các thơng
tin của các đối tác bằng cách chia sẻ thông tin cho toàn bộ hệ thống cung ứng được
liên kết qua mạng. Nhu cầu trao đổi thông tin trong và giữa các doanh nghiệp luôn là
một trong những yêu cầu cấp thiết và nó ln đặt ra những bài tốn mang tính cấp
bách. Nhu cầu đó càng tăng nhanh theo nhu cầu tăng trưởng và cạnh tranh của doanh
nghiệp. Doanh nghiệp càng phát triển thì nhu cầu quản lý và trao đổi thông tin cũng
tăng lên. Việc trao đổi giữa các hệ thống không chỉ là việc trao đổi các bit hay byte dữ
liệu, hay trao đổi dữ liệu kiểu email, file, cơng văn, … điều này khơng cịn đáp ứng
đầy đủ nhu cầu quản lý của các doanh nghiệp.
CNTT theo nghĩa rộng bao gồm truyền thơng và tin học, đóng vai trò rất quan
trọng cho nền kinh tế tri thức. Cũng như như hàng hóa cần được sản xuất bởi dây
chuyền máy móc và được lưu thơng trên thị trường, thông tin và tri thức sẽ được xử lý
bằng hệ thống tin học và truyền tải qua môi trường truyền thơng. Hầu hết các quy trình

kinh doanh, thương mại trước đây có thể mơ phỏng, tin học hóa hoặc có thể thay thế
để có thể thực hiện qua các cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. Để chủ động hội nhập
kinh tế thế giới các doanh nghiệp khơng cịn cách nào khác phải nâng cao năng lực
cạnh tranh của chính mình. Một trong những giải pháp hiệu quả để doanh nghiệp tự
hoàn thiện là ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT) hay doanh nghiệp điện tử (Ebusiness) vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Song song với sự phát triển mạnh mẽ của CNTT, TMĐT đang là công cụ hữu
hiệu để giúp các cơ quan nhà nước quản lý một cách có hiệu quả, các doanh nghiệp có
thể tạo ra lợi thế cạnh tranh, đồng thời có thể mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm,
nâng cao chất lượng dịch vụ để phục vụ cộng đồng xã hội. Trong đó mơ hình TMĐT
giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) đang được ứng dụng rộng rãi và là nguồn
thu lớn nhất trong TMĐT. Hiện nay, mơ hình B2B hiện chiếm đến 80% trong TMĐT
và theo dự đoán của các chuyên gia thì mơ hình này sẽ phát triển mạnh trong tương lai.
Các giao dịch B2B được thự hiện trên các hệ thống ứng dụng TMĐT như mạng giá trị
gia tăng VAN, các sàn giao dịch TMĐT (E-MarketPlace), hay các mạng kinh doanh
điện tử.
Lợi ích của TMĐT đem lại lợi ích kinh tế vô cùng to lớn cho các doanh nghiệp.
Vậy để ứng dụng TMĐT một cách hiệu quả, các doanh nghiệp cần nghiên cứu, thiết
lập và tuân thủ các quy trình nghiệp vụ thích hợp kết hợp chặt chẽ với việc ứng dụng
các tiêu chuẩn công nghệ tiên tiến, phù hợp. Hiện nay, nhiều tổ chức và doanh nghiệp
lớn trên thế giới dưới sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước đã và đang thúc đẩy nhanh


10

chóng việc xây dựng và phổ biến các giải pháp truyền thông điệp trong TMĐT nhằm
đẩy mạnh việc trao đổi dữ liệu điện tử.
Ngày 07/11/2006 Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO, để chủ động hội nhập
kinh tế thế giới doanh nghiệp Việt Nam khơng cịn cách nào khác phải nâng cao năng
lực cạnh tranh của chính mình. Một trong những giải pháp hiệu quả để tự hoàn thiện
doanh nghiệp là ứng dụng TMĐT vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ở Việt Nam

hiện nay, cũng đã có một số tập đoàn, doanh nghiệp đã ứng dụng các giải pháp truyền
thông điệp trong một số lĩnh vực như phân phối bán lẻ, lịch vực giao nhận vận tải, hải
quan, tài chính và một số dịch vụ cơng trực tuyến tại một số cơ quan nhà nước. Tuy
nhiên, việc nghiên cứu và đưa ra các giải pháp truyền thông điệp phù hợp nhằm thúc
đẩy quy trình chuẩn hóa các thơng tin, tiến tới chuẩn hóa các chứng từ điện tử và tạo
tiền đề trao đổi thơng tin giữa chính phủ với doanh nghiệp (G2B), doanh nghiệp với
doanh nghiệp (B2B) chưa được ứng dụng mạnh mẽ. Do vậy, việc mở rộng và áp dụng
các giải pháp truyền thông điệp tiên tiến trong TMĐT là rất cần thiết không chỉ với
những doanh nghiệp trong các ngành cơng nghiệp có quy mơ lớn mà còn cần thiết với
các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam hiện nay.
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, xu hướng ứng dụng các nhóm giải pháp cơng nghệ
tiên tiến trong việc truyền nhận thông điệp trong các chứng từ kinh doanh phục vụ các
hoạt động thương mại diễn ra mạnh mẽ, việc nghiên cứu và phát triển các nhóm giải
pháp này ngày càng được các tổ chức và doanh nghiệp quốc tế quan tâm với mục đích
nâng cao hiệu quả mà TMĐT đem lại và hạn chế tối đa rủi ro trong các giao dịch trực
tuyến, thúc đẩy hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh;
Việc nghiên cứu, xây dựng các nhóm giải pháp, quy trình phù hợp này sẽ giúp
các doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng TMĐT thành công trong quản lý và q trình
kinh doanh. Tuy nhiên nó địi hỏi sự nghiên cứu sâu sắc, và có những giải pháp cơng
nghệ hiện đại, phù hợp với hạ tầng và văn hoá kinh doanh thì doanh nghiệp mới triển
khai vào trong thực tế một cách có hiệu quả;
Việc nghiên cứu các giải pháp truyền thông điệp tiên tiến trên thế giới giúp cho
các doanh nghiệp có thể tìm hiểu, lựa chọn các phương án triển khai phù hợp nhất với
chính doanh nghiệp để từ đó có thể nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh
doanh.
2. Tình hình triển khai giải pháp
2.1 Trên thế giới
Trên thế giới, các ứng dụng TMĐT được phát triển từ rất sớm do nhu cầu thực
tiễn. Các mơ hình thương mại bùng nổ mạnh mẽ theo mơ hình B2B từ những năm 70

của thế kỷ trước, các doanh nghiệp chưa triển khai được mà phải thông qua các công
ty cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng do yếu tố hạ tầng công nghệ, kỹ thuật. Do vậy, hình
thành nên mơ hình mạng giá trị gia tăng VAN nhằm phục vụ cho các doanh nghiệp có
thể kết nối kinh doanh với nhau. Tất cả các chứng từ hay thông điệp kinh doanh của


