Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Nghệ thuật miêu tả tâm lí trong tiểu thuyết đoạn tuyệt của nhất linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.75 KB, 63 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
-----------------------

TRỊNH THỊ LAN

NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ TÂM LÍ
TRONG TIỂU THUYẾT ĐOẠN TUYỆT
CỦA NHẤT LINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

HÀ NỘI - 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
-----------------------

TRỊNH THỊ LAN

NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ TÂM LÍ
TRONG TIỂU THUYẾT ĐOẠN TUYỆT
CỦA NHẤT LINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học
ThS. THÀNH ĐỨC BẢO THẮNG



HÀ NỘI - 2013


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo,
ThS. Thành Đức Bảo Thắng – người đã luôn quan tâm, động viên và tận tình
hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cô giáo, thầy giáo trong khoa Ngữ văn,
đặc biệt là các thầy, cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam đã giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện để tôi hoàn thành khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2013
Tác giả khóa luận

Trịnh Thị Lan


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của thầy
giáo – ThS. Thành Đức Bảo Thắng. Tôi xin cam đoan:
Đây là kết quả nghiên cứu tìm tòi của riêng tôi
Đề tài không trùng với kết quả của bất cứ tác giả nào khác.

Hà Nội, tháng 5 năm 2013
Tác giả khóa luận

Trịnh Thị Lan



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 6
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 6
6. Đóng góp của khóa luận ............................................................................. 7
7. Bố cục khóa luận ........................................................................................ 7
NỘI DUNG ................................................................................................... 8
Chương 1. Những vấn đề chung .................................................................. 8
1.1. Nhân vật và vai trò của việc miêu tả tâm lí nhân vật ............................... 8
1.2. Tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn và tiểu thuyết Đoạn tuyệt ...... 11
1.2.1. Tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn ...................................... 11
1.2.2. Giới thiệu về tiểu thuyết Đoạn tuyệt ............................................. 16
Chương 2. Nghệ thuật miêu tả tâm lí qua tình huống, ngoại hiện........... 23
2.1. Nghệ thuật tạo dựng tình huống............................................................. 23
2.1.1. Tình huống căng thẳng giàu kịch tính ........................................... 23
2.1.2. Tình huống gợi cảm xúc, cảm giác ............................................... 31
2.2. Miêu tả tâm lí nhân vật qua ngoại hiện .................................................. 35
2.2.1. Miêu tả tâm lí qua ngoại hình và những biểu hiện bên ngoài ........ 35
2.2.2. Miêu tả tâm lí nhân vật qua hành động ......................................... 37
2.2.3. Miêu tả tâm lí nhân vật qua thiên nhiên ........................................ 40
Chương 3. Miêu tả tâm lí qua ngôn ngữ ................................................... 44
3.1. Miêu tả tâm lí qua ngôn ngữ đối thoại ................................................... 44
3.2. Miêu tả tâm lí qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm ...................................... 48
KẾT LUẬN ................................................................................................. 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Xã hội Việt Nam 1930 - 1945 là một xã hội thực dân phong kiến tối
tăm và đầy biến động. Thực dân Pháp thực hiện chính sách cai trị đất nước ta
trên tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa… làm cho cuộc sống nhân dân
vô cùng cực khổ. Năm 1930, Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời đã lãnh đạo
nhân dân đứng lên đòi tự do dân chủ và độc lập dân tộc. Không nằm ngoài
quy luật chung đó, văn học giai đoạn này cũng chịu sự tác động mạnh mẽ của
hoàn cảnh lịch sử xã hội. Vì thế, nó phát triển mau lẹ và phân hóa thành nhiều
bộ phận, trào lưu khác nhau. Trong đó sự ra đời của nhóm Tự lực văn đoàn và
vai trò quan trọng của Nhất Linh là kết quả tất yếu cho sự chuyển biến mạnh
mẽ đó.
Nhất Linh được coi là ngôi sao sáng trong nhóm Tự lực văn đoàn, là
linh hồn của cả nhóm. Ông cùng với Khái Hưng, Hoàng Đạo sáng tạo và làm
nên thành công của cả nhóm. Có thể khẳng định vị trí của Nhất Linh qua số
lượng các tác phẩm cũng như nội dung tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm và
hướng tới người tiếp nhận, thông qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của
xã hội.
Từ đó có thể nói, các tác phẩm của Tự lực văn đoàn nói chung, các tác
phẩm của Nhất Linh nói riêng đều thể hiện rõ sự đổi mới văn học và cách tân
văn hóa, đẩy lùi những tư tưởng phong kiến lạc hậu, cổ hủ để đem văn phong
của phương Tây vào tác phẩm của mình cả về nội dung và hình thức. Nhân
vật trong các tác phẩm của Nhất Linh thường mang tâm trạng yêu đời, mới
mẻ, trẻ trung, tiến bộ, luôn tìm cách thoát khỏi những ràng buộc của lễ giáo
phong kiến. Đóng góp của Tự lực văn đoàn và đặc biệt của Nhất Linh không

1


chỉ đổi mới tư duy tiểu thuyết mà còn góp phần đổi mới cả một thời kì văn

học.
Đoạn tuyệt là tác phẩm thể hiện được sự đấu tranh sôi nổi giữa cái cũ
và cái mới, Nhất Linh đã xây dựng thành công hình tượng Loan – người con
gái có cá tính mạnh mẽ, là nhân vật dám đấu tranh chống lại nền giáo lí cổ hủ
lạc hậu đã tồn tại ăn sâu vào nếp nghĩ của người dân Việt Nam hàng nghìn
năm qua. Đó là một cô gái tân thời có học hành, được tiếp xúc với nền văn
minh phương Tây nên thấu hiểu sâu sắc những bất công trong xã hội mà bản
thân họ là những nạn nhân phải gánh chịu. Vì thế khát vọng hạnh phúc, khát
vọng tình yêu của những phụ nữ này còn mạnh mẽ hơn ai hết, và hành động
chống lại xã hội ấy là điều hoàn toàn phù hợp với quy luật khách quan của
tiến bộ xã hội. Cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới là cuộc đấu tranh không
khoan nhượng, diễn ra hoàn toàn phù hợp với quy luật của lịch sử xã hội,và
sự chiến thắng của cái mới là tất yếu và không có gì ngăn trở được. Có thể
nói, cuộc đấu tranh ấy chính là khẩu hiệu để chấm dứt những phong tục hủ
lậu, những nền tảng giáo lí cổ truyền cay nghiệt để giải phóng con người, giải
phóng người phụ nữ khỏi chế độ áp bức vi phạm nhân quyền, tạo sức mạnh
cho sự tiến bộ của xã hội.
Việc tiếp cận tiểu thuyết Đoạn tuyệt hứa hẹn sẽ mở ra những khám phá
mới mẻ và sâu sắc. Với đề tài này, chúng tôi có thể hiểu sâu hơn về nội dung
tư tưởng tác phẩm, về tâm lí của thế hệ thanh niên giai đoạn 1932-1945. Đồng
thời, thấy được tài năng cũng như những đóng góp của tác giả với nền văn
học Việt Nam đương thời. Ngoài ra, đó còn là điều kiện để chúng tôi bước
đầu làm quen và tiếp cận với một đề tài nghiên cứu văn chương.
Với những lí do như trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: Nghệ thuật miêu tả
tâm lí trong tiểu thuyết Đoạn tuyệt của Nhất Linh.
2. Lịch sử vấn đề

