Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

rèn luyện kỹ năng lập ý ở kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lý cho học sinh lớp 12 thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (809.21 KB, 133 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
***


Trần Thị Tuyến


RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LẬP Ý Ở
KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ
TƯỞNG, ĐẠO LÝ CHO HỌC SINH
LỚP 12 THPT





Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục






THÁI NGUYÊN - 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM


***


Trần Thị Tuyến


RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LẬP Ý Ở
KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ
TƯỞNG, ĐẠO LÝ CHO HỌC SINH
LỚP 12 THPT

Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học Văn – Tiếng việt
Mã số: 60.14.10

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Lê A


Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục




THÁI NGUYÊN - 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

1.1. Trong nhà trường, việc rèn luyện viết kiểu bài nghị luận xã hội
là yêu cầu rất trọng yếu trong quá trình học tập. Nghị luận xã hội kiểm tra
được kiến thức tổng hợp của HS về tri thức văn học, tri thức xã hội và đời
sống; rèn luyện cho học sinh kĩ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ và đặc biệt
giúp đắc lực vào việc phát triển tư duy khoa học, tư duy lí luận ở HS. Do
vậy, để HS phổ thông tạo được những văn bản hay, đầy sáng tạo thì việc
dạy các em có khả năng sử dụng thành thạo và hiệu quả các kĩ năng làm
từng kiểu bài NLXH là hết sức cần thiết. Trong đó có kĩ năng làm kiểu bài
nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
1.2. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là dạng văn bản có từ lâu trong
chương trình Tập làm văn THCS và THPT. Đề tài nghị luận là các vấn đề
thuộc phạm trù tư tưởng, đạo lí, quan điểm đạo đức, lối sống Rèn luyện kĩ
năng tạo lập dạng văn bản này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình học tập
trưởng thành, hoàn thiện nhân cách của từng em HS; tạo ý thức cho HS
thường xuyên quan tâm đến các vấn đề trong đời sống xã hội; có khả năng
nhạy bén trước những vấn đề của cuộc sống; có khả năng nhận thức,có quan
điểm sống và khả năng đánh giá đúng đắn trước các vấn đề, các hiện tượng
trong đời sống.
1.3. Trong dạy học làm văn NLXH nói chung và dạy học kiểu bài NL
về một tư tưởng, đạo lí nói riêng, kĩ năng lập ý là kĩ năng cơ bản và quan
trọng cần rèn luyện cho HS. Bởi lẽ, bài văn NL của các em chỉ có chất lượng
khi bài văn ấy có được hai yếu tố sau đây:
- Thứ nhất: Bài viết phải có ý.
- Thứ hai: Người viết phải biết diễn đạt những ý đã xác định thành văn,
trình bày thành bài văn hoàn chỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


2

Bởi lẽ, ý nghiêng về việc tác động vào lý trí, vào nhận thức, văn thiên
về việc tác động vào tình cảm. Ý thỏa mãn nhu cầu hiểu, văn đáp ứng nhu cầu
cảm. Ý và văn gắn kết với nhau, tạo nên khoái cảm cho người đọc trong việc
thưởng thức bài văn.
Muốn có được ý hay HS (người tạo lập văn bản) phải suy nghĩ, động
não, tìm ra các ý rồi phải lựa chọn, sắp xếp chúng một cách hợp lí để làm
sáng tỏ và nổi bật vấn đề cần NL. Vì thế, rèn kĩ năng lập ý cho HS cũng chính
là góp phần hình thành đầu óc thiết kế, một thứ lao động có ý thức, vốn là đặc
trưng lao động người.
1.4. Vấn đề rèn luyện kĩ năng lập ý đã được quan tâm từ khá lâu, tuy
vậy vẫn chưa được giải quyết trọn vẹn. Thực tế quá trình dạy và học văn
NLXH - kiểu bài NL về một tư tưởng, đạo lí - cả GV và HS đều gặp không ít
những khó khăn, lúng túng.
Về phía người dạy, các GV văn đều nhận thấy NL về một tư tưởng, đạo
lí là kiểu bài tương đối khô, không giàu chất văn chương nghệ thuật như văn
miêu tả, văn biểu cảm hay NLVH…; ít tài liệu tham khảo; HS ít hứng thú với
đề văn NLXH nói chung và NL về một tư tưởng, đạo lí nói riêng.
Về phía người học, HS thường có cảm giác thấy ngại ngùng, lúng túng
và bối rối trước các đề bài làm văn NLXH; các em khó kiếm tài liệu tham
khảo cho dạng bài này; hơn nữa, vốn sống, vốn trải nghiệm của HS chưa
nhiều, phần lớn các HS đều ít hứng thú với những đề văn đặt ra những vấn đề
mang tính chất răn dạy, giáo huấn, nhất là những vấn đề tư tưởng, đạo lí vốn
có sẵn trong cuộc sống của chúng ta.
1.5. Thực tế khảo sát cho thấy một trong những khó khăn lúng túng nhất
đối với học sinh khi viết bài NLXH nói chung và NL về một tư tưởng, đạo lí
nói riêng là làm thế nào để có ý và sắp xếp các ý ấy thành một dàn bài hợp lí.
Nghĩa là khâu lập ý là khâu HS kém nhất khi làm bài. Việc khảo sát thực tế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



