Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Dạy học bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí trong SGK ngữ văn 12 theo quan điểm tích hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (505.6 KB, 60 trang )

LỜI CẢM ƠN
Xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới các thầy
giáo, cô giáo trong tổ Phương pháp dạy học Ngữ văn, Khoa Ngữ văn,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, đặc biệt là Th.S Phạm Kiều Anh đã
tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo cho em trong quá trình học tập và
hoàn thành khóa luận này.

Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2013
Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Ca


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận này là kết quả nghiên cứu của riêng
tôi, không trùng với kết quả nghiên cứu của những tác giả khác. Nếu sai,
tôi xin chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2013
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Ca


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CH

Câu hỏi

ĐHQG



Đại học Quốc gia

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

GS

Giáo sư

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

NXB

Nhà xuất bản

PGS

Phó giáo sư

SGK

Sách giáo khoa


SGV

Sách giáo viên

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

ThS

Thạc sĩ

TS

Tiến sĩ

TV

Tiếng Việt

VB

Văn bản

VBVH


Văn bản văn học

VH

Văn học


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

1. Lí do chọn đề tài

1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5


5. Phương pháp nghiên cứu

5

6. Đóng góp của khóa luận

6

7. Cấu trúc của khóa luận

6

NỘI DUNG

7

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
DẠY HỌC BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ TRONG
SGK NGỮ VĂN 12 THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP

7

1.1. Cơ sở lí luận

7

1.1.1. Cơ sở lí luận về quan điểm tích hợp

7


1.1.2. Cơ sở lí luận về nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí

12

1.2. Cơ sở thực tiễn

15

1.2.1. Thực trạng dạy học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
trong SGK Ngữ văn 12 theo quan điểm tích hợp

15

1.2.2. Nhận xét chung về hoạt động dạy học bài Nghị luận về một tư
tưởng, đạo lí trong SGK Ngữ văn 12

20

Chương 2: DẠY HỌC BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
TRONG SGK NGỮ VĂN 12 THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP

21

2.1. Nội dung dạy học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí trong
SGK Ngữ văn 12
2.1.1. Thời lượng bài học

21
21



2.1.2. Nội dung bài học

21

2.2. Những căn cứ để vận dụng quan điểm tích hợp khi dạy học bài
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

22

2.2.1. Những kiến thức HS đã được học

22

2.2.2. Những kĩ năng có liên quan

22

2.3. Xác định mục đích tích hợp

23

2.4.Chọn nội dung tích hợp và xác định mức độ tích hợp

24

2.4.1. Chọn nội dung tích hợp

24


2.4.2. Xác định mức độ tích hợp

25

2.5. Xác định thời điểm tích hợp

25

2.6. Phối hợp giữa dạy học theo hướng tích hợp và tích cực trong dạy
học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí trong SGK Ngữ văn 12

26

2.7. Vận dụng quan điểm tích hợp khi dạy học bài Nghị luận về một
tư tưởng, đạo lí trong SGK Ngữ văn 12

28

2.7.1. Tích hợp thông qua kiểm tra bài cũ

28

2.7.2. Tích hợp thông qua việc giới thiệu bài mới

28

2.7.3. Tích hợp thông qua câu hỏi tìm hiểu bài

28


2.7.4. Tích hợp thông qua nội dung tiểu kết từng phần hay tổng kết
sau giờ học

29

2.7.5. Tích hợp thông qua bài tập thực hành

30

2.7.6. Tích hợp thông qua phiếu học tập

31

2.8. Quy trình dạy học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí trong
SGK Ngữ văn 12 theo quan điểm tích hợp

32

2.8.1. Sử dụng câu hỏi kiểm tra bài cũ

32

2.8.2. Giới thiệu bài mới

33

2.8.3. Hướng dẫn học HS tham gia bài học thông qua hệ thống câu
hỏi tích hợp

34



2.8.4. Hướng dẫn HS rút ra kết luận cần thiết

36

2.8.5. Luyện tập

36

Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

38

3.1. Mục đích thực nghiệm

38

3.2. Đối tượng và chủ thể thực nghiệm

38

3.3. Địa bàn thực nghiệm

38

3.4. Thời gian thực nghiệm

38


3.5. Nội dung thực nghiệm

38

KẾT LUẬN

52

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Từ xa xưa, giáo dục luôn được coi là “quốc sách hàng đầu” của
mỗi quốc gia trên thế giới. Ngày nay, khi khoa học công nghệ và thông tin
bùng nổ, giáo dục lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Để bắt nhịp kịp
với sự phát triển ấy của thời đại, một trong những nhiệm vụ cấp thiết mà
ngành giáo dục đặt ra là phải xây dựng được những quan điểm giáo dục tiến
bộ. Tích hợp chính là một trong những quan điểm mà nhiều quốc gia đã lựa
chọn.
Ở nước ta, quan điểm tích hợp đã được áp dụng trong việc xây dựng
nội dung chương trình của một số môn học ở nhà trường phổ thông, trong đó
có Ngữ văn. Khi xây dựng chương trình, Bộ GD&ĐT khẳng định: “Lấy quan
điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo để tổ chức nội dung chương trình, biên
soạn SGK và lựa chọn các phương pháp giảng dạy” [3; tr.27]. Bởi vậy, cần
áp dụng và triển khai một cách thích hợp quan điểm này vào trong dạy học
Ngữ văn nói chung và trong từng bộ phận Văn, Tiếng Việt, Làm văn nói riêng.
1.2. Chương trình Làm văn hiện nay ở THCS và THPT không còn là