2



Khi chúng tôi nghiên cứu đề tài này, trước đó đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu về tiểu thuyết của Nhất Linh nói riêng và tiểu thuyết của Tự lực
văn đoàn nói chung.
2.1. Trước cách mạng
Giai đoạn trước cách mạng đã có rất nhiều nhà văn nghiên cứu về Nhất
Linh và các tác phẩm của ông. Có thể kể đến nhiều bài phê bình của các tác
giả như: Trương Tửu, Mộng Sơn, Vũ Ngọc Phan, Trần Thai Mại… được đăng
trên các báo: Ngày nay, Thời thế, Sông Hương,… Ngoài ra, còn có nhiều
công trình nghiên cứu khác đều quan tâm tới tiểu thuyết của Nhất Linh.
Trong bài viết Dưới mắt tôi, nhà nghiên cứu Trương Chính đã có sự
đánh giá khá xác đáng về Đoạn tuyệt. Ông viết: “Đoạn tuyệt là một kiệt tác
trong văn học hiện đại Việt Nam. Vì Đoạn tuyệt không chỉ có giá trị xã hội.
Nó còn có một giá trị tâm lí không ai có thể chối cãi được”.
Năm 1942, trong cuốn Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã nhận ra sự
tiến bộ trong tiểu thuyết của Nhất Linh: “Nếu đọc tiểu thuyết của Nhất Linh
từ Nho phong cho tới những tác phẩm gần đây nhất của ông, người ta thấy
tiểu thuyết của ông biến đổi rất mau. Ông viết từ tiểu thuyết ái tình, tiểu
thuyết tình cảm, qua những tiểu thuyết luận đề, tiến đến tiểu thuyết tâm lí”.
Tiểu thuyết của Nhất Linh nói riêng và của Tự lực văn đoàn nói chung
được đánh giá cao về mặt nội dung tư tưởng: Chống chế độ đại gia đình
phong kiến, giải phóng cá nhân, giải phóng phụ nữ thoát khỏi cánh cửa ngục
thất của chế độ đại gia đình phong kiến. Người ta xem Đoạn tuyệt của Nhất
Linh như một thứ “vũ khí” bắn thẳng vào thành trì kiên cố và bảo thủ của xã
hội phong kiến. Trên báo Loa (1935), Trương Tửu nhận xét: “Đoạn tuyệt
đánh dấu một cách rõ ràng thời kì thay đổi tiến hóa của xã hội An Nam. Nó
công bố sự bất hợp thời của một nền luân lí khắc khổ, eo hẹp, đã giết chết bao
nhiêu hi vọng, đè bẹp bao nhiêu lực lượng đáng kể, giam hãm bao nhiêu chí

3



khí bồng bột đang ao ước sống một đời đầy đủ, một đời mãnh liệt cường
tráng”.
Nhìn một cách tổng quát, giới phê bình trước 1945 đánh giá cao Tự lực
văn đoàn. Nội dung tư tưởng với chủ đề chống lễ giáp phong kiến và giải
phóng cá nhân được chú ý quan tâm. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu
này vẫn có phần còn giản đơn và chung chung. Đó mới chỉ là những bước gợi
mở chứ chưa đi sâu vào khám phá về phương diện nghệ thuật.
2.2. Sau cách mạng
Do điều kiện hoàn cảnh lịch sử trong giai đoạn này nên các tác phẩm
của Tự lực văn đoàn bị đánh giá chưa thỏa đáng, thậm chí có phần khắt khe.
Phải rất lâu sau đó, sau cuộc hội thảo văn chương về Tự lực văn đoàn tháng 5
năm 1989, do nhà xuất bản Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp phối hợp với
Đại học Tổng hợp và các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu văn học danh tiếng
như: Tô Hoài, Huy Cận, Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ, Trần Đình Hượu,… tổ
chức đã xuất hiện một loạt các bài viết, các công trình nghiên cứu có giá trị
văn chương của Tự lực văn đoàn: Về Tự lực văn đoàn (1989) – Nguyễn Hữu
Trác, Đái Xuân Ninh; Tự lực văn đoàn - con người và văn chương (1990) – Phan
Cự Đệ; Thêm mấy ý kiến về Tự lực văn đoàn (1991) – Lê Thị Đức Hạnh;…
Không chỉ có thế, còn có rất nhiều công trình nghiên cứu khác liên
quan đến tiểu thuyết của Nhất Linh:
Lê Thị Dục Tú với công trình Quan niệm về con người trong tiểu
thuyết Tự lực văn đoàn, Nhà xuất bản KHXH ,1997.
Tiểu thuyết Nhất Linh (in trong thi pháp học hiện đại), Đỗ Đức Hiểu,
Nhà xuất bản hội nhà văn, H.2000.
Nhất Linh cây bút trụ cột của Tự lực văn đoàn, Mai Hương, Nhà xuất
bản văn hóa thông tin, H.2000 ;