3
cũng cho thấy, phần lớn bài làm của HS thường không có ý, thiếu ý, trùng ý,
lạc ý, ý lộn xộn, thậm chí không biết lập ý, làm dàn ý. Luận văn này cố gắng
góp phần hoàn chỉnh và đề xuất những hình thức rèn kĩ năng lập ý cho HS ở
loại bài NL về một tư tưởng, đạo lí. Tỉ lệ mắc lỗi về lập ý trong bài làm của HS
nhiều hơn so với các lỗi khác. Do đó, việc rèn luyện kĩ năng lập ý cho kiểu bài
này là hết sức cần thiết trong hoạt động dạy học làm văn NLXH hiện nay.
Vì vậy, để nâng cao hiệu quả của việc rèn luyện kĩ năng lập ý góp phần
nâng cao chất lượng, hiệu quả làm văn kiểu bài NL về một tư tưởng, đạo lí; để
góp phần khắc phục các khó khăn trên đối với cả người dạy và người học, chúng
tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình là: "Rèn kĩ năng lập ý ở
kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí cho học sinh lớp 12 THPT".
2. Lịch sử vấn đề
Văn NL nói chung và NL về một tư tưởng, đạo lí nói riêng là một thể
văn ra đời từ rất lâu. Cội nguồn của văn NL là từ đất nước Trung Hoa, dưới
thời Khổng Tử (551-479 TCN). Ở Việt Nam, kiểu bài NL về một tư tưởng,
đạo lí đã được hình thành từ xa xưa cùng với sự phát triển của tư tưởng và
văn hoá giáo dục của dân tộc Việt Nam. Cùng với sự hình thành của thể văn
NL, nó đã trở thành một phương tiện đắc lực trong quá trình phát triển ấy của
đất nước.
Trong nhà trường Việt Nam, dạy học văn NL về một tư tưởng, đạo lí có
một bề dày lịch sử. Trước khi khảo sát lịch sử của vấn đề rèn kĩ năng lập ý ở
kiểu bài NL về một tư tưởng, đạo lí, chúng tôi điểm qua lịch sử của việc dạy
học kiểu bài NL về một tư tưởng, đạo lí ở nhà trường phổ thông.
2.1. Về dạy học văn NL về một tư tưởng, đạo lí ở nhà trường phổ thông
Trong nhà trường phổ thông, văn NL có lịch sử lâu đời. Tuy nhiên, sự
phân chia rạch ròi NLXH thành các kiểu bài cụ thể (như NL về một tư tưởng,
đạo lí hay NL về một hiện tượng đời sống) thì gần đây mới có. Nếu như trong


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


4
quan niệm truyền thống, các kiểu bài NL được chia theo thao tác: văn chứng
minh, văn giải thích, văn bình luận (hệ quả là có sự trùng lặp không cần thiết
từ lớp 8 đến lớp 12), thì các tác giả biên soạn chương trình làm văn của SGK
Ngữ văn lại lấy tiêu chí nội dung cần bàn luận và làm sáng tỏ để phân chia.
Có tài liệu còn đưa thêm kiểu bài thứ ba nữa là: NL về một vấn đề xã hội đặt
ra trong tác phẩm văn học (theo Đỗ Ngọc Thống trong cuốn "Dạy và học văn
nghị luận xã hội"). Trong các kiểu bài trên thì NL về một tư tưởng, đạo lí là
một kiểu bài rất quen thuộc từ xưa đến nay.
Dưới thời phong kiến, chúng ta có thể nhận ra bóng dáng của kiểu bài
NL về một tư tưởng, đạo lí trong thể văn là văn sách. Từ điển thuật ngữ văn
học định nghĩa văn sách là "một loại văn thuộc thể nghị luận, chủ yếu trong
nhà trường, trong thi cử thời phong kiến nhằm trình bày, biện luận, thuyết
giải những câu hỏi trong đề ra" [37, 419]. Có hai loại văn sách là văn sách
mục và văn sách đạo được dùng phổ biến trong các kì thi: thi Hương, thi Hội,
thi Đình. Ở đó, các thí sinh - các sĩ tử, nho sinh - phải bàn luận về một vấn đề
nhất định. Thông qua đó, các thí sinh giỏi còn bộc lộ khả năng lập luận và
diễn đạt của mình khi tạo ra được một hệ thống hợp lí và xây dựng bố cục bài
văn phù hợp với đặc điểm của thể loại văn sách. Đó là trường hợp mà đề văn
có các câu hỏi lộn xộn, lắt léo để thử tài suy luận và hệ thống hoá của thí sinh.
Đến thời Pháp thuộc và thời kì sau Cách mạng tháng Tám năm 1945,
NL về tư tưởng, đạo lí nằm trong nhóm bài NL luân lí. Theo các nhà nghiên
cứu Thẩm Thệ Hà, Nghiêm Toản…, NL luân lí gồm: chứng minh một chân lí,
giải thích một danh ngôn, đánh giá một tư tưởng hay bình phẩm một câu tục
ngữ, ca dao.
Tiếp theo là chương trình làm văn CCGD. Ở đây, HS được rèn luyện
rất nhiều về kiểu bài NL về một tư tưởng, đạo lí đối với các đề bài yêu cầu

giải thích, chứng minh, bình luận về các vấn đề chính trị, xã hội hay tư tưởng,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


5
đạo đức. Các đề văn sau đây rất quen thuộc với bao thế hệ HS và nó xuất hiện
nhiều lần trong các đề bài kiểm tra và luyện tập của phân môn làm văn. Ví dụ:
Tục ngữ có câu "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn".
Anh (chị) thấy nhận xét trên có đúng không? Hãy chứng minh?
(Đề bài bài làm văn số 1 - SGK Làm văn 10).
- "Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng
người ngại núi e sông" (Nguyễn Bá Học).
Anh (chị) hãy giải thích và bình luận ý kiến trên.
(Đề 2, bài bài làm văn số 2 - SGK Làm văn 10, Tr.49).
Hiện nay, chương trình làm văn của SGK Ngữ văn hiện hành luôn đan
xen giữa các kiểu bài NLXH. Có khi là NL về một tư tưởng, đạo lí, có khi là
NL về một hiện tượng đời sống…
Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2, học sinh THCS bắt đầu được làm
quen, tìm hiểu một cách khái quát về văn NL qua các bài học: đặc điểm văn
NL; đề văn NL và việc lập ý cho bài văn NL; bố cục và phương pháp lập luận
trong văn NL; rèn luyện thao tác lập luận chứng minh, giải thích (SGK còn
gọi thao tác lập luận là phương pháp lập luận). Bước đầu, các em được rèn
luyện các kiểu bài NL, vận dụng các thao tác lập luận đơn giản nhưng chưa
được phân biệt rạch ròi giữa các kiểu bài NL như cách gọi tên theo tiêu chí
nội dung bên trên.
Nếu như HS lớp 7 chỉ mới được làm quen với văn NL thì lên lớp 9,
chương trình Ngữ văn 9 đi vào cụ thể các kiểu bài NLXH. Đó là các bài học ở
sách giáo khoa, tập 2. NL về một vấn đề tư tưởng, đạo lí; cách làm bài NL về
một vấn đề tư tưởng, đạo lí. Qua đó các em HS hiểu được thế nào là NL về

một tư tưởng, đạo lí, các yêu cầu về nội dung và yêu cầu về hình thức của
kiểu bài qua việc thực hành luyện tập làm các đề bài cụ thể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