một môn độc lập như trước nữa mà được tích hợp với Tiếng Việt và Văn tạo
thành bộ môn Ngữ văn. Việc đổi mới chương trình Ngữ văn theo quan điểm
tích hợp như vậy tất yếu phải đổi mới phương pháp dạy học. Tuy nhiên, trong
quá trình dạy học, một số GV vẫn chưa hiểu kĩ, hiểu sâu về tích hợp nên
nhiều khi vận dụng vào bài học cụ thể còn nhiều lúng túng và vướng mắc,
hiệu quả học tập đến với học sinh chưa cao, chưa đáp ứng được những đòi hỏi
đào tạo con người của xã hội. Bởi thế, quan điểm này cần được vận dụng một
cách hợp lí hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội.
1.3. Thực tế trong dạy học Làm văn nói chung và dạy học văn nghị
luận xã hội nói riêng ở THPT vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Những kiến thức


2

về nghị luận xã hội học sinh đã được học ở THCS, các em đã có những kĩ
năng nhất định khi tạo lập một văn bản nghị luận xã hội. Bởi thế, đây chính là
điều kiện thuận lợi để quán triệt quan điểm tích hợp trong việc xây dựng nội
dung chương trình SGK Ngữ văn và cũng là một trong những căn cứ để giáo
viên có thể vận dụng quan điểm tích hợp khi dạy học nội dung này cho học
sinh. Tuy nhiên, trên thực tế điều này vẫn chưa được áp dụng thật hiệu quả.
Một trong những hạn chế ấy được thể hiện trong việc dạy học bài Nghị luận
về một tư tưởng, đạo lí.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài Dạy
học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí trong SGK Ngữ văn 12 theo
quan điểm tích hợp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Dù ở thời kì nào thì một phương pháp mới ra đời cũng luôn là trung
tâm của sự chú ý. Khi tích hợp xuất hiện, cùng với những khái niệm như
xuyên môn, liên môn… nó cũng thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà
nghiên cứu. Ngay từ những năm 60 của thế kỉ XX, nhiều nhà nghiên cứu đã

thử nghiệm, áp dụng quan điểm này vào các môn học. Bởi vậy, bước đầu đã
có những công trình bàn về vấn đề trên.
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong Tạp chí nghiên cứu Giáo dục 1973, khi bàn về “Dạy văn là quá trình rèn luyện toàn diện”, đã đưa ra vấn đề
cần đổi mới phương pháp dạy học. Tuy bài viết này được thực hiện từ khá
lâu, nhưng tác giả đã hướng mọi người đến một phương pháp mới là tích hợp.
Bởi vậy, có thể coi bài viết là một trong những nền tảng tư tưởng chỉ đạo đầu
tiên để quan điểm này được áp dụng trong ngành Giáo dục Việt Nam hiện
nay.
Trần Kiều trong Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục số 5 - 1995 với bài Một
vài suy nghĩ về đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông ở


3

nước ta đã nêu ra cần phải thay đổi phương pháp dạy học trong nhà trường
phổ thông.
Năm 2000, khi Bộ GD&ĐT tiến hành đổi mới nội dung chương trình
và cách biên soạn SGK theo quan điểm tích hợp thì một yêu cầu cấp thiết đã
được đặt ra, đó là phải tìm ra phương pháp giảng dạy theo quan điểm tích
hợp. Chính vì thế, nhiều tác giả đã đề cập đến vấn đề này qua một số bài báo,
tạp chí và tài liệu tham khảo sau:
GS.TS Nguyễn Thanh Hùng trong bài Tích hợp trong dạy học Ngữ văn
(Tạp chí Giáo dục số 6 - 2002) đã chỉ ra tích hợp chính là một phương hướng
phối kết hợp các quá trình của nhiều môn học đạt hiệu quả thông qua sự liên
kết giữa ba phân môn Văn, Tiếng Việt và Làm văn. Khi viết về nguyên tắc
tích hợp trong cuốn “Phương pháp dạy học Ngữ văn THPT”, tác giả đã khẳng
định đó là một nguyên tắc dạy học hiện đại và nêu ra các phương hướng khi
vận dụng nguyên tắc này trong chương trình giảng dạy Ngữ văn.
Trong Tạp chí Giáo dục số 22 - 2002, TS. Nguyễn Trọng Hoàn với bài
Tích hợp và liên hội hướng tới kết nối trong dạy học Ngữ văn đã đề cập đến

tích hợp trong môn Ngữ văn theo quan điểm của mình. Mặc dù trong bài viết
này tác giả chưa đi sâu vào sự tích hợp kiến thức theo chiều dọc nhưng đã
trình bày rất rõ ràng quan điểm dạy học Ngữ văn trên cơ sở một số văn bản có
vai trò là kiến thức nguồn phục vụ cho các phân môn.
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Vân với bài Xây dựng hệ thống câu hỏi tích
hợp - một yêu cầu quan trọng trong dạy học Ngữ văn đã đưa ra yêu cầu là
phải xây dựng hệ thống câu hỏi thể hiện rõ quan điểm tích hợp trong dạy học
Ngữ văn.
Trong cuốn “Tìm hiểu chương trình và SGK Ngữ văn ở THPT” (Nxb
Giáo dục - 2006), Đỗ Ngọc Thống đã đề cập đến vấn đề đổi mới phương pháp
dạy học theo hướng tích hợp, góp phần phát huy tích cực, chủ động của học
sinh trong chương trình Ngữ văn 10. Theo tác giả, tích hợp chính là sự hợp