4



Có thể nói các tác phẩm của Tự lực văn đoàn nói chung và tác phẩm
của tác giả Nhất Linh nói riêng đã được ghi nhận và đánh giá công bằng theo
những giá trị văn học đích thực. Giáo sư Phan Cự Đệ trong Tự lực văn đoàn con người và văn chương đã có những đánh giá hết sức công bằng và giàu sức
thuyết phục: “So với tiểu thuyết trước năm 1930, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn
đã đi sâu vào thế giới nội tâm phong phú của con người… Ngòi bút của Nhất
Linh rất có tài miêu tả những mối tình đầu trong sáng, đượm chút ngập ngừng,
e thẹn, kín đáo và ý nhị” [3, 370].
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều công nhận nội dung tiến bộ của
tiểu thuyết Nhất Linh là thể hiện khát vọng giải phóng con người cá nhân, giải
phóng người phụ nữ thoát khỏi những giáo lí khắc nghiệt của xã hội phong
kiến và lên tiếng đòi quyền hưởng hạnh phúc của con người. Nhà nghiên cứu
Vu Gia trong cuốn Nhất Linh trong tiến trình hiện đại hóa văn học đã viết:
“Đoạn tuyệt là cuốn tiểu thuyết luận đề đầu tiên trong lịch sử văn học Việt
Nam, và là cuốn tiểu thuyết mà Nhất Linh muốn đem đến cho người đọc thời
bấy giờ thấy được tiếng việt cũng đủ khả năng diễn đạt mọi ngóc ngách tình
cảm của con người, thấy được đâu là cái mới, cái cũ, đâu là tiến bộ văn minh,
đâu là lỗi thời lạc hậu, và để người đọc hôm nay thấy được sự gian truân của
buổi đầu chống lại chế độ gia đình phong kiến”[8, 153].
Những công trình nghiên cứu trên đã chỉ ra những diễn biến tâm lí, thế
giới nội tâm của nhân vật trong tiểu thuyết của Nhất Linh. Tuy nhiên những
công trình này vẫn chưa có sự hệ thống và đi sâu vào miêu tả tâm lí nhân vật
một cách sâu sắc, cụ thể. Từ nhận định trên, chúng tôi xin đi sâu vào xây
dựng, nghiên cứu đề tài Nghệ thuật miêu tả tâm lí trong tiểu thuyết Đoạn
tuyệt của Nhất Linh. Trong đề tài này, chúng tôi sẽ cố gắng đi sâu và đưa ra
cái nhìn hệ thống hơn. Những kết quả trong đề tài này có sự kế thừa từ những
thành tựu của những công trình nghiên cứu của những nhà nghiên cứu đi trước.
3. Mục đích nghiên cứu

5



Mục đích của chúng tôi khi nghiên cứu đề tài này là tìm ra những nét
độc đáo, mới lạ trong việc miêu tả tâm lí nhân vật của tiểu thuyết Đoạn tuyệt.
Qua đó, cảm nhận được những nội dung tư tưởng cũng như mong muốn của
tác giả muốn gửi gắm qua tác phẩm.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài đi sâu vào khai thác Nghệ thuật miêu tả tâm lí trong tiểu thuyết
Đoạn tuyệt của Nhất Linh
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu là tiểu thuyết Đoạn tuyệt của
Nhất Linh để thấy được những nét mới trong việc nghiên cứu miêu tả tâm lí
nhân vật.
Đồng thời trong quá trình phân tích tìm hiểu, để có sự đánh giá thỏa
đáng, chúng tôi có sự so sánh đối chiếu với các tác phẩm khác của ông và các
nhà văn khác cùng thời. Qua đó, tìm hiểu được tác phẩm một cách hệ thống.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống
Có thể xem tiểu thuyết Đoạn tuyệt là hệ thống khá hoàn chỉnh. Chúng
tôi quan niệm rằng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong tiểu thuyết Đoạn
tuyệt là một yếu tố nằm trong hệ thống này. Vì vậy, mỗi đối tượng, mỗi vấn
đề khảo sát ở đây đều đặt trong cùng một hệ thống duy nhất.
5.2. Phương pháp nghiên cứu lịch sử
Phương pháp này giúp chúng ta nắm được lịch sử vấn đề cần nghiên
cứu trong tác phẩm.
5.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu
5.3.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phương pháp này giúp chúng ta làm rõ cách thức, thủ pháp miêu tả tâm
lí nhân vật trong tiểu thuyết Đoạn tuyệt của Nhất Linh.


6


5.3.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu để thấy được những nét chung
đặc biệt là điểm khác nhau trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của nhà
văn đối với từng nhân vật. Trong trường hợp cần thiết, đề tài nghiên cứu cũng
tiến hành so sánh nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật với các tác phẩm khác
cùng thời với ông.
6. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận giúp chúng ta làm rõ nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật
trong tiểu thuyết Đoạn tuyệt của Nhất Linh. Đồng thời, cũng là một tư liệu
tham khảo thiết thực trong việc tìm hiểu tiểu thuyết của Nhất Linh.
7. Bố cục của khóa luận
Nội dung của khóa luận được triển khai thành ba chương :
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật qua tình huống, ngoại hiện
Chương 3: Miêu tả tâm lí qua ngôn ngữ

7


NỘI DUNG
Chương 1: Những vấn đề chung
Cùng với sự đổi thay có tính chất bước ngoặt của dân tộc, văn học Việt
Nam đầu thế kỉ XX cũng có một bước chuyển mình mang tầm vóc thế kỉ. Từ
một nền văn học trung đại mang đậm tính chất cổ điển kéo dài trong suốt hơn
mười thế kỉ, đến nay văn học Việt Nam đã nhanh chóng ra nhập vào tiến trình
văn học thế giới. Diện mạo văn học nước nhà đang dần thay đổi và vận động

theo hướng hiện đại hóa. Hòa chung vào công cuộc đổi mới đó, Tự lực văn
đoàn cũng ra đời vào hoàn cảnh ấy và góp phần không nhỏ vào việc đổi mới
diện mạo nước nhà.
Nhóm hoạt động với tư cách độc lập không tuân theo một chỉ thị nào
ngoài đường lối do chính họ vạch ra. Nhờ tinh thần đoàn kết, niềm say mê
văn chương, Tự lực văn đoàn đã gặt hái được nhiều thành công vang dội, hoạt
động của nhóm có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với nền văn học hiện đại Việt
Nam đầu thế kỉ XX.
Nhất Linh là ngôi sao sáng của Tự lực văn đoàn. Vị trí của Nhất Linh
thể hiện ở vai trò chủ soái, nói như Bạch Năng Thi “Các nhà văn nhóm này
học hỏi nhiều ở phương Tây. Họ chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nhất Linh,
người đứng đầu nhóm, nên có thể nói ra những ưu điểm của Tự lực văn đoàn,
về cách xây dựng tác phẩm, sáng tạo nhân vật (...), hành văn đấy cũng là ưu
điểm của Nhất Linh.
1.1. Nhân vật và vai trò của việc miêu tả tâm lí nhân vật
Nhân vật là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học, là phương tiện
để nhà văn khái quát hiện thực. Vì thế mà: “Các nhân vật của tác phẩm nghệ
thuật không phải đơn giản là những bản dập của những con người sống, mà là