6
Ngữ văn 10, tập 2 tiếp tục rèn luyện kĩ năng viết kiểu bài NLXH qua
các tiết: Lập dàn ý cho bài văn NL; Lập luận trong văn NL: luyện tập viết
đoạn văn NL. Ngữ văn 11, tập 1, HS viết bài viết số 1 để ôn tập, kiểm tra về
văn NL về một tư tưởng, đạo lí và NL về hiện tượng đời sống. Lên đến lớp
12, chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 có bài học về NL tư tưởng,
đạo lí song song với bài học NL về hiện tượng đời sống. SGK cũng đã tổng
kết và đưa ra bố cục về mặt nội dung bài NL về một tư tưởng, đạo lí cho HS
làm theo (Phần Ghi nhớ, trang 21). Còn SGK Ngữ văn phổ thông (bộ nâng
cao do Đỗ Ngọc Thống chủ biên phần làm văn) chú ý cả hai kiểu bài trên của
NLXH. Đồng thời cũng rèn luyện cho HS nâng cao kĩ năng làm văn NL thông
qua kiểu bài thứ ba là NL về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học.
Ngoài ra, trong cuốn "Thực hành làm văn 12", các tác giả đã hệ thống một
số dạng đề NL về một tư tưởng, đạo lí căn cứ vào đề tài NL. Cụ thể như sau:
- Nghị luận về quan điểm đạo đức, lối sống.
- Nghị luận về một quan niệm, một quan điểm về các vấn đề văn hoá,
giáo dục, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng…
- Nghị luận về phương pháp tư tưởng.
2.2. Về dạy học rèn kĩ năng lập ý ở kiểu bài NL về một tư tưởng,
đạo lí
NLXH là loại văn có vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi con
người và cũng là loại văn có lịch sử lâu đời. Thế nhưng nếu chỉ tính riêng
nhưng bài nghiên cứu, những tài liệu dạy học rèn kĩ năng lập ý cho loại bài
NLXH và NL về một tư tưởng, đạo lí nói riêng thì không phong phú.Trong

thực tế kĩ năng lập ý bao giờ cũng chỉ được trình bày trong phần kĩ năng làm
văn nói chung. Vì thế nhìn lại lịch sử vấn đề này chỉ có thể xem xét kĩ năng
lập ý nói chung, từ đó tách ra cho loại bài NLXH, trong đó có kiểu bài NL về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


7
một tư tưởng, đạo lí. Để luyện kĩ năng lập ý cho HS, các tài liệu thường đi
theo ba hướng sau:
- Rèn luyện lập ý bằng việc cho dàn bài mẫu.
- Rèn luyện lập ý có chú ý đến lí thuyết lập ý nói chung.
- Rèn luyện kĩ năng lập ý được chú ý nhưng chủ yếu ở loại bài NLVH.
Kiểu dạy học rèn luyện kĩ năng lập ý bằng việc cho dàn bài mẫu bắt
đầu xuất hiện trong nhà trường phổ thông dưới thời phong kiến, thời Pháp
thuộc. Tài liệu làm văn thời kì này không có nhiều và lí thuyết làm văn chưa
hoặc không được chú ý. Việc dạy lập ý ở thời kì này cũng chủ yếu là cung cấp
bài mẫu, người học cứ theo đó mà làm, mà luyện tập.
Với yêu cầu đổi mới việc dạy và học văn trên tất cả các bình diện, trong
đó có phần làm văn (trước đây gọi là phân môn làm văn), từ năm 1945 trở đi,
các tác giả, các nhà nghiên cứu cố gắng đi tìm và xác lập cho làm văn những
cơ sở lí luận. Biểu hiện ở việc các đề đưa ra phân tích (chủ yếu là nghị luận
văn học) và ở một vài kiểu bài (nghị luận văn học), các soạn giả đã có mục
định hướng - lập ý. Tất nhiên không thể tránh được những nhược điểm nhất
định, nhưng những cuốn tài liệu này ở giai đoạn CCGD đã được viết theo tinh
thần ấy. Cuốn giáo trình Làm văn ( Đình Cao-Lê A) đã vận dụng những thành
tựu nghiên cứu của lí thuyết họat động lời nói và lí luận dạy tiếng, lí luận dạy
đại học vào soi sáng cho các vấn đề của làm văn nói chung cũng như kĩ năng
lập ý nói riêng. Kĩ năng này được các tác giả trình bày trong phần kĩ năng xây
dựng luận điểm và lập chương trình biểu đạt. Nhìn chung cách xây dựng luận

điểm ở đây được triển khai qui mô lớn, khoa học hơn, tuy vậy vẫn thấy rất
lúng túng nếu đem cách xây dựng luận điểm ở đây vận dụng vào để giải quyết
một đề NLVH nhất là loại phân tích, bình giảng tác phẩm văn học.
Song song với việc cải tiến vấn đề dạy học – làm văn bậc đại học, ở cấp
PTTH đã tiến hành triển khai sách CCGD. Với hai bộ sách Làm văn, một do

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


8
trường ĐHSP Hà Nội biên soạn (gọi tắt là Trường) và một do Hội nghiên cứu
và giảng dạy văn học TP Hồ Chí Minh biên soạn (gọi tắt là Hội ), kĩ năng lập
ý đã được đề cập đến nhiều hơn, cụ thể hơn, nhất là sách Trường. Hai bộ sách
này mỗi cuốn đều có những ưu điểm và những hạn chế nhất định về việc rèn
luyện kĩ năng lập ý. Cùng với bộ SGK Làm văn cho HS, Bộ Giáo dục và Đào
tạo còn cho ra hàng loạt loại sách khác kèm theo như sách giáo viên, hướng
dẫn dạy các bài trong SGK học sinh; sách bồi dưỡng giáo viên dạy môn làm
văn do trường ĐHSP Hà Nội biên soạn; tài liệu bồi dưỡng dạy sách giáo khoa
CCGD môn Làm văn do Vụ giáo viên biên soạn; sách Làm văn 12 của Trần
Thanh Đạm (chủ biên) (1992) [34], sách Dàn bài làm văn 12 của Trần Thanh
Đạm (chủ biên) (1992) [35]… nhưng tất cả cũng chỉ chú trọng đến NLVH.
Mặc dù các tài liệu trên nhằm mở rộng, nâng cao và rèn luyện nội dung cũng
như phương pháp dạy và học phần làm văn, thế nhưng các tài liệu ấy cũng chỉ
xoay quanh những gì SGK Làm văn của HS đã đề cập. Kĩ năng lập ý tiếp tục
được lưu và đề cập đến trong phần lập dàn ý nói chung cho văn NL. Tuy
nhiên đó cũng chỉ là những hướng dẫn còn rất khái quát. Phần NLVH sách
đưa ra 4 kiểu bài nhưng không đề cập đến kĩ năng lập ý cho từng kiểu bài.
Ngoài ra, chúng ta còn có thể đề cập đến cuốn sách Làm văn 12 do
nhóm tác giả Trần Đình Sử - Phan Trọng Luận - Nguyễn Minh Thuyết biên
soạn [24]. Cuốn sách đã dành riêng chương đầu tiên (từ trang 3 đến trang 52)

