Tải bản đầy đủ (.ppt) (63 trang)

Lý Thuyết Và Mô Hình Hành Chính Nhà Nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 63 trang )

Chương 2: Lý thuyết và mô hình
HCNN



Một số lý thuyết cơ bản về HCC
Một số mô hình HCC trên thế giới


I. Lý thuyết về hành chính nhà
nước


2 cách tiếp cận:



Tiếp cận theo thời kỳ phát triển
Tiếp cận theo nhóm lý thuyết


Tiếp cận theo thời kỳ phát triển






HCNN trong thời kỳ đầu của công
nghiệp hoá (đầu thế kỷ 18 đến những
năm 70 của thế kỷ 19)


HCNN trong thời kỳ phát triển và
hoàn thành CNH (thập niên 80, tk 19
đến thập niên 70, tk20)
HCNN trong thời kinh tế tri thức (từ
thập niên 80, tk20 đến nay.


Tiếp cận theo nhóm lý
thuyết
1. Lý thuyết nghiên cứu HCNN dưới giác
độ thực thi quyền lực NN
2. Lý thuyết nghiên cứu HCNN trong
mối quan hệ với chính trị
3. Lý thuyết nghiên cứu về nguyên tắc
tổ chức và hoạt động của HCNN
4. Lý thuyết nghiên cứu về chức năng
của HCNN


1. HCNN trên giác độ thực thi
quyền lực NN
Các nhà nghiên cứu bắt đầu tìm hiểu
từ vấn đề quyền lực nhà nước và sự
phân chia thực thi quyền lực nhà
nước ở các quốc gia.











Sự phân chia thực thi quyền lực nhà nước
tồn tại ở mọi quốc gia;
Quyền hành pháp được giao cho các tổ
chức khác nhau của CP thực hiện;
Mối quan hệ thực thi quyền lực ở các quốc
gia là khác nhau.
Tại sao PL nhà nước lại quy định như vậy
và cơ quan thực thi quyền lực NN phải làm
gì?


2. HCNN trong mối quan hệ với
chính trị



Hành chính và chính trị phân đôi
Hành chính và chính trị không phân
đôi.


2.1. Hành chính và chính trị
phân đôi (HC độc lập với chính
trị)
Quan niệm của Thomas Woodrow

Wilson (1856 – 1924)
Tác giả:
- Là nhà khoa học chính trị kiêm luật
sư;
- Là tổng thống thứ 28 của Hoa Kỳ
(1)


Tác phẩm:
“Nghiên cứu về hành chính công”, 1887
Quan đểm của Wilsonkhởi đầu cho
một trào lưu khoa học mới, khoa học
hành chính công, tách biệt ra khỏi
hành chính học.












Theo ông, để có được sự độc lập giữa hành
chính với chính trị thì:
Hành chính phải tự mình ly khai ra khỏi
chính trị;

Hành chính công phải tổ chức theo mô hình
riêng và có thể áp dụng chung cho mọi chế
độ chính trị;
Hành chính phải được tập trung quyền lực để
quản lý;
Giá trị dẫn dắt nền hành chính công là hiệu
quả hoạt động.
Phải thực hiện theo các ý tưởng chính trị và
Hiến pháp quốc gia


(2). Frank Jonhson Goodnow (18591939)
Tác giả:
F.J Goodnow một trong những người sáng lập đồng
thời là Chủ tịch đầu tên của Hiệp hội khoa học chính
trị Hoa Kỳ.
Tác phẩm:

Ông là tác giả của cuốn sách “Chính trị và hành
chính” xuất bản năm 1900[1] đã trình bày một cách
kỹ lưỡng về sự phân đôi hành chính – chính trị.
[1] Frank J. Goodnow, Polictics and Administration, New York,
1900.


Quan điểm





Nhà nước có hai chức năng chính: chức
năng ban hành chính sách (chức năng
chính trị) và chức năng thực thi chính sách
(chức năng hành chính).
Ngành lập pháp được sự hỗ trợ bởi khả
năng thực hiện của ngành tư pháp, thể
hiện các ý chí của nhà nước và lập ra các
chính sách; ngành hành pháp thực thi các
chính sách này một cách “vô tư” và “phi
chính trị”.


(3) Leonard D. White: (1891 –
1958)
Tác giả:
- L.D White là một nhà nghiên cứu lỗi
lạc về hành chính trong lịch sử nước
Mỹ.
- Là một nhà sáng lập quan trọng của
khoa học hành chính, ông đã từng
làm việc tại Đại học Chicago sau khi
miễn nhiệm trong Chính phủ của
Tổng thống F.D Roosevelt


Tác phẩm:
- Ông đã xuất bản nhiều cuốn sách
và bài báo về hành chính song tiêu
biểu nhất là cuốn “Nhập môn hành
chính” xuất bản năm 1926.