8


hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả” (A Brech
(1965), sân khấu tập 2[213]).
Chức năng của nhân vật là: “Khái quát những quy luật của cuộc sống
con người, thể hiện những hiểu biết, những ước ao và kì vọng về con người.
Nhà văn sáng tạo nhân vật là để thể hiện những cá nhân xã hội nhất định và
quan niệm về những cá nhân đó. Nói cách khác, nhân vật là phương tiện khái
quát các tính cách, số phận con người và các quan niệm về chúng”[19, 279].
Nhân vật là sản phẩm của vốn sống trực tiếp và những tìm kiếm, khát khao

của nhà văn, qua nhân vật mà nhà văn thể hiện được “quan niệm nghệ thuật”
và “lí tưởng thẩm mĩ” về con người. Vì thế, nhân vật luôn gắn với tư tưởng
chủ đề của tác phẩm.
Ở thể loại tiểu thuyết, nhân vật đóng vai trò vô cùng quan trọng trong
việc thể hiện tư tưởng thẩm mĩ của nhà văn. Nhân vật là người dẫn dắt độc
giả đi vào những thế giới khác nhau của đời sống. Từ lâu, vấn đề nhân vật
trong tiểu thuyết đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Giáo sư Trần Đình
Sử trong cuốn Dẫn luận thi pháp học cho rằng: “Nhân vật văn học biểu hiện
cách hiểu của nhà văn về con người theo một quan điểm nhất định và qua các
đặc điểm mà anh ta lựa chọn. Nhân vật văn học chính là mô hình về con
người của tác giả”[16, 48].
Mỗi tác phẩm lại có một hệ thống nhân vật mà trong đó các nhân vật
gắn bó, thống nhất với nhau không chỉ bằng tiến trình sự kiện được miêu tả
mà còn bằng logic tư duy nghệ thuật của nhà văn. Hệ thống nhân vật đem lại
cho hệ thống nghệ thuật của tác phẩm sự thống nhất và tính chỉnh thể. Hệ
thống nhân vật được gắn kết như thế gọi là thế giới nhân vật.
Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn khá sinh động và
phong phú, được phân chia thành hai nhân vật chính và phụ; chính diện và
phản diện. Thế giới nhân vật là một trong những phương diện quan trọng thể

9


hiện cái nhìn nghệ thuật sắc sảo của Tự lực văn đoàn, đồng thời là phương
diện quan trọng làm nên thế giới nghệ thuật mang đậm phong cách riêng của
nhóm. Các nhà văn trong Tự lực văn đoàn tuy chưa có được những tính cách
điển hình trong những hoàn cảnh điển hình nhưng nhân vật của họ đã có đời
sống nội tâm khá phức tạp vượt hơn hẳn so với văn học trung đại.
Nét đặc sắc nhất trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn là đi sâu vào miêu tả
tâm lí nhân vật: “Tự lực văn đoàn đã mở đầu cách miêu tả thế giới nội tâm

con người, chú ý trình bày thế giới cảm giác của con người đối với môi
trường xung quanh, đối với người khác và đối với chính mình, đưa toàn bộ
cấu trúc tự sự vào cấp độ đó. Có thể nói toàn bộ đời sống nhân vật tiểu thuyết
ở đây được dệt bằng cảm giác, còn hành động là những sự kiện dấy lên những
cảm giác ấy” [16, 58]. So với tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, thế
giới nội tâm trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã có nhiều đổi mới: “So với
những tiểu thuyết trước năm 1930, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã đi sâu hơn
nhiều vào thế giới nội tâm phong phú của con người. Các nhà tiểu thuyết đã
có ý thức vận dụng khoa tâm lí học để phân tích tâm lí của các lớp người ở
các lớp tuổi khác nhau. Các nhà văn đặc biệt thành công khi miêu tả tâm lí
của các bà mẹ chồng phong kiến, nhất là của lớp thanh niên tiểu tư sản đang
tuổi yêu đương, mơ mộng”[4, 285].
Đặc điểm đầu tiên ta thấy trong Tự lực văn đoàn là hình tượng nhân vật
người phụ nữ. Đó là những cô gái trẻ trung, đầy nhiệt huyết nhưng gặp phải
tình duyên trắc trở, số phận nghiệt ngã đôi khi bị cuốn theo vòng xoáy cuộc
đời. Các tác phẩm: Đoạn tuyệt với nhân vật Loan; Lạnh lùng với nhân vật
Nhung; Thoát li với nhân vật Hồng, tất cả đều gặp những hoàn cảnh cá nhân
khác nhau. Nếu như Loan không dám lấy chồng ở vậy để giữ tiết hạnh khả
phong thì Hồng trong Thoát li lại khao khát một cuộc sống tự do, một tình
yêu chân thật, nhưng vì người đời ghẻ độc, cô đã gục ngã bằng cái chết.

