Tải bản đầy đủ (.ppt) (71 trang)

Vai Trò Của Nhà Vua Trong Chế Độ Phong Kiến Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 71 trang )

PHẦN GIỚI THIỆU VỀ CHẾ
ĐỘ PHONG KIẾN
Tính giai cấp hay là quyền cai trị


Vai trò của nhà Vua trong
chế độ phong kiến Việt Nam


I. Thần dân Việt Nam trong các học
thuyết tư tưởng xưa cũ
• Liên quan trực tiếp đến việc xác lập nội hàm
“dân” ở Việt Nam là các học thuyết đóng vai trò
ý thức hệ chính trị của dân tộc như Phật giáo,
Lão giáo và Nho giáo.
• Nhìn chung, trong nền chính trị Đông Á và Việt
Nam, Nho giáo đã từng là hệ ý thức chính thống
có lịch sử lâu dài, chi phối đời sống chính trị
toàn xã hội.


I. Thần dân Việt Nam trong các học
thuyết tư tưởng xưa cũ
• Vậy nên tư tưởng về dân của Nho giáo dĩ
nhiên cũng là đối tượng quan trọng để
bàn xét, mà trong đó đại biểu là Khổng
Tử, Mạnh Tử.
• Ta hãy xem các vị triết gia cổ đại phương
Đông quan niệm thế nào về dân?



• Hầu như giới nghiên cứu đều đã khẳng
định rõ ràng không thể tìm kiếm một ý
niệm dân chủ ở Khổng Tử.
• Ở người sáng lập quan trọng nhất của Nho
giáo này, dân là một tập hợp đa số vô
danh, hầu như không bao giờ được tính
đến với tư cách là cá nhân cụ thể.
• Khổng Tử hình dung mạch lạc về một thế
giới có chủ, mà người chủ cao nhất là Trời.
“Hoạch tội vu Thiên, vô sở đảo giáo”.
Nghĩa là phạm tội với trời thì không cầu
đảo vào đâu được nữa.


• Kế đến ông chủ thứ hai của thế giới là
Thiên Tử, “Đại thiên hành hóa, thế thiên
hành đạo”.
• Dưới Thiên Tử là chư hầu, rồi đến sĩ đại
phu và cuối cùng là dân.
• Trật tự đó là tự nhiên, là tất yếu, do trời
xếp đặt.


• Ông cũng trực giác thấy rằng phải sử dụng
dân như một đối trọng cần thiết trên chính
trường, đôi lúc còn như một sự bảo đảm
cho thể chế chính trị.
• Căn cứ vào toàn bộ nội dung học thuyết
của Khổng Tử, có thể nói ông không hề
ngờ vực “tính chất chí tôn, bất khả tư

nghị” của ngôi vua.


• Tuy vậy, Khổng Tử không vì ngôi vua mà
hy sinh dân chúng.
• Ngược lại, chính Khổng Tử là người khơi
dậy ý tưởng “Ý dân là ý trời, dân muốn là
trời muốn”.
• Ngôi vua là chí tôn, nhưng “dân vô tín bất
lập”.
• Một khi dân đã mất hết lòng tin thì vua
không thể ở ngôi được nữa. (Lời Nhan Uyên
trong sách Luận Ngữ).


• Theo Khổng Tử và các học trò của ông,
dân là một thực thể hồn hậu, bí ẩn, nhưng
cũng thuần phác, nguyên sơ.
• Vậy nên người làm chính trị phải “chăn
dân, giáo dân, thân dân”, lại vừa phải thận
trọng đừng làm gì quá quắt với họ: “Xuất
môn như kiến đại tân, sử dân thừa đại tế”
(Ra cửa phải nghiêm trang như gặp khách
quí, sai khiến dân phải thận trọng như hành
một nghi lễ lớn).


• Sự khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia căn
bản ở quan điểm đức trị và pháp trị.
• Trong thực tế ở Trung Quốc và Việt Nam,

ý thức Nho giáo được hiện hữu với tư cách
là di sản và cẩm nang chính trị.
• Vì vậy Pháp gia lại được truyền thừa từ
đời này sang đời khác bởi chính các học
giả Nho gia, khi họ thấy có lợi cho hoạt
động thực tiễn của mình.


• Tôi cho rằng điểm giống nhau giữa hai học
thuyết này là ở chỗ cả hai cùng khẳng định
tính chất quyền lực tối thượng của ngôi
vua.
• Học thuyết của Pháp gia, mà đại biểu là
Hàn Phi Tử, vì lẽ đó càng không bao giờ
xích lại gần tư tưởng dân chủ.
• Pháp quyền trong học thuyết của pháp gia
thực chất là pháp quyền của vua chứ không
phải pháp quyền của dân.


• Biện pháp thi hành pháp quyền là sử dụng
thế và thuật, nghĩa là đề cao vị thế của vua,
và sử dụng mưu thuật để cưỡng ép dân thi
hành pháp lệnh.
• Bộ ba Thế-Thuật-Pháp của tư tưởng Hàn
phi Tử khác về bản chất với bộ ba Lập pháp
– hành pháp – Tư pháp trong “khế ước xã
hội” của Rousseau.