để trình bày về kĩ năng làm văn NL. Và ở chương này, Nguyễn Minh Thuyết
đã trình bày một cách khá chi tiết và hệ thống về việc lập cho bài văn NL với
những chỉ dẫn cụ thể về các bước lập ý, các bước lập dàn bài cho bài văn NL
nói chung và NLVH nói riêng.
Như vậy, có thể thấy rõ, kĩ năng lập ý nói riêng và kĩ năng làm văn nói
chung chủ yếu đã được đề cập ở các tài liệu dạy học trong nhà trường (từ phổ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


9
thông đến đại học). Ngoài ra trên một số tạp chí chuyên ngành đã đăng tải ít
nhiều các bài nghiên cứu về vấn đề rèn luyện kĩ năng làm văn nói chung.
Tuy vậy không có tài liệu nào bàn bạc riêng về kĩ năng lập ý đặc biệt là
kĩ năng lập ý cho NLXH và NL về một tư tưởng, đạo lí mà chủ yếu đưa ra
những vấn đề kĩ năng làm văn NL nói chung.
* Rèn luyện kỹ năng lập ý ở loại bài NLXH
Hầu hết những tài liệu ở giai đoạn này đều đề cập đến kĩ năng lập ý cho
bài NLXH một cách rất chung chung, chưa đi vào những dẫn dắt cụ thể.
Ở cuốn Làm văn của nhóm tác giả Đỗ Ngọc Thống-Nguyễn Thành Thi-
Phạm Minh Diệu (2008) [53], nhóm tác giả của quyển sách này đã dành riêng
chương thứ 4 gồm 48 trang để bàn về văn NL. Trong 48 trang ấy, nhóm tác
giả chỉ đề cập đến việc lập ý cho bài văn NLXH trong 3 trang với 2 bước sau:
Bước 1: Dựa vào yêu cầu và chỉ dẫn của đề để tìm ra vấn đề trọng tâm
và các ý lớn mà bài viết cần làm sáng tỏ.
Bước 2: Tìm ý nhỏ bằng cách đặt ra các câu hỏi, vận dụng những hiểu
biết về văn học và cuộc sống, xã hội để trả lời các câu hỏi đó.
Trong cuốn Làm văn (Giáo trình đào tạo giáo viên THCS) [5], tác giả
Lê A đã đề cập khá chi tiết đến kĩ năng lập ý ở bài văn NL. Tuy nhiên, tác giả
chưa đưa ra được các bước và thao tác lập ý dành riêng cho NLXH mà chỉ có

các bước và thao tác lập ý được dùng chung cho cả NLVH và NLXH.
Đề cập đến vấn đề lập ý trong bài văn NLXH một cách chỉn chu có thể
kể đến cuốn sách Làm văn 11 do Trần Thanh Đạm chủ biên [33]. Tác giả đã
đưa ra 2 bước lập ý:
(1) Tìm hiểu đề bài với các thao tác cụ thể sau:
- Đọc kỹ và phát hiện các yêu cầu của đề bài.
- Xác định thể loại.
- Xác định phạm vi tư liệu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


10
- Xác định những yêu cầu mà đề bài phải đáp ứng.
(2) Tạo dựng ý:
- Định hướng thái độ đối với vấn đề nêu lên trong đề bài.
- Tìm và lựa chọn ý.
- Sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lí.
- Tìm dẫn chứng.
Tuy nhiên, những bước và thao tác mà tác giả đưa ra còn rất chung
chung khó áp dụng vào thực tiễn.
Trên đây chúng tôi đã trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu và
giảng dạy kĩ năng lập ý cho loại bài NLXH nói chung và NL về một tư tưởng,
đạo lí nói riêng trong nhà trường từ trước tới nay. Từ tình hình trên có thể nêu
mấy nhận xét sau đây:
1. Kĩ năng lập ý cho loại bài NLXH nói chung và NL về một tư tưởng,
đạo lí nói riêng là một kĩ năng rất cơ bản, thiết yếu đối với HS.
Chính vì thế mà kĩ năng này được đề cập tới rất sớm và cũng là kĩ năng
được nhiều sách chú ý tới.
2. Tuy vậy, do nhiều nguyên nhân, kĩ năng này phần lớn chỉ được đề

cập đến ở loại đề NLVH. Hầu hết các tài liệu chưa vận dụng kĩ năng lập ý
nói chung vào từng kiểu bài của NLXH để luyện tập cho HS, trong khi
NLXH là loại bài thể hiện rõ nhất năng lực của HS.
3. Một số tài liệu đề cập đến kĩ năng này (chủ yếu là sách CCGD) ở
loại bài NLXH, nhưng các dạng đề đưa ra phân tích, minh họa cho phần lí
thuyết của kĩ năng này hầu hết là các đề rõ ý, dễ khai thác và chưa bao quát
hết được những dạng bài tiêu biểu của loại NLXH như NL về một tư tưởng,
đạo lí và NL về một hiện tượng đời sống.
4. Kĩ năng lập ý có liên quan nhiều đến các vấn đề của lí thuyết làm văn,
nhưng bản thân các vấn đề lí thuyết ấy cũng chưa được giải quyết trọn vẹn. Vì