10


Nhân vật trong Tự lực văn đoàn thường xuất hiện các cặp đôi nam nữ
có mối quan hệ qua lại, tác động vào nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, cuối cùng
bộc lộ tính cách có những hoàn cảnh khác nhau. Như Thân với Loan trong
Đoạn tuyệt lấy nhau không phải vì tình yêu, cuối cùng Loan đã hành động
thoát khỏi cuộc sống đó.
So sánh tương quan với nhân vật của Thạch Lam, Hoàng Đạo, Nhất

Linh đã đi sâu vào bi kịch nhân sinh, xây dựng các nhân vật có sức ám ảnh
không dứt trong lòng người đọc và để lại ấn tượng sâu sắc, ông xứng đáng là
cây bút hiện thực trữ tình. Cũng bởi thế vai trò của việc miêu tả tâm lí nhân
vật trong tiểu thuyết đóng một vai trò vô cùng quan trọng, nó chính là tiền đề
tạo nên linh hồn cho tác phẩm.
1.2. Tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn và tiểu thuyết Đoạn tuyệt
1.2.1. Tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn
- Tiểu thuyết xuất hiện sớm ở Châu Âu, vào thời kì cá nhân con người
không còn cảm thấy lợi ích và nguyện vọng của mình gắn liền với cộng đồng
xã hội cổ đại. Nhưng phải tới thế kỉ XIX, với sự xuất hiện của những cây bút
“đại thụ” như Xtăngđan, Bandac, L. Tonxtoi, Đoxtoiepxki... thể loại tiểu
thuyết mới đạt được sự hoàn thiện.
Nhà nghiên cứu M.Bakhin cho rằng: Tiểu thuyết là loại văn chương
duy nhất luôn luôn biến đổi bởi nó phản ánh một cách sâu sắc, cơ bản và nhạy
bén hơn sự chuyển biến của bản thân hiện thực. Từ điển thuật ngữ văn học
định nghĩa tiểu thuyết là “Tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện
thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian. Tiểu thuyết có khả
năng phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo
đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách
đa dạng” [19, 328]. Đây là một thể loại quan trọng nhất của văn chương hiện
đại tiểu thuyết không đơn thuần chỉ là một thể loại trong nhiều thể loại. Đó là

11


thể loại duy nhất nảy sinh và nuôi dưỡng bởi thời đại mới của lịch sử thế giới
và vì thế mà thân thuộc sâu sắc với thời đại ấy.
Ở Việt Nam, thể loại tiểu thuyết phát triển muộn. Mãi tới đầu thế kỉ
XVIII, với sự xuất hiện của Nam triều công nghiệp diễn chí, Hoàng Lê nhất
thống chí, nước ta mới có tác phẩm có quy mô tiểu thuyết. Tuy nhiên, những

tác phẩm này vẫn thuộc loại hình cổ điển phương Đông. Phải sang thế kỉ XX,
tiểu thuyết Việt Nam mới mang tinh thần của thời đại mới, thời đại từ xã hội
phong kiến chuyển sang xã hội thực dân nửa phong kiến. Với sự giao lưu và
tiếp nhận những tinh hoa của nền văn hóa phương Tây, tiểu thuyết Việt Nam
mới thực sự trở thành tiểu thuyết hiện đại.
- Tiểu thuyết luận đề được hiểu là tiểu thuyết mà cốt truyện và số phận
nhân vật được dùng để chứng minh cho một vấn đề triết học, đạo đức, xã hội
có trước.
Cũng cần phải phân biệt tiểu thuyết luận đề với luận đề của tiểu thuyết.
luận đề của tiểu thuyết chính là chủ đề, là vấn đề: “Triết lí xã hội,đạo đức và
các loại hình tư tưởng khác được đặt ra trong tác phẩm” [1, 46]. Chủ đề được
hình thành từ hiện thực đời sống thông qua sự khái quát hóa của nhà văn, chủ
đề được toát ra từ ý nghĩa khách quan của tác phẩm.
Đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết luận đề là tính định hướng trong khai
thác nhân vật và cốt truyện. Ở đó, người đọc dễ dàng nhận ra sự can thiệp của
tác giả. Nhà văn luôn luôn xây dựng hai tuyến nhân vật đối lập, có mâu thuẫn,
xung đột gay gắt với nhau, trong đó nhân vật chính diện luôn là “phát ngôn
viên” cho tư tưởng của chính tác giả. Nhân vật cũng thường được khai thác ở
những bình diện có lợi cho luận đề. Kết thúc của tiểu thuyết luận đề thường là
kết thúc có hậu. Vì thế, tiểu thuyết luận đề thường mang màu sắc đạo đức và
duy lí.

12


Tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn: Đầu thế kỉ XX, tầng lớp trí thức Tây
học ở nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ. Họ tiếp nhận và chịu ảnh hưởng
sâu sắc của văn hóa phương Tây hiện đại. Vì thế ý thức cá nhân trong họ trỗi
dậy mạnh mẽ, trong khi đó chế độ gia đình phong kiến vẫn đầy rẫy những tập
tục phong kiến lạc hậu. Cuộc đối đầu giữa hai phe cũ - mới ngày càng căng

thẳng và quyết liệt, khó có thể dung hòa. Trước thực trạng trên của xã hội, Tự
lực văn đoàn đã nhanh chóng nắm bắt tình hình của xã hội và đã cho ra mắt
độc giả nhiều tác phẩm có nội dung chống lễ giáo phong kiến, đòi giải phóng
con người cá nhân. Những tác phẩm ấy ngay từ khi mới ra đời đã nhận được
sự ủng hộ và yêu mến của đại đa số những người trẻ tuổi đang khao khát được
sống cuộc đời tự do, được hưởng hạnh phúc cá nhân.
Mở đầu cho cuộc chiến chóng lễ giáo phong kiến, giải phóng con người
cá nhân là cuốn tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên của Khái Hưng. Tiếp sau Hồn
bướm mơ tiên là các tiểu thuyết: Đoạn tuyệt, Nửa chừng xuân, Lạnh lùng, Gia
đình, Thoát li, Thừa tự đã trực tiếp tấn công vào thành trì bảo thủ của lễ giáo
phong kiến. Các tiểu thuyết này đã phơi bày mặt trái của nền luân lí bảo thủ cái mà phái cũ gọi đó là truyền thống, là gia phong nền nếp. Đó là chế độ đa
thê với quan niệm “trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng” trong
tiểu thuyết Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt; là mâu thuẫn muôn đời giữa mẹ
chồng nàng dâu với quan niệm nghiệt ngã “mất tiền mua mâm bà đâm cho
thủng” trong Đoạn tuyệt; là chế độ hôn nhân gả bán và quan niệm môn đăng
hộ đối trong Đoạn tuyệt và Nửa chừng xuân; là nghĩa vụ tam tòng và bổn
phận thủ tiết của người đàn bà theo quan niệm “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng
phu, phu tử tòng tử” đã kìm hãm hạnh phúc của biết bao phụ nữ trẻ bất hạnh
trong Lạnh lùng.
Trong các tiểu thuyết luận đề, Tự lực văn đoàn đã dụng công xây dựng
nên những nhân vật lí tưởng nhằm chứng minh cho luận đề của mình, cho tôn