- Có thể nói đây là cuốn sách đầu tiên
chuyên sâu về lĩnh vực hành chính.


Quan điểm
White đã đưa ra một số nguyên tắc
quan trọng như:
- Chính trị không được xâm phạm vào
hành chính;
- Hành chính công phải dựa trên kết
quả của việc nghiên cứu khoa học
quản lý;
- Hành chính công có thể trở thành
một khoa học độc lập và sứ mệnh của
hành chính là kinh tế và hiệu quả.






Theo L. White, hành chính công là
một quá trình thống nhất. Bất kỳ ở
nơi nào có nó đều có sự thống nhất
về nội dung thông qua các đặc tính
hành chính.
Vì vậy, nên nghiên cứu hành chính
công trên nền tảng quản lý thay vì
nền tảng pháp luật.



2.2. Hành chính và chính trị
không phân đôi:


Một số đại diện bác bỏ sự phân tách
giữa hành chính và chính trị là:





Davis Lilienthal (1899-1981);
Paul Appleby (1891-1963);
Fritz Morstei Marx;
Allen Schick.


Fritz Morstei Marx:




Cuốn sách “Các yếu tố của hành chính
công” do Fritz Morstei Marx chủ biên ra đời
năm 1947 là một trong những tác phẩm
đặt dấu hỏi đối với sự phân đôi giữa chính
trị và hành chính.
Tất cả 14 bài viết trong cuốn sách do các
nhà quản lý thực tiễn viết đã chỉ ra rằng cái

gọi là “hành chính độc lập” trên thực tế lại
mang nặng tính chính trị


Các tác giả đã đặt ra một số câu
hỏi sau:








Liệu một quyết định mang tính kỹ thuật về
ngân sách và nhân sự có thật là khách
quan và phi chính trị không hay nó mang
nặng tính chủ quan và chính trị?
Liệu có phải lúc nào cũng có thể phân biệt
rõ ràng sự khác nhau giữa hành chính và
chính trị hay không?
Liệu việc phân biệt rõ ràng hành chính và
chính trị lúc nào cũng cần thiết và có giá trị
hay không?
Liệu cơ sở của việc phân đôi chính trị và
hành chính đã chín muồi hay chưa?


Allen Schick



Trong cuốn “Chấn thương của chính
trị: Hành chính công những thập niên
60”, Allen Schick khẳng định rằng
“hành chính” và “chính trị” là hai
phạm trù hoàn toàn không thể tách
rời nhau được






Hành chính công luôn sử dụng quyền
lực và phục vụ quyền lực;
Sự phục vụ quyền lực là để giúp giai
cấp thống trị giữ vững sự cai trị có
hiệu quả. Theo ông, tất cả mọi người
đều có lợi từ sự cai trị tốt của Chính
phủ...


Paul Appleby (1891-1963)




Paul Appleby là nhà hành chính xuất
chúng trong thời kỳ chính sách kinh
tế xã hội mới và từng là Hiệu trưởng

của trường Maxwell tại Đại học
Syracuse, Mỹ.
Ông đã khẳng định việc thừa nhận
các lý thuyết về các quá trình chính
phủ phi chính trị là hoàn toàn trái với
kinh nghiệm của nước Mỹ.




Tác phẩm “Nền dân chủ vĩ đại” của
Appleby được coi như lời “cáo phó”
cho sự phân tách hành chính – chính
trị khi ông đưa ra một tiền đề hết sức
cô đọng và khái quát là “chính phủ là
khác biệt vì chính phủ là chính trị”.


3. Nhóm lý thuyết nghiên cứu các nguyên
tắc hoạt động của hành chính nhà nước

Tác giả tiêu biểu nghiên cứu theo xu
hướng này là:









Marry Parker Follet với tác phẩm “Kinh
nghiệm sáng tạo” (1924),
“Hành chính chung và trong doanh
nghiệp” của Henrry Fayol (1915);
Các nguyên tắc của tổ chức của Mooney
và Alan C.Reiley (1939),
Max Weber với việc xây dựng các nguyên
tắc cho bộ máy thư lại.


Nguyên tắc bộ máy thư lại của
Max Weber (1864 – 1920)




Max Weber là nhà kinh tế chính trị
học và xã hội học người Đức, được
nhìn nhận là một trong 4 người sáng
lập ngành xã hội học và quản trị công
đương đại.
Trong tác phẩm “Lý luận về tổ chức
kinh tế và xã hội” năm 1921, ông đã
đưa ra các nguyên tắc để thiết lập bộ
máy thư lại hay còn gọi là bộ máy
quan liêu.



×