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


11
thế vấn đề này cũng chưa được khai thác đầy đủ: cơ sở lập ý, cách triển khai ý,
giới hạn và cấp độ ý, mối quan hệ giữa kĩ năng này với các kĩ năng khác.
5. Theo chúng tôi, việc rèn luyện kĩ năng lập ý không phải chỉ tiến hành
đơn phương ở mình phân môn làm văn, mà các phân môn khác, cả chương
trình Ngữ văn THPT cũng phải góp phần rèn luyện kĩ năng này. Tư tưởng này
rất quan trọng đối với giáo viên THPT, khi họ được đào tạo để dạy cùng một
lúc tất cả các phân môn trong bộ môn Ngữ văn ở cả khóa học (3 năm). Như
vậy, vấn đề đặt ra là phải tập trung nghiên cứu vấn đề lập ý cho loại bài
NLXH (chẳng hạn kiểu bài NL về một tư tưởng, đạo lí) trên cả 2 phương diện
nội dung và phương pháp dạy học, đề ra các biện pháp rèn luyện kĩ năng này
một cách toàn diện, đồng bộ và có kế hoạch.
6. Nhìn chung, HS phổ thông đã được làm quen, tìm hiểu, rèn luyện kĩ
năng làm kiểu bài NL về một tư tưởng, đạo lí từ cấp THCS (lớp 7) lên cấp
THPT (lớp 12). Tuy nhiên, các bài học mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến
thức khái quát. Các kĩ năng chỉ được thực hành luyện tập chung vì thời gian

trên lớp có hạn. Hơn nữa, làm kiểu bài NL về tư tưởng, đạo lí vốn rất dễ rơi
vào sáo rỗng, giáo điều mà lại thiếu trọng tâm và hay mắc lỗi khi xây dựng
luận điểm, luận cứ, luận chứng (tức lỗi về lập ý). Vì vậy khi lựa chọn nghiên
cứu đề tài này, chúng tôi kế thừa và tiếp thu tinh thần và phương hướng của
các nhà nghiên cứu đi trước. Tuy nhiên, do phạm vi các bài viết và các công
trình nghiên cứu ấy rất rộng, các tác giả chưa có điều kiện bàn sâu và cụ thể
về phương pháp rèn luyện các kĩ năng nói chung và kĩ năng lập ý nói riêng
cũng như phương pháp dạy học cho từng kiểu bài NLXH.
Cũng chính từ việc tiếp nhận đó, chúng tôi muốn đề xuất những
phương pháp, biện pháp dạy học rèn kĩ năng lập ý cụ thể cho GV và HS khi
đối diện với các đề bài làm văn thuộc kiểu NL về một tư tưởng, đạo lí. Đó
chính là nhiệm vụ giải quyết các luận văn này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


12
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích chính của luận văn là:
Thứ nhất, trên cơ sở tiếp thu thành tựu nghiên cứu, luận văn tổng kết cơ
sở lí thuyết và thực tiễn của việc dạy học rèn luyện kĩ năng lập ý ở kiểu bài
nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
Thứ hai, đề xuất nội dung và biện pháp rèn luyện kĩ năng lập ý cho HS
nhằm nâng cao chất lượng dạy học kiểu bài NL về một tư tưởng, đạo lí cho
HS lớp 12 THPT.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định cơ sở khoa học của việc rèn kĩ năng lập ý ở kiểu bài nghị
luận về một tư tưởng, đạo lí.
- Đề xuất nội dung và biện pháp rèn luyện kĩ năng lập ý ở kiểu bài làm

văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí cho học sinh.
- Tổ chức thể nghiệm sư phạm để điều chỉnh và đánh giá hiệu quả cũng
như khả năng thực thi của những giải pháp được đề xuất trong luận văn.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu quá trình dạy và học văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
Đặc biệt lưu ý đến quá trình lập ý cho kiểu bài NL về một tư tưởng, đạo lí.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Chú trọng nghiên cứu quá trình dạy học kĩ năng lập ý ở kiểu bài NL về
một tư tưởng, đạo lí cho HS lớp 12 THPT.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


13
5.1. Phương pháp nghiên cứu tiếp thu lí thuyết
Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu tiếp thu lí thuyết để thu
thập tư liệu, nghiên cứu lịch sử vấn đề, tiếp thu các kết quả nghiên cứu của
những người đi trước, nghiên cứu các tài liệu lí luận liên quan đến dạy và học
NLXH nói chung, đặc biệt là dạy và học kiểu bài làm văn NL về một tư
tưởng, đạo lí.
5.2. Phương pháp điều tra, khảo sát
Điều tra, thăm dò ý kiến GV và HS về thuận lợi và khó khăn khi dạy
học rèn luyện kĩ năng lập ý cho việc viết bài văn NL về một tư tưởng, đạo lí;
về hứng thú của học sinh và hiệu quả giờ học, kết quả bài viết của HS về bài
học này.

5.3. Phương pháp chuyên gia
Chúng tôi sử dụng phương pháp chuyên gia để thực hiện hai việc sau:
Thứ nhất, dự giờ, khảo sát giáo án, làm phiếu điều tra ở lớp 12 THPT.
Thứ hai, gặp gỡ, trao đổi, mạn đàm, xin ý kiến của các chuyên gia về
lĩnh vực nghiên cứu như các thầy cô giáo có kinh nghiệm trong giảng dạy, các
nhà nghiên cứu lớn về cùng đề tài của luận văn.
5.4. Phương pháp thể nghiệm sư phạm
Phương pháp này có vị trí quan trọng với khoa học giáo dục và công
tác nghiên cứu. Trong luận văn này, chúng tôi tiến hành thiết kế giáo án thể
nghiệm cho bài học thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn nhằm xác định
tính đúng đắn, khả thi của đề xuất nêu ra trong luận văn này.
6. Bố cục của luận văn
Từ việc xác định mục đích, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên
cứu, chúng tôi xây dựng cấu trúc của luận văn như sau:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, thư mục tham khảo và phụ lục, phần nội
dung gồm ba chương:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


14
Chương 1: Cơ sở khoa học của việc rèn luyện kĩ năng lập ý ở kiểu bài
nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
Chương này tập trung trình bày cơ sở lí thuyết, cơ sở khoa học về kĩ
năng làm văn nghị luận và kĩ năng làm văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí;
nghiên cứu bản chất tâm lí của việc hình thành các kĩ năng đặc biệt là kĩ năng
lập ý và khảo sát thực trạng dạy và học lập ý ở kiểu bài nghị luận về một tư
tưởng, đạo lí trong nhà trường phổ thông hiện nay.
Chương 2: Tổ chức rèn luyện kĩ năng lập ý ở kiểu bài nghị luận về một
tư tưởng, đạo lí cho học sinh lớp 12 THPT