13


chỉ, mục đích hoạt động văn chương của nhóm. Giáo sư Hoàng Xuân Hãn
nhận xét Tự lực văn đoàn là tập hợp những cây bút “thấm nhuần văn hóa
Pháp”. Các sáng tác của văn đoàn này chịu ảnh hưởng của văn hóa phương
Tây mới mẻ, họ là lớp nhà văn tiên phong trong công cuộc đổi mới tư duy
nghệ thuật thời bấy giờ, họ ca ngợi và cổ vũ cho cái mới. Nhanh chóng nắm

bắt và phản ánh được những xung đột giữa cũ - mới trong xã hội, họ đã dùng
văn chương như một thứ vũ khí đấu tranh chống lại các nền nếp, ý thức, tư
tưởng lỗi thời. Vì vậy, tiểu thuyết luận đề đã nhanh chóng trở thành một hình
thức văn chương có hiệu quả, phù hợp với mục tiêu đấu tranh của Tự lực văn
đoàn. Tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn đi theo hai hướng: thứ nhất là đấu
tranh chống lễ giáo phong kiến và giải phóng con người cá nhân, thể hiện
những khát vọng về cuộc sống tự do, được hưởng hạnh phúc cá nhân, được
quyền tự do yêu đương. Trong các tác phẩm của Tự lực văn đoàn, chúng ta
nhận ra cái tôi cá nhân mạnh mẽ, luôn khát khao được sống, được yêu, luôn
muốn bứt phá khỏi lễ giáo phong kiến với những hủ tục luật lệ quá khắt khe
kìm hãm hạnh phúc cá nhân. Cuộc đấu tranh quyết liệt giữa hai phe cũ - mới
đã diễn ra: một bên là những thanh niên trí thức đại diện cho những tư tưởng
tiến bộ của thời đại; một bên là đại diện cho nền luân lí truyền thống với
những quan niệm đã quá cũ kĩ, lạc hậu luôn khăng khăng giữ lấy quan điểm
của mình. Thông qua các tác phẩm, tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn
phê phán mạnh mẽ lễ giáo phong kiến đã trà đạp lên quyền sống, quyền được
hưởng hạnh phúc cá nhân chính đáng của con người.
Thứ hai là cải cách xã hội: các tiểu thuyết luận đề mang nội dung cải
cách xã hội của Tự lực văn đoàn mang đậm màu sắc cải lương, tư sản. Những
tiểu thuyết luận đề theo hướng này gồm: Gia đình của Khái Hưng, Con đường
sáng của Hoàng Đạo.

14


Tiểu thuyết luận đề thường không mở rộng diện phản ánh mà thường
khái quát từ chiều cao với rất ít sự kiện và nhân vật. Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc
Phan đánh giá: lối tiểu thuyết luận đề là lối rất mới ở nước ta. Mà trong thể
loại này thì tiểu thuyết của Nhất Linh là “những tiểu thuyết chiếm vị trí cao
hơn cả”. Bản thân nhà văn Nhất Linh cũng nhận xét; “Viết tiểu thuyết luận đề

nghĩa là viết tiểu thuyết để nêu lên một lí thuyết, để tán dương tuyên truyền
một cái gì đó mà tác giả cho là đẹp, để đả đảo một cái gì mà tác giả cho là xấu
xa”[17, 147].
Tiểu thuyết luận đề của Nhất Linh thể hiện những tư tưởng tiến bộ của
lớp thanh niên trẻ có học thức, được tiếp xúc với văn minh phương Tây hiện
đại. Nhà văn đã xây dựng nên những nhân vật lí tưởng đại diện cho những tư
tưởng mới. Tiểu thuyết luận đề của Nhất Linh luôn có hai tuyến nhân vật đối
nghịch nhau gay gắt: một bên đại diện cho những tư tưởng tiến bộ,đó là
những trí thức Tây học được học hành, được tiếp xúc với nền văn minh
phương Tây hiện đại. Họ có ý thức sâu sắc về sự biến chuyển của thời đại, họ
cảm nhận cuộc sống thật ngột ngạt, tù túng trong các ràng buộc của chế độ đại
gia đình và hệ ý thức phong kiến cổ hủ. Vì thế họ khao khát có cuộc sống tự
do. Những người phụ nữ trong tiểu thuyết luận đề của Nhất Linh luôn là
những người phụ nữ được học hành, có hiểu biết. Họ khao khát một cuộc
sống bình đẳng, Loan trong Đoạn tuyệt luôn có ước muốn “mình phải tạo ra
một hoàn cảnh mới hợp với quan niệm của mình”. Loan luôn khẳng định rằng
“em có quyền tự lập thân em”. Trong suy nghĩ của Loan luôn có những tư
tưởng đi ngược lại xã hội phong kiến.
Trong tác phẩm của ông thường xuất hiện mâu thuẫn mẹ chồng với
nàng dâu. Nhưng vượt lên trên mối xung đột cá nhân ấy là xung đột mang
tính xã hội rộng lớn. Đó là sự xung đột khốc liệt giữa hai phe cũ - mới, giữa
hai luồng tư tưởng trái ngược nhau của hai thế hệ. Sự xung đột giữa hai lối

15


sống, hai quan niệm sống. Với Đoạn tuyệt, đó là cuộc đấu tranh cho quyền
sống, cho quyền tự do yêu đương của con người, chống lại gia đình phong
kiến với những hủ tục lạc hậu dập vùi hạnh phúc cá nhân. Vì thế ngay từ khi
mới ra đời, tác phẩm đã được đánh giá là “Một vòng hoa tráng lệ đặt lên đầu