11

các doanh nghiệp sẽ được tiến hành chuẩn hóa theo các tiêu chuẩn quốc tế và truyền
đến các đối tác của mình theo các giải pháp truyền thơng điệp riêng;
Hiện tại, với sự phát triển như vũ bão hạ tầng công nghệ thông tin và truyền
thông đã mang lại các lợi thế không nhỏ cho các doanh nghiệp
- Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thay vì phải đầu tư hạ tầng CNTT
và nguồn nhân lực mới các doanh nghiệp có thể thơng qua VAN để
truyền thơng điệp đến các doanh nghiệp đối tác;
- Đối với các doanh nghiệp lớn hay các tập đoàn đa quốc gia như tập đồn
siêu thị, kinh doanh bán lẻ… có rất nhiều đối tác trên thế giới, cùng với
việc phát triển mạnh mẽ của các tiêu chuẩn, công nghệ đã làm gia tăng
nhanh chóng các tập đồn cơng nghệ cung cấp các giải pháp truyền
thông điệp. Các giải pháp truyền thông điệp này do hãng thứ 3 cung cấp
là nền tảng của dịch vụ trao đổi dữ liệu điện tử.
Các hệ thống truyền thông điệp không những được áp dụng trong lĩnh vực
TMĐT mà còn được ứng dụng mạnh mẽ trong việc cung cấp các dịch vụ cơng trực
tuyến của Chính phủ (G2B) và trong cả Chính phủ điện tử. Một số quốc gia trên thế
giới đã ứng dụng khá mạnh mẽ các giải pháp truyền thông điệp như:
- Hàn Quốc (Giải pháp UtradeHub, BizFrame MXHub…);
- Thái Lan (e-Gov Interoperability sử dụng ebMS);
- Đài Loan (TradeVan);
- Hồng Kông (Hermes, TradeLink);
- Malaysia (DagangNet);

- …
Hiện tại đã có rất nhiều hãng làm dịch vụ truyền thơng điệp VAN trong TMĐT
đặc biệt là trong mơ hình kinh doanh điện tử B2B điển hình như:
- GXS (Mỹ), EBDX (IBM – Mỹ), Sterling Commerce (AT & T – Mỹ);
- Kleinschmith (Đức);
- Rosettanet, AXN, Axway, TradeLink (Hồng Kông);
- KTNet (Hàn Quốc);
- TradeVan (Đài Loan);
- …
2.2 Tại Việt Nam
Ở Việt Nam, các tập đồn, tổng cơng ty và các doanh nghiệp lớn hàng đầu của
các ngành như Điện lực, Hải quan, Bộ cơng thương, Viễn thơng, Dầu khí, Dệt may…
đã đầu tư và từng bước phát triển CNTT và TMĐT phục vụ công tác điều hành và
quản lý sản xuất với mức đầu tư lớn. Việc tiếp cận các công nghệ tiên tiến và ứng dụng
TMĐT cùng các dịch vụ giá trị gia tăng có kết quả rất rõ rệt. Trong đó, đặc biệt là việc
ứng dụng các giải pháp mới đẩy mạnh ứng dụng TMĐT kết nối các doanh nghiệp với
các đơn vị thành viên, đối tác.


12

Ở Việt Nam, các tiêu chuẩn công nghệ hỗ trợ TMĐT hiện đang được các doanh
nghiệp áp dụng chủ yếu bao gồm:
- Tiêu chuẩn XML;
- Các tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến việc trao đổi thông điệp điện tử
như: EDIFACT, ISO 8583, ISO 9735, SWIFT, …
- …
Tình hình triển khai các giải pháp truyền thông điệp tại Việt Nam:
- Cục TMĐT và CNTT thuộc Bộ công thương đã giới thiệu về Mạng kinh
doanh điện tử theo mơ hình mạng giá trị gia tăng (Value Added

Network) với tên của dự án “Xây dựng mạng kinh doanh điện tử cho
một số doanh nghiệp có quy mơ lớn”, dự án này sử dụng công nghệ
BizTalk Server làm lõi, mạng kinh doanh điện tử sẽ được xây dựng theo
mơ hình VAN để kết nối các doanh nghiệp các doanh nghiệp với nhau
theo mô hình B2B giúp các doanh nghiệp có quy mơ lớn truyền nhận
chứng từ kinh doanh đã được chuẩn hóa theo công nghệ tiên tiến về trao
đối dữ liệu điện tử (EDI/XML, ebXML).
- Tổng cục Hải quan có đề án “Thực hiện thí điểm tiếp nhận bản khai
hàng hóa, các chứng từ có liên quan và thơng quan điện tử đối với
tàu biển nhập cảnh, xuất cảnh”, dự án này sử dụng công nghệ BizTalk
Server làm lõi. Mục tiêu của hệ thống là Chuyển đổi từ thủ tục hải quan
thủ công sang thủ tục hải quan điện tử việc tiếp nhận bản khai hàng hóa,
các chứng từ có liên quan và thông quan điện tử đối với tàu biển nhập
cảnh, xuất cảnh nhằm giảm giấy tờ, giảm thời gian thông quan tàu biển,
tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và tăng cường năng lực quản lý của cơ
quan Hải quan; Từng bước cải cách hoạt động nghiệp vụ hải quan theo
hướng phù hợp với chuẩn mực của hải quan hiện đại trong khu vực và
trên thế giới. Đề án triển khai nội dung tiếp nhận bản khai hàng hóa và
các chứng từ khác có liên quan ở dạng điện tử hướng tới các mục tiêu
sau:
o Cung cấp thông tin hỗ trợ công tác giám sát kho bãi của cơ quan
hải quan tại khu vực cửa khẩu, cảng biển;
o Phục vụ liên hiệp kiểm tra đối với cửa khẩu, cảng biển;
o Cung cấp thông tin phục vụ hệ thống quản lý rủi ro;
o Thực hiện thông quan điện tử đối với tàu biển xuất cảnh, nhập
cảnh.
- …
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu các giải pháp truyền thông điệp tiên tiến trong thương mại điện tử
hiện nay của các hãng công nghệ hàng đầu như: Microsoft, Oracle, IBM, …;