Trong chương này, chúng tôi tập trung vào việc cung cấp tri thức về
cách thức, qui trình lập ý cho HS, xây dựng hệ thống bài tập trong việc tổ chức
rèn luyện một trong nhiều kĩ năng khi triển khai làm bài văn NL về một tư
tưởng, đạo lí qua hệ thống các nhóm bài tập. Đó là kĩ năng lập ý - một kĩ năng
quan trọng và có mối quan hệ mật thiết, qua lại với các kĩ năng nghị luận còn
lại. Qua đó, chúng tôi đưa ra phương hướng vận dụng hệ thống bài tập một
cách cụ thể, chi tiết trong các tiết làm văn nhằm rèn luyện kĩ năng lập ý .
Chương 3: Thể nghiệm sư phạm
Chương này nhằm kiểm tra, đánh giá khả năng thực thi, hiệu quả của
đề xuất trong luận văn với các bước:
- Thiết kế ba giáo án thể nghiệm cho bài học trong phạm vi nghiên cứu
(gồm giáo án dạy bài lí thuyết nghị luận về một tư tưởng, đạo lí - Ngữ văn 12,
tập 1), giáo án viết bài số 1 ( 2 tiết ), giáo án trả bài làm văn số 1 (chủ yếu
nhằm thực hành rèn luyện kĩ năng lập ý).
- Tổ chức thể nghiệm.
- Đánh giá kết quả thể nghiệm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


15
NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LẬP Ý
Ở KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƢ TƢỞNG, ĐẠO LÍ
1.1. Nghị luận xã hội và kiểu bài nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí
1.1.1. Nghị luận xã hội và các kiểu bài nghị luận xã hội
1.1.1.1. Nghị luận xã hội
Văn nghị luận là một thể loại nhằm phát biểu tư tưởng, tình cảm, thái
độ, quan điểm của người viết (người nói) bằng cách dùng lý lẽ, dẫn chứng và

cả những ý kiến bàn bạc mở rộng với một thứ ngôn ngữ trong sáng, hùng hồn,
những lập luận chặt chẽ, mạch lạc, giàu sức thuyết phục để làm sáng tỏ một
vấn đề nào đó nhằm thuyết phục người đọc (người nghe) hiểu, tin, đồng tình
và hành động theo những điều mà người viết (người nói) đề xuất.
NLXH là thể văn hướng tới phân tích, bàn bạc các vấn đề liên quan đến
các mối quan hệ của con người trong đời sống xã hội. Mục đích cuối cùng của
nó là tạo ra những tác động tích cực đến con người và những mối quan hệ
giữa người với người trong xã hội .
Theo tác giả Hoàng Lân, NLXH bàn đến mối quan hệ giữa con người
với con người. Những lời bàn này góp phần làm cho đời sống tinh thần của
con người thêm phong phú, tạo cho mỗi người ý thức chăm sóc cuộc sống
tinh thần của bản thân mình và xây dựng cho mối quan hệ trong xã hội, trong
cộng đồng mỗi này một văn minh, tốt đẹp hơn” [20,40].
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu , Lê A thì: NLXH lấy đề tài từ các lĩnh vực
chính trị, xã hội, đạo đức làm nội dung bàn bạc nhằm làm sáng tỏ cái đúng,
sai, tốt, xấu, phải, trái của vấn đề được nêu ra. Nội dung ấy thường được cô
đúc trong các câu tục ngữ, danh ngôn hoặc một lời nhận xét khái quát nào
đấy. Các vấn đề đặt ra trong NLXH thường rất rộng: là những quan niệm đối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


16
nhân xử thế cách sống hay nói cách khác đó là mối quan hệ giữa con người
với con người. Có thể vấn đề đặt ra cũng có thể rất hẹp như: nên tập thể dục
buổi sáng như thế nào, học sinh cần đi học đúng giờ…[29,32].
Nói chung NLXH là dùng lí lẽ, dẫn chứng bàn bạc về các vấn đề xã hội,
chính trị, đạo đức để chỉ ra các mặt trái - phải, đúng - sai, tốt - xấu của những
vấn đề ấy. Trong nhà trường THPT thì NLXH thường xoay quanh các vấn đề
về tư tưởng, đạo đức, lối sống gần gũi với tuổi trẻ hay bày tỏ ý kiến, suy nghĩ

về một hiện tượng tốt hoặc xấu trong đời sống xã hội. Và, trong những bài văn
nghị luận ở nhà trường các em cần phát biểu những suy nghĩ nghiêm túc, chín
chắn của mình về một vấn đề có ý nghĩa xã hội đặt ra cho mình, lứa tuổi mình,
không thể phát biểu tùy tiện như trong sinh hoạt hàng ngày.
1.1.1.2. Các kiểu bài nghị luận xã hội
Về nghị luận xã hội trong nhà trường phổ thông có các kiểu bài
chính sau:
- Bàn về một vấn đề tư tưởng, đạo lí thông qua những nhận xét, phán
đoán về tinh thần, tình cảm, tư tưởng, đạo lí, lối sống…
- Bàn về một hiện tượng, con người, sự việc có thật trong cuộc sống ở
mọi phương tiện, mọi khía cạnh của nó.
- Bàn về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học.
1.1.2. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
1.1.2.1. Thế nào là nghị luận về một tư tưởng, đạo lí ?
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là một hình thức NLXH được học ở
chương trình Ngữ văn THCS và THPT.
Sách giáo khoa Ngữ văn 9 (tập 2) đưa ra khái niệm như sau: "Nghị luận
về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng,
đạo lí, lối sống,… của con người" [12,36].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