4

nhất hòa trộn các phân môn. Tuy nhiên, tích hợp như thế nào trong từng phân
môn của Ngữ văn thì ông chưa trình bày kĩ lưỡng.
GS. Phan Trọng Luận và GS. Trần Đình Sử trong cuốn “Tài liệu bồi
dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK môn Ngữ văn 10” đã chỉ ra rằng
cần lấy quan điểm tích hợp làm tư tưởng chủ đạo trong việc xây dựng chương
trình, nội dung SGK. Ngoài ra, các tác giả còn đề cập đến các vấn đề đổi mới
trong sách chuẩn và nâng cao. Bên cạnh đó, các tác giả đã phân tích chương
trình Ngữ văn theo quan điểm tích hợp. Có thể nói, đây chính là những định
hướng soi sáng cho việc triển khai đề tài của chúng tôi. Tuy vậy, khi khảo sát
SGK, SGV, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên, chúng tôi cũng nhận thấy các công
trình nghiên cứu trên đây chỉ mang tính định hướng khái quát, chưa đề cập tới
vận dụng nội dung này vào việc rèn luyện các kĩ năng cơ bản cho học sinh khi
viết bài văn nghị luận xã hội. Như vậy, việc nghiên cứu đề tài Dạy học bài
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí trong SGK Ngữ văn 12 theo quan điểm

tích hợp sẽ góp một phần nhỏ vào việc áp dụng quan điểm tích hợp vào nội
dung này, từ đó nâng cao chất lượng dạy học Làm văn nói riêng và Ngữ văn
nói chung.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này nhằm hướng tới các mục tiêu sau:
- Tìm ra những cơ sở khoa học khi vận dụng một quan điểm giáo dục
tiến bộ vào dạy học một nội dung kiến thức trong chương trình Ngữ văn
THPT.
- Góp một phần nhỏ bé vào việc tìm ra những cách tổ chức hoạt động
dạy học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí đạt hiệu quả.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khi thực hiện đề tài này, chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ sau:


5

- Tổng hợp những tri thức cơ bản về nghị luận xã hội.
- Khảo sát cơ sở thực tiễn của đề tài.
- Nêu ra sự vận dụng quan điểm tích hợp và thực nghiệm qua bài Nghị
luận về một tư tưởng, đạo lí nhằm đánh giá tính khả thi của việc vận dụng này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quan điểm tích hợp trong dạy học nói chung, dạy học Làm văn nói
riêng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của một khóa luận, chúng tôi tập trung vào bài Nghị
luận về một tư tưởng, đạo lí trong SGK Ngữ văn 12.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thống kê

Phương pháp này được sử dụng để phân loại và phân tích kết quả khảo
sát thực trạng của học sinh trước khi tiến hành thực nghiệm.
5.2. Phương pháp hệ thống hóa
Sử dụng phương pháp này nhằm hệ thống hóa các tri thức lí thuyết về
tích hợp, về các kĩ năng viết bài văn nghị luận xã hội trong SGK Ngữ văn 12.
5.3. Phương pháp so sánh đối chiếu
Phương pháp này sử dụng khi tiến hành so sánh các dạng bài nghị luận
xã hội nhằm làm nổi bật vấn đề nghiên cứu trong đề tài.
5.4. Phương pháp thực nghiệm
Phương pháp này được sử dụng khi tổ chức thực nghiệm để chứng
minh tính khả thi của thiết kế, từ đó rút ra kết luận chung.
6. Đóng góp của khóa luận.
Khóa luận đóng góp một phần nhỏ bé vào việc đổi mới phương pháp
dạy học Làm văn hiện nay trong nhà trường phổ thông.


6

7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm ba chương chính:
- Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc dạy học bài Nghị
luận về một tư tưởng, đạo lí trong SGK Ngữ văn 12 theo quan điểm tích hợp.
- Chương 2: Dạy học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí trong SGK
Ngữ văn 12 theo quan điểm tích hợp.
- Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.


7

NỘI DUNG

Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC
BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ TRONG SÁCH GIÁO
KHOA NGỮ VĂN 12 THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Cơ sở lí luận về quan điểm tích hợp
1.1.1.1. Khái niệm tích hợp
Tích hợp là một quan điểm dạy học hiện đại, tiên tiến và đang được
nhiều quốc gia trên thế giới vận dụng rộng rãi. Bởi thế khi bàn về quan điểm
tích hợp đã có rất nhiều những ý kiến khác nhau.
Trong SGV Ngữ văn 6, GS. Nguyễn Khắc Phi (tổng chủ biên) có nêu:
“Tích hợp là một phương hướng nhằm phối hợp một cách tối ưu các quá
trình học tập riêng rẽ, các môn học khác nhau theo những hình thức mô hình,
cấp độ khác nhau nhằm đáp ứng những mục tiêu, mục đích và yêu cầu cụ thể
khác nhau”. Còn tác giả Phan Trọng Luận trong cuốn SGK Ngữ văn 10 có
nói: “SGK Ngữ văn 10 tiếp tục thực hiện tinh thần tích hợp ở THCS, cụ thể là
học Ngữ văn trong nhà trường không thể tách rời ba bộ phận Văn, Tiếng Việt,
Làm văn”. Còn tác giả Nguyễn Hải Châu thì cho rằng: Tích hợp trong dạy
học là sự hợp nhất, liên kết giữa các phân môn; giữa các bộ môn có liên
quan; giữa các phân môn, bộ môn có quan hệ hỗ trợ nhau tạo thành một thể
thống nhất nhằm tránh tình trạng dạy học tách biệt, riêng rẽ giữa các phân
môn trong bộ môn; qua đó rèn kĩ năng liên môn, xuyên môn để người học
phát huy khả năng tư duy sáng tạo, tư duy tổng hợp để vận dụng vào thực tiễn
ở những mức độ, bình diện khác nhau.
Trong khóa luận này, chúng tôi sử dụng quan niệm của TS. Đỗ Ngọc
Thống và GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng về tích hợp: Tích hợp là tinh thần ba