chủ nghĩa cá nhân”.
1.2.2. Giới thiệu về tiểu thuyết Đoạn tuyệt
Nhất Linh là một nhà văn tài năng, bởi như Thạch Lam đã nói: “nhà tiểu
thuyết gia có tài là nhà văn đã diễn tả đúng và thấu đáo cái nhìn tâm lí uyển
chuyển của con người, nhà văn chính mình có một tâm hồn rất phức tạp và
giàu có”. Và vì thế, Nhất Linh đã làm được những điều đó trong tiểu thuyết
của mình, ông đã: “Đi sâu miêu tả những khía cạnh tinh vi, sâu kín trong tâm
hồn nhân vật”. Thành công lớn nhất của Nhất Linh khi miêu tả nội tâm nhân
vật đó là ông đã chú ý miêu tả thế giới cảm giác của nhân vật, ông nhìn thế
giới bên ngoài, thế giới bên trong, thế giới xung quanh đầy ắp những cảm giác
mới mẻ về màu sắc, âm thanh. Và Đoạn tuyệt là một tác phẩm như thế.
Đoạn tuyệt xuất bản năm 1936 là một tiểu thuyết luận đề, thuật chuyện
một người phụ nữ đã tiêm nhiễm những tư tưởng mới về tự do, về giá trị và
quyền sống của cá nhân trong xã hội. Vì không chịu nổi những ràng buộc vô
lí của chế độ đại gia đình, những hủ tục lạc hậu của lớp người cũ, nàng phải
Đoạn tuyệt với gia đình để thoát li mọi áp bức và sống một cuộc sống tự lập.
Vai chính là Loan, một cô gái đã học hết năm thứ 4 ban Cao đẳng Tiểu học.
Nàng đã hấp thụ được những tư tưởng mới, không muốn sống “trong sự phục
tòng cổ lệ” như mọi người con gái khác. Nàng yêu Dũng, một thanh niên có
chí khí bị cha mẹ từ bỏ chỉ vì chàng không muốn sống vô vị, chỉ vì chàng có
những tư tưởng mới mẻ, nguy hiểm. Dũng yêu Loan, nhưng không thể nghĩ
tới việc lập gia đình, nên phải đóng vai một người bạn. Loan bị cha mẹ ép gả
cho Thân, con một nhà giàu Thái Hà nhưng Thân lại là một thanh niên tầm
thường, cổ hủ, nhu nhược, không có óc tự lập. Bà Phán Lợi, mẹ chàng là một

16


bà mẹ chồng rất trung thành với lễ nghi cũ, cay nghiệt và hiểm độc đối với
con dâu mà bà muốn phải hoàn toàn phục tòng.

Loan cố gắng tỏ ra thần phục, kính trọng mẹ chồng và yêu chồng để
được yên thân. Vì đứa con trai nàng sinh ra đã chết, vì óc mê tín dị đoan của
bà mẹ chồng và nàng không thể sinh nở được nữa, nàng đã bằng lòng cho
Thân lấy vợ lẽ. Nàng sống tủi cực, ngày ngày phải chịu sự hành hạ vô lí của
mẹ chồng, của gia đình chồng (kể cả vợ lẽ). Cuối cùng cuộc xung đột xảy ra:
bị chồng đối xử tàn nhẫn nhân một chuyện nhỏ, bẩn thỉu, Loan đã không thể
chịu nổi mà chống cự lại. Trong lúc Thân hung hãn như con hổ dữ sấn lại
phía nàng, tay cầm một chiếc lọ đồng, nàng hoảng hốt vớ lấy một con dao rọc
sách định giơ đỡ. Bị đạp mạnh, Loan trượt chân ngã xuống giường. Thân ngã
theo bị con dao đâm trúng ngực chết. Loan được tòa án tha bổng sau một thời
gian giam cầm. Mẹ nàng chết, nàng phải bán ngôi nhà của cha mẹ nàng để lại
để trả nợ mẹ chồng cũ (sau này nàng mới biết nàng bị ép lấy Thân vì mẹ nàng
nợ tiền bà Phán Lợi). Nàng sống một cuộc đời chật vật và vẫn bị gia đình nhà
chồng tìm cách làm hại và dư luận xã hội dè bỉu.
Về phần Dũng, sau một thời gian hoạt động gian khổ, chàng vẫn không
quên Loan. Chàng hối hận vì chàng mà Loan phải chịu đau khổ. Loan yên trí
rằng chàng không yêu nàng và trong những ngày cuối năm, nàng cảm thấy
nỗi cô độc của nàng, một thân một mình sống trơ trọi. Và rồi, nàng nhận được
bức thư của Dũng gửi cho bà giáo Thảo - bạn thân của cả hai người nhờ dò
xét tình ý của nàng, xem hai người có thể nối lại được hay không.
Đoạn tuyệt có cốt truyện duy nhất nhưng dường như có hai phần lồng
vào nhau. Cốt truyện của Đoạn tuyệt phần nào giống với Nửa chừng xuân:
Một bên là gia đình bà Phán Lợi với Loan và Thân - người chồng mà Loan
không yêu, còn một bên là gia đình bà An với Mai và Lộc - người đàn ông thụ
động và hèn yếu. Tuy vậy nhưng ở hai tác phẩm lại có diễn biến không giống

17


nhau. Ở Nửa chừng xuân là sự dang dở không đi tới đâu, một tuổi đời dang dở

ở độ nửa chừng xuân và một tình yêu lí tưởng vượt lên nhiều đau khổ đã khép
câu chuyện lại với nhiều bâng khuâng xúc động. Còn trong Đoạn tuyệt, Nhất
Linh đã đạt tới cái đích của nó là chấm dứt, là đoạn tuyệt với cái cũ và đó là
lựa chọn không thể khác đi. Nhất Linh đã khéo lồng hai mạch truyện vào
nhau. Ở những chương đầu tác giả kể về một mối tình giữa Loan và Dũng. Dù
đã được sắp đặt lấy một người khác nhưng Loan vẫn ôm ấp tình yêu của mình
dành cho Dũng và Dũng cũng mang một mối tình sâu đậm với Loan. Cốt
truyện giàu tính hiện thực, xung đột kịch tính đã tạo nên tính cốt lõi cho tác
phẩm. Xung đột đã lên tới đỉnh điểm khi Thân bị chết và Loan bị kết án tội
giết chồng. Cái chết của Thân có tính chất ngẫu nhiên và Loan rơi vào trạng
thái ngộ sát. Loan được tòa án tha trắng án, từ đây cuộc đời Loan như sang
trang mới, Loan được giải thoát khỏi nhà chồng, rời khỏi ngưỡng cửa đại gia
đình phong kiến, Loan như được nhìn thấy chút ánh sáng của chân trời mới.
Về phần Dũng, trong những ngày buôn ba hoạt động ở khắp nơi nhưng vẫn
không ngừng theo dõi từng bước chân của Loan. Dũng đã có mặt trong phiên
tòa xét xử Loan, họ ở gần nhau nhưng tác giả lại không để cho họ được gặp
nhau. Chỉ tới phút cuối cùng tác giả mới tạo điều kiện để họ có thể đến với
nhau khi mà tình yêu họ dành cho nhau vẫn còn. Cốt truyện khép lại cơn ác
mộng qua đi, Loan bắt đầu cuộc sống mới, Loan bắt đầu cuộc sống mới sau
bao nhiêu năm khổ cực. Cái kết thúc không khép lại một cách tuyệt vọng, xóa
đi cái cũ nhưng cái mới lại mở ra tiếp nối. Trong lá thư gửi Thảo, Dũng viết:
“Hai người cùng đau đớn như nhau sao lại không về với nhau để cùng chung
sống một cuộc đời mới và giúp nhau quên cái quá khứ nặng nề kia đi” [13,
197]. Tác phẩm khép lại ở sự chờ đợi những gì tốt đẹp sẽ đến với hai người
thanh niên trẻ, không có gì cản trở họ xây dựng hạnh phúc trong không khí xã
hội đang đổi thay, cái mới đang dần thay thế cái cũ. Có thể thấy rằng Nhất