17
Trong cuốn "Dạy và học nghị luận xã hội", các tác giả cũng nêu lên đặc
điểm của dạng đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lí như sau: "Đối với học sinh
trong nhà trường phổ thông, do tâm lí, lứa tuổi, tầm nhận thức nên những vấn
đề đặt ra để bàn luận không phải là những vấn đề quá phức tạp, lớn lao mà
chỉ là những khía cạnh đạo đức, tư tưởng, tình cảm gắn liền với cuộc sống
hàng ngày như tình cảm quê hương, gia đình, bạn bè, ý thức trách nhiệm, tinh

thần học tập, phương pháp nhận thức…
Những vấn đề này có thể đặt ra một cách trực tiếp, nhưng thường là
được gợi mở qua một câu danh ngôn (tục ngữ, ca dao, câu nói của các bậc
hiền triết, các lãnh tụ, các nhà văn hoá, khoa học, nhà văn nổi tiếng…)"
[54, 6].
Ví dụ:
+ Đề 1: Thế nào là một người bạn chân chính?
+ Đề 2: Nghĩ về câu ca dao:
"Yêu nhau yêu dấu chân đi,
Ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng".
+ Đề 3: Nói về chuyện học, tục ngữ có câu: "Học thày không tày học
bạn", lại có câu: "Không thầy đố mày làm nên". Anh (chị) suy nghĩ như thế
nào trước những lời khuyên này?
1.1.2.2. Các yêu cầu về nội dung và hình thức của kiểu bài nghị luận về một
tư tưởng, đạo lí
* Yêu cầu về nội dung:
"Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận này là phải làm sáng tỏ các vấn
đề tư tưởng, đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân
tích,… để chỉ ra chỗ đúng hay chỗ sai của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng
định tư tưởng của người viết" [14, 36].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


18
Lên lớp 12, học sinh được ghi nhớ một số nội dung quan trọng sau khi
làm kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí:
- Thứ nhất, giới thiệu, giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
- Thứ hai, phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch
có liên quan đến vấn đề bàn luận.

- Thứ ba, nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về tư
tưởng, đạo lí.
* Yêu cầu về hình thức:
Sách giáo khoa ngữ văn 9 và ngữ văn 12 (bộ chuẩn) đưa ra yêu cầu về
hình thức khi làm văn kiểu bài này như sau:
- Bài viết phải có bố cục ba phần; có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, lời
văn chính xác, sinh động.
- Diễn đạt cần chuẩn xác, mạch lạc; có thể sử dụng một số phép tu từ và
yếu tố biểu cảm nhưng phải phù hợp và có chừng mực.
1.1.2.3. Cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là một kiểu văn bản có phạm vi đề tài
rất rộng. Đó có thể là một quan điểm, đạo đức, lối sống. Đã có thể là một
quan điểm về các vấn đề văn hoá, giáo dục, dân tộc,tôn giáo, tín ngưỡng. Đó
còn là vấn đề phương pháp tư tưởng…vì vậy, cách làm văn nghị luận về một
tư tưởng đạo lí vừa phải tuân thủ các yêu cầu chung của bài văn nghị luận vừa
phải tuân thủ các yêu cầu riêng đối với kiểu bài.
Các tác giả cuốn "Dạy và học nghị luận xã hội" đã chỉ ra và phân tích
chi tiết, cách làm kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Trước hết người
làm văn kiểu bài này cần phải đặt và trả lời các câu hỏi như:
- Nó là gì?
- Nó như thế nào?
- Vì sao lại như thế?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


19
- Được thể hiện trong cuộc sống và văn học ra sao?
- Như thế thì có ý nghĩa gì với cuộc sống, với con người, với bản thân?
Nhận xét:

Nhìn chung, dù cụ thể, chi tiết hay khái quát, chung chung các tác giả
của những cuốn tài liệu nêu trên đã cung cấp cho độc giả những định hướng
cơ bản khi triển khai một bài văn NL về một tư tưởng, đạo lí. Tuy nhiên,
người viết văn cũng cần phải phân biệt rõ ràng kiểu bài này với các kiểu bài
khác của NLXH. Chẳng hạn, NL về một sự việc, hiện tượng đời sống thì xuất
phát từ một sự việc, hiện tượng mà nêu ra vấn đề. Còn NL về một tư tưởng,
đạo lí thì xuất phát từ một vấn đề, một tư tưởng mà bàn bạc về vai trò, ý nghĩa
của nó trong đời sống.
Đồng thời, trong dạy học, GV phải nhấn mạnh làm sao để HS thấy
được rằng để làm được một bài văn NL về tư tưởng, đạo lí đúng, hay, sâu
sắc thì người viết (các em học sinh) phải biết cách lập luận sao cho mối liên
hệ logic giữa luận điểm với lí lẽ, dẫn chứng sao cho phù hợp và thuyết phục
nhất. Đặc biệt, để viết tốt kiểu bài làm văn này, đòi hỏi người viết phải bày tỏ
được tư tưởng của mình. Tư tưởng ấy phải phù hợp với đạo lí, lẽ phải, thể
hiện trách nhiệm của người viết đối với đất nước, gia đình, xã hội, con người.
Tư tưởng ấy phải dựa trên tiêu chuẩn là quan niệm đạo đức truyền thống của
dân tộc, những lợi ích chung của xã hội, của cộng đồng. Tư tưởng ấy phải thể
hiện được nhiệt tình xây dựng, vun đắp cho xã hội ngày một tốt đẹp. Tư
tưởng ấy phải có cơ sở khách quan và có ý nghĩa thực tiễn. Đối với học sinh,
tư tưởng ấy phải chân thật, tự nhiên không phải là tư tưởng sao chép trong tài
liệu, với những sáo ngữ cũ mòn…Có như thế thì vấn đề tư tưởng, đạo lí mới
được đánh giá một cách khách quan và toàn diện. Đồng thời người viết cũng
cần khéo léo kết hợp lí lẽ và dẫn chứng và luôn chú ý chọn những dẫn chứng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


20
tiêu biểu, có sức thuyết phục cao để bài văn càng cụ thể, sinh động và sức
thuyết phục càng lớn.