8


phân môn hợp nhất hòa trộn trong nhau, học cái này thông qua học cái kia và
ngược lại. Như vậy sẽ tránh được những vướng mắc dư thừa chồng chéo nội
dung trong quá trình dạy Văn, tiếng Việt và Làm văn như trước đây.
Xuất phát từ quan điểm trên, chúng tôi nhận thấy, quan điểm tích hợp
là một trong những quan điểm hiện đại, thể hiện sự xâu chuỗi của các kiến
thức khoa học, có thể giúp học sinh biết kết hợp các kiến thức liên quan một
cách hợp lí và nắm chắc nội dung bài học hơn, đảm bảo được mục đích giáo
dục.
1.1.1.2. Các hình thức tích hợp
* Tích hợp ngang
Tích hợp ngang (tích hợp theo từng thời điểm) là “sự tích hợp trong
một bài học, một tiết học”. Đối với môn Ngữ văn, tích hợp ngang là “sự tích
hợp ở ba phần Văn, tiếng Việt, Làm văn trong một đơn vị bài học để tận dụng
kiến thức, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập. Nghĩa là từ một văn bản văn
học có thể khai thác sử dụng những tri thức nào của tiếng Việt và Làm văn để
phục vụ có hiệu quả cho quá trình đọc - hiểu văn bản đó. Và ngược lại, khi
dạy học Tiếng Việt và Làm văn, giáo viên có thể chọn những ngữ liệu nào
trong văn bản văn học cho phù hợp với nội dung bài học, cho sự liên kết giữa
các phân môn để chúng có sự phối hợp và hỗ trợ cho nhau” [5; tr.75]. Tích
hợp ngang có thể được biểu diễn thông qua sơ đồ sau:

Văn bản

Làm
văn

Tiếng
Việt



9

Với sơ đồ trên, có thể khẳng định, tích hợp ngang còn được hiểu là
“tích hợp liên môn, liên phân môn và là hình thức tích hợp theo từng thời
điểm. Đây là hướng tiếp cận kiến thức từ việc khai thác giá trị của các tri
thức công cụ thuộc từng phân môn trên cơ sở một hoặc một số văn bản có vai
trò như là kiến thức nguồn. Nói cụ thể hơn, đó là sự khai thác triệt để mối liên
hệ kiến thức giữa các phần Văn, Tiếng Việt và Làm văn trong đơn vị bài học,
cũng có khi là giữa các đơn vị bài học với nhau” [2; tr.8]. So với Ngữ văn ở
THCS, tích hợp ngang ở SGK THPT được vận dụng ít hơn.
* Tích hợp dọc
Tích hợp dọc (tích hợp theo vấn đề): “Là sự tích hợp ở một đơn vị kiến
thức và kĩ năng mới với những kiến thức và kĩ năng đã học trước đó theo
nguyên tắc đồng trục (hay còn gọi là vòng tròn đồng tâm). Tích hợp theo từng
vấn đề còn tập trung khái thác sâu rộng về mối quan hệ giữa nội dung đang
dạy với các nội dung đã dạy hoặc sẽ dạy ở hai phân môn còn lại hay ở chính
phân môn đang dạy. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong
việc đưa ra những vấn đề mang tính chất liên tưởng, tổng quát, đồng thời
giúp học sinh biết liên hệ kiến thức, rèn luyện tư duy khái quát, tổng hợp và
có năng lực chiếm lĩnh tri thức một cách hệ thống từ cái cũ đến cái mới, từ
cái đã biết đến cái sẽ biết” [5; tr.76]. Ở Ngữ văn THPT, quan điểm tích hợp
dọc được vận dụng linh hoạt hơn tích hợp ngang.
Như vậy, tích hợp dọc là tích hợp đồng tâm, tích hợp theo từng vấn đề
trong phân môn. Cụ thể đó là tích hợp theo mối liên hệ (trực tiếp hoặc gián
tiếp) giữa các vấn đề trong cùng một phân môn, giữa các bài học với nhau
trong cùng một lớp, giữa lớp trước với lớp sau, thậm chí giữa các cấp học. Đó
là mối liên hệ kiến thức theo chiều dọc, là mối liên hệ theo kiểu xâu chuỗi,
móc xích một cách chặt chẽ [2; tr.10]. Ta có thể hình dung tích hợp dọc thông
qua sơ đồ sau:



10

S1
S
S2

Trong đó: S1 là lớp 6.
S2 là lớp 7.

Sn

Sn là các lớp cao hơn.