18



Linh đã tạo được sự phù hợp giữa nội dung và hình thức để tổ chức được câu
chuyện.
Trong tác phẩm Đoạn tuyệt của Nhất Linh, người đọc dễ dàng nhận
thấy ông đã sử dụng loại kết cấu luận đề thể hiện chủ đề tư tưởng của mình.
Ông đã đưa ra cuộc xung đột giữa cái cũ và cái mới đặt lên vai nhân vật Loan,
Thân, bà Phán Lợi trên hai tuyến đối lập không cân sức. Cái cũ ở đây là cái ý
thức hệ lỗi thời phong kiến, những tập tục lạc hậu của những gia đình quyền
thế. Còn cái mới là những hiện tượng xã hội tích cực, một lớp thế hệ trẻ đang
lên, hăng hái và chống lại cái cũ. Và điều hiển nhiên Nhất Linh đã ủng hộ cái
mới và khuyến khích ủng hộ cái mới, đoạn tuyệt với cái cũ.
Ngay từ những chương đầu, tác phẩm chủ yếu nói về mối tình lãng mạn
giữa Loan – cô gái có học yêu Dũng là một chàng trai có chí hướng, cũng
mang mối tình sâu nặng trong những ngày xa cách. Tác phẩm thống nhất ở
những chương miêu tả những cuộc xung đột giữa cái cũ và cái mới, giữa mẹ
chồng với nàng dâu. Tố cáo mạnh mẽ các tập quán cổ hủ trong gia đình bà
Phán, cách đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo của những kẻ đại diện cho lễ giáo
phong kiến tiêu biểu trong phần hai của các chương: III, VIII, X, XI, XII và
chương I của phần ba.
Với cách tổ chức kết cấu như trên, tác giả đã khéo léo lồng ghép tư
tưởng của mình với những diễn biến tâm lý nhân vật, những xung đột gay gắt
một cách hợp lí. Đặc biệt là những trạng thái cảm xúc của nhân vật Loan, với
những nỗi đau, nỗi tủi nhục, những căng thẳng khi ở nhà chồng. Tạo nên cốt
lõi của tác phẩm với những xung đột không thể điều hòa được dẫn đến Loan
ngộ sát chồng, cảnh ra tòa và thoát khỏi gia đình nhà chồng được thể hiện một
cách tất yếu ra sao? Hay những trạng thái cảm xúc của Dũng với những ngày
buôn ba hoạt động của mình vẫn không nguôi nhớ đến Loan, vẫn quan tâm lo

19



lắng cho cuộc đời người yêu mình mà hành động cụ thể là chàng đã có mặt tại
phiên tòa xét xử Loan dù chỉ đứng nấp phía ngoài và hồi hộp theo dõi.
Mặt khác, nếu để ý, chúng ta sẽ thấy cứ mỗi chương tác giả nhẹ nhàng
đưa vào đó chủ đề tư tưởng của mình. Có xung đột giữa Loan và đại gia đình
bà Phán để từ đó tạo ý thức phản kháng nhằm thoát khỏi cảnh sống khổ nhục
nên mới có hành động Loan ngộ sát chồng. Rồi qua đó, tác giả bày tỏ quan
điểm chống cái cũ, ủng hộ cái mới của mình bằng cách cho Loan trắng án
trong phiên tòa xét xử. Lời nói của trạng sư lúc tuyên bố Loan trắng án cũng
chính là ước mong của tác giả: Cái chế độ phong kiến cổ hủ tồn tại từ rất lâu
đời đã đến lúc phải được phá bỏ để nhường chỗ cho cái mới, cái văn minh tân
tiến hơn.
Bên cạnh đó còn có những diễn biến tâm lí của nhân vật mà chủ yếu là
nhân vật Loan và Dũng. Đó là những lúc Loan giãi bày tâm sự cùng Thảo về
những nỗi ngang trái trong tình yêu, về những nỗi đau khổ, tủi nhục của mình
khi ở nhà chồng. Hay nỗi nhớ da diết của Dũng về Loan, bức thư tâm sự với
Thảo… Những điều đó không chỉ cho người đọc thấy được cái tài lồng ghép
diễn biến tâm lí, sự kiện, tình tiết một cách khéo léo về kết cấu trong tác phẩm
của tác giả mà ta còn cảm nhận được một Nhất Linh rất sâu sắc, tinh tế trong
việc phân tích tâm lí nhân vật cũng như sự nhạy cảm dự báo hướng mới đi
của thời đại. Chính vì vậy, Trương Tửu nhận xét rằng: “Đoạn tuyệt là vòng
hoa tráng lệ đặt lên đầu chủ nghĩa cá nhân. Tác giả có đàng hoàng công nhận
sự tiến bộ và hăng hái tin tưởng tương lai. Ông giúp bạn trẻ vững vàng phấn
đấu, nghĩa là vui mà sống.”
Ngoài ra, kết cấu tâm lí cũng cho phép tác phẩm có cách mở đầu và kết
thúc rất hiện đại: “Tác phẩm mở đầu bằng cảm giác, kết thúc bằng cảm giác
làm cho người đọc cùng thể hiện cảm giác với nhân vật” [16, 58]. Trong
Đoạn tuyệt là sự xuất hiện của bốn nhân vật: Loan, Dũng, và vợ chồng Thảo

20



×