13

Mạng kinh doanh điện tử được Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông
tin, Bộ Công Thương khởi xướng nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh
điện tử trọn vẹn.
4. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu kiến trúc, mơ hình, cơng nghệ các hệ thống truyền thơng điệp phổ
biến trong TMĐT hiện nay trên thế giới;
Đề xuất giải pháp ứng dụng hệ thống truyền thông điệp theo chuẩn quốc tế để
trao đổi các chứng từ thương mại (tờ khai, biểu mẫu) trong một số mơ hình thương
mại điện tử tiêu biểu như chính phủ với doanh nghiệp, doanh nghiệp với doanh
nghiệp;
Ứng dụng giải pháp truyền thông điệp trong việc xây dựng mạng kinh doanh
điện tử cho cho một số doanh nghiệp quy mô lớn thuộc Bộ công thương ;
Về kinh tế - xã hội :
- Các giải pháp truyền thơng điệp đề xuất có thể giúp các doanh nghiệp,
các cơ quan chính phủ có thể trao đổi, truyền các chứng từ và các biểu
mẫu, tạo thuận lợi cho công tác quản lý điều hành tại doanh nghiệp, đồng
thời khuyến khích phát triển các ứng dụng TMĐT trong các doanh
nghiệp tại Việt Nam;
- Thúc đẩy hoạt động kinh doanh, tăng cường năng lực và nhận thức
doanh nghiệp trong việc tiếp cận, chuẩn hóa các quy trình kinh doanh và
lợi ích từ các công cụ hỗ trợ kinh doanh;
Về công nghệ :
- Đề tài đi sâu vào việc nghiên cứu các kinh nghiệm áp dụng những giải
pháp công nghệ hiện đại ứng dụng trong truyền các thông điệp điện tử
nhằm đưa ra một giải pháp mới mang tính tổng quát, khuyến nghị áp
dụng trong một số mơ hình thương mại điện tử như Chính phủ với doanh

nghiệp (G2B) và Doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) ;
Từ trước đến nay, cũng đã có một số đơn vị áp dụng giải pháp truyền thông
điệp trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực thanh toán điện tử liên ngân hàng, lĩnh
vực tài chính và một số ứng dụng trong truyền dữ liệu thương mại. Tuy nhiên, chủ yếu
là sử dụng công nghệ có sẵn, đóng gói như là một phần tích hợp trong mỗi phần mềm
mà chưa có sự nghiên cứu riêng để đưa ra các giải pháp cho TMĐT. Tìm hiểu các giải
pháp truyền thông điệp sẽ là một bước đi, tạo tiền đề cho việc tích hợp dữ liệu, tích
hợp các quy trình kinh doanh, biểu mẫu, chứng từ của các hệ thống thông tin điện tử
trở lên thuận lợi hơn.
5. Nội dung nghiên cứu
Đứng trước yêu cầu cấp bách về việc đẩy mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp nâng
cao năng lực và khả năng cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập kinh tế, việc nghiên cứu


14

ứng dụng giải pháp truyền thông điệp trong thương mại điện tử cho các cơ quan hành
chính nhà nước và các doanh nghiệp tại Việt Nam là rất cần thiết;
Nội dung đề tài tập trung vào các công việc chủ yếu sau:
- Nghiên cứu và đánh giá thực trạng ứng dụng các giải pháp truyền thông
điệp trong nước và trên thế giới;
- Nghiên cứu và so sánh kiến trúc, mô hình và cơng nghệ liên quan đến
các hệ thống truyền thông điệp;
- Đề xuất giải pháp ứng dụng hệ thống truyền thông điệp trao đổi chứng từ
kinh doanh giữa các doanh nghiệp phù hợp với tình hình thực tiễn tại
Việt Nam.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Thu thập tài liệu và kinh nghiệm quốc tế về các giải pháp truyền thông điệp
trong TMĐT, qua các nguồn Internet và qua các chuyên gia cơng nghệ;
Nghiên cứu tìm hiểu các giải pháp cơng nghệ tiên tiến hiện nay trên thế giới để

đưa ra các khuyến nghị áp dụng;
Tham khảo các ứng dụng truyền thông điệp đã có (trong và ngồi nước), định
hướng ứng dụng trong thực tế tại Việt Nam trong việc trao đổi các chứng từ kinh
doanh giữa các doanh nghiệp và trao đổi các biểu mẫu trong cung cấp các dịch vụ
công trực tuyến.
7. Bố cục của luận văn
Luận văn “Nghiên cứu các giải pháp truyền thông điệp trong thƣơng mại
điện tử ứng dụng xây dựng mạng kinh doanh điện tử cho một số doanh nghiệp
quy mô lớn thuộc Bộ Công Thƣơng”nhằm tìm hiểu và so sánh các phương pháp
truyền thơng điệp tiên tiến thơng dụng hiện nay, trên cơ sở đó đi sâu nghiên cứu làm
chủ công nghệ để triển khai ứng dụng trong hoàn cảnh thực tế Việt Nam.
Bố cục luận văn gồm có 3 chương :
- Chƣơng I: Tổng quan về Thương mại điện tử và chuẩn hóa các quy
trình kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chƣơng II: Các giải pháp truyền thông điệp tiên tiến trong thương mại
điện tử.
- Chƣơng III: Ứng dụng giải pháp truyền thông điệp xây dựng mạng kinh
doanh điện tử cho một số doanh nghiệp quy mô lớn thuộc Bộ công
thương.

Formatted: Font: English (U.S.)


15

CHƢƠNG I: THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ CHUẨN
HĨA QUY TRÌNH KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP
E-Business không nên hiểu một cách đơn giản đấy chỉ là các hoạt động kinh
doanh điện tử nhằm đem lại doanh số và lợi nhuận cho doanh nghiệp, E-Business

chính là kiến trúc, là mơ hình tổ chức kinh doanh tiên tiến dựa trên nền tảng của công
nghệ để các doanh nghiệp hướng tới. Các tập đoàn đa quốc gia đạt được nhiều lợi thế
cạnh chính là nhờ có một chiến lược tiếp cận, triển khai E-Business nhanh chóng và
hiệu quả. Các doanh nghiệp Việt Nam nếu khơng muốn thất bại trong chiến trường
WTO, ngay từ bây giờ hãy trang bị cho mình các học thuyết, mơ hình kinh doanh mới
xuất phát từ E-Business.