* Tích hợp mở rộng
Là sự tích hợp giữa các kiến thức của bài học Ngữ văn với kiến thức
đời sống, đặc biệt là những tư tưởng, đạo lí mà học sinh đã tích lũy được từ
cộng đồng xã hội, từ đó làm giàu vốn hiểu biết và phát triển nhân cách cho
học sinh.
1.1.1.3. Tích hợp trong phần Làm văn ở THPT
Quan điểm tích hợp được thể hiện ngay ở tên môn học: Ngữ văn. Đó là
sự sát nhập của ba phân môn Văn, Tiếng Việt, Làm văn. Đây là môn học theo
hướng “Tam vị nhất thể” với nguyên tắc “Không phủ định việc dạy các tri
thức, kĩ năng riêng của từng phân môn. Vấn đề là làm thế nào phối hợp các
tri thức, kĩ năng thuộc từng phân môn thật nhuần nhuyễn nhằm đạt tới mục
tiêu chung của môn Ngữ văn”. Do lấy hai hoạt động đọc văn và làm văn làm
trục chính nên kết cấu của chương trình Ngữ văn THPT cũng có sự thay đổi.
Điều đó được thể hiện khá rõ ở phần Làm văn. Cụ thể:
Để phục vụ cho việc rèn luyện kĩ năng về các kiểu văn bản Làm văn, ta
sẽ lấy ngữ liệu từ các kiểu văn bản văn học. Khi đó, bố cục và kết cấu của tác

phẩm văn chương một lần nữa lại được soi sáng dưới góc độ của Làm văn. Từ
đây, học sinh có cơ hội ôn lại tác phẩm văn chương cũng như hiểu sâu hơn về
đặc điểm thể loại của nó. Văn bản sẽ cung cấp cho Làm văn những kiến thức
về đặc trưng thể loại như tự sự, miêu tả, biểu cảm. Những kiến thức phần Văn


11

sẽ giúp học sinh tạo ra những văn bản đúng thể loại. Đó chính là cơ sở để tích
hợp Làm văn với đọc - hiểu văn bản.
Ngoài ra, Làm văn còn được tích hợp với những kiến thức và kĩ năng
của Tiếng Việt. Việc viết đúng chính tả, phát âm đúng, dùng từ ngữ chuẩn
xác, đặt câu đúng với hoàn cảnh giao tiếp và cấu trúc văn bản mạch lạc chính
là cơ sở để làm thành một bài văn hoàn chỉnh. Hơn nữa, Làm văn còn giúp
học sinh hoàn thiện việc sử dụng tiếng Việt theo đúng mục đích giao tiếp.
Nếu chỉ xác định được cơ sở tích hợp thì chưa đủ mà giáo viên cần phải
chủ động xây dựng nội dung tích hợp. Chẳng hạn, GV có thể xác định cơ sở
tích hợp Làm văn với Văn. Ví dụ: Khi học bài Tóm tắt văn bản tự sự (dựa
theo nhân vật chính) thì học sinh phải đọc lại một số văn bản như: Tấm Cám,
An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy, nắm được đặc trưng thể loại của
những tác phẩm này thuộc tự sự hay miêu tả thì học sinh mới tóm tắt được tác
phẩm. Hay có thể xác định tích hợp Làm văn với Tiếng Việt, khi dạy các bài
thuộc phong cách chức năng ngôn ngữ nhằm giúp học sinh sử dụng đúng
ngôn ngữ này để viết một bài văn cho phù hợp với thể loại.
Có thể nói, nguyên tắc tích hợp cần được quán triệt trong dạy học Ngữ
văn. Để học sinh có được những kiến thức tổng hợp, nhiều chiều thì cần phải
có sự phối hợp và liên kết của tất cả các phân môn, chỉ như vậy thì các em
mới giải quyết tốt hai hoạt động đọc văn và làm văn cũng như củng cố và phát
triển các tri thức đọc - hiểu văn bản sâu hơn và rèn luyện các kĩ năng khi học
tiếng Việt.

Việc áp dụng quan điểm tích hợp vào dạy học Ngữ văn nói chung, dạy
Làm văn nói riêng có ý nghĩa vô cùng to lớn. Ý nghĩa đó được thể hiện trước
hết ở việc phát huy tính tích cực, tự học của học sinh. Dạy học theo hướng
tích cực thực chất chính là biện pháp để tích cực hóa hoạt động nhận thức của
học sinh trong mọi mặt và phát huy năng lực sáng tạo, làm chủ kiến thức của


12

học sinh. Kiến thức khoa học trong chương trình Ngữ văn là các kiến thức
gồm nhiều mảng khác nhau và khá phong phú. Việc vận dụng quan điểm tích
hợp để dạy học Ngữ văn sẽ giúp cho các kiến thức ấy đươc triển khai một
cách hệ thống và tạo thành từng chuỗi, những kiến thức và kĩ năng ở bậc trên
bao hàm và sâu hơn những kiến thức và kĩ năng của bậc dưới. Các kiến thức
cơ bản về Làm văn của chương trình THCS sẽ được củng cố và nâng cao
thông qua những bài thực hành ở THPT.
Nếu như trước đây, học sinh học ba phân môn Văn, Tiếng Việt, Làm
văn phải cần đến ba quyển sách thì khi chương trình thực hiện theo quan điểm
tích hợp thì các em chỉ phải học ở một quyển sách Ngữ văn. Điều này đã
mang đến những thuận lợi nhất định cho học sinh, đặc biệt là việc phát huy
khả năng tư duy, sáng tạo của các em. Tác phẩm văn học có thể xem là văn
bản sáng tạo, tiếng Việt là văn bản khai thác, Làm văn là văn bản luyện tập kĩ
năng. Như vậy, việc dạy học theo phương pháp tích hợp sẽ giảm tải được
lượng sách giáo khoa lớn mà học sinh phải học, đồng thời thể hiện tính khoa
học trong việc sắp xếp nội dung chương trình.
Có thể nói, tất cả các kĩ năng trong dạy học Làm văn đều hướng đến
phục vụ cho kĩ năng cuối cùng là tạo lập văn bản. Để học sinh có thể làm tốt
được công việc này thì ngoài những kiến thức các em đã được trang bị trong
sách vở, cần phải tích hợp với những hiểu biết bên ngoài cuộc sống. Từ
những kiến thức nền tảng đã được trang bị, học sinh sẽ được tích hợp với