• Có thể kết luận về các học thuyết của Nho
gia, Pháp gia là theo đó, dân chỉ có thể vui
buồn, ơn oán và mơ ước, chờ đợi vua
thánh, tôi hiền.
• Con người trong xã hội với tư cách là
“thần dân” của vua không có gì để mất,
không thấy mất nên cũng không biết đòi
gì, lấy gì để nói nhân đạo và dân chủ?


Lão
• Học thuyết Lão-Trang tuy có ý niệm chống
chuyên chế, chống cực quyền, nhưng lại
không nhằm tới một xã hội dân chủ mà lui
về với vỏ cá nhân siêu thoát, tách ra ngoài
xã hội để hòa nhập với thiên nhiên, vũ trụ.


Phật giáo
• Phật giáo có xây dựng những tiền đề lý
thuyết và trong hoạt động thực tiễn cũng có
nỗ lực hướng tới nguyên tắc công bằng, bình
đẳng, là bước khởi đầu của dân chủ, nhưng
lại rất mờ nhạt và thiếu cơ sở thực tiễn.
• Bản thân nó cũng không đủ mạnh để trở
thành ý thức hệ chính trị thống soái trong
đời sống xã hội ở Việt Nam, ngay cả thời Lý
thời Trần mà Phật giáo rất phát triển.



Chiếu lên ngôi [7,49]
• Một dạng diễn văn nhậm chức
(inauguration speech)
• Sắc chiếu phủ dụ toàn dân trong nước mà
các vị tân vương thường có lệ ban hành
• Bắt đầu bằng các chữ: “Thừa thiên hưng
vận, Hoàng đế sắc chiếu…”


Chiếu lên ngôi [7,49]
• Nghĩa là: “Tuân theo mệnh trời để làm cho
vận nước được hưng thịnh hơn lên,
Hoàng đế giáng chiếu như sau…”
• Trong các sắc dụ:”Thế thiên hành đạo”
(thay thế trời để thi hành đạo của trời)


Thiên mệnh
• Thiên tử : con trời [7,49]
• Thiên mệnh: thừa mệnh lệnh của trời
để trị nước an dân.
• Quyền lực nhà nước, chủ quyền quốc
gia như là một bảo vật, như là khí
thiêng mà trời trao phó cho kẻ nào có
phúc lớn.


Thiên mệnh
• Nguồn gốc tư tưởng này: Nho Gia –
Khổng Tử và Mạnh Tử.

• Mệnh trời không phải cho ai là cho
mãi: thiện thì được, bất thiện thì mất.
• Thuyết Thiên mệnh giải thích nguồn
gốc của Vương quyền.


Đế và Vương
• Đinh Bộ Lĩnh – Tiên Hoàng Đế (968)
• Lê Đại Hành - Lê Đại Hành Hoàng Đế (980)
• Lý Công Uẩn – Thuận Thiên Hoàng Đế
(1010)
• Trần Cảnh – Kiên Trung Hoàng Đế
• Lê Lợi – Thuận Thiên Hoàng Đế (1428)


Đế và Vương
• Nguyễn Huệ – Quang Trung Hoàng Đế
(1788).
• Nguyễn Ánh – Gia Long Hoàng Đế
(1802), được nhà Thanh phong cho
làm An Nam Quốc Vương.
• [7,48]


Quyền hành của nhà Vua Việt Nam
• Tập trung quyền Lập pháp (ban hành luật),
quyền Hành pháp (người đứng đầu nền
hành chính, có quyền bổ nhiệm, thăng
thưởng, trừng phạt, cách chức các quan lại,
công chức của quốc gia), quyền Tư pháp (vị

thẩm phán tối cao, có quyền quyết định tối
hậu về tất cả các vụ án, kể cả quyền ân xá).


Quyền hành của nhà Vua Việt Nam
• Là vị giáo chủ độc nhất và cao nhất quốc
gia:
– Độc quyền tế trời, chủ lễ trong các lễ tế trời
hàng năm (tế Nam giao). Dân chỉ được quyền
thờ tổ tiên, quỷ thần thôi.
– Mọi thần thánh, quỷ thần trong nước thuộc
quyền điều động của nhà vua. Độc quyền
phong sắc cho bách thần, khiển trách bằng
cách thu hồi bằng sắc hoặc phá huỷ đền thờ
[7,51]


Các đặc quyền khác của Vua
• Phạm huý [7,52]
• Thánh, long, ngọc: thánh ý, thánh chỉ, long
nhan, ngọc tỷ, cung cấm, cấm thành, …
• Tội khi quân
• Vua là cha mẹ dân
• Nhà vua có quyền sinh sát đối với mọi
thần dân trong nước
• Nhà vua có quyền định đoạt đối với mọi
tài sản trong nước


Chế độ đình nghị [7,54]

• Nhà Vua mỗi tháng phải họp mấy kỳ
với các quan văn võ trong triều để xét
bàn việc nước
• Các quan, không kể phẩm trật cao
thấp, một khi đã dự “hội đồng” đều có
quyền và nhiệm vụ trình bày ý kiến
riêng của mình.


×