1.1 Thƣơng mại điện tử
1.1.1 Khái niệm thƣơng mại điện tử và kinh doanh điện tử
E-commerce (Electronic commerce - Thương mại điện tử) là việc sử dụng các
phương tiện truyền thông điện tử và công nghệ xử lý thông tin số trong giao dịch kinh
doanh nhằm tạo ra, truyền tải và định nghĩa lại mối quan hệ để tạo ra giá trị giữa các
tổ chức hoặc giữa các tổ chức với các cá nhân.
Trong kinh doanh điện tử, Công nghệ thông tin và truyền thông ICT được sử
dụng để tăng cường việc kinh doanh của từng chủ thể. Nó bao gồm bất cứ q trình
nào mà một tổ chức kinh doanh (hoặc là phi lợi nhuận, hoặc tổ chức chính phủ, hoặc
có lợi nhuận) thực hiện qua mạng máy tính.
Một định nghĩa tổng thể hơn của kinh doanh điện tử: “Việc chuyển tải quá trình
của một tổ chức trong việc đưa thêm những giá trị khách hàng qua việc ứng dụng
công nghệ, triết lý và mơ hình tính tốn của nền kinh tế mới.”
Có ba qua trình chính được tăng cường trong kinh doanh điện tử:
- Quá trình sản xuất, bao gồm việc mua hàng, đặt hàng và cung cấp hàng
vào kho, quá trình thanh toán, các mối liên kết điện tử với nhà cung cấp
và quá trình quản lý sản xuất;
- Quá trình tập trung vào khách hàng, bao gồm việc phát triển và
marketing, bán hàng qua Internet, xử lý đơn đặt hàng của khách hàng và
thanh tốn, hỗ trợ khách hàng;
- Q trình quản lý nội bộ, bao gồm các dịch vụ tới nhân viên, đào tạo,
chia xẻ thông tin nội bộ, hội họp qua video và tuyển dụng. Các ứng dụng
điện tử tăng cường luồng thông tin giữa việc sản xuất và lực lượng bán

hàng nhằm tăng sản lượng bán hàng. Việc trao đổi giữa các nhóm làm
việc và việc đưa ra những thông tin kinh doanh nội bộ sẽ tạo được hiệu
quả hơn.
1.1.2 Các loại hình thƣơng mại điện tử


16

Doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B - Business to Business): Đây là loại
hình thương mại gắn các mối quan hệ giữa các doanh nghiệp, tổ chức với nhau. Hiện
nay, mô hình B2B hiện chiếm đến 80% TMĐT và theo dự đốn của các chun gia thì
mơ hình này sẽ phát triển mạnh trong tương lai.
Doanh nghiệp với ngƣời tiêu dung (B2C - Business to Consumer): TMĐT
B2C hay là thương mại giữa các công ty và người tiêu dung. Đây là hình thái lớn nhất
và sớm nhất của TMĐT.
Ngƣời tiêu dùng với ngƣời tiêu dung (C2C - Consumer to Consumer): C2C
đơn giản là thương mại giữa các cá nhân và người tiêu dùng.
Thƣơng mại di động(M-commerce): là việc mua và bán hàng hố và dịch vụ
qua cơng nghệ khơng dây - chẳng hạn như các thiết bị cầm tay như máy điện thoại di
động và thiết bị hỗ trợ số cá nhân (PDAs).
1.1.3 Đặc điểm của thƣơng mại điện tử
Không tiếp xúc trực tiếp: Kinh doanh điện tử cho phép mọi người cùng tham
gia từ các vùng xa xôi hẻo lánh đến các khu vực đô thị lớn, tạo điều kiện cho tất cả
mọi người ở khắp nơi đều có cơ hội ngang nhau tham gia vào thị trường giao dịch tồn
cầu và khơng địi hỏi nhất thiết phải có mối quen biết với nhau.
Một thị trƣờng không biên giới: Các giao dịch thương mại truyền thống được
thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia, còn TMĐT được thực hiện
trong một thị trường khơng có biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu). TMĐT trực
tiếp tác động tới mơi trường cạnh tranh tồn cầu.
Tối thiểu ba chủ thể: Trong hoạt động giao dịch TMĐT đều có sự tham ra của

ít nhất ba chủ thể, trong đó có một bên khơng thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ
mạng, các cơ quan chứng thực.
Thị trƣờng – Mạng lƣới thông tin: Đối với thương mại truyền thống thì mạng
lưới thơng tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu, cịn đối với TMĐT thì mạng lưới
thơng tin chính là thị trường.
1.1.4 Các đối tƣợng của thƣơng mại điện tử
Ngƣời cung cấp dịch vụ Internet và công nghệ: Là người đầu tư cơ sở hạ
tầng, trang thiết bị phục vụ cho công nghệ mới sao cho đáp ứng được nhu cầu hoạt
động và kinh doanh trực tuyến.
Ngƣời xây dựng Website TMĐT: Có đủ kiến thức về kỹ thuật để có thể xây
dựng website mang tính chun nghiệp và đáp ứng được nhu cầu của nhà kinh doanh
TMĐT.
Ngƣời trực tiếp kinh doanh TMĐT: Có đủ kiến thức về TMĐT để đưa ra
nhiều chiến lược và giải pháp cũng như xử lý nhiều tình huống khác nhau trong giao
dịch TMĐT.