những kiến thức xã hội để góp phần hoàn thiện năng lực viết văn, bồi dưỡng
tư duy và biết vận dụng những hiểu biết ấy vào những tình huống cụ thể, từ
đó giúp các em trở thành những công dân có trách nhiệm, có ý thức tự lập và
sáng tạo.
1.1.2. Cơ sở lí luận về nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí
1.1.2.1. Nghị luận xã hội
Khi nghiên cứu về văn nghị luận, các nhà khoa học đều khẳng định:
Văn nghị luận là loại văn trong đó người viết (người nói) sử dụng lí luận, bao


13

gồm lí lẽ, dẫn chứng, trình bày những ý kiến của mình để làm rõ một vấn đề
nào đó, qua đó thuyết phục người đọc (người nghe) hiểu, tin theo những ý
kiến đó. Văn nghị luận bao gồm nghị luận văn học và nghị luận xã hội.
Xét riêng về nghị luận xã hội, các nhà khoa học nhận định:
+ Là nghị luận về một vấn đề xã hội, bao gồm những vấn đề thuộc mọi
quan hệ, mọi hoạt động của con người trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội như
chính trị, kinh tế, giáo dục, đạo đức, môi trường, dân số,…[15; tr.6].
+ Là thể văn hướng tới phân tích, bàn bạc về các vấn đề liên quan đến
các mối quan hệ của con người trong đời sống xã hội. Mục đích cuối cùng của
nó là tạo ra những tác động tích cực đến con người và những mối quan hệ
giữa người với người trong xã hội [18; tr.5].
+ Là những bài văn bàn về các vấn đề xã hội - nhân sinh như: một tư
tưởng, đạo lí; một lối sống cao đẹp; một hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực của
đời sống; một vấn đề thiên nhiên, môi trường [12; tr.15].
1.1.2.2. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
Có thể hiểu tư tưởng là sự kết tinh của những cảm nhận, suy nghĩ về
cuộc đời. Đó là những ý nghĩ, suy nghĩ sâu xa, độc đáo về một vấn đề của đời
sống. Còn đạo lí được hiểu là những vấn đề về đạo đức, về lí tưởng. Ngoài

ra, đạo lí còn gắn liền với quan niệm sống, phong tục tập quán, với lối suy
nghĩ, thuần phong mĩ tục của người Việt.
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực
tư tưởng, đạo lí, lối sống,… của con người. Như vậy, nghị luận về một tư
tưởng, đạo lí là một loại của văn nghị luận xã hội. Với loại bài văn này, có thể
nhận thấy phạm vi đề tài của nó vô cùng phong phú, bao gồm các nội dung
về: vấn đề nhận thức (như lí tưởng, mục đích sống); về tâm hồn, tính cách
(lòng nhân ái, lòng yêu nước); về các quan hệ gia đình (tình mẫu tử, tình anh


14

em,..), về quan hệ xã hội (tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn,...), và về cách
ứng xử, những hành động của mỗi người trong cuộc sống…
Chẳng hạn có các đề bài như: Suy nghĩ về câu tục ngữ “Uống nước nhớ
nguồn”. Hay: Quan niệm về một tình bạn đẹp...
Mục đích của kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí nhằm giáo dục
đạo đức nhân cách cho học sinh, giúp học sinh rèn luyện kĩ năng lập luận, biết
vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận vào từng đề cụ thể. Vì thế, kiểu bài
nghị luận về một tư tưởng, đạo lí về cơ bản vẫn mang những đặc trưng chung
của một bài nghị luận xã hội. Tuy nhiên, xét ở cấp độ cụ thể thì nó có những
đặc trưng riêng mang những dấu ấn riêng đậm nét.
Về cấu trúc, cũng giống như kết cấu của một bài văn nghị luận thông
thường, một bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí gồm ba phần: Đặt vấn đề,
giải quyết vấn đề và kết thúc vấn đề. Dẫn chứng được sử dụng trong văn nghị
luận về một tư tưởng, đạo lí thường là những dẫn chứng lấy từ thực tế đời
sống, đó phải là những “dẫn chứng mang tính chính xác tiêu biểu, chọn lọc”
[12; tr.18] phù hợp với vấn đề đang được bàn đến. Khi viết, vẫn có thể lấy
những dẫn chứng trong văn nghị luận xã hội, bởi nó sẽ góp phần làm tăng sức
biểu cảm cho bài viết. Tuy nhiên, vẫn luôn cần ưu tiên cho những dẫn chứng

trong đời sống bởi dù sao đi nữa nó vẫn luôn mang tính xác thực chứ không
chứa đựng màu sắc hư ảo thông qua trí tưởng tượng của người cầm bút. Sau
khi giải thích, phân tích, bình luận về tư tưởng, đạo lí ở nhiều góc độ, khía
cạnh khác nhau, người viết cần nêu được ý nghĩa, rút ra bài học về tư tưởng,
đạo lí và hành động, qua đó áp dụng vào thực tiễn đời sống. Đây là một đặc
trưng không thể thiếu của kiểu bài này.
Văn nghị luận xã hội nói chung và văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí nói
riêng có một vị trí, vai trò vô cùng quan trọng trong nhà trường cũng như
trong xã hội. Ở đó, mục tiêu của nó không chỉ là giúp học sinh vận dụng một
cách tối đa, tổng hợp nhất những hiểu biết của mình về tự nhiên, xã hội, rèn