1.2. Ý và kĩ năng lập ý ở kiểu bài nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí
1.2.1. Ý trong văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
1.2.1.1. Quan niệm về ý trong bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí
Kiểu bài NL về một tư tưởng, đạo lí là phân tích, bàn bạc xoay quanh
một tư tưởng, đạo lí mà người ta nêu ra trong đề bài bằng một hệ thống lập
luận, gồm có:
- Hệ thống luận điểm (luận điểm chính, luận điểm phụ), luận cứ (lí
lẽ và dẫn chứng) làm sáng tỏ cho luận đề (tức vấn đề nghị luận bao trùm
toàn bài).
- Hệ thống luận điểm lớn làm sáng tỏ cho luận đề thường là:
+ Giải thích khái niệm, nội dung của tư tưởng, đạo lí nêu trong đề bài.
+ Phân tích, đánh giá các mặt, các khía cạnh biểu hiện của vấn đề tư
tưởng, đạo lí đó như: đúng - sai, tốt - xấu, phải - trái, tích cực – tiêu cực, đóng
góp - hạn chế
+ Rút ra bài học trong cuộc sống từ tư tưởng, đạo lí đó về tư tưởng và
hành động.
Ví dụ:
Đề bài: Nhà văn L. Tônxtôi nói " Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường.
Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có
phương hướng thì không có cuộc sống. Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ về vai trò
của lí tưởng trong cuộc sống con người'' (Ngữ văn 12, tập một, tr 22).
Với đề bài trên, hệ thống ý có thể được sắp xếp như sau:
* Giải thích ý kiến của L.Tôn-xtôi:
- Lí tưởng là gì?
- Cuộc sống là gì?
- Ý nghĩa câu nói của L.Tôn-xtôi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



21
* Khẳng định vai trò quan trọng của lí tưởng trong cuộc sống con người
- Lí tưởng - mục đích sống cao đẹp, làm nên ý nghĩa cho cuộc sống của
con người. Con người khác biệt với mọi sinh vật ở điểm này.
- Lí tưởng soi sáng hành trình cuộc đời mỗi con người (dẫn dắt sự
nghiệp đi đến thành công).
- Trên thực tế đã có bao con người dưới ánh sáng của lí tưởng đã thành
công trong sự nghiệp, làm giàu ý nghĩa cho cuộc sống (dẫn chứng thực tế).
* Bàn bạc mở rộng, rút ra bài học:
- Sự lựa chọn lí tưởng của bản thân có một ý nghĩa rất quan trọng.
- Sự phấn đấu cho lí tưởng phải bắt đầu từ những công việc nhỏ nhất,
phải thường xuyên liên tục và trải qua nhiều thử thách.
- Phê phán lối sống thiếu lí tưởng và nêu lên hậu quả của lối sống đó.
- Liên hệ thực tế về vấn đề lí tưởng của thanh niên học sinh trong cuộc
sống hiện nay.
1.2.1.2. Mô hình ý trong kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
a. Mô hình ý bài văn nghị luận
Mô hình ý là kết quả của quá trình lập ý. Hiện nay, trong các tài liệu
dạy học làm văn thường yêu cầu học sinh xây dựng một dàn ý ở hai mức độ
đó là dàn ý đại cương và dàn ý chi tiết. Muốn lập được dàn ý thì HS trước hết
phải biết lập ý. Để lập được ý thì HS phải nắm được mô hình ý chung của bài
văn NLXH và mô hình ý của kiểu bài NL về một tư tưởng, đạo lí. Dàn ý đại
cương là dàn ý bao gồm luận đề và các luận điểm (tức là những ý chính yếu
nhất của bài văn). Dàn ý chi tiết là dàn ý bao gồm luận đề, các luận điểm, các
luận cứ (các lí lẽ và dẫn chứng). Đây là loại dàn ý triển khai tiếp tục các ý
chính của dàn ý đại cương thành những ý chi tiết hơn, phong phú hơn, có thể
dẫn ra các dẫn chứng các lí lẽ cụ thể…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



22
Có thể xem mô hình ý mà HS cần rèn luyện để làm được thành thạo
trước khi viết là:
Mở bài: Nêu luận đề khái quát
Thân bài






















Kết bài: Nêu ý tổng kết toàn bài



Làm
sáng tỏ
cho
LUẬN
ĐỀ nêu
ở phần
mở bài
Luận điểm 1
Luận điểm 2
Luận điểm …
Luận cứ 1
Luận cứ 2
Luận cứ 3
Luận cứ …
Luận cứ …
Luận cứ …
Làm sáng tỏ cho
LUẬN ĐIỂM 1
Làm sáng tỏ cho
LUẬN ĐIỂM 2
Làm sáng tỏ cho
LUẬN ĐIỂM …

Luận cứ 1
Luận cứ 2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



23
Với mô hình này, chúng ta sẽ dễ dàng có được cái nhìn tổng quát nhất
về 3 phần cơ bản, những yếu tố cơ bản cũng như mối liên hệ qua lại giữa
những phần, những yếu tố này trong một mô hình của một dàn ý hoàn chỉnh.
Với đề tài này, chúng tôi chỉ chú trọng hướng dẫn, rèn luyện cho HS kĩ năng
lập hệ thống luận điểm, luận cứ cho phần thân bài của bài văn. Từ đó giúp cho
người dạy và người học thực hiện việc lập dàn ý tốt hơn, đồng thời cũng giúp
cho việc làm bài làm văn NLXH đạt hiệu quả tốt nhất.
b. Mô hình ý trong kiểu bài NL về một tư tưởng, đạo lí
Dựa vào mô hình ý chung cho kiểu bài NLXH, dựa vào những tri thức,
kiến thức lĩnh hội từ các thành tựu nghiên cứu đã có, dựa vào những vấn đề
đặt ra qua thực tế khảo sát quá trình dạy học văn NL về một tư tưởng, đạo lí
và dựa vào kinh nghiệm, trải nghiệm của cá nhân, chúng tôi mạnh dạn đưa ra
mô hình lập ý cho bài văn NL về một tư tưởng, đạo lí như sau:

LUẬN ĐỀ = TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ CẦN NL
Giải thích, cắt
nghĩa khái niệm,
nội dung của
TTĐL nêu trong
đề bài
Phân tích, đánh
giá các mặt, các
khía cạnh của
TTĐL
Rút ra bài học
trong cuộc
sống từ TTĐL
đó
Nghĩa

đen,
Nghĩa
bóng

Từ
ngữ,
hình
ảnh,
chi tiết
Đúng
sai
Phải
trái
Tích
cực,
tiêu
cực
Tốt
xấu
Về tư
tưởng
Về
hành
động
Ý
kiến,
trích
dẫn
luận điểm
ý lớn

luận điểm
ý lớn
luận điểm
ý lớn

×