17

Ngƣời mua hàng trên website TMĐT: Là các đối tượng tham gia vào các
website như website thông tin, nghiên cứu, kể cả người thực hiện các giao dịch với
người bán thông qua Website.
1.1.5 Tiềm năng, xu hƣớng phát triển TMĐT ở Việt Nam
1.1.5.1 Tiềm năng phát triển TMĐT ở Việt Nam
Tiềm năng phát triển TMĐT ở Việt Nam là cao, vì các lý do:
- Việt Nam là nước xuất khẩu nhiều mặt hàng, TMĐT giúp doanh nghiệp
tìm kiếm khách hàng trên tồn thế giới.
- Việt Nam có thể “xuất khẩu” dịch vụ, sản phẩm thông tin, sản phẩm tri
thức bằng cách bán qua mạng Internet.
- Du lịch Việt Nam cần tận dụng TMĐT để quảng bá, cho đặt dịch vụ qua

mạng, thanh toán qua mạng, hỗ trợ du khách qua mạng...
- Nhà nước chủ trương thúc đẩy TMĐT phát triển.
- CNTT, Internet ở Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục phát triển nhanh.
- Chính những khả năng, lợi ích TMĐT mang lại cho doanh nghiệp, nhà
đầu tư... là động cơ lớn thúc đẩy doanh nghiệp tham gia TMĐT.
- Nhân lực Việt Nam tiếp thu công nghệ mới nhanh, đặc biệt là CNTT.
1.1.5.2 Xu hướng phát triển TMĐT ở Việt Nam
Hiện nay TMĐT ở Việt Nam được tận dụng phục vụ việc marketing, bán hàng
cho doanh nghiệp là chính. Ngồi ra, một số website sàn giao dịch B2B, siêu thị điện
tử B2C, website C2C như rao vặt, đấu giá..., website thơng tin (tin tức là chính)... đã
được xây dựng và đưa vào hoạt động. Thanh toán qua mạng trong và ngồi nước vẫn
cịn rất ít ỏi và bất tiện. Doanh số từ mơ hình B2B vẫn hầu như chưa có, trong khi
doanh số B2B xấp xỉ 80 – 90% tổng giá trị giao dịch TMĐT trên toàn cầu. Trong giai
đoạn 2006 – 2010, xu hướng phát triển TMĐT ở Việt Nam sẽ đi theo 03 nhóm:
- Các doanh nghiệp tận dụng TMĐT phục vụ marketing, bán hàng, hỗ trợ
khách hàng, mở rộng thị trường, xuất khẩu...;
- Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực TMĐT với những website
TMĐT;
- Doanh nghiệp bắt đầu tận dụng TMĐT B2B để mua sắm nguyên vật liệu
phục vụ việc kinh doanh sản xuất một cách tự động hoặc bán tự động.

1.2 Quy trình và chuẩn hóa quy trình kinh doanh
Chuẩn hóa là kết quả của sự tự đánh giá, tự nhìn nhận của doanh nghiệp nhằm
hướng tới sự cải tiến về chất lượng quản lý ở tầm tổng thể doanh nghiệp. Đối tượng
chuẩn hóa chính là doanh nghiệp. Có thể hiểu chuẩn hóa là “tối ưu hóa” quy trình
nghiệp vụ trong doanh nghiệp theo trình độ của doanh nghiệp và nhà cung cấp giải
pháp.
1.2.1 Quy trình nghiệp vụ
1.2.1.1


Khái niệm


18

Quy trình nghiệp vụ là chuỗi các cơng việc được sắp xếp theo một trật tự nhất
định để hoàn thành một nghiệp vụ.
1.2.1.2

Tính chất

Tính chất nổi bật của quy trình nghiệp vụ là tính lặp đi lặp lại.
Trên thực tế, có rất nhiều nghiệp vụ khác nhau và tương ứng với nó là rất nhiều
quy trình nghiệp vụ khác nhau. Đối với mỗi quy trình khác nhau lại có tần suất khác
nhau. Ví dụ như việc nhập hàng thực hiện 20 lần/ngày, tính lương 2 lần trên 1 tháng,…
Đối với các doanh nghiệp nhỏ, số lượng cán bộ nhân viên ít và tần suất các
nghiệp vụ khơng nhiều thì các quy trình được đơn giản hóa tới mức tối đa. Nhưng khi
doanh nghiệp phát triển, số lượng nhân viên nhiều, số lượng các nghiệp vụ tăng và tần
suất tăng thì việc khơng chuẩn hóa sẽ dẫn đến nhầm lẫn, khó kiểm sốt, kém hiệu quả
và gây chậm trễ.
1.2.2 Chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ
Để triển khai mơ hình TMĐT, các doanh nghiệp trước hết cần đẩy mạnh ứng
dụng CNTT bằng cách tin học hố các quy trình kinh doanh, quy trình quản lý, quản
trị trong nội bộ doanh nghiệp. Và tiến xa hơn là xây dựng các cơ sở dữ liệu nội bộ, tích
hợp các quy trình để hỗ trợ việc ra quyết định kinh doanh, kết nối với các đối tác.
1.2.2.1

Khái niệm

Chuẩn hóa quy trình có nghĩa là các quy trình và hướng dẫn sản xuất được quy

định và truyền đạt rõ ràng đến hết mức chi tiết nhằm tránh sự thiếu nhất quán và giả
định sai về cách thức thực hiện một cơng việc.
1.2.2.2

Mục tiêu

Chuẩn hố là một hoạt động nhằm cung cấp những giải pháp được sử dụng lặp
đi lặp lại cho những hoạt động khoa học – kỹ thuật và kinh tế để đạt được mức độ nền
nếp tối ưu trong điều kiện hiện có. Trong các hoạt động thực tế, khi phương pháp hoạt
động có hiệu quả, chúng sẽ được ghi lại, cụ thể hoá thành một tập hợp các nguyên lý,
quy định và quy tắc. Tiêu chuẩn được xây dựng dựa trên những kết quả đã qua và sự
chọn lọc những cái tốt nhất trong thực tiễn nhằm đảm bảo duy trì được các kết quả và
hoạt động đó đúng như những lần trước đã xảy ra. Sự ra đời của tiêu chuẩn hoá cũng là
một tất yếu nhằm hợp lý hoá các hoạt động do nó quy định về các dãy kích cỡ sản
phẩm, định mức về nguyên vật liệu, lao động, quy định, quy trình, quy phạm, thơng số
kỹ thuật, thủ tục thống nhất.
Chuẩn hố chính là q trình xây dựng, cơng bố và tổ chức triển khai thực hiện
hệ thống các tiêu chuẩn đã đề ra. Như vậy, việc chuẩn hoá nhằm duy trì ngun trạng
những đặc tính, những chỉ tiêu đã đạt được. Chuẩn hố khơng chỉ đảm bảo cho sản
phẩm, dịch vụ mà cịn cả các cơng việc được duy trì thực hiện theo đúng quy trình
chuẩn quy định. Nhờ có quy trình được chuẩn hố mà hoạt động quản lý của doanh
nghiệp có thể tối thiểu hố được những sai lệch khỏi quy trình chuẩn, đảm bảo sự lặp
lại của các hoạt động và kết quả thu được.