15

luyện khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ, rèn luyện tư duy lôgic khoa học, giúp
học sinh nhận thức, đánh giá đúng và có thái độ đúng trước các vấn đề của
cuộc sống, qua đó giáo dục và phát triển nhân cách cho học sinh. Đồng thời
nó còn là vũ khí tư duy lí luận sắc bén giúp con người có thể nhận thức đúng
đắn các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần làm sâu sắc hơn cho chức
năng giáo dục của văn học đối với con người.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thực trạng dạy học bài “Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí” trong
SGK Ngữ văn 12 theo quan điểm tích hợp
1.2.1.1. Điều tra, thăm dò, dự giờ giáo viên
Để hiểu về thực tế dạy học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, chúng
tôi tiến hành thăm dò, điều tra đối với các GV giảng dạy Ngữ văn và trực tiếp
dự giờ của họ. Cụ thể:
* Phát phiếu thăm dò ý kiến GV
Phiếu điều tra gồm 14 phiếu phát cho GV tổ Văn, Trường THPT
Nguyễn Viết Xuân - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc.

Nội dung phiếu như sau: Xin đồng chí vui lòng cho biết một số ý kiến
xung quanh việc áp dụng quan điểm tích hợp khi dạy học bài Nghị luận về
một tư tưởng, đạo lí trong SGK Ngữ văn 12?
Câu 1: Theo đồng chí, quan điểm tích hợp trong dạy học nói chung và
dạy học Ngữ văn nói riêng cần được hiểu như thế nào?
Câu 2: Theo đồng chí, quan điểm tích hợp đã được sử dụng phổ biến
trong hoạt động dạy học Ngữ văn hay chưa?
Câu 3: Trong quá trình soạn giáo án giảng dạy bài Nghị luận về một tư
tưởng, đạo lí trong SGK Ngữ văn 12 theo quan điểm tích hợp, đồng chí thấy
những thuận lợi và khó khăn gì?


16

Câu 4: Theo đồng chí, ưu điểm của việc dạy học theo quan điểm tích
hợp là gì?
Nhận xét kết quả điều tra:
Qua thống kê, chúng tôi nhận thấy:
Câu 1: Chúng tôi đã nhận được rất nhiều câu trả lời nhưng tổng hợp lại
thì đa số GV đều nắm rõ quan điểm thích hợp. Theo họ: Tích hợp là sự liên
kết giữa các phân môn trong bộ môn, giữa các kiến thức cũ và kiến thức mới
hoặc giữa các kiến thức có mối quan hệ với nhau, từ đó giúp người học phát
huy khả năng tư duy sáng tạo, tư duy tổng hợp khi vận dụng vào thực tiễn.
Câu 2: Nhìn chung, đa số GV đều trả lời: Dạy học theo quan điểm tích
hợp chưa thực sự phổ biến trong dạy học Ngữ văn. Mặc dù đã hiểu về tích
hợp nhưng việc vận dụng nó trong từng bài dạy cụ thể còn chưa linh hoạt,
uyển chuyển, nhiều chỗ còn khô cứng, rập khuôn, đôi chỗ còn lan man. Hơn
nữa vì thời lượng tiết học ngắn nên việc dạy học theo quan điểm tích hợp nếu
không bố trí linh hoạt sẽ dẫn đến tình trạng thiếu thời gian, thiếu kiến thức
của bài học.

Câu 3: Đa số GV đều tìm ra được những thuận lợi và khó khăn khi
soạn giáo án bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí theo quan điểm tích hợp.
Nội dung tổng hợp lại như sau:
- Thuận lợi:
+ Bài giảng linh hoạt, sinh động, hấp dẫn, không khô khan, nhàm chán.
+ GV đã thu hút được HS, có điều kiện để kiểm tra khả năng ghi nhớ
kiến thức cũ của HS và có điều kiện kiểm định phương pháp dạy học của bản thân.
+ Việc soạn bài và giảng bài trở nên chủ động hơn.
+ HS là người chủ động làm việc với SGK, tính tích cực của HS được
phát huy cao độ.
- Khó khăn:


17

+ Công việc soạn bài và giảng bài cần nhiều thời gian vì khi tiến hành
tích hợp phải đặt nhiều câu hỏi.
+ GV phải hệ thống lại những kiến thức và kĩ năng mà HS học từ lớp
dưới.
+ Nếu không bố trí được thời gian sẽ dễ dẫn đến lan man, cháy giáo án.
Câu 4: Đa số GV chọn trả lời về ưu điểm của việc dạy học theo quan
điểm tích hợp, đó là:
- Tiết kiệm thời gian.
- Giúp HS hiểu và biết phối hợp các kiến thức và kĩ năng một cách hiệu
quả và biết vận dụng vào thực tiễn.
- Góp phần rèn luyện khả năng tự học, ghi nhớ và tư duy sáng tạo, tư
duy tổng hợp cho HS.
Nhận xét
Qua việc khảo sát trên chúng tôi nhận thấy đa số GV đã có nhận thức
đúng về bản chất của quan điểm tích hợp trong dạy học Ngữ văn nói chung và

bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí trong SGK Ngữ văn 12 nói riêng. Tuy
nhiên, việc áp dụng nó vào thực tiễn dạy học còn chưa phổ biến, các GV còn
quá cứng nhắc trong việc áp dụng quan điểm tích hợp vào dạy học Làm văn,
bởi không phải bài nào cũng có thể áp dụng quan điểm tích hợp thuận lợi như
bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Không những thế, ở THPT, tích hợp lại
được thể hiện chủ yếu ở tích hợp dọc.
* Dự giờ của GV
Bên cạnh việc phát phiếu thăm dò ý kiến GV, chúng tôi đã tiến hành dự
giờ bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí tại lớp 12D2 Trường THPT Nguyễn
Viết Xuân - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc. Qua dự giờ, chúng tôi nhận thấy:
- Vì chương trình SGK mới được biên soạn theo quan điểm tích hợp
giữa ba phần Đọc văn - Tiếng Việt - Làm văn, nên trong quá trình giảng dạy


18

phải quán triệt tinh thần này. Về điều này, một số GV đã làm được trong quá
trình giảng dạy của mình.
- Khi dạy học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, GV đã biết tận
dụng các ngữ liệu văn bản văn học, các kiến thức về Làm văn mà HS đã được
học để phân tích và rút ra kết luận về cách làm bài văn nghị luận về một vấn
đề tư tưởng, đạo lí. Mặc dù vậy, một số GV chưa hiểu rõ về tích hợp nên còn
áp dụng máy móc dẫn đến hiệu quả dạy học không cao.
1.2.1.2. Điều tra, khảo sát đối tượng học sinh
Vì học sinh là chủ thể trung tâm của quá trình dạy học nên chúng tôi
còn tiến hành điều tra, khảo sát đối tượng HS. Đối tượng điều tra, khảo sát là
HS lớp 12, Trường THPT Nguyễn Viết Xuân - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc.
Chúng tôi tiến hành điều tra về thái độ, không khí học tập, kết quả học tập
trước và trong quá trình GV dạy bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí để có
cơ sở so sánh.

Phiếu điều tra gồm 50 phiếu phát cho HS Trường THPT Nguyễn Viết
Xuân - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc. Nội dung phiếu như sau:
Câu 1: Em có thích Làm văn không? Vì sao?
Câu 2: Em có thích học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí không?
Tại sao em thích? Tại sao không thích?
Câu 3: Khi học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí theo hướng tích
hợp, em có suy nghĩ gì?
Nhận xét kết quả điều tra
Câu 1: Nhìn chung, chúng tôi nhận thấy đa số các em thích học Làm
văn. Vì theo các em, môn Làm văn có nội dung kiến thức ngắn gọn, chủ yếu
là phân tích ngữ liệu sau đó áp dụng tiến hành làm bài tập, chính bởi vậy kiến
thức không cồng kềnh, không gây áp lực và căng thẳng tinh thần như giờ Đọc
văn hay Tiếng Việt.


19

Câu 2: Đa số HS thích học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Điều
này được thể hiện rõ bởi tinh thần tích cực, hăng hái tham gia xây dựng bài
của các em.
Đa số HS thích học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí bởi dạng bài
này có nội dung kiến thức gần gũi, các em cũng đã được học ở những lớp
dưới. Không những thế, đây còn là kiến thức gắn liền với nếp cảm, nếp nghĩ
trong đời sống hàng ngày của các em.
Câu 3: Đã có rất nhiều những ý kiến khác nhau nhưng đa phần các em
nhận thấy khi dạy bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí theo hướng tích hợp
giúp các em tiếp thu kiến thức, dễ dàng, thuận lợi khi tiến hành liên hệ với
thực tiễn cuộc sống.
Qua dự giờ, chúng tôi nhận thấy giờ học bài Nghị luận về một tư tưởng,
đạo lí nói riêng và các giờ Làm văn nói chung đều có không khí sôi nổi, hào

hứng. Ở những giờ lí thuyết, HS hăng hái xây dựng bài. Ở những giờ thực
hành, HS làm việc theo nhóm rất tích cực. Điều này đã cho thấy sự chuẩn bị
chu đáo của các em đối với bài học. Hơn nữa, chúng tôi còn nhận thấy ở các
em không còn hiện tượng học vẹt, học sáo nữa mà vận dụng khá linh hoạt
giữa lí thuyết với thực hành. Tuy vậy, cũng nhận thấy rằng HS còn quên kiến
thức cũ, GV vẫn phải gợi mở nhiều, khả năng liên các kiến thức, các kĩ năng
chưa thực sự thành thạo.
Tóm lại, từ thực tiễn điều tra phía HS, chúng tôi nhận thấy quan điểm
tích hợp đã được quán triệt trong việc học tập của HS. Tuy rằng còn nhiều
hạn chế và bất cập khi áp dụng quan điểm tích hợp vào dạy học bài Nghị luận
về một tư tưởng, đạo lí nói riêng và dạy học Làm văn nói chung, nhưng chúng
tôi tin chắc rằng với sự định hướng đổi mới phương pháp và sự tìm tòi của
GV cũng như HS thì bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí nói riêng và các
bài Làm văn nói chung sẽ trở nên lí thú và bổ ích đối với HS.


×