19

Việc chuẩn hoá là để các hoạt động sản xuất luôn được thực hiện theo một cách
thống nhất, ngoại trừ trường hợp quy trình sản xuất được điều chỉnh một cách có chủ
ý. Khi các thủ tục quy trình khơng được chuẩn hố ở mức độ cao, các cơng nhân có thể

có những ý nghĩ khác nhau về cách làm đúng cho một thủ tục quy trình và dễ đưa đến
các giả định sai. Mức độ chuẩn hoá cao về quy trình cũng giúp các cơng ty mở rộng
sản xuất dễ dàng hơn nhờ tránh được những gián đoạn có thể gặp phải do thiếu các
quy trình được chuẩn hố.
Để chuẩn hóa quy trình thì việc áp dụng ISO được đánh giá là giải pháp đúng
đắn nhất trong điều kiện hiện nay. Với ISO, việc chuẩn hóa quy trình được ban hành
và phổ biến dưới dạng văn bản, có hiệu lực thi hành và có những biện pháp, chế tài để
đảm bảo thực hiện tốt các quy định. Trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã
áp dụng ISO thành cơng trong việc chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ của mình.


20

CHƢƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRUYỀN
THÔNG ĐIỆP TIÊN TIẾN TRONG THƢƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ
Các chức năng chính của các giải pháp truyền thông điệp là sắp xếp, lưu trữ và
chuyển tiếp, định tuyến các thông điệp đến nơi nhận dựa trên các nền tảng tiêu chuẩn
công nghệ hiện đại. Giải pháp truyền thơng điệp được tích hợp là thành phần lõi các
Mạng giá trị gia tăng (VANs) sẽ kết hợp cung cấp các công cụ để tạo, gửi và nhận các
thông điệp/chứng từ điện tử với giữa các bên. Hệ thống công nghệ này sẽ lọc ra các dữ
liệu cần gửi và xử lý chúng theo một định dạng đã được chuẩn hóa và tách những dữ
liệu này thành các thông điệp riêng rẽ đến từng bên nhận theo các địa chỉ đã được quy
định. Các phần mềm trao đổi dữ liệu điện tử sẽ chuyển các chứng từ kinh doanh thành
các thông điệp điện tử tiêu chuẩn và gửi chúng đến các đối tác dựa trên các quy trình
nghiệp vụ và thông tin đã đăng ký của các đối tác tham gia.
Hiện nay, các hãng trên thế giới đều có những giải pháp truyền thơng điệp tiên
tiến trong TMĐT hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tích hợp hệ thống. Các giải pháp điển
hình có thể kể đến như:
- Giải pháp công nghệ SOAP (Simple Object Access Protocol);

- Giả pháp truyền thông điệp dựa trên chuẩn mở ebMS;
- Giải pháp công nghệ của IBM về TMĐT - WebSphere DataPower
XB60;
- Giải pháp công nghệ của Oracle về TMĐT - Oracle Fusion Middleware;
- Giải pháp công nghệ của Microsoft về TMĐT - Microsoft BizTalk
Server.

2.1 Công nghệ SOAP (Simple Object Access Protocol)
SOAP là một giao thức giao tiếp có cấu trúc như XML và mã hóa thành định
dạng chung cho các ứng dụng trao đổi với nhau. SOAP sử dụng các tài liệu XML như
những thông điệp trao đổi. Các thông điệp XML được tổng hợp và đọc với bộ soạn
thảo Text đơn giản và người dùng có thể xử lý các tài liệu XML trên các nền tảng khác
nhau. Đây chính là ưu điểm mạnh hơn hẳn so với các giao thức truyền thơng điệp
khác.
Các đặc trưng chính:
- Thiết kế đơn giản và dễ mở rộng;
- Tất cả thông điệp đều được mã hóa sử dụng XML;
- Sử dụng giao thức truyền dữ liệu riêng;
- Khơng có tập rác phân tán và khơng có cơ chế tham chiếu. Vì vậy, client
khơng giữ bất kỳ một tham chiếu đầy đủ nào về các đối tượng ở xa;
- Không bị ràng buộc bởi bất kỳ công nghệhoặc ngôn ngữ phát triển nào.


21

Do những đặc trưng trên ta có thể thấy ngay SOAP khơng quan tâm đến cơng
nghệ gì được sử dụng miễn là bị ràng buộc bởi cơng nghệ gì được sử dung để thực
hiện miễn là các thông điệp phải theo chuẩn XML. Vì vậy, các dịch vụ truyền thơng
điệp có thể thực hiện trên mọi ngơn ngữ miễn là ngơn ngữ đó xử lý được cấu trúc
thơng điệp XML.

Khi trao đổi thông điệp, SOAP đơn giản chỉ là chuyển thơng điệp từ bên gửi
sang bên nhận.

Hình 2.1: SOAP - Truyền thông điệp. [2]

Như vậy do xử lý đơn giản nên trong nhiều trường hợp phức tạp truyền thông
điệp SOAP khơng đầy đủ chức năng. Nhưng dựa trên mơ hình đơn giản trên người sử
dụng có thể phát triển các mơ hình truyền thơng điệp phức tạp hơn.
SOAP hỗ trợ hai kiểu truyền thông khác nhau và các định dạng thông điệp,
tham số và các hàm API tương ứng trong hai kiểu là khác nhau:
- RPC (Remote Procedure Call): Cho phép gọi hàm hay thủ tục qua mạng.
Kiểu này được khai thác bởi các WebServices và có nhiều hỗ trợ.
- Document (được biết như kiểu hướng thông điệp): Cung cấp một lớp
thấp của sự trừu tượng hóa yêu cầu người phát triển nhiều hơn khi lập
trình.

2.2 Giải pháp truyền thơng điệp dựa trên chuẩn mở ebMS
Dịch vụ thông điệp kinh doanh điện tử được ISO 15000 (ISO 15000-2:2004
Phần 2: Quy định dịch vụ thông điệp (ebMS)) quy định:
- Các yêu cầu cần có đối với dịch vụ xử lý thơng điệp kinh doanh điện tử
cho kinh doanh điện tử;
- Định nghĩa phương thức trung lập với các giao thức truyền thông trong
việc trao đổi các thông điệp, tài liệu kinh doanh;
- Xác định các cấu trúc liên quan đến việc truyền thơng điệp tin cậy, an
tồn.
ISO 15000-2:2004 bao hàm cơng nghệ đóng gói các gói thơng tin và từ đó cho
phép các thông điệp không phụ thuộc:
- Nội dung truyền tải (payload);
- Các giao thức sử dụng;
- Định dạng dữ liệu.



22

Sự linh hoạt này đảm bảo tính kế thừa của hệ thống kinh doanh điện tử truyền
thống như: UN/EDIFACT, ASCX12, hay HL7. Như vậy, hạ tầng kinh doanh điện tử
sẽ là địn bẩy thúc đẩy kết hợp các cơng nghệ khác nhau.
Giải pháp truyền thông điệp kinh doanh điện tử khơng chỉ kế thừa các giao thức
trước đó mà cịn có những ưu điểm mạnh mẽ hơn. Tồn bộ hệ thống kinh doanh điện
tử là nền tảng dựa trên kỹ thuật XML. XML như đã biết hiện đang và sẽ là kỹ thuật
chủ chốt trong các công nghệ trao đổi thông điệp tiên tiến ngày nay, và thấy ngay là
các cơng nghệ dựa trên WWW…

Hình 2.2: Cấu trúc thơng điệp ebXML. [16]

Trên hình 2 cho ta thấy quy định đóng gói thơng điệp của chuẩn ebMS. Cấu
trúc của mỗi thơng điệp, cấu trúc có dạng hình cây, mỗi nút chính là các phần tử
(element) được đặt trong các thẻ (tab) giống như cấu trúc của XML.
Hai giao thức chuẩn:


23

SOAP (Simple Object Access Protocol): là giao thức được thiết kế cho
truy cập đối tượng từ xa do Microsoft đưa ra;
- MIME (Multipurpose Internet Mail Extensions): Nó là một giao thức
trong truyền thông tin để truyền những dữ liệu theo nhiều kiểu khác nhau
như: âm thanh, dạng nhị phân hoặc hình ảnh. MIME mã hố những file
sử dụng một hoặc hai phương pháp mã hoá và chúng được giải mã trở lại
dạng gốc tại điểm nhận. Header của MIME được thêm vào file bao gồm

kiểu nội dung dữ liệu và phương pháp dùng để mã hố.
Giải pháp truyền thơng điệp
-

Hình 2.3: Truyền nhận thơng điệp. [16]

Hình 2.4: Nội dung thơng điệp truyền tải X từ A tới B. [16]

2.3 Giải pháp truyền thông điệp IBM - WebSphere DataPower XB60
2.3.1 Tổng quan
Thiết bị tích hợp XB60 của IBM WebSphere DataPower cung cấp ứng dụng
B2B độc nhất của hãng IBM, cung cấp các chức năng chuyển đổi tích hợp, bảo mật dữ


24

liệu của đối tác thương mại, định tuyến và bảo mật trong một thiết bị mạng, cắt giảm
chi phí hoạt động và nâng cao hiệu năng. XB60 là một công nghệ đột phá mà cho phép
các tổ chức mở rộng việc triển khai B2B hiện có và tích hợp cơ sở hạ tầng nội bộ, do
đó nhanh chóng hồn vốn đầu tư và giảm tổng chi phí của chủ đầu tư.
2.3.2 Tính năng
Những tính năng cơ bản của B2B XB60:
- Quản lý đối tác thương mại B2B, giao thức B2B thực thi chính sách
kiểm sốt truy cập, lọc tin nhắn và bảo mật dữ liệu;
- Tích hợp ứng dụng thơng qua B2B Gateway độc lập hỗ trợ các giao thức
trao đổi thơng điệp, hỗ trợ mơ hình B2B AS1, AS2, AS3, email dạng văn
bản và dịch vụ Web và giao thức FTP;
- Giao diện người dùng đầy đủ tính năng hỗ trợ cho việc cấu hình và theo
dõi các giao dịch của B2B, hiển thị các tài liệu và tất cả các sự kiện liên
quan;

- Đơn giản hóa việc triển khai, cấu hình, quản trị đồng thời tạo ra sự hiệu
quả bằng cách thiết lập kết nối nhanh chóng với đối tác kinh doanh.
- Các tính năng của phần cứng ESB bao gồm:
o Tăng tốc các HUB hiện tại (Acceleration of existing integration
hubs): Được tiếp sức bởi công nghệ chuyển đổi ở tốc độ đường
truyền, XB60 có thể sử dụng để tách tải xử lý XSLT, định tuyến
XPATH, chuyển đổi XML truyền thống và những tác vụ chiếm
nhiều tài nguyên của máy chủ để giảm độ trễ, nâng cao thông
lượng và nhanh chóng giải phóng các tài ngun tính tốn;
o Hiện đại hóa máy chủ lớn (Mainframe) và các dịch vụ WEB
(Mainframe modernization and Web Service): XB60 có thể giúp
bảo vệ một hệ thống Mainframe có hỗ trợ XML, kết nối chúng
tức thời với SOA doanh nghiệp với các dịch vụ WEB;
o Tính đơn giản của thiết bị (Appliance simplicity): Dễ cấu hình,
vận hành và sở hữu. Giảm bớt phức tạp của sự vận hành hệ thống
mà vẫn giảm được chi phí và rủi ro;
o Chuyển đổi giữa mọi khn dạng (Any-to-any transformation):
XI50 có thể phân tích chuyển đổi các tin báo nhị phân, flat file và
XML bao gồm cả EDI, COBOL Copybook, ISO 8583, CSV,
ASN.1 và kinh doanh điện tử. Khơng giống với các khuynh
hướng dựa trên lập trình tùy biến, công nghệ DataGlue sử dụng
một khuynh hướng khai báo dựa trên dữ liệu đặc tả;
o Bảo mật an ninh ở mức độ tích hợp tin nhắn (Integrated message
level security): có chức năng bảo mật an ninh ở cấp độ tin nhắn và
kiểm sốt truy cập hồn chỉnh. Các tin nhắn có thể được lọc,


25

o

o
o
o

o

o

o

o

o

duyệt, mã hóa và ký điện tử giúp cung cấp hỗ trợ an tồn hơn cho
các ứng dụng có giá trị lớn. Các công nghệ được hỗ trợ bao gồm
an ninh WS, WS- Trust, SAML và LDAP. Đây là một thiết bị
mạng đóng kín dành cho đảm bảo độ tin cậy và mức độ an ninh
cao;
Định tuyến, lọc và xử lý tin nhắn đa bước tinh vi (Sophisticated
multi-step message routing, filtering, and processing);
Đa dạng các giao thức truyền tải đồng bộ và không đồng bộ
(Multiple synchronous and asynchronous transport protocols);
Chất lượng dịch vụ có tùy chỉnh (Configurable quality of
service);
Ghi chép nhật ký chi tiết và tìm vết (Detailed logging and audit
trail). XB60 bao gồm cả hỗ trợ pháp lý về chống chối bỏ (nonrepudiation support);
Các giao diện tiêu chuẩn (Standards-based interfaces). XB60
hỗtrợcác giaodiện dựa trên tiêu chuẩn cho kết nối đồng nhất trên
toàn bộ cơ sở hạ tầng doanh nghiệp;

Hỗ trợ cấu hình, kịch bản lệnh (scripting) một cách uyển chuyển
và có độ linh hoạt cao (Aglie, highly flexible underlying
scripting/configuration support). XB60 hỗtrợ “đóng góisẵn” (out
of the box) tồn diện để xử lý dễ dàng và nhanh chóng các triển
khai của đối tác theo tiêu chuẩn và không theo tiêu chuẩn;
Hỗ trợ XML và tích hợp ứng dụng tốc độ đường truyền (XML
enablement and wirespeed application integration). XB60 giúp
giảm bớt thời gian, chi phí,rủi ro và độ phức tạp của các khuynh
hướng tích hợp truyền thống;
Tích hợp dựa trên siêu dữ liệu đặc tả (Metadata-based
integration). Không giống với các khuynh hướng truyền thống
dựa trên các adapter phần mềm giao tiếp đã được mã hóa cứng,
XB60 sử dụng một khuynh hướng khai báo dựa trên dữ liệu đặc
tả. Công nghệ độc đáo này hỗ trợ các mơ hình lập trình hướng dữ
liệu (data-oriented programming - DOP) để có thể triển khai mà
không gây ra các điểm tắc nghẽn. Các công cụ đồ họa dễ sử dụng
sẵn có hỗ trợ các nhà phân tích kinh doanh trong việc định cấu
hình các cơng cụ mô tả định dạng, sắp xếp, và đồng bộ hóa tin
báo;
An ninh và hiệu năng (Security and performance). Được tiếp sức
mạnh bởimột công nghệ mạnh mẽ được phát triển ngay từ ban
đầu có quan tâm đến vấn đề an ninh, XB60 cung cấp khả năng
tích hợp XML trên một nền tảng an toàn hơn với hiệu năng cần


26

thiết cho các ứng dụng thực tế. XB60 có thể phân tích, lọc,
chuyển đổi, định tuyến và tăng cường các tin báo kiểm soát truy
cập của các định dạng khác nhau với tốc độ đường truyền. Nó

cũng cung cấp mã hóa và giải mã hóa, cũng như là các năng lực
ký và duyệt chữ ký số.
2.3.3 Lợi ích
Đơn giải hóa việc triển khai và quản trị (Simplified deployment and ongoing
management): Giúp cho người triển khai có thể giảm thiểu các kỹ năng cần thiết để
triển khai và quản trị B2B. XB60 là một cơng cụ tích hợp trong B2B phù hợp trong
vùng Demilitarized Zone (DMZ). XB60 được chuyên dùng cho việc tối ưu hóa
hardware và firmware và khơng phải cài đặt phần mềm.
Tính bảo mật cao (High security assurance): Mức bảo mật cao hơn với chứng
chỉ Common Criteria Evaluation Assurance Level 4+ của phần cứng. Đặc biệt là sự
bảo mật dữ liệu và quản lý chứng chỉ số. Mạnh mẽ trong việc xác thực, cho phép và
auditing (AAA) khi tích hợp với các hệ thống bên ngoài.
Đảm bảo và tin cậy cao (High reliability and assured delivery) : Có thể hốn
đổi, thay thế bằng các thiết bị dự phịng. Bằng cách sử dụng Vitural Router
Redundancy Protocol (VRRP), RAID 1 cho tùy chọn ổ cứng, có thể tự động gửi lại khi
sử dụng giao thức EDIINT (EDI over INTernet). Có thể gửi lại một cách Manual bởi
các đối tác thương mại.
Ghi nhật ký và giám sát (Auditability/monitoring): Hỗ trợ mạnh mẽ việc ghi
nhật ký và lưu các file nhật ký dung lượng lớn. Cơng cụ B2B Transaction Viewer có
thể giám sát các giao dịch B2B theo thời gian thực và hỗ trợ cấu hình cho phép các
đối tác thương mại có thể theo dõi các giao dịch của mình.
Tính linh hoạt (Flexibility): Hỗ trợ một cách linh hoạt các giao thức kết nối với
các đối tác kinh doanh. Nhiều giao thức được hỗ trợ để cung cấp thêm nhiều lựa chọn
cho việc tích hợp cho các ứng dụng Back-End. Các giao thức kết nối bao gồm:
HTTP(s), FTP(s), SFTP, POP3, SMTP, MQ, JMS, AS1, AS2, AS3, NFS, IMS ™
Connect, Tibco EMS, và ODBC (DB2 ®, Oracle, MS SQL).
Chi phí thấp (Low total cost of ownership): Sử dụng thiết bị tích hợp XB60 có
thể giảm chi phí triển khai và hoạt động đến 50%.
2.3.4 Kiến trúc B2B XB60
XB60 được xây dựng trên thiết bị DataPower Application Integration cho phép

quản lý các đối tác thương mại, theo dõi các giao dịch B2B và dựa trên công nghệ
chuẩn của trao đổi thông điệp của B2B, hỗ trợ mạnh mẽ khả năng tích hợp.
Thành phần chính của thiết bị:


27

Hình 2.5: Các thành phần của XB60 B2B. [7]

-

B2B Gateway Service: Đảm nhiệm việc xử lý và định tuyến dữ liệu
B2B.
Partner profiles: Có khả năng kết nối với nhiều cổng vào và nó có khả
năng kết nối với bất kỳ cổng vào của B2B Gateway Service.
B2B Viewer: Được sử dụng để theo dõi tất cả các giao dịch đi qua B2B
Gateway